Trong ngọn cỏ và hạt sương
Mới đó mà đã năm năm anh Chế Lan Viên ra đi, từ biệt cõi thế và cõi thơ. Tôi
không sao quên nổi buổi trưa nắng gắt của một ngày tháng sáu năm 1989 ấy, khi
chúng tôi đưa anh về Bình Hưng Hòa. Chiếc quan tài trong đó nằm yên một trong
những nhà thơ lớn nhất của xứ sở, đã đi qua ngang ngõ vườn nhà anh, nơi anh sống
những năm tháng cuối đời, nơi anh đặt tên là Viện Tĩnh Viên. Việc chọn Bình
Hưng Hòa, tôi đồ chừng anh đã trù tính đoạn đường đó ắt phải đi ngang qua khu
vườn, tiện cho anh chào biệt mà không phải làm nhọc công anh em. Từ cái ngõ ấy,
chiếc xe tang chỉ phải đi nốt khoảng dăm trăm mét nữa, nó lăn bánh nặng nề và
chậm chạp, vậy mà tôi vẫn thấy nhanh, những muốn nó đừng đi nhanh hơn, bởi vì
tôi quá nuối tiếc và luôn có ấn tượng lò thiêu là nơi kết thúc mọi sự. Trong
khi anh mỗi lúc một nhích tới gần về phía ngọn lửa, tôi bỗng nhớ lại một buổi
sáng trên ba mươi năm về trước, khi lần đầu tiên tôi gặp anh lại Câu lạc bộ
Đoàn kết, nơi diễn ra Đại hội thành lập Hội nhà văn Việt Nam. Năm ấy tôi hăm
hai, tái giả "Điêu tàn" cũng còn thật trẻ, chỉ mới băm bảy. Anh vừa từ
Trung Quốc về, sau thời gian trị bệnh phổi. Trông anh, tự nhiên tôi có một cảm
giác mơ hồ rằng con người này có vẻ như đang ở trong một chặng vượt, và anh cần
phải có thời gian để vượt một chớn chở nào đó. Tôi ngó thấy thế, tin chắc rằng
anh sẽ không đứng im bên những Tháo Chàm, càng không chịu dừng lại ở tập
"Gửi các anh", bởi vì dẫu chỉ thoạt nhìn, tôi biết rằng đây là con
người có tiềm lực, không phải là người đến với thơ ca để mà chơi.
Quả nhiên mối linh cảm của tôi được chứng minh là đúng. Anh Chế Lan Viên đã phục xuống, đã vượt qua chính mình mất thêm hai năm nữa. Vào năm 1960, anh cho ra lập "ánh sáng và phù sa", đạt hiệu quả cao xét về cả hai mặt: tư tưởng và nghệ thuật. Sức bật mới này là kết quả đầy niềm vui và hưng phấn nhưng cũng đầy vất vả và khổ nhọc của một nghệ sĩ đi từ cái cũ sang cái mới. Trong thời kỳ đó,"ánh sáng và phù sa" là một sự kiện văn học lớn. Tập thơ được in với số lượng in cao nhất lúc bấy giờ và bán hết sạch trong vài tháng. "ánh sáng và phù sa" - ngay cái tên của nó đã hàm chứa đủ, vừa tượng trưng trùm phủ lại, vừa cụ thể sát sườn. Theo tôi, đây là tập thư của người xuyên qua cái "thực" rồi mới cộng vô cái "siêu", trong đó phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc nhưng đồng thời phản ảnh trận chiến tự đổi mới mình, là trướng hợp tiêu biểu nhất của một nhà thơ trước cách mạng, đi với cách mạng và cách mạng hóa thơ mình. Phải mất khoảng trên mười lăm năm anh mới làm được điều này, sau khi trải qua những chặng đường gian khổ của cuộc chống Pháp và vượt qua nỗi đau riêng của một vài năm sau hòa bình, rồi từ đó anh Trung thực chân thành hòa mình cùng dân tộc trong những năm tháng chống Mỹ, sáng tạo cho tới hơi thở chót trong những năm hòa bình khó khăn và công cuộc đổi mới thì cũng chỉ vừa lóe lên ánh sáng của triển vọng. Từ sau "ánh sáng phù sa", tôi thường hay ghé lại căn phòng hẹp của anh ở 51 Trần Hưng Đạo, thấy anh đầy phấn chấn, vì đã mở ra được một khí thế mới trong sự sáng tạo. Dù nỗi đau riêng còn chưa nguôi và lâm vào cảnh gà trống nuôi con, anh vẫn tận tinh nâng dắt những cây bút trẻ, chăm lo cho anh em bè bạn, trong đó có tôi. Anh là ông mai tác hợp cho vợ chồng tôi, tích cực và nhiệt tình đến mức sắp đặt bày vẽ cho tôi cả những kế hoạch chi li. Năm 1962, tôi về Nam, sau đó bốn năm vợ tôi cũng vượt Trường Sơn. Chúng tôi cưới nhau trong rừng, có thư gửi ra cho anh hay. Anh gửi thư vào, kèm theo một tập "Hoa ngày thường chim báo bão" vừa in. Trong thư anh nói hết sức vui mừng về việc của chúng tôi, ngỡ gặp trắc trở do chiến tranh, nào ngờ rốt cuộc vẫn thành được. ít năm sau, cũng từ chiến khu R, tôi lại nhận được "Những bài thơ đánh giặc", rồi "Đối thoại mới" của anh gửi cho. Tôi thấy tập nào anh cũng vươn tới mạnh mẽ trong sự đổi mới thơ. Để phục vụ cho trận đánh lớn lao, có thể nói anh đã huy động tới vũ khí nặng vào thơ. Bằng tâm hồn nhạy cảm và trí tuệ cực kỳ sắc sảo, anh thật có công lớp góp phần vào công cuộc cứu nước bằng thơ, bút ký, tiểu luận. Nhưng phần anh, anh vẫn luôn nói "Tôi chỉ là một con đinh ốc nhỏ trong cỗ máy của cách mạng, của Đảng". Về sau này, anh nói thêm: "Dù chỉ là một con đinh ốc, tôi tự hào về sự chuyển động tốt của cỗ máy, nhưng tôi cũng có phần trách nhiệm nếu cỗ máy ấy trục trặc hoặc trì trệ..."
Sau ngày giải phóng, gia đình anh chuyển vào sống hẳn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi có dịp được gần anh nhiều hơn, khi mà anh còn ở Hòa Hưng, rồi sau này rời về
Bà Quẹo - Tân Bình. Tôi còn được dịp đi những chuyến đi dài ngày với anh về miền
Trung, miền Tây, Đà Lạt, Côn Đảo... Qua đó tôi biết cặn kẽ một nhà thơ thiên
tài tầm cở như anh có một đời sống rất đạm bạc, bình thường. Làm thơ với ba ý
tưởng sâu xa lớn trội, nhưng trong lòng tro chuyện anh nói và kể những chuyện tỉ
mỉ của đời thường hết sức thú vị. Từ chuyện thiếu tướng Nguyễn Sơn làm bài thơ
nguyện sẽ "lấy đầu giặc treo thành xâu" để trả thù tàn sát đồng bào
ta ở khu 4, và vị tướng ấy mỗi lần ăn miếng thịt gà đều buồn bã nhớ bà vợ Trung
Hoa xa cách: "Mụ Tàu béo nhà tôi xưa thích nhất là gặp xương gà". Rồi
chuyện anh gặp Jean Paul Sartre ở Paris, chuyện anh tá túc ở nhà Quách Tấn thời
phiên bạt, chuyện vào Sài Gòn gặp Thanh Nghị lúc nghèo, đưa anh một đồng để đi
xe ra Vũng Tàu bàn chuyện in sách, làm báo... Không khi nào tôi nghe anh nói
hay nói giỏi về mình, càng không nghe anh nói gia đình túng bấn. Cái nhà anh ở
Bà Quẹo do anh chị mua chớ không phải được Nhà nước cấp như bao anh em khác.
Anh chị mua bằng số tiền nhuận bút tích cóp cả đời mình, mà số tiền chả lớn lao
gì, nên cái nhà thì hư dột, miếng đất thì còm cõi. Thật tình chúng tôi đã nhiều
phen bàn tính, chạy chọt xin cấp nhà cho anh, để anh bán nhà và đất lấy tiền sống
và làm thơ, nhưng việc không thành, vả lại anh cũng không ưng, sợ làm phiền cho
những người lãnh đạo địa phương. Khổ nỗi những nhà lãnh đạo thì lại có vẻ không
thấy ở chốn ngoại ô đìu hiu gọi là Bà Quẹo ấy có một thiên tài thơ quý hiếm của
đất nước, lẽ ra phải được hăm nôm hỗ trợ. Ngược lại, nhà thơ chẳng mong gì hơn
là đủ sống để làm thơ. Con người Chế Lan Viên sinh ra vốn không bị lụy vào đời
sống vật chất, chỉ bị lụy vào thơ, với sự thúc bách thường trực phải có làm sao
để thơ mình có ích cho đời. Một văn phòng sang trọng, một chiếc bàn bóng loáng,
một cơ ngơi đẹp đẽ và xe cộ đón đưa đối với anh tuồng như không có ý nghĩa gì
nhiều, nếu câu thơ anh không làm nên tích sự gì. Anh rất bực bõ và cảm thấy xấu
hổ lây khi ai đó trong giới tự xưng tụng ba hoa về mình, về thiên chức nhà văn
và nhấn mạnh cái khả năng tiên cảm, tiên báo hầu như chỉ có ở giới mình, ở trên
cả chính trị. Về chuyện này, một hôm anh bảo tôi: "Sự thực văn nghệ đòi hỏi
rất cao bẩm khiếu, tài năng. Những văn nghệ sĩ có thực tài và biết học tập,
trau dồi có thể lao động sáng tạo ra những điều kỳ diệu, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của đời sống xã hội, nhưng không phải ai cũng làm ra được sản phẩm
có chất lượng cao. Có người cao, có người vừa, có người thấp, thậ chí có người
mất cả đời không làm được gì. Tôi có bài thơ nói vụ này, nhưng chưa in, trong
đó tôi tả đồng xèng ném xuống, có đồng bật lên kêu vang, có đồng kêu rè, có đồng
nín im. Vả lại, dù có kêu vang dù mình có làm ra được bài văn, câu thơ hay, có
ích nhưng đừng quên xã hội cũng có rất nhiều người trực tiếp nuôi sống chúng ta
như người nông dân làm ra hạt gạo, người thợ dệt làm ra tấm vải, nhất là đừng
quên những người chiến sĩ đã hy sinh..."
Trong chuyến đi ra miền Trung, vào đêm nọ trong một nhà khách, anh kể cho tôi nghe câu chuyện anh vào Đảng Có lẽ vì về với vùng đất này anh bồi hồi nhớ lại ngày anh trở thành một đảng viên. Anh nói hồi những năm đầu chống Pháp, nhiều đồng chí có ý tốt muốn giới thiệu kết nạp anh vào Đảng, nhưng anh thoái thác, lý do là thấy mình chưa xứng đáng. Tới năm 1949, khi Quảng Trị mở đợt nhổ một số đồn bốt quan trọng, các anh ở Tỉnh ủy tạo điều kiện cho anh đi theo bộ đội. Đêm trước ngày đánh đồ Tà Cơn, anh tham dự cuộc họp chi bộ đại hội lãnh nhiệm vụ đánh đồn ấy, trong cuộc họp, đồng chí bí thư kiêm chính trị viên đại đội nêu vấn đề: cần hai đồng chí ôm bộc phá mở đột phá khẩu, ai lãnh nhiệm vụ này coi như chấp nhận hy sinh. Anh Chế Lan Viên đã chứng kiến cả chi bộ đều giơ tay lãnh nhiệm vụ đó. Cuối cùng, hai người được chọn. Đêm hôm sau, đồn Tà Cơn bị đánh diệt, hai chiến sĩ ấy không trở về nữa... Sự việc xảy ra nhẹ tựa lông hồng,nhưng lòng anh bị đè trỉu bởi gương hy sinh không tính toán của hai chiến sĩ đảng viên gốc bần nông... ít hôm sau, anh viết đơn xin vào Đảng, với lý do là anh muốn được thay vào chỗ một đồng chí vừa hy sinh. Chuyện này, trong ngày anh Chế Lan Viên mất, tôi được nghe anh Trần Trọng Tân kể lại đúng như vậy, vì khi đó anh Trần Trọng Tân là bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.
Suốt từ đó, anh đã gắn bó đời mình, thơ mình cho sự nghiệp cách mạng.
Mấy ngày trước khi mổ, anh vẫn làm thơ và viết lại một số ý kiến của mình về hiện tình văn học một cách sáng suốt, quan tâm tha thiết tới sự nghiệp chung. Sau khi anh mất ít lâu, rồi khi quyển "Di Cảo Thơ" của anh in ra, có người đưa vào một bài thơ in trong "Di Cảo" và trên một hai tờ bào, bảo rằng, vậy là anh đã từng "sám hối" mà bây giờ mọi người mới vỡ nhẽ.
Ai vỡ nhẽ như vậy, chớ riêng tôi không vỡ ra cái nhẽ như vậy. Mấy bài thơ của Chế Lan Viên mà người trong kẻ ngoài kêu lên đó, tôi đã coi. Nhưng chẳng thấy có gì ngược lại với Chế Lan Viên. Đó có thể là sự chưa vừa lòng, giận dỗi đối với mình, đối với hiện tình và cả đối với Đảng - thì mọi điều đò có gì là bất bình thường, ngược lại tôi cho rằng là rất bình thường đối với một nhà thơ. Nếu giữa lòng anh tịnh không có chút u uẩn, khúc mắc nào thì đó mới là khó hiểu, mới là bất bình thường. Sau khi đọc những bài thơ này, tôi càng thêm quý và thương anh, cộng vô đó do gần gũi anh, nhất là vào năm tháng cuối đời anh, tôi thấy anh trước sau vẫn vậy. Để theo đuổi lý tưởng của mình qua sự nghiệp thơ, tôi chưa rõ ai khác, đã suy tư và quan tâm rốt ráo tới sự "tồn tại hay không tồn tại" như anh. Có thể có mà tôi chưa biết nhưng ở anh thì điều suy tư này thật rõ nét, sâu xa và quyết liệt. Câu nói này được anh nhắc tới nhiều lần, cả trong thơ lẫn ngoài đời. Cái câu gốc gác của Sừchpia mượn miệng Hămlét mà nói, nhưng khi đến với Chế Lan Viên, lại không hàm ý nghĩa như tình huống Hăm lét. "To be or not to be" nơi Chế Lan Viên trừ bỏ ý nghĩa sự sống thể xác, ở đây củng không có sự báo thù. Giản dị nó mang ý nghĩa về sự tồn tại hoặc mất đi của thơ. Chế Lan Viên dư biết rằng mình và mọi nhà thơ rồi sẽ chết, vấn đề là thơ phải còn lại, một bài cũng được, một chục bài là khá, một trăm bài là khó. Nhưng dẫu nhiều dẫu ít, thơ phải tồn tại và có ích. Chính trong bài thơ cuối cùng, anh chẳng đã nói: "Anh tồn tại mãi, không tuổi tên mà như tro bụi. Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trổi lên!". Sự thể này đã diễn ra suốt đời anh, trước đó còn thong thả, càng về cuối càng trở nên cấp tập, khẩn trương. Anh đã từng tự ví mình như là ông vua Thục, trước mặt đã sắp hết đường, ở sau lưng cũng không còn đường. Anh đã tự ví nhà thơ với cái "mạng nhện" và "hạt sương", giống tựa đời người, rất ngắn, tất cả đều có một kẻ thù chung, đó là Thời Gian. Anh hằng nói: "Biết đâu đấy, nhà thơ sinh ra thơ có khi thoạt nhìn như chồi cây còi cọc, như bụi rau má héo quéo mà kẻ qua đường ngở đâu đã chết rụi, nhưng rồi một ngày nọ bỗng thấy nó mọc lên tươi tốt, và người hai về nấu được bát canh ngon".
Theo anh thơ phải để lại để lại đất những chồi biếc, thơ ít ra phải cho đời được bát canh ngon. Nếu được như vậy, khi anh trở về với tro bụi, thì anh vẩn tồn tại. Những gì anh Chế Lan Viên làm ra được in ra được ngay khi anh còn sống bao gồm thơ, phê bình tiểu luận, chuyện trong nghề... nếu gạt bỏ những bài, những câu mà dường như anh đã dự tính trừ bỏ đi, có thể nói anh đã thắng lợi trong cuộc chiến đấu để tồn tại. Huống chi, sau khi anh không còn nữa, thơ anh vẫn còn, hàng mấy trăm bài trong đó hai tập "Di Cảo Thơ" đã được in, có nhiều bài thơ đầy giá trị, càng chứng minh rằng anh đã tồn tại.
... Giờ đây, nhớ lại buổi trưa tháng sau năm năm về trước tại lò thiêu Bình
Hưng Hòa vào những giây phút chót còn lại mươi anh em chúng tôi và gia đình,
tôi không rới mắt chiếc quan tài di chuyển dần về phía ngọn lửa. Rồi mọi sự kết
thúc mau lẹ. Năm năm đã qua đi, hóa ra hậu sự vẫn chưa kết thức. Những gì mà ngọn
lửa thiêu đốt trong giây phút ấy chỉ là một sự kết thúc tạm. Không rõ về mặt vật
chất, anh đã hóa thân vào ngọn cỏ, vào hạt sương chưa, chỉ biết cái giá trị
tinh thần anh hằng chiến đấu và ao ước thì giờ đây có thể nói là anh đã có được
- đó là sự tồn tại của thơ anh, cũng chính là sự hiện hữu của anh giữa chúng
ta.
Quả nhiên mối linh cảm của tôi được chứng minh là đúng. Anh Chế Lan Viên đã phục xuống, đã vượt qua chính mình mất thêm hai năm nữa. Vào năm 1960, anh cho ra lập "ánh sáng và phù sa", đạt hiệu quả cao xét về cả hai mặt: tư tưởng và nghệ thuật. Sức bật mới này là kết quả đầy niềm vui và hưng phấn nhưng cũng đầy vất vả và khổ nhọc của một nghệ sĩ đi từ cái cũ sang cái mới. Trong thời kỳ đó,"ánh sáng và phù sa" là một sự kiện văn học lớn. Tập thơ được in với số lượng in cao nhất lúc bấy giờ và bán hết sạch trong vài tháng. "ánh sáng và phù sa" - ngay cái tên của nó đã hàm chứa đủ, vừa tượng trưng trùm phủ lại, vừa cụ thể sát sườn. Theo tôi, đây là tập thư của người xuyên qua cái "thực" rồi mới cộng vô cái "siêu", trong đó phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc nhưng đồng thời phản ảnh trận chiến tự đổi mới mình, là trướng hợp tiêu biểu nhất của một nhà thơ trước cách mạng, đi với cách mạng và cách mạng hóa thơ mình. Phải mất khoảng trên mười lăm năm anh mới làm được điều này, sau khi trải qua những chặng đường gian khổ của cuộc chống Pháp và vượt qua nỗi đau riêng của một vài năm sau hòa bình, rồi từ đó anh Trung thực chân thành hòa mình cùng dân tộc trong những năm tháng chống Mỹ, sáng tạo cho tới hơi thở chót trong những năm hòa bình khó khăn và công cuộc đổi mới thì cũng chỉ vừa lóe lên ánh sáng của triển vọng. Từ sau "ánh sáng phù sa", tôi thường hay ghé lại căn phòng hẹp của anh ở 51 Trần Hưng Đạo, thấy anh đầy phấn chấn, vì đã mở ra được một khí thế mới trong sự sáng tạo. Dù nỗi đau riêng còn chưa nguôi và lâm vào cảnh gà trống nuôi con, anh vẫn tận tinh nâng dắt những cây bút trẻ, chăm lo cho anh em bè bạn, trong