Nói về thơ có cần bàn thêm không? Thiết tưởng
điều này thừa; mà chỉ phiếm đàm một cách khách quan như xem một vở kịch vậy;
‘khi vui thì đậu, khi buồn lại bay’ đó là ý tứ vô tư mỗi khi đi vào với thơ.
Vậy thơ là gì? Câu hỏi này đã có từ khi
chưa lập văn tự, thơ phát sanh hồi tiền cổ, thuở hồng hoang khai thiên lập điạ
đã có thơ đi theo. Thiên nhiên và tâm trạng hòa đồng trong một dạng thức vô cớ
nhưng lại hữu hình, hữu tình chính điểm này đã xâm nhập vào hồn để thành thơ.
Nói theo phân tâm học của Freud và Jung thì cho rằng: nếu mỗi khi tâm với não
giao động hỗn loạn đưa tới bất bình thường và sinh ra ảo giác; nói thế có
tính võ đoán cho người làm thơ; tâm tư lắng đọng, trí tuệ phát khởi, giòng
thơ tuôn trào như tự nó. Nguồn thi hứng của thơ là nguồn vô biên, vô tận số
(sát-na) nó bao trùm cả vũ trụ quan trong chuỗi hành tinh văn học. Thế giới của
thơ, một nơi vô hình chung được gọi là ‘cõi thơ’. Thí dụ: đang làm một việc
gì thì bỗng bắt gặp mùi hương hoa lài, mùi nước lợ, bóng dáng cũ xuất hiện
trong tri giác, khứu giác nơi mà chung quanh chỉ là tiếng động xe cộ ồn ào,
huyên náo. Đó là cảm thức bị đánh thức để hướng tới hoài niệm về một tiền đề
xẩy ra trước đây, và; tự nhiên xuất thần thành những câu thơ, bài thơ bất hủ,
xuyên thủng một tâm thức khác mà thành thơ-ca, nhạc-thơ. Từ đó ta gọi trong
thơ có nhạc, trong nhạc có thơ hay trong thơ có họa trong họa có thơ -thi trung
hữu họa, họa trung hữu thi- (Tô Đông Pha) là vậy. Nói cách khác; hồn thi sĩ
bùng dậy dưới mọi môi trường của cảm hóa mà thành thơ, nhà thơ là một xúc cảm
lớn. Vậy thơ đâu dành cho thi sĩ, thơ đã phát tiết từ lòng mẹ mà ra nhưng tư
duy đó lại nằm trong thâm sâu cùng cốc (deeper) của tiềm thức; hơn thế nữa
trí năng đang trong thời kỳ mở mang (development) để thành hình ngữ ngôn. Thơ
khắp mọi nơi và khắp mọi người, thơ chẳng riêng ai giữa không gian và thời
gian này. Cái xúc cảm lớn lao đó chính là cái mơ về, nhưng phải hiện thực để
thơ đi vào tư tưởng thi ca: bài thơ hay hoặc dở là do yếu tố đó, nhưng thơ có
những đòi hỏi lạ kỳ nghĩa là phải nằm ở giữa Hồn và Thức, phải đồng điệu, quyện
vào nhau thì ta thấy được ‘thơ tức là người’. Đọc thơ Nguyễn Du, thơ Nguyễn
Trãi cho ta nhận thấy một tri thức uyên bác ở người; bởi họ là ‘con nhà tông
không giống lông cũng giống cánh’ có lớp lang, có phẩm trật lại là người học
cao, hiểu rộng. Cho nên thơ đã thả vào đó những ý thơ bất diệt, những áng thơ
tuyệt cú và đi vào miên viễn thanh cao. Thuở nào cũng thế; làm thơ hay làm
văn nó đòi hỏi một tri thức thâm hậu thời mới thành thi văn trác tuyệt; cho
nên chi người làm thơ dù trải dài cả một lịch sử làm thơ chăng nữa, giòng thơ
đó vẫn ngân nga những giọng điệu xưa cũ không thoát ra được chất thơ vì rằng
hồn và thức là một phản ảnh rõ nét. Thơ thật sự cần thiết cho cảm thức và có
lợi cho lý trí là hai bề mặt cho đời và người; ấy là Đạo vậy và cốt tủy của
thơ được trở nên hiện hữu tối thượng; ấy là Siêu Thoát vậy. Muốn tới con đường
đó nhà thơ phải phá chấp hoàn cảnh ngoại giới để xâm nhập vào nội giới dưới một
dạng thức dành cho thơ; tuyệt đối không vị ngã, ngay cả ngã mạn trong thơ; vì
đó là ý thức Mạt-Na (tức là thức thứ 7 trong 7 thức Mạt-Na) : là bản chất so
đo, hơn thua, phô diễn về cái ngã (moi/self/ego) hơn là xuất thần thơ; mấy thứ
đó làm băng hoại hồn ‘thi sĩ’, dù có là gì đi nữa cũng thành tro bụi. Thơ là
hồn; tức ‘hồn ai nấy giữ’ là vậy. Nhà thơ có uốn nắn con chữ, làm đẹp câu thơ
cho bài thơ tràn trề thẩm mỹ quan thì cái hồn đó quẩn quanh trong cái trình độ
thơ đó mà thôi. Khó để gọi là thơ siêu thoát. Như đã nói thơ là thức; dù cho
thơ biểu hiện dưới hình thức nào hay ẩn tàng, ẩn dụ nét thơ vẫn chứa đựng một
chất liệu thanh cao diệu vợi. Thức ở đây không phải là thức tĩnh mà thức là
nhận biết (acknowledge of sence) của tri thức. Anh bửa củi đứng giữa rừng cảm
tác thành thơ nhưng cảm thức đó là thức của vô-thức-thơ. Hiểu biết tới đó thì
thơ tới đó; chớ không thể vượt qua tầm nhìn của tri thức. Hiếm khi mà nắm bắt
được cái thức có trình độ. Dẫu có sở học chăng nữa nhưng ‘khí thế’ không phải
con nhà tông thì nó cũng lộ ra trong thơ cái đặc chất đó. Suy xét như thế có
tính chủ quan và phiến diện. Nhưng đi sâu vào vị thơ ít nhiều có cái chất thơ
phản ảnh trong ấy: Nguyễn Bính là nhà thơ trữ tình nhưng nhìn sâu vẫn thấy được
khí thế của con nhà thơ và nhiều nhà thơ khác cũng một trường hợp tương tợ
cho nên thơ họ giàu là vậy. Thơ không đơn giản, Người ta chỉ liếc nhìn một
đôi câu hay nhâm nhi cũng đủ thấy cái thực chất trong thơ một cách trọn vẹn.
–Nothing simple. One glance, the repetition half aloud of a couple of
verses sufficed (Hermann Hesse by On Poems)*.
Thượng đế cho mỗi người mỗi hồn khác nhau,
mỗi mặt khác nhau nhưng phải biết phân bón, vun xới, điểm tô thì cái mầm đó mới
phát tiết tinh anh; ngoại trừ thiên bẩm ngay cả hội họa cũng thế đều phải có
hồn và thức. Dù có lột cho cạn cùng chất sắc đó nó vẫn còn nguyên trạng của tự
nó (itself) trong thơ, trong tranh. Nói chung trên bình diện văn học nghệ thuật
đều bao gồm một chất liệu của hồn và thức thời mới liên hợp vào nhau mới sáng
tỏ ý và lời, nhất là nhu cầu của thơ. Văn thơ họa nhạc là tương thức.
Trở lại câu hỏi thơ là gì? Thơ là dạng tính
của cõi phi. Thơ không là gì cả và chẳng có gì cả để đề xuất hay bình giải mà
đi tới bí tỉ, sáo mòn, dẫn chứng lối cổ xưa không còn là hiện đại hóa
(modernization) cho một nhận định hay phê bình về thơ. Thơ không đặc câu hỏi
mà đã đặc câu hỏi thì không còn là thơ mà hoàn toàn phá vỡ hồn và khí thơ.
Ngược lại; thơ là đặc quyền của cái gọi là bất khả tư nghị. Nói thế tất thơ
đã khống chế một cái gì của riêng mình? Đành vậy; nhưng phải có tư duy thâm hậu
chuyển hóa thành thơ thời mới mong có được ngữ điệu hay ngữ ngôn của thơ. Ở
hoàn cảnh này không vì cõi phi mà phá ‘luật’ của giới hạn thơ. Thơ không đòi
hỏi cầu kỳ mà đòi hỏi một cái gì như-nhiên trong suốt; có vướng lụy, phàm tục
thơ cũng là trong suốt. Điển hình của hai nhà thơ đương đại Hàn Mạc Tử và Tố
Hữu. Một chất thơ khoa học thơ và một chất thơ khoa học chánh trị thơ; thời xem
cái nào là tồn lưu và cái nào là hủy diệt. Tuy nhiên; không vì quá lãng mạn
mà làm cho thơ tắt nghẽn giữa dòng đời trôi chảy, thơ cần phải thông-hóa và
không-hóa mới thành thơ. Đó là siêu lý của thơ có tính chất triết học, ngay cả
trong thơ bình dân như ca dao, tục ngữ, hò vè đều hàm chứa một triết lý nhân
sinh trong đó. Làm thơ là lấy cái tủy của thơ chớ đâu phải viết lên cái cảm
thức đó là thành thơ của người thi sĩ. Ngày nay có nhiều nhà thơ đứng trên
quan điểm đó; nghĩa là nhìn thấy mình nhiều hơn thấy người. Hẳn nhiên! Nhưng
cần có một hòa đồng nhân thế thì thơ mới truyền lưu. Còn như thơ kể chuyện,
thơ tự sự, thơ sức khoẻ, thơ ta bà, thơ thời sự vẫn cuộn vào đó cái hiện hữu
chính mình, một ‘cái ta’ ẩn tàng trong đó. Thơ như thế khác chi lấy dao chém
vào thơ. Kẻ bửa củi, thằng bé lên năm làm thơ là làm thơ. Lão Tử (Lao-Tzu)
nói: ‘cho dù đất sét có thể nắn ra cái bình nhưng thực chất của cái bình là
trống không’(though clay may be moulded into a vase; the essence of the vase
is in the emptiness). Ngày nay thơ vượt bức tường âm thanh qua nhiều giới
tính, phát huy qua nhiều thể loại khác nhau, phát sinh nhiều khuynh hướng:
siêu thực, dã thú, đa đa, lập thể, thơ lắp, thơ sờ và thơ khối…, Chủ xướng
giòng thi ca đương đại: tự do, không vần, thơ xuôi, hình thức, tân hình thức,
thơ vô nghĩa và ngay cả thi ca trình diễn…Bất luận xây dựng dưới hình thức
nào, thể cách nào. Mặc; ‘cái đặc quyền của cái nghề làm thơ là không cần phải
chứng minh, không biện lý mà vẫn thu thập’ (J. M. Guyau) đó mới là thực chất
của thơ.
Thơ thường là sự phơi mở hay bày tỏ một cái
gì chất chứa trong tim; hầu như những nhà thơ trẻ muốn có một ‘thẩm quyết/
verdict’ về cái gì mình muốn nói và muốn tìm đến nhà xuất bản để gởi gắm tâm
hồn. Và; những thi sĩ trẻ luôn luôn muốn tạo ngạc nhiên và ‘ngộ’ được cái của
mình. Có người; có kinh nghiệm do thiên phú hoặc họ thu lượm được từ bạn đồng
song nếu không ấp ủ trong trứng nước của người mẹ họ -if not from their
mother’s womb- nghĩa là sinh ra để làm thơ (born to poet).
Miệt thị quá! có tài về thơ là một chuyện nhưng tài mà không trí (thức) thì cái đó gọi là thơ xuôi (plane); như đã nói ở trên phải song hành thì mới tuyệt xuất còn bằng không thi uổng công tạo hóa(!). Chân lý mà nói ở cái tuổi dậy thì đã chớm nảy ý thức yêu, đượm trong hồn một tinh thần lãng mạn của tự thức và từ đó xâm nhập vào tiềm thức cho tới khi kết tinh và linh hóa vào trạng huống của thơ và chính sự cớ đó đã chìm lắng vào tâm hồn ‘thi nhân’, do đó; ngàn bài thơ đều vướng tình, thể hiện dưới thể điệu khác nhau, đôi khi ngợi ca, đôi khi che giấu mà tưởng rằng khó có ai biết được nỗi lòng của mình, nhưng thơ tức là người; mà họ tưởng độc quyền trong cõi phi đó. Nếu tương phản được; thời đó là bài thơ hay, cảm hóa được, còn bằng không bài thơ đó không nhìn đó là thơ –if it resembled them; it was good , otherwise it was of no account.(Hermann Hesse / My Belief). Điều này không phải là mục đích càn dở. Nhưng ở đây chúng ta hướng đến nghệ thuật thi ca không những chỉ moi móc bài thơ dở để ‘vạch lá bắt sâu’ mà đào sâu vào cái lý của thơ; cái sự cớ này thường thấy ở những người làm thơ, ngoại trừ bài thơ đó làm ra cho chính họ mà mỗi đôi khi cái quan niệm đó hóa ra tầm thường không cần thiết phải làm, thế nhưng dòng chảy còn tồn tại và cứ nhìn mình là chính, là hay hơn người cho nên ‘posted’ được là nhu cầu của thi nhân. Và; dần dà nó trở thành thói quen (bad habit). Cho nên chuyện làm thơ không phải dễ và đơn giản, vì rằng thơ ai làm cũng được từ thượng vàng hạ cám nhưng phải nói một cách chân chính thơ có ba loại thơ: thơ có hồn, có chất thì gọi là nguồn thơ ‘lý tưởng’, loại này cực siêu để trở nên vô-ngôn-thơ còn hầu hết là loại thơ thường tình, phổ thông, đơn điệu có khi còn gọi là vô-thức-thơ. Có một vài sự cớ hiển lộ ở chính nó đưa tới mơ hồ tối nghĩa (nếu được coi là vô-nghĩa-thơ). Trường hợp như thế bài thơ trở nên tẻ, khô, héo và không có sinh khí; mà là một lỗ trống, như có cái gì bộc phá chống chế thơ.–it was at once boring, dry and lifeless; it was full of holes, something in the rebelled against it. Không chừng nhà thơ cho rằng nhận định như thế là thái độ không hợp thời trang (?). Một đôi khi sự cớ xẩy ra một cách đơn giản, ngẫu nhiên đối với người đọc cho là bài thơ dở và từ đó trở nên định kiến giữa tác phẩm và tác giả. Nhưng không lâu những gì cho là xấu (bad poems), đột nhiên tìm thấy mùi hương trong đó, một cái gì lạ lùng nhân thế, một cái gì hồn nhiên lạ, hiển lộ một cái gì dịu dàng và một cái gì lầm lở, sai sót đều được chạm tới một cách đặc biệt, bởi; tất cả là dấu hiệu thân ái, vui thích một lối bày tỏ trong thơ như một đối chiếu, so sánh của thuật ngữ thơ và làm cho bài thơ đẹp ý, đẹp tình. Gần như một lối chơi chữ có tính bông đùa mà nghe như bình thường. Sở dĩ có những dáng thơ như thế một phần chịu ảnh hưởng quá nhiều trào lưu tư tưởng mới; nhất là các khuynh hướng thơ, đó là nhu cầu đòi hỏi của thời đương đại, ngay cả những nhà thơ của những trường phái khác nhau. Những bài thơ nổi tiếng trước đây đều được coi là dòng thơ cổ điển và đứng sau trào lưu mới, gọi là tân thi ca (new-poetry) nó khống lĩnh toàn cầu để chế ra nhiều thể loại khác nhau. Thi vị hóa từ những nhà thơ trẻ, tâm hồn trẻ, sáng tạo một ngữ ngôn mới lạ, dù rằng đọc lên nghe ngủng ngẳng nhưng lại ăn hợp thời đại. Thi ca đó được gọi là thi ca đương đại, vấn đề của người làm thơ hôm nay là phá luật để tạo hiện tượng. Phỏng chừng như những gì họ sáng tác ra được là hợp tình, hợp lý. Ý thức chủ quan đã đánh đổ họ, nhưng không; đôi khi giòng thơ trẻ làm mới trong cách trình diễn mà không bắt gặp cái dở nằm trong thơ. Lý do dễ tìm thấy nguồn cơn cho một bài thơ: trải vào đó một vài cái không đều đặng như tiếng gào, tiếng dục, dáng điệu một tác động trong hồn sự sống như tìm cái thế phòng ngự cho chính nó hoặc để trở nên ý thức cho một cảm thức qua kinh nghiệm làm thơ. Có thể đó là một phát khởi từ tâm thức mà ra hoặc là chức năng quan trọng không còn là thơ mà là phán xét hay, dở của bài thơ. Có vô vàn ngẫu hứng thành thơ và có vô vàn lý do trong ngữ ngôn của thơ. Không có thi nhân nào hay hơn thi nhân nào, không có thi nhân nào là đúng hơn cả để yên vị vào đó –No one of them does better than the others, no one is more in the right than the rest (The Soul of Poems by Hermann Hesse).
Thời bây giờ; những bài thơ ‘đẹp’ tuồng như
có nghi ngờ cái gì không thực trong đó và một cái gì lấn cấn trong đó, những
thứ đó đã thuần hóa và thích nghi như chuyên môn và nghi thức.Và; tuồng như
là thế giới riêng tư của nhà thơ, đỏm dáng tỏ ra hay chữ; cái đó hoàn toàn ngố
ngáo đến người đọc và làm cho người ta nghĩ đến cái hay không còn nữa ở bài
thơ đẹp (beautiful poems). Để rồi cùng nhau chấp thuận dễ dàng, tất cả thuần
thục, tất cả giống như thân ruột, đăng đàn diễn tế một cách vô tư. Tư duy đó
đứng lại ở người làm thơ, còn tư duy của người đọc là chạy cho tới khi đụng
phải một vị thơ thực chất, trong sáng không chứa chất vị ngã. Chớ đừng nghĩ
bài thơ xấu là dở; nó vẫn có cái tinh anh của nó .Từ đó người ta thấy cái đẹp
trong cái xấu của thơ (beautiful ‘bad-poems’). Như thế không một bài thơ nào
có thể cho là dở tệ. Cần phải chiêm nghiệm mới thấy được thơ. Ngay những bài
thơ năm ba chữ là thể loại khó đúc kết, nếu chứa một bản ngã tự tại, vì; thơ
hay văn mà có ‘cái đáng ghét’ trong đó thời thể loại đó coi như không phải là
thơ. Loại đó chỉ là thể thơ trình diễn dưới một góc độ nào đó thôi. Bất luận
là gì phải có hồn và thức mới kết duyên với thơ. Nhớ cho! Cảm hứng đưa tới
thơ, chớ thơ không đưa tới cảm hứng. Thơ dễ cho mọi người nhưng thơ rất chướng
khí và khó tính; được cái là giàu lòng vị tha. Ở điểm đó mà thơ mọc lên như cỏ.
‘Thượng đế đã sanh ra nhiều thi sĩ nhưng lại rất ít thơ’ (Charles Bukowski).
Giờ đây có một vài điều xẩy ra trong thơ với
điều kiện giảm đi nỗi ưu tư, ràng buộc luật lệ hay cả nể mà cần buông thả để
cho thơ được tự do, có thể đó là điều làm cho nhà thơ nhẹ nhõm tâm hồn cho
mình và cho người khác, có thể là một linh động và một cảm thức trong thơ. Đó
là một bài thơ đẹp! Dù cho đây là điều chắc chắn vô nghĩa (no means). Bài thơ
‘đẹp’ (ý và lời) làm cho nhà thơ yêu qúy, phẩm chất của thơ đã tạo được phần
nào giá trị của thơ; đó là cái không cần phải chú ý đến ngọn nguồn thơ, thần
thánh hóa hay vô tội của thơ; những thứ đó đi vào tâm của thi nhân bằng tất cả
giác quan và ý thức, khêu gợi trong ký ức thâm sâu những gì khoái cảm tiền kiếp
hay về một cõi xa mờ đã khuất. Vì thế thơ dở hay thơ hay chỉ đến trong một
khoảnh khắc ngắn ngủi để rồi đánh giá một cách vội vàng. Vậy thì đọc thơ làm
chi? Không một thi sĩ nào lại đi làm một hay nhiều bài thơ dở cho chính họ?
Thử xem và sẽ thấy những dấu hiệu trong thơ dở. Nói cho ngay đôi khi trong
cái dở nó đã làm cho mình thích thú, hơn là đọc những bài thơ hay có tính từ
chương, qui luật vô hình trung tạo cảm giác lạ lùng, xa lạ không chừng lại
chóng quên. Đứng trên lăng kính này không thể cho ta một định nghĩa xác quyết
về thơ, trong hồn thơ nó bao hàm và chứa đựng cái ‘thánh thể’ ẩn tàng mà làm
cho thi ca trở nên sinh động ngay cả bài thơ dở cũng có cái sinh động của nó.
Cái sự diễn giải thơ tợ như diễn giải phim ảnh; nghĩa là có khúc cần phải giữ
và có khúc cần phải cắt bỏ, cốt tạo một bố cục chặt chẽ. Tuy nhiên những bài
thơ như thế vẫn liên hoàn. Cho nên chi dưới bất cứ dạng thơ nào đều có một
giá trị tối thượng của nó. Phê bình thơ là một nhầm lẫn, là ‘tội ác’ đã khai
chiến với thơ, nhưng cũng đừng vin vào thơ để tàn phá thơ; chỉ có những kẻ
ngoại đạo đứng ngoài giáo đường thơ mới hành xử như thế, bởi; họ chưa đạt tới
cái tinh anh hiển lộ trong thơ. Cũng không trách điều này vì thơ muôn vàn lý
sự của nó. Nó có một cõi riêng, bởi; cái đẹp của thơ tạo nên cái nhìn khát vọng,
tạo một vũ trụ thơ, vũ trụ của dự cuộc. Do đó thi ca có một quyền hạng tối hậu:
bất khả thi và bất khả tư nghị. ‘thi thị khả giảng bất khả giảng chi gian’.
Là thế đó!
Thi ca trong sáng và thực chất là thi ca thời
thượng, qúy phái, trang trọng. Thơ siêu thoát là thơ không trói buộc, hệ lụy
hay vị ngã mà trong đó phải có hồn và thức thời mới hòa hợp trọn vẹn lẫn ý và
lời dù là thơ bình dân đi nữa. Thơ đời nào cũng vậy hay bất cứ trường phái,
khuynh hướng nào, dưới mọi dạng thức trình diễn của thơ; việc yêu cầu tối thiểu
là phải thoát tục và thực tướng của thơ thời mới thành thơ.
TRANH VẼ: ‘ Mặt Trời Đen/ Black
Sun’ Khổ 10’ X 12’.
Trên giấy bià cứng. Acrylics + Mixed. Vcl# 1082014.
|
|
Võ
Công Liêm
|
|
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Vào với thơ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng 2
Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng 2 MƯỜI SÁU Trên mênh mông vùng đồi xứ Ai Len Tôi được Ban lãnh đạo khu sáng tác mang tên nh...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét