Tình ca Nguyễn Ánh 9, có hoặc không nói lời giã từ!?
Lâu lắm rồi, bạn mời đi nghe đêm hòa nhạc chủ đề “Tình Ca Muôn Thuở.” Biết
bạn là người có lòng, đã góp công trong việc tổ chức buổi nhạc hôm đó,
tôi đi. Và hơn nữa, đêm ấy là đêm giã từ ánh đèn màu của nhạc sĩ nặng
tình với sân khấu, Nguyễn Ánh 9.
“Giã
từ sân khấu,” ở chỗ tôi nghĩ là lui về chốn thâm cùng của nghệ thuật,
chẳng liên hệ gì với chuyện vắng bóng người nghệ sĩ dưới ánh đèn màu,
rộn ràng những bàn tay vỗ, lạc âm. Một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều màu
sắc, cung bậc. Nhưng làm sao ta nghe và nhìn thấy sự trong suốt của nó.
Phải chăng khán giả – là âm bản của nghệ thuật. Chúng ta chọn
cách nào để thưởng thức một tác phẩm, chúng ta nhận thứ ấy.
Ở chỗ tôi nghĩ, giã từ sân khấu chỉ là một cách nói, “xin
cho tôi yên phận này thôi.” – Hãy vui vẻ khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lui
về với thế giới của riêng ông, dù nơi ấy Cô Ðơn, ông chọn. Hơn là
thấy ông Bơ Vơ giữa
chốn phồn hoa nặng tiếng khen, chê. Cái gì sẽ ở lại với mọi người, nếu không phải
là Kỷ
Niệm, dù có mông mênh
buồn, và có khi nhẹ tựa mây trắng trôi…
Ở chỗ tôi nghĩ, sân khấu chỉ là một góc rọi, chiếu ngắn ngủi
bề mặt của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Nhưng khi đèn tắt, màn buông, người ta còn
nghe day dứt, lưu luyến, thì đó là giá trị nghệ thuật muôn thuở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét