Cây bút rớt lúc nào anh cũng không
hay. Ang ngời bất động nhìn ra cửa sổ. Nói là cửa sổ cho oai vậy thôi chứ thực
ra nó đựợc làm bằng mấy đoạn tre khoảng 50 cm cột chồng lên nhau thành cái
khung có những ô vuông tí xíu. Khung được buộc vào vách của ngôi nhà cũng được
che chắn bằng đủ thứ vật liệu tự chế. Mặc kệ, ngôi nhà có làm bằng bê tông cốt
thép, bằng lá, bằng đất thì nó cũng là nhà. “ Ngôi nhà có cao sang quyền quý mà
bên trong lạnh lẽo thì thà…!” Anh bỏ lửng câu nói, mơ màng nhìn ra của sổ.
Bên ngoài nắng rung rinh, đôi chim sẻ đùa nhau ríu rít trên nhánh mù u. Anh lắng
nghe chúng trò chuyện, lắng nghe tiếng lòng mình khắc khoải… Anh nén tiếng thở
dài!
– Cha… cha .. – Con trai gọi mấy tiếng anh mới
giật mình quay lại.
– Chi đó con?
– Cha, bà Ba lại sang đòi… Thằng bé không nói
hết câu nhìn anh đầy lo âu
– Ừa, cha biết rồi. Bà Ba có sang nữa con
nói: “ Xin bà thủng thẳng cho thêm ít bữa nữa cha con kiếm được sẽ mang sang” –
Nhớ lễ phép nha con, anh dặn.
– Dạ…! Thằng nhỏ quay ra nhưng vẫn
không quên ngoái nhìn cha đầy thương cảm.
Anh cúi nhặt cây viết định chấm bài tiếp nhưng không thể nào tập trung được. “
Có lẽ mình bất tài, bất lực không lo nổi cho các con. Con trai anh mới
hơn chục tuổi đầu đã phải cùng cha làm đủ việc kiếm tiền nuôi các em. Tội nghiệp
con tôi – Cha xin lỗi …” Anh thầm trách mình, mắt thấy cay cay nước như muốn ấng
ậc trào ra. Anh bỏ dở trang giáo án.
Trên lớp về tới nhà mặt trời đã quá trưa. Anh thay bộ quần áo lao động rồi dắt
ngược chiếc xe đạp cà tàng ra cổng, tiện tay mức luôn ca nước ở cái lu đầu hiên
tu một hơi. Anh xin làm phụ hồ thêm nửa công, hay bất cứ việc gì để có thêm thu
nhập. Bất kể việc gì: bốc vác, sửa xe, rửa chén.. v..v Miễn là công việc lương
thiện.
Không phải anh không chạnh lòng với chính mình. Đường đường là một giáo sư
(Theo cách gọi xưa, nay là giáo viên THPT) Với đồng lương bèo bọt không thể đắp
đổi qua ngày cho mấy cha con. Nhà anh luôn trong tình trạng thiếu trước hụt
sau. Thời thế thay đổi kéo theo bao số phận con người xoay vần đến chóng mặt.
Đã có lúc anh muốn buông xuôi tất cả. Song nhìn lại sắp nhỏ lòng anh thắt lại
đau đớn: “ Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm” Câu nói
xưa vận vào cha con không sai tí nào.
– Anh giáo, thêm nước, thêm hồ cho tui lẹ
lên. Anh thợ chính hối làm cắt ngang dòng suy nghĩ. Anh rối rít.
– Có ngay, có ngay.
– Này anh giáo, học cho lắm vào rồi cũng làm
phu như tụi này thôi. Hồi xưa mấy thầy lên lớp há… Áo somi trắng, quần
âu, giày da lai lịch gọn gàng. Ra đường ai gặp cũng thưa gởi: “ Một ông giáo,
hai bà giáo. Còn bây giờ thì thầy giáo = tháo giày chạy ăn… ha ha…” Anh ta nói
xong cười ha hả làm mấy người cũng cười theo. Anh lặng thinh.
Đêm rất sâu. Mảnh trăng cuối tháng bé như
chiếc lá đa vướng trên nhánh lá. Gió đêm mát lành, nhè nhẹ như muốn vít mảnh
trăng rơi xuống trang thơ. Tâm hồn anh lai láng, trái tim anh nhạy cảm chấp bút
cho những vần thơ sâu lắng đi vào lòng người. Anh đã cố căng mình ra, dang rộng
đôi tay vẫn không che nổi căn nhà trống hươ, trống hoác. Ngước nhìn bầu trời
qua những lỗ thủng trên mái rọi xuống lấp lánh muôn ánh sao ly ti. Đêm đẹp đến
huyễn hoặc. Đống bài tập của học trò anh mới chấm xong. Anh yêu tiếng cười
trong trẻo của chúng, anh yêu ngôi trường anh đã gắn bó bao năm. Anh yêu con
sông Tiền Giang hiền hòa, những điệu ru ngọt ngào trĩu nhánh mù u, những bài
thơ tình êm ái. Anh yêu tất thảy mọi thứ xung quanh anh và anh nhớ chị da diết.
NHỚ VỢ*
Mấy chục năm rồi mới ngỡ đây,
Đèn khuya dầu cạn lại châm đầy.
Áo mang kỉ niệm hơi còn ấm
Ảnh phủ thời gian má vẫn hây!
Nửa kiếp vắng mình, bao nỗi nhớ,
Suốt đêm cùng rượu, mấy cơn say?
Bỗng thèm môi mọng em mồi thuốc,
Lặng lẽ trên bàn hương khói bay!
Chị lại dẫn anh về quá khứ. Ngày quê hương anh mới được tiếp quản, anh chưa
xong đợt học tập dành cho quân nhân chế độ cũ thì được tin vợ anh qua đời vì
căn bệnh ung thư phổi. Anh về dưới sự quản thúc của địa phuơng. Bao năm chinh
chiến rày đây mai đó, bỏ người vợ trẻ với đàn con dại. Chị cũng là giáo sư như
anh. Tình yêu, hạnh phúc chẳng tày gang. Chị đi, bỏ lại cha con anh bao nuối tiếc,
đau đớn, côi cút. Anh vào phòng ôm chiếc gối của chị vào lòng lặng lẽ: -“Nhớ em
quá mình ơi…!”
Cuộc sống cơm, áo, gao, tiền lôi anh vào dòng chảy không ngừng. Đám bạn thân
tình thấy cảnh gà trống nuôi con cũng mai mối cho anh vài đám. Cũng có cô
thương anh thật lòng. Song anh lại không thể bắt họ lại chung gánh khổ như
mình, nên thôi. Anh biết cũng có thể tình yêu đến sau hôn nhân. Noí thì đơn giản
vậy chứ bao gia đình rô rá cạp này không chuyện này cũng chuyện kia. Biết đâu
con cái lại khổ… Có một vài người mê thơ anh có tìm tới làm quen… Mê thơ chứ
không có mê người. Cuộc đời như vài cảnh tuồng hài dở khóc, dở cười.
– Anh cho tôi hỏi nhà thầy Kha ở đâu ạ. – Cô
gái hỏi
– Vâng, tôi đây. Cô hỏi có việc chi? Anh trả
lời
– Nhà anh đây há, anh ở đây há..há.? – Giọng
cô gái đầy ngạc nhiên. Cô nhìn lại anh từ đầu đến chân, rồi nhìn một vòng khắp
nhà như phân định. Xong không nói , không rằng leo lên xe rồ ga mất hút.
Anh đứng sớ rớ chẳng hiểu đầu đuôi tai nheo, Rồi chợt nhớ ra, anh phá lên cười
ha hả mà lòng đắng chát: “ Tại ta nghèo đây..” Từ đấy anh không còn có ý định
tìm người chấp nối nữa.
Trên đường lo công việc anh gặp người bạn thơ
– Ông, ông có bài đăng trên tạp chí nước
ngoài đấy. Người bạn hồ hởi nói.
– Thiệt à, đâu cho tôi coi. – Anh đón lấy
quyển tạp chí cười hiền hòa
– Ủa, ông không vui à. – Bạn thắc mắc.
– Vui chứ, Cám ơn ông. Chuyện nhỏ mà, tui phải
học hỏi nhiều. Ông đừng có tâng tui lên mây nhen, mũi tui nổ xí lão lắm à
nghen.
– Ngồi uống với tui tách trà, ông thì lúc nào
cũng khiêm tốn, nhường nhịn. Có mấy ai được như ông. Tui phục ông lắm đó – Bạn
vỗ vai anh tâm đắc. Hai ông bạn già hàn huyên không dứt.
Thời gian thấm thoát trôi, các con anh đã trưởng thành. Tóc anh đã trắng màu
sương. Anh dồn tất cả thời gian cho thi ca, thơ phú. Anh muốn trả nợ áo
cơm, trả nợ công sanh dưỡng cho mẹ cha, trả nợ chữ nghĩa mà bao năm anh đã học
được ở trường đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét