Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

Những nhịp cầu lãng mạn trong âm nhạc

Những nhịp cầu lãng mạn trong âm nhạc

Gần đây đọc báo, xem phối cảnh đẹp đẽ tuyệt vời của cầu Tứ Liên, cầu dây văng thứ hai sau cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng dài 4,8km nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, dù mới chỉ là dự án, tôi vẫn bỗng nhớ đến những cây cầu ‘lãng mạn’ trong nhạc.
1. Năm 1947, nhạc sĩ Phạm Duy, khi cùng người yêu cũ là một vũ nữ đã hoàn lương, qua một cây cầu không tên bắc qua sông Nậm Thi ở Lào Cai, đã đứng lại và sáng tác một nhạc phẩm bất hủ để thổ lộ tâm tình của mình:
“Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ/ Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu/ Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời/ Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa…
Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ/Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa/Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa/Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ…
Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi/Nắng ngừng bên chiếc cầu biên giới/ Xa xa thoáng đàn trầm vô tư/ Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ/ Bên cầu biên giới/ Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi/ Sông nước xa xôi,/ Mây núi khắp nơi Không tỏ một đôi lời …
Ôi giấc mơ qua/ Mộng đời phiêu lãng giang hồ/ Sống trong lòng người đẹp Tô Châu/ Hay là chết bên bờ sông Da – nube/ Những đêm sáng sao…
Nhưng đường quá xa vời/Hương trời vẫn mê mải Đời tôi sao vẫn còn biên giới!/Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây/Ôi dòng tóc êm đềm!/Ôi bể mắt đắm chìm!/Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ/Mộng bền năm xưa/Chỉ là mơ qua… ”
(Bên cầu biên giới)
2. Cầu sông Kwai là tên một bộ phim có tên tiếng Anh: The Bridge on the River Kwai, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên có tên tiếng Pháp: Le pond de la Rivière Kwai về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 xảy ra ở Miến Điện (Myanmar).
Bài hát Cầu sông Kwai xuyên suốt nội dung phim có lời tiếng Pháp như sau:
“Le pont de la riviere Kwai/Hello le soleil brille brille brille/Hello tu reviendras bientot/Là-bas dans ton village/Auvert cottage/Plein de chants d’oiseaux
Hello le soleil brille brille brille/Hello chez toi l’amour t’attend/Là-bas fuyant le monde/Veille une blonde
Qui brode en riant
Hello le soleil brille brille brille/Hello le lilas/fleurira/Là-bas dans ton Ecosse/Le jour de noces…”
Bản nhạc có version trình diễn bằng cách huýt sáo rất độc đáo.
Cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội
3. Một bản nhạc khác có tên tiếng Anh: Bridges of Madison County (Những cây cầu của quận Madison) là sự tương tác những cảnh trong phim cùng tên do diễn viên gạo cội Clint Eastwood đóng chính và do Neil Diamond soạn nhạc:
“Written in these walls are the stories that I can’t explain/I leave my heart open but it stays right here empty for days/She told me in the morning she don’t feel the same about us in her bones/It seems to me that when I die these words will be written on my stone/And I’ll be gone, gone tonight/The ground beneath my feet is open wide/The way that I been holding on too tight/With nothing in between…”
Tôi không phải là kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng, nhưng hình ảnh những chiêc cầu, đặc biệt là những chiếc cầu có thiết kế đẹp và độc đáo; gắn liền với những những di tích lịch sử hay văn hóa dân tộc luôn luôn cuốn hút tôi.
Mỗi khi có dịp đến thăm những thành phố có những cây cầu như vậy, tôi thường lên lịch đến thăm. Chẳng hạn như khi đến Hà Nội, tôi không thể không thăm cây cầu Long Biên, Chương Dương…; đến Quảng Trị, cầu Bến Hải; đến Huế, cầu Trường Tiền, Phú Xuân…; đến Đà Nẵng, cầu sông Hàn…; đến Nha Trang, cầu Xóm Bóng…; đến Tuy Hòa, cầu Đà Rằng…
Với tôi, mỗi cây cầu là một hình ảnh ‘quốc hồn’ của đất nước…
16/4/2024
Trần Danh Thùy
Theo https://vanhocsaigon.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Về Nhà văn Khái Hưng

Về Nhà văn Khái Hưng Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trầ...