Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Thư ngỏ gửi bạn văn chươngXXXX

Thư ngỏ gửi bạn văn chương

Thưa các anh các chị!

Đại hội đại biểu các nhà văn Việt Nam kết thúc đã được 2 tuần, sao dư âm buồn vẫn còn đọng lại trên công luận, trong văn giới và những ai yêu mến nền văn học nước nhà. Kể từ lúc chộn rộn khởi động cho Đại hội, trên báo in, báo điện tử… đã xôn xao nhiều chuyện, khiến ai còn chút lòng với nghề đều cảm thấy buồn nản. Đọc bài của anh Văn Chinh (Văn Nghệ Trẻ 10/4), của anh Phạm Tiến Duật (Công An Nhân Dân 16/4), của chị Dạ Ngân (Tiền Phong Chủ Nhật 22/4), của anh Bùi Minh Quốc, của anh Nguyễn Quang Lập (Internet)… tôi thấy, xét cho đến cùng vẫn là chuyện nhân sự Tổng thư ký (nay là Chủ tịch) và Ban Chấp hành (BCH): Bài của anh Chinh (kể cả bài tán phát, không đăng báo) cay nghiệt, chì chiết với bạn văn quá, khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Chị Khuê tôi làm bạn với anh Trần Dần, mấy chục năm khốn khổ vì sự tệ hại của không ít người mà có thấy anh chị nói lời cay độc về bạn bè đâu. Bài của anh Duật vốn là tham luận muốn đọc tại Đại hội, lời lẽ man mác buồn, biết chắc mình sẽ không được đăng đàn, nên phải mượn báo của ngành Công An để công bố. Bài của chị Ngân thì vòng vo “Tam quốc”, lòng thòng qua khúc 1, khúc 2 rồi mới qua khúc 3 ơ hờ chuyện BCH chút đỉnh, bức xúc nhiều, nhưng nói ra như còn e ngại, không thoát lời. Bài của anh Quốc thân đơn, thế cô lại dám vạch mặt chỉ tên gã lưu manh nào đó, có nhãn mác “PGS. TS. Nhà Văn” bị khai trừ khỏi Hội ở tỉnh Lâm Đồng, vẫn ngang nhiên ngồi trên Chủ tịch đoàn Đại hội các nhà văn miền Đông Nam Bộ… Chợt nhớ, trên báo Văn Nghệ Trẻ ngày 29/2/2004, nhân chuyện anh Chử Văn Long bị người ta cố ý vu cho cái tội đạo văn, rồi chuyện vào Hội của nhà thơ-dịch giả lão thành và tài hoa Đào Anh Kha, tôi đã bức xúc viết bài “Ứng xử người văn, hành xử văn chương”. Thế nên bước vào Đại hội, xảy ra bao chuyện nhộn nhạo kém văn hóa cũng là tất yếu. Hóa ra, những gì xảy ra trong 3 ngày Đại hội còn bức xúc bội phần hơn thế. Bài của anh Đỗ Minh Tuấn vừa đăng trên mạng là một minh chứng. Tôi mới hiểu vì sao anh Nguyên Ngọc dẫu được mời chẳng buồn đến dự, còn cụ Tô Hoài có mặt qua quýt 1 ngày rồi cũng về Nghĩa Tân tĩnh tâm dưỡng lão. Nay Đại hội đã bế mạc, bầu bán cũng xong (cho dù định bầu 15 người chỉ được 6), nên chăng ta hãy nhìn về tương lai và suy gẫm, hành động.
Trước hết nói về nghề văn và đội ngũ. Anh Duật nói, ở đời sợ nhất là ghen tài và ghen quyền. Tôi lại nghĩ, trong nghề văn của chúng ta, ghen tài chỉ đáng thương chứ không đáng sợ, bởi đằng sau tác giả, tác phẩm còn có độc giả. Cái đáng sợ, đáng buồn là ghen quyền, rồi từ ghen quyền, tranh quyền người ta quên đi tình bạn, tìm đủ mưu mẹo vùi dập, bóp chết những tài năng văn học, làm yếu tổ chức Hội. Đầu thế kỷ 20, những cây bút trong Tự Lực Văn Đoàn có 8 người mà họ làm được bao nhiêu việc cho nghề văn, làng văn. Họ cũng bị nhiều người ghen tài, nhưng đều vô hiệu, bởi làng văn thời ấy không hề có chức sắc. Chính nhà văn Vũ Bằng khi viết về Thạch Lam đã tự thú nhận và cảm thấy xấu hổ về sự ghen tài của mình. Vậy nên muốn Hội mạnh lên, có lẽ phải triệt tận gốc bệnh ghen quyền. Nghe nói gần đây, trong dự thảo chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Nội vụ đã từng có ý kiến muốn loại các Hội văn học, nghệ thuật và các Hội nghề nghiệp khác ra khỏi kế hoạch chi ngân sách hàng năm, lập tức vấp phải phản ứng gay gắt của bà Giáng Hương và một số vị lãnh đạo trong Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, cả trong không ít nhà văn. Cũng dễ hiểu vì nếu cắt khỏi bầu sữa ngân sách thì từ Chủ tịch, Tổng thư ký đến BCH sẽ phải tự nuôi sống bộ máy của mình bằng phí đóng góp của hội viên, tiền đăng ký bảo hộ tác quyền, lợi nhuận từ báo và nhà xuất bản của Hội và Liên hiệp Hội…, mất hết bổng lộc trời cho, các vị làm sao kham nổi? Người ta viện dẫn đủ mọi lý do để phản đối dự thảo này, nhưng quên mất một điều rằng các nước thuộc nhóm quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi (Trung Quốc, Nga, Đông Âu) đều đã thực hiện từ lâu rồi. Nếu là ở Nga hay Trung Quốc, các trụ sở bên ta như 51 Trần Hưng Đạo, 9 Nguyễn Đình Chiểu, 65 Nguyễn Du… sẽ còn phải trả tiền thuê cho nhà nước mới hợp lẽ tự nhiên. Chính phủ đang chịu gánh nặng quá tải về chi ngân sách, không cải cách tiền lương triệt để được vì quá nhiều những khoản chi vô nghĩa như chi cho Hội Nhà văn chúng ta. Tháng 12/1998, ông Hồ Tế đã phải thốt lên giữa diễn đàn Quốc hội: “Một nước có 80 triệu dân mà có tới hơn 8 triệu người hưởng lương ngân sách, làm sao cải cách tiền lương?”. Trong tiểu thuyết lịch sử Khói mây Yên Tử (NXB Văn hóa Thông tin 2001), tôi cũng đã để cho nhân vật Minh Luân đại sư khi đàm luận với 3 anh em họ Trần (Trần Thừa, Tự Khánh, Thủ Độ) phê phán cách trị nước của thời Đinh, thời Tiền Lê là chỉ có võ trị, không biết đến văn trị, bắt 7 người dân nuôi một người lính, hỏi có dân nước nào chịu nổi. Hội Nhà văn hãy noi gương cụ Nguyên Hồng năm xưa, dũng cảm chấp nhận dự thảo của Bộ Nội vụ, sẽ rất ích Nước - lợi Hội. Thật vậy, xưa nay ghen quyền chẳng qua cũng vì tranh lợi. Một khi người ta chỉ còn thấy cái ghế trong Hội là việc nặng, lợi thì nhẹ tênh, hẳn sẽ hết ghen quyền. Thật lạ đời là ở nước mình, sang thế kỷ XXI mà làng văn vẫn còn có những “ông quan văn nghệ”! Lại nhớ cách đây đã lâu, bạn tôi, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến khi nghe tin có người bạn vừa nhận một chức quan trong làng văn đã viết tặng bài thơ dài có câu: “Quan chẳng từ thơ, thơ từ quan / Quan càng danh giá thơ càng gian”. Khi những người kém tài, cơ hội không còn, BCH tất mạnh lên, báo Văn Nghệ sẽ khởi sắc, tình bạn trong văn chương có đất để sinh sôi, phát triển không thua gì những tấm gương của tiền bối đầu thế kỷ trước. Nó sẽ không chỉ làm bộ máy của Hội được trẻ hóa, mạnh lên mà còn làm tăng chất lượng hội viên bởi chẳng ai bất tài còn dám mua danh nhà văn bằng chiếc thẻ hội viên để rồi suốt đời phải đóng hội phí nuôi cả một bộ máy và kẻ đó cũng chẳng bao giờ có được tác phẩm ra hồn để được Hội bảo hộ tác quyền. Người ngồi xét kết nạp hội viên sẽ chẳng còn tâm lý ban phát ơn huệ hay nể nang vì đã chót nhận quà biếu là “đôi giầy Ý Đại Lợi” chẳng hạn…
Thật ra, tâm trạng bức xúc âm ỉ, kỳ vọng bỏng rát của văn giới và công chúng yêu văn học cả nước ở BCH khóa VII là một nền văn học lớn mạnh, xứng tầm với dân tộc và thời đại, để ta có thể tự hào trước thiên hạ, khỏi hổ thẹn với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi. Nên chăng BCH cần sớm có giải pháp khuấy động lên cuộc thảo luận về thực trạng văn học nước nhà, mở hướng đột phá về công tác lý luận, phê bình đang trì trệ, bế tắc. Lại nhớ năm 1996, khi các ngành, địa phương trong cả nước sôi động tổng kết 10 năm đổi mới, tôi đã công bố bức “Thư ngỏ gửi Hội Nhà văn” trên báo Văn Nghệ (9/1996), bày tỏ mong muốn có một sự tổng kết về thực tiễn và lý luận cho những dòng văn học, xu hướng sáng tác, bút pháp thể hiện mới đang vừa chớm xuất hiện thời ấy và phải đưa ngay vào chương trình dạy văn bậc PTTH. Anh Hữu Thỉnh gặp tôi, khen bài viết hay, xúc tích, nhưng sau đó lãnh đạo Hội lại án binh bất động vì né tránh, sợ đụng chạm cái mới. Giới phê bình lúc ấy thì đang mải cãi vã nhau về đủ thứ chuyện không đâu, đao to búa lớn, nhưng vô thưởng vô phạt, chẳng ai dại gì tổng kết cái cụ thể, hay dở hoặc đúng sai còn chưa rõ, dễ bị ăn đòn, vơi nồi cơm như bỡn! Thế nên trong nhiều cái mới xuất hiện vào những năm cuối 80 đầu 90 của thế kỷ trước, có cái thui chột dần, có cái quá đà hoặc mất phương hướng. Con em chúng ta sau 30 năm thống nhất nước nhà vẫn không được học một chút gì về văn học hậu chiến và văn học đổi mới. Ấy là chưa kể đến 20 năm văn học của miền Nam (1954 - 1975) một bộ phận cấu thành văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX rất cần sự tổng kết, đánh giá lại cho công tâm, minh bạch. Cũng năm 1996, tôi viết tiểu luận dài 15.000 chữ, “Nghĩ về sự phục hưng văn hóa-văn nghệ Trung Quốc 1979-1990” với tâm trạng thèm muốn được như họ và tôi đã ứa nước mắt dự báo trong một tương lai gần sẽ có nhà văn Trung Quốc nhận giải Nobel văn học. Bài viết không được báo Văn Nghệ sử dụng, sau in trong tập Câu lạc bộ các tỷ phú (NXB Hội Nhà văn 9/2002). Năm ngoái, trong chuyến đi công tác ở Huế, gặp gỡ và tặng sách bạn văn Cố Đô, các anh chị Hòang Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Thùy Mai, Nguyễn Văn Vinh… đều tâm đắc với mấy bài viết ấy lắm. Kể từ lá thư ngỏ gửi Hội Nhà văn năm 1996, thời gian cứ ắng lặng trôi giữa ao tù lý luận-phê bình thêm gần 10 năm nữa, văn học Việt Nam đang đứng ở đâu, sẽ đi về hướng nào, tôi không rõ, chỉ biết rằng, trong cuốn Văn hóa thế kỷ 20 (La culture du XX siecle) của Michel Fragonard dày 1350 trang, viết dưới dạng từ điển, có 169 mục từ thì có khoảng gần 20 mục từ tuyệt hay về các trường phái văn học, trào lưu sáng tác của tiểu thuyết trên thế giới. Thời đại tin học, lớp trẻ lên mạng Internet sẽ thấy văn học xứ mình so với thiên hạ có khác nào xem bóng đá Anh hay Tây Ban Nha rồi không còn hứng thú xem bóng đá V-League nữa, buồn thay! Hy vọng sẽ có một ai đó trong BCH mới mở cuộc đột phá táo bạo như nhà mỹ học Chu Dương đã từng làm sau Đại hội các nhà văn Trung Quốc năm 1979. Đã đến lúc tổ chức Hội và BCH cần đổi mới, trẻ hóa tận gốc. Chị Dạ Ngân có so sánh Hội của ta với các bạn bên Tàu: “Cũng cơ chế ấy, cũng mô-típ, ban bệ và hành chính ấy, sao họ có đủ mọi thứ một cách dễ dàng: văn học vết thương, văn học sử thi, văn học cập nhật, văn học tung hoành của các cây bút nữ?...” Mừng vì chị Dạ Ngân cũng đang có thèm muốn như tôi từng viết trong tiểu luận năm 1996, nhưng tôi lại nghĩ, họ có đủ thứ, làm được cuộc phục hưng văn hóa-văn nghệ giai đọan 1979-1990 là do họ đã đổi mới, trẻ hóa đội ngũ thật sự chứ không nói suông, hình thức cho có người trẻ. BCH khóa VII có 3 người trẻ, cần giao nhiều trọng trách cho họ. Việc bổ sung thêm người vào BCH cũng nên ưu tiên người trẻ và có tài, không chỉ 1 người mà có thể 3 người. Bằng tuổi Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, nhưng nữ sĩ Thiết Ngưng đã làm Phó chủ tịch Hội Nhà văn của đất nước hơn tỷ dân, có ngót chục nghìn nhà văn từ 10 năm nay, nghĩa là khi bắt đầu làm Phó chủ tịch Hội, Thiết Ngưng chỉ chạc tuổi Nguyễn Thi Thu Huệ hay Phan Thị Vàng Anh bây giờ. Chỉ điều đó thôi cũng đủ để ta suy gẫm, hành động tức thì. Tôi viết những dòng này khi chuỗi ngày khô hạn ở Hà Nội đã dứt, bắt đầu những cơn mưa rào mùa hạ, những cơn mưa tẩy sạch bụi trần, hồi sinh cây cỏ đang lúc úa héo như nền lý luận văn học nước nhà…
Hà Nội, 7/5/2005
Vũ Ngọc Tiến
Theo http://www.talawas.org/

XXXTừ điển văn học bộ mới, một công trình đáng đọc

Từ điển văn học bộ mới,
một công trình đáng đọc

Từ điển văn học là một công cụ tra cứu chuyên ngành không thể thiếu nhằm hỗ trợ cho những nhà nghiên cứu, giảng dạy, cho học sinh, sinh viên và người yêu văn chương trong việc tìm hiểu và thâm nhập vào thế giới văn học. Ở một phương diện khác, hơn đâu hết, từ điển văn học phản ánh khá rõ trình độ, thành quả nghiên cứu và tư duy văn học của thời điểm mà nó ra đời. Từ điển văn học - bộ cũ - gồm hai tập là kết quả hơn bảy năm biên soạn của một tập thể 56 nhà khoa học ngữ văn, được xuất bản năm 1983, 1984 đã được đón nhận rộng rãi, trở thành một công cụ tra cứu thân quen với giới chuyên môn, những người yêu văn chương và cũng đã ghi một dấu mốc trong việc biên soạn loại sách công cụ chuyên ngành này. Sau 20 năm, với tiến trình đổi mới xã hội, ngành nghiên cứu văn học đã đi một bước khá xa trong nhận thức, trình độ người đọc cũng tăng lên rõ rệt, bộ Từ điển văn học in năm 1983, 1984 tự nó đã trở nên “cũ”. Đời sống văn học chờ đợi một bộ từ điển mới, quy mô hơn, phong phú hơn và nhất là có cách nhìn nhận mới mẻ, hiện đại hơn đối với các hiện tượng văn học.
Đầu năm 2005 này, Nhà xuất bản Thế giới cho ra mắt Từ điển văn học bộ mới, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trên. Bộ sách in đẹp, phụ bản ảnh phong phú với độ dày 2370 trang - một khối lượng khá đồ sộ, gấp đôi số trang của bộ sách cũ (1117 trang). Bên cạnh Đỗ Đức Hiểu, vị Chủ biên kỳ cựu của bộ cũ là ba vị Chủ biên vốn từ Ủy viên thường trực Ban biên tập cũ mới được bổ sung: Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá và hai Thư ký thường trực - Đặng Thị Hảo, Vũ Thanh. Bộ sách được sự cộng tác của 58 tác giả và 48 cộng tác viên - hầu hết là những Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. Có thể nói, một khối lượng lớn “chất xám” đã được huy động vào việc biên soạn Từ điển văn học bộ mới này. Thời gian biên soạn kéo dài tới mười năm với sự làm việc cẩn trọng của các tác giả, đặc biệt là chặng hoàn thành công trình - như một vị Chủ biên cho biết, các Giáo sư Chủ biên và Thư ký đã phải “nhốt mình” từ sáng đến khuya trong Dinh Thống nhất để hoàn thành những công đoạn cuối cùng của bản thảo [1] : cân nhắc, thêm bớt, điều chỉnh nhằm tạo cái nhìn nhất quán về kiến giải, nhận định và tư liệu; thống nhất lại văn phong, thao tác; chuẩn hóa mọi quy cách; bổ sung đầy đủ tiếng nước ngoài vào các mục từ... Tất cả những điều đó là những nhân tố cơ bản đầu tiên để đảm bảo chất lượng khoa học của bộ sách. Bộ sách đã khắc phục nhiều nhược điểm của bộ Từ điển văn học (bộ cũ), có những đổi mới quan trọng cả về hình thức và nội dung, cả về quan điểm và phương pháp, tạo ra được những đột phá đáng kể cả về lượng và chất.
Có thể nói ưu điểm nổi bật của Từ điển văn học bộ mới là sự tích hợp được những thành quả nghiên cứu văn học trong một cách nhìn đổi mới mấy chục năm qua để nhằm tới mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho độc giả một khối lượng kiến thức văn học phong phú và hiện đại. Vẫn giữ cấu trúc hợp lý của bộ cũ, bộ sách mới bao gồm bốn bộ phận: tác gia, tác phẩm, tổ chức và hoạt động văn học, thuật ngữ văn học, nhưng ở mỗi bộ phận, số lượng mục từ đều phong phú hơn hẳn trước, nhiều mục từ cũ được chỉnh sửa hoặc viết lại theo những nguồn tư liệu mới, quan điểm mới, và cả phương pháp tiếp cận mới.
Quan niệm biên soạn được thể hiện khá rõ trong Lời nói đầu: “Từ điển văn học là một loại sách công cụ chuyên ngành nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thâm nhập vào các bộ môn khoa học nhân văn. Từ điển văn học bộ mới coi đối tượng của mình là hết thảy mọi sự kiện văn học đã tồn tại và được thừa nhận trong lịch sử văn học và văn hóa nhân loại từ trước đến nay”. Cách nhìn sáng rõ này được biểu hiện qua việc lựa chọn tác giả, tác phẩm... đưa vào Từ điển, qua việc trình bày mỗi mục từ. Xét ở cấp độ tổng thể, nó đã góp phần tạo ra một diện mạo mới, một tầm vóc khoa học mới của bộ sách so với bộ cũ. Xem văn học Việt Nam là bộ phận chủ chốt, quan trọng, bộ sách đồng thời cố gắng bao quát những hiện tượng của văn học thế giới; trong văn học thế giới, cũng không chỉ chú ý đến những nền văn học lớn mà còn quan tâm đến những nền văn học “nhỏ” hoặc còn ít nhiều xa lạ với chúng ta như văn học Na Uy, Phần Lan, Sec, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Campuchia, Lào... Các trường phái, trào lưu văn học hiện đại, hậu hiện đại cùng những tác gia tiêu biểu vốn trước đây từng bị kỳ thị hoặc có cái nhìn dè dặt nay cũng đã được giới thiệu, trình bày như những kiến thức văn học cần thiết, vừa để rộng đường tham khảo vừa giúp người đọc có thể hình dung một cách đầy đủ hơn về toàn cảnh đa dạng của văn học thế giới hiện đại. Người đọc có thể tìm thấy ở đây các mục từ về chủ nghĩa siêu thực, về kịch phi lý, tiểu thuyết mới, về chủ nghĩa hiện sinh... với các tên tuổi của Apollinaire, Butor, E. Ionesco, J. P. Sartre, A. Camus, Simone de Beauvoir, Kafka... Một số tác gia nước ngoài mới được thừa nhận và định giá lại một cách thỏa đáng (theo quan điểm chính thống của nước sở tại cũng như theo dư luận của văn đàn nước nhà) cũng được kịp thời giới thiệu hoặc viết lại thích đáng trong Từ điển như Maria Svetaeva, Akhmatova, Kuprine, Bunine, Pasternac, Bakhtine, Platonov, Brodsky, Bulgakov, Solzhenitsyn, Steinbeck (ông này từng bị coi là đã đi máy bay thị sát “giặc lái” Mỹ bắn phá miền Bắc), Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hồ Thích, Hồ Phong, Ba Kim, Điền Hán, Đinh Linh, Hạ Diễn, Lão Xá, Lâm Ngữ Đường, Kim Dung (bỏ hẳn mục từ “chưởng” với giọng phê phán gay gắt trước đây), Quỳnh Dao... Đặt văn học trong mối tương quan rộng với văn hóa, các tác giả đã đưa vào bộ sách những mục từ về các nhà triết học, sử học, nhà văn hóa Đông Tây mà tư tưởng và thành quả nghiên cứu của họ có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển văn học, chẳng hạn: Khổng Khâu, Lão Đam, Mặc Địch, Trang Chu, Mạnh Kha, Tuân Huống, Hàn Phi, Chu Hy, Hegel, Nietzsche, Freud, Lévi-Strauss, Marx, Engel, Lénine, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Cao Xuân Huy, Kim Định, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Đăng Thục (nên thêm Thích Nhất Hạnh)... Trong số này không phải tất cả nhưng có những mục từ được viết thật thấu đáo, giúp người đọc hiểu được vị trí của họ trong đời sống tinh thần, tư tưởng, văn học.
Tiếp thu những thành quả không nhỏ của giới nghiên cứu thời gian qua về phương diện phát hiện và khảo sát tư liệu, đồng thời có được sự đổi mới trong việc nhìn nhận và đánh giá tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học - đó là những yếu tố làm nên chất lượng mới của Từ điển, rõ nhất ở bộ phận văn học Việt Nam, bộ phận quan trọng và thiết thân nhất với người sử dụng. Có thể thấy điều này ở các mục từ văn học cổ cận đại cũng như hiện đại. Dường như mỗi mục từ đều có những bổ sung mới mẻ về tư liệu hoặc rọi chiếu một cách nhìn ít nhiều khác trước, kỹ lưỡng hơn, khoa học, khách quan và nhất là công bằng hơn, không bỏ lý nhưng rất thấu tình - từ các tác giả có vị trí ổn định trong lịch sử văn học cho đến những tác giả, tác phẩm, trào lưu mà những đánh giá trước đây còn chưa thỏa đáng: Hương Hải, Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc, Quan âm tân truyện, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Nhạ, Phan Thanh Giản, Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Phan Châu Trinh, Nhất Linh, Khái Hưng, Đoạn tuyệt, Bích Khê, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Bính, Tự lực văn đoàn, Phong trào “thơ mới”, Nhóm Thanh nghị, Nhóm Tri tân, Nhóm Hàn Thuyên, Xuân thu nhã tập..., trong đó có những tác giả, tác phẩm và trào lưu được viết mới gần như hoàn toàn. Ngoài ra, Từ điển văn học bộ mới cũng bổ sung những mục từ tác giả, tác phẩm, thể loại mà bộ cũ chưa có điều kiện đưa vào, hoặc vì “né tránh” hoặc sơ ý bỏ quên, như Khương Công Phụ, Alexandre de Rhodes, Thiền uyển tập anh, Nguyễn Húc, An Nam chí lược, Nguyễn Huy Tự, Ngô Thì Nhậm, Philipphê Bỉnh, Trần Văn Vi, Ngô Thế Vinh, Chu Doãn Trí, Nguyễn Văn Lý, Nam phong giải trào, Phan Văn Hùm, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Duy Khiêm, Phạm Văn Ký, Bướm trắng, Đôi bạn, Gia đình, Một linh hồn, Đau thương, Bức tranh quê, Túp lều nát, Nhượng Tống, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Đức Quỳnh, Lan Khai, Tchya, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Vỹ, Đinh Hùng, Hoàng Đạo, Hoàng Xuân Hãn, Văn Cao, Thanh Lãng, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Phùng Tất Đắc, Cung Giũ Nguyên, Toan Ánh, Võ Hồng, Bùi Giáng, Nguyễn Văn Xuân, Dương Nghiễm Mậu, Ngân Giang, Nguyễn Ngu Í...; các tác giả vốn thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm như Hữu Loan, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Khôi, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng (thiếu Thụy An)...; rất nhiều tác giả Nam Kỳ lục tỉnh thời cận đại, và khá nhiều tác phẩm cũng như loại hình văn học dân gian hoặc dân ca của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trên tinh thần trân trọng mọi giá trị văn chương và vun đắp gốc rễ văn học dân tộc, một số cây bút từng xuất hiện trên văn đàn miền Nam Việt Nam trước đây và sau đó sinh sống, định cư tại nước ngoài cũng được chọn lọc, giới thiệu - chu đáo, vô tư, không thiên vị -trong Từ điển, tuy chưa nhiều và chưa hẳn tiêu biểu nhất: Thái Can, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Thị Vinh, Nhật Tiến, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng... Đối với các tác gia văn học hiện đại, việc Từ điển chỉ lựa chọn những tác giả có mặt trên văn đàn từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX trở về trước là một điều có thể hiểu được: không dễ có những đánh giá chắc chắn cho một sự nghiệp văn chương vẫn còn đang trong hành trình được mất của nó, và mỗi hiện tượng cũng cần có một độ lùi thời gian để có thể lưu dấu ấn trong đời sống văn học (và cũng có thể có những khó khăn nào khác nữa chăng khi người viết muốn lựa chọn thế hệ nhà văn từ những năm 60 trở về sau, cả Bắc và Nam, sao cho “chuẩn mực”, không đưa vào xô bồ vì nể nang, cũng không phải sợ một áp lực nào cả?). Bên cạnh đó, việc cân nhắc và đưa vào những tác giả xuất hiện sau thời điểm ấn định mà nay đã mất như Nguyễn Minh Châu, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Dậu (sao không có Hà Minh Tuân?)... cũng là một sự hợp lý và cần thiết, vừa theo truyền thống “cái quan định luận”, vừa kịp thời cung cấp cho người đọc những giá trị để lại của một văn nghiệp đã kết thúc.
Việc lựa chọn tác gia, tác phẩm luôn là một điều khó khăn đối với người biên soạn. Cách xử lý vừa nguyên tắc, chặt chẽ vừa cởi mở, uyển chuyển của Từ điển văn học bộ mới đã có được hiệu quả tích cực: khung trời văn học như được nới rộng thêm ra. Dẫu sao, thực tế của bộ sách cũng đặt ra một vấn đề để cùng ngẫm nghĩ: các tác gia, tác phẩm loại một, loại hai, dĩ nhiên là đã và còn nên thêm vào cho đủ, còn các tác giả thuộc loại “thường thường bậc trung” (Nguyễn Xuân Huy, Huy Phương, Minh Huệ, Hoàng Tố Nguyên...) có khi lại nên thu bớt, và cả những tác phẩm chỉ có tiếng vang một thời rồi sau đó không còn ai chú ý, hoặc không điểm một dấu mốc lịch sử, nên chăng là tóm gọn lại và lồng vào các mục từ tác giả như nhiều mục trong sách đã làm (Con trâu, Xung kích, Mùa lạc...)?
Trong việc giới thiệu tác gia, bộ sách đã cố gắng đưa ra những thông tin chính xác, có độ tin cậy cao về tiểu sử, đặc biệt là những chi tiết thuộc lĩnh vực hoạt động văn chương, trình bày sáng rõ những đặc trưng nội dung cũng như nghệ thuật trong những tác phẩm chính yếu của họ. Đối với việc tiếp cận hệ thống tác phẩm, các mục từ đều cố gắng từ bỏ hướng tiếp cận xã hội học thô thiển hoặc đơn giản - một nhược điểm của bộ cũ - tiếp thu lý luận và thành quả nghiên cứu phê bình đương đại để phân tích tác phẩm một cách khoa học, chỉ ra được những đặc sắc nội dung và nghệ thuật cùng những đóng góp của nó, đem đến cho người tra cứu không chỉ những thông tin, nhận định cần thiết mà phần nào khơi gợi những rung động thẩm mỹ - một điều không dễ đi đôi với văn phong chặt chẽ, kiệm lời luôn cần có ở mỗi cuốn từ điển. Các yêu cầu này được thực hiện ở nhiều mức độ đậm nhạt cao thấp khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là một hướng nhất quán làm tăng thêm chất lượng các mục từ. Có những mục từ tác gia không dễ viết, đó là những tác gia “phức tạp” lần đầu tiên được đưa vào Từ điển như Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Hồ Hữu Tường, Phan Khôi, Trương Tửu... Các tác giả mục từ đã vượt qua được định kiến quen thuộc để có được những phân tích, đánh giá khách quan, sâu sắc, trong một lối trình bày mực thước, chắc chắn, có sức thuyết phục. Ngay với những tên tuổi đã được “định giá” như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Hồ Chí Minh và Nhật ký trong tù, Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Văn Tố, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đình Thi, Anh Thơ, Vũ Đình Liên, Nguyên Ngọc, Tô Hoài, Văn Cao..., nếu để ý người đọc cũng có thể nhận ra những nhận xét thêm và bớt, những điểm xuyết kín đáo, tạo nên một cái nhìn cân đối, mới mẻ và hữu ích.
Sự tin cậy của người tra cứu Từ điển trước hết đặt vào sự phong phú và độ chính xác của những tư liệu được đưa ra. Từ điển văn học bộ mới đã có những cố gắng lớn trong việc sưu tầm, khảo sát tư liệu. Chỉ đơn cử một ví dụ: Bộ tác phẩm đồ sộ của Maiôrica - một Linh mục người Ý sang Việt Nam truyền giáo - gồm 45 cuốn viết từ khoảng 1632 đến 1656, nay chỉ còn 16 cuốn được lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Pháp đã được tìm lại vừa như kết quả của những nỗ lực săn tìm lại vừa như một “duyên may”. Mục từ Maiôrica được Gs. Nguyễn Huệ Chi giới thiệu trong Từ điển cho ta thấy nội dung phong phú và đa dạng của bộ sách quý này, nơi “bảo lưu kho từ ngữ thuần Việt tương đối cổ cũng như kho văn liệu chữ Nôm từ thế kỷ XVII trở về trước mà về mặt nguyên dạng của văn bản, không một tài liệu nào sánh được”. Tìm tòi những chi tiết tiểu sử tác giả, nhất là những tác giả đã khuất bóng vài thế kỷ hoặc những tác giả đang sinh sống định cư ở nhiều chân trời khác nhau quả là một công việc khó khăn. Ngay việc tìm hiểu tiểu sử của nữ thi sĩ Blaga Dimitrova, tác giả tập thơ Vây giữa tình yêu rất quen thuộc với độc giả Việt Nam, những nhà biên soạn đã phải nhờ vào sự hỗ trợ của Đại sứ quán Bulgari [2] ...
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến cách “kiến trúc” và trình bày khoa học của Từ điển văn học bộ mới. Các danh từ riêng và nhan đề tác phẩm được in kèm nguyên văn. Để giúp người đọc dễ dàng tìm đến tận gốc trong khi tra cứu, Từ điển có thêm mười bảng phụ lục ở cuối sách: hai bảng tra cứu tác gia và tác phẩm theo tiếng Việt có chú nguyên văn, các bảng tra cứu tác gia và tác phẩm theo khối chữ Latinh, theo tiếng Nga, theo tiếng Hán, hai bảng tra cứu thuật ngữ bao gồm cả các tổ chức, hoạt động, trào lưu văn học. Giá thử bộ sách thêm được vào một bảng tra cứu tác giả tác phẩm theo đơn vị quốc gia thì sẽ càng hoàn chỉnh và tiện lợi. Phần tư liệu ảnh chiếm đến 188 trang, trong đó có những bức ảnh quý hiếm sưu tập trong tư liệu các gia đình, được in đẹp, sang trọng, đã tăng thêm tính mỹ thuật, tính văn hóa và tính sinh động trực quan của Từ điển.
Tất nhiên không phải mọi sự đều đã hoàn hảo. Người tra cứu có thể nhận ra sự đơn giản, sơ lược hoặc chưa đủ độ chín ở mục từ này hay mục từ khác, nhất là ở những mục từ chuyển ngữ từ các bộ từ điển nước ngoài - trong đó, rất đáng tiếc là những tác gia thuộc các nền văn học lớn như Ý, Mỹ, Anh... viết quá vắn tắt và nhiều khi chỉ điểm tên tác phẩm (những tác gia như Amicis, Manzoni, Castiglione, James, Kipling, Bellow, Thomas S. Eliot, Toni Morison... mà sao viết “gọn gàng” quá đến vậy?), một số mục từ văn học Nga luận điểm đã quá cổ, thậm chí tóm tắt tác phẩm cũng chưa chính xác (ví dụ: Anh em nhà Karamazov) - một điều dẫu sao cũng có thể ít nhiều thông cảm ở một bộ sách lớn do hơn trăm người chấp bút sâu nông khác nhau và nói cho cùng, trong chiều sâu tâm lý của người viết và cả người đọc, phần văn học nước ngoài trước sau cũng chỉ có tính cách đơn thuần thông tin mà thôi. Từ điển cũng còn có những sơ suất thiếu sót cần được khắc phục và bổ sung trong dịp tái bản, chẳng hạn việc dịch đồng loạt nhan đề tác phẩm chữ Hán ra tiếng Việt là một cố gắng đáng kể (và có lẽ đây là một cuộc “cách mạng” đối với thói quen ỷ lại vào cách phiên âm Hán Việt của bao nhiêu thế hệ nghiên cứu, dịch thuật ròng rã từ một thế kỷ trước đây, bất chấp người đọc có hiểu được hay không), nhưng dẫu sao, có những trường hợp trong khi dịch vẫn cần được cân nhắc thận trọng hơn nữa (dịch Ỷ Thiên Đồ Long kiếm là “Thanh kiếm Đồ Long dựa vào trời” là không đúng, phải là “Thanh kiếm Ỷ Thiên và thanh kiếm Đồ Long”; dịch Lộc Đỉnh ký là “Chuyện tranh giành hươu vạc” cũng không đúng, phải là “Chuyện ghi ở Lộc Đỉnh”...). Ngay việc thông tin, đôi khi do điều kiện chuyển ngữ gián tiếp nên có thể chưa thật chuẩn xác, như ở một số mục từ văn học Nhật Bản và các nền văn học chưa có chuyên gia người Việt. Hoặc việc để sót mục từ Quang Dũng (một tác gia quan trọng, một tài thơ sáng giá, dầu rằng đã có in ảnh rất đẹp) là điều rất đáng tiếc, và cả việc không có mục từ Hội nhà văn Việt Nam, một tổ chức có quá trình lịch sử khá dài trong đời sống văn học nửa thế kỷ qua cũng nên nghĩ lại (dễ thường đây là một chủ ý của người làm sách?). Việc ghi chép ngày sinh ngày mất và sinh quán của tác gia có trường hợp làm tỷ mỷ, cặn kẽ nhưng cũng có trường hợp còn chung chung và chưa cập nhật (nay là xã huyện tỉnh nào), tuy không phải không có khả năng để làm.
Về cách tiếp cận, nói rằng bộ sách đã có một sự đổi mới rất căn bản không có nghĩa là không còn một số mục từ vẫn còn để lộ dấu vết cách tiếp cận của bộ Từ điển cũ. Ai cũng biết trong văn học cổ Việt Nam, nhiều tác phẩm vốn có nguồn gốc xa gần từ văn học Trung Quốc, vậy khi trình bày chúng trong một bộ từ điển hôm nay phải chăng nên chỉ rõ xuất xứ mà chúng đã tiếp nhận hoặc vay mượn, và cố gắng nêu lên mức độ tiếp biến, sáng tạo khác nhau của từng tác phẩm so với nguyên bản? Điều này đã được chú ý nhưng chưa đồng bộ, đặc biệt đối với một vài tác phẩm tiêu biểu như Truyền kỳ mạn lục, Hoa tiên, Truyện Kiều... thì gần như bỏ qua hoặc nhắc đến quá vắn tắt, trong khi đó lại không cần thiết phải đi sâu vào việc Nguyễn Du “chưa thể thực sự đến với chủ nghĩa hiện thực” (trang 1123, cột 2) vì vấn đề chủ nghĩa hiện thực có đặt ra với thời đại Nguyễn Du đâu, và chủ nghĩa hiện thực đâu phải là tiêu chí không thiếu được của văn học nhân loại; hoặc cũng chẳng cần thiết hiện đại hóa khiên cưỡng khi nói “Truyện Kiều là vấn đề chế độ mặc dù Nguyễn Du không biết thế nào là chế độ” (trang 1845, cột 2). Trong văn học hiện đại, một thực tế là không phải hễ nhà văn nhà thơ nào đi theo cách mạng nhất thiết sáng tác của họ cũng đều có giá trị nghệ thuật cao hơn những tác phẩm ra đời trước cách mạng. Cách nghĩ công thức này nhìn chung đã không còn tồn tại trong Từ điển văn học bộ mới, tuy vậy cá biệt một đôi trường hợp hình như người viết vẫn chưa thoát khỏi cái thành kiến cho rằng ở chặng đường cũ nhà thơ nhà văn lâm vào bế tắc thì thơ văn của họ cũng hiển nhiên tiêu cực. Chẳng hạn đối với cảm xúc vũ trụ trong thơ Huy Cận trước 1945 - một cảm hứng thi ca đặc sắc, độc đáo và là một trong những nguồn thi hứng làm nên phong cách của thơ ông - bộ sách vẫn còn giữ lại một lời quy kết dẫu đã cố ý giảm khinh vẫn không thể nói là thỏa đáng: “Lẩn tránh xã hội với những vấn đề gay gắt trong những năm đen tối ấy, Huy Cận không rơi vào sa đọa (cứ sống trong những năm đen tối ấy là rơi vào sa đọa - trừ Huy Cận - sao?) nhưng lại muốn trốn vào “vũ trụ” siêu hình”(!) (trang 664, cột 2).
Ngoài ra, dù là điều khó tránh đối với một bộ sách có thể nói rất dày và khí nặng cân, trong nội dung trình bày phải đan xen nhiều loại ngôn ngữ, co chữ dùng để in sách lại tương đối nhỏ, vẫn phải nói đến những thiếu sót trong khâu chữa bông và in ấn - xin ghi lại sau đây những trường hợp do chính Chủ biên Nguyễn Huệ Chi cung cấp mà theo ông, đã bị sai khi làm bản nhũ: trang 78, cột 2, dòng 22: Kýphải là; trang 215, cột 2, dòng 25 (dưới lên): Yên phải là ; trang 216, cột 1, dòng 23 (trên xuống): Viphải là; trang 254, cột 1, dòng 15 (dưới lên): Thư phải là ; trang 335, cột 2, dòng 22 (trên xuống): câuphải là; trang 732, cột 1, dòng 16 (dưới lên): trungphải là; trang 414, cột 1, dòng 13 (trên xuống): Chiêuphải là ; cột 2, dòng 8 (trên xuống): Nga Lân  phải là Nga Lâm ; trang 642, cột 2, dòng 9 (dưới lên): xuphải l sô; trang 656, cột 2, dòng 21 (dưới lên): Bài Khuê tập phải là Bài Huề tập; trang 729, cột 2, dòng 15 (dưới lên): Yến Anh phải đọc là Án Anh; trang 440, cột 2, dòng 20 và 21 (dưới lên): Khoa Bính tuất (1446) dưới đời Lê Nhân Tông (1442-59) phải sửa là Khoa Bính tuất (1467) dưới triều Lê Thánh Tông; trang 1417, cột 2, dòng 21 (dưới lên): Cao phải là; trang 1364, cột 2, dòng 2 (trên xuống): ngày mất của Phạm Quỳnh ghi 20.VIII.1945 không chính xác vì mâu thuẫn với những điều được viết trong nội dung mục từ; trang 1418, cột 1, dòng 1 và 2 (trên xuống): Lý Nguyên phải đọc là Lý Nguyện; trang 1626, cột 1, dòng 11 (dưới lên): Chiêu Cơ  bản nhũ dán ngược chữ Hán; trang 1891, cột 2, dòng 8 (trên xuống): Thiên phải là Như ; trang 1894, cột 1, dòng 3 (trên xuống): Ứcphải là; dòng 11 (trên xuống): Trang phải là ; trang 1973, cột 2, dòng 7 (dưới lên): Dương phải là...
Từ điển văn học bộ mới sẽ còn trải qua những thử thách với thời gian, trong quá trình sử dụng của người tra cứu để bộc lộ thêm những giá trị cũng như những bất cập của nó. Nhưng có thể nói mà không sợ là quá sớm, đây là một bộ sách được biên soạn công phu, đầy tinh thần trách nhiệm, một công trình khoa học có giá trị, một công cụ tra cứu tin cậy. Và hơn thế - một sản phẩm văn hóa mở đầu cho thế kỷ XXI, đánh dấu công sức của cả một thế hệ những nhà nghiên cứu đã biết tự “phản bác” lại mình, khắc phục đáng kể những nếp mòn trong tư tưởng.
Chú thích:
Từ điển văn học bộ mới sẽ còn trải qua những thử thách với thời gian, trong quá trình sử dụng của người tra cứu để bộc lộ thêm những giá trị cũng như những bất cập của nó. Nhưng có thể nói mà không sợ là quá sớm, đây là một bộ sách được biên soạn công phu, đầy tinh thần trách nhiệm, một công trình khoa học có giá trị, một công cụ tra cứu tin cậy. Và hơn thế - một sản phẩm văn hóa mở đầu cho thế kỷ XXI, đánh dấu công sức của cả một thế hệ những nhà nghiên cứu đã biết tự “phản bác” lại mình, khắc phục đáng kể những nếp mòn trong tư tưởng.
Chú thích:
[1] PGs. Trần Hữu Tá trả lời phỏng vấn báo Lao động ngày 2-2-2005.
[2] Bài đã dẫn.
19/5/2005
Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 
Viện Văn học, Hà Nội tháng 3.2005
Theo http://www.talawas.org/

Cấu trúc trong thơ trẻ sau 1975XXXX

Cấu trúc trong thơ trẻ sau 1975

Cấu trúc là “toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể” [1]. Cấu trúc ngôi nhà là toàn bộ sắt thép được kết cấu theo sự tính toán được vẽ sẵn, với bộ khung vững chắc. Cấu trúc thơ là mối quan hệ bên trong của ngôn ngữ, hình ảnh, thông qua sự sắp xếp trật tự giữa chúng bằng cảm xúc và sự sáng tạo của nhà thơ trên một ý tưởng hoàn chỉnh. Ðó là một cấu trúc tầng bậc từ câu thơ, đoạn thơ (khổ thơ) và bài thơ. Nhà thơ là một nhà kiến trúc sư lập tứ cho bài thơ và nắm “đạo quân” ngôn ngữ để xây nên tòa nhà thơ.

Tìm hiểu cấu trúc một bài thơ là đi ngược lại con đường mà nhà thơ đã thực hiện để hoàn thành bài thơ của mình. Tìm hiểu cấu trúc thơ của một giai đoạn sáng tác cũng tương tự như vậy, song là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn, vì nó đòi hỏi người làm công việc đó, ngoài công đoạn “mổ xẻ”, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cao, phải thực sự hiểu thơ tinh tế và sâu sắc, cũng như có một thao tác khoa học hoàn hảo. Vì thế mà cho đến nay, dù đã có nhiều người tìm hiểu cấu trúc thơ ca của chúng ta, song chúng tôi thấy chưa có một công trình nào thực sự thuyết phục. Với trình độ còn hạn chế, lại tìm hiểu cấu trúc một giai đoạn thơ còn mới mẻ, chưa có ai “khai phá”, chúng tôi nghĩ khác nào mình “đâm đầu bụi rậm”. Song như đứa trẻ, nếu không bước được bước đi đầu tiên trên con đường tập đi thì suốt đời phải bò. Chúng tôi mạnh dạn làm cái công việc hết sức khó khăn này bằng đôi chân của một đứa trẻ, tập đi những bước đầu tiên.
Cấu trúc thơ trong thơ ca Trung đại thông thường ít mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo. Nó là một cấu trúc theo một “bản thiết kế” đã được vẽ sẵn, nhà thơ chỉ việc lắp ghép những thi ngôn và thi ảnh, bắt mạch để dựng nên. Và những “bản thiết kế” đã được vẽ sẵn đó cho thơ Trung đại cũng không có nhiều, chỉ vẻn vẹn có mấy loại thơ: Thơ 7 chữ 4 câu, thơ 8 chữ 4 câu, thơ 5 chữ 4 câu, thơ 7 chữ 8 câu, thơ 8 chữ 8 câu, thơ 5 chữ 8 câu, trong niêm luật cấu trúc của thơ Ðường và dạng thơ lục bát gieo vần theo qui tắc riêng biệt. Vì thế, những ngôi nhà thơ được các nhà thơ Trung đại dựng nên giống nhau về hình dáng, chỉ khác nhau về “màu sắc vôi ve”. Lối cấu trúc này, với những qui phạm mà thơ ca Trung đại bắt buộc phải tuân theo, đã làm giảm tính sáng tạo của nhà thơ khi phải “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” (“Nhớ rừng,” Thế Lữ), dễ sa vào mòn sáo nếu nhà thơ không thật sự có tài và cao tay nghề. Vì vậy, các nhà thơ Trung đại không “chơi” cấu trúc, họ chú tâm “chơi” chữ và tìm cái chuẩn trong niêm luật thơ Ðường để cho bạn đọc thưởng thức.
Ðến Thơ Mới, với việc tiếp thu, “bắt chước” thơ châu Âu, mà trực tiếp là thơ Pháp, các “nhà thơ Tây học” đã cách tân thơ Việt cơ bản trên hai bình diện: “Cái tình đã khác” (Hoài Thanh - Hoài Chân, lời giới thiệu cuốn Thi nhân Việt Nam) và cấu trúc thơ ca.
Về cấu trúc thơ ca, các nhà Thơ Mới đã căn bản xây nên được những ngôi nhà thơ có cấu trúc hầu như hoàn toàn khác nhau, trên hai bình diện ngôn ngữ và hình ảnh, trong sự lắp ghép trên mạch của cái “tình đã khác”. Tuy đa phần Thơ Mới có cấu trúc khổ “vuông” chồng lên nhau theo trật tự tình cảm, song không gian cấu trúc, thi liệu đã được thay đổi hoàn toàn. Những viên ngói ngôn ngữ âm dương rêu phủ trong thơ Trung đại đã được các nhà thơ thời kỳ Thơ Mới thay bằng thứ “ngói Tây” mới mẻ, rực màu hơn. Cấu trúc câu thơ cũng có sự thay đổi cơ bản. Ngôn ngữ trong các câu thơ không bị ràng buộc bởi luật bằng trắc, và các câu thơ cũng không bị ràng buộc theo niêm luật thơ Ðường. Hình ảnh thơ gần gũi với cuộc đời, không còn mang nét tượng trưng như thơ ca Trung đại. Một số nhà thơ còn “chơi” cấu trúc câu thơ, bài thơ bằng lối “xén chữ,” để tạo nên cấu trúc hình thức không gian, cho bài thơ mang một hình hài đặc biệt. Còn đa phần nội dung trong Thơ Mới là lối cấu trúc của những mảnh vỡ tâm trạng cá nhân nhà thơ trước thời cuộc được ghép lại, nên nó mang những hình bóng khác nhau.
Thơ ca chống Pháp, chống Mỹ đã có một bước tiến trong cấu trúc so với Thơ Mới. Vẫn trên cái nền chung của lối cấu trúc hình thức khổ thơ “vuông” là chính, song thi liệu đã hoàn toàn đổi khác. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ là “ngói mới” gắn với đời sống hàng ngày, nên câu thơ vì thế gân guốc, thô ráp hơn. Cấu trúc nội dung trong thơ chống Pháp, chống Mỹ chủ yếu là lối cấu trúc theo nguyên mẫu đời sống, được sắp xếp trong trật tự chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy đã có sự “phá cách” trong cấu trúc thơ, nhưng đó vẫn là một sự “phá cách” trong khuôn khổ, ngôi nhà thơ ca vẫn được “trang hoàng” theo một gu thẩm mỹ “đóng khung” vuông thành sắc cạnh.
Tuy nhiên, có nhiều nhà thơ đã có những sáng tạo đáng trân trọng trong việc làm mới thi ca. Thơ bậc thang và thơ vắt dòng xuất hiện thời kỳ này, đem đến một hình thức mới cho thơ ca về phương diện cấu trúc, mà nhiều nhà thơ lớp sau “bắt chước”. Về về mặt nội dung, thời kỳ này đã dựng nên được một dạng cấu trúc mô phỏng hiện thực sống động trong thơ.
Cấu trúc của thơ trẻ sau 1975 được chia làm hai thời kỳ rõ rệt. Thời kỳ đầu từ năm 1975 đến năm 1986. Thời kỳ này, thơ trẻ căn bản vẫn giống cấu trúc thơ ca chống Mỹ. Thời kỳ thứ hai từ năm 1987 trở lại đây. Ðây là thời kỳ mà thơ trẻ có những tìm tòi thể hiện, đưa ra được những mô hình cấu trúc khác lạ so với các thời kỳ trước đó.
Ðể làm nổi rõ hơn những đóng góp mà thơ trẻ sau 1975 sáng tạo được, hãy tìm hiểu ở phương diện hình thức mà họ thể hiện. Chúng tôi tìm hiểu trên hai khía cạnh: Câu thơ và bài thơ. Khác với câu thơ được qui định số chữ và độ dài nhất định trong thơ Trung đại và độ dài để tạo “khối vuông” cho khổ thơ trong Thơ Mới, thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ, câu thơ trong thơ trẻ sau 1975 có độ dài ăn nhịp với cảm xúc trữ tình của nhà thơ. Nhịp câu thơ là nhịp của tâm hồn và nhạc điệu của nó không phải được tạo ra do vần và thanh của ngôn ngữ mà đó là nhạc điệu của nhịp tâm hồn rung lên trước hiện thực. Câu thơ có thể kéo dài đến “hết hơi” xúc cảm, song cũng có những câu thơ (thực chất là dòng thơ) rất ngắn.
Câu thơ trong thơ chống Pháp, chống Mỹ là câu thơ sắp đặt, đủ chữ, khớp chữ tạo nên sự “vuông vức” của khổ thơ:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Ðêm nay Bác không ngủ.
(Minh Huệ - “Ðêm nay Bác không ngủ”)
hay:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Anh xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt mối riêng tư.
(Phạm Tiến Duật – “Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây”)
Câu thơ trong thơ trẻ sau 1975, trong rất nhiều bài của nhiều tác giả, câu dài câu ngắn không theo trật tự của chữ và không tuân thủ ngữ pháp truyền thống. Thực ra “câu thơ” là cách gọi đúng với thơ Trung đại, Thơ Mới và thơ chống Pháp, chống Mỹ tuy có một số ngoại lệ vì có sự trùng khớp giữa câu thơ và dòng thơ. Nghĩa là câu thơ được biểu diễn trên một dòng, đúng quy tắc ngữ pháp. Thơ trẻ sau 1975 lại khác. Vẫn có trường hợp câu thơ và dòng thơ trùng nhau, song với phần lớn các nhà thơ có ý thức cách tân thơ, thì câu thơ và dòng thơ nhiều khi không trùng nhau. Và đặc biệt, dòng thơ được sắp xếp không theo một trật tự ngữ pháp chuẩn mực truyền thống. Biểu hiện hình thức rõ nhất là chữ đầu tiên trong dòng thơ nhiều khi không viết hoa (điều này từ thơ chống Mỹ trở về trước ít xảy ra). Ðể tạo được hình ảnh và bóng của hình ảnh trong thơ, các nhà thơ trẻ sau 1975 sẵn sàng áp đặt nhịp tâm hồn và sự liên tưởng cá nhân lên câu chữ nhằm tạo ra một cấu trúc khác lạ. Chúng ta thấy có dòng thơ rất ngắn:
Nâng
Trọn nửa tôi sai biệt
Tìm chốn bặt tin
Tìm...
Cây gậy trúc mù
Khua vách thời gian dò lối.
(Trần Tiến Dũng – “Trở về”)
Song cũng có dòng rất dài:
Những ngôi sao hoàng hôn, những lòng trứng hải âu đẻ vụng.
Ðang chín dần trong chảo mỡ u mê.
(Nguyễn Quang Thiều – “Boston 1911”)
Có dòng ngắn, dài đan xen:
Gương mặt Fe Inox
Của phố ca dao
Của ngày tháng lạ
Của bao nhiêu rầm rộ eo xèo không tên gọi
Những gương mặt đang nhai rau ráu điều gì trong hang
miệng sâu vợi thăm thẳm tối.
(Phan Bá Thọ - “Tận đáy chìm xuống”)
Hay dòng thơ không viết hoa chữ đầu dòng, chỉ viết hoa chữ đầu của khổ thơ:
Những con mèo đực lười biếng
mệt mỏi ngủ nơi đâu trong ổ đêm bưng mắt
vô tình trước mùi tình gọi mời tiết ra từ nhạy cảm của lưỡi
của những chuỗi quằn mình nhói lên tưởng tượng
từ mượt và êm xuôi theo vết xếp hàng
của rạo rực thèm muốn trần mình không dấu diếm
dâng hương!
(Trần Quang Ðạo – “Tiếng đêm”)
Trật tự ngữ pháp truyền trống trong thơ, hoặc cấu trúc cụm từ để xây dựng hình ảnh thơ nhiều khi được các nhà thơ trẻ sau 1975 sắp đặt và áp đặt chưa “thuận tai, thuận mắt”. Trật tự ngữ pháp đảo lộn để thực hiện ý đồ thẩm mỹ:
Bóng vật ngược vào thân ăn trọn giãi bày mở phút giây thưởng niệm mắt tỏa mềm góc quét chợt hiện bầu trời từ cách nhìn kim đồng hồ lên cơn sài giật dù kêu gào hay im bặt không có cách gì chạm được trái nhựa non.
(Mai Văn Phấn – “Niệm khúc số 18”)
bão
triều cống
Miền Trung
một nhấp sóng hắt hơi đại dương tím tái,
con đò xoáy vào lòng tổ quốc
chiếc mũ rơi
bão kêu
vút pháo hiệu
đỉnh em
(Văn Cầm Hải – “Ðỉnh em”)
Hình ảnh thơ được tạo dựng nhiều khi không theo qui tắc thông thường mà áp đặt, sắp đặt bởi dấu ấn cá nhân, với sự liên tưởng bắc cầu ý nghĩa, hoặc “làm mới” những hình ảnh quen thuộc bằng những hình thức tu từ độc đáo trong sự “liên tưởng ngược” mà ít dùng từ đưa đẩy để gắn kết chúng. Chính vì vậy, câu thơ, đoạn thơ trở nên “lấp lánh” trong một kết cấu “lỏng”, tưởng rời rạc, song mang dáng dấp hiện đại. Trần Quang Ðạo đã sử dụng sự liên tưởng bắc cầu ý nghĩa để tạo cho câu thơ một kết cấu lạ:
Em ra đi
sự vụn vỡ bên trong chỉ đêm về anh biết
như quả trứng chẳng nở ra tiếng gáy
những tròn đêm chẳng nở ban mai.
(“Nguyên vẹn”)
Hai câu thơ đầu nói về sự chia ly, tuy có sử dụng hình ảnh mang tính chất mạnh, song vẫn chỉ mang một nội dung thông báo đơn thuần. Nhưng khi nội dung thông báo đó được tu từ bằng thủ pháp so sánh trong sự liên tưởng bắc cầu và chồng lên nhau trong một kết cấu kép: Quả trứng - tiếng gáy/ tròn đêm - ban mai thì “sự vỡ vụn bên trong” trở nên đau đớn, vô vọng, chủ thể trữ tình không tìm được niềm vui, niềm hy vọng nào nữa trong cuộc đời. Như thế, liệu “em” có đang tâm ra đi không?
Trần Quang Quý là một nhà thơ cũng hay sử dụng lối liên tưởng bắc cầu này cho kết cấu câu thơ, đoạn thơ, làm người đọc có được những bất ngờ thú vị trong thưởng thức:
Cái chết của ngôn từ
Trong những nấm mồ lưỡi
Cái chết của chiếc lưỡi
Trên cánh đồng ngôn từ.
(“Giấc mơ về lưỡi”)
Cũng nhiều khi Trần Quang Quý tu từ bằng sự liên tưởng ngược hết sức độc đáo:
Cây rơm mơ ngoạm những đàn bò
Thảnh thơi nằm góc vườn, vàng một màu thắng cuộc
Những chú chuột mơ gặm sống bầy mèo và rửa vuốt
Vinh quang...
(“Giấc mơ hình chiếc thớt”)
Chúng ta tìm gặp rất nhiều cấu trúc hình ảnh thơ trong câu thơ, đoạn thơ theo kiểu liên tưởng bắc cầu hoặc liên tưởng ngược trong thơ trẻ sau 1975:
Ta nghe trong cát tiếng lâu đài
hồi hộp của ngày mai
Thủy tinh đợi thành chai về cuộc rượu
Những mảnh gương thiếu nữ còn đang cát...
(Trần Quang Quý – “Cát”)
Lưỡi thiếu nữ ngủ trong hàm răng giả
Nụ hôn quay về truy nã khoảng không.
(Mai Văn Phấn – “Ước phục sinh”)
Chúng ta cắt dao vào ngón tay trỏ
Nhưng xuýt xoa ngón tay cái
Nhìn xuống gầm bàn chúng ta chửi
Chiếc giày chân phải
Hay tranh chỗ chiếc giày chân trái.
(Nguyễn Quang Thiều – “Bức thư đề ngày 25 tháng 12”)
Mười nghìn hạt giống chưa về phù sa
(Nguyễn Hữu Quý – “Mười nghìn khát vọng”)
Chích chòe lửa ngửa cổ thơ
thơ không lửa
đốt giọng thành kẻ khác.
(Phan Huyền Thư – “Không thường”)
Ngoài ra, thơ trẻ sau 1975 còn có lối cấu trúc trong từng bài thơ hết sức đặc biệt. Một trong những dạng cấu trúc đó là cấu trúc theo trật tự giấc mơ. Rất nhiều bài thơ của các nhà thơ trẻ sau 1975 được viết về những giấc mơ.
Như chúng ta đã biết, giấc mơ là biểu hiện của sự trông thấy những hình ảnh khi ngủ. Nó là một hiện thực ảo, một hiện thực chập chờn đứt quãng, nhảy cóc và thường không có kết thúc. Nhà thơ là người luôn luôn bị những nỗi ám ảnh của đời sống hiện thực đeo đẳng, vì thế mà nó hay đi vào giấc mơ của họ. Thụy Khuê cũng đã nói rằng: Giấc mơ là một hiện thực. Hiện thực trong những giấc mơ mang một màu sắc đặt biệt. Nó hư đấy mà thực đấy. Trong cái hư là cái thực đã được lột trái [2] ... Ðã có không ít người viết về những giấc mơ, và có những bài thơ khá thành công. Song mô phỏng giấc mơ để tạo cấu trúc cho bài thơ mới là những nhà thơ có tay nghề cao. Nhiều nhà thơ trẻ đã thể hiện dạng cấu trúc này, nâng lên thành lối cấu trúc đứt quãng hình ảnh, mạch ý, nhưng được xâu chuỗi bằng sợi dây tâm linh độc đáo, sáng tạo. Thơ trẻ sau 1975 viết về những cơn mơ và cấu trúc bài thơ theo trật tự giấc mơ khá nhiều.
Nếu thơ chống Pháp, chống Mỹ thường sử dụng cấu trúc bài thơ theo lối đồng hiện, cấu trúc theo lối thuận chiều, cấu trúc tầng bậc, vắt dòng mà các nhà thơ trẻ cũng áp dụng thì dạng cấu trúc bài thơ theo trật tự giấc mơ là “đặc sản” do các nhà thơ trẻ sau 1975 “chế biến”. Ðó là những “Giấc mơ” (Dương Kiều Minh), “Linh hồn đã bay” (Mai Văn Phấn), “Hiện” (Trần Tiến Dũng), “Ðêm một nửa” (Vi Thùy Linh), “Giữa bóng và hình” (Lê Khiêm Trung), “Cơn mơ”, “Giấc mơ” (Trần Quang Ðạo), “Giấc ngủ nắng”, “Khuya nào” (Nguyễn Bình Phương), “Cơn mê”, “Lúc ba giờ sáng”, “Trong giấc ngủ muộn”, “Bài ca những con chim đêm” (Nguyễn Quang Thiều), “Giấc ngủ tháng tư” (Ðặng Thị Thanh Hương), “Mơ trắng”, “Tôi mơ thấy bài thơ”, “Chỉ là mơ thấy em thôi” (Hồng Thanh Quang), “Giấc mơ” (Ly Hoàng Ly), “Trong mơ” (Nguyễn Trọng Hoàn), “Giấc mơ cao nguyên” (Hải Ðường), “Những linh hồn tháng mười” (Inrasara), “Một cơn mơ” (Nguyễn Công Bình), “Giấc mơ của lưỡi”, “Giấc mơ” (Phan Huyền Thư), “Những giấc mơ” (Ðoàn Mạnh Phương), “Sau giấc mơ” (Lê Thiếu Nhơn), “Giấc mơ về lưỡi”, “Giấc mơ hình chiếc thớt” (Trần Quang Quý)...
Chúng tôi có thể trích rất nhiều câu thơ, đoạn thơ trong những bài thơ trên và ở những bài thơ khác không liệt kê đầy đủ ở đây vì quá nhiều. Song một đặc điểm để tạo dựng nên cấu trúc thơ theo trật tự giấc mơ là thực ảo đan xen theo kiểu “cắt lớp,” gây cho người đọc ám ảnh khi đã gấp sách lại. Không những thế, người đọc cũng bị “cuốn” vào giấc mơ của nhà thơ trong cơn chập chờn của câu chữ, hình ảnh; có khi còn tưởng mình bị lạc sang một giấc mơ khác. Song khi đã tìm được mạch ngầm tâm linh dẫn dắt giấc mơ đi, thì sự bất ngờ thú vị sẽ “chớp sáng” trong cảm nhận của người đọc. Vì vậy, muốn “giải mã” cấu trúc thơ theo trật tự giấc mơ cần, phải có hai điều kiện cơ bản: a. Bóc tách sự cắt lớp thực - ảo của giấc mơ bằng cách đi ngược lại giấc mơ của nhà thơ; b. Tìm được mạch ngầm tâm linh dẫn dắt giấc mơ.
Bài thơ “Giấc mơ của lưỡi” của Phan Huyền Thư là một trong những bài thơ có cấu trúc độc đáo theo dạng trật tự giấc mơ. Ðây là cơn mơ đầy ám ảnh của nhà thơ về ngôn ngữ thơ qua ẩn dụ sáng tạo là chiếc lưỡi. Bóc tách từng khổ thơ để tìm cái thực và cái ảo đan xem trong từng lớp ngôn từ không phải là điều dễ dàng. Song ám ảnh chúng ta là những thi ảnh mà ta giải mã được ở khổ thơ đầu: “mặt vũng”, “cánh đồng ngôn từ”, “gieo vần” = Cảnh báo thi ngôn sáng tạo, độc đáo đang bị nhà thơ đánh mất. Khổ thơ thứ hai có những thi ảnh: “gốc rễ”, “lưỡi hái cùn”, “mầm hạt” = Tuyên thệ đi tìm thi ngôn cho thơ. Khổ thơ thứ ba có những thi ảnh: “đám mây hành khất”, “mặt trời”, “sấp ướt”, “nhập nhằng ma trơi”, “lưỡi nằm ngoan”, “răng ngủ vùi”, “nụ cười chết” = Thi ảnh sáng tạo không ra đời được khi nhà thơ lười biếng trong lao động nghệ thuật. Khổ thơ thứ tư có những thi ảnh: “sấm phục sinh”, “mưa rao lân tinh”, “nấm mộ”, “hoa tử huyền” = Thi ảnh và bài thơ hay được sáng tạo khi nhà thơ có hiện thực cuộc sống và tư tưởng thẩm mỹ. Khổ thơ thứ 5 có thi ảnh: “giấc mơ của lưỡi”, “mở nguyên âm” = Kết quả của lao động sáng tạo thơ.
Như vậy khổ thơ thứ hai là hệ quả của khổ thơ thứ nhất, vì từ gieo hạt trên cánh đồng đến lưỡi hái cùn nằm trong một trường liên tưởng, chúng ta có thể khám phá được. Song sang khổ thơ thứ ba có sự đứt đoạn của mạch liên tưởng thuận chiều: Từ cánh đồng gặt hái thất thu sang một hiện thực là thi ngôn sẽ vô sinh khi nhà thơ lười biếng sáng tạo. Ðến đây ý tưởng mà nhà thơ đưa ra mới được hé lộ. Vì nếu “bịt” đầu đề bài thơ, đọc hai khổ thơ đầu chúng ta không thể nắm bắt được chủ ý của nhà thơ. Ðến khổ thơ thứ tư thì “giấc mơ” càng trở nên “xa lạ” bởi những hình ảnh tưởng như không ăn nhập gì với chính nó, và một hình ảnh mang tính chất điển cố làm người đọc tưởng cũng phải “bơi” cùng nhà thơ trong giấc mơ ám ảnh, mù mờ. Nhưng khổ kết đã mở ra, khi giấc mơ đã được gọi tên.
Cái “ảo”, cái mạch ngầm tâm linh của giấc mơ mà chúng ta xâu chuỗi và tìm ra ở bài thơ này là giấc mơ sinh nở. Sự chết, sự vô sinh, sự nằm im cũng là một cách nói “phản biện” về sự sống, sự sinh nở. Quá trình “đi” của giấc mơ đã cho ta nhận ra điều đó. Ðiều làm chúng ta thấy thú vị ở bài thơ này là nhà thơ đã dựng lên được một không gian giấc mơ với những cánh đồng chết, lưỡi hái cùn, đám mây hành khất, ma trơi, mưa lân tinh, nấm mộ, hoa tử huyền, rất phù hợp với bản chất mà một giấc mơ thường và cần có. Từ giấc mơ sinh nở này, Phan Huyền Thư thông điệp với chúng ta rằng: Nhà thơ muốn có tác phẩm hay thì phải lao động sáng tạo về mặt thi liệu (ngôn ngữ và hình ảnh) và một tư tưởng thẩm mỹ trong sáng lành mạnh. Và vượt ra ngoài công việc sáng tạo thi ca, mọi sự sinh tồn trong cuộc sống của con người cũng phải theo quy luật đó. Bài thơ vì thế mang tính đa nghĩa.
Trong bài thơ “Giấc mơ”, Trần Quang Ðạo cũng sử dụng cấu trúc trật tự giấc mơ vừa hợp lý, vừa bất ngờ, với sự liên tưởng đứt đoạn và sự vô lý được chấp nhận trong quy luật của giấc mơ:
Một con cá thoi thóp chết
tôi bắt trơn tuột giữa lòng tay
và kiên nhẫn đã thắng
tôi ném nó lên bờ.
Bất thần con cá hóa thành người đẹp
tôi vừa yêu vừa sợ
may thay có ai đó để quên bếp lửa bên đường
người đẹp bốc khói
mắt tôi mờ sương
đêm bớt lạnh.
Và tôi đi tìm chất cay
có một mâm nào đó uống toàn rượu Tây
họ đưa tôi một ly thơm và nóng
mắt người đẹp như lá non môi mềm như lửa.
Bất chợt anh hiện ra
một bi đông rượu men lá thơm hương Cao Bằng
Mười bảy năm không gặp giờ anh già quá
mười bảy năm không gặp giờ tôi già quá
tôi nói và bật khóc!
Bếp lửa ai để quên ngọn lửa cười...
Trên đây chỉ là một đôi ví dụ để chúng ta thấy được cấu trúc trật tự giấc mơ mà các nhà thơ trẻ sau 1975 đã sáng tạo làm nên cái “xương sống” cấu trúc độc đáo cho thơ của thế hệ mình.
Bên cạnh những giấc mơ “ảo,” chúng ta cũng thấy xuất hiện trong thơ trẻ sau 1975 những giấc mơ khá “tỉnh”. Nghĩa là giấc mơ đó đã sắp xếp lại hoặc mơ hóa ý tưởng của mình trong khi thần kinh được “tẩm” cô-ca-in hoặc ta-nanh lý trí. Nhưng dù có sắp xếp theo lối tư duy “tỉnh” thì cấu trúc theo trật tự giấc mơ cũng được tuân thủ chặt chẽ. Ðó là những bài: “Giấc mơ” (Phan Huyền Thư), “Hiện” (Trần Tiến Dũng), “Khuya nào” (Nguyễn Bình Phương), “Lúc ba giờ sáng” (Nguyễn Quang Thiều), “Chỉ là mơ thấy em thôi” (Hồng Thanh Quang), “Giấc mơ hình chiếc thớt” (Trần Quang Quý)... Những bài thơ không nói đến giấc mơ mà có cấu trúc trật tự giấc mơ trong thơ trẻ sau 1975 cũng khá nhiều. Nó thường xuất hiện ở những nhà thơ có lối viết cách tân về hình thức như Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Quý, Mai Văn Phấn, Trần Quang Ðạo, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Bình Phương, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Lê Mỹ Ý, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Vân Phúc...
Một dạng khác trong cấu trúc thơ của khá nhiều nhà thơ trẻ sau 1975 là làm cho câu thơ động hơn bằng cách sử dụng nhiều động từ mà giảm thiểu sử dụng tính từ trung tính. Câu thơ trong bài thơ của thơ Trung đại, Thơ Mới, thơ chống Pháp, chống Mỹ, tuy có những nhà thơ thuộc diện ngoại lệ, song nhìn chung họ thường sử dụng động từ với tỉ lệ thấp mà dùng nhiều tính từ. Những câu thơ “Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu” (Trần Quang Khải) và “Bui (?) một tấc lòng ưu ái cũ / Ðêm ngày cuộn cuộn nước triều Ðông” (Nguyễn Trãi) trong thơ Trung đại, bóng dáng động từ ít và những động từ được sử dụng chưa mang tính chất mạnh mẽ... Trong Thơ Mới, tuy động từ đã được sử dụng với tỉ lệ cao hơn thơ Trung đại, song câu thơ vẫn thiếu tính chất mạnh: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp / Con thuyền xuôi mái nước song song” (Huy Cận), “Em không nghe mùa thu / Lá thu rơi xào xạc” (Lưu Trọng Lư). “Ðã thấy xuân về với gió đông / Với trên màu má gái chưa chồng” (Nguyễn Bính)... Trong thơ chống Pháp và thơ chống Mỹ, động từ nhiều sắc thái đã được sử dụng khá phổ biến, song việc lạm dụng tính từ trung tính như “đẹp”, “đẹp vô cùng”, “vui sao”... và nhiều thán từ “ôi”, “ơi”... đã làm cho cấu trúc câu thơ bị bằng phẳng, có khi trở thành sáo: “Ðẹp vô cùng tổ quốc ta ơi/ Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt” (Tố Hữu), “Có những ngày vui sao / Cả nước lên đường / Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục” (Chính Hữu)...
Ngược lại, thơ trẻ sau 1975, phần đông các nhà thơ sử dụng động từ như sử dụng một “người lính xung kích thiện chiến”, luôn được huy động đến làm nhiệm vụ kịp thời, đúng nơi, đúng chỗ. Câu thơ trong thơ trẻ sau 1975 sử dụng những động từ có tính chất mạnh, một câu có khi sử dụng đến 4, 5 động từ làm cho cấu trúc câu thơ mang tính “động”, chuyển tải được nội dung nghệ thuật của nhà thơ, và đặc biệt, làm cho câu thơ mang vẻ hiện đại hơn.
Nguyễn Quang Thiều viết:
Trộn máu vào phù sa, trộn ban mai vào hoàng hôn,
tôi nặn chiếc bình gốm
Chiếc bình chảy máu, men hoàng hôn chảy, men ban mai
chảy, chảy phù sa.
(“Chiếc bình gốm”)
Những động từ “trộn”, “nặn”, “chảy” được “điệp” trong câu thơ càng làm cho câu thơ như cuồn cuộn hơn. Sau những động từ có tính chất mạnh đó là những từ trừu tượng hoặc mang tính không cụ thể như “phù sa”, “ban mai”, “hoàng hôn,” làm cho câu thơ đẹp và hay hơn. Công thức để tạo nên câu thơ hay theo dạng Danh từ + động từ + từ trừu tượng (danh từ hoặc cụm danh từ + tính từ) được Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ trẻ sử dụng khá thành công. Ðây là một “công thức” đã có sẵn: “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” mà họ đã tiếp nối, sáng tạo. Ðó là những câu thơ:
Chiều xô bóng ngã vào đêm
Chị ngồi không gió ngoài thềm lặng trôi.
(Trần Anh Thái – “Chị tôi”)
Khi tao khóc trong gió Lào nóng bỏng
Bạn tao làm thơ ru ngọn suối đầu nguồn.
(Nguyễn Hữu Quý – “Con mèo đến ở phòng tôi”)
Có ai muốn giương cung nhằm ký ức
ta đã tránh và mũi tên dẫu trượt
vẫn nghe lòng chao chát những ngày thu.
(Nguyễn Trọng Hoàng – “Còn lại với mùa thu”)
Chiếc thuyền nan úp mặt vào ngơ ngác
như vỏ cau khô nhớ tiếc một thời trầu.
(Nguyễn Ngọc Phú – “Ðám mây màu vảy cá”)
Mây trôi đi lấp vội
Chân trời vừa mai táng bóng đêm.
(Mai Văn Phấn – “Linh hồn đã bay”)
Anh lẫn vào em có những hạt cỏ quê
Cỏ cũng mọc tốt tươi khi bén rễ thị thành hút màu từ cám dỗ.
(Trần Quang Ðạo - “Cánh đồng”)
Những chú chim gác mỏ vào trời bằng cơn mưa rỉa hạt
Và tiếng ve lặn về ký ức.
(Trần Quang Quý - “Những chiếc lá ngụ ngôn”) v.v... và v.v...
Như vậy, thơ trẻ sau 1975 đã ghi được một dấu ấn khá quan trọng đối với sự phát triển của thơ ca qua cấu trúc thơ. Tuy có một số hạn chế như nhiều khi lạm dụng hoặc gò ép trong việc tìm cách thể hiện cấu trúc thơ, song thành công trên sự tìm tòi đã cho thấy tuổi trẻ bao giờ cũng mạnh dạn đổi mới thơ và tìm những cách thể hiện mới lạ. Có thể nói, thơ trẻ mở ra những hướng cấu trúc mới cho thơ ca cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Chú thích:
[1] Từ điển Tiếng Việt - NXB Ðà Nẵng 2003 trang 128.
[2] Cấu trúc thơ - NXB Văn nghệ California.

9/6/2005
Trần Quang Ðạo
Nguồn: Tham luận tại Hội thảo toàn quốc “Văn học Việt Nam 
sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” 
tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 26.4.2005
Theo http://www.talawas.org/

XXXXMột số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975

Một số vấn đề cơ bản trong
nghiên cứu lịch sử văn học
Việt Nam giai đoạn từ sau 1975

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đó kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Đã tròn 30 năm kể từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới. Ba mươi năm chưa phải là một khoảng thời gian dài đối với tiến trình lịch sử của một nền văn học, nhưng cũng không phải là ngắn ngủi, quan trọng hơn, nó đã đủ để tạo nên diện mạo mới với những đặc điểm và quy luật vận động riêng của một giai đoạn văn học. Mặc dù giai đoạn văn học ấy cũng đang tiếp diễn, nhưng sau 30 năm và ở thời điểm đầu thế kỷ XXI này, đã rất cần đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử văn học giai đoạn từ sau 1975. Công việc đó đã trở nên cấp thiết không chỉ đối với việc tổng kết văn học thế kỷ XX để bước vào thế kỷ mới, mà cũng nhằm đáp ứng một yêu cầu của giáo dục - đào tạo là việc đưa văn học sau 1975 vào nhà trường các cấp, từ phổ thông đến đại học.
Dưới đây, chúng tôi xin phác họa một số vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975.

I. Tìm hiểu tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975
Ba mươi năm qua, văn học Việt Nam đã vận động qua những chặng đường như thế nào, có sự thăng trầm, trồi sụt, quanh co hay vẫn theo một xu hướng vận động nhất quán? Theo chúng tôi, trên đại thể, từ 1975 đến nay nền văn học Việt Nam đã đi qua ba chặng đường, có sự tiếp nối không đứt đoạn: Từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là thời kỳ văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ 1993 đến nay, văn học trở lại với những quy luật bình thường và hướng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật.

Từ sau tháng 4 năm 1975 đến 1985
Đây là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kỳ hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn học.
Ở nửa cuối thập kỷ 70, những năm liền ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nền văn học về cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật và với những cảm hứng chủ đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội, tuy đã có những thay đổi và bước phát triển mới, cả ở văn xuôi và thơ. Bước vào những năm đầu thập kỷ tám mươi, tình hình kinh tế xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Nền văn học cũng chững lại và không ít người viết lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phương hướng sáng tác. Ý thức nghệ thuật của số đông người viết và công chúng chưa chuyển biến kịp với thực tiễn xã hội, những quan niệm và cách tiếp cận hiện thực vốn quen thuộc trong thời kỳ trước đã tỏ ra bất cập trước hiện thực mới và đòi hỏi của người đọc. Đây là khoảng thời gian mà Nguyên Ngọc gọi là "khoảng chân không trong văn học". Nhưng cũng chính trong những năm này đã diễn ra sự vận động ở chiều sâu của đời sống văn học, với những trăn trở vật vã, tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở một số nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình, đó là những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, mà người "mở đường tinh anh và tài năng" đã đi được xa nhất ở chặng đầu này là Nguyễn Minh Châu với những truyện ngắn hướng vào các vấn đề thế sự - đạo đức trong đời sống hàng ngày của con người. Góp phần tạo nên chuyển động theo hướng mới của văn học trong những năm này cũng phải kể đến những sáng tác của Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển), Ma Văn Kháng (Mùa lá rụng trong vườn), Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng, Chuyện tình kể trước lúc rạng đông), thơ của Nguyễn Duy (Ánh trăng), Ý Nhi (Người đàn bà ngồi đan), trường ca của Thanh Thảo (Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông Ru-bích)... trên sân khấu kịch nói nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình đã trực diện tấn công vào nhiều cái tiêu cực, trì trệ trong xã hội, trong kinh tế và trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ quản lý. Những tìm tòi và thành công bước đầu ấy đã mở ra cho văn học những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện thực đời thường với những vấn đề đạo đức - thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải nhận thức, khám phá. Những tác phẩm ấy đã giúp thu hẹp bít khoảng cách giữa văn học và đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kỳ đổi mới.

Từ 1986 đến đầu những năm chín mươi
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Đường lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng và tiếp theo đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Vào nửa cuối những năm 80 và đầu những năm 90 đã phát triển mạnh khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho khuynh hướng này và đã trở thành sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986-1987. Chiến tranh cũng được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ phía tác động của nó đến số phận và tính cách con người (Cá Lau và Mùa trái cóc ở Miền Nam). Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày sự khủng hoảng của xã hội qua việc thay đổi các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Không có vua). Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng lại là những bức tranh hiện thực với nhiều mảng tối trước đây thường bị khuất lấp, nay đã hiện ra trên trang sách với bao điều xót xa và cả sự nhức nhối mà các tác giả muốn thức tỉnh trong mỗi người đọc cũng như toàn xã hội để có thể dứt khoát vượt qua cái "thời xa vắng" vốn chưa xa là mấy. Cố nhiên, cảm hứng phê phán cũng có lúc bị đẩy tới cực đoan, lệch lạc và người viết bộc lộ một cái nhìn ảm đạm, hoài nghi, thiên lệch. Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm tám mươi, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện mọi khía cạnh của đạo đức cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp mà vĩnh hằng.
Nhiệt tình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học của thời kỳ đổi mới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả vừa là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học. Tư duy văn học mới đã dần hình thành, làm thay đổi các quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc, về sự tiếp nhận văn học. Đồng thời sự đổi mới tư duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm, thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, phát huy cá tính và phong cách cá nhân của nhà văn.

Từ 1993 đến nay
Phải chăng tiến trình văn học đổi mới đã chững lại từ giữa những năm 90, như một số ý kiến nhận định ở đây đó? Văn học có cũng tiếp tục xu hướng vận động trong gần 10 năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới văn học? Theo chúng tôi, thoạt nhìn vào diện mạo của văn học thì có thể nhận định như vậy, nhưng nhìn sâu hơn vào đời sống văn học và sự vận động của nó thì không thể nghĩ như trên.
Gần 10 năm của chặng đầu công cuộc đổi mới, xã hội ta, trong đó có nền văn học, ở trong trạng thái chuyển động dữ dội của một cuộc trở dạ. Những khoảng thời gian như vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng thường thì không thể kéo dài. Nếu trong chiến tranh, xã hội và văn học đều phải tồn tại trong điều kiện bất bình thường, thì trong thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao của đời sống xã hội như chặng đầu công cuộc đổi mới, cũng tạo ra một môi trường tinh thần và những điều kiện ít nhiều khác thường cho văn học phát triển. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ vừa qua, trong xu thế đi tới sự ổn định của xã hội, văn học về cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thường, nhưng không xa rời định hướng đổi mới đã hình thành từ giữa những năm 80. Nếu như trước đó, động lực thúc đẩy văn học đổi mới là nhu cầu đổi mới xã hội và khát vọng dân chủ - đó cũng chính là nội dung cốt lõi của văn học trong chặng đầu đổi mới - thì khoảng 10 năm trở lại đây, văn học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới của chính nó, mặc dù vẫn không đi ra khỏi xu hướng dân chủ hóa. Đây là lúc văn học trở về với đời sống thường nhật và vĩnh hằng, đồng thời có ý thức và nhu cầu tự đổi mới về hình thức nghệ thuật, phương thức thể hiện hơn bao giờ hết. Tuy ít có những tác phẩm gây được những "cú sốc" trong dư luận, trở thành những hiện tượng thu hút đông đảo công chúng, nhưng hầu như ở thể loại nào cũng có sự tìm tòi, tự đổi mới. Tuy nhiên, tình trạng có phần trầm lắng của đời sống văn học nước nhà gần đây là điều có thực. Điều đó phải được cắt nghĩa từ nhiều nguyên nhân, kể cả do sự hạn chế của chính người cầm bút. Không ít tác giả, sau một vài tác phẩm ban đầu được đánh giá cao thì đã dừng lại, không tự vượt được mình, đổi mới chính mình để đạt được những thành công mới.

II. Xác định những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau 1975
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tìm hiểu, đánh giá một giai đoạn văn học là việc xác định những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học ấy. Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt rõ rệt với thời kỳ chiến tranh, trong một môi trường ý thức tinh thần có nhiều biến đổi. Những điều đó đã tác động, chi phối mạnh mẽ xu hướng vận động và đặc điểm của sự phát triển văn học 30 năm qua. Đã có không ít ý kiến của những nhà nghiên cứu, những người sáng tác nêu lên đặc điểm này hay khác của văn học thời kỳ đổi mới. Song tựu trung vẫn chưa có ai đặt vấn đề xác định những đặc điểm có tính hệ thống của giai đoạn văn học từ sau 1975. Dưới đây chúng tôi thử xác định những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, xem như những đề xuất bước đầu để cùng bàn bạc, tìm kiếm đi tới một nhận thức thấu đáo.
Văn học Việt Nam từ sau 1975, theo chúng tôi, có ba đặc điểm cơ bản như sau:

1. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa
Nhìn lại tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX chúng ta có thể thấy ba xu hướng vận động chính ở ba thời kỳ phát triển của nền văn học. Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa, và đó là đặc điểm bao trùm toàn bộ nền văn học thời kỳ này, làm nên sự thay đổi cơ bản về phạm trù văn học từ trung đại sang hiện đại. Trong ba mươi năm tiếp theo từ 1945 đến 1975, có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hướng vận động cơ bản của nền văn học cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh. Cũng từ sau 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sống tinh thần của con người, cũng đó trở thành xu hướng vận động bao trùm của nền văn học. Xu hướng tất yếu ấy của lịch sử đã được thể hiện trong đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986), với tinh thần "đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật" đã tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Dân chủ hóa đã thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học, trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa của các quan niệm về vai trò, vị trí, và chức năng của văn học, về nhà văn và quan niệm về hiện thực. Văn học trong giai đoạn trước chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng của cách mạng, phục vụ cho mục tiêu và đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Văn học thời nay cũng không hề từ bỏ vai trò vũ khí tinh thần - tư tưởng của nó, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm. Trong xu hướng dân chủ hóa của xã hội, văn học cũng là một phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mỗi nghệ sĩ về xã hội và con người.

Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà cũng có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Không chỉ kinh nghiệm cộng đồng mới được coi trọng mà cũng cần đến kinh nghiệm cá nhân để làm giàu thêm cho nhận thức của mỗi người và toàn xã hội. Trong một nền văn học hướng tới tinh thần dân chủ, đòi hỏi và có thể thừa nhận tư tưởng riêng, cái nhìn riêng của mỗi người thì người viết dù rất tin và muốn bênh vực cho những tín niệm của mình cũng không thể không biết đến những tư tưởng và quan niệm khác. Mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc cũng thay đổi theo hướng dân chủ hóa, bình đẳng hơn để người đọc thực sự được tôn trọng, được quyền làm chủ. Nhà văn không cũng là người độc quyền ban bố, phán truyền các chân lý không thể bàn cãi, bởi nó là tư tưởng chung, là mục tiêu cao cả của cả cộng đồng (nhưng cũng chính vì thế mà rất ít khi tư tưởng trong tác phẩm là tư tưởng riêng của nhà văn).
Cùng với những thay đổi trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực như là đối tượng phản ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng và mang tính toàn diện. Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó cũng là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi, mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó cũng là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá, khai vì.
Xu hướng dân chủ hóa của văn học không chỉ thể hiện ở các quan niệm như đã nói trên mà đã thâm nhập và được biểu hiện ra trên nhiều bình diện của sáng tác, từ hệ đề tài, các kiểu kết cấu và mô-tip chủ đề, cốt truyện, nhân vật cho đến giọng điệu và ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật. Xu hướng dân chủ hóa đã đưa đến sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết mình các cá tính sáng tạo của nhà văn cùng với việc ra sức tìm kiếm, thử nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp thể hiện mới kể cả tiếp thu và vận dụng những yếu tố của các trường phái nghệ thuật hiện đại phương Tây.

2. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm của nền văn học từ sau 1975
Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến tiếp liền sau đó đã khơi dậy và phát triển đến cao độ ý thức cộng đồng mà cốt lõi là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp, có thể nói nền văn học cách mạng suốt ba mươi năm từ 1945 đến 1975 đã được xây dựng và phát triển trên nền tảng tư tưởng ấy. Cảm hứng chủ đạo của nền văn học là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập, tự do và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Từ sau 1975, khi cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội - Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận.
Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm đổi thay quan niệm về con người. Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác với chính mình... Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát.

3. Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại
Xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đưa tới sự phát triển phong phú, sôi nổi đa dạng của văn học từ sau năm 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới của đất nước. Sự đa dạng và phong phú được thể hiện trên nhiều bình diện của văn học: đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mỹ. Quả thực khu vườn văn học ngày nay là một cảnh tượng rất đa sắc màu, hương vị, nhiều dáng vẻ thậm chí có cả những hiện tượng kỳ dị, lạ lùng. Nhưng sự phong phú, đa dạng cũng đi liền với tính phức tạp và không ổn định.
Nhiều khuynh hướng tìm tòi chỉ rộ lên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi rồi tắt lịm, thị hiếu của công chúng không thuần nhất và cũng luôn biến động, các thể loại cũng thăng trầm trồi sụt khá bất thường. Sự phức tạp và không ổn định này là đặc điểm tất yếu của một giai đoạn văn học mang tính giao thời, nhưng cũng còn do một nguyên nhân rất cơ bản nữa, đó là sự chi phối của cơ chế thị trường. Văn học tất yếu phải thành một sản phẩm hàng hóa trong một nền kinh tế thị trường, điều đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển văn học, vừa có nhiều tác động tiêu cực khó tránh khỏi đối với cả sáng tác lẫn xuất bản, phê bình và công chúng.
Trong xu thế hội nhập, sự giao lưu với đời sống văn hóa và văn học thế giới ngày càng mở rộng, cùng với những nhu cầu nội tại của đời sống văn hóa tinh thần trong nước, văn học đã ngày càng gia tăng tính hiện đại. Văn xuôi có nhiều đổi mới về nghệ thuật tự sự, từ sự thay đổi điểm nhìn trần thuật đến xây dựng nhân vật, độc thoại nội tâm và dòng ý thức, tính đa thanh và đa giọng điệu...
Những nỗ lực cách tân trong thơ đã đưa đến nhiều thể nghiệm theo hướng hiện đại chủ nghĩa, đang thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của giới sáng tác và công chúng.

III. Sự đổi mới và những đặc điểm của các thể loại
Những biến đổi của nền văn học từ sau 1975 được thể hiện rất rõ ràng trong sự đổi mới của các thể loại văn học. Đây là vấn đề đó thu hút được sự chú ý khá rộng rãi của giới nghiên cứu, phê bình. Đã có một số công trình, luận án tìm hiểu sự đổi mới, và những đặc điểm của văn xuôi, của truyện ngắn, tiểu thuyết, của thơ trữ tình từ sau 1975. Nhưng việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về diện mạo, đặc điểm của từng thể loại vẫn cần được quan tâm đầu tư công sức nhiều hơn nữa và nhất là cần được dựa trên cơ sở lý luận hiện đại về từng thể loại.
Sáng tác văn xuôi là khu vực vẫn được xem là có nhiều thành tựu nổi trội và có những hiện tượng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Vì vậy nó đã thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu. Nhưng để có một cái nhìn toàn cảnh ba mươi năm văn xuôi sau 1975 thì vẫn cũng rất nhiều việc phải làm. Để hình dung chính xác và đầy đủ về diện mạo và đặc điểm của văn xuôi thì cũng cần làm rõ hơn các khuynh hướng, các thể tài, các mảng đề tài với cái mới mà nó đem lại cho văn xuôi ba mươi năm qua. Để nhận diện và đánh giá đầy đủ hơn những đổi mới về nghệ thuật văn xuôi trên nhiều yếu tố như nghệ thuật trần thuật, kết cấu, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu... cũng cần đến nhiều công trình nghiên cứu, từ cụ thể đến khái quát. Một trong những đặc điểm thể loại của văn học đương đại là sự xâm nhập lẫn nhau, sự giao thoa của các thể loại. Các bảng phân chia thể loại quen thuộc trước đây dường như đã tỏ ra bất cập trước thực tiễn sinh động của văn học.
Trong ấn tượng của nhiều người thì thơ là khu vực không gây được nhiều sự chú ý như văn xuôi. Quả là ở chặng đầu của cuộc đổi mới văn học, văn xuôi nổi lên như một mũi tiên phong. Nhưng nhìn một cách tổng thể cả giai đoạn từ sau 1975 đến nay, đặc biệt là hơn mười năm gần đây, thì lại có thể thấy chính thơ và nhiều nhà thơ thuộc các thế hệ khác nhau đã và đang có nhiều nỗ lực cách tân rất đáng chú ý, mặc dầu thái độ của công chúng và của chính giới văn học trước các hiện tượng cách tân thơ là rất khác nhau. Có thể nói - tất nhiên với ý nghĩa tương đối rằng sự đổi mới trong văn xuôi hướng nhiều vào khát vọng đổi mới xã hội và từ đó dẫn đến những hệ quả đổi mới văn chương thì thơ lại hướng nhiều vào nhu cầu đổi mới chính nó, cố nhiên không thoát ly yêu cầu đổi mới xã hội. Trong khu vực thơ, tuy đã có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý nhưng thường là hướng vào cái nhìn bao quát chung, cũng rất thiếu những công trình đi sâu tìm hiểu các phương diện cụ thể, như thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh và biểu tượng, tư duy nghệ thuật, các khuynh hướng và hiện tượng tiêu biểu mà lâu nay để cho tiện nhiều người vẫn gọi chung là xu hướng hiện đại chủ nghĩa trong thơ.

IV. Văn học Việt Nam từ sau 1975 trong tiến trình văn học dân tộc thế kỷ XX và trong bối cảnh văn học thế giới
Nghiên cứu văn học Việt Nam từ sau 1975 không thể không đặt nó vào tiến trình văn học dân tộc thế kỷ XX và tiếp nối liền mạch sang thế kỷ XXI. Nhìn trên đại thể, văn học Việt Nam thế kỷ XX có ba chặng đường lớn: Từ đầu thế kỷ đến 1945 - văn học chuyển từ phạm trù trung đại sang nền văn học hiện đại (mà 30 năm đầu là giai đoạn giao thời); từ năm 1945 đến 1975 - văn học cách mạng phát triển trong điều kiện hai cuộc kháng chiến, và từ sau 1975 văn học thời hậu chiến và đổi mới. Ba chặng đường nói trên của văn học thế kỷ XX là sự tiếp nối của dòng chảy văn học dân tộc, vừa có sự biến đổi tạo ra các bước ngoặt, vừa có sự kế tục chứ không phải là những đứt gãy.
Bước vào công cuộc đổi mới, để khẳng định và thúc đẩy những tìm tòi đổi mới của văn học, người ta cần nhấn mạnh những khác biệt, thậm chí là sự đối lập, đoạn tuyệt với giai đoạn văn học trước đó. Nhiệt tình này đôi khi dẫn đến một thái độ định kiến thiếu khách quan đối với di sản văn học trước 1975. Sự khác biệt của hai chặng đường văn học trước và sau 1975 là điều hiển nhiên, có thể thấy trên rất nhiều phương diện. Nhưng phải chăng giữa hai chặng đường đó là sự cắt lìa, không có chút tiếp nối nào? Chúng tôi không nghĩ như vậy. Những thành tựu và hạn chế của nền văn học sử thi thời chiến tranh không phải là không góp phần chuẩn bị và kích thích sự đổi mới văn học sau 1975. Huống chi, giai đoạn 10 năm chuyển tiếp và tiền đổi mới (1975 - 1985) đã thể hiện rõ quy luật tiếp biến của văn học ở hai chặng đường.
Nếu nhìn trên tiến trình văn học cả thế kỉ thì có thể thấy hướng vận động cơ bản là hiện đại hoá vẫn xuyên suốt các chặng đường văn học. Hiện đại hoá được khởi động ở vài chục năm đầu thế kỷ trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển văn học từ 1920 - 1945. Xu hướng ấy có bị lấn át bởi yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá trong giai đoạn 1945- 1975, nhưng đã trở lại thành một nhu cầu và hướng vận động của văn học sau 1975, cùng với xu thế dân chủ hóa. Cố nhiên yêu cầu và quan niệm hiện đại hoá cũng có sự biến đổi ở mỗi giai đoạn văn học.
Khi chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại, nền văn học dân tộc cũng từng bước hội nhập với đời sống văn học toàn thế giới. Nhưng sự giao lưu và tiếp nhận ảnh hưởng của văn học thế giới với văn học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào điều kiện xã hội - lịch sử. Trong 30 năm chiến tranh, sự giao lưu này rõ ràng là có nhiều hạn chế, chủ yếu là chỉ giới hạn trong quan hệ với các nền văn học xã hội chủ nghĩa gần gũi chúng ta. Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây, đã đi những bước tiếp xa hơn trên con đường hiện đại hoá nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX, để hòa nhập đầy đủ vào tiến trình văn học thế giới. Nhưng nhận định bao quát đó cần được triển khai trong công việc nghiên cứu theo hướng văn học so sánh để chỉ ra một cách cụ thể sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học hiện đại thế giới đối với văn học Việt Nam đương đại, ở nhiều cấp độ và bình diện, từ các trường phái, kiểu tư duy nghệ thuật cho đến các mô-típ chủ đề, hình tượng, các phương thức và phương tiện biểu đạt... ở những tác giả, tác phẩm cụ thể. Cũng đã đến lúc có thể nhắc lại một nguyện vọng tha thiết và cũng là một đòi hỏi của nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” được viết từ năm 1987: "Chẳng lẽ mãi mãi thế hệ nhà văn Việt Nam chúng ta vẫn cứ yên tâm sản xuất ra toàn những sản vật không bao giờ được ngó đến trong nền văn học thế giới - Chẳng lẽ Việt Nam ngày nay chỉ hưởng của thiên hạ mà không làm ra được cái gì góp vào của chung của thiên hạ''.
Bài viết của chúng tôi mặc dù đã dài, nhưng chỉ đề cập được một số vấn đề theo ý chủ quan của người viết là có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975. Chắc chắn là cũng nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để hình dung và mô tả đúng đắn diện mạo và quy luật của giai đoạn văn học này, như vai trò của lý luận và phê bình văn học, biến đổi của ngôn ngữ văn học, văn học dịch và tác động của nó, công chúng và sự tiếp nhận văn học, văn học trong nước và bộ phận văn học hải ngoại... Để có thể bắt đầu những công trình về lịch sử văn học từ sau 1975, cũng rất nhiều công việc phải làm và cần đến sự góp sức của nhiều cá nhân, nhiều cơ quan nghiên cứu. Hội thảo khoa học này được mở ra không nằm ngoài mục đích thúc đẩy công việc chung đó.
Tác giả: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Long, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hà Nội, 21/4/2005
Nguyễn Văn Long
Nguồn: Tham luận tại Hội thảo toàn quốc “Văn học Việt Nam 
sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” 
tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 26.4.2005
Theo http://www.talawas.org/

  Cụ Nguyễn Du viết Truyện Kiều lúc nào và ở đâu? – Ninh Giang Thu Cúc 4 Tháng Tám, 2023 Tôi được duyên may làm quen với Truyện Kiều rất...