Có những nhà thơ không chuyên viết về tình
yêu nhưng thơ tình viết ra lại sống thật bền lâu trong tâm hồn người đọc, vượt
hẳn nhiều thi sĩ "thâm canh" ở đề tài bất tử này. Có lẽ trong số hiếm
hoi ấy, nhà thơ Trinh Đường là một trường hợp đặc biệt may mắn chăng? Đọc thơ
ông, một nhà thơ suốt đời sống chết hết mình cho thơ, dễ mấy ai quên được bài
thơ Ra cửa nổi tiếng.
|
Chọn thể thơ 5 chữ phô diễn nỗi niềm trong tình yêu đã có khá nhiều thi phẩm
như Sóng, Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh, Cho một người của Anh Ngọc,
song để tạo giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát trong một quyết tâm "biết chắc",
nghĩa là cái giọng điệu thường ít phù hợp trong tình yêu ấy có lẽ chỉ có ở bài
thơ này.
Nỗi chờ đợi trong tình yêu đã trở thành cảm hứng ngàn đời của thơ ca viết về tình yêu đôi lứa. Chờ đợi đến như Vũ Quần Phương "Đứng một ngày đất lạ thành quen/Đứng một đời em quen thành lạ" kia mà. Nhưng có hẹn hò mới có chờ đợi, nhớ mong, rồi mới dẫn đến nhiều trạng thái cảm xúc khác như hờn giận, trách móc... Tránh mòn sáo trong cách lập tứ, bài thơ Ra cửa không dẫn người đọc vào điệp khúc quen thuộc ấy mà mở ra một nét tâm trạng khác thường của nhân vật trữ tình xưng anh:
Biết chắc không có em
Anh vẫn đi ra cửa
Tay cầm nắm đấm xoay
Mắt run theo tay mở
Ở đây, nhà thơ Trinh Đường rất khéo léo khi gợi sự tò mò cho người đọc bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập, đối lập mà vẫn logic, hợp lý với nỗi niềm của người đang yêu, vì ai trong đời chúng ta lại chẳng một lần nghiệm sinh điều ấy. "Biết chắc không có em", nghĩa là em không hiện diện ở ngoài cánh cửa kia, em không hẹn hò đến nhà anh, thậm chí em không đoái hoài gì đến tình yêu của anh gì cả, vậy mà "anh vẫn đi ra cửa". Không những đi ra bình thường mà cảm xúc đang trào dâng trên khóe, "mắt run" khi "cầm nắm đấm xoay" mới thật tội nghiệp làm sao. Tác giả không nói tay run theo đôi mắt đang hướng ra ngoài cánh cửa để mở mà lại nói "mắt run" mới ấn tượng và xúc động. Tác giả Trinh Đường tập trung khắc họa ở ánh nhìn, một ánh nhìn khát khao, tìm kiếm trong hy vọng và đợi chờ da diết, dù biết rằng điều ấy là không tưởng. Rồi điều gì đến cũng sẽ đến, mặc cho tâm thức của kẻ ra mở cửa kia có mơ mộng điều gì:
Cái gì sau cánh cửa
Một khoảng trời mênh mông
Anh đứng vào khoảng trống
Vẫn không phải là em
"Khoảng trời mênh mông" của hiện thực phũ phàng hay đó là điều đã định hình từ trong thẳm sâu nỗi nhớ? Có người cho rằng, vì "biết chắc không có em" nên cảm giác mất mát và hụt hẫng cũng đâu có gì lớn lắm. Tôi lại nghĩ khác, đây mới là sức bật của tứ thơ đến lúc cuộn xoáy dữ dội nhất, đau thương nhất. Ngay khi tuyệt vọng nhất mà bạn vẫn còn hy vọng đó mới chính là nỗi niềm bi thương không gì sánh nổi. Tuyệt vọng vì "biết chắc" em không đến, nhưng đi ra cửa với tâm trạng "mắt run theo tay mở" là hy vọng tràn trề lắm. Cái khoảng trời xanh mênh mông ập đến thình lình khiến tác giả chơi vơi, đứt đoạn đến tội nghiệp. "Anh đứng vào khoảng trống" để tìm hơi hám của tình yêu, để lắng nghe, thăm dò như không tin. Trời ạ, đã "khoảng trống" rồi, đã không em rồi thì đứng làm gì vào đó nữa, lại còn khẳng định "vẫn không phải là em". Hình tượng thơ nhờ thế cao siêu lạ thường, nhập sâu vào hồn người, chới với và ngơ ngẩn như một niềm hoang tưởng.
Khổ thơ cuối bài lặp lại hành động ra cửa, khi khoảng trống không em cứ thảng thốt gọi gào trong sự mê muội của tâm tưởng tình yêu:
Chiều nay sau cánh cửa
Khoảng trống lại gọi anh
Không cưỡng được lòng mình
Anh lại đi ra cửa. "Không cưỡng được lòng mình" như con muỗi tìm đến ánh sáng của ngọn đèn chiếu rạng, như con nghiện vật vờ tìm chất kích thích để giết chết đời mình. Trong tình yêu, người ta có thể đau khổ vật vã, có thể u sầu điên dại, có thể sống mà như đã chết rồi, nhưng hoang tưởng đến mê lầm, thực ảo đan xen, xác hồn rời rạc đến tội nghiệp chỉ có thể nói đến ở bài thơ Ra cửa này của Trinh Đường. Điều đó đâu chỉ diễn ra một lần, một đoạn mà có thể sẽ kéo dài không biết đến bao giờ. Bằng chứng là khổ thơ cuối bài đã nói hộ với người đọc điều đó, khi trái tim của tình yêu vang vọng đến khôn cùng giữa khoảng không sau cánh cửa, mê dụ trái tim yêu hụt hẫng đến bao giờ.
Đọc thơ tình yêu dễ khiến con người ta đồng cảm, khóc hay cười, hạnh phúc hay đau khổ, sum vầy hay ly biệt... nổi trôi cùng với tâm trạng thi nhân; nhưng để thương vương cho một chút tình mê dại, đẫm đầy liêu trai như nhân vật trữ tình xưng anh của bài thơ này quả là hiếm gặp. Bài thơ thấm sâu vào tâm hồn người đọc suốt ba mươi năm qua kể từ khi tập thơ Giao mùa của Trinh Đường xuất hiện đã nói hộ cùng chúng ta điều đó chăng!
Nỗi chờ đợi trong tình yêu đã trở thành cảm hứng ngàn đời của thơ ca viết về tình yêu đôi lứa. Chờ đợi đến như Vũ Quần Phương "Đứng một ngày đất lạ thành quen/Đứng một đời em quen thành lạ" kia mà. Nhưng có hẹn hò mới có chờ đợi, nhớ mong, rồi mới dẫn đến nhiều trạng thái cảm xúc khác như hờn giận, trách móc... Tránh mòn sáo trong cách lập tứ, bài thơ Ra cửa không dẫn người đọc vào điệp khúc quen thuộc ấy mà mở ra một nét tâm trạng khác thường của nhân vật trữ tình xưng anh:
Biết chắc không có em
Anh vẫn đi ra cửa
Tay cầm nắm đấm xoay
Mắt run theo tay mở
Ở đây, nhà thơ Trinh Đường rất khéo léo khi gợi sự tò mò cho người đọc bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập, đối lập mà vẫn logic, hợp lý với nỗi niềm của người đang yêu, vì ai trong đời chúng ta lại chẳng một lần nghiệm sinh điều ấy. "Biết chắc không có em", nghĩa là em không hiện diện ở ngoài cánh cửa kia, em không hẹn hò đến nhà anh, thậm chí em không đoái hoài gì đến tình yêu của anh gì cả, vậy mà "anh vẫn đi ra cửa". Không những đi ra bình thường mà cảm xúc đang trào dâng trên khóe, "mắt run" khi "cầm nắm đấm xoay" mới thật tội nghiệp làm sao. Tác giả không nói tay run theo đôi mắt đang hướng ra ngoài cánh cửa để mở mà lại nói "mắt run" mới ấn tượng và xúc động. Tác giả Trinh Đường tập trung khắc họa ở ánh nhìn, một ánh nhìn khát khao, tìm kiếm trong hy vọng và đợi chờ da diết, dù biết rằng điều ấy là không tưởng. Rồi điều gì đến cũng sẽ đến, mặc cho tâm thức của kẻ ra mở cửa kia có mơ mộng điều gì:
Cái gì sau cánh cửa
Một khoảng trời mênh mông
Anh đứng vào khoảng trống
Vẫn không phải là em
"Khoảng trời mênh mông" của hiện thực phũ phàng hay đó là điều đã định hình từ trong thẳm sâu nỗi nhớ? Có người cho rằng, vì "biết chắc không có em" nên cảm giác mất mát và hụt hẫng cũng đâu có gì lớn lắm. Tôi lại nghĩ khác, đây mới là sức bật của tứ thơ đến lúc cuộn xoáy dữ dội nhất, đau thương nhất. Ngay khi tuyệt vọng nhất mà bạn vẫn còn hy vọng đó mới chính là nỗi niềm bi thương không gì sánh nổi. Tuyệt vọng vì "biết chắc" em không đến, nhưng đi ra cửa với tâm trạng "mắt run theo tay mở" là hy vọng tràn trề lắm. Cái khoảng trời xanh mênh mông ập đến thình lình khiến tác giả chơi vơi, đứt đoạn đến tội nghiệp. "Anh đứng vào khoảng trống" để tìm hơi hám của tình yêu, để lắng nghe, thăm dò như không tin. Trời ạ, đã "khoảng trống" rồi, đã không em rồi thì đứng làm gì vào đó nữa, lại còn khẳng định "vẫn không phải là em". Hình tượng thơ nhờ thế cao siêu lạ thường, nhập sâu vào hồn người, chới với và ngơ ngẩn như một niềm hoang tưởng.
Khổ thơ cuối bài lặp lại hành động ra cửa, khi khoảng trống không em cứ thảng thốt gọi gào trong sự mê muội của tâm tưởng tình yêu:
Chiều nay sau cánh cửa
Khoảng trống lại gọi anh
Không cưỡng được lòng mình
Anh lại đi ra cửa. "Không cưỡng được lòng mình" như con muỗi tìm đến ánh sáng của ngọn đèn chiếu rạng, như con nghiện vật vờ tìm chất kích thích để giết chết đời mình. Trong tình yêu, người ta có thể đau khổ vật vã, có thể u sầu điên dại, có thể sống mà như đã chết rồi, nhưng hoang tưởng đến mê lầm, thực ảo đan xen, xác hồn rời rạc đến tội nghiệp chỉ có thể nói đến ở bài thơ Ra cửa này của Trinh Đường. Điều đó đâu chỉ diễn ra một lần, một đoạn mà có thể sẽ kéo dài không biết đến bao giờ. Bằng chứng là khổ thơ cuối bài đã nói hộ với người đọc điều đó, khi trái tim của tình yêu vang vọng đến khôn cùng giữa khoảng không sau cánh cửa, mê dụ trái tim yêu hụt hẫng đến bao giờ.
Đọc thơ tình yêu dễ khiến con người ta đồng cảm, khóc hay cười, hạnh phúc hay đau khổ, sum vầy hay ly biệt... nổi trôi cùng với tâm trạng thi nhân; nhưng để thương vương cho một chút tình mê dại, đẫm đầy liêu trai như nhân vật trữ tình xưng anh của bài thơ này quả là hiếm gặp. Bài thơ thấm sâu vào tâm hồn người đọc suốt ba mươi năm qua kể từ khi tập thơ Giao mùa của Trinh Đường xuất hiện đã nói hộ cùng chúng ta điều đó chăng!
LÊ THÀNH VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét