Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Gãy cánh

Gãy cánh

Cạnh tôi, đàn ngựa đã dừng lại gặm cỏ, thanh bình hơn cả phút giây khấn nguyện. Cái vẫy đuôi hiền hòa, đôi mắt lim dim khoan khoái, thân thể xuôi mềm trên tứ chi mỏi mệt, gân cốt rã rời sung sướng. Một khoảng cách dừng chân giữa hai lần ra trận... Đâu đây, tiếng yên lặng không lời vẫn gieo bao vần điệu tha thiết giữa vi vu - an hòa - bình dị. Nhưng tôi, tôi vẫn khát khao lao tới, bay lên đến cái đích vô tận cuối trờị Tôi phóng mình trên vạn ngàn ngọn cỏ, đê mê nghe gió réo ào ạt bên tai - man dại thời hồng thủy - bỏ lại sau lưng cả khung cảnh yên bình, no ấm. Tôi say sưa với sức mạnh của chính mình, nhanh hơn nữa, cao hơn nữa, xa hơn nữa... Và một vách đá chợt mọc lên sừng sững. Và một chướng ngạị Một cái vấp chân, cả trời đất chuyển dời, đảo lộn...
Khó nhọc lắm, Vành Khuyên mới cúi xuống được để nhặt lên xác con chim nhỏ. Con chim thứ ba chết lẫn trong lớp lá phong đỏ ối ở cuối vườn, từ một tuần naỵ Đúng là những con chim bạc má vẫn thường xà lượn xuống bãi cỏ sau nhà, tha thẩn nhặt sâu nhặt bọ, nhưng hễ động khẽ là vụt bay biến đị Vành Khuyên đưa tay vuốt nhẹ lên lớp lông chim bết sương xơ xác, chải xuôi theo một chiềụ Tí nữa, phải đem chôn ngay dưới bụi hồng, không thôi bé Kim Liên đi học về, trông thấy, lại thút thít khóc cả buổi như mấy lần trước. Cả mùa hè, ngày nào Kim Liên cũng háo hức đợi đến sáu giờ chiều để được rải gạo ra vườn gọi chim về ăn. Những con sẻ nâu lanh chanh lúc nào cũng đến sớm nhất, như thể chúng nấp sẵn đâu đó, chỉ đợi những hạt gạo trắng nõn vừa rời khỏi bàn tay bé xíu của Kim Liên là vội vàng ùa tớị Nhưng chành chọe nhau chỉ độ vài phút, chúng vội tán loạn bay lên, nhường chỗ cho bọn bồ câu tham ăn và lì lợm buông phịch tấm thân múp míp xuống. Thỉnh thoảng cũng lẫn một vài bồ câu non mới ra ràng, gầy nhom, lông cánh lơ thơ, bộ dạng ngơ ngác, chỉ dám đứng xa xa nhặt tranh những hạt gạo vãi với lũ sẻ ranh vẫn quanh quẩn đây đó, thỉnh thoảng lại nhảy xổ vào đánh du kích, giành ăn với bọn khổng lồ rồi vội bay vút lên đậu trên cành cây gần đó, nghiêng ngó chờ dịp thuận tiện... Hôm nào Vành Khuyên cũng phải dặn con nhớ chừa lại một nắm gạo, đợi cho bọn chim háu đói và dạn dĩ kia bỏ đi hết, mới rải xuống. Hai mẹ con chạy vào nhà, nấp sau cửa sổ quan sát. Một cặp cu cườm, vài con cổ đỏ và mấy con bạc má khi ấy mới lặng lẽ đáp xuống, đi đi lại lại nhặt mổ, rồi lại lặng lẽ bay lên. Không ồn ào, chí choé như cái bọn ban nãy... Mấy tuần nay trời trở lạnh, Vành Khuyên không cho con ra vườn rải gạo nữa, nên mỗi lần thấy xác chim, con bé lại nghĩ chim chết đói, mà không hề biết rằng đó là những con chim già, không đủ sức vươn cánh theo đàn thiên di về miền nắng ấm, cũng chẳng có thói quen chịu đựng cái lạnh se sắt của mùa thu, đành phải chết cóng. Bầy vịt trời thường lặn hụp ở bến sông đã bỏ đị Gia đình thiên nga cũng vậỵ Lũ bồ câu nằm phục xuống giữa quảng trường trước nhà thờ trong phố, lim dim mắt, sưởi chút nắng hiếm hoi của vừng mặt trời lạnh. Bọn sẻ bớt ầm ỹ hẳn, chúng xù lông xúm xít đậu sát nhau thành một hàng dài trên cành ngô đồng bên kia đường, trông như những nhúm bông gòn bẩn. Chúng đợi vài mẩu bánh mì vụn còn sót lại của bữa điểm tâm mà Vành Khuyên sẽ vãi ra, chút nữạ Mùa hè tươi xanh và phồn thịnh đã chấm dứt. Ngày ngắn đi, lạnh hơn. Vạn vật run rẩy tàn héọ Vành Khuyên nén tiếng thở dài, úp xác chim vào giữa đôi bàn tay đeo găng, bước từng bước nặng nhọc về phía bụi hồng.
Tỉnh dậy, trước mắt tôi, một bầu trời lồng lộng. Ánh mặt trời đã dịu, và trong cái giếng xanh ngắt thăm thẳm không gian ấy, từng đám mây bồng bềnh trôi đi thật nhẹ, những khói và tơ trắng muốt. Giữa đỉnh trời vời vợi cao xa kia, tôi có tìm được cho mình một chỗ đứng - một điểm tựa - nào không, hay lại phũ phàng gãy cánh như Icare rơi vào biển sâu hung tợn... Tôi gượng dậy, nhưng toàn thân im lìm, tê liệt. Từ lúc nào, lũ rong rêu phiền muộn đã quấn quanh cơ thể tôi, bò rúc vào từng làn da thớ thịt và bám chặt lấy những mạch máu bằng các xúc tu nhầy nhụạ Tôi nằm đó, mắt ráo hoảnh nhưng lòng dạ tái tệ...
Vành Khuyên ngồi vào bàn. Viết. Những ý nghĩ tuôn ra thành chữ, xô đẩy nhau ùa vào trang giấy trắng. Xiên xẹọ Xô lệch. Tẩy xóạ Cắt xén. Thêm thắt. Ý thô khi thành lời, thành câu, đã nhiều phần thay đổị Con chữ trên trang giấy, lời nói ghi vào băng đã duyên dáng hơn, nhưng cũng khô cứng hơn những ý nghĩ vẩn vơ khi còn quanh quẩn lan man trong óc. Tự thân con chữ đã sống đời riêng của nó. Những con chữ Vành Khuyên thấy đang chuồi ra dưới ngòi bút của mình, sao mà run run như muốn khóc, cong queo gãy gập, buồn thảm chán chường. Chúng xuôi thành hàng, nhưng không thẳng đường cày mà lại oằn oèo vẽ nên bao núi đồi và thung lũng. Những xác chữ chở ý trôi đây đó trên giấy, như ngoài kia, những xác lá chở cả mùa thu bị cuốn đi tán loạn giữa dòng sông gió bạo cuồng. Nhưng rồi những xác chữ cũng tụ thành câu ở cuối dòng. Câu gom thành ý. Ý nối kết, dần dà dựng nên nhân vật. Những nhân vật của Vành Khuyên ngày xưa là con chó, con mèo trong vở Tập làm văn, là nhỏ bạn cùng lớp hay tên hàng xóm dễ thương thời mới lớn, là anh, là em, là tình nhân kẻ đậm tô hồng mùa yêu đương rộn rã, là cái tôi-soi-gương, cái tôi-nhật ký khi tự giam mình, trốn kín trong vỏ ốc tối tăm. Bây giờ, những nhân vật của Vành Khuyên bước ra từ hoang tưởng, chúng mọc sừng, vỗ cánh, tung bờm, quẫy đuôị Chúng hát bằng lời nhân ngư, chúng cười bằng giọng nhân mã. Nhân vật của Vành Khuyên có khi đội lốt thú mang tim người, hoặc đùa cợt dạng điệu hình nhân nhưng dấu kín dấu sâu lòng lang dạ sóị Vành Khuyên yêu những quái thai đang thành hình, thích vẫy vùng phóng túng sống ngay từ hơi thở đầu tiên. Nhưng Vành Khuyên cũng lại muốn ném thẳng lên mặt giấy tất cả chúng, những nhân vật vụt hiện ra trong từng ý nghĩ điên cuồng, từng giấc mơ quái đản, muốn lột chúng trần trụi giữa đêm đông, căng chúng cháy bỏng giữa trưa hè, nhận chìm đứa có cánh, phơi nẻ bọn có vây, cắt gân lũ tung vó. Vành Khuyên hung hiểm, muốn giết hết, diệt sạch những gì mình thương mến, để cuối cùng, như trong bi kịch, quay đầu bút, đâm xuyên qua mắt, vào thẳng óc, tự hoại thân.
Vành Khuyên ngừng tay, thở dốc. Đứa con trong bụng vừa đưa chân chòi mạnh. Hình như nó hốt hoảng vì những ý tưởng tối ám của người mẹ. Linh tính buộc đứa bé phải báo động sự hiện hữu của nó. Tôi đây này! Tôi muốn (bước) ra / muốn (đi) vào / muốn chào (hỏi) / đời, muốn khóc cười nói năng. Tôi muốn làm một công dân mới của địa cầu trong một kỷ nguyên mới, sẽ đầy dẫy tang, thương, nước mắt hay ngập tràn hạnh, phúc, nụ cườị Tôi chưa biết. Tôi không cần biết. Định mệnh mù sẽ cầm tay dắt tôi đị Tương lai câm sẽ chỉ dạy tôi nhiều điều. Và mẹ, xin đừng bịt tai giả điếc làm ngơ, xin hãy nghe tôi kêu khẩn van nài, cầu xin lạy lục, tôi muốn có được một hình hài bình yên!
Đàn ngựa đến gần. Chúng im lặng ngắm nhìn người bạn đồng hành xấu số, những đôi mắt gợn lên làn sóng vô hình an ủi triền miên. Bỗng con đầu đàn quay cổ hí dài, cả đoàn ngựa vội quên ngay tôi, lao thẳng về phía trước. Cuộc hành trình tiếp tục. Chúng đã bỏ lại tôi như tôi đã từng có ý định bỏ chúng. Chúng đã bỏ lại tôi, như đã từng vượt qua những tảng đá, những gốc cổ thụ già khô, ngàn đời chôn chân bất động. Chúng đã xa tôi... Sao tôi muốn hét thật to, muốn đạp tung tất cả những gì đang vướng víu quanh đây, nhưng... Tiếng vó ngựa nhỏ dần, rồi mất tích. Tôi vẫn còn nằm lại, đôi tay xiềng xích, đôi chân xiềng xích và quả tim xiềng xích. Hãy buông tôi ra! Xin hiểu cho, tôi hãy còn tuổi trẻ, còn máu nóng và còn có thể bay lên với những ước mơ vỗ cánh. Đừng buộc đôi chân tôi phải dính chặt vào mặt đất với sức hút khắc nghiệt, bàn tay tôi phải trói cứng để không được ôm trọn cuộc sống và quả tim tôi phải cúi đầu, đẩy đi khắp châu thân những dòng lệ đắng thay vì nguồn nhiệt huyết đầy tràn. Mất tuổi trẻ, tự do, mơ ước, tôi còn lại gì? Một hình hài gỗ đá, một pho tượng trắng xanh với đôi mắt vô hồn cóng lạnh gió sương...
Đưa tay vuốt khe khẽ khoảng bụng tròn căng dưới lần len mỏng. Tội nghiệp đứa con bé bỏng của mẹ! Con không có cái diễm phúc như chị Kim Liên, ra đời trong sự nôn nao, háo hức chờ đợi của mọi ngườị Con hoài thai chỉ do riêng ý muốn của mẹ, mong tạo ra con để bện chặt thêm sợi dây tình nghĩa, níu giữ bố lại gần bên gia đình. Nhưng mẹ đã lầm. Bố càng vùng vẫy dữ tợn hơn với cái ý nghĩ đã bị sập vào bẫy do mẹ giương ra, bố nhẫn tâm gọi con - đứa con chưa chào đời của mẹ - là vòng thừng thắt quanh cổ, là cuộn xích sắt cùm chặt lấy chân. Bố so sánh ngôi nhà của mình với một chiếc lồng chim chật chộị Và bố tung cửa ra đị Bố bay biến. Mẹ và chị Kim Liên quen dần với sự có mặt thưa vắng của bố. Bố đi, về, như ghé qua gác trọ, như thăm hỏi người dưng. Ăn một miếng, tắm một chặp, soạn sửa giấy tờ, nói chuyện với mẹ vài câu, hỏi han xoa đầu Kim Liên vài cái, rồi đị Cũng có hôm bố về, thức khuya, làm việc hoặc xem báo, và ngủ lại ngoài phòng khách, không vào giường với mẹ. Mẹ cứ nuốt nước mắt vào trong, con uống nhiều, chắc sau này mẫn cảm lắm. Tội nghiệp con tôi! Chị Kim Liên ngày nào cũng hỏi thăm: bao giờ con có em bé để chơi búp-bê hở mẹ, con buồn quá hà! Con có nghe không? Có còn muốn ra góp mặt với cuộc đời buồn bã này nữa không? Chị Kim Liên đang ngồi buồn thỉu ra ở góc phòng kia kìa, chính là kết quả một thời kỳ hạnh phúc tuyệt vời của bố mẹ, kết quả của những chuỗi ngày tươi trẻ mê cuồng ngắn ngủị Mẹ đã ngỡ như vậy, khi lao vào vòng tay bố ngay sau một cuộc tình vừa đổ vỡ. Bố cũng đã nghĩ như vậy, khi sung sướng đón nhận mẹ như đón nhận một món quà từ lâu vẫn thèm thuồng mơ ước: người đàn bà da vàng đầu tiên đến với bố. Nhưng chẳng được bao lâụ Dòng máu thực dân ham hố lại thôi thúc bố đi tìm những người đàn bà da vàng khác. Để khám phá thêm bao điều kỳ bí dấu kín trong mái tóc đen dày rừng rậm đông phương, sau đôi mắt thăm thẳm trời đêm nhiệt đớị Và một khi đã chiếm trọn những thánh tích huyền diệu, đã hưởng đầy những kho tàng vô giá, bố vội bỏ rơi họ, như đã bỏ rơi mẹ, để tiếp tục cuộc săn tìm không thấm mệt. Mẹ mòn mỏi chấp nhận. Mẹ mòn mỏi chờ đợi ngày bố nản chân bon quay về nẻo cũ. Nhưng không. Mẹ tuyệt vọng, bèn xoay ra tìm đủ mọi cách tròng bộ yên cương vào bố, mong kềm chế, níu giữ hồn ngựa hoang. Nhưng vẫn thất bại hoàn toàn. Và con, có lẽ là sự thất bại ê chề nhất mà mẹ phải gánh chịu. Mẹ vụng tính quá. Tha lỗi cho mẹ, con nhé! Mẹ quẫn trí, mẹ cùng đường rồị Mẹ không còn biết phải làm gì nữa, các con ơi!
Chiều đã ngả màu tím sẫm. Chỉ còn vài tia nắng cuối cùng hắt qua làn mây vàng vọt. Vầng dương vừa khuất. Trên thân thể tôi, những hạt cỏ cô đơn đã nảy mầm, đâm rễ. Bao loài giun dế của thảo nguyên lại trỗi lên bản dạ khúc muôn đời huyền hoặc quanh chỗ tôi nằm. Hơi đất lạnh lẽo khiến tôi rùng mình, kiệt lực. Và trong cơn mộng mị chập chờn, tôi thấy mình oằn oại tan biến dần thành cát bụi giữa đám cỏ lá nhỏ nhoi...
Ẩn gấp mấy tờ giấy mỏng lại, ngồi lặng. Jean-Pierre, thằng bạn thân ngày nào, bây giờ lịch sự gọi Ẩn bằng đồng trong thư, viết báo tin vợ hắn, người yêu cũ của Ẩn, Vành Khuyên, vừa qua đờị Có mang tám tháng. Tai nạn? Bệnh tật? Trụy thai Jean-Pierre không cho biết nguyên nhân. Chỉ vài dòng vắn tắt. Kèm thêm một tùy bút viết tay của Vành Khuyên, không tựa, với lời đề tặng: Cho Ẩ. Ẩn không tìm thấy được một chút thịt da xương tóc nào của mình trong đó. Nhân vật tôi trong tùy bút cũng không có vẻ là Vành Khuyên. Chẳng lẽ lại ám chỉ Jean-Pierrẻ Ẩn hoang mang không hiểu Vành Khuyên muốn nhắn nhủ, muốn trăn trối lại điều gì với Ẩn qua những dòng chữ run run ấỵ Cuộc tình đã xạ Liên lạc đã đứt. Vành Khuyên yên vui với chồng con. Ẩn yêu người con gái khác, có hạnh phúc mớị Đâu còn gì để níu kéo, từ cả hai phía?
Nhìn phong bì. Có lẽ Jean-Pierre phải bấm minitel để dò tìm địa chỉ Ẩn. Chắc nó và đứa con gái đầu lòng đang buồn lắm. Mấy năm rồi, không biết tụi nó có thêm được đứa con nào nữa không? Ẩn chợt nhận ra mình đang nghĩ về Vành Khuyên như một phần tử liền da liền xương với Jean-Pierre, với con cái họ, chứ không còn nghĩ đến Vành Khuyên như một nhân tố độc lập, như là người yêu cũ của mình nữạ Thời gian. Kéo theo tàn phai và quên lãng. Bội bạc, dù vô tình, dù cố ý... Ẩn đứng dậy, khoác áo, định bụng sẽ xuống tiệm sách gần nhà, mua một tấm thiệp, viết vài dòng chia buồn với Jean-Pierrẹ Và thế nào cũng phải tìm dịp để viếng mộ Vành Khuyên, ít ra là một lần. Người con gái đẹp, có đôi mắt to tròn và đen nhánh. Vậy mà đành yểu mệnh!.
Cổ Ngư
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Không chỉ con đò mà còn là tiếng gọi

Không chỉ con đò mà còn là tiếng gọi… Nói đến làng quê Việt Nam là chúng ta nhắc đến những dòng sông, bến nước, con đò đã gắn bó từ xa xưa...