Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

Vườn chanh miệt biểnXXXXX

Vườn chanh miệt biển

Cõi người có bao nhiêu
Mà tình sầu vô lượng
Còn chi trong giả tướng
Hay một vết chim bay.
Phạm Thiên Thư
“Nghẹn ngào niềm nhớ nhau
Thương xót ai trăng sầu bên mái lầu…”

Trời ơi! Chắc người con gái đã chết. Ánh trăng còn đó mà khung cửa sổ đã tối đen. Tôi thấy, hình như tôi thấy… Mà rồi tôi không thấy gì hết.
Mái lầu cong vút, như một cung điện, hay là một gác nguyệt. Nàng ra đó chờ ai? Để cho ánh trăng đậu trên khuôn mặt liêu trai thành hai vầng nguyệt bạch, một trên mái lầu, một dưới mái lầu mà quyến rũ chết được. Sự chờ đợi quá đỗi khiến cho nhan sắc tan thành nỗi đìu hiu quạnh quẽ bụi trăng mỏng hòa tan theo cơn gió lụa cuốn bay đi mất hút. Nàng đã trở về gác nguyệt trong vầng ngọc thỏ từ đó nàng đã bước xuống trần một đêm trăng sáng - thời nào? thuở nào? Nàng là cung phi? Không! Nàng là cô láng giềng của tôi. Tôi còn đi học, nàng còn đi học. Tôi si tình ôm đàn đứng dưới khung cửa sổ nhà nàng mà hát. Tiếng ca nở thành những bông hoa lài thơm phức. Đêm ngầy ngật.
“Thương xót ai trăng sầu bên mái lầu…” 
Nàng ra đứng ở khung cửa sổ không phải để chờ tôi. Nàng xõa tóc. Tôi si tình. Trăng đậu trên những giọt nhạc tuyệt vọng. Vậy mà tôi thương xót nàng. Vì trăng sầu? Hay vì một mái lầu trơ vơ vút cong trên tóc nàng vọng nguyệt? Hình ảnh diễm kiều. Trời ơi! Chắc nàng đã chết vì quá chờ đợi. Sao nhẫn tâm đành để nàng chờ đợi? Và bây giờ nàng đã chết. Lầu trống trăng mỏi.
Dây đàn chợt đứt phựt! Tôi giựt mình tỉnh giấc. Nghe mùi hoa chanh thoang thoảng như hương gót chân của nàng còn để lại. 
“Đâu dáng huyền thầm mơ lúc tuổi xanh?”…
Gió đưa hương chanh chín mùi luồn qua mành lưới đan khít gắn ở cửa sổ. Bên kia cửa sổ, vườn chanh đang khua lá giặt rửa dưới dòng trăng, rì rào suối nguyệt. Lẫn trong hương chanh còn có mùi biển mặn mà từ lòng vịnh dưới thấp ùa lên. Cánh cửa sổ bằng cây tôi quên cài móc đập vào khung cửa - là lúc dây đàn tôi đứt phựt? Cơn mơ “Vọng nguyệt” một lần nữa lại trở về. Ngày nào một giấc mơ, đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ….

Tôi đã mơ giấc mơ đó năm năm về trước - hay lâu hơn nữa không biết chừng. Tôi thả thuyền lá trên dòng phù sa, nhẹ lướt trên khung cửa chiếc nhà sàn. Người con gái môi hồng mặt mũi trắng tinh, chiếc áo lụa đen càng làm nổi bật chiếc cổ thanh tú của loài thiên nga tha thướt về đậu ở ô cửa. Dưới trăng một cành mai vàng rực rỡ chi chít những bông la đà rũ xuống khung cửa nơi nàng xuất hiện. Thuyền nhẹ lượt tới. Và tôi ôm đàn cất tiếng hát: “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dạo muôn tiếng tơ. Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ. Mái tóc nhẹ run, trăng vờn làn sóng. Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa xôi…”
 
Nàng chải tóc có vẻ hờ hững. Tôi hát rất lâu. Thuyền tôi trở đi trở lại. Nàng vẫn chải tóc làm thinh. Bông mai vàng rụng xuống như mưa bấc mà trăng thì sáng vằng vặc. Khi tỉnh dậy tôi còn ngất ngây như say rượu. Và tôi ngã bịnh. Tôi tương tư người con gái trong giấc mơ. Cơn mộng đó đeo đuổi tôi cả tháng trời mới chịu buông thả. Từ ngày ở nhà thương điên ra đến giờ giấc mơ đó lại trở về, cùng với biết bao hoài niệm thương động khác. Như một người sắp lẫn lộ, chuyện gần tôi quên, chuyện xa tôi nhớ. Trong tiềm thức tôi mọc lên một vòng nguyệt bạch, một mái lầu và một người con gái trắng tinh ngồi ở cửa sổ ngóng đợi. Và tôi si tình chất ngất. Si tình ai? Ai đã ra ngồi bên cửa sổ của chiếc nhà sàn đậu trên hàng chân khẳng khiu của loài vạc ăn đêm. Tôi có một trái tim rung động, mà nàng ơi có biết? Chiếc nhà sàn! Phải rồi. Hoa bến đò, người yêu đầu tiên của tôi bên dòng sông Định Tường hiền hậu, hiền hậu như đôi mắt nàng mười lăm tuổi ngờ ngệch. Nhà của Hoa thuộc loại nhà sàn nửa trên bờ nửa dưới nước. Chẻ tre bện sáo cho dày, ngăn ngang song Mỹ có ngày gặp em. Nhưng Hoa đã đáp lại tình tôi. Còn người con gái trong mơ thì hờ hững, mối tinh si chưa giải tỏa được khiến tôi còn nằm mơ thấy hoài. Thấu chăng Mị Nương? 
Villefranche-sur-Mer
Chiến hạm Mỹ buông neo đậu sừng sững đồ sộ. Gigi lội ra xa về phía đó day lại ngoắc tôi. Cánh rada hình lòng chảo quay tít trên cột cao. Dàn đại pháo nhiều cỡ loe miệng ngó trừng trừng đất liền, họng sung bên kia trông ra biển rộng. Tôi vẫy tay. Ầm! ầm!... Mấy tiếng vụt nổ long trời lỡ đất. Rừng cao su bốc cháy trong trí tôi. Bà Gigi lặn xuống. Mấy tiếng nổ xé lòng vịnh vang dội. Thủy thủ Mỹ đang chào quốc kì trên chiến hạm. Chiếc cờ hoa có sọc phấp phới trên tòa đại sứ đồ sộ bên đại lộ Thống Nhất, nhiều chiếc trực thăng bốc lên, lao chao người đeo. Tôi vỗ trán. Ầm! ầm!....Người đàn bà trồi lên mặt biển. Buổi chào quốc kì của anh khổng lồ có đôi chân bằng đất sét chấm dứt. Một chiếc phản lực từ sân bay trên tàu vút ra phía biển khơi lấp lánh ánh bạc dưới mặt trời ban sáng. Chiếc phi cơ đảo một vòng, cất lên cao rồi bay về phía Saint Tropez.
Người con gái nằm phơi đôi vú nõn trên nền đá cục tròn xanh xám trên bãi biển. Vịnh Villefranche nằm giữa Nice và Cap Ferrat. Nước sâu, lòng rộng, khuất gió như vịnh Cam Ranh. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, vịnh là nơi dưỡng quân và chuẩn bị hành quân cho hạm đội Mỹ. Từ đó quân đội Đồng minh đã kéo xuống đổ bộ ở Sicile, cầm chưn lực lượng Đức, Ý để giải bớt áp lực cho cuộc đổ bộ thực sự khai diễn ở Normandie. Chewing gum, sô-cô-la, thuốc lá, coca cola, bar, gái điếm… ở đâu có lính Mỹ đều như vậy hết. Cam Ranh, Villefranche hay Đà Nẵng cũng vậy, xêm xêm! Những năm sáu mươi, tướng De Gaulle đã nổi xung đuổi hạm đội Mỹ đi chỗ khác chơi. Kinh tế Villefranche suy sụp, dân chúng bất mãn, thanh niên thanh nữ kéo đi chỗ khác làm ăn, Villefranche già nua, hoạt động đánh cá lèo tèo, mùa hè du khách kéo tới bơm sức sống cho vịnh trong hai tháng Bảy và Tám. Những tên thủy thủ xâm mình và gái đĩ không mặc quần lót chỉ còn là một kỉ niệm. “Yankee go home” và Villefranche trở về với dân làng. Còn Cam Ranh thì lọt vào tay ngợm răng đen mã tấu.
 
Năm nay, năm thứ hai liên tiếp tôi trở lại Villefranche nghỉ hè theo lời mời của đôi vợ chồng già: ông Jacques và dì Gigi. Năm ngoái có tôi, vợ và hai con Phương, Thụy. Năm nay chỉ có tôi và Ánh.

Jacques và Gigi tuổi độ lục tuần, không có con cái. Hình như đã có một trai đã chết hồi nhỏ, vì lý do gì tôi không rõ, nhưng cũng không dám khêu gợi mối thương tâm. Hai vợ chồng già nua sống trong hiu quạnh, hầu hết tại căn nhà ở Manaco, mùa thu thì ngụ một tháng tại biệt thự ven biển Tây Ban Nha, mùa hè thì đóng đô tại biệt thự “Nikasa” nằm trên dốc cao ngó xuống vịnh Villefranche. Biệt thự gồm một tầng trệt tôi đang chiếm ngụ, giáp ranh với một vườn chanh, đằng cuối vườn có một gốc thông già nghiêng mình ra mé biển. Bên trên là tầng lầu hai vợ chồng ở, có bao lơn tròn rộng sắt uốn vân vi, từ đó ngó xuống nhìn thấy toàn diện cả vịnh và Cap Ferrat. Chiều tà nắng quái  trên cây cối um tùm ở Cap xa xa và nước biển nhiều lớp xanh xậm, xanh ngọc giao tiếp nhau lấp loáng ánh vàng, gây cảm giác xao xuyến bồi hồi, mơ ước vẩn vơ. Một cội bông giấy màu tím quấn quýt quanh cây cột chống bao lơn bò vươn lên cao, phóng ra những nhánh cần câu trĩu nặng bông tím nhụy vàng chùm chùm chi chít, làm nhớ giàn bông giấy nhà tôi hồi ở Hàng Xanh, nơi có bà Lượm Lon thường qua lại.
 
Tòa biệt thự xinh xắn và khu vườn chanh được ngăn cách  với hai ngôi biệt thự giáp ranh bằng hai dãy rào cây tươi, thỉnh thoảng tôi tiếp tay với ông bạn già để cắt xén. Ngôi biệt thự bên trái sơn màu trắng, ngói mới thay còn đỏ tươi, trưa trưa nghe có tiếng trẻ khóc, tiếng chó sủa, và chiều chiều thấp thoáng có dáng người tưới nước sau vườn. Ngôi biệt thự bên phải mảnh khảnh vươn lên chiều cao, sơn màu gạch nung cũ úa, có vẻ hoang phế dù bên trên cửa sổ mở toang, nhưng năm nay không thấy bóng người. Khi bắt thang lên xén rào, tôi ngó thấy bên đó cũng có khu vườn chanh nhưng đìu hiu xơ xác, lá rụng đầy, có cả những trái chanh chín vàng lớn nằm rải rác dưới gốc. Giữa vườn là một thân dừa kiểng vút lên cao, lá xòa ra hình rẻ quạt- hình như tôi đã thấy thân nhà cao và thân dừa xòe lá này ở đâu rồi, hồi còn thơ ấu, hay trong một giấc mộng trẻ con nào đó. Từ lúc rời nhà thương điên tôi thường có những hoài niệm, những ảnh hiện lóe chớp rồi mất hút. Như tiếng kêu giật thốt ở đầu song.
Chiều tàn…
 
“Ngày nào một giấc mơ
Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ
Khi ánh trăng thành thơ nhẹ gió đưa
Theo tiếng đàn thuyền mơ tìm bến xưa…”
 
Tôi trở lại vườn chanh đi thơ thẩn. Trăng nghiêng chênh chếch. Chân đạp trên lá khô mà tiếng động đâu mất. Chỉ còn lại ánh sáng xanh xao ngủ trên võng chanh giăng ở đầu ngọn đong đưa. Khung cửa sổ vẫn mở toang như chờ đợi (đợi ai?), im ỉm, không thấy bóng người. Chợt tiếng dương cầm tuôn ra, từng giọt buồn buồn “lá la lá la lá là lá la là…Pour Elise…là là la la…là lala lá…” như năm ngoái (hay kiếp trước?) Nàng đã trở lại, và đánh đàn như năm ngoái, cũng bản đó, thánh thót, trong leo lẻo. Tôi tưới nước ở vườn chanh ngó lên thấy mái tóc bạch kim phất phới ở khung cửa khi tiếng đàn đã đứt, chỉ còn lại tiếng mưa rơi rào rào trên vòm lá chanh dưới cơn mưa từ tay tôi tỏa ra. Nàng ngó ra hướng biển như chờ đợi (đợi ai?). Còn tôi thì ngầy ngật như sắp lên cơn sốt.
 
Tiếng dương cầm giờ đây như mưa xuống thân tôi ướt sũng trong vườn chanh đang trở giấc theo tiếng đàn của nương tử dục gọi... “là là la la, là lá la la”…Tiếng dương cầm dứt bặt đã lâu mà sao vẫn chưa  thấy nàng trở ra khung cửa ngóng biển như năm ngoái? Trăng dần dần xế. Tôi ôm thân dừa leo lên cao, định tới tầm cửa sổ ngóng cổ ngó vào. Càng leo lên, thân dừa càng mọc dài, ngôi biệt thự màu gạch nung cũ úa cũng vươn lên biệt vụt. Trăng mỏi, tay tôi rã rời. Tôi níu lấy tàu dừa thấp nhứt tính đu lên. Tàu dừa tét xuống, tôi rơi vào khoảng không, nhẹ hổng lao chao như hương hoa chanh chín mùi nguyệt bạch, trong bụng còn thấy ngùi thương cho người cung nữ đời kiếp nào đó, bên lầu son điện ngọc, nhìn trăng khuya dạo khúc tỳ bà mà ước mơ ân ái. Trải vách quế gió vàng hiu hắt, mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng…
 
Níu tàu dừa té xuống đất, tôi giật mình tỉnh giấc. Lơ mơ, lười biếng, tôi lăn mình quay lưng ra vườn chanh thiu thỉu ngủ lại. Mái lầu cong vút ngước lên, trăng cựa mình sắp mọc. Tôi sắp mơ lại giấc mơ năm năm về trước. Tôi bàng hoàng ngồi dậy, bước xuống giường rồi sang bếp cạnh bên tìm nước uống. Tôi mở hai cánh cửa lá sách lớn xô ra, trăng ngã xuống nền sỏi dưới chân, tưới lên thân thể tôi thoảng theo cơn gió mát rượi. Mùi chanh chín sực nức đã cùng tôi thức dậy. Lá mướt trò truyện rì rào. Tôi bước xuống nền sỏi lạo xạo, đến ngồi ở bàn ăn ngoài hè kê dưới bao lơn từng trên. Tôi vói tay cầm bao thuốc lá rút ra một điều định châm hút, nhưng thôi không đốt, sợ làm hư mất hương chanh. Ngoài vườn có tiếng ve kêu (hay tiếng vạt sành?) khàn đục. Con ve năm ngoái? Không lẽ, vì ve chỉ sống được có một mùa. Con ve mùa hạ trước đã hoàn tất khế ước của mình với trời đất, với mùa màng đã sinh ra nó. Sống và ca hát, một mùa, hồn nhiên, không tiếc thương, không ray rứt. Trong lúc chúng ta có biết bao nhiêu người bỏ cuộc dù chưa tới hạn kỳ và ân hận trong suốt thời gian đó. Thời gian ba trăm sau mươi lăm ngày. Tôi muốn nghĩ là con ve hạnh phúc. Hạnh phúc ở chỗ nó không biết mình hạnh phúc. Tôi vói tay nắm cổ chai rượu rose de Provence còn bỏ quên trên bàn ăn tu một ngụm, hậu vị lạnh mát ngọt ngọt.

 
Xuyên qua vườn chanh ngó xuống vịnh, những vệt đèn đỏ dài nối đuôi nhau lặng lẽ trôi về Nice, đánh vòng uốn theo vòng cung của Bãi Thiên Thần đang ngủ thiếp bên bờ Địa Trung Hải. Tôi nhớ, không biết nhớ gì, nhớ ai. Một cặp bướm đêm lớn bằng nửa bàn tay vụt xuất hiện, bay xập xòe phát ra tiếng cánh vỗ trên rào cây sát bàn ăn, thả vòi hút mật bông, đoạn cuốn xoắn lại di chuyển sang bông khác. Có phải là giấc mơ của Trang Tử đang dạo chơi, để khuya về nằm ngủ lại mơ thấy mình hóa thành chàng thư sinh ôm đàn mà gãy dưới ánh trăng sáng? Chợt có tiếng đàn vẳng từ phía bên mặt, tiếng đàn dương cầm từng giọt thánh thót, Pour Elise. Tưởng chừng là tiếng nhạc tỏa ra từ máy hát đâu đó. Nhưng tiếng đàn sinh động hơn nhiều, và có câu bất thần dạo lại như chưa ưng ý. Ai đó đang gõ lên phím ngà làm bật nẩy điệu trữ tình dìu dặt. Tôi vói tay tắt ngọn đèn dưới dạ bao lơn và ngồi nghe tiếng dương cầm trong bóng tối. Ngoài kia trăng sáng trên vườn chanh, ve khua điệu ca trầm trầm. Khi bản nhạc dứt, tôi còn ngồi nán lại chờ nghe tiếp. Năm phút, mười phút. Bằn bặt. Cơn mệt đường xa vạn dậm thấm vào người. Tôi đứng dậy vươn vai hít một hơi chanh đầy ứ rồi xô cửa bước vào nhà bỏ lại sau lưng ánh trăng ngã trên nền đá sỏi, những viên đá tròn trắng, xinh nhỏ như những viên kẹo tuổi thơ. Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…
 
Buổi sáng dậy muộn, chúng tôi đang ngồi uống cà phê ở bàn ăn ngoài hè thì Jacques từ trên bao lơn bước theo những nấc đá xanh đi xuống. Ông bắt tay tôi, chào hết mọi người và xin lỗi vì buổi chiều hôm qua không có mặt khi chúng tôi đến. Tóc ông bạc trắng, hai vai rút lên, lưng hơi gù. Ông nói dì Gigi đã xuống biển từ sớm, ngày nào cũng vậy. Jacques có vẻ hấp tấp, nói mình đi sang Monaco có chút việc rồi kiếu từ, chúc chúng tôi ngày nay chơi vui, và dặn chúng tôi khóa cổng trước khi ra biển. Ông leo trở lên những bậc đá xanh, chập sau tôi nghe thấy tiếng máy xe nổ, bánh xe lăn rào rào trên đá vụn rồi tiếng động cơ từ từ vẳng xa. Mặt trời rực rỡ, báo hiệu một ngày nắng nóng.
 
Chúng tôi xuống bãi quả nhiên thấy dì Gigi đang ngồi bẹp trên lớp đá cục xanh xám tán gẫu với mấy bà bạn. Dì giới thiệu chúng tôi với mọi người. Tôi rủ dì xuống biển, dì nói đã bơi lội xong từ sáng sớm. Sáng nào cũng lội khoảng năm cây số trong vịnh, thành thử người dì không có chút mỡ. Dì nói chuyện thẳng thắn. Không điệu điệu quanh co như mấy bà đầm già khác. Tôi cho biết ông Jacques có xuống chào chúng tôi và đã lái xe đi Monaco có chút việc. Dì nói:
- Việc gì mà việc! Ổng lại qua nhà bên đó sụp màn nằm trong bóng tối để rầu rĩ. Nằm bên này chán lại qua bên kia nằm, hết năm này đến năm nọ.
 
Tôi nghe thấy làm lạ, nhưng không tiện hỏi thêm. Tôi nhào xuống bơi lội bì bõm. Nước tương đối ấm, dù không ấm bằng nước Vũng Tàu, nhưng ấm hơn ở La Baule, bãi biển cát mịnh bên bờ Đại Tây Dương. Lần nào trở lại Côte d’Azur tôi đều liên tưởng tới Diane, Người em xóm học và Lộc anh tôi, giờ đã định cư tại Canada. Con gà quay xé chia cho ba đứa. Diane mút xương, bánh pan bania kẹp cá thu xà lách và nước ngọt uống ở vòi gương sen khi gội xả muối trên người. Một eo biển nào đó mà tôi và Diane đã trầm mình không nhớ rõ, ngót hai mươi năm về trước. Giờ trong ba đứa chỉ có mình tôi trở lại miệt biển này.
 
Thụy mang mặt na kiếng xách chỉa đi săn cá. Phương nằm phơi cá trên khăn lông trải rộng. Tôi lội xong lên ngồi ở mé nước vọc mấy hòn sỏi, lựa những hòn sỏi vân nhiều màu chất thành đống nhỏ. Sóng biển đập vào nửa người tôi rồi rút ra, tiếp theo đợt sóng khác. Ánh ngồi đó tán gẫu với Gigi. Dì lại than thở về tình trạng ông Jacques. Mười mấy năm ông không hề xuống biển. Mười mấy năm nay ông sụp màn xuống trốn nắng, nằm ngó trần nhà mà nhơi đi nhơi lại những chuyện khổ đau cũ rích của mình. Chuyện gì tôi không rõ. Sự khủng hoảng kinh niên của ông Jacques dần dần lây sang Gigi, dì cũng phải uống thuốc an thần từ nhiều năm nay để ngủ và để quên tình trạng lây lất của chồng mình. Dì hay bị những cơn chóng mặt xây xẩm bất chợt vì thuốc an thần. Những giây phút dì xuống biển bơi lội buổi sáng là những giây phút xả hơi duy nhứt để lấy lại nghị lực hầu trở về bên cạnh người chồng buồn thảm. Tôi rùng mình nhớ lại thời kỳ tôi nằm ngó trần nhà ở đường Pyrénées lúc thất nghiệp. Tôi nhặt hòn đá xanh lớn ném ùm xuống biển rồi phóng người theo, lặn trốn những ảnh hiện nhức nhối.
 
Buổi chiều Jacques mời chúng tôi lên bao lơn uống rượu khai vị nói chuyện chơi. Jacques có vẻ tươi tỉnh, niềm nở. lịch sự. Đàn bà con nít uống nước cam, Jacques uống martini, còn tôi cầm ly pastis đục  ngầu mùi anis của vùng Midi mà trong lòng ham sống háo hức. Tôi nhìn sang Jacques tò mò - sống ở vùng này mà buồn thảm được sao? - rồi ngó xuống vịnh dàn trải bên dưới. Sau một ngày nắng chói, hơi nước buổi chiều bốc lên mờ mờ như sương mù. Tôi đưa mắt sang ô cửa từ đó phát ra tiếng dương cầm thánh thót đêm qua, thấy thấp thoáng một mái tóc bạch kim, hình như là…
 
Kiệt này! Bạn có muốn lấy thêm đá không?
Tiếng Jacques hỏi làm tôi giật mình. Ông gọi tôi lúc chuyện trò là “mon cher ami” hoặc “mon vieux”. Tôi đưa ly hứng cục nước đá vuông từ chiếc muỗng lớn trong tay ông bạn già. Jacques nói:
 
Tôi hay nằm ngửa trong bóng tối vì khi ngồi ngó ra nắng một hồi tôi hay bị chóa lòa nổ đom đóm, lỗ tai lùng bùng như sắp ngất xỉu. Nhưng đó là chuyện riêng của tôi, bạn chớ khá bận tâm mà mất vui trong lúc nghỉ hè. Bạn và Anne (Ánh) rất xứng đáng được ngơi nghỉ. Tôi nói thiệt, bạn chớ bận tâm.
 

Tôi nâng ly
Cám ơn bạn… (Tôi dừng lại trầm ngâm), bạn có bao giờ thử ngồi tham thiền chưa? Tôi nghe nói tham thiền có thể trị được chứng chóng mặt chờ định tâm.
- Ờ tôi cũng nghe nói qua loa về hiệu quả của tham thiền và triết lý thâm sâu của thiền mà chưa có dịp tìm hiểu. Nhưng tôi e với đầu óc hình thành kiểu Tây phương, tôi khó lòng mà thấu đáo được cái tinh túy của Đông phương. Bạn có  thể giải thích sơ qua Thiền là gì cho tôi nghề được không?
 
Tôi mỉm cười hớp một ngụm pastis thơm tho. Tôi chỉ tay  về phía vịnh bên dưới hỏi Jacques có nhìn thấy gì không. Ông bạn già ngó một hồi:
- Tôi không thấy gì lạ.
- Bạn hãy ngó kĩ lại coi.
Jacques nhìn theo hướng ngón tay tôi chỉ
- À à… tôi nhìn thấy một vừng bông đỏ trên Cap Ferrat.
- Tôi cũng thấy như bạn vậy. Tôi đâu có giỏi gì hơn bạn.
Jacques ngần ngừ:
- Người Á Đông các bạn hay có lối nói úp mở thiệt khó hiểu.
- Bạn tưởng nó khó hiểu thành ra không hiểu được, chớ thật ra có gì đâu để mà hiểu. Tất cả đều sờ sờ ra đó, chỉ cần bạn hãy chú ý. Nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy và cảm nhận được.
Tôi xèo bàn tay khoa bao quát lên vươn chanh dưới bao lơn:
- Bạn có ngửi thấy mùi gì không?
Ông bạn  già hỉnh hỉnh mũi:
- Tôi ngửi thấy mùi chanh.
- Đó! Bạn thấy tôi có giấu bạn gì đâu mà lại hỏi tôi Thiền là gì?
Tôi mượn lời nói của một thiền sư khi đức vua đến hỏi sư “Thiền là gì?” và sư dắt vua đi dạo một vườn cam hoa đang nở rộ. Jacques mỉm cười:
- Người Á Châu các bạn thật bí hiểm!
- Ấy! bạn lại muốn hiểu (Tôi cười xòa). Ngày mai tôi sẽ cho bạn mượn quyển sách tôi có đem theo tựa đề “Con Đường Đoạn Luyến” Trong tinh thần Phật Giáo. Bạn nên đọc chơi vậy thôi chớ đừng cố gắng hiểu nếu bạn không hiểu. Vì tất cả đều có sẵn ở bạn, chẳng qua tại bạn không để ý nên không thấy đó thôi.
 
Chia tay nhau, chúng tôi trở xuống nhà dưới. Ánh làm cơm xong thì trời đã chạng vạng. Phương, Thụy dọn ra bàn ăn ngoài hè, tôi bật đèn, loài côn trùng có cánh bu tới. Mấy con thằn lằn cũng bò ra khỏi chỗ ẩn núp và đeo dưới dạ bao lơn rình mồi. Có cả một con cắc kè nhỏ có đốm nâu, xám, xanh, e dè đeo ở xa xa. Từ ngày qua Pháp tới giờ, tôi mới được thấy thằn lằn. Trông tụi nó thật ngờ nghệch và hiền hậu. Vậy mà tụi nó có bà con xa gần với loài khủng long thời khuyết sử dài cả hai ba chục thước mới kì lạ chớ!
 
Ăn uống dọn dẹp xong. Ánh và hai đứa nhỏ lui về phòng đọc sách. Mình tôi ngồi lại ngoài hè hóng mát và nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi lại thấy lòng mình bận bịu vì Jacques và Gigi- có cái gì không ổn sao đó, một nguồn cội thầm kín u uẩn sau nỗi buồn thảm của đôi vợ chồng già mà tôi chưa biết được. Con bướm Trang Tử lại xập xòe xuất hiện, nhưng chỉ có một mình. Phấn bướm bay ra làm tôi ho sặc. Tôi vói tay tắt ngọn đèn cho bướm bay đi nơi khác. Ngồi lại một mình trong bóng tối ngó ra vườn trăng đang rải bụi sáng xuống các ngọn chanh, tôi có ý chờ tiếng dương cầm tỏa ra từ khung cửa khuất tối bên kia rào dậu. Nhưng chỉ có những cơn gió hắt hiu luồn tay chải gỡ lào xào giữa tóc chanh rối lá và những cơn chớp xa xa lóe lại từ Cap Ferrat kèm theo giọng gầm gừ vẳng nhỏ. Từng cụm mây đen mỏng vội vàng lướt qua trăng khiến cho vườn chanh chợt tối chợt sáng chập chờn.
 
Tôi mở băng nhạc Việt vặn nhỏ để bầu bạn với mình cho bớt lẻ loi. Một bài, hai bài rồi một nhịp, tango chợt đánh lên dạo nhạc, người nữ ca sĩ  cất tiếng hát bài Mưa rơi của Ưng Lang - hình như Ưng Lang chỉ viết mỗi một bài nhạc này… “Mưa rơi! Đìu hiu dưới trời, đêm dài vắng ai, thương nhớ ai nào nguôi!..” dứt tiếng hát, đàn phong cầm dạo lại đoạn đầu rồi tiếp theo là đàn măng-đô-lin run khua ròn rã. Tim tôi chợt xúc động mãnh liệt, nước mắt tôi ứa ra. Trời ơi! Tiếng đàn thơ dại của tôi đây mà! Tôi mười một tuổi, tập đánh Măng-đô-lin, đêm tối tôi ra ngồi trên bực của sổ của căn gác lót ván và run miếng vảy đồi mồi trê-ma-lô lẳng tẳng trên dây đờn sợi kép. Bên dưới, nhà cô láng giềng cách đó một căn đóng cửa im ỉm. Tay đàn tôi vụng về mà lòng tôi thuở đó ôi thành thật xiết bao! Thành thật như ánh trăng trần truồng, múm mím vụng dại nằm ngây thơ trên mái ngói nâu đỏ ấm áp khít bên cửa sổ chỗ tôi ngồi. Nước mắt tôi lăn ròng ròng xuống má.
 
Mưa rơi! Chiều nay vắng người
Bên thềm lá rơi, mơ bóng ngàn khơi…
 
Ngón đàn khờ khạo của tôi chợt nhận ra thì cũng chợt tan tành như chén ngọc gọt từ trái tim của chàng đa tình bạc phước. Cửa nhà hàng vẫn đóng im ỉm. Ánh trăng còn đó mà con tim ấu thời tự lúc nào đã vỗ cánh và bay đi biệt tích. Có phải tiếng đàn măng- đô-lin vụng khờ mười một tuổi thuở đó đã hòa tan vào tiềm thức tôi thành giấc mơ Vọng Nguyệt bây giờ.
Trời chớp, sét nổ.
 
Mưa bắt đầu lắc rắc rơi từng chấm mịn nhỏ xuống vườn chanh. Ngón đàn khờ khạo của tôi đã mất thiệt rồi! Tiếng dương cầm cũng im bằn bặt bên kia rào dậu. Đêm nay chỉ còn có mưa cường toan xoi lủng trí nhớ dột lên phím ngà hiu quạnh. Và có tôi lẻ loi ngồi khóc ngậm nghùi tuổi ấu thơ của mình bên vườn chanh miệt biển.

 
Mưa rơi!
Màn đêm xuống rồi.
Bên thềm lá rơi…
 
Buổi chiều mát mẻ. Một buổi chiều ở biển, sau khi lặn hụp cả ngày trong nước mặn, nắng rát, da căng đỏ. Buổi chiều hiu hiu mát như muốn lãng quên suốt ngày nắng nóng. Như tôi muốn lãng quên ngón đờn khờ dại sực bừng nhớ dưới cơn mưa  lắc rắc  trên vườn chanh đêm qua. Ngồi ở bàn ăn đón cơn gió muộn, tôi rút điếu thuốc định châm hút. Không có bật  lửa, tôi đặt điếu thuốc trên bàn, bước vào bếp tìm hộp diêm quẹt. Có tiếng ai tắm dưới  vòi sen đối diện bếp, còn Ánh thì đang rửa rau và cà-tô-mát ở chậu nước. Tôi bẹo má Ánh một cái. Ánh rụt cổ mỉm cười, tôi cầm hộp diêm bước ra ngoài, trở lại bàn ngồi lại ở ghế. Cơn gió chiều đã thổi điếu thuốc lăn rớt xuống nền sỏi vụn. Tôi cúi xuống lượm, phát hiện một con bướm đen to lớn nằm cạnh gốc cây ở chân rào. Như nằm ngủ - nhưng có lẽ đã chết. Chỉ còn lại một cánh bướm lẻ loi xập xòe đêm trước. Không chừng bướm đêm đã hít nhằm thuốc xịt muỗi, và đang hóa kiếp. Nhưng biết đâu chừng bướm đang mơ thấy mình hóa thành Trang Sinh chống gậy tre đi dạo chơi các nước chư hầu? Hay bướm đang mơ thấy mình là gã đàn ông đang ngồi hút thuốc ở ghế và gã này lại đang ao ước mình hóa thành con Bướm Trang Sinh để cùng con bướm lẻ loi kia xập xòe chấp cánh đi hút mật đêm nay. Tôi nhả một hơi thuốc dày xanh vân cuộn uốn éo, gió lùa ạt ra ngọn chanh ngoài vườn. Nhớ nhà châm điều thuốc, khói huyền bay lên cây. Trên đường về nhớ đầy…
 
Monte-Carlo
 
Jacques hướng dẫn chúng tôi đi quanh co trong thành phố rồi vòng xa ra mé biển ngoạn cảnh. Thành phố đã được tu bổ và xây cất thêm, với một nhà đánh bạc tân tiến thứ hai kiểu Las Vegas, khác xa với cái thời Người em Xóm Học, lúc tôi và Lộc còn là sinh viên ở trọ Institut Franco-Vietnamien (số 269 đường Saint Jacques, Paris) dắt nhau xuống đây chụp hình , để Diane một mình ở lại Nice.
 
Nàng đã thừa cơ hy sinh con gà quay của hai ông Tây vàng để mua một khúc vải bán sôn may cho mình một cái áo kiểu sơn nữ Phà Ca đi dự lễ rước cộ hoa. Tôi hụt ăn gà quay bèn gây lộn kịch liệt với người sơn nữ mà tôi từng cắn vú nàng bầm tím một trưa trong rừng vắng để thề nguyện “yêu em suốt đời” ở Chantilly.
 
Hết rồi! Chẳng còn Lộc, chẳng còn áo sọc to bảng vắt vai, chẳng còn sơn nữ Phà Ca, chẳng còn ca sĩ mầm non Ngọc Ễnh “em ơi! Kót đi em! kót đi em!...”, chẳng còn dấu bầm bên vú trái, cũng chẳng còn lời nguyện yêu em suốt đời. Chỉ còn lại gà quay (rất nhiều gà quay!) và còn lại tôi cộng thêm một số tuổi trời (rất nhiều tuổi trời!) Không biết Diane có biết tôi vẫn còn sống sót  sau ba chục năm binh lửa chó chết ở Việt Nam. Còn Diane, ngoại trừ trường hợp bất trắc, tôi tin rằng nàng hãy còn sống đâu đó trên đất Pháp. Vì chẳng lẽ “nhưng không chết người trai chiến sĩ mà chết người…sơn nữ Phà Ca”. Và tôi cũng hy vọng rằng nàng vẫn còn giữ trên nụ cười sơn cước của mình chiếc răng gãy tội nghiệp của Fantine ngày xưa. Nếu không anh biết làm cách nào để nhận ra em, hở Diane? Diane Giaconmini!.
 
Buổi dạo phố chấm dứt, Jacques đề nghị đưa chúng tôi đi ăn trưa ở Biot, một nơi chuyên nặn những vật dụng và những đồ trang trí mỹ thuật bằng thủy tinh. Ánh tinh thoái thác, nhưng Gigi làm hiệu “chớp đèn” kín đáo nên tôi gật đầu ô-kê liền. Không mấy khi Jacques tự nguyện đi ra ngoài và rủ rê người khác ăn nhà hàng. Bữa nay Jacques hứng chí, một triệu chứng tâm lý tốt. Tự nhiên tôi nghĩ Gigi và Ánh là hai thiện nữ có dồi dào tâm Phật, còn tôi và Jacques là hai cái nợ đời - mỗi người một cách. Vào nhà hàng, Jacques chỉ gọi một món dăm-bông giản dị, nhưng cứ giục tôi và Ánh gọi thức ăn thả giàn. Tôi thì khoái uống hơn ăn. Uống vào có hứng mới có nhiều chuyện ba láp và pha trò giỡn mặt cho… dễ làm việc. Thấy đời sống  vui thú và dễ ợt. Phần nhiều đời sống trở nên rắc rối vì ta nghĩ nó rắc rối. Với thú vật, mỗi lần ăn là mỗi lần hạnh phúc, con thì cục tác, con thì ủn ỉn, con thì líu lo, con thì ngoắc đuôi… Còn tôi - và rất nhiều người - lắm khi có cảm tưởng phải cố nuốt để mà sống, dù là ngồi trước những món ngon vật lạ. Ăn đứng đầu hàng từ khoái. Ăn không thấy khoái là đời hết vui!
 
Ăn xong đi lanh quanh ngắm đồ thủy tinh chưng trong tiệm hoặc bày bán hai bên lề đường. Món nào cũng làm bằng tay, đủ loại màu sắc, xanh biếc, vàng tươi, đỏ cẩm chướng, lục non, thếp vàng rực rỡ, đẹp tuyệt. Vật đẹp, tôi thích ngắm nhìn chớ  không thích chiếm hữu. Tài vật, kỉ niệm và kinh nghiệm tôi chỉ muốn quăng bớt mà nhiều khi còn không được! Ôm một hồi nó lôi mình chìm ngấm. Sau đó Jacques lại hướng dẫn chúng tôi đi thăm một nơi làm nước hoa và xà bông thơm. Tôi mua một con sóc búp bê lớn bằng ngón tay cái, lông màu nâu óng mượt, đuôi cong lên xèo ra sờ thiệt êm tay. Sau đó, Jacques lại hướng dẫn chúng tôi thăm Saint Paul de Vence. Tôi thích nơi này nhất. Một ngôi làng nhỏ mọc trên đồi, nhà cửa xưa cũ được tu bổ lại rất mỹ thuật. Không lấy làm lạ, vì lẽ rất nhiều họa sĩ trứ danh hoăc vô danh đã cư ngụ và đang cư ngụ ở đây. Dài dài phòng tranh, tủ kiếng, kệ hàng chưng bày tượng, lọ, đồ gốm, nến sáp, lụa mềm tô vẽ mỹ thuật. Đường mòn nhỏ hẹp lót đá cục vuông vức chỉ vừa hai người đi bò ngang dọc quanh co khắp làng. Hương thơm thoang thoảng trùm lên ngôi làng nhỏ, các cô bán hàng xinh xắn, ăn mặc thanh tú mỹ miều. Tôi mua một cái tô đất nung tráng men có bốn cẳng, phía trước tháp một cái đầu bò có cặp sừng cong không đồng thanh đồng thủ và đôi mắt lé. Ở đầu hẻm làng rì rào một phông-tên nước hình mặt trăng, giữa hồ khỏa thân một bình tròn lớn kiểu La Mã tháp nhiều vòi, nước tuôn róc rách, có thể ném xu vào hồ mà ao ước một vài điều.
 
Mỏi chân, chúng tôi chui vào một quán nước cất trên dốc cao xòe ra thung lũng. Trên trần quán, đà cây lớn xù xì tẩm thuốc màu nâu đen nứt nẻ bắt chéo nhau, từ đó thông xuống những nồi đất treo trong rổ mây, bông trộn lẫn màu vàng hường đỏ tươi thắm tràn ra mép nồi rũ xuống cùng những lá xanh láng mướt khỏe mạnh ham sống. Chúng tôi ngồi uống nước thêm chỗ quán phình ra, ngó xuống một thung lũng tươi mát lá xanh rậm rạp bên dưới, dợn uốn lên xa xa giao tiếp mạn đồi đất đỏ sâm sẩm đặc biệt vùng Provence. Vườn nho mọc lên chi chít trên dốc đồi, cống hiến mỗi năm loại rượu cho màu hồng đặc biệt, rosé de Provence, uống lạnh vừa với thức ăn Việt càng làm tăng thêm khẩu vị. Nắng rạng rỡ trùm lên thung lũng hơ nóng lưng đồi, tưới ấm những gốc nho, và rosé ngon nhiều hay ít là tùy ở phẩm chất của nắng – dân nhậu còn chờ gì nữa mà không lạy tạ mặt trời?
Những chàng nhạc sĩ ẩn núp dưới thung lũng, một chàng, mười chàng, một trăm, một ngàn, mười ngàn nhạc sĩ tấu lên rền rền hoan lạc trong nắng vàng tươi tốt. Một mùa. Chỉ một mùa. Rồi tất cả những chàng nghệ sĩ yêu dấu của chúng ta đều giã từ cuộc đời. Để rồi năm sau một thế hệ nhạc sĩ khác lại trở về thung lũng mà so dây nắn phím. Nhạc sĩ ve ve. Những chàng ve ve. Không phải ve sầu. Mà là những con ve hạnh phúc.
 
...hãy nằm im
và đừng hỏi
tại sao?
đừng hỏi tại sao con ve ca hát và con kiến tha mồi
vì giả sử tất cả những con ve đều im tiếng tha mồi
và tất cả những con kiến vẫn không chịu ca hát?
 
Bài thơ đó, tôi đã viết tặng Diane, những ngày xa xưa bơi lội trong nước biển xanh mặn màu ngọc bích và tắm nắng trên Bãi Thiên Thần ở Nice.  Le Vieux Nice! Và chúng tôi làm tình trong bóng hoàng hôn chập choạng, bên ngoài cửa sổ mở toang bồi hồi vọng lại :
 
lời tây ban cầm tự mình bên khung cửa sổ khuất
đôi môi mặn rên khẽ
mê sảng gọi tình
bừng bừng sứa lửa
trong đêm...
 

Diane đã dắt tôi đi tắm biển nhiều nơi khác lạ dọc theo Côte d’Azur. Ở một nơi hình như có nước trong leo lẻo, mát rượi, bờ cát sụp sâu tôi bị hụt chấn uống nước mặn chới với. Một nơi hình như có núi xanh um bên phải hay bên trái gì đó, tôi không nhớ rõ, và từng chập vang vọng một tiếng động rần rật lạ kỳ, tôi cố gắng nhớ mà nhớ không ra. Có lẽ vì tôi không để ý. Thuở đó tôi chỉ bị thu hút bởi có mỗi một mình Diane. Và thân thể mỹ miều của nàng, và hương vị muối mặn trên đỉnh vú, sau vành tai, trong hồ rún. Và mặt trời nóng rát. Và tôi mê mẩn dục tình.
 
...hãy nằm im
và đừng hỏi
tại sao?
đừng hỏi tại sao những con ruồi say nắng
rụng cánh
nằm chết
trên bàn tay ấm áp của mùa hè...
Ôi! biết bao giờ! Phải, Biết bao giờ? Đó là bài thơ mà tôi viết tặng Người em Xóm Học.
 
Villefranche. Sau khi bơi lội rã rời, tôi lên bãi đá nằm phơi nắng. Nước mặn và lửa trời riu riu một hồi khiến tôi khát nước. Tôi cầm tiền lẻ chống hai tay nhẩy lên lề đường cao hơn bờ biển độ chừng một thước và đi tới một quán nhỏ làm cơ mua lon bia, hộp súc miệng. Đứng trước tôi là một cô gái tóc uốn màu nâu vàng óng ánh xòa xuống tới cổ, áo tắm nho nhỏ xinh xinh vân vi lá xanh trộn lẫn bông hường màu sắc nghịch chói, suối lưng mủm mỉm hủng khuyết một dòng sâu ở giữa rồi dợn lên đồi mông mới lớn bầu bĩnh tươi chắc, hai cánh tay tròn lẳng buông thỏng dịu dàng như đón đợi, lông tơ vàng óng mơn mởn mướt mịn còn đọng bọt muối trắng khô lấm tấm – ôi! Nếu đặt đầu lưỡi lên đó mà... nếm thử  thương đau! Em tôi mua một cái pan bania – loại xăng-uých bánh mì tròn kẹp xà lách, tô mát, ô-liu, trứng xắt và cá thu – đoạn em tôi tung tăng băng qua bên kia đường, em tôi dựa vào vách tường sơn vôi vàng sẫm của một ngôi chòi nhỏ, em tôi hớn hở cắn vào cái xăng-uých rồi thủng thẳng nhâm nhi mà vu vơ ngó trời cao ửng biếc trong đôi hồ ngọc biếc...Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh, mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ...
 
Cạnh bên chòi, hai đứa nhỏ nghịch ngợm đang tắm nước ngọt tỏa ra từ vòi tắm công cộng và cào cấu tóc nhau trửng giỡn. Giọng cười cẩm thạch mát mẻ thanh khiết va chạm nhau bất ngờ bể thành muôn ngàn mảnh vụn ròn rã ngây thơ lấp lánh. Em tôi...người con gái tóc nâu vàng óng, bánh mì tròn kẹp cá thu, vòi nước công cộng... quen quá, như thể… trời trong xanh nắng nóng rát… phải chăng? Quen quá... áo tắm hai mảnh bông vẽ vân vi...sầm sập sầm sập... em tôi nhâm nhi...sầm sập sầm sập... em tôi ngó lén rồi cúi mắt xuống có lẽ thấy tôi nhìn kỳ dị... sầm sập sầm sập… thôi! Đúng rồi!... em mỉm cười, chiếc răng gẫy ở khóe môi… sầm sập sầm sập… tiếng động rần rật kỳ lạ... chuyến xe lửa... đúng rồi! nước trong leo lẻo mát rượi, bờ cát sụp hẫm...sầm sập sầm sập... chuyến xe lửa, đúng rồi! chuyến xe lửa chậm chạp nối liền Cannes và Menton... sầm sập sầm sập… chuyến xe lửa băng qua bờ biển này rà thắng chậm lại rồi xịt ngừng ở trạm Villefranche-sur-Mer, Diane nắm lấy tay tôi nói đã tới, tôi xốc túi vải lên vai theo nàng bước xuống xe lửa tiến ra cổng, rời nhà ga rồi lửng thửng thả bộ ra bờ biển nước trong leo lẻo nơi nầy đây, bên kia là núi đá vươn lên bày cây cỏ xanh um trên Cap Ferrat trong trí tôi bữa trước không nhớ rõ bên mặt hay bên trái, bây giờ đã nhớ ra... sầm sập sầm sập… chuyến xe lửa đang rà thắng chậm lại rít kêu trên đường sắt khi đoàn xe lượn qua ven biển này và chuẩn bị ngừng lại trạm phía trước.
 
Em của tôi... Diane của tôi vẫn đứng tựa vách tường vôi nhâm nhi cái bánh pan-bania chợt ngước mắt lên dốc cao ngó chuyến xe lửa đang chậm chạp vặn mình...sầm sập sầm sập...bám theo triền núi Petite Corniche. Diane của tôi ngước đôi hồ xanh phản dọi nền trời biêng biếc vu vơ đắm đuối theo ngàn áng mây, bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng...
Em ngó tôi mỉm cười, nụ cười không có chiếc răng gẫy tội nghiệp của Fantine! Diana vụt chớp cánh vù bay qua phía bên kia núi, chỉ còn lại mình tôi đứng bàng hoàng ngơ ngẩn ngó theo.
 
Thuyền tình lung linh trong khói sương lam
ngày về xa quá
người ơi! …
 
Ánh nói từ ngày xuống đây nàng chỉ biết có mỗi biệt thự Nikasa và vịnh Villefranche. Nàng vòi vĩnh tôi dắt nàng đi dạo trong thành phố Nice cho biết. Bắt đầu, chúng tôi từ bến tàu thả dọc theo bờ biển nhấp nhô đá tảng tiến ra bãi.
 
Rời Bãi Thiên Thần băng qua đại lộ và chợ Hoa, chúng tôi đi vào Vieux Nice. Nhà cửa vẫn xiêu vẹo như xưa nhưng được thu vén gọn gàng hơn và sơn vôi nhiều màu xanh lục, nâu đỏ, vàng sẩm chồng lên những lớp khói ám lâu năm. Gió mặn từ mạn biển thốc lên chạy lòng vòng trong những hẻm quanh co hẹp sát lùng bùng. Tôi ngước lên cao cố gắng nhận ra khung cửa sổ quen thuộc năm nào đã mở ra để bóng hoàng hôn chập choạng tò mò bước vào ngó tôi và Diane tay chưn rối beng mê ngất. Một cửa sổ, hai cửa sổ ngờ ngợ, năm cửa sổ, mười cửa sổ lạ hoắc. Khăn tắm, nắp bàn, quần áo, đăng ten, đồ lót lẳng lơ thân mật, vải vóc sặc sỡ giăng mắc trên các giây phơi phất phơ vẫy gọi. Vẫn giò buộc trong túi lưới, vẫn dăm bông hấp khói, vẫn xúc xích treo buông lỏng thỏng, vẫn ô liu xanh xám đen trắng nhồi ớt đỏ đủ loại, vẫn mì sợi dẹp cuốn thành từng vắt, vẫn mì xoắn đủ màu bày trong những hộc nhôm mời mọc, vẫn bông bí nhồi thịt vàng lườm trộn lẫn mùi dầu ô liu chiên khét sực nức.

 
Nhưng đâu rồi chiếc lò nướng gà quay sơn đen dày long lở có sợi sên sắt mắc trên trái khế dẹp bằng thép lôi những con gà giò hấp dẫn lăn tròn quanh những ống lửa hực nóng, da vàng nức, mỡ tươm ra bốc cháy mù mịt, thơm ngậy? Tôi, Lộc và Diane đứng hỉnh mũi ngó thèm, trên tay còn cầm khúc bánh mì không có xịt chút xì dầu đang gặm dang dở... Hãy nằm im, và lắng nghe những vũng nước xanh lơ xôn xao trong đầu! Hãy nằm im, và lắng nghe đêm rì rào mãi không thôi… Diane sửa lại bằng vải áo sọc tuột trên bờ vai bóng lưởng tròn trĩnh ngó tôi mỉm cười, nụ cười tội nghiệp. Lộc nắm tay lôi kéo, thúc giục “ Thôi đi chớ! Bộ đứng đây hoài sao?” Nhưng Fantine ơi! Cho dù đang cử động trong bốn bề thời gian đặc cứng, cũng sẽ dừng lại một bước và nói thầm đó là mùa hè! Có biết không? Có biết không đó là mùa hè,  hãy nằm im và đừng hỏi tại sao?Fantine! Cái quán ăn đó tên gì? Cái quán mà trên cửa sổ mình ngó xuống nó nằm phía bên kia đường, xéo xéo về phía bên phải (hay bên trái?). Là “ Hà Nội” ? hay “ Sài Gòn”, hoặc “ Le Tonkin” ? Cái quán mà mỗi bận ở biển đi về ngang, em thường kéo anh chậm bước lại, để ngó cái thực đơn dán sau mặt kiếng trong suốt và ao ước món sường heo ram mặn, hoặc món gà sào hạnh nhơn với một chai rosé de Provence ngâm lạnh, miam!miam! Anh chắc lưỡi, nắm tay em kéo đi, em còn nắm nuối trì ghịt hãy dừng lại một bước và nói thầm đó là mùa hè! Có biết không? Hãy nằm im và lắng nghe lời tây ban cầm tự tình bên khung cửa sổ khuất, loài hóa thạch sao bám riết hoài ghềnh đá trơn? Và chiếc khăn choàng bỏ quên trên bãi muộn, không bao giờ tìm thấy nữa!
 
Chim bay về núi tối rồi, không nơi chim đậu không mồi chim ăn. Tôi một mình gọi nhỏ : “Chim ơi biết đâu tìm?”
 
Boong… boong... boong... boong... boong! Ngôi giáo đường trong tường thành cũ bỗng gióng lên năm tiếng vang rền. “Nếu bước chân ngà có mỏi”. Và bước chân ngà đã mỏi. Ánh kéo tôi ngồi xuống bờ cẩm thạch trắng của hồ nước tròn trước nhà thờ. Vòi nước giữa hồ tuôn rỉ rả từ tốn. Nàng vốc nước xoa lên cổ và hai cánh tay tròn lẳn. Đừng!  Đừng rửa lông mày chết cá áo anh! Tôi cúi người bụm nước trong hai bàn tay hốt sự mát mẻ úp lên mặt. Người clochard ngồi xổm trước nhà thờ đứng dậy chếnh choáng bước tới xin tiền, nụ cười xiêu vẹo. Tôi cho một đồng rồi dắt Ánh rời Vieux Nice.
 
Tuy chân đã rã rời, hai đứa ráng lết tới vườn cây Albert 1 er ngó ra Bãi Thiên Thần. Ngồi trên ghế cây thở dốc một hồi cho đỡ mệt, lấy lại sinh khí.
 
Tôi luồn tay mân mê vòng eo nàng yên lặng. Nàng cũng nín thinh, Vòm lá nhãn tỏa rộng trên đầu la đà rì rào không ngớt theo cơn gió xô lại từ bên kia Bãi Thiên Thần... hãy nằm im và lắng nghe đêm rì rào mãi không thôi, lời tây ban cầm tự tình bên khung cửa khuất... tôi cúi xuống hôn Diane, những lông tơ xoắn tít như lông cừu óng ánh. Hôn em hôn mái tóc vàng, miệng thơm chợt nhớ đêm tàn ngày xưa...
 
Từ phía sau lùm bông ngãi vàng hực chợt một một mái tóc nâu vàng óng ánh xuất hiện. Người con gái từ từ đi vào công viên, trên tay cầm trái táo xanh. Em tôi bước vào vườn cây lững thững đi vòng quanh chòi nhạc rồi hững hờ tiến về phía tôi và Ánh  đang ngồi ôm nhau yên lặng. Tới trước mặt,tôi bỗng em vụt khoan bước thật chậm ( tưởng chừng như dừng lại), em liếc ngó tôi có vẻ sững sờ (hay tôi mường tượng em sững sờ?), một giây, hai giây, ba giây ( hay một thiên thu trọn?), đoạn em cúi mắt xuống và tiếp tục đi vòng qua phía bên kia chòi nhạc, nơi từ  đó khi nãy em xuất hiện. Em tôi cúi xuống đưa bàn tay ngà phủi lên những thanh gỗ hình chữ nhựt sơn xanh bóng lót trên ghế xếp. Em khoan thai ngồi xuống nhu mì, em đưa răng ngọc cắn vào trái táo xanh rồi ngửng đôi hồ ngọc biếc mà ngó lên trời cao vu vơ đắm đuối...
 
Tình cờ  như núi gặp mây
như sương đậu cánh hoa gầy tiêu dao
tỉnh ra thì giấc chiêm bao
chuyện mười năm cũ lại nao nao lòng!
 
Biệt thự Nikasa
Đứng ngoài bao lơn, Jacques vỗ vai tôi :
- Tôi đã đọc vài chương trong Con Đườn Đoạn Luyến bạn cho tôi mượn. Lối lý luận kiểu Á Đông của các bạn thật lạ kỳ, tôi không thể tiếp nhận được hết. Tuy nhiên, có một câu thật ngắn nhưng đã đánh thật mạnh vào trí tôi, đó là “ khi già đi, ta phải chấp nhận sự mất mát”. Từ lâu, tôi vẫn chống cự sự mất mát, chống cự một cách tuyệt vọng trộn lẫn sự sợ hãi.
Tôi mỉm cười :
- Thay vì sợ hãi, lẽ ra bạn nên vui mừng vì được mất mát, có thể bạn đang bắt gặp lại mình thời nguyên thủy, như người ta tìm thấy lại chiếc lọ quý sau khi đã cạy gỡ lớp vôi cáu bẩn đóng xung quanh.
- Bạn nói nghe dễ, nhưng đối với một người đã quen thành công như tôi thì quả thiệt là một chiến đấu cam go với chính mình. Hồi đó, hồi còn trẻ, hồi còn hăng say hoạt động, bất cứ việc gì tôi bắt tay vào thực hiện cũng đều thành công hết. Rồi...rồi...bỗng đùng một cái!..

Jacques bỏ lửng câu nói. Tôi cũng không gạn hỏi thêm. Ông bạn già nói tiếp :
- Tôi làm ăn thất bại, bị lường gạt, bị quịt, bị mất mát và thua lỗ rất nhiều. Dĩ nhiên không đến nỗi mất hết, nhưng mất đi phần lớn bất động sản. Rồi mất con. Rồi mất cả con chim sẻ nhỏ tôi lượm được trên máng xối ( Jacques chỉ lên mái nhà) và nuôi để làm bạn. Tôi đi đâu cũng mang nó theo, lên phi cơ nó cũng ngoan ngoãn đậu trên vai cùng du lịch khiến hành khách ai nấy cũng tò mò ngạc nhiên. Được hai năm, nó già rồi chết đi. Nó không đau khổ, nhưng còn tôi, tôi đau khổ.
Jacques trầm ngâm một hồi, đoạn vỗ vai tôi :
- Bạn thiệt là một người can đảm ! ( Biết rồi, khổ quá nói mãi !) Bạn đã mất hết ở Việt Nam, khởi sự lại từ con số không nơi xứ người mà không chùn chân chút nào.
 
Jacque vừa nói vừa vòng hai ngón tay lại tròn vo. Tôi mỉm cười lắc đầu :
- Bạn tưởng vậy chớ tôi cũng nhiều phen ngó cái lỗ rún mình mà than khóc triền miên, tới mức phát khùng phải đi nằm nhà thương. Nhưng khóc chán tôi thấy rún mình không tròn hơn một chút nào ( ngập ngừng)... ờ ờ... có chăng nó càng lúc càng méo thêm đi là đằng khác.
Tôi phá ra cười. Jacques cũng cười theo :
- Vậy mà bạn vẫn giữ được tính cười cợt và sự khôi hài cố hữu, giỏi thiệt !
- Ối bạn ơi ! Bạn thử nghĩ nếu không giữ được cái khôi hài và sự giễu cợt thì làm sao mà tôi có thể sống sót được trong cuộc chiến tranh ba mươi năm dai dẳng ở Việt Nam ? Bạn để ý mà coi, thế giới chúng ta hiện nay sống trong buồn rầu, nghi kỵ và đạo đức giả. Mà một khi con người thấy cái gì cũng buồn rầu, cái gì cũng nghi kỵ, cái gì cũng rắc rối, cái gì cũng nghiêm chỉnh hết thì giặc giã còn hoài hoài. Giặc trong lòng ta mà ra...
 
Jacques ngắt lời :
- Bạn muốn nói sự nghiêm chỉnh sanh ra giặc giã ?
- Không đâu ! Tôi không có ý chứng minh như vậy hay chứng minh một cái gì hết ráo. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy cũng như tôi là khi giết người, bọn đồ tể rất nghiêm chỉnh. Chẳng có ai vừa cười ngất vừa đâm vừa chém vừa bắn vừa giết hết. Khi nướng sáu triệu Do Thái, Hitler không cười một tiếng, trừ khi cười khoái trá. Khi đày ải hai chục triệu dân Nga, Stalin cũng không cười một tiếng, trừ khi cười nham hiểm. Tôn giáo cũng rất nghiêm chỉnh. Tôi không hình dung nổi người ta vừa gặp gỡ Thượng Đế vừa cười cợt. Chỉ có vừa khiếp đảm vửa run lẩy bẩy như cái đuôi thằn lằn.
- Nhưng nếu không nghiêm chỉnh thì làm sao mà giải quyết các khó khăn cho được, nhứt là trước những vấn đề trọng đại ?
- Chính vì nhiều lúc đối đầu với vấn đề và cho rằng nó quá sức trọng đại mà thành ra không giải quyết được gì hết. Càng giải quyết chỉ càng làm cho nó rắc rối thêm, hoặc giả chỉ thay thế sự khó khăn này bằng sự khó khăn khác còn lớn hơn thập bội. Đồng ý với bạn là không thể thủ tiêu cộng sản bằng sự khôi hài và cợt nhả thôi mà được. Bởi lẽ chính sự nghiêm chỉnh của người khác bắt buộc mình phải nghiêm chỉnh, sự rắc rối của người khác bắt buộc mình phải rắc rối, rồi tới phiên sự nghiêm chỉnh và rắc rối của mình lại truyền nhiễm sang người khác, rồi cứ thế, vân vân... Không phải chỉ một mình mình mà Hitler có thể tạo ra cuộc Đệ nhị thế chiến đẫm máu chết hằng chục triệu người khắp hoàn cầu vừa qua. Có rất nhiều, rất nhiều đồng lõa, đếm không kể hết, và cũng không phải dân Do Thái hoàn toàn vô tội và bỗng dưng bị thù ghét, săn đuổi, ruồng bắt trên khắp lục địa Âu Châu. Dân Việt Nam chúng tôi cũng vậy. Chẳng phải khi không từ trên trời rớt xuống mà dân tộc chúng tôi lãnh đủ định mệnh thảm khốc suốt hậu bán thế kỷ hai mươi này, cho tới bây giờ vẫn còn trôi sông lạc biển, và tiếp tục bị thảm sát, bị cướp bóc, bị hãm hiếp. Dĩ nhiên ngó thấy ai mà chẳng phẫn uất, thương tâm. Hơn nữa, tôi lại là một người Việt. Nhưng hãy bình tâm nhìn lại lịch sử và nghĩ lại mà coi. Tôi không có ý chứng đúng điều gì. Dù sao đi nữa cũng không thể nào chứng đúng được sự bạo ngược. Giải thích hoặc biện chứng thế nào thì bạo ngược vẫn là bạo ngược, và chiến tranh vẫn là một cuộc tàn sát xuẩn ngốc qui mô có tổ chức. Tôi chỉ muốn nói phải cố gắng nhận định cho rõ cội nguồn và ý thức. Không riêng ai, mà là mỗi người chúng ta. May ra nhờ vậy mà con người bớt bạo ngược chăng ? Vẫn biết rằng kêu gọi mỗi người ý thức quả thiệt là một điều không tưởng !
 
Jacques có vẻ nghĩ ngợi, tôi hỏi tiếp :
- Trong cuộc Đệ nhị thế chiến vừa qua, bạn có biết ai đã đẻ ra bom nguyên tử hay chăng ?
- Là Einstein, nếu tôi không lầm.
- Trên bình diện khoa học, bạn không lầm. Einstein quả là cha đẻ trực tiếp của Thuyết Tương Đối và bom nguyên tử. Nhưng nếu truy nguyên ra thì chính lòng sân hận của toàn thể nhân loại đã đẻ ra bom nguyên tử. Nếu không oán hận nhau thì chẳng ai khi không đi chế tạo bom nguyên tử làm gì cho hao tiền và mệt xác. Và cũng chẳng phải khi không trái bom nguyên tử đầu tiên rớt xuống Hiroshima mà lại không rớt xuống một thành phố nào đó ở Phi Châu chẳng hạn. Chính cái bản tánh của dân tộc Phù tang đã hút chặt trái bom nguyên tử đầu tiên xuống đầu mình như một khối nam châm đồ sộ. Như một cộng nghiệp bất kham !
 
Jacques thở dài :
- Và bây giờ bom nguyên tử, hỏa tiễn, vũ khí nguyên tử tràn lan khắp thế giới, bên khối tư bản cũng như bên khối cộng sản...
...và tràn qua luôn cả các quốc gia cho rằng mình không thuộc khối nào. Lòng sân hận của con người bộc tràn tới đâu thì cầu sập, tuyết chảy, rừng rú bốc cháy, núi đồi trở thành bình địa, con nít bị đập đầu, đàn bà bị hiếp dâm, chẳng những con người không có chỗ dung thân mà đến muông thú cũng bị vạ lây, lá rừng rụng sạch, cây cối tàn héo, cỏ hoa cũng không làm sao mọc nổi. Sân hận bộc tràn thì vũ khí nguyên tử tràn theo.
- Tôi vẫn hằng tưởng Đông Phương thấm nhuần Phật Giáo lẽ ra ít bạo động hơn Tây Phương vốn được nuôi nấng trong tình thần Công Giáo chủ động, muốn lôi kéo người khác xáp nhập vào đạo mình bằng thuyết phục hoặc dùng bạo lực cưỡng bách và phía sau âm ỉ một tham vọng chính trị, đất đai.

- Nhưng nghịch lý thay ! những dân tộc hiếu hòa, lấy Phật Giáo bất bạo động làm quốc giáo như Lào, Cao Miên cũng đã lãnh đủ định mệnh khốc liệt không kém Việt Nam chút nào. Nhưng nước Lào thi đỡ hơn, cũng do cái bản tánh hiền hòa của xứ đó. Còn Cao Miên thì lãnh đủ Pol Pot với những cánh đồng tràn ngập xương máu và hàng triệu người bị thảm sát. Phần dân tộc Việt Nam chúng tôi cũng kì cục lắm ! Cứ chê các nước láng giềng là ngu xuẩn mà rốt cuộc suốt lịch sử vùng Đông Nam Á các nước này đều hưởng thái bình an lạc nhiều hơn Việt Nam hết thảy. Vậy thì ai khôn, ai dại ? Cũng vì lẽ đó mà cho rằng dân Do Thái thông minh tôi cũng không dám chắc. Tôi muốn nói cái  thông minh thực sự. Người ta thường nhầm lẫn hiền triết và thông minh thực sự với cái khôn vặt.
 
Ở mức tiến hóa hiện tại, con người vẫn còn quanh quẩn với cái khôn vặt, cái khôn nhằm khai thác muôn vật muôn loài để phục vụ mình, chỉ mình và cho mình. Còn nếu như nói « ngu si hưởng thái bình » thì hưởng thái bình chưa chắc đã là ngu si. Còn hơn được tiếng thông minh ( thông minh?) mà bị nướng rụi.
Jacques đăm chiêu nhìn tôi thở dài :
- Ngu cũng chết, khôn cũng chết, hiền cũng chết, dữ cũng chết. Chết ráo ! Vậy biết làm sao bây giờ ?
- Tôi cũng không biết ( gật gù)...tuy nhiên tôi cũng có cảm tưởng là nếu bây giờ toàn thể nhân loại ai nấy đều « ăn, ngủ, đ..,ỉa » một cách lương thiện và kiếm chuyện vui mà làm thì có lẽ thế giới này sẽ hết giặc  (vỗ vai). Tôi dám cam đoan với bạn như vậy.
Jacques phá ra cười :
- Bạn lại khôi hài !... Nhưng biết đâu? Cái ý kiến của bạn cũng thiệt là ngộ nghĩnh !
- Thôi thôi ông bạn già ơi ! Tôi xin can ông bạn. Bạn mà lôi cái ý kiến đó ra để lập thuyết hòa bình thì chắc chắn sẽ loạn lạc càng dữ hơn nữa, riết rồi hết biết đường đâu mà rờ. Thuyết càng lờn thì loạn càng to, loạn càng to thì giặc càng dữ, giặc càng dữ thì chết càng nhiều. Nói cho cùng, chính vì sống là chuyện hết sức nghiêm chỉnh nên ta phải...cười mà sống. Không có thái độ nào cà chớn cho bằng thái độ nghiêm chỉnh kinh niên. Nếu chơi chữ thì nghiêm chỉnh quả là một thái độ không nghiêm chỉnh một chút nào hết. Một thái độ vọng chấp tột bực. Chắc bạn khó lòng mà đồng ý với tôi.
Jacques đưa tay vỗ lên trán :
- Thiệt là bể cái đầu !
Tôi vỗ vai Jacques :
- Allez, ne vous cassez pas la tête ! Bạn chỉ có một cái đầu, chớ nên làm bể nó vì kẻ khác. Thôi bỏ đi tám, laissez tomber, rien d’important tout ca !
Rồi cứ vậy, cứ vậy. Ngoài những giờ chơi chọi banh sắt hào hứng vô tư lự, Jacques và tôi đâm đầu đều đều vào ngõ cụt của lý luận mong tìm một giải pháp cứu rỗi khả dĩ làm hài lòng hết mọi người. Lý luận lật sấp, lý luận lật ngửa, lý luận dài dài cho tới hết mùa hè. Và mùa hè nóng bức năm đó đã hết, cuộc tìm kiếm vô vọng, tịt ngòi.
 
Mùa hè năm sau, tôi và Ánh đã trở lại Villefranche-sur-Mer, chỉ có hai đứa. Phương và Thụy đã xé lẻ đi nghỉ hè riêng ở Corse với một cô bạn người Pháp.
 
Những lúc Ánh lui cui làm bếp, tôi nhấm nháp pastis ngó ra vườn chanh xanh lá, nhớ đất nhớ trời, nhớ người yêu cũ, nhớ con bướm Trang Sinh năm ngoái.
 
Gió chiều xòe bàn tay ẩm đục hơi nước xoa dịu cơn say nắng mê sốt cả ngày trong lòng Vịnh rồi ùa lên luồn ngón vào tóc chanh chải gỡ gào gội hong thổi. Những trái chanh chín vàng lườm chưa kịp hái đong đưa như những bóng đèn tròn căng tràn sinh lực ở công viên trong dịp lễ có tiếng phong cầm và nhịp trống háo hức. Những trái chanh no nắng, những bóng đèn no sáng, những váy xòe no nhạc, những cặp đùi no muốt dục tình. Nhạc sĩ ve ve so dây, lũ ruồi lớn rã cánh té xuống mặt đất. Và tôi sắp mê sảng rớt lật vào cơn điên chưa dứt. Cơn điên thường trực, đỏ lòm...
 
Buổi sáng tắm biển trong lòng vịnh với Gigi và Ánh. Buổi chiều nhâm nhi với Jacques ngoài bao lơn, bàn tiếp chuyện đời, chuyện ngắn, chuyện dài tẩm mùi pastis thơm ngọt.
Jacques đưa ly rượu lên môi hớp một ngụm rồi lại đề cập lần nữa về mấy cuốn sách tôi gởi biếu :
- Khi chọn gởi cho tôi quyển Trở lại tôi nghĩ chắc là bạn tin ở thuyết luân hồi, phải vậy chăng ?
- Tôi không rõ, vì quyển sách đó đến tay tôi hết sức tình cờ, thú thiệt với bạn là tôi chưa đọc.
- Điều đó không quan trọng. Tôi chỉ muốn hỏi là bạn tin hay không tin có luân hồi ?
- Tôi lại nghĩ điều tôi tin hay không tin chẳng có gì quan trọng. Tin hay không tin thì luân hồi, nếu có, nó vẫn có. Tôi chẳng muốn nhức đầu về chuyện đó làm gì.
Jacques nghiêng người tới trước :
- Dĩ nhiên, nhưng chắc là bạn cũng đã có ý kiến, bạn cũng đã có nghiền ngẫm về vấn đề này chớ làm gì không ?
Tôi lắc lắc viên đá cục khua long cong trên vách ly pastis :
- Hồi ba tôi lâm bịnh nặng, ông có viết thơ nói với tôi rằng ba già thì ba chết, người ta chết là hết, con chớ khá rầu buồn, ba không tin có luân hồi. Trong thơ tôi đáp lại, tôi nó là tôi cũng không tin có luân hồi theo cái nghĩa có một ông Lê Minh Châu ( tức là ba tôi) bất biến cứ trở đi trở lại trên dương thế này hoặc trong trời đất này, dù là bất cứ dưới hình dạng nào. Tuy nhiên tôi tin có luân hồi theo cái nghĩa vũ trụ tuần hoàn, tuy có trở đi trở lại nhưng cứ biến dịch hoài hoài, mới thì không mới hẳn, mà cũ thì cũng không cũ hẳn. Như trên mặt đại dương những đợt sóng này vừa lắng xuống thì đã có những đợt sóng khác dấy lên liền tức thì. Đại dương tuy không khác mà các đợt sóng không hề giống nhau bao giờ. Nhưng chính vì các đợt sóng không hề giống nhau bao giờ mà bộ mặt đại dương cứ hoài hoài đổi khác, không bao giờ ngừng nghỉ. Vẫn cứ trùng trùng duyên khởi...
- Nhưng còn cái cá nhân của tôi với bạn thì sao ? Có bao giờ luân hồi trở lại một lần nữa hay không, dù chỉ một lần ?
Tôi trầm ngâm một chập vì tôi biết rằng Jacques, cũng như rất nhiều người trong chúng ta muốn được biết rằng « ta » có luân hồi hay không có luân hồi. Tôi nói :
- Có lần đọc ở đâu đó tôi thấy có vị đạo sĩ đưa ra ý kiến như sau : Mỗi ngày thể xác chúng ta mệt mỏi và đòi được nghỉ ngơi. Chúng ta mê ngủ, đó là cái  chết ngắn. Khi hồi sinh, chúng ta thức dậy trong cái thể xác cũ trước khi chết. Lúc về già, tới một lúc nào đó, thể xác chúng ta quá  sức mệt mỏi và đòi được nghỉ ngơi dài hạn. Chúng ta ngủ một giấc dài, đó là cái  chết trần tục. Nhưng đến khi hồi sinh, chúng ta thức dậy trong một thể xác khác với cái thể xác trước khi chết. Đó là cái nhìn của đạo sĩ nọ về sự luân hồi. Không biết bạn có thỏa mãn về cái nhìn đó chăng?
Jacques gật gù hồi lâu:
- Cũng có phần nào. Tuy nhiên, còn thiên đàng với địa ngục?
- Bạn có để ý là khi ngủ bạn nằm mơ. Giữa hai lần hồi sinh cũng vậy, bạn mộng du trong tâm thức của bạn. Mộng lành hay mộng dữ, thiên đàng hay địa ngục là cũng do cái tâm lành hay cái tâm dữ mà ra. Nói theo ngôn ngữ Phật thì đó là do cái nghiệp sống, hay cái nghiệp từ nhiều kiếp trước chồng chất sinh ra. Khi sống trên trần thế này thì tâm thức bên kia là cõi mộng. Khi sang cõi tâm thức bên kia và ngoảnh đầu ngó lại thì trần thế này là cõi mộng. Cõi nào mộng ? Cõi nào thực? So với gì mà xác định là mộng hay thực? Ai biết? Ngay như bạn đây , bạn có biết chăng?
Jacques tư lự:
- Thế nhưng...

Ông bạn già ngập ngừng. Tôi vỗ vai Jacques cười xòa:
- Tôi cũng chỉ biết mù mờ vậy thôi. Bạn có hỏi thêm tôi cũng chẳng biết đằng nào mà lần
Tôi day sang Gigi đưa tay chỉ lên khung cửa sổ khép hờ của ngôi biệt thự cũ úa bên kia rào dậu :
- Đêm đêm, dì có nghe tiếng đàn từ bên đó vọng sang nữa hay không ?
- Tiếng đàn?... Tiếng đàn nào?
- Tiếng đàn dương cầm, bản Pour Elise... lá la lá la lá là lá la là… đó
- Vậy hả, mà ai đàn mới được?
- Thì cô gái tóc bạch kim chớ ai!
Gigi càng ngơ ngác, tôi tiếp:
- Cái cô vẫn thường thấy thấp thoáng bên của sổ năm ngoái đó.
Gigi mở mắt tròn xoe:
- Cô nào?... đâu có cô gái nào tóc bạch kim. Biệt thự bên đó đã hoang phế từ lâu. Từ lâu đâu có ai lai vãng! Cháu nói gì kỳ lạ vậy?
Tim tôi chấn động, linh tính lao chao, mắt chóa đom đóm, lòng bỗng hồi hộp dị kỳ. Không biết nói gì, không biết giải thích sao. Tôi thấy điều không ai thấy. Tôi nghe điều không ai nghe. Điều có thiệt mà hoàn toàn hoang tưởng. Tôi điên, tôi nổi điên trở lại ? Tôi nổi điên lần nữa ? Cơn điên đỏ lòm, thường trực, ngất ngất, lóa chóa hình ảnh vụt xẹt trong tâm trí theo tốc độ ánh sáng, không kịp chụp giữ, níu bắt. Tôi luồn các ngón tay lên đầu, cấu lấy tóc níu chặt, ghịt kéo, hai màng tang bừng bừng, muốn bật khóc...em !em !...em đã bớt điên hay có còn sống sót ?...Tôi mấp máy. Có cảm tưởng tim mình ngừng đập, đã chết
Kiệt ! Kiệt ! bạn làm sao vậy ? Bạn... bạn có sao không ?
 
Jacques nắm lấy vai tôi lắc lắc, bạn làm sao vậy? Tôi nhắm mắt hồi lâu, hoa đóm rớt xuống từ từ, đầu óc dần bớt choáng váng,tim rướn lên đập lại, dần dần đều trở lại, dần dần tỉnh giấc, hồi sinh.
 
 
Nước mắt ứa giọt ở khóe (không ai nhìn thấy), lắp bắp không! không sao... tôi không sao... không sao hết... Một con chim én vụt xẹt xuống vườn chanh.
Chiều tàn...
 
« ngày nào một giấc mơ
đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ
khi ánh trăng thành thơ nhẹ gió đưa
theo tiếng đàn thuyền mơ tìm bến xưa... »
 
Vườn nàng năm nay trăng nở rộ hơn năm ngoái. Chanh cũng nở rộ, đong đưa những bóng vàng lườm thắp sáng dưới dòng nguyệt bạch. Tôi đứng dựa lưng vào thân dừa cao vút có tàng lá xòe cánh quạt trong khu vườn nhà nàng, lòng hân hoan hồi hộp như có hẹn với người yêu lần đầu. Cũng như đã nhiều lần tôi tình cờ bắt gặp nàng đang xòe cánh hồng đứng lim dim trong nắng, và lần nào tôi cũng có cảm tưởng như nàng đang đứng đợi tình nhân – nàng ăn mặc đẹp đẽ, tóc gội bồng mỹ miều, nhưng nàng chẳng chờ ai hết, nàng cũng chẳng chờ tôi, nàng cũng chẳng hẹn tôi. Tôi gọi nhỏ « Em điên » và nàng giật mình ngó tôi lúng túng như có điều gì muốn giấu che. Rồi mỉm cười buông rớt một tiếng ngọc vang chạm trên thủy tinh trong leo lẻo.
 
Tôi chờ nàng trở lại khung cửa sổ, tôi biết chắc chắn thế nào nàng cũng sẽ trở lại khung cửa sổ năm ngoái, dù nàng chẳng ước hẹn gì với tôi hết. Nhưng tôi linh tính. Đêm đã khuya muộn. Nhưng chắc chắn nàng sẽ ra đứng bên khung cửa mà vọng nguyệt. Mái lầu từ từ mọc dài ra và chậm rãi uốn lên cong vút. Từ ô vuông tối chợt vẳng ra tiếng hát, mới đầu ngập ngừng nghe không rõ, rồi sau đó rõ dần...
 
... « em mơ tiếng sáo dập dìu bên trăng
đêm đến u tối về đây thắp sao
dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung
em xin gió biếc ca ngợi mà suối tóc... »
 
Tôi nhận ra tiếng nàng. Tôi quên sao được giọng nàng lần cuối, ở nhà thương điên, nàng nói « Anh ! Em không muốn đi » rồi nhìn tôi mà rưng rưng nước mắt. Buổi chiều người ta chở nàng đi mất biệt, đến một nhà thương khác có máy chạy điện dành cho những người điên hơn, tôi ra băng đá ôm đầu ngồi khóc sướt mướt. Kể từ đó không ai đem nàng trả lại cho Thằng Người Gỗ nữa. Và kể từ đó tới nay, tôi cũng không ngớt đi hết nhầm lẫn này tới nhầm lẫn khác – cho đến bao giờ ? Tôi quên sao được cái giọng nói nhu mì đó. Nàng điên điên khùng khùng ăn nói đã vụng về, mà bây giờ nàng lại ca hát, tiếng ca lại vụng về hơn nữa, nhưng giọng nàng rất ngù ngờ ngộ nghĩnh, dễ thương như giọng con nít.
 
Nàng để cho tiếng ca nắm tay nàng dắt ra bên cửa sổ. Em điên xõa tóc bồng ra ngoài vườn chanh bụm vốc suối trăng ngà và mùi chanh chín rộ mà gội rửa  « ...buồn vương man mác theo lời gió theo lời thơ, trầm tư se sắc tơ lòng đắm theo đàn khóc ... ». Tôi bước xuống giường bệnh viện, để chân trần băng qua hành lang bước tới phòng nàng đối diện. Cửa phòng nàng mở hờ. Tôi đẩy cửa bước vào « ...bao nhiêu nước mắt chôn sầu đắng cho lời thơ, giờ nầy em hát câu chiều mơ... ». Tôi gọi nhỏ « Evelyne ! », nàng không nghe, vẫn tiếp tục vốc ánh nguyệt bạch xối lên mái tóc bồng – nỗi ám ảnh đã đánh lạc hướng cơn điên của tôi hồi ở bệnh viện. Tôi lại cất tiếng gọi nhỏ một mình  « Evelyne ! » Nàng chợt ngừng tay, ngửng đầu ngó lên vầng ngọc thỏ « ...đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh, đèn trăng phô sắc như hoàng sáng như màu nắng... » Tôi lại gọi nhỏ. Nàng lại ngừng tay, vươn chiếc cổ dài thanh tú ra ngoài cửa sổ có ý lắng nghe. Tiếng con ve khàn đục trộn lẫn tiếng vạt sành trong sáng như nắng ngọc, bay lên ngọn dừa mất hút.
 
Tôi nín lặng bước đến gần hơn, rón rén. Dưới ánh trăng mờ mờ lọt vào căn phòng, tôi thấy nàng vói tay qua chiếc bàn thấp cạnh bên cầm chiếc gương hình bầu dục nạm vàng có cán và chiếc lược sừng ẩm đục rồi ngó vào gương mà bắt đầu chải gỡ tóc ướt. Bỗng tôi nghe một giọng hát nam giống hệt tiếng tôi, nhưng không biết của ai, vì tôi không mở miệng. “Bao giờ tôi về gần em, cùng đếm này trăng này sao! Chia nhé em! Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời…”. Nàng ngừng lược, có vẻ như chú ý, rồi nghiêng mái tóc bồng qua phía bên kia, nửa gương mặt nàng lồ lộ ửng sáng, sáng hơn cả ánh trăng dịu dàng, và tiếp tục chải gỡ. Giọng nam thiết tha dìu dặt “…Cho anh giọt thắm đem về  nhớ nhung lời thơ, đường đời anh muốn em còn mơ…”
Chợt nàng dừng hẳn lược gỡ, day hết người lại ngó, nhận ra tôi, buông tiếng kêu mừng rỡ “Anh Kiệt!”
 
Tôi chấp chới đến cạnh bên nàng bằng cách nào không rõ. Nàng đặt lược gương xuống trở lại bàn thấp ngó tôi bất động, miệng mỉm cười. Tôi cũng mừng quá đỗi, một chân quỳ bên cạnh ghế nàng ngồi, hai tay áp lên hai bàn tay nàng đặt suôn sẻ trên đùi nắm siết “Evelyne!”, lòng bồi hồi mê mẩn. Sau cơn xúc động bồng bột, tôi lên tiếng hỏi em chờ ai ở đây. Nàng đáp em đâu có chờ ai- y hệt những lần tôi chợt bắt gặp nàng đang xõa tóc điên gọi nắng. Thấy nàng có vẻ tươi tỉnh, tôi hỏi tiếp “Em đã hết điên chưa?”. Nàng chợt tiu nghỉu cúi đầu. Tôi lập lại câu hỏi lần nữa. Và nàng nín thinh đưa tay lên quẹt nước mắt.

 
Tôi hoảng hốt siết hai bàn tay nàng lắc lắc “ Họ đã làm gì em?”. Nàng nín thinh đưa mấy ngón tay muốt dài vén mấy sợi tóc mai ngắn mọc không đều ở hai bên màng tang. Tôi ngửng lên rồi cúi sát vén ngó hai bên: hai dấu nám. Hai dấu cháy nám của hai cực điện  người ta đã kẹp lên màng tang mà phóng điện vào óc nàng. Tôi nghe một tiếng hét thất thanh xé đứt ruột mình! Nước mắt tôi vọt ra, hình ảnh nàng ngồi đó chợt tan loãng nhòe nhoẹt. Nàng vói tay cầm lại chiếc gương bầu dục soi bóng mình vào đó rồi cũng khóc theo. Không biết bao lâu…
 
Khi đã dịu cơn khóc, tôi nắm tay nàng đứng dậy dắt ra bên cửa sổ, nàng đứng sát bên tôi, tóc nàng thoang thoảng mùi chanh hừng chín dịu dàng, hơi thở ấm áp hiền lành rộn rã. Tôi đưa một ngón tay chỉ lên vầng nguyệt bạch lên tiếng hỏi “Em nhìn thấy gì không?”, nàng ngửng lên ngó rồi đáp “Em nhìn thấy ngón tay anh”. Tôi giải thích cho nàng tích Phật dùng ngón tay chỉ trăng mà nói em hãy nhìn trăng chớ đừng nhìn ngón tay anh. Tôi lại chỉ vầng nguyệt bạch và hỏi lại lần nữa “Em nhìn thấy gì?”. Nàng ngó lên chăm chú hồi lâu rồi đáp “Em nhìn thấy ngón tay anh và mặt trăng”. Tôi nghiêm giọng “Em ngó một mình mặt trăng thôi không được sao?”. Nàng nhìn tôi, khe khẽ lắc đầu. Tôi nói,  gần như la lớn “em hãy ngó mặt trăng kia kìa!”. Nàng lắc đầu “Sao anh la em?” rồi bật khóc.
 
Tôi xoay hết người lại nắm lấy hai vai nàng lắc lắc “Everlyne! Everlyne!”. Tôi cúi mặt ngó xuống chợt thấy trên sàn nhà chỉ có bóng của một mình mình ngã trên mặt ván lót, tim vụt chấn dội rần rần như vấp trên một hòn máu đặc cứng thoắt chận nghẹt trong huyết mạch, hai màng nhĩ bị hơi ép lung bùng, linh tính lù mù chợt bừng dậy mở hoét mắt, bao nhiêu hoài niệm thương động, bao nhiêu tàng vọng ẩn ức, bao nhiêu hình ảnh tưởng đã mất biệt chợt văng bung ra khắp cùng bốn phía, trùng trùng lóe chớp. Tôi định lên tiếng hỏi nàng “Em đã chết thiệt rồi phải không?” nhưng hai môi tôi không còn cách gì mấp máy được nữa, hai bàn tay đặt trên vai nàng chợt cứng đơ, nặng nề tê điếng. Tôi nhắm mắt quán tâm để cố giằn cơn dao động, hơi thở dồn xuống quanh cuống rún, bụng lẩm nhẩm niệm chú:
 
“Quán tự tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa.
(...) Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt,
bất cấu bất tịnh (…) Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng…Yết đế!...”
 
Tôi hít thật sâu ba lần hơi thở vào trong cùng tận rún mình, như bào thai hô hấp trong bụng mẹ. Hai tay tôi cảm thấy nhẹ nhàng trở lại và xúc động lại được trên đôi vai mềm mại của nàng. Tôi từ từ mở mắt ra và hỏi nàng thì thầm “ Em chưa chết phải không?”. Nàng đưa những ngón tay mềm vuốt ve những sợi tóc mai giờ đã mọc dài thả xuống thùy mị trên hai màng tai lặng thinh cúi đầu ngó xuống bóng nàng và bóng tôi chập chùng đan khít, quấn quýt giữa dòng suối nguyệt trên sàn gỗ lót. Tôi cong một ngón tay đặt dưới cằm nàng nâng lên, trăng chênh chếch phía sau lưng nàng. Trong bóng tối lù mù, tôi ngỡ thấy nàng mỉm cười hiền hậu.
 
Tôi mấp máy “Em chưa…” định lặp lại câu hỏi khi nãy, nhưng chợt dừng ngang rồi bỏ lửng. Hai mí mắt nàng từ từ khép xuống giấu kín niềm bí mật dịu dàng phía sau, môi nàng mở hờ, có vẻ như chờ đợi. Tôi cúi xuống gần, thật gần, rồi thì thầm bên tai nàng “Anh sẽ dắt em đi coi hát bóng”. Mắt nàng vụt mở ra, bừng sáng long lanh. Nàng kêu khẽ “Ồ! Thiệt hả anh?”. Tôi mỉm cười gật đầu “coi tuồng Công chúa Da Lừa và Thằng Người Gỗ…”. “Thiệt hả anh?..”, “rồi anh sẽ mua cho em ly nước bạc hà xanh non màu thơ ấu và cây cà rem mùi dâu…”, một giọt nước mắt lăn tròn trên gò má nàng, tôi đưa ngón tay chỉ trăng khi nãy lên gò má mịn màng hứng lấy giọt thiêu thâu “…Nín, nín mất! anh thương!”. Nàng mừng rỡ vòng hai cánh tay ẻo lả  bấu lấy cổ tôi ghịt xuống, chiếc gương soi hình bầu dục sút khỏi tay nàng rớt xuống sàn gỗ.
“Soảng”
 
Mùa hè năm nay Ánh ít khi chịu theo tôi xuống bãi nên tôi thường phải dắt nàng đi ngoạn cảnh bù lại. Một buổi sáng nọ tôi đánh xe sang Cap Ferrat đưa nàng dạo chơi lòng vòng. Trên voi đất, đường mòn xinh xinh uốn bò loanh quanh, vài ngôi biệt thự đồ sộ đẹp đẽ mọc lên giữa những domaines minh mông mướt xanh vườn tược êm ả, nào thông, nào liễu, nào dương nào khuynh diệp cao ngất, bông giấy rực cành, chuối xanh xòe lá, có cả một gốc phượng vĩ cổ thụ trổ bông đỏ ối làm nhớ sân trường và những mùa hè học sinh một thuở quê hương thanh bình nào đó. Rạc rời vó ngựa quá quan, cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa…Mai sau trời đất thái bình, về lưng núi phượng  một minh túy ca…
 
Ghé chòi quán vệ đường mua hai cái xăng-uýt ăn qua loa, tôi đưa Ánh trở lại đầu Cap để viếng thăm Fondation Ephrussi de Rothschild. Đây là một tòa biệt thự đồ sộ do bà Bá Tước Ephrussi dựng lên hồi đầu thế kỉ 20 theo mô thức của  một cung điện kiểu Ýdành để tàng trữ những món đồ cổ mà bà bỏ công sưu tập suốt cả cuộc đời mình, một công trình đam mê thuộc loại đập cổ kính ra tìm lấy bóng xếp tàng y lại để đánh hơi. Những đồ mộc, bàn ghế, hòm tủ, đệm thảm, màn sáo, bình phong, đồ sứ, ly cốc, độc bình, đôn đẩu, gương lộng…từ Âu sang Á, từ Ý sang Tây, từ Tàu sang Nhật, đủ mọi thời đại, món nào cũng độc nhứt, vô giá.
 
Trong khi chờ đợi tốp người thăm viếng đợt trước đi ra, tôi dắt Ánh dạo chơi trong khu vườn bát ngát vây quanh cung điện phô bày nhiều loại kì hoa dị thảo của vùng nhiệt đới. Nàng trầm trồ, tôi ừ hử. Tôi dắt nàng đi dưới hàng cột chạm trổ trong cẩm thạch ửng hường đặc biệt của La Mã dựng quanh một hồ nước hình chữ nhật dài tăm tắp. Trong hồ vươn lên những cọng u du suông gầy lá bén, những bông sen hường lợt rộng mở cuối mùa bên cạnh những bông sún xòe lá to bản xanh láng, tháng ba trời hạn sen tàn, đêm nằm trải lá gan vàng đợi em…Ba cánh bao lơn của cung điện vươn ra bao bọc ba phía hồ nước, có lẽ nàng Ephrussi thường ra đứng tựa trên lan can nầy ngó xuống những bông hoa thanh khiết của Đông Phương khi những đóa sen vừa chớm nở đầu mùa hạ. Tôi bước lên nhà thủy tạ xây tròn ở cuối hồ, xung quanh có gộp đá, bốn cột tròn nhỏ vân vi mây trắng nổi trên nền cẩm thạch hường chống đỡ nóc chòi hoen rỉ đồng xanh, trên bục cao giữa chòi thiên thần Ái Tình bịt mắt giương cung chực bắn từ đời kiếp nào không biết mỏi. Ngó lên cánh bao lơn của cung điện ở cuối đầu kia hồ nước, tôi nhát thấy một mái tóc bạch kim vừa kịp xoay người trở gót đi lửng thửng vào trong lâu đài khuất bóng. Tôi dụi  mắt. Không lẽ? Đoán chừng là một mái tóc của một cô gái nào đó trong đám người thăm viếng ở tốp trước  chợt bước ra bao lơn đứng ngó xuống những cánh sen tàn cuối hạ.
 
Tới phiên tốp của tôi và Ánh ngược chiều tốp trước đi vào cung điện. Tôi để ý trong đám người đi ra loáng thoáng một hai mái tóc vàng dưới ánh sáng bất định ở từng trệt của ngôi biệt thự. Người đàn bà hướng dẫn bắt đầu chỉ trỏ giải thích. Những tấm thảm cũ kỹ sười rách vài nơi giăng mắc trên tường, bàn ghế chân bẻ cong, uốn chạm trổ đã xốc xếch, những tấm bình phong mạ vàng cẩn xà cừ đã bong nứt một hai chỗ. Ngày xưa, sau bình phong đó  nhiều cung nữ đã từng thay xiêm đổi áo, những Dương Quý Phi, những Đắc Kỷ, những Bao Tự? Tô Châu lớp lớp phù kiều, trăng đêm Dương Tử mây chiều  Giang Nam…
 
Bước lên tầng trên. Lại những đồ cổ và đồ cổ. Một mùi ẩm mốc đời đời khiến tôi ớn lạnh, nhưng dù có muốn bỏ chạy cũng không được vì một nửa thân thể tôi đã chon dính cứng vào những kỷ vật đó. Như một rễ cây cây đang hóa thành chồn.Trong người ngầy ngật choáng váng như sắp lên cơn sốt. Quán tự tại Bồ Tát hành Thâm Bát Nhã Ba la mật đa(…) Thị cố trung vô sắc vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ  tỷ thiệt thân ý… Tim hồi hộp lạ lùng. Tôi làm một cố gắng vượt bực bứt rời khỏi đám đông nhắm hướng ánh sáng ở cuối hành lang đi tới. Tôi quẹo một hai lần gì đó. Xung quanh vắng lặng. Thấp thoáng bóng lan can đàng xa xa, từ nơi ấy có thể ngó lên trời xanh và ngó xuống mặt hồ. Tôi bước về hướng đó. Sắp tới…
 
Chợt nghe một tiếng động từ cửa buồng mở toang phía bên trái. Dừng lại nửa chừng liếc xéo. Một chiếc giường ngủ kê sát vách tường đối diện với cửa, bên trên rèm rộng lơ thơ rủ xuống lưng chừng. Bươc thêm vài bước tựa vai lên khung cửa ngó hẳn vào trong buồng. Một mái tóc bạch kim! Nàng ngồi đó, trên ghế thấp, lưng quay về phía tôi, tay đưa chiếc lược cán vàng lên chải gỡ suối tóc dài mượt bồng bềnh trước gương cao vút hình trái xoan trong leo lẻo, tay áo lụa trắng uốn éo dịu mềm như sương mỏng. Tôi  đứng chết trân tại chỗ, nhưng đồng thời cũng không còn đứng trong thời khắc hiện tại của thế kỉ này nữa. Tim đã ngừng đập. Một khắc, hai khắc, một mùa hạ, hai mùa hạ, hay triệu triệu mùa sen đã bừng nở những trái tim từ bi từ muôn vạn kiếp…
 

Sau lưng tôi, bỗng sàn nhà chợt kẽo kẹt rên khẽ và âm lên bước chân người xôn xao từ xa vọng lại. Rồi tiếng huyên náo của đám người viếng thăm tới gần. Nàng thoắt dừng tay lược trên mái tóc bạch kim, tha thướt quay đầu lại ngó tôi mỉm cười dịu dàng, đoạn khoan thai đứng dậy bước thẳng tới chiếc gương bầu dục cao vút đang phản dọi bóng mình và chầm chậm đi sâu vào đáy gương, từ từ xa dần rồi phụt biến.
 
Đám người sau lưng tôi cũng vừa kéo tới và dừng lại trước cửa buồng, ồn ào, láo nháo. Bà hướng dẫn lên tiếng giải thích: “ Đây là gian buồng của…” tên một người đàn bà hoặc một người con gái được xướng lên nhưng tôi không nhớ rõ. Trong lòng còn hoang mang chấn động cùng cực, trước mắt lóa chóa những chấm sáng chen lấn điệp trùng như sao vỡ. Mọi người lần lượt bước vào căn buồng. Một mình đứng lại ở hành lang, tôi quay gót đi thẳng ra bao lơn, tựa vào lan can ngó xuống hồ nước, cố gắng hít đầy không khí khoảng khoát ngoài vườn cho lòng bớt hồi hộp. Chợt giựt mình! Một bàn tay mềm mại níu lấy cánh tay tôi. Nàng ra đứng bên cạnh tôi hồi nào không rõ, lên tiếng hỏi: “Anh nhìn gì vậy?” Tôi lắc đầu nín thinh, không biết cách nào trả lời câu nàng hỏi. Trả lời bằng cách nào cũng sai cũng đúng, cũng thực cũng mộng, cũng xả cũng chấp, cũng  tỉnh cũng mê. Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành… thức diện phục như thị.
 
Chúng tôi ra khỏi mê cung của tòa lâu đài sơn màu đất nung hường sậm ngã tím. Tôi chóng mặt lờ đờ nên để cho Ánh lái xe rời CapFerrat. Bánh xe nghiến trên đường đá sỏi lạo xạo dẫn ra khỏi khuôn viên của tòa biệt thự đồ sộ. Gió từ lòng vịnh thốt lên xô đẩy cây lá trò chuyện lào xào, ngó lại khu vườn minh mông còn thấy những ngọn dừa rẻ quạt vươn lên cao vẫy ngoắc. Tôi ngồi co ro  trên ghế da băng trước, hai tay kẹp chặt giữa đùi, chờ đợi cơn điên sốt đang kéo về hành hạ. Tai ù ù hỗn loạn tiếng côn trùng kêu réo và vặn xoáy nhức nhối trên màng nhĩ. Nụ cười của La Joconde đuổi riết, ánh tóc bạch kim lù mù lẩn khuất chìm sâu trong đáy gương bạc để lại tàn vết của đám mây trắng đã bay ngang vòm trời trong suốt. Về tới nhà, mình mẩy phựt nóng dữ dội. Tôi uống hai viên thuốc giải nhiệt và hai viên thuốc nhức đầu rồi lên giường kéo chăn kín mít nằm hừng hực trong cơn điên sốt đỏ lòm, mê sảng, chết ngất…
 
Rào rào…rào rào… Tiếng mưa rơi ngoài vườn chanh đánh thức tôi dậy, mình nhớp nhoáng mồ hôi. Rào rào…rào rào… Nước tỏa trên cành lá dội lên  những âm hưởng run đều xoa dịu, an ủi. Lắng nghe. Không phải trời mưa, tiếng lá khua dời chỗ. Lăn người ngó ra vườn chanh xuyên qua mành lưới đan khít ở cửa sổ. Trời còn sáng những tia nước vọt lên cao trong nắng lấp lánh rơi xuống thành trận mưa kim cương rào rào. Ai đó đang tưới nước ngoài vườn chanh. Tôi xô chăn nhỏm dậy bước ra hành lang rắc đá vụn đến đứng dưới dạ bao lơn. Dì Gigi đầu quấn khăn, tay cầm ống cao su màu vàng chạy gân xanh lục day lại ngó tôi mỉm cười cất tiếng gọi. Tôi bước xuống vườn chanh tới bên cạnh Gigi dành ống cao su nói gì để tôi tưới nước dùm cho. Dì nhường ống nước cho tôi rồi ngồi xuống bên cạnh gộp đá đưa tay nhổ mấy chòm cỏ dại:
Loại cỏ hoang này bỏ quên một mùa là mọc bít hết mấy gốc chanh. Jacques thì lo nhấp đọt phía trên, dì thì lo nhổ cỏ phía dưới, vậy mà rồi quanh năm cứ có chuyện làm hoài
Tôi vốc nước ở ống cao su rửa mặt và uống một hơi thật dài cho đã cơn khát, người dịu sốt. Tôi hỏi:
Gì có sang viếng biệt thự Ephrussi bên Cap Ferrat chưa?
Dì ngửng lên tôi rồi ngó sang Cap lù mù sau màn hơi nước dưới Vịnh:
- Ờ dì có vô đó thăm viếng một hai lần, đã lâu lắm rồi. Trong biệt thự có trưng bày nhiều món đồ xưa và quý báu. Cháu biết chớ?
- Bữa nay cháu và Ánh cũng đã có vô thăm viếng một lần cho biết. Ngôi biệt thự sơn một màu hường rất kì lạ, dì có để ý không?
- Cũng lâu quá rồi nên dì không nhớ rõ. Nhưng có lẽ cháu nói đúng. Hình như sơn bằng nước vôi trộn bụi đá cẩm thạch La Mã nên mới có màu hường đặc biệt như vậy.
Tôi hướng vòi nước về phía khu biệt thự màu gạch nung cũ úa bên kia rào dậu, liếc ngó lên cửa sổ khép hờ. Có cảm tưởng như sau khe cửa có bóng gì lay động- như thể nắng cựa mình. Vòi nước giật thốt trên tay, tim chới với, lòng bỗng lại hồi hộp dị kì. Tôi nghiêng người hỏi Gigi:
-Hình như bá tước Ephrussi có mái tóc màu bạch kim, dì có biết không?
Dì ngước lên, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên:
-Dì không biết. Nhưng nghe nói bà Bá tước có dòng máu Ý Đại Lợi trong người, nếu mái tóc Ephrussi màu bạch kim thì  quả là một điều hiếm có vậy. Ờ, mà sao mấy bữa nay cháu cứ nói đến mái tóc bạch kim hoài vậy? Hết cô gái đánh đàn ở biệt thự bên kia bây giờ tới bà Bá tước chơi đồ cổ bên Cap Ferrat. (Dì lắc nhẹ đầu) cháu này thiệt lạ lung!
Tôi lạ lùng? Hay những nhân vật quanh tôi, trong thế giới của tôi, trong tâm thức của tôi vụt trở nên dị kỳ? Hay là bao nhiêu hoài niệm tàng ẩn từ đời kiếp nào trong tế bào não óc tôi giờ thoát bung xẹt trùng trùng thức giấc. Tôi còn đang hoang mang, Gigi nói tiếp:
- Mà cháu biết ai có mái tóc màu bạch kim hay không? (Tôi phân vân). Là dì đấy!
Vòi nước trên tay tôi rớt xuống đất. Gigi cũng dừng tay lại và ngó thẳng vào mắt tôi, không có vẻ gì giễu cợt.
- Tại dì cắt tóc ngắn cho hợp với tuổi mình nên cháu không để ý đó chớ. Hối xưa Jacques và nhiều người đàn ông khác mê mệt dì lúc dì còn trẻ đẹp  là cũng do bởi mái tóc bạch kim của dì hết đó cháu ơi. Cháu ngó kĩ đây này!
Gigi đưa tay gỡ vuông khăn quấn trên đầu mình. Tôi trố mắt định thần. Ánh bạc trên những lọn tóc cắt ngắn quả nhiên cũng đủ để cho tôi  hình dung được màu tóc bạch kim của Gigi hồi lúc dì còn xuân sắc. Cơn gió trốt từ Cap Ferrat vụt xoáy đến thổi phông mái tóc bạch kim xuân thời của người đàn bà đối diện trong trí tưởng lù mù của tôi.
Dưới thấp, đằng sau mái tóc lấp ánh rực rỡ gió cuồng, lòng vịnh bỗng phừng cơn nắng quái buổi chiều phựt cháy đỏ ối…
Ngày hôm sau, trong người còn bần thần, tôi không xuống bãi biển. Buổi trưa, tôi bắt ghế bố nằm dài lười biếng dưới dạ bao lơn, nửa trong mát nửa ngoài nắng. Lòng bận bịu không dứt. Điều đó cuối cùng cũng xảy ra thiệt rồi! Điều gì, tôi không rõ. Nhưng càng lúc trong thâm tâm mình, tôi lại linh tính điều đó dù cho thực sự đã xảy ra, vẫn chưa kết thúc. Còn đang chuẩn bị, chớm khởi, ngập ngừng chưa hết. Không ổn. Bức rức. Buổi trưa lặng ngắt. Nóng sốt. Lạnh lẽo. Ghê ớn.
Một tiếng xập xòe. Tôi nhướng mắt hí ngó. Một cánh chim sẻ đáp xuống dưới gốc chanh, nghiêng đầu ngó quanh, nhảy từng bước ngắn nhỏ tới mẩu bánh mì nằm bên cạnh gốc cây, kêu lên mấy tiếng giả bộ rồi chớp bay vù lên ngọn chanh nghe ngóng, đợi chờ động tĩnh. Lặng ngắt. Cánh sẻ lại chao mình xập xòe đáp xuống, đứng trên mẩu bánh mì, mổ cắn, kêu chim chíp, niểng đầu ngó hai bên, lại cúi xuống mổ, lại kêu chim chíp. Tôi cựa mình, cánh chim giựt mình  bay vù lên ngọn chanh.
Con chim thốt sợ. Con chim sợ tôi. Sợ tôi mặc dù trong bụng tôi, tôi thành thật thương nó vô cùng. Thương nó như thương một chúng sanh đang đắm chìm trong mê muội, cũng như tôi. Bởi đâu nó là chim còn tôi là người, tôi làm sao biết được. Khởi từ bao cõi tàng thức vô minh, mê mờ, vọng chấp, nhiễm trược. Lúc nào khởi sự, tại sao khởi sự, tôi làm sao biết được. Nguyên thủy vốn tuyệt nhiên bất động. Bỗng chợt sai lệch một tiểu ly. Và rồi vũ trụ bùng nổ, hằng hà thế giới dấy động, đất trời chia cắt, vạn vật phát sinh, chúng sanh trùng trùng duyên khởi. Bởi đâu có sự sai lệch tiểu ly đó, tôi làm sao biết được. Chỉ biết bây giờ trụ hình nó là chim, còn tôi là người. Nó sợ và tôi cũng sợ. Cái sợ nằm sẵn trong tế bào, dính cứng trong mạch máu. Sợ chết, sợ sự đổi thay, sợ cái biến dịch, sợ cái bản ngã của mình bị tấn công, đập phá, thủ tiêu, biến mất. Cái ngã đó là thực ngã, là hư ngã, là thực danh, là giả danh? Vẫn biết vậy. Nhưng trong hiện tại vẫn sợ. Vẫn sợ dù biết rằng không có gì đáng sợ bằng sự sợ hãi. Sợ hãi cho tới lúc nào mới dứt? cho tới lúc không còn cựa quậy, không còn hơi thở? Rồi để lại vết tích gì giữa thiên hà vô lượng? Còn chi trong giả tướng, hay một vết chim bay…

Con chim se sẻ lại bay lên, lại sà xuống, lại cắn lại mổ lên mẩu bánh mì. Lần nào nhìn con chim se sẻ nhảy nhót tôi cũng không khỏi bồi hồi. Con chim đẹp đẽ hết sức. Đẹp đẽ không phải vì nó có bộ lông rực rỡ. Bộ lông nó hết sức giản dị, nâu xám trộn lẫn, vậy thôi. Nhưng nó đẹp tại vì tôi ngó nó đẹp. Biết nhìn thì con chim nào lại không phải là một con chim đẹp, bông hoa nào lại không phải là một bông hoa đẹp, ngọn cỏ nào lại không phải là ngọn cỏ đẹp? Mỗi vật trong trời đất, là một đẹp đẽ, một chiêm ngưỡng, một kỳ công, một nhiệm mầu.
Con chim se sẻ lại mổ, lại ngó chừng, lại kêu chim chíp, lại mổ, lại ngó chừng, lại sợ, lại dáo dác. Nhìn con chim nhỏ thưởng thức mẩu bánh mì và ham sống, tôi xúc động sa nước mắt. Trời ơi! Cuộc sống đối với nó giản dị, đẹp đẽ và đáng sống biết chừng nào! Còn tôi? Tôi với đầy đủ tứ chi, đầy đủ giác quan mà tưởng chừng như đã tật nguyền tự bao giờ. Tôi với bao cuộc dâu biển tang thương, bao cuộc chiến tranh dai dẳng, bao cuộc yêu thương đổ nát, bao mối tình si vô vọng, bao nhiêu mê lầm chất ngất, bao nỗi ám ảnh không rời, bao nhiêu hoài niệm thương động, bao trận điên khùng nhức nhối cắn xé thần kinh khiến tôi đã bao lần toan tự sát. Con chim nhở kia không ngừng ham sống. Còn tôi đây nhiều lần thèm chết. Tôi bật khóc, nước mắt nhễu giọt trên gò má. Khóc tủi thân. Hay khóc cho một tấm lòng hồn nhiên yêu đời, khóc cho một tấm tình thơ dại thiệt thà theo ngón đàn khờ khạo run khảy một đêm xưa đã cuốn theo bụi trăng hững hờ rã mất. Ngày xưa tôi đón em, nơi gác chuông chùa nọ, con chim nào qua đó, còn để dấu chân in… Mười năm giờ trở lại, tôi một mình gọi nhỏ, chim ơi biết tìm đâu?
Tôi sa nước mắt lặng lẽ. Con chim sẻ vẫn tiếp tục cắn mổ, tiếp tục ngó chừng, tiếp tục thưởng thức, tiếp tục lo sợ, tiếp tục ham sống. Vậy mà rồi nó vẫn phải chết, một ngày nào đó. Chết tự nhiên hay bị một con chim khác lớn hơn vồ mất. Từ muôn vạn kiếp biết bao sinh vật đã được tạo ra, ham sống, sợ chết, yêu đời, rồi cuối cùng bị hủy diệt đi hết sức thô bạo. Và cuộc sát sinh tiếp diễn cho tới bây giờ, không hề ngừng nghỉ một giây phút nào. Lỗi tự ai? Trong một thời điểm hạn hẹp, có thể chỉ tay vào ai đó mà buộc tội. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng có lẽ lỗi không tự ai hết - nhưng không phải vì vậy mà mọi người đều vô tội. Bởi lẽ từ ngữ tội lỗi tự nó không mang một ý nghĩa nào hết. Nó chỉ là một ý niệm phát sinh từ đầu óc nhị nguyên của con người. Trong vũ trụ hằng cữu, mọi vật vốn không tánh, không thiện, không ác.
Từ đâu phát nguồn sự sát sinh, tôi làm sao biết được. Chỉ biết trong cái cộng nghiệp hiện tại, trong trình độ tiến hóa hiện tại, chúng sanh chưa thể an hưởng một thế giới không có sát sinh được. Tuy nhiên, trong cái thế giới sát sinh của muôn loài, duy có một điểm dị thường: chỉ có con người là loài độc nhất đem tâm oán hận và tìm cách trả thù. Chỉ có con người là loài độc ác nhất rượt cắn đồng loại cho tới chết và tuyệt sát phe đối nghịch cho tới kỳ cùng. Giữa thú vật đồng loại, khi xảy ra xung đột, con thú yếu thế bỏ chạy và cuộc xung đột chấm dứt ở đó. Hầu hết như vậy.
Cái sát sinh của loài người là một hành động cố tình. Thường không cần thiết cho sự sinh tồn tức khắc của mình. Trái lại, cái sát sinh của muôn thú khác  nhau là một nhu cầu  tất yếu cho sự sinh tồn tức khắc, không do lòng oán hận thúc đẩy. Ngay cả đối với những cầm thú mang tiếng dữ dằn và xấu xa nhứt như sài lang, hổ báo, sát sinh gần như là một nghiệp chướng không cách nào tránh được. Con chim đại bàng ăn toàn thảo mộc thì con chim đại bàng phải chết. Con cá sấu ăn toàn rong bèo thì con cá sấu phải chết. Con sư tử ăn toàn hoa quả thì con sư tử phải chết. Đâu phải chỉ có con chim đại bàng, con cá sấu, con sư tử muốn ăn thịt. Không phải muốn hay không muốn, mà không thể không ăn thịt được. Nếu muốn ăn toàn thảo mộc thì đại bang, cá sấu, sư tử phải trở thành những động vật khác. Tuy nhiên, nhiều lần Ánh để ý và nói với tôi là đối với cây kiểng trong nhà, nàng có cảm tưởng hình như cây nào mình thương nhiều thì nó mọc khỏe mạnh hơn và tươi tốt hơn những cây khác. Vậy ai dám chắc đóa hoa vô thường nọ không biết hớn hở khi chớm nụ xuân thì và ngọn cỏ vô tình kia lại không hãi hung trước cái tử ly kề cận? Sát sinh vốn nó vẫn bàng bạc đây đó trong vũ trụ. Và phải chăng con người là cái kết quả trong thời khắc tiến hóa hiện đại của cái cộng nghiệp dữ dằn đó trên địa giới?
Nhiều lúc chứng kiến những cuộc thảm sát man rợ thường nhựt, tôi không khỏi phẫn nộ trước lòng điêu ngoa đê tiện của con người.
Ấy vậy mà khi nhìn một cô gái điên xõa tóc ngu ngơ hong nắng, tôi lại tin rằng sự thơ ngây còn có thể có được trên cõi đời nầy.
Nhiều lúc chứng kiến cuộc chạy đua bất kham đến cuộc thế chiến nguyên tử thứ ba, tôi không khỏi tuyệt vọng trước sự xuẩn ngốc cùng tột của con người.
Ấy vậy mà khi nhìn một chiếc lá non nhẹ run trong gió, tôi lại tin rằng hy vọng còn có thể nẩy lộc trên cõi đời nầy.
 
Nhiều lúc chứng kiến những địa ngục tàn độc do con người dựng lên để đày đọa đồng loại, tôi không khỏi đứt ruột trước sự đau khổ cùng cực của con người.
Ấy vậy mà khi nhìn một con chim sẻ nhảy nhót tung tăng trong cỏ, tôi lại tin rằng hạnh phúc còn có thể có mặt trên cõi đời nầy.
Và một chút thơ ngây đó, một chút hy vọng đó, một chút hạnh phúc nhỏ nhoi đó cũng giúp cho tôi đủ sức chịu đựng những đau khổ ngất trời để mà ngoi lên sống sót.
Này chim se nhỏ kia ơi
Này em xõa tóc điên ơi!
Trên dấu em đi và vết chim bay trong giả tướng, phải chăng còn dùng dằng lại một chút hương tình thoang thoảng trong lòng anh bát ngát?
Ngày xưa em qua đây
Cho tình tôi chớm nở
Như chân chim muôn thuở
In mãi mực thềm rêu…
Về tới Paris trời sẩm tôi. Đã thấy dấu hiệu mùa thu, cái mùa được dân Paris và cả thế giới yêu thích, ca ngợi, cái mùa đã đi vào thơ và nhạc bằng những bước bâng khuâng, ngậm ngùi thương tiếc những mối tình rã rơi tan vỡ… les feuilles mortes se ramassent a là pelle, tu vois je n’ai pas óublié. Mais le vent les emprote dans la nuit froide de l’oubli…
Paris quên những đóa sen tàn cuối hạ để đi vào thu thực sự. Và tôi cũng muốn quên, quên mùa hè Villefranche, quên mùi chanh chín miệt biển, quên mái tóc bạch kim thoáng hiện trong lâu đài ẩm mốc Cap Ferrat, quên ngón đàn nương tử, quên mái lầu nguyệt bạch, quên nỗi quạnh hiu của đôi vợ chồng già. Thỉnh thoảng nhận được thuốc men của Gigi gởi giúp, vài lần điện thoại thăm viếng, mọi người vẫn khỏe mạnh, mọi người vẫn vậy, nhưng tôi linh tinh có điều gì đó không ổn. Điều gì?
Rồi vườn Luxembourg ẩm đục sương mù thả lá úa xuống những lối đi quen. Mùa thu âm thầm, bên vườn Lục Xâm, ngồi quen ghế đá, không em ôi buốt giá từ tâm… Rồi Paris xuống tóc quy y trong ngôi chùa Đông Tạ. Cây trơ cành đen, như đã chết, sương lạnh rùn mình. Mùa đông Paris, trời buốt ra đi, đợi em quán nhỏ, rưng rưng rượu đỏ tràn ly…
Mùa đông bước chậm vào cuối năm, cây Giáng Sinh trổ bóng đèn màu, trẻ con hớn hở. Sau lễ trẻ con, Paris ăn Tết. Paris ăn Tết dương lịch. Hôm nay là Xuân mai còn Xuân, rượu uống say rồi nhớ cố nhân. Thực phẩm ngon, quần áo đẹp, rượu choáng váng, foie gras, champagne, saumon, carviar, son phấn nhạc đèn, khiêu vũ. Trời lất phất mưa bụi. Hôm nay là Xuân, mai còn Xuân, phơi phới mưa sa nhớ cố nhân. Ngày mồng một qua, mồng hai đi làm, mồng ba còn ngất ngưởng, vừa chớm…
 
“Dì Gigi chết rồi!” Trời ơi! hồi nào? Đúng ngay đêm mồng một. Dì sang bồn tắm kiếm nước uống viên thuốc an thần, trợt té đứt gân máu ở đầu rồi chết luôn tại chỗ. Chị Huệ Chi điện thoại cho chúng tôi biết như vậy ngày mồng ba. Tôi chấn động Ánh bủn rủn.
 
Mọi người đinh ninh Jacques sẽ ra đi trước tiên. Chuyện thực sự xảy ra trái ngược điều đinh ninh. Ánh điện thoại cho Jacques để chia buốn. Ông bạn già có vẻ hốt hoảng. Nỗi bận tâm của Jacques bây giờ làm sao tìm được hết những món đồ quý mà  mà Gigi chôn dấu rải rác nhưng vì ra đi đột ngột không kịp trối lại. Và vấn đề thanh toán tài sản, giải quyết thừa kế. May có Liliane lui tới thường xuyên để nâng đỡ tinh thần ồn bạn già. Ánh cứ thúc giục tôi gọi điện thoại chia buồn. Không rõ tại sao tôi cứ né tránh chuyện chia buồn, đã nhiều dịp như vậy. Buồn? Chia buồn? Tôi thấy nó làm sao đó. Có lẽ tôi không biết buồn trước cái chết. Thế gian tiếu ngã bất tang thương, ngã tiếu thế gian khấp đoạn trường. Buồn? Tôi không buồn. Bâng khuâng thì có. Chia buồn? Tôi bối rối, không biết phải nói gì, chẳng lẽ cử lải nhải hoài câu “ Tôi xin thành thật chia buồn?”
Nhưng rồi tôi cũng đã gọi điện thoại cho ông bạn già buổi tối hôm sau. Giọng Jacques trong ống nghe có vẻ cảm động bối rối. Ông nói nhân dịp Gigi mất, ông đã đọc lại và khám phá trọn vẹn trong một thoáng chớp( d’un coup) trọn vẹn cái thâm thúy trong Con đường Đoạn Luyến. Tôi không hỏi thêm, cũng không thấy cần phải bàn thêm hoặc nói thêm điều gì nữa hết, ngay cả an ủi. Rồi giọng Jacques trở nên lúng túng, xao xuyến, không muốn dây dưa. Cuộc nói chuyện giữa tôi và ông bạn già rất ngắn ngủi. Gác ống nói xong, tôi chợt lo sợ vẩn vơ, dù Jacques nói rằng khám phá trọn vẹn cái  thâm thúy của đoạn luyến. Lo sợ ông bạn già lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn, lại ngó trần nhà, lại nhơi đi nhơi lại những ý nghĩa cũ rích, lại tự hành hạ cân não, lại nhắm mắt tưởng tượng, rồi mở mắt ra ngó trần nhà trân trối.
 
Nhưng ngay tối hôm đó, trong bóng đêm, chính tôi đã tráo tráo nằm ngó trần nhà mà xao xuyến. Điều đó đã thực sự xảy ra rồi chăng? Gigi không còn nữa. Và điều đó đã kết thúc? Hết rồi. Chấm dứt. Hoàn toàn chấm dứt. Thôi cũng đã đành một vết chim bay trong giả tướng! Trách tay tạo hóa trêu ngươi, đem tranh luân lạc vẽ đời phù sinh.
 
Nhưng vết chim bay trong giả tướng, hằng thường vắng lặng, nghĩ cho cùng thì có gì đâu mà phải ngậm ngùi?
 
Sao vẫn muốn để lại chút gì đó trên trần thế? Để lại chút gì bây giờ? Sao để lại chút đó mà không để lại chút khác? Trong vũ trụ mọi vật vốn không tướng. Trong cái không đã bao hàm cái có, trong cái có đã tiềm tàng cái không. Cái không ở đây là hư không chớ không phải là hư vô, cái hư vô ngõ cụt, cái hư vô vực thẳm, cái hư vô không đáy, cái hư vô tuyệt lộ bất khả tái sinh hiện hữu của triết học phương Tây. Trước cái hư vô đó, con người chấp không rồi đâm ra kinh hoàng, từ kinh hoàng phát sinh bạo động. Bạo động để chứng minh “tôi hiện hữu”. Bạo động để chứng minh “tôi có mặt”. Bạo động với người khác, bạo động với thiên nhiên, bạo động với muôn loài, bạo động với Thượng Đế, bạo động vô cớ, chung quy cũng là bạo động với cái tâm của mình, bạo động với chính mình.
Bình tâm để đoạn luyến? Đoạn luyến để dứt khổ, được chăng? Khi đối diện với cái khổ mà không có cách nào thủ tiêu được nó, người ta quay lại thủ tiêu mình, nguồn gốc mọi vọng chấp sinh ra đau khổ. Một cách nào đó, tự tử là vậy. Động lực nào khiến tôi ham sống và xui tôi bao lần thèm chết? Quá tuyệt vọng vì yêu đương, muốn nhảy xuống đại dương trầm mình, muốn nuốt bụm thuốc ngủ, muốn nhảy từ lầu cao, muốn nhào vô lòng băng tuyết biến thành tảng nước đá. Nhưng rồi động lực nào đã nắm tay tôi bắt nó bỏ ngụm thuốc ngủ trở lại ống trong những lần khủng hoảng tâm lý tuyệt cùng? Sợ chết, khiếp nhược, hy vọng, bản năng, ao ước, ảo vọng, chấp có, chấp không, mê muội, thức tỉnh… làm sao tôi biết được. Hay tại chưa thực sự muốn chết bởi vì còn thèm sống. Và chính bởi thèm sống mà không được nên muốn chết. Bắt đầu từ chỗ nào? Và bằng lối nào ra khỏi mê cung?. 
Tôi chạnh nhớ con chim sẻ nhỏ trong vườn chanh miệt biển. Con chim sẻ buổi trưa vắng lặng xập xòe đáp xuống mẩu bánh mì, cắn mổ, ngó chừng, sợ chết và ham sống. Không giải thích, đừng giải thích. Chỉ ham sống ,vậy thôi. Quá đủ. Hình ảnh thơ ngây, hạnh phúc. Giờ đây con chim sẻ đã bay đi mất rồi, và tôi luyến tiếc. Như tôi đã từng luyến tiếc và khóc đứt ruột Em vịt vàng nhỏ của tôi đã bị xe nhà binh cán nát bấy một chiều cuối năm trên mặt lộ đá, hồi tôi vừa được sáu tuổi. Hồi đó tôi còn có xóm nhỏ, tôi còn có quê hương và tôi không biết oán hận. Bây giờ tôi biết oán hận và tôi không còn xóm nhỏ, không còn quê hương. Cái đáng còn thì tôi mất, cái đáng mất thì tôi còn. Trong bất cứ cuộc chia tay nào, tôi vẫn ao ước mình là kẻ ra đi chớ không phải là người ở lại, nhưng rốt cuộc tôi vẫn thường đóng vai người ở lại. Cũng như hồi ở bệnh viện tâm lý, người ta đã giựt Evelyne ra khỏi tay tôi để chở nàng tới một bệnh viện khác dành cho những người điên hơn. Tôi ra băng đá ngồi ôm đầu khóc sướt mướt. Kể từ đó, không ai đem trả nàng lại cho Thằng Người Gỗ nữa.
Cũng như bây giờ người ta đem Gigi ra khỏi vườn chanh. Rồi kể từ đó…
Kể từ đó tôi không ngớt mơ màng được mơ lại Giấc Mơ Vọng Nguyệt. Tôi mơ màng được trở lại vườn chanh lần nữa.
Dù chỉ một lần
“Anh như tiếng hát em như lời nguyền đẹp bao ước mơ
anh như lầu vắng em như ánh trăng gieo muôn ý thơ
muốn nói với em đôi lời trìu mến
tim anh băng giá đang ngại ngùng câu năm tháng mong chờ…”
Dứt câu hát, tôi cầm miếng đồi mồi run khua lẳng tẳng trên dây đờn măng-đô-lin sợi kép. Lòng ngất ngây mê mẩn, rào rạt si tình, bồi hồi lãng mạn. Tôi ao ước nàng còn thao thức để nghe tiếng hát thiết tha và ngón đàn khờ khạo của tôi. Bên kia biệt thự màu gạch nung cũ úa hai cánh cửa sổ trên cao đã mở toang, sáng trăng lọt vào phẳng lặng.
Dứt tiếng đàn dạo lại, tôi định hát tiếp bỗng thấy bóng người thấp thoáng ở vườn chanh bên dưới. Tôi buông đàn hồi hộp đi xuống. Không thấy ai. Tôi đi băng qua vườn chanh bây giờ bỗng trở nên rộng minh mông. Cuối vườn, một bóng người đứng lẫn khuất dưới tàng chanh lớn lù mù om tối. Tôi đến gần hơn. Bóng người rời khỏi vòm chanh bước ra chỗ trăng sáng. Tôi giật mình kêu khẽ “ Kìa dì Gigi!”.
 
Người đàn bà ngó tôi mỉm cười hiền hậu tươi tắn. Đầu dì quấn khăn, mình mặc áo ngủ màu trăng sáng bằng chất tơ mềm. Tôi còn đang chấn động tần ngần thì người đàn bà đã đưa tay lên đầu gỡ chiếc khăn quấn. Tóc dì Gigi xòa ra, dài hơn và bồng hơn lần gặp gỡ sau cùng, sáng chói một màu bạch kim óng ánh. Tôi định cất tiếng hỏi thì dì đã đưa một ngón tay lên môi ra dấu bảo tôi im lặng. Đoạn dì đưa ngón tay chỉ lên tít cao trên nóc biệt thự bên kia rào dậu. Tôi ngó theo thấy vằng vặc một vừng trăng sáng. Nguyệt bạch!
Tôi ngó hồi lâu, chợt thấy ánh sáng động đậy ở khung cửa sổ mở toang, rồi bóng một người con gái xuất hiện. Tôi giật mình quay lại ngó: dì Gigi không còn đứng đó nữa! Nhưng người con gái đã ra đứng tựa bên kia cửa sổ. Tôi leo qua rào dậu và lần mò trong khu vườn chanh nhà nàng. Chanh chín rộ thơm phức. Rồi bằng cách nào không rõ, tôi chợt thấy mình đang đứng trong ngôi biệt thự màu gạch nung cũ úa, ngay đầu cầu thang dẫn vào phòng nàng. Tôi nghe tiếng hát đâu đó: 
“Hẹn em từ muôn kiếp trước
nhớ em mấy thuở bạc đầu
anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn
em để cung đàn
đưa anh về đâu…”
 
Tôi nhận ra tiếng của người hát. Tiếng hát của tôi. Tiếng hát của tôi hồi mười một tuổi. Tiếng hát tình si thuở ấu thời. Tim rộn ràng hồi hộp như mới lần đầu biết rung động vì con gái. Tôi bước hẳn vào phòng nàng.
 
Người thiếu nữ đang ngồi trên chiến ghế trường kỷ, áo lụa trắng tay rộng kết kim tuyến lấp lánh. Tóc nàng quấn cao có trâm cài hai bên, đầu trâm run nhẹ những hạt ngọc nhỏ màu trắng đục. Nàng ăn mặc như một cung nữ. Nàng có dáng dấp và điệu bộ của một cung nữ. Trước mặt nàng, trên chiếc bàn thấp chạm trổ bằng gỗ quý đen tuyền, một ấm trà và một chén ngọc dạ quang chói sáng long lanh, màu ngọc xanh trong veo phơn phớt ửng lộ. Trên mặt trà trong chén, lững lờ một vệt đen trông giống như chiếc hài nhỏ.
 
Nghe bước chân tôi tới gần, người cung nữ giật mình ngửng lên và vội vàng đưa tay áo lụa che ngang mặt. Tuy nhiên tôi cũng kịp bắt gặp trong ánh mắt nàng một cái nhìn rất quen thuộc – quen thuộc tới mức gần như âu yếm. Tôi nín lặng ngắm nàng, tim chùn theo nhịp thở, có cảm tưởng khoảng cách giữa tôi và nàng không hề có, không còn nữa. Không có thời gian, không có không gian, không có xiêm y, các mạch máu của tôi và nàng như đã giao tiếp. Nàng từ từ buông tay áo lụa che ngang mặt xuống. Cổ nàng thon dài trắng tinh, môi nàng cong hình trái tim mở hờ, mi mắt nàng bụp nhẹ mướt hiền như nhung. Tôi đã nhận ra nàng. Hoa! Hoa Bến Đò! Hoa người yêu đầu tiên của tôi lúc nàng mười lăm tuổi. Hoa người yêu mà trên môi nàng tôi đã hái nụ hôn đầu đời đêm hò hẹn trước hàng ba nhà nàng, ra về hễ nhắm mắt tôi thấy mình la dà bay bổng, kiểng đổ ngân nga trong đầu, đất trời choáng váng. Nụ hôn đầu đời, chỉ phớt nhẹ trên môi nàng, chỉ một lần, một lần thôi, mà vĩnh viễn. Tôi đã nhận được Hoa của tôi trong người cung nữ đó. Tôi chết lặng, lòng sung sướng quá đỗi, mọi lời nói đã lịm tắt trên môi mấp máy ngù ngờ.
Nàng cung nữ với bàn tay ngà dịu dàng cầm ấm trà lên rót vào chén ngọc dạ quang thánh thót. Chiếc hài nhỏ hiện lên rõ hơn, lộ ra hình dạng một chiếc thuyền lá. Nàng khoan thai đặt ấm trà lại bàn, tôi và nàng đều nín lặng. Từ trên thuyền chợt vẳng ra một điệu đàn măng-đô-lin run khua lẳng tẳng rồi một tiếng hát nho nhỏ cất lên - tiếng hát của tôi, của tôi ấu thời. của tôi khờ khạo hồi mười một tuổi mà đã si tình:
“Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung
đê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé run
anh muốn thành mây nương nhờ làn gió
đưa anh đến cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng...”
Người cung nữ cúi xuống đưa hai ngón tay thon dài bốc nhẹ đứa nhỏ đặt lên lòng bàn tay mình - đầu mũi tôi thoang thoảng hương thơm của nguyệt quế nồng nàn gói trong trăm năm phím kiều diễm. Nàng cung nữ chăm chú nhìn chàng ca sĩ bé con. Đứa nhỏ tha thiết ôm cây đàn măng-đô-lin vào lòng và bật khóc, giọt lệ long lanh rớt xuống bàn tay ngọc đa tình. Nàng cung nữ chợt rùn mình rồi cả người nàng từ từ rã tan thành một vũng nước trong vắt… Cùng lúc, trên má tôi những giọt lệ nghẹn ngào cũng lăn xuống từ hồi nào không biết. Trước mắt tôi không còn gì nữa hết. Chỉ còn vũng nước trong suốt, đang bốc hơi thành bụi trăng mỏng lù mù.
Tôi đứng chết lặng như vậy không biết bao lâu. Chợt có tiếng hạc trong veo cất lên ngoài vườn chanh rồi tiếng vỗ cánh lướt qua khung cửa sổ. Tôi bước ra ngoáy cổ ngó theo. Trong vầng nguyệt bạch tròn sáng lung linh, bóng một con hạc thanh tú xòe đôi cánh rộng  màu bạch kim óng ánh đang giăng tay cùng nàng cung nữ thướt tha và chàng ca sĩ bé con tay cầm cây đàn từ từ bay về cung quảng. Những chấm đen xa dần, nhỏ dần, run khẽ rồi tan đi trong nguyệt huyễn mơ màng… 
“tích nhân dĩ thừa hoàng lạc khứ
thử địa không dư hoàng hạc lâu
hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”
Chợt có tiếng lay động sau lưng. Tôi giật mình quay lại. Trong bóng tối hằng tịch của căn buồng còn thơm tho mùi nguyệt quế, chén ngọc bỗng cựa mình rực sáng chóa lòa rồi bùng vỡ như giấc mơ vọng nguyệt muôn đời giờ đã rã tan thành bụi trăng mơ mòng giả tướng
Gigi đã chết.
Nàng cung nữ trong giấc mơ Vọng Nguyệt của tôi đã tan thành vũng nước trước trong vắt. Người thiếu nữ tóc bạch kim bên Cap Ferrat cũng đã trở vào đáy gương phản dọi bóng mình. Chỉ còn lại tôi và nỗi thắt thỏm lo âu cho Jacques, người bạn già của mình, với những buổi trưa quạnh quẽ nằm trong bóng tối lơ láo ngó trần nhà trắng tinh giữa căn nhà trống vắng. Đợi chết? Đợi cơn sợ hãi thường trực? Hay đợi Gigi trở về một đêm trăng sáng?
Tôi sẽ trở lại Villefranche? Tôi sẽ trở lại vườn canh lần nữa? Không rõ. Tôi sẽ trở lại bên cửa sổ ngôi biệt thự màu gạch nung cũ úa? Tôi sẽ mơ lại giấc mơ có người con gái đợi chờ dưới ánh trăng bên mái lầu cong vút? Tôi làm sao biết được!
Đập vỡ giấc mơ vọng tuyệt bên vườn chanh miệt biển trở về cuộc sống thường nhựt trong căn nhà của mình ở ngoại ô Paris, những đêm trăng sáng tôi thường tắt đèn ra đứng tựa trán lên cửa kiếng nhà mình ở tầng mười lăm ngó xuống vườn cây ngã bóng dã dượi trên thảm cỏ công viên trống vắng mênh mông bên dưới. Tôi vặn lại nho nhỏ bài Mưa rơi, từng giọt nhạc dội vào lòng tôi bồi hồi như một tối nào bên vườn chanh trời chợt sa mưa ngùi thương lắc rắc…Bâng khuâng! Nghe tiếng tơ dịu dàng, nhìn lá úa theo hoa tàn, khóc than phút giây lìa tan…tim chùn bước nhịp nhàng theo điệu tango dìu dặt, tôi nghe lại tiếng đàn măng-đô-lin run khua lẳng tẳng và tôi khóc lặng lẽ. Lòng rạn nứt. Biết rằng điều đó đã thực sự xảy ra rồi, không còn cách nào hàn gắn được nữa.
Ánh ngồi lẩn khuất trong bóng tối nhìn tôi lo âu thở dài. Những lúc đó tôi không muốn ai nhìn thấy mình khóc. Tôi muốn chỉ có mình tôi. Và ánh trăng. Và tiếng ca bỏ quên lại từ đời kiếp nào trong một dĩ vãng mù xa biệt vụt:
 
Nghẹn ngào miền nhớ nhau
thương xót ai trăng sầu bên mái lầu
hay đớn đau vì câu chờ kiếp sau
trăng úa mầu lệ dâng ướt ngàn sao…
Kiếp sau. Có chăng một kiếp sau. Như đã từng có một kiếp trước hoang đường, một thuở sáo ngọc sầu trăng, canh khuya Trương Chi si tình chợt buông tiếng hát - hay mơ thấy mình buông tiếng hát khi ngỡ thấp thoáng trong mộng mị của mình hình bóng một cô gái yêu kiều bên mái lầu vọng nguyệt rồi bỗng chợt si tình
 
ngày nào một giấc mơ
đâu những đêm trăng mờ
ai ngóng chờ
 
Một giấc mơ. Phải chăng tất cả chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ vọng nguyệt. Đêm đêm vong nguyệt. Duyên khởi từ một kiếp xưa nguyệt ngủ mơ màng. Như giấc điệp mơ màng trong mộng mị trùng trùng của Con Bướm Trang Sinh bên vườn chanh miệt biển.
Chú thích: 
Những ca khúc trong truyện này trích từ “Trở về bến mơ” của Ngọc Bích. “Dư âm” của Nguyễn Văn Tý, “Mưa rơi”…
22/12/2009
Kiệt Tấn
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hương tràm thơm buốt Vàm Cỏ Đông

Hương tràm thơm buốt Vàm Cỏ Đông Nào mấy ai biết cuộc đời làm quan của Hoài Vũ cũng đã sớm hanh thông với các trọng trách từ thời bưng biề...