Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

Tại sao “Mẹ tròn con vuông”

Tại sao "Mẹ tròn con vuông?"

Mới đây, trên Facebook của mình, anh Mưu Thái (tức Thái Quốc Mưu, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng ở nước ngoài) có đặt câu hỏi: “Mẹ tròn con vuông, vậy bố hình gì?”
Có lẽ chủ ý của anh Thái chỉ là hỏi trào phúng cho vui, (và những câu trả lời của các facebookers là theo hướng đó) nhưng đây là một câu hỏi rất thú vị. Từ trước đến nay câu “Mẹ tròn con vuông” luôn được mọi người nói ra, nhất là để chúc sự an lành cho một sản phụ sắp sinh hay vừa sinh con, nhưng dường như chưa bao giờ có ai đặt câu hỏi nghiêm túc “Mẹ tròn con vuông” nghĩa là gì.
Trong câu hỏi của anh Thái có thêm ý “cha hình gì?” vẫn là một câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, nhưng câu trả lời chắc là dài dòng.
Khái niệm TRÒNVUÔNG này có lẽ từ sự miêu tả hình thức Trời và Đất rất quen thuộc trong Nho giáo. Từ sự quan sát hình tượng biểu kiến, người xưa cho Đất là một nền phẳng hình vuông (địa phương) mà ở trên nó bầu Trời tròn (thiên viên) như cái lồng bàn úp xuống. Theo quan niệm “Thiên viên địa phương” này, trời và đất là hai thực thể đẳng lập, mang tính lưỡng nghi (âm dương). Như vậy, với tinh thần triết học Nho giáo, trời đất cũng như vợ chồng, “có âm có dương.” “Lưỡng nghi (âm dương) giao hòa sinh tứ tượng; tứ tượng sinh bát quái; bát quái sinh vạn vật.”
Đó là văn hóa du mục của người Tàu, trong đó Trời là một đấng đàn ông - ông Trời, và Trăng là thuộc phái NỮ, Hằng Nga tiên nữ.
Dân tộc Việt, trong đại chủng người Việt phương Nam với nền văn hóa nông nghiệp thấm sâu trong tinh thần và máu thịt của mỗi con người, cho nên dù nhiều lần bị Tàu đô hộ, bị tẩm ướp văn hóa Tàu một cách cưỡng bức suốt hàng ngàn năm, rốt cuộc khi giành lại độc lập, người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình, không trộn lẫn với văn hóa của người cai trị. Quan niệm “Mẹ tròn con vuông” là một trong nhiều bằng chứng rưc rỡ trong  lãnh vực này.
Theo tinh thần văn hóa nông nghiệp của đại chủng người Việt phương Nam, trái với văn hóa Tàu, Trời thuộc phái nữ - Bà Trời, và Trăng là Ông Trăng.
Trong một bài đồng dao cổ của người Việt có câu:
"Ông Trăng mà lấy Bà Trời
Tháng Năm đi cưới tháng Mười nộp cheo…"
Trong bài hát “Ông Trăng xuống chơi” của trẻ em hiện đại thường hát trong dịp Trung Thu, người nhạc sĩ khuyết danh cũng viết:
Ông trăng xuống chơi cây cau
Thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò
Thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt
Thì ông bụt cho chùa
Người Nhật, một chi trong Bách Việt, trong cùng nền văn hóa nông nghiệp phương Nam cũng gọi Trời là Bà. Đến nay dân tộc Nhật vẫn còn thờ Bà Trời - Thái Dương Thần Nữ.
Trời tròn đất vuông là quan niệm chung của cả nhân loại từ thời thượng cổ cho đến thế kỷ 15; với sự ra đời của nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolaus Copernicus (1473-1543), người ta mới xác định đất không phẳng, không vuông mà có hình cầu.
Nhưng trong khi người Tàu quan niệm bầu trời (tròn) ôm mặt đất (vuông) trong sự kết hợp âm dương như vợ chồng để sinh ra vạn vật, thì người Việt nguyên thủy nhìn thấy hình ảnh biểu kiến Bà Trời cúi xuống ôm lấy mặt đất là hình ảnh mẹ ôm con trong tình thương yêu và bảo bọc. Ở đây không phải là triết lý “Thiên viên địa phương” nữa mà là niềm hạnh phúc “mẹ tròn con vuông.”
Tại sao là Mẹ ôm con mà không phải là Cha ôm con? Cha cũng thương yêu con nên cũng ôm con được chớ?
Hình ảnh người cha được cho là biểu hiện của sự mạnh mẽ (mà người Tàu gán cho tính chất Dương), chủ yếu hoạt động ngoài gia đình, không thích hợp là biểu tượng của tình thương âu yếm, trong khi tình mẹ dịu dàng, bao dung và chăm chút cho con cái chu đáo, tỉ mỉ hơn. Hơn nữa, Trời của người Việt là phụ nữ. Bà Trời ôm mặt đất như Mẹ ôm ấp con, tự nhiên và phù hợp hơn. Mẹ là Trời, con là Đất, cho nên Mẹ tròn con vuông.
Nhưng tại sao trong khi đề cập mẹ con, người ta không nói đến người cha?
Quan niệm “mẹ tròn con vuông” đã có từ rất lâu đời, nhiều ngàn năm trước, khi dân tộc ta còn ở chế độ mẫu hệ. Trong chế độ này, người phụ nữ không chỉ là người “chủ quản” của mỗi gia đình (hay mỗi gia tộc) mà còn đứng đầu cả thị tộc, thậm chí lãnh đạo cả quốc gia. (xin đọc Thiếu Khanh, VƯƠNG ĐẠO VÀ VỊ HÙNG VƯƠNG THỨ 19http://www.art2all.net/)
Người đàn ông trong chế độ mẫu hệ không có địa vị nào trong gia đình và chịu sự cai quản của những người phụ nữ. Chỉ người phụ nữ mới đáng kể. Dường như không có chỗ nào trong các sách lịch sử nói người Việt thượng cổ có tục đa phu, nhưng có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy trong chế độ mẫu hệ, người ta chỉ biết mẹ, mà không biết và không quan tâm cha mình là ai. Trong tình hình đó, quan niệm “mẹ tròn con vuông” không kèm theo hình ảnh người cha là điều tự nhiên. Người cha vắng  mặt vì chưa là gì cả, nên không có hình dạng nào cả trong triết ly tròn vuông này.
“Mẹ tròn con vuông” là hình ảnh lớn lao hàm nghĩa TRỜI ĐẤT TRONG NIỀM YÊU THƯƠNG, AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG, vì vậy người Việt luôn dùng cụm từ thiêng liêng này để chúc sự an lành cho mẹ con sản phụ.
Nên biết, văn hóa của người Tàu khác của người Việt, cho nên trong trường hợp tương tự, họ chỉ chúc “Mẫu tử bình an” (母子平安), trong đó hoàn toàn không có khái niệm gì về trời đất lớn lao này.
29/1/2022
Thiếu Khanh
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Léonard De Vinci - Nghệ sĩ thiên tài toàn năng

Léonard De Vinci
Nghệ sĩ thiên tài toàn năng

1. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, công chúng mộ điệu hội họa từ trước đến nay có người chỉ nghĩ tới họa sĩ thiên tài Léonard de Vinci là tác giả bức chân dung nổi tiếng Mona Lisa (còn gọi là La Gioconde) với nụ cười độc đáo vô cùng bí hiểm. Thực tế, Léonard de Vinci, ngoài danh nghĩa là một nghệ sĩ tạo hình đỉnh cao độc nhất vô nhị, còn được biết tới là một thiên tài toàn năng trên nhiều lĩnh vực: hội họa, điêu khắc, kiến trúc sư, văn học, y học, thiên văn học, khoa học kỹ thuật, bản thảo viết tay về nhiều lĩnh vực… Nói đến nhà nghệ sĩ bác học người Ý Léonard de Vinci trong thời kỳ Phục Hưng (Reconnaissance), không một ai trên thế giới trong lòng không cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ.
Nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng (1420 -1600) tại châu Âu kéo dài đến 180 năm coi như được thống trị bởi các nghệ sĩ lớn nước Ý như điêu khắc gia Michel Ange (1475-1564), các họa sĩ: Massaccio (1401-1428). Botticelli (1445-1510), Léonard de Vinci… Nổi bật lên trong hàng ngũ những nghệ sĩ bậc thầy đó là Léonard de Vinci được nhiều người đánh giá là họa sĩ đỉnh cao - một thiên tài toàn năng về nghệ thuật và khoa học kỹ thuật… vượt trội và khác biệt hẵn với nhiều nghệ sĩ khác trong cùng thời kỳ ở cuộc đời và sự nghiệp.
Léonard de Vinci (1452-1519) - viết theo tiếng Pháp đọc là Lê-ô-na Đờ Vanh-xi - với tên Ý đầy đủ trong khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci  có nghĩa: “Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci” vì Vinci là một thành phố vùng Tuscan nơi ông sinh ra. Léonard là con trai ngoài giá thú của một vị chưởng khế điền chủ giàu có Ser Piero, lúc bấy giờ 25 tuổi, cùng người con gái nông dân tên Catarina (22 tuổi). Nhưng không rõ vì lý do nào, quan hệ của hai người đã chấm dứt ngay sau khi Catarina sinh ra Léonard. Sau khi chia tay với Catarina, Ser Piero lĩnh phần nuôi dưỡng Léonard. Trong đời, Ser Piero kết hôn bốn lần, ngoài Léonard, ông có thêm 9 người con trai và 2 người con gái với hai người vợ sau cùng. Người ta được biết lúc bấy giờ Ser Piero làm chưởng khế (nay là công chứng viên) rất uy tín của nhiều gia đình danh giá trong thành phố và gồm cả những thành viên trong chính quyền thành phố và hội đồng quốc gia. Do vậy, Ser Piero được xem như là người khá giả đã thành công trong nghề nghiệp thời bấy giờ.
Sống trọn thời thơ ấu và lớn lên theo cha trong gia đình tại thành phố Firenze nước Ý, trước tiên Léonard tiếp thụ học vấn tại nhà. Ngay từ đầu, cậu bé đã thể hiện có những đam mê mãnh liệt, trong đó Léonard  thích nhất là hội hoạ, nghệ thuật tạo hình và âm nhạc. Thấy vậy, Ser Piero đã chọn họa sĩ nổi tiếng về điêu khắc và hội họa trong làng nghệ thuật đương thời tại Firenze là Verrocchio (1435-1488) cho Léonard theo học. Bởi lẽ chính Verrocchio cũng vừa nhận ra cậu bé có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Dù là người đặc biệt khéo léo và thuận cả hai tay nhưng lại bị chứng đọc khó (thường gọi là “mù lời nói”), Léonard de Vinci vẫn miệt mài làm việc bên cạnh người thầy nghệ sĩ tài năng suốt 7 năm (1470-1477) cùng với một số đồng môn. Nhưng bất ngờ, năm 1476, Léonard (lúc bấy giờ đã chơi điêu luyện đàn lyre - một loại đàn xưa thông dụng ở châu Âu) cùng ba người đàn ông khác, bị buộc tội đã có quan hệ tình dục đồng tính với một nam thanh niên làm mẫu 17 tuổi là Jacopo Saltarelli, bị coi là một mại dâm nam do nhiều người phát hiện. Với tư cách một nhạc công chứ không phải là một họa sĩ, sau 2 tháng bị giam giữ trong tù, Léonard de Vinci được trả tự do vì người ta không có chứng cớ xác đáng để buộc tội. Thông minh bẩm sinh cộng thêm lòng đam mê, sự cần cù chịu khó, trong thời gian thụ giáo với thầy Verrocchio, Léonard thể hiện một khả năng vượt trội một cách xuất sắc so với bao kiến thức và kinh nghiệm thầy đã truyền dạy. Ví dụ như bức tranh “Rửa tội Christi” do Verrocchio phác thảo và thực hiện, có nhờ sự tiếp tay của Léonard, ông thầy đã chân thành nhận rõ ra được tính nghệ thuật hơn hẵn ở phần việc người học trò đóng góp so với phần còn lại trong tranh của ông thầy đã có từ trước. Ngay từ năm 1472, tên của Léonard đã có trong danh sách của hội Họa sĩ thành phố Firenze, lúc mà ông đang làm việc và vẫn còn được coi là học trò của họa sĩ Verrocchio.
Bắt đầu từ năm 1477, được sự nâng đỡ và bảo trợ của nhân vật có thế lực Lorenzo de Medici nên Léonard đã làm việc tự do như một nghệ sĩ độc lập trong hai năm 1482 -1483. Năm kế tiếp sau đó, nghệ sĩ rời Firenze để đến Milano theo lời giới thiệu của Medici cho công tước Ludovico Sforza cầm quyền tại Milano (1494-1499) để lập một tượng đài kỵ sĩ. Khoảng thời gian từ 1483-1487, có người bảo là Léonard de Vinci đi du lịch phương Đông nên có thể coi thời điểm họa sĩ bắt đầu làm việc tại Milano là từ năm 1487. Trong thời gian ở Milano, có xảy ra vụ tranh giành quyền lực ở gia đình Ludovico, nên Léonard thuộc nhóm văn nghệ sĩ hỗ trợ cho Ludovico tuyên truyền qua các bài diễn văn, diễn kich, vẽ tranh, viết khẩu hiệu để chống lại nữ công tước Bona vốn là chị dâu của Ludovico. Khoảng thời gian 1484-1485, nhân mùa dịch hạch hoành hành tại Milano, Léonard đã đệ trình nhiều dự án lên cho Ludovico nhằm xây dựng lại thành phố theo các
2. Nguyên tắc vệ sinh thích hợp cho tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ chính của Léonard tại Milano là đã hoàn thành bức tượng kỵ sĩ cao 7 mét (1493), một công trình được coi là vĩ đại thời bấy giờ. Điều mọi người không ai có thể quên được là trong khoảng thời gian 2 năm (1495-1497), Léonard đã hoàn thành tốt đẹp bức bích họa “Bữa ăn tối cuối cùng”, một trong những bức tranh nổi tiếng vẽ cho nhà thờ Santa Maria delle Gracie. Năm 1980, nhà thờ cùng với bức tranh ấy đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano đã đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và ngỏ ý muốn tháo gỡ ra khỏi tường để mang họa phẩm về Pháp. Khi vua Louis XII. chiếm được Milano, Leonard cùng một người bạn rời thành phố đến ở tại Mantua, Ý và được nữ công tước Isabella Gonzage nơi đây tiếp đón nồng hậu. Khi làm việc cho công tước Cesare Borgia (1502-1503), Léonard với tư cách là kỹ sư quân sự quyền hành cao nhất đã đi du hành qua miền trung nước Ý. Nhưng lúc một bạn thân của Léonard bị người dưới trướng của Borgia giết thì họa sĩ trở về Firenze.
Thời gian này, họa sĩ đã để lại nhiều bản vẽ trong đó có 6 tấm bản đồ lớn với lời ghi chú cặn kẽ về các vùng đất ông từng đi qua. Tại Firenze, Léonard được giao cho vẽ một bức bích họa trang trí trong đại sảnh nhà hội đồng thành phố. Cùng lúc đó, nhà điêu khắc trứ danh Michel Ange cũng được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa khác cũng để treo trong cùng phòng. Trong ba năm (1503-1506), nhà danh họa đã dành nhiều thì giờ để hoàn thành bức chân dung nổi tiếng cả thế giới “Mona Lisa”(còn gọi là La Gioconde) mà có người cho đây là chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của nhà buôn tơ lụa ở Firenze. Tương truyền rằng, sinh thời, Léonard không hề rời bức tranh. Trên các nẻo đường lang bạt đó đây, chàng nghệ sĩ thiên tài luôn mang theo bức họa bên mình như một vật bất ly thân trong đời. Mãi cho đến khi Léonard qua đời, vua Francois I của Pháp mới mua được kiệt tác này với giá 4.000 đồng Florin vàng. Chính bức Mona Lisa, nhất là đôi môi người đẹp, hằng bao thế kỷ qua đã thành một vấn đề mỹ thuật làm tốn hao nhiều giấy mực và cho đến nay, nỗi thắc mắc cho các nhà phê bình hội họa và khách thưởng ngoạn nghệ thuật vẫn còn âm ỉ. Theo một giả thiết, chỉ riêng đôi môi có vẻ như đang cười mỉm của đối tượng, họa sĩ cũng đã phải bỏ ra nhiều năm để vẽ. Nhưng bằng cả một chương trình khám phá công phu với những máy tính mới hiện đại, các nhà khoa học của Đại học Tổng hợp Amsterdam (Hà Lan) và các nhà khoa học Mỹ đã phân tích để tìm ra kết cấu nụ cười bí ẩn của Mona Lisa. Kết quả cho thấy nụ cười thể hiện qua đôi môi của nàng hàm chứa: 83% hạnh phúc, 9% khinh bạc, 6% sợ hải và 2% giận dữ ! Có người bảo bức họa Mona Lisa chính là chân dung tự họa của Léonard de Vinci ngoài ra họa sĩ đã không để lại một bức chân dung tự họa nào khác.
3. Ngoài tài năng siêu việt về văn nghệ và khoa học kỹ thuật của nghệ sĩ, người đời sau này còn hay nói đến cá tính và một vài đặc điểm trong sinh hoạt đời sống thường nhật của Léonard de Vinci. Dù sử dụng thuần thục cả hai tay, nghệ sĩ vẫn có thói quen viết bằng tay trái, và viết bắt đầu từ bên phải sang bên trái trên văn bản và các bản thảo theo lối viết chữ ngược (mirror writing). Nhiều người cho rằng, ông làm thế để giữ bí mật cho các nghiên cứu của mình. Leonard có những việc làm đầy tính nhân văn. Thể hiện lòng nhân đạo và làm việc thiện, từ nhỏ họa sĩ đã ăn chay và thích mua lại những con chim bị nhốt trong lồng để thả, trả cho chúng về lại với bầu trời thênh thang tự do bên ngoài: “Nếu như con người muốn vươn tới tự do thì tại sao anh ta lại giam giữ chim thú trong lồng?... con người thực sự là chúa tể của muông thú vì họ đang giết hại chúng một cách dã man. Chúng ta sống bằng cách giết hại những kẻ khác. Chúng ta là những nghĩa địa biết đi! Ngay từ khi còn trẻ, tôi đã từ bỏ ăn thịt”. Và một tập quán đặc biệt khác của Léonard de Vinci là nghệ sĩ chỉ miệt mài gắn bó với công việc mà không mấy quan tâm liên hệ đến phụ nữ!
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà danh họa còn hiện hữu cho đến hôm nay như: + Thánh mẫu Benois (1478-1480; Đức mẹ Đồng trinh trong hang đá (1483-1486); Người Vitruvius (1490); Chân dung một nhạc sĩ (1490); Người đàn bà và con chồn (1488-1490); Madonna Litta (1490-1491); Bữa ăn tối cuối cùng (1498); Mona Lisa (1503-1507); Leda và thiên nga (1508); Saint John the Baptist  (1514)… Năm 1994, tỷ phú Bill Gates sẵn sàng chi ra 30 triệu USD mua lại Tập Bản thảo Codex Leicester - một tuyển tập công trình của Leonard de Vinci. Từ năm 2003, Tập Bản thảo này được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Seatle (Mỹ). Chưa hết, năm 2005, nước Pháp đã cắt ra 5,5 triệu USD để chuyển kiệt tác Mona Lisa (La Gioconde) đang treo tại gian chung của Viện Bảo tàng Louvre nổi tiếng (Paris) sang một phòng trang bị đặc biệt rộng mênh mông, chiếm 2/3 gian Nhà nước (Salle des États) có diện tích đến 840 m2. Gian phòng được chỉnh trang trong 4 năm chỉ riêng dành treo tác phẩm Mona Lisa để tránh cho kiệt tác này bị chìm khuất và mờ nhạt đi giữa những tác phẩm nghệ thuật khác của các họa sĩ Ý khác, nhân tiện tránh cho khối lượng công chúng thế giới giảm bớt cảnh phải chen chúc xếp hàng trước từ xa, để được tận mục sở thị một kiệt tác mỹ thuật lẫy lừng mà họ hằng ngưỡng vọng.
Nhìn lại chung về cuộc đời cống hiến và sự nghiệp đầy ý nghĩa của Léonard de Vinci, hậu thế không thể không kính phục tài năng và nhân cách sống của một nghệ sĩ thiên tài toàn diện hiếm có trên nhiều lĩnh vực.  Điều làm ta một lần nữa nhận ra thêm như một định luật:

4. Những danh nhân nghệ sĩ lớn trong thiên hạ như Léonard de Vinci, Xuân Diệu, Trịnh Công Sơn,… lại trớ trêu hay gặp nhau ở vấn đề giới tính hoặc đồng tính. Phải chăng đây là luật bù trừ của Tạo hóa theo định mệnh (Loi de Destination) mà nhà thơ Nguyễn Du đã từng nhắc đến qua thuyết “bỉ sắc tư phong” đối với con người (mặt kia xấu thì mặt này tốt) trong truyện Kiều. Định mệnh đã nghiêm khắt bắt buộc con người trong lúc sinh thời có tài năng vượt trội hơn kẻ khác, phải chấp nhận một cuộc sống thực tại long đong đầy nghiệt ngã trong cuộc sống. Nhưng cũng không hề chi, người xưa đã nói: “Tất cả mất hết, chỉ còn lại văn hóa” (Tout s’oublie, seule la culture reste) hay Vật chất - lời nói gió bay, tác phẩm - chữ viết thì còn lại với muôn đời sau. Chưa nghĩ đến vật chất, tiền tài, ai cũng khả dĩ nận ra được đây là một thực thể đời thường, một niềm vinh hạnh lớn và cũng là nguồn an ủi vô bờ cho những kẻ tài năng bạc phận: cuộc sống hiện thực dẫu có truân chuyên đau khổ đến đâu, hình ảnh và tài hoa của họ cũng mãi mãi được thắp sáng trong lòng mọi người.
9/2018
Đan Thanh
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Leonardo da Vinci: Học để sáng tạo

Leonardo da Vinci: Học để sáng tạo
(Nguyên tác: Leonardo da Vinci: 
Imparare per creare)

Nhân kỷ niệm 500 năm ngày mất  của thiên tài Leonardo Da Vinci năm 2019 sẽ có hàng trăm ý tưởng và đầu sách được xuất bản để đánh dấu một sự kiện quan trọng về một nhân vật kiệt xuất, một thiên tài có những khả năng siêu việt trong nhiều lãnh vực hiểu biết.

Năm trăm năm trước, nước Ý được hình thành từ nhiều tiểu quốc và được các gia đình quý tộc giàu có và hùng mạnh về quân sự lãnh đạo như gia đình Medici ở Firenze, gia đình Sforza ở Milano, gia đình Borgia ở trung tâm nước Ý và tiểu quốc Vatican với đức giáo hoàng Alessandro VI, người có tên thật là Rodrigo Borgia.

Leonardo  đã từng sống, làm việc và tích lũy được những kinh nghiệm đầu tiên của mình ở vùng Firenze dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici, gia đình này cũng tài trợ cho các nghệ sĩ khác nữa như Verrocchio, Michelangelo, Raffaello, Brunelleschi.

Các gia đình quý tộc của thời ấy (khoảng năm 1450 - 1500) thường chứng minh sức mạnh và ảnh hưởng của mình [i] qua các tác phẩm nghệ thuật mà họ bỏ tiền để tài trợ cho các họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư… nhằm làm đẹp các thành phố như Firenze, Milano, Roma… và nhờ đó mà chúng ta có những tác phẩm nghệ thuật hay công trình tuyệt đẹp và giá trị.
Khi ở thành phố Firenze Leonardo đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của mình nhưng tuy vậy ông cũng không tránh khỏi một vài vấn đề. Những tác phẩm mà người ta yêu cầu cần một thời gian thực hiện rất dài nên có một vài bức bích họa chưa kịp hoàn thành, như bức “Ngưỡng mộ các Magi” ( l’Adorazione dei Magi) hay cuộc chiến ở Anghiari nên sau đó bị hủy bỏ và không thực hiện nữa.

Nhưng vì Leonardo đã nhận tiền công trước cho các  tác phẩm này nên ông hiểu là mình phải rời xa thành phố Firenze và tìm sự bảo vệ và tài trợ qua một gia đình quý tộc khác ở Milano, Lodovico Sforza, mà thời đó người ta còn gọi là ông Nâu (il Moro) vì nước da hơi ngâm đen.
Nhưng vì sao mà Leonardo đã không hoàn thành các tác phẩm đã giao? Trên thực tế, thời gian thực hiện dài và lâu không phải vì ông xao lãng hay lười biếng mà chính là do sự tìm kiếm sự hoàn hảo gần như mê cuồng của ông. Bằng tất cả sự khiêm tốn Leonardo giải bày rằng mình chưa nghiên cứu kỹ và ông cần  phải biết chính xác là mình muốn sáng tác điều gì. Sự tiếp tục nghiên cứu của ông để đạt đến sự hoàn thiện đã đưa ông đến việc thử nghiệm các kỹ thuật mới và học hỏi thêm được những tầng kiến thức đa dạng, từ cơ học đến kỹ thuật thực hiện, từ lý thuyết khí động học đến giải phẩu học rất hữu ích cho các nghiên cứu về hội họa hay điêu khắc.
Trước khi gặp Ludovico Sforza ở Milano, Leonardo đã viết cho ông này một bức thư, một thứ lý lịch cá nhân gồm 10 điểm để  trình bày về các kỹ năng của mình liên quan đến việc xây dựng đến cơ học vũ khí chiến tranh, các cây cầu di động… và nói rõ là trong thời bình ông còn có thể vẽ và điêu khắc.
Cho đến lúc ấy Leonardo chưa được nhiều người biết đến tuy nhiên trong bộ tham mưu của Ludovico Sforza Leonardo đã nổi danh như một nhà dàn dựng nhạc kịch sân khấu, như một nhà cấu tạo những cỗ máy quay vĩ đại nhờ dùng hệ thống đòn bẩy, ròng rọc, tay quây hay qua các máy có hình thú vật chuyển động, (như các robot bây giờ) hay các khám phá về các cơ chế gõ đập để tạo ra âm thanh và âm nhạc.
Nhờ những công trình đó cho nên về sau hầu hết các ban tham mưu cho các nhà quý tộc Âu Châu đều nghe danh tiếng của Leonardo  dù có người chưa được tận mắt thấy các tác phẩm xuất sắc của ông về nghệ thuật. Tất nhiên là Leonardo chỉ thích dàn dựng các buổi trình diễn với giàn máy độc đáo của ông với những hiệu ứng đặc biệt, vì ông không thích chiến tranh. Những  cỗ máy chiến tranh được công tước ở Milano yêu cầu nên ông đã vẽ theo mô hình được làm mới theo cấu trúc từ quá khứ, có sử dụng các tư liệu và bản vẽ từ thời trung cổ hay từ thời La Mã, và ông đã vẽ lại các vũ khí mới, thích hợp với việc sử dụng thuốc nổ được khám phá trước đó.
Ngay cả khi ở Firenze người ta đặt hàng cho Leonardo vẽ về trận chiến ở Anghiari, Leonardo đã vẽ bức họa này trên một bức tường lớn một bầy ngựa và xác người trộn lẫn vào nhau để làm nổi bật lên sự tàn bạo và thiếu nhân tính của chiến tranh. Đối với ông chiến tranh là một sự “điên loạn thú vật”. Về bức tranh vĩ đại này hiện nay chỉ còn lại bản phát họa vì ý muốn của Leonardo là dùng các kỹ thuật mới để làm cho thật hoàn hảo nên vô tình đã làm hư tác phẩm. Đó thật là một điều rất đáng tiếc vì nếu còn, ngày nay chúng ta có thể đối chiếu với tác phẩm từ năm 1500 với tác phẩm của họa sĩ trứ danh Pablo Picasso (1881-1973), qua bức tranh nổi tiếng Guernica (1937), về trắng đen, đã từng trưng bày ở triển lãm quốc tế tại Paris vào năm 1937.
Anghiari (Leonardo)
Guernica (Picasso)
Thật vô cùng kỳ lạ là hai nghệ sĩ, thuộc hai thời đại khác nhau nhưng đã cùng có những cảm nhận về sự thú vật của chiến tranh. Guernica là thành phố của Tây Ban Nha, lần đầu tiên bị tàn phá vì máy bay thả bom trong lịch sử vào ngày 26 thang 4 năm 1937. Trên bức vẽ của Picasso không có màu sắc, chỉ có 3 màu xám, trắng và đen, bởi bì sau sự tàn phá đó là không còn sự sống.
Cũng giống như bức vẽ cuộc chiến ở Anghiari của Leonardo bây giờ chỉ còn lại bản phát thảo.
Về sau lãnh địa Milano bị Cesare Borgia chinh phục. Ông này chính là người con ngoại hôn của Rodrigo Borgia, sau trở thành Đức giáo hoàng Alessandro VI.
Cesare Borgia là một kẻ khát máu, thích chiến tranh nên lúc ở Milano Leonardo phải làm việc cho ông ta như một kỹ sư quân sự, tuy nhiên Leonardo ít khi chế tạo vũ khí mà dành toàn thời gian để vẽ những bản đồ và các cấu tạo phòng thủ, sau đó ông bỏ trốn về Firenze.
Rồi định mệnh xảy đến cho Cesare Borgia thật tàn khốc. Sau khi cha mình là Đức giáo hoàng Alessandro VI qua đời, mất đi sự che chở nên Cesare phải trốn qua Tây Ban Nha rồi sau bị bắt và bị giết. Leonardo thật đã có lý khi ông viết “kẻ nào không biết quý trọng đời sống, thì không đáng sống”. Như thế, Leonardo không chỉ là một thiên tài, mà còn là một triết gia.
Chú thích:

[i] Ở Âu châu, nếu không có những nhà tài trợ nghệ sĩ, được gọi là mecenatismo, thì các công trình nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, hội họa... tuyệt mỹ làm vinh danh nước Ý và Âu Châu thời Phục Hưng đã không thể hình thành, và chắc chắn những tài danh sẽ bị mai một vì không có cơ hội phát triển tài năng (nd). 

Sài Gòn 5/2019
Elena Pucillo Truong
Trương Văn Dân dịch
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Có một mùa thu xưa

Có một mùa thu xưa

Chú Tiểu ghé mắt nhìn qua cửa sổ, thấy thầy Huấn ngồi trước bàn kê sát tường, quay lưng ra ngoài, đầu hơi cúi, hình như đang suy nghĩ điều gì khó khăn, nên dù có điều muốn hỏi chú cũng không dám lên tiếng, chỉ lẳng lặng bò đi vì sợ làm Huấn giật mình. 
Trước đây căn chùa bé nhỏ ở ngoại ô một thành phố bên Miền Đông Hoa Kỳ chỉ có sư cụ và chú, cảnh chùa hưu quạnh, lúc nào cũng buồn tênh. Từ ngày có thày Huấn vào chùa chú vui hơn vì có người lâu lâu cho chú chuyện trò hơn là chỉ quanh quẩn quét dọn, lau chùi, ngoài những lúc tới trường hay lúi húi học bài, đọc kinh dưới sự giám sát của sư cụ. Ở trường trung học chú cũng không có bạn mặc dù chú đã hơn 15, đang trong tuổi mới lớn. Vài đứa con trai trong lớp thường trêu trọc chú, thỉnh thoảng xoa cái đầu nhẵn thín của chú rồi phá lên cười. Nghe lời sư cụ, chú không hề nổi giận, chỉ lặng lẽ niệm “A Di Đà Phật”, hoặc cười xòa. Đám con gái không trêu trọc chú nhưng thỉnh thoảng vẫn nhìn chú mỉm cười khiến chú bối rối, không biết phải làm gì. Tan học là chú lên thẳng xe bus, ngồi yên trong một góc, nhắm mắt nhớ tới những lời kinh mà chú và sư cụ sẽ cùng nhau tụng niệm mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Mặc dù không chủ ý nhưng những lời chuyện trò ồn ào, bàn tán về đời thường của đám trai gái trên xe vẫn lọt vào tai làm chú thấy nôn nao.
Hôm đầu tiên thày Huấn tới chùa, chú thấy thày quì trước mặt sư cụ trong chánh điện. Từ ngoài sân chú nhìn vào, không dám lại gần vì thấy hai người nói gì đó nho nhỏ với nhau. Đầu thày Huấn gục xuống trước ngực, bờ vai hình như run run, sư cụ một tay chắp trước ngực như đang lễ Phật, một tay đặt nhẹ trên vai thày Huấn, đầu lắc nhẹ nói gì như “sắc sắc không không” cho tới lúc thày Huấn cúi rạp người trước mặt sư cụ, để mặc cho sư cụ vỗ về.
Vài ngày sau thày Huấn dọn vào chùa, chiếm căn phòng trống còn lại, nơi sư cụ chứa toàn sách vở, kinh kệ và đồ thờ cúng. Hành lý của thày Huấn chỉ là một valise quần áo, một cái laptop xách tay, và buổi chiều hôm đó người ta chở tới thêm một cái bàn viết và một cái giường đơn. Chỉ có thế, nhưng chú tiểu tự nhiên thấy cảnh chùa bớt hoang vắng, và bỗng dưng chú có được một người “bạn” để cho chú hỏi han, chuyện trò và đôi khi tỉ tê chút tâm tình.
Thầy Huấn trầm lặng nhưng hiền và rất dễ thương. Chú Tiểu có điều gì hỏi han thày đều từ tốn trả lời, cắt nghiã rất rõ ràng những gì chú thắc mắc về những vấn đề mà chú không dám hỏi sư cụ. Lâu dần chú mới biết thày Huấn nguyên là giáo sư tại một trường đại học trong thành phố, thế nhưng thày không trả lời cho chú biết tại sao thày lại vào chùa ở, chỉ nói tránh đi là muốn giúp sư cụ soạn thảo vài bộ sách liên quan tới Phật pháp để phổ biến cho tín hữu vẫn thường tới chùa vào những ngày cuối tuần. Những lúc đó mắt thầy xa vắng, nét mặt thật buồn khiến chú đâm ngại ngùng nhưng vẫn tò mò không hiểu sao một người chưa đầy 40 tuổi như thày lại vào chùa ở, bỏ quên thế giới nhộn nhịp bên ngoài, nơi chú ước ao giá mà nếu chú có cha có mẹ như mọi người thì có lẽ chú cũng tung tăng như những đứa con trai cùng lớp, chứ không phải sống trong chùa với sư cụ, mặc dù chú cũng được sư cụ rất yêu thương.
*
Thu gọn giấy tờ trên bàn, Trân đưa mắt nhìn đồng hồ treo trên tường. Đã 6 giở 30 chiều và công việc coi như đã xong, báo cáo cuối cùng đã thảo, nằm trong máy điện toán chỉ cần sửa chữa chút đỉnh, gửi cho công ty đêm nay hay mai cũng không sao vì ngày mốt mới là hạn cuối cùng. Trân nghĩ thầm:
- Hay là mình về tối nay thay vì ngày mai? Ăn uống qua loa, check-out khách sạn, lái xe hơn 3 tiếng, về đến nhà chưa tới nửa đêm. Không thèm gọi điện thoại báo tin để cho bố con thằng Cu ngạc nhiên!
Nghĩ thế là Trân làm liền. Cái nghề auditing accountant của Trân tưởng như nhẹ nhàng thế nhưng thực ra lại quá vất vả. Khách hàng của Trân là những “public companies” nên mỗi tam cá nguyệt phải làm bảng kết toán tài chánh, chứng thực bởi kết toán viên của các công ty chuyên môn như KPMG.  Trân làm việc cho KPMG đã lâu, và tháng nào cũng được gửi tới tới các công ty ở khắp nơi trên đất Mỹ để kiểm soát các báo cáo tài chánh trước khi họ phổ biến ra thị trường chứng khoán. Mỗi chuyến đi như thế kéo dài hàng tuần, và mặc dù rất quyến luyến Trân vẫn phải bỏ mặc cu Bình cho Chánh trông nom. Thằng bé mới hơn một tuổi, đã bập bẹ biết nói nên mỗi lần xa con Trân thấy như đứt từng khúc ruột nhưng không biết làm gì khác hơn. Đã nhiều lần Trân nghĩ tới chuyện tìm một công việc khác, một công việc văn phòng, không phải đi xa, nhưng việc làm khó kiếm trong lúc kinh tế suy thoái, và hơn thế nữa lương bổng hiện tại của Trân khá cao cho nên tìm kiếm càng không dễ dàng.
Vừa lái xe vừa nghĩ ngợi vẫn vơ, thoáng một cái Trân đã về đến gần nhà. Khu phố vắng lặng, lác đác vài chiếc xe đậu bên đường. Những căn nhà im lìm chỉ thấp thoáng ánh đèn mờ, mọi người hình như đã ngủ yên. Trân đậu xe trên driveway, không muốn mở cửa garage vì sợ làm ồn đánh thức chồng con. Trân cẩn thận bước từng bước nhỏ vào nhà bằng cửa trước. Phòng khách tối, chỉ có ngọn đèn đêm từ một góc chiếu ánh sáng tù mù. Trân rón rén bưóc lên cầu thang, qua phòng cu Bình đẩy nhẹ cánh cửa nhìn đứa bé đang nằm xấp, nghiêng đầu, chổng mông lên cao. Trân mỉm cười đến gần, đứng lặng nhìn con một lúc rồi mới kéo chiếc chăn mỏng đắp cho con trước khi ra khỏi phòng.
Phòng ngủ của vợ chồng Trân cửa chỉ khép hờ, hắt ra ánh sáng mờ ảo. Trân chợt có ý nghịch ngợm, đưa tay tìm contact bật đèn để bất ngờ làm Chánh ngạc nhiên. Ngọn đèn sáng loà chiếu khắp phòng, chợt Trân sững người, đứng như trời trồng! Trên giường không phải chỉ có mình Chánh mà còn có một cô gái còn rất trẻ hầu như trần truồng. Ánh đèn làm cô ta choá mắt nên lồm cồm ngồi dậy, ngơ ngác nhìn Trân. Chánh cũng lật đật vơ vội tấm drap trải giường che vội thân thể. Cả ba người hầu như đều sững sờ, và không ai nói được lời nào. Cơn giận từ từ bốc lên khiến Trân hoa mắt muốn xỉu, cố gắng lắm mới ngồi xuống được chiếc ghế bành đặt trong góc phòng, đưa mắt nhìn cô gái, thở một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh, hất hàm nói với cô ta:
- Cô ra khỏi nhà tôi ngay.
Cô gái cúi xuống vơ đống quần áo bừa bãi, cái trên giường cái dưới sàn, chạy vội vào phòng tắm, trong lúc Trân cúi mặt nhìn hai bàn chân mình, cho đến khi nghe tiếng cửa mở và tiếng máy xe rú lên trong đêm vắng lặng mới ngửng lên nhìn Chánh bằng đôi mắt oán hờn. Từ lúc thức dậy Chánh vẫn ngồi yên trên giường, không nói một lời, mắt nhìn đâu đó như thể là không thấy Trân trong phòng. Lâu lắm hai người đều im lặng, chợt Trân thở dài giọng bình thản như là đang kể chuyện cho người quen:
- Anh nhớ không, cái hôm tôi đang làm việc ở Florida, nửa đêm bỗng dưng tôi gọi anh, nói với anh là tôi muốn gặp anh liền, và tôi đã mua vé máy bay để anh mang con từ California sang với tôi ngay ngày hôm sau. Anh hỏi tôi trong máy là “Bộ nhớ anh lắm sao”, tôi đã không trả lời, để mặc anh cười cợt vì tôi không thể nào nói được lý do tại sao tôi gọi anh sang. Hôm nay thì tôi nói được, và tôi sẽ nói cho anh nghe.
Chánh vẫn yên lăng không nói một lời. Trân nhìn đâu đó chứ không nhìn thẳng vào chồng:
- Tối hôm đó Jack mời tôi đi chơi. Anh đã gặp Jack, đã biết người đàn ông mắt xanh tóc vàng, VP của công ty tôi đến làm việc, và cũng là người có rất nhiều cảm tình với tôi. Vì xã giao, và vì tôi cũng rất mến anh ta nên tôi đã nhận lời. Chúng tôi đi ăn tối ở một nhà hàng sang trọng ngoài bãi biển. Rượu vang và nhạc nhẹ làm tâm hồn tôi lâng lâng, và Jack đã không nhắc nhở gì đến công việc, chỉ thủ thỉ kể cho tôi nghe về cuộc đời. Anh ta giầu lắm, có thể dùng phi cơ riêng bay sang Paris ăn tối ở một nhà hàng danh tiếng rồi bay về làm việc ngày hôm sau, thế nhưng luôn luôn đi xa vì công việc đã làm tan vỡ gia đình, anh ta và vợ đang trên đường chia tay. Tôi đã nắm nhẹ tay Jack khi thấy anh ấy buồn, và chúng tôi đã khiêu vũ với nhau mỗi lần ban nhạc chơi những bản dịu êm. Tôi đã lả người trong vòng tay Jack, và những đụng chạm của da thịt, nói anh đừng cười, khiến tôi đã ướt đẫm vì ham muốn. Thế nhưng tôi đã cố gượng, bỏ chạy thật nhanh vào khách sạn khi xe anh ấy đưa tôi về vừa ngừng trước cửa, sau khi nói một câu ngắn ngủi: “I’m so sorry”. Tôi gọi anh đêm đó, tôi muốn anh sang để tôi có thể giữ được mình, để giữ lấy gia đình mà tôi cố công gây dựng từ mấy năm nay, mặc dù như anh biết tôi chỉ cố gắng yêu anh thôi chứ chưa yêu anh như anh yêu tôi, không, không phải, như anh nói anh yêu tôi.
Trân ngừng lại để lấy hơi thở, trong lúc Chánh vẫn lặng câm. Trân hít vào một hơi dài:
- Bất ngờ về sớm một ngày nên bây giờ thì tôi biết những cố gắng của tôi đã không mang lại những điều mong muốn. Tôi … tôi …
Cuối cùng thì Trân cũng nghẹn lời, giọt nước mắt ứa ra lăn dài trên má trắng xanh. Lâu lắm Chánh mới ngửng đầu nhìn thẳng vào mắt Trân, miệng  nhếch lên với một nụ cười chua chát:
- Tôi biết em không bao giờ yêu tôi, và tôi …
Giọng Chánh bỗng dưng trở nên cay đắng:
- Tôi đã yêu em, thật sự yêu em, nên mới lấy em làm vợ mặc dù tôi biết là em vẫn còn yêu “thằng ấy” trước khi em nhận lời lấy tôi! Còn Jack, tôi chẳng biết gì về Jack cả, và tôi chưa bao giờ nghi ngờ em “có gì” với anh ta. Em đã nói với tôi về “buổi tối hôm ấy” thì tôi cũng thành thật với em về chuyện của tôi với Ly, cô gái em vừa gặp.
Ngừng một chút như đắn đo suy nghĩ về những gì sắp nói, Chánh thở dài:
- Những ngày em đi làm xa tôi rất cô đơn, và buồn chán vì thất nghiệp, nằm nhà trông con để vợ nuôi mình. Tôi đã dùng ma túy để tìm quên, và Ly là người cung cấp crack cho tôi. Buồn hơn nữa, mấy lúc sau này lần làm tình nào em cũng như cây gỗ, và có lần còn dục tôi “mau lên”! Tôi vừa đau vừa tủi mà không nói được nên lời. Ly đã cho tôi những gì em không dành cho tôi. Mỗi lần ngủ với cô ấy, thấy cô ấy quằn quại rên la, dù dưới ảnh hưởng của ma túy, tôi thấy tôi còn là đàn ông, và những lúc như thế tôi thực sự yêu thương cuộc đời. Em không yêu tôi, và có lẽ cũng chưa bao giờ hiểu tôi. Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng, tùy em …
Đầu Chánh gục xuống tuởng chừng như đang mang một gánh nặng oằn người. Trân ngỡ ngàng, vừa buồn vừa đau nhưng cũng thấy rất rõ ràng là mình cần phải làm gì, nặng nề đứng lên:
- Thế cũng là xong. Được rồi, tôi cũng không muốn ở trong căn nhà đã dơ bẩn này. Tôi mang con về sống với bố mẹ, và sẽ nhờ luật sư lo thủ tục li dị.
Chánh chẳng buồn nhúc nhích, để mặc Trân lục tung closet, lấy quần áo vứt  vào valise, nhưng giật mình khi nghe tiếng cu Bình khóc thét vì bị mẹ đánh thức mang ra xe. Chánh muốn đứng lên nhìn theo con nhưng rồi chỉ chán nản nằm vật ra giường, nhắm mắt, lấy tay che kín hai tai, không muốn nghe, không muốn thấy những gì đang xảy ra cho đời mình.
Chú Tiểu lấy tay gõ nhẹ vào cánh cửa đã mở sẵn để gây sự chú ý của thày Huấn, nhưng hình như tâm trí thày đang để đâu đó nên chú phải gõ tới hai lần thày mới quay ra nhìn chú mỉm cười:
- Vào đây đi chú.
Chú Tiểu vẫn đứng yên ngoài cửa phòng:
- Thưa thày, có hai người muốn gặp thày.
Huấn ngạc nhiên:
- Thế hả? Ai vậy?
- Dạ, một đôi nam nữ. Họ nói là học trò cũ của thày.
Huấn như ngần ngại, nhưng cuối cùng nhẹ thở dài:
- Chú mời họ vào phòng khách. Tôi ra liền.
Huấn gập cuốn sách đang đọc dở, chậm rãi đi về phiá trai phòng của nhà chùa, mỉm cười khi thấy Tân và Thúy đứng lên đón mình. Thúy nhanh nhẩu cúi đầu cất tiếng chào trong lúc Tân lúng túng đứng bên, xoa hai bàn tay vào nhau:
- Thày ạ.
Huấn đưa tay mời hai người học trò cũ ngồi xuống cạnh chiếc bàn dài. Tân và Thúy mới từ VN sang được vài năm, lúc mới vào trường hãy còn khá bỡ ngỡ nên khi biết có giáo sư người Việt họ đã tìm đến chào hỏi và mong được Huấn hướng dẫn. Sau này cả Tân và Thúy đều theo học những lớp toán do Huấn giảng dạy nên tình thân giữa Huấn với họ trở nên rất đậm đà. Ngoài lớp học đôi khi Huấn cư xử như người bạn vong niên hơn là vị giáo sư nghiêm trang trong lớp nên cả Tân và Thúy đều coi Huấn như người thân.
Tân ngập ngừng mở lời:
- Lâu không thấy thày trên trường, chúng em tìm đến nhà cũ mới biết thày đã dọn đi. May gặp cô Nga bạn của thày ở phòng nhân viên trên trường, năn nỉ mãi cô ấy mới mới cho biết bây giờ thày ở đây nên tụi em tới thăm. Thày… thày vẫn khỏe chứ ạ?
Huấn mỉm cười:
- Cám ơn hai em, tôi vẫn thường. Hai em lúc này học hành ra sao?
Thúy “dạ” nhỏ, trước khi trả lời:
- Chúng em vẫn tới trường đều đặn, còn hai quarters nữa mới ra trường.
- Mau nhỉ? Mới ngày nào!
- Vâng, mới ngày nào.
Ngập ngừng một chút trước khi Thúy nói tiếp:
- Thày… cô Nga nói thày thôi không dạy nữa, vào chùa đi tu, đúng không thày?
Huấn bật cười, nhưng giọng nói có vẻ buồn:
- Tôi không có duyên nên sư cụ không nhận cho làm đệ tử, chỉ cho phép làm cư sĩ, ở chùa làm công quả.
- Sao… sao vậy thày? Thày có chuyện gì buồn hay sao?
Huấn thở dài:
- Cũng có chuyện làm tôi bận tâm, nhưng thay đổi nếp sống để tìm cho mình sự thanh thản của tâm hồn là lý do chính, và hơn thế nữa …
Huấn ngập ngừng không nói tiếp. Tân từ nãy vẫn yên lặng, chợt chen vào:
- Thày biết là chúng em rất quí trọng thầy, và đồng thời còn coi thày như một người anh. Thày bỏ đi chúng em thật buồn. Chúng em không biết… không biết tại sao nữa.
Huấn cúi đầu nhìn hai bàn tay đặt trên bàn, im lặng khá lâu rồi mới ngẩng lên đưa mắt nhìn Tân và Thúy:
- Cho tôi hỏi hai em câu này. Hai em không phải chỉ là bạn, mà còn đang yêu nhau rất thiết tha, phải không?
Mặt Thúy chợt ửng hồng, trong lúc Tân mỉm cười rụt rè:
- Dạ. Chúng em… chúng em yêu nhau đã khá lâu.
Đôi mắt Huấn nhìn xa vắng:
- Ngày xưa … không, cũng chỉ mới vài năm trước đây thôi, tôi cũng có người yêu học cùng trường, cũng …
Để mặc Tân và Thúy im lặng chờ đợi, Huấn như đang tìm về dĩ vãng, hồi lâu mới nói tiếp:
- Thôi thì để tôi kể cho các em nghe chuyện của tôi, mong là các em sẽ học được một bài học, và sẽ không bao giờ mắc phải lỗi lầm làm tôi ân hận suốt một đời.
Huấn hắng giọng muốn nói tiếp nhưng lúc đó chú Tiểu vừa bưng khay nước trà vào đặt trên bàn:
- Mời thày và … anh chị dùng trà.
Huấn gật đầu nói cám ơn, thoáng ngần ngừ nhưng rồi mỉm cười, chỉ chiếc ghế trống bên cạnh Tân:
- Chú ngồi xuống đó. Mấy lần chú hỏi tôi tại sao lại vào chùa làm cư sĩ nhưng tôi vẫn không nói, hôm nay nhân có Tân và Thúy, hai người tôi thương mến, cũng thắc mắc nên tôi muốn chia sẻ một chút tâm sự của mình. Chú nghe rồi đọc kinh sám hối cho tôi.
Chú Tiểu và cả Tân lẫn Thúy đều im lặng, mở to mắt nao nức đợi chờ trong lúc Huấn còn đang như tưởng nhớ một thời đã qua. Cuối cùng Huấn cũng bắt đầu.
Lúc đó tôi và Trân cùng theo học tại một trường đại học bên California. Chúng tôi là những người vượt biên tìm tự do, gia đình gặp phải những cảnh đoạn trường trên biển, đồng hoàn cảnh nên hiểu nhau và thương yêu nhau thiết tha. Chúng tôi nghèo lắm, tôi một thân một mình vì cha mẹ tôi bỏ mình trên biển, nhờ có basic grant và học bổng để đi học nhưng vẫn phải làm việc, ban đầu đi kèm trẻ sau chấm bài dùm (grader) mấy ông thầy, để kiếm thêm tiền chi tiêu. Trân cũng không khá gì hơn, nhà đông anh chị em, bố mẹ bắt đầu làm lại cuộc đời trên đất nước này, vất vả với nghề ráp nối trong mấy hãng điện tử, đủ sống là may. Có những ngày chúng tôi chỉ đủ tiền mua một ổ bánh mì, chia hai ăn chung với nhau trên bãi cỏ sân trường, thế nhưng chúng tôi rất yêu đời vì tương lai đang chờ đón chúng tôi. Lúc đó Trân đang theo học MBA và chuyên về kế toán, còn tôi đang chuẩn bị làm luận án ra trường, Ph. D. về Toán Thực Dụng (Applied Mathematics).
Ra trường Trân được KPMG trong vùng Silicon Valley nhận vào làm, còn tôi được về đây giảng dậy, ban đầu tại một đại học cộng đồng và sau đó là university, nơi tôi đã gặp các em. Chúng tôi tạm thời xa cách nhưng đều cố gắng chịu đựng, dành dụm tiền bạc để chờ ngày thuận tiện về sống bên nhau, chỉ lâu lâu bay sang gặp nhau một lần, và những lần như vậy chúng tôi đã sống với nhau như vợ chồng. Trân hoàn toàn tin yêu tôi, và tôi cũng thế, vì Trân là mối tình đầu.
Ông nội tôi vẫn còn sống ở VN, và một mùa hè sau bao nhiêu năm xa cách, tôi đã theo một người bạn về thăm nhà vì sợ rằng chẳng còn nhiều thời gian cho ông cháu gặp nhau. Ông tôi đã già lắm, sống một mình trong căn nhà từ đường cổ kính, nên một bà cô họ của tôi đã mướn một người tới trông nom. Đó là Tuyền, một cô gái trong làng còn trẻ, và đây là khúc quanh nghiệt ngã của cuộc đời. Một buổi chiều mưa tôi bị cảm lạnh, lên cơn sốt, cô ấy đã vào phòng cạo gió cho tôi. Bàn tay cô ấy mơn man trên tấm lưng trần, cổ áo rộng trễ xuống gần như phơi bày hết phần trên của cơ thể, tôi đã cầm lòng không được, và chuyện gì không nên xảy ra đã xảy ra.
Tôi xấu hổ với chính mình, mặc dù cô ấy im lặng không phiền trách tôi lấy một lời. Tôi bỏ về Mỹ sớm hơn dự định, nói dối Trân là tại tôi nhớ Trân, và trong niềm ăn năn tôi dục dã Trân mau làm đám cưới để chúng tôi không bao giờ xa cách nhau. Đám cưới chưa xảy ra thì tôi được ông nội báo tin là Tuyền đã có thai với tôi, và muốn tôi về VN cưới cô ta làm vợ, đừng để cho ông tôi chết không nhắm mắt vì nhục nhã vì có đứa cháu hư đốn. Tôi như người mất hồn, nhưng nghĩ đến giọt máu của mình, nghĩ tới trách nhiệm và danh dự gia đinh tôi cắn răng nghe lời ông, trở về VN làm đám cưới với Tuyền.
Tôi đau khổ, nhưng người đau khổ hơn tôi là Trân. Không chỉ đau khổ mà còn thù hận, mặc cho tôi phân trần, xin lỗi thiếu điều qùy xuống lạy lục. Trong một lúc thiếu suy nghỉ chín chắn Trân đã nhận lời lấy một người con trai kém hơn Trân về mọi phương diện do gia đinh mai mối, như một cách trả thù và coi khinh những người “trí thức” như tôi.
Tôi cố quên niềm đau, nghĩ tới bổn phận nên cũng về VN đón vợ và con sang Mỹ sống, và tưởng là thời gian rồi cũng sẽ xoa dịu vết thương lòng. Thời gian đã không giúp tôi quên được Trân trái lại còn mang thêm buồn phiền. Tuyền không quen với đời sống trên đất nước này, trở ngại với ngôn ngữ, không có thân nhân, không bạn bè cùng trang lứa và trình độ, nên trở nên trầm cảm, cuối cùng nhất định mang con trở về VN, mặc cho tôi ngăn cản và cầu xin. 
Tình yêu không còn, bị người mình yêu thương thù ghét, gia đinh lại tan vỡ, tôi như con thuyền trôi dạt trong cơn sóng gió ngoài biển khơi, không biết bám víu vào đâu, đã đôi lần nghĩ tới cái chết để đền tội đã làm cho khổ người và khổ mình. Trong cơn tuyệt vọng, tôi đã gặp được sư cụ, xin với người cho tôi vào chùa để sám hối, nhưng người biết tôi còn nặng nợ trần gian nên không thí phát, chỉ nhận tôi làm cư sĩ, nghiên cứu về phật pháp, và cũng để giúp tâm hồn tôi tìm được sự bình an.” Mới đây qua Nga, người bạn chung của tôi và Trân, tôi được biết tin là gia đinh Trân cũng vừa tan vỡ. Niềm đau càng đau hơn, tôi viết thư cho Trân qua địa chỉ của bố mẹ cô ấy, muốn an ủi Trân thôi, thế nhưng Trân đã không buồn trả lời.
Huấn ngừng nói, bàn tay run run nâng tách nước trà đã nguôi lên môi. Tân và Thúy đều thẫn thờ, không ngờ người thày mà mình kính trọng lại gặp nhiều nỗi đau như vậy trong đời. Chú Tiểu hình như chưa hết tò mò, lăp bắp định hỏi gì đó nhưng rồi chỉ đỏ mặt ngồi yên. Huấn lắc đầu như xua đuổi những ám ảnh, nhìn Tân và Thúy thiết tha:
- Các em đã biết vì sao tôi vào đây sám hối. Các em đừng bao giờ mắc lỗi lầm như tôi, đừng bao giờ để vuột mất cái hạnh phúc mình đang có, nhớ nghe!
Tân ngại ngùng mở lời:
- Cám ơn thày đã cho chúng em những lời khuyên. Chúng em vẫn mong một ngày nào đó thày sẽ trở lại trường, và xin phép thày cho chúng em thỉnh thoảng ghé thăm thày ở đây.
Huấn cười buồn:
- Còn nhiều việc cho tôi làm ở chùa, có lẽ là cho đến hết cuộc đời này. Một lần nữa cám ơn các em đã đến thăm, và nhất là đã nghe tôi bộc lộ tâm tình. Gần ra trường rồi, nhớ chịu khó học, có gì cần hỏi cứ đến tìm tôi.
Huấn đứng dậy, mọi người cũng đứng lên theo. Thúy vẫn còn nét buồn trên mặt, cúi đầu cám ơn thêm một lần nữa và chào thày Huấn xin phép ra về. Chú Tiểu nhanh nhẹn dẫn lối tiễn đưa trong lúc Huấn mỉm cười đưa tay vẫy chào, đứng nhìn theo bóng dáng hai người học trò cũ thân yêu.
Trước cổng chùa chú Tiểu vẫn chưa muốn chia tay, e dè hỏi thăm:
- Hai người, à hai anh chị ở gần đây không?
Tân nhanh nhẹn trả lời:
- Dạ cũng khá xa, chúng tôi vẫn ở trong dorm của nhà trường.
- Dorm?
- Dormitory. Ký túc xá cho sinh viên đó mà.
Chú Tiểu ngần ngừ hỏi tiếp:
- Thế khi lên đại học những người… như tôi có được phép ở trong đó không?
Thúy bật cười:
- Được chứ, nhưng… còn tùy sư cụ có cho phép chú hay không.
Chú Tiểu ngẩn người đứng nhìn đôi thanh niên nam nữ vừa vẫy tay chào đi ra chỗ đậu xe,  thẫn thờ nghĩ thầm: “Chỗ đó chắc là rất vui… nhất là khi có…”. Chú lắc mạnh đầu xua đuổi ý nghĩ vừa có trong đầu, chậm rãi trở vào chùa nhưng thỉnh thoảng vẫn ngoái nhìn ra bãi đậu xe.
“Em yêu,
Xin em cho anh được gọi “em yêu” thêm một lần dù biết rằng em không còn yêu anh nữa, và  mỗi chúng ta  đã có một cuộc đời riêng. Anh cũng sẽ không khơi lại đống tro tàn, vì anh biết chuyện cũ chỉ làm em thêm đau khổ và khiến anh thêm xót xa cho phận người.
Qua Nga anh mới biết là em lại gặp thêm một bất hạnh của cuộc đời nên gửi em đôi dòng thăm hỏi, mong là an ủi em được phần nào vì em biết là dù chia cách, dù đớn đau, anh vẫn chưa bao giờ hết yêu em.
Anh cũng biết là em và Chánh đang tranh chấp tài sản và quyền nuôi con. Anh nghĩ là em sẽ được giữ cu Bình toàn thời vì Chánh đã sa vào vòng ma túy nên toà sẽ không bao giờ giao đứa trẻ cho một người cha như vậy. Anh biết chỉ là vấn đề thời gian, và tốn kém tiền bạc cho luật sư,  trước khi toà quyết định. Anh cũng biết là em đã bỏ việc cũ, tạm thời nhận một chức vụ văn phòng không tương xứng với khả năng tại thành phố nơi bố mẹ em cư ngụ, và con trai em được ông bà trông nom những lúc em tới sở làm.
Em cũng biết là anh bây giờ vào chùa làm công quả và sám hối tôi lỗi của mình, cái tội đã làm tan vỡ hạnh phúc của bao nhiêu người và của chính mình. Trong những năm dậy học anh dành dụm được khá nhiều, và cuộc sống trong chùa hầu như không có gì tốn kém, xin em hãy cho anh chuộc một phần nào lỗi lầm ngày xưa, để cho anh góp phần trả tiền luật sư phí thay em. Chỉ là tấm lòng thành chứ anh không hề có ý mua chộc tình cảm vì anh biết nếu không còn thù ghét anh thì em cũng chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện tắm hai lần ở một dòng sông.
Mấy hôm nay trời ở đây trở lạnh, rừng cây bên đường lá đã thay mầu nên anh không thể nào không nhớ tới mùa thu dịu êm của chúng mình ngày xưa. Nhưng thôi, anh đã hứa là không khơi lại đống tro tàn, chỉ mong em đầy đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn lúc này. 
Mong tin em, và cho anh gửi lời kính thăm ba mẹ.
Người đã lỡ lầm đánh mất em.
Huấn.”
Trân gấp lá thư nghĩ thầm: “Dù mai có chết đói tôi cũng không nhận một đồng của anh.” Toan xé nhỏ lá thư nhưng rồi bỗng dưng Trân ngần ngại, nhẹ thở dài, cất lá thư vào trong ví mà không biết để làm gì.
Có tiếng chuông điện thoại reo. Trân nhắc máy:
- Hello.
- …
- Oh, Hi Jack. I’m fine.
- …
- You’re in New York City now?
- …
Trân cười lớn với câu bông đùa của Jack, nói thêm vài lời mưa nắng vẩn vơ trước khi gác máy, nhìn cu Bình đang ngủ trong nôi, khẽ nói thầm: “Not now. Bây giờ mẹ chỉ cần có con”.
Một cơn gió nhẹ lùa qua cửa sổ, Trân rùng mình vòng tay ôm bờ vai. Mùa thu đã về, và Trân chợt bùi ngùi nhớ một mùa thu xưa.
10/3/2014
Trần Quang Thiệu
Nguồn: http://vinasoft.com/
Theo https://vnthuquan.net/

Hạt bụi nào trong mắt

Hạt bụi nào trong mắt

Chiều thứ Hai đi làm về Bill nhận được lá thư của gia-đình từ Việt-Nam. Vừa bóc thư Bill vừa lầm bầm:
Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây.
Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill: 
Bân con,
Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ () có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp nhưng biết đời mình không thể đạt thành.
Như con biết, 17 tuổi bố bỏ học ra chiến khu, theo kháng chiến chống Pháp. Tuổi trẻ của bố là những ngày  nằm gai nếm mật, tưởng là đóng góp được chút gì cho quê hương, nhưng  rồi một chiều chợt thấy mình bơ vơ lạc lõng trong đám người không còn lý tưởng quốc gia. Bố trốn về thành, mang nỗi buồn ‘sinh lầm thế kỷ’, dở thầy dở thợ, vất vả với đời sống, rồi cuối cùng trở thành anh công chức quèn, lấy vợ, nuôi con, và mong cho con nối được giấc mộng không thành của đời mình.
Khi con  bước chân vào đại-học, bố đã vui mừng tưởng rằng con sẽ thành người như bố ước mơ. Tiếc thay vận nước điêu linh, con cũng như bao nhiêu thanh niên đều phải thi hành nghĩa vụ, và rồi trôi nổi tới phương trời xa! Bố mẹ ngày ngày chờ con về, và ngày con trở về thăm nhà lần đâu tiên bố đã để rơi giọt nước mắt mừng vui trên đôi má nhăn nheo. Nhưng rồi Bố nghe con nói về nếp sống mới, và bố ngỡ ngàng. Không, bố không còn kỳ vọng có con làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu như bố từng mơ ước trước đây, nhưng có gì như hụt hẫng mỗi lần cha con chuyện trò.
Ngày xưa có lần bố đạp xe đi làm, bị một chiếc xe chở đầy lính Mỹ vượt qua mặt, những người lính cười nói ồn ào, vứt xuống lòng đường thanh kẹo cao-su như bố thí, bố đã tức tủi nghẹn ngào. Ngày con về, nói cười hả hê với những danh từ xa lạ, bầy ngổn ngang những món quà đắt giá cũng làm bố ngỡ ngàng. Nhưng bố chỉ thật sự chua xót khi dơ tay vuốt tóc đứa con trai của con. Tên nó là gì nhỉ, Tim hay Tím gì đó. Nó lắc đầu tránh bàn tay của bố và lầu bầu cái gì đó mà bố không hiểu. Bố biết là có lẽ từ đây giòng họ Nguyễn Hữu sẽ không còn trên thế gian!
Con à, có lẽ bố già quá rồi nên không còn thích nghi với những thay đổi của cuộc sống. Bố nhìn con, nhìn cháu và lòng bố xót xa. Con bây giờ là Bill chứ không phải là Bân. Tóc con cột đuôi gà chứ không còn hớt cao như xưa, thế nhưng  tóc của vợ con lại ngắn ngủn, nửa nâu nửa vàng, ôm sát khuôn mặt kiêu kỳ. Thằng Tim ‘Hey man’ chứ không “Thưa bố’ như con thủa nào. Cuối đời mà bố vẫn bơ vơ. Bố nói thế, con hiểu không Bân?
Tuy nhiên bố cũng cám ơn các con rất nhiều. Tiền các con gửi về giúp bố mẹ hàng tháng đủ cho bố mẹ sống thoải mái lúc tuổi già. Căn nhà nhỏ gần rạch Thị-Nghè khang trang hơn cũng là nhờ các con. Chiều chiều bố đứng nhìn dòng nuớc bố thấy lòng mình cũng dịu dàng như con nước trôi.
Bây giờ đã gần ngày Noel. Bên phương trời đó có lẽ các con đang bận rộn mua sắm, hội hè. Bố bây giờ ít ra khỏi nhà. Ngay cả những ngày Tết bố cũng chỉ thắp hương khấn ông bà, xin các người tha thứ, và dù sao đi nữa cũng xin phù hộ cho các con ở phương xa.
Bố chỉ cầu mong sao cho gia đình con luôn luôn được hạnh phúc, thuận vợ thuận chồng. Và nếu bố được khuyên con đôi lời thì bố mong rằng con hãy nghĩ tới cội nguồn. Dù sao đi nữa con vẫn là người Việt da vàng, cố giữ lấy phần nào nếp sống của tổ tiên.
Lần tới con có về thăm nhà con cố đưa bố ra ngoài Bắc. Bố muốn về thăm lại núi Ba Vì và  quê Bất Bạt một lần trước khi nhắm mắt xuôi tay. “Bên này đất nước nhớ thương nhau”. Chúng mình cùng quê với Quang Dũng đó con.
Chúc các con những ngày vui.
Bố của con,
Nguyễn Hữu Cầu.
Gấp lá thư đút vào túi Bill thở dài:
Ông già càng ngày càng lẩn thẩn. Không biết là sống thêm được bao năm nữa.
Bỗng nhiên Bill chợt bùi ngùi nghĩ thầm:
Ngày xưa ông chỉ mong mình đậu Cử Nhân văn chương, đi dạy học, sống đời thanh bạch, thế nhưng lưu lạc sang xứ này mình lại kiếm ra khối tiền, nhưng chỉ có mỗi cái bằng Master… Card nên ông ấy vẫn buồn. Thôi, sang năm mình về một mình, không mang theo vợ con, nhất là cái thằng Tim cà-chớn, rồi đưa ông ra Bắc thăm quê hương như ông ấy muốn!
Bill ngồi xuống bàn, cầm bút định viết vài hàng trả lời bố, nhưng một ý tưởng chợt lóe ra trong đầu, Bill vỗ bàn:
Tại sao mình không mời ông già sang chơi với mình ít lâu. Biết đâu chừng những gì ông già thấy tận mắt ông sẽ hiểu thêm về đời sống ở Mỹ, sẽ thông cảm và thương yêu con cháu hơn.
Cụ Cầu leo lên chiếc xe Van, thắc mắc:
Sao anh lại phải đi cái ‘xe tải’ như thế này? Không đủ tiền mua xe nhỏ hả con?
Bill mỉm cười:
Ở đây ai có ‘xe tải’ là khá đó bố, còn xe nhỏ thì ai mà chả có! Cả nhà đều muốn ra phi trường đón bố nên con phải lái chiếc xe lớn này.
Thế hả?  Bố cứ tưởng…
Cụ Cầu nhướng mắt nhìn ra ngoài. Sao chẳng có ai đi bộ nhỉ, mà toàn xe hơi không à, lâu lâu mới có chiếc xe gắn máy, mà sao xe gắn máy lại chạy nhanh hơn cả xe hơi, ăn mặc thì cứ như thằng điên, đầu còn đội cả nón sắt!
Xa lộ 101 kẹt cứng, chầm chậm nhưng rồi Bill cũng về đến nhà ở San Jose. Bill thở phào đỡ bố ra khỏi xe:
Nhà mình đây. Bố nghỉ cho đỡ mệt rồi sẽ tính sau.
Cụ Cầu ngơ ngắc nhìn căn nhà to lớn trên sườn đồi. Thế này thì ở sao cho hết. Nhà chúng nó có bốn người. Con thì một đứa đi học xa, chỉ còn một đứa ở nhà. Cụ nhìn con:
Này anh Bân, thế cái nhà này bao nhiêu tiền?
Bân thở ra:
Vài trăm ngàn bố ạ.
Vài trăm ngàn? Thế tiền đâu mà lắm thế.
Tiền nhà băng cho mượn. Ở đây ai cũng nợ cả, bố ạ. Mình trả góp hàng tháng mà!
Thế anh làm bao nhiêu tiền một tháng cho đủ để trả tiền lời.
Vài ngàn thôi. Nhưng con dặn bố thế này nhé. Bố hỏi con làm bao nhiêu một tháng thì được, chứ đừng hỏi người quen. Ở đây họ kỵ những câu hỏi như vậy, không như ở VN mình.
Thế à. Lạ nhỉ…
Phải mất đến cả tháng cụ Cầu mới quen dần, mới không còn lúng túng với vòi nước nóng lạnh trong phòng tắm, mới biết làm thế nào để hệ thống báo động không kêu ầm ĩ khi mở cửa ra vào, mới hết giật mình vì tiếng điện thoại reo, và mới dám nhấc máy nghe xem có phải Bân gọi từ sở về. Những náo nức ban đầu khi Bân đưa cụ đi thăm Little Sài-Gòn, thử thời vận ở Las Vegas, đã nhạt nhòa. Cụ bắt đầu cảm thấy hiu quạnh. Hàng ngày hai vợ chồng Bân đi làm, và Tim đi học, chỉ còn mình cụ quanh quẩn trong nhà xem mấy cuốn băng nhạc cũ, hoặc thơ thẩn ngoài sân nhìn hoa cỏ. Hàng xóm chẳng quen ai. Lâu lâu có ông Ấn Độ già đi ngang nhà nhe hàm răng móm mém cười, nhưng hai người ngôn ngữ bất đồng, chẳng nói với nhau được một câu.
Buổi chiều Tim đi học về là nó trốn biệt trong phòng, có hỏi nó câu nào thì cũng như không. Thằng bé ú ớ khoa chân múa tay, hoặc chỉ toét miệng ra cười!
Bân thương bố nên dắt cụ đi bộ ra đường lớn, chỉ cách cho cụ đi xe buýt tới khu chợ VN để cụ đi dạo, và nhặt báo chợ về đọc cho đỡ buồn. Bân ghi số điện thoại nhà, điện thoại sở, đưa cho cụ và dặn dò:
Bố cứ leo lên xe buýt, xuống phố chơi cho vui. Có lạc thì gọi điện thoại cho con, hoặc cứ ngồi trên xe buýt, cuối cùng xe cũng về đến chỗ cũ! Đừng sợ bố ạ.
Thấy Bân dặn dò mình như con nít, cụ Cầu vừa buồn cười, vừa tức:
Có sợ cái ‘đếch’. Núi rừng Bắc-Việt tôi còn biết đường đi. Phố xá ở đây rộng rãi, đường trải nhựa, đi dễ như bỡn. Anh cứ để mặc tôi!
Cụ Cầu nói thế nhưng rồi hai lần Bân phải lái xe tới đón cụ về. Lần thứ nhất cụ nhởn nhơ đi bộ từ nhà ra đường lớn rồi lang thang sao đó đi luôn lên xa lộ 680! Cụ bị cảnh sát giao thông chặn lại, và mặc người cảnh sát nói gì cụ cứ lắc đầu, đưa cái ID card ra như thể là bị hỏi giấy tờ ở VN. Họ đành ‘bắt’ cụ về station, tìm thông dịch viên Việt-Nam, lúc đó cụ mới đưa số điện thoại ra để cho họ gọi Bân đến đón cụ về.
Lần thứ hai cụ ngồi trên xe buýt, nhưng quên chỗ xuống xe. Xe chạy tuốt lên đến tận Menlo Park rồi ngừng lại không chạy nữa vì cuối đường, và tài xế hết phiên! Cụ xuống xe, tìm điện thoại công cộng gọi cho Bân, nhưng không hiểu operator muốn nói gì nên đành chịu đứng đó, cứ thấy người da vàng nào là lên tiếng gọi “Ông ơi cho hỏi thăm” hoặc “Bà ơi cho hỏi thăm”. Mấy tiếng đồng hồ sau mới có một cô bé Việt-Nam đi qua, cô ấy giải thích cho cụ là cụ đã sang area code 650 rồi chứ không còn ở vùng 408 nữa nên opeartor nhắc cụ bỏ thêm tiền mới gọi được. Cô gái giúp cụ gọi Bân, và về đến nhà cụ cứ tấm tắc:
Không biết con cái nhà ai mà tử tế thế. Lại không nhận cả tiền gọi điện thoại mình đưa trả.
Bân hỏi:
Thế bố có hỏi tên và số điện thoại của cô ấy không để con gọi cám ơn.
Cụ Cầu cười:
Sợ vãi đái nên chẳng nhớ gì!
Sau hai tai nạn đó cụ Cầu hết muốn đi ‘giang hồ’ một mình. Bân sợ bố buồn nên xin nghỉ phép nghỉ, đưa bố lên Seatle thăm người bạn già nhiều năm không gặp. Bác Bảo nằm liệt giường trong nhà già, bật khóc nức nở khi thấy bạn vào thăm. Cụ Cầu cũng rớt nước mắt nắm tay bạn:
Cũng đến hơn chục năm rồi mới gặp lại bác. Nghe tin bác bị bệnh mà không ngờ đến nông nỗi này.
Bác Bảo cố cầm nước mắt:
Khổ lắm bác ạ. Chỉ muốn chết cho nhẹ nợ.
Giời bắt sao thì đành chịu vậy thôi. Thế các anh các chị ấy có vào thăm thường không?
Có bác ạ. Cuối tuần nào chúng nó cũng thay nhau vào thăm. Ngày thường đứa nào cũng bận đi làm, đi học, chẳng có ai ra vô, chỉ có mấy bà y tá Mỹ đen lâu lâu vào lật mình như lật con nít ấy.
Bân và Phú, người con trai bác Bảo, bỏ ra ngoài để cho hai người bạn già nói chuyện tâm tình. Phú thở dài:
Thế nào cụ cũng cho mình là bất hiếu. Nhưng không làm được gì hơn anh ạ. Tôi đã nghĩ đến chuyện đưa ba tôi về VN, nhờ một người họ hàng xa chăm sóc để cụ có người chuyện trò hàng ngày, thế nhưng vẫn không đành lòng vì xa xôi quá, chúng tôi làm sao mà thăm viếng thường xuyên. Đằng nào cũng khổ. Ông cụ nhà anh còn khoẻ quá, thân hình thẳng băng, và bước chân còn vững trãi.
Bân gật đầu:
Vâng. Bố tôi còn khoẻ, nhưng tuổi cũng đã cao. Chỉ là vấn đề thời gian. Trước sau gì rồi chúng ta cũng sẽ có cùng một vấn đề.
Cụ Cầu mắt đỏ hoe, câm nín trên đường về. Lâu lâu cụ thở dài. Xe chạy qua một rừng thông cụ nói với con giọng buồn buồn:
Cảnh ở đây đẹp quá. Cứ như Đà-Lạt ở Việt-Nam mình. Thế nhưng cô đơn trong nhà già thì thật là đáng sợ. Cảnh đẹp mà làm gì, và cuộc đời đến lúc này còn có gì để tiếc thương.
Bân cũng không biết nói gì hơn, nghĩ thầm, không biết mai sau chuyện gì sẽ xảy ra cho bố mình, và cho cả chính mình! 
Cụ Cầu nhất định đòi về VN ngay chứ không ở hết 6 tháng như dự trù. Cụ bảo vợ chồng Bân:
Bố nóng ruột quá. Vẫn biết mẹ các con rất khỏe mạnh nhưng đi lâu bố chẳng yên tâm. Các con lấy chỗ máy bay cho bố về. Bố cũng đã thấy nước Mỹ. Ngày xưa có bao giờ nghĩ rằng có ngày mình được đến chơi đất nước này. Bà nội con suốt đời không ra khỏi cổng làng. Bố như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.
Bân nài nỉ mãi nhưng cụ Cầu không thay đổi ý muốn nên đành lòng đưa bố ra phi-trường. Nhìn bố vẫy ta giã từ Bân muốn khóc vì chẳng biết bao giờ mới gặp lại. Bân hứa với bố là sẽ về thăm nhà thường hơn, nhưng không biết là có giữ được lời vì cuộc sống quay cuồng trên đất nước người. Thằng Tim sống gần ông nội ba tháng nên cũng đã quen thân chứ không còn xa lạ như lúc ban đầu. Khi cụ Cầu vuốt tóc nó giã từ, nó không còn né tránh, trái lại Tim vòng tay ôm cụ như nó thường hug bố mẹ mỗi lần đi đâu về.
Good bye, Grand-Pa.
Tim đưa tay vẫy ông nội, và khi bóng cụ Cầu đã khuất sau cánh cửa phi trường, Tim hỏi Bân:
Are we going to see Grand-Pa again?
Bân vuốt tóc con:
Yes, son. We’ll to see him again. Grand-Ma too.
Một tuần sau khi cụ Cầu ra về Bân lại nhận được thư bố. Từ ngày cụ Cầu ra về Bân cứ ngơ  ngẩn buồn. Những ngày qua cha con gần gũi, Bân cảm thấy mình hiểu và yêu quí cha hơn. Hình như ông cụ đã đổi tính ít nhiều, không còn khó khăn như xưa, và có cái gì mơ hồ trong tình cảm của cụ mà Bân chưa nhìn ra.
Bân chậm trãi bóc lá thư. Bao giờ cũng vẫn vậy, thư trên giấy mỏng, nét chữ nắn nót như thể người viết để cả tâm hồn vào những dòng chữ.
Các con của bố,
Bố đã về tới Sài-Gòn, nhưng hơi mệt vì đường xa nên hôm nay mới viết cho các con. Mẹ con đón bố ở phi-trường, không ôm hôn như Mỹ, không cả cầm tay, nhưng nước mắt lưng tròng, đầy ắp ân tình. Bố mới đi có 3 tháng mà thấy như là đã xa mẹ con một đoạn đời.
Mẹ con cám ơn những món quà các con gửi. Vải vóc và bánh trái mẹ con đem biếu hàng xóm láng giềng, chỉ giữ lại mấy lọ dầu gió và hộp sâm, phòng khi trái gió trở trời. Hàng xóm ở VN mình dù sao cũng thân thiết chứ không như người xa lạ ở chỗ các con.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Sống gần các con có vài tháng ở bên đó nhưng bố đã hiểu các con nhiều hơn. Ngày xưa có lẽ bố đã quá khe khắt với các con mà không biết là mình đã lỗi thời, ôm mãi những giá trị cổ điển của những ngày tháng cũ.
Danh vọng làm khổ con người. Bố làm khổ bố, và cả con nữa Bân, vì những ước mơ hão huyền cho giòng họ Nguyễn Hữu. Nghĩ lại bố mới thấy những võng lọng vua ban cho tổ tiên cất dấu trong nhà từ đường ở quê nhà Sơn Tây không phải là những gì đáng hãnh diện trong khi đa số họ hàng nghèo đói, quanh quẩn trong mảnh đất khô cằn.
Các con tha phương, và cũng chẳng có danh vọng gì, nhưng dù sao các con cũng có đời sống vật chất đầy đủ, và yên vui. Lẽ dĩ nhiên các con cũng có những băn khoăn lo lắng về đời sống, nhưng đó không phải là những dằn vặt làm héo hon con người. Bố mừng cho các con, và cám ơn các con đã lo lắng cho bố mẹ vào lúc tuổi già.
Thấy tình cảnh bác Bảo bố cũng cảm thương, nhưng thôi, cứ cho đó là số phận. Bố mẹ chọn nơi này để sống hết cuộc đời thay vì sang ở với các con như các con đã yêu cầu. Đất nước này dù sao cũng là quê nhà, có anh có em, có hàng xóm láng giềng, và dù cho có chân yếu tay mềm thì cũng vẫn còn có người cho mình nương tựa lẫn nhau. Các con cứ yên tâm, đừng lo nghĩ cho bố mẹ lúc này.
À, còn điều này nữa. Thằng Tim không phải là đứa  trẻ hư hỏng như bố nghĩ trước đây. Qua bên đó bố mới biết là nó được nuôi dậy và lớn lên trong môi trường tự do nên hành động và cư xử phóng khoáng thế thôi chứ thực ra nó vẫn đầy tình cảm gia đình. Bố nghĩ lại những gì được dạy bảo như vòng tay thưa gửi, cúi đầu dạ thưa, chưa chắc đã là đường lối tốt. Bố không chắc nhưng biết đâu lối giáo dục đó đã chẳng đưa đẩy con người vào vòng quỵ luỵ, dễ trở thành tay sai cho ngoại bang!
Bân con, bố chưa bao giờ khen con, cũng như ông nội không bao giờ khen bố, nhưng con cần biết là con không làm gì cho bố phải thất vọng hay buồn tủi đâu. Bố nói thế chắc là con cũng đã hiểu lòng bố lúc này.
Lúc nào rảnh, vợ chồng con về chơi với bố mẹ. Nhớ mang cả thằng Tim về, nghe con. 
Bố của con,
Nguyễn Hữu Cầu.
Bân gấp lá thư mắt mờ như muốn khóc. Bố ơi có bao giờ con oán trách bố đâu, nếu con làm gì được cho bố vui lòng thì con cũng làm hết sức mình. Thằng Tim ở trên lầu chạy xuống, nó hỏi:
Daddy, are you crying?
Bân lắc đầu nói bằng tiếng Việt:
Không, có hạt bụi nào bay vào mắt bố đó thôi.
28/8/2007
Trần Quang Thiệu
Nguồn: http://vinasoft.com/
Theo https://vnthuquan.net/

  Việt Bắc – Suối nguồn thi ca 15 Tháng Mười, 2023 Với người Việt Nam, Việt Bắc còn gọi là Tây Bắc, là ngôn từ có âm thanh sâu lắng và ý...