Sáng
nay, vào đầu giờ học thầy bảo: “Hôm nay tôi bận đi dự khai mạc một phòng tranh.
Cho nên chúng ta sẽ nghỉ hơi sớm. Nhân tiện tôi xin mời quý vị đến dự...”. Xin
được một thiệp mời, Linh đã đến địa chỉ 218 Pasteur sau giờ học.
Linh
đến hơi sớm. Trong khi chưa làm lễ khai mạc, cô đi dạo xem quanh phòng. Linh
chăm chú xem từng bức tranh. Bởi nhìn sát quá nên Linh thấy rõ từng nét vẽ bằng
sơn, chứ tuyệt nhiên không nhìn ra được một hình ảnh nào cả.
Đến
khoảng 10 giờ, lễ khai mạc đã diễn ra thật đơn giản. Ông phó chủ tịch Hội mỹ
thuật Thành phố đã ca ngợi sư Phước Hiền là một người có tâm hồn thơ. Theo ông,
dù sư Phước Hiền có tham gia bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào ngoài hội họa thì
sư sẽ vẫn thành công, bởi những tố chất đã có sẵn trong sư. Ông còn giới thiệu
khoảng thời gian sáng tác ngắn ngủi và những thành công của sư nữa...
Rồi
thật bất ngờ thay, khi tác giả được mời lên phát biểu, ngay một câu khách sáo
cũng không, mà chỉ đơn giản như thế này:
– Thật
ra không còn gì để nói nữa. Như vậy là đủ rồi.
Chưa
kịp đứng ngay ngắn thì sư đã nói xong và bước về chỗ ngồi. Mọi người cười ồ lên
trong những tiếng pháo tay xen lẫn làm cô dẫn chương trình cũng hơi lúng túng.
... Một
lần nữa Linh lại vào xem tranh. Cô tránh đến gần chỗ có nhiều thanh nhiều sắc.
Có một vị thầy cao tuổi mặc áo nâu sờn vai đang sôi nổi giải thích ẩn ý của
những mảng màu cho các cô gái. Ồ, nghe mà làm chi, tác giả chẳng bảo “Như vậy
là đủ rồi” còn gì! Khi đứng xa Linh không thấy được tên của những bức tranh.
Nhưng thật thú vị, cô đã nhận ra được những chiều sâu thẳm và những khoảng
không mênh mang trong từng bức. Trước mắt Linh không phải là một đống màu sắc
hỗn độn nữa. Mỗi bức tranh tuôn tràn một sức sống. Mỗi bức tranh đều đang hiện
hữu…
Lặng lẽ
đến gần những bức tranh rồi quay lưng lại, Linh nhìn về những bức tranh ở vách
bên kia. Ngày xưa, Chung Tử Kỳ đâu có biết đàn. Còn hôm nay, Linh đến đây chỉ
với một cái tâm mà thôi. Quanh cô có nhiều người đang cười, nói, hoặc đang chụp
hình. Tám mươi tác phẩm đang được triển lãm ở đây là gì? À, hết thảy đều là duy
tâm hiện. Nhà sư đem mỗi khoảnh khắc để vào trong từng tác phẩm. Những cái đó
là gió trăng một sớm, mà thiền sư Thiện Năng đời Nam Tống thường dạy đệ tử:
Chớ vì
gió trăng một sớm
Mà quên
đi muôn thuở thường Không,
Lại
cũng chẳng vì muôn thuở thường Không
Mà
không rõ gió trăng một sớm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét