“Mùa xuân” của Vũ Dạ Phương là một tứ thơ lạ.
Thường khi viết về mùa xuân các thi sĩ thường cảm xúc trước sự biến đổi cảnh vật
thiên nhiên tươi đẹp. Khí trời sang xuân thì muôn sắc hoa, lộc biếc đều trỗi dậy
một sức sống mới cũng như lòng người. Hoặc từ biểu tượng mùa xuân để nói về sự
khởi đầu may mắn của thời gian, khát khao hướng tới tương lai. Bài thơ “Mùa
xuân” của Vũ Dạ Phương vỏn vẹn tám câu thơ ngắn nhưng chứa bao tâm trạng. Sự
dùng dằng kết nối ở đây tạo ra sự phấp phỏng đầy nội tâm chuyển tải được cả một
dung lượng có kết và mở như một câu chuyện cổ tích có hậu. Và cao hơn là chuyển
tải được cả một thông điệp…
Mùa xuân
Mùa xuân
Muốn hái lộc xuân
Hoa thơm tặng bạn
Nụ mầm tặng anh
Đưa tay định ngắt mấy lần
Thấy xuân mơn mởn
Trong ngần
Lại thôi…
Mùa xuân
Muốn hái lộc xuân
Hoa thơm tặng bạn
Nụ mầm tặng anh
Đưa tay định ngắt mấy lần
Thấy xuân mơn mởn
Trong ngần
Lại thôi…
Mở đầu bài thơ là một phong tục đẹp, truyền thống lâu nay của người Việt. Hái lộc
xuân trong đêm giao thừa như một nguyện cầu, ao ước những điều tốt đẹp cho một
năm mới: “Mùa xuân/Muốn hái lộc xuân/Hoa thơm tặng bạn/Nụ mầm tặng anh”. Thoạt
đầu ta cứ ngỡ đây là một tứ thơ tình muôn thuở. “Hoa thơm tặng bạn” là một tình
cảm hướng ngoại lan tỏa và chân thành. Làn hương của hoa hay sự khát khao chia
sẻ đầy nữ tính. Nhưng “Nụ mầm tặng anh” thì đã là hướng nội như muốn ươm mầm một
tình yêu mới chớm nở. “Nụ mầm” chính là nơi nhạy cảm nhất của cây. Tặng anh “nụ
mầm” của lộc xuân chính cũng là một lời tỏ tình tế nhị. Đây là những tình cảm
kín đáo mà nội hàm của nó ẩn chứa bao nỗi niềm.
Bất ngờ tứ thơ được vận động tạo ra một tình huống mới. Ta cứ ngỡ vận động cảm xúc của tứ thơ tuyến tính nhưng cái động thái ấp úng: “Đưa tay định ngắt mấy lần” từ động thái bên ngoài đến phân vân của tâm trạng. Ở đây Vũ Dạ Phương đã thay từ “hái” đến “ngắt”. “Ngắt” có thể là một cử chỉ quá tầm tay với hoặc “ngắt” cũng là một chủ ý dứt khoát. “Ngắt” nhanh gọn như ngón tay bấm vào những tươi non, vừa nâng niu, vừa e ấp, vừa hạnh phúc trao gửi. Và: “Thấy xuân mơn mởn/Trong ngần/Lại thôi…” là một cử chỉ rất nhân văn với sắc độ ấm nồng của lòng thiện căn nhân ái. Lại nữa, động thái này như một tiếng thở phào nhẹ nhõm để nhóm lên một niềm hy vọng cho những tình cảm lớn lao: hướng về thiên nhiên, giao cảm với thiên nhiên, đưa lại cái đẹp cho mọi người.
Bài thơ “Mùa xuân” của thi sĩ Vũ Dạ Phương đã từng được giải cao nhất của cuộc thi “Tác phẩm tuổi xanh” do báo Tiền phong tổ chức. Lúc đó chị còn rất trẻ. Và đây cũng là một trong những tác phẩm được điểm cao khi chị thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du khóa V – mà tôi cũng là sinh viên chung khóa với chị. Tôi còn nhớ nhận xét của nhà thơ Vũ Quần Phương trong Hội đồng chấm thi: “Bài thơ “Mùa xuân” không còn thấy thơ nữa. Thơ đã chạm được đến cõi lòng của nỗi người ở tầng sâu thẳm nhất, nhân bản nhất”. Từ một phong tục đẹp mang tính phật giáo để đến với một ứng xử đẹp cũng rất đời, rất đạo, thật sự Vũ Dạ Phương đã ươm vào trong cõi lòng chúng ta những nụ mầm của cái thiện, cái đẹp vĩnh hằng của mùa xuân.
Bất ngờ tứ thơ được vận động tạo ra một tình huống mới. Ta cứ ngỡ vận động cảm xúc của tứ thơ tuyến tính nhưng cái động thái ấp úng: “Đưa tay định ngắt mấy lần” từ động thái bên ngoài đến phân vân của tâm trạng. Ở đây Vũ Dạ Phương đã thay từ “hái” đến “ngắt”. “Ngắt” có thể là một cử chỉ quá tầm tay với hoặc “ngắt” cũng là một chủ ý dứt khoát. “Ngắt” nhanh gọn như ngón tay bấm vào những tươi non, vừa nâng niu, vừa e ấp, vừa hạnh phúc trao gửi. Và: “Thấy xuân mơn mởn/Trong ngần/Lại thôi…” là một cử chỉ rất nhân văn với sắc độ ấm nồng của lòng thiện căn nhân ái. Lại nữa, động thái này như một tiếng thở phào nhẹ nhõm để nhóm lên một niềm hy vọng cho những tình cảm lớn lao: hướng về thiên nhiên, giao cảm với thiên nhiên, đưa lại cái đẹp cho mọi người.
Bài thơ “Mùa xuân” của thi sĩ Vũ Dạ Phương đã từng được giải cao nhất của cuộc thi “Tác phẩm tuổi xanh” do báo Tiền phong tổ chức. Lúc đó chị còn rất trẻ. Và đây cũng là một trong những tác phẩm được điểm cao khi chị thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du khóa V – mà tôi cũng là sinh viên chung khóa với chị. Tôi còn nhớ nhận xét của nhà thơ Vũ Quần Phương trong Hội đồng chấm thi: “Bài thơ “Mùa xuân” không còn thấy thơ nữa. Thơ đã chạm được đến cõi lòng của nỗi người ở tầng sâu thẳm nhất, nhân bản nhất”. Từ một phong tục đẹp mang tính phật giáo để đến với một ứng xử đẹp cũng rất đời, rất đạo, thật sự Vũ Dạ Phương đã ươm vào trong cõi lòng chúng ta những nụ mầm của cái thiện, cái đẹp vĩnh hằng của mùa xuân.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét