Hồi nhỏ, tôi hằng ao ước phải
chi có một ngày nào đó mình được đặt chân tới Hà Nội. Niềm ao ước nầy được nhen
nhóm từ trí tưởng trẻ thơ của tôi nhờ sự khơi dậy kỳ lạ của những trang sách. Mỗi
lần mở cuốn "Quốc văn giáo khoa thư" của ông Đỗ Thận,nơi có bài
"Vua Lê dời đô ra Thăng Long", tôi cứ ngắm mãi hình vẽ kèm theo bài
và ngẫm nghĩ: "Không biết Hồ Gươm và Tháp Rùa có thật giống như trong hình
này chăng?". Rồi những nơi chốn khác, ví như con đường Cổ Ngư mà sách
"Tố Tâm" và mấy cuốn tiểu thuyết của nhà "Ngày nay" hay chọn
làm con đường trải ra cho những thiên tình sử, liệu có thơ mộng như trong sách
đã tả không? Còn ngôi chùa Vua trong truyện "Anh em thằng Việt" của
Lê Văn Trương là ngôi chùa nào? Còn cái chốn gọi là Văn Điển vào một buổi chiều
hôm có hai thằng bạn nhỏ từ dưới nhà quê lộ bộ lên tới đó ngó về Hà Nội sáng rực
ánh điện trong "Anh và tôi" của Nguyễn Công Hoan, là cái chốn nào...?
Thế rồi, thời gian cùng các biến thiên biến động của lịch sử tiếp tục đi qua trên
không gian đất địa Hà Nội, đi qua những máu nhà cổ mà Văn Cao gọi nó là những
mái ấm tựa mùa thu, nơi ông có căn gác cô độc hướng về phương đọa lạc và cũng
là nơi ông vươn tớn tiếng hát Tiến quân ca, rồi Hà Nội rực một trời khói lửa -
tất cả càng làm cho sự mường tượng của tôi thêm phong phú và nỗi ao ước một lần
được đến Hà Nội càng thêm thôi thúc.
Nhưng ngày ấy, việc ra Hà Nội đâu dệ. Tôi theo bước cha anh, vô bưng biền kháng chiến ở Nam Bộ. Những tưởng nỗi ao ước của mình kể như là chuyện ảo, nào ngờ lịch sử dẫn đưa tôi tới thực. Nhờ cuộc chống Pháp chín năm với bao xương máu và bao trận đánh, với bao thành phố tiêu thổ và bao xóm làng bốc cháy dài theo đất nước, và sau cùng với các chiến hào chằng chịt luồn sâu nơi lòng chảo Điện Biên, mà tôi đến được Hà Nội.
Nhớ đêm hăm tám cuối năm ta, má tôi rưng rưng tiễn tôi lên tàu ở chót mũi Cà Mau. Vào mồng một Tết, tôi được đón vào lòng miền Bắc, trên bờ biển Sầm Sơn. Và ít hôm sau thì tôi ra tới Hà Nội. Ngày xuân giải phóng đầu tiên của thủ đô vẫn còn tươi thắm sắc hoa đào và nồng nàn mùi pháo. Trời khá lạnh, nhưng tôi lại rất thích thú với tiết lạnh của trời cấp phát, tôi đứng lặng nhìn Hồ Gươm và Tháp Rùa. Cảnh sắc đẹp hơn hình vẽ, đẹp hơn sách tả và đẹp hơn sự tưởng tượng của tôi nhiều. Đây không phải là vẻ đẹp hiện kín lộng lẫy mà là vẻ đẹp của niềm an tỉnh, sự dịu dàng, nơi giữa phố phường những cây xanh, hồ biếc và tháp cổ trông tự nhiên tự tại, và làn nước hồ se se gợn gợn nghĩ đó là những nếp răn suy tư của lịch sử bao đời cứ không ngớt lô xô, trường nhẹ vào bờ tháp.
Thủ đô những ngày đầu giải phóng thật trẻ tươi và dễ chịu. Cư dân từ ba mươi vạn tăng lên năm mươi vạn. Vẫn còn là ung dung, thong thả. Những tà áo dài còn nhiều. Trên đường phố, dân Hà Nội vẫn diện com lê, cà vạt, nhưng đã xuất hiện nhiều bộ đại cán mới, màu vàng nhạt, trông hơi cứng, thế mà người mặc nó lại có vẻ rất là đắc ý. Từ chỗ ban đầu còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, tôi bắt đầu làm quen với Hà Nội, quen đi từ tiếng chuông kêu leng keng hôm sớm của con tàu điện màu đỏ, quen đi từ mùa đông giá lạnh cho chí mùa hè oi ả, từ các món ăn, cảnh và người... Tôi cũng quen tiếng nói, ngôn ngữ, thói lề. Cho đến một ngày nọ, giữa đêm đông đã biết gọi bánh khúc nóng. Sáng sớm biết lối dẫn tới bà bán bún riêu bên hông chợ Đồng Xuân, thích thú dòm cái động tác khẽ khàng của bà úp nhẹ chiếc môi nhiều thịt cua lên bát bún dành cho tôi, mà ngờ rằng bà có sự ưu tiên vì biết tôi là dân miền Nam, vì tôi xa xứ.
"Xa xứ và sầu xứ", ấy là cái nhóm từ của một ông bạn văn đồng hương với tôi hay dùng, trong giọng nói có phần cường điệu lên cái mùi ly hương hoài vọng, mà tôi không mấy ưng, thương lảnh ra. Bởi tin chắc rằng thế nào mình cũng có ngày trở lại quê Nam nôn còn ngày nào ở Hà Nội tôi tranh thủ thời gian hòa nhập. Không phải chỉ hòa nhập mà còn tìm hiểu, trắc nghiệm. Tôi đã có nhiều cuộc trắc nghiệm, chủ yếu là so sánh đối chiếu những gì tôi tưởng tượng trước kia với thực tại Hà Nội, với miền Bắc. ở mổi con người, đường đất, ở các mùa, các ngõ phố, đầu ô. Những trắc nghiệm nầy của tôi diễn ra thường trực, rất xảo diệu, tinh vi, nhưng hoàn toàn thầm lặng. Chỉ có mỗi mình tôi biết. Có lẽ tôi đã đi vòng quanh bờ Hồ hằng trăm lượt. Có lẽ tôi đã tản bộ lên mạn Hồ Tây hằng mấy mươi lần. Sau khi rà rè ngắm nhìn con đường nhỏ êm đềm có tên gọi là Cổ Ngư ở giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, tôi thừa nhận nó quả xứng hợp để các tiểu thuyết gia xứ Bắc đưa các cuộc tình đi ngang qua đó. Nhưng thú thực tôi không thích về sau nầy khi mở rộng đường, người ta lại đổ luôn tên đường. Hãy cứ là Cổ Ngư, như có lần vào một buổi sáng tinh mơ của mùa thu, ta đến đây, lắng nghe tiếng khua gõ lắc cắc dồn cá vào lưới từ những chiếc thuyền nam mờ ảo sau làn sương sớm. Hãy cứ là Cổ Ngư trong một chiều nhàn rỗi, ta rẽ vào lối dẫn ra chùa Trấn Quốc, ngồi trò chuyện với vị sư trụ trì. Vá quá giang một chiếc thuyền thúng, ta cặp bờ xanh mượt của đảo nhỏ nằm bên Trúc Bạch, nơi có cái đền mang tên Cẩu Nhi mà về sau do lòng tham đã sinh ra một sự cố tuy nhỏ nhưng đau lòng.
Lấy tập sách "Hà Nội băm sáu phố phường" của Thạch Lam làm khung chỉ dẫn, tôi tìm kiếm nếm thử các món quà Hà Nội mà nhà văn nầy đã tùy cảm liệt kê, bởi khi đó các món nầy hầu như còn đủ. Tôi đã chấm chiếc bánh cuốn Thanh Trì vào chén nước mắm rỏ giọt cà cuống thiệt. Cả cái món gọi là "cốc bểu", món bánh trôi Tàu nóng trên ngõ Tạ Hiền tôi cũng đã nếm. nhưng món quà thường trực, món quà tôi đánh giá cao vẫn là phở Hà Nội, bao gồm phở bò và phở gà, hồi những năm ấy. Ví dụ như phở Tư Lùn ở chếch ngang nhà bách hóa tổng hợp Tràng Tiền. Phở ga,tức là mấy hiệu phở ở đường Nam Bộ cũng rất khá. Nếu ăn phở gà thì tôi tới cái hiệu ở đường Công chúa Huyền Trân. ở Hà Nội, năm bảy anh em viết văn Nam Bộ chúng tôi ngụ trong một ngôi nhà khá khang trang ở số 19 Tôn Đản. Ngôi nhà nầy nguyên là của Hội Nam Kỳ tương tế thời Pháp, được lập nên nhờ sự đóng góp của các ông bà điền chủ, tư sản Nam Kỳ, dành cho dân Nam Kỳ ra Hà Nội có nơi ăn chốn ở.
Một vị bác sĩ Nam Bộ sống tại Hà Nội gìn giữ ngôi nhà này suốt thời Hà Nội tạm chiếm, đã giao lại cho chúng tôi. Tại đây tưi đã ngồi viết "Một chuyện chép ở bệnh viện" trong mùa đông năm 57, anh Nguyễn Quang Sáng viết "Đất lửa?; anh Đoàn Giỏi viết "Đất rừng Phương Nam"... tại đây, chúng tôi đã dành một buồng mời anh Nguyễn Huy Tưởng đến ngồi viết tiểu thuyết "Bốn năm sau". Cũng từ ngôi nhà này, vào một sáng đẹp trời, chúng tôi đã đi bộ một quãng ngắn tới câu lạc bộ Đoàn Kết để dự đại hội Thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Trong buổi sáng đó, tôi một cây bút hậu sinh gặp các cây bút viết trước mình cả một thế hệ. Đó là những người có tài năng thật sự của nền văn học, nhưng khi đó họ vẫn còn rất trẻ, rất giản dị và dễ gần gũi. Bác Nguyễn Công Hoan mới trên bốn mươi, tóc còn đen nhánh. Bác Tú Mỡ cũng chừng ấy. Anh Nguyên Hồng, Tô Hoài, Kim Lân, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Xuân Sanh trông cứ như thanh niên. Anh Xuân Diệu đẹp đẽ y như tấm hình của anh bày nơi một tiệm ảnh phố Tràng Thi. Trong buổi sáng đó, tôi đã gặp bác Song An Hoàng Ngọc Phách. Trước mắt tôi là một nhà giáo hiền từ, đầy vẻ mô phạm chứ chẳng có giáng dấp gì là một nhả tiểu thuyết lãng mạn đã sinh ra "Tố Tâm" cả. Và khi tôi nhắc tới "Tố Tâm" thì bác chỉ mỉm cười, không nói gì cả.
Từ năm ấy, tôi chuyển từ Đài tiếng nói Việt Nam về công tác ở Hội Nhà văn. Khi thì làm biên tập báo "Văn học" khi thì đi thực tế sáng tác. Tôi rất thích bầu không khí của Hội những năm ấy, ấm áp nhân tình, và mọi sự đều tập trung cho nhiệm vụ sáng tác. Tôi cũng rất thích con đường từ nhà dẫn tới Hội, nhất là về mùa thu, khi tôi đi cặp bờ hồ Thuyền Quang. Mùa thu Hà Nội thật đẹp, thật dễ chịu và gợi cảm. Khi mùa thu tới, nhiều buổi sáng trên đường lại cơ quan, tôi thường ghé tạt qua nhà anh chị Mộng Sơn bên hồ, vừa uống chè vừa ngắm mặt nước hồ thu. Nay cả anh và chị đều không còn, cả ngôi nhà nhỏ năm xưa cũng không còn. Giờ đây từ trong Nam ra, tôi muốn ghé cũng không ghé được nữa. Hà Nội có nhiều nhà văn ở vùng tạm chiến, phần lớn rất cố gắng đi và việt, thật đáng quý mến. Như anh Hồ Dzếch, ngày cách mạng về, anh tự nguyện đi làm thợ, để sống và viết. Trước khi mất, anh vào thành phố Hồ Chí Minh, ghé thăm tôi và tặng tôi quyển "Những chân trời cũ" vừa in lại. Tôi thực sự quý quyển sách đó, xếp nó nằm bên cạnh quyển "Gió đầu mùa" và "Quê mẹ" vì tôi cho rằng đây là ba tập truyện đẹp của ba tâm hồn phảng phất cái hơi hướng tờ tợ như nhau, về nỗi xót xa và tình yêu thương đối với các phận người. ở Hà Nội, tôi biết có những con người sống trong những căn hộ đẹp, ăn bữa cơm còn đạm bạc và thường mặc những chiếc sơ mi sờn rạt hoặc những bộ quần áo nâu, nhưng họ là những người rất có tài năng và uyên bác. Ta sẽ rất dễ lầm, nếu chỉ nhìn họ từ bề ngoài. Đã khá lâu, ở chốn nầy cũng như ở một số nơi khác trên đất nước ta, hình như cái đời sống cứ cách quãng dần với cái tài thật. Tôi thường tự đặt tên cho họ là "bậc thức giả áo nâu". ở phố Tuệ Tĩnh, có một ông như thế, rất sành nền văn học Pháp. Một vài năm trước, khi tôi có dịp ra Hà Nội, một nhà xuất bản nọ nhờ tôi cầm số tiền nhuận bút trên một triệu đưa đến cho một người ở phố Bát Đàn đã dịch kiệt tác "Hồng Lâu Mộng". Người ấy là một ông già đang hành nghề phụ là nghề bốc thuốc, để làm cái nghề chính là dịch. Số tiền tôi trao đến cho ông như một cứu tinh. Ông ấy quá mừng, bảo sẽ tạm ngừng bốc thuốc ít lâu. để bắt tay dịch một kiệt tác Trung Hoa khác.
... Tôi ở Hà Nội đến năm thứ tám thì giã từ Hà Nội. Đúng như tôi nghĩ, thế nào cũng có ngày tôi trở lại quê hương. Nhưng trong cái năm 62 ấy, tôi giã từ Hà Nội đâu có dễ dàng gì. Chẳng phải vì nấn níu với một đời sống yên ổn hòa bình của miền Bắc. Cũng chẳng phải do ngán sợ con đường máu lửa gian nan mở ra phía trước. Quyết tâm của tôi trở lại quê hương để sáng tác là rất lớn. Ngặt nỗi vì vào năm trước đó tôi đã bắt rễ khá sâu với Hà Nội, với một người con gái Hà Nội, là vợ tôi bây giờ. Chính vì vậy mà một năm sau, tôi càng có điều kiện hiểu sâu hơn Hà Nội, nhợ lọt vào một gia đình chính gốc Hà Nội. Tôi biết thêm nhiều tập quán tậc tục, biết ánh lổa hóa vàng sau mỗi buổi cúng, biết tục vắt chanh vào mắt và ăn rượu nếp trừ sâu bọ trong ngày mồng năm tháng năm. Tôi biết tấm sập gụ lâu đời ngả lưng mát rợi hẳn đi vào những trưa hè, biết mâm cỗ Tết của một gia đình trung lưu Hà Nội không thể thiếu các bát nấu như bát bóng, bát măng, bát miến và món nộm sức, món gà luộc chọn con gà rất kỹ, xắc lá chanh thật mịn. Chiếc bánh chưng do bà mẹ vợ tôi gói vào loại hảo hạng: nó cao thành, lượng thịt mỡ phải đạt hai lạng rưỡi, chiếc bánh phải được luộc rền và khi bóc ra nó phải xanh.
Tôi chia tay với vợ tôi khi chưa cưới hỏigì, với niềm tin sẽ tái hợp nếu chiến tranh không gây ra điều xấu nhất. Tôi nghe theo lời của cụ Nguyễn Tuân là: "Cứ như thế, cứ để sự việc tuần tự nhi tiến".
Tôi rời Hà Nội vào tháng sáu năm 62 ấy. Buổi sớm tôi lên đường, Hà Nội chưa thức giấc. Anh tài xế điệu đàn đánh xe chạy từ từ vòng quanh Hồ Gươm, để tôi được nhìn một lần nữa bóng Tháp Rùa mờ hiện trong sương.
Bốn năm sau, vợ tôi cũng vào Nam qua đường Trường Sơn. Chúng tôi cưới nhau trog rừng, sinh con trai đầu lòng, và gần cuối cuộc chiến tranh thì cả ba chúng tôi ra Hà Nội. Đó là năm 1974. Thằng con trai tôi suốt sáu năm sống giữa những túp lều không vàch ở rừng, được ông bà ngoại đón về hà trên phố Hàng Gà. Bởi đâu hề biết cửa nẻo là gì, nên cả tiếng đồng hồ đầu tiên nó cứ mải mê đóng mở cánh cửa, sự thả ấy khiến bà ngoại nó òa lên khóc.
Nhưng ngày ấy, việc ra Hà Nội đâu dệ. Tôi theo bước cha anh, vô bưng biền kháng chiến ở Nam Bộ. Những tưởng nỗi ao ước của mình kể như là chuyện ảo, nào ngờ lịch sử dẫn đưa tôi tới thực. Nhờ cuộc chống Pháp chín năm với bao xương máu và bao trận đánh, với bao thành phố tiêu thổ và bao xóm làng bốc cháy dài theo đất nước, và sau cùng với các chiến hào chằng chịt luồn sâu nơi lòng chảo Điện Biên, mà tôi đến được Hà Nội.
Nhớ đêm hăm tám cuối năm ta, má tôi rưng rưng tiễn tôi lên tàu ở chót mũi Cà Mau. Vào mồng một Tết, tôi được đón vào lòng miền Bắc, trên bờ biển Sầm Sơn. Và ít hôm sau thì tôi ra tới Hà Nội. Ngày xuân giải phóng đầu tiên của thủ đô vẫn còn tươi thắm sắc hoa đào và nồng nàn mùi pháo. Trời khá lạnh, nhưng tôi lại rất thích thú với tiết lạnh của trời cấp phát, tôi đứng lặng nhìn Hồ Gươm và Tháp Rùa. Cảnh sắc đẹp hơn hình vẽ, đẹp hơn sách tả và đẹp hơn sự tưởng tượng của tôi nhiều. Đây không phải là vẻ đẹp hiện kín lộng lẫy mà là vẻ đẹp của niềm an tỉnh, sự dịu dàng, nơi giữa phố phường những cây xanh, hồ biếc và tháp cổ trông tự nhiên tự tại, và làn nước hồ se se gợn gợn nghĩ đó là những nếp răn suy tư của lịch sử bao đời cứ không ngớt lô xô, trường nhẹ vào bờ tháp.
Thủ đô những ngày đầu giải phóng thật trẻ tươi và dễ chịu. Cư dân từ ba mươi vạn tăng lên năm mươi vạn. Vẫn còn là ung dung, thong thả. Những tà áo dài còn nhiều. Trên đường phố, dân Hà Nội vẫn diện com lê, cà vạt, nhưng đã xuất hiện nhiều bộ đại cán mới, màu vàng nhạt, trông hơi cứng, thế mà người mặc nó lại có vẻ rất là đắc ý. Từ chỗ ban đầu còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, tôi bắt đầu làm quen với Hà Nội, quen đi từ tiếng chuông kêu leng keng hôm sớm của con tàu điện màu đỏ, quen đi từ mùa đông giá lạnh cho chí mùa hè oi ả, từ các món ăn, cảnh và người... Tôi cũng quen tiếng nói, ngôn ngữ, thói lề. Cho đến một ngày nọ, giữa đêm đông đã biết gọi bánh khúc nóng. Sáng sớm biết lối dẫn tới bà bán bún riêu bên hông chợ Đồng Xuân, thích thú dòm cái động tác khẽ khàng của bà úp nhẹ chiếc môi nhiều thịt cua lên bát bún dành cho tôi, mà ngờ rằng bà có sự ưu tiên vì biết tôi là dân miền Nam, vì tôi xa xứ.
"Xa xứ và sầu xứ", ấy là cái nhóm từ của một ông bạn văn đồng hương với tôi hay dùng, trong giọng nói có phần cường điệu lên cái mùi ly hương hoài vọng, mà tôi không mấy ưng, thương lảnh ra. Bởi tin chắc rằng thế nào mình cũng có ngày trở lại quê Nam nôn còn ngày nào ở Hà Nội tôi tranh thủ thời gian hòa nhập. Không phải chỉ hòa nhập mà còn tìm hiểu, trắc nghiệm. Tôi đã có nhiều cuộc trắc nghiệm, chủ yếu là so sánh đối chiếu những gì tôi tưởng tượng trước kia với thực tại Hà Nội, với miền Bắc. ở mổi con người, đường đất, ở các mùa, các ngõ phố, đầu ô. Những trắc nghiệm nầy của tôi diễn ra thường trực, rất xảo diệu, tinh vi, nhưng hoàn toàn thầm lặng. Chỉ có mỗi mình tôi biết. Có lẽ tôi đã đi vòng quanh bờ Hồ hằng trăm lượt. Có lẽ tôi đã tản bộ lên mạn Hồ Tây hằng mấy mươi lần. Sau khi rà rè ngắm nhìn con đường nhỏ êm đềm có tên gọi là Cổ Ngư ở giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, tôi thừa nhận nó quả xứng hợp để các tiểu thuyết gia xứ Bắc đưa các cuộc tình đi ngang qua đó. Nhưng thú thực tôi không thích về sau nầy khi mở rộng đường, người ta lại đổ luôn tên đường. Hãy cứ là Cổ Ngư, như có lần vào một buổi sáng tinh mơ của mùa thu, ta đến đây, lắng nghe tiếng khua gõ lắc cắc dồn cá vào lưới từ những chiếc thuyền nam mờ ảo sau làn sương sớm. Hãy cứ là Cổ Ngư trong một chiều nhàn rỗi, ta rẽ vào lối dẫn ra chùa Trấn Quốc, ngồi trò chuyện với vị sư trụ trì. Vá quá giang một chiếc thuyền thúng, ta cặp bờ xanh mượt của đảo nhỏ nằm bên Trúc Bạch, nơi có cái đền mang tên Cẩu Nhi mà về sau do lòng tham đã sinh ra một sự cố tuy nhỏ nhưng đau lòng.
Lấy tập sách "Hà Nội băm sáu phố phường" của Thạch Lam làm khung chỉ dẫn, tôi tìm kiếm nếm thử các món quà Hà Nội mà nhà văn nầy đã tùy cảm liệt kê, bởi khi đó các món nầy hầu như còn đủ. Tôi đã chấm chiếc bánh cuốn Thanh Trì vào chén nước mắm rỏ giọt cà cuống thiệt. Cả cái món gọi là "cốc bểu", món bánh trôi Tàu nóng trên ngõ Tạ Hiền tôi cũng đã nếm. nhưng món quà thường trực, món quà tôi đánh giá cao vẫn là phở Hà Nội, bao gồm phở bò và phở gà, hồi những năm ấy. Ví dụ như phở Tư Lùn ở chếch ngang nhà bách hóa tổng hợp Tràng Tiền. Phở ga,tức là mấy hiệu phở ở đường Nam Bộ cũng rất khá. Nếu ăn phở gà thì tôi tới cái hiệu ở đường Công chúa Huyền Trân. ở Hà Nội, năm bảy anh em viết văn Nam Bộ chúng tôi ngụ trong một ngôi nhà khá khang trang ở số 19 Tôn Đản. Ngôi nhà nầy nguyên là của Hội Nam Kỳ tương tế thời Pháp, được lập nên nhờ sự đóng góp của các ông bà điền chủ, tư sản Nam Kỳ, dành cho dân Nam Kỳ ra Hà Nội có nơi ăn chốn ở.
Một vị bác sĩ Nam Bộ sống tại Hà Nội gìn giữ ngôi nhà này suốt thời Hà Nội tạm chiếm, đã giao lại cho chúng tôi. Tại đây tưi đã ngồi viết "Một chuyện chép ở bệnh viện" trong mùa đông năm 57, anh Nguyễn Quang Sáng viết "Đất lửa?; anh Đoàn Giỏi viết "Đất rừng Phương Nam"... tại đây, chúng tôi đã dành một buồng mời anh Nguyễn Huy Tưởng đến ngồi viết tiểu thuyết "Bốn năm sau". Cũng từ ngôi nhà này, vào một sáng đẹp trời, chúng tôi đã đi bộ một quãng ngắn tới câu lạc bộ Đoàn Kết để dự đại hội Thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Trong buổi sáng đó, tôi một cây bút hậu sinh gặp các cây bút viết trước mình cả một thế hệ. Đó là những người có tài năng thật sự của nền văn học, nhưng khi đó họ vẫn còn rất trẻ, rất giản dị và dễ gần gũi. Bác Nguyễn Công Hoan mới trên bốn mươi, tóc còn đen nhánh. Bác Tú Mỡ cũng chừng ấy. Anh Nguyên Hồng, Tô Hoài, Kim Lân, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Xuân Sanh trông cứ như thanh niên. Anh Xuân Diệu đẹp đẽ y như tấm hình của anh bày nơi một tiệm ảnh phố Tràng Thi. Trong buổi sáng đó, tôi đã gặp bác Song An Hoàng Ngọc Phách. Trước mắt tôi là một nhà giáo hiền từ, đầy vẻ mô phạm chứ chẳng có giáng dấp gì là một nhả tiểu thuyết lãng mạn đã sinh ra "Tố Tâm" cả. Và khi tôi nhắc tới "Tố Tâm" thì bác chỉ mỉm cười, không nói gì cả.
Từ năm ấy, tôi chuyển từ Đài tiếng nói Việt Nam về công tác ở Hội Nhà văn. Khi thì làm biên tập báo "Văn học" khi thì đi thực tế sáng tác. Tôi rất thích bầu không khí của Hội những năm ấy, ấm áp nhân tình, và mọi sự đều tập trung cho nhiệm vụ sáng tác. Tôi cũng rất thích con đường từ nhà dẫn tới Hội, nhất là về mùa thu, khi tôi đi cặp bờ hồ Thuyền Quang. Mùa thu Hà Nội thật đẹp, thật dễ chịu và gợi cảm. Khi mùa thu tới, nhiều buổi sáng trên đường lại cơ quan, tôi thường ghé tạt qua nhà anh chị Mộng Sơn bên hồ, vừa uống chè vừa ngắm mặt nước hồ thu. Nay cả anh và chị đều không còn, cả ngôi nhà nhỏ năm xưa cũng không còn. Giờ đây từ trong Nam ra, tôi muốn ghé cũng không ghé được nữa. Hà Nội có nhiều nhà văn ở vùng tạm chiến, phần lớn rất cố gắng đi và việt, thật đáng quý mến. Như anh Hồ Dzếch, ngày cách mạng về, anh tự nguyện đi làm thợ, để sống và viết. Trước khi mất, anh vào thành phố Hồ Chí Minh, ghé thăm tôi và tặng tôi quyển "Những chân trời cũ" vừa in lại. Tôi thực sự quý quyển sách đó, xếp nó nằm bên cạnh quyển "Gió đầu mùa" và "Quê mẹ" vì tôi cho rằng đây là ba tập truyện đẹp của ba tâm hồn phảng phất cái hơi hướng tờ tợ như nhau, về nỗi xót xa và tình yêu thương đối với các phận người. ở Hà Nội, tôi biết có những con người sống trong những căn hộ đẹp, ăn bữa cơm còn đạm bạc và thường mặc những chiếc sơ mi sờn rạt hoặc những bộ quần áo nâu, nhưng họ là những người rất có tài năng và uyên bác. Ta sẽ rất dễ lầm, nếu chỉ nhìn họ từ bề ngoài. Đã khá lâu, ở chốn nầy cũng như ở một số nơi khác trên đất nước ta, hình như cái đời sống cứ cách quãng dần với cái tài thật. Tôi thường tự đặt tên cho họ là "bậc thức giả áo nâu". ở phố Tuệ Tĩnh, có một ông như thế, rất sành nền văn học Pháp. Một vài năm trước, khi tôi có dịp ra Hà Nội, một nhà xuất bản nọ nhờ tôi cầm số tiền nhuận bút trên một triệu đưa đến cho một người ở phố Bát Đàn đã dịch kiệt tác "Hồng Lâu Mộng". Người ấy là một ông già đang hành nghề phụ là nghề bốc thuốc, để làm cái nghề chính là dịch. Số tiền tôi trao đến cho ông như một cứu tinh. Ông ấy quá mừng, bảo sẽ tạm ngừng bốc thuốc ít lâu. để bắt tay dịch một kiệt tác Trung Hoa khác.
... Tôi ở Hà Nội đến năm thứ tám thì giã từ Hà Nội. Đúng như tôi nghĩ, thế nào cũng có ngày tôi trở lại quê hương. Nhưng trong cái năm 62 ấy, tôi giã từ Hà Nội đâu có dễ dàng gì. Chẳng phải vì nấn níu với một đời sống yên ổn hòa bình của miền Bắc. Cũng chẳng phải do ngán sợ con đường máu lửa gian nan mở ra phía trước. Quyết tâm của tôi trở lại quê hương để sáng tác là rất lớn. Ngặt nỗi vì vào năm trước đó tôi đã bắt rễ khá sâu với Hà Nội, với một người con gái Hà Nội, là vợ tôi bây giờ. Chính vì vậy mà một năm sau, tôi càng có điều kiện hiểu sâu hơn Hà Nội, nhợ lọt vào một gia đình chính gốc Hà Nội. Tôi biết thêm nhiều tập quán tậc tục, biết ánh lổa hóa vàng sau mỗi buổi cúng, biết tục vắt chanh vào mắt và ăn rượu nếp trừ sâu bọ trong ngày mồng năm tháng năm. Tôi biết tấm sập gụ lâu đời ngả lưng mát rợi hẳn đi vào những trưa hè, biết mâm cỗ Tết của một gia đình trung lưu Hà Nội không thể thiếu các bát nấu như bát bóng, bát măng, bát miến và món nộm sức, món gà luộc chọn con gà rất kỹ, xắc lá chanh thật mịn. Chiếc bánh chưng do bà mẹ vợ tôi gói vào loại hảo hạng: nó cao thành, lượng thịt mỡ phải đạt hai lạng rưỡi, chiếc bánh phải được luộc rền và khi bóc ra nó phải xanh.
Tôi chia tay với vợ tôi khi chưa cưới hỏigì, với niềm tin sẽ tái hợp nếu chiến tranh không gây ra điều xấu nhất. Tôi nghe theo lời của cụ Nguyễn Tuân là: "Cứ như thế, cứ để sự việc tuần tự nhi tiến".
Tôi rời Hà Nội vào tháng sáu năm 62 ấy. Buổi sớm tôi lên đường, Hà Nội chưa thức giấc. Anh tài xế điệu đàn đánh xe chạy từ từ vòng quanh Hồ Gươm, để tôi được nhìn một lần nữa bóng Tháp Rùa mờ hiện trong sương.
Bốn năm sau, vợ tôi cũng vào Nam qua đường Trường Sơn. Chúng tôi cưới nhau trog rừng, sinh con trai đầu lòng, và gần cuối cuộc chiến tranh thì cả ba chúng tôi ra Hà Nội. Đó là năm 1974. Thằng con trai tôi suốt sáu năm sống giữa những túp lều không vàch ở rừng, được ông bà ngoại đón về hà trên phố Hàng Gà. Bởi đâu hề biết cửa nẻo là gì, nên cả tiếng đồng hồ đầu tiên nó cứ mải mê đóng mở cánh cửa, sự thả ấy khiến bà ngoại nó òa lên khóc.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Anh Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét