Gió chiều thênh thang
Hà Nội Trong Mắt Ai
Guitar Văn Vượng
- Bà ơi! Sao hôm nay bà cho con mặc áo mới
vậy hở bà?
_ Ừ hôm nay là ngày
mừng thọ ông con đấy. Con mặc áo mới để chúc ông con mạnh khỏe sống lâu nhé .
_ Vâng ạ ! Bà ơi !
Thế con đi chúc ông bây giờ nhé.
_ Chưa đâu con ạ.
Phải chốc nữa đã. Bây giờ con đi chơi đi, ngoan không được làm bẩn áo đấy nhá.
_ Vâng ạ !
Thằng bé trả lời rõ
to rồi chân sáo nhảy ra cửa, nó líu lô với những đứa trẻ bên ngòai về điều mà
nó vừa được nghe bà nó nói. Trong nhà, bà nó mỉm cuời khẽ lắc đầu rồi đi vào
trong bếp.
_ Gần xong chưa hả
con ?
_ Cũng sắp xong rồi
mẹ ạ. Không biết bố con đã chuẩn bị gì chưa ?
_ Để mẹ lên xem ông
ấy đang làm gì.
Bà Đoan chậm rãi đi
lên từng bậc cầu thang. Lên đến tầng thứ ba thì bà phải dừng lại nghỉ một chút.
Ngôi nhà mới xây cao đến năm tầng, các con đã chu đáo làm cả thang máy để ông
bà lên xuống cho đỡ mệt, nhưng ngọai trừ những lúc có việc cần, hay sức khỏe
không tốt lắm thì hai ông bà mới dùng đến nó. Bình thường thì đi cầu thang bộ,
cũng coi như một cách thể dục cho khỏe nguời. Bà Đoan bước tiếp lên tầng thứ
tư. Đây là tầng dành cho ông bà. Ở trên cao, vừa thóang mát lại vừa yên tĩnh,
một khỏang sân trước được thiết kế cho một khỏang vườn xanh nho nhỏ, đủ để ông
thư thái lúc thưởng hoa, tỉa lá. Tầng lầu được ngăn làm ba phòng, một phòng
ngủ, một phòng khách và một phòng làm việc của ông. Đứng trước cửa phòng làm
việc của ông, bà gọi khẽ:
Không có tiếng trả
lời, bà lại gọi lần nữa cùng vài tiếng gõ vào cửa, vẫn không có tiếng ông trả
lời, bà đẩy nhẹ, thấy cửa không khóa, bà xô rộng ra, nhìn vào trong chỉ thấy
những giá sách, và những quyển báo, tap chí cùng những xấp bản thảo trên bàn
như mọi ngày, nhưng chẳng thấy ông đâu. Ông đi đâu vậy nhỉ? Và đi từ bao giờ?
Lúc sáng sớm bà có thấy ông tập thể dục trước ban công, bà đã pha một ấm trà để
sẵn trên bàn, rồi cùng con cái tíu tít chợ búa, không biết ông đã ra khỏi nhà
từ lúc nào. Chắc ông đi mời thêm một vài ông bạn già nào đó thôi. Bà Đoan tần
ngần một chút rồi quay trở xuống. Bà đang còn phải bận tâm với sự chuẩn bị lễ
mừng ông Đoan vừa tròn thất thập.
Ông Đoan vẫn ngồi
nguyên một chỗ từ lúc mới ghé xuống. Chiếc ghế đá này không biết đã bén hơi ông
bao nhiêu lần rồi. Ông đã từng ngồi trên nó mà ngắm những đổi thay của đường
phố Hà Nội, con người Hà Nội, nếp sống Hà Nội. Có những điều ngỡ như ông dã rất
thuộc, vậy mà vẫn cứ lạ lẫm mỗi khi chạm phải. Như cái hồ Hòan Kiếm này. Nó đã
tồn tại cả nghìn năm , và nó vẫn tiếp tục tồn tại với những bất biến của nó. Nó
đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của đất Hà Thành, là một góc nhỏ rất
thiêng liêng trong lòng mỗi người con Hà Nội, để dù có xa mãi tận nơi đâu, thì
chỉ cân nhìn lại nó là đã như thấy lại cả một cội nguồn. Người người qua lại,
xe cộ dập dìu, Hà Nội bây giờ đã xuất hiện trên đường phố những chiếc xe bốn
bánh lướt êm trong gió nhiều hơn những tấm áo đa dạng cả về những kiểu dáng và
màu sắc cũng nhiều hơn. Không còn là một Hà Nội xa xưa với những manh áo nâu cũ
kỹ, với những chiếc xe đạp kẽo kẹt tiếng sên líp. Ông say sưa trong sự liên
tưởng, miên man trong suy tư và ngắm nhìn. Những đổi thay trong những nếp nhà
Hà Nội, trong những sinh họat đời thường của người dân Hà Nội, và cả những hối
hả của một Hà Nội mới hôm nay. Một Hà Nội từng thương tích, từng lành lặn, từng
khắc khỏai va cũng từng nôn nao. Một Hà Nội đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu, đang
vững chãi đi lên từng bước, đang đem lại từng ngày từng ngày rạng rỡ không chỉ
cho con người Hà Nội mà cho cả một dân tộc Việt Nam. Nhưng ông vẫn thây nó
không có gì thay đổi trong ông, như một cô gái thuần Việt, nết na, thùy mỵ, dù
có khóac bên ngòai những sắc màu lạ lẫm, cao sang thế nào đi nữa thì cũng vẫn
không thể mất đi cái vẻ tự thân vốn có. Cái vẻ nền nã, lịch lãm, thanh tao và
cả một chút mơ mộng, tất cả đã làm nên một nét riêng cho cả con người và cảnh
vật nơi đây. Chính vì thế mà bất kể ai đã từng may mắn được sinh ra ngay trên
chính mảnh đất này đều mặc nhiên ghi sâu một thứ tình cố hữu trong tận cùng
tiềm thức. Ông đã sinh ra tại đây, đã lớn lên, đã thấm đẫm đến từng tế bào hơi
thở Hà Nội, đã từng tê buốt những mùa đông, dã từng khô cháy những mùa hạ, đã
từng ngơ ngác những mùa thu, và cũng đã từng hồng thắm những cánh hoa đào mùa
xuân. Cho dù đã có đến gần hai mươi năm ông là giáo viên trên một vùng núi tỉnh
Lào Cai, cũng có thể gọi đó là một mái nhà thứ hai của ông, nhưng khi trở về
lại Hà Nội thì mọi cảm xúc trong ông vẫn còn nguyên. Ông Đoan khẽ trở mình, thở
nhẹ một làn hơi.Hôm nay là ngày ông tròn bảy mươi tuổi, ông đã từng trải qua
sáu lần tròn số, những lần trước, ông cũng luôn có một cảm giác lênh đênh, man
mác khi đời người lại bước qua thêm một khấc thời gian. Nhưng những cảm giác
ấy, không có nhiều nghĩ suy trong ông như lần này. Ngày nay, với mức bình quân
tuổi thọ được tăng trưởng theo đà sống của xã hội, thi cái tuổi bảy mươi đã
không còn là sự "xưa nay hiếm" nữa, nhưng "tri thiên mệnh"
thì đúng. Một đời người, đến giờ phút này, ông đã đi qua biết bao thăng trầm
của cuộc sống. Làm sao có thể đếm hết được những gì đã xảy ra, Hàng nghìn, hàng
triệu những sự kiện lớn nhỏ, hàng nghìn hàng triệu những vui buồn được mất.
Người ta chỉ có thể nhớ những sự kiện lớn, những vui buồn được mất rõ rệt của
một thời đọan nào đó, những điều mà có thể là một sự đánh dấu chính yếu cho
những bước ngoặt đời người. Còn lại thì tản mát theo những trôi chảy của thời
gian, như một vốc cát trên bàn tay, dù có cố khép chặt những ngón tay thế nào
đi nữa, thì nó cũng vẫn lọt qua từng kẽ, để rồi theo gió đi vào hư không. Nhưng
với ông, có những nhỏ nhặt vẫn còn được lưu giữ, nó hiển hiện thành những con
chữ trên những trang viết. Những con chữ có một sức hàm chứa đến vô tận những
chắt chiu, những trải nghiệm, những rút tỉa từ bao cuồng xoay trong vụ trụ nhân
sinh này. Với hàng chục đầu sách, ông đã gói gém biết bao ước nguyện, biết bao
trăn trở, biết bao ngọt đắng của một kiếp người. Những thực tại, những phù hư,
những khôn ngoan, những ngốc dại. Có những điều từ ở chính ông, có những điều
ông nói hộ người. Những điều không nằm ngòai bản thể của cuộc sống. Người đời
vẫn cửa miệng "May hơn khôn". Mà những cái có thể gọi là
"May" ấy thì có được bao nhiêu? Và cái lẽ dại khôn ở đời thì biết
nói sao cho rành mạch. Khôn ở ngừơi này lại là dại ở người kia, và ngược lại.
Suy cho cùng, con người ta chỉ thường quan tâm và hành xử theo những gì mà bản thân người đó cho là giá trị. Vì thế mà các giá trị của cuộc đời thường không có một chuẩn mực nhất định, nó lại thường thay đổi theo từng giai đọan lịch sử, đôi khi nó lại chỏi nghịch nhau trong những quan niệm trái chiều, vì thế mà nảy sinh ra bao điều oan trái, bao nỗi khóc cười. Để ngòi bút của ông cứ thầm lặng đi theo mà ghi chép lại . "Anh ạ ! Anh đã từng nói , đời sống con người không giá trị ở con số tháng ngày, mà nó ở những gì mà ta đã sống, đã làm, đã góp vào cái giá trị chung của cuộc đời này" Ông nhớ, ông nhớ chứ, không phải là những hào phóng ngôn ngữ tôn vinh của những giải thưởng trong và ngòai nước, mà là sự ghi nhận của người đời với những moi gan rút ruột của ông. Ông cũng quá hiểu đằng sau sự hào phóng ấy là gì. Ông đã đi qua, đi qua nhiều lắm rồi những cái gọi là "thói thường" của nhân thế. Có là gì đâu khi vốn dĩ cái đích lớn nhất của con người là được đứng lên một cái bục cao nào đó. Chỉ khác nhau ở chỗ, người ta đi đến đó bằng sự bình thản từ nội tại của chính mình, hay bằng sự vội vã lấn chen nhau qua những cái cầu vượt. Người ta vẫn nói "Cuộc đời là một sân khấu lớn, mà mỗi người vừa là diễn viên, cũng vừa là khán giả", nhưng ông nghĩ khác hơn một chút: "Đời người như tham dự một phiên chợ, mua mua bán bán, khác nhau là khi tàn buổi chợ, ra về với thứ gì trên tay".Cho đến lúc này, ông chưa bao giờ phải hối tiếc nếu những sai phạm của mình gây tổn thương trầm trọng cho ai đó, và ông cũng không phải hổ thẹn với những gì ông có được vì đã không tì lên vai người khác.Ông vô cùng cảm ơn duyên mệnh đã cho ông có được một chút thiên tư, để có thể thấu tận những dở hay của người đời, nhờ thế mà cuộc sống cũng đầy đặn phong vị hơn. . "Anh đã sống đúng nghĩa với một chữ NGƯỜI viết hoa". Đó không phải là một lời nói dua nịnh của một người hòng được ở ông một chút lợi danh thường tình, mà ở một tấm lòng, một chân tình, một sự đồng cảm ít ỏi mà ông đã gặp được trên những chặng đường. Chỉ là một cô học trò nhỏ bé, một trái tim có cùng nhịp đập chí hướng với ông, thời gian tương ngộ chỉ có thể được tính bằng những tích tắc ngắn ngủi của chiếc đồng hồ, nhưng cảm nhận và tồn tại bền bỉ trong suốt cả chục năm trời trong một hòan cảnh địa lý cách biệt, thì không cái gì cân đong được. Ông vui vì điều đó, bởi bao tâm lực trong phạm vi chức trách, tâm huyết cho sự truyền thụ không chỉ là tri thức, mà còn là sự vun xới xây đắp nên những nhân cách, có được nhiều lắm đâu những tâm hồn, những trái tim đón nhận ngọn lửa nhỏ từ ông. Với ông, cái thực sự đáng quý, thực sự giá trị nhất trên đời này, chỉ là sự chân thành yêu mến mà con người có thể mang đến cho nhau.Trong hành trình dằng dạc của một đời người, có hàng vạn, hàng vạn những con người gặp nhau rồi đi qua nhau, có đọng lại được trong nhau chỉ là rất ít.Và ông nghiệm ra một điều "Chỉ có những người đã từng phải chịu sự thua thiệt, từng phải chịu đựng những bất công vô lý của tạo hóa, của xã hội, thì mới biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống, những giá trị không thể quy đổi ra những thứ vật chất thông thường. Còn những người số phận may mắn cho họ được hưởng những ưu đãi một cách đương nhiên mà chẳng gặp phải một trở lực nào, thì họ rất dễ trở nên hợm hĩnh, hợm hĩnh một cách ngu ngốc, và cũng dễ trở nên ác tâm, ác tâm một cách tự nhiên ." Cô học trò nhỏ bé của ông cũng như ông, là người thuộc vế trên. Vì vậy mà có những sẻ chia sâu sắc với nhau.Có thể gọi đó là một cái may vậy. Lá thư gần đây đến đã đem đến cho ông một niềm vui và chút gì nhẹ nhõm. Cô bé (dù đó là một người phụ nữ đã ngòai bốn mươi, nhưng với ông, cô ấy vẫn mãi là một cô bé) đã đọc rõ cảm trạng của ông. Một thứ cảm trạng của lứa tuổi. Thực ra thì cũng không có gì là quá khó hiểu, xong với một người trong lĩnh vực tư duy thì cách hiểu có khác hơn, thâm trầm những góc cạnh hơn, và cũng là san sẻ được nhiều hơn. Những lời lẽ đầy xúc cảm trong thư cứ lởn vởn mãi trong ông "Em biết, trong những ngày tháng này, anh có rất nhiều những suy nghĩ, mà phần lớn là những điều không vui. Đó là cảm trạng phải có khi cái thời đọan phải đến với mỗi người. Con người sinh ra, như đã có sẵn một lập trình, ai rồi cũng phải nhận đủ những, chua cay đắng ngọt của cuộc đời, và ai rồi cũng phải đi về một nơi. Nơi ấy không ai chứng minh được nó có thật hay không? Người ta chỉ biết nói về nó như một dự ước, phần nhiều mang tính cảnh báo cho những người có bản chất không tốt trong thế giới hiện tại này. Vì thế, em chỉ tin vào những gì đang có thật trước mắt Rằng một đời người chỉ thực sự đáng sống khi không phải hối tiếc, không phải dằn vặt lương tâm lúc về chiều. Anh đã là một người như thế. Anh thực sự là một đốm sáng giữa màn đen cho em hướng đến.
Cho dù những người như anh và em luôn phải gánh chịu những vùi dập của cuộc đời, khi ưu thế thuộc về số đông, nhưng ta vẫn bước đi bằng những bước chân rắn rỏi, bằng một phong thái đĩnh đạc, trong một tư thế đàng hòang. Anh ạ, vẫn biết mỗi chúng ta đều không thóat khỏi quy luật của sự sinh tồn, thì buồn bã mà làm chi, nghĩ ngợi mà làm chi. Cho dù ngày mai sẽ là một tấm màn đen ụp xuống, thì hôm nay ta vẫn vui cười, hồ hởi mà đón nắng đang lên. Chung quanh anh vẫn tràn đầy những tình yêu thương nồng đậm, ngày càng ấm áp hơn, tha thiết hơn. Vậy thì anh hãy cứ mỉm cười mỗi sáng thức dậy, hãy cứ ân cần nắm những bàn tay, và đừng phí hòai thời gian cho những gì chưa đến, hãy chỉ biết hôm nay và hôm nay. Thực ra con người ta chỉ có hai khái niêm thời gian thực sự, đó là hôm qua và hôm nay. Cái gọi là ngày mai ấy vốn chỉ là một khái niệm trìu tượng. Nó không có mặt mũi cụ thể. Hôm qua là những gì ta không lấy lại được, hôm nay là những gì ta đang có thể sờ nắm được. Em biết, không phải anh không biết những điều này, nhưng trong một cảm trạng, đôi khi anh quên mất nó đi, nên em xin phép được nhắc lại phần nào, hy vọng anh sẽ có được một trạng thái tinh thần tốt nhất, để vẫn có thể trao gửi những ước vọng tốt đẹp của cuộc sống này cho thế hệ chúng em, và để đón nhận những món quà cuộc sống mà anh đang có, trong lòng tay thân thương của những người người, trong đó có em, có cô học trò nhỏ bé miền xa của anh này." Đúng, cô bé nói không sai, ông đã từng nói những lời tương tự với một vài người, nhưng khi cần ông lại quên nói với chính ông. Trong ông bỗng ngồn ngộn một thứ cảm xúc, cái thứ cảm xúc diệu kỳ mà ông đã từng được trao đi, và từng được nhận lại. Cái thứ cảm xúc ấy như một nồi nước thơm đang bốc hơi nghi ngút, tỏa khắp tâm hồn ông một niềm thư thái lâng lâng. Ông nhớ đến rất nhiều gương mặt, những gương mặt long lanh những ánh mắt cười, ông nhớ đến những trang bản thảo còn đang bề bộn, những con chữ ngoan ngõan xếp hàng ngay ngắn dươí từng ngón tay ông. Ông nhớ đến những nụ hoa sáng nay vừa hé, nhớ cả tiếng hót tươi tắn, lảnh lót của chú chim họa mi lách chách trong lồng mỗi lúc ông cho ăn. Ông mỉm một nụ cười.
Suy cho cùng, con người ta chỉ thường quan tâm và hành xử theo những gì mà bản thân người đó cho là giá trị. Vì thế mà các giá trị của cuộc đời thường không có một chuẩn mực nhất định, nó lại thường thay đổi theo từng giai đọan lịch sử, đôi khi nó lại chỏi nghịch nhau trong những quan niệm trái chiều, vì thế mà nảy sinh ra bao điều oan trái, bao nỗi khóc cười. Để ngòi bút của ông cứ thầm lặng đi theo mà ghi chép lại . "Anh ạ ! Anh đã từng nói , đời sống con người không giá trị ở con số tháng ngày, mà nó ở những gì mà ta đã sống, đã làm, đã góp vào cái giá trị chung của cuộc đời này" Ông nhớ, ông nhớ chứ, không phải là những hào phóng ngôn ngữ tôn vinh của những giải thưởng trong và ngòai nước, mà là sự ghi nhận của người đời với những moi gan rút ruột của ông. Ông cũng quá hiểu đằng sau sự hào phóng ấy là gì. Ông đã đi qua, đi qua nhiều lắm rồi những cái gọi là "thói thường" của nhân thế. Có là gì đâu khi vốn dĩ cái đích lớn nhất của con người là được đứng lên một cái bục cao nào đó. Chỉ khác nhau ở chỗ, người ta đi đến đó bằng sự bình thản từ nội tại của chính mình, hay bằng sự vội vã lấn chen nhau qua những cái cầu vượt. Người ta vẫn nói "Cuộc đời là một sân khấu lớn, mà mỗi người vừa là diễn viên, cũng vừa là khán giả", nhưng ông nghĩ khác hơn một chút: "Đời người như tham dự một phiên chợ, mua mua bán bán, khác nhau là khi tàn buổi chợ, ra về với thứ gì trên tay".Cho đến lúc này, ông chưa bao giờ phải hối tiếc nếu những sai phạm của mình gây tổn thương trầm trọng cho ai đó, và ông cũng không phải hổ thẹn với những gì ông có được vì đã không tì lên vai người khác.Ông vô cùng cảm ơn duyên mệnh đã cho ông có được một chút thiên tư, để có thể thấu tận những dở hay của người đời, nhờ thế mà cuộc sống cũng đầy đặn phong vị hơn. . "Anh đã sống đúng nghĩa với một chữ NGƯỜI viết hoa". Đó không phải là một lời nói dua nịnh của một người hòng được ở ông một chút lợi danh thường tình, mà ở một tấm lòng, một chân tình, một sự đồng cảm ít ỏi mà ông đã gặp được trên những chặng đường. Chỉ là một cô học trò nhỏ bé, một trái tim có cùng nhịp đập chí hướng với ông, thời gian tương ngộ chỉ có thể được tính bằng những tích tắc ngắn ngủi của chiếc đồng hồ, nhưng cảm nhận và tồn tại bền bỉ trong suốt cả chục năm trời trong một hòan cảnh địa lý cách biệt, thì không cái gì cân đong được. Ông vui vì điều đó, bởi bao tâm lực trong phạm vi chức trách, tâm huyết cho sự truyền thụ không chỉ là tri thức, mà còn là sự vun xới xây đắp nên những nhân cách, có được nhiều lắm đâu những tâm hồn, những trái tim đón nhận ngọn lửa nhỏ từ ông. Với ông, cái thực sự đáng quý, thực sự giá trị nhất trên đời này, chỉ là sự chân thành yêu mến mà con người có thể mang đến cho nhau.Trong hành trình dằng dạc của một đời người, có hàng vạn, hàng vạn những con người gặp nhau rồi đi qua nhau, có đọng lại được trong nhau chỉ là rất ít.Và ông nghiệm ra một điều "Chỉ có những người đã từng phải chịu sự thua thiệt, từng phải chịu đựng những bất công vô lý của tạo hóa, của xã hội, thì mới biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống, những giá trị không thể quy đổi ra những thứ vật chất thông thường. Còn những người số phận may mắn cho họ được hưởng những ưu đãi một cách đương nhiên mà chẳng gặp phải một trở lực nào, thì họ rất dễ trở nên hợm hĩnh, hợm hĩnh một cách ngu ngốc, và cũng dễ trở nên ác tâm, ác tâm một cách tự nhiên ." Cô học trò nhỏ bé của ông cũng như ông, là người thuộc vế trên. Vì vậy mà có những sẻ chia sâu sắc với nhau.Có thể gọi đó là một cái may vậy. Lá thư gần đây đến đã đem đến cho ông một niềm vui và chút gì nhẹ nhõm. Cô bé (dù đó là một người phụ nữ đã ngòai bốn mươi, nhưng với ông, cô ấy vẫn mãi là một cô bé) đã đọc rõ cảm trạng của ông. Một thứ cảm trạng của lứa tuổi. Thực ra thì cũng không có gì là quá khó hiểu, xong với một người trong lĩnh vực tư duy thì cách hiểu có khác hơn, thâm trầm những góc cạnh hơn, và cũng là san sẻ được nhiều hơn. Những lời lẽ đầy xúc cảm trong thư cứ lởn vởn mãi trong ông "Em biết, trong những ngày tháng này, anh có rất nhiều những suy nghĩ, mà phần lớn là những điều không vui. Đó là cảm trạng phải có khi cái thời đọan phải đến với mỗi người. Con người sinh ra, như đã có sẵn một lập trình, ai rồi cũng phải nhận đủ những, chua cay đắng ngọt của cuộc đời, và ai rồi cũng phải đi về một nơi. Nơi ấy không ai chứng minh được nó có thật hay không? Người ta chỉ biết nói về nó như một dự ước, phần nhiều mang tính cảnh báo cho những người có bản chất không tốt trong thế giới hiện tại này. Vì thế, em chỉ tin vào những gì đang có thật trước mắt Rằng một đời người chỉ thực sự đáng sống khi không phải hối tiếc, không phải dằn vặt lương tâm lúc về chiều. Anh đã là một người như thế. Anh thực sự là một đốm sáng giữa màn đen cho em hướng đến.
Cho dù những người như anh và em luôn phải gánh chịu những vùi dập của cuộc đời, khi ưu thế thuộc về số đông, nhưng ta vẫn bước đi bằng những bước chân rắn rỏi, bằng một phong thái đĩnh đạc, trong một tư thế đàng hòang. Anh ạ, vẫn biết mỗi chúng ta đều không thóat khỏi quy luật của sự sinh tồn, thì buồn bã mà làm chi, nghĩ ngợi mà làm chi. Cho dù ngày mai sẽ là một tấm màn đen ụp xuống, thì hôm nay ta vẫn vui cười, hồ hởi mà đón nắng đang lên. Chung quanh anh vẫn tràn đầy những tình yêu thương nồng đậm, ngày càng ấm áp hơn, tha thiết hơn. Vậy thì anh hãy cứ mỉm cười mỗi sáng thức dậy, hãy cứ ân cần nắm những bàn tay, và đừng phí hòai thời gian cho những gì chưa đến, hãy chỉ biết hôm nay và hôm nay. Thực ra con người ta chỉ có hai khái niêm thời gian thực sự, đó là hôm qua và hôm nay. Cái gọi là ngày mai ấy vốn chỉ là một khái niệm trìu tượng. Nó không có mặt mũi cụ thể. Hôm qua là những gì ta không lấy lại được, hôm nay là những gì ta đang có thể sờ nắm được. Em biết, không phải anh không biết những điều này, nhưng trong một cảm trạng, đôi khi anh quên mất nó đi, nên em xin phép được nhắc lại phần nào, hy vọng anh sẽ có được một trạng thái tinh thần tốt nhất, để vẫn có thể trao gửi những ước vọng tốt đẹp của cuộc sống này cho thế hệ chúng em, và để đón nhận những món quà cuộc sống mà anh đang có, trong lòng tay thân thương của những người người, trong đó có em, có cô học trò nhỏ bé miền xa của anh này." Đúng, cô bé nói không sai, ông đã từng nói những lời tương tự với một vài người, nhưng khi cần ông lại quên nói với chính ông. Trong ông bỗng ngồn ngộn một thứ cảm xúc, cái thứ cảm xúc diệu kỳ mà ông đã từng được trao đi, và từng được nhận lại. Cái thứ cảm xúc ấy như một nồi nước thơm đang bốc hơi nghi ngút, tỏa khắp tâm hồn ông một niềm thư thái lâng lâng. Ông nhớ đến rất nhiều gương mặt, những gương mặt long lanh những ánh mắt cười, ông nhớ đến những trang bản thảo còn đang bề bộn, những con chữ ngoan ngõan xếp hàng ngay ngắn dươí từng ngón tay ông. Ông nhớ đến những nụ hoa sáng nay vừa hé, nhớ cả tiếng hót tươi tắn, lảnh lót của chú chim họa mi lách chách trong lồng mỗi lúc ông cho ăn. Ông mỉm một nụ cười.
Chiều đã hơi muộn,
những tia nắng đang nhạt dần, con gió đầu đông se se, khiến ông Đoan hơi rùng
mình, kéo lại tầm khăn len quàng cổ, cũng là một món quà của cô học trò nhỏ ấy
gửi ra. Ông lại mỉm cười, tâm trạng nhẹ nhõm, sực nhớ đến những gì sắp diễn ra
trong ngôi nhà ấm cúng đang quây quần cả ba thế hệ. Ông thong thả đứng dậy, khẽ
vặn mình cho đỡ mỏi, rồi ông chậm rãi từng bước chân. Chợt ông dừng lại, đôi
môi lại hé ra, vì phía trước kia, đang bước ngược về phía ông, là bà với cái áo
len dầy trên tay, với những bước đi nong nả quen thuộc, với vóc người thanh
mảnh, nhẹ nhàng đã từng hôm sớm cùng ông suốt mấy chục năm dài. Bà đến cạnh
ông, ánh mắt dịu dàng, ấm ngọt, chẳng nói một lời nào, bà ân cần khóac tấm áo
lên người ông. Rồi vẫn im lặng, bà nhẹ bước bên ông. Những chiếc lá lăn tăn
đuổi nhau trên đường, một làn hương thoang thỏang vờn quanh. Hà Nội khi chiều
xuống, nghe thân thương ấm áp chi lạ.
Đàm Lan
Theo http://newvietart.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét