Hà Nội -Tình yêu và nỗi nhớ trong tôi
1. Thành phố Phương Nam của
tôi giờ này đang vào giữa mùa mưa với những trận mưa trắng trời, được dân gian
gọi “mưa ông tha bà không tha”. Quãng nghỉ của những cơn mưa trong ngày, bầu trời
lại xanh trong kỳ lạ, hừng nắng hanh heo, gió se se, y hệt tiết trời thu Hà Nội.
Và cũng như Hà Nội, cây hoa sữa góc đường Pasteur- Điện Biên Phủ đang trổ trắng
hoa, từng chùm rũ xuống, tỏa hương thơm lạ bay dọc phố, mưa xuống hương như
càng nồng hơn, lan xa hơn. Mấy tiệm bán mứt kẹo quanh chợ Bến Thành đã lác đác
chen vào hương vị đồng quê của hạt cốm Hà Nội. Đâu đó mấy sạp trái cây đã
thấy màu vàng xanh của hồng ngâm- hồng giòn, theo cách gọi của người Phương
Nam…
Mùa thu Hà Nội đang lẩn khuất, lãng đãng mang chất men say vô hình len lỏi vào ký ức, vào tâm hồn, vào những suy tư, cho những người đã chót yêu Hà Nội như tôi, cho những người Hà Nội ở Phương Nam và người đã từng ở Hà Nội phải ngẩn ngơ, phải nhớ đến nao lòng, phải tính tóan làm sao có thể ra Hà Nội vào mùa thu này, để ngắm mây, đón gió, thấm vào người hương thơm của hoa sữa, hoa hòang lan, thưởng thức vị ngon ngọt của món ngon Hà Nội, cho thỏa nỗi niềm. Quán bar trên đường Đồng Khởi, giữa trung tâm TP.HCM, trong chiều mưa như muốn cài chặt cái khắc khỏai bằng giai điệu như xóay vào tim của Trịnh Công Sơn:” Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…”
Mùa thu Hà Nội đang lẩn khuất, lãng đãng mang chất men say vô hình len lỏi vào ký ức, vào tâm hồn, vào những suy tư, cho những người đã chót yêu Hà Nội như tôi, cho những người Hà Nội ở Phương Nam và người đã từng ở Hà Nội phải ngẩn ngơ, phải nhớ đến nao lòng, phải tính tóan làm sao có thể ra Hà Nội vào mùa thu này, để ngắm mây, đón gió, thấm vào người hương thơm của hoa sữa, hoa hòang lan, thưởng thức vị ngon ngọt của món ngon Hà Nội, cho thỏa nỗi niềm. Quán bar trên đường Đồng Khởi, giữa trung tâm TP.HCM, trong chiều mưa như muốn cài chặt cái khắc khỏai bằng giai điệu như xóay vào tim của Trịnh Công Sơn:” Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…”
2. Tôi có những người bạn nước
ngòai, họ rất hứng thú với văn hóa Phương Đông, lần nào sang Việt Nam làm việc,
khi gặp nhau, câu đầu tiên bao giờ cũng là:” Hanoi!”. Với họ, Hà Nội có một tiềm
ẩn về chiều sâu văn hóa Phương Đông, một bí ẩn phong phú nhưng rất tinh tế của
phong cách Việt, văn hóa Việt, khám phá, tìm hiểu mãi cũng không thể hết được,
càng đi sâu, càng thấy vẻ đẹp không chỉ ở những gì thuộc về “vật thể”, mà ở những
di sản “phi vật thể” Hà Nội, là kho báu của tương lai, báu vật của thời
gian…
Cũng lạ, khi các người bạn tóc vàng mắt xanh của tôi đến Hà Nội lại luôn chọn ở những khách sạn mini nhỏ xíu, nằm khuất trong ngõ nhỏ phía Hồ Tây, dù họ đến từ nhiều quốc gia nằm trong khối G7 danh tiếng, tân tiến, hiện đại, có quyền lực kinh tế hùng mạnh, là ký giả của những tập đoàn truyền thông nổi tiếng. Hỏi ra mới biết, và tự dưng thấy suy nghĩ của mình, có gì đó không theo kịp họ.Họ muốn gần với thiên nhiên, muốn tránh xa tiếng ồn xe cộ và có lẽ muốn được cảm nhận trọn vẹn hơn những gì gọi là một Hà Nội xưa còn sót lại ít nhiều ở nơi này bởi những truyền thuyết Thăng Long từ 1000 năm trước, luôn hấp dẫn quyến rũ trong hành trình khám phá đất nước, con người Việt Nam.
Không ít lần họ thức dậy từ 4 giờ sáng để ngắm cảnh mặt trời lên trong sương hồ, thu vào ống kính hình ảnh như mơ như thực của Hà Nội trong bình minh. Lắng nghe tiếng người lao xao trong cái mờ tỏ giao nhau giữa ngày và đêm ở mấy vườn hoa làng Ngọc Hà, tiếng khuấy nước khe khẽ của con thuyền nhỏ giữa đầm sen, hay tiếng chim non kêu ríu rít trong một tổ chim trên cành cây cao… rồi rón rén mang cả một lô máy móc hiện đại để thu giữ những âm thanh đó .Tôi có cảm giác, khi đến Hà Nội, các bạn tôi như muốn gượng nhẹ, trân trọng, với những gì thuộc về nơi này như món quà tặng hiếm hoi của thời mà tất cả mọi thứ đang cứ dần thay đổi, mất đi đến chóng mặt.
Cũng lạ, khi các người bạn tóc vàng mắt xanh của tôi đến Hà Nội lại luôn chọn ở những khách sạn mini nhỏ xíu, nằm khuất trong ngõ nhỏ phía Hồ Tây, dù họ đến từ nhiều quốc gia nằm trong khối G7 danh tiếng, tân tiến, hiện đại, có quyền lực kinh tế hùng mạnh, là ký giả của những tập đoàn truyền thông nổi tiếng. Hỏi ra mới biết, và tự dưng thấy suy nghĩ của mình, có gì đó không theo kịp họ.Họ muốn gần với thiên nhiên, muốn tránh xa tiếng ồn xe cộ và có lẽ muốn được cảm nhận trọn vẹn hơn những gì gọi là một Hà Nội xưa còn sót lại ít nhiều ở nơi này bởi những truyền thuyết Thăng Long từ 1000 năm trước, luôn hấp dẫn quyến rũ trong hành trình khám phá đất nước, con người Việt Nam.
Không ít lần họ thức dậy từ 4 giờ sáng để ngắm cảnh mặt trời lên trong sương hồ, thu vào ống kính hình ảnh như mơ như thực của Hà Nội trong bình minh. Lắng nghe tiếng người lao xao trong cái mờ tỏ giao nhau giữa ngày và đêm ở mấy vườn hoa làng Ngọc Hà, tiếng khuấy nước khe khẽ của con thuyền nhỏ giữa đầm sen, hay tiếng chim non kêu ríu rít trong một tổ chim trên cành cây cao… rồi rón rén mang cả một lô máy móc hiện đại để thu giữ những âm thanh đó .Tôi có cảm giác, khi đến Hà Nội, các bạn tôi như muốn gượng nhẹ, trân trọng, với những gì thuộc về nơi này như món quà tặng hiếm hoi của thời mà tất cả mọi thứ đang cứ dần thay đổi, mất đi đến chóng mặt.
3. Hà Nội được mở rộng kể từ
tháng 8 mùa thu năm 2008. Vừa thấy đó là điều cần phải như thế để Hà Nội “to đẹp
hơn, đàng hòang hơn” trong thiên kỷ mới, vừa vẫn không thể dấu được một chút gì
hòai cổ luyến tiếc như lỡ làm rơi một kỷ niệm không thể tìm lại được. Gặp nhà
văn hóa Hữu Ngọc, một lão ông Hà Nội hơn 90 tuổi, vẫn ngày ngày miệt mài
đi bộ tới nơi làm việc là một căn phòng nhỏ ở nhà xuất bản Thế Giới, viết và dịch
ra tiếng Anh, tiếng Pháp những bài nghiên cứu giới thiệu văn hóa Việt Nam cho
nước ngòai, xem xét và duyệt những dự án tài trợ cho việc bảo tồn, giữ gìn,
phát triển vốn văn hóa nghệ thuật dân tộc thông qua quỹ SIDA/Việt Nam-Thụy Điển.
Ông cười hiền lành khi nghe những cảm nhận và sự lo lắng của tôi về một Hà Nội
hôm nay như thế …như thế…Tôi nhớ những gì ông đã nói.
Văn hóa như một cái cây, cây lớn lên, trưởng thành, ra hoa, đơm quả, rồi cũng phải già đi, thay lá khác, nhưng lá già thay đi, lá non mọc lên vẫn là cái cây đó, không thể khác, chỉ có khác là tươi mơi hơn, đẹp hơn, giàu sức sống hơn… Nếu cứ khư khư giữ mãi những gì đã tồn tại mà không chịu thay đổi, thì chính mình làm cho mình bị lạc hậu, bị thụt lùi… Thay đổi không phải là xóa bỏ, mà là một tư duy mới để phát triển hơn. Nếu không có sự thay đổi, liệu có ai chấp nhận một Hà Nội hôm nay thiếu nữ răng đen, đàn ông búi tóc...như những năm 40 của thế kỷ trước? Hà Nội không mất đi đâu khi trong mỗi trái tim, tâm hồn người Việt có một Thăng Long- Hà Nội, những thay đổi về quy mô cũng chỉ là thay đổi “vật thể”, còn giá trị “phi vật thể” thì mãi mãi không thể mất được.
Văn hóa như một cái cây, cây lớn lên, trưởng thành, ra hoa, đơm quả, rồi cũng phải già đi, thay lá khác, nhưng lá già thay đi, lá non mọc lên vẫn là cái cây đó, không thể khác, chỉ có khác là tươi mơi hơn, đẹp hơn, giàu sức sống hơn… Nếu cứ khư khư giữ mãi những gì đã tồn tại mà không chịu thay đổi, thì chính mình làm cho mình bị lạc hậu, bị thụt lùi… Thay đổi không phải là xóa bỏ, mà là một tư duy mới để phát triển hơn. Nếu không có sự thay đổi, liệu có ai chấp nhận một Hà Nội hôm nay thiếu nữ răng đen, đàn ông búi tóc...như những năm 40 của thế kỷ trước? Hà Nội không mất đi đâu khi trong mỗi trái tim, tâm hồn người Việt có một Thăng Long- Hà Nội, những thay đổi về quy mô cũng chỉ là thay đổi “vật thể”, còn giá trị “phi vật thể” thì mãi mãi không thể mất được.
4. Tôi có một người bạn thân
là nghệ sĩ tạo hình, anh người Hà Nội gốc tới mấy đời. Hà Nội trong anh là 2
chiều “động- tĩnh”, không chỉ nhìn ngắm hình khối vật thể chuyển động, không
chuyển động mà là cảm nhận những chiều sâu bên trong của con người trước những
khối vật thể đó. Anh hay nói với tôi về những phát hiện một Hà Nội xưa- nay rất
lạ, trong cái đổi mới tưởng như đang theo các trào lưu tân tiến trên thế giới
thì vẫn giấu đằng sau những khỏang lặng của một Hà Nội cổ kính ngàn năm trước.
Có lẽ sự nhạy cảm trong tâm hồn nghệ sĩ đã cho anh cái nhìn tinh tế về vẻ đẹp của
một Hà Nội vừa mang dáng dấp một Thủ đô của thời “hội nhập”, “tòan cầu hóa”,
“kinh tế thị trường”, “công nghệ cao”…, đồng thời vẫn còn đó những ngôi chùa cổ
kính, những căn nhà mái ngói vảy cá rêu phong, những người đàn bà đội
khăn nhung đen ăn trầu…
Mỗi lần tôi ra Hà Nội, dù bận đến mấy, tôi vẫn cố dành thời gian để được anh đưa đi đây đó ngó nghiêng Hà Nội, như cách nói của tôi. Lần nào anh cũng cho tôi những bất ngờ nhỏ, khi thì một con đường mới, khi thì một khu nhà cao tầng vừa khánh thành, khi thì len lỏi qua những ngôi nhà để vào mấy ngôi chùa xưa nằm sâu trong ngõ nhỏ, nhưng có khi anh đưa tôi vào các bảo tàng ở Hà Nội, ra ngòai bãi sông Hồng ngắm mênh mông nước…Và mỗi lần như thế, tôi lại khám phá bằng cảm nhận riêng của mình một Hà Nội đan xen Đông- Tây mang vẻ đẹp vừa bí ẩn vừa mời gọi, để rồi tôi nhớ như một cõi riêng trong lòng, đôi khi, cồn cào, tương tư như một tình yêu khó diễn tả.
Mỗi lần tôi ra Hà Nội, dù bận đến mấy, tôi vẫn cố dành thời gian để được anh đưa đi đây đó ngó nghiêng Hà Nội, như cách nói của tôi. Lần nào anh cũng cho tôi những bất ngờ nhỏ, khi thì một con đường mới, khi thì một khu nhà cao tầng vừa khánh thành, khi thì len lỏi qua những ngôi nhà để vào mấy ngôi chùa xưa nằm sâu trong ngõ nhỏ, nhưng có khi anh đưa tôi vào các bảo tàng ở Hà Nội, ra ngòai bãi sông Hồng ngắm mênh mông nước…Và mỗi lần như thế, tôi lại khám phá bằng cảm nhận riêng của mình một Hà Nội đan xen Đông- Tây mang vẻ đẹp vừa bí ẩn vừa mời gọi, để rồi tôi nhớ như một cõi riêng trong lòng, đôi khi, cồn cào, tương tư như một tình yêu khó diễn tả.
5.” Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ
Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội.
Hà Nội mến yêu “, ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi vang lên trong
quán bar sang trọng ngay trung tâm TP Phương Nam tòan những cửa hàng lộng lẫy,xa
hoa, giữa chiều giông gió mưa bão lại như xóay vào nỗi nhớ Hà Nội. Mùa
thu này, Hà Nội kỷ niệm những ngày lễ lớn 19.8, 2.9, 10.10 trong một tâm thế và
tầm thế mới của thế kỷ 21, của 1000 năm sau, kể từ khi Vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn
dời đô từ Hoa Lư về. Hà Nội không còn nho nhỏ, xinh xinh mà một lần nào đó, một
đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Việt Nam đã ví “như cái làng nhỏ”.
Và những chuyến đi của tôi ra Hà Nội sẽ không chỉ “gói” trong những “ngõ nhỏ”, “phố nhỏ”, mà sẽ xa hơn, rộng hơn, như anh bạn “người Hà Nội” đã vui vẻ lên kế họach. Những Chùa Hương, núi Tản, thành cổ Sơn Tây, làng Đường Lâm cổ tích, làng người Mường thần thọai,dấu tích oai hùng của Hai Bà Trưng… Tầm nhìn, cảm xúc của tôi có lẽ cũng khác trước, không chỉ lãng đãng mơ mộng sương khói với nét cổ kính trầm tư của Hà Nội- Thăng Long, mà còn chóang ngợp trước sự bề thế và quy mô của Hà Nội thiên niên kỷ thứ 3, thế kỷ 21.
Khi đó tình yêu, nỗi nhớ Hà Nội trong tôi có lẽ không như một chiều mưa giữa TP. Phương Nam, nghe những ca khúc về Hà Nội, quay quắt nhớ những mảng tường rêu phong, những tán lá bàng, những hòang hôn trên Hồ Tây, và tiếng cuộn sóng Sông Hồng mùa nước lớn…và nhớ một giọng nói nhẹ nhàng, êm mượt của “người Hà Nội”.
Và những chuyến đi của tôi ra Hà Nội sẽ không chỉ “gói” trong những “ngõ nhỏ”, “phố nhỏ”, mà sẽ xa hơn, rộng hơn, như anh bạn “người Hà Nội” đã vui vẻ lên kế họach. Những Chùa Hương, núi Tản, thành cổ Sơn Tây, làng Đường Lâm cổ tích, làng người Mường thần thọai,dấu tích oai hùng của Hai Bà Trưng… Tầm nhìn, cảm xúc của tôi có lẽ cũng khác trước, không chỉ lãng đãng mơ mộng sương khói với nét cổ kính trầm tư của Hà Nội- Thăng Long, mà còn chóang ngợp trước sự bề thế và quy mô của Hà Nội thiên niên kỷ thứ 3, thế kỷ 21.
Khi đó tình yêu, nỗi nhớ Hà Nội trong tôi có lẽ không như một chiều mưa giữa TP. Phương Nam, nghe những ca khúc về Hà Nội, quay quắt nhớ những mảng tường rêu phong, những tán lá bàng, những hòang hôn trên Hồ Tây, và tiếng cuộn sóng Sông Hồng mùa nước lớn…và nhớ một giọng nói nhẹ nhàng, êm mượt của “người Hà Nội”.
1. Tôi được sinh ra trong một
ngày cuối đông Hà Nội. Được uống nước Sông Hồng, nên dù lớn lên ở phương Nam,
tôi vẫn giữ nguyên cái “giọng Hà Nội” duy nhất trong gia đình. Mỗi khi nhắc tới
hai chữ “Hà Nội” là trái tim tôi lại rung lên những nhịp đập khác thường.
Hà Nội, đêm chuyển giao năm 2009- 2010, có gì thật lạ trong mắt tôi, người phương Nam.Không phải là mặt nước Hồ Gươm mờ ảo lãng đãng sương giăng, liễu rủ rèm lá trong lấp lánh ánh đèn. Không phải là sắc màu rực rỡ của Lễ hội phố hoa nơi trung tâm thành phố, tấp nập nam thanh nữ tú …Cũng không phải cái giá lạnh ẩm ướt cuối đông trong cơn mưa phùn lất phất, làm cảnh vật liêu xiêu, hư thực trong đêm.
Hình như trong thinh không có tiếng chuông chùa vọng từ Hoa Lư,cố đô của nước Việt nghìn năm trước. Mơ hồ như có tiếng chèo khua từ chiếc thuyền rồng cổ nghìn tuổi, thấp thóang bóng vị vua tay cầm “Chiếu dời đô”, đang rẽ sóng Sông Hồng…Lại như nghe tiếng reo vang chiến thắng quân xâm lược của những đòan quân dũng sĩ mang tinh thần Đông A đi xuyên qua thời gian không gian từ 7-8 thế kỷ trước đến hôm nay…
Hà Nội, đêm chuyển giao năm 2009- 2010, có gì thật lạ trong mắt tôi, người phương Nam.Không phải là mặt nước Hồ Gươm mờ ảo lãng đãng sương giăng, liễu rủ rèm lá trong lấp lánh ánh đèn. Không phải là sắc màu rực rỡ của Lễ hội phố hoa nơi trung tâm thành phố, tấp nập nam thanh nữ tú …Cũng không phải cái giá lạnh ẩm ướt cuối đông trong cơn mưa phùn lất phất, làm cảnh vật liêu xiêu, hư thực trong đêm.
Hình như trong thinh không có tiếng chuông chùa vọng từ Hoa Lư,cố đô của nước Việt nghìn năm trước. Mơ hồ như có tiếng chèo khua từ chiếc thuyền rồng cổ nghìn tuổi, thấp thóang bóng vị vua tay cầm “Chiếu dời đô”, đang rẽ sóng Sông Hồng…Lại như nghe tiếng reo vang chiến thắng quân xâm lược của những đòan quân dũng sĩ mang tinh thần Đông A đi xuyên qua thời gian không gian từ 7-8 thế kỷ trước đến hôm nay…
2.Những ngày giáp Tết Canh Dần,
Hà Nội thật ấm, đêm về mới cảm nhận cái lạnh ngọt như kem. Nửa khuya,thả bộ
quanh Hồ Gươm như nghe được tiếng thở của thành phố, tiếng khẽ cựa mình của chồi
non đang lách qua mắt cây để vươn lộc biếc, và như có tiếng rì rầm âm vọng đang
kể những câu chuyện huyền thọai Hà Nội ngàn năm tuổi.
Hà Nội ấm, hay nắng phương Nam nương cành mai theo con đường hành quân thần tốc của Vua Quang Trung giải phóng Thành Thăng Long khỏi họa xâm lăng năm xưa, đậu lại, để màu vàng của những cánh mai tạo nên sắc lạ trong xuân Hà Nội.
Xuân Hà Nội không chỉ là những giọt mưa phùn phiêu lãng siêu thực, mà còn ngây ngất bởi hương hoa. Mùa đông đã nén hương hoa để dành đến mùa xuân mới tỏa mùi ,nên hoa Hà Nội không chỉ nhiều sắc màu mà đặc biệt thơm. Đi trong làng hoa Ngọc Hà, cả người như được ướp thơm, thanh khiết kỳ lạ, cảm giác như được thanh lọc tinh thần.
Hà Nội có những con phố như luôn mặc định đêm-ngày. Ngày huyên náo ồn ào, hào nhóang, đặc trưng một phố thị sầm uất. Đêm, như rùng mình trở về ngàn năm trước, những gốc cây cổ thụ xù xì từng chùm rễ rủ xuống mặt đất đầy bí ẩn thời gian, những ngôi nhà vảy cá rêu phong tưởng chừng im lìm nhưng lại chứa đựng bao câu chuyện buồn vui của những chủ nhân trong đó….
Hà Nội ấm, hay nắng phương Nam nương cành mai theo con đường hành quân thần tốc của Vua Quang Trung giải phóng Thành Thăng Long khỏi họa xâm lăng năm xưa, đậu lại, để màu vàng của những cánh mai tạo nên sắc lạ trong xuân Hà Nội.
Xuân Hà Nội không chỉ là những giọt mưa phùn phiêu lãng siêu thực, mà còn ngây ngất bởi hương hoa. Mùa đông đã nén hương hoa để dành đến mùa xuân mới tỏa mùi ,nên hoa Hà Nội không chỉ nhiều sắc màu mà đặc biệt thơm. Đi trong làng hoa Ngọc Hà, cả người như được ướp thơm, thanh khiết kỳ lạ, cảm giác như được thanh lọc tinh thần.
Hà Nội có những con phố như luôn mặc định đêm-ngày. Ngày huyên náo ồn ào, hào nhóang, đặc trưng một phố thị sầm uất. Đêm, như rùng mình trở về ngàn năm trước, những gốc cây cổ thụ xù xì từng chùm rễ rủ xuống mặt đất đầy bí ẩn thời gian, những ngôi nhà vảy cá rêu phong tưởng chừng im lìm nhưng lại chứa đựng bao câu chuyện buồn vui của những chủ nhân trong đó….
3.Hà Nội còn có tình yêu của
tôi. Ngẫu nhiên hay sự sắp đặt giao hòa Đông-Tây của Thần Tiên, ngày đầu năm mới
Canh Dần trùng với ngày Lễ Tình Yêu- Valentine Day. Không được đón giao thừa
cùng anh trên cầu Thê Húc, ngắm pháo hoa lung linh in mặt nước Hồ Gươm vào thời
khắc Đất- Trời chuyển giao, nhưng sắc đào thắm anh chọn gửi tặng tôi từ làng
hoa Nhật Tân vào phương Nam như một sứ giả tình yêu ý nghĩa nhất.
Tôi yêu Hà Nội bằng tình yêu của tiềm thức như cổ tích, huyền thọai. Nhưng tôi có anh, một người Hà Nội, tình yêu Hà Nội có sức sống của hiện thực. Hà Nội trong tôi là hai chiều của xưa-nay, động-tĩnh. Tôi thích thú cùng anh lên sân thượng một tòa nhà cao tầng ở trung tâm uống café, ngắm những dòng người ngược xuôi dưới phố. Tôi thong dong cùng anh thả mình vào sự tĩnh lặng thâm nghiêm của những ngôi chùa cổ. Tôi hào hứng nắm tay anh đi len lỏi vào khu phố cổ, rồi ghé bất kỳ quán nào nếm một món ngon Hà Nội. Tôi rón rén bước, cùng anh vào mấy bảo tàng mà ở đó là cả dòng chảy lịch sử Việt Nam, Hà Nội hiện hữu…
Tôi yêu Hà Nội bằng tình yêu của tiềm thức như cổ tích, huyền thọai. Nhưng tôi có anh, một người Hà Nội, tình yêu Hà Nội có sức sống của hiện thực. Hà Nội trong tôi là hai chiều của xưa-nay, động-tĩnh. Tôi thích thú cùng anh lên sân thượng một tòa nhà cao tầng ở trung tâm uống café, ngắm những dòng người ngược xuôi dưới phố. Tôi thong dong cùng anh thả mình vào sự tĩnh lặng thâm nghiêm của những ngôi chùa cổ. Tôi hào hứng nắm tay anh đi len lỏi vào khu phố cổ, rồi ghé bất kỳ quán nào nếm một món ngon Hà Nội. Tôi rón rén bước, cùng anh vào mấy bảo tàng mà ở đó là cả dòng chảy lịch sử Việt Nam, Hà Nội hiện hữu…
Hà Nội xuân và tình yêu của
tôi như không thể tách rời trong trái tim và tâm hồn. Khi về phương Nam với
cành đào thắm trên tay,với cái nắm tay ấm áp của anh, là đã mang cả mùa xuân Hà
Nội, tình yêu Hà Nội, yêu người Hà Nội cùng đón xuân phương Nam với tôi.
Mưa phùn
1. Đã quen với nắng ấm
phương Nam và những cơn mưa như trút nước chợt đến chợt đi… Bỗng sững sờ run
người khi bắt gặp làn gió lạnh mang theo những bụi nước li ti lướt qua vào một
ngày đầu xuân nơi đất Bắc.
Mưa phùn,những cơn mưa vừa nhẹ vừa mỏng như một tấm màn nước mờ mờ, ảo ảo phủ lên muôn vật tạo nên khung cảnh như sương như khói, đã làm mòn bao nhiêu bút mực của văn nhân xưa nay. Không một ai dù tâm hồn có chai đá đến mấy cũng không thể làm ngơ khi bắt gặp một rèm mi cong cong của thiếu nữ, đọng vài giọt mưa nhỏ như kiểu trang điểm đặc biệt do chính cơn mưa phùn vô tình tham dự để rồi đón một cái nhìn vừa trong trẻo vừa ngây thơ, vừa ướt đẫm những mộng mơ và những câu hỏi không tên sâu trong đáy mắt… Đá cũng tan chảy thành nước, hòa vào mưa rồi ngẩn ngơ nuối tiếc.
Dưới mưa, chen với những luồng gió dấu trong mình cái buốt giá, giơ tay chạm khẽ vào hạt nước mỏng manh như bụi, có cảm giác nếu như ai đó lỡ gây một tiếng động mạnh, mọi cái đều vỡ tan, biến mất, giống như một bàn tay thô vụng tàn nhẫn xé nát bức tranh vừa thơ vừa mộng dệt bằng cơn mưa.
Những hàng cây, những con đường, những ngôi nhà và cả những bóng người trong mưa đều không rõ nét, đều mang một vẻ huyền bí không một họa sĩ nào có thể khắc họa được. Mưa đã dệt một tấm màn mờ ảo lung linh. Thoáng lay động không biết mình sống trong mộng hay thực, phía trước mình là tranh, là thơ hay là ảo ảnh… Tất cả như không có thực dưới mưa.
Về đêm. Cảm nhận về cơn mưa phùn càng lắng đọng.
Trong buốt lạnh, bụi mưa dường như ấm hơn. Mơ hồ đâu đó những tiếng động khẽ khàng từ những thân cây xù xì. Bất chợt reo lên thành tiếng khi nhìn thấy thật nhiều chồi non đang cố lách ra, vươn lên màu xanh mướt nhỏ nhoi như những đốm sáng trong đêm mưa, từ các vết sần sùi trên thân cây già nua cằn cỗi. Một chút gì len lỏi trong tim thật ấm áp dù đêm thật lạnh.
Mưa phùn,những cơn mưa vừa nhẹ vừa mỏng như một tấm màn nước mờ mờ, ảo ảo phủ lên muôn vật tạo nên khung cảnh như sương như khói, đã làm mòn bao nhiêu bút mực của văn nhân xưa nay. Không một ai dù tâm hồn có chai đá đến mấy cũng không thể làm ngơ khi bắt gặp một rèm mi cong cong của thiếu nữ, đọng vài giọt mưa nhỏ như kiểu trang điểm đặc biệt do chính cơn mưa phùn vô tình tham dự để rồi đón một cái nhìn vừa trong trẻo vừa ngây thơ, vừa ướt đẫm những mộng mơ và những câu hỏi không tên sâu trong đáy mắt… Đá cũng tan chảy thành nước, hòa vào mưa rồi ngẩn ngơ nuối tiếc.
Dưới mưa, chen với những luồng gió dấu trong mình cái buốt giá, giơ tay chạm khẽ vào hạt nước mỏng manh như bụi, có cảm giác nếu như ai đó lỡ gây một tiếng động mạnh, mọi cái đều vỡ tan, biến mất, giống như một bàn tay thô vụng tàn nhẫn xé nát bức tranh vừa thơ vừa mộng dệt bằng cơn mưa.
Những hàng cây, những con đường, những ngôi nhà và cả những bóng người trong mưa đều không rõ nét, đều mang một vẻ huyền bí không một họa sĩ nào có thể khắc họa được. Mưa đã dệt một tấm màn mờ ảo lung linh. Thoáng lay động không biết mình sống trong mộng hay thực, phía trước mình là tranh, là thơ hay là ảo ảnh… Tất cả như không có thực dưới mưa.
Về đêm. Cảm nhận về cơn mưa phùn càng lắng đọng.
Trong buốt lạnh, bụi mưa dường như ấm hơn. Mơ hồ đâu đó những tiếng động khẽ khàng từ những thân cây xù xì. Bất chợt reo lên thành tiếng khi nhìn thấy thật nhiều chồi non đang cố lách ra, vươn lên màu xanh mướt nhỏ nhoi như những đốm sáng trong đêm mưa, từ các vết sần sùi trên thân cây già nua cằn cỗi. Một chút gì len lỏi trong tim thật ấm áp dù đêm thật lạnh.
2. Em phone: “Anh đã vẽ mưa
phùn bao giờ chưa? Đẹp, siêu thực, tuyệt vời…”. Câu nói như lời mời, như sự
thôi thúc. Tôi bay từ miền nắng phương Nam ra mùa xuân phương Bắc. Mưa phùn là
cái cớ để em cho tôi… gặp em.
Em mảnh dẻ như nhành liễu đung đưa bên Hồ Gươm. Như từ bức tranh trong viện bảo tàng. Em đón tôi. Đôi mắt màu nâu, rợp bóng hàng mi cong như nét phẩy cây cọ… Tôi đi trong mưa bên em. Mưa phùn như tấm màn dệt bằng muôn ngàn bụi nước, phả hơi lành lạnh. Hàng cây bên đường huyền ảo trong mưa. Phố Hà Nội chênh vênh những mái ngói vảy cá, những góc cạnh không tên hư hư thực thực. Tôi sững sờ khi bắt gặp những hạt mưa nhẹ như bụi đọng trên mi em, li ti như từng viên ngọc, những hạt mưa làm tôi bối rối. Tôi muốn chạm vào em nhưng lại sợ. Nỗi sợ không đặt được tên, chỉ sợ khi chạm vào thì những viên ngọc tuyệt đẹp kia sẽ tan ra mất mà không ngòi bút nào có thể lưu lại được giây phút này.
Chúng tôi vào một quán nước ven đường. Em chúm môi thổi chén chè tàu bốc khói. Tôi thấy mình trẻ lại bên em, ngoài kia mưa vẫn mềm mại thả những sợi tơ từ trời, giăng mắc. Những sợi mưa run rẩy phủ lên phố xá một màu xám bạc, tôi như người mộng du, thậm chí không dám thở mạnh, em đang ở bên tôi rất gần, rất gần…
Tôi là họa sĩ phóng túng, quen những gam màu nóng, những nét cọ phóng khoáng như nắng gió phương Nam. Mưa phùn giống như cơn mộng mà tôi biết đến lần đầu. Em, bức tranh cổ, phảng phất một mối tình như những hạt mưa trên tóc, trên mi, tôi chỉ có thể ngắm nhìn thôi mà không thể cầm vào được…
Em nhìn tôi thầm hỏi bằng ánh mắt trong veo. Mưa ngoài kia mềm mại, quyến rũ, bí ẩn, mọi vật như được cách điệu ảo ảo, liêu trai, sương khói. Bàn tay cầm cọ của tôi chợt run lên bất lực, làm sao họa được những nét mưa như có như không thế này. Và cả em, em trong mưa phùn lung linh như từ bức họa cổ bước ra mong manh, chợt tan, chợt hiện…
Mưa phùn, mưa phùn… Em miền nhớ trong tôi.
Và sáng ra, dưới mưa, một màu xanh tràn ngập như phép lạ khắp nơi. Sức sống như tràn ra từ màu xanh mơn mởn ấy. Những trái tim yếu đuối già nua như hồi sinh cùng những mầm xanh và những tứ thơ sẵn sàng tuôn trào để cho đời thêm đẹp với vô vàn ước mơ xanh. Những cơn mưa phùn đất Bắc đã làm cho khách phương Nam xao xuyến. Mỗi khi mùa mưa tới, nhìn những dòng mưa xối xả đổ xuống như trút hết nước trên trời cao, nhớ đến nao lòng những hạt mưa nhỏ bé, nhẹ như sương, đủ làm duyên cho những hàng mi thiếu nữ, và để trái tim ai phải vấn vương để thương để nhớ xứ Bắc.
Mưa phùn là một cõi mộng của khách phương Nam.
Em mảnh dẻ như nhành liễu đung đưa bên Hồ Gươm. Như từ bức tranh trong viện bảo tàng. Em đón tôi. Đôi mắt màu nâu, rợp bóng hàng mi cong như nét phẩy cây cọ… Tôi đi trong mưa bên em. Mưa phùn như tấm màn dệt bằng muôn ngàn bụi nước, phả hơi lành lạnh. Hàng cây bên đường huyền ảo trong mưa. Phố Hà Nội chênh vênh những mái ngói vảy cá, những góc cạnh không tên hư hư thực thực. Tôi sững sờ khi bắt gặp những hạt mưa nhẹ như bụi đọng trên mi em, li ti như từng viên ngọc, những hạt mưa làm tôi bối rối. Tôi muốn chạm vào em nhưng lại sợ. Nỗi sợ không đặt được tên, chỉ sợ khi chạm vào thì những viên ngọc tuyệt đẹp kia sẽ tan ra mất mà không ngòi bút nào có thể lưu lại được giây phút này.
Chúng tôi vào một quán nước ven đường. Em chúm môi thổi chén chè tàu bốc khói. Tôi thấy mình trẻ lại bên em, ngoài kia mưa vẫn mềm mại thả những sợi tơ từ trời, giăng mắc. Những sợi mưa run rẩy phủ lên phố xá một màu xám bạc, tôi như người mộng du, thậm chí không dám thở mạnh, em đang ở bên tôi rất gần, rất gần…
Tôi là họa sĩ phóng túng, quen những gam màu nóng, những nét cọ phóng khoáng như nắng gió phương Nam. Mưa phùn giống như cơn mộng mà tôi biết đến lần đầu. Em, bức tranh cổ, phảng phất một mối tình như những hạt mưa trên tóc, trên mi, tôi chỉ có thể ngắm nhìn thôi mà không thể cầm vào được…
Em nhìn tôi thầm hỏi bằng ánh mắt trong veo. Mưa ngoài kia mềm mại, quyến rũ, bí ẩn, mọi vật như được cách điệu ảo ảo, liêu trai, sương khói. Bàn tay cầm cọ của tôi chợt run lên bất lực, làm sao họa được những nét mưa như có như không thế này. Và cả em, em trong mưa phùn lung linh như từ bức họa cổ bước ra mong manh, chợt tan, chợt hiện…
Mưa phùn, mưa phùn… Em miền nhớ trong tôi.
Và sáng ra, dưới mưa, một màu xanh tràn ngập như phép lạ khắp nơi. Sức sống như tràn ra từ màu xanh mơn mởn ấy. Những trái tim yếu đuối già nua như hồi sinh cùng những mầm xanh và những tứ thơ sẵn sàng tuôn trào để cho đời thêm đẹp với vô vàn ước mơ xanh. Những cơn mưa phùn đất Bắc đã làm cho khách phương Nam xao xuyến. Mỗi khi mùa mưa tới, nhìn những dòng mưa xối xả đổ xuống như trút hết nước trên trời cao, nhớ đến nao lòng những hạt mưa nhỏ bé, nhẹ như sương, đủ làm duyên cho những hàng mi thiếu nữ, và để trái tim ai phải vấn vương để thương để nhớ xứ Bắc.
Mưa phùn là một cõi mộng của khách phương Nam.
Tương tư sấu gọi đêm hè
1. Về đến phương Nam nắng ấm,
cầm trên tay chiếc lá nhỏ màu vàng, em tặng tôi lúc chia tay, tôi ngẩn ngơ nhớ
em, em Hà Nội và những con đường có hàng cây mang cái tên ngồ ngộ - Cây Sấu.
Tôi gặp em một ngày rét, cơn rét cuối cùng của xuân đang luyến tiếc mùa chưa chịu bay đi, nhường chỗ cho hạ về… Một lúm đồng tiền trên má tinh nghịch, một đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, một mái tóc bồng bềnh như mây, em làm tôi bối rối.. Như một thiên thần nhỏ, dễ thương, em đưa tôi đi qua nhiều con phố có những hàng cây lạ đối với tôi: Cây Sấu. Những gốc sấu to, cao, chạy dài theo dọc đường, làm phố hiền hòa thân thiết, kể cả với khách phương xa.
Không như các loài cây khác, cuối xuân, những hàng sấu mới rùng mình xào xạc như trút lá. Tôi bên em tưới những cơn mưa lá sấu vào vàng ào ạt bay, rơi trong mùi hương dìu dịu không tên. Mỗi bước chân mỗi đoạn phố, những hàng sấu và em Hà Nội cứ lẫn lộn, cảm giác choáng ngợp trước vẻ đẹp khó gọi tên cứ ngập trong tôi. Tít tắp trên vòm cây cây cao, những lá sấu mỏng manh, lả tả rớt xuống vai, xuống tóc, xuống mặt phố, mang theo hương lá dìu dịu ướp thơm cả khoảng không, làm thành một thảm vàng hoang sơ quấn quít, níu kéo bước chân, để cứ quẩn quanh như không muốn xa…
Trong mát lạnh của đêm, em chợt nghiêng mái tóc sát vào tôi… Tim tôi ngừng đập trong tíc tắc. Những mảnh hoa hình sao màu trắng sữa lấm tấm trên tóc em, ngỡ như sao trời lạc vào đậu lại, quyện mùi hương phản phất hình như không phải của trần gian. Mắt em thăm thẳm, tôi như chìm trong ánh nhìn của em… Và như ánh chớp, môi em chạm môi tôi nhẹ như cơn gió thoảng qua mang hương sấu ngọt lịm. Tôi không biết mình mơ hay tỉnh… Em Hà Nội hay hàng sấu già sù sì biến hình để tôi ngây dại, vấn vương…
Đêm từng đêm phương Nam, cầm chiếc lá trên tay, tôi đem theo hương sấu ướp thơm giấc mơ và tương tư em. Và loài cây phố Hà Nội – Cây Sấu là cây tương tư mỗi khi tôi nhớ em. Em Hà Nội của tôi.
Tôi gặp em một ngày rét, cơn rét cuối cùng của xuân đang luyến tiếc mùa chưa chịu bay đi, nhường chỗ cho hạ về… Một lúm đồng tiền trên má tinh nghịch, một đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, một mái tóc bồng bềnh như mây, em làm tôi bối rối.. Như một thiên thần nhỏ, dễ thương, em đưa tôi đi qua nhiều con phố có những hàng cây lạ đối với tôi: Cây Sấu. Những gốc sấu to, cao, chạy dài theo dọc đường, làm phố hiền hòa thân thiết, kể cả với khách phương xa.
Không như các loài cây khác, cuối xuân, những hàng sấu mới rùng mình xào xạc như trút lá. Tôi bên em tưới những cơn mưa lá sấu vào vàng ào ạt bay, rơi trong mùi hương dìu dịu không tên. Mỗi bước chân mỗi đoạn phố, những hàng sấu và em Hà Nội cứ lẫn lộn, cảm giác choáng ngợp trước vẻ đẹp khó gọi tên cứ ngập trong tôi. Tít tắp trên vòm cây cây cao, những lá sấu mỏng manh, lả tả rớt xuống vai, xuống tóc, xuống mặt phố, mang theo hương lá dìu dịu ướp thơm cả khoảng không, làm thành một thảm vàng hoang sơ quấn quít, níu kéo bước chân, để cứ quẩn quanh như không muốn xa…
Trong mát lạnh của đêm, em chợt nghiêng mái tóc sát vào tôi… Tim tôi ngừng đập trong tíc tắc. Những mảnh hoa hình sao màu trắng sữa lấm tấm trên tóc em, ngỡ như sao trời lạc vào đậu lại, quyện mùi hương phản phất hình như không phải của trần gian. Mắt em thăm thẳm, tôi như chìm trong ánh nhìn của em… Và như ánh chớp, môi em chạm môi tôi nhẹ như cơn gió thoảng qua mang hương sấu ngọt lịm. Tôi không biết mình mơ hay tỉnh… Em Hà Nội hay hàng sấu già sù sì biến hình để tôi ngây dại, vấn vương…
Đêm từng đêm phương Nam, cầm chiếc lá trên tay, tôi đem theo hương sấu ướp thơm giấc mơ và tương tư em. Và loài cây phố Hà Nội – Cây Sấu là cây tương tư mỗi khi tôi nhớ em. Em Hà Nội của tôi.
2. Em gửi vào cho tôi
quà Hà Nội – Những trái sấu non bé tí xanh như viên bi ngọc dễ thương, kèm mảng
giấy với nét chữ nghiêng học trò – Công thức nấu món canh sấu với thịt nạc. Em
còn tái bút mấy dòng – Anh nhờ mẹ nấu anh ăn cho dễ chịu trong nắng nóng phương
Nam, là dịu mát em gửi tới anh đấy. Tim tôi lỡ một nhịp, thế này thì làm sao
tôi hết tương tư em.
Không biết người Hà Nội ăn món canh sấu non thịt nạc thấy thế nào, nhưng quả thật món canh đó gợi cho tôi nhiều cảm xúc, không chỉ có em – Hà Nội của tôi.
Vị chát thoáng qua ở lớp vỏ mỏng như lụa cho cảm giác thèm để rồi vị chua nhẹ không đủ nhíu mày nhưng lại làm dịu cái khô khát của nắng nóng và vị ngòn ngọt của tí hột non trắng ngà kích thích thêm. Món canh Hà Nội không chỉ ăn, thưởng thức mà còn ngấm một cái gì đó rất riêng Hà Nội, như phảng phất màu tím bằng lăng góc phố trưa, hé nụ phớt đỏ hoa phượng đầu mùa và mùi hương hoa loa kèn len lỏi qua từng cơn gió…, không diễn tả nổi. Tôi hiểu em muốn nói với tôi rất nhiều qua món canh sấu Hà Nội – Những lời không ngôn ngữ nhưng ngầm chứa bao ẩn ý tình cảm khó gọi tên.
Tôi đi nhiều nơi, nếm nhiều món ngon vật lạ, ăn thử các đặc sản vùng miền cũng không ít, nhưng những món ăn Hà Nội thường để lại trong tôi hương vị không thể quên. Hà Nội đẹp thâm trầm cổ kính, người Hà Nội thanh lịch, món ăn Hà Nội cũng tinh tế như thế. Trái sấu non, một thứ trái quả dân dã, gần như không có mặt trên các sạp rau quả trong các khu chợ lớn, nhưng hình như hiện diện ở khắp nơi, rất lạ. Từ bữa ăn thường nhật con nhà bình dân đến thực đơn “đặc sản” - món ăn Việt trong nhà hàng sang trọng cỡ 5 sao cho khách nước ngoài.
Cầm trái sấu nhỏ xinh trên tay, tôi nhớ em lạ lùng. Tôi nhớ tới trái ô mai sấu chua ngọt em đưa tôi nếm thử, tôi nhớ những khoanh sấu chín vàng ươm được tách hột ngâm trong nước đường có ít ớt cay, ở phố cổ Hà Nội. Một gã trai gồ ghề thô mộc bỗng như một cậu bé hồn nhiên ăn những trái sấu dầm, sấu ô mai, thích thú nhìn em chau mày suýt xoa bởi vị chua cay, món quà đường phố không hề có ở phương Nam thành phố của tôi. Giọng em nhẹ như hơi thở, đầy mê hoặc: “Rồi anh sẽ không thể quên.”
Cây tương tư – Quả tương tư. Làm sao tôi quên được những gốc sấu cổ thụ dọc các phố Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, những cây sấu trăm tuổi trầm tư ở phố Hàng Bài. Làm sao tôi quên vị chua cay của trái quả mang tên ngộ nghĩnh “sấu” ở phố cổ Hà Nội. Làm sao tôi quên được cái chua dịu nhẹ của tô canh sấu non…
Làm sao tôi không thôi nhớ em. Em Hà Nội của tôi.
Không biết người Hà Nội ăn món canh sấu non thịt nạc thấy thế nào, nhưng quả thật món canh đó gợi cho tôi nhiều cảm xúc, không chỉ có em – Hà Nội của tôi.
Vị chát thoáng qua ở lớp vỏ mỏng như lụa cho cảm giác thèm để rồi vị chua nhẹ không đủ nhíu mày nhưng lại làm dịu cái khô khát của nắng nóng và vị ngòn ngọt của tí hột non trắng ngà kích thích thêm. Món canh Hà Nội không chỉ ăn, thưởng thức mà còn ngấm một cái gì đó rất riêng Hà Nội, như phảng phất màu tím bằng lăng góc phố trưa, hé nụ phớt đỏ hoa phượng đầu mùa và mùi hương hoa loa kèn len lỏi qua từng cơn gió…, không diễn tả nổi. Tôi hiểu em muốn nói với tôi rất nhiều qua món canh sấu Hà Nội – Những lời không ngôn ngữ nhưng ngầm chứa bao ẩn ý tình cảm khó gọi tên.
Tôi đi nhiều nơi, nếm nhiều món ngon vật lạ, ăn thử các đặc sản vùng miền cũng không ít, nhưng những món ăn Hà Nội thường để lại trong tôi hương vị không thể quên. Hà Nội đẹp thâm trầm cổ kính, người Hà Nội thanh lịch, món ăn Hà Nội cũng tinh tế như thế. Trái sấu non, một thứ trái quả dân dã, gần như không có mặt trên các sạp rau quả trong các khu chợ lớn, nhưng hình như hiện diện ở khắp nơi, rất lạ. Từ bữa ăn thường nhật con nhà bình dân đến thực đơn “đặc sản” - món ăn Việt trong nhà hàng sang trọng cỡ 5 sao cho khách nước ngoài.
Cầm trái sấu nhỏ xinh trên tay, tôi nhớ em lạ lùng. Tôi nhớ tới trái ô mai sấu chua ngọt em đưa tôi nếm thử, tôi nhớ những khoanh sấu chín vàng ươm được tách hột ngâm trong nước đường có ít ớt cay, ở phố cổ Hà Nội. Một gã trai gồ ghề thô mộc bỗng như một cậu bé hồn nhiên ăn những trái sấu dầm, sấu ô mai, thích thú nhìn em chau mày suýt xoa bởi vị chua cay, món quà đường phố không hề có ở phương Nam thành phố của tôi. Giọng em nhẹ như hơi thở, đầy mê hoặc: “Rồi anh sẽ không thể quên.”
Cây tương tư – Quả tương tư. Làm sao tôi quên được những gốc sấu cổ thụ dọc các phố Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, những cây sấu trăm tuổi trầm tư ở phố Hàng Bài. Làm sao tôi quên vị chua cay của trái quả mang tên ngộ nghĩnh “sấu” ở phố cổ Hà Nội. Làm sao tôi quên được cái chua dịu nhẹ của tô canh sấu non…
Làm sao tôi không thôi nhớ em. Em Hà Nội của tôi.
Mùa thu Hà Nội trong nỗi nhớ
Trời xanh cao vời vợi màu hồ
thủy, nắng như tơ, từng sợi một thả xuống óng ánh. Hà Nội dịu dàng, hồi hộp đón
mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thỏang sót lại, những quả hồng đỏ
mọng mời gọi như môi thiếu nữ, đây đó thấp thóang bóng áo nâu quẩy đôi gánh
chung chiêng, bên trong lấp ló những quả thị vàng mượt, những quả ổi chín hồng
tỏa mùi thơm thôn dã, bình dị, xưa xưa cổ tích…Trên những hàng cây lóang thóang
vài chiếc lá vàng… Mùa thu Hà Nội rón rén, ngập nhừng, ngấp nghé đổi chỗ mùa hạ
nồng nàn cháy bỏng.
Tôi ở phương Nam, một năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Nắng đổ xuống như chảo lửa cứ hừng hực đốt cháy cả lòng người. Mưa thì như nghiêng trời lệch đất, nước cuồn cuộn trôi, trôi tuột mọi thứ, con người cũng muốn tan theo nước mà trôi đi. Người phương Nam như tôi đã được tặng một món quà tuyệt đẹp của phương Bắc, của Hà Nội, mà không phải lúc nào cũng có thể có. Vâng! Quà tặng- Mùa Thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được. Khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ đem hương mùa bãng lãng qua các con phố…Mùa thu Hà Nội như một thứ men ngọt ngào, nhấp từng giọt, từng giọt để say hồi nào không biết, và cứ muốn say mãi.
Cốm Làng Vòng. Hương vị thu Hà Nội, nét lạ đầy ấn tượng. Những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời khí đất, cả hồn quê và huyền thọai làng, được bọc bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm thóat tục, bên ngòai buộc thêm một vài sợi rơm không quá chặt, không quá lỏng, như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật một món quà dân dã của người Tràng An- người Hà Nội. Ngay cả đến cách ăn, cũng là một nghệ thuật thưởng thức nghệ thuật ẩm thực tuyện vời. Không phải xúc từng muổng(thìa) lớn như ở phương Nam khi ăn cốm dẹp trộn dừa, cứ cho hết muổng này tới muổng khác, ào ào một lúc là hết. Cốm Vòng, đựng trong lá sen, chụm mấy ngón tay nhúm vài hạt cốm, bỏ vào miệng, nhẩn nha để vị cốm dẻo, ngọt, thơm tan ra từ đầu lưỡi thấm vào…cảm hết hương vị trời, đất, đồng quê, nắng gió trong hạt cốm.
Ở phương Nam, mùa hạ là mùa hội tụ các lòai cây trái. Ở Hà Nội, hình như mùa thu mới là lúc trái quả phô diễn hết sắc vị được tích tụ, chắt lọc bằng nắng gió, tinh túy đất trời suốt cả mùa hạ. Hồng d0ỏ mọng môi ngọt lịm, na xanh biếc mắt ngọt thanh tao, bưởi vàng mơ ngọt mát the the đầu lưỡi, nhãn nâu đất ngọt đậm đà…, đặc biệt một lọai quả chỉ có ở Hà Nội- Quả Sấu, vàng ươm, chua ngọt, một lọai quả không phải để bày biện cho đẹp cho sang, nhưng len lỏi khắp nơi, từ nhà hàng đặc sản đến bữa ăn nghèo đạm bạc bình dân, từ quí cô, quí bà sang trọng đài các đến em bé bán báo dạo trên phố. Những quả sấu chín vàng đựng đầy trong rổ hay chất một đống nhỏ trên mảnh nilong ở hè phố, ở góc chợ…, nhìn ngồ ngộ, quê mùa, xấu xí, nhưng sao hấp dẫn đến kỳ lạ. Tôi đã đứng thật lâu quan sát, thấy thứ quả bình thường mà có sức mê hoặc đến hết thảy mọi người không phân biệt sang hèn. Thảo nào, mà trong văn trong thơ viết về Hà Nội, nhiều người nhắc đến quả sấu như một nỗi nhớ, một mối tình vấn vương, một kỷ niệm ấu thơ rất riêng của Hà Nội, không lẫn vào đâu được.
Một trưa nắng nhẹ, lang hang phố cổ vắng tiếng xe, trong bóng cây sẫm màu lốm đốm nắng, bóng dáng áo nâu, tóc bạc quẩy một gánh quả có mùi thơm là lạ, thong dong ngược lại, đi qua tôi, như bất chợt vấp phải một cái gì đó mơ hồ, tôi quay lại níu lấy bà… Ôi quả thị, quả thị của nàng Tấm trong cổ tích. Tròn đầy, xinh xắn, vàng mướt màu nắng, và mùi thơm là tổng hòa mùi lúa chín, mùi rơm mới,mùi bếp lửa, mùi làng quê… Bà cười hiền hậu (không biết có phải là bà lão bán quán nước đã rước quả thị nàng Tấm về nhà trong cổ tích), tặng tôi một quả thị thật đẹp cùng câu chúc rất cổ tích: Cô sẽ gặp được người tri âm tri kỷ. Và đêm ấy, trong giấc mơ của tôi, bước ra từ quả thị là một chàng trai, như hòang tử trong truyện thần thọai, đến với tôi… Tỉnh dậy, nhìn ra ngòai cửa sổ, sương lễnh lõang trong ánh trăng non mờ ảo, và mùi thơm quả quả thị sực nức căn phòng…
Mùa thu Hà Nội, không chỉ là cái nắng vàng tơ mơn man, ấm áp, là bầu trời thăm thẳm trong vắt không gợn mây giữa trưa, là hương quả đầy mời gọi, mà còn là nét quyến rũ đến ngọt say người phương Nam từ những đêm trăng và hoa sữa. Đêm và hoa mùa thu Hà Nội đẹp lạ lắm. Đêm tĩnh lặng, nhẹ lâng lâng, trong veo. Những ồn ào, vất vả của ngày hình như ngủ theo mặt trời, chỉ nghe có tiếng ri rỉ của dế, tiếng sột sọat của chiếc lá rơi, xa xôi đâu đó tiếng cá quẫy nước giỡn trăng trong hồ… Ánh trăng gần rằm phủ xuống vầng sáng mát lạnh như ướp đá, bóng hàng cây hoa sữa sẫm màu, để nổi bật những chấm trắng lấm tấm của từng chùm hoa, như một vệt ngân hà lạc xuống. Đêm đẹp như mộng. Đêm sóng sánh, hoa sữa ngọt say tung thả mùi hương theo gió lan tỏa cả mặt hồ lóang ánh bạc của trăng.Trăng, hoa lẫn vào sương giăng mỏng mờ, lãng đãng, chồng nhòe cảnh vật ẩn hiện, bí ẩn. Bầu trời lấp lánh các vì sao như bức tranh cẩn vụn kim cương của nghệ sĩ thần tiên dành riêng ban tặng cho những ai thức cùng đêm. Tôi đã đi như thế, cảm nhận vẻ đẹp liêu trai của đêm thu Hà Nội mãi đến khi sương tụ lại từng giọt đọng trên lá cỏ, như giọt nươc mắt đêm, và xa xa dội lại nhịp thở của một này mới sắp bắt đầu.
Để trọn vẹn sắc thu Hà Nội, ôm trọn mùa thu Hà Nội làm quà cho các bạn ở phương Nam, tôi đã làm một cuộc thăm viếng những “địa chỉ đỏ” danh tiếng ở Hà Nội gắn liền với mùa thu: Bắc Bộ Phủ, Quảng trường Ba Đình, Nhà Viễn Đông Bác Cổ… Nhìn màu đỏ của sắc cờ, hoa những nơi này, nghe vang vọng lời ca oai hùng “Đòan quân Việt Nam đi…”, như sống ngược thời gian một mùa thu xưa, âm vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh tên nước Việt Nam, và một mùa thu của những đòan quân” Trùng trùng say trong câu hát…” tiến về giải phóng Thủ Đô…
Tôi ở phương Nam, một năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Nắng đổ xuống như chảo lửa cứ hừng hực đốt cháy cả lòng người. Mưa thì như nghiêng trời lệch đất, nước cuồn cuộn trôi, trôi tuột mọi thứ, con người cũng muốn tan theo nước mà trôi đi. Người phương Nam như tôi đã được tặng một món quà tuyệt đẹp của phương Bắc, của Hà Nội, mà không phải lúc nào cũng có thể có. Vâng! Quà tặng- Mùa Thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được. Khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ đem hương mùa bãng lãng qua các con phố…Mùa thu Hà Nội như một thứ men ngọt ngào, nhấp từng giọt, từng giọt để say hồi nào không biết, và cứ muốn say mãi.
Cốm Làng Vòng. Hương vị thu Hà Nội, nét lạ đầy ấn tượng. Những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời khí đất, cả hồn quê và huyền thọai làng, được bọc bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm thóat tục, bên ngòai buộc thêm một vài sợi rơm không quá chặt, không quá lỏng, như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật một món quà dân dã của người Tràng An- người Hà Nội. Ngay cả đến cách ăn, cũng là một nghệ thuật thưởng thức nghệ thuật ẩm thực tuyện vời. Không phải xúc từng muổng(thìa) lớn như ở phương Nam khi ăn cốm dẹp trộn dừa, cứ cho hết muổng này tới muổng khác, ào ào một lúc là hết. Cốm Vòng, đựng trong lá sen, chụm mấy ngón tay nhúm vài hạt cốm, bỏ vào miệng, nhẩn nha để vị cốm dẻo, ngọt, thơm tan ra từ đầu lưỡi thấm vào…cảm hết hương vị trời, đất, đồng quê, nắng gió trong hạt cốm.
Ở phương Nam, mùa hạ là mùa hội tụ các lòai cây trái. Ở Hà Nội, hình như mùa thu mới là lúc trái quả phô diễn hết sắc vị được tích tụ, chắt lọc bằng nắng gió, tinh túy đất trời suốt cả mùa hạ. Hồng d0ỏ mọng môi ngọt lịm, na xanh biếc mắt ngọt thanh tao, bưởi vàng mơ ngọt mát the the đầu lưỡi, nhãn nâu đất ngọt đậm đà…, đặc biệt một lọai quả chỉ có ở Hà Nội- Quả Sấu, vàng ươm, chua ngọt, một lọai quả không phải để bày biện cho đẹp cho sang, nhưng len lỏi khắp nơi, từ nhà hàng đặc sản đến bữa ăn nghèo đạm bạc bình dân, từ quí cô, quí bà sang trọng đài các đến em bé bán báo dạo trên phố. Những quả sấu chín vàng đựng đầy trong rổ hay chất một đống nhỏ trên mảnh nilong ở hè phố, ở góc chợ…, nhìn ngồ ngộ, quê mùa, xấu xí, nhưng sao hấp dẫn đến kỳ lạ. Tôi đã đứng thật lâu quan sát, thấy thứ quả bình thường mà có sức mê hoặc đến hết thảy mọi người không phân biệt sang hèn. Thảo nào, mà trong văn trong thơ viết về Hà Nội, nhiều người nhắc đến quả sấu như một nỗi nhớ, một mối tình vấn vương, một kỷ niệm ấu thơ rất riêng của Hà Nội, không lẫn vào đâu được.
Một trưa nắng nhẹ, lang hang phố cổ vắng tiếng xe, trong bóng cây sẫm màu lốm đốm nắng, bóng dáng áo nâu, tóc bạc quẩy một gánh quả có mùi thơm là lạ, thong dong ngược lại, đi qua tôi, như bất chợt vấp phải một cái gì đó mơ hồ, tôi quay lại níu lấy bà… Ôi quả thị, quả thị của nàng Tấm trong cổ tích. Tròn đầy, xinh xắn, vàng mướt màu nắng, và mùi thơm là tổng hòa mùi lúa chín, mùi rơm mới,mùi bếp lửa, mùi làng quê… Bà cười hiền hậu (không biết có phải là bà lão bán quán nước đã rước quả thị nàng Tấm về nhà trong cổ tích), tặng tôi một quả thị thật đẹp cùng câu chúc rất cổ tích: Cô sẽ gặp được người tri âm tri kỷ. Và đêm ấy, trong giấc mơ của tôi, bước ra từ quả thị là một chàng trai, như hòang tử trong truyện thần thọai, đến với tôi… Tỉnh dậy, nhìn ra ngòai cửa sổ, sương lễnh lõang trong ánh trăng non mờ ảo, và mùi thơm quả quả thị sực nức căn phòng…
Mùa thu Hà Nội, không chỉ là cái nắng vàng tơ mơn man, ấm áp, là bầu trời thăm thẳm trong vắt không gợn mây giữa trưa, là hương quả đầy mời gọi, mà còn là nét quyến rũ đến ngọt say người phương Nam từ những đêm trăng và hoa sữa. Đêm và hoa mùa thu Hà Nội đẹp lạ lắm. Đêm tĩnh lặng, nhẹ lâng lâng, trong veo. Những ồn ào, vất vả của ngày hình như ngủ theo mặt trời, chỉ nghe có tiếng ri rỉ của dế, tiếng sột sọat của chiếc lá rơi, xa xôi đâu đó tiếng cá quẫy nước giỡn trăng trong hồ… Ánh trăng gần rằm phủ xuống vầng sáng mát lạnh như ướp đá, bóng hàng cây hoa sữa sẫm màu, để nổi bật những chấm trắng lấm tấm của từng chùm hoa, như một vệt ngân hà lạc xuống. Đêm đẹp như mộng. Đêm sóng sánh, hoa sữa ngọt say tung thả mùi hương theo gió lan tỏa cả mặt hồ lóang ánh bạc của trăng.Trăng, hoa lẫn vào sương giăng mỏng mờ, lãng đãng, chồng nhòe cảnh vật ẩn hiện, bí ẩn. Bầu trời lấp lánh các vì sao như bức tranh cẩn vụn kim cương của nghệ sĩ thần tiên dành riêng ban tặng cho những ai thức cùng đêm. Tôi đã đi như thế, cảm nhận vẻ đẹp liêu trai của đêm thu Hà Nội mãi đến khi sương tụ lại từng giọt đọng trên lá cỏ, như giọt nươc mắt đêm, và xa xa dội lại nhịp thở của một này mới sắp bắt đầu.
Để trọn vẹn sắc thu Hà Nội, ôm trọn mùa thu Hà Nội làm quà cho các bạn ở phương Nam, tôi đã làm một cuộc thăm viếng những “địa chỉ đỏ” danh tiếng ở Hà Nội gắn liền với mùa thu: Bắc Bộ Phủ, Quảng trường Ba Đình, Nhà Viễn Đông Bác Cổ… Nhìn màu đỏ của sắc cờ, hoa những nơi này, nghe vang vọng lời ca oai hùng “Đòan quân Việt Nam đi…”, như sống ngược thời gian một mùa thu xưa, âm vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh tên nước Việt Nam, và một mùa thu của những đòan quân” Trùng trùng say trong câu hát…” tiến về giải phóng Thủ Đô…
Ngày trở về phương Nam, tôi
xao xuyến chia tay thu Hà Nội, quyến luyến như mối tình đầu. Mùa thu- món quà tặng
của Hà Nội cho người phương Nam như tôi, giống vị ngon, vị ngọt, hương say của
môi hôn tình đầu, để rồi nhớ… thầm hẹn.
Phiên khúc mùa Đông
Hà Nội lập Đông
Trời Hà nội bâng khuâng những
nét phác thảo mùa. Thu chần chừ, vấn vương chia tay trong hương cốm Vòng man
mác đồng quê, hương hoa sữa nồng nàn, ngây ngất phố, và màu nắng mật ong say
say Tình Yêu. Mùa Đông ngập ngừng với mấy cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về,
lẫn vào từng cơn mưa, mưa lá bay đầy trời, kéo theo cái lành lạnh dịu dàng của
khỏanh khắc giao mùa, vừa đủ cho những đôi tình nhân tìm hơi ấm tay trong tay
bên nhau. Lập Đông Hà Nội có gam màu và hương vị đắm say là lạ. Màu vàng nắng của
cây, lá, hương phố ở những hàng quà rong dọc vỉa hè mang cho nhiều người đến với
Hà Nội, xa Hà Nội nỗi nhớ khó tả.
Đường Tràng Thi, Quan Thánh và nhiều con đường khác là những rặng bàng đang thay sắc lá. Thỉnh thỏang vài chiếc lá cây rơi xuống trông giống một mảnh nắng vàng lấp lửng khỏang không, nhưng hấp dẫn đến ngẩn ngơ là màu vàng rực của quả bàng chín, treo lủng lẳng trên cành, lâu lâu gió ào qua lại lộp độp rớt xuống gốc. Quả bàng tỏa mùi thơm nhẹ nhàng mà có lẽ chỉ có trẻ em Hà nội mới gọi đúng tên được. Tôi đã từng được nghe kể về kỷ niệm của người Hà Nội với những gốc bàng, mùa quả chín, một thứ quả đặc biệt của tuổi thơ Hà Nội, lấy bao nỗi nhớ ngày lớn lên vào đời. Và đúng là khó quên được cái vị bùi bùi, ngọt ngọt của nhân quả bàng mà những em bé đã mời tôi nếm thử. Mang cái hồn nhiên ngây thơ lây từ em bé và quả bàng, tôi ngạc nhiên với một lòai cây mang cái tên rất chân quê nơi con phố khá sầm uất ở Hà Nội: Cây Cơm nguội, ở dọc phố Lý Thường Kiệt. Cây cao, thẳng, lá nhỏ, tiết trời đầu đông nhuộm lá thành màu vàng mơ bay rơi ào ào như mưa nắng từng giọt đổ xuống phố trong chiều… Đẹp quá. Rồi bần thần, thầm thắc mắc, quả của nó có giống cơm nguội không? Và ai đặt tên cho lòai cây đẹp thế một cái tên bình dị, khiêm tốn đến vậy.Thắc mắc và lang thang tiếp.., đến đường Hòang Diệu. Màu nâu bóng của những quả xà cừ nổi bật trong vòm lá um tùm, như những con mắt đa tình, ấm nồng của người tình bí ẩn lặng ngắm những thiếu nữ môi hồng đi trên phố.. Lòai cây này hay hay, cây to,cao lực lưỡng, chắc chắn, lá lúc nào cũng xum xuê, xanh thẫm, rợp bóng, nhưng hoa thì mỏng manh với bốn cánh nâu nhạt như một cái chong chóng đơn côi.Mùa hoa rụng, hàng vạn cái chong chóng hoa xà cừ xoay tít rơi, đậu, vương vào bất cứ ai, bất cứ gì đến tội nghiệp..Nhưng tới quả thì lạ thay, cứng như một viên bi gỗ cứng cáp. Tôi nhặt một quả xà cừ. Màu nâu ấm áp. Tôi nhớ mầu mắt của anh khi chúng tôi đi bên nhau.
Cứ vẩn vơ, mơ màng với cây, với lá phố Hà Nội trong cái lạnh ngọt ngào còn vương chút thu.Tôi dừng chân phố Hai Bà Trưng. Mùi bếp núc ấm nóng ngầy ngậy theo gió xộc vào mũi.. Ôi! Quẩy nóng! Món quà phố giản dị, hình như chỉ có ở Hà Nội.. Chảo dầu đầy ắp sôi lăn tăn trên bếp lửa liu riu không to, không nhỏ. Cứ hai thỏi bột nặn trắng mịn quấn lấy nhau thành một…ngụp lặn trong chảo dầu. Chốc lát, ngả màu vàng rộm, tỏa mùi thơm quyến rũ vô cùng. Cô chủ hàng tròn như cục bột, trắng y bột nặn, má hồng rực, luôn tay nắn, xe bột thả vào chảo…Ngồi xuống một cái ghế con con, bên cái bàn bé bé, tò mò nhìn chủ hàng dọn một đĩa quẩy nóng hổi, giòn rụm, một đĩa nhỏ tương ớt, một bát nước mắm pha xinh xinh và mấy miếng dưa góp trên cái đĩa sứ mỏng.Tất cả là sự hòa trộn màu sắc thỏa mãn đôi mắt, và các vị chua, cay, mặn, ngọt, béo , thơm, kích thích tâm hồn ẩm thực của tôi không thể tả được. Quẩy nóng. Một khám phá thú vị về món quà vặt của người Hà Nội. Ấn tượng mùa Đông.
Chưa hết, tôi còn được thưởng thức một món ăn cũng rất mùa Đông phố Hà Nội. Đậu phụ nướng. Miếng đậu trơn mát mịn, mềm non, không giống các lọai đậu phụ khác tôi biết. Nghe bà chủ hàng nói, đây là lọai đậu phụ Mơ của làng Mai Động nổi tiếng ba nươi sáu phố từ xưa tới nay, và chỉ có đậu phụ Mơ thì mới ra được vị của món quà vặt này, mới đáng đồng tiền để bỏ công ngòai trời lạnh ăn quà phố.Đậu được phủ một ít muối có trộn gia vị như tiêu, gừng, tỏi, rồi để trên cái vỉ sắt đặt lên bếp than hoa không khói, đượm, nổ lách tách bắn những tia hoa lửa rất đẹp. Lật qua lại vài lần, miếng đậu ươm , bóng, thơm lừng… được dọn trong một đĩa sứ thô trắng ngà, nhìn món ăn rất cổ tích, nếu lịch sự thì dùng đũa. Nhưng tôi bắt chước mấy cô cậu học trò ngồi bàn bên cạnh bốc tay, vừa thổi, vừa ăn, vừa xúyt xoa… Ăn quên no. Không hiểu những ai đã đến Hà Nội, ăn thử món đậu phụ nướng này. Nhưng tôi tin, chỉ một lần thôi sẽ nhớ mãi hương vị của nó. Một món ăn tầm thường, giản đơn, bình dân nhưng khi dừng lại ở Hà Nội phố, nó đã mang nét ẩm thực tinh tế kín đáo và thi vị rất Tràng An.
Những ngày đầu Đông ở Hà Nội, tôi đã được nếm nhiều vị ngon, vị lạ của nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội. Và để khi trở về phương Nam, muốn tặng tôi một cái hậu trước lúc tạm biệt cho hòan hảo bức tranh lập Đông Hà Hội, run rủi sao, tình cờ tôi được uống trà(chè) giữa phố cổ Hà Nội. Một cái quán chè chén-người Hà Nội gọi thế, giữa phố Hàng Gai, cạnh gốc cây đa mấy trăm tuổi với ông chủ quán hình như không có tuổi. Trà được pha trong cái ấm sành màu đen mun bé bằng nắm tay, chén uống cùng màu và bé tí như cái hạt mít. Chẳng biết ông pha thứ trà gì mà khi tôi nhấp chén nước, cái vị trà đắng tê lưỡi làm tôi muốn dội ngược, song kỳ lạ thay, chỉ thóang một chút bỡ ngỡ, tôi cảm nhận vĩ ngọt ấm lan tỏa ngấm dần vào lưỡi, vào cổ và hình như hương vị trà có chân, khắp người tôi như được vị trà kia sưởi ấm, cái ấm nhẹ nhàng thanh thóat.. Ông chủ phác một nụ cười hiền khi quan sát tôi uống chén trà. Và sau đó tôi được ông chủ kể cho nghe các lọai danh trà, các kiểu trà đạo của người Hà Nội xưa nay. Khi rời quán (chè chén) của ông, trong tôi cứ ẩn chứa câu hỏi, ao ông lại cho tôi thưởng thức hương vị đặc biệt của một lọai tra Tuyết San, danh bất hư truyền, chỉ mọc ở trên các đỉnh núi đá tai mèo quanh năm mây phủ vùng Tây Bắc. Lại kể cho tôi nghe một thú chơi thanh tao quí phái đậm chất nhân sinh Đông phương- nghệ thuật uống, trà đạo người Hà Nội. Có lẽ ông và tôi có mối giao cảm đặc biệt, vì tôi yêu Hà Nội bằng tình yêu tâm linh.
Đường Tràng Thi, Quan Thánh và nhiều con đường khác là những rặng bàng đang thay sắc lá. Thỉnh thỏang vài chiếc lá cây rơi xuống trông giống một mảnh nắng vàng lấp lửng khỏang không, nhưng hấp dẫn đến ngẩn ngơ là màu vàng rực của quả bàng chín, treo lủng lẳng trên cành, lâu lâu gió ào qua lại lộp độp rớt xuống gốc. Quả bàng tỏa mùi thơm nhẹ nhàng mà có lẽ chỉ có trẻ em Hà nội mới gọi đúng tên được. Tôi đã từng được nghe kể về kỷ niệm của người Hà Nội với những gốc bàng, mùa quả chín, một thứ quả đặc biệt của tuổi thơ Hà Nội, lấy bao nỗi nhớ ngày lớn lên vào đời. Và đúng là khó quên được cái vị bùi bùi, ngọt ngọt của nhân quả bàng mà những em bé đã mời tôi nếm thử. Mang cái hồn nhiên ngây thơ lây từ em bé và quả bàng, tôi ngạc nhiên với một lòai cây mang cái tên rất chân quê nơi con phố khá sầm uất ở Hà Nội: Cây Cơm nguội, ở dọc phố Lý Thường Kiệt. Cây cao, thẳng, lá nhỏ, tiết trời đầu đông nhuộm lá thành màu vàng mơ bay rơi ào ào như mưa nắng từng giọt đổ xuống phố trong chiều… Đẹp quá. Rồi bần thần, thầm thắc mắc, quả của nó có giống cơm nguội không? Và ai đặt tên cho lòai cây đẹp thế một cái tên bình dị, khiêm tốn đến vậy.Thắc mắc và lang thang tiếp.., đến đường Hòang Diệu. Màu nâu bóng của những quả xà cừ nổi bật trong vòm lá um tùm, như những con mắt đa tình, ấm nồng của người tình bí ẩn lặng ngắm những thiếu nữ môi hồng đi trên phố.. Lòai cây này hay hay, cây to,cao lực lưỡng, chắc chắn, lá lúc nào cũng xum xuê, xanh thẫm, rợp bóng, nhưng hoa thì mỏng manh với bốn cánh nâu nhạt như một cái chong chóng đơn côi.Mùa hoa rụng, hàng vạn cái chong chóng hoa xà cừ xoay tít rơi, đậu, vương vào bất cứ ai, bất cứ gì đến tội nghiệp..Nhưng tới quả thì lạ thay, cứng như một viên bi gỗ cứng cáp. Tôi nhặt một quả xà cừ. Màu nâu ấm áp. Tôi nhớ mầu mắt của anh khi chúng tôi đi bên nhau.
Cứ vẩn vơ, mơ màng với cây, với lá phố Hà Nội trong cái lạnh ngọt ngào còn vương chút thu.Tôi dừng chân phố Hai Bà Trưng. Mùi bếp núc ấm nóng ngầy ngậy theo gió xộc vào mũi.. Ôi! Quẩy nóng! Món quà phố giản dị, hình như chỉ có ở Hà Nội.. Chảo dầu đầy ắp sôi lăn tăn trên bếp lửa liu riu không to, không nhỏ. Cứ hai thỏi bột nặn trắng mịn quấn lấy nhau thành một…ngụp lặn trong chảo dầu. Chốc lát, ngả màu vàng rộm, tỏa mùi thơm quyến rũ vô cùng. Cô chủ hàng tròn như cục bột, trắng y bột nặn, má hồng rực, luôn tay nắn, xe bột thả vào chảo…Ngồi xuống một cái ghế con con, bên cái bàn bé bé, tò mò nhìn chủ hàng dọn một đĩa quẩy nóng hổi, giòn rụm, một đĩa nhỏ tương ớt, một bát nước mắm pha xinh xinh và mấy miếng dưa góp trên cái đĩa sứ mỏng.Tất cả là sự hòa trộn màu sắc thỏa mãn đôi mắt, và các vị chua, cay, mặn, ngọt, béo , thơm, kích thích tâm hồn ẩm thực của tôi không thể tả được. Quẩy nóng. Một khám phá thú vị về món quà vặt của người Hà Nội. Ấn tượng mùa Đông.
Chưa hết, tôi còn được thưởng thức một món ăn cũng rất mùa Đông phố Hà Nội. Đậu phụ nướng. Miếng đậu trơn mát mịn, mềm non, không giống các lọai đậu phụ khác tôi biết. Nghe bà chủ hàng nói, đây là lọai đậu phụ Mơ của làng Mai Động nổi tiếng ba nươi sáu phố từ xưa tới nay, và chỉ có đậu phụ Mơ thì mới ra được vị của món quà vặt này, mới đáng đồng tiền để bỏ công ngòai trời lạnh ăn quà phố.Đậu được phủ một ít muối có trộn gia vị như tiêu, gừng, tỏi, rồi để trên cái vỉ sắt đặt lên bếp than hoa không khói, đượm, nổ lách tách bắn những tia hoa lửa rất đẹp. Lật qua lại vài lần, miếng đậu ươm , bóng, thơm lừng… được dọn trong một đĩa sứ thô trắng ngà, nhìn món ăn rất cổ tích, nếu lịch sự thì dùng đũa. Nhưng tôi bắt chước mấy cô cậu học trò ngồi bàn bên cạnh bốc tay, vừa thổi, vừa ăn, vừa xúyt xoa… Ăn quên no. Không hiểu những ai đã đến Hà Nội, ăn thử món đậu phụ nướng này. Nhưng tôi tin, chỉ một lần thôi sẽ nhớ mãi hương vị của nó. Một món ăn tầm thường, giản đơn, bình dân nhưng khi dừng lại ở Hà Nội phố, nó đã mang nét ẩm thực tinh tế kín đáo và thi vị rất Tràng An.
Những ngày đầu Đông ở Hà Nội, tôi đã được nếm nhiều vị ngon, vị lạ của nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội. Và để khi trở về phương Nam, muốn tặng tôi một cái hậu trước lúc tạm biệt cho hòan hảo bức tranh lập Đông Hà Hội, run rủi sao, tình cờ tôi được uống trà(chè) giữa phố cổ Hà Nội. Một cái quán chè chén-người Hà Nội gọi thế, giữa phố Hàng Gai, cạnh gốc cây đa mấy trăm tuổi với ông chủ quán hình như không có tuổi. Trà được pha trong cái ấm sành màu đen mun bé bằng nắm tay, chén uống cùng màu và bé tí như cái hạt mít. Chẳng biết ông pha thứ trà gì mà khi tôi nhấp chén nước, cái vị trà đắng tê lưỡi làm tôi muốn dội ngược, song kỳ lạ thay, chỉ thóang một chút bỡ ngỡ, tôi cảm nhận vĩ ngọt ấm lan tỏa ngấm dần vào lưỡi, vào cổ và hình như hương vị trà có chân, khắp người tôi như được vị trà kia sưởi ấm, cái ấm nhẹ nhàng thanh thóat.. Ông chủ phác một nụ cười hiền khi quan sát tôi uống chén trà. Và sau đó tôi được ông chủ kể cho nghe các lọai danh trà, các kiểu trà đạo của người Hà Nội xưa nay. Khi rời quán (chè chén) của ông, trong tôi cứ ẩn chứa câu hỏi, ao ông lại cho tôi thưởng thức hương vị đặc biệt của một lọai tra Tuyết San, danh bất hư truyền, chỉ mọc ở trên các đỉnh núi đá tai mèo quanh năm mây phủ vùng Tây Bắc. Lại kể cho tôi nghe một thú chơi thanh tao quí phái đậm chất nhân sinh Đông phương- nghệ thuật uống, trà đạo người Hà Nội. Có lẽ ông và tôi có mối giao cảm đặc biệt, vì tôi yêu Hà Nội bằng tình yêu tâm linh.
Hà nội lập Đông… Nỗi nhớ
theo tôi về phương Nam.
Dạ khúc đầu đông
Chiều nhè nhẹ buông xuống
màn sương như một tấm sa mỏng màu xám cuốn theo bước chân ai lãng đãng trên hè
phố vắng. Gió lướt trên ngọn cây và không thương xót ngắt nốt vài chiếc lá còn
sót lại của mùa thu. Ánh đèn vàng ngái ngủ ở một góc phố hẹp đầy rêu phong phủ
mờ bức tường loang lổ. Và một chút se se lạnh chớm đông đủ làm ai đó tương tư
bóng dáng yêu kiều của thiếu nữ trong tranh… Bất ngờ câu hát :”Ta còn em, cây
bàng mồ côi mùa đông. Ta còn em, góc phố mồ côi mùa đông, mảnh trăng mồ côi mùa
đông…”, vẳng ra từ một ngôi nhà, làm trái tim lỗi nhịp thóang xao động, chân
như bị níu bước và nén một tiếng thở dài, nuốt vào ngực giọt bâng khuâng…
Rồi đêm trùm màu đen thẫm ẩn hiện những điều huyền ảo của óng tối. Sương rơi như nặng hơn, gió lướt như nhanh hơn. Và đêm như say hơn trong không gian yên lặng. Chợt từng tiếng, từng tiếng đàn từ căn gác nhỏ không tên rơi xuống lòng phố vắng, đọng lại trong ai một chút hòai cảm, một chút vấn vương, quyện vào đêm để cho một tâm hồn thơ đi hoang ngẫu hứng thành dạ khúc đầu đông nửa mơ- nửa thực, vừa động- vừa tĩnh, vừa say- vừa tỉnh trong gió trong sương đêm…
Đêm đông, một mình lang thang phố vắng, nghe sương rơi trên ngọn cỏ, rùng mình khi một ngọn gió lướt qua, bềnh bồng trong khúc nhạc buồn, thi sĩ mùa đông như trôi vào những vần thơ kỳ ảo để rồi đời có được nhiều áng thơ như những dạ khúc bất tận…
Rồi đêm trùm màu đen thẫm ẩn hiện những điều huyền ảo của óng tối. Sương rơi như nặng hơn, gió lướt như nhanh hơn. Và đêm như say hơn trong không gian yên lặng. Chợt từng tiếng, từng tiếng đàn từ căn gác nhỏ không tên rơi xuống lòng phố vắng, đọng lại trong ai một chút hòai cảm, một chút vấn vương, quyện vào đêm để cho một tâm hồn thơ đi hoang ngẫu hứng thành dạ khúc đầu đông nửa mơ- nửa thực, vừa động- vừa tĩnh, vừa say- vừa tỉnh trong gió trong sương đêm…
Đêm đông, một mình lang thang phố vắng, nghe sương rơi trên ngọn cỏ, rùng mình khi một ngọn gió lướt qua, bềnh bồng trong khúc nhạc buồn, thi sĩ mùa đông như trôi vào những vần thơ kỳ ảo để rồi đời có được nhiều áng thơ như những dạ khúc bất tận…
Đêm đông
Đã có một ca khúc nổi tiếng
“Đêm đông’ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Và cũng đã có bao nhà thơ, nhà văn, họa
sĩ viết , vẽ về “đêm đông”… Nhưng có một “đêm đông” thật lạ, như một hấp lực
không kém thi vị trong tôi. Đơn giản thôi. Nhắm mắt lại, tưởng tượng, trên vỉa
hè hẹp, một bếp than hồng rực nho nhỏ và những bắp ngô nướng thơm, ấm nóng…
hương vị “đêm đông”. Có thể vấn vương nhớ, khắc khỏai chờ thưởng thức khi đông
về.
Đêm đông, cái rét ngọt thấm qua từng lớp áo, mang hơi lạnh đén run người. Ấm áp đến say lòng. Bên cạnh một góc hè nhỏ, bốn, năm cô gái xinh xinh xúm quanh một bếp than hồng, cười rúc rích sau từng câu nói của người thiếu phụ đã luống tuổi, đang luôn tay xoay trổ những bắp ngô trắng nuột, đều tắp trên lửa than. Ánh than hồng hắt lên những gương mặt thiếu nữ trong đêm có một vẻ đẹp liêu trai lạ lùng. Mắt ai cũng long lanh, thăm thẳm, bí ẩn trên gương mặt hồn nhiên, trẻ thơ và nụ cười cứ lẩn quẩn theo vào cả giấc mơ đêm.
Giữa những khỏang sáng rực của đèn màu và quán xá ồn ã với các món ăn đặc sản trên rừng, dưới biển, giữa các hàng quà cao cấp đắt tiền đầy màu sắc nơi thị thành, những hàng ngô nướng như một thóang hương xưa đọng lại. Không phô trương ồn ào, có phần khép nép bình dị, những bếp than hồng cùng tiếng nổ lách tách reo vui, công thêm mùi ngô nướng thơm thơm, khen khét…, như món quà dân giã của đêm đông, tặng cho những kỷ niệm ngày thơ tuổi học trò, tặng cho những mối tình thơ mộng thời sinh viên, và tặng cho tất cả những ai luôn nhớ về một miền quê xanh lúa, xanh ngô cổ tích thời đã qua…
Trong bãng lãng sương đêm phủ những làn hơi ẩn ẩm, trong làn gió như roi quất buốt giá, trong mờ mờ ánh đèn vàng vọt, đốm than hồng và mùi thơm từ những bắp ngô non trên lửa hồng như lời mời gọi một niềm vui đơn sơ, nhỏ nhoi, tỏa ấm cả một khỏang phố đêm.
Cứ nghĩ vẩn vơ, một ngày nào đó, không còn những hàng ngô nướng trong đêm đông, chắc buồn lắm, như đánh mất một cái gì gắn bó thân thuộc… Và mỗi khi những cơn gió đầu đông mang hơi lạnh tràn về, lại háo hức chờ, hồi hộp đợi những bếp than hồng cùng vị ngọt, dẻo, thơm của hạt ngô nướng. Vị nhớ suốt cả những đêm đông…
Đêm đông, cái rét ngọt thấm qua từng lớp áo, mang hơi lạnh đén run người. Ấm áp đến say lòng. Bên cạnh một góc hè nhỏ, bốn, năm cô gái xinh xinh xúm quanh một bếp than hồng, cười rúc rích sau từng câu nói của người thiếu phụ đã luống tuổi, đang luôn tay xoay trổ những bắp ngô trắng nuột, đều tắp trên lửa than. Ánh than hồng hắt lên những gương mặt thiếu nữ trong đêm có một vẻ đẹp liêu trai lạ lùng. Mắt ai cũng long lanh, thăm thẳm, bí ẩn trên gương mặt hồn nhiên, trẻ thơ và nụ cười cứ lẩn quẩn theo vào cả giấc mơ đêm.
Giữa những khỏang sáng rực của đèn màu và quán xá ồn ã với các món ăn đặc sản trên rừng, dưới biển, giữa các hàng quà cao cấp đắt tiền đầy màu sắc nơi thị thành, những hàng ngô nướng như một thóang hương xưa đọng lại. Không phô trương ồn ào, có phần khép nép bình dị, những bếp than hồng cùng tiếng nổ lách tách reo vui, công thêm mùi ngô nướng thơm thơm, khen khét…, như món quà dân giã của đêm đông, tặng cho những kỷ niệm ngày thơ tuổi học trò, tặng cho những mối tình thơ mộng thời sinh viên, và tặng cho tất cả những ai luôn nhớ về một miền quê xanh lúa, xanh ngô cổ tích thời đã qua…
Trong bãng lãng sương đêm phủ những làn hơi ẩn ẩm, trong làn gió như roi quất buốt giá, trong mờ mờ ánh đèn vàng vọt, đốm than hồng và mùi thơm từ những bắp ngô non trên lửa hồng như lời mời gọi một niềm vui đơn sơ, nhỏ nhoi, tỏa ấm cả một khỏang phố đêm.
Cứ nghĩ vẩn vơ, một ngày nào đó, không còn những hàng ngô nướng trong đêm đông, chắc buồn lắm, như đánh mất một cái gì gắn bó thân thuộc… Và mỗi khi những cơn gió đầu đông mang hơi lạnh tràn về, lại háo hức chờ, hồi hộp đợi những bếp than hồng cùng vị ngọt, dẻo, thơm của hạt ngô nướng. Vị nhớ suốt cả những đêm đông…
Nốt nhạc mùa đông
Trong sắc xám như phủ sương,
bầu trời thấp xuống, nặng nề. Gió lang thang giống kẻ thất tình lạnh lẽo, buồn
thảm lướt qua những khỏang không trống trải. Hàng cây khẳng khiu, trơ trụi vẽ
vào bầu trời những hình thù kỳ dị… Tất cả ủ rũ, thu mình run rẩy trong giá buốt
của mùa đông. Riêng một góc, tách ra khỏi thế giới ảm đạm, co ro, héo úa, màu đỏ
mời gọi, thách thức giá lạnh của những chiếc lá bàng xòe rộng, nhuộm cả một khỏang
trời ấm áp.
Trên căn gác xinh xinh, có tán bàng đỏ xòe ô che, vẳng ra tiếng vĩ cầm réo rắt, khuấy động cả không gian buốt lạnh. Thấp thóang qua ô cửa kính mờ mờ, một mái tóc buông lơi nghiêng nghiêng, một dáng thiếu nữ mảnh mai, mê mải theo khúc nhạc, như giá rét ngòai trời kia không tồn tại. Tiếng đàn quấn quít trên vòm lá đỏ, đổ xuống mặt đường, xao xuyến một tâm hồn thơ đang thả bước trong gió đông. Như một khao khát mong manh, thi sĩ mùa đông muốn nắm giữ những nốt nhạc đang nhảy nhót đùa nghịch từ căn gác kia vọng ra, xếp lại thành một dòng thơ tặng cho đời.
Rồi một ngày mùa đông, trời không có nắng, cái lạnh phả vào không khí đến tê cóng. Trên căn gác, dưới màu đỏ lá bàng, có hai người bên nhau. Một mái tóc dài, đôi mắt long lanh, say mê tung vào khỏang không đầy gió lạnh những nốt nhạc reo vui. Bên cạnh, một người mắt ngời hạnh phúc lắng nghe những dòng âm thanh rộn rã, trên môii đọng một nụ cười…
Mùa đông hào phóng rắc từng sợi rét, trói tất cả trong vòng băng giá, khóac một màu xám buồn lên mọi vật…
Và cây bàng lá đỏ, cứ rực lên như lửa sưởi ấm tiếng vĩ cầm réo rắt, sưởi ấm cả dòng thơ được chép bằng nốt nhạc suốt cả mùa đông.
Trên căn gác xinh xinh, có tán bàng đỏ xòe ô che, vẳng ra tiếng vĩ cầm réo rắt, khuấy động cả không gian buốt lạnh. Thấp thóang qua ô cửa kính mờ mờ, một mái tóc buông lơi nghiêng nghiêng, một dáng thiếu nữ mảnh mai, mê mải theo khúc nhạc, như giá rét ngòai trời kia không tồn tại. Tiếng đàn quấn quít trên vòm lá đỏ, đổ xuống mặt đường, xao xuyến một tâm hồn thơ đang thả bước trong gió đông. Như một khao khát mong manh, thi sĩ mùa đông muốn nắm giữ những nốt nhạc đang nhảy nhót đùa nghịch từ căn gác kia vọng ra, xếp lại thành một dòng thơ tặng cho đời.
Rồi một ngày mùa đông, trời không có nắng, cái lạnh phả vào không khí đến tê cóng. Trên căn gác, dưới màu đỏ lá bàng, có hai người bên nhau. Một mái tóc dài, đôi mắt long lanh, say mê tung vào khỏang không đầy gió lạnh những nốt nhạc reo vui. Bên cạnh, một người mắt ngời hạnh phúc lắng nghe những dòng âm thanh rộn rã, trên môii đọng một nụ cười…
Mùa đông hào phóng rắc từng sợi rét, trói tất cả trong vòng băng giá, khóac một màu xám buồn lên mọi vật…
Và cây bàng lá đỏ, cứ rực lên như lửa sưởi ấm tiếng vĩ cầm réo rắt, sưởi ấm cả dòng thơ được chép bằng nốt nhạc suốt cả mùa đông.
Thăng Long - Hà Nội nghìn năm
tuổi
1. Đêm chuyển giao năm cũ
2009 sang năm mới 2010 hình như có gì đó thật khác lạ với Thăng Long-Hà Nội, ít
nhất là trong mắt một người phương Nam. Không phải là mặt nước Hồ Gươm mờ ảo
lãng đãng sương giăng, nhành liễu rủ rèm lá trong lung linh ánh đèn. Không phải
là sắc màu rực rỡ của Lễ hội phố hoa nơi trung tâm thành phố, với tấp nập nam
thanh nữ tú, tao nhân mặc khách và cả những gương mặt in dấu nhiều cung bậc cảm
xúc của thời gian, của cuộc sống… Và cũng không phải cái giá lạnh ẩm ướt của
mùa đông trong cơn mưa phùn lất phất, làm cảnh vật cứ liêu xiêu, hư thực trong
đêm.
Tôi chỉ cảm nhận thôi, chứ khó diễn tả cái khác lạ đó cụ thể như thế nào. Hình như đâu đó trong thinh không có tiếng chuông chùa vọng từ Hoa Lư,cố đô của nước Việt nghìn năm trước. Thỏang nghe mơ hồ như có tiếng chèo khua từ những chiếc thuyền rồng cổ xưa nghìn tuổi với thấp thóang bóng vị vua tay cầm “Chiếu dời đô” đang rẽ sóng Sông Hồng…Lại như nghe tiếng reo vang chiến thắng quân xâm lược của những đòan quân dũng sĩ mang tinh thần Đông A đi xuyên qua thời gian không gian từ 7-8 thế kỷ trước đến hôm nay…
Không biết có phải do đang đứng ở ngay mảnh đất linh thiêng của nước Việt, nơi truyền thuyết và huyền thọai lẫn hiện thực hòa quyện vào nhau, để cho bất kỳ ai mang dòng máu Hùng Vương cũng đều tự hào mỗi khi thốt lên những tiếng thiêng liêng “Thăng Long-Hà Nội”.
2. Những người bạn bên kia đại dương, với một tình yêu con người Việt, văn hóa Việt và văn chương Việt, đã không quản xa xôi, không quản sự khác biệt ngôn ngữ, thậm chí không e ngại hay mặc cảm vì đã từng có một quá khứ là “đối phương” trong cuộc chiến tranh xâm lược nước Việt… Họ đã đi và đã đến Thăng Long-Hà Nội với nhiều cảm xúc trong một cuộc gặp gỡ để thắt chặt sự giao lưu và đối thọai với các nền văn hóa giữa các quốc gia với Việt Nam bằng ngôn ngữ của một trong 6 nữ thần nghệ thuật trên đỉnh Olympia- Nữ thần thi ca.
Tôi khá ngạc nhiên khi những người bạn, tóc vàng,tóc bạch kim, mắt xanh, mắt tím, da trắng, da nâu… đứng lặng im và có vẻ gì rất kính cẩn bên những ông rùa đội bia trong Văn Miếu. Hỏi người bạn tóc bạch kim là Giám đốc của Trung tâm William Joiner- Mỹ, ông ta nói rất khẽ:” Chúng tôi đang nghiêng mình chào những bậc Thánh nhân văn hóa Việt Nam”.. Nhìn vào mắt ông, thật lạ, dù tuổi cao nhưng mắt ông rất trong, in hình cả hàng rùa đội bia. Hình như ông muốn thu hết không phải bằng mắt mà bằng cả trái tim, trí óc những hình ảnh tượng trưng cho tinh túy văn hóa văn minh của dân tộc Việt với sự thán phục và kính nể trân trọng.
Những ngày Thăng Long-Hà Nội trong khuôn khổ của cuộc gặp gỡ văn chương, những người bạn bên kia đại dương đều như cảm nhận không khí Thăng Long-Hà Nội nghìn năm tuổi qua những câu thơ cổ mang linh hồn dân tộc Việt bất tử với lịch sử hơn 4000 năm, qua những vần thơ mà bên trong như “có lửa” của những năm tháng kháng chiến chống xâm lược đầy kiên cường và chiến thằng vinh quang, qua những bài thơ mang hơi thở cuộc sống đương đại với khát vọng hòa bình, tự do, vững mạnh, trường tồn.
Họ lắng nghe một cách chăm chú những giai điệu liêu trai của ca trù. Họ thích thú khi nhận một miếng trầu têm cánh phượng của các liền chị quan họ. Họ nhún nhảy theo tiếng cồng chiêng của rừng núi Tây Nguyên…Và khi lọt vào không gian của Bảo tàng dân tộc, nhìn thấy hình ảnh tượng trưng cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam, họ hiểu rằng không thể có một thế lực lớn mạnh nào có thể khuất phục được một đất nước có tinh thần đòan kết của 2 chữ “đồng bào”.
Tôi chỉ cảm nhận thôi, chứ khó diễn tả cái khác lạ đó cụ thể như thế nào. Hình như đâu đó trong thinh không có tiếng chuông chùa vọng từ Hoa Lư,cố đô của nước Việt nghìn năm trước. Thỏang nghe mơ hồ như có tiếng chèo khua từ những chiếc thuyền rồng cổ xưa nghìn tuổi với thấp thóang bóng vị vua tay cầm “Chiếu dời đô” đang rẽ sóng Sông Hồng…Lại như nghe tiếng reo vang chiến thắng quân xâm lược của những đòan quân dũng sĩ mang tinh thần Đông A đi xuyên qua thời gian không gian từ 7-8 thế kỷ trước đến hôm nay…
Không biết có phải do đang đứng ở ngay mảnh đất linh thiêng của nước Việt, nơi truyền thuyết và huyền thọai lẫn hiện thực hòa quyện vào nhau, để cho bất kỳ ai mang dòng máu Hùng Vương cũng đều tự hào mỗi khi thốt lên những tiếng thiêng liêng “Thăng Long-Hà Nội”.
2. Những người bạn bên kia đại dương, với một tình yêu con người Việt, văn hóa Việt và văn chương Việt, đã không quản xa xôi, không quản sự khác biệt ngôn ngữ, thậm chí không e ngại hay mặc cảm vì đã từng có một quá khứ là “đối phương” trong cuộc chiến tranh xâm lược nước Việt… Họ đã đi và đã đến Thăng Long-Hà Nội với nhiều cảm xúc trong một cuộc gặp gỡ để thắt chặt sự giao lưu và đối thọai với các nền văn hóa giữa các quốc gia với Việt Nam bằng ngôn ngữ của một trong 6 nữ thần nghệ thuật trên đỉnh Olympia- Nữ thần thi ca.
Tôi khá ngạc nhiên khi những người bạn, tóc vàng,tóc bạch kim, mắt xanh, mắt tím, da trắng, da nâu… đứng lặng im và có vẻ gì rất kính cẩn bên những ông rùa đội bia trong Văn Miếu. Hỏi người bạn tóc bạch kim là Giám đốc của Trung tâm William Joiner- Mỹ, ông ta nói rất khẽ:” Chúng tôi đang nghiêng mình chào những bậc Thánh nhân văn hóa Việt Nam”.. Nhìn vào mắt ông, thật lạ, dù tuổi cao nhưng mắt ông rất trong, in hình cả hàng rùa đội bia. Hình như ông muốn thu hết không phải bằng mắt mà bằng cả trái tim, trí óc những hình ảnh tượng trưng cho tinh túy văn hóa văn minh của dân tộc Việt với sự thán phục và kính nể trân trọng.
Những ngày Thăng Long-Hà Nội trong khuôn khổ của cuộc gặp gỡ văn chương, những người bạn bên kia đại dương đều như cảm nhận không khí Thăng Long-Hà Nội nghìn năm tuổi qua những câu thơ cổ mang linh hồn dân tộc Việt bất tử với lịch sử hơn 4000 năm, qua những vần thơ mà bên trong như “có lửa” của những năm tháng kháng chiến chống xâm lược đầy kiên cường và chiến thằng vinh quang, qua những bài thơ mang hơi thở cuộc sống đương đại với khát vọng hòa bình, tự do, vững mạnh, trường tồn.
Họ lắng nghe một cách chăm chú những giai điệu liêu trai của ca trù. Họ thích thú khi nhận một miếng trầu têm cánh phượng của các liền chị quan họ. Họ nhún nhảy theo tiếng cồng chiêng của rừng núi Tây Nguyên…Và khi lọt vào không gian của Bảo tàng dân tộc, nhìn thấy hình ảnh tượng trưng cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam, họ hiểu rằng không thể có một thế lực lớn mạnh nào có thể khuất phục được một đất nước có tinh thần đòan kết của 2 chữ “đồng bào”.
3. Vẫn là những người bạn bên
kia đại dương trong những ngày bên nhau ở cuộc gặp gỡ văn chương, trong một buổi
trò chuyện thân mật ngòai chương trình. Và thật thú vị khi cái tiệm café đó lại
chơi “nhạc đỏ”, mà ca khúc đầu tiên khi chúng tôi vào ngồi lại là “Người Hà Nội”
của Nguyễn Đình Thi. “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn
năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội…”
Tôi đã dịch nghĩa của ca từ cho những người bạn nghe. Kể câu chuyện về xuất xứ ca khúc, gắn với trang sử bi tráng của Thăng Long-Hà Nội hơn nửa thế kỷ trước, về tác giả, một “người Hà Nội” cầm, kỳ, thi, họa xuất sắc. Cũng không bất ngờ khi những người bạn này biết khá rõ về tác giả, bởi ông cũng là một thi nhân, một văn nhân tài hoa, tên ông đã vượt đại dương, như một cầu nối văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế từ nhiều năm trước.
Và thế là câu chuyện Thăng Long-Hà Nội nghìn năm tuổi trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện mà ngôn ngữ không hề có sự ngăn cách vì có chiếc cầu nối của văn chương giữa những người yêu văn chương dù khác màu da và quốc tịch.
Khu khách sạn chúng tôi ở trong dịp này nằm sâu trong Hồ Tây, miệt Quảng Bá. Yên tĩnh đến kỳ lạ, gần như thuộc về một thế giới khác không hề có tiếng động cơ xe, chỉ có tiếng chim hót, cho dù đang mùa đông.
Kỳ lạ hơn là sáng sớm, nhìn từ cửa sổ ẩm mờ hơi nước, như sát bên là đầm sen gần tàn,lơ thơ vài mảnh lá úa vàng trên mặt nước, nhưng vẫn có vài bông sen thắm vươn lên bất chấp gió buốt. Xa xa vài chiếc thuyền nhỏ xíu cắm sào như đang trông đợi ai mà cũng như không đợi ai, như một nét vẽ vào khỏang không mù mịt sương. Những người bạn bên kia đại dương của tôi hầu như mê mẩn khung cảnh nơi này. Họ đã đi nhiều nơi, và cũng đã từng nghỉ trong vài khách sạn hạng 4-5 sao trong khu trung tâm Hà Nội, nhưng ở đây, họ nói, cảm giác như thiên nhiên đang hòa vào từng hơi thở, cho sự trong lành thanh khiết… Một người ví von: Ở nơi này, con người ta không thể không lương thiện.
Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Tôi không đủ khả năng dịch thành thơ câu ca dao về Hồ Tây nổi tiếng mà gần như người Việt nào cũng biết, nhưng khi tôi dịch nghĩa và kể những câu chuyện về các làng nghề cổ của miền đất huyền thọai này, gần như tất cả họ đều “ồ” lên một cách thích thú, vì không ngờ cái miền hồ xinh đẹp phía Tây Thăng Long-Hà Nội lại có nhiều sự tích đẹp lãng mạn,là một trong những địa danh gây cảm hứng cho thi nhân kim cổ và để lại bao áng văn chương trác tuyệt.
Tôi đã dịch nghĩa của ca từ cho những người bạn nghe. Kể câu chuyện về xuất xứ ca khúc, gắn với trang sử bi tráng của Thăng Long-Hà Nội hơn nửa thế kỷ trước, về tác giả, một “người Hà Nội” cầm, kỳ, thi, họa xuất sắc. Cũng không bất ngờ khi những người bạn này biết khá rõ về tác giả, bởi ông cũng là một thi nhân, một văn nhân tài hoa, tên ông đã vượt đại dương, như một cầu nối văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế từ nhiều năm trước.
Và thế là câu chuyện Thăng Long-Hà Nội nghìn năm tuổi trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện mà ngôn ngữ không hề có sự ngăn cách vì có chiếc cầu nối của văn chương giữa những người yêu văn chương dù khác màu da và quốc tịch.
Khu khách sạn chúng tôi ở trong dịp này nằm sâu trong Hồ Tây, miệt Quảng Bá. Yên tĩnh đến kỳ lạ, gần như thuộc về một thế giới khác không hề có tiếng động cơ xe, chỉ có tiếng chim hót, cho dù đang mùa đông.
Kỳ lạ hơn là sáng sớm, nhìn từ cửa sổ ẩm mờ hơi nước, như sát bên là đầm sen gần tàn,lơ thơ vài mảnh lá úa vàng trên mặt nước, nhưng vẫn có vài bông sen thắm vươn lên bất chấp gió buốt. Xa xa vài chiếc thuyền nhỏ xíu cắm sào như đang trông đợi ai mà cũng như không đợi ai, như một nét vẽ vào khỏang không mù mịt sương. Những người bạn bên kia đại dương của tôi hầu như mê mẩn khung cảnh nơi này. Họ đã đi nhiều nơi, và cũng đã từng nghỉ trong vài khách sạn hạng 4-5 sao trong khu trung tâm Hà Nội, nhưng ở đây, họ nói, cảm giác như thiên nhiên đang hòa vào từng hơi thở, cho sự trong lành thanh khiết… Một người ví von: Ở nơi này, con người ta không thể không lương thiện.
Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Tôi không đủ khả năng dịch thành thơ câu ca dao về Hồ Tây nổi tiếng mà gần như người Việt nào cũng biết, nhưng khi tôi dịch nghĩa và kể những câu chuyện về các làng nghề cổ của miền đất huyền thọai này, gần như tất cả họ đều “ồ” lên một cách thích thú, vì không ngờ cái miền hồ xinh đẹp phía Tây Thăng Long-Hà Nội lại có nhiều sự tích đẹp lãng mạn,là một trong những địa danh gây cảm hứng cho thi nhân kim cổ và để lại bao áng văn chương trác tuyệt.
4. Bạn nói, Thủ đô của Việt
Nam nghìn năm, nhưng đặc biệt hơn các Thủ đô nghìn năm tuổi ở các quốc
gia khác. Đó là nét cổ xưa nhuốm màu huyền thọai luôn hiện diện trong cuộc sống
đương đại thời công nghệ số. Không chỉ tên những con đường mà qua đó thấy được
cả lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mà cả tên của đầm, hồ, ao… cũng
cứ lãng đãng như từ nghìn năm trước không thay đổi. Rồi những con phố cổ cho dù
bên ngòai là sự bóng lộn của văn minh thế kỷ 21, nhưng hình như lẩn khuất sâu
thẳm trong từng góc nhỏ phố, từng gốc cây cổ thụ sù xì, từng mái ngói vảy cá
rêu phủ… là những thầm thì bất tận của những người xưa về mảnh đất nghìn năm tuổi.
Họ cũng có cảm nhận về 2 chiều “động- tĩnh” của Thăng Long-Hà Nội như người bạn nghệ sĩ tạo hình của tôi. Họ nói người Hà Nội rất hay, khi chạy xe ngòai phố thì cứ vun vút chóng cả mặt, nhưng khi làm việc gì hay nói chuyện thì lại rất điềm tĩnh, chậm rãi, thong thả. Ở Hà Nội, ra công viên buổi tối thấy các bạn trẻ nhảy hip-hop cuồng nhiệt,tưởng như đất trời đảo lộn, nhưng cũng nơi đó sáng sớm thì tòan người già như muốn níu thời gian dừng lại bằng những động tác phiêu diêu của bài Thái cực quyền gần như bất động trong từng nhịp thở.
Hà Nội còn lạ nữa, khi giữa trung tâm Thủ đô, đanh thức bình minh không chỉ có tiếng còi xe ồn ã mà còn có tiếng chuông chùa thong thả gõ nhịp. Và hình như không đâu nhiều chùa như Thăng Long-Hà Nội, nhất là từ khi Thủ đô được mở rộng. Bạn nói nghiêm túc, nếu thống kê, có thể là kỷ lục Guiness về Thủ đô có nhiều chùa nhất thế giới? Mà có lẽ thế thật, sao hình như chưa ai phát hiện điều này?
Họ cũng có cảm nhận về 2 chiều “động- tĩnh” của Thăng Long-Hà Nội như người bạn nghệ sĩ tạo hình của tôi. Họ nói người Hà Nội rất hay, khi chạy xe ngòai phố thì cứ vun vút chóng cả mặt, nhưng khi làm việc gì hay nói chuyện thì lại rất điềm tĩnh, chậm rãi, thong thả. Ở Hà Nội, ra công viên buổi tối thấy các bạn trẻ nhảy hip-hop cuồng nhiệt,tưởng như đất trời đảo lộn, nhưng cũng nơi đó sáng sớm thì tòan người già như muốn níu thời gian dừng lại bằng những động tác phiêu diêu của bài Thái cực quyền gần như bất động trong từng nhịp thở.
Hà Nội còn lạ nữa, khi giữa trung tâm Thủ đô, đanh thức bình minh không chỉ có tiếng còi xe ồn ã mà còn có tiếng chuông chùa thong thả gõ nhịp. Và hình như không đâu nhiều chùa như Thăng Long-Hà Nội, nhất là từ khi Thủ đô được mở rộng. Bạn nói nghiêm túc, nếu thống kê, có thể là kỷ lục Guiness về Thủ đô có nhiều chùa nhất thế giới? Mà có lẽ thế thật, sao hình như chưa ai phát hiện điều này?
5. Tiễn bạn về nước, tôi cũng
về phương Nam nắng gió khi đồng hồ đếm ngược thời khắc nghìn năm chỉ con số 272
ngày. Những câu chuyện lan man bên các bạn văn nước ngòai về Thăng Long-Hà Nội
cho tôi cảm giác quyến luyến hơn khi bước lên máy bay tạm biệt Thủ đô.
Lại nhớ buối tối bế mạc cuộc gặp gỡ văn chương, một bạn nước ngòai, hình như là người châu Âu, phát âm tiếng Việt chưa chuẩn lắm, nhưng đọc khá trôi chảy câu thơ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…” của thi tướng Hùynh Văn Nghệ.. Bỗng như muốn trào nước mắt vì xúc động. Với bạn, Việt Nam là Thăng Long-Hà Nội.. Ai cũng là người Hà Nội, cũng mang trong mình niềm tự hào của lịch sử nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, và hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam.
Lại nhớ buối tối bế mạc cuộc gặp gỡ văn chương, một bạn nước ngòai, hình như là người châu Âu, phát âm tiếng Việt chưa chuẩn lắm, nhưng đọc khá trôi chảy câu thơ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…” của thi tướng Hùynh Văn Nghệ.. Bỗng như muốn trào nước mắt vì xúc động. Với bạn, Việt Nam là Thăng Long-Hà Nội.. Ai cũng là người Hà Nội, cũng mang trong mình niềm tự hào của lịch sử nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, và hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét