Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Con ngựa của tôi

Con ngựa của tôi

Một con ngựa đã đưa một chiến sĩ trinh sát từ mặt trận Huế vào thẳng Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là trường hợp của Trần Công Tấn. năm 13 tuổi, Trần Công Tấn đã là liên lạc viên của quân giải phóng. Một lần tướng Trần Quý Hai từ khu 5 ra Bình Trị Thiên, ghé thăm đơn vị trinh sát, thấy có chú bé liên lạc nằm sấp giữa lán viết lách gì đó, ông tò mò xem rồi nói: “Cậu viết chuyện ngựa à? Cho mình mượn đọc nhé”. Mấy tháng sau con ngựa của tôi đã xuất hiện trên báo quân địa phương, và năm 1957, Con ngựa và thần voi của Trần Công Tấn đã trúng giải thưởng cuộc thi viết “Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội”. 1961, Tạp chí văn học châu Âu ở Pháp đã in con ngựa vào Tuyển tập văn học Việt Nam. Tiếp đó Nhà Xuất bản Ngoại văn in lại chuyện Con ngựa của Trần Công Tấn. về sau, được dịch ra nhiều thứ tiếng in ở nước ngoài và gọi là truyện ngắn.
Ngày xưa, khi còn bé, tôi thường thấy ông chánh tổng bang cưỡi ngựa hồng đi qua nhà. Mỗi lần nghe nhạc ngựa rung đều đều, tôi cùng lũ trẻ chạy ra đường cái mê mải nhìn con ngựa của tổng bang vụt chạy qua.Tôi thích con ngựa của tổng bang lắm, nhưng trong làng tôi chả đào đâu ra con ngựa cho chúng tôi được xem thỏa thích. bọn trẻ chúng tôi thường lấy tàu cau rụng kẹp vào hai chân nhảy “nhong nhong” bắt chước ngựa. tuy đã hơi thú, nhưng còn thiếu cái nhạc, tôi thường lấy bát men và chiếc đũa gõ vào nhau “leng keng”. một lần không may bát vỡ. mẹ tôi cho ăn một trận đòn méo cả mặt. thế là chúng tôi chừa. nhưng mấy hôm sau, tổng bang lại phóng ngựa qua làng. lũ trẻ chúng tôi lại đuổi theo con ngựa có cái đuôi cong lên đầy lông đen, bốn vó nó khua, bụi mịt mờ... về nhà, nhớ đến con ngựa, tôi lại bắt con chó tô ra, buộc dây vào mồm, vào bụng, vào cổ nó giống hệt như yên, cương con ngựa của tổng bang. cưỡi lên mình chó, tôi co chân lên nhéo hai lỗ tai nó; vút vút chiếc roi trong gió, miệng hét “phi! phi”. nặng quá, con “ngựa” của tôi kêu ăng ẳng không chịu bước. thuận tay, tôi vút một roi vào đầu nó. đau quá, nó quay lại ngoạm vào đùi tôi rồi giật đứt tung dây chuối, chạy mất. bốn dấu răng nó in sâu trên đùi tôi, máu tuôn ra lênh láng. sợ mẹ biết, tôi không dám khóc. bọn trẻ lấy đất sét nhét vào vết thương cho tôi. từ đấy tôi không dám làm cái trò “chơi ngựa” nữa. nhưng khổ quá, không sao quên được: đêm ngủ, nằm chiêm bao thấy ngựa luôn; ăn cơm, đi chơi cũng thấy ngựa. hình ảnh con ngựa với tiếng nhạc ngựa luôn “loong coong” bên tai tôi. trước mắt tôi luôn thấy cái đuôi con ngựa cong lên, đen nhánh. bốn vó nó phóng nhanh, khua bụi mịt mù...
Tôi vừa lớn lên thì cách mạng tháng tám cũng bùng nổ. tôi vào bộ đội làm quân báo. hồi ấy vào năm 1945, qua ba tháng học tập, tôi được nhận một con ngựa làm bạn công tác và chiến đấu. đó là lần đầu tiên sung sướng nhất trong đời tôi.
Con ngựa của tôi tên là thiết mã, nó “hắc” hơn con ngựa của ông chánh tổng ngày xưa nhiều. nó vốn là ngựa của “nhà binh nhật”. nhật đầu hàng, thiết mã nằm trong số ngựa của nhật ở lại với giải phóng quân việt nam trẻ tuổi. thiết mã rất thông minh. tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ tập luyện cho nó biết nằm rạp xuống khi địch bắn, biết chạy chữ chi để tránh đạn và biết cả nghiêm, nghỉ, đi đều bước theo khẩu lệnh. vì thế, tôi quý mến nó như quý mến một người bạn chiến đấu.
Tôi nhớ có một lần đi công tác “hỏa tốc” trên quãng đường từ huế ra đông hà. không may, tôi bị gió độc ngất đi trên mình ngựa; thiết mã vẫn phóng nhanh mang tôi đến nơi công tác kịp cứu chữa và làm xong việc đúng hạn. mới thống kê sơ sơ, từ ngày nhập ngũ cho đến lúc kháng chiến bùng nổ, thiết mã đã cùng tôi đi công tác trên vài chục ngàn cây số.
Đến khi mặt trận Huế bị thủng, giải phóng quân rút lên chiến khu... một tổ quân báo chúng tôi ở lại hoạt động, rút ra sau, bị một toán địch chận đánh. trên mình ngựa, chúng tôi phải chiến đấu rất khó khăn, thiết mã bị một vết đạn vào chân trái, nó vẫn xông xáo nằm xuống, xông lên, chẳng kém gì những con ngựa khác. sau cùng, chúng tôi giết được một số địch và lên chiến khu an toàn.
Những ngày ở chiến khu, trời lạnh dữ. cái đói đe dọa chúng tôi ghê gớm. hàng ngày, tôi dẫn thiết mã đi kiếm ăn quanh rừng. lau lách nhiều hơn cỏ non. ngựa đói, tôi đói, các đồng chí khác cũng đói. bệnh sốt rét đã bắt đầu lan tràn từ người này sang người khác. từ đó, thiết mã không còn tiêu chuẩn mỗi ngày bốn cân ngô, hai cân lúa và một lạng đường như dạo ở huế nữa. chiều đến, súng đại bác của giặc ở huế bắn lên chiến khu, thiết mã đứng dưới công sự rung rung đôi chân gầy. lông nó không mượt nữa. tiếng nó hí dài dặc, buồn bã. bọt miệng nó rỏ từng giọt, từng giọt xuống lá rừng khô. những lúc như thế, tôi lo cho nó quá, nếu nó chết, tôi sẽ rất vất vả. khi công tác cần, đôi chân bé nhỏ của tôi làm sao vượt được những núi đèo trùng điệp của chiến khu trò, hương thủy, hòa mỹ, dương hòa? tôi nghĩ nhiều đến nó và nhiều lần tôi rưng rưng nước mắt.
Ở chiến khu đầy một tháng, đơn vị đã hết nhẵn lương thực. thiếu gạo, thịt, phải mổ ngựa ăn với rau rừng. con ngựa thứ sáu đã bị bắn chết, rồi đến con thứ bảy, thứ tám. mỗi lần nghe tiếng súng giết ngựa, tiếng dao thớt đẽo vào sườn ngựa lộc cộc, lòng tôi càng rối lên. tôi lo cho số phận thiết mã. tuy vậy, vẫn chưa đến phiên thiết mã, chỉ vì một lý do: trong đơn vị, tôi bé nhất, dạo ấy mười ba tuổi. các anh chị đều thương tôi. họ bảo nhau cố nhịn đói, ăn rau, để thiết mã sống còn giúp tôi nhiều việc. thế rồi... một chiều trời lạnh, tôi đang mải ngắt rau má bên đồi thì anh lượng tới gọi tôi:
- Tấn ơi! em lấy đạn đi bắn lợn rừng với anh!
Nghe gọi đi bắn lợn, tôi thích lắm. nắm trong tay ba viên đạn, tôi theo anh lượng đi quanh rừng. mới đi chừng mười phút, bỗng nghe súng nổ ở phía doanh trại. chỉ có hai phát rồi thôi. tôi nghĩ ngay đến thiết mã, chân tôi đã rời rã bủn rủn. ba viên đạn trong tay rơi tự bao giờ không biết nữa. như người điên, tôi bỏ anh lượng vùng chạy về. đến nơi, một đám đông các anh chị giải phóng quân và quân báo đang xúm quanh con thiết mã đã chết. tôi rẽ đám đông bước vào, ôm lấy cổ ngựa khóc òa lên. mắt thiết mã mở trừng trừng, máu nó ứ trên ngực, trên đầu, toàn thân còn âm ấm. tôi càng khóc, càng trách móc giận dữ đồng đội chung quanh. chị liên đến ôm lấy tôi. chị cũng khóc, chị nói: “đừng khóc, em ạ. em muốn các anh chị sống để đánh giặc hay các anh chị phải chết đói?”... rồi chị lau nước mắt dỗ tôi: “ngựa chết để mình sống, rồi mình còn về đồng bằng đánh giặc, cướp súng. nhân dân sẽ tiếp tế người, gạo cho mình... sau này bộ đội mình sẽ đông thêm, nhiều thêm, em sẽ được vào đội kỵ binh và có con ngựa khác”.
Chung quanh mọi người cùng an ủi tôi. các anh, các chị nói:
- Đừng khóc nữa chú ơi! bây giờ phải lấy ngựa nuôi mình rồi lấy chân thay ngựa vậy. các anh chị sẽ đi bắt vài thằng tây đền chú làm ngựa!
Nói rồi họ rủ nhau đi lau súng. những cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu...
Từ đấy tôi không còn con ngựa thiết mã thân yêu nữa. tôi nhớ nó vô ngần. nó chết đi, để lại cho tôi một cái yên da và một bao tải đệm lưng. tôi đem cái yên ngựa treo trong chiếc lán nhỏ để làm kỷ niệm. rét ở chiến khu vẫn kéo dài. đêm đêm, gió lạnh, tôi khoác chiếc bao tải đệm lưng thiết mã còn ấm hơi. nhớ nó, tôi mơ ước mình sẽ có con ngựa khác, óc tôi lại hiện lên từng đoàn kỵ binh gươm tuốt trần, vung lên xông tới kẻ địch.
Tôi nhớ mãi lời của chị liên: “rồi đây em lớn lên, bộ đội ta sẽ lớn lên, em được vào đội kỵ binh, lúc ấy em sẽ có con ngựa khác...”.
Trần Công Tấn
Theo https://vietmessenger.com/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Cái bóng – Chùm thơ Muồng Hoàng Yến 23 Tháng Bảy, 2023 Con bước lên đồi/ Bóng theo chẳng mỏi/ Mẹ ơi con hỏi/ Bóng là của ai? Cái b...