Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Mười ba vụ án 2

Mười ba vụ án 2

Hoa phong lữ thảo màu xanh
Nhớ lại năm rồi tôi đã đến đây..." Ngài Henry Clithering nói tới đó rồi ngưng.
Bà Bantry - chủ quán trọ - nhìn ông với vẻ lạ lùng.
Ngài cựu cảnh sát trưởng Scotland Yard đang ở thăm mấy người bạn cũ, ông đại tá và bà Bantry, tại quê nhà ở ST. Mary Mead.
Bà Bantry tay cầm bút muốn hỏi ông cho biết ý kiến nên mời ai cho đủ sáu người cho bữa ăn tối nay.
"Ông nói sao?" Bà Bantry có vẻ hớn hở. "Năm trước ông tới đây vào lúc nào?"
"Bà có thể cho tôi biết", ngài Henry nói, "bà có nghe ai nói tên bà Marple chưa?"
Bà Bantry ngạc nhiên.
"Bà Marple! Ai mà không biết! Một văn sĩ viết chuyện trinh thám. Có phải ông muốn tôi mời bà ta tới đây dùng bữa tối?"
"Bà ngạc nhiên lắm sao?"
"Hình như vậy, thật tình. Tôi cứ nghĩ là ông... nhưng phải nói làm sao đây?"
"Dễ thôi. Nhớ lại năm trước mỗi lần tới đây bọn tôi thường bàn những câu chuyện chưa rõ hồi cuối... bọn tôi sáu thành viên... người trước tiên phải nhắc đến là anh chàng Raymond nhà văn. Bọn tôi mỗi người đưa ra một câu chuyện đã biết trước hồi cuối, còn mấy người kia thì chịu. Có thể nói đây là dịp để thử tài suy luận. Coi ai đoán gần đúng nhất".
"Rồi sao nữa?"
"Y như chuyện cổ tích. Bọn tôi khó đoán ra bà Marple sắm vai nào, nhưng câu chuyện phải biết giữ phép lịch sự... tránh xúc phạm tình cảm riêng tư. Để thử coi tài ai hơn. Lần nào bà ta cũng vượt lên trước bọn tôi".
"Sao?"
"Tôi cam đoan... là mình thành thật như chim bồ câu hiền lành".
"Sao hay quá vậy! Vì bà Marple có bao giờ đi xa khỏi vùng St. Mary Mead đâu".
"Chà! Vậy mà với bà ta đó là cơ hội ngàn vàng để được chiêm nghiệm nhân tình thế thái... qua lăng kính hiển vi".
"Tôi cho là còn vấn đề gì đó", bà Banrey thú thật. "Ta phải nhìn cho rõ bản chất của từng con người. Tôi thì cho là trong nội bộ chúng ta đây không có ai là kẻ phạm tội. Để chờ sau bữa ăn chúng ta sẽ thử tài năng của bà ấy qua chuyện ma quái của ông Arthur. Tôi phải cúi đầu khâm phục nếu bà ta tìm ra được lời giải đáp".
"Tôi không hiểu sao ông Arthur tin là có ma?"
"Chà! ông thì không tin. Thế nên ông mới lo chuyện xảy ra với một người bạn, ông George Pritchard... một người rất là phàm tục. Thật đáng thương cho ông George. Hoặc giả là câu chuyện là có thật - nếu không phải thì..."
"Thì sao?"
Bà Bantry không nói ra. Ngẫm nghĩ một hồi bà đáp lại một cách vu vơ:
"Ông biết không, tôi thích anh chàng George... mọi người đều thích. Khó có thể tin anh chàng... nhưng mà người ta cứ cho là vậy mới lạ chứ".
Ngài Henry gật. Ông còn biết rõ hơn cả bà Bantry chuyện kỳ lạ đó.
Tối hôm đó bà Bantry ngồi nhìn quanh bàn ăn, bà khẽ rùng mình vì không khí lạnh lẽo, rồi dừng lại ngay chỗ một bà lão ngồi bên phải chồng bà. Bà Marple đeo găng tay đen, trên vai khoác khăn choàng thêu đăng ten trông cũ kỹ, đầu trùm thêm một cái khăn che bớt mái tóc bạc trắng. Bà vui vẻ trò chuyện với ông bác sĩ Lloyd chuyện thiếu hụt y tá giúp việc.
Bà Bantry lại càng ngạc nhiên hơn. Hay là ngài Henry muốn nói đùa, nhưng làm gì có chuyện đó. Bà thấy ngạc nhiên là phải.
Bà nhìn qua người chồng mặt mũi hồng hào, vai rộng, rắn chắc đang bàn chuyện đua ngựa với người đẹp - nữ nghệ sĩ Jane Helier. Ngoài đời trông Jane còn đẹp hơn lúc trên sân khấu, đôi mắt xanh tròn xoe khẽ chớp từng hồi: "Vậy à?" "Chà lạ thật!" "Chuyện lạ". Bà chả thích gì môn đua ngựa, nên chẳng quan tâm làm gì.
"Arthur", bà Bantry lên tiếng, "ông lại làm phiền cô Jane. Gác chuyện đua ngựa qua một bên, ông kể cho cô ấy nghe chuyện ma đi. Ông biết đấy... George Pritchard".
"Ô kìa, Dolly! Chà, nhưng mà tôi có biết gì đâu..."
"Ngài Henry đây cũng thích được nghe. Sáng nay tôi có kể sơ qua. Cũng nên biết, bởi mọi người đang bàn tán".
"Chà, kể đi!" Jane nói, "tôi thích nghe chuyện ma".
"Thôi thì..." Đại tá Bantry gầm gừ, "nói thật tôi không tin mấy cái chuyện thần linh. Nhưng đây..."
"Chắc quý vị đây chưa ai biết George Pritchard. Ông là một người đàn ông gương mẫu. Vợ ông ta... ờ, bà ấy chết rồi, tội nghiệp. Như thế này, lúc còn sống không lúc nào bà để cho George được yên. Có thể xếp bà vô hàng những đối tượng gàn dở... có thể do người bà không được lành mạnh. Những việc bà làm đều tệ hại. Bà có tính hay giở chứng, bắt bẻ phi lý. Suốt ngày luôn mồm than vãn, càu nhàu từ A đến Z, làm không xong bị chửi. Nếu gặp người khác, nói cam đoan bà bị ăn đòn nhừ tử. Ô kìa, Dolly, nói vậy đúng không?"
"Bà ấy thật là quá tay, bà Bantry nói không sai. Nếu lỡ George Pritchard đập cho một búa vỡ đầu, ra tòa nếu gặp quan xử án là một phụ nữ chắc là ông ta cũng được xử trắng án".
"Tôi không rõ câu chuyện xảy ra làm sao. George không còn nhớ đầu đuôi. Theo tôi nghĩ bà Pritchard thích xem tướng số, chỉ tay, bói toán... đại loại mấy món đó. Nhưng George không để ý. Nếu hôm nào bói trúng bà vui ra mặt. Còn ông chẳng thấy vui chút nào, khổ thế đấy".
"Nhà lúc nào cũng có y tá đến chăm sóc, được vài tuần bà Pritchard thấy không hài lòng. Trong số đó có một cô y tá trẻ tuổi rành chuyện bói toán, bà Pritchard thích nói chuyện với cô ta. Bỗng đâu một thời gian bà không thích, yêu cầu cô ta ra về. Bà nhớ lại trước có một bà y tá biết chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Bà y tá Copling được ông George khen làm việc khá và là một người biết nói chuyện. Bà biết chịu đựng những lúc bà Pritchard nổi cơn điên, với một thái độ dửng dưng".
"Bà Pritchard ăn cơm trên lầu, George và mấy y tá ăn cơm trễ lúc xế trưa. Hết phiên y tá ra về từ hai đến bốn giờ, nếu 'cần giữ lại' bà sẽ gặp sau buổi uống trà nếu George muốn được thong thả giấc buổi chiều. Nhằm bữa đó, bà đi thăm người em gái ở Golders Green về trễ. George nhăn nhó hỏi vì ông chuẩn bị đi chơi golf. Cô y tá Copling phải nói cho ông yên tâm".
"Tôi với ông chẳng ai muốn nhắc tới đâu, ông Pritchard", bà nháy mắt nói, "bà Pritchard sắp có bạn tâm sự, vui hơn là nói chuyện với chúng ta nữa đó".
"Ai vậy?"
"Ông sẽ biết ngay", cô y tá Copling mắt nháy nháy. "Để tôi kể cho nghe, Zarida, nhà tâm lý đoán được tương lai".
"Lạy Chúa!" George lầm bầm. "Nhân vật này mới, phải không?"
"Mới tinh! Tôi biết mà, người này do người tiền nhiệm của tôi, bà Carstairs, giới thiệu tới đây. Bà Pritchard chưa biết mặt, nhờ tôi viết thư hẹn gặp nhau chiều nay".
"Thây kệ, tôi còn đi chơi golf". George nói, nghĩ bụng thấy hài lòng chuyện Zarida, nhà tâm lý đoán được tương lai.
Về tới nhà ông nhìn bà Pritchard, thấy gương mặt hốc hác dễ sợ. Bà nằm một chỗ trên giường tay cầm ống thuốc muối lâu lâu đưa lên mũi hít.
"George", bà kêu, "tôi đã nói với ông về cái nhà này, nhớ không? Vừa mới về ở tôi đã thấy không ổn! Ông còn nhớ lúc đó tôi nói gì chứ?"
Cố dằn xuống ông mới nói: "Bà nói lúc nào cũng đúng". George đáp, "không, hình như tôi không nhớ nữa".
"Chuyện của tôi có bao giờ ông còn nhớ. Mấy ông lúc nào cũng dửng dưng... Tôi biết ông còn vô cảm hơn gấp mấy lần người ta".
"Coi kìa, Mary, bà nói gì lạ vậy".
"Ôi, tôi đã kể cho ông nghe, bà ta biết hết. Bà ta... bà giật mình thụt lùi... ông hiểu ý tôi mà... ngay khi vừa mới bước tới cửa bà ta cất tiếng. 'Nhà này có ma ám... ma quỷ phá phách. Tôi biết mà'."
George nghĩ sao bỗng phá ra cười.
"Chà, chiều nay bà bỏ tiền ra cũng xứng đáng đấy chứ".
"Bà vợ nhắm mắt lại đưa ống muối lên mũi hít một hơi thật lâu".
"Ông ghét tôi lắm mà! Tôi có chết ông còn cười nhạo thêm".
Bà còn nói nữa làm George giận dữ hơn.
"Ông cứ cười đi, tôi đã kể hết cho ông nghe mọi chuyện. Nhà này tôi ở không hợp... bà thầy bói đã chỉ cho tôi thấy".
George đã đổi ý không còn khâm phục Zarida. Bởi vợ ông nằng nặc đòi chuyển nhà qua mới, bà trở chứng.
"Bà nọ còn nói gì nữa không?" Ông hỏi.
"Bà ta không nói dài dòng, bà ta cảm thấy lo lắng chỉ nói một câu. Tôi có mấy cành hoa violet cắm trong bình". Bà chỉ chúng và hét lên:
"Vứt mấy cái này đi. Đừng chọn hoa màu xanh, không nên mua hoa màu xanh. Hoa màu xanh là màu tang tóc, bà nhớ cho".
"Ông biết không", bà Pritchard nhắc lại, "trước kia tôi đã nói với ông tôi kỵ màu xanh, tôi dị ứng với màu này".
"George thừa hiểu bà có nói ra chuyện đó bao giờ, ông xoay qua hỏi Zarida người ra sao. Bà Pritchard nhanh miệng tả lại diện mạo người đàn bà nọ".
"Tóc đen uốn từng lọn hai bên mang tai... mắt lúc nào cũng khép hờ... thâm quầng... hai bên khóe miệng, dưới cằm thâm đen, giọng nói nghe như chim hót thấy lạ tai... nghe như nói tiếng Tây Ban Nha..."
"Chẳng qua đó là ngón nghề của bà ta". George vui miệng nói.
"Bà vợ nghe được tức thì nhắm mắt lại?"
"Tôi thấy ê ẩm trong người", bà nói "Gọi y tá. Bất nhẫn làm tôi khó ở, ông dư biết".
"Hai bữa sau cô y tá Copling tới gặp George, mặt mũi cô sa sầm".
"Xin ông lên gặp bà Pritchard. Mới nhận được thư không hiểu sao bà lại bối rối..."
"Bà Prichard đang cầm cái thư trên tay, thấy ông bước vô bà chìa ra!"
"Ông coi đi". Bà nói.
George cầm lấy đọc. Mùi giấy thơm nồng nàn nét chữ to viết bằng mực đen.
"Ta đã đoán được tương lai. Hãy cảnh giác, kẻo không thì ân hận. Đề phòng đêm trăng tròn. Màu xanh hoa anh thảo phải lo đề phòng, hoa thục quỳ xanh là điềm xấu, hoa phong lữ thảo màu xanh là điềm chết chóc..."
Geoge vừa tính há miệng ra cười nhưng bà y tá Copling trừng mắt nhìn, có ý trách móc. Ông nói xẵng một câu: "Mary, người đàn bà nọ muốn hù dọa. Bởi làm gì có hoa thục quỳ màu xanh hay phong lữ thảo màu xanh".
"Chợt bà Pritchard khóc to. Mạng sống của bà được tính từng ngày, gần xuống lỗ. Cô y tá Copling chạy theo George ra tới đầu cầu thang".
"Đồ vớ vẩn", ông buột miệng nói ra.
"Đúng quá còn gì nữa".
Vừa nghe cô y tá nói ông giật mình nhìn lại chăm chằm.
"Tôi nói thật, cô không tin hay sao..."
"Không đâu, ông Pritchard, làm gì có chuyện đoán được tương lai - phi lý. Tôi lấy làm lạ ở chỗ ẩn ý sao. Bói ra ma quét nhà ra rác. Người đàn bà nọ muốn hù dọa nhưng thấy chẳng được gì. Nhưng tôi thấy có một điều lạ..."
"Thế nào?"
"Bà Pritchard kể lại Zarida có một nét gì đó thấy rất quen mắt?"
"Rồi sao?"
"Thế này, tôi không thích kể ra đây, thưa ông Pritchard, chỉ có vậy".
"Cô mà cũng tin dị đoan sao?"
"Tôi không tin dị đoan, chỉ trừ khi thấy chuyện có vẻ ngờ ngợ".
"Khoảng bốn ngày sau y như rằng có chuyện xảy ra. Để cho ông hiểu rõ hơn tôi xin kể ra lúc đó đang ở bên trong phòng bà Pritchard..."
"Hãy để cho tôi nói", bà Bantry cắt ngang, "trong phòng lúc đó trang trí giấy dán tường, bà muốn để thêm vô mấy chùm hoa làm cảnh. Nhìn qua tưởng như ở ngoài vườn nhưng nhìn kỹ lại bông hoa giả. Mùa này làm gì có chuyện hoa nở rộ".
"Dolly, đừng bày thêm chuyện làm vườn vô đó", ông chồng nói "Bà giỏi làm vườn ai cũng biết".
"Chuyện thật phi lý", bà Bantry bắt bẻ "Ai lại đem nào là dạ lan hương, thủy tiên, hoa đậu trắng, hoa thục quỳ, các sao xếp chung vô một chỗ".
"Phản khoa học", ngài Henry nói "Thôi kể tiếp đi cho câu chuyện liền mạch".
"Chà, nhìn vô cả vườn hoa anh thảo xen lẫn hoa vàng và đỏ. Nào kể di, Arthur, ông rành mấy chuyện này".
Đại tá Bantry tiếp tục câu chuyện.
"Sáng bữa đó nghe trong phòng bà Pritchard nhấn chuông inh ỏi. Người nhà chạy lại... tưởng đâu bà muốn trăng trối, nhưng mà chưa. Bà giãy nảy giơ tay chỉ lên giấy dán tường, nhìn kỹ lại là một bông hoa anh thảo màu xanh ghép xen kẽ vô giữa..."
"Chao ôi!" Bà Marple thảng thốt, "Khiếp quá!"
"Một nghi vấn đặt ra: chùm hoa anh thảo xanh luôn ở chỗ đó hay sao? Đó chính là nhận xét của George và bà y tá. Bà Pritchard không thích loài hoa đó, hẳn nhiên rồi. Bà chẳng để ý dòm ngó tới mãi đến buổi sáng hôm đó và cái đêm hôm trước lúc trăng tròn. Bà vô cùng lo lắng chuyện đó".
"Ngày hôm đó tôi gặp George Pritchard, ông kể cho tôi nghe", bà Bantry kể. "Tôi muốn gặp bà Pritchard để trêu bà chơi, nhưng mà chẳng ăn thua. Tôi bỏ đi trong đầu nghĩ ngợi, sực nhớ có gặp Jean Instow kể lại cho nàng nghe. Jean là một cô nàng khác người, mới hỏi, "Bà ta cảm thấy lo sợ vì chuyện đó hay sao?" Tôi nói bà ta có thể hoảng sợ quá mà chết... bà có tật hay mê tín".
Về sau tôi còn nhớ lời Jean nói, nghe qua tôi kinh ngạc. Nàng nhận xét, "Ôi, tất cả chỉ có vậy sao?" Nghe nàng thốt ra một cách lạnh lùng, thản nhiên nghe sao mà, muốn buồn nôn. Hẳn nhiên so với ngày nay chuyện đó bình thường. Nhưng đó là một câu nói thật phũ phàng, nghiệt ngã, tôi không quen với thứ tình cảm đó. Jean nhìn tôi cười một cách lạ lùng, "Bà không muốn nghe nhưng đó là sự thật. Bà Pritchard đâu còn thiết đến mạng sống nữa? Hoàn toàn không. George Pritchard thấy đó là một gánh nặng. Làm cho bà vợ khiếp sợ chết khiếp, như vậy mới thỏa mãn tâm địa xấu xa". Tôi nói, "George đối xử rất tốt với bà ấy". Nghe xong nàng mới nói: "Vâng, ông ta đáng được tưởng thưởng, ông ấy là một người đàn ông có sức quyến rũ, George Pritchard. Người y tá mới vô nhận việc gần đây nói thế, cô ta rất xinh đẹp... tên là gì nhỉ? Castairs. Là nguyên nhân của một cuộc cãi vã giữa cô ta với bà Prichard".
"Tôi không thích nghe Jean nói ra điều đó. Hẳn nhiên nghe ai cũng ngạc nhiên..."
Bà Bantry có ý muốn bỏ ngang giữa chừng.
"Ờ, phải đấy", bà Marple thản nhiên nói "Ai cũng vậy. Trông cô Instow có đẹp không? Tôi đoán cô nàng biết chơi golf".
"Có, nàng chơi thể thao khá, người trông dễ thương, xinh xắn, da dẻ hồng hào, đôi mắt xanh quyến rũ. Bọn tôi ai cũng thấy cô nàng thường đi với George Pritchard nếu có gì khác hơn... thật xứng đôi vừa lứa".
"Vậy họ là bạn với nhau?" Bà Marple hỏi.
"Phải mà. Bạn thân nữa kìa".
"Dolly, bà có nên..." đại tá Bantry buồn rầu nói, "để cho tôi tiếp tục câu chuyện".
"Arthur", bà Bantry giờ mới chịu ngưng, "ông muốn kể cho hết chuyện mà".
"Tôi phải kể ra cho hết đoạn cuối câu chuyện của George", ông Đại tá nói "Đến cuối tháng sau lúc đó bà Pritchard mới thấy hoảng sợ. Trên tờ lịch bà đánh dấu đúng ngày trăng tròn, tối bữa đó bà mời cô y tá và George vô phòng để nhìn xem cho kỹ trên chỗ giấy dán tường. Chỉ có màu hoa thục quỳ hồng và đỏ, không có chỗ nào là hoa thục quỳ xanh. Chờ lúc George bước ra ngoài bà khóa cửa lại".
"Sáng bữa sau nhìn lên thấy một bông hoa thục quỳ màu xanh to tướng". Cô Helier vui miệng xen vào.
"Đúng quá". Đại tá Bantry nói "Hay cũng là đúng. Trên đầu giường một bông hoa thục quỳ chuyển qua màu xanh. George chới với, hẳn nhiên không vì một chút kinh ngạc trước sự việc khiến ông phải lo sợ. Trước sau như một, ông cho là có kẻ thích đùa. Ông phớt lờ chuyện cửa đã khóa và chính mắt bà Pritchard phát hiện có sự thay đổi trước khi mọi người... cả bà y tá Copling... mới nhận ra".
"George sững sờ, ông cảm thấy sự việc thật phi lý. Vợ ông muốn bỏ nhà đi, ông không chịu, ông muốn tin chuyện thần thánh thử một lần, nhưng mà làm sao ông tin được. Ông đã quen nhường nhịn vợ, nay thì đừng hòng. Không thể chấp nhận một chuyện phi lý vậy được".
Thế rồi một tháng trôi qua rất nhanh. Bà Pritchard không hiểu sao nay không càu nhàu như trước. Cũng vì mê tín cho nên bà tin là sống không còn bao lâu nữa. Bà nhắc đi nhắc lại: "Hoa anh thảo xanh... nên đề phòng. Hoa thục quỳ xanh... điềm xấu... Hoa phong lữ thảo xanh... điềm chết chóc. Cứ thế bà thích nằm một chỗ ngắm nhìn chùm hoa phong lữ thảo màu hồng thắm trên đầu giường".
"Nghe qua câu chuyện đã muốn nhức đầu. Ngay cô y tá còn thấy mệt mỏi. Hai bữa trước, đêm trăng tròn, cô gặp George khuyên ông nên bỏ bà Pritchard. George giận dữ".
"Cho dù cả chùm hoa trên giấy dán tường chuyển qua một màu xanh cũng chẳng có chết ai". Ông quát.
"Có chứ. Có người đã từng chết do bị sốc".
"Phi lý". George nói.
George có tật hay bướng bỉnh, khó lay chuyển, ông có ý tưởng trong đầu là vợ ông muốn làm cho khác người, và đã tính trước cái chuyện chết chóc này.
"Thế rồi cái đêm định mệnh đã tới. Như mọi bữa bà Pritchard khóa cửa phòng. Bà tỏ ra bình thản... tinh thần vô cùng phấn chấn là đằng khác. Cô y tá thấy lạ hỏi bà cần tiêm Strychnine cho khỏe không, bà Pritchard từ chối. Có thể hiểu bà muốn được tận hưởng những giây phút cuối. George kể cho tôi biết điều đó".
"Có thể lắm chứ", bà Bantry nói "Câu chuyện kể ra nghe mới thấy ly kỳ".
"Sáng hôm sau không ai nghe thấy tiếng chuông reo inh ỏi như mọi bữa. Bà Pritchard thường ngủ dậy lúc tám giờ. Chờ mãi đến tám rưỡi không nghe thấy động tĩnh, cô y tá đập cửa rầm rầm. Không nghe thấy gì, cô chạy đi tìm George nói ông phá cửa vô. Hai người tìm cây đục, phá cửa".
"Cô y tá Copling chỉ cần liếc qua thân hình nằm im lìm trên giường biết ngay chuyện. Cô nói George gọi bác sĩ nhưng muộn mất rồi. Bà Pritchard đã chết đó cách tám tiếng đồng hồ. Ống thuốc muối còn để lại trên giường trong tầm tay. Nhìn trên vách tường sát đầu giường một bông hoa phong lữ thảo đỏ thắm chuyển qua một màu xanh thẫm, sáng lóng lánh".
"Khiếp quá!" Cô Helier vừa kêu lên một tiếng, nàng rùng mình.
Ngài Henry cau mày.
"Còn thấy gì nữa không?"
Đại tá Bantry lắc đầu, chợt bà Bantry buột miệng nói.
"Hơi ngạt".
"Còn chuyện hơi ngạt thì sao?" Ngài Henry hỏi.
"Lúc bác sĩ tới nơi trong phòng ngửi có mùi ga, ông nhìn thấy khóa ga lò sưởi mở hờ qua chỉ có một bên, một số lượng ít ỏi thôi, nhưng nó cũng không thể gây chết người được".
"Vậy lúc ông Pritchard theo cô y tá bước vô, họ không cảm nhận được hay sao?"
"Cô y tá ngửi thấy mùi ga thoáng qua. George không để ý, nhưng ông cảm thấy có một vẻ khác lạ hơn mọi bữa, ông nghĩ là do một cơn sốc... có thể vậy. Có một điều chắc chắn không thể gán cho ngộ độc ga. Mùi ga chỉ nghe thoang thoảng".
"Vậy là hết chuyện".
"Chưa, chưa hết. Còn nhiều điều bàn tán. Mấy bà giúp việc xì xầm với nhau... nghe đâu bà Pritchard kể tội chồng là ông căm ghét bà, nếu bà chết ông còn cười thêm. Còn nhiều linh tinh nữa, một bữa bà nói nhân lúc ông không chịu bỏ nhà đi: "Thôi được, vậy nếu tôi có chết, thể nào thiên hạ cũng đổ cho ông tội giết vợ". Bà nói sao mà linh thiêng, trước đó một ngày ông ra sau vườn pha thuốc diệt cỏ. Một người giúp việc tình cờ nhìn thấy, chừng một lát sau thấy ông trên tay bưng ly sữa vô cho bà".
"Tiếng dữ đồn xa. Bác sĩ cấp giấy chứng nhận - tôi không biết nói sao cho phải - nào lên cơn sốc, yếu tim, ngất xỉu, tôi không hiểu mấy chuyện này. Tội nghiệp bà mới chết chưa được tháng đã được lệnh cho khai quật tử thi để khám nghiệm".
"Cuộc giải phẫu tử thi không tìm thấy dấu tích trúng độc, tôi còn nhớ!" Ngài Henry nghiêm chỉnh nói "Một bằng chứng hiếm thấy, có khói mà không có lửa".
"Chuyện kể cũng lạ", bà Bantry nói "Cụ thể... là bà thầy bói... Zarida. Theo địa chỉ ghi trên giấy tờ hỏi người ở địa phương không ai biết".
"Bà ta chỉ xuất hiện một lần, trong lúc bất ngờ", chồng bà nói, "rồi biến mất luôn. Trong lúc bất ngờ... nghe cũng hay đấy!"
"Và đây nữa", bà Bantry kể tiếp, "cô y tá trẻ Carstairs đã giới thiệu bà ấy, cũng không thấy mặt mũi đâu kể từ dạo đó".
Mọi người ngồi nhìn nhau.
"Có phải là ông Pritchard sau đó lấy cô Instow?" Bà Marple nhỏ nhẹ hỏi.
"Sao bà lại đi hỏi mấy chuyện đó?" Ngài Henry hỏi lại.
Bà Marple mắt tròn xoe nhìn qua.
"Coi vậy mà hệ trọng", bà nói "Họ đã lấy nhau chưa?"
Đại tá Bantry lắc đầu.
"Chà... chà, chúng ta cũng mong là có chuyện đó... nhưng đã mười tám tháng nay. Từ dạo đó chắc là họ cũng ít khi gặp nhau".
"Đấy mới thành chuyện..." bà Marple nói, "mà là chuyện lớn".
"Bà cũng nghĩ như tôi", bà Bantry nói "Bà cho là..."
"Dolly, nghe này", chồng bà lên tiếng. "Bà nói nghe vô lý. Làm sao buộc tội một người khi không có bằng chứng".
"Ông đừng có nói vậy, Arthur, ông là đàn ông. Mấy ông ngại không dám nói ra. Đấy là chuyện chung. Tôi chợt nảy ra một ý tưởng ngộ nghĩnh biết đâu... nghi là vậy thôi. Joan Instow cải trang làm bà thầy bói. Ông nhớ, cô ta làm vậy là muốn đùa thôi. Dù sao tôi không tin cô ta có ý đồ nọ kia, nếu có thật chăng nữa, thì bà Pritchard vì quá sợ hãi mà chết. Có phải là bà Marple muốn nói như thế, đúng không?"
"Không, không phải thế", bà Marple nói "Cô nghĩ xem nếu tôi muốn giết ai... tất nhiên tôi chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó bởi nó ghê tởm làm sao ấy. Hơn nữa tôi không thích chuyện giết chóc cho dù đó là một con ong mà tôi có thể làm, nhưng tôi nghĩ người làm vườn đã làm việc đó vì mục đích nhân đạo. Để coi, tôi đang kể tới đâu?"
"Nếu bà muốn giết ai", Ngài Henry nói xen vô. "Ối chà, nếu tôi muốn, tôi chẳng quan tâm đến sự sợ hãi. Tôi biết mọi người đã nghe qua chuyện đó, nhưng mà nói ra nghe khó tin, hơn nữa người có vấn đề tâm thần dám hành động quyết liệt hơn người ta tưởng. Khi đã ra tay là phải chắc cú, làm tới nơi tới chốn".
"Bà Marple", ngài Henry nói, "bà làm tôi lo sợ. Tôi hy vọng bà sẽ không làm thế với tôi. Nhưng toan tính của bà quá cao siêu".
Bà Marple nhìn ông như oán trách.
"Tôi chỉ muốn làm sáng tỏ vấn đề, không bao giờ tôi muốn nghĩ tới mấy chuyện quái đản", bà nói "Không, tôi muốn đặt mình vô vai trò một nhân vật khác".
"Có phải là George Pritchard", Đại tá Bantry hỏi.
"Tôi không cho là Grorge đâu, bà nên nhớ, chỉ mỗi cô y tá thì cho là vậy. Một tháng sau tôi trở lại gặp người y tá cùng thời điểm diễn ra cuộc khai quật. Cô ta không hiểu chuyện gì đã xảy ra... mà thật ra chẳng nói được một lời nào... một điều không thể chối cãi là, cô ta cho là chính George phải chịu trách nhiệm cái chết của vợ ông. Cô ta xác nhận điều đó".
"Ôi", bác sĩ Lloyd lên tiếng, "có thể cô ấy nói không sai đâu. Ông nhớ là, y tá thì phải biết. Cô ta không nói ra được, bởi không tìm đâu ra bằng chứng, nhưng mà cô ta biết".
Ngài Henry nghiêng người ra trước.
"Nào kể tiếp nữa đi, bà Marple", ông năn nỉ. "Bà lại mơ màng. Bà sẽ kể hết cho chúng tôi cùng nghe chứ".
Bà Marple mặt đỏ bừng.
"Xin lỗi ông", bà nói, "Tôi sực nhớ một bà y tá ở quê. Mọi việc thật khó xử".
"Có khó hơn chuyện một chùm hoa phong lữ thảo màu xanh không?"
"Còn tùy ở màu hoa anh thảo nữa", bà Marple nói "Tôi xin nhắc lại ý bà Bantry muốn nói là hoa có sắc vàng và hồng. Một chùm hoa anh thảo màu hồng chuyển màu xanh thì có vẻ thích hợp, nhưng đây lại là một chùm hoa vàng..."
"Một chùm hoa màu hồng", bà Bantry nhắc. Bà tròn xoe mắt. Mọi người cũng trố mắt nhìn bà Marple.
"Câu chuyện tới đó coi như tạm ổn", bà Marple nói. Bà hối tiếc lắc đầu. "Qua đến mùa ong vò vẽ rồi đủ các thứ. Có cả chuyện hơi ngạt".
"Tôi xin nhắc lại, giả sử còn biết bao nhiêu chuyện thương tâm hơn ở làng quê thì sao". Ngài Henry nói.
"Chẳng có chuyện nào thương tâm", bà Marple nói "Lại càng không có chuyện gì xấu xa. Tôi muốn nhắc lại đây một việc nhỏ liên quan tới bà y tá làng. Nói gì thì nói y tá cũng là người nhân đạo, khi nếu giả sử bà ta tỏ ra xứng đáng trong cách ứng xử dưới lớp áo nhà nghề và cùng chia sẻ nỗi đau với người nhà. Vậy mà ông ngờ một hành vi trái với đạo đức có thể xảy ra sao?"
Một ý tưởng vừa lóe lên trong đầu ngài Henry.
"Bà muốn ám chỉ y tá Carstairs?"
"Ồ không. Không phải y tá Carstairs. Tôi muốn nhắc cô y tá Copling. Ông biết không, trước cô đã tới đó, khi nhìn thấy ông Pritchard, cô ta lo lắng cho ông ấy, như ông vừa kể, ông ta điển trai. Tôi dám nói cô tưởng tượng trong đầu, thật đáng thương... mà thôi, ta miễn bàn chuyện đó. Tôi nghĩ là cô ta không biết về cô Instow, tất nhiên là về sau cô ta mới hay, cô ta thay đổi thái độ với ông ấy, nên lúc đó cô ấy dám làm mọi chuyện. Và rồi chính lá thư đã làm cô ta lộ tung tích, phải vậy không?"
"Cái thư nào?"
"À, cái thư bà Pritchard nhờ viết gởi cho bà thầy bói, vì bà về tới nhà là muốn trả lời thư. Về sau mới vỡ lẽ không có ai ở chỗ địa chỉ đó. Ta hiểu ngay cô y tá Copling chớ không ai khác hơn. Cô ta giả vờ viết thư - vậy thì còn ai khác hơn là chính cô ta là người tự xưng là thầy bói chứ ai?"
"Tôi không đoán ra chuyện cái thư", ngài Henry nói "Đó là một điểm then chốt, tất nhiên rồi".
"Cũng gay go chứ không phải vừa", bà Marple nói, "biết đâu bà Pritchard có thể nhận ra dù cô ta có khéo léo giả dạng... mà thật là vậy, cô y tá giả vờ đùa cho vui".
"Bà cho tôi biết", ngài Henry nói, "vì sao bà muốn nói nếu đặt vô địa vị người khác bà không để cho mình phải sợ hãi".
"Không ai dám nói chắc về điều này", bà Marple nói "Không, tôi hiểu là lời cảnh báo và sắc xanh của chùm hoa, tôi xin mạn phép nói theo cách nói của nhà binh - là để ngụy trang".
"Còn thực tế thì sao?"
"Tôi biết", bà Marple nói xởi lởi, "đầu óc tôi ám ảnh mấy bầy ong vò vẽ. Khổ thế, cả ngàn con phá hoại... lại nhằm giữa kỳ hè tươi đẹp. Tôi còn nhớ mãi trong đầu hình ảnh người làm vườn trên tay cầm chai nước lắc trộn hóa chất potassium cyanide sao mà giống như chai thuốc muối. Và nếu được trộn lẫn vô ống thuốc muối rồi đem thế vô chai thuốc... chà, bà chủ nhà có tật thường đưa lên mũi hít thuốc muối. Và theo lời ông kể lúc phát hiện ông thuốc muối còn để trên giường, trong tầm tay bà. Và, hẳn nhiên, khi ông Pritchard chạy tới bàn điện thoại gọi bác sĩ, cô y tá đã nhanh tay thay vô đó ống thuốc thiệt, rồi quay ra mở hờ bình ga để lấp bớt mùi hôi, nhỡ có ai thấy lạ. Tôi nghe nói cyanide không để lại dấu vết dù đã lưu lại một chỗ khá lâu. Nhưng biết đâu tôi có thể nhầm, nếu chẳng may trong ống thuốc đựng một thứ hóa chất khác, nhưng mà chuyện đó cũng không khác gì, phải không?"
Bà Marple dừng lại, lấy hơi lên.
Jane Helier nghiêng người ra trước nói "Còn chùm hoa phong lữ thảo xanh với mấy loài hoa kia thì sao?"
"Mấy cô y tá luôn có sẵn giấy quỳ phải không?" Bà Marple nói, "dùng để... à để thử. Nói mấy chuyện đó chán lắm, ta bỏ qua. Tôi cũng biết chút ít nghề y tá", chợt bà ngượng đỏ mặt. "Màu xanh tiếp xúc với axit chuyển qua màu đỏ, màu đỏ tiếp xúc với kiềm cho ra màu xanh. Dễ thôi nếu muốn phết vô một chút giấy quỳ đỏ lên trên chùm hoa đỏ... để gần đầu giường. Đến lúc bà chủ đáng thương đưa ống muối lên mũi hít, hơi amoniac bay lên chuyển hoa qua màu xanh. Tài tình thật. Hẳn nhiên lúc mới đưa vô trong phòng, màu hoa phong lữ thảo không phải màu xanh... chẳng có ai để ý, về sau mới vỡ lẽ. Đến phiên y tá vô thay ống thuốc, cô ta giơ cao ống thuốc muối lên gần chỗ giấy dán tường chừng một phút, phỏng chừng khoảng đó".
"Chắc lúc đó bà có mặt ở đó, bà Marple", ngài Henry nói.
"Tôi thắc mắc một điều", bà Marple nói, "là chuyện giữa ông Pritchard đáng thương kia với cô Instow. Tôi đoán không chừng hai bên nghi kỵ lẫn nhau rồi xa cách... cuộc sống ngắn ngủi làm sao". Bà lắc đầu.
"Bà khỏi cần thắc mắc", ngài Henry nói "Nói thật tôi còn giữ kín một việc, nay mới kể ra. Một y tá đã bị bắt vì can tội giết một bệnh nhân già cả mà bà này làm di chúc để lại cho cô ta một món gia tài. Thủ phạm đã thay potassium cyanide vô ống thuốc muối. Cô y tá Copling lại bày trò cũ rích ra để hại người. Cô Instow và ông Pritchard đã nhận ra chân tướng của cô ta".
"Mọi việc đều tốt đẹp, phải không?" Bà Marple kêu lên. "Tất nhiên tôi không muốn nhắc lại một vụ án mới đây. Khiếp thật, trên đời này còn lắm chuyện ghê gớm và nếu ông chịu khó nhường lời... tức là muốn nhắc nhở tôi nên chấm dứt ngay cuộc trao đổi giữa tôi với bác sĩ Lloyd về chuyện cô y tá ở làng".
Người bạn đồng hành
"Nào, bác sĩ Lloyd", cô Helier lên tiếng "Ông có biết câu chuyện nào rùng rợn không?"
Nàng cười nhìn ông, nụ cười làm say mê khán giả mỗi đêm. Jane Helier một thời được tôn vinh là người đẹp nhất nước Anh, nhưng không ít đồng nghiệp của cô gièm pha rằng: "Tất nhiên Jane đâu phải là một nghệ sĩ. Cô nàng chỉ biết act (làm) thôi. Chắc các bạn hiểu ý tôi nói chứ. Nhìn thấy đôi mắt cô ta thì phải biết".
"Đôi mắt đó đang nhìn chòng chọc như muốn khiêu khích ông bác sĩ mái tóc đã điểm sương, người đã tích cực cứu chữa cho nhân dân trong làng St. Mary Mead trăm năm qua".
Ông lúng túng đưa tay cởi chiếc áo gi lê, chắc vì áo may hơi chật, ráng tìm ra chuyện để thỏa mãn trí tò mò của cô nàng.
"Tôi nghĩ là", Jane mơ màng nói, "tôi nay tôi thích nghe những chuyện vụ án".
"Tuyệt", Đại tá Bantry nói với vị khách mời. "Phải nói là tuyệt vời", ông khoái chí cười vang theo kiểu cười nhà binh, "Ô kìa, Dolly thế nào?"
Bà vợ chợt bừng tỉnh nhớ đến những chuyện rối ren trước mắt (bà đang lên kế hoạch chuẩn bị đi chơi xa) nên đồng ý ngay.
"Tuyệt quá rồi còn gì", bà mừng rỡ dù trong đầu đang nghĩ chuyện đâu đâu. "Tôi cho là vậy".
"Thật sao, bà?" Bà Marple vừa hỏi vừa nháy mắt.
"Chẳng có chuyện gì rùng rợn... lại càng ít chuyện hình sự... nhất là quanh St. Mary Mead đây, cô Helier biết quá mà", bác sĩ Lloyd nói.
"Tôi lấy làm ngạc nhiên", ngài Henry Clithering nói. Ông cựu cảnh sát trưởng Scotland Yard nhìn qua bà Marple. "Tôi nghe mấy ông bạn đồng nghiệp kể quanh vùng St. Mary Mead này là nơi hang ổ của bọn đồi trụy và tội phạm".
"Thôi nào, ngài Henry!" Bà Marple phản đối, mặt mũi bà đỏ bừng. "Tôi không khi nào nói như thế. Tôi chỉ nói là bản chất của con người ở mọi nơi đều giống nhau chỉ có điều có người đã tạo ra những cơ hội và có thời gian rảnh để thực hiện tội ác".
"Nhưng mà bà đã ở đó bao giờ chưa?" Jane Helier nói, ý nhắm vô ông bác sĩ, "ông đã từng đi trên đó - những nơi xảy ra đủ thứ chuyện trên đời?"
"Tất nhiên là vậy". Bác sĩ Lloyd nói cố nghĩ cho ra. "Ồ, tất nhiên... ờ... Chà! Tôi nhớ rồi".
Ông ngả người ra sau thở hắt ra một hơi.
"Chuyện đã mấy năm... tưởng đâu đã quên. Nhưng vẫn còn mới lạ, lạ lắm! Nhưng do một sự trùng hợp ngẫu nhiên tôi nắm được manh mối, điều này càng lạ hơn".
Cô Helier xích ghế lại gần hơn chút nữa, điểm lại chút môi son, tai lắng nghe, mấy người kia cũng chăm chú.
"Trong số quý vị đây đã có ai được nghe nói tên quần đảo Canary", ông bác sĩ mở đầu câu chuyện.
"Nơi đó đẹp lắm thì phải", Jane Helier nói "Nằm ở vùng biển phía nam, đúng không? Hay có thể là vùng biển Địa Trung Hải?"
"Tôi đã tới đó một lần nhân chuyến đi qua Nam Phi". Ông đại tá nói "Đi qua mũi Peak của Tenerife nhìn cảnh mặt trời lặn đẹp vô cùng".
"Chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra trên đảo Grand Canary, không phải chỗ Tenerife. Đến nay đã lâu lắm rồi. Lúc đó do sức khỏe sa sút tôi phải tạm ngưng hành nghề ở nước Anh, ra nước ngoài an dưỡng. Nơi tôi đến hành nghề là Las Palmas một khu thị trấn trên đảo Grand Canary. Phải nói là tôi vô cùng sung sướng được sống tại nơi này. Khí hậu dễ chịu, quanh năm nắng ấm, có trò chơi lướt ván, tôi thích tắm nắng. Cuộc sống gần bến cảng thật thú vị. Las Palmas, nơi tàu hàng nước ngoài đi qua cập bến. Cứ sáng sớm tôi đi dạo trên bờ đê, trong khi mấy bà thích dạo phố mua sắm".
"Như tôi đã kể tàu hàng khắp nơi trên thế giới ghé đến neo đậu bến Las Palmas có khi vài giờ, hoặc một hai ngày, rồi lại ra khơi. Ở đấy có một khách sạn lớn Metropole, nơi trú ngụ của khách du lịch quốc tế. Khách đi tàu đến Tenerife thường ghé lại đây nghỉ ngơi vài bữa trước khi tiếp tục hành trình!"
"Câu chuyện tôi sắp kể diễn ra tại khách sạn Metropole này. Một buổi tối tháng Giêng, hôm đó vào ngày thứ Năm. Buổi khiêu vũ bắt đầu, tôi với một người bạn ngồi bên chiếc bàn nhỏ nhìn quan khách nhảy nhót. Tôi nhìn ra đám đông gồm một ít khách người Anh và người nước ngoài người Tây Ban Nha đông hơn hết, khi ban nhạc trỗi lên bản tango, khoảng nửa số khách này bước ra sàn nhảy! Nhìn họ nhảy thật đep. Trong số này có một cô nàng có bước nhảy đẹp nhất, khiến bọn tôi ngồi ngây người ra, thưởng thức tài nghệ. Cô nàng cao ráo, xinh đẹp, nhún người theo nhịp, bước chân y như con beo cái đã được thuần dưỡng. Tuy vậy nhưng không phải là tay vừa. Tôi gợi lên điều đó cho bạn tôi nghe, hắn đồng ý liền".
"Mấy cô nàng như em đó", gã nói, "phải nói là dân sành điệu khó có ai qua mặt được".
"Được làm người đẹp cũng khổ", tôi nói.
"Đẹp không chưa đủ", gã nói "Phải kể thêm thứ khác nữa. Này, nhìn kỹ cô nàng. Chà chắc phải có lắm chuyện scandal do cô nàng mà ra. Không ai qua mặt nàng về điều này được. Cuộc sống của nàng chắc hẳn sẽ có nhiều chuyện lạ và sôi động. Nhìn cô nàng có thể đoán ra được ngay".
"Gã im lặng một lúc rồi, nhếch mép cười nói".
"Cậu thử nhìn qua hai cô nàng khác ngồi đằng kia, với họ thì chẳng có gì đáng nói! Cuộc sống của họ êm đềm, có thể không có gì xáo trộn".
"Tôi nhìn theo ánh mắt gã. Hai cô nàng gã vừa mới nhắc là khách du lịch đi theo tàu Holland Lloyd mới cập bến hồi chiều. Khách đi tàu cũng vừa mới ghé vô đây. Tôi nhìn theo hiểu ý gã muốn nói gì. Hai phụ nữ Anh... họ cùng đi trên một chuyến tàu. Tôi đoán khoảng bốn mươi tuổi. Một người da dẻ trắng trẻo... nhỏ con... mập ú, người nọ da ngăm nhỏ con... lại cũng nhỏ con... người gầy nhom. Thoạt trông dáng người trẻ trung, ăn mặc kín đáo, trầm lặng và không chút phấn son. Nhìn bề ngoài trầm lặng thì chắc chắn là dân Anh có học thức hẳn hoi. Không khoác trên người một vẻ hào nhoáng, cả hai như hàng vạn phụ nữ khác. Họ đi tham quan với cẩm nang du lịch trên tay, ngoài ra họ chẳng biết gì hết. Muốn vô thư viện hay đi nhà thờ Anh giáo nơi nào tùy thích, có thể một trong hai người đã biết sơ qua nơi này. Như lời bạn tôi kể nhìn hai người không có gì đáng chú ý, thế mà ai biết họ có thể đã đi hết nửa vòng trái đất. Nhìn họ xong rồi quay lại nhìn cô nàng người Tây Ban Nha nhảy đẹp, mắt đang lim dim, thấy vậy tôi mới bật cười".
"Khổ thế", Jane Heilier vừa thở ra vừa nói "Ở đời có lắm kẻ ngu xuẩn. Không biết khai thác khả năng trời cho. Cô nàng ở phố Bond Street... nàng Valentine... thật đáng khâm phục. Nàng đóng vai Andrey Denman, ông đã được xem vở 'Một bước lùi' chưa? Nàng là một học sinh được mời sắm vai lần đầu đã tỏ rõ tài năng. Vai Andrey ít ra cũng năm mươi tuổi. Vậy mà bây giờ bà tuổi gần lục tuần".
"Ông kể ra đi", bà Bantry nhắc nhở bác sĩ Lloyd nhớ. "Tôi thích nghe chuyện cô nàng Tây Ban Nha có đôi chân nhún nhảy thật đẹp mắt, làm cho tôi quên đi mình đang già, mập ú thế này".
"Xin lỗi", bác sĩ Lloyd phân bua. "Bà nhớ giùm cho câu chuyện này không phải nói về cô nàng người Tây Ban Nha".
"Vậy sao?"
"Không phải vậy. Có thể cả hai chúng tôi đã nhầm. Câu chuyện hoàn toàn không nhắc tới người đẹp Tây Ban Nha. Cô nàng lấy chồng là một nhân viên hãng tàu. Đến lúc tôi rời đảo cô nàng đã năm con, giờ đã phát phì".
"Khác nào đứa con gái của Israel Peters", bà Marple phán một câu. "Con bé lên sân khấu diễn kịch khoe cặp đùi thon đẹp, thủ vai chính trong vở kịch câm. Mọi người cứ cho nó sau này chẳng ra gì, nhưng về sau con bé lấy được một tay lái buôn có cơ ngơi đồ sộ".
"Cũng cùng một câu chuyện làng quê". Ngài Henry nói khẽ.
"Không", ông bác sĩ kể tiếp, "tôi muốn kể câu chuyện hai phụ nữ người Anh".
"Chắc có chuyện gì đây?" Cô Helier thở ra.
"Có vấn đề. Nhưng là chuyện của ngày hôm sau".
"Vậy sao?" Bà Bantry nôn nóng.
"Cũng vì hiếu kỳ, tối hôm đó lúc đi ngang qua quầy tôi mới liếc nhìn vô sổ đăng ký. Chẳng mấy khó khăn tôi nhìn ra cô Mary Barton và cô Amy Durrant quê ở Little Paddock, Caughton Weir, Bucks. Tôi ấn tượng với những cái tên này vì sau đó tôi lại gặp phải một vấn đề khá bí ẩn với chúng.
Qua bữa sau tôi chuẩn bị đi picnic với mấy người bạn. Đi xe ra đảo, ở lại ăn cơm trưa tại chỗ... tôi còn nhớ, dù đã lâu. Nơi đó là Las Nieves, một vùng vịnh yên tĩnh, tha hồ tắm. Chương trình đã được sắp xếp có điều bọn tôi ra đi hơi trễ, nên phải dừng lại cắm trại, buổi chiều trước giờ uống trà chúng tôi xuống tắm ở bãi Las Nieves.
Ra tới biển, nhìn thấy một đám đông lao xao. Dân làng đổ xô chạy ra biển. Vừa thấy người lạ, họ chạy xúm lai quanh chiếc xe, miệng nói huyên thuyên. Bọn tôi không thạo tiếng Tây Ban Nha, nghe một hồi mới hiểu, câu chuyện như sau:
Hai cô nàng nổi hứng rủ nhau tắm biển, một người bơi ra quá xa chắc là bị vọp bẻ. Người kia thấy vậy bơi ra cố kéo vô bờ, nhưng sức yếu sắp chết đuối, may ra có một người trông thấy, chèo thuyền ra cứu cả hai, người bơi ra trước e rằng khó cứu sống.
Vừa nghe qua câu chuyện tôi xô mọi người qua một bên, bỏ chạy ra biển. Tôi không thể nhìn ra cả hai. Cô nàng mặc đồ tắm màu đen, đội nón tắm màu xanh, ngước nhìn lên. Nàng quỳ xuống bên người bạn, hai tay thử làm mấy động tác hô hấp nhân tạo. Vừa nghe nói tôi là bác sĩ, cô này thở phào nhẹ nhõm, tôi yêu cầu đưa cô nàng vô dãy lều nghỉ mát để xoa bóp, thay đồ. Tôi giao việc cho một cô trong đoàn, còn tôi lo cứu chữa cho người bạn bị chết đuối nhưng không cứu được. Mạng sống con người quá mong manh, tôi đành chịu bó tay.
Tôi bỏ đi vô dãy lầu cùng với mấy người kia, lòng xót xa. Người sống sót thay đồ mới, nhìn mặt tôi nhớ ra ngay đây là một trong hai cô gái người Anh mà tôi đã thấy đêm qua. Nàng lặng lẽ nhìn bạn mình ra đi. Nỗi mất mát này không có gì có thể bù đắp được".
"Tội nghiệp Amy", nàng nói "Tội nghiệp Amy quá. Cô ta ao ước được ra tới đây tắm biển, một tay bơi lội rất giỏi. Tôi không hiểu nổi. Ông nghĩ sao về việc này, thưa bác sĩ?"
"Có thể nạn nhân bị vọp bẻ. Cô kể lại chuyện đầu đuôi ra sao".
"Hai đứa tôi bơi được khoảng hai mươi phút, tôi còn nhớ. Tôi muốn quay trở vô, còn Amy thích ở lại, bơi ra xa hơn chút nữa. Cô ấy đang bơi, chợt tôi nghe kêu cứu. Tôi ráng bơi cho tới nơi thấy cô ấy còn nổi trên mặt nước vùng vẫy, níu chặt vô người tôi, rồi cả hai cùng chìm xuống. Nếu không gặp chàng thanh niên nhanh tay, kịp chèo thuyền ra cứu, có lẽ tôi cũng chết chìm theo".
"Chuyện này nơi đây vẫn thường xảy ra", tôi nói "Cứu người chết đuối không phải chuyện dễ".
"Khiếp thật", cô Barton kể lể. "Bọn tôi vừa ra tới đây hôm qua, được nghỉ ít bữa nên đi tắm biển phơi nắng. Giờ đây, lại xảy ra chuyện cảnh đau thương này..."
"Tôi hỏi thăm thân thế nạn nhân ra sao và muốn giúp đỡ nàng. Nhà nước Tây Ban Nha cần phải biết đầy đủ thông tin về nhân thân nạn nhân. Nàng kể cho tôi nghe".
"Nạn nhân, cô Amy Durrant, là người bạn đồng hành, mới biết nhau được năm tháng. Hai người rất thân thiết, cô Durant kể lại sơ qua về những người thân. Cô ta là con mồ côi, từ nhỏ được một người chú nuôi dưỡng, đến hai mươi mốt tuổi cô ta sống tự lập".
"Chỉ có vậy", ông bác sĩ nói. Ông nghĩ ngợi một lúc mới nói chắc. "Chỉ có vậy thôi".
"Tôi chưa hiểu", Jane Helier nói, "Chỉ có vậy thôi... Tức là, một tai nạn thảm thương, tôi giả sử, nếu không phải vậy... Chà, không phải như tôi tưởng tượng một câu chuyện kinh dị".
"Ta chờ nghe cho hết", ngài Henry lên tiếng.
"Phải", bác sĩ Lloyd nói "Ta chờ nghe cho hết. Quý vị biết không, ngay lúc đó có một chuyện lạ. Tất nhiên tôi hỏi ngay những ngư dân tại chỗ, và các thứ... họ đã nhìn thấy gì. Tôi gặp được nhân chứng tại chỗ. Một bà kể lại nghe rất buồn cười. Thoạt nghe tôi bỏ qua, mãi về sau sực nhớ lại. Bà nhìn thấy Durrant chưa đến nỗi phải chết đuối, lúc kêu cứu. Cô bạn bơi ra tới nơi, theo lời bà kể, dìm đầu cô ta xuống nước. Như đã kể tôi không để ý chuyện đó. Bởi nghe nó lạ tai, khác với những lời kể mấy ngư dân trên bờ. Cô Barton muốn dìm cho người bạn ngất ngư một hồi nên để nàng vùng vẫy níu chặt cho cả hai cùng chết đuối. Quý vị thấy, theo lời kể của người đàn bà Tây Ban Nha nghe như là... có thể nói, cô Barton muốn dìm đầu người bạn xuống nước".
"Như đã kể thoạt nghe tôi không để ý, về sau tôi sực nhớ. Khó khăn ở chỗ ta chưa biết gì tung tích nạn nhân, cô Durrant. Dường như nàng không còn người thân. Tôi cùng với cô Barton truy tìm lai lịch từ đầu. Tìm ra một địa chỉ, chúng tôi viết thư báo tới đó mới hay căn phòng chỉ thuê để gởi đồ đạc. Bà chủ nhà không quen biết gì, chỉ nhìn thấy một lần khi nàng đến nhận phòng. Cô Durrant bảo muốn có một nơi để lui tới thường xuyên. Trong căn phòng còn vài món bàn ghế cũ kỹ, mấy bức ảnh chụp ở trường học, một cái rương đựng đầy hàng mua giá rẻ, không có một món tư trang. Cô kể lại với bà chủ, cô là con mồ côi, cha mẹ chết bên Ấn Độ lúc cô còn nhỏ, ông chú làm mục sư đem về nuôi, cô ta không nói ra ông là cậu hay là chú".
"Câu chuyện không có gì bí ẩn, chỉ có điều ta chưa được thỏa mãn hết trí tò mò. Ta có thể thấy có nhiều phụ nữ sống độc thân và kín đáo như cô ấy. Tại Las Palmas còn lưu giữ mấy tấm ảnh trong số hiện vật nàng để lại, nhìn vô thấy mờ nhạt, cũ kỹ, được cắt xén bớt cho vừa khung ảnh, mất góc tên hiệu ảnh. Có một tấm ảnh chụp theo lối xưa, có thể là người mẹ hay bà ngoại gì đó".
"Cô Barton còn nhớ có hai mối liên hệ của cô ta. Một thì đã quên, còn tên kia sau một hồi nhẩm lại cũng nhớ ra được. Bà này đã ra nước ngoài, qua Úc. Nàng muốn viết thư ngay. Chắc phải chờ lâu mới hồi âm và tới ngày nhận chắc chẳng giải quyết được gì. Nghe nàng kể cô Durrant là người bạn đồng hành và có thể nói là rất gắn bó, tính nết dễ thương, còn đời tư và những người thân thích thì hoàn toàn không ai biết".
"Thật ra thì, tôi có thể nói không có gì lạ. Nhưng qua hai điều tôi cảm thấy không ổn. Cô nàng Amy Durrant lai lịch không ai biết và câu chuyện kể của người đàn bà Tây Ban Nha cứ ám ảnh tôi. Vâng, tôi xin nêu ra đây một điểm nữa: lúc tôi vừa nghiêng người xuống bên xác nạn nhân, cô Barton bỏ đi tới chỗ dãy lều trại của ngư dân, vừa đi nàng ngoái nhìn lại. Tôi có thể nhìn thấy trên nét mặt nàng một thoáng đau khổ xót xa... một nỗi đau còn in sâu trong trí tôi".
"Lúc đó tôi cảm thấy chẳng có gì khác thường. Tôi nghĩ nàng đau đớn cho số phận người bạn, nhưng sau nghĩ lại không phải vậy. Không hề có chuyện hy sinh vì bạn bè, không có chuyện quá đau đớn. Cô Barton tự dưng thấy có cảm tình với Amy Durrant, nàng kinh hoàng trước cái chết người bạn, chỉ có vậy thôi".
"Thế sao nàng đau khổ quá vậy? Vì lẽ đó tôi mới nghĩ lại. Cái nhìn của nàng thì không thể nhầm được. Tôi thấy nó ra làm sao ấy. Một nghi vấn chợt lóe lên trong đầu. Giả sử những lời kể của người đàn bà Tây Ban Nha là thật, giả sử Mary Barton nhẫn tâm muốn dìm đầu Amy Durrant xuống nước. Vừa muốn trấn nước hại bạn lại giả vờ cứu người lâm nạn. May sao có người chèo thuyền ra cứu. Bãi tắm ngoài đó vắng người, lại xa hơn. Thế rồi, đúng như nàng mong đợi. Đã có bác sĩ! Một bác sĩ người Anh! Nàng dư biết người chết đuối lâu như Amy Durrant không thể được cứu sống nhờ hô hấp nhân tạo. Nhưng nàng còn phải cho xong vai trò của mình rồi bỏ đi để tôi ở lại lo cứu nạn nhân. Nàng ngoái nhìn lại lần cuối. Lúc đó nhìn gương mặt nàng đau đớn vô cùng. Liệu Amy Durrant có thể được cứu sống để kể lại những gì cô ta biết".
"Chao ôi!" Jane Helier kêu lên. "Nghe đến đây tôi muốn sởn óc".
"Cứ nhìn câu chuyện theo chiều hướng đó thì thấy nó lạ lùng làm sao, lai lịch Amy Durrant càng mù mịt hơn. Amy Durrant là ai? Một người bạn đồng hành vô danh như sao lại bị giết chết bởi bàn tay của người bạn? Đằng sau tai nạn tắm biển còn ẩn chứa điều gì nữa? Cô ta được Mary Barton nhận vô làm một chân hầu bàn mới đây được mấy tháng. Mary Barton đưa cô ta ra nước ngoài, vừa đến nơi được một ngày, hôm sau cô ta gặp nạn. Đôi bạn dễ thương đúng là mẫu người Anh tao nhã giản dị! Câu chuyện càng ly kỳ hơn, đó là theo tôi nghĩ. Tôi muốn thả hồn cho trí tưởng tượng bay đi xa".
"Ông không giúp gì được sao". Cô Helier hỏi.
"Này cô em, tôi giúp gì được hở? Bằng chứng đâu. Các nhân chứng cùng khai như cô Barton. Tôi tự nêu lên nhiều điểm nghi vấn, chỉ có thể đặt ra một câu hỏi là mối quan hệ của Amy Durrant ra sao? Nay mai qua Anh tôi tìm gặp bà chủ nhà cho thuê phòng, tôi sẽ kể lại những gì đã nhìn thấy, như vừa kể ra cho cô em nghe".
"Ông đã thấy được có mấy điểm khác thường" bà Marple nói.
Bác sĩ Lloyd gật.
"Hết phân nửa thời gian tôi cảm thấy xấu hổ vì việc làm đã qua. Sao phải nghi cho người phụ nữ Anh khả ái, xinh đẹp này nhẫn tâm muốn hại người? Tôi phải tỏ ra thân mật với nàng những lúc còn lưu lại trên đảo một thời gian ngắn. Cùng với chính quyền địa phương tôi đã cố gắng giúp nàng như là một người đồng hương nơi đất khách quê người, về sau tôi hiểu được nàng biết tôi nghi cho nàng và ghét bỏ nàng".
"Cô nàng ở trên đảo bao lâu?" Bà Marple hỏi.
"Khoảng chừng hai tuần lễ. Cô Durrant được chôn cất tại đây, mười bữa sau nàng đáp tàu về bên Anh. Sau tai nạn nàng bị sốc bỏ luôn ý định ở lại chơi cho qua mùa Đông. Đó là những gì nàng nói".
"Nàng bị sốc thiệt sao?" bà Marple hỏi. Bác sĩ lưỡng lự.
"À, điều đó không có nghĩa nàng phải đau đớn ra mặt", ông dè dặt nói.
"Cụ thể là nàng không mập ra?" bà Marple hỏi.
"Bà biết không, đó là một điểm khá thú vị. Giờ tôi nhớ lại, bà hỏi nghe có lý. Tôi thấy nàng... vâng, dường như là hơi mập ra".
"Khiếp quá". Jane Helier rùng mình kêu lên, "Cô nàng mập ra nhờ vấy máu nạn nhân".
"Hơn nữa, nghĩ lại tôi nhớ đã nghi oan cho cô nàng" bác sĩ Lloyd kể "Nàng đã nói một câu gì đó trước khi bỏ đi, làm ta có thể nghĩ theo một chiều hướng khác. Có thể là, mà chắc phải vậy, lương tâm nàng đã trỗi dậy, tuy có muộn màng... thấy đây là hành vi vô cùng táo tợn".
"Ngay tôi hôm trước khi rời đảo Canaries, nàng mời tôi đến ngỏ lời cám ơn tôi đã bỏ công giúp đỡ nàng. Tôi không màng chuyện đó, vì bổn phận mà tôi phải làm thôi. Ngẫm nghĩ một lúc nàng chợt hỏi lại.
'Ông có nghĩ là...' nàng hỏi, '... một người có thể tự biện hộ cho mình khi nắm được luật lệ trong tay'.
Tôi cho nàng biết ngay đó là một câu hỏi khó trả lời. Nhưng nói chung theo tôi thì không được, bởi luật lệ là luật lệ, mọi công dân phải chịu tuân thủ?"
"Ngay cả khi luật không còn khả năng bảo vệ?"
"Tôi hoàn toàn không hiểu được".
"Thật khó giải thích, nhưng một người có thể làm một hành vi được coi là sai trái hoàn toàn, nghĩa là được coi là phạm tội, ngay cả hành vi đó xuất phát do thiện ý mà ra".
Tôi đáp lại một cách thẳng thừng, "có thể những tên tội phạm muốn nghĩ theo cách của bọn chúng ở thời điểm đó", nghe nói nàng ngả người ra sau.
"Nếu vậy thì khiếp quá", nàng nói khẽ. "Khiếp quá".
"Rồi nàng đổi giọng nói, nhỏ nhẹ xin tôi cho một liều thuốc ngủ. Nàng cảm thấy khó ngủ kể từ lúc... nàng ngần ngừ, từ lúc nàng bị một cú sốc đau đớn".
"Cô nói gì thế? Chuyện gì thấy khiếp? Hay cô em nghĩ ngợi gì ở trong đầu?"
"Ở trong đầu? Tôi có việc gì phải nghĩ ngợi trong đầu?"
"Nàng nói nghe kịch liệt, hoài nghi tất cả".
"Lo nghĩ có khi dễ bị mất ngủ", tôi nói nhỏ, vừa đủ nghe.
Nàng nghĩ ngợi một lúc.
"Ý ông là lo nghĩ chuyện ngày mai hay là lo nghĩ chuyện xưa cũ, cũng không làm sao thay đổi được?"
"Cả hai".
"Chỉ có nghĩ ngợi chuyện đã qua mới là chẳng được ích gì. Làm sao tìm lại được cái đã mất. Chao ôi! Có ích gì! Đừng lo nghĩ, chớ nên lo nghĩ làm gì!"
"Tôi cho nàng một liều thuốc ngủ nhẹ rồi ra về. Vừa đi tôi chợt nhớ câu nàng vừa nói lúc nãy 'Làm sao tìm lại được cái đã mất...' Mất gì? Mất ai?"
"Tôi nghĩ ngay lần gặp gỡ cuối cùng sẽ báo hiệu có việc gì sắp đến. Tôi không mong đợi thế, nhưng khi nó đến, tôi không lấy làm ngạc nhiên. Bởi vì như mọi người đã biết, Mary Barton là một người phụ nữ hết lòng vì bạn chứ không phải là một kẻ có tội vì nhẹ dạ, một khi đã quyết tâm là quyết thực hiện, không một chút băn khoăn vì tin vào quyết định của bản thân. Tôi nghĩ trong đầu lần gặp gỡ cuối cùng nàng đã bộc lộ một chút hoài nghi về lòng quyết tâm vừa kể. Tôi hiểu ngay ý nàng muốn nói ra, nàng bắt đầu nhận thấy một cuộc tự vấn lương tâm kịch liệt, nàng muốn hối hận.
Câu chuyện lại xảy ra ở Cornwall, một khu nghỉ mát khá vắng vẻ vào mùa này. Thời điểm đó là vào cuối tháng Ba. Tôi coi báo thấy đăng tin một cô nàng thuê phòng ở lại khách sạn nhỏ, tên nàng là Barton. Thoạt nhìn vẻ ngoài có vẻ lập dị, khiến mọi người phải để mắt dòm ngó. Buổi tối, trong phòng một mình nàng đi lui đi tới mồm nói lảm nhảm, làm cho hai phòng bên cạnh cảm thấy khó chịu. Một bữa nọ nàng đến nhà thờ xin gặp thầy trợ tế, nàng muốn xưng tội với thầy. Nàng vừa phạm một trọng tội. Nhưng nghĩ sao, thay vì nói ra hết, nàng đứng lên ra về, xin hẹn đến gặp thầy bữa khác. Thầy trợ tế hoang mang và nghĩ chắc là nàng có vấn đề tâm thần, không muốn nghĩ là nàng phạm tội.
Sáng bữa sau mới hay nàng đã bỏ đi mất dạng. Nàng để lại một lá thư gởi sở điều tra tư pháp. Nội dung như sau:
Hôm qua tôi đến nhà thờ xin gặp thầy trợ tế để xưng tội, nhưng mà chưa được cho phép. Bà ta không chấp nhận. Tôi nghĩ được một cách để tạ lỗi... lấy mạng đổi mạng, tôi phải chịu thế mạng y như cô ta đã chết. Đến lượt tôi phải chịu trầm mình dưới biển sâu. Chỉ có cái chết mới mong được giải oan. Nghĩ lại tôi thấy không phải vậy. Nếu muốn được Amy tha thứ tôi phải đi tìm gặp nàng. Xin đừng cố ai oán trách vì cái chết của tôi. Mary Barton.
Quần áo của nàng được tìm thấy tại một bãi tắm gần một vũng nước vắng vẻ. Có thể là nàng đã cởi bỏ quần áo lại đây, lao mình ra biển, nơi sóng nước cuồn cuộn có thể dìm chết người bơi ra tới đó.
Không tìm thấy xác, chờ mãi vẫn không thấy, mọi người tin là nàng đã chết. Nàng giàu có, tài sản để lại tính ra được trăm ngàn bảng Anh, lúc chết không làm di chúc nên tài sản được giao lại cho bà con gần với nàng... một gia đình họ hàng ở bên Úc. Biên bản được bí mật lập ra, xác nhận vụ tai nạn trên đảo Canary, cái chết của cô Durrant khiến cho cô bạn loạn trí. Sở điều tra tư pháp đưa ra phán quyết: nạn nhân đã tự tử trong tình trạng tâm thần không ổn định".
"Như vậy thảm kịch Amy Durrant và Mary Barton tới đây coi như kết thúc".
Câu chuyện dừng lại một lúc lâu, chợt nghe Jane Helier thở dài.
"Ôi, ông đừng bỏ dở câu chuyện, đang tới hồi kết đầy kịch tính. Ông nên kể cho hết".
"Này cô bạn, đây không phải là chuyện dài nhiều tập, chuyện đời thường là thế đó, đến hồi nó phải kết thúc".
"Tôi không chịu", Jane nói, "tôi muốn nghe cho hết".
"Tới đây ta cần phải vận dụng trí tuệ, cô Helier", ngài Henry phân giải, "tại sao Mary Barton lại đi giết chết người bạn đồng hành? Đó là một vấn đề do bác sĩ Lloyd muốn nêu lên để chúng ta suy đoán".
"Chà, khá lắm", cô Helier nói, "nàng có cả một ngàn lẻ một lý do để giết người. Ý tôi muốn nói; ôi, tôi cũng không biết. Có thể giết người chỉ vì một cơn tức giận, hay là vì ghen tuông dù không nghe bác sĩ Lloyd nhắc tới một người đàn ông nào cùng quen biết đi chung chuyến tàu... ờ, nhưng ông đã biết chuyện đi tàu và những chuyến du lịch biển nó như thế nào rồi".
Cô Helier dừng lại, lấy hơi lên, người đối diện bây giờ mới nhận ra mái tóc của Jane còn cao siêu hơn cả bộ óc bên trong.
"Tôi có thể nên lên nhiều suy đoán", bà Bantry nói, "nhưng gút lại chỉ còn một. Thế này, tôi cho là cha của cô Bantry phất lên giàu có là do đã đánh bại được cha của Amy Durrant, nên nàng mới quyết chí trả thù. Chao ôi, không, tôi đã nhớ nhầm, chán thật! Vì sao một người chủ giàu có lại muốn giết người theo hầu mình? Tôi hiểu ra rồi. Cô Barton có một cậu em trai, gã này vì thất tình với cô Amy Durrant nên đã dùng súng tự sát. Cô Barton chỉ chờ có cơ hội này. Amy gặp lúc sa sút. Cô Barton đề nghị cô ta làm bạn đồng hành đi du lịch qua đảo Canaries luôn tiện để có dịp rửa hận. Nghe được đấy chứ?"
"Tuyệt!" ngài Henry nói "Chỉ có điều từ nào giờ ta chưa biết cô Barton có một người em trai".
"Ta suy ra", bà Bantry nói, "nếu như không có người em trai thì nàng không có cớ gì phải phạm tội. Vậy người em trai đó chắc phải có. Ông hiểu chứ, Watson?"
"Lập luận nghe cũng hay, Dolly", chồng bà nói "Nhưng vẫn là suy đoán".
"Tất nhiên", bà Bantry nói "Chỉ có vậy thôi, ta nên suy đoán. Bởi chưa tìm ra manh mối. Ông cứ nói đi, ông được quyền suy đoán".
"Chà tôi biết nói gì đây. Theo như lời nhận xét của cô Helier dường như có bóng dáng một người đàn ông xen vô đây. Nghe này Dolly, có thể ông ta là mục sư bề trên. Cả hai người giành thêu cho ông chiếc áo lễ hay một món gì đó, không hiểu sao ông mặc chiếc áo do Durrant thêu trước. Chắc mà, phải là một món đồ thêu. Để xem làm sao nàng mang tới cho ông mục sư. Hai cô nàng này điên hết rồi, cùng nhắm vô một ông thầy điển trai. Bà sẽ còn nghe nhắc đi nhắc lại chuyện này".
"Tôi thiết nghĩ cần phải nói cho rõ hơn", ngài Henry nói, "dù chỉ là một cách suy đoán. Theo tôi thì cô Barton đang ở trong tình trạng loạn trí. Những trường hợp như vậy thì rất nhiều, không thể đếm cho hết. Chứng ngông cuồng đến lúc cao điểm, không kìm được, nàng tự tìm lối thoát bằng cách giết một mạng người... phải là một người nữ. Về lai lịch cô Durrant không ai rõ. Vậy có thể trước đây nàng đã trải qua một thời 'đen tối'. Cô Barton tìm hiểu được bèn ra tay, tìm cách sát hại. Về sau nghĩ lại hành vi nàng cho là chính đáng đã khiến nàng bối rối, thấy ân hận. Nàng như là một người loạn trí. Nào, bà Marple, bà có đồng ý với tôi không?"
"Chắc là không, thưa ngài Henry", bà Marple nói, vừa cười xởi lởi. "Hành vi của nàng chứng tỏ nàng còn là một người tỉnh táo, lanh lẹ".
Jane Helier chợt kêu lên một tiếng, nói xen vô. "Ối chà, tôi thật là ngốc nghếch. Để tôi nghĩ lại thử coi? Lẽ ra phải như thế này. Một cuộc tống tiền! Người bạn đồng hành muốn tống tiền. Không hiểu sao bà Marple lại cho là thà nàng tự tử đi còn hay hơn. Tôi nghĩ không ra chỗ này".
"Chà!" Ngài Henry nói, "cô em biết không, bởi bà Marple đã từng chứng kiến một vụ tương tự xảy ra ở làng St. Mary Mead".
"Ông thì lúc nào cũng muốn trêu tôi, thưa ngài Henry", bà Marple có ý trách móc. "Thật tình mà nói tôi sực nhớ lại chuyện bà Trout, bà đứng ra nhận tiền hưu cho ba người bạn già đã qua đời, không cùng một xóm đạo".
"Chuyện này coi bộ rắc rối", ngài Henry nói "Tôi thấy chẳng giúp gì được trong vụ này".
"Tất nhiên là không", bà Marple nói, "không thể - theo ông nghĩ. Nhưng một số gia đình còn nghèo, món tiền hưu trí là niềm an ủi cho họ. Tôi thấy người ngoài khó mà thông cảm cho họ. Ý tôi muốn nói mọi thứ trông chờ vô bà lão về hưu trí, tình cảnh không khá hơn mấy người già khác".
"Ô kìa", ngài Henry nói, đang còn hoang mang.
"Tôi không có tài kể lể mọi chuyện. Ý tôi muốn nói lúc ban đầu bác sĩ Lloyd nêu lên hai người đàn bà nhưng không cho biết cụ thể là ai, làm sao tôi có thể đoán được có một người thứ ba là thủ phạm. Nếu có chăng nữa là sau đó một, hai ngày, nhưng ngay bữa sau đó một trong hai người bị chết đuối, giả sử người còn lại tự nhận mình là cô Barton thì sao, không lẽ có một người khác đứng ra mạo nhận là nàng".
"Bà cho là... Ồ, tôi hiểu". Ngài Henry thong thả nói.
"Cách suy diễn đó cũng bình thường thôi. Bà Bantry sắp đưa ra một lối lập luận tương tự. Vì sao một bà chủ giàu có muốn giết người bạn đồng hành đáng thương kia? Đúng ra phải nói ngược lại mới phải. Ý tôi muốn nói, sự việc phải diễn ra đúng như vậy".
"Thật sao?" Ngài Henry nói "Nghe bà nói tôi đâm hoảng".
"Lẽ dĩ nhiên", bà Marple nối lại câu chuyện, "cô nàng lấy quần áo cô Barton mặc vô nhìn hơi chật để cho thấy nàng có hơi mập ra. Tôi muốn đặt ra một câu hỏi. Một người đàn ông lạ mặt nhìn vô thấy ngay nàng mập ra, chớ không phải bộ quần áo hơi chật... dù ta biết đó là một nhận xét không hợp lôgic".
"Giả sử Amy Durrant giết chết cô Barton thì nàng sẽ được gì?" Bà Bantry hỏi "Nàng không thể đánh lừa ai mãi được".
"Cùng lắm là một vài tháng", bà Marple nói "Trong thời gian đó nàng đi ra nước ngoài du lịch, tránh mặt người quen biết. Vì vậy nên tôi mới dám nói nhìn người này thấy giống người kia. Còn hình chụp dán trong sổ hộ chiếu chẳng ai để ý chuyện đó... bà đã biết hộ chiếu là sao. Qua tháng ba nàng tới vùng Corirwall giả bộ sống kiểu lập dị để cho người ta dòm ngó chơi. Đến lúc mọi người tìm thấy quần áo nàng bỏ lại ngoài bãi biển cùng với bức thư tuyệt mệnh nên không ai có thể nghĩ câu chuyện có kết cuộc tầm thường đến vậy".
"Nghĩa là..." Ngài Henry hỏi.
"Không tìm thấy xác", bà Marple khẳng định. "Sự việc đã bày ra trước mắt ngài, và nếu như không ai tìm cách đánh lừa được ngài... kể cả suy đoán một vụ phạm tội hay là chuyện thủ phạm muốn sám hối. Không tìm thấy xác. Một sự thật không thể chối cãi".
"Ý của bà là..." bà Bantry nói, "... không có chuyện ân hận hay sao? Không có chuyện cô ta nhảy xuống biển tự vận sao?"
"Làm gì có chuyện nàng tự vận!" Bà Marple nói "Đến đây bà Trout lại xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Bà Trout có biệt tài đánh lừa thiên hạ, nhưng lần này bà gặp ngay sư phụ là tôi. Có thể nói tôi biết tỏng cái vụ cô Barton cảm thấy ân hận ra làm sao. Muốn tự vận ư? Cô nàng đã bỏ đi qua Úc, nếu tôi đoán không nhầm".
"Bà Marple, bà nói đúng", ông bác sĩ kêu lên. "Chớ còn ai nữa. Tôi lại một phen kinh ngạc. Sao nữa, nhớ lúc còn ở Melbourne... Bà đã khiến tôi một phen hú vía".
"Tức là ông muốn nhắc lại một sự việc trùng hợp ngẫu nhiên sau cùng?"
Bác sĩ Lloyd gật.
"Mà phải, thật là một điều không may cho cô Barton mà cũng có thể là Amy Durrant... bà nghĩ sao thì tùy. Tôi theo làm bác sĩ trên tàu một thời gian, lúc tàu cập bến Melbourne, người đầu tiên tôi nhìn thấy lúc lên bờ chính là cô nàng đã tự vận ở Cornwall. Chạy đâu cho khỏi, tôi biết ngay mà, nàng bèn chơi nước liều... kể ra hết mọi chuyện cho tôi nghe, không lo sợ bị tiết lộ. Một cô nàng lạ đời, theo tôi nghĩ là hoàn toàn suy đồi về mặt đạo đức. Là người con đầu trong một gia đình chín anh chị em nghèo xơ xác. Đã có lần viết thư cầu xin giúp đỡ từ người anh bà con giàu có ở Anh, nhưng bị từ khước. Cô Barton gây gổ với cha mấy người bên đó. Tiền bạc túng thiếu, không thể lấy đâu ra lo thuốc men cho ba người em còn nhỏ. Ngay tức thì Amy Barton vừa nghĩ ra một cách giết người táo bạo. Nàng đáp tàu qua Anh xin làm một chân giữ trẻ. Tranh thủ thời cơ xin làm bạn với cô Barton, lúc này tự xưng cô là Amy Durrant. Nàng thuê một căn phòng đem đồ đạc về đó giả dạng người lương thiện. Còn cái màn chết đuối bất chợt hiện ra trong đầu, chờ thời cơ thuận lợi nàng sẽ tính. Đến lượt nàng dựng lên màn chót của tấn tuồng đòi quay về Úc, theo đúng kịch bản. Nàng với mấy anh chị em sẽ được thừa hưởng gia tài vì là chỗ bà con họ hàng".
"Quả thật một âm mưu táo bạo hết chỗ chê", ngài Henry nói "Có thể nói một âm mưu hoàn hảo. Nếu quả thật cô Barton đã chết ở Canaries, tất nhiên phải nghi cho Amy Durrant do ở chỗ là bà con với gia đình Barton nên sẽ bị lộ tẩy, nhờ trước đó nàng thay tên đổi họ nhưng có sự liên kết giữa hai vụ án, tùy ông nghĩ sao cũng được, nên chuyện đó được cho qua. Vâng, phải nói là một âm mưu hoàn hảo".
"Cô nàng liệu có bề gì không?" Bà Bantry hỏi "Còn ông thì tính sao, thưa bác sĩ Lloyd?"
"Tôi thấy mình thật khó xử, thưa bà Bantry. Theo luật lệ phải trưng ra bằng chứng, còn tôi thì thấy được có bao nhiêu đâu. Với cương vị là một người thầy thuốc có mấy điều tôi nêu lên, nhìn bề ngoài nàng còn có vẻ như là không thiết sống. Tôi theo nàng về tới nhà... một gia đình ấm cúng, trong nhà chỉ trông chờ vô nàng, người chị cả, không ai có một ý nghĩ trong đầu rằng nàng là một kẻ tội phạm. Khi chưa biết rõ đầu đuôi sự việc thì không nên để cho bọn trẻ phải đau buồn nên tôi đâu dám nói ra. Nàng chỉ thú nhận với tôi ngoài ra chuyện này không ai hay biết. Chuyện đó chỉ có Trời biết. Sau đó sáu tháng hay tin cô Amy Barton chết. Đến nay tôi vẫn chưa hiểu là lúc đó nàng có thấy vui và không cảm thấy ân hận hay không".
"Chắc là không đâu?" Bà Bantry nói.
"Tôi cho là có" bà Marple nói "Bà Trout đã ân hận..."
Jane Helier khẽ lắc đầu.
"Ối chà", nàng nói, "thật là khủng khiếp. Tới giờ này tôi chưa rõ là ai muốn trấn nước ai. Mà sao lại có chuyện bà Trout xen vô đây nhỉ?"
"Không có đâu, cô em", bà Marple nói, "bà ta chỉ là một người bình thường... dù không tử tế cho lắm... ở trong làng".
"Ồ!" Jane nói, "Ở trong làng. Nhưng trong làng có chuyện gì lạ đâu", nàng thở ra "Nếu tôi mà ở trong làng chắc là không còn đầu óc đâu nữa".
Bốn nghi can
Cuộc thảo luận xoay quanh mấy vụ án chưa được khám phá và chưa được tuyên phạt. Theo thứ tự từng người phát biểu ý kiến. Sau đại tá Bantry, tới bà vợ mập ú có duyên, qua tới Jane Helier, bác sĩ Lloyd, và bà Marple. Có một nhân vật chưa kể câu chuyện của mình nhưng ý kiến lại được mọi người đồng tình đó là ngài Henry Clithering, cựu cảnh sát trưởng Scotland Yard, ông ngồi đưa tay vân vê hàng ria mép, khều khều đúng hơn, miệng cười tủm tỉm! Có vẻ tâm đắc một ý tưởng vừa lóe lên trong đầu.
"Ngài Henry", bà Bantry bực mình thốt ra "Nếu ông không kể gì tôi sẽ gào lên. Có phải còn nhiều vụ án chưa được tuyên phạt hay là không?"
"Bà muốn nhắc lại mấy hàng tít đăng trên báo, thưa bà Bantry. Sở Scotland Yard lại mắc sai lầm. Nội dung thuật lại một lô vụ án chưa được xét xử".
"Quả thật bấy nhiêu đó chỉ chiếm một phần tỉ lệ nhỏ thôi hay sao?" Bác sĩ Lloyd nói.
"Đúng, mà thật vậy. Hàng trăm vụ án đã được xét xử, thủ phạm lãnh án mấy khi được báo trước hay xướng tên. Nhưng vấn đề chưa cần tranh cãi lúc này có phải vậy không?" Ông vừa nhắc lại nhiều vụ án chưa được khám phá và chưa được xét xử tức là ông muốn chia làm hai phạm trù. Ở phạm trù thứ nhất gồm những vụ án sở Scotland Yard chưa hề nghe nói, vụ án chưa ai biết là đã từng xảy ra".
"Nhưng giả sử không phải nhiều vụ như vậy đâu?" Bà Bantry nói.
"Thật sao?"
"Ngài Henry! Ngài không muốn nói là chuyện đó có thật".
"Thật ra thì..." Bà Marple nghĩ ngợi "... còn rất nhiều vụ".
Bà già có cốt cách trầm tĩnh lạ thường, thản nhiên phát biểu.
"Coi kìa bà Marple", Đại tá Bantry lên tiếng.
"Tất nhiên", bà Marple nói "Phần đông người ta ngu xuẩn. Bởi vậy cho nên mới bị phát giác. Nhưng còn bao nhiêu người khác họ đâu có dại gì, khiến ta phải rùng mình trước hành vi của họ vì chúng được thực hiện một cách rất bài bản".
"Phải", ngài Henry nói "Còn biết bao người đâu có dại gì. Nhiều vụ án bị phát giác bởi những bàn tay vụng về, nên bọn tội phạm mới thấy ân hận. Nếu không vì một bàn tay vụng về thử hỏi đố ai biết được".
"Chuyện không đơn giản đâu, Clithering", đại tá Bantry nói "Không đơn giản".
"Ông nói thật à?"
"Ông hỏi gì lạ vậy? Thật chứ! Không đơn giản đâu".
"Ông đã từng nói tội ác nhan nhản chưa bị trừng phạt, mà có thiệt không? Luật pháp không trừng phạt chuyện đó cũng có khi, nhưng ở đời còn có luật nhân quả. Kẻ gây tội ác phải bị trừng trị là chuyện thường tình, tôi thấy không có gì có thể đúng hơn được nữa".
"Biết đâu, biết đâu được". Đại tá Bantry nói "Điều đó không thể nói hết mức quan trọng của vụ việc". Ông bỏ ngang giữa chừng, gương mặt bối rối.
Ngài Henry Clithering nhếch mép cười.
"Một trăm người hết chín mươi chín người không tin ông", ngài nói "Ông nên nhớ, không phải việc phạm tội mới cần nêu lên, mà chính là người vô tội. Chưa ai nghĩ ra việc này".
"Tôi chưa hiểu". Jane Helier nói.
"Tôi biết", bà Marple lên tiếng. "Lúc bà Trent phát hiện mất một đồng tiền nửa đồng năm shillings trong ví, bà nghi cho người giúp việc, bà Arthur. Tất nhiên nhà Trents nghi cho bà chớ ai, nhưng người chủ biết điều, xét hoàn cảnh người giúp việc gia đình đông con, chồng thì nghiện rượu, thôi thì làm rùm beng lên để được gì. Từ đó về sau chủ nhân dè dặt hơn không giao nhà cho bà một mình, bà thấy lạ, hàng xóm nghi bà có vấn đề gì đây. Về sau, bà Trent kiểm soát người giúp việc một cánh cửa được phản chiếu qua tấm gương. May đây - tôi vẫn cho đó là Trời định. Cái đó theo tôi thấy, nó phù hợp với suy nghĩ của ngài Henry. Tất nhiên mọi người phải nghi cho một người lấy cắp tiền, nhưng lại nghi không đúng người, y như truyện trinh thám! Nhưng người bị nghi oan là bà Arthur lại không biết gì chuyện đó. Tức là phù hợp với suy đoán của ông, đúng không, ngài Henry".
"Vâng, bà Marple, bà đã hiểu ý tôi nói. May cho bà giúp việc, nhờ có bà chứng kiến từ đầu. Bà ta vô tội chuyện đã rõ. Thế mà có người phải mang tiếng suốt đời vì bị hàm oan đối xử bất công".
"Theo ông có thể có một trường hợp ngoại lệ nào không, thưa ngài Henry?" Bà Bantry khéo hỏi.
"Nói thiệt với bà là có, một vụ án ly kỳ. Một vụ giết người nhưng không tìm ra chứng cứ".
"Chỉ có vụ đầu độc thôi", Jane thở ra, "khó tìm thấy dấu vết".
Bác sĩ Lloyd ngồi không yên, ngài Henry lắc đầu.
"Làm gì có, cô em. Đây không phải như chuyện bắn tên độc của người da đỏ Nam Mỹ. Tôi nghĩ có thể đây là một trường hợp tương tự. Ta sẽ được chứng kiến một vụ tầm thường hơn... đến mức ta không làm sao chứng minh cho thủ phạm nhìn thấy. Trường hợp như một người già cả té xuống thang lầu gãy cổ, tai nạn thương tâm này cũng thường thấy xảy ra".
"Nhưng sự thật thế nào?"
"Ai mà nói được", ngài Henry rùng mình, "nạn nhân bị xô ngã từ sau lưng chăng? Có thể một mảnh vải hay sợi dây cột ngang đầu cầu thang rồi sau đó khéo léo vứt bỏ đi? Làm sao biết được".
"Ngài có thể cho đó là... à, không phải một tai nạn? Rồi sao nữa?" Ông bác sĩ hỏi.
"Chuyện kể dài dòng, nhưng... ối chà, tôi biết chắc một điều. Tôi biết trước khó mà chứng minh cho thủ phạm thấy được... bởi bằng chứng thì quá mơ hồ. Ta thử xét qua một khía cạnh mới... nội vụ tôi đang kể ra đây. Trong vụ này có tới bốn tên tham gia, chỉ một tên chịu tội ba tên kia thì vô tư. Và nếu không tìm ra được manh mối, ba tên kia vẫn bị theo dõi gắt gao".
"Tôi thấy", bà Bantry nói, "thà ông cứ kể cho hết dù có lâu tới chừng nào".
"Tôi không muốn kể dài dòng", ngài Henry nói "Tôi xin tóm tắt phần đầu, liên quan tới một hội kín của người Đức - hội Schwartze Hand - mô phỏng theo kiểu hội kín morra, có thể nói phần đông nghe nhắc ai cũng biết là morra chuyên tống tiền và khủng bố. Hoạt động bùng phát sau cuộc đại chiến và nhanh chóng lan rộng khắp nơi, khủng bố người dân lương thiện. Chính quyền khó đương đầu bởi tổ chức được bố phòng một cách cẩn mật, khó có thể mua chuộc bọn đàn em bên dưới".
"Ở nước Anh ít người biết tới tổ chức này, ở bên Đức nó hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Cuối cùng tổ chức tan rã do các hoạt động bị ảnh hưởng bởi một nhân vật, một vị bác sĩ được biết tên là Rosen, trước đây đã từng là nhân viên mật vụ. Ông xin vô làm nhân viên rồi xâm nhập tận cùng hang ổ, làm sụp đổ toàn bộ cơ cấu tể chức này".
"Ông bị truy nã và đã nhanh chân ra khỏi nước Đức, dù bất cứ giá nào. Ông qua tới nước Anh, sau đó tôi nhận được nhiều thư cảnh sát Berlin gởi qua, nhắc chuyện của ông. Ông yêu cầu được gặp riêng tôi, phong cách của ông rất tự nhiên và bình thản. Ông biết được tương lai ông sẽ đi về đâu".
"Bọn chúng muốn giết tôi, thưa ngài Henry".
"Không chạy đâu thoát", nhìn người ông cao lớn, giọng nói trầm, phát âm giọng có đặc trưng của dân bản xứ. "Việc này tôi đã biết trước. Với tôi chẳng có gì phải lo. Trước lúc cộng tác tôi đã lường trước mọi gian nguy. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức hoàn toàn tan rã. Tuy vẫn còn một số ngoài vòng pháp luật. Bọn chúng đòi lấy mạng tôi để rửa hận. Vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi, với tôi càng lâu càng thuận lợi. Ông biết đó, tôi đang thu thập tư liệu để cho ra mắt một tác phẩm, tổng kết những hoạt động một thời. Tôi mong muốn đạt được sở nguyện".
"Nghe ông trình bày đơn giản sự việc với tất cả lòng dũng cảm khiến tôi khâm phục. Tôi hứa bảo đảm cho ông mọi mặt. Nghe vậy ông xua tay".
"Sớm muộn bọn chúng cũng giết tôi", ông nhắc lại, "nếu tôi có mệnh hệ nào xin ông chớ nên ray rứt. Bởi ông đã giúp tôi hết sức mình".
"Ông kể ra những việc cần phải làm ngay. Ông có ý định tìm một ngôi nhà nhỏ vùng quê ở đây để yên tâm hoàn thành tác phẩm. Ông đã chọn được một nơi tại địa phương, Somerset, làng King's Gnaton, cách xa đường tàu bảy dặm, thoải mái không màng tới cuộc sống văn minh bên ngoài. Thế rồi ông cũng tậu được một ngôi nhà nhỏ ưng ý, sửa sang lại đôi chút để cư ngụ lâu dài. Người nhà có đứa cháu gái Greta, một thư ký, một bà giúp việc quốc tịch Đức, đã theo hầu ông suốt bốn chục năm, người làm vườn dân là địa phương làng King's Gnaton".
"Đúng quá. Bốn nghi can, còn nói gì hơn nữa. Cuộc sống của ông bình yên ở King's Gnaton được đâu chừng năm tháng thì tai họa ập tới. Buổi sáng hôm đó bác sĩ Rosen té cầu thang, nửa giờ sau ông mới chết. Lúc xảy ra tai nạn bà Gertrud ở dưới nhà bếp, cửa đóng không nghe thấy gì... theo lời bà kể. Cô Greta đang ở sau vườn lom khom trồng thêm mấy bụi cây... cũng theo lời nàng kể. Dobbs, người làm vườn đang ngồi trong nhà kho ăn bữa lỡ... theo lời ông kể, còn người thư ký thì đi dạo ngoài đường và cũng do gã tự thuật lại. Không ai viện cớ vắng mặt... không ai làm chứng cho người khác. Nhưng có một chứng cứ gọi là xác đáng. Không thấy dấu vết người ngoài xen vô vụ này, ở trong làng King's Gnaton có kẻ lạ tức thì mọi người biết ngay. Cửa trước cửa sau đều khóa, người nhà mỗi người có chìa riêng. Tức là ta thấy trước sau có bốn người. Không ai có thể gọi là nghi can, Greta là đứa cháu gái. Getrud qua bốn mươi năm phục vụ tận tụy. Dobbs, không có một ngày đi xa khỏi làng King's Graton. Sau cùng người thư ký, Charles Templeton..."
"Ồ phải", Đại tá Bantry nói, "anh chàng ra sao? Trong đầu tôi cứ nghi cho anh chàng này. Ông biết anh chàng này thế nào?"
"Chính vì chỗ quen biết nên tôi muốn đặt ra ngoài chuyện nghi vấn... cho dù thế nào chăng nữa. Ngài Henry nghiêm chỉnh nói "Ông biết đấy, Charles Templeton là người của tôi".
"Chao ôi!" Đại tá Bantry nói, càng ngạc nhiên hơn.
"Vâng tôi cần tìm một người cài vào trong và cũng muốn tránh tiếng trong làng. Rosen đang cần một thư ký, tôi giới thiệu ngay Templeton vô nhận việc. Anh ta lịch lãm, nói thạo tiếng Đức, nói chung là một nhân viên lành nghề".
"Vậy thì ông nghi cho ai?" Bà Bantry hỏi đang còn phân vân. "Tôi thấy chẳng có ai đáng nghi cả".
"Vâng, rõ quá rồi. Bà nên hiểu sự việc dưới một góc độ khác. Cô Greta là một đứa cháu thật dễ thương. Nhưng trải qua một thời kỳ chiến tranh, chúng ta đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh anh chị em xung khắc nhau, cha con xung đột và đủ các thứ; cũng có những đứa cháu dễ thương và ngoan ngoãn có khi dám làm những việc kinh thiên động địa. Ta có thể xét trường hợp Getrud và có ai biết được động cơ nào đưa đẩy bà vô vòng tội lỗi. Có thể sau một lần xung đột với ông chủ, hận thù chồng chất qua bao nhiêu năm tận tụy phục vụ. Những người như bà lắm lúc càng sâu sắc hơn. Còn Dobbs thì sao? Phải chăng anh chàng người ngoài cuộc bởi không họ hàng thân thích gì với nhà này? Đồng tiền chi phối mọi thứ. Xét theo một khía cạnh khác Dobb có thể bị người ngoài mua chuộc".
"Ta có thể suy đoán, một lệnh lệnh từ nơi khác được chuyển tới nếu không thì sao tình hình yên tĩnh được năm tháng? Không, bởi các tay chân của tổ chức vẫn hoạt động không ngừng. Vì chưa chắc Rosen phản bội nên bọn chúng phải chờ đến lúc tìm đủ bằng chứng. Ngay tức thì không còn chần chờ gì nữa bọn chúng gởi một lệnh cho phe nội gián... nội dung phán quyết: 'Phải giết'."
"Thật ghê tởm!" Jane Heiler rùng mình nói.
"Làm cách nào điện được gửi đi? Việc này cần phải làm sáng tỏ, may ra giải quyết được vấn đề. Một trong bốn người phải có quan hệ với bên ngoài hoặc đã bị mua chuộc. Ngay tức thì, tôi biết rõ, khi mệnh lệnh được chuyên tới, chúng sẽ được thi hành ngay theo đúng tôn chỉ của hội kín Schwartze Hand".
"Tôi lao ngay vô việc, theo một cung cách là có thể cho là tỉ mỉ, đáng buồn cười. Buổi sáng hôm đó ai đến ngôi nhà đó? Trong vụ này không loại trừ ai. Tôi kể ra đây".
Ông lôi trong túi chiếc phong bì rút ra một mảnh giấy.
Người hàng thịt tới giao thịt cừu. Sau khi đã được kiểm tra hàng.
Người bán hàng tạp hóa, đem giao bột bắp, đường cát, bơ, cà phê, sau khi cho kiểm tra xong.
Người đưa thư, giao hai thư thông báo gởi cô Rosen, thư gởi cho Gertrud, ba cái thư của Tiến sĩ Rosen, một cái từ nước ngoài; hai cái gởi cho Templeton, một cái nữa cũng từ nước ngoài.
Ngài Henry bỏ ngang câu chuyện lôi trong phong bì ra một xấp giấy.
"Các bạn sẽ thích thú được xem mấy thứ này. Trong số thư này có người giao lại cho tôi và một số thu nhặt trong giỏ rác. Phải nói là tất cả được thử lại coi có sử dụng mực hóa học... Không thấy một điểm nào đáng ngờ".
Mọi người xúm lại coi. Xấp giấy gồm là mẫu hàng do người ươm cây giao và của một hãng sản xuất áo lông thú. Hai tờ phiếu tính tiền đề tên tiến sĩ Rosen, một ở trong nước giao hàng hạt giống làm vườn, một cái của hãng đồ dùng văn phòng. Bức thư gởi cho ông nội dung ghi lại:
"Thân gởi Rosen,
Tôi vừa đến thăm nhà tiến sĩ Helmuth. Hôm kia gặp lại Edgar Jackson cùng với Amos Perry vừa đi du lịch Tsingtau về. Và Thiệt tình mà nói tôi thèm được như nhà họ, đi du lịch một chuyến. Chờ tin cậu. Như tôi đã dặn trước, nên đề phòng kẻ lạ - cậu hiểu ý tôi nói, dù biết là cậu không chịu nghe.
Thân ái,
Georgine"
"Thư gửi cho Templeton chỉ một tờ phiếu này, tính tiền cho hiệu may quần áo và một cái thư ở bên Đức", ngài Henry kể tiếp, "cái thư rủi thay xé bỏ vứt đi trong lúc gã đi dạo ngoài phố. Ta coi qua bức thư gửi Gertrud".
"Thân gởi Swartz,
Chúng tôi mong được gặp bạn vào buổi họp mặt tối thứ Sáu, thầy trợ tế mong chờ. Bạn sẽ được mọi người đón tiếp nồng hậu. Cám ơn món thịt jăm bông, ăn thật ngon. Chúc bạn khỏe, mong gặp lại tối thứ Sáu.
Emma Greene".
Bác sĩ Lloyd tủm tỉm cười, bà Bantry thấy vậy cười theo.
"Tôi thấy nên bỏ qua chuyện cái thư này", bác sĩ Lloyd nói.
"Tôi cũng nghĩ như ông", ngài Henry nói "Theo tôi cũng nên xét lại vì sao có chuyện bà Green vào hội thánh nhà thờ trong này. Có lúc không nên quá tỉ mỉ như vậy, ông đồng ý chớ".
"Đó cũng là ý muốn của bà Marple", bác sĩ Lloyd vừa cười vừa nói "Bà đang mơ hay sao, bà Marple. Bà nghĩ gì đâu đâu vậy".
Bà Marple lên tiếng.
"Tôi nghĩ mình ngốc nghếch", bà nói "Tôi thấy một điểm lạ vì sao chữ thiệt tình trong thư gởi Tiến sĩ Rosen viết chữ hoa".
Bà Bantry hiểu ý ngay.
"Tôi cũng thấy vậy", bà nói, "chà!"
"Đúng rồi", bà Marple nói "Bà cũng tinh mắt ghê!"
"Cần lưu ý một điểm trong bức thư", ngài Henry nói "Theo lời Templeton kể lại, tiến sĩ Rosen mở thư ra coi nhân lúc ngồi ăn sáng, ông quăng qua anh ta nói ông chả biết người bạn này".
"Đâu phải bạn", Jane Helier nói, "người viết ký tên 'Georgina'."
"Khó mà đoán là ai", bác sĩ Lloyd nói "Có thể là Georgey, nhưng nếu đoán ra Georgina thì chắc hơn. Tôi đặc biệt lưu ý người viết là đàn ông".
"Ông nên nhớ nó lạ ở chỗ, đại tá Bantry nói, "theo như cách ông ta quăng cái thư qua bên kia bàn rồi giả vờ như chả biết nó. Ông muốn thử xem phản ứng của mọi người. Kẻ giấu mặt đó là ai, nam hay nữ?"
"Hay là bà nấu ăn?" Bà Bantry nói xen vô. "Bà bưng món ăn sáng vô trong phòng. Nhưng tôi chưa rõ ở chỗ... nó lạ làm sao ấy..."
Bà cau mày nhìn bức thư, bà Marple ngồi xích lại, bà chìa ngón tay sờ lên trang giấy. Hai bà nói nhỏ với nhau.
"Còn cái thư kia sao anh chàng thư ký muốn xé bỏ đi?" Jane Helier sực nhớ hỏi lại.
"Dường như... ối chà! Tôi cũng không biết... Chuyện lạ. Anh ta cũng nhận thư từ qua lại từ bên Đức sao? Cho dẫu, tất nhiên là, gã được cho vô tội như lời suy đoán của ngài..."
"Ngài Henry có nói ra vậy đâu", bà Marple nhanh nhảu đáp, đang lúc nói riêng với bà Bantry, bà ngước mặt lên nói "Ngài nói có bốn nghi can. Như vậy kể luôn cả anh chàng Templeton. Ngài Henry thấy đúng không?"
"Vâng, bà Marple. Tôi đã thấm thía một điều chớ nên suy đoán một người nào là vô tội. Tôi sẽ đưa ra lý do vì sao nghi ba người kia, nghe ra thật phi lý. Ngay thời điểm đó tôi chưa nghi cho anh chàng Templeton. Cuối cùng tôi sực nhớ ra dựa theo quy luật tôi nêu lên ban nãy và tôi đã chọn giải pháp: bất cứ một quân đội nào dù là bộ binh hải quân hoặc là cảnh sát đều có những tay làm nhân viên nội gián, cho dù ta không muốn nhìn nhận sự thật. Tôi lặng lẽ theo dõi trường hợp nghi can Charles Templeton".
"Tôi đã tự đặt mình vô những điều thắc mắc Helier nêu lên. Tại sao chỉ còn một mình anh ta không chịu đưa cái thư ra, cái thư đóng dấu tem từ bên Đức gởi. Sao anh ta lại có thư từ qua lại từ bên Đức?"
"Cuối cùng tôi nêu lên một câu hỏi nghe vô tư. Anh ta cho biết đơn giản thôi. Mẹ anh ta có một người chị lấy chồng Đức. Lá thư đó là do một người em gái bà con gởi qua. Từ đó tôi mới biết... là Charles Templeton có bà con ở bên Đức. Tôi thấy cần phải đưa tên anh ta vô danh sách tình nghi... phải vậy thôi. Tôi coi gã như người nhà, một anh chàng tử tế đáng tin cậy, nhưng theo thói thường và công bằng mà xét, tên anh ta được xếp lên trên hàng đầu các nghi can".
"Nhưng còn một việc này... tôi không biết! Tôi không biết... và hầu như chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ biết. Đây không phải chuyện trừng phạt một tên tội phạm. Một vấn đề khác đối với tôi có mức độ quan trọng gấp trăm lần. Phải nói đó là vết nhơ trong sự nghiệp một người được trọng vọng... vì bị tình nghi... Một nghi can mà tôi không thể làm ngơ".
Bà Marple vừa ho vừa nói nhỏ nhẹ:
"Vậy là, thưa ngài Henry, nếu tôi đoán không nhầm chính anh chàng Templeton đã khiến ngài phải lo lắng".
"Cũng có phần đúng. Xét cho cùng thì cả bốn người xếp chung vô một danh sách nhưng chưa hẳn là vậy đâu. Ví như trường hợp của Dobbs, người làm vườn, thì không ảnh hưởng gì tới công việc trước mắt, nếu tôi có nghi cho ông ta. Không ai trong lòng nghĩ chuyện tiến sĩ Rosen chết là do tai nạn. Bà Gertrud thì có phần nào đau đớn. Phải nói là cách đối xử giữa cô Rosen với bà có khác hơn. Nhưng nghĩ lại chuyện đó không ăn thua gì".
"Còn lại Greta Rosen. Vâng, mấu chốt vấn đề là đấy, Greta một cô gái nh đẹp, còn Charles một chàng thanh niên điển trai, hai người quấn quít bên nhau đến nay được năm tháng. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Hai người phải lòng nhau... theo kiểu 'tình trong như đã mặt ngoài còn e'?"
"Thế rồi tai họa ập tới. Đến nay đã ba tháng; lúc đó tôi vừa trở lại được ít bữa, Greta Rosen đến thăm. Nàng cho hay đã bán nhà để trở về bên Đức, có giải quyết công việc cho người chú. Nàng đích thân đến nhà dù biết là tôi đã về hưu và cũng bởi có việc riêng nên nàng muốn gặp tôi. Sau một hồi nói vòng vo tam quốc nàng mới khai thiệt. Tôi nghĩ sao đây? Chính vì cái thư đóng dấu tem bên Đức nên nàng mới thắc mắc, bận tâm, cái thư Charles đã xé bỏ. Như vậy có được không? Phải được thôi. Là vì nàng tin theo lời anh ta kể nhưng mà... Ôi! Giá mà nàng hiểu được! Giá mà nàng biết được... mà chắc vậy".
"Bà thấy chưa? Trước sau như một: nàng muốn tin nhưng trong đầu còn ngấm ngầm nửa tin nửa ngờ. Tôi thấy sao nói vậy và yêu cầu nàng nên nghe theo. Tôi hỏi nàng có thật tình lo lắng cho Charles và ngược lại anh ta cũng lo cho nàng".
"Hình như vậy", nàng nói "À vâng, tôi thấy hình như là vậy. Chúng tôi rất hạnh phúc. Mỗi ngày qua là một ngày vui, cả hai đứa tôi biết điều đó. Không vội vã, thời gian còn dài. Một hôm chàng ngỏ lời với tôi, tôi đáp lại tôi cũng nói yêu chàng. Ồ! Nhưng mà ông có thể đoán được không, nay thì đã khác xưa. Một áng mây đen đã ngăn cách chúng tôi... Nhìn nhau mà thấy ngượng, không biết ăn nói ra sao, chắc là anh ta cũng nhận ra điều đó... Trong thâm tâm mỗi người tự nói ra: 'Nếu mà tôi biết chắc!' Cho nên, thưa ngài Henry, xin ngài nói với tôi là, 'Cô em tin chắc đi, có người đã giết ông chú, nhưng không phải Charles Templeton!' Ông nói đi! Ôi, nói cho tôi biết! Van ông... xinn ông!"
"Thôi, bỏ đi", ngài Henry nói, hai tay đấm xuống bàn, "Tôi không thể nói cho nàng nghe. Hai người cùng xa cách, cả hai... đổ tội cho nhau như ma ám trong đầu. Làm sao đuổi nó đi".
Ông ngã người ra sau mặt mũi bơ phờ, buồn xo. Ông lắc đầu chán nản.
"Mọi việc không thể giải quyết trừ khi..." ông ngồi ngay lại một nụ cười khó hiểu thoáng hiện trên gương mặt ông... trừ khi bà Marple muốn giúp tôi một tay. Được không, bà Marple? Tôi đoán hình như bà đã biết cái thư đó. Thư gửi cho hội thánh nhà thờ. Bà thử nhớ lại việc gì đó hay một người nào đó có thể làm sáng tỏ mọi vấn đề? Bà có thể giúp cho đôi bạn yêu nhau, họ đang lúc tuyệt vọng, có thể tìm thấy lại hạnh phúc?"
Ẩn sau nụ cười khó hiểu, lời yêu cầu của ông nói lên tấm lòng nhiệt thành. Ông liên tưởng ngay tới khả năng yận dụng trí nhớ của một người đã có tuổi. Ông nhìn qua bà một cái nhìn tha thiết, khẩn cầu.
Bà Marple húng hắng ho, đưa tay vuốt lại nếp đăng ten trên ve áo.
"Việc này nhắc tôi nhớ lại Annie Poultny", bà nói "Tất nhiên chuyện cái thư đó đã rõ, cả tôi và bà Bantry biết. Không phải cái thư của hội thánh nhà thờ, mà là cái thư kia. Ông sống lâu năm ở Luân Đôn, nhưng không biết chuyện làm vườn, thưa ngài Henry, nên không để ý".
"Ô kìa", ngài Henry lên tiếng, "Để ý chuyện gì?"
Bà Bantry chìa tay qua lấy cuốn catalogue, mở ra đọc to lên có vẻ thích thú.
"Tiến sĩ Helmuth Spath. Giống cây tử đinh hương, rất đẹp, cành dài cứng cáp, chọn làm giâm cành hoặc làm đẹp cho vườn cây. Một nét đẹp thật mới lạ".
"Edgar Jackson, một giống hoa cúc, sắc hoa màu ngói lạ mắt".
"Arnos Perry. Màu đỏ chói trang trí trên cao".
"Tsingtau. Màu đỏ cam chói lọi, trồng trong vườn cho ra hoa sắc màu lòe loẹt, lâu tàn".
"Thiệt tình..."
"Chữ thiệt tình viết hoa, ông nhớ chứ", bà Marple nói nhỏ.
"Thiệt tình. Sắc hồng và sắc trắng, bông hoa nở to cánh, tròn trịa".
Bà Bantry buông tập sách catalogue xuống mồm hô to như la làng:
"Dahifiasl!" (Một loài hoa thược dược)
"Chữ đầu của mỗi câu ghép lại có nghĩa là DEATH (chết)", bà Marple phân bua.
"Nhưng cái thư gởi cho tiến sĩ Rosen", ngài Henry bắt bẻ lại.
"Đấy mới là chuyện đáng nói", bà Marple nói "Cái thư mang theo một lời cảnh báo. Ông ta biết tính sao, vừa nhận được thư của một người xa lạ, nội dung ghi đủ thứ tên ông ta mù tịt. Rồi sao nữa, tất nhiên ông quăng qua bên bàn cho người thư ký".
"Vậy là, rốt cuộc..."
"Ồ, không", bà Marple nói, "không phải người thư ký. Sao nữa, rõ ràng không phải anh ta, nếu có thư chăng nữa anh ta sẽ không để cho ai biết. Hơn nữa anh ta chẳng muốn xé bỏ nó đi khi cái thư được đóng dấu bên Đức. Thiệt tình, chính cái vô tư của anh ta... nếu ngài cho phép tôi nói... đã rõ".
"Vậy thì ai..."
"À, có một điều chắc chắn... phải nói chắc như bắp, có một người thứ ba tại bữa ăn sáng và lúc đó nàng muốn tranh thủ thời cơ, chìa tay ra cầm lấy thư đọc. Chỉ có vậy. Ngài còn nhớ nàng vừa nhận được một tập sách catalogue cũng từ bên Đức gởi..."
"Greta Rosen", ngài Henry nói chậm rãi. "Cho nên nàng muốn tìm đến nhà tôi".
"Mấy ông có thói quen không chịu nhìn thấu suốt vấn đề", bà Marple nói "Tôi thừa hiểu mấy ông cho bọn tôi già cả khác nào lũ mèo, thấy sao biết vậy. Tôi muốn chứng minh phần đông người ta chỉ biết bênh vực cho mình, khổ thế đấy. Theo tôi thấy giữa hai người có một sự ngăn cách. Anh chàng thư ký cảm thấy khinh thị nàng một cách vô cớ. Anh ta hiềm nghi là vì linh tính báo cho biết và anh ta không muốn giấu chuyện đó. Tôi mới hiểu là cô nàng muốn tìm đến nhà ông là do oán hận mà reo. Rõ ràng nàng vô tội, nhưng lại có ý muốn để cho ông thấy anh chàng Templeton mới là nghi can. Thoạt đầu ông chưa biết anh ta ra sao cho tới lúc cô nàng tới nhà gặp ông".
"Tôi cam đoan là không phải do cô ấy nói..." Ngài Henry nói.
"Các ngài", bà Marple điềm nhiên nói, "không bao giờ nhìn thấu suốt vấn đề".
"Còn cô nàng", ông dừng lại, "đã phạm một trọng tội mà vẫn sống ung dung".
"Ôi! Không, thưa ngài Henry", bà Marple nói, "không thể sống ung dung. Cả ông và tôi không ai tin có chuyện đó. Hẳn ông còn nhớ đã nói gì cách đây không lâu. Không, Greta Rosen không thể nào thoát khỏi tội. Tôi đoán là, khó có thể nào thoát khỏi một nhóm băng đảng... chúng là bọn tống tiền và khủng bố mối quan hệ không giúp gì cho nàng, mà còn có thể nhận lấy hậu quả bi thảm. Theo lời ông, ta không nên phí thời giờ nghĩ đến người có tội... chính người vô tội mới đáng nói. Anh chàng Templeton, tôi dám nói chắc, sẽ lấy cô nàng bà con chú bác làm vợ, việc anh ta xé bức thư nàng gửi coi như là... vâng, một điều đáng ngờ... Tôi nhắc lại chỗ này hoàn toàn khác với lúc ngồi bàn thảo luận buổi tối. Còn nhớ lúc đó gã có vẻ lo sợ cô nàng kia để ý cái thư, và muốn coi? Vâng, tôi thấy câu chuyện tình này có vẻ lãng mạn. Phải kể luôn Dobbs... vâng, theo như lời ông, người làm vườn không có chuyện gì. Cuối cùng bà Gertrud nhắc tôi nhớ lại, Annie Poultny. Tội nghiệp Annie Poultny. Sau năm mươi năm tận tụy phục vụ phải chịu nghi oan cho tội lấy trộm tờ di chúc của bà Lamb, dù không có bằng chứng buộc tội. Khổ cho bà, một đời trung thành với chủ, cho tới ngày bà chủ chết mới vỡ lẽ tờ di chúc bà Lamb đem cất giấu trong hộp đựng trà không cho ai biết. Tội nghiệp Annie sự thể quá muộn màng".
"Nghĩ tới bà giúp việc tôi thấy đau lòng, khi người ta tới tuổi già mới thấy thấm thía, chua xót. Tôi thấy thương hại bà, hơn là anh chàng Templeton, anh ta còn trẻ mặt mũi điển trai. Ngài Henry nên viết thư cho bà kể cho bà nghe bà hoàn toàn vô tội, có nên chăng? Chủ nhân đã chết, bà đừng ân hận làm gì. Chao ôi! Làm sao chịu nổi!"
"Bà Marple, tôi sẽ làm theo lời dặn của bà", ngài Henry nói. Ông nhìn sâu vô mắt bà. "Bà biết không, tôi không hiểu bà nổi. Quan điểm của bà hoàn toàn trái với những điều tôi nghĩ trong đầu".
"Tuy vậy chứ quan điểm của tôi lúc nào cũng trong sáng", bà Marple khiêm tốn nói: "Tôi ít khi nào rời xa St. Mary Mead".
"Vậy mà bà đã giải quyết xong một việc bí ẩn mang tính tầm cỡ quốc tế", ngài Henry nói "Bởi bà đã làm xong nhiệm vụ. Tôi nhận ra điều đó".
Bà Marple ngỡ ngàng, hai bên má ửng hồng, điểm một chút hờn dỗi.
"Bởi từ nhỏ tôi đã được dạy dỗ kỹ càng. Hai chị em tôi được một gia sư người Đức kèm. Cô giáo là một người dạt dào tình cảm. Cô dạy bọn tôi hiểu thế nào là ngôn ngữ các loài hoa... một bài học ngày nay đã bị quên lãng, dù rất là thú vị. Hoa tulip vàng là tượng trưng tình tuyệt vọng trong khi hoa thúy các nói thay lời - vì ghen mà tôi chịu chết dưới chân nàng. Dưới lá thư ký tên Georgine, tôi sực nhớ tiếng Đức là Dahlia (hoa thược dược), càng hay vì mọi chuyện tới đây đã rõ. Tôi ráng nhớ ý nghĩa của loài hoa thược dược, nhưng hỡi ơi, lại quên mất. Đầu óc tôi nó ra làm sao ấy".
"Nói chung nó không mang ý nghĩa CHẾT CHÓC".
"Không đâu, khiếp thật phải không? Thế gian này còn lắm chuyện đau buồn".
"Còn chứ", bà Bantry thở ra nói "Cũng may người ta kẻ được hoa, người được bạn".
"Bà nhắc đến bọn mình sau rốt, ông thấy chưa", bác sĩ Lloyd nói.
"Đêm nào cũng có một anh chàng đem hoa lan tím tặng cho tôi tại nhà hát", Jane mơ màng nói.
"Tôi mong nhận được ân huệ từ bàn tay của cô em, tôi mong lắm thay", bà Marple tưởng tượng hớn hở nói.
Ngài Henry ho khan, ông quay qua chỗ khác.
Chợt bà Marple kêu lên.
"Tôi nhớ ra rồi! Hoa thược dược có nghĩa là 'dối trá xỏ viên'."
"Tuyệt", ngài Henry nói "Hết chỗ chê".
Nói xong ngài thở ra.
Món quà đêm Noel
Tôi có một điều thắc mắc", ngài Henry Clithering lên tiếng. Ông khẽ chớp mắt nhìn quanh mọi người. Đại tá Bantry ngồi duỗi thẳng chân, nhíu mày nhìn qua chỗ lò sưởi như một người lính lơ là trong buổi lễ duyệt binh, vợ ông len lén nhìn xuống tập sách catalogue in hình các loại rau củ vừa mới nhận qua đường bưu điện, bác sĩ Lloyd chăm chú chiêm ngưỡng nhan sắc nàng Jane Helier; trong khi cô nàng mải lo ngắm nghía mấy đầu ngón tay vừa mới sơn móng. Chỉ có mỗi bà Marple ngồi dựa thẳng lưng ra sau ghế, đưa đôi mắt xanh nhạt nhìn quanh chạm ngay cái nhìn của ngài Henry như muốn vặn hỏi.
"Một điều thắc mắc ư?" Bà khẽ hỏi.
"Rất là gay gắt. Chúng ta đây gồm có sáu người, ba nam ba nữ, tôi muốn nhân danh mấy người bị thua thiệt. Tối nay sẽ có ba câu chuyện... do ba ông đứng ra kể! Tôi phản đối mấy bà tính không sòng phẳng".
"Chà!" Bà Bantry có vẻ tức giận, "Chúng tôi rất sòng phẳng. Chúng tôi đã lắng nghe với tất cả nhiệt tình, làm trên bổn phận một người phụ nữ, không muốn công khai để mọi người chú ý!"
"Một cách tránh né thật hay ho", ngài Henry nói, "nhưng mà chẳng nói lên được gì. Đã có một tiền lệ trong truyện nghìn lẻ một đêm! Vậy thì cứ kể đi nàng Scheherazade".
"Ngài ám chỉ tôi?" bà Bantry hỏi "Tôi biết gì mà kể. Tôi không quen với chuyện máu me hay chuyện huyền bí".
"Ý tôi không muốn nhắc tới chuyện máu me", ngài Henry nói "Tôi biết trong số ba người đây, bà nào cũng có một chuyện ưng ý nhất. Nào hăng hái lên, bà Marple, người nổi tiếng với câu chuyện 'Cuộc trùng phùng kỳ lạ của người giúp việc', hoặc là 'Bí ẩn cuộc gặp gỡ của người mẹ', đừng làm tôi thất vọng chuyện kể ở làng St. Mary Mead".
Bà Marple lắc đầu.
"Chẳng có câu chuyện nào ngài thấy thích thú, thưa ngài Henry. Bọn tôi muốn kể một câu chuyện ngắn ly kỳ, nó liên quan đến một mớ tôm đặc sản bỗng nhiên biến đâu mất không ai hay. Nhưng không đáng gì, chuyện nhỏ, nhưng nó làm cho ta để ý tới tính tình con người".
"Bà muốn dạy tôi nên để ý tới tính tình con người", ngài Henry trịnh trọng nói.
"Còn cô em thì sao, cô Heiler" Đại tá Bantry hỏi "Chắc cô em cũng có vài chuyện lý thú muốn kể".
"Chắc thế", bác sĩ Lloyd nói.
"Tôi à?" Jane nói "Ông muốn nói là tôi có kinh nghiệm gì về bản thân để kể lại?"
"Hay là kể về chuyện của bạn bè cũng thế thôi", ngài Henry nói xen vô.
"Ối chà!" Jane nói vu vơ. "Tôi biết chuyện gì đâu mà kể. Chuyện bông hoa, phải rồi và mấy thứ thư từ lạ hoắc... nhưng mà chuyện đó của mấy ông, phải không? Tôi không cho là..." Nàng bỏ lửng giữa chừng, nghĩ ngợi.
"Tôi nghĩ là nên chú ý lắng nghe chuyện dài về món tôm", ngài Henry nói "Nào đến phiên bà Marple".
"Ngài chỉ thích đùa, ngài Henry. Chuyện món tôm có hay ho gì đâu, giờ tôi chợt nhớ tới nó, tôi có một vụ - không thể nói là chuyện nhỏ mà phải nói là nghiêm trọng thì đúng hơn... một câu chuyện đau thương. Nghĩa là tôi có dính dáng vô đó, và tôi không ân hận những gì tôi đã làm, không hoàn toàn không! Câu chuyện không phải ở làng St. Mary Mead".
"Bà lại làm tôi thất vọng" ngài Henry nói "Nhưng tôi ráng nghe. Tôi nghĩ là mọi người không trông chờ ở bà một cách vô vọng".
"Ngài chuẩn bị tư thế nghiêm chỉnh lắng nghe", bà Marple mặt ửng đỏ.
"Tôi sẽ cố gắng kể cho có đầu đuôi", bà có vẻ lo lắng "Tôi chỉ sợ bị chê là ba hoa dông dài. Nói dông dài, nghĩ một nẻo. Không có đầu có đuôi. Nếu tôi kể chuyện không hay thì các ông ráng chịu nghe. Chuyện kể đã có từ xa xưa".
"Như đã nói trước, câu chuyện không ăn nhập gì tới làng St Mary Mead, đây là câu chuyện về một loại thủy..."
"Bà muốn kể chuyện thủy phi cơ?" Jane Helier hỏi trố mắt ngạc nhiên.
"Cô sẽ không biết đâu..." Bà Bantry vừa nói vừa giảng giải. Nghe vậy ông chồng nói xen vô:
"Nơi đó, phải nói là khủng khiếp! Sáng phải thức sớm, nước uống thì tanh. Lại có mấy bà ăn không ngồi rồi, thích gièm pha. Lạy Chúa, nghĩ tới đó..."
"Nào Arthur", bà Bantry điềm nhiên nói, "ông lúc nào cũng gặp may kia mà".
"Lắm bà thích ngồi lê đôi mách". Đại tá nói lầm bầm trong miệng.
"Nhưng tôi e đây là chuyện có thật", bà Marple nói "Chính bản thân tôi..."
"Ô hay, bà Marple", ngài đại tá kêu lên sửng sốt. "Nào tôi có ý nói ra vậy đâu".
Bà Marple hai má ửng giơ tay ra dấu chặn ngang.
"Tôi nói chuyện thật thưa đại tá Bantry. Tôi chỉ muốn nói có vậy. Để tôi cố nhớ lại coi. Vâng, ngồi lê đôi mách như ông vừa kể... chà, chuyện đó ở đâu lại chả thấy. Nhưng nhiều người thích chuyện đó nhất là những người còn trẻ. Tôi có người cháu viết sách... nhiều tác phẩm xuất sắc mà tôi cho là... đề cập những chuyện xúc phạm tới nhân cách con người hoàn toàn vô căn cứ... ghê gớm thật chớ phải vừa đâu. Tôi muốn nói hầu hết trong giới trẻ không ai muốn dừng lại để suy nghĩ. Tất cả muốn tránh nhìn thẳng vô sự thật. Mấu chốt của vấn đề là: thường chuyện ngồi lê đôi mách, như ông nói, không hẳn là đúng cả! Tôi cho là nếu, theo tôi nghĩ, những người trong cuộc chịu khó nhìn nhận. Sự thật mới thấy là mười chuyện đúng hết chín! Thế cho nên mới khiến người ta bực mình".
"Bà nói đâu trúng đó", ngài Henry nói.
"Không, không phải vậy, hoàn toàn không phải! Chẳng qua là nhờ biết tiếp thu và có kinh nghiệm. Tôi đã nghe kể qua câu chuyện một nhà Ai Cập học, nếu bạn đưa cho ông nhìn thấy một con bọ rầy hóa thạch, ông có thể xác định ngay được niên đại của nó từ thời nào trước công nguyên, hoặc một món đồ giả cổ, ông ta chứng minh có căn cứ hẳn hoi, ông phải biết. Cả đời ông chỉ lo mấy việc đó".
"Đó là chuyện tôi muốn kể ra đây. Cái mà cháu tôi gọi là 'mấy bà vô dụng' ăn không ngồi rồi, trong đầu nghĩ chuyện người ta. Cho nên họ được gán cho cái tên là chuyên gia dòm ngó. Bọn trẻ ngày nay được tha hồ ăn nói; ngày trước tôi đâu được vậy, ngược lại đầu óc thì nghĩ vô tư. Yêu đời yêu người. Nếu ai muốn hù dọa dù chỉ nói một lời nhẹ nhàng, nhưng ngày đó phong kiến... như là cái chậu cũ".
"Vậy thì..." ngài Henry nói, "cái chậu thì có tội tình gì?"
"Đúng", bà Marple hăng ái nói "Cái món đó nhà nào cũng có, nhưng đâu có đẹp đẽ gì. Thú thật tôi có ấn tượng như tất cả mọi người có khi bị xúc phạm vì những lời nói thiếu suy nghĩ. Mấy ông chẳng để ý chuyện cô giúp việc Ethel nhà tôi, xinh đẹp siêng năng đủ mọi bề. Từ lúc đó tôi đã nhận thấy nó chẳng khác nào mấy đứa ở bên nhà Annie Webb và nhà bà Bruitt. Nếu chuyện đó xảy đến cho tôi thì không nói làm gì... Tôi cho nó nghỉ việc ngay, viết giấy giới thiệu qua chỗ khác tuy nó đàng hoàng nhưng không quên dặn bà Edwards đề phòng. Còn Raymond, cháu tôi nó tức giận ghê lắm, bởi chưa nghe ai nói chuyện lạ đời đến vậy. Vâng, lạ đời. Thế rồi nó qua làm cho nhà phu nhân Ashton, tôi thấy không cần dặn dò. Rồi ông biết sao không? Một đống quần áo lót bị cắt hết dây đăng ten, hai chiếc trâm cài tóc nạm kim cương bị lấy mất, con bé bỏ trốn đi nửa đêm, biệt tích luôn!"
Bà Marple bỏ ngang thở ra một hơi, bà kể tiếp.
"Tôi đoán ông sẽ nói ngay chuyện đó liên quan gì tới chuyện khu nghỉ mát Keston spa Hydro... nhưng mà có đấy. Chính vì vậy mà tôi mới tin chắc là ngay lần gặp đầu tiên thấy nhà Sanders đi chung với nhau. Thế mà ông ta nói với tôi muốn giết bà ấy".
"Ô kìa!" Ngài Henry nói nghiêng người ra trước.
Bà Marple lạnh lùng nhìn ông.
"Như tôi đã nói, thưa ngài Henry, tôi nói đâu có đó. Ông Sanders người cao lớn, mặt mũi điển trai lịch thiệp, ân cần tử tế với mọi người. Và không ai cảm thấy hài lòng người vợ mình hơn ông được. Chỉ có tôi biết thôi! Ông ta muốn giết vợ!"
"Ôi trời bà Marple..."
"Vâng, tôi hiểu, chính cháu tôi Raymond West cũng nói. Nó trách tôi không đưa ra được bằng chứng. Thế mà tôi còn nhớ Walter Hones, người đã bắt giữ anh chàng ghen vợ. Một bữa tối hai vợ chồng đi bộ về nhà, bà vợ té xuống sông, vậy là ông ta lãnh đủ tiền bảo hiểm nhân mạng! Có vài người khác thường hơn người khác... mà họ cũng thuộc thành phần như chúng ta đây. Hai vợ chồng đi chơi leo núi ở Thụy Sĩ. Tôi khuyên bà vợ không nên đi... tưởng nghe khuyên vậy bà sẽ giận... nhưng không bà chỉ cười. Và đáng buồn cười hơn khi một người đã có tuổi như tôi dám can ngăn Harry chồng bà. Thế mới hay, một tai nạn đã xảy ra... Harry lấy vợ khác. Tôi biết làm gì đây? Tôi biết nhưng lấy đâu ra bằng chứng".
"Chà! Bà Marple", bà Bantry kêu lên. "Bà không nói đùa chứ?"
"Trời ơi, chuyện bình thường, bình thường quá đi chứ. Mấy ông thì hăng hái bởi chuyện có liên quan đến các ông, dễ nhận ra ngay nếu là một trường hợp tai nạn. Tôi kể ra đây trường hợp nhà Sanders. Hôm đó trên chuyến tàu điện đông người, tôi bỏ đi lên phía trên. Cả ba chúng tôi đứng dậy bỏ đi, ông Sanders bị mất chỗ dựa ngã người vô bà vợ, chúi đầu xuống bậc thềm lên xuống. May gặp người trưởng tàu mạnh tay níu lại kịp".
"Rõ ràng là một tai nạn còn gì nữa".
"Tất nhiên là một tai nạn, không thể nói tình cờ ngẫu nhiên. Vì ông Sanders trước đây đi làm trên tàu biển, đi tàu gặp lúc sóng biển tròng trành đứng yên được một chỗ, thì khi đi tàu điện khó mà ngã; nếu là một người có tuổi như tôi còn không ngã. Đừng nói là ông".
"Vậy có thể nói bà đã nhất quyết", ngài Henry nói, "nghe là biết ngay".
Bà già độc thân gật đầu.
"Chắc quá rồi. Còn một vụ băng qua đường, chẳng bao lâu sau đó tôi mới dám tin chắc hơn cho chứng cứ của tôi, vậy tôi nên làm gì thưa ngài Henry? Không khéo chút nữa một nạn nhân vừa mới lấy chồng bị giết chết".
"Bà nói sao nghe tôi không kịp".
"Bởi vì, cũng như phần đông người ta, ông không muốn nhìn thẳng vô sự thật. Ông không muốn nhìn nhận sự việc nó phải là như vậy. Nhưng tôi biết nó là như vậy. Tiếc thay điều đó không thể vượt qua được. Ngay chính tôi cũng không thể đi báo cho cảnh sát. Nói ra cho bà ấy biết cũng bằng thừa. Bà muốn bám riết ông ấy. Công việc của tôi là phải tìm hiểu được chừng nào hay chừng đó. Một bữa nọ ngồi đan áo bên lò sưởi, bà Sanders,tên thật là Gladys, thấy tôi, muốn tâm sự. Theo tôi biết hai người mới lấy nhau chưa bao lâu. Chồng bà còn giữ một số tài sản nhưng dần dà tiêu xài gần hết. Hiện phải sống nhờ vào tiền của bà. Chuyện này đã có người nghe được. Bà than thở không muốn đụng tới món tài sản đó. Vậy mà đã có người nghe ngóng được! Món tiền đó do bà quyết định muốn để lại cho một người, tôi biết việc này. Ngay sau ngày lễ cưới hai bên đã làm di chúc cho nhau. Thật cảm động. Phải vậy thôi, tiền bạc sòng phẳng; về sau mới biết, cả một gánh nặng. Hai vợ chồng túng thiếu, sống trên lầu cao nhất của một chung cư sẽ chết chung với người giúp việc nếu nhỡ hỏa hoạn, vì vậy phải chừa lối thoát hiểm ngoài cửa sổ. Tôi hỏi trên nhà có xây ban công không. Có ban công nguy hơn, nhất là lúc nguy xô đẩy nhau... ông biết mà".
"Tôi dặn bà ta đừng ra ngoài ban công, tôi có tật hay nằm mơ. Nghe xong bà rất hoảng sợ... thỉnh thoảng bà vẫn tin vào các chuyện mê tín. Bà xinh đẹp nước da trắng, tóc dợn bồng bềnh đến vai. Bà là người dễ tin. Tôi nói gì bà ta cũng kể cho chồng nghe hết vì tôi để ý ông liếc nhìn qua tôi mấy lần rất hồ nghi. Ông ta không dễ tin, chắc hẳn ông ta còn nhớ hôm đó tôi cũng có mặt trên chuyên xe điện".
"Tôi thấy khó xử... rất là khó xử - không biết tránh mặt chỗ nào. Tôi có thể ngăn không để mọi chuyện xảy ra tại khu nghỉ mát, tôi muốn nói vài lời cho ông ta nghe, tôi có điều nghi ngờ. Nhưng nghĩ lại có thể ông ta bỏ lỡ kế hoạch về sau. Không nên, tôi nghĩ ra một việc táo bạo hơn thực hiện mưu kế đánh lừa. Trong trường hợp xúi giục ông giết vợ theo cách tôi sắp đặt... tất nhiên ông ta sẽ bị lộ tẩy, bà ta mới ra chân tướng kẻ thủ phạm".
"Nghe bà kể tôi thật hồi hộp", bác sĩ Lloyd nói "Bà tính kế nào đây".
"Tôi đã tính cả rồi, đừng lo", bà Marple nói "Nhưng đối tượng biết rõ tôi quá. Ông ta không thể ngồi đó chờ. Đoán biết tôi hồ nghi, ông ra tay trước. Biết tôi nghi sắp có vụ gì đây, ông mới gây án".
Mọi người ngồi thở ra chờ đợi, bà Marple gật đầu bặm môi nói.
"Tôi thấy nói ra hơi đột ngột. Để tôi kể cho có đầu đuôi. Tôi cảm thấy xót xa trước mọi việc. Lẽ ra tôi phải ngăn lại... Chỉ có trời biết. Tôi đã làm hết mọi cách".
"Hôm ấy một bầu không khí kinh dị bao trùm, khắp mọi nơi, như có một gánh nặng trên vai từng người. Một cảm giác đau thương. Trường hợp đầu tiên là anh chàng George bảo vệ khu tiền sảnh, phục vụ nhiều năm quen mặt khách vãng lai. Mắc bệnh sưng cuống phổi, chuyển qua sưng phổi; bốn bữa sau gã chết. Một tin buồn thảm thiết, một cú sốc cho mọi người. Chỉ trước đêm Noel bốn ngày. Sau là người giúp việc, con bé xinh đẹp, một ngón tay bị sưng độc, chết trong vòng hai mươi bốn giờ".
"Tôi đang ở trong phòng khách, ngồi cạnh là cô Trollope và bà Carpenter, bà thích những chuyện chết chóc, không bỏ sót một chuyện nào".
"Nhớ lấy lời tôi", bà nói, "chưa hết đâu. Các bạn đã nghe câu nói trong nhân gian 'Quá tam ba bận'. Tôi thấy đúng vô cùng. Chờ xem một người nữa sẽ chết. Không tránh đâu cho khỏi, chẳng bao lâu nữa đâu. Quá tam ba bận".
"Nói hết câu bà gật đầu tay cầm lấy que đan áo. Vừa lúc ngước nhìn lên tôi thấy ông Sanders đứng ngoài cửa từ hồi nào. Lựa lúc ông không để ý tôi nhìn cho thật kỹ một lần. Có thể nói mãi về sau tôi còn nhớ câu nói của bà Carpenter khiến hình ảnh ông khắc sâu vô trong đầu. Tôi biết ông đang nghĩ ngợi".
"Ông bước vô trong phòng trên môi nở một nụ cười tươi tắn như mọi khi".
"Hôm nay tôi muốn mua quà tặng cho quý vị nhân ngày Noel được chứ?" Ông hỏi "Tôi phải đi ngay về Keston".
"Ông đứng đó một lúc, vừa cười vừa nói rồi ông bỏ đi ra. Thấy vậy tôi hoảng liền nói ngay".
"Bà Sanders đâu? Có ai thấy không?"
"Bà Trollope cho biết bà ta tới nhà bạn, bà Mortimers, chơi đánh bài, tôi thấy nhẹ đầu. Nhưng còn lo nghĩ chưa biết nên tính làm sao. Nửa giờ sau tôi lên phòng. Vừa bước lên thang lầu, nhìn thấy ông Coles, bác sĩ riêng, tôi muốn hỏi ngay việc tôi đang đau thấp khớp. Tôi mời ông vô phòng. Ông kể cho nghe, không được nói lại cho người khác, cái chết đau thương của Mary. Ông chủ không muốn cho mọi người biết chuyện này nên tôi cũng im luôn. Tất nhiên tôi phải nói từ nãy giờ chúng tôi không hay biết gì hết... từ lúc con bé trút hơi thở cuối cùng. Khỏi phải nói chắc ông cũng hiểu, nhưng bác sĩ Coles thì khác, ông vô tư khiến tôi càng lo thêm, ông nhắc lại lời ông Sanders nhờ ông để ý giùm bà vợ dạo này ốm yếu, ăn uống không tiêu hay sao đó..."
"Rõ ràng chính bà Gladys Sanders nói với tôi là bà ăn uống tốt chính vì vậy bà mừng".
"Ông hiểu chứ? Tôi càng nghi cho ông ta hơn, ông ta đang toan tính... chuyện gì? Bác sĩ Coles vừa đi khỏi tôi chưa kịp kể lại nghi vấn của mình cho ông ta nghe, liệu có nên không. Mà thật nếu có nói tôi không biết nên nói gì. Vừa bước trở ra gặp lại chính... Sanders... từ trên lầu bước xuống. Ông ăn mặc bảnh bao chuẩn bị đi ra phố, ông nhắc ai có muốn nhờ gì ông không. Tôi không nói gì vì muốn giữ phép lịch sự thế thôi! Tôi đi ra phòng ngoài gọi một tách trà. Lúc đó khoảng hơn năm rưỡi, tôi còn nhớ".
"Tôi đang lưỡng lự nên kể ra sao cho có đầu có đuôi. Tôi ngồi uống trà tới bảy giờ kém thì ông Sanders bước vô, cùng với hai ông khách lạ, trông vui vẻ lắm. Ông một mình bước tới chỗ tôi và cô Trollope đang ngồi. Thì ra ông muốn hỏi ý kiến bọn tôi nên chọn món quà Noel nào cho bà vợ ông. Ông muốn tặng bà một túi xách đi dự dạ hội".
"Mấy bà biết..." Ông nói "Tôi chỉ là một thủy thủ quèn. Tôi chả biết gì mấy chuyện quà cáp. Có ba món gởi tới chào hàng nên tôi muốn hỏi ý kiến nhờ mấy bà chọn giúp một món".
"Tôi nói ngay muốn giúp ông và ông mời đi theo lên lầu; bởi chốc nữa vợ ông sẽ về tới vừa kịp lúc ông mang món quà trở xuống. Chúng tôi đi theo lên. Và chuyện xảy ra sau đó đã làm tôi không bao giờ quên... tới giờ này mấy đầu ngón tay còn nhức lâm râm".
"Ông Sanders mở cửa buồng ngủ, bật đèn sáng. Tôi còn nhớ lúc đó ai nhìn thấy trước tiên..."
"Bà Sanders nằm úp mặt xuống sàn. Không biết đã chết từ lúc nào".
"Tôi bước tới ngay, quỳ xuống nhấc tay lên bắt mạch, không làm gì được nữa, tay cứng đơ, lạnh ngắt. Trên đầu nằm một chiếc vớ đựng đầy cát, hung thủ dùng vũ khí này đập đầu nạn nhân. Đứng ngoài cửa cô Trolloque đáng thương luôn mồm kêu van, tay ôm đầu gào thét. "Vợ tôi... vợ tôi..." Ông chồng vụt chạy tới bên xác nạn nhân. Tôi ngăn không cho ông đụng tới cái xác. Ông biết đấy, nếu sờ tay vô biết đâu thoáng cái ông tìm cách phi tang".
"Ông đừng đụng tới", tôi nói, "ông Sanders, bình tĩnh. Cô Trolloque, tôi nhờ cô trở xuống gọi quản lý".
"Tôi quỳ xuống bên xác nạn nhân, không thể để Sanders một mình, sợ ông cố tình làm vậy. Nhìn ông như người thất thần".
"Người quản lý nhanh chóng chạy lên. Nhìn qua một lượt khắp căn phòng, ông đưa mọi người ra ngoài khóa cửa, giữ chìa khóa, ông bỏ đi gọi báo cảnh sát. Chờ hoài không thấy tới, về sau mới hay đường dây hỏng. Quản lý sai người liên lạc ra tới đồn cảnh sát và khu nghỉ mát ở tận ngoại ô gần vùng đồng hoang. Phần bà Carpenter được một phen lên mặt với bọn tôi. Bà hài lòng vì lời tiên tri 'Quá tam ba bận' ứng nghiệm ngay tức thì. Nghe nói Sanders đi lang thang ngoài vườn tay ôm đầu, mồm than vãn khổ sở".
"Vừa lúc cảnh sát tới nơi, đi theo quản lý và ông Sanders lên trên lầu. Một lát sau tôi được mời lên. Viên thanh tra mật thám ngồi viết biên bản, nhìn mặt ông ta sáng sủa tôi hài lòng".
"Bà Marple là bà đây?" Ông hỏi.
"Vâng".
"Tôi được biết bà có mặt ngay lúc phát hiện".
"Tôi nói ra ngay và thuật lại mọi chuyện từ đầu. Cũng may cho ông gặp một người biết giải đáp mọi câu hỏi thông suốt; bởi trước đó ông ta đã tiếp xúc với Sanders và Emily Trolloque, cô nàng... theo tôi thấy như bị khủng hoảng tinh thần... nên mới ra người ngớ ngẩn! Nhớ lại lời mẹ tôi dặn lúc nhỏ, lúc ra ngoài trước đám đông một người con gái lịch thiệp phải biết tự kiềm chế, không thì phải gặp riêng".
"Một phương châm xử thế đáng khâm phục", ngài Henry trịnh trọng nói.
Hỏi xong các câu hỏi, viên thanh tra nói:
"Cám ơn bà. Nào yêu cầu bà nhìn lại cái xác một lần nữa. Nó vẫn nằm ở tư thế cũ như lúc bà mới bước vô, phải không? Không xê dịch đi đâu cả".
"Tôi phân bua, cố tình ngăn không cho Sanders sờ tới cái xác, viên thanh tra gật đầu đồng ý".
"Người chồng lúc đó bối rối lắm thì phải?" Ông nhắc lại.
"Có. Bối rối thì phải... vâng". Tôi đáp.
"Tôi không có ý gì khác hơn khi muốn nói bối rối 'thì phải', viên thanh tra nhìn sâu vô mắt tôi?"
"Vậy ta có thể xác định lại một lần nữa nạn nhân nằm nguyên chỗ cũ?" Ông ta nói.
"Chỉ có cái cái mũ là không", tôi đáp.
Viên thanh tra ngước nhìn lên chăm chú. "Bà nói sao... chiếc mũ?"
"Tôi giải thích cái mũ đội trên đầu nạn nhân Glady giờ thấy để một bên. Tôi đoán do cảnh sát lúc khám xét nên xê dịch. Viên thanh tra không chấp nhận. Thật ra không có một món nào xê dịch dù một phân, ông ta cau mày nghĩ ngợi, mắt vẫn nhìn xuống chỗ nạn nhân nằm úp mặt".
Bà Gladys mặc trên người bộ đồ dạo phố, khoác chiếc áo choàng màu đỏ sậm, cổ áo lông màu xám. Chiếc mũ nỉ màu đỏ nằm kề một bên đầu.
Viên thanh tra đứng nhìn lặng lẽ một hồi, vẻ mặt đăm chiêu. Một ý tưởng vừa lóe lên trong đầu.
"Bà thử nhớ lại coi, trên tai có đôi bông hay là nạn nhân lúc nào cũng đeo bông tai?"
"Cũng may tôi có thói quen hay quan sát mọi thứ trước mắt. Tôi còn nhớ có một đốm sáng như ngọc trai ngay bên dưới vành mũ dù không dòm thật kỹ nó ra làm sao. Tôi có thể khẳng định được câu hỏi thứ nhất".
"Tới đây việc đã ổn. Chiếc hộp đựng nữ trang đã bị đánh cắp, không đáng giá bao nhiêu, tôi hiểu điều đó... chiếc nhẫn đeo tay bị lột. Sực nhớ đôi bông tai, thủ phạm quay trở lại thì mọi người đã hay. Một tay táo tợn! Hay biết đâu là..." ông đảo mắt nhìn quanh chậm rãi nói: "Hắn còn ẩn núp quanh quẩn trong này, đây chớ không đâu xa".
"Tôi nghĩ không có chuyện đó. Tôi đã dòm qua dưới gầm giường. Ông quản lý mở tủ quần áo ra coi. Thủ phạm không thể tìm ra chỗ nào ẩn núp. Chỉ còn một chỗ để cất mũ nón đã khóa kê ngay giữa tủ quần áo, ngăn hẹp thế này không ai chui vô núp được".
Viên thanh tra khẽ gật đầu nghe tôi phân bua.
"Tôi ghi nhớ điều đó", ông nói, "vậy thì trước sau gì hắn cũng quay lại. Tay này táo tợn ghê".
"Ông quản lý đã khóa cửa, giữ chìa khóa!"
"Không ăn thua. Thủ phạm sẽ chui vô theo hướng trên ban công và lối thoát hiểm khi hỏa hoạn, chỉ còn một lối đó thôi. Sao vậy, không khéo bà lo lắng cho hắn. Hắn trèo qua cửa sổ chờ lúc mọi người ra ngoài hết, chui vô lại làm nốt công việc dở dang".
"Ông chắc là..." Tôi nói "Có tên trộm vô đây".
Ông lạnh lùng đáp:
"Chứ sao, rõ ràng quá còn gì nữa, phải không?"
"Nghe ông nói tôi vững bụng. Tuy nhiên tôi không cho rằng ông ta cho là Sanders phải chịu cảnh góa bụa".
"Ngài biết là tôi đồng ý với nhận định trên. Tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm những người bạn Pháp, hàng xóm của chúng ta gọi đó là định kỉến. Tôi biết là Sanders muốn cho vợ mình chết. Tôi không muốn nhìn thấy hai quan điểm trùng hợp với nhau. Quan điểm của tôi về Sanders, tôi nói thật, là hoàn toàn chân chính. Gã là một tên đê tiện. Cho dù cái vẻ đau khổ giả nhân giả nghĩa có thật chăng nữa cũng không qua khỏi mắt tôi, tôi còn nhớ mãi vẻ mặt sững sờ và bối rối của gã lúc đó đóng kịch thật tài tình. Nó hay ở chỗ như là khóc thật vậy... ngài hiểu ý tôi nói. Sau buổi trao đổi với viên thanh tra mật thám tự dưng tôi cũng thấy đáng hồ nghi hơn nữa. Bởi lỡ nếu Sanders là thủ phạm, tôi không thể ngờ, gã chui vô lại theo lối cửa thoát hiểm để tới lột đôi bông tai đeo trên tai vợ. Không thể chấp nhận một hành vi táo tợn như vậy được, bởi chỉ có Sanders mới dám liều lĩnh. Cho nên tôi cứ nghĩ mãi trong đầu hắn là một tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm".
Bà Marple nhìn quanh một lượt.
"Có lẽ ngài biết là tôi nghĩ gì? Trên đời này thiếu gì chuyện bất ngờ. Vì tôi cả tin cho nên mới bị mê hoặc. Chuyện xảy ra rồi tôi mới thấy choáng váng. Bởi lẽ ai cũng biết, không còn chối cãi gì nữa, Sanders không thể nhận mình là một kẻ phạm tội..."
Bà Bantry ngạc nhiên thở ra, bà Marple quay qua nhìn.
"Tôi hiểu đây là một câu chuyện bà không thể ngờ. Chính tôi cũng không ngờ. Nhưng sự thật là sự thật. Nếu có gì sai sót thì nên xuy xét mọi việc từ đầu. Chuyện Sanders là một tên sát thủ chính cống tôi biết... và không ai có thể lay chuyển tôi nghĩ khác được".
"Đến đây tôi xin kể lại hết mọi chuyện. Buổi trưa hôm đó bà Sanders qua nhà Mortimers chơi bài. Khoảng sáu giờ mười lăm bà về. Từ chỗ khu nghỉ mát dưỡng sức vào khoảng mười lăm phút đi bộ... nếu đi cho nhanh thì không tới. Khoảng sáu rưỡi bà phải về tới nhà. Chờ mãi không thấy, hay bà vô sau cửa hông, đi vội lên lầu thay đồ, chiếc áo choàng và chiếc váy còn treo trước tủ búp-phê, lát nữa bà còn đi ra phố, bất thình lình tai họa ập tới. Như mọi người dự đoán, bà không ngờ có người muốn hại bà. Cái túi đựng cát còn để lại đó theo tôi biết là một món vũ khí lợi hại. Có thể thủ phạm núp đâu đó trong phòng, trong tủ quần áo lớn nhất, tủ này bà không mở ra".
"Ta xét qua hành vi của Sanders. Như tôi đã kể ông ra khỏi nhà khoảng năm rưỡi, hay trễ hơi một chút. Ông đi mua sắm tại mấy gian hàng, khoảng sáu giờ ông về khách sạn Grand spa gặp hai người bạn; lát nữa ông đi cùng với họ tới chỗ khu nghỉ mát gần đâu đó. Họ cùng chơi bida, uống uých-ki. Hai người bạn, Hitchcock và Spender, đi theo ông từ lúc sáu giờ. Tất cả cùng rủ nhau trở lại chỗ khu nghỉ mát, sau đó ông đi một mình tới gặp tôi và cô Trollope. Lúc đó như tôi đã kể khoảng bảy giờ kém... ngay thời điểm đó bà vợ ông ta có lẽ đã chết".
"Tôi xin nói rõ về hai ông bạn kia. Tôi không thích, bởi trông thấy họ chẳng vui vẻ lịch sự chút nào. Nhưng tôi chắc một điều họ đã kể lại một cách trung thực là Sanders suốt buổi đi chung với mấy người bạn".
"Chợt một chi tiết nhỏ xen vô giữa câu chuyện. Trong khi ngồi chơi bài bà Sanders bỏ đi nghe điện thoại. Có một ông Littleworth nào đó muốn gặp bà. Thấy bà vui vẻ và phấn khích lắm... vì lẽ đó mà bà để lộ ra mấy chi tiết khác. Bà bỏ ra về trước mấy người kia?"
"Ông Sanders được hỏi có biết một người tên Littleworth, là bạn của vợ ông không nhưng ông cho biết chưa nghe tên đó lần nào. Theo tôi nhìn qua bề ngoài có thể đoán ra được ngay bà ấy dường như không biết tên Littleworth là ai. Tuy vậy lúc buông máy quay trở lại, nhìn mặt bà vừa tươi cười vừa mắc cỡ. Có thể là người lạ mặt không muốn xưng tên thật, nên càng dễ hồ nghi hơn, phải vậy không?"
"Tuy nhiên, còn lại một điểm chưa thông. Một vụ trộm đột nhập vô nhà, giả thiết này có vẻ không ổn hay lúc đó bà Sanders chuẩn bị đi ra thì gặp một kẻ lạ mặt. Có phải người lạ mặt này đột nhập vô phòng qua lối thoát hiểm? Lúc đó hai bên cãi vã? Hay là kẻ lạ lén đánh bà".
Bà Marple dừng lại.
"Vậy thì...?" Ngài Henry nói "Câu giải đáp sẽ ra sao?"
"Ai có thể đoán ra được đây".
"Tôi không có tài tiên đoán", bà Bantry nói "Đáng tiếc là lúc đó Sanders lấy cớ vắng mặt thật tài tình; nếu bà thấy hài lòng thì có sao đâu".
Jane Helier nghiêng đầu hỏi lại.
"Tại sao..." Nàng nói, "... cái tủ treo nón nhìn thấy có khóa".
"Cô em thật là sáng dạ", bà Marple nói, tủm tỉm cười. "Chính tôi cũng tự hỏi điều đó, dù cách giải thích cũng đơn giản thôi. Trong tủ còn cất một đôi dép thêu ở quai, mấy chiếc khăn mù soa bà dành cho chồng nhân ngày lễ Noel muốn cất trong tủ khóa lại. Chiếc chìa khóa tìm thấy được trong xắc tay".
"Ồ!" Jane nói "Vậy thì đâu có gì lạ".
"Chà! Có đấy!" Bà Marple nói "Phải nói nó lạ lắm. Chính nó đã làm lạc hướng mọi toan tính của thủ phạm".
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía bà già.
"Đã hai bữa tôi không nghĩ ra", bà Marple nói, "tôi thắc mắc hoài... và đây rồi, không chạy đi đâu. Tôi tới gặp viên thanh tra mật thám nhờ ông ướm thử giùm".
"Bà nhờ ông ướm thử gì nào?"
"Tôi nhờ ông ướm thử chiếc mũ đội trên đầu nạn nhân dường như đội không vừa. Chiếc mũ khác số. Không phải chiếc mũ thường ngày, cô hiểu chứ".
Bà Bantry trố mắt nhìn.
"Nhưng mà chiếc mũ ấy còn đội trên đầu kia mà"
"Không phải trên đầu nạn nhân".
Bà Marple ngưng kể, muốn để cho những gì bà vừa kể ra thấm dần. Nhưng bà lại tiếp tục kể.
"Chúng tôi không dám quả quyết là xác chết nằm đó là bà Gladys, bởi trước đó không ai nhìn thấy mặt. Bà nằm úp mặt xuống đất, nhớ chưa, còn chiếc mũ thì che hết phần mặt".
"Nhưng bà đã bị giết chết rồi".
"Vâng, về sau mới chết. Lúc gọi điện báo cho cảnh sát
Gladys Sanders còn mạnh khỏe".
"Bà muốn nói một cái xác khác được thay vô đó sao? Bà còn nhớ chính bà đưa tay sờ vô xác chết kia mà".
"Vâng, nạn nhân lúc đó đã chết", bà Marple nghiêm chỉnh nói.
"Thôi, kệ xác nó", đại tá Bantry nói, "làm sao có thể nhìn thấy cái xác từ đầu đến chân. Họ đã làm gì với cái xác chết lúc vừa nhìn thấy trước tiên".
"Hung thủ kéo trở lại chỗ cũ", bà Marple nói "Ghê gớm thật, nhưng phải khâm phục. Lúc chúng tôi ngồi nói chuyện trong phòng khách hắn đứng ngoài rình nghe. Hắn nghĩ ngay cái xác của Mary, người giúp việc. Nên nhớ, phòng của bà Sanders ở gần bên phòng mấy người giúp việc. Chỗ Mary cách đó hai phòng. Dịch vụ mai táng phải tối mới tới... hắn chớp ngay thời cơ. Lôi xác nạn nhân ra tới ngoài ban công, năm giờ trời đã sẫm tối, tay quơ đại một chiếc áo của vợ mặc vô, khoác thêm chiếc áo choàng rộng màu đỏ. Hắn nhìn qua tủ treo mũ đã khóa! Chỉ còn một cách, vơ đại lấy một chiếc đội lên cho đầu của nạn nhân. Không ai để ý chuyện đó, rồi lấy cái túi đựng cát đặt xuống một bên. Xong xuôi hắn bỏ đi dựng lên cái cớ không có mặt tại hiện trường?"
"Hắn gọi máy cho vợ... tự xưng tên một ông Littleworth nào đó. Không biết hắn đã nói gì với vợ... bà này nhẹ dạ cả tin như tôi đã kể lúc nãy. Hắn gọi cho vợ bỏ dở ván bài ra về sớm, không quay trở lại chỗ khu nghỉ mát, hắn muốn sắp xếp để gặp vợ tại bên ngoài gần lối thoát hiểm đúng lúc bảy giờ. Có lẽ hắn muốn dành cho vợ một sự ngạc nhiên".
"Không ai yêu cầu hắn phải tránh mặt sau khi gây án. Hắn gặp lại vợ dẫn lên lầu theo lối thoát hiểm hai người bước vô phòng. Hay trước đó hắn đã cho vợ hay về chuyện cái xác chết. Vừa lúc bà nghiêng người xuống, nhanh tay hắn chớp lấy bao cát đập vô đầu... Trời ơi! Nhớ lại lúc đó trong người tôi thấy còn muốn buồn nôn! Nhanh tay hắn cởi hết quần áo vợ treo lên, lấy quần áo che xác bên kia mặc vô lại cho bà".
"Nhưng còn chiếc mũ thì đội không vừa. Tóc Mary cắt ngắn... còn Gladys Sanders, như tôi đã kể, đầu tóc bới cao. Hắn mới nghĩ cách bỏ xuống một bên, chắc là không ai để ý. Xong xuôi hắn kéo xác Mary vô trở lại trong phòng riêng sắp đặt cho ngay ngắn trở lại".
"Chuyện kinh dị", bác sĩ Lloys nói "Tay này chơi bạo. Cảnh sát sẽ ập vô bất cứ lúc nào".
"Ông không nhớ là đường dây bị hỏng", bà Marple nói "Đây là mưu mẹo của hắn. Hắn không muốn để cho lực lượng cảnh sát tới đây sớm. Nếu tới nơi cảnh sát phải gặp quản lý trước rồi mới lên phòng. Đấy cũng là một nhược điểm, đó là lúc sẽ phát hiện được một cái chết hai tiếng đồng hồ với một xác chết cách đây nửa tiếng; hắn dựa vô chỗ người phát hiện đầu tiên sẽ một người không có kinh nghiệm".
Bác sĩ Lloyd gật đầu xác nhận.
"Án mạng có thể xảy ra lúc bảy giờ kém mười lăm hay khoảng chừng đó", ông nói, "chính xác là bảy giờ hoặc trễ hơn một chút. Khi bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi lúc đó khoảng sớm nhất bảy giờ rưỡi, ông ta không nắm chắc thời điểm".
"Chính tôi là người có thể biết rõ hết", bà Marple nói "Tôi nắm tay bắt mạch, thấy tay lạnh ngắt, về sau bác sĩ pháp y cho hay có thể vụ án xảy ra cách đây không bao lâu, trước khi chúng tôi tới nơi. Nhưng tôi thì không cho là vậy đâu".
"Tôi mới hay bà biết quá nhiều, bà Marple", ngài Henry nói "Vụ án xảy ra trước lúc tôi tới. Tôi không còn nhớ mấy. Chuyện sau đó ra sao?"
"Sanders bị treo cổ", bà Marple nói ngắn gọn. "Cũng mau đấy. Riêng tôi thì không có gì phải ân hận khi đưa tên tội phạm ra xét xử. Tôi không còn đủ kiên nhẫn để lắng nghe những lời lẽ đắn đo chuyện thi hành án tử hình". Nét mặt bà dịu lại.
"Tôi tự trách mình một cách nghiêm khắc đã để lỡ mất một cơ hội cứu người vợ vô tội, đáng thương kia. Thử hỏi có mấy ai chịu nghe lời bà già này? Thôi, thôi, có ai hiểu cho? Bà ta chết đi khi lẽ ra cuộc đời vẫn còn nhiều điều để bà hưởng thụ, nhưng thế giới đầy rẫy những điều xấu xa không như bà ta tưởng. Bà ta trót yêu gã đàn ông đê tiện kia và gởi gắm trọn cuộc đời. Bà ta đã quá tin tưởng nên đâu thấy mặt trái của hắn".
"Thôi thì..." Jane Helier nói, "bà ta đã ngủ yên. Hoàn toàn ngủ yên. Mong sao..." Nàng bỏ lửng.
Bà Marple đưa mắt nhìn người đẹp được chiêm ngưỡng và đang đạt được nhiều danh vọng, Jane Helier, rồi khẽ gật đầu.
"Tôi hiểu cô", bà nói nhỏ vừa đủ nghe, "tôi hiểu".
Lá thuốc độc
Nào, đến phiên bà B". Ngài Henry Clethering khích lệ.
Bà Bantry, chủ nhân, lên tiếng trách móc.
"Tôi đã nói trước ông đừng gọi tôi là bà B. Nghe không được nghiêm trang".
"Thôi thì Scheherazade vậy".
"Cho dù không được như nàng Sche... tên gì nhỉ! Tôi không thể kể hết câu chuyện, không tin cứ hỏi Arthur".
"Chuyện gì bà cũng biết, Dolly", đại tá Bantry nói, "Chỉ có việc thêu thùa là bà không biết".
"Thì vậy đó", bà Bantry nói. Bà đặt tay gõ lên tập catalogue quảng cáo bóng đèn để trên bàn. "Nghe mấy ông nói nhiều mà không hiểu gì hết... Ông nói, bà nói, bạn ngạc nhiên, họ nghĩ là, ai cũng muốn ám chỉ.... thế đấy, tôi không chịu nổi!"
"Hơn nữa tôi không biết nên kể ra sao đây".
"Thật khó tin, thưa bà Bantry", bác sĩ Lloyd nói. Ông lắc đầu như muốn giễu cợt, khó tin.
Bà già Marple nhỏ nhẹ nói: "Thì tôi đã bảo mà..."
Bà Bantry lắc đầu quầy quậy. "Cuộc sống của tôi nó nhàm chán. Nào lo chuyện bọn giúp việc, khó tìm được người rửa chén bát, đi phố mua sắm quần áo, đến phòng nha sĩ, ra trường đua Ascot, Arthur không thích món này, rồi về làm vườn".
"Chà!" Bác sĩ Lloyd lên tiếng, "lại chuyện làm vườn. Chúng tôi hiểu ý bà muốn nói gì, bà Bantry".
"Có được mảnh vườn hay biết mấy", Jane Helier nói "Lúc đó bà khỏi phải lo cuốc đất, làm lụng chi cho nhớp tay. Tôi cũng thích ngắm bông hoa".
"Một mảnh vườn..." ngài Henry nói "Hay là có thể bắt đầu câu chuyện từ đây đi. Nào, bà B. kể chuyện mấy loại cây có củ độc hại, củ thủy tiên, mấy thứ cây thuốc độc, hại người đi!"
"Ông nói sao lạ vậy?" Bà Bantry nói.
"Nghe nói tôi mới nhớ, này Arthur, ông còn nhớ vụ việc tại nhà Clodderham Court chứ? Ông phải biết, vụ ngài Ambrose Bercy, cái ông lão có dáng vẻ lịch sự đấy mà".
"À, nhớ chứ. Ờ vụ này cũng khá lạ. Dolly, bà kể đi".
"Tôi nhường lời cho ông".
"Thôi nào. Bà kể đi. Chuyện đó bà lo. Tôi còn kể chuyện khác".
Bà Bantry hít vô một hơi sâu, chắp tay, nét mặt lo âu. Bà nói một hơi.
"Thế này, tôi không kể dài dòng. Một loài thảo dược chết người, nó đã in sâu trong trí tôi, nhắc đi nhắc lại mấy thứ lá đan sâm và củ hành".
"Lá đan sâm và củ hành à?" Bác sĩ Lloyd hỏi lại.
Bà Bantry gật.
"Vì vậy cho nên ông mới biết", bà giải thích. "Nhân một chuyến đi có tôi và Arthur, có cả ngài Ambrose Bercy đến Clodderham Court, một bữa nọ vì sơ xuất, thật là đáng trách, tôi còn nhớ, ra vườn hái mấy ngọn lá cây mao địa hoàng nhập chung một nhúm với lá cây đan sâm. Bữa cơm tối dọn ra có món vịt hầm nhồi mấy thứ lá đó vô, cuối bữa ăn ai cũng thấy đau râm râm, tội nghiệp cho con bé, người nhà của ngài Ambrose... chết vì món ăn đó".
Bà thôi kể.
"Ôi trời ơi!" Bà Marple kêu lên. "Sao mà ghê vậy".
"Ghê lắm hở?"
"Ờ" ngài Henry lên tiếng. "Rồi sao nữa?"
"Không còn sao nữa", bà Bantry nói, "tới đó hết".
Mọi người há hốc mồm. Dù được dặn trước không ai ngờ câu chuyện chỉ tới đó thôi.
"Này bà ơi", ngài Henry kêu lên, "làm sao hết được. Chuyện bà kể đau đớn vậy, mà nghe chẳng thấy ngọn ngành gì hết".
"Vâng, tất nhiên chuyện còn dài", bà Bantry nói "Nếu kể cho ông nghe ông biết hết rồi còn gì".
Bà nhìn quanh vẻ mặt câng câng, chợt buồn bã nói.
"Tôi không muốn thêm thắt cho câu chuyện thêm phần éo le".
"A ha!" Ngài Henry nói. Ông ngồi ngay lại đưa tay sửa gọng kính. "Tất nhiên bà phải biết, Scheherazade chuyện còn mới nguyên. Bà nói vậy dễ đụng chạm. Tôi không nghĩ bà muốn tô vẽ cho thêm chuyện gợi trí tò mò. Giả sử như vài đoạn trong tập truyện 'Hai mươi câu hỏi' chẳng hạn. Nào đến lượt bà Marple phát biểu".
"Tôi thắc mắc chuyện bà nấu ăn", bà Marple nói "Các bà này ngu ngốc làm sao ấy hay là do tay nghề dở tệ".
"Quá ngốc nghếch thì phải", bà Bantry nói "Sau bữa ăn bà khóc lóc kể lể, người nhà đem về toàn lá đan sâm hỏi bà, bà có biết gì đâu".
"Không phải bà ta đâu", bà Marple nói.
"Hay là còn bà nữa lớn tuổi hơn, tôi biết chắc, giỏi nấu ăn".
"Chà! Hay quá", bà Bantry nói.
"Tới phiên cô Helier", ngài Henry nói.
"Ồ! Ngài muốn nói là... tôi muốn hỏi gì không?"
Jane ngần ngừ một lúc. Nàng buông một câu cũng như không, "thật tình mà nói... tôi không có gì thắc mắc".
Nàng hướng đôi mắt đẹp về phía ngài Henry như muốn nhắn nhủ.
"Sao ta không kể cho hết ra những ai tham gia vô vụ này, cô Helier?" Ngài cười, gợi ý.
Jane chưa hết ngạc nhiên.
"Tính theo thứ tự người có mặt", ngài Henry nói.

"Vâng". Jane nói "Một sáng kiến thật hay".
Bà Bantry bắt đầu kể. Bà đếm tên từng người trên đầu ngón tay.
"Ngài Ambrose, Sylvia Keene, nạn nhân mới chết, có một người bạn thân của cô ta là Maud Wye, cô bé xấu xí hơn, muốn giúp đỡ bạn... Và một ông tên Curle, đến gặp ngài Ambrose bàn chuyện sách cổ viết bằng tiếng Latinh đã ẩm mốc. Tới Jerry Lorimer, một ông bạn hàng xóm tốt bụng, có một cơ sở kinh doanh là Fairlies cùng hợp tác làm ăn nên sáp nhập vô trang trại của ngài Ambrose. Còn một bà Carpenter, đã lớn tuổi, muốn tìm một gia đình để nương tựa tuổi già. Bà nhận làm một người giúp việc như Sylvia, hình như vậy".
"Nếu đến phiên tôi", ngài Henry nói, "nói ví dụ thôi, bởi tôi ngồi kế bên cô Helier, tôi muốn lắm. Muốn được nghe bà Bantry tóm tắt lại những việc từ đầu".
"Chà!" Bà Bantry ngần ngừ.
"Qua đến ngài Ambrose", ngài Henry nói, "kể lại từ đầu, ông ta ra sao?"
"Ồ! Khỏi phải nói ông là một người hết sức đẹp trai, cũng không già lắm đâu... chưa tới tuổi lục tuần, đâu khoảng đó. Coi vậy mà yếu lắm, đau tim nên không leo lên được cầu thang, thành ra nhìn bề ngoài có vẻ già hơn tuổi thiệt. Phải nói là ông rất ân cần, lịch sự là đằng khác, theo cách nói của mấy người hàng xóm. Không thấy ông giận hay bực bội với ai. Mái tóc bạch kim trông đẹp mắt, giọng nói nghe êm tai".
"Hay lắm", ngài Henry nói "Tôi hiểu được ngài Ambrose. Còn cô nàng Sylvia... tên thật của nàng là gì?"
"Sylvia Keene. Nàng xinh đẹp... phải nói là rất xinh đẹp. Tóc nàng hoe vàng, nước da mịn màng. Phải nói là không thông minh cho lắm, hơi ngốc một chút".
"Ô kìa, Dolly". Chồng bà phản bác.
"Nhưng mà, Arthur, tôi không có ý muốn nói vậy đâu", bà Bantry thản nhiên nói "Phải nói cô nàng ngốc nghếch thật... chẳng có chuyện nào kể nghe lọt tai".
"Lẽ ra phải khen nàng là một cô gái tuyệt vời mới xứng đáng", đại tá Bantry khoái chí nói "Nhìn nàng ra sân tennis mà coi... trông nàng duyên dáng, thật là duyên dáng. Nàng lúc nào cũng vui nhộn, thật là nhí nhảnh. Những lúc đó nàng càng xinh hơn, bọn trẻ ai nhìn thấy cũng thích".
"Coi chừng ông nhầm rồi đấy", bà Bantry nói "Lớp trẻ thời đó lại không thấy hấp dẫn mấy ông như ngày nay. Chỉ có mấy ông già lẩm cẩm như ông ngồi đó mà nói ba hoa chuyện mấy cô nàng còn son trẻ".
"Trẻ thôi chưa đủ", Jane nói "Phải là một em biết SA mới được".
"Sao..." bà Marple nói "SA là sao?"
"Là 'sex appeal'". Jane nói.
"À ra vậy", bà Marple nói, "Thời của tôi hồi đó người ta thường hay nói là 'nhìn thấy đã mắt'".
"Nói yậy cũng không phải ngoa", ngài Henry nói "Theo lời bà kể cô giúp việc y như là một con mèo, có phải vậy không bà Bantry?"
"Không phải loài mèo, ông hiểu chưa?" Bà Bantry nói "Khác xa. Phải nói là một cô nàng mềm mại, trắng trẻo. Lúc nào cũng mượt mà, êm dịu. Người giúp việc Adelaide Carpenter cũng vậy đó".
"Hình như là một bà đã lớn tuổi".
"Ối chà! Đâu khoảng bốn mươi gì đó. Bà ở đây khá lâu từ lúc Sylvia mới mười một tuổi. Bà ấy lịch sự. Một quả phụ sống trong hoàn cảnh bất hạnh, người thân trong giới quý tộc thì vô số nhưng không có được một xu tiền mặt. Tôi lại không thích bà ta nhất là mấy bà tay dài trắng trẻo. Tôi thì không thích mèo".
"Còn ông Curle?"
"Ôi! Mấy ông già lụm cụm. Mấy ông đi đâu cũng thế, khó phân biệt ai là ai! Ông thích nhất khi có người hỏi chuyện sách cổ, ông còn giữ mấy bản đã mốc meo nhưng không phải lúc nào cũng vậy đâu. Chắc gì ngài Ambrose quan tâm đến ông ta".
"Còn anh chàng hàng xóm Jerry?"
"Anh chàng này dễ thương, đã đính hôn với Sylvia. Thế mới buồn chứ".
"Còn tôi thì chưa hiểu sao..." Bà Marple nói tới đó bỗng ngưng nửa chừng.
"Sao?"
"Chả sao".
Ngài Henry nhìn bà thấy lạ, chợt ông hỏi kỹ: "Vậy là anh chàng đã đính hôn với cô nàng. Đã lâu chưa?"
"Chừng một năm nay. Ngài Ambrose không chịu, bởi cô nàng còn nhỏ. Được chừng một năm, chịu không nổi gã đòi cưới sớm".
"À! Còn nàng có của cải gì không?"
"Hình như không, mỗi năm kiếm đâu được vài trăm".
"Chẳng có một món nào để làm của hồi môn, Clithering", Đại tá Bantry vừa cười nói.
"Đến lượt ông bác sĩ muốn hỏi", ngài Henry nói "Tôi rút lui".
"Tôi chỉ muốn hỏi về chuyên môn thôi", bác sĩ Lloyd nói "Tôi muốn biết trong biên bản điều tra có tìm thấy bằng chứng hại cho sức khỏe... tức là bà còn nhớ hoặc bà biết rõ".
"Tôi cũng không nhớ rõ", bà Bantry nói, "cái vị thuốc trong lá cây lồng đèn mới là độc hại, phải không?"
Bác sĩ Lloys gật đầu.
"Chất độc trong lá cây mao địa hoàng lồng đèn digi-talis... đi vô tim. Đúng ra đây là một món dược liệu quý dùng điều trị bệnh tim mạch. Đây là một trường hợp hiếm có. Sau khi ăn phải món ăn có trộn lá cây mao địa hoàng bị ngộ độc chết. Từ đó người ta đồn đại thêm là ăn trúng lá cây và trái độc. Chỉ vài người mới biết lá cây là dược liệu, nó được chiết xuất để làm thuốc chữa bệnh".
"Hôm nọ bà Mac Arthur có gởi cho bà Toomie mấy củ về trồng", bà Marple nói "Bà nấu ăn nhìn lầm tưởng củ hành, báo hại mấy người nhà Tomies ôm bụng rên đau".
"Đã có ai chết đâu". Bác sĩ Lloyd nói.
"Không, không sao". Bà Marple nói.
"Có một cô nàng chết do ngộ độc thực phẩm, chất alkaloid". Jane Helier nói.
"Ta phải cho điều tra vụ này". Ngài Henry nói.
"Một vụ án sao?" Jane nói vừa kinh ngạc. "Tôi cho đó chẳng qua là một việc rủi ro".
"Nếu là chuyện rủi ro..." ngài Henry thong thả nói "Thì bà Bantry đem ra kể làm gì. Không, theo tôi thì nhìn qua tưởng đâu là rủi ro nhưng mặt trái của nó rùng rợn hơn nữa kia. Tôi nhớ lại một lần, sau bữa ăn mọi người ngồi lại chuyện trò. Nhìn trên tường treo đầy các món vũ khí xưa. Trong một lúc bốc đồng, một người ngồi trong bàn với tay lấy khẩu súng ngắn chĩa vô mặt ông bạn dọa bắn chơi. Súng còn đạn, nên nổ một phát, ông kia chết. Trong vụ này ta nên xác minh, trước hết, ai đã lén nạp đạn vô súng, kế đến, ai là người dựng lên buổi trò chuyện để xảy ra cuộc nổ súng, bởi người giật lấy khẩu súng hoàn toàn vô tư!"
"Tôi thấy đây là câu chuyện cùng nêu lên một vấn đề như nhau. Món ăn được nhồi chung hai thứ đan sâm và lồng đèn, tất nhiên là độc hại vô cùng. Khi người nấu ăn được miễn nghi vấn ta đã loại trừ khả năng này kia mà, phải không? Tới đây vấn đề đặt ra: Ai đi hái lá cây đem về giao cho bà nấu ăn?"
"Dễ hiểu thôi", bà Bantry nói "thì đây câu giải đáp. Do Sylvia mang vô bếp. Công việc mỗi bữa là nàng lo hái mấy thứ rau cải, lá cà rốt non nhưng phải chờ cây lá tới lúc đậm đà hương vị. Hôm nào Sylvia với bà Carpenter cũng đều ra vườn để hái chúng. Thường thì mấy bụi cây lồng đèn mọc xen lẫn với cây đan sâm đàng góc kia, khi hái tay quơ đại với lấy một nắm, chuyện thường".
"Nhưng có phải do chính tay Sylvia hái không chứ?"
"Thì có ai thấy đâu, chỉ đoán thôi".
"Chỉ đoán thôi", ngài Henry nói "Vậy thì nguy to".
"Tôi biết không phải Carpenter đi hái đâu", bà Bantry nói "Bởi nhớ lại sáng hôm đó bà đi dạo với tôi ngoài hàng hiên, sau bữa ăn sáng. Mới ra giêng và trời ấm hơn mọi năm lạ lùng. Sylvia ra vườn một mình, một lát sau thấy nàng cặp kè đi vô cùng với Maud Wye".
"Chắc là hai người thân nhau lắm?" Bà Marple hỏi.
"Vâng", bà Bantry đáp. Bà định nói gì đó nhưng nghĩ sao bà im lặng.
"Cô nàng ở lại chơi lâu mau?" Bà Marple hỏi.
"Khoảng độ hai tuần". Bà Bantry nói giọng hơi run run.
"Bà chẳng ưa gì cô Wye thì phải". Ngài Henry hỏi dò.
"Có chứ. Tôi thích cô nàng. Có mà". Giọng bà nói có ẩn ý phiền muộn.
"Bà còn giấu chưa nói ra, bà Bantry". Ngài Henry rõ ràng muốn bà nói những gì mà bà chưa tiết lộ.
"Tôi lấy làm lạ một điều", bà Marple nói "Nhưng mà không muốn nói ra đây..."
"Bà thấy lạ từ lúc nào?"
"Từ lúc nghe bà kể đôi bạn trẻ vừa đính hôn. Thế mới đáng buồn, nhưng bà hiểu cho, nghe giọng nói bà không được tự nhiên... không rõ ràng, bà hiểu chứ?"
"Bà mới kỳ lạ làm sao", bà Bantry nói "Ai cũng muốn biết. Vâng, tôi đang lo nghĩ một điều, không biết có nên nói ra đây".
"Bà cứ kể ra", ngài Henry nói "Đừng ngại... mọi nghi ngờ của bà sẽ được giữ kín".
"Vâng, chuyện như thế này..." Bà Bantry nói "Buổi tối hôm đó, đúng rồi buổi tối trước hôm xảy ra câu chuyện bi thảm, không hiểu sao tôi đi ra ngoài hàng hiên trước giờ dọn cơm. Cửa sổ phòng khách còn mở, tôi ghé mắt nhìn vô thấy Jerry Lorimer và Maud Wye ở bên trong. Anh ta ôm hôn cô nàng. Phải nói là không biết có phải do tình cờ run rủi hay là... Tôi muốn nói là khó nói ra quá. Bởi ngài Ambrose không thích anh chàng Jerry Lorimer ra mặt, mà điều này anh chàng cũng nhận ra. Có một điều tôi biết chắc: cô nàng đó, Maud Wye khoái anh chàng. Bữa nào rình thử coi cô nàng liếc mắt nhìn anh chàng thì biết ngay. Tôi thì cho là hai người hợp nhau hơn là với Sylvia".
"Cho tôi hỏi một câu trong lúc chờ đợi bà Marple", ngài Henry nói "Có phải sau cái đêm bi thảm đó Jerry Lorimer muốn lấy nàng Maud Wye không?"
"Có chứ", bà Bantry nói "Có. Sáu tháng sau hai người làm đám cưới".
"Ồ! Nàng Scheherazade, Scheherazade", ngài Henry nói "Tôi phải thuật lại cách diễn đạt câu chuyện vừa qua. Đúng trọng tâm, và nhớ lại cái món thịt..."
"Thôi đừng nhắc chuyện này", bà Bantry nói "Đừng nhắc tới món thịt. Ở đấy toàn là người ăn chay không à. Nghe họ nói thế này: 'Tôi không ăn thịt', tất nhiên ông phải bỏ miếng thịt bít tết qua một bên. Ông Curle là người ăn chay. Bữa sáng ông ăn một món như cháo bột. Ông già này có những sở thích độc đáo, chẳng hạn như xài đồ lót hàng hiệu".
"Trời ơi, Dolly", chồng bà lên tiếng, "bà còn biết chuyện đồ lót của ông Curle nữa cơ à?"
"Có phải vậy đâu", bà Bantry tức giận nói "Tôi chỉ đoán chừng thôi".
"Nếu vậy phải đổi lại nhận xét lúc ban đầu", ngài Henry nói "Thay vì vậy tôi phải nói nhân vật trong câu chuyện kể của bà thật là lý thú. Tôi phải xét lại từ đầu... kìa bà Marple..."
"Bản tính con người bao giờ cũng có cái hay, thưa ngài Henry. Lạ hơn nữa một số người thích lặp đi lặp lại cái cũ".
"Có tới hai bà một ông", ngài Henry nói "Chuyện tình tay ba xưa như trái đất. Phải chăng đây là câu chuyện ta muốn nêu ra? Tôi cho là có đấy".
Bác sĩ Lloyd đằng hắng lấy giọng.
"Tôi đã nghĩ tới chuyện đó", ông dè dặt nói "Có phải, thưa bà Bantry, bà vừa nói cảm thấy lợm giọng".
"Nào có phải tôi! Cả Arthur! Và mọi người nữa!"
"Phải rồi, tất cả mọi người", ông bác sĩ nói "Bà hiểu ý tôi nói chứ? Câu chuyện ngài Henry vừa kể có một ông giết người nhưng không có ý định nhắm bắn ai hết".
"Tôi chả hiểu". Jane nói "Ai bắn ai?"
"Ý tôi muốn nói người thực hiện âm mưu này có ý nghĩ thật lạ lùng, hoặc là tin tưởng một cách mù quáng hay là không thèm đếm xỉa đến mạng người. Tôi không ngờ lại có chuyện một người có ý định đầu độc hết tám người chỉ vì có tư thù một người trong số thực khách".
"Tôi hiểu ý ông", ngài Henry nói, vẻ mặt trầm ngâm. "Thú thật tôi phải nghĩ mãi về câu chuyện đó".
"Tức là hắn muốn tự đầu độc cả mình nữa hay sao?" Jane hỏi.
"Trong bữa ăn còn thiếu ai không?" Bà Marple hỏi.
Bà Bantry lắc đầu.
"Có mặt đông đủ mọi người".
"Chỉ trừ Lorimer, tôi giả sử vậy. Bữa đó anh ta vắng nhà, phải không?"
"Không, gã có ngồi vô bàn ăn bữa đó", bà Bantry nói.
"Chà!" Bà Marple bỗng nhiên đổi giọng. "Vậy là mọi chuyện bỗng rối ren".
Bà cau mày có vẻ phật ý.
"Tôi thật là ngốc nghếch", bà nói lầm bầm. "Quá ngốc đi thôi".
"Nghe ông kể lại tôi càng lo thêm, Lloyd". Ngài Henry nói.
"Dựa trên tiêu chuẩn nào cho là cô nàng, chỉ mỗi cô nàng ấy thôi, bị ngộ độc nặng hơn hết".
"Ngài không thể nghi ngờ", ông bác sĩ nói "Tôi sẽ nói ra đây quan điểm của tôi. Giả sử cô nàng không phải nạn nhân được nhắm trước trong vụ này thì sao?"
"Sao?"
"Trong các vụ ngộ độc thức ăn, kết quả kiểm nghiệm không phải lúc nào cũng chính xác. Món ăn dọn ra cho tất cả mọi người trong bàn. Rồi sao? Một hay hai người bị nhẹ, hai người nữa thấy khó chịu, một người chết. Chỉ có vậy... thiếu cơ sở để xét đoán chính xác. Nhưng nhiều vụ phát sinh thêm manh mối khác nữa. Như nhựa cây lồng đèn dùng điều trị bệnh tim... thầy thuốc cho toa điều trị một vài ca bệnh. Đến đây mới hay trong nhà đó có một người đau tim. Giả sử người đó là nạn nhân được tính toán trước? Vì sao mọi người khác không hề gì mà người này bị ngộ độc... hay là biết đâu thủ phạm đã nhắm trước. Câu chuyện chuyển qua một hướng khác với một bằng chứng tôi sẽ kể ra đây; hiệu quả của một vị thuốc tác động trên cơ thể người".
"Thưa ngài Ambrose", ngài Henry lên tiếng, "có phải ngài cho là chính người đàn ông đó là nạn nhân được tính toán trước? Như vậy cái chết cô nàng kia là một sự nhầm lẫn".
"Sau khi ông ta chết ai là người thừa kế?" Jane hỏi.
"Một câu hỏi thật sâu sắc đó, cô Helier. Câu hỏi đầu tiên mà người trong nghề như tôi thường nghe đến". Ngài Henry nói.
"Ngài Ambrose có một người con trai", bà Bantry chậm rãi nói "Hai cha con trước đây đã từng cãi vã nhau một trận dữ dội. Anh chàng này ngổ ngáo lắm, tôi biết. Hơn nữa ngài Ambrose không có quyền truất quyền thừa kế, mà chuyển giao lại cho nhà Clodderham Court. Martin Bercy được chỉ định lên thế quyền và giữ tài sản. Ngoài ra ngài Ambrose còn nhiều món tài sản mà ông muốn để lại cho người được bảo trợ là Sylvia. Sở dĩ tôi biết là vì chưa đầy một năm ngài Ambrose chết, từ sau cái vụ tai tiếng kia mà tôi đã kể, ông không màng tới chuyện làm tờ di chúc mới sau cái chết đột ngột của Sylvia. Tôi biết rõ tất cả tiền bạc giao cho nhà nước... hoặc để cho một người bà con ruột thịt, tôi không nhớ rõ họ tên".
"Vậy là ngài muốn để lại cho một người con không có mặt ở đây và một cô nàng chết để tránh xa ông", ngài Henry trầm ngâm nói "Vậy thì chẳng có ai được gì?"
"Còn người đàn bà kia thừa hưởng được gì không?" Jane hỏi, "Người mà bà Bantry gọi là người đàn bà như mèo".
"Không nghe nhắc tên bà ta trong tờ di chúc", bà Bantry nói.
"Bà Marple, bà không nghe gì sao", ngài Henry lên tiếng, "hình như bà đang nghĩ ngợi đâu đâu".
"Tôi đang liên tưởng tới ông Badger, một dược sĩ", bà Marple nói "Nhà ông có thuê một người giúp việc hãy còn nhỏ lắm nhỏ, hơn con gái ông, có thể nói như cháu nội ngoại gì đó thì đúng hơn. Trong nhà và cả con cháu trông nhờ vô ông. Đến lúc ông chết, có ai ngờ chuyện ông lấy con bé giúp việc âm thầm đâu từ hai năm trước? Tất nhiên ông Badget là một dược sĩ, một ông lão thô lỗ tầm thường. Còn ngài Ambrose thì hào hoa lịch sự theo như lời của bà Bantry, cho dù ở địa vị nào bản tính con người là thế đó".
Câu chuyện chợt ngưng nửa chừng, ngài Henry nhìn chăm chăm bà Marple, bà quay lại nhìn ông như muốn giễu cợt. Chợt Jane Helier cất tiếng xóa tan phút yên tĩnh.
"Bà Carpenter có xinh đẹp không?" Nàng hỏi.
"Được, bình thường thôi".
"Bà nói chuyện nghe rất êm tai". Đại tá Bantry nói "Giọng nói nghe gừ gừ thì có", bà Bantry phản đối. "Gầm gừ".
"Thảo nào mới hôm kia đây bà chê bà ta y như là một con mèo đó, Dolly".
"Tôi thì muốn được như con mèo quanh quẩn trong nhà", bà Bantry nói "Tính tôi không thích gần đàn bà, ông hiểu ý tôi. Sở thích của tôi là đoán được ý mấy ông và ngắm hoa đẹp".
"Sở thích thuộc hạng cao cấp", ngài Henry nói "Lạ ở chỗ bà nhắc tới mấy ông trước".
"Mình phải tế nhị một chút", bà Bantry nói "Nào chuyện của tôi tới đâu rồi? Tôi thích sòng phẳng, Arthur ông thấy tôi sòng phẳng chứ?"
"Ờ, chứ sao. Tôi thấy chả có việc gì cứ nói mãi về chuyện quản lý câu lạc bộ đua ngựa".
"Trước hết là..." Bà Bantry nói chỉ tay về phía ngài Henry.
"Tôi không thích dài dòng. Bởi chưa nắm vững vấn đề. Trước tiên là ngài Ambrose. A, phải nói là ông ta không tính tới chuyện tự tử theo lối xưa. Ngoài ra ông chẳng được lợi gì khi hay tin cái chết của cô nàng mà ông ta bảo trợ. Loại trừ ngài Ambrose. Qua tới ông Curle. Không tìm thấy duyên cớ gây ra cái chết cô nàng kia. Nếu ngài Ambrose là nạn nhân trong cuộc rất có thể ông ta sẽ cuỗm lấy mấy trang bản thảo mà không ai nhớ ra. Chứng cứ rất mong manh và không thuyết phục. Tôi cho dù bà Bantry gợi ý nghi ngờ sở thích kỳ quái của ông ta liên quan đến mấy món đồ lót, rốt cuộc ông Curle cũng được miễn trừ. Qua tới cô Wye. Không tìm thấy nguyên do gây ra cái chết ngài Ambrose. Nhưng cái chết của Sylvia thấy rõ động cơ hơn. Bởi cô ta thích anh chàng bồ của Sylvia... theo lời kể bà Bantry. Buổi sáng hôm đó hai người ra sau vườn hái lá. Không, ta không nên loại trừ cô Wye sớm. Qua tới anh chàng Lorimer. Trong hai vụ đều có liên can. Nếu hắn bỏ người yêu để lấy cô nàng kia. Hắn nuôi ý tưởng quyết liệt phải giết nàng, thời đó bỏ nhau dễ dàng vậy sao? Nếu ngài Ambrose chết hắn phải lấy một người giàu có chớ đâu phải một cô nàng nghèo mạt. Mức độ trầm trọng ra sao phải xét tới chuyện tiền nong trước đã. Nếu tài sản hắn đem cầm cố hết, trong khi bà Bantry không thừa nhận việc đó, nhưng tôi có thể nói đó là một hành vi điên rồ. Nào ta xét đến trường hợp bà Carpenter. Người đàn bà này tôi nghi từ lâu. Tay bà trắng muốt là một, điều nữa là viện cớ vắng mặt lúc ra vườn hái lá thuốc quả thật tài tình; tôi không bao giờ tin chuyện viện cớ vắng mặt. Tôi còn có lý do để nghi cho bà nhưng chưa tiện nói ra đây. Tóm lại nếu phải kết luận nên gán tội ai thì tôi cho là cô Maude Wye, bởi rất nhiều chứng cứ nghiêng về cô nàng hơn".
"Người kế tiếp", bà Bantry nói, tay chỉ về phía bác sĩ Lloyd.
"Tôi nghĩ là ngài đã tính sai, Clithering, khi cứ nghĩ cái chết của nàng đã xong đúng với ý định của hung thủ. Theo chỗ tôi biết thủ phạm muốn nhắm vô ngài Ambrose hơn. Bởi chưa chắc gì anh chàng Lorimer đã có đủ trình độ nhận thức ra mọi việc. Tôi nghiêng về phía buộc tội bà Carpenter nhiều hơn. Bà giúp việc đã lâu năm, biết rõ tình hình sức khỏe ngài Ambrose nên mới sai cô nàng Sylvia, theo lời ngài kể cô nàng có tính ngớ ngẩn, đi ra vườn hái lá thuốc. Duyên cớ thì chưa rõ, nhưng tôi dám chắc ngài Ambrose đã có lúc thảo tờ di chúc và nhắc tên bà. Tôi biết sao nói vậy".
Bà Bantry chỉ phía Jane Helier.
"Tôi biết gì mà nói", Jane lên tiếng. "Chỉ xin nêu lên một ý kiến. Tại sao cô nàng không đi một mình hái lá thuốc ngoài vườn? Rồi tự tay mang về bếp. Ngài còn biết Ambrose không chịu cho nàng lấy chồng. Nếu ông ta chết, nàng sẽ hưởng trọn món tiền, lúc đó tính chuyện làm đám cưới ngay. Cả hai cô nàng và bà Carpenter biết tình hình sức khỏe của ông ra sao".
Bà Bantry chậm rãi chỉ tay qua phía bà Marple.
"Nào xin mời bà giáo làng", bà nói.
"Tôi thấy ngài Henry đã nêu lên hết rồi, rất là rõ ràng", bà Marple nói "Và bác sĩ Lloyd cũng đã chứng minh một cách cụ thể. Cả hai ông đã trình bày rõ ràng mọi chi tiết. Có một điểm tôi chưa rõ là bác sĩ Lloyd đã nêu lên một khía cạnh của vấn đề. Có phải, vì không phải thầy thuốc lo chăm sóc ngài Ambrose nên ông không biết được bệnh tình ngài Ambrose ra sao, phải vậy không?"
"Tôn hoàn toàn chưa hiểu ý bà muốn nói", bác sĩ Lloyd nói.
"Ông phỏng đoán thôi phải vậy không? Ngài Ambrose tiền sử mắc bệnh tim cho nên khi ăn phải lá thuốc có chất nhựa cây lồng đèn mới hại cho ông ta? Nhưng không lấy đâu ra làm bằng cớ cho việc đó. Lẽ ra phải chứng minh ngược lại".
"Nói ngược lại là sao?"
"Vâng, bởi ngài cho biết loại lá cây thuốc đó dùng chữa bệnh tim".
"Cho dù vậy đi nữa, bà Marple, rồi hậu quả sẽ ra sao".
"À, như vậy có nghĩa là ngài đã có sẵn nhựa cây lồng đèn trong tay, khỏi cần phải nói. Điều tôi muốn nói ra đây là như thế này: Giả sử ông đây muốn đầu độc ai bằng nhựa cây lồng đèn. Đâu có phải đơn giản và dễ dàng cho người nào muốn hại là được... nhất là bằng lá cây lồng đèn? Đối với người khác thì không sao, tất nhiên, nhưng điều đó không làm cho ai ngạc nhiên, bởi vì theo lời bác sĩ Lloyd điều đó không lấy gì làm chắc chắn. Hơn nữa không ai đi hỏi một cô nàng đã bị ngộ độc trong người là nhựa cây lồng đèn hoặc bị một chất khác tương tự ra sao, biết đâu ngài đã đem bỏ vô trong ly nước cocktail hay là trong ly cà phê hoặc là pha cho nàng một nước gì đó, dặn là đó là một ly thuốc bổ".
"Bà cho là chính ông ta đầu độc một người mà mình bảo trợ, người con gái ngài đã thầm yêu".
"Đúng rồi quá", bà Marple nói "Y như chuyện giữa ông Badger và người giúp việc. Ông đừng vội cho tôi nói tầm bậy, chuyện một ông sáu mươi yêu một người con gái hai mươi. Chuyện đó nhan nhản ngoài đời. Tôi dám nói chuyện có thể xảy ra với một người độc đoán như ngài Ambrose mới lạ lùng chứ, chuyện cô nàng yêu người khác đã có lúc làm ông muốn điên đầu. Nghĩ tới lúc nàng đi lấy chồng ông tìm đủ mọi cách, nhưng rồi không làm gì được. Điên cuồng vì ghen tột cùng, thà rằng giết nàng còn hơn để nàng về trong vòng tay anh chàng Lorimer. Có thể ông đã tính toán từ trước mọi chuyện, bởi lúc gieo hạt trong vườn, cây đan sâm mọc xen lẫn với cây hoa lồng đèn. Lúc nào ra vườn ông muốn hái chả được, đưa cho nàng mang vào bếp. Nghĩ tới chuyện đó thấy khiếp quá, lại ta nên tha thứ bỏ qua chuyện đó. Mấy ông lớn tuổi lắm lúc nó khác đời, nhất là nghe nói tới mấy em trẻ đẹp. Thay vì cho dạo một bản nhạc lãng mạn... nhưng thôi đừng nhắc lại chuyện tai tiếng này".
"Ô kìa, bà Bantry", ngài Henry nói "Thật vậy sao?"
Bà Bantry gật.
"Vâng, tôi biết nói gì hơn... không ngờ sự việc xảy ra lại là chuyện rủi ro. Thế rồi sau cái chết của ngài Ambrose tôi nhận được một cái thư, dặn dò đủ điều, ông kể lại đầu đuôi mọi việc; y như giữa tôi với ông chưa từng biết đến vụ này".
Một thoáng im lặng trôi qua, bà cảm thấy chột dạ. Nghĩ sao bà vội vàng nói ngay:
"Chắc ngài sẽ cho tôi có tội vì tiết lộ chuyện riêng tư, nhưng không phải vậy. Tôi đã thay tên đổi họ các nhân vật trong câu chuyện. Tên ông ta không phải ngài Ambrose Bercy. Ngài không thấy sao, Arthur trố mắt nhìn tôi lạ lùng khi nghe tôi nói tên ông ta. Ban đầu ông ta chưa hiểu. Tôi cho thay đổi hết mọi thứ. Có khác nào lời mở đầu tờ tạp chí và các tác phẩm: 'Tất cả tên tuổi nhân vật trong truyện này là hoàn toàn hư cấu', ngài sẽ không bao giờ nhận ra họ là ai".
Một cuộc dàn cảnh
Tôi vừa nhớ ra một việc" Jane Helier nói. Một nụ cười rạng rỡ vừa thoáng hiện trên khuôn mặt xinh đẹp như đứa trẻ chờ được nghe lời khen. Nụ cười làm say mê lòng người đêm đêm ở nhà hát London, một mối lợi lớn cho các tay nhiếp ảnh.
"Chuyện tôi sắp kể ra đây..." nàng mở đầu một cách dè dặt, "nói về một người bạn".
Mọi người nghe tán thưởng xen lẫn những lời xì xào giả vờ. Đại tá Bantry, bà Bantry, ngài Henry Clithering, bác sĩ Lloyd, bà Marple; mọi người đều hiểu ngay "bạn" của Jane chính là nàng chớ không ai khác hơn. Nàng không còn nhớ ra hoặc muốn đụng chạm tới ai.
"Bạn tôi, xin miễn nói tên ra đây", Jane kể, "là một diễn viên, một diễn viên khá nổi tiếng".
Không thấy ai ngạc nhiên, ngài Henry Clithering nghĩ trong đầu: "Còn bao nhiêu câu nữa nếu cô ta cứ quên chuyển lời xưng hô từ 'Tôi' qua 'Nàng ta'?"
"Bạn tôi làm một chuyến đi vòng quanh các tỉnh... cách nay một hai năm gì đó. Tôi nghĩ không nên nhắc lại đây nơi đến đâu. Nơi đó là một thị trấn bên bờ sông không xa London cho lắm. Tôi gọi nơi đó là..."
Nàng dừng lại, cau mày nghĩ ngợi. Nghĩ ra một cái tên dễ ợt, sao nàng phải nghĩ ngợi. Ngài Henry hiểu ý nói ngay.
"Ta tạm gọi nơi đó là xóm bờ sông được chứ?" Ngài trịnh trọng nói.
"À, vâng, vậy thì hay biết mấy. Xóm bờ sông, tôi phải ghi nhớ. Vâng, nhưng bạn tôi hôm đó đi chơi cùng đám bạn, chợt đâu gặp chuyện lạ đời".
Nàng lại cau mày.
"Thật khó mà..." giọng nàng nghe buồn bã, "nói ra cho mọi người hiểu ý. Mới mở đầu câu chuyện đã thấy lộn xộn".
"Cô em kể nghe rõ ràng đấy chứ", bác sĩ Lloyd nói khích lệ. "Cứ tự nhiên".
"Vâng, một chuyện lạ đời. Bạn tôi được mời tới đồn cảnh sát. Cô ta đi ngay. Thì ra một vụ trộm vừa xảy ra trong căn nhà nghỉ mát bên bờ sông, bắt được một người, hắn khai ra tầm bậy. Cảnh sát mời nàng đến để lấy lời khai".
"Xưa nay nàng chưa đến đồn cảnh sát lần nào, đến nơi nàng được tiếp đón tử tế, phải nói rất là tử tế".
"Phải vậy chứ", ngài Henry nói.
"Viên trung sĩ... tôi đoán là một trung sĩ... hay là một ông viên thanh tra gì đó kéo ghế mời nàng ngồi giải thích mọi chuyện, tôi hiểu ngay là do một sự hiểu lầm".
"A ha", ngài Henry nghĩ bụng, "'tôi', thì ra là đây. Ta cũng nghĩ vậy".
"Bạn tôi kể lại", Jane kể tiếp nàng quên là đang tự dối mình. "Nàng phải đang tập thử vai mới tại một khách sạn, nàng chưa hề nghe nói tới cái tên một ông Faulkener nào đó. Rồi viên trung sĩ nói, 'cô Hel...'."
Nàng không kể nữa mặt mày đỏ ửng.
"Cô Helman", ngài Henry vừa nháy mắt vừa nhắc.
"Vâng, vâng, cái tên đó. Cảm ơn ngài... Viên trung sĩ nói: 'Này, cô Helman, đây là một sự nhầm lẫn, nhưng có một việc đã xảy ra trong khách sạn Bridge', ông hỏi tôi có chịu ra đối chất hay không? Tôi không nhớ nữa".
"Không sao", ngài Henry nói cho nàng yên tâm.
"Thế là phải gặp mặt anh chàng kia, tôi nói ngay: 'Tôi không chịu đâu'. Cuối cùng họ dẫn anh chàng đó tới: 'Đây là cô Helier', và... Ôi..." Jane bỏ lửng câu chuyện, mồm há hốc.
"Không sao đâu, cô gái", bà Marple an ủi.
"Chúng tôi ngồi mà đoán, cô biết đấy. Cô không cho biết địa điểm đó là gì hay thêm một vài chi tiết tương tự".
"Vâng", Jane nói "Tôi không có ý định kể lại chỉ vì câu chuyện liên quan tới một người khác. Nghĩ lại thật là khó, thật đấy chứ! Thôi quên cho xong".
Mọi người cùng nghĩ như nàng, nhưng khuyến khích nàng, nàng kể tiếp.
"Anh chàng có khuôn mặt đẹp trai... rất là điển trai. Diện mạo trẻ trung, tóc hung đỏ. Nhác thấy tôi gã há mồm. Viên trung sĩ hỏi ngay. 'Phải cô nàng này đây?', gã nói: 'Không, không phải rồi. Tôi thật là ngớ ngẩn.' Tôi cười nhìn lại nói: 'Thôi chẳng sao đâu'."
"Tôi không thể mường tượng ra được lúc đó ra sao", ngài Henry nói.
Jane Helier cau mày.
"Để coi... Nên kể sao cho rõ".
"Cô em chỉ kể cho có đầu đuôi là được", bà Marple nói giọng dịu dàng, không có ý mỉa mai. "Vì sao anh chàng nhìn lầm, và chuyện tên trộm đột nhập vô nhà".
"À, vâng". Jane nói "Là như vầy, anh chàng đó... tên là Leslie Faulkener, vừa viết xong một vở kịch. Trước đây đã từng cho ra đời mấy vở, chưa có vở nào được chấm. Lần này anh ta đưa cho tôi xem một vở đặc sắc. Tôi không nhớ ra, bởi có cả trăm vở được gởi tới và không có thì giờ đọc cho biết... trừ mấy vở tôi thấy thích. Nhưng không hiểu sao anh chàng Faulkner nói nhận được thư tôi gởi, rõ ràng là không phải thư tôi viết, ngài hiểu ý tôi nói chứ?"
Nàng bỏ ngang câu chuyện, vẻ mặt ưu tư, được khích lệ nàng kể thêm.
"Trong thư cho biết tôi đã xem qua vở kịch, hài lòng, và đề nghị gã tới gặp tôi bàn qua xem sao. Trong thư ghi địa chỉ... nhà nghỉ mát, phố xóm bờ sông. Được lời như mở cờ trong bụng, gã tới đúng địa chỉ... nhà nghỉ mát. Tới nơi gặp bà giữ nhà ra mở cửa, gã hỏi thăm cô Helier, bà nói có cô Helier ở nhà mời ông vô trong phòng khách, gã gặp một người đàn bà. Gã nghĩ người đàn bà đó là tôi đây... tôi thấy buồn cười và kỳ lạ làm sao, bởi gã đã đươc xem tôi diễn, nhìn ảnh chụp tôi trước đây phổ biến khắp nơi, có phải không?"
"Cả nước Anh đều biết", bà Bantry nói xen vô. "Nhưng thực tế thì ảnh chụp có khi khác với người thật, cô nên nhớ. Và càng khác xa hơn nữa dưới ánh đèn sân khấu và ngoài đời. Không phải người diễn viên nào cũng phải chịu thử thách như cô em đâu".
"Vâng", Jane cảm thấy yên tâm, "hình như là vậy. Nhưng theo lời gã mô tả cô nàng đó cao cao, nước da trắng, mắt xanh tròn xoe rất xinh đẹp. Gã không một chút hồ nghi. Nàng ngồi xuống nói về chuyện vở kịch, và nóng lòng muốn diễn thử. Trong khi đang trao đổi ý kiến người giúp việc mang món uống cocktail ra, Faulkener đỡ lấy một ly theo phép lịch sự. Vâng... gã còn nhớ tới đó... gã đã uống cạn ly cocktail. Lúc tỉnh dậy, sực nhớ nhìn lại, hay bà muốn nói sao cũng được... thấy nằm ngoài ngõ gần bên hàng rào, cũng may không có chiếc xe nào chạy ngang qua cán phải. Thấy trong người choáng váng, run lẩy bẩy... gã gắng đứng dậy, chân vừa bước đi lảo đảo không biết đi theo hướng nào. Gã nhớ lại lúc đó còn tỉnh, muốn quay về lại nhà nghỉ mát coi thử ra sao. Nhưng đầu óc gã mụ cả rồi nên nhắm mắt bước tới dù không biết đi đâu. Đến lúc cảnh sát bắt, dẫn đi một hồi mới tỉnh lại".
"Sao lại nói cảnh sát bắt dẫn đi?" Bác sĩ Lloyd hỏi.
"Ờ, tôi chưa kể cho ông nghe à?" Jane trố mắt nhìn qua nói "Tôi nghĩ vớ vẩn. Trong nhà có trộm".
"Cô em vừa nhắc một vụ trộm... nhưng không nói là chỗ nào, vì sao, như thế nào?" Bà Bantry nói.
"Vâng, ngay trong nhà nhà nghỉ mát đó, nơi gã vừa tới, đúng rồi... không phải nhà tôi. Nhà đó của một người tên là ông gì đó". Jane lại cau mày.
"Cô em muốn ta giúp làm người đỡ đầu gỡ rối lần nữa không?" Ngài Henry hỏi, "đặt cho một bí danh khỏi tốn kém một xu. Kể lại mặt mũi chủ nhà ra sao ta rồi tôi sẽ gán cho ông ta một cái tên".
"Nhà đó của một ông nhà giàu, một người quý tộc".
"Ngài Herman Cohen". Ngài Henry gợi ý.
"Nghe hay đấy. Ông mua ngôi nhà này cho một cô... là vợ một diễn viên, cô ta cũng là một nữ diễn viên".
"Vậy thì đặt tên ông ta cho anh chàng diễn viên là Claud Leason", ngài Henry nói "Còn cô ta, để coi ta đặt tên là... cô Mary Kerr".
"Ngài thật là tài tình", Jane nói "Ngài đặt tên sao nghe dễ như chơi. Vâng, ngài biết là, nơi đây là chỗ nghỉ mát cuối tuần của Herman, ngài vừa đặt cho cái tên là Herman đúng chứ, với người yêu... Lẽ dĩ nhiên bà vợ ông ta không hay biết".
"Chuyện đời nó vậy đó", ngài Henry nói.
"Ông đã tặng cho nàng diễn viên một số nữ trang với mấy viên ngọc bích tuyệt đẹp".
"À!" Bác sĩ Lloyd lên tiếng. "Giờ ta đã hiểu ra".
"Món nữ trang để tại nhà nhà nghỉ mát, cất trong hộp có khóa. Theo lời thuật lại của cảnh sát món nữ trang bỏ đó không ai giữ giùm... người ngoài có thể dễ dàng được".
"Này, bà Dolly thấy chưa?" Đại tá Bantry nói "Bà nhớ lúc nào tôi cũng dặn nên cẩn thận".
"Vâng, theo tôi thì..." Bà Bantry nói, "chỉ có mấy người cẩn thận quá đỗi nên bị mất của. Đồ nữ trang tôi không cất trong hộp đâu... tôi giấu dưới dây kéo chiếc vớ đùi. Tôi dám nói nếu... tên cô nàng là gì nhỉ... Mary Kerr làm theo như tôi, thì đâu bị mất của".
"Vẫn mất". Jane nói "Bọn trộm nó lẻn vô nhà lục tung hết, không sót một món".
"Vậy thì bọn trộm không nhắm lấy đồ nữ trang". Bà Bantry nói "Bọn chúng lục tìm tài liệu mật, y như là trong truyện trinh thám".
"Tài liệu mật thì tôi không biết", Jane chưa tin là có thật. "Tôi chưa hề nghe nói".
"Chớ nên lơ là, cô Helier", Đại tá Bantry nói "Dolly muốn cảnh giác chúng ta đấy".
"Về vụ trộm..." Ngài Henry nói.
"Vâng, thì ra cảnh sát nghe báo động từ một người tự xưng là cô Mary Kerr. Nàng khai nhà nghỉ mát bị trộm, kẻ trộm là một gã thanh niên tóc hoe đỏ vừa đến đây lúc sáng. Người giúp việc thấy khả nghi không cho vô nhà, một lát sau thấy gã trở ra qua lối cửa sổ. Bà kể lại hình dạng chính xác và một giờ sau cảnh sát tóm được, gã khai ra hết mọi chuyện. Gã trình ra lá thư tôi gởi. Như tôi đã kể lại cảnh sát truy lùng tôi, khi gặp lại gã khai ra ngay như lời tôi vừa kể... thì ra không phải là tôi?"
"Một câu chuyện lạ lùng", bác sĩ Lloyd nói "Ông Faulkener biết mặt cô Kerr chớ?"
"Không, gã không biết... gã nói là không biết. Nhưng còn một điểm lạ nữa tôi chưa kể ra. Cảnh sát tới khám xét nhà nghỉ mát, nơi đây mất các thứ như đã kể... ngăn kéo tháo ra, hộp nữ trang lấy mất, nhìn vô bên trong nhà trống rỗng. Mấy tiếng đồng hồ sau Mary Kerr về tới nhà, nàng khai không phải nàng gọi cảnh sát, về đây nàng mới hay mọi chuyện. Hình như nàng vừa nhận được một bức điện sáng hôm đó, ông quản lý dành cho nàng một vai đề nghị nàng đến gặp ông, hay tin nàng vội vã đi cho kịp. Đến nơi nàng mới hay có kẻ muốn chơi nàng một vố. Không có điện tín nào hết".
"Một trò chơi nhằm đánh lạc hướng thế thôi", ngài Henry nói "Mấy người giúp việc thì sao?"
"Cũng cái trò cũ lại bày ra đây, chỉ còn một người giúp việc vừa nghe tiếng chuông điện thoại... Mary Kerr gọi về nhắn bỏ quên một món đồ ở nhà. Nàng dặn người giúp việc lấy cái túi xách cất trong ngăn kéo bàn trong buồng ngủ đem tới nơi gặp nàng. Nàng phải ngồi lại chờ đón chuyến tàu chạy sớm. Người giúp việc bỏ đi ngay không quên khóa cửa trước lại, tới câu lạc bộ theo đúng lời dặn của cô Kerr, chờ mãi không thấy đâu".
"Hừm", ngài Henry lên tiếng. "Tôi hiểu ra rồi. Nhà bỏ trống, muốn đột nhập vô qua lối cửa sổ phải khó khăn lắm mới được, không hiểu Faulkener vô được bên trong theo lối nào. Ai gọi cho cảnh sát, nếu không phải là cô Kerr".
"Vậy là không ai hay biết gì hết, không ai nghĩ ra".
"Chuyện lạ", ngài Henry nói, "có phải đó là anh chàng tự xưng tên tuổi mình ra".
"À, vâng, phần này thì yên chí. Gã còn có một cái thư tưởng đâu là do chính tay tôi viết. Nhìn nét chữ không giống chút nào, nhưng mà gã không biết chuyện đó".
"Nào ta phải xét lại cho rõ ràng", ngài Henry nói "Nếu có sai sót nhắc giùm tôi. Hai đàn bà bị lừa ra khỏi nhà. Anh chàng kia thì bị lừa tới đây do một cái thư giả mạo... làm cho gã tin tuần này cô em đang thử vai tại địa điểm trên phố bờ sông. Anh chàng có sử dụng ma túy, cảnh sát nghe báo liền theo dõi. Một vụ trộm được phát hiện. Tôi đoán là mấy món nữ trang đó bị đánh cắp".
"À, vâng".
"Có thể thu hồi lại được chứ?"
"Không, làm gì được. Thiệt tình mà nói, ngài Herman cố tình che giấu mọi chuyện mà ông ta đã biết. Nhưng ông không thể làm vậy được lâu đâu, tôi đoán là bà vợ ông ta đang lo thủ tục ly dị. Chuyện ra sao thì chưa rõ".
"Anh chàng Leslie Faulkner ra sao".
"Cuối cùng được gã được tha. Cảnh sát chưa tìm thấy đủ bằng chứng. Câu chuyện nghe thật lạ lùng làm sao, phải không?"
"Lạ lắm. Ta nên tin ai đây? Nói tới đây, cô Helier, tôi biết cô muốn tin vô câu chuyện của Faulkener hơn. Cô cho biết lý do nào dám tin vô một câu chuyện ngoài sức tưởng tượng đến như vậy".
"Không, không", Jane nói chống chế. "Không dám đâu. Anh chàng rất dễ thương, rất là biết điều, nếu có lỗi thì chỉ vì đã lỡ nhìn nhầm một người khác ra tôi, cho nên tôi nghĩ là gã đã thú thật ra hết".
"Tôi hiểu", ngài Henry cười nói "Nhưng cô phải thừa nhận một điều anh chàng bịa chuyện tài tình thật. Gã viết một bức thư giả như là do cô gởi. Sau khi đột nhập vô nhà lấy trộm món nữ trang, gã giả vờ say ma túy. Thú thiệt tôi chưa nhận ra đâu là điểm cốt lõi của vấn đề nêu lên. Đột nhập vô nhà một cách dễ dàng, tự giải quyết mọi việc rồi chuồn ra êm ru... nếu không bị lộ tung tích do một người hàng xóm theo dõi, bởi gã thừa hiểu là mình bị theo dõi. Gã vội vã bịa ra vụ này để đánh lạc hướng theo dõi, tự đặt mình vô vị trí người hàng xóm".
"Trông anh chàng khá giả lắm không?" Bà Marple hỏi.
"Không dám đâu", Jane nói, "không, anh chàng đang khó khăn".
"Nghe hết chuyện từ đầu chí cuối nó lạ lắm", bác sĩ Lloyd nói "Nếu ta thừa nhận chuyện gã bịa ra là có thật thì hóa ra càng rắc rối hơn. Vì sao người đàn bà xa lạ mạo danh cô Hel muốn lôi kéo anh chàng vô cuộc? Tại sao cô ta muốn dựng lên một màn kịch ly kỳ như thế này?"
"Jane, nói cho tôi biết", bà Bantry nói, "đã có lúc nào anh chàng Faulkner gặp mặt cô Mary Kerr đó?"
"Tôi không rõ", Jane thong thả nói, nàng cau mày cố nhớ cho ra.
"Nếu không có cuộc gặp gỡ trước đó thì coi như câu chuyện kết thúc!" Bà Bantry nói "Tôi dám chắc điều đó. Có gì là khó đâu chuyện có người nhắn cô ta đi ra phố? Từ Paddington cô ta gọi máy về, hay có thể từ một nhà ga nào đó dặn người giúp việc ra đó gặp, từ đây cô ta quay trở về lại. Đúng hẹn anh chàng kia tới nhà giả vờ say ma túy, cô em dựng chuyện nhà có trộm, phóng đại ra cho thêm phần ly kỳ. Cô ta gọi báo cho cảnh sát, mô tả hình dạng kẻ đứng ra chịu tội, rồi lại bỏ đi ra phố. Tới nơi đón chuyến tàu chót về nhà giả vờ như người không hay biết chuyện gì".
"Này Dolly, vì sao cô nàng muốn đánh cắp món nữ trang của mình".
"Chuyện đó bình thường", bà Bantry nói "Vả lại, tôi có thể nghĩ ra hàng trăm lý do khác. Nàng đang cần tiền... lão Herman không cho nàng giữ tiền mặt, nàng bịa chuyện mất của, lén đem đi bán lấy tiền xài. Hay biết đâu là nàng bị một tên hăm dọa đòi tông tiền nếu không gã đi báo cho chồng nàng, hoặc là cho bà vợ lão Herman biết. Hoặc là nàng đem bán từ hồi nào, đến khi Herman hay được đòi lấy ra cho coi, lão nổi giận đùng đùng, nàng mới nghĩ mưu mẹo đánh lừa. Mấy việc đó trong truyện trinh thám thiếu gì. Hay là thế này nàng tráo vô đó một món đồ giả làm rập theo đúng mẫu hàng. Còn cái này, táo bạo hơn, trong tiểu thuyết chưa nói tới... nàng phao cho ăn trộm lấy, rồi đem trả lại y nguyên chỗ cũ lão thưởng cho một món tiền hậu hĩ. Vậy là nàng ăn được cả hai bên. Mấy người đó theo tôi là hạng người xảo quyệt hết cỡ".
"Bà thật là tài tình, Dolly". Jane khâm phục nói "Tôi chưa nghĩ ra điều đó".
"Cô em cũng xứng đáng được ca ngợi, tuy là cô nàng kia không thừa nhận. Hắn biết cách thảo điện tín, để đánh lừa cô nàng, và nhờ một bà giúp đỡ để thi hành kế hoạch trọn vẹn. Không có ai muốn thắc mắc vì sao gã viện cớ vắng mặt".
"Bà nghĩ sao, bà Marple?" Jane hỏi, quay qua nhìn bà già nãy giờ ngồi lặng thinh. Bà cau mày lóng ngóng.
"Này cô, thiệt tình tôi biết nói gì đây. Ngài Henry sẽ cười cho bởi lần này không ai tới giúp tôi đâu. Có nhiều vấn đề tự phát sinh. Cụ thể như là vấn đề người giúp việc. Trong hoàn cảnh một gia đình lộn xộn như vậy, bọn tôi tớ phải biết rõ mọi chuyện trong nhà và một người con gái đàng hoàng không thể thế vô chỗ người giúp việc... mẹ nàng không cho. Tôi nghĩ ngay là người giúp việc. Không được bà chủ tin cậy. Bà thông đồng với bọn trộm. Bà bỏ nhà đó ra đi lên London, dù đã biết rõ cú điện thoại giả danh gọi tới nhằm đánh hướng mọi người. Tôi cho đây một lối thoát hợp lý cho vấn đề. Nếu là bọn trộm tay ngang thì không đáng nói. Trong vụ này phải nói là có sự tham gia của người giúp việc".
Bà Marple dừng lại mơ màng kể lể:
"Tôi thì cho là... vâng, tôi muốn nói trong vụ này có một người xen vô. Giả sử có một người vì tư thù chẳng hạn? Anh chàng đối xử tệ với một nữ diễn viên? Cô em thấy vậy đã ổn chưa? Một cách để lôi kéo anh chàng kia vô cuộc. Vấn đề chỉ có bấy nhiêu. Như vậy, cũng chưa đầy đủ..."
"Sao, thưa bác sĩ, không nghe ông nói gì hết". Jane lên tiếng. "Tôi quên ông rồi".
"Tôi luôn luôn bị bỏ quên", bác sĩ buồn bã nói "Một người đứng bên lề".
"À, không!" Jane nói "Sao ông nói vậy".
"Tôi luôn tán thành mọi ý kiến... nhưng cho tới lúc này chưa thấy một ý kiến nào nghe được. Có thể tôi nhầm lẫn chăng, khi cho là bà vợ ông ta nhúng tay vô vụ này. Bà vợ lão Herman đó. Bởi chưa có đủ chứng cớ đưa ra, cô em sẽ ngạc nhiên nếu được nghe nhắc lại một việc khó tin... rất cực kì khó tin, một bà vợ có ý đồ xấu".
"Chà! Bác sĩ Lloyd", bà Marple kêu lên thích thú. "Ngài thật là tài tình. Tôi chưa bao giờ nghĩ ra đó là bàPebmarsh đáng thương kia".
Jane nhìn sâu vô mắt bà.
"Bà Pebmarsh nào?"
"Ờ" bà Marple còn lưỡng lự. "Không hiểu sao tôi lại nhớ đến bà trong vụ này. Bà là thợ giặt ủi. Bà lấy chiếc kim cài trên áo bờ lu bằng đá mắt mèo đem qua nhà khác cất".
Jane càng rối hơn lúc nãy.
"Vậy là quá rõ ràng rồi còn gì, phải không bà Marple?" Ngài Henry nheo mắt nói.
Nhưng lạ thay nghe nói thế bà Marple lắc đầu.
"Không, không đâu. Nghe qua tôi đang còn lúng túng chưa biết nói sao. Tôi muốn nói là... gặp khi hữu sự nên đoàn kết với nhau hơn. Đó là ý tôi rút ra sau câu chuyện cô Helier vừa kể".
"Thiệt tình mà nói những cái ngụ ý về đạo lý làm người trong câu chuyện tôi chợt quên mất", ngài Henry trịnh trọng nói "Thể nào rồi tôi sẽ xét lại quan điểm đó, chờ đến khi cô Helier cho biết hướng giải quyết ra sao".
"Ô kìa". Jane bối rối nói.
"Tôi nhận thấy nên nói như hồi còn nhỏ, 'bỏ cuộc', chỉ có mỗi mình cô Helier được vinh dự đưa ra một câu chuyện rối mù đến nỗi bà Marple phải chào thua".
"Vậy là bỏ cuộc hết sao?" Jane hỏi.
"Vâng". Không nghe ai lên tiếng, chờ mãi không thấy, ngài Henry sắm vai người phát ngôn một lần nữa. "Tức là nên giữ nguyên hay bỏ tất cả các giải pháp vừa nói sơ qua như một bước thử nghiệm. Phía các ông mỗi người cho một, bà Marple được hai, còn chẳng một chục là của bà B".
"Đâu tới một chục", bà Bantry nói "Cùng một đề tài nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Có phải tôi đã nhắc ông nhiều lần đừng gọi tôi là bà B".
"Vậy là tất cả bỏ cuộc". Jane ngẫm nghĩ nói "Khá lắm".
Nàng ngả người ra sau ghế, nhìn xuống mấy ngón tay sơn bóng một cách vô tư.
"Chà", bà Bantry nói "Này, Jane. Kết cuộc ra sao?"
"Kết cuộc?"
"Ờ. Sự thật ra làm sao?"
Jane nhìn sâu vô mắt bà.
"Tôi chả biết nó ra làm sao".
"Sao?"
"Đó là điều tôi nghĩ mãi trong đầu. Bởi quý vị đủ tài sức và bất kỳ ai cũng có thể nêu lên cho tôi biết".
Mọi người cảm thấy khó chịu. Nhìn thấy Jane đẹp thật... nhưng ngay lúc này ai cũng phải nghĩ... cách nói ngu xuẩn đó chắc còn lâu dài. Ngay cả người có tâm hồn cao siêu cũng không muốn bỏ qua.
"Vậy là còn lâu mới tìm ra đâu là sự thật". Ngài Henry nói.
"Không, cho nên như tôi đã nói lẽ ra quý vị nên kể cho tôi nghe".
Jane cảm thấy tự ái, nàng tỏ ra bất bình.
"Vâng... tôi cảm thấy... cảm thấy..." Đại tá Bantry muốn nói ra nhưng nghẹn lời.
"Cô có tính hay hờn, Jane". Bà vợ ông nói "Dù sao tôi vẫn cho là tôi luôn luôn nghĩ đúng. Nếu cô kể ra hết tên các nhân vật, tôi càng tin hơn".
"Tôi không thể làm thế". Jane chậm rãi nói.
"Không nên", bà Marple nói "Helier làm sao dám nói ra".
"Được chứ có sao đâu", bà Bantry nói, "thảo nào cô em có vẻ bí mật. Bọn tôi già rồi ít phải chịu tai tiếng. Dù sao cô em có thể cho biết ai là nhân vật quan trọng trong vụ này".
Jane có lắc đầu, bà Marple giữ vững quan điểm nghiêng về phía Jane.
"Một câu chuyện đáng thương". Bà nói.
"Không", Jane thiệt tình nói "Tôi thấy là... tôi thấy thích là đằng khác".
"Vâng, có lẽ vậy", bà Marple nói "Chẳng qua là một cách để chuyển đổi đề tài. Cô em đang thử đóng kịch gì đấy?"
"Smith".
"À, ra thế. Có phải là kịch của nhà văn Somerest Maugham. Ông viết nhiều vở hay lắm. Tôi đã được xem qua khá nhiều vở".
"Cô em muốn diễn lại vở này nhân dịp đi lưu diễn mùa thu sắp tới phải không?" Bà Bantry hỏi.
Jane gật.
"Thôi", bà Marple đứng lên. "Tôi xin kiếu về trước! Trễ mất rồi! Dù sao cũng đã được tham dự một buổi gặp mặt thật thú vị. Không ngờ sôi nổi đến vậy. Tôi nghĩ câu chuyện của cô Helier đáng được tán thưởng, quý vị đồng ý chứ?"
"Rất tiếc đã làm cho bà phật ý", Jane nói "Không được nghe cho hết phần cuối. Lẽ ra tôi phải kể ra trước cho kịp".
Nàng có vẻ như hối tiếc. Bác sĩ Lloyd nhã nhặn đứng dậy nói.
"Này cô, sao phải vội? Cô nêu lên một vấn đề tế nhị làm cho chúng tôi sáng trí ra. Chỉ đáng tiếc là chúng ta không giải quyết được vấn đề".
"Đó là ông nói về ông", bà Bantry nói "Tôi đã tìm ra được câu giải đáp. Bảo đảm là chính xác".
"Bà hiểu, tôi tin bà đã hiểu", Jane nói "Nghe bà nói có lý".
"Trong bảy câu giải đáp cô em chọn câu nào?" Ngài Henry hỏi trêu nàng.
Bác sĩ Lloyd xông xáo giúp bà Marple xỏ đôi ủng vô chân. "Chỉ nhỡ lúc cần". Bà già nói cho ông biết. Ông bác sĩ đưa bà ra về. Quấn thêm mấy lớp khăn cho đỡ lạnh, bà Marple chúc mọi người ngủ ngon. Bà bước tới chỗ cô Helier sau cùng, nghiêng người nói như vô tai nữ diễn viên. Bất chợt Jane kêu lên một tiếng: "Ôi!" khiến mọi người kinh ngạc, quay lại nhìn.
Vừa gật đầu vừa cười, bà Marple bước ra ngoài, Jane Helier trố mắt nhìn theo.
"Cô em buồn ngủ chưa, Jane?" Bà Bantry hỏi.
"Cô em sao vậy? Hai mắt nhìn chăm chăm như là thấy ma vậy?"
Thở ra một hơi Jane tỉnh lại, nhìn nụ cười xinh không giấu được mối cảm xúc thoáng hiện trên môi, nàng đứng dậy bước theo bà chủ nhà đi lên lầu. Bà Bantry đưa nàng lên tận nơi.
"Lò sưởi gần muốn tắt rồi". Bà Bantry vừa nói, bà thò tay khều than không thấy gì. "Chả làm được gì, bọn giúp việc nhà tệ thật".
"Tưởng đâu tôi nay mình thức khuya. Sao, nhìn đồng hồ hơn một giờ sáng!"
"Bà thấy trên đời này có ai như bà ấy không?" Jane Helier hỏi.
Nàng ngồi xuống bên mép giường mặt mày đăm chiêu.
"Có phải bà giúp việc?"
"Không phải. Nhưng bà già đáng buồn cười kia... tên gì nhỉ... có phải là Marple?"
"À, tôi không rõ. Chắc là bà ta ở đâu trong làng này".
"Trời ơi", Jane nói "Tôi biết tính sao đây?"
Nàng thở ra một hơi.
"Cô sao vậy?"
"Tôi đang lo".
"Lo gì?"
"Dolly". Jane Helier như có linh tính nói ra: "Bà biết lúc ra về bà già kỳ cục kia nói với tôi gì không?"
"Không, nói sao?"
"Bà nói: 'Nghe này, nếu là em tôi không chịu vậy đâu. Đừng lệ thuộc vô một bà nào hết cho dù bà ta là bạn thân nhất của em.' Bà biết không Dolly, bà ta nói vậy mà đúng".
"Một câu dạy đời chăng? Ờ, có thể là vậy. Nhưng thực tế nó khác".
"Tôi đoán là bà không tin vào đàn bà. Còn tôi phải lệ thuộc vô cô ấy, không ngờ tôi phải chịu vậy".
"Người đàn bà em vừa nhắc đó là ai?"
"Netta Green, người đóng thế vai".
"Bà Marple làm gì biết được người đóng thay là ai?"
"Giả sử bà đoán chừng thôi... nhưng tôi không hiểu sao".
"Jane, cô nói thiệt đi cô muốn kể cho tôi nghe chuyện gì đây?"
"Một câu chuyện. Chuyện tôi vừa kể ban nãy. Dolly, người đàn bà đó chính là người cuỗm mất Claud từ tay tôi".
Bà Bantry gật, cố nhớ lại mối tình đầu dang dở của Jane, chính là anh chàng diễn viên Claud Averbury.
"Gã cưới cô ta, lẽ ra tôi phải nói cho gã biết về sau này sẽ ra sao. Claud không biết chuyện đó, cô nàng vẫn lui tới với lão Joseph Salmon... thường đến nghỉ cuối tuần tại ngôi nhà nghỉ mát như tôi đã kể lại. Tôi muốn cô ta tự khai ra... tôi muốn cho mọi người thấy cô ta là hạng người ra sao. Bà đã rõ chưa, sau cái vụ trộm đó, mọi chuyện đã lộ rõ nguyên hình".
"Jane!" Bà Bantry há hốc mồm. "Có phải cô đã dựng lên câu chuyện này".
Jane gật:
"Cho nên tôi chọn vở Smith. Tôi mặc sẵn trong người bộ đồ người hầu phòng, cần là có ngay. Đến khi nghe gọi tới bót cảnh sát tôi chỉ việc nói đang diễn tuồng với người đóng vai thế tại khách sạn. Thật ra lúc đó bọn tôi đang có mặt tại nhà nghỉ mát. Tôi chỉ việc mở cửa bưng khay cocktail vô, Netta giả vờ đóng vai tôi. Sau cùng gã không còn gặp lại cô ta nữa đâu và không lo chuyện gã nhớ mặt cô ta. Tôi phải hoàn toàn lột xác giả như người hầu phòng, hơn nữa, chả có ai ra vô dòm ngó tới mấy người hầu hạ phục vụ, vì họ cũng là người bình thường. Bọn tôi chực lừa gã ra ngoài, lấy theo hộp nữ trang, gọi báo đồn cảnh sát rồi quay về lại khách sạn. Tôi không muốn cho anh chàng kia phải chịu thiệt thòi nhưng ngài Henry không nghĩ như vậy, phải không? Lúc đó tên tuổi nàng được đăng trên báo... và Claud sẽ nhìn thấy cô nàng mặt mũi ra sao".
Bà Bantry ngồi xuống càu nhàu.
"Ôi! Đầu óc tôi muốn điên lên. Vậy là từ trước nay - Jane Helier, cô em dám lừa cả bọn tôi. Rồi đem mấy chuyện đó ra kể lại!"
"Tôi là một diễn viên có hạng". Jane kiêu hãnh đáp. "Tôi trước sau vẫn vậy, dù ai có muốn nói gì cũng chẳng sao. Tôi chưa lần nào tự đánh lừa mình, có phải không?"
"Bà Marple nói nghe có lý", bà Bantry lầm bầm trong miệng. "Tính cách con người. À, vâng, tính cách con người. Này Jane, cô bạn thân yêu, cô em có nghĩ là bọn trộm là chuyện nhỏ, còn cô em đây có thể bị vô tù không?"
"Vâng, nhưng chẳng có ai đoán ra được". Jane nói.
Trừ bà Marple, nàng lại đăm chiêu nghĩ ngợi. "Dolly, thiệt tình bà có nghĩ trên đời này còn nhiều người như bà ta không?"
"Phải nói là không", bà Bantry nói.
Jane lại thở ra.
"Dù sao cũng chớ nên liều lĩnh. Nhưng tôi còn chịu lệ thuộc Netta... sự thật như vậy. Cô ta muốn trở mặt phản lại tôi hoặc đòi tống tiền hay các thứ khác. Cô ta giúp tôi nhớ ra từng chi tiết, hết lòng vì tôi, nhưng có mấy ai hiểu được đàn bà. Không, tôi biết bà Marple nghĩ có lý. Tôi chớ nên chơi trò liều lĩnh".
"Nhưng mà cô em đã trót liều rồi đấy".
"Chao ôi, không phải đâu" Jane trợn trừng đôi mắt xanh "Bà chưa biết gì sao? Mấy chuyện đó chưa hề xảy ra! Tôi đang làm một cuộc thử nghiệm với kẻ vô danh, nói đại khái là vậy".
"Tôi không dám nói hiểu được từ ngữ trong giới kịch trường". Bà Bantry thiệt tình nói, "cô em có ý định giới thiệu một vở kịch sắp ra mắt tới đây... chứ không phải chuyện đã xảy ra".
"Tôi định cho diễn vào mùa thu tới đây... tức là nhằm tháng chín. Giờ chưa biết phải làm gì đây".
"Còn Jane Marple đoán chừng... đã đoán ra được sự thực nhưng không muốn nói cho bọn tôi biết". Bà Bantry tức giận nói.
"Vì vậy nên bà ta mới nói là... phụ nữ nên đoàn kết với nhau. Bà ta không muốn tôi bẽ mặt trước mặt bọn đàn ông. Thế cũng hay. Tôi không thắc mắc chuyện bà đang nghĩ trong đầu, Dolly".
"Vậy thì, bỏ qua chuyện đó đi, Jane. Tôi van xin cô".
"Tôi cũng muốn bỏ", cô Helier nói lầm bầm. "Biết đâu sẽ còn một bà Marple khác nữa..."
Một vụ chết đuối
Ngài Henry Clithering, cựu cảnh sát trưởng Scotland Yard đang ở lại nhà Bantry, một nơi gần ngôi làng St Mary Mead.
Sáng thứ Bảy, đang lúc sảng khoái nhất đi trở xuống phòng ăn sáng vào mười giờ mười lăm, suýt nữa ông va phải vô người bà Bantry trước cửa phòng ăn. Bà loay hoay từ trong chạy vụt ra, mặt mày hớt hơ hớt hải.
Đại tá Bantry đã ngồi vô bàn. "Chào ông bạn, khỏe chớ. Xin cứ tự nhiên".
Ngài Henry kéo ghế ngồi. Vừa ngồi xuống, món ăn sáng đã dọn sẵn ra bàn, chủ nhà mở lời.
"Sáng nay Dolly trong người bồn chồn nóng nảy".
"Vâng, tôi cũng thấy vậy". Ngài Henry nhỏ nhẹ nói.
Ngài nghĩ trong đầu. "Bà ấy xưa nay tính điềm đạm, có bao giờ tất bật như bữa nay". Ngài Henry quen nhìn bà quanh năm tất bật với việc làm vườn.
"Vâng", đại tá Bantry nói "Chỉ có sáng sớm nay là lăng xăng thế đó. Chuyện con bé trong làng... con gái bà Emmot... bà Emmot là người trông coi nhà Blue Boar".
"À, ra thế".
"Vâng". Đại tá Bantry trầm ngâm: "Con bé mặt mũi xinh ghê. Nó vừa gặp chuyện lôi thôi. Chuyện thường ngày ở làng. Vì nó mà tôi với bà Dolly vừa cãi nhau một trận muốn điên cái đầu. Đàn bà có mấy ai thấy xa trông rộng. Dolly tức giận vì con bé... ông biết đàn bà mà... đàn ông thì thô bạo... thật là phức tạp. Nói vậy mà không phải vậy... thời xưa không như thời nay. Bọn con gái nó biết thân nó. Mấy thằng lăng nhăng đâu phải tên nào cũng đểu cáng. Nửa này nửa nọ. Tôi thích anh chàng Standford. Hắn mới lớn lên và không phải là một thằng sở khanh đâu".
"Thì ra anh chàng Standford gây ra chuyện lôi thôi cho con bé?"
"Hắn chứ ai. Tôi không rành mấy chuyện đó", ông Đại tá dè dặt nói "Nghe đồn vậy thôi. Ông biết chuyện đó chứ! Ông thấy chưa, tôi chả biết gì hết. Tôi không phải như Dolly... tính bà bộp chộp, cứ nghĩ người ta có tội. Mặc xác, phải biết giữ mồm giữ miệng. Ông thấy không... phải điều tra cho rõ đầu đuôi".
"Điều tra?"
Đại tá Bantry trố mắt nhìn.
"Vâng. Tôi kể cho ông nghe chưa? Con bé nhảy xuống sông tự vẫn. Chuyện đồn ầm cả lên, chả ra gì".
"Khiếp thật", ngài Henry nói.
"Khiếp chứ. Tôi chúa ghét mấy chuyện đó. Tội nghiệp con bé. Cha nó xưa nay tính khắt khe, coi bộ con bé chịu không nổi".
Ông bỏ ngang câu chuyện.
"Bà Dolly cũng thấy bực mình theo".
"Chỗ nó tự vẫn là ở đâu?"
"Ngoài bờ sông. Chỗ này nước chảy xiết. Ra tới đó thấy con đường mòn có chiếc cầu bắc qua. Ai cũng tưởng nó nhảy xuống chỗ đó. Thôi, thôi đừng nghĩ tới làm gì".
Nghe tiếng sột soạt. Đại tá Bantry giở báo ra coi, muốn quên câu chuyện buồn thảm để theo dõi tin tức trong nước.
Ngài Henry thích để tai nghe chuyện xảy ra trong làng. Sau bữa ăn sáng ông nằm một mình trên chiếc ghế bành ngoài bãi cỏ, kéo sập chiếc mũ xuống che mắt, ngẫm nghĩ việc đời.
Khoảng mười một giờ rưỡi người hầu phòng bước qua sân cỏ, tới gần chỗ ông.
"Thưa ngài, có bà Marple cần gặp ngài".
"Bà Marple à?"
Ngài Henry ngồi dậy, đưa tay sửa chiếc mũ ngay ngắn. Nghe nhắc tên ông giật mình. Ông còn nhớ bà Marple... cung cách trầm lặng của một bà già chưa chồng, đầu óc minh mẫn lạ lùng, ông nhớ lại còn tới cả chục vụ án chưa tìm thấy lời giải... không hiểu làm sao "bà già quê" cứ qua mỗi vụ lại tìm ra lời giải một cách chính xác mới hay chứ. Ngài Henry khâm phục bà sát đất. Ông đang phân vân ngọn gió nào đưa bà tới đây.
Bà Marple ngồi chờ trong phòng khách, vẫn tư thế ngồi thẳng lưng, chiếc giỏ đựng mấy món hàng lạ mắt xếp bên cạnh chỗ ngồi. Hai bên má phơn phớt hồng, gương mặt có vẻ bối rối.
"Thưa ngài Henry... rất hân hạnh. Thật may mắn được gặp ngài, nghe nói ngài mới về đây nghỉ ngơi. Mong ngài bỏ lỗi cho".
"Thiệt ra tôi rất vui mừng mới phải", ngài Henry nói, chìa tay ra bắt "Giờ này bà Bantry đâu đã về".
"Vâng", bà Marple nói "Lúc đi ngang qua nhìn thấy bà ấy đang nói chuyện với ông hàng thịt Footit. Hôm qua con chó Henry Footit bị xe cán... ông ấy mới mua về nuôi, đặt tên cho nó. Giống chó fox, nó lớn xác sủa vang, mấy ông hàng thịt thích lắm".
"Ờ nó đấy", ngài Henry nói.
"Cũng may bà ấy đi vắng", bà Marple nói "Tôi đến đây mục đích gặp ông, do chuyện đau thương vừa nói đến".
"Chuyện Henry Footit?" Nghe nói ngài Henry đâm hoảng hỏi lại.
Bà Marple nhìn ông muốn tránh.
"Không, không phải. Tôi muốn nói Rose Emmott, ngài nghe rõ chứ?"
Ngài Henry gật.
"Bà Bantry có cho tôi hay. Khổ thật".
Nghe nói ngài ngạc nhiên. Không hiểu sao bà Marple muốn gặp ngài hỏi chuyện Rose Emmott.
Bà Marple lại ngồi xuống. Ngài Henry làm theo. Vừa mở lời nhưng thoáng nhìn nét mặt bà thấy khác hơn ban nãy, trang trọng, nghiêm chỉnh.
"Chắc ngài còn nhớ, Henry, tôi với ngài cùng tham dự nhiều vai rất là vui nhộn. Tưởng tượng ra chuyện ly kỳ rồi kết thúc nhẹ nhàng. Ngài còn khen tôi sắm vai không đến nỗi tệ".
"Bà làm cho bọn tôi chới với một phen". Ngài Henry nói giọng thành thật "Bà có biệt tài tìm ra đâu là sự thật. Bà còn nêu lên mấy vụ điển hình ở làng bên, cung cấp thêm manh mối".
Ngài vừa cười vừa nói, bà Marple không cười. Bà giữ vẻ mặt lạnh như pho tượng.
"Nghe ngài đang ở đây tôi phải tìm tới đây. Nhưng tôi sợ nói ra e rằng ngài sẽ cười cho".
Qua việc này ngài thấy bà thành khẩn.
"Ô không tôi không dám cười đâu", ngài nhỏ nhẹ nói.
"Thưa ngài Henry... con bé này... Rose Emmott. Không phải nó nhảy sông tự vẫn... người ta giết nó... Tôi còn biết ai là thủ phạm".
Ngài Henry nghe qua sững sờ một lúc. Vẫn giọng nói bình thản, bà Marple không có vẻ gì xúc động. Bà muốn trình bày một việc bình thường trên đời này với tất cả tấm lòng.
"Đây là một việc hệ trọng, bà Marple". Ngài Henry lấy lại bình tĩnh nói.
Bà khẽ gật đầu lia lịa.
"Tôi hiểu... tôi hiểu... cho nên tôi mới tới đây".
"Nhưng coi kìa, bà đừng trông mong vô tôi. Dạo này tôi chỉ là một phó thường dân. Nếu bà muốn nêu vấn đề chuyên môn thì ta nên tới đồn cảnh sát".
"Tôi thấy không nên", bà Marple nói.
"Sao lại không?"
"Bởi ông biết đó, tôi không có một, một chút... theo như ông thường nói là kiến thức".
"Tức là bà chỉ có thể đoán thôi".
"Ông muốn nói thế nào cũng được, nhưng thật ra đâu phải vậy. Tôi biết. Ở địa vị của tôi nếu muốn nêu lên ý kiến riêng của tôi cho viên thanh tra mật thám Drewitt nghe... chà, chắc ông sẽ cười. Thiệt tình, không biết có nên trách ông ấy không. Phải nói khó mà hiểu cho hết các vấn đề chuyên môn".
"Cụ thể như là..." Ngài Henry nói xen vô.
Bà Marple khẽ nhếch mép cười.
"Nếu tôi phải kể thì đó là chuyện anh chàng bán rau Peasegood đã bỏ mối cho đứa cháu gái tôi, thay vì bỏ cà rốt như mọi bữa hắn lại đem bỏ hàng củ cải như mấy năm trước đây..." Bà ngưng giữa chừng.
"Một cái tên xứng đáng là một thương hiệu", ngài Henry nói nhỏ "Bà muốn nói chỉ cần phán đoán manh mối nhờ đối chiếu một vụ tương tự".
"Tôi biết bản tính con người", bà Marple nói "Thật là vô lý nếu bao nhiêu năm ở trong làng mà không biết tính từng người. Vấn đề đặt ra là ngài có tin tôi hay là không?"
Bà nhìn sâu vô mắt ông. Hai bên má đỏ ửng. Bà nhìn thẳng vào ông không một chút do dự.
Trong cuộc sống ngài Henry đã từng trải. Ngài nói đâu ra đó, không dài dòng. Không cầu kỳ và lập dị như bà Marple, ngài hiểu chuyện.
"Tôi phải tin bà, bà Marple. Nhưng tôi chưa hiểu sao bà buộc tôi phải biết về vụ này, và vì sao bà tìm tới đây".
"Tôi đã nghĩ đi nghĩ lại", bà Marple nói "Tôi suy nghĩ kỹ bằng chứng. Tôi muốn ông nên nhìn thẳng vô vấn đề viên thanh tra Drewit, thích tâng bốc lên mây, tôi biết. Tất nhiên là với vụ việc nghiêm trọng hơn chắc chắn đại tá cảnh sát trưởng Melchett sẽ hợp tác với ông".
Bà nhìn ông như van lơn.
"Dựa trên cơ sở nào bà muốn nhờ tôi giúp một tay?"
"Tôi nghĩ ra..." Bà Marple nói "Phải viết tên... chỉ cần một cái tên... trên mảnh giấy đưa cho ông. Nếu lỡ khi bị điều tra ông phải nói là... người này... không dính dáng tới vụ án. Mà này, có thể là tôi nhầm".
Bà dừng lại bất chợt rùng mình. "Phải nói là khiếp... khiếp thật... nếu một người vô tội phải bị treo cổ".
"Sao thế này..." Ngài Henry kêu lên hoảng hốt.
Bà quay lại nhìn ông sững sờ.
"Có thể tôi nhầm... mặc dù tôi nghĩ như vậy. Viên thanh tra Drewitt là một nhân vật kỳ tài. Nhưng sự cẩn tắc của một người thông minh lại rất nguy hiểm. Nó sẽ trượt rất xa".
Ngài Henry nhìn bà tấm tắc.
Lần này tìm kiếm một hồi bà Marple lôi ra chiếc túi đựng sổ tay, xé ra một mảnh giấy viết tên rồi xếp đôi lại đưa qua cho ngài Henry.
Ông mở ra coi. Chả có gì nhưng ông lại nhướng mày, nhìn qua bà Marple tay nhét mảnh giấy vô túi.
"Đấy, đấy", ngài nói "Chuyện này coi bộ ly kỳ. Trước giờ tôi chưa gặp, nhưng tôi sẽ hậu thuẫn cho bà, bà Marple".
Ngài Henry đang ngồi bên trong phòng cùng với đại tá Melchett cảnh sát trưởng và viên thanh tra mật thám Drewitt.
Ông cảnh sát trưởng dáng người nhỏ thó, tướng nhà binh trông dữ dằn. Viên thanh tra cao lớn, bề ngoài trông lanh lẹ.
"Rõ ràng là tôi muốn xen vô chuyện mấy ông". Ngài Henry cười nói "Tôi chưa tiện nói ra đây..."
"Kìa ông bạn, chúng tôi mừng lắm. Đấy là một việc làm đáng khích lệ".
"Chúng tôi lấy làm vinh dự, thưa ngài Henry". Viên thanh tra nói.
Ông cảnh sát trưởng nghĩ trong đầu: "Chán lắm, ông bạn, chuyện nhà Bantry. Ông chồng thì bôi bác nhà nước, bà vợ nói chuyện lảm nhảm mấy thứ rau củ".
Viên thanh tra thì nghĩ khác: "Tiếc là ta không được xử lý một việc hóc búa thế này. Một bộ óc nhạy bén nhất nước Anh. Ta có nghe nói. Tiếc là khi nói ông ta đã nghĩ ra".
Ông cảnh sát trưởng mạnh dạn nói:
"Tôi e rằng chuyện này có gì mờ ám. Ban đầu có thể là cô nàng ngã xuống sông, chuyện bất cẩn khi sinh hoạt thường ngày. May thay có bác sĩ Haydock, ông khám nghiệm tỉ mỉ. Một vết bầm trên cánh tay - phía tay trong. Vết thương do trước lúc tai nạn xảy ra. Tức là anh chàng kia níu tay cô ta xô xuống nước".
"Tức là phải ra sức?"
"Không cần phải ráng, không có dấu hiệu cho thấy nạn nhân vùng vẫy... bởi lúc đó cô ta bị níu tay bất thình lình, trên chiếc cầu trơn trợt. Nếu vậy muốn xô cô ta té xuống có khó gì đâu... cầu không bắt tay vịn".
"Ngài còn nhớ rõ nơi vụ việc xảy ra?"
"Có chứ. Trong làng có một thằng nhóc... Jimmy Brown... mười hai tuổi, lúc đó nó đang ở trong lùm cây bên kia sông, nghe thấy tiếng kêu la của một người từ phía chiếc cầu và một tiếng rơi bõm xuống nước, trời chạng vạng nhìn mọi thứ lờ mờ, không rõ. Ngay tức thì nó nhìn thấy một vật màu trắng trôi trên mặt nước, vội chạy ra nhảy xuống cứu. Đem được lên bờ nạn nhân đã ngất, khó cứu".
Ngài Henry gật.
"Thằng nhóc không nhìn thấy ai trên cầu?"
"Không, vì lúc đó trời nhá nhem, đầy sương mù. Tôi hỏi nó sau đó có nhìn thấy ai không hay là trước đó, nó quả quyết con bé nhảy xuống sông. Tất cả mọi người đều nghĩ như vậy".
"Nhưng mà, còn mảnh giấy..." Viên thanh tra Drewitt nói. Ông đưa qua cho ngài Henry.
"Mảnh giấy trong túi áo nạn nhân. Viết bằng bút chì của họa sĩ nhưng giấy bị thấm nước nên căng mắt mới đọc ra từng chữ".
"Nội dung ra sao?"
"Đây là nét chữ của Sandford. Hay lắm, vỏn vẹn một hàng: 'Tám rưỡi anh ra cầu gặp em. - R. S.' À, thời điểm gần tám rưỡi... sau đó vài phút... Jimmy nghe thấy tiếng kêu la và tiếng rơi bõm xuống nước".
"Không biết ngài đã gặp mặt Sandford lần nào chưa?" Đại tá Melchett tiếp tục câu chuyện. "Hắn về đây được một tháng. Là một kiến trúc sư trẻ, xây dựng nhiều kiểu nhà độc đáo. Hắn đang xây nhà cho Allington. Có trời mới biết... toàn bộ vật liệu hiện đại. Bàn ăn toàn bằng kính, ghế phẫu thuật bọc da, chân bằng thép. Bấy nhiêu đó không là gì, nhìn vô, mới thấy tính cách anh chàng Sandford. Vụng về... mất tư cách".
"Hắn bày trò dụ dỗ", ngài Henry nói, "là một trò xưa như trái đất, nhưng không làm sao lừa được, nên phải giết nàng".
Đại tá Melchett tròn xoe mắt.
"À thì ra thế", ông nói, "phải, phải".
"Vâng, thưa ngài Henry", Drewitt nói, "Thì đây... đây là một vụ án xấu xa, lộ liễu. Anh chàng Sandford đã làm cho con bé mang bầu. Rồi hắn chuồn về London. Ở đó hắn có một em... còn trẻ đẹp... đã hứa hôn trước. Vâng, nếu con bé hay được thì hắn sẽ mất toi công. Hắn hẹn gặp Rose tại đầu cầu, bữa đó trời sương mù, nhìn quanh không thấy ai... hắn níu lấy vai nàng, xô xuống nước. Hắn là đồ súc sinh... hắn phải bị trừng phạt xứng đáng. Tôi xin hết".
Ngài Henry ngồi lặng thinh một lúc, ngẫm nghĩ trong vụ này do thành kiến mà ra, một anh chàng kiến trúc sư thời nay trong một xóm làng xưa cổ như làng St. Mary Mead.
"Theo tôi đoán có phải anh chàng Sandford sắp làm cha đứa bé sắp chào đời nay mai?" ngài hỏi.
"Hắn sắp làm cha". Drewitt nói "Rose Emmott báo tin cho cha nàng biết. Rồi hắn sẽ lấy nàng làm vợ. Cưới nàng! Không phải hắn!"
"Trời ơi", ngài Henry nói "Sao mà giống như trong mấy vở kịch thời Victoria. Một vai nữ không ai ngờ, một thằng đểu từ London tới, người cha nghiêm khắc, tên phản bạn... chúng ta chỉ mong được đón nhận những đôi tình nhân chung thủy mà thôi. Vâng, để rồi tôi sẽ hỏi hắn cho ra?"
Ngài lớn tiếng hỏi:
"Ở làng này có ai ngắm nghé con bé chưa?"
"Ngài định nói Joe Ellis?" Viên thanh tra hỏi "Jose được lắm. Hắn làm nghề thợ mộc... Chà! Nếu như con bé chịu theo Joe..."
Đại tá Melchett gật đầu hiểu ý.
"Ông lo việc của ông đi". Viên thanh tra lớn tiếng.
"Joe Ellis làm sao dính vô vụ này?", ngài Henry hỏi.
"Chả ai biết làm sao", viên thanh tra nói "Hắn sống lặng lẽ. Hắn là thế. Mọi việc vẫn thế. Hắn chấp nhận mọi toan tính của Rose. Nàng chê hắn. Hắn vẫn chờ nàng quay về dù có bao lâu... Hắn là vậy đó".
"Tôi muốn được gặp hắn". Ngài Henry nói.
"À! Ta sẽ đến nơi gặp hắn". Đại tá Melchett nói "Chúng ta không bỏ qua việc này. Tôi thấy nên đến nhà Emmott trước, rồi nhà Sandford, sau cùng tới gặp Ellis. Ngài thấy có tiện không, Clithering?"
Ngài Henry đồng ý.
Mọi người tới quán Blue Boar gặp Tom Emmott. Thoạt nhìn gã người cao lớn, lực lưỡng, độ tuổi trung niên, mắt nhìn láo liên, chiếc cằm bạnh ra.
"Hân hạnh được gặp quý vị... chào ngài đại tá. Xin mời vô trong này nói chuyện tự nhiên hơn. Quý vị cần việc gì? Không hở? Xin nhường lời quý vị. Quý vị đến đây là có ý hỏi thăm con gái tôi. Chà! Nó là đứa con ngoan, con Rose. Nó xưa nay vẫn vậy... cho tới lúc gặp thằng súc sinh kia, xin lỗi quý ông, tôi nói vậy mới đúng. Nó hứa hẹn lấy con gái tôi. Tôi phải trừng trị hắn. Hắn đẩy nhào con tôi xuống nước. Quân súc sinh giết người. Gia đình tôi tan nát. Con gái tôi có tội tình gì..."
"Con gái ông đã cho ông hay là Sandford phải chịu trách nhiệm lo cho nó?" Melchett hỏi.
"Dạ có, nó ngồi kể cho tôi nghe tại chỗ này, căn phòng này".
"Rồi ông nói gì với con gái?" Ngài Henry hỏi.
"Nói gì với nó hở?" Người đàn ông có vẻ ngạc nhiên.
"Này, ông không dọa đuổi con ra khỏi nhà chứ?"
"Lúc đó tôi thấy choáng váng... tự nhiên vậy. Quý vị phải thông cảm cho tôi. Nhưng làm sao phải đuổi nó đi, không bao giờ!" Gã lại giận. "Không hiểu luật lệ để làm gì... tôi muốn nói bấy nhiêu. Luật lệ để làm gì? Hắn có bổn phận lo cho con tôi. Nếu không, lạy Chúa, hắn phải bồi thường!"
Gã đấm mạnh tay xuống bàn.
"Lần cuối ông còn nhìn thấy con gái vào lúc nào?" Melchett hỏi.
"Mới hôm qua, lúc ngồi uống trà".
"Ông thấy con gái ra sao?"
"Vâng, vẫn như mọi bữa, tôi không để ý. Giá mà tôi biết được..."
"Ông không biết gì đâu", viên thanh tra lạnh lùng nói.
Khách lục tục ra về.
"Emmott coi bộ khó mà tha cho việc này". Ngài Henry trầm ngâm nói.
"Tay này đểu", Melchett nói "Nếu gặp thời cơ hắn sẽ moi tiền Sandford".
Nơi đến tiếp theo là nhà anh chàng kiến trúc sư. Rex Sandford trông thực tế khác xa với hình ảnh ngài Henry mường tượng ra trong đầu. Nhìn bề ngoài gã cao lớn, nước da trắng trẻo, gầy nhom. Đôi mắt xanh mơ màng, tóc tai bờm xờm để dài tới gáy. Giọng nói nghe eo éo.
Đại tá Melchett tự giới thiệu trước rồi qua tới các vị khách cùng đi. Ông mướn đi thẳng vô vấn đề, ông đề nghị anh chàng kiến trúc sư kể lại đầu đuôi chuyện xảy ra tối hôm trước.
"Chắc anh đã biết", ông mào đầu câu chuyện, "tôi không có quyền buộc anh nói ra và những điều anh dựng lên sẽ phản lại anh. Tôi muốn xác định rõ vị trí của anh".
"Tôi... tôi không hiểu ông muốn nói gì". Sandford nói.
"Chắc anh đã biết vụ cô Rose Emmott chết đuối tối hôm qua".
"Biết chứ. Ôi! Thật là thảm thiết. Thiệt tình đêm qua tôi không thể chợp mắt. Sáng nay không đi làm nổi. Tôi cảm thấy có trách nhiệm... trách nhiệm ghê gớm".
Gã đưa tay lên vuốt tóc, trông càng rối bù hơn.
"Tôi không ngờ xảy ra chuyện rủi ro", gã nói ra vẻ đau đớn... "Tôi không cho là... tôi không biết gì về chuyện đó".
Gã ngồi xuống bên chiếc bàn, hai tay bưng mặt.
"Có phải tôi vừa nghe ông nói, ông Sandford, ông muốn từ chối không khai ra đêm qua ông đang ở đâu lúc tám rưỡi".
"Không, tôi không nhớ. Lúc đó tôi không có nhà. Tôi đang đi dạo như mọi bữa".
"Ông đến nhà cô Emmott?"
"Không. Tôi đi một mình, ngang qua khu rừng một quãng khá xa".
"Ông nói sao khi mảnh giấy này được tìm thấy trong túi áo nạn nhân?"
Viên thanh tra Drewitt đọc to lên một cách vô tư.
"Nào, thưa ông", viên thanh tra dứt khoát. "Ông không nhận là ông viết cái thư này?"
"Không, không dám. Ngài nói đúng. Tôi viết cái thư đó. Rose muốn tôi đến gặp nàng. Nàng đòi gặp tôi cho được. Tôi chưa biết tính sao, nên nghĩ cách viết giấy nhắn gởi cho nàng".
"À, vậy càng hay". Viên thanh tra nói.
"Nhưng tôi không đi!" Sandford kêu lên một tiếng thất thanh. "Tôi không đi! Thà rằng đừng nên gặp nàng, bởi sáng mai tôi phải về quê. Tôi thấy thà đừng... đừng gặp nhau nữa. Tôi định về London sau mới gửi thư sau... rồi định ngày... sắp xếp".
"Chắc ông đã biết, thưa ông, cô ấy cho biết là sắp có con, và xác định ông là cha đứa bé?"
Sandford càu nhàu, không nói ra.
"Nói vậy có đúng không?"
Sandford tay bưng kín mặt.
"Chắc là vậy". Gã nghẹn ngào nói.
"À!" Viên thanh tra không giấu được cảm xúc. "Nào trở lại chuyện ông 'đi dạo'. Đêm qua có ai nhìn thấy ông không?"
"Tôi không biết. Tôi nghĩ là không. Tôi còn nhớ hình như là không thấy ai".
"Tiếc thật".
"Ngài muốn nói sao?" Sandford nhìn sâu vô mắt ông.
"Chuyện tôi đi dạo một vòng hay là không, can hệ gì tới quý ông? Nó không liên quan đến việc tự cô ấy nhảy xuống sông".
"À", viên thanh tra nói "Ông biết mà, không phải cô ấy muốn tự vẫn. Cô ấy bị xô té xuống sông, ông Sandford ạ".
"Nàng..." phải một hồi lâu gã mới cảm nhận được hết chuyện rùng rợn. "Lạy Chúa! Thì ra..."
Gã ngồi phịch xuống ghế.
Đại tá Melchett định bỏ đi.
"Này Sandford, nên nhớ là..." Ông vừa đi vừa nói "Ông đừng tính chuyện đi ra khỏi nhà này".
Cả ba vị khách cùng lui ra. Viên thanh tra và ông cảnh sát trưởng liếc nhìn nhau.
"Vậy là đầy đủ, thưa ngài". Viên thanh tra nói.
"Vâng, ta cho ban hành trát đòi và ra lệnh bắt giữ hắn".
"Xin lỗi", ngài Henry vừa nói "Tôi bỏ quên đôi găng tay".
Ngài vụt chạy vô trong, Sandford vẫn ngồi yên trên ghế nhìn chăm chăm vô khoảng không.
"Tôi phải quay lại", ngài Henry nói, "để cho ông biết là tôi muốn giúp đỡ ông, chuyện riêng tư tôi không thể nói ra đây. Tôi muốn hỏi cho biết, nếu được, ông chỉ cần kể lại ngắn gọn chuyện quan hệ giữa ông với cô nàng Rose ra sao?"
"Cô ta thật xinh đẹp", Sandford nói "Rất đẹp và gợi tình. Và... và rồi nàng ở lì tại nhà tôi. Thề có Chúa, tôi nói thật. Nàng không để cho tôi yên. Tôi như bị cô lập, không ai thích gần gũi và như tôi đã kể, nàng đẹp vô cùng, nàng biết rõ điều đó..." Giọng gã như lạc đi, gã ngước nhìn, "Và rồi chuyện gì đã xảy ra. Nàng đòi tôi phải lấy nàng. Tôi không biết tính sao. Vì đã lỡ hứa hôn với một nàng trên London... thôi, chắc là xong một đời. Nàng chẳng hiểu gì đâu. Làm sao nàng hiểu được? Nàng cho tôi là kẻ vô tích sự, đúng quá. Như tôi đã kể, tôi không biết nên tính sao. Tôi phải lo tránh mặt Rose. Tôi tính về thành phố... gặp luật sư... lo dàn xếp chuyện tiền bạc cho nàng. Lạy Chúa, tôi chẳng khác nào một kẻ mất trí. Và mọi chuyện đã rõ, tôi là một nạn nhân. Nhưng sao mọi người lại trách tôi. Chính nàng phải lo liệu việc đó".
"Trước đây ông đã nghe nàng dọa đòi tự tử lần nào chưa?"
Sandford lắc đầu.
"Chưa nghe, nàng có bao giờ vậy đâu".
"Còn anh chàng Joe Ellis?"
"Anh chàng thợ mộc đó hả? Cả đời nhà hắn làm nghề đó. Anh chàng quê mùa... muốn đeo đuổi Rose".
"Chắc là hắn phải ghen?" Ngài Henry nói xen vô.
"Cũng biết ghen chứ... Nhưng là dân quê ngu đần. Hắn ngấm ngầm ôm hận".
"Thôi", ngài Henry nói "Tôi phải về đây".
Ngài chạy ra theo mấy ông khách kia.
"Tôi thấy là, Melchett..." Ngài nói "Ta nên lưu ý anh chàng này... Ellis... đến thăm anh ta trước đã rồi mới tính chuyện quyết liệt hơn. Không khéo nếu ban hành lệnh bắt e rằng lầm lẫn. Dù sao ghen tuông cũng là duyên cớ để gây án mạng... chuyện đời xưa nay đã vậy rồi".
"Đúng quá". Viên thanh tra nói, "Joe Ellis không rơi vô cái dạng này. Hắn hiền như bụt. Đấy! Chưa hề biết giận ai. Vậy thì ta nên thống nhất với nhau ra tới nơi hỏi gã đêm qua có đi đâu không. Giờ này hắn đang ở nhà. Hắn ở trọ nhà của bà Bartlett... người đàn bà đoan chính... một góa phụ, lo việc giặt ủi quần áo".
Các vị khác bước vô căn nhà nhỏ tươm tất gọn gàng. Một bà mập ú, tuổi trung niên chạy ra mở cửa. Trông mặt mũi bà tươi tắn, mở to đôi mắt xanh nhìn khách.
"Chào bà Bartlett", viên thanh tra lên tiếng, "cho tôi hỏi thăm Joe Ellis có ở đây không?"
"Mới vừa về khoảng mươi phút", bà Bartlett đáp. "Mời quý ông vô nhà, xin mời".
Lau vội hai tay vô tấm tạp dề, bà mời mấy ông khách bước vô ngoài nhà trước, bày đủ thứ đồ chơi thú nhồi bông, một chiếc ghế sô pha và mấy món đồ cũ kỹ.
Bà vội vã dọn một chỗ cho khách ngồi, kéo bớt cái kệ tủ ra cho trống chỗ, bà cất tiếng gọi:
"Joe, có khách đến nhà!"
Phía dưới nhà bếp tiếng nói vọng lên.
"Chờ tắm rửa xong tôi lên tới ngay".
Bà Bartlett nhếch mép cười.
"Mời bà vô đây". Đại tá Melchett nói "Mời bà ngồi".
"Ồ, tôi không dám".
Bà Bartlett được nghe mời xúc động.
"Bà thấy Joe Ellis ở đây được chứ?" Melchett hỏi cho có.
"Không còn chỗ chê, một thanh niên nề nếp, không biết một giọt rượu. Lo chí thú làm ăn, quán xuyến việc nhà. Cậu ấy đóng mấy cái kệ cho tôi, sửa lại tủ cất chén bát dưới nhà bếp. Đủ các món linh tinh trong nhà... Joe tính hay giúp người, không màng tới việc trả ơn. Chà! Vậy mà mấy anh chàng thanh niên ở quanh đây không thích anh ta lắm".
"Mấy cô nàng gặp anh ta thì có phước lắm". Melchett nói vu vơ "Nghe nói cậu ta mê cô nàng Rose Emmott trong làng này lắm thì phải?"
Bà Bartlett thở ra.
"Nghe nói tôi thấy mệt. Cậu ấy mê cô ả, còn cô nàng chẳng thèm ngó lại".
"Thường buổi tối Joe hay đi đâu chơi, bà Bartlett?"
"Ở nhà đây chứ đi đâu. Có khi thì làm thêm mấy việc lặt vặt. Đang học một khóa kế toán hàm thụ".
"À, thế đấy. Tối qua cậu ấy có ở nhà chứ?"
"Có".
"Có chắc không bà Bartlett?" Ngài Henry hỏi tới.
Bà quay qua nhìn ông.
"Chắc thế, thưa ngài".
"Vậy là khoảng từ tám đến tám rưỡi cậu ấy không đi đâu chơi?"
"À, không", bà Bartlett cười lên. "Cậu ấy lo sửa tủ đựng chén bát dưới bếp suốt cả buổi tối, còn tôi lo giúp một tay".
Ngài Henry nhìn nét mặt bà tươi cười, chợt một thoáng hồ nghi hiện ra trong đầu.
Một lúc sau Ellis từ nhà dưới đi lên, bước vô phòng.
Nhìn anh ta người cao lớn lực lưỡng, gương mặt điển trai, chất phác. Đôi mắt xanh nhìn e dè, nụ cười hiền hòa. Nói chung là một chàng trai dễ thương.
Melchett mở đầu câu chuyện, bà Bartlett lui ra ngoài, xuống nhà bếp.
"Chúng tôi đang mở cuộc điều tra về cái chết của Rose Emmot. Anh biết cô ta chứ, Ellis?"
"Có". Anh ta ngần ngừ rồi nói lầm bầm, "tôi chờ ngày được cưới nàng. Tội nghiệp!"
"Anh biết chuyện xảy ra với cô ấy?"
"Có", mắt anh ta long lên một cách tức giận. "Hắn xô nàng xuống nước, chính hắn. Thà vậy đi, lấy gã rồi nàng cũng sẽ khổ. Tôi biết đến lúc đó nàng sẽ quay lại tìm tôi. Tôi sẽ lo hết cho nàng".
"Cho dù..."
"Không phải lỗi tại nàng. Hắn hứa hão, muốn lừa nàng. Ôi! Nàng kể cho tôi nghe. Nàng đâu có muốn tự vẫn... Hắn không đáng giá".
"Tối qua lúc tám rưỡi anh ở đâu, Ellis?" Phải chăng do ngài Henry quá tưởng tượng hay là câu trả lời đã được anh ta sắp sẵn trong trí nên anh ta trả lời nhanh chóng.
"Tôi ở nhà đây, lo sửa tủ kệ ở dưới nhà bếp cho bà B. ngài hỏi bà ấy thì biết".
"Anh chàng mau miệng ghê". Ngài Henry nghĩ trong đầu. "Bình thường gã ăn nói chậm chạp, vậy tức là cho thấy gã đã chuẩn bị trước lời đối đáp".
Sau đó ngài nghĩ bụng chắc là ngài quá sức tưởng tượng. Ngài nghĩ ra đủ chuyện... đúng vậy, tưởng tượng thấy nỗi sợ thoáng hiện trong đôi mắt xanh lúc gã ngồi đó.
Trao đổi thêm mấy việc, các vị khách cáo lui ra về. Ngài Henry xin phép trở xuống nhà bếp. Bà Bartlett đang đứng bên bếp lò nấu ăn. Bà vui vẻ ngước nhìn ngài. Cái tủ kệ kê sát vô vách, chưa làm xong, đồ nghề còn bày ra đó.
"Ellis lo làm cả buổi tối hôm trước đấy sao?" Ngài Henry hỏi.
"Vâng, khéo đấy chứ thưa ngài, cậu ta là một tay thợ lành nghề, Joe khá lắm".
Bà nói nghe rất tự nhiên... không vấp váp.
Còn Ellis... có phải gã nghĩ ra chuyện này? Không, phải có một cái gì khác hơn.
"Ta phải dò xét lại cho kỹ". Ngài Henry nghĩ.
Vừa quay bước đi ra ngoài chân ngài vấp phải chiếc xe đẩy trẻ em.
"Không khéo thằng bé nó thức dậy". Ngài nói.
Bà Bartlett cười giòn.
"Ồ, không phải, thưa ngài. Tôi đâu có con... nghĩ tội nghiệp, chiếc xe đó tôi cất đồ giặt ủi".
"À, thì ra thế".
Bất chợt ngài buột miộng nói:
"Bà Bartlett, bà biết Rose Emmott chớ. Bà có thể cho tôi biết đôi nét về cô nàng đó được chứ?"
Bà nhìn sâu vô mắt ông.
"Dạ được, thưa ngài. Con bé ấy nó nhẹ dạ. Nay thì nó đã chết rồi... nhắc lại mấy chuyện đau buồn làm chi nữa".
"Nhưng lý do tôi muốn hỏi là... tôi muốn nghe ý kiến của riêng bà". Ngài nói nghe xuôi tai.
Bà do dự, chưa hiểu ý ngài.
"Con bé ấy nó không đáng gì, thưa ngài", bà lặng lẽ nói "Trước mặt Joe, tôi tránh không nói ra. Con bé nó moi hết tiền. Ai chớ nó dám lắm... tiếc thật. Chắc ngài biết rồi chứ?"
Vâng, ngài Henry biết thế. Nhà Joe Ellis cảm thấy bị xúc phạm. Vì đã quá tin người trong vụ này khi biết rõ sự thật càng xấu xa hơn.
Ngài bỏ đi khỏi, trong người thấy chưa yên. Mất công toi chẳng thu được gì. Cả buổi tối hôm trước Joe Ellis lo cắm cúi làm việc nhà. Bà Bartlett có ở đó giúp gã một tay. Vậy thì có ai tung ra chuyện này trước? Lấy gì làm bằng chứng đối chiếu... ngoại trừ bằng chứng hồ nghi cho câu trả lời sắp đặt trước cửa Joe Ellis... khi nghe hỏi tới gã mau miệng nói ra ngay.
"Vâng". Melchett nói, "đến đây ta có thể đã hiểu rõ mọi việc, phải không?"
"Rõ quá, thưa ngài", viên thanh tra nói "Sandford là người ta cần bắt giữ. Không cần phải suy xét, việc rõ như ban ngày. Theo tôi thấy rõ là hai cha con cô nàng muốn tống tiền. Gã làm gì có tiền... gã lo sợ nếu chuyện tới tai vị hôn thê... chán nản, gã không còn chọn lựa nào khác hơn. Ngài thấy sao?" Ông nói xong quay lại ngài Henry.
"Có thể là như vậy", ngài Henry nói "Nhưng... theo tôi thì anh chàng Sandford không dám có hành vi táo bạo đến vậy".
Nói vậy chứ ngài thừa hiểu lời phản bác vừa rồi không ăn thua gì. Một con thú lúc bị dồn vô thế bí nó sẽ cắn càn.
"Cho tôi gặp thằng nhóc con". Bất chợt ngài nhớ ra. "Chính tai nó nghe tiếng nàng kêu cứu".
Jimmy Brown là một thằng nhóc sáng dạ, nhìn bề ngoài nó nhỏ hơn tuổi thực, mặt mũi láu lỉnh. Nó chờ để được hỏi, cảm thấy bất bình khi hiểu được câu chuyện đau thương xảy ra ngay cái đêm định mệnh.
"Lúc đó cháu đang ở bên kia sông, ta biết". Ngài Henry nói, "con sông chảy qua làng cháu, vậy cháu nhìn thấy ai bên đó chạy ra tới cầu không?"
"Có, cháu thấy có người trong lùm cây. Chính là anh Sandford, anh ta đã xây lên mấy căn nhà kỳ cục".
Ba vị khách nhìn nhau không nói.
"Vậy là mười phút sau cháu mới nghe tiếng kêu cứu phải không?"
Thằng nhóc gật.
"Còn thấy ai nữa không... có mấy người đứng bên kia sông hả?"
"Có một người đi men theo đường làng. Vừa đi chầm chậm, vừa huýt gió. Chắc là Joe Ellis".
"Cháu làm sao nhìn thấy rõ mặt anh ta?" Viên thanh tra hỏi gắt. "Lúc đó trời mù sương".
"Con nghe tiếng huýt gió mới biết", thằng nhóc nói "Joe thích huýt gió bài hát đó... 'Ta muốn thấy nàng hạnh phúc', anh ấy nhớ có mỗi một điệu đó thôi".
Nó học đòi theo lối bọn trẻ mới lớn khi dễ lớp đàn anh.
"Ai huýt gió bài đó mà không được". Melchett nói "Vậy là anh ta đi thẳng ra tới đầu cầu?"
"Không... Đi đàng kia... đi vô làng".
"Ta không nên quan tâm tới việc người chưa biết mặt là ai", Melchett nói, "cháu nghe tiếng kêu và một tiếng rớt bõm xuống nước, một lát sau thấy xác người nổi lên, bỏ chạy đi kêu cứu, quay lại chỗ cây cầu, chạy băng qua vô làng. Chạy tới nơi không thấy ai đang đứng gần đầu cầu hay sao?"
"Hình như có hai ông đẩy xe cút kít, hai ông ở đàng xa, không biết có phải đi tới đây không, thấy nhà ông Giles gần hơn, cháu chạy tới đó".
"Khá lắm, nhóc con", Melchett nói "Cháu nhanh trí đấy. Cháu có học hướng đạo không?"
"Dạ có".
"Khá lắm. Ta phải khen khá lắm".
Ngài Henry lặng thinh nghĩ ngợi, ông rút trong túi ra một mảnh giấy, nhìn xuống lắc đầu. Hình như không phải... vậy thì...
Ngài đi gặp bà Marple.
Bà tiếp đón ngài tại phòng khách trang trí theo lối cổ.
"Tôi đến để thuật lại diễn tiến vụ việc", ngài Henry nói "Theo tôi thấy mọi việc diễn ra không như ý muốn. Họ đang lập thủ tục bắt giữ Sandford. Họ nói làm vậy là phải..."
"Ông không tìm ra một điểm nào... biết nói sao đây... để hậu thuẫn cho ý kiến tôi đã đóng góp hay sao?" Bà lúng túng... lo ngại. "Có lẽ tôi đã nhầm... thật sự mà nói. Ngài có đủ kinh nghiệm... để khám phá ra nội vụ".
"Trước tiên là..." Ngài Henry nói "Tôi thấy khó tin. Hai nữa phải đối phó với một tên tội phạm viện cớ vắng mặt tại hiện trường. Tối hôm đó Joe Ellis lo sửa kệ tủ dưới nhà bếp, có bà Bartlett lo phụ giúp một tay".
Bà Marple nghiêng người ra trước, hít một hơi sâu.
"Không thể nói vậy được". Bà nói, "bữa đó nhằm tối thứ Sáu".
"Tối thứ Sáu à?"
"Vâng... tối thứ Sáu. Thường tối thứ Sáu bà Bartlett đi giao đồ giặt ủi cho mấy nhà trong xóm".
Ngài Henry ngả người ra sau ghế. Chợt ngài nhớ lại lời thằng nhóc Jimmy Brown kể có nghe tiếng một anh chàng huýt gió... đúng quá đi rồi.
Ngài đứng lên, sốt sắng bắt tay bà Marple.
"Tôi muốn nói là đã tìm thấy ẩn số", ngài nói "Dù sao tôi phải ráng..."
Sau năm phút ngài đã có mặt tại nhà trọ bà Bartlett, nhìn thấy anh chàng Joe Ellis đang ngồi quanh mấy món đồ sứ bày ra trước mặt.
"Anh đã nói dối, Ellis, về chuyện tối qua". Ngài mạnh dạn nói "Không có chuyện anh lo sửa kệ tủ dưới nhà bếp lúc từ tám giờ tới tám rưỡi. Chỉ vài phút trước khi Rose Emmot bị giết anh đi ra bờ sông, về phía đầu cầu".
Gã há hốc mồm.
"Không phải nàng bị giết chết... không phải. Tôi không biết chuyện đó. Nàng nhảy xuống sông, thật mà. Nàng muốn liều mạng. Tôi không làm gì hại nàng, không..."
"Vậy sao anh phải bịa chuyện lúc đó đang ở đâu?" Ngài Henry gắt gỏng.
Mắt gã chớp chớp có vẻ áy náy.
"Tôi lo sợ. Bà B. nhìn thấy tôi đang đi ra ngoài đó và khi hay được chuyện gì xảy ra... Vâng, bà thấy nguy cho tôi. Tôi nghĩ ra chuyện ở nhà sửa kệ tủ, bà đồng ý nói đỡ cho tôi. Bà không phải như người ta, bà tử tế với tôi".
Không nói lời nào ngài Henry trở xuống nhà bếp. Bà Bartlett đang giặt đồ.
"Bà Bartlett", ngài nói "Tôi đã biết hết. Bà nên thú thật đi... tức là, nếu bà không muốn nhìn thấy Joe Ellis bị treo cổ vì không có tội tình gì... Không, chắc bà không chịu đâu. Để tôi kể lại cho bà nghe. Tối hôm trước bà đi giao đồ giặt ủi cho mấy nhà trong xóm. Bà gặp Rose Emmott. Bà biết chuyện nàng muốn bỏ rơi Joe, đi theo người khác. Lúc này nàng mới thấy khổ... Joe hay được muốn trở lại với nàng... muốn lấy nàng làm vợ và nếu nàng thấy cần phải có gã. Gã về đây ở chung với bà được bốn năm. Bà đem lòng thương gã, bà thương mến gã. Bà căm ghét cô nàng kia, bà không chịu nổi cảnh con bé đĩ thỏa cuỗm mất anh chàng kia đi. Bà còn khỏe lắm, bà Bartlett. Bà níu lấy vai con bé xô xuống dòng nước. Mấy phút sau bà nhìn thấy Joe Ellis. Từ bên kia sông Jimmy nhìn thấy có hai người... lúc đó trời tối sương mù nó nhìn chiếc xe đẩy trẻ con tưởng đâu là xe cút kít, bà nghĩ là Joe có thể bị nghi oan, nên bà bịa ra chuyện lúc đó gã không đi ra ngoài bờ sông nhưng thiệt ra là muốn nhằm bảo vệ cho bà. Nào, bà thấy tôi kể nghe có đúng không?"
Ngài hít vô một hơi. Ngài đã nắm chắc phần cán.
Bà đứng đó xoa hai tay lên tấm tạp dề, thủng thỉnh kể lại.
"Đúng như lời ngài kể". Bây giờ bà mới chịu khai, giọng bà chùng xuống. Cái giọng này mới đáng sợ, ngài Henry nghĩ bụng. "Tôi không hiểu vì sao tôi làm vậy. Trơ tráo... tôi muốn nói con bé đó. Tôi thấy bị choáng... nó không thể nào chiếm đoạt được Joe. Tôi gặp phải nhiều bất hạnh. Chồng tôi khổ sở... tật nguyền lại khó tính. Tôi đã lo cho ông ta. Gặp lúc Joe đến ở trọ. Tôi đâu đã già, thưa ngài, bởi vì tóc tôi bạc sớm. Tôi mới có bốn mươi thôi. Tôi chỉ còn có Joe. Tôi lo cho gã hết mình... từ A tới Z. Như là một đứa trẻ, thú thật với ngài, anh ta dễ thương dễ nghe. Gã thuộc về tôi, để tôi có người nương tựa. Cũng chỉ vì... chỉ vì..." Bà nuốt giận... cố nén cơn xúc động. Ngay lúc này nhìn bà vẫn còn khỏe. Bà đứng ngay dậy, nhìn chăm chăm ngài Henry. "Tôi đã khai ra, thưa ngài. Tôi không ngờ có người biết chuyện này. Làm sao ngài biết hết... Tôi không ngờ... tôi đã chắc chắn".
Ngài Henry khẽ lắc đầu.
"Không phải mỗi mình tôi biết". Ngài nói... sực nhớ mảnh giấy còn cất trong túi áo, nét chữ viết nắn nót theo lối xưa.
"Bà Bartlett, người cho Joe Ellis ở trọ tại ngôi nhà số 2, Mill Cottages".
Và lần này bà Marple lại đoán trúng.

Agatha Christie
Đào Đăng Trạch Thiên dịch
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tiếng chuông chùa Tử Đằng – Truyện ngắn Nguyễn Đức Hạnh 27 Tháng Sáu, 2023 Gần đây, cả thế giới xôn xao bàn luận về tiếng chuông có mà...