Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Những ngọn nến không thắp

Những ngọn nến không thắp
Trời nóng như thể thành phố đang được để trên một nồi rang. Ai cũng than nóng, ai cũng ngước mắt lên trời nhìn thử xem những cành cây cao kia có chao qua chao lại không? Bởi cây chao chứng tỏ là gió đang thổi tới. Đề tài của phòng làm việc của tôi cũng là chuyện nóng. Chị Thùy phụ trách văn thư mở chiếc quạt trong phòng đến số lớn nhất, áp chiếc quạt sát vào bàn của chị. Tôi phì cười về chuyện chị “dành” chiếc quạt cho riêng mình, như thể cái thân hình nặng dễ chừng gần 70 chục ký kia đang “ươn” lên vì nóng. Chị Thùy nói theo kiểu thời sự: “Tận Ninh Thuận nghe nói hồ, sông chẳng có một giọt nước. Mình chỉ nóng không là còn may, vì vẫn còn nước. Chứ ở đó nước cũng không có…”.  Chị Hằng thủ quỹ lại nheo nheo đôi kính cận của mình: “Mùa này mua đá về bán lẻ thì lời khiếp. Nóng thế này ai lại không uống đá lạnh”. Chị Hằng phó phòng cười tủm tỉm:“Chẳng trách gì bọn con gái ra đường, nóng quá nên mặc đồ hở đủ chỗ”. Chỉ có chuyện thời tiết nóng lên mà mỗi người lại có một ý tưởng khác nhau, cũng lạ. Đáng lẽ tôi cũng hưởng ứng với phòng cho vui, cho bớt đi sự ngột ngạt của nóng bức này. Nhưng lòng tôi buồn ngất trời, tôi chẳng cười được. Cả mấy người phụ nữ trong phòng đợi mãi thấy tôi không lên tiếng, tưởng họ bỏ qua, nào ngờ chị Thùy quay chiếc ghế đang ngồi về phía tôi, nhìn chằm chằm vào bụng tôi:  “Buồn hả Lệ? Có phải… tháng này mày không… Kotex phải không?”. Tôi giật mình khi  chị Thúy hỏi tôi như thế. Đúng là trong tôi chen lẫn nỗi lo và niềm vui bởi chuyện tôi đang mang giọt máu của Thịnh. Tôi còn trẻ quá, chưa chuẩn bị để làm mẹ, vả lại nếu tôi sinh cho Thịnh một đứa con, liệu Thịnh có dám đem đứa con về nhà và nói với vợ anh: “Đây là con anh!”. Hay là nó sẽ lớn lên đơn độc,buồn bã vì là một đứa trẻ không được thừa nhận. Hôm qua, trong căn phòng nhà thuê riêng nằm trong một con hẻm hút sâu, tận cùng con đường là những vạt rau muống đang trổ những bông hoa tím, anh xoa xoa lên bụng tôi: “Em mà có bầu với anh thì chắc chắn nó là một đứa con trai. Anh thèm một đứa con trai ghê lắm”.
Tôi ôm chiếc gối ôm, ngước mặt nhìn qua ô cửa kính, ngoài kia không có chân trời, chỉ là dáng một cây mận đang trổ trái. Những trái mận đỏ đang chen cùng những chiếc lá sâu: “Có con với anh để em bị rêu rao là đồ chửa hoang à? Anh cưới em đi, em sinh con cho anh”. Thịnh cười: “Anh sẽ lo cho em về quê sinh đẻ, em nhé”. Anh nói mà lòng tôi như kim đâm. Anh muốn có một đứa con trai, vì Ngọc - vợ anh sinh ba đứa con gái. Anh sẽ đưa tôi đi trốn để anh khỏi phải bẽ mặt vì chuyện có con ngoại hôn. Những lần gần anh, tôi đều uống thuốc ngừa.Loại thuốc ngừa có công hiệu trong vòng 24 giờ đồng hồ  mà  theo quy định của bác sĩ thì chỉ được uống ba viên trong một tháng. Vậy mà có tháng tôi lại xài nhiều hơn vì không thể nào cưỡng được anh, mà tôi lại rất sợ có con. Nhưng cả tháng nay tôi đã không uống thuốc. Anh năn nỉ đủ mọi điều, có lúc lại nói:“Khi em mang thai, anh sẽ chia tay với  Ngọc”. Tôi đã tin anh. Tôi tin vì lòng ích kỷ muốn bứt lìa anh ra khỏi gia đình, tôi muốn anh thuộc về tôi trọn vẹn như thể đó là chân lý. Thậm chí  quen anh cả hai năm nay, tôi vẫn chưa hề biết mặt người đàn bà của anh, hay nói đúng hơn là tôi không đủ can đảm đối mặt với sự thật là anh đã có vợ. Để khi đêm xuống, lúc anh rời khỏi căn phòng riêng tư của hai đứa tôi, anh sẽ trở về nhà. Anh sẽ giấu biến đi những gì tôi tặng anh với tất cả lòng yêu thương của mình.Anh sẽ quên tôi đang trở mình trong đêm tối một mình. Anh ngon giấc trong chốn của mình mà không biết rằng tôi mãi chong mắt nhìn lên trần nhà, hững hờ nhìn những con thằn lằn kiên nhẫn chờ bắt muỗi…tôi muốn anh thuộc về tôi trọn vẹn như thể đó là chân lý. Thậm chí  quen anh cả hai năm nay, tôi vẫn chưa hề biết mặt người đàn bà của anh, hay nói đúng hơn là tôi không đủ can đảm đối mặt với sự thật là anh đã có vợ. Để khi đêm xuống, lúc anh rời khỏi căn phòng riêng tư của hai đứa tôi, anh sẽ trở về nhà. Anh sẽ giấu biến đi những gì tôi tặng anh với tất cả lòng yêu thương của mình.Anh sẽ quên tôi đang trở mình trong đêm tối một mình. Anh ngon giấc trong chốn của mình mà không biết rằng tôi mãi chong mắt nhìn lên trần nhà, hững hờ nhìn những con thằn lằn kiên nhẫn chờ bắt muỗi…tôi muốn anh thuộc về tôi trọn vẹn như thể đó là chân lý. Thậm chí  quen anh cả hai năm nay, tôi vẫn chưa hề biết mặt người đàn bà của anh, hay nói đúng hơn là tôi không đủ can đảm đối mặt với sự thật là anh đã có vợ. Để khi đêm xuống, lúc anh rời khỏi căn phòng riêng tư của hai đứa tôi, anh sẽ trở về nhà. Anh sẽ giấu biến đi những gì tôi tặng anh với tất cả lòng yêu thương của mình.Anh sẽ quên tôi đang trở mình trong đêm tối một mình. Anh ngon giấc trong chốn của mình mà không biết rằng tôi mãi chong mắt nhìn lên trần nhà, hững hờ nhìn những con thằn lằn kiên nhẫn chờ bắt muỗi…Anh sẽ giấu biến đi những gì tôi tặng anh với tất cả lòng yêu thương của mình.Anh sẽ quên tôi đang trở mình trong đêm tối một mình. Anh ngon giấc trong chốn của mình mà không biết rằng tôi mãi chong mắt nhìn lên trần nhà, hững hờ nhìn những con thằn lằn kiên nhẫn chờ bắt muỗi…Anh sẽ giấu biến đi những gì tôi tặng anh với tất cả lòng yêu thương của mình.Anh sẽ quên tôi đang trở mình trong đêm tối một mình. Anh ngon giấc trong chốn của mình mà không biết rằng tôi mãi chong mắt nhìn lên trần nhà, hững hờ nhìn những con thằn lằn kiên nhẫn chờ bắt muỗi…
Hôm nay tôi tròn 26 tuổi. Tôi chưa bao giờ tổ chức sinh nhật cho riêng mình, bởi tôi luôn sợ sự cô đơn. Mọi người đến dự sẽ có đôi có cặp, còn tôi chẳng lẽ giới thiệu anh là chồng mình? Ai cho phép tôi làm điều đó? Dư luận sẽ xỉa xói, sẽ chăm bẵm nhìn vào tôi. Rồi những lời đàm tiếu sẽ bung ra trên những cửa miệng lắm lời: “Con Lệ làm như thế gian này hết đàn ông rồi sao mà lại yêu một người có vợ?”. Hoặc tệ hại hơn: “Yêu gì mà yêu, nó đào mỏ đó. Chắc chắn chiếc Vespa nó đang chạy trên đường kia là cha Thịnh mua”. Chao ơi, dẫu có muốn thoát khỏi lề thói của đời, tôi cũng vẫn phải ở trong vòng xoay thường tình đàm tiếu của mọi người. Dư luận chẳng đem lại cho ta cơm ăn áo mặc, nhưng nó có  thể làm cho ta gục ngã vì bao nhiêu lời tàn độc.
Nhưng hôm nay tôi 26 tuổi. Tôi sẽ tổ chức một sinh nhật cho riêng mình. Anh sẽ là người khách duy nhất trong bữa tiệc kỷ niệm ngày tôi sinh ra đời. Tôi cũng sẽ báo cho anh tin quan trọng là tôi đã có trong bụng mình một đứa con. Anh sẽ hỏi: “Con trai phải không em? Chắc là giống anh lắm?”. Tôi sẽ trả lời anh: “Em thích đẻ con gái, để con gái giống mẹ”. Trong cuộc sống vốn có nhiều nỗi muộn phiền này, có một đứa con với người mình thương yêu là điều hạnh phúc to lớn. Tôi đã có hạnh phúc to lớn đó.
Tôi muốn cho anh một bất ngờ, nên không hề báo cho anh biết một điều gì. Tôi lăng xăng vào siêu thị mua một hộp nến đủ màu. Dường như tôi đã xem trong một phim truyện nào đó là người ta dùng nến để thắp lên, soi mặt tình yêu trong ngày long trọng. Tôi sẽ cắm những ngọn nến khắp chỗ, và sẽ đốt lên trong đêm tôi 26 tuổi.
Buổi chiều, tôi nhắn tin cho anh: “Tối tới em anh nhé”. Không thấy anh nhắn trả lời lại. Vậy mà đã đêm. Chiếc kim đồng hồ lạnh lùng trôi. Thời gian âm thầm đi qua trong cuộc sống mà mãi đến hôm nay tôi mới biết rằng có những phút giây chờ đợi có thể  làm cho người  hoang mang.  Đợi, và cuối cùng chịu không nổi, tôi gọi điện cho anh. Máy của anh đã khóa, chỉ có những câu trả lời do tổng đài cài sẵn một cách rất lạnh lùng.
 Không thể chờ đợi, tôi quyết định đi tìm anh. Những ngọn nến đã cắm sẵn vẫn chưa được thắp lên vì còn đợi anh.
Tôi dừng lại trước ngôi nhà  của anh. Ngôi nhà đang rực sáng ánh đèn. Và lạ chưa, trong ngôi nhà cũng đang rộn rã tiếng cười, những chiếc xe máy đậu trước nhà chứng tỏ trong đó có một buổi họp mặt. Tôi không thể bước vào, và cũng chẳng thể bước vào dẫu đó là ngôi nhà của người tôi thương yêu. Như một phản xạ, tôi dừng xe lại, để trên lề, bước vào quán sinh tố bên vỉa hè sát nhà anh, kêu một ly trái cây xay. Tôi không hiểu tại sao tôi lại đến đây mà ngồi.
Trong đêm tôi 26 tuổi cũng có một người đàn bà tròn 35 tuổi. Tôi đã yêu người đàn ông của người đàn bà đó. Với hy vọng níu kéo một tình yêu  của người khác, tôi đã mua và cắm những ngọn nến để đợi người ấy thắp lên, chung vui cùng tôi. Hôm đó tôi cũng định nói với anh rằng tôi và anh đã bắt đầu có hệ lụy với nhau khi tôi mang trong lòng mình giọt máu của anh.
Tôi cao ngạo tưởng rằng mình sẽ chiến thắng trong cuộc tình này. Nhưng tôi giống như một võ sĩ chưa lên sàn đấu đã bại trận một cách thảm hại. Trong căn nhà của  anh, sinh nhật của người đàn bà 35 tuổi kia đã tràn ngập ánh nến. Anh cười vui với bạn bè, anh cười vui với màu nến đó mà quên tôi cũng để  dành những ngọn nến cho anh thắp.
Tôi đã rọi lại lòng mình trong đêm tôi 26 tuổi. Tôi đã trở về, tháo những ngọn nến không được thắp kia, cất vào ngăn kéo và nhủ rằng, tôi sẽ không bao giờ thắp nến nữa. Tôi vỗ về trong đêm tối không một ngọn nến đó bằng những giọt nước mắt buồn. Tôi xoa tay lên bụng mình, trong đó là con tôi: “Ngày mai mẹ sẽ đưa con về quê, con nhé!”.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Theo http://baoquangnam.vn/




Những cánh hoa trên sông

Những cánh hoa trên sông
Tôi yêu dòng sông ấy. Không phải bởi dòng sông đẹp hơn những dòng sông trên những nẻo đường đất nước tôi đã đi qua. Đó cũng không phải là dòng sông tôi sống cả một thuở thiếu thời. Tôi yêu dòng sông ấy bởi vì nơi đó có những đồng đội của tôi đã ngã xuống vĩnh viễn không trở về. Đó là Hằng lì với gương mặt lúc nào cũng phảng phất một nỗi buồn vì trên cuộc đời này Hằng không còn ai là người thân. Cuộc chiến đã cướp đi những người thân của Hằng trong khi Hằng đang chắn giữ dòng sông này. Hằng đã bỏ anh em mà đi trong một buổi chiều trời có quá nhiều mây dông. Đó là Xuân, là Tuấn, là Dũng, là Hùng… Tất cả chúng nó đều dừng lại ở tuổi 20, 30. Còn tôi thì tiếp tục đi mãi trong cuộc đời này, sau khi tiếng súng đã dứt hơn 30 năm nay.
Hơn 30 năm, những người lính ngày xưa đã rời quân ngũ, bỏ lại sau lưng mình những đêm chong mắt đợi thù, những ngày đói cơm vì không kịp rời tay súng. Lúc ấy, chúng tôi chia nhau từng viên thuốc đắng, từng điếu thuốc cháy đến sợi cuối cùng. Nhưng đó là sau lưng. Những người nằm im trong lòng đất, bên dòng sông này chắc sẽ vui khi biết rằng cuộc sống của bạn bè mình giờ này đã có nhiều thay đổi.
Tôi không hiểu rằng giữa đám cỏ xanh biếc đến độ đáng kinh ngạc kia, có phải là hậu thân của những đám cỏ ngày xưa mà chúng tôi từng nằm lăn trong đêm. Không phải để đếm sao trời, mà để nghe trong đó mùi của đất, mùi của nhớ thương và mùi của tình yêu.
Tình yêu? Tôi nhớ lúc ấy Hằng chỉ ao ước được hôn lên môi một người con gái nào đó nụ hôn duy nhất trong đời, để có thể đi vào cuộc chiến thanh thản hơn. Nhưng ai cho Hằng nụ hôn đầu? mãi đến bây giờ Hằng cũng không có nụ hôn đầu. Chúng tôi trở về với hoa và những nụ hôn. Nhưng những nụ hôn ấy không có nụ hôn nào dành cho Hằng.
Bao nhiêu năm sống gian nan, bao nhiêu năm sống chông chênh giữa trăm ngàn điều không ngờ được khi chúng tôi sống ở bên dòng sông này. Lúc ấy chúng tôi chỉ cần những điều giản dị nhất là lòng tin yêu. Nhưng những điều đó đã lui vào quá khứ lâu rồi, nó trở thành một cuốn sách cũ mà thỉnh thoảng mà buồn buồn người giở ra đọc chơi.
Cũ hay mới? Quên hay nhớ? Với tôi điều đó không đo đếm trong cuộc trở về hôm nay. Tôi trở về với dòng sông này một mình hay nhiều người cũng không phải là điều cần nói đến. Chỉ biết rằng tôi lại vừa chạm mặt với dòng sông.
Nơi này, xưa kia chỉ là con đường nhỏ. Con đường ấy đầy bất trắc. Tôi nhận ra cây me cổ thụ với những vết đạn găm thành sẹo. Con đường hôm nay dẫu vẫn là con đường đất đỏ, nhưng đã đổi thay khá nhiều. Dưới gốc me già năm xưa là một quán nước nhỏ. Tôi bước vào quán nước kêu một chai bia.
Người chủ quán quả thật là nhiều chuyện, đem chai bia ra để trên bàn gợi chuyện:
- Ông đi kiếm việc làm?
- Làm gì?
- Thì tôi thấy dạo này những người như ông tìm tới kiếm việc làm. Hồi xưa nơi đây chỉ là đạn bom còn bây giờ nó trở thành khu du lịch. Nhờ trời, bởi thế mà người dân vùng này mới khổ.
- Nhưng tôi là người dân của vùng đất này. Tôi nói với người chủ quán.
- Thế à? Nhiều người làm lớn rồi, hết chiến tranh rồi, họ đã bỏ quê mà ra đi. Ông chủ quán buột miệng nói vu vơ.
Ly bia có mùi đắng. Không biết nước của chai bia có phải lấy từ dòng sông đang cuộn trôi kia không? Tôi bỗng dưng có ý nghĩ  thật là ngu ngơ đến thế. Người chủ quán nói: “Cuộc chiến đã qua rồi”. Ông ta nói đúng, vì trong không gian không còn tiếng ầm ĩ của súng nổ, đường phố không còn những chiếc xe lao đi với những tấm lá ngụy trang che giấu những người lính bước vào cuộc chiến.
Nhưng với tôi, tất cả cũng chỉ mới là hôm qua. Hôm qua, một mảnh pháo đã cắt lìa ngón tay út của tôi, ngón tay đó đã ở lại trong lòng dòng sông và giờ đây nó đã tan thành muôn ngàn giọt nước.
Hôm nay tôi trở về, không phải để tìm lại ngón tay của mình đã chìm sâu trong dòng sông đầy kỷ niệm ấy. Tôi chỉ muốn thắp một nén nhang cho những người vĩnh viễn ra đi. Tôi muốn lắng nghe dòng sông kể về một quá khứ anh hùng. Dòng sông nhỏ ấy có một thời gian dài tượng trưng cho sự ngăn cách và chia ly.
Tôi trả tiền, đứng dậy:
- Đường đến nghĩa trang liệt sĩ có xa không ông?
Người chủ quán nói:
- Nghe nói hôm nay ở đó có tổ chức lễ lớn lắm. Toàn mấy ông tai to mặt lớn đến dự không hà. Nhờ thế mà mấy ngày nay quán tôi bán đắt....
Con thuyền nhỏ neo bên bờ cỏ. Người lái thuyền đang tựa lưng mà ngủ như trong cuộc đời này chẳng có điều gì đụng được đến.
- Anh ơi, anh có thể chở tôi dọc theo dòng sông này không?
Người lái thuyền chồm dậy:
- Ở bên kia có lễ lớn lắm. Sao ông không qua?
- Lễ gì?
- Họ đang tổ chức tưởng niệm những người đã ngã xuống trên chiến trường năm xưa.
- Ờ há. Ông đưa tôi sang đó đi.
Dòng sông thời bình như hiền hòa hơn. Một màu xanh đến lạ lùng. Thuyền dừng lại, anh nhảy xuống và cảm thấy lạc lõng giữa đám đông người ăn mặc trang trọng và lịch sự. Anh không nhìn thấy một ai quen. Hay có lẽ những người quen anh đang nằm ở trong những nấm mộ kia. Anh nhìn lại bộ đồ mình mặc trong người. Bộ đồ nhàu nát và dơ bẩn chưa kịp thay. Anh len vào đám đông và chợt thấy mình xa lạ quá. Chỗ của mình không phải chỗ này và cũng chẳng ai mời anh đến chỗ này.
Anh bỏ rơi đám đông, anh xuôi dọc theo những ngôi mộ, một mình. Những ngôi mộ nhỏ nằm im trong nắng mai với những cái tên phía trước. Mỗi cái tên khiến anh nhớ một điều. Anh sẽ nhớ suốt những hàng bia ấy có những bàn tay không nắm lại, những đôi mắt chưa khép và cả những đôi môi còn tinh khôi chưa biết nụ hôn đầu.
- Cảm ơn. Tụi mày có một chỗ nằm yên lành. Cảm ơn những đêm mưa, những bữa đói, những cơn đau.
Đó là những người bạn như đang quây quanh anh. Họ đang nheo mắt nhìn anh cười: “Mày thăm tụi tao đó à? Đến đây, đến đây…”.
Anh đi hết những ngôi mộ lúc nào không hay. Trên kia, buổi lễ tổ chức xong lúc nào anh cũng không hay. Mọi người làm xong bổn phận của mình đã trở về. Chỉ còn lại những nén nhang cháy dở dang và một bầu trời mênh mông.
Người lái đò vẫn đợi anh. Anh ta hỏi khi thấy anh trở lại:
- Chắc ông là bộ đội ngày xưa?
Anh cười.
- Sao thấy ông khác với những người khác? Ông chắc không phải ở nơi này?
Anh chỉ dòng sông:
- Tôi đã uống không biết bao nhiêu nước của dòng sông này. Người ta gọi đây là mồ hôi của đá.
Anh chỉ những ngôi mộ:
- Bạn bè tôi ở đó.
Không kịp đợi người lái thuyền trả lời. Anh leo xuống:
- Chợ ở đâu? Xa không?...
Anh chỉ có thể làm được một việc, đó là mua hết hoa của phiên chợ. Anh nhờ người lái thuyền chở anh ngược lại dòng sông. Anh thả những đóa hoa xuống dòng sông. Dòng sông tràn ngập hoa cứ trôi. Những đóa hoa sẽ theo dòng sông trôi ra biển.
Cánh hoa cuối cùng cũng đã xuống dòng sông.
- Ông ơi, mình về thôi. Ngày hết rồi.
Không đợi anh trả lời, người lái thuyền chở anh vào bờ. Anh đứng nhìn những đóa hoa trôi.
Bạn bè anh có nhận được những cánh hoa ấy không? Anh không biết. Nhưng anh hứa với lòng mỗi năm anh sẽ trở về thả cho họ những cánh hoa như thế.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Theo http://baoquangnam.vn/




Chuyện nhỏ như sợi tóc

Chuyện nhỏ như sợi tóc
Trời đã tối mịt mờ khi tiếng xe quen thuộc dừng trước cửa. Chị lật đật chạy ra, vừa kịp cho con Ngọc vù xe lên cái bậc thềm sứt mẻ. Vẫn thói quen ầm ĩ khó bỏ, dù chị đã nhiều lần nhắc con là không được chạy xe cái ào vô nhà như vậy. Chưa kịp la con nhỏ về trễ, để mẹ đói lả vì chờ cơm, lại thêm lo lắng sốt ruột, thì chị đã giật mình khi Ngọc gỡ cái nón bảo hiểm ra, đưa đôi mắt hớn hở hiếm thấy nhìn mẹ.
- Trời ơi là con gái! Lại cái trò gì nữa đây hả Ngọc?
- Ơ, con...
- Con với chả cái. Mẹ chưa đủ khổ sao Ngọc, mà còn đua đòi, tóc tai kiểu này kiểu nọ nữa? Con gái con đứa gì mà chẳng biết suy nghĩ, cứ lơn tơn làm chuyện điên khùng. Sao mà số tôi khổ đủ bề vầy nè trời?
Con Ngọc cụp mắt xuống. Vẻ sung sướng của nó đã bay biến mất. Chị vẫn tiếp tục càm ràm thêm về cái đầu tóc ngắn cũn, ngang phè của nó. Ra đường có khi còn bị người ta đánh giá cho, chứ chẳng đùa. Để hàng năm trời mới được mái tóc dài mượt thế, đùng một cái, muốn cắt là cắt, chẳng hỏi qua mẹ một câu lấy lệ. Ít ra, nó cũng phải biết tiếc công dưỡng tóc chứ. Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra, lẽ nào con Ngọc không biết, chị thầm ao ước có được chút tóc tai đầy đặn che da đầu mà chẳng thể có?
Bữa cơm tối mà chị đã nhọc công làm món bắp chuối trộn tôm tươi với đậu phụng rang mà con Ngọc ưa thích trở thành vô duyên tệ. Hai mẹ con lặng lẽ ăn. Trệu trạo nuốt. Nét vui vẻ lạ lùng của con Ngọc lúc vừa về tới đã hoàn toàn chẳng thấy, thay vào đó, nó cúi gằm mặt và vội mấy miếng cơm. Phải như mọi khi bình thường, hẳn chị đã hỏi han xem, có chuyện gì mà nét mặt nó hân hoan đến vậy... Bởi đã lâu lắm, chị thấy con mình thường lặng lẽ, lầm lì, ít khi cởi mở trò chuyện, khuôn mặt giống cha y tạc cứ như một cánh cửa đóng kín, ngay cả với mẹ ruột. Con cái càng lớn càng xa mình... Chị nghẹn đắng trong lòng. Biết là mình quá khắt khe và nóng nảy với con, nhưng chị đã không kiềm chế được lời lẽ. Phải dưỡng nhiều thời gian lắm, con Ngọc mới để được mái tóc dễ coi như vậy, chị chưa kịp mừng là nó đã đổi tâm đổi tính, càng ngày càng thùy mị biết nghĩ hơn.Ai dè mới hôm trước hôm sau, đã tự ý tha về cái đầu tóc ngắn như con trai, ngổ ngáo. Thậm chí, nó cũng không buồn nói trước với chị một tiếng. Cái con, đúng là, giống tính ba nó, cái gì cũng tự ý làm...
Nhắc tới, chị lại thấy nước mắt chực trào ra. Anh bỏ mặc hai mẹ con, đi mất biệt, từ cái hôm biết chị vướng phải căn bệnh nan y ngặt nghèo, chữa chạy tốn kém mà chưa chắc đã giữ được cái mạng nghèo... Loáng cái, đã mấy năm trôi qua. Đàn ông, nói đi là đi, chẳng luyến tiếc hay day dứt vương vấn chút nào. Nghe đâu anh lên xứ cao nguyên, ở hẳn với một người đàn bà nào đó rồi... Đường về đã đứt hẳn. Ừ, đàn ông bội bạc quên tình nghĩa, lúc chị khổ sở hoang mang nhất trong đời, đã không đồng hành với vợ con, thì mình cũng chẳng nên tiếc làm gì. Nghĩ thế, nhưng lòng chị vẫn không tránh khỏi những lúc nhớ đến. Sao mà người ta có thể dễ dàng lãng quên tuyệt tình đến vậy không biết nữa!
Chỉ còn có con Ngọc, ruột rà duy nhất, và mấy chị bạn và đồng nghiệp tốt bụng, hết lòng động viên chị cố gắng chăm sóc. Ai bảo người dưng thì không thể nhờ cậy? Chị vẫn nhớ, ngày đó con Ngọc còn chưa lên mười, chị chạy vạy để lo cho thân mình bệnh tật, bếp núc trước sau đều trống hơ. Chị nằm viện đợi mổ bỏ cái khối u ác về xong, ví tiền nhà cửa cũng rỗng tuếch. Vậy mà, hôm đó, chị mở cửa vào, thấy mọi thứ trong nhà sạch sẽ gọn bâng, tủ lạnh có hai bịch chân giò chặt sẵn, vỉ trứng gà, mấy hộp sữa tươi. Góc bếp, vài lốc sữa tươi cho con Ngọc, dăm thứ rau trái ngọt lành đương mùa. Chị bật khóc ngay lúc ấy, hiểu ra, không phải ai cũng quay lưng với hai mẹ con côi cút. Từ ngày anh bỏ đi, chị bỗng trở nên mau nước mắt lạ kỳ. Rồi con Ngọc lớn hơn, chị chuyển sang khóc thầm khóc lén, sợ con nó thấy, không nên.
Trời thương, những đợt hóa trị đã cứu mạng chị. Cơ thể chị đáp ứng thuốc tốt, mấy cái tế bào chết chóc kia không lấn thêm ra, mà chị khỏe dần, có thể hy vọng tới một cuộc sống dài lâu phía trước. Ông trời chẳng triệt đường sống của ai bao giờ. Chị đã lạc quan nghĩ vậy, khi con Ngọc, sau một thời gian ủ ê với cảnh vắng cha hiu quạnh, đã tỏ ra chăm chỉ học hành, phụ giúp chị vài việc lặt vặt trong nhà. Riêng chuyện chia sẻ những dự định và cảm giác bất an lo lắng với con, là dường như chị chưa từng nghĩ tới. Sao mà nó càng lớn càng giống cha, cứ nhìn con là chị không quên được người cũ. Rồi con Ngọc cũng sẽ y như cái kẻ đã tạo ra nó, một ngày khôn lớn sẽ dứt áo ra đi, để lại chị thui thủi hay không? Ở cái tuổi ẩm ương, nó hay đổ lỳ với mẹ. Ôi, chẳng phải ngày xưa, chị cũng đã từng tin và yêu,hết lòng hầu hạ cái người đã sinh thành ra nó đấy sao? Vậy mà cuối cùng...
Cái tổ ấm ngày xưa đông đủ, giờ chỉ còn hai mẹ con luẩn quẩn ra vào. Ngay cả nói chuyện với nhau, mà cũng thấy khó khăn lạ lùng. Chị cũng có lúc những muốn mở lòng ôm lấy con gái, thủ thỉ những lời âu yếm, nhưng ở cái tuổi ương ngạnh vừa bất cần vừa muốn chứng tỏ của Ngọc, cộng với tâm tính thất thường sau vài cú đẩy hết hồn của số phận, chị và con cứ như nước với lửa. Chị đôi lúc bực mình buông ra lời cay nghiệt, nói đó rồi hối đó. Thương con, thui thủi không cha, mẹ đau bệnh lại còn khó chịu, hay la mắng. Tội nghiệp con nhỏ, tối nay về có vẻ muốn khoe mẹ cái đầu mới đây, mà lại bị chị la phủ đầu tới tấp. Nó đã trở mình quần quật trên giường trước khi ngủ. Chị nắm lấy cánh tay khẳng khiu của con thõng xuống, đặt lại cho ngay ngắn, nhìn khuôn mặt đứa con gái không còn trẻ nít nhưng chưa kịp trưởng thành đã phải chịu nhiều thiệt thòi, thấy lòng mình chùng xuống...
Chị trở dậy, soi gương trong đêm. Thở dài. Nhan sắc đàn bà tàn tạ bởi ốm đau, mất mát. Vì đã lâu chẳng có một vòng tay yêu thương. Nói nào ngay, cũng có người muốn tìm hiểu chị, đỡ đần hai mẹ con, nhưng chị lảng đi vì e ngại. Ai mà biết được lòng người. Ngay cả cha ruột mà còn có thể bỏ rơi con không một lần ngoảnh lại, thì nói gì đến người dưng nước lã. Chị giờ chỉ mong con Ngọc nó khôn lớn, biết nghĩ, mẹ con hủ hỉ với nhau, mà cũng còn khó nữa là.
Nhưng thói đàn bà, cứ nhìn thấy mặt mũi thân hình của mình sụp xuống là không khỏi chạnh lòng. Mà thôi, còn điệu với ai kia chứ! Từ ngày mắc bệnh, chị buộc phải làm quen với mái tóc giả. Khuôn mặt chị vì vậy, cũng không được tự nhiên, nó như là ai đó đang nhìn lại chị, sượng ngắt, xa lạ. Chị đưa tay lột cái món tóc độn bằng sợi nhân tạo ấy xuống, ngó cái đầu chỉ còn lơ thơ tóc mới mọc lại của mình,khẽ thở dài. Biết đến bao giờ tóc mới trở lại được như hồi ấy, thuở chị còn siêng, lâu lâu lại nướng bồ kết, rồi nấu nước xả thơm, mẹ con cùng gội đầu. Con Ngọc cũng chẳng phải là đứa quan tâm tới bề ngoài. Nó cứ lầm lụi, thi thoảng lại ngó mẹ đăm đăm, ít khi biểu hiện yếu đuối thông thường. Chị sợ tâm hồn con chông chênh vì sự thiếu hụt cả vật chất lẫn tinh thần trong gia đình.
Một dạo nọ, lúc hai mẹ con ghé tiệm bán tóc giả coi, chị đã thèm có dư một chút tiền để tậu mái tóc thật bày bán ở đó. Nó mềm rượi, đẹp đẽ, cột lên đầu nhìn khác hẳn, chứ không đơ đơ như loại mang tiếng “tóc tơ” mà mau hư, cứng còng này chút nào. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng gần nửa năm qua, chị vẫn chưa thể thực hiện được cái mơ ước tưởng bé mọn ấy. Một mình chị, đồng lương văn phòng, nuôi hai miệng ăn giữa cái thành phố đắt đỏ này, rồi nay tiền trường mai học thêm, mốt đau họng nhức đầu, tiền ga tiền điện, đủ thứ phải lo...
- Xin lỗi, chị có phải là mẹ bé Ngọc không ạ? Em ở tiệm tóc giả trên đường Huỳnh Thúc Kháng mà có lần chị ghé mua hàng đó. Chị có thể đến lấy mái tóc bé Ngọc đặt được rồi đấy ạ.
- Là sao, tôi không hiểu?
Chị ngồi như hóa đá trước gương, thinh lặng cho cô thợ lành nghề cài thử cái mớ tóc mượn ấy lên đầu. Miệng cô liếng thoắng. Đẹp quá chị ạ, tóc thật có khác. Vừa suôn mềm vừa óng ả. Con bé chắc dưỡng lâu lắm, tỉ mỉ lắm mới được cái món tóc đáng tiền này. Chị đừng tưởng, tóc nay người ta nuôi rồi bán, như một món hàng đấy chứ! Nó cứ dặn đi dặn lại em, là làm xong rồi thì hãy gọi chị đến lấy, để mẹ bất ngờ, mẹ vui hơn. Mà chị thật có phước ghê, con gái còn nhỏ mà biết nghĩ đến mẹ. Hôm ấy con bé kể với em là, thấy mẹ cứ ước ao có món tóc mượn làm bằng tóc thật, mà chẳng có tiền mua cho mẹ, nên đành phải đợi tóc thật dài mới mang ra tiệm nhờ cắt, gia công lại... Chị coi nè, tóc nó mượt mà ghê chưa, đúng là mẹ con có khác, nhìn giống y hệt như tóc chị vậy đó. Thật hợp. Mà chị ơi, chị ơi, chị sao vậy, ôi chị khóc đấy à?
HOÀNG MY
Theo http://baoquangnam.vn/




Những cánh thư không gửi

Những cánh thư không gửi
Nó xếp lá thư vừa viết xong còn nguyên mùi mực, vuốt góc cẩn thận rồi đặt ngay ngực trái. Xong rồi mới đặt vào bao thư. Nó lại nắn nót viết từng chữ hoa thật đẹp vào ô người nhận. Tỉ mẩn. Chăm chút. Như muốn dồn tất cả tình yêu thương, sự nhớ mong, lòng tự hào vào từng nét chữ ấy. Dán chiếc phong bì cẩn thận, nó đi về phía đầu giường, lôi ra một chiếc hộp nhỏ. Mở khóa. Nhẹ nhàng đặt bao thư vào đó cùng với 99 lá thư khác đã nằm ngăn nắp trong đó. Mỉm cười. Đây là lá thư thứ 100 nó viết cho ba.
Nó - một con bé vừa tròn 11 tuổi. Nó sống với mẹ nơi thành phố phồn hoa đô hội. Tiếng còi xe inh ỏi. Tiếng ồn ào phố phường… Bao nhiêu âm thanh cứ trộn lẫn vào nhau mỗi ngày nhưng không làm sao át đi tiếng sóng biển vẫn vang lên trong lòng nó. Cứ mỗi dịp nghỉ lễ hay nghỉ hè, bao giờ mẹ cũng dẫn nó về quê nội. Quê nội nó là một ngôi làng nghèo ven biển miền Trung. Ở đấy, những ngày hè nắng gió đến rát da. Còn mùa mưa thì sóng vỗ ầm ầm với những cơn bão biển dữ dội. Ấy vậy mà nó lại yêu miền quê ấy đến lạ kỳ. Nó yêu những con sóng lăn tăn vỗ vào bờ cát mỗi sớm mai. Yêu những con cá, con tôm mắt sáng, trong xanh đến kỳ lạ. Yêu những buổi sớm mai ngồi nghe biển hát. Nó thích được ngụp lặn trong dòng nước mát lành ấy mà tưởng tượng như biển đang ôm nó vào lòng. Nó nhớ da diết những đứa trẻ đen nhẻm vì nắng và gió biển, nhưng nụ cười lại rạng ngời tỏa nắng… Đặc biệt, nó nhớ nơi ấy bởi ở đấy có người bà lưng còng, mắt mờ, ngày ngày chống gậy nhìn ra phía biển. Rồi lại chống gậy, men theo đồi cát, đến ngồi im lìm bên những ngôi mộ trên đồi. Bà thì thầm trò chuyện rất lâu. Rồi lại men theo đồi cát, đi về nhà. Nó vẫn thường hay theo bà mỗi khi về đó. Những lúc ấy, bà lại kể nó nghe bao nhiêu chuyện, những câu chuyện buồn, đã xa, xa lắm… Chuyện về ông, về ba nó, và về cả chính nó những ngày ấu thơ…
Những buổi chiều như thế, gió từ biển thổi vào phần phật. Mấy tàu dừa khô trước nhà xào xạc, xào xạc. Gió thổi tung mái tóc cắt ngang vai của nó. Nó nhìn mấy cọng tóc bạc phất phơ của nội mà thấy thương nội quá. Nội nhìn về phía biển lúc này đang nổi những con sóng bạc đầu bằng ánh mắt xa xăm. Tay nội sờ vào mấy tấm ảnh đã cũ. Rồi nội kể, giọng trầm hẳn đi: “Ông cháu ấy à! Ông đã từng là một người lính biển kiên cường đấy…”. Bao giờ nội cũng bắt đầu như thế! Qua lời kể ấy, nó hiểu được nỗi nhớ của bà dành cho ông. Vâng! Ông là lính biển, một người lính thực thụ. Cả cuộc đời bám biển, chiến đấu với bao kẻ thù, ông chưa bao giờ chùn bước. Ông yêu biển, đồng nghĩa với việc ông luôn phải xa gia đình. Tuổi thanh xuân của bà là những năm tháng cô quạnh. Bà vò võ nuôi con một mình. Ông ra đi trong một trận chiến ác liệt với kẻ thù. Bà đau đớn đến tận cùng nhưng phải gắng gượng vì con. Rồi ba lớn lên. Tình yêu biển đã ngấm sâu vào máu thịt. Mặc cho người mẹ khóc lóc, van nài, ba vẫn quyết tâm nối nghiệp ông. Ba cũng trở thành một người lính biển.
Một ngày của tám năm về trước – ngày nó lên ba. Một đứa bé ba tuổi, đầu quấn khăn tang, mặc bộ đồ tang trắng, tay cầm gậy đứng bên chiếc quan tài khiến bao nhiêu ánh nhìn ái ngại và thương cảm. Nó khóc… vì hôm nay nhà có nhiều người lạ quá! Mà ai cũng khóc! Tiếng kèn, tiếng trống ỉ ôi đến não ruột. Mẹ nó rũ rượi, ôm nó khóc không thành tiếng. Nó đâu biết rằng đó là ngày buồn tủi nhất. Ngày nó mãi mãi không còn ba nữa. Nó khóc đó, rồi ngủ đó, có khi cười với người quen khi được cho cái bánh, cái kẹo hay một món đồ chơi đẹp mắt… Ba tuổi, nó chưa hiểu mất mát là gì!
Sau này lớn lên, qua những lời kể của nội, của mẹ, qua những hình ảnh và kỷ vật ba để lại, nó đã khắc sâu trong tim hình ảnh về ba. Trong tâm khảm, nó hình dung ba là người cao lớn, vạm vỡ, ánh mắt đen đầy cương nghị, nụ cười thật hiền và giọng nói thật trầm ấm, vang xa.
Tuổi thơ đi qua. Nó dần lớn lên. Nhìn chúng bạn có ba đón mỗi chiều tan trường, được ba và mẹ chở đi công viên cuối tuần mà nó thấy chạnh lòng. Nó nhớ ba da diết nhưng không buồn. Nếu có ai hỏi: “Ba đâu?”, nó sẽ trả lời đầy tự hào: “Ba tớ ấy à! Ba tớ đã từng là lính biển đấy”. Ngày ấy, ba ra đi trong một lần làm nhiệm vụ, mãi mãi nằm lại nơi biển cả. Nội và mẹ tưởng không thể sống nổi. Nhưng rồi nhìn đứa con gái ba tuổi mắt đen láy, trong veo, cả hai đã cùng nhau đứng dậy, cùng nắm chặt tay nó. Lớn lên một chút, nó đã hiểu chuyện, đã biết những mất mát đau thương. Nó trở nên mạnh mẽ. Và tự nhiên nó yêu biển đến kỳ lạ. Những ngày ở quê, nó thường ngồi rất lâu bên bờ biển, nhìn ra xa. Nó di di bàn chân trên cát, để mặc những con sóng vuốt ve đôi bàn chân nhỏ. Thỉnh thoảng nó nằm sấp tai xuống cát để nghe những âm thanh u u trong ấy. Nó gọi đó là âm thanh của biển. Mẹ lại bảo: “Con lắng nghe đi, trong đó có tiếng thì thầm của ba”.
Nó bắt đầu viết những bức thư cho ba từ năm lớp 4. Nó đọc đâu đó trong sách nói rằng: “Nếu viết 1001 bức thư cho ai đó thì phép màu sẽ xuất hiện, người đó dù có đi xa cũng sẽ trở về”. Và nó tin, hy vọng phép màu ấy sẽ đến. Trong những bức thư, nó thường kể với ba về những chuyện trên lớp, chuyện cái Bích khóc nhè, chuyện thằng Tuân giật bím tóc, nhiều nhất vẫn là khoe những điểm 9, điểm 10 nó đạt được. Có hôm, nó thấy mẹ nhìn ảnh ba rồi khóc. Nó lại viết cho ba… Nó biết mẹ nhớ ba, như nỗi nhớ trong lòng nó vậy. Nó về thăm nội, chạy ù ra biển, chụm tay lên miệng rồi hét to : “Ba ơi! Con đã về thăm ba đây!” Sóng cuốn những lời của nó ra xa, xa mãi… Trên không trung những con hải âu trắng bay là là nhịp cánh. Người ta vẫn bảo, khi người lính biển ngã xuống họ sẽ hóa nên những chú hải âu. Hải âu bay lên cao nhưng vẫn bám biển muôn đời.Có lẽ trong những cánh chim kia có một đôi cánh là của ba nó….
Đêm ấy, nó lại thức khuya, nhìn ra phía biển, nhìn về phía xa, nơi có những ngọn hải đăng đang chiếu sáng vằng vặc. Nó lại ngồi viết những dòng thư cho ba. Lá thư thứ 101… Những cánh thư không bao giờ gửi…
“Ba thương nhớ! Chiều nay con lại về với biển, về với ba. Biển vẫn xanh và nước muôn đời vẫn mặn ba nhỉ? Cát dưới chân con vẫn vàng giòn. Những con còng cát vẫn chạy dài trên bãi. Con đã chạy theo chúng đến mỏi nhừ cả chân ba ạ! Biển chiều nay thật êm. Con đã nằm thật lâu để mặc những con sóng vỗ vào mặt, vào mình. Con biết biển đang thay ba ôm con vào lòng. Lời thì thầm của biển phải chăng là lời thì thầm của ba. Con không buồn đâu ba ạ.
Con biết ba vẫn ở ngoài kia, ba hóa thân thành ngàn con sóng vỗ…. Ba là những cánh hải âu trên cao xanh bao la kia…Con đã lớn lên từng ngày bằng tình yêu thương của mẹ, bằng lòng mong mỏi của bà. Con được bồi đắp lòng yêu biển quê hương bằng những chiến công của ông và của ba. Con tự hào vì con có ba. Bên con vẫn còn có bao nhiêu trái tim đồng lòng hướng về biển cả. Dân quê mình vẫn bất khuất kiên trung. Ba ạ!Bài học hôm nào cô giáo dạy con vẫn nhớ. Biển quê hương mình vẫn vất vả gian nan…
Con yêu ba, yêu biển quê mình. Con biết nơi trời cao xanh thẳm kia, ba đang mỉm cười nhìn con. Những chú hải quân vẫn ngày đêm bảo vệ ngư dân bám biển. Như những đàn hải âu kia vẫn là là nhịp cánh mỗi ngày trên biển phải không ba? Con sẽ còn viết nữa những dòng thơ về biển, về ba... Bây giờ con đã biết sẽ không có phép màu nào nữa nhưng con vẫn sẽ viết, con tin sẽ có một điều kỳ diệu xảy đến với mình. Khi nào biển còn là ba vẫn bên con. Những con sóng bạc đầu nghìn năm vẫn không thôi vỗ nhịp. Và nhịp đập trái tim ba đã hòa vào nhịp của sóng phải không ba?...”. Những chú hải quân vẫn ngày đêm bảo vệ ngư dân bám biển. Như những đàn hải âu kia vẫn là là nhịp cánh mỗi ngày trên biển phải không ba? Con sẽ còn viết nữa những dòng thơ về biển, về ba... Bây giờ con đã biết sẽ không có phép màu nào nữa nhưng con vẫn sẽ viết, con tin sẽ có một điều kỳ diệu xảy đến với mình. Khi nào biển còn là ba vẫn bên con. Những con sóng bạc đầu nghìn năm vẫn không thôi vỗ nhịp. Và nhịp đập trái tim ba đã hòa vào nhịp của sóng phải không ba?...”. Những chú hải quân vẫn ngày đêm bảo vệ ngư dân bám biển. Như những đàn hải âu kia vẫn là là nhịp cánh mỗi ngày trên biển phải không ba? Con sẽ còn viết nữa những dòng thơ về biển, về ba... Bây giờ con đã biết sẽ không có phép màu nào nữa nhưng con vẫn sẽ viết, con tin sẽ có một điều kỳ diệu xảy đến với mình. Khi nào biển còn là ba vẫn bên con. Những con sóng bạc đầu nghìn năm vẫn không thôi vỗ nhịp. Và nhịp đập trái tim ba đã hòa vào nhịp của sóng phải không ba?...”. Và nhịp đập trái tim ba đã hòa vào nhịp của sóng phải không ba?...”. Và nhịp đập trái tim ba đã hòa vào nhịp của sóng phải không ba?...”.
Nó gấp lá thư lại, nhẹ nhàng đặt lên ngực trái, cẩn thận như mọi lần… Ngoài kia, trăng đã lên cao lắm. Trăng như chiếc mâm vàng khổng lồ soi sáng cả mặt biển mênh mông. Gió hát lời ru của biển. Gió cùng sóng mang những lời thì thầm từ trái tim bé bỏng của nó ra xa, xa mãi nơi biển khơi.
LÊ NGUYỄN HOÀNG DIỄM
Theo http://baoquangnam.vn/




Đêm trở mình nghe tiếng dòng sông

Đêm trở mình nghe tiếng dòng sông
Hai người ngồi dưới túp lều dựa vào thân dừa cũ kỹ, trước mặt là dòng sông  lặng lờ, óng ánh chút màu vàng của mặt trời cuối ngày. Họ ngồi cạnh nhau nhưng cả đôi vai cũng không chạm vào nhau, thật lâu mà không ai biết mở lời như thế nào. Cuối cùng thì anh là người lên tiếng trước: “Anh xin lỗi. Xin lỗi vì mãi đến bây giờ mới tìm gặp em”. “Nếu không có các bạn, anh cũng đâu tìm em phải không?”.
Anh lặng thinh không trả lời. Chị không định làm khó anh. Nhiều năm rồi chị đã không còn làm khổ mình với câu hỏi tại sao anh không tìm mình, tất cả đã quá xa đến nỗi chị cũng không hề muốn gặp lại anh. Ngày đó chị mới ngoài hai mươi còn bây giờ tuổi đã hơn nửa thế kỷ rồi, chị muốn trong trí nhớ của anh mình mãi là cô gái mỏng manh, mái tóc dài quá nửa lưng, đen mượt mà. Bạn bè gọi điện rủ chị dự một buổi họp mặt lớp cũ, chị chần chừ khi nghe báo anh cũng có mặt, ai cũng nghĩ là chị sẽ mừng vui nhưng họ làm sao hiểu hết tâm trạng của chị. Bao nhiêu giận dỗi, tủi hờn từ mấy chục năm bỗng trỗi dậy, mới thấy ngọn lửa trong lòng chỉ chờ có gió là bùng lên, có thể thiêu cháy hết mọi thứ. Có điều giận thì giận nhưng thương vẫn thương, không hiểu vì lẽ gì mà tình yêu thuở ấy không tắt đi để cho mỗi khi nhớ chị lại thấy đau thắt lòng.
Đó là một ngày ghi dấu nhiều thứ, ngày tốt nghiệp và họ trở thành những thầy cô giáo, một sự thay đổi mà chị mơ tưởng từ nhiều năm. Đó là một ngày mấy chục con người trong lớp chia tay nhau về mọi miền đất nước, bịn rịn, lưu luyến. Giàn hoa giấy trước lớp học ghi bao nhiêu kỷ niệm của thời sinh viên, lại đẫm thêm mấy giọt nước mắt khi bọn họ nói lời chia tay và hẹn hò những lần gặp mặt thường niên. Không nói ra ai cũng biết chị và anh là người buồn nhất, anh ở miền Trung còn chị quê ở Bến Tre,  không thể nói gì về một lần hội ngộ nhưng ai cũng nghĩ đến một ngày sẽ cùng về dự đám cưới của hai người. Ngày ấy đã không hề có. Những năm gần đây bạn bè trong lớp tìm được nhau, có vài lần gặp mặt nhưng trong số người thân thiết ấy lại không có anh. Không ai nỡ nhắc về anh như sợ phải nhìn thấy những giọt nước mắt của chị,chị làm lơ như không biết nhưng thầm cảm ơn lòng tốt của bạn bè. Nghĩ vậy nên chị từ chối, chị không hề muốn có lần gặp mặt này, thôi cứ để cho tất cả trôi theo thời gian mà qua đi, cứ trôi qua đi.
Nhưng những người bạn của chị thật tốt, trên đường đến chỗ gặp nhau họ đã ghé lại nhà chị để bây giờ hai người ngồi cạnh nhau mà không biết nói gì với nhau. Anh vẫn như ngày xưa, cẩn thận, kiệm lời, cân nhắc từng chút mỗi khi muốn nói ra điều gì. Thời gian chỉ làm cho mái tóc kia đổi màu, vầng trán kia đã thêm nhiều nếp nhăn và ánh mắt đó dẫu cho không còn trong veo như ngày xưa nhưng vẫn giữ được vẻ ấm áp đã làm chị chao lòng.
“Thật ra thì anh có rất nhiều điều để nói với em”. Anh đột ngột mở lời. Giọng nói đó không hề khác đi sau mấy chục năm, chị vẫn không nhìn anh mà chăm chú tìm những nụ nấm mối lấp ló dưới tàu lá dừa ẩm mục. “Anh không hề biện minh cho sự thất hứa của mình. Không gặp lại em, dù vì lý do gì cũng đã là có lỗi với em, khi nghe bạn bè nói em vẫn một mình, anh càng đau lòng, những lần gặp trước không có anh vì anh không dám, anh sợ. Thu à, anh sợ vì mọi lời nói đều vô nghĩa. Dầu vậy, cũng cho anh nói với em một lần để em hiểu anh hơn, bớt giận ghét anh. Ngày đó anh nghĩ mọi chuyện đơn giản, ra trường làm việc vài năm, vững vàng chút rồi đưa em về quê với anh nhưng sự đời lại không đơn giản như những lá thư mình gửi cho nhau. Ba mất, anh còn hai đứa em tuổi ăn học, vậy là… Nghe cũng buồn cười vì nó rất giống những lời kể lể thường thấy phải không em?”.“Thôi, anh à. Em hiểu nhiều hơn cũng không ích gì. Chúng ta vào nhà đi, các bạn đợi chắc lâu rồi”.
Bữa cơm dọn ra trên chiếc bàn tròn đặt ở giữa sân, chung quanh rất nhiều cây kiểng, anh ngồi cạnh chậu mai tứ quý, gốc đã cằn cỗi nhưng cành lá xanh tốt, thấp thoáng những cánh hoa màu vàng nhạt. Anh hỏi: “Cây mai này có từ hồi xưa phải không Thu?”. Chị gật đầu và lòng chợt nhẹ nhàng. Anh đâu có quên, ngày xưa chị hay nói với anh về những cây trái trong vườn nhà, như hàng dừa trước nhà hồi đó chỉ cao hơn chị một cái ngước nhìn thì bây giờ đã rất cao, già cỗi lắm rồi. Những người bạn đang nhắc về những lần lên thăm của mẹ, bao giờ bà cũng chịu khó mang lên một buồng dừa để dành cho bọn họ. Năm tháng đã qua đi cùng nhiều thay đổi nhưng họ vẫn quý mẹ chị, khi nào có dịp đi qua đây họ đều ghé về nhà. Mẹ chị cũng nhớ hết tên của những người bạn của con gái và cũng gọi họ là con, năm nay mẹ cũng đã già,chân yếu tay run nhưng mắt mẹ vẫn tỏ tường gọi tên từng người.
Mẹ là người thân duy nhất đã giữ chân chị ở lại chốn này từ khi ba chị sau chiến tranh trở về báo tin đã có một gia đình mới. Không thể nói hết sự đau đớn của mẹ, nó đã bùng nổ thành sự phẫn nộ, mẹ đuổi ba ra khỏi nhà và thề không nhìn lại mặt ông. Chị có lén mẹ liên lạc với cha như thể giữ lại cho mình một giềng mối thâm tình nhưng đến ngày ông mất chị không dám đến viếng cho dù những đứa em khác mẹ đã ra sức thuyết phục. Chị không thể làm cho mẹ đau lòng hơn, đời mẹ đã khổ nhiều rồi. Đến giờ chắc mẹ cũng không biết là cha đã mất, nhưng mẹ cũng không một lần nào nhắc lại, không biết vì mẹ đã quên hay vì yêu quá mà hóa hận.Không thể nói hết sự đau đớn của mẹ, nó đã bùng nổ thành sự phẫn nộ, mẹ đuổi ba ra khỏi nhà và thề không nhìn lại mặt ông. Chị có lén mẹ liên lạc với cha như thể giữ lại cho mình một giềng mối thâm tình nhưng đến ngày ông mất chị không dám đến viếng cho dù những đứa em khác mẹ đã ra sức thuyết phục. Chị không thể làm cho mẹ đau lòng hơn, đời mẹ đã khổ nhiều rồi. Đến giờ chắc mẹ cũng không biết là cha đã mất, nhưng mẹ cũng không một lần nào nhắc lại, không biết vì mẹ đã quên hay vì yêu quá mà hóa hận.Không thể nói hết sự đau đớn của mẹ, nó đã bùng nổ thành sự phẫn nộ, mẹ đuổi ba ra khỏi nhà và thề không nhìn lại mặt ông. Chị có lén mẹ liên lạc với cha như thể giữ lại cho mình một giềng mối thâm tình nhưng đến ngày ông mất chị không dám đến viếng cho dù những đứa em khác mẹ đã ra sức thuyết phục. Chị không thể làm cho mẹ đau lòng hơn, đời mẹ đã khổ nhiều rồi. Đến giờ chắc mẹ cũng không biết là cha đã mất, nhưng mẹ cũng không một lần nào nhắc lại, không biết vì mẹ đã quên hay vì yêu quá mà hóa hận.Đến giờ chắc mẹ cũng không biết là cha đã mất, nhưng mẹ cũng không một lần nào nhắc lại, không biết vì mẹ đã quên hay vì yêu quá mà hóa hận.Đến giờ chắc mẹ cũng không biết là cha đã mất, nhưng mẹ cũng không một lần nào nhắc lại, không biết vì mẹ đã quên hay vì yêu quá mà hóa hận.
Ai cũng có nỗi khổ của riêng mình nên chị cũng không còn thấy giận anh như đã nghĩ. Suốt bữa cơm chị cùng bạn bè nhắc lại kỷ niệm thời sinh viên, lâu lắm mới có người để chị được sống lại với những ký ức đẹp đẽ hồi đi học. Những lần họp nhóm, chia nhau dò bài xem ai thuộc hết truyện Kiều, những lần mẹ lên thăm nấu đãi cả bọn những bữa cơm ngon lành bù cho những ngày nhịn đói, hay chỉ ăn bánh mì đi học. Họ nhắc lại những bài ca mà anh hay đàn cho chị hát ở sân cỏ trong trường, chị như nhìn lại được tất cả và thấy mình trẻ lại. Chị cũng không biết vì sao mình đã nhận lời đi cùng bạn xuống Cần Thơ, mới hôm qua chị còn quyết liệt từ chối.
Nhưng bây giờ không giống ngày xưa, khó khăn lắm bạn bè mới tụ họp được để đi thăm nhau, chị không thể phụ lòng bạn. Lớp của chị mấy chục người rải đều trên khắp nước,nên đã hẹn nhau mỗi năm gặp nhau một lần ở quê một người. Lịch đi hôm nay là ghé Cần Thơ trước khi xuống Sóc Trăng, suốt dọc đường chuyện trò giữa bọn họ là chuyện ngày xưa, nhắc về những người bạn vắng mặt, nhắc về những người thầy cũ. Kỷ niệm lúc nào cũng đẹp nên mọi người đều có cùng một ký ức để nhớ về.
Trải qua đường dài, đi qua những cây cầu, có khi là dừng chân trên một chuyến phà cuối cùng sắp được thay thế, chị nhận ra chung quanh mình có quá nhiều điều đẹp đẽ mà lâu nay chị bỏ quên. Sau những năm tháng khép mình trong những ngôi trường với học trò chị lại ẩn mình trong nhà, quanh quẩn với từng gốc cây với mấy bụi hoa. Có đi ra khỏi bếp nhà mình mới thấy cuộc đời vẫn tươi đẹp và đáng sống.
Chị xuống xe vào lúc sẫm tối, giữa cơn mưa bất ngờ trút xuống, chắc những người bạn cũng không nhìn thấy bàn tay vẫy của chị sau màn mưa. Lúc nãy chị cũng chỉ chào anh bằng một nụ cười, những gì cần nói với nhau họ đã nói hết trong hai ngày đi cùng. Chúc cho anh trở về với ngôi nhà của anh, sống yên bình cùng vợ con. Chị cũng trở về chỗ của mình và sẽ sống những ngày tiếp theo vui vẻ hơn, an nhiên, tự tại hơn.
Đêm nay chị thấy khó ngủ dù đã khá mệt vì đi trên xe suốt hai ngày. Chị nhắm mắt nhưng trong lòng lại thấy rất rõ những gì vừa trải qua trong hai ngày, một tình bạn ấm áp và một tình yêu đẹp để nhớ. Chỉ vậy thôi, quá khứ đã qua và tương lai là điều chưa biết, chị sẽ sống an vui và trân trọng những gì đang có trong hiện tại.
Đêm thật tĩnh lặng, tưởng như nghe cả tiếng con cá đớp mồi ở dòng sông trước nhà, rồi một thoáng đêm bị phá vỡ vì tiếng động của một trái dừa rụng xuống mương. Chị ngủ mơ màng trong những âm thanh quen thuộc ấy và thấy đời mình cũng như dòng sông, dịu dàng nhưng mạnh mẽ.
Lưu Cẩm Vân
Theo http://baoquangnam.vn/


  Chùm thơ Rida K Liamsi 30 Tháng Tám, 2023 Nhà thơ Rida K Liamsi sinh ngày 17/7/1943 tại Dabosingkep, thuộc quần đảo Lingga, tỉnh Đảo R...