Cùng kiếp bên trời...(*)
(hay “Ngậm ngùi”; “Chợt
quá mong manh”)
Tặng
anh PQT
Chiều
buồn đi ra phố
Vấp
phải mảnh trăng rừng
Thơ
bán như thổ cẩm
Rải
hè…
đường
rưng rưng
Cúi
nhặt hai tay nâng
Cùng
thời văn chương ấy
Thương
chữ người là vậy
Biết
thơ mình về đâu?
Hà
Nội, 17/1/2006
Nguyễn
Thị Mai
(*) Bạch Cư Dị: Cùng một lứa bên trời lận đận
Lời giới thiệu Tập "Lặng
lẽ giữa trang văn"
Ở tư cách người nghiên
cứu, phê bình văn chương, Phạm Quang Trung là tác giả của những tập sách: Truyện
cổ Hà Nhì (cùng sưu tầm, biên soạn với Vù Go Xá, Nxb Văn hóa, H., 1981), Văn
chương với Lê Qúy Đôn (Nxb Giáo dục, H., 1994), Học giả với thi
nhân (Nxb Văn hóa - Thông tin H., 1981), Tiếp cận giá trị văn
chương (Nxb Thanh niên, H., 1995), Thơ trong con mắt người xưa (Nxb
Hội Nhà văn sắp ấn hành).
Ở
tư cách khác, Phạm Quang Trung là tác giả của Những cuộc phiêu lưu của
Serlock Holmes (dịch, nhiều tập, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1993), Từ
bóng tối... ra ánh sáng (ký, Nxb Thanh Hóa, 1997), Mảnh trăng rừng (kịch,
Nxb Văn hóa Dân tộc, H., 1997).
Đọc
Phạm Quang Trung, độc giả có thể nghĩ những gì anh viết, tất cả những bài báo
đã in của anh đều được chuyển thành sách; ở Phạm Quang Trung những tiềm ẩn đa dạng
đã được phát lộ. Phải chăng có cày bừa, gieo hạt trên những trang giấy, thì có
gặt hái trên những trang sách?
Quyển Lặng
lẽ giữa trang văn của Phạm Quang Trung được Nhà xuất bản Văn học ấn hành
là một tập tiểu luận về văn chương.
Ở
phần I của tập này bạn đọc có thể chú ý tới những tiểu luận Còn đó, nỗi chờ
mong; Trước thách thức của văn hóa nghe - nhìn; Trước nguy cơ thâm nhiễm của
báo chí; Đối thoại về “Số phận những tìm tòi...” Đây là những tiểu luận
mang tính chất... tranh luận, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, với độc giả;
chúng cận với sở trường “lý sự” của Phạm Quang Trung, một “lý sự” có cơ sở và
có duyên, nhưng không phải lúc nào cũng êm dịu.
Nơi
phần II của Lặng lẽ giữa trang văn bạn đọc hãy quan tâm đến những tiểu
luận Con đường qua cuộc kháng chiến (1945 - 1954) của thế hệ nhà thơ trước
Cách mạng; Về bài thơ “Ai? Tôi!”. Ở phần này tiểu luận Trò chuyện về thơ
Trần Đăng Khoa là một thể nghiệm của sự tìm tòi, đổi mới của Phạm Quang
Trung về phê bình văn chương, mong tạo ra sự hấp dẫn dành cho công chúng rộng
rãi của nghệ thuật trước sự thách thức to lớn của văn hóa nghe-nhìn?
Mời
độc giả đọc một cách kỹ càng phần III của Lặng lẽ giữa trang văn. Ở đây những
tiểu luận Người xưa với việc sưu tầm, tuyển chọn thơ văn; Vai trò của nhà
văn trong quan niệm của ông cha ta; Đọc các bài Đề từ, Tựa và Bạt “Phong trúc tập”,
nghĩ về quan niệm văn chương của người xưa; Lời “Tri âm” của Lưu Hiệp có
thể được gọi bằng cái tên chung về nguồn.
Về
nguồn, để thức nhận và phục nguyên những suy nghĩ đích
thực của cổ nhân, nhằm hiểu đúng sự thâm trầm và cái đẹp của văn
chương cách chúng ta đến hai thời đại lịch sử; ấy là công việc cực kỳ khó
khăn. Ở Phạm Quang Trung, rất có thể, “cái khó làm ló cái khôn”. Tiểu luận Lời
“Tri âm” của Lưu Hiệp là một tiểu luận mạnh bạo, hay. Tiểu luận Vai
trò của nhà văn trong quan niệm của ông cha ta cũng là một tiểu luận như
thế.
Đến
đây bạn đọc có thể dừng lại lâu hơn nơi Đọc các bài Đề từ, Tựa và Bạt
“Phong trúc tập”, nghĩ về quan niệm văn chương của người xưa và tôi xin
phát biểu vài ý kiến để tác giả Lặng lẽ giữa trang văn cân nhắc thêm
và bạn đọc rộng đường suy nghĩ.
Thức
nhận tiếng kêu do quan hệ giữa gió và trúc gây ra được nói trong các lời Đề từ,
lời Tựa và lời Bạt “Phong trúc tập”, Phạm Quang Trung viết: “Tiếng kêu có được
trong trường hợp này phải vừa tại Gió (cái kích thích) lại vừa tự Trúc (cái được
kích thích)”. Đây là sự giải thích thực tế về tiếng gió, chứ không phải
là sự giải thích về mặt mỹ học mối quan hệ giữa hiện thực - nghệ sĩ -
tác phẩm. Và, nếu đây là sự giải thích về mặt mỹ học mối quan hệ đó, thì bạn đọc
thấy rõ ảnh hưởng quan niệm của Kant về cái đẹp. Tuy nhiên, “cái đẹp không phải
chỉ ở vật, không phải chỉ ở tâm, mà là sự liên hệ giữa tâm và vật, nhưng mối
liên hệ ấy không phải như Kant và một số người đã tưởng tượng: vật là kích
thích, còn tâm là cảm thụ. Nó [cái đẹp] là cái tâm mượn hình tướng của sự vật để
biểu hiện ý vị đậm đà thích thú. Trong đời không có cái gì là thiên sinh tự tại,
tự nó có tính cách đẹp ngay, mà mọi cái đẹp phải trải qua sự sáng tạo của tâm
linh” (Chu Quang Tiềm: Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại, Nxb TP Hồ Chí
Minh, 1991, tr.235). Tác giả Phong trúc tập tự đặt biệt hiệu Ái Trúc
Trai (Ngôi nhà yêu trúc), là mượn hình tướng của cây trúc để biểu hiện phẩm chất
quân tử của mình - một nhà nho ẩn dật, lánh đục tìm trong. Ngô Thế Lân viết:
“Gió là cái vật không có chất mà có hơi, trúc là cái vật có chất mà không có ruột”
là nhà thơ ấy quan niệm giữa trúc và gió không có quan hệ “đồng thanh tương ứng,
đồng khí tương cầu”. Bởi vậy Ngô Thế Lân lại viết: “Gió đến thì trúc kêu, gió
qua thì trúc lặng, gió to thì kêu to, gió nhỏ thì kêu nhỏ. Thế là kêu là tại
gió chứ không tại trúc. Trúc vốn là hư không vậy”. Ông nhấn mạnh: “Nhã nhặn hay
tục tằn, xấu xa hay lành tốt thì có dự gì đến trúc”. Ngô Thế Lân quay lưng lại
với cuộc sống - xã hội tối mù, đầy lang sói dưới sự thống trị của các chúa Nguyễn
ở Đàng trong. Nguyễn Dưỡng Hạo và Trần Thế Xương - hai người bạn của ông - cũng
không hiểu thấu tâm sự và cách ứng xử của Ngô Thế Lân (xem Dữ hữu nhân thư (Thư
gửi cho bạn) và Phúc Nguyễn Dưỡng Hạo thư (Thư đáp Nguyễn Dưỡng Hạo)
trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 9A, Nxb Khoa học xã hội, H., 1993,
tr.141-144); Ngô Thế Lân có lúc cũng không giấu được sự bực bõ với bạn
“[...] thái cực là thứ chung trong trời đất, mà bác lại muốn giữ làm của riêng,
không chịu cho người khác hưởng, sao lại hẹp hòi lắm vậy. Bác muốn đi tìm cái
vui chống Phật chăng? Muốn vậy, phải sửa đổi lại cái học của nhà nho ta trước,
rồi sau hãy sửa đổi đạo Phật” (Thư đáp Nguyễn Dưỡng Hạo)... Tây Sơn dấy nghiệp,
Ngô Thế Lân ra cộng tác với phong trào này.
Nghiên
cứu và thưởng thức văn chương thành văn thời trung đại, Phạm Quang Trung đáng lẽ
phải chú ý thật nhiều đến vai trò chủ thể của những nhà nho - tác giả
đồng thời là độc giả của văn chương ấy - thì ngược lại, anh buộc họ vào ba mối
quan hệ:
1. giữa nhà văn và hiện thực;
2. giữa nhà văn và tác phẩm;
3. giữa tác phẩm và công chúng của văn chương.
1. giữa nhà văn và hiện thực;
2. giữa nhà văn và tác phẩm;
3. giữa tác phẩm và công chúng của văn chương.
Những
nghệ sĩ - nhà nho không nhìn thế giới theo tư duy tuyến tính, phân tích,
mà theo hệ thống tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” (hay “thiên nhân cảm ứng”,
“thiên nhân tương dữ), hoặc “Vạn vật dữ ngã đồng nhất dã” (Vạn vật cùng ta là đồng
nhất vậy - Trình Hạo) (xem Phan Bội Châu toàn tập, t.10, Nxb Thuận hóa, Huế,
1990, tr.338); hệ thống tư tưởng này được đẩy tới tận cùng: “Vũ trụ tiện thị
ngô tâm; ngô tâm tức thị vũ trụ” (Vũ trụ, ấy là lòng ta; lòng ta tức là vũ trụ
- Lục Cửu Nguyên) (xem Phan Bội châu toàn tập, t.10, tr.354). Trong hệ thống
này con người ở vị trí trung tâm (“Nhân giả, thiên địa chi tâm” - thiên Lễ
vận của sách Lễ ký), Phan Bội Châu cắt nghĩa: “Loài người chính là bầu
tim cuống ruột của trời đất vậy” (Phan Bội Châu toàn tập, tập.4, tr.183) và người
“cao minh phối thiên, bác hậu phối địa” (sách Trung dung); giữa người với
người, giữa người với trời đất, vạn vật, qủy thần có mối quan hệ “đồng thanh
tương ứng đồng khí tương cầu” (hay “đồng loại tương động”). Nhà bác học Lê Qúy
Đôn với chủ kiến thái cực là “hỗn nguyên khí”, “lý” ở trong “khí”, “lý” là “thường
độ” của “khí”, vẫn ở trong hệ thống tư tưởng như vậy...
Người
ta bảo Homère cũng có lúc... ngủ gật. Tôi không nghĩ mình luôn luôn tỉnh táo
khi viết Lời giới thiệu cho Lặng lẽ giữa trang văn.
Xin
trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần tập tiểu luận về văn chương công phu
và mạnh bạo này.
Đà Lạt, 6.2.1998
PGS - TS Lê Chí
Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét