Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021
Dinh 3 Đà Lạt - Biệt điện còn nguyên vẹn nhất của Bảo Đại
Dinh 3 Đà Lạt - Biệt điện
Dinh 3 Đà Lạt được bảo tồn gần như nguyên trạng, với rất nhiều
vật quý của cựu hoàng Bảo Đại được giữ nguyên như khi ông sống ở đây.Nằm giữa rừng Ái Ân trên đỉnh ngọn đồi cách trung tâm Đà Lạt
chừng 2 km về hướng Tây Nam có một dinh thự trang nhã, được coi là một trong những
công trình kiến trúc châu Âu đặc sắc bậc nhất thành phố. Đó là Dinh 3, còn được
gọi là Biệt điện Bảo Đại.Tòa dinh thự này gồm 25 phòng, được xây trong khoảng từ năm
1933 đến 1938. Từ năm 1938-1945, đây là nơi vua Bảo Đại cùng gia đình đến nghỉ
mát, săn bắn vào mỗi mùa hè. Từ năm 1949-1954, Bảo Đại cũng sinh sống ở Dinh
khi làm Quốc trưởng.Tương tự như Dinh 2, Dinh 3 là một công trình kiến trúc đồ sộ
với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc.
Cả 4 phía xung quanh Dinh đều có những vườn hoa được thiết kế theo phong cách
châu Âu.Dinh có 2 tầng: Tầng dưới dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp
khách ngoại quốc và quan chức chính phủ. Toàn bộ tầng 2 được dành cho sinh hoạt
gia đình. Trong ảnh là phòng tiếp khách ở tầng 1, là phòng dành cho những vị
khách đến chờ xin yết kiến vua.Phòng làm việc của vua Bảo Đại với các hiện vật được giữ
nguyên như khi ông còn sinh sống ở đây, với bàn làm việc, điện thoại, bốn thanh
kiếm của thị vệ đại thần, ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc
kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua cha Khải Định…Phòng khánh tiết là nơi diễn ra hội họp, đón tiếp quan khách
của vua Bảo Đại. Cuối phòng có một bức tượng chân dung bán thân của ông tạc bằng
đồng.Phòng riêng của vua Bảo Đại với các vật dụng của ông vẫn được
giữ nguyên. Bên ngoài phòng là Vọng Nguyệt Lầu dành cho Bảo Đại và Hoàng hậu
Nam Phương hóng mát, ngắm trăng.Phòng của các thành viên trong gia đình Bảo Đại, gồm phòng của
Thái tử Bảo Long (trên trái), phòng của công chúa Phương Dung, Phương Mai (trên
phải), phòng của công chúa Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng (dưới phải) và
phòng riêng của Hoàng hậu Nam Phương (dưới trái).Một số phòng chức năng khác trong Dinh 3: Phòng thư giãn
(trên trái), phòng thêu của Hoàng hậu Nam Phương (trên phải), phòng sinh hoạt
gia đình (dưới phải) và cầu thang dẫn từ tầng 1 lên tầng 2 (dưới trái).Chiếc đàn piano mà Hoàng hậu và các công chúa thường chơi đặt
ở phòng khách (trên trái) và một số chiến lợi phẩm săn bắn của Bảo Đại ở Tây
Nguyên, gồm sừng bò tót, ngà voi, sừng nai… Sau khi Bảo Đại qua Pháp lưu vong,
dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là dinh của
Nguyễn Văn Thiệu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Một chút tâm tình về nhà văn Võ Hồng, tác giả của "Hoài cố nhân"
Một chút tâm tình về nhà văn Võ Hồng, tác giả của "Hoài cố nhân" “Ngày 24/04/2022 Trường đại học Phú Yên đã tổ chức buổi hội thả...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét