Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bản dạ khúc bí ẩn của Chopin_Nocturne

Bản dạ khúc bí ẩn của Chopin_Nocturne

Chopin sinh ngày 22 tháng 2 năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp , mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản polonaise cung Sol thứ và Si giáng trưởng. Ông cũng đã tham gia một số buổi hòa nhạc từ thiện. Những buổi học piano chuyên nghiệp của ông bắt đầu từ năm 1816 đến năm 1822, khi mà tài năng của cậu bé đã vượt qua cả người thầy Wojciech Zywny của mình. Sự phát triển tài năng của Chopin được theo dõi bởi Wilhelm Würfel, giáo sư, nghệ sĩ piano danh tiếng tại Nhạc viện Warsawa, người đã cho cậu một số lời khuyên có giá trị trong biểu diễn đàn piano và organ.
Từ năm 1823 đến năm 1826, Chopin học tại Warsawa Lyceum, nơi bố cậu là một trong những người giảng dạy. Cậu bé đã dành những kì nghỉ ở những căn nhà của gia đình những người bạn học ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Nhà soạn nhạc trẻ tuổi đã nghe và ghi lại những bài hát dân ca, tham gia vào những đám cưới của những người nông dân và những lễ hội đồng quê, đồng thời chơi một thứ nhạc cụ dân gian giống như cây đàn contrabass. Và tất cả những hoạt động này đã được cậu bé miêu tả trong những lá thư của mình. Chopin đã trở nên gắn bó với âm nhạc dân gian của vùng đồng bằng Ba Lan, với sự thanh khiết, đặc sắc, giàu tính giai điệu và âm hưởng dân vũ. Khi sáng tác những bản mazurka đầu tiên và một số bản khác sau này, Chopin đã dựa vào nguồn cảm hứng được ông lưu giữ đến cuối đời này.

Mùa thu năm 1826, Chopin bắt đầu học lí thuyết âm nhạc và sáng tác âm nhạc tại trường trung học phổ thông về âm nhạc tại Warsawa, một bộ phận của Nhạc viện Warsawa và Đại học Warsawa. Tuy nhiên, Chopin đã không theo học lớp piano. Nhận thấy tài năng xuất chúng của Chopin, Józef Elsner - nhà soạn nhạc và hiệu trưởng của trường - đã cho phép Chopin tập trung vào piano nhưng vẫn buộc ông học các môn lí thuyết. Chopin, vốn có khả năng trời phú về sáng tác âm nhạc, đã học được ở trường sự kỉ luật và chính xác trong kết cấu tác phẩm, cũng như hiểu được ý nghĩa và logic của từng nốt nhạc. Đây là thời gian ra đời của những tác phẩm có tầm cỡ đầu tiên của Chopin, ví dụ như bản Sonata cung Đô thứ, những khúc biến tấu opus số 2 dựa trên một chủ đề trong vở Don Giovanni của Mozart, bản Rondo á la Krakowiak op. 14 và bản tam tấu cung Sol thứ, opus 8 cho piano, violin và cello. Chopin kết thúc quá trình học tập của mình tại trường phổ thông vào năm 1829 và sau 3 năm học tại trường, Elsner đã viết trong một bản báo cáo: "Chopin, Fryderyk, học sinh năm thứ 3, một tài năng lớn, thiên tài âm nhạc".
Mikołaj Chopin,vẽ bởi Mieroszewski, 1829
Khi trở về Warsawa, Chopin cống hiến cho sự nghiệp sáng tác và đã viết một số tác phẩm, trong đó có 2 bản concerto cho piano và dàn nhạc cung Fa thứ và Mi thứ. Bản concerto số 1 đã được gợi cảm hứng rất lớn từ cảm xúc của nhà soạn nhạc đối với Konstancja Gladkowska, sinh viên thanh nhạc tại nhạc viện. Đây cũng là thời kì Chopin cho ra đời những bản nocturne, étude, waltz, mazurka đầu tiên. Trong những tháng cuối cùng trước ngày Chopin dự định ra nước ngoài sinh sống, Chopin đã có một số buổi biểu diễn trước công chúng, chủ yếu là ở Nhà hát quốc gia Warsawa, nơi 2 bản concerto lần đầu tiên được biểu diễn. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1830, ông đã có một buổi hòa nhạc chia tay tại Nhà hát quốc gia Warsawa, trong đó ông đã biểu diễn bản concerto cung Mi thứ, và K. Gladkowska đảm nhiệm vai trò ca sĩ. Ngày 2 tháng 11, cùng với người bạn Tytus Woyciechowski, Chopin đã đến nước Áo, với dự định đi tiếp sang Italy.
Mùa thu năm 1831, ông đến Paris. Ở Paris, ông chọn nghề chơi và dạy đàn cùng lúc soạn nhạc, và ông lấy tên tiếng Pháp là Frédéric-François Chopin. Cả cuộc đời, sức khoẻ ông không được tốt . Ông có mối quan hệ gần gũi nhưng đầy trắc trở với nhà văn Pháp George Sand trong suốt 10 năm trước khi ông qua đời do lao phổi ngày 17 tháng 10 năm 1849 tại Paris, thọ 39.
Những Dạ khúc (Nocturnes) của Chopin - "nhà thơ của cây đàn Piano", thuộc vào số những sáng tác nổi bật nhất của tác giả và cả thế loại này.
Nocturne

Chopin Nocturne No 2 Op 9 (Guitar)

http://yaoiland.vn/

Người đẹp ngủ trong rừng (Ballet)-Tchaikovsky

Người đẹp ngủ trong rừng (Ballet)-Tchaikovsky

 Người đẹp ngủ trong rừng” là vở ballet dựa theo câu chuyện cổ tích của Charles Pernault, do Pyotr Tchaikovsky soạn nhạc và Marius Petipa viết libretto. Vở ballet ra mắt công chúng lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1890 tại Nhà hát Mariinsky, St. Petersburg, với nhạc trưởng người Ý Riccardo Drigo và lực lượng diễn viên rất „hoành tráng” (điệu valse với các vòng hoa (valse villageoise) trong hồi I đã do 150 vũ công thực hiện!) Vai Công chúa Aurora do ngôi sao ballet người Ý Carlota Brianza đảm nhận. 
Mặc dầu vậy, „Người đẹp ngủ trong rừng” đã bị giới phê bình tẩy chay. Họ cho rằng nhạc của Tchaikovsky là „không thể múa được”, bản thân vở ballet thì không có nội dung gì, chỉ là một chuỗi các điệu múa chảng liên quan gì đến nhau, không nên thơ chút nào, giống như một gánh hàng xén... Tờ „Thời báo St. Petersburg” còn cho đăng một bài thơ châm chọc rất “phản động”, đại ý là „nếu ai chưa biết thế nào là chán ngán, thì hãy đi xem vở ballet mới, nếu thích „người đẹp” và „ngủ” thì chắc chắn sẽ được một giấc ngủ ngon”. Một tờ báo khác nhận định: „thiên tài của nghệ thuật opera có thể trở thành một nhà soạn nhạc ballet bất tài”. (Thực ra, những lời phê bình này không hẳn là hoàn toàn vô lý. Vở ballet quả thực là hơi bị lê thê, những mạch truyện bị nhấn chìm giữa vô số các điệu nhảy, hết điệu này đến điệu khác.)
Trái ngược với thái độ của các nhà phê bình, khán giả đón nhận vở ballet rất nồng nhiệt. Chỉ trong mùa biểu diễn đầu tiên, „Người đẹp ngủ trong rừng” đã được trình diễn tới 21 lần! Nguyên nhân có lẽ là do nội dung của vở diễn phù hợp với thị hiếu của cung đình Sa hoàng và khán giả St. Petersburg lúc bấy giờ. Khác với „Hồ Thiên Nga”, nó không có những yếu tố bi kịch, những xung đột của cảm xúc. Toàn bộ vở ballet là một câu chuyện cổ tích tràn đầy niềm vui và ánh sáng. Ngay cả lời nguyền độc địa của bà tiên xấu bụng Carabosse cũng chỉ trở thành một giấc ngủ êm đềm. Chẳng có gì ngăn trở tình yêu của hoàng tử và công chúa, chàng chỉ việc đến hôn nàng 1 cái là xong! 
„Người đẹp ngủ trong rừng” bao gồm rất nhiều các điệu múa (gần 30 điệu) với các hình thức vô cùng phong phú. Một nhà nghiên cứu lịch sử ballet người Nga đã gọi vở ballet này là „bách khoa toàn thư của nghệ thuật múa ballet cổ điển”. Nếu như trong „Hồ Thiên Nga”, Petipa chỉ dùng vài pas (1), thì trong vở này ông đã tận dụng chúng hết mức. Ông sử dụng những pas đã bị quên lãng từ lâu của các trường phái ballet Pháp và Ý và phát triển chúng. Ông làm phong phú thêm các động tác tay, để qua đó đạt được một sự thống nhất trong phong cách. Ông không tìm các phương thức biểu đạt mới mẻ, nhưng đã sử dụng toàn bộ kinh nghiệm và kiến thức của mình để đem đến cho những hình thức truyền thống một vẻ đẹp, sự quyến rũ và bước nhảy mới. „Ông là thiên tài trong nghệ thuật khắc họa những hình thức múa đặc biệt, ví dụ như việc phân biệt tính chất của các pas de deux. Trong „Người đẹp ngủ trong rừng” có tất cả các biến thể của nó: pas de deux classique trong điệu múa của Hoàng tử và bà tiên Tử đinh hương, ở đây người nam chỉ là người trợ giúp (porteur) để nâng và giữ cho người nữ; pas de deux demi-classique trong điệu múa của Chim Xanh và Florina, ngoài việc làm porteur để nâng và giữ người nam còn múa cùng người nữ; pas de deux caractere trong điệu múa của Mèo Đi Hia và Mèo Trắng, khi cả 2 diễn viên cùng múa song song; và cuối cùng là màn lôi cuốn nhất của vở ballet – grand pas de deux classique của Công chúa và Hoàng tử, đầu tiên là các tư thế nâng cao lên không, tiếp theo là pas seul (điệu múa đơn) của Công chúa, rồi đến pas seul của Hoàng tử, và cuối cùng là múa chung. Ngoài vô số các pas de deux, Petipa đã biên soạn 6 pas seul ở phần mở đầu và 4 pas seul ở hồi cuối cùng cho các bà tiên, mỗi cái lại mang những đặc tính riêng về kỹ thuật, phù hợp với tính chất của vai mà người diễn viên thể hiện.” (Irena Turska)
Mặc dù có những thành công vượt bậc trong dàn dựng, và mặc dù Petipa hết sức hợp tác với Tchaikovsky, phần âm nhạc của Tchaikovsky không đem đến cho vở ballet được hết những giá trị của nhạc giao hưởng. Đỉnh cao nghệ thuật dàn dựng của Petipa không phải lúc nào cũng được hòa đồng với đỉnh cao âm nhạc của Tchaikovsky. Mặt khác, libretto và phần dàn dựng của Petipa mang phong cách Pháp nhiều hơn là phong cách Tchaikovsky.
Dẫu vậy, „Người đẹp ngủ trong rừng” vẫn là vở ballet đỉnh cao nhất của Marius Petipa. Bản thân Tchaikovsky cũng luôn xem đây là vở đỉnh cao nhất của ông, nhưng hậu thế lại có đánh giá khác và xếp „Kẹp Hạt Dẻ” lên trên. 

http://yaoiland.vn/

Romeo và Juliet - Tchaikovsky

Romeo và Juliet - Tchaikovsky

Cũng giống như những nhà soạn nhạc khác như Berlioz và Prokofiev, Tchaikovsky có những cảm hứng sâu sắc từ Shakespeare, và ông còn viết những tác phẩm khác dựa theo những vở kịch như The Tempest và Hamlet. Romeo and Juliet, không giống như những tác phẩm khác của Tchaikovsky, không được đánh số tác phẩm.

Tác phẩm được viết dựa trên các chủ đề chính về cha Friar Laurence, mối thâm thù giữa hai dòng họ Montague - Capulet và tình yêu giữa Romeo và Juliet.
Chủ đề đầu tiên được tách ra làm hai phần rõ rệt. Bộ gỗ mở đầu đầy trang nghiêm ở giọng Pha thăng thứ, giống như âm nhạc được sử dụng trong nhà thờ Chính thống giáo Nga - ở đây muốn ám chỉ tới cha Friar Laurence, và vang lên nối tiếp sau đó là bộ dây và kèn co.
Những âm trầm của dàn dây tạo một cảm giác bất an về điềm bất hạnh sắp ập tới. Âm lượng của dàn nhạc tăng dần với những âm thanh mạnh mẽ, đầy khích động trong sự mâu thuẫn giữa hai dòng họ Montague và Capulet. Một trận đấu kiếm quyết liệt diễn ra.
Giai điệu đột nhiên chậm lại, chuyển sang giọng Rê giáng trưởng, mở đầu cho chủ đề tình yêu, đầy nồng thắm và khát khao của đôi tình nhân trẻ Romeo và Juliet nhưng luôn phảng phất chút lo lắng. Tiếp theo đó chủ đề trận chiến quay trở lại, với cường độ mạnh hơn và đẩy đến cao trào của bản nhạc.
Tiếng sáo flute và kèn oboe mang theo chủ đề tình yêu vút lên trên giai điệu dữ dội của bè dây. Dàn nhạc vang lên những tiếng như sấm dậy cùng tiếng cymbal chát chúa đổ ầm xuống như báo hiệu sự tự vẫn của đôi tình nhân.
Chủ đề cuộc chiến được tái hiện lần cuối, và rồi dịu bớt, nhường chỗ cho điệu nhạc chậm buồn ở giọng Si thứ nối tiếp sau đó, với tiếng trống timpani lặp lại liên hồi cùng tiếng tuba kéo dài liên hồi. Những giai điệu ngọt ngào dành cho đôi tình nhân lại được ngân lên, và lời ám chỉ cuối cùng cho chủ đề tình yêu được đưa lên tới đỉnh điểm, mở đầu với tiếng trống đầy timpani đầy sức mạnh, dàn kèn đồng cũng thét vang để kết thúc overture.
Phiên bản đầu tiên của Romeo and Juliet có phần mở đầu được viết theo thể thức fugue và sự đối lập của hai chủ đề - đúng như lý thuyết mà một nhà soạn nhạc có thể trông chờ cho sản phẩm của mình.
Trong khi Balakirev trả lời cho chủ đề tình yêu mà Tchaikovsky viết, “Tôi chơi nó thường xuyên, và tôi muốn ôm anh rất nhiều vì nó”, ông cũng loại bỏ rất nhiều những bản thảo trước mà Tchaikovsky đã gửi – phần mở màn, lấy thí dụ, âm thanh rất giống với tứ tấu của Haydn hơn hợp xướng của Liszt mà ông đề nghị lúc ban đầu – và tác phẩm liên tục được thư từ giữa Moscow và St. Peterburg, giữa Tchaikovsky và Balakirev.
Tchaikovsky chấp nhận một số góp ý của Balakirev nhưng không phải là tất cả. Khi hoàn thành xong tác phẩm, ông đề tặng nó cho Balakirev.
Trong lần đầu tiên công diễn vào ngày 16 tháng 3 năm 1870, sự ra mắt của tác phẩm bị trở ngại bởi một câu chuyện lùm xùm về mối quan hệ giữa nhạc trưởng Nikolai Rubinstein, bạn của Tchaikovsky, và nữ học trò của ông.
Mối quan hệ này khi được phát hiện đã gây trở ngại không nhỏ trước ngày công diễn, và nó còn có sức thu hút khán thính giả hơn là bản overture mới. Và kết quả là tác phẩm Romeo and Juliet không được thành công như mong đợi.
Tchaikovsky đã phải nói rằng: “Sau buổi công diễn chúng tôi cùng nhau ăn bữa tối… Không ai nói một lời nào với tôi về bản overture trong suốt buổi tối đó. Và tôi đã thầm mong sự đánh giá đúng về nó”.
Sự thất bại trong phiên bản Romeo and Juliet đầu tiên đã khiến Tchaikovsky hoàn toàn chấp nhận những lời phê bình của Balakirev và viết lại tác phẩm này. Nó còn buộc Tchaikovsky phải vươn xa hơn thứ âm nhạc mà ông được đào tạo và viết lại rất nhiều để có được phiên bản như chúng ta biết ngày nay.
Lần này có một thay đổi đặc biệt, đó là Tchaikovsky đã chuyển chủ đề tình yêu ra khỏi phần phát triển, đưa nó đối đầu với chủ đề đầu tiên (sự xung đột giữa hai dòng họ Montague và Capulet). Sự kết lại của chủ đề thứ nhất có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến chủ đề tình yêu, và rốt cuộc phá hoại nó. Tiếp sau mô hình này, Tchaikovsky thay đổi sự xung đột trong giai điệu từ phần phát triển sang phần kết, nơi nó đạt đến đỉnh điểm của bi kịch.
Trong lúc ấy, Rubinstein rất ấn tượng với những tác phẩm xuất sắc của Tchaikovsky nói chung và tác phẩm Romeo and Juliet nói riêng. Ông đã thu xếp với nhà xuất bản Bote and Bock để xuất bản tác phẩm này vào năm 1870. Nó được coi là một thành công khi vào thời gian này âm nhạc của Tchaikovsky hầu như không được biết tới ở Đức.
Balakirev thì nghĩ rằng Tchaikovsky đã vội vàng khi cho xuất bản Romeo and Juliet. “Đó là điều đáng tiếc đối với anh, hay đúng hơn là Rubinstein, đã hấp tấp khi cho xuất bản Overture này”, ông viết cho Tchaikovsky. “Mặc dầu phần mở đầu mới đã được sửa đổi, ở đó có những thay đổi khác mà tôi đã muốn anh làm.”
Balakirev kết lại bằng việc hy vọng Jurgenson sẽ một lúc nào đó đồng ý “duyệt lại và hoàn thiện hơn Overture”. Phiên bản thứ hai được trình diễn tại St. Peterburg vào ngày 17/2/1872, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Eduard Nápravník.
Vào năm 1880, 10 năm sau khi phiên bản đầu tiên được công diễn, Tchaikovsky viết lại phần kết của tác phẩm này. Được hoàn thành vào ngày 10/9/1880, nhưng nó chỉ thực sự giành được tiếng vang lớn vào ngày 1/5/1886 tại Tbilisi, Georgia, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Mikhail Ippolitov-Ivanov.
Phiên bản thứ ba và cũng là cuối cùng này là phiên bản được trình diễn nhiều nhất hiện nay. Những phiên bản trước đó chỉ thỉnh thoảng được biểu diễn như để tham khảo về một giai đoạn lịch sử hình thành của tác phẩm.
Online 
1/2
2/2

http://yaoiland.vn/

ALBUM nhạc hòa tấu

ALBUM nhạc hòa tấu 



http://www.youtube.com/watch?v=PvZ1n...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Kt94q...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=8XOwc...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=NAhzY...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=ATBbi...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=MBDD2...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=ZN51s...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=AERdx...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=85CXX...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=0bRIO...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Atzhx...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=x-Drg...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=-Fn-R...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=ZqOu2...eature=related
Bản Giao Hương Định Mệnh
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW66DI08.html
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6A8WOI.html
http://www.youtube.com/watch?v=KKEWB3VfoN8
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IWZCUWC8.html
Serenata
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6DD9CB.html
Song Of Ocarina
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6UC0OE.html
Kaze No Catharsis
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6969ED.html
Winter Sonata Ost
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6OF889.html
The Beast.
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6D6CCA.html
Mona Lisa's Tears
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6F0CF7.html
Danube Wave
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6DABUE.html
Summer
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IWZCOA8Z.html
Autumn In My Heart
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW697CED.html
Autumn And Resentment
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6ZOUEB.html
Granuaile's Dance By Mairead Nesbitt
http://www.youtube.com/watch?v=j3eDG...ayer_embedded#!
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=ID3sAoVFZP
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=9PgYlx3qL2
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=m_xssJfLgh
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=rDDrmQtJuV
http://www.youtube.com/watch?v=GevOH...layer_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=4Xl5y...layer_embedded
Nocturne
http://www.nhaccuatui.com/m/7_R6Y84O9V
Chopin Nocturne No 2 Op 9 (Guitar)
http://www.nhaccuatui.com/m/Q4Wwkk6xkv
Chopin - Nocturne Opus 9 No 1
http://www.youtube.com/watch?v=B9ocE8T9XJc&feature=fvst
Chopin Nocturne Op.9 No.2 (Arthur Rubinstein)
http://www.youtube.com/watch?v=YGRO05WcNDk
Chopin Nocturne Op.9 no.3
http://www.youtube.com/watch?v=U3k2iaZIIY0
Still thinking of you ( The painter of the wind OST)
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=xRX43wPJeB
Serenade No.1, D-major (Nonett), op.11, 1. movement;
http://www.youtube.com/watch?v=nVt_ekfE2j0
Serenade No.1, D-major (Nonett), op.11, 1. movement;
http://www.youtube.com/watch?v=3wqCr...eature=related
Serenade No. 1 in D, Op. 11 - 1. Allegro molto (1/2)
http://www.youtube.com/watch?v=OlY-c...eature=related
Serenade No. 1 in D, Op. 11 - 1. Allegro molto (
http://www.youtube.com/watch?v=VqQEu...eature=related
Serenade No. 1 in D, Op. 11 - 3. Adagio non troppo (1/2)
http://www.youtube.com/watch?v=cSmpT...eature=related
Serenade No. 1 in D, Op. 11 - 3. Adagio non troppo (2/2)
http://www.youtube.com/watch?v=tKUx4...eature=related
May be
http://mp3.zing.vn/bai-hat/May-Be-Yiruma/ZWZ970I6.html
Love me
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Love-Me-Yiruma/ZWZ970I7.html
River flows in you

http://mp3.zing.vn/bai-hat/River-Flo.../ZWZ970I8.html
Passing by

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Passing-B.../ZWZ970I9.html
It's your day

http://mp3.zing.vn/bai-hat/It-s-Your.../ZWZ970IA.html
When the love falls

http://mp3.zing.vn/bai-hat/When-The-.../IWZDW9FW.html
Left my heart

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Left-My-H.../ZWZ970IC.html
Time forget...

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Time-Forg.../ZWZ970ID.html
On the way
http://mp3.zing.vn/bai-hat/On-The-Wa.../ZWZ970IE.html
Till I find you

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Till-I-Fi.../ZWZ970IF.html
If I could see you again

http://mp3.zing.vn/bai-hat/If-I-Coul.../ZWZ970WI.html
Dream a little dream of me
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dream-A-L.../ZWZ970WW.html
http://mp3.zing.vn/bai-hat/I-Yiruma/ZWZ970WO.html
Farewell
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Farewell-.../ZWZ970WU.html
Long long ago
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Long-Long.../IW6IUOD6.html
Donghwa (동화)

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Donghwa-Yiruma/ZWZACA7E.html
http://yaoiland.vn/

Dấu ấn của Chopin

Dấu ấn của Chopin

Frederic Chopin (1810 -1849) là nhạc sĩ thiên tài, nghệ sĩ piano vĩ đại, người sáng lập ra nền âm nhạc kinh điển Ba Lan và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nghệ thuật âm nhạc thế giới. Ông được coi là trái tim của dòng nhạc lãng mạn đầu thế kỷ 19, và đó cũng là thời kỳ vàng son rực rỡ của đàn piano. Chopin hầu như chỉ viết cho piano với rất nhiều thể loại và sáng tạo ra nhiều thể loại mới. Ông là nhạc sĩ đầu tiên đưa vào phẩm của mình những âm hưởng đặc biệt của âm nhạc dân tộc Ba Lan, và cũng là một trong những nghệ sĩ biểu diễn piano lừng danh nhất thế giới.

Chopin nổi tiếng với rất nhiều nhạc phẩm bằng nghệ thuật âm nhạc tài tình. Nhờ những kỹ năng độc đáo như tăng thêm các phím đàn, dùng bàn đạp của đàn, cách bấm phím mới và kỹ thuật sử dụng phím đàn rất điêu luyện hay cải tiến hòa âm với các nét nhạc trữ tình, bay bổng… Chopin đã tạo ra những hiệu ứng âm nhạc mới lạ rất đặc biệt. Bàn tay tài hoa trên cây đàn piano của Chopin diễn tả âm nhạc với một nghệ thuật độc đáo, rất trữ tình và nên thơ. Người ta ví nhạc của ông như những bài thơ làm bằng nhạc. Trong cuộc đời 39 năm ngắn ngủi, con người tài hoa này đã làm nên điều kỳ diệu, bất tử với một di sản âm nhạc đồ sộ và tuyệt vời. Chopin luôn được tôn vinh như một nhạc sĩ thiên tài, không chỉ ở Ba Lan mà trên toàn thế giới. Những ngày ở Ba Lan, tôi có dịp tìm hiểu về Chopin và điều đó đã để lại trong tôi những ấn tượng rất sâu sắc. Lần theo dấu ấn của nhạc sĩ vĩ đại, chúng ta hãy bắt đầu từ câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Chopin sinh ngày 22-2-1810 tại Zelazowa Wola, Ba Lan - Đó là ngày sinh ghi trong giấy chứng nhận rửa tội tại nhà thờ, còn theo lời của Chopin và gia đình thì ông ra đời ngày 1-3. 
Chopin mang trong mình dòng máu Pháp của cha và Ba Lan của mẹ. Mẹ ông thuộc một gia đình quý tộc đã bị sa sút, còn cha ông tới Ba Lan dạy tiếng Pháp cho các gia đình quý tộc. Số phận đã xui khiến ông tới dạy ở gia đình bà, để họ nên vợ chồng và sinh ra bốn người con, trong đó Chopin là con trai duy nhất. Trong cuộc sống êm ả ở căn nhà ngoại ô Warszawa, Chopin thừa hưởng từ cha mẹ những năng lực và một nền giáo dục tốt đẹp. Lúc 2 tuổi, cậu bé đã say sưa ngồi  nghe mẹ chơi nhạc hàng giờ. Bà chơi đàn hay, thích nhảy múa và hát những bài dân ca Ba Lan. Bởi vậy mới 6 tuổi và chưa hề học nhạc nhưng trong một đêm xuất thần, cậu bé đã ứng tác một nhạc khúc trên đàn piano khiến mọi người sửng sốt. Sau đó Chopin được học nhạc với nhạc sĩ bậc thầy Joseph Elsner - người sáng lập và là giám đốc Nhạc viện Warszawa. Nhờ vậy 7 tuổi cậu bé đã công bố nhạc phẩm đầu tay mang tên Vũ khúc Ba Lan. Bản nhạc được in trên báo Warsawa, và hiện được lưu giữ tại bảo tàng Chopin ở Warszawa. Một năm sau, Chopin đã chững chạc trình diễn trước công chúng bản Concerto của Adalbart Gyrowetz. Cậu bé còn viết nên những bản Polonaises, Mazurka và một bản Waltzes. Khi lưu diễn ở Warszawa, nữ danh ca Angelica Catalani người Ý đã có dịp nghe Chopin chơi đàn và ứng tác bản nhạc Mazurka. Bà xúc động nhận xét ngón đàn của cậu bé thực huyền diệu, khiến bà như đã tìm được ngọc ở thế gian. Bà còn tặng cậu bé chiếc đồng hồ vàng có khắc dòng chữ khen ngợi. Khi đó Chopin mới 10 tuổi. Năm năm sau, Chopin đã xuất bản điệp khúc viết cho piano, rồi trở thành sinh viên Nhạc viện Warszawa khi mới 16 tuổi!
Chopin thích đến Warszawa và nhiều vùng quê Ba Lan, nghe những người dân ca hát và nhảy múa. Sau khi mất đi người con gái út năm 1827, gia đình Chopin chuyển về vùng cố đô Krakow. Ở đó, chàng nhạc sĩ trẻ rất vui thích khi chui xuống uống rượu ở bảo tàng mỏ muối dưới lòng đất, hay say sưa chơi đàn bên hồ nước. Và cũng ở vùng đất này, Chopin đã sáng tác những bản nhạc bất hủ. Khi 19 tuổi, trái tim Chopin lần đầu rung động. Chàng nhạc sĩ tài hoa sớm nổi tiếng và cũng rất… đa tình, nhưng chính trái tim đa cảm ấy đã góp phần giúp Chopin viết nên nhiều bản nhạc tuyệt vời.
Khi có dịp làm quen với âm nhạc phương Tây qua những nhạc sĩ nổi tiếng, Chopin quyết định rời quê hương để hòa nhập vào thế giới âm nhạc rộng lớn. Chàng nhạc sĩ trẻ tới thành phố Vienna, chuẩn bị cho việc xuất bản nhạc phẩm và trình diễn của mình. Rồi thủ đô Paris nước Pháp, nơi quy tụ nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã lôi cuốn Chopin. Ông tới Paris tháng 9-1831, sống bằng nghề biểu diễn và dạy đàn. Ở đó ông đã gặp gỡ những nhạc sĩ tên tuổi như Liszt, Berlioz, Rossini, Meyerbeer…rồi làm quen với nữ văn sĩ George Sand.
 Dường như sự khác biệt đã tạo nên sự bù đắp và hấp dẫn, khiến họ trở nên thân thiết. Chàng nhạc sĩ tài hoa 28 tuổi rất ốm yếu và ủy mị, còn nữ văn sĩ 34 tuổi, một nhà hoạt động chính trị, xã hội tích cực với tính cách lãng mạn mà rất mạnh mẽ. Bà quý trọng và nhận thấy tài năng sáng tạo tuyệt vời của Chopin. Ở Paris, Chopin tập trung vào sáng tác, viết được nhiều nhạc phẩm rất được ưa thích. Và chính mối quan hệ đặc biệt này đã “tiếp lửa” rất nhiều để nghệ thuật âm nhạc của ông càng tỏa sáng.
Mùa đông năm 1838-1839, George Sand đưa Chopin đến đảo Majorca tĩnh dưỡng, nhưng sức khỏe của ông vẫn tiếp tục suy giảm. Dù vậy ông vẫn say mê sáng tác, viết được tới 24 dạo khúc tại Valldemosa nên sau này người ta đã đặt Viện Bảo tàng Chopin ở đây. Từ đó tới năm 1846, mùa hè Chopin sống tại lâu đài Nohant của George Sand - nơi ông có nhiều cơ hội giao lưu với giới trí thức, tinh hoa của nước Pháp. Nên tuy sức khỏe ngày càng tệ đi nhưng Chopin lại có nhiều nguồn cảm hứng và sáng tác rất thành công.
Nhưng dòng đời vốn không yên ả: tình yêu trở thành xung đột, ghen tuông khi gia đình George Sand có sự bất đồng và chia thành “hai phe”: Một bên là Chopin và con gái nữ văn sĩ, một bên là bà và con trai. Mối tình nghệ sĩ tan vỡ khiến Chopin suy sụp và mất đi nguồn cảm hứng sáng tạo.
Chopin trở về Paris năm 1847, và năm sau ông tới London, thủ đô nước Anh theo lời mời của Jane Stirling – học trò của ông, một phụ nữ Scotland giàu có. Ở London, Chopin đã có nhiều buổi trình diễn, đặc biệt là trình diễn trước nữ hoàng Victoria và những buổi trình diễn gây quỹ cứu trợ cho người tị nạn Ba Lan. Sau đó Chopin trở về Paris, sống nhờ sự giúp đỡ của gia đình Stirling. Và không lâu sau, ngày 17-10-1849 ông mất vì bệnh lao phổi.
Trong đám tang Frederic Chopin, rất đông văn nghệ sĩ nổi tiếng và nhà quý tộc đến dự, chỉ vắng George Sand. Bản nhạc Cầu Hồn Requiem của Mozart được tấu lên theo ý nguyện của Chopin. Chàng nhạc sĩ tài hoa mà đoản mệnh này được chôn cất ở Paris cùng với nắm đất quê hương mà chàng luôn mang theo, riêng trái tim được đưa về Ba Lan cũng theo ý nguyện vọng của ông. Trái tim của nghệ sĩ vĩ đại này được lưu giữ tại nhà thờ Krzyza ở Warszawa.
Vũ Thanh 

Lensko - Cetus


Về hai bản nhạc "Etude cung Mi Truởng"
và "Nocturne cung Mi-giáng Truởng"
của Chopin
Vẫn trên tinh thần của bài "Torna a Surriento", hôm nay ta bàn về hai bản nhạc "Etude en Mi- Majeur" và "Nocturne en Mi-bemol Majeur" của Chopin.
Đi ra một cửa hiệu bán các CD nhạc của Mỹ và ngọai quốc ngày nay ở xứ này thì ta có thể chọn các đĩa nhạc Chopin ở hai nhóm đĩa khác nhau: Một là ở các quầy có ghi "Nhạc Cổ Điển" và hai là ở các quầy cò ghi "Nhạc để nghe không mấy khó khăn phức tạp", tạm dịch cho thật sát nghĩa hai chữ "Easy listening" trong tiếng Anh !
Thỉnh thoảng, chỉ khi nào nhắm tìm tòi một cái gì rất cụ thể thì tôi mới ghé qua cái quầy "Nhạc Cổ Điển", còn thường thì tôi chỉ ghé qua các quầy có ghi "Easy listening". Xưa nay tôi chỉ thích nhạc "Cổ Điển" theo cái kiểu như thế này: Trong cả cái mớ sáng tác khổng lồ của Beethoven, chẳng hạn, tôi chỉ thích một "mouvement" duy nhất là cái đọan "Adagio" trong tòan bộ cái "Symphonie Pathetique" của tác giả, hoặc như cái bài "Sonate cung Do-thăng Thứ" - vẫn thường đuợc gọi là "Moonlight Sonata" của ông. Hoặc trong mớ tác phẫm của Franz Schubert thì tôi cũng chỉ thích có mỗi một bản "Impromptu" ("Ngẫu hứng") của ông, hoặc như bài bài "Ave Maria", và bài - tất nhiên rồi- "Serenade của Schubert" (tên thật của nó không phải như vậy !)
Còn Chopin thì xưa nay tôi cũng chỉ thích nghe có hai bài : "Etude en Mi Majeur" (Vẫn thường đuợc gọi là "Tristesse" kể từ khi Tino Rossi hát lời Pháp dễ chừng đã cả trăm năm nay ! "L'ombre s'enfuit... Adieu beaux rêves..!" "Bóng tối lui đi .. Thôi rồi còn đâu những giấc mơ đep đẽ.."),bản "Nocturne en Mi-bemol Majeur". và một vài bài "Valses" của ông. V.v.. Ai vào các cửa hiệu bán CD nhạc Mỹ và ngoại quốc ở xứ này, đến các quầy "Easy listening", rồi thấy các đĩa hát có tựa đề đại loại như "Những giai điệu đẹp nhất trên thế gian này" ("The most beautiful melodies in the world") thì thể nào cũng bắt gặp những bản nhạc loại như thế của tất cả các tác giả "Cổ Diển" mà ta vẫn thường nghe tiếng. Muốn nghe những món phức tạp dài dòng hơn thì xin mời qua quầy "Classical Music" "chính quy" !
Cái hay cái đẹp trên đời này thì nhiều quá, (những cái không hay không đẹp thì hơi đâu mà bận tâm thêm cho mệt trí),  cho nên từ đã rất lâu, tôi tự chọn cho mình cái phương châm: "Thích ít ít, thích giản dị" cho nó nhẹ cái nợ đời !
Mà đối với các tác phẩm Văn Học Nghệ Thuật nói chung thì một khi đã "thích" cái gì là tôi hay có tật tò mò tìm hiểu đễn những nguyên tố đẫn đến tác phẩm mà tôi cho là "hay" đó !
Hôm nọ tôi đã cùng bạn đọc "dò la" về bản nhạc "Torna a Surriento" của De Curtis, ông người Ý. Sau đấy tôi tiếp tục cùng bạn đọc "dò la" về bài "Les feuilles mortes" của Jacques Prevert va Kosma là hai ông người Pháp. Kỳ này, vẫn trên tinh thần đó, ta đi tìm hiểu hai tác phẩm của một nhân vật thuộc lọai "nặng ký" hơn là ông người Balan có máu Pháp trong người : Frederic Chopin !
Trước hết, bàn về khía cạnh “gốc và ngọn” trong tương quan giữa một tác giả và một (hay các) tác phẩm . Theo cách nhìn của người viết ở đây thì thân thế của tác giả, những chặng đuờng người ấy đi qua xuyên suốt cả cuộc đời, lồng trong bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể vây quanh cuộc đời đó là cái “gốc”, còn tác phẩm thì tôi coi như cành lá cho đến ngọn .
Frederic Chopin sinh năm 1810 tại Ba-lan, (1813: Đạo quân của Napoleon tiến vào Ba-lan), mất năm 1849 tại Paris, Pháp. Bố, Micolaj (tương đuơng với “Nicolas” trong tiếng Pháp) Chopin là người Pháp, sinh tại vùng Lorraine và qua Ba-lan từ năm 16 tuổi, lấy vợ sinh con ở đấy, vào quốc tịch Ba-lan và không bao giờ trở về cố quận. Ông Chopin-Bố sau khi qua Ba-lan làm phụ giáo tại nhà một gia đình qúy tộc tên là Sharbek. Tại đây ông quen với Tekla Justyna Kazyzanowska, người làm việc trong bộ phận quản gia cho gia đình Sharbek. Micolaj Chopin kết hôn với Justyna,  sinh ra ba gái một trai. Frederic Chopin ra đời năm 1810, là con trai sau người con gái đầu lòng của hai vợ chồng trẻ ! Vài tháng sau khi F. Chopin ra đời, bố mẹ của cậu đưa cả gia đình về Varsovie bởi người Bố đi nhận việc giảng dạy môn văn chương Pháp tại một trường Trung học ở đây.
- 7 tuổi: F. Chopin sáng tác 2 bản “Polonaise” đầu tay ! Từng ấy tuổi đã bắt đầu trình diễn piano ở các buổi hội diển gây qũy từ thiện hoặc ở các gia đình có máu mặt tại thủ đô.
- 1826 (16 tuổi) : Học nhạc lý và sáng tác ( bực cao cấp dĩ nhiên) tại Nhạc Viện . Thầy nhạc là Josef Elsner, nhà sọan nhạc nổi tiếng của Ba-lan thời bấy giờ. Sau ba năm học (chưa hết chương trình), thầy phê trò:” Chopin, Frederick ( trong chữ Pháp không có chữ “k”), học viên năm thứ Ba, một tài năng khác thường, một thiên tài về âm nhạc” !
- 1829 ( 19 tuổi) : Học nhạc xong, đi Vienna (thủ đô Áo) một thời gian ngắn và bắt đầu nổi tiềng ở đây qua các buổi trình diễn piano. Sau đấy trở lại Varsovie (Warsaw trong tiếng Anh),  tập trung vào việc sáng tác, bắt đầu sọan các thể lọai “Etudes”, “Valses”, “Mazurkas”, và cả một số ca khúc với lời hát của người khác.
- 1830 (20 tuổi) : Quyết định đi Vienna lần thứ 2, lâu hơn. Biểu diễn trong chương trình giã từ Varsovie ở Hý Viện Quốc Gia vào ngày 11 tháng 10.
- (Bạn đọc chú ý 2 cái năm 1829 và 1830 vừa nêu. Đấy là thời gian Chopin đem lòng yêu thương cô nàng cùng học ở Nhạc Viện, môn hát, tên là Konstancja Gladkowska. Cô nàng này có những lần hát những sáng tác của Chopin ở các buổi trình diễn trước công chúng)
- Ngày 2 tháng 11 năm 1830 đi Vienna. Chỉ vài tuần lễ sau đó thì Chopin đuợc tin dữ từ quê nhà: Cuộc nổi dậy của các lựng lượng chống đối tại Varsovie bị trấn áp. Nga tiến quân chiếm đóng Ba-lan. Cuộc chiến tranh giữa Ba-lan với Nga kéo dài chỉ có vài tháng ngắn ngủi, nước Ba-lan bị Hòang Triều Nga chiếm đóng ! Trong tình hình đó, vì hộ chiếu của Chopin là do Ba-lan cấp, và Chopin không muốn trở về Ba-lan lúc bấy giờ lọt về tay hòang triều Nga cho nên Chopin chạy qua Pháp !
- 1831 (21 tuổi) : Chopin qua đến Paris . Chẳng bao lâu tiếng tăm bắt đầu lừng lẫy cả về mặt sáng tác lẫn trình diễn. Nguồn lợi tức để sinh sống: Xuất bản tác phẩm, trình diễn và dạy đàn. Các danh thủ đương cầm đuơng thời bắt dầu gọi người nhạc sĩ trẻ tuổi này là “Vua piano” trong khi Franz Listz, người bạn gốc Đức mà Chopin kết thân ở Paris đã từng đuợc coi như một đại danh thủ về môn piano ! Nhưng tình trạng sức khỏe của Chopin, sau những biến cố ở Ba-lan làm anh hết sức đau khổ buồn rầu, đã bắt đầu tác động đến sức khỏe của anh ! Có điều là tiếng tăm của Chopin cứ thế mỗi ngày một vang dội khắp Âu Châu .
- 1835 ( 25 tuổi) : Trong một chuyến đi Dresden (Đức) để dưỡng bệnh, Chopin gặp lại một gia đình Ba-lan “di tản” ở đấy mà xưa kia ở Varsovie anh quen biết . Người nhạc sĩ trẻ gặp lại cô Maria Wodjinski, 17 tuổi, mà khi xưa lúc anh quen thì mới chỉ là một cô bé tí ! Chopin đem lòng yêu cô nàng và xin hỏi cưới. Gia đình cô gái đồng ý với một điều kiên là nếu như trong một thời gian nhất định nào đấy mà anh ta không lo chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình thì coi như vụ đính hôn là bỏ ! Một năm qua đi, sức khỏe của Chopin không những đã không khả quan hơn mà lại còn xấu đi thêm ! Vụ cưới hỏi kể như xong ! ( Về sau, mớ thư từ Chopin nhận đuợc của gia đình Wodjinski thì anh góichung lại thành một bó với cái tựa bên ngòai là “Niềm đau của tôi” !)
- 1837 ( 27 tuổi) : Đi Luân Đôn để thăm viếng và biểu diễn. Trở về lại Paris. Bắt đầu kết thân với nữ văn sĩ George Sand ( người yêu cũ của nhà Thơ Alfred De Musset) của Pháp. Các triệu chứng của bệnh lao bắt đầu bộc phát !
- Mùa Xuân năm 1839 (29 tuổi) : Sau một cuộc lưu diễn ở Marseilles, Chopin trở về sống với George Sand ở Nohant thuộc miền Trung nước Pháp,  và ở đấy cho đến năm 1846 mới trở về Paris một lần ngắn ngày. Đấy là giai đọan đuợc coi như “hạnh phúc” nhất trong suốt cuộc đời của Chopin; một giai đọan phong phú nhất về mặt sáng tác. Hầu hết các tác phẩm “lớn” và nổi tiếng nhất đều đuợc sáng tác trong giai đọan này. Thiên hạ hồi ấy coi Chopin và George Sand như hai vợ chồng tuy hai bên không chính thức lấy nhau. Nhưng tất nhiên là chuyện hạnh phúc thì trước sau gì cũng có đọan kết ! George Sand có đứa con trai riêng. Càng lớn nó càng tác động đến cuộc tình của mẹ mình và anh chàng nhạc sĩ người Ba-lan gốc Pháp kia!
- Tháng 07 năm 1847 ( 37 tuổi) : Chopin và George Sand chia tay ! Người nhạc sĩ tài hoa của chúng ta buồn phiền không ít. Cạnh đó thì bệnh lao càng ngày càng trầm trọng.
- 16 tháng 11 năm 1848 (38 tuổi) : Tuy đang cơn sốt nặng, Chopin trình diễn để gây qũy trợ giúp giới di-tản Ba-lan ở Luân Đôn. Vài ngày sau trở về Paris.
- 17 tháng 10 năm 1849 (39 tuổi) : Mất về bệnh lao tại một căn gác ở Paris, khu “Quảng Trường Vendôme” (“Place Vendome”). Di hài đuợc chôn cất tại nghĩa trang “Père Lachaise” ở Paris. Theo di chúc, trái tim của Chopin đuợc người chị của ông đem về Ba-lan, để trong một đại thánh đường tại Vac-sa- va, thủ đô Ba-lan..  
 Thanh Trang

Fukushima: Thảm họa vẫn còn tiếp diễn

Fukushima: Thảm họa vẫn còn tiếp diễn Trích từ tiểu thuyết “Trò chuyện với thiên thần” của Trương Văn Dân Ba đang ngồi đọc lại những tra...