đó có tôi. Anh là ông mai tác hợp cho vợ chồng tôi, tích cực và nhiệt tình đến mức sắp đặt bày vẽ cho tôi cả những kế hoạch chi li. Năm 1962, tôi về Nam, sau đó bốn năm vợ tôi cũng vượt Trường Sơn. Chúng tôi cưới nhau trong rừng, có thư gửi ra cho anh hay. Anh gửi thư vào, kèm theo một tập "Hoa ngày thường chim báo bão" vừa in. Trong thư anh nói hết sức vui mừng về việc của chúng tôi, ngỡ gặp trắc trở do chiến tranh, nào ngờ rốt cuộc vẫn thành được. ít năm sau, cũng từ chiến khu R, tôi lại nhận được "Những bài thơ đánh giặc", rồi "Đối thoại mới" của anh gửi cho. Tôi thấy tập nào anh cũng vươn tới mạnh mẽ trong sự đổi mới thơ. Để phục vụ cho trận đánh lớn lao, có thể nói anh đã huy động tới vũ khí nặng vào thơ. Bằng tâm hồn nhạy cảm và trí tuệ cực kỳ sắc sảo, anh thật có công lớp góp phần vào công cuộc cứu nước bằng thơ, bút ký, tiểu luận. Nhưng phần anh, anh vẫn luôn nói "Tôi chỉ là một con đinh ốc nhỏ trong cỗ máy của cách mạng, của Đảng". Về sau này, anh nói thêm: "Dù chỉ là một con đinh ốc, tôi tự hào về sự chuyển động tốt của cỗ máy, nhưng tôi cũng có phần trách nhiệm nếu cỗ máy ấy trục trặc hoặc trì trệ..."
Trong chuyến đi ra miền Trung, vào đêm nọ trong một nhà khách, anh kể cho tôi nghe câu chuyện anh vào Đảng Có lẽ vì về với vùng đất này anh bồi hồi nhớ lại ngày anh trở thành một đảng viên. Anh nói hồi những năm đầu chống Pháp, nhiều đồng chí có ý tốt muốn giới thiệu kết nạp anh vào Đảng, nhưng anh thoái thác, lý do là thấy mình chưa xứng đáng. Tới năm 1949, khi Quảng Trị mở đợt nhổ một số đồn bốt quan trọng, các anh ở Tỉnh ủy tạo điều kiện cho anh đi theo bộ đội. Đêm trước ngày đánh đồ Tà Cơn, anh tham dự cuộc họp chi bộ đại hội lãnh nhiệm vụ đánh đồn ấy, trong cuộc họp, đồng chí bí thư kiêm chính trị viên đại đội nêu vấn đề: cần hai đồng chí ôm bộc phá mở đột phá khẩu, ai lãnh nhiệm vụ này coi như chấp nhận hy sinh. Anh Chế Lan Viên đã chứng kiến cả chi bộ đều giơ tay lãnh nhiệm vụ đó. Cuối cùng, hai người được chọn. Đêm hôm sau, đồn Tà Cơn bị đánh diệt, hai chiến sĩ ấy không trở về nữa... Sự việc xảy ra nhẹ tựa lông hồng,nhưng lòng anh bị đè trỉu bởi gương hy sinh không tính toán của hai chiến sĩ đảng viên gốc bần nông... ít hôm sau, anh viết đơn xin vào Đảng, với lý do là anh muốn được thay vào chỗ một đồng chí vừa hy sinh. Chuyện này, trong ngày anh Chế Lan Viên mất, tôi được nghe anh Trần Trọng Tân kể lại đúng như vậy, vì khi đó anh Trần Trọng Tân là bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.
Suốt từ đó, anh đã gắn bó đời mình, thơ mình cho sự nghiệp cách mạng.
Mấy ngày trước khi mổ, anh vẫn làm thơ và viết lại một số ý kiến của mình về hiện tình văn học một cách sáng suốt, quan tâm tha thiết tới sự nghiệp chung. Sau khi anh mất ít lâu, rồi khi quyển "Di Cảo Thơ" của anh in ra, có người đưa vào một bài thơ in trong "Di Cảo" và trên một hai tờ bào, bảo rằng, vậy là anh đã từng "sám hối" mà bây giờ mọi người mới vỡ nhẽ.
Ai vỡ nhẽ như vậy, chớ riêng tôi không vỡ ra cái nhẽ như vậy. Mấy bài thơ của Chế Lan Viên mà người trong kẻ ngoài kêu lên đó, tôi đã coi. Nhưng chẳng thấy có gì ngược lại với Chế Lan Viên. Đó có thể là sự chưa vừa lòng, giận dỗi đối với mình, đối với hiện tình và cả đối với Đảng - thì mọi điều đò có gì là bất bình thường, ngược lại tôi cho rằng là rất bình thường đối với một nhà thơ. Nếu giữa lòng anh tịnh không có chút u uẩn, khúc mắc nào thì đó mới là khó hiểu, mới là bất bình thường. Sau khi đọc những bài thơ này, tôi càng thêm quý và thương anh, cộng vô đó do gần gũi anh, nhất là vào năm tháng cuối đời anh, tôi thấy anh trước sau vẫn vậy. Để theo đuổi lý tưởng của mình qua sự nghiệp thơ, tôi chưa rõ ai khác, đã suy tư và quan tâm rốt ráo tới sự "tồn tại hay không tồn tại" như anh. Có thể có mà tôi chưa biết nhưng ở anh thì điều suy tư này thật rõ nét, sâu xa và quyết liệt. Câu nói này được anh nhắc tới nhiều lần, cả trong thơ lẫn ngoài đời. Cái câu gốc gác của Sừchpia mượn miệng Hămlét mà nói, nhưng khi đến với Chế Lan Viên, lại không hàm ý nghĩa như tình huống Hăm lét. "To be or not to be" nơi Chế Lan Viên trừ bỏ ý nghĩa sự sống thể xác, ở đây củng không có sự báo thù. Giản dị nó mang ý nghĩa về sự tồn tại hoặc mất đi của thơ. Chế Lan Viên dư biết rằng mình và mọi nhà thơ rồi sẽ chết, vấn đề là thơ phải còn lại, một bài cũng được, một chục bài là khá, một trăm bài là khó. Nhưng dẫu nhiều dẫu ít, thơ phải tồn tại và có ích. Chính trong bài thơ cuối cùng, anh chẳng đã nói: "Anh tồn tại mãi, không tuổi tên mà như tro bụi. Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trổi lên!". Sự thể này đã diễn ra suốt đời anh, trước đó còn thong thả, càng về cuối càng trở nên cấp tập, khẩn trương. Anh đã từng tự ví mình như là ông vua Thục, trước mặt đã sắp hết đường, ở sau lưng cũng không còn đường. Anh đã tự ví nhà thơ với cái "mạng nhện" và "hạt sương", giống tựa đời người, rất ngắn, tất cả đều có một kẻ thù chung, đó là Thời Gian. Anh hằng nói: "Biết đâu đấy, nhà thơ sinh ra thơ có khi thoạt nhìn như chồi cây còi cọc, như bụi rau má héo quéo mà kẻ qua đường ngở đâu đã chết rụi, nhưng rồi một ngày nọ bỗng thấy nó mọc lên tươi tốt, và người hai về nấu được bát canh ngon".
Theo anh thơ phải để lại để lại đất những chồi biếc, thơ ít ra phải cho đời được bát canh ngon. Nếu được như vậy, khi anh trở về với tro bụi, thì anh vẩn tồn tại. Những gì anh Chế Lan Viên làm ra được in ra được ngay khi anh còn sống bao gồm thơ, phê bình tiểu luận, chuyện trong nghề... nếu gạt bỏ những bài, những câu mà dường như anh đã dự tính trừ bỏ đi, có thể nói anh đã thắng lợi trong cuộc chiến đấu để tồn tại. Huống chi, sau khi anh không còn nữa, thơ anh vẫn còn, hàng mấy trăm bài trong đó hai tập "Di Cảo Thơ" đã được in, có nhiều bài thơ đầy giá trị, càng chứng minh rằng anh đã tồn tại.
Tháng 6/1994
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét