Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022
Kinh tế là những câu chuyện đơn giản
Kinh tế là những
Các nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp,
khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà
kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo
Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The
one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman,
Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay! Câu chuyện
"The one-handed economist" được kể từ thời Tổng thống Harry Truman.
Ông Truman bảo, "Xin quý vị kiếm cho tôi một nhà kinh tế học nào chỉ có một
tay thôi, an one-handed economist, để tôi hỏi ý kiến!" Tại sao? "Bởi
vì các nhà kinh tế mỗi khi góp ý kiến với tôi họ đều nói, 'On the one hand'
(nhìn từ phía này thì...), sau đó lại nói, 'On the other hand' (Nhìn từ phía
khác thì...). Tôi không thể nào quyết định được!" Không cứ ông tổng thống
Mỹ mà bất cứ nhà quản trị hay bà nội trợ nào cũng muốn có một kinh tế gia
"một tay," cho mình nghe một ý kiến nhất định thôi. Không ai muốn
nghe các ý kiến kiểu "Một đằng thì..., nhưng mặt khác thì..." Nói kiểu
Việt Nam cho đúng thì phải dịch "The one-handed economist" là
"Nhà kinh tế một mặt," vì người mình hay nói "một mặt thì...
nhưng mặt khác thì..."
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Vận mệnh thơ như con người
Vận mệnh thơ như con người Giai thoại về Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông (1258-1308) giảng thiền, trả lời và giải thích cho các môn...

-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét