MƠ TRĂNG
Thương tặng T.T.Q.T
Em rướn mình hà hít nụ hôn anh
Tê tái lắm. Cuộc tình mình thật tội
Môi khóa môi mà sao xa vời vợi
Đêm cuống cuồng khỏa lấp nỗi chơi vơi.
Anh vùi mình giấu vội lệ rơi
Tim rời rã giữ cõi hồn trống vắng
Câu yêu đương nửa chừng nghẹn đắng
Đêm rã rời lẩn khuất ánh trăng thanh.
Anh ngại ngùng khi em chợt hỏi anh
“Anh hạnh phúc hay chỉ lời chót lưỡi”
Biết nói sao để không thành giả dối
Rưng rức buồn...
Day dứt giấc mơ trăng.
Thương tặng T.T.Q.T
Em rướn mình hà hít nụ hôn anh
Tê tái lắm. Cuộc tình mình thật tội
Môi khóa môi mà sao xa vời vợi
Đêm cuống cuồng khỏa lấp nỗi chơi vơi.
Anh vùi mình giấu vội lệ rơi
Tim rời rã giữ cõi hồn trống vắng
Câu yêu đương nửa chừng nghẹn đắng
Đêm rã rời lẩn khuất ánh trăng thanh.
Anh ngại ngùng khi em chợt hỏi anh
“Anh hạnh phúc hay chỉ lời chót lưỡi”
Biết nói sao để không thành giả dối
Rưng rức buồn...
Day dứt giấc mơ trăng.
Hà Nội, đêm 2 tháng 9 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Thật tình tôi không biết thơ Đặng Xuân Xuyến hay
hay là dở nhưng qua những bài thơ mà tôi đọc được, tôi khám phá ở anh
một tâm hồn đầy ắp là thơ. Người thơ không phải người sáng tác mới
là thơ, lại càng không phải chỉ người sáng tác hay mới là thơ. Người
thơ là người có tâm hồn nhạy bén trong cảm thụ những điều mà nhà
thơ Hàn Mặc Tử đã viết: “Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói
đến mộng là nói đến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong
trẻo. Trên đầu Người là cao cả, vô biên và vô lượng: xung quanh Người
là mơn trớn với yêu đương vây phủ bởi trăm dây quyến luyến làm bằng êm
dịu, làm bằng thanh bai…” Thơ Đặng Xuân Xuyến chất chứa thật và đầy
sự rung động của Người đi giữa nguồn trong trẻo, cho nên có đôi lúc
ý, từ “mới lạ”, gây “phản cảm” cho một ít người nhưng chính những ý,
từ đó phát tiết được những điều bí ẩn của “nguồn trong trẻo” “vô
biên và vô lượng” mà một tâm hồn nhạy bén phải dùng nó như dùng một
tiếng đàn phá cách để truyền đi một thứ âm thanh lạ cho đời. Ví như
bài thơ “Mơ Trăng”, ta tìm thấy ở đây một cơn mơ phi lý trong giây phút
ái ân. Đọc vế thơ đầu ta thấy hụt hẫng ngay, hụt hẫng vì cái giây
phút ái ân đó quá cuồng nhiệt, quá say đắm, nó lại làm cho đau tâm
hồn, làm cho tê tái con tim:
Em rướn mình hà hít nụ hôn anh
Tê tái lắm. Cuộc tình mình thật tội
Môi khóa môi mà sao xa vời vợi
Đêm cuống cuống khỏa lấp nỗi chơi vơi
Nếu một người không có tâm hồn thơ thì đây là giây phút của xác thịt, giây phút của biết bao nhiêu cử chỉ cuống cuồng đắm đuối. Ngược lại, người thơ dầu trong dục tình vẫn hưởng thụ nó bằng con tim, bằng sự trong trẻo, sự quyến luyến sự thanh bai, cho nên Đặng Xuân Xuyến phải đau khổ vì con tim anh rung động nghịch với những điều thể xác đang làm. Không cần biết nguyên nhân của sự nghịch lý, chỉ cần biết sự nghịch lý phơi bày hai vẻ đẹp trong vế thơ nầy: vẻ đẹp của sự đam mê dục vọng và vẻ đẹp của sự đau khổ tâm hồn. Hai vẻ đẹp như hai viên kim cương lóng lánh, một viên sáng u trầm và một viên sáng rực rỡ. Đọc thơ nầy nếu thớ thịt, đường máu trong ta không căn thẳng thì ta khó thấy vẽ đẹp của sự đam mê dục vọng. Đọc thơ nầy nếu con tim ta không co thắt lại thì ta cũng khó thấy sự đau thương trong tình tuyệt vọng. Người thơ là người biết nó có trong cùng giờ cùng phút.
Bước qua vế thơ thứ nhì ta thấy đang hôn nhau mà lại nhớ đến trăng và cay đắng về trăng:
Anh vùi mình dấu vội lệ rơi
Tim rời rã giữ cõi hồn trống vắng
Câu yêu đương nửa chừng nghẹn đắng
Đêm rã rời lẩn khuất ánh trăng thanh
Bây giờ có hai Đặng Xuân Xuyên, một Đặng Xuân Xuyên đang vùi trong hương hoa của tình yêu và một Đặng Xuân Xuyên đang vùi trong trủng sầu bi, khắc khỏai và đắng cay. Lúc nầy nhà thơ đương yêu hay là không yêu? - Đâu biết được. Xem thơ tưởng rằng không yêu. Yêu là đau khổ. Nhà thơ đang đau khổ, nghĩa là nhà thơ đang yêu. Chỉ biết nhà thơ đang ôm một khối tình, khối tình nóng cháy như hỏa diệm sơn mà cũng rét cóng như băng giá miền cực bắc. “Trăng thanh” được nhắc đến trong vế thơ nầy, trong giờ phút mà đúng ra không có cả đất trời. Trăng là hiện thân của thơ mộng, là vị thần của những mối tình hạnh phúc. Trăng thanh nếu còn một nửa là dấu hiệu của tình chia ly, tình xa cách và trăng thanh biến mất thì tình hầu như đã chết. Hàn Mạc Tử nói “Cả miệng ta trăng là trăng/ Cả lòng ta vô số gái hồng nhan” để thể hiện thứ tình yêu cuồng nộ “Bây giờ tôi dại tôi điên” ngự trị trong tâm hồn thi sĩ. Đặng Xuân Xuyến cũng cần một thứ tình yêu đó xảy ra trong lòng mình nhưng không có. Đặng Xuân Xuyến cũng chỉ là con tằm muốn ăn ngấu nghiến lá dâu tình yêu đặc biệt để nhả ra tơ óng ánh cho đời nhưng không có. Vì vậy anh nhớ đến trăng, thứ trăng mà Hàn Mạc Tử ngậm vô số trong miệng mình. Anh đã nhớ trăng ấy trong giờ phút anh ân ái với người mà qua thơ ta biết có nhiều uẩn khúc trong tình. Biết đâu nỗi đau của Đặng Xuân Xuyến cũng có thể giống như nỗi đau của Hàn Mạc Tử với Mộng Cầm để ông hận thù Phan Thiết là nơi ông “chôn hận ngàn thu”. Vế thơ nầy có “lệ rơi, rời rã, rã rời, nghẹn đắng…” là những từ của ca cổ, tuy thế tác giả buộc phải dùng nó để trút hết uẩn khúc trong lòng, nhờ đó tiếng thơ mang nỗi buồn hiện tại nhưng có cái âm hưởng đầy tính lãng mạn của những ngày đầu Thơ Mới.
Qua vế thơ thứ ba tác giả thổ lộ tâm trạng chính của mình: Day dứt giấc mơ trăng:
Anh ngại ngùng khi em chợt hỏi anh
“Anh hạnh phúc hay chĩ là chót lưỡi”
Biết nói sao để không thành giả dối
Rưng rức buồn…
Day dứt giấc mơ trăng.
Ngại ngùng, ngần ngừ hay phân vân là tính cách của một con người không biết nói dối. Ở đây nhà thơ chẳng phải muốn tìm lời nói dối mà chỉ muốn tìm lời diễn đạt cho đúng ý mình. Tình yêu hiện có trong lòng thi sĩ hay không có trong lòng thi sĩ ta đâu biết được. Ta chỉ biết được nhà thơ hụt hẫng đang khi ân ái vì nhà thơ mơ ước một giấc mơ trăng mà trăng đã lẩn khuất để cho đêm rã rời, để cho cõi hồn trống vắng ngay cái lúc đang hôn nhau. Phải chăng nhà thơ cần một tình yêu rất lớn? Phải chăng thứ tình yêu bình thường, những ân ái bình thường không đáp ứng được cho một trái tim nhạy bén, một tâm hồn thơ luôn mơ mộng sự trong trẻo, sự vô biên, dây quyến luyến vượt quá cuộc đời. Con người thật của Đặng Xuân Xuyến ra sao ta đâu biết được nhưng thơ Đặng Xuân Xuyến quả là đúng như vậy. Nhà thơ có lẽ cũng ngậm đầy miệng trăng là trăng như Hàn Mạc Tử nhưng Hàn Mạc Tử thì “Ta nhả ra đây một nàng/ Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây/ Cho vì sao rụng xuống mái rừng say”, nghĩa là có lúc thi sĩ ngây ngất cùng nàng trăng trong miệng mình nhả ra, còn Đặng Xuân Xuyến thì trăng chỉ nằm trong “day dứt giấc mơ”.
Mơ trăng của hàng vạn thi sĩ là một cơn mơ thú vị. Mơ trăng của Đặng Xuân Xuyến là một cơn mơ xót xa rưng rức. Chỉ thế cũng đủ chứng minh bài thơ là độc đáo. Khen nhiều cũng chẳng làm cho bài thơ hay thêm nữa.
Em rướn mình hà hít nụ hôn anh
Tê tái lắm. Cuộc tình mình thật tội
Môi khóa môi mà sao xa vời vợi
Đêm cuống cuống khỏa lấp nỗi chơi vơi
Nếu một người không có tâm hồn thơ thì đây là giây phút của xác thịt, giây phút của biết bao nhiêu cử chỉ cuống cuồng đắm đuối. Ngược lại, người thơ dầu trong dục tình vẫn hưởng thụ nó bằng con tim, bằng sự trong trẻo, sự quyến luyến sự thanh bai, cho nên Đặng Xuân Xuyến phải đau khổ vì con tim anh rung động nghịch với những điều thể xác đang làm. Không cần biết nguyên nhân của sự nghịch lý, chỉ cần biết sự nghịch lý phơi bày hai vẻ đẹp trong vế thơ nầy: vẻ đẹp của sự đam mê dục vọng và vẻ đẹp của sự đau khổ tâm hồn. Hai vẻ đẹp như hai viên kim cương lóng lánh, một viên sáng u trầm và một viên sáng rực rỡ. Đọc thơ nầy nếu thớ thịt, đường máu trong ta không căn thẳng thì ta khó thấy vẽ đẹp của sự đam mê dục vọng. Đọc thơ nầy nếu con tim ta không co thắt lại thì ta cũng khó thấy sự đau thương trong tình tuyệt vọng. Người thơ là người biết nó có trong cùng giờ cùng phút.
Bước qua vế thơ thứ nhì ta thấy đang hôn nhau mà lại nhớ đến trăng và cay đắng về trăng:
Anh vùi mình dấu vội lệ rơi
Tim rời rã giữ cõi hồn trống vắng
Câu yêu đương nửa chừng nghẹn đắng
Đêm rã rời lẩn khuất ánh trăng thanh
Bây giờ có hai Đặng Xuân Xuyên, một Đặng Xuân Xuyên đang vùi trong hương hoa của tình yêu và một Đặng Xuân Xuyên đang vùi trong trủng sầu bi, khắc khỏai và đắng cay. Lúc nầy nhà thơ đương yêu hay là không yêu? - Đâu biết được. Xem thơ tưởng rằng không yêu. Yêu là đau khổ. Nhà thơ đang đau khổ, nghĩa là nhà thơ đang yêu. Chỉ biết nhà thơ đang ôm một khối tình, khối tình nóng cháy như hỏa diệm sơn mà cũng rét cóng như băng giá miền cực bắc. “Trăng thanh” được nhắc đến trong vế thơ nầy, trong giờ phút mà đúng ra không có cả đất trời. Trăng là hiện thân của thơ mộng, là vị thần của những mối tình hạnh phúc. Trăng thanh nếu còn một nửa là dấu hiệu của tình chia ly, tình xa cách và trăng thanh biến mất thì tình hầu như đã chết. Hàn Mạc Tử nói “Cả miệng ta trăng là trăng/ Cả lòng ta vô số gái hồng nhan” để thể hiện thứ tình yêu cuồng nộ “Bây giờ tôi dại tôi điên” ngự trị trong tâm hồn thi sĩ. Đặng Xuân Xuyến cũng cần một thứ tình yêu đó xảy ra trong lòng mình nhưng không có. Đặng Xuân Xuyến cũng chỉ là con tằm muốn ăn ngấu nghiến lá dâu tình yêu đặc biệt để nhả ra tơ óng ánh cho đời nhưng không có. Vì vậy anh nhớ đến trăng, thứ trăng mà Hàn Mạc Tử ngậm vô số trong miệng mình. Anh đã nhớ trăng ấy trong giờ phút anh ân ái với người mà qua thơ ta biết có nhiều uẩn khúc trong tình. Biết đâu nỗi đau của Đặng Xuân Xuyến cũng có thể giống như nỗi đau của Hàn Mạc Tử với Mộng Cầm để ông hận thù Phan Thiết là nơi ông “chôn hận ngàn thu”. Vế thơ nầy có “lệ rơi, rời rã, rã rời, nghẹn đắng…” là những từ của ca cổ, tuy thế tác giả buộc phải dùng nó để trút hết uẩn khúc trong lòng, nhờ đó tiếng thơ mang nỗi buồn hiện tại nhưng có cái âm hưởng đầy tính lãng mạn của những ngày đầu Thơ Mới.
Qua vế thơ thứ ba tác giả thổ lộ tâm trạng chính của mình: Day dứt giấc mơ trăng:
Anh ngại ngùng khi em chợt hỏi anh
“Anh hạnh phúc hay chĩ là chót lưỡi”
Biết nói sao để không thành giả dối
Rưng rức buồn…
Day dứt giấc mơ trăng.
Ngại ngùng, ngần ngừ hay phân vân là tính cách của một con người không biết nói dối. Ở đây nhà thơ chẳng phải muốn tìm lời nói dối mà chỉ muốn tìm lời diễn đạt cho đúng ý mình. Tình yêu hiện có trong lòng thi sĩ hay không có trong lòng thi sĩ ta đâu biết được. Ta chỉ biết được nhà thơ hụt hẫng đang khi ân ái vì nhà thơ mơ ước một giấc mơ trăng mà trăng đã lẩn khuất để cho đêm rã rời, để cho cõi hồn trống vắng ngay cái lúc đang hôn nhau. Phải chăng nhà thơ cần một tình yêu rất lớn? Phải chăng thứ tình yêu bình thường, những ân ái bình thường không đáp ứng được cho một trái tim nhạy bén, một tâm hồn thơ luôn mơ mộng sự trong trẻo, sự vô biên, dây quyến luyến vượt quá cuộc đời. Con người thật của Đặng Xuân Xuyến ra sao ta đâu biết được nhưng thơ Đặng Xuân Xuyến quả là đúng như vậy. Nhà thơ có lẽ cũng ngậm đầy miệng trăng là trăng như Hàn Mạc Tử nhưng Hàn Mạc Tử thì “Ta nhả ra đây một nàng/ Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây/ Cho vì sao rụng xuống mái rừng say”, nghĩa là có lúc thi sĩ ngây ngất cùng nàng trăng trong miệng mình nhả ra, còn Đặng Xuân Xuyến thì trăng chỉ nằm trong “day dứt giấc mơ”.
Mơ trăng của hàng vạn thi sĩ là một cơn mơ thú vị. Mơ trăng của Đặng Xuân Xuyến là một cơn mơ xót xa rưng rức. Chỉ thế cũng đủ chứng minh bài thơ là độc đáo. Khen nhiều cũng chẳng làm cho bài thơ hay thêm nữa.
Đà Nẵng, trưa 6/10/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét