NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGUYỄN
ĐÔNG A
VIẾT VỀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO.
Trần Mạnh Hảo trước và sau “
Ly thân”
Trước nay một số bạn gọi tôi
là nhà lý luận phê bình văn học, không hẳn thế. Nhà lý luận phê bình thường
dành cho các bậc có danh có phận, luận bàn khen chê văn chương theo một hệ
tư tưởng nhất định. Những lý luận phê bình theo định hướng chỉ là màu xám, chỉ
có tác phẩm hay là xanh theo đời, lưu giữ mãi trong lòng người đọc. Tôi chỉ dám
nói rằng, mình là một người đọc thơ văn, rồi viết chút cảm nhận riêng, mang màu
sắc cá nhân. Với thơ của Trần Mạnh Hảo tôi cũng nói nhế, đây chỉ là cảm nhận
riêng khi tôi được đọc một số bài thơ của anh.
Thơ Trần Mạnh Hảo có số lượng
khá lớn, anh in đến 15 tập thơ, đó là chưa kể rất nhiều bài thơ viết sau này
chưa được in, anh viết cả văn xuôi, sách lý luận. Trong đó có tiểu thuyết từng
làm khổ đời anh, anh cũng gây nhiều ân oán trong văn chương, nhiều học giả luận
bàn đủ điều. Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, là anh đã viết ra nhiều
bài thơ rất hay, hiếm người sánh bằng.
Tôi đọc bài thơ “KHI CHƯA
CÓ MÙA THU” anh sáng tác năm 1970 ở rừng Phước Long:
“Khi chưa có mùa thu
Hoa phượng còn dang dở
Bạn nằm xuống lưng đồi
Mùa thu dừng lại đó
Hoa phượng còn dang dở
Bạn nằm xuống lưng đồi
Mùa thu dừng lại đó
Đâu chỉ vì cô gái
Tên trùng với tên mùa
Đâu phải loài hoa ấy
Nở ven rừng bâng quơ
Tên trùng với tên mùa
Đâu phải loài hoa ấy
Nở ven rừng bâng quơ
Chưa ai yêu mùa thu
Như bạn mình mơ mộng
Ai xui tiếng chim gù
Kéo trời lên xanh thẳm
Như bạn mình mơ mộng
Ai xui tiếng chim gù
Kéo trời lên xanh thẳm
Bây giờ đang ve kêu
Rừng xưa mình lại đến
Ước trời xanh thật nhiều
Để thay mình trò chuyện
Rừng xưa mình lại đến
Ước trời xanh thật nhiều
Để thay mình trò chuyện
Cánh rừng hố bom dày
Suối tắc dòng nghẹn chảy
Không có bạn nằm đây
Dễ gì mùa thu tới?….. ”
Suối tắc dòng nghẹn chảy
Không có bạn nằm đây
Dễ gì mùa thu tới?….. ”
Ai cũng có thể thấy được những
dòng thơ trên của Trần Mạnh Hảo là hay, chỉ cần đọc chầm chậm theo dòng cảm
xúc, ngôn từ anh dùng giản dị, dễ hiểu, gần gũi, như lồ lộ trên bề mặt, nhưng
những câu chữ tưởng chừng như đơn giản ấy mà lại có độ thấm rất sâu vào lòng
người đọc.
Không đặc tả mùa thu làng
quê ở tâm thế thưởng cảnh như Nguyễn Khuyến viết về ba bài thơ Thu, đúng hơn là
anh viết về lúc chuyễn mùa, “khi chưa có mùa thu”, và viết về bạn anh, một đồng
đội.. Trong thơ, thấp thoáng có cô gái “ tên trùng với mùa thu” và “ chưa ai
yêu mùa thu” bằng bạn anh, chưa ai “mơ mộng” như bạn. Tuổi thanh xuân nào mà
không có mộng mơ, mong ước, suy tư, buồn vui…. Bạn anh, có thể là người mới ở
tuổi sắp yêu, mới biết yêu, hoặc vừa yêu một người con gái nào đó,. bạn anh
cũng yêu mùa thu vô cùng, yêu thiên nhiên tuyệt đẹp ở rừng.
Tôi như rơi về quá khứ, chìm
đắm vào cảnh sắc sống động, xinh tươi ở những cánh rừng miền đông năm nào. Mùa
hè sau như những trận mưa nặng hạt, tầm tã, cảnh vật, cây cối trở nên xanh mát
hơn, lá rừng ngậm đẫm sương đêm sáng sớm, tiếng gà rừng văng vẳng vang vang tờ
mờ sớm như vui hơn, những trãng cỏ tranh xanh mượt chao ngã, làm duyên trước
gió, chim chóc từ đâu tụ về ríu rít, líu lo suốt ngày. Tất cả thật sống động,
mùa hè rực rỡ.
Mùa hè sinh động ấy rồi sẽ
chuyễn sang thu, một mùa tuyệt đẹp. Lá cây rừng rồi sẽ chuyễn màu, nhưng không
là một màu vàng như thu ở nơi khác. Tùy theo loại cây mà lá chuyễn màu rất khác
nhau, có loại lá vẫn xanh, loại xanh nhạt, loại vàng nhạt, thỉnh thoảng cũng thấy
vài nhánh lan rừng khoe sắc hoa vắt vẽo trên hốc cây, hoặc màu rừng được tô điểm
thêm từ vài bông hoa lạ, mà không ai nói được tên hoa, tạo nên tầng lớp sắc độ,
màu sắc.. Mùa thu ở những cánh rừng miền đông tuyệt đẹp.
Nhưng mộng mơ đẹp hòa cùng cảnh
vật, sắc mùa, như thể mới bắt đầu, thì “mùa thu dừng lại đó”, “bạn nằm xuống
lưng đồi”. Mùa hè rực rỡ, rồi mùa hè đỏ lửa, những hình ảnh của cuộc chiến
tranh diễn ra khốc liệt, thiên nhiên và con người cùng bị hủy hoại: “Cánh rừng
hố bom dày”, lửa cháy, thiêu rụi trãng cỏ tranh, cây sao, cây sến ngã đổ ngổn
ngang, bằng lăng hoa nở tím rừng đầu hè thân giòn gãy toét, chúc đầu xuống, những
bụi tre gai bật gốc, “suối tắc dòng nghẹn chảy “, máu chảy xương tan, nhiều con
người nằm xuống, trong đó có bạn anh. “Không có bạn nằm đây” “Dễ gì mùa thu tới?”
Tôi lại miên man theo dòng cảm
xúc anh viết về thu và bạn anh:“…….
Bạn mãi mười chín tuổi
Như buổi ấy công đồn
Vắt cơm nhòa nước suối
Nhường nhau không ai ăn
Bạn mãi mười chín tuổi
Như buổi ấy công đồn
Vắt cơm nhòa nước suối
Nhường nhau không ai ăn
Thôi dành sau trận
đánh
Tiểu đội cùng liên hoan
Tiếc mùa thu đi vắng
Chim rừng chưa bay sang
Chia tay cười rất đậm
Đến giờ còn nghe vang
Tiểu đội cùng liên hoan
Tiếc mùa thu đi vắng
Chim rừng chưa bay sang
Chia tay cười rất đậm
Đến giờ còn nghe vang
Có ai ngờ đêm ấy
Bạn không về liên hoan
Vắt cơm nhòa nước suối
Viếng bạn mình không ăn
Bạn không về liên hoan
Vắt cơm nhòa nước suối
Viếng bạn mình không ăn
Cánh rừng xanh xao gió
Có tiếng chim từ quy
Hình như ai gọi đó
Bạn yên nghỉ mình đi
Có tiếng chim từ quy
Hình như ai gọi đó
Bạn yên nghỉ mình đi
Chiến trường nhiều khói lửa
Vẫn ngoảnh lại cánh rừng
Chao ôi mùa thu đó
Bốn bề xanh rưng rưng
Vẫn ngoảnh lại cánh rừng
Chao ôi mùa thu đó
Bốn bề xanh rưng rưng
Chao ôi là hương cốm
Rồi lòng đến thế ư?
Thương bạn khi nằm xuống
Sao trời chưa sang thu?”
Rồi lòng đến thế ư?
Thương bạn khi nằm xuống
Sao trời chưa sang thu?”
Bạn anh, một người “mười
chin tuổi”, người mà “ vắt cơm” “nhường nhau không ai ăn”, người mà giọng “ cười
rất đậm” “đến giờ còn nghe vang ”, đã nằm xuống..
“Cánh rừng xanh xao
gió
Có tiếng chim từ quy
Hình như ai gọi đó
Bạn yên nghỉ mình đi ”
Có tiếng chim từ quy
Hình như ai gọi đó
Bạn yên nghỉ mình đi ”
Những dòng thơ rơi nước mắt,
như lời vĩnh biệt bạn – anh đi, “ tiếng chim từ quy” kêu “không trở lại”, “cánh
rừng xanh xao gió” như tiễn hồn bạn đi.“…
Thương bạn khi nằm xuống
Sao trời chưa sang thu?”.
Sao trời chưa sang thu?”.
Tôi lại liện tưởng, mùa thu
chưa tới và cô gái loáng thoáng tên Thu đâu rồi? Cô gái chưa đến, tình yêu thấp
thoáng vẫn chưa đến cùng với cái tuổi mười chín.Tôi như thấy lớp lớp nam nữ tuổi
đôi mươi hồi ấy hiện ra, cô bác sĩ Đặng Thùy Trâm, những cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc…., xót xa cho tuổi thanh xuân trong chiến tranh.Tôi thấy mình nghẹn lại, khi đọc
bài thơ anh viết. Những dòng thơ ngắn, phát triển chầm chậm, tạo cảm xúc lắng
sâu, nghẹn ngào, tức tưởi, thảm não.
Trần Mạnh Hảo sống với quá
khứ, anh không hề quay lưng, chối bỏ quá khứ. Điều đó thể hiện rất rõ trong
thơ. Thơ anh đơn giản không cải tiến, đổi mới, không theo kiểu tân hình thức,
phức cảm ngôn từ chi hết. Từ ngữ anh dùng giản dị, không bóng bẩy, trau chuốt
mượt mà. Anh diễn đạt tự nhiên mà tinh tế, sâu sắc. Dòng cảm xúc trong bài thơ
tuôn ra, phát triển sâu đậm, đầy tình người, đọng vào lòng người, tạo nên thi
tài. Anh phải là người yêu cái đẹp, thiên nhiên, mùa thu hơn cả bạn anh, Cái đẹp,
cái hay trong thơ anh là đi từ cái tình, tình người.
Tôi có một anh bạn, quê ở
sát bên kia bờ sông Bến Hải, trong một chuyến đi tham quan thạch động về quê
anh, khi mà mọi người trong Nam mới ra Bắc đều háo hức trước cảnh đẹp kỳ vĩ lần
đầu tiên được thấy, thì anh rủ thêm vài người mua ít trái cây, bó nhang, diêm
quẹt, vạch cỏ tìm thăm lại những người bạn, những ngôi mộ nơi hoang vắng, những
người cùng anh tham gia chiến tranh rất sớm, ở tuổi chưa đến mười tám…. Nhìn
anh mắt đỏ đỏ, ngồi lặng người bên mộ bạn, anh sống lại với quá khứ. Tôi nghĩ,
tuổi trẻ chúng tôi lúc ấy là thế, không có quyền chọn lựa, buộc phải đứng về một
phía, hoặc bên này, bên kia, phải cầm súng, rồi chết. Tôi bỗng nghẹn theo anh,
thấy mình thật đau, xốn xang, một thời cho lý tưởng cao đẹp, hay là vật tế thần
cho lợi ích của một tầng lớp nào đó về sau này…..
Cũng như anh bạn tôi, Trần Mạnh
Hảo luôn nhớ đến cái quá khứ khiến nhiều người đã nằm xuống. Như trong bài “
Làm dâu”, anh viết “kính tặng những người đàn bà Việt”, “ làm dâu cuộc chiến
tranh….”:
“Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi…….
“Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi…….
Tay sờ ảnh mộ còn run
Xin thương rế rách chổi cùn chiến tranh
Gọi thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.”
Xin thương rế rách chổi cùn chiến tranh
Gọi thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.”
Hai dòng lục bát cuối, phải
nói là tuyệt hay, cho thấy tài hoa của người viết, yêu thương, thủy chung, xót
xa, đớn đau….. cho những người phụ nữ “ lấy chiến tranh làm chồng”:
“Gọi thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.”
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng.”
Quá khứ và hiện tại đan xen
trong anh, với nhiều điều trăn trở, không hài lòng, với cái giá mà anh và bạn
bè đánh đổi, bằng cả mạng sống. Rồi anh bất mãn với cuộc đời này, với những điều
chướng tai gai mắt quanh mình. Nói mà ai nghe, không ai hiểu mình, buồn cho
mình, có lúc anh như thu mình lại, sống khép kín, cô độc, tuổi già, ngồi thẩn
thờ, ngày chỉ “được chơi với kiến”, vậy mà lại vẫn là nhớ đồng đội….“…..
Nhớ ơi đồng đội chập chờn
Chiến tranh bỏ lại cô đơn hòa bình
Ngồi chơi với kiến giật mình
Một ta mà cả đội hình ngày xưa.
Chiến tranh bỏ lại cô đơn hòa bình
Ngồi chơi với kiến giật mình
Một ta mà cả đội hình ngày xưa.
Tiếng rừng gọi bạn không
thưa
Hóa thân thành kiến như vừa đâu đâu
Tuổi già thơ thẩn lâu lâu
Ngồi chơi với kiến bạc đầu không hay…”
Hóa thân thành kiến như vừa đâu đâu
Tuổi già thơ thẩn lâu lâu
Ngồi chơi với kiến bạc đầu không hay…”
Rồi anh mơ “Cỡi trâu về thời
niên thiếu”, mơ về với làng quê gần gũi, an bình, về với tuổi thơ êm ả, vô tư.
Anh muốn quên, muốn “ tìm lại hồn:” anh “trong cỏ rả dông dài.”. Những câu thơ
được anh viết rất tự nhiên mà điêu luyện, từ ngữ dùng phong phú, độc đáo. Thiên
nhiên trong thơ anh gắn với xứ sở, quê hương.
“Đêm mơ được cưỡi trâu về tuổi
nhỏ
Con đường làng mê mẩn cỏ đời tôi
Nghe gió gặm vạt sương chiều nghé ọ
Tuổi thiếu niên theo chú Cuội lên trời…..
Con đường làng mê mẩn cỏ đời tôi
Nghe gió gặm vạt sương chiều nghé ọ
Tuổi thiếu niên theo chú Cuội lên trời…..
Mùa xuân được cưỡi trâu về đồng
bãi
Tìm lại hồn tôi trong cỏ rả dông dài…”
Tìm lại hồn tôi trong cỏ rả dông dài…”
Anh là người nhạy cảm, anh
thương người và yêu thiên nhiên, thiên nhiên trong thơ anh mới lạ, một chiếc lá
rơi cũng có tình cảm, linh cảm như người. Trong bài “VỀ MỘT CHIẾC LÁ VÀNG”, anh
viết:
“Suốt ngày sao lá không rơi?
Ngỡ anh đã ngủ khẽ rời cành êm
Vì sao lá níu cây thêm
Sợ anh buồn, lá chọn đêm lìa cành!”
Ngỡ anh đã ngủ khẽ rời cành êm
Vì sao lá níu cây thêm
Sợ anh buồn, lá chọn đêm lìa cành!”
Cũng với một chiếc lá rợi,
trong bài “ĐỘNG TĨNH”, về “khuya trong làng quê Đồng Tháp Mười mùa khô năm
1982”, anh lại viết:
“Cứ ngỡ đã tìm ra tĩnh lặng
Chao ôi đêm lắng hết thôn làng
Chợt đâu chiếc lá rơi trong vắng
Nghe giật mình hơn mọi tiếng vang…”
Chao ôi đêm lắng hết thôn làng
Chợt đâu chiếc lá rơi trong vắng
Nghe giật mình hơn mọi tiếng vang…”
Chỉ một chiếc lá rơi trong
đêm vắng, cũng đánh động được lòng anh. Anh yêu thiên nhiên, yêu mọi thứ quanh
mình, tính bản nhiên có trong thơ anh.
Những bài thơ anh viết cho
tình yêu, cho em cũng rất đặc biệt, thời gian như bị thu ngắn, sự yêu thì vô
cùng, như trong bài tứ tuyệt “ EM VÀ ĐÊM”, câu cuối rất hay: Bài thơ này, có thể
có hoặc không có yếu tố tục, tùy vào sự liên tưởng của người đọc, do tính đa
nghĩa của chữ nghĩa, nếu có thì đã sao, vì đó là thực, che dấu làm gì, chỉ biết
anh đắm say em bằng tất cả sự đê mê, bằng dục tình. Tứ thơ rất hay, bởi sự đối
lập của hai từ “ngắn”, “dài”.
“Thức đêm mới biết rằng đêm ngắn
Chỉ có em thôi mới thật dài
Hôn em từ gót chân lên trán
Hôn mới nửa chừng đã sớm mai”
Chỉ có em thôi mới thật dài
Hôn em từ gót chân lên trán
Hôn mới nửa chừng đã sớm mai”
Về điều này, anh cũng đã viết
trong một bài thơ ngắn khác, bài “KHỎA
….THƠ…”, như một thực tế trần tục hiển nhiên của con người, nhưng lại vừa là một triết lý:
….THƠ…”, như một thực tế trần tục hiển nhiên của con người, nhưng lại vừa là một triết lý:
“Sinh ra nào có áo quần
Núp trong y phục khỏa thân vĩnh hằng
Xin đừng mặc váy cho trăng
Mặc quần cho mặt trời bằng đám mây…”
Núp trong y phục khỏa thân vĩnh hằng
Xin đừng mặc váy cho trăng
Mặc quần cho mặt trời bằng đám mây…”
Những bài thơ ngắn anh viết
sau này có dính dáng tới “em”, có khi chỉ là viết sau cơn mê, sau mộng mị, như
anh tâm sự “Sài Gòn nửa đêm về sáng 3 h 42′ ngày 20-8-2015 ngủ mơ thấy mình hóa
chim, như mũi tên giang cánh phóng thẳng lên trời hình thập giá, rồi mất tiêu
giữa cõi em hun hút, tỉnh dạy bèn viết…”, kiểu cách viết táo bạo hơn trước,
nhưng tứ thơ vẫn rất độc đáo, ý thơ chuyễn đổi, phát triển tài tình.
Như bài “GIẤC MƠ CHIM…”:
“Giang cánh vút thẳng lên trời
Làm chim thập giá đóng lời hoan ca
Phải anh một con chim già
Cõi em phóng thẳng lên là tuyệt rơi…?”
Làm chim thập giá đóng lời hoan ca
Phải anh một con chim già
Cõi em phóng thẳng lên là tuyệt rơi…?”
Anh không quay lưng với đời,
nhưng hình như đời quay lưng với anh, có thể vì thế mà sinh ra nhiều mộng mị,
trong mộng mị vẫn yêu người, dù chỉ là em của anh, thật say đắm, thực và bay bổng,
như trong bài “QUÂN GIẾT NGƯỜI…” sau một giắc trưa, anh viết:
“Anh vừa vật nhau với nắng
thu
Trời xanh nứng gió váy che dù
Em hút hồn anh như hút thuốc
Cháy hết anh rồi em đánh đu…”
Trời xanh nứng gió váy che dù
Em hút hồn anh như hút thuốc
Cháy hết anh rồi em đánh đu…”
Có thể có yếu tố tục trong
những bài thơ trên. Một sự pha trộn cái tục trong văn chương bình dân và sự sắc
bén, khéo léo của thơ Hồ xuân Hương, chỉ gợi để cảm, cái thực và bay bổng. Cái
thực luôn có trong cuộc sống, anh viết bằng tài năng của một người từng trải.
Đọc thơ anh, tôi đọc bằng
tâm cảm, những câu thơ, con chữ tưởng như đơn giản, không có phù phép bằng những
phép tu từ phức tạp, mà bên trong là hàm sâu những lớp nghĩa, những suy nghĩ,
triết lý, là những trăn trở với cuộc sống, với con người, gắn liền với quê
hương, đất nước. Như trong bài “CẤY LÚA” anh viết:
“Cắm tay tiên xuống ruộng
bùn
Thương chân ì oạp bùn ngùn ngụt sôi
Chổng mông nghìn thuở lên trời
Cúi đầu trước lúa làm người Việt Nam…”
Thương chân ì oạp bùn ngùn ngụt sôi
Chổng mông nghìn thuở lên trời
Cúi đầu trước lúa làm người Việt Nam…”
Như trong bài: “MẶT TRỜI VÀ
HẠT SƯƠNG” anh viết:
“Mặt trời quá vĩ đại
Hạt sương quá nhỏ nhoi
Mặt trời không mang nổi
Dù một hạt sương rơi
Nhưng trong hạt sương ấy
Có bao nhiêu mặt trời ?”
“Mặt trời quá vĩ đại
Hạt sương quá nhỏ nhoi
Mặt trời không mang nổi
Dù một hạt sương rơi
Nhưng trong hạt sương ấy
Có bao nhiêu mặt trời ?”
Bằng cặp từ “mặt trời” và “hạt sương” hình ảnh đối lập, đơn giản, anh so sánh. Và một thực tế trong tự
nhiên, trong “hạt sương” lóng lánh ấy ánh lên “có bao nhiêu mặt trời?”, một
câu hỏi đáng suy gẫm. Anh là “hạt sương” nhỏ nhoi sẽ nhanh chóng tan biến khi
“mặt trời” rọi.. Anh là “hạt bụi trần” ( HẠT BỤI ), “hạt bụi không lấp lánh” “từng
rơi vào mắt cuộc đời”, sao người ta quên anh?
Sau chiến tranh thỉnh thoảng
tôi lại vào rừng một mình, để hưởng cảnh thanh vắng, sự phục hồi mạnh mẽ, nhanh
chóng của rừng xanh, những tán cây cao rợp mát còn sót lại, những cánh rừng bằng
lăng hoa tím rừng…. nhưng mỗi khi đi qua vài khúc quẹo, lối mòn nhỏ thường đi,
tôi lại thấy vài u đất có cắm một khúc gỗ, hoặc một phiến đá nhỏ đánh dấu,
không ghi tên tuổi, không biết là của ai, tôi thường lạnh người, không phải vì
sợ, mà bởi sự lạnh lẽo của sự lãng quên, vô cảm của đời, trước những sinh mệnh
nhỏ nhoi, vô thường…..
Trần Mạnh Hảo, anh chết khi
còn đang sống, bởi sự nhẫn tâm, vô cảm của con người, anh chết nghẹn trong cái
khổ của người đàn ông. Đó là cái khổ của người đàn ông đã từng cống hiến tuổi
thanh xuân cho lý tưởng, giờ lại bó mình sống trong nỗi mất mát, thất vọng, sống
cùng với những câu thơ đầy ẩn ức. Sau “ Ly thân”, Trần Mạnh Hảo vẫn là người
làm thơ tài hoa mang đầy dấu ấn của quá khứ, mang đầy nồng nhiệt thời trai trẻ,
những câu thơ vẫn vương hoài niệm. Trước và sau” Ly thân” không có khoảng cách
nào trong tâm hồn đẹp của thi sĩ. Xã hội anh sống có ly thân với anh không, tôi
không thích nói về điều này, nhưng tôi tin rằng, Trần Mạnh Hảo chưa bao giờ sống
trong tâm thế đã ly thân..
Một thi tài như thế sao người
ta nỡ đẩy ra, bởi một tác phẩm viết trung thực, phản ánh hiện thực, bởi tính
cách cứng cỏi, khí phách ngang tàng, nói năng không xuôi theo chiều quyền thế.
Chẳng lẻ cứ để như Trần Dần, Hữu Loan,… sau này mới “phục hồi”, thời đại nay
khác trước rồi. Ở xứ tôi, giờ đáng ra không nên còn điều kỳ lạ, như Bùi Giáng
lúc chết rồi thì người ta tổ chức hội nghị này nọ nghiên cứu, như thể một thiên
tài hiếm hoi, còn khi sống thì đến đứa con nít cũng có thể quăng cục gạch….
Hãy trả những văn thi tài
khi họ còn đang sức viết, dù tính khí họ thế nào, dù họ có viết thuân chiều hay
không, trả họ về đúng chỗ, đúng vị trí của họ trong văn chương Việt Nam.
Nguyễn
Đông A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét