VỀ BẾN SÔNG XƯA
Khi em về nắng đã tắt bên sông
Chú sẻ nâu ngác ngơ chiều lẻ bạn
Trên bờ dốc gió lay miền dĩ vãng
Có buồn không – mắt ướt giọt thơ rơi!
Bước em về hôm ấy rất tinh khôi
Con thuyền nhỏ bến sông xưa chở hẹn
Gió dịu dàng ru em ngày mới đến
Tiếng chèo khua khuấy động giấc mơ người
Chở về đâu phía không có mặt trời
Cho mệt mỏi khi chiều về cạn nắng
Anh đi xa lòng em bao con sóng
Vỗ mệt nhoài như sông khát đầy vơi
Khi em về bến sông nhỏ ngừng trôi
Lục bình tím cũng không còn tím nữa
Nơi em đứng là ngày xưa một thuở
Cỏ nghêu ngao nhường chỗ để ta ngồi
Sao bây giờ nghe tê ngắt bờ môi
Bàn tay lạnh chờ bàn tay hong ấm
Em vẫn đợi ngày anh về …xa lắm
Bến sông buồn …em trú ngụ vào đâu!?.
MAI TUYẾT
21/3/2016
Chú sẻ nâu ngác ngơ chiều lẻ bạn
Trên bờ dốc gió lay miền dĩ vãng
Có buồn không – mắt ướt giọt thơ rơi!
Bước em về hôm ấy rất tinh khôi
Con thuyền nhỏ bến sông xưa chở hẹn
Gió dịu dàng ru em ngày mới đến
Tiếng chèo khua khuấy động giấc mơ người
Chở về đâu phía không có mặt trời
Cho mệt mỏi khi chiều về cạn nắng
Anh đi xa lòng em bao con sóng
Vỗ mệt nhoài như sông khát đầy vơi
Khi em về bến sông nhỏ ngừng trôi
Lục bình tím cũng không còn tím nữa
Nơi em đứng là ngày xưa một thuở
Cỏ nghêu ngao nhường chỗ để ta ngồi
Sao bây giờ nghe tê ngắt bờ môi
Bàn tay lạnh chờ bàn tay hong ấm
Em vẫn đợi ngày anh về …xa lắm
Bến sông buồn …em trú ngụ vào đâu!?.
MAI TUYẾT
21/3/2016
LỜI BÌNH: HỒ KIM UYÊN
Có lẽ trong dòng ký ức miên man của mỗi người, ai ai cũng đều lưu giữ những kỷ
niệm da diết về một dòng sông. Ở bài viết này tôi muốn nói đến một dòng sông
thăm thẳm của nỗi nhớ, của những khắc khoải chờ mong, của hạnh phúc và đớn đau,
chập chờn, hư ảo cả một đời người: VỀ BẾN SÔNG XƯA của nhà thơ Mai Tuyết, hội
viên Hội Văn Học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh.
Cái hiện hữu ở đây là dòng sông có thật- dòng sông Cẩm Giang nằm ở cực Tây huyện Gò Dầu, bên bờ trái sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh, dòng sông ấy đã đi sâu vào cảm thức của nhà thơ với bao kỷ niệm ngọt ngào của buổi đầu hò hẹn mê say, của hạnh phúc và tan vỡ, của nụ cười, nước mắt, của niềm đau…và giờ đây chỉ còn là nỗi nhớ, là hoài niệm …
Cái hiện hữu ở đây còn là “Em”- chính Em- nhân vật trữ tình, người con gái sắt
son, chung thủy với tình yêu của mình, đau đáu bao nhiêu năm ròng, qua bao
nhiêu biến cố, bao nhiêu trắc trở, éo le, ngang trái của cuộc đời vẫn không
nguôi nhớ về Anh, nhớ về bến sông xưa.
Thời gian và không gian nghệ thuật trong bài thơ đan cài, quấn quýt vào nhau tạo
ra một miền nhớ rất riêng, da diết, khắc khoải và chơi vơi . Những gì mà người
đọc nhìn thấy được, nghe được trong miền nhớ ấy là hàng loạt các hình ảnh xâu
chuỗi, giàu sức gợi, lung linh trong hiện thực và tâm thức:
“Nắng đã tắt bên sông”, “chú sẻ nâu ngác ngơ”, “bờ dốc gió lay”, “con thuyền
nhỏ”, “bến sông xưa”, “tiếng chèo khua”, “lục bình tím”…. Vẫn là những hình ảnh
rất gần gũi, quen thuộc mà ta thường thấy trên sông nước, nhưng qua dòng chảy
dịu dàng và mênh mang nỗi nhớ, sự đợi chờ của một hồn thơ giàu xúc cảm của người
phụ nữ trong tình yêu, sống với tình yêu rất thật, rất chân thành đã khiến lòng
tôi thổn thức, xa xót như chính niềm đau của nhà thơ vậy.
Thời gian ở đây là thời gian hiện tại:
“Khi em về nắng đã tắt bên sông”
“Khi em về nắng đã tắt bên sông”
Đó là một buổi chiều đã nhạt nắng. Bến sông hoang vắng biết chừng nào! Và lòng
em cũng tê tái, trống trải biết chừng nào.
Thời gian hiện tại gợi thức thời gian của quá khứ, của bao nhiêu hồi ức dập dồn
ùa về trong miền nhớ KHÔNG ANH – và CÓ ANH.
Miền nhớ không anh vì nơi đây chỉ có mình em, bơ vơ , cô lẻ trên bến sông này,
làm bạn với em chỉ có “bờ dốc gió lay” hoang hoải, chỉ có trời chiều “cạn nắng”,
chỉ có những con sóng vỗ tràn bờ rồi con sóng lại xa khơi…
Tôi đọc tiếp câu thơ này “Chú sẻ nâu ngác ngơ chiều lẻ bạn”. Câu thơ bất chợt
đọng lại trong tôi dòng liên tưởng. Hình ảnh “ chú sẻ nâu” không chỉ xuất hiện
một lần mà rất nhiều lần qua các bài thơ khác cùng đề tài của tác giả. Xin được
trích ra đây:
Ai đợi chốn đầu nguồn
Cho dài thêm nỗi nhớ
Chú sẻ nâu mắc cỡ
Nghiêng đầu soi dưới sông
(NGÀY VỀ THĂM BẾN SÔNG - Mai Tuyết )
Cho dài thêm nỗi nhớ
Chú sẻ nâu mắc cỡ
Nghiêng đầu soi dưới sông
(NGÀY VỀ THĂM BẾN SÔNG - Mai Tuyết )
Hình ảnh “chú sẻ nâu” bé bỏng, dễ thương, hay thẹn thùng mắc cỡ, hình ảnh chú sẻ
nâu ngơ ngác bên bến vắng sông dài, bên mạn thuyền vỗ nhịp, rồi hình ảnh chú sẻ
nâu chợt bay lên trong chiều lênh đênh nắng sao thấy mà thương lạ, mà yêu lạ.!
Có lẽ hình ảnh ấy là hóa thân của chị, gợi liên tưởng về chị . Và cả Anh – người
đàn ông mà chị yêu cũng đã liên tưởng như thế , ấp ủ như thế khi nghĩ về chị, về
bến sông xưa của hai người. Hình ảnh thơ rất thơ , rất sáng tạo là ở đó.
Miền nhớ CÓ ANH là miền nhớ về kỷ niệm đôi ta. Dòng kỷ niệm cứ tươi nguyên,
quay quắt như mới vừa hôm qua đây thôi.
Bước em về hôm ấy rất tinh khôi
Con thuyền nhỏ bến sông xưa chở hẹn
Gió dịu dàng ru em ngày mới đến
Tiếng chèo khua khuấy động giấc mơ người
Con thuyền nhỏ bến sông xưa chở hẹn
Gió dịu dàng ru em ngày mới đến
Tiếng chèo khua khuấy động giấc mơ người
Những dòng thơ tám chữ mượt mà, có duyên, giàu cảm xúc, linh hoạt trong cách
thể hiện là sở trường của nhà thơ Mai Tuyết mà tôi phát hiện ra. Không phải ai
cũng làm thơ có duyên như chị, có sức cuốn hút và làm thổn thức lòng người như
chị. Người đọc cứ như soi mình vào trong đó, thấp thoáng bóng dáng mình, cảm
xúc mình trong đó.
Nơi em đứng là ngày xưa một thưở
Cỏ nghêu ngao nhường chỗ để ta ngồi
Cỏ nghêu ngao nhường chỗ để ta ngồi
Cách dùng từ rất tài hoa “cỏ nghêu ngao”. Cỏ không còn là vạt cỏ mềm vô thức
nữa, mà trở nên rất sống động, rất có hồn, biết hát nghêu ngao, biết nhường
chỗ cho tình yêu lên ngôi.
Thế đấy, từng chút, từng chút li ti, từng hình ảnh, từng hoài niệm trong miền
nhớ của em đều có bóng hình anh, ăm ắp anh, đong đầy anh. Từng dòng thơ trải
dài, mang hơi thở nồng nàn như dòng sông mênh mang, xa vắng với âm hưởng buồn,
man mác, diệu vợi , biếc xanh cứ len lỏi vào tâm thức của người đọc, se sắt,
khó quên.
Cái không hiện hữu là em không thể chạm với tới Anh, tới cái đích của bến bờ
tình yêu là hạnh phúc. Bóng hình người con trai và niềm mơ vừa hiển hiện, lại vừa
nhạt nhòa trong sương khói của thời gian và của không gian. Anh hiện hữu đó
nhưng mà xa xôi quá. Niềm mơ mà tác giả gợi ra trong tứ thơ không phải để mà có
được, sở hữu được. Vì không sở hữu mới là mơ, mơ để mà đau, mơ để mà nhớ, mơ để
mà chờ, mà đợi và mơ để mà hạnh phúc. Cái vô biên của tình yêu, cao cả của tình
yêu chính là ở đấy- Không nhất thiết phải có nhau, nắm tay nhau, hiện hữu trong
đời nhau mới là hạnh phúc. Ý thơ của tác giả đã nói lên điều này.
Bàn tay lạnh chờ bàn tay hong ấm
Em vẫn đợi ngày anh về xa lắm
Em vẫn đợi ngày anh về xa lắm
Chẳng qua là một cách nói đấy thôi, một cái cớ để nhớ thương, vì em biết “ngày
anh về xa lắm”, cái “xa lắm” không xác định và vô vọng, vì thực tế không hề như
mộng tưởng.
Không hiện hữu để hiện hữu. Hiện hữu một tình yêu đẹp, chung thủy, hy sinh, bao
dung tràn đầy nữ tính của một hồn thơ đẹp, ý nhị, trong trẻo, nồng nàn là những
gì tôi cảm nhận được từ bài thơ: VỀ BẾN SÔNG XƯA của nhà thơ Mai Tuyết.
Viết xong 17.04.2016
Hồ Kim Uyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét