Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024
Vài lời ngỏ với bạn trẻ
Đôi lời giới thiệu
[1] Đây
là Quốc hội Sài Gòn trước năm 15 (BT).
- Tư thục phải đóng cửa ít nhất một tháng trong vụ hè cho
giáo sư và học sinh được nghỉ ngơi. Tháng đó giáo sư được ăn lương. Tết vừa rồi
một giáo sư tư thục lại thăm tôi, phàn nàn rằng làm bất cứ làm nghề gì Tết cũng
được nghỉ ăn lương, duy có giáo sư tư thục là hễ miệng nghỉ giảng thì cũng nghỉ
ăn lương. Tại sao không áp dụng những luật xã hội vào giáo sư tư thục? Làm lao
công ăn lương ngày còn được hưởng phụ cấp cho vợ con, mà tại sao giáo sư tư thục
lại không được hưởng? Bắt họ có đủ điều kiện mới được hành nghề thì cũng phải
cho họ hưởng những quyền lợi tối thiểu của một lao công chứ.
Có thể nói đa số dân thành thị hồi đó, có ít nhiều cảm tình với
người Mỹ, như ông bạn tôi. Thật ra, thiện cảm giảm nhiều so với năm 1945, vì
trong chiến tranh Pháp-Việt càng về sau, Mỹ càng lộ vẻ ủng hộ Pháp, nhưng cả những
người hận Mỹ ở điểm đó cũng chưa hẳn có ác cảm, mà có thái độ chờ xem, tò mò muốn
tìm hiểu người Mỹ, văn hoá Mỹ.
Chúng ta không ham được là một cường quốc có nguyên tử lực,
có hoả tiễn lên cung trăng, có nhiều thị trường lớn khắp năm châu, có nhiều xe
hơi nhất thế giới, có lợi tức trung bình (tính theo đầu người) cao nhất thế giới,
có những xưởng đóng tàu, những nhà máy điện tử lớn nhất thế giới v.v… Chúng ta
có những vinh dự khác: đào tạo được nhiều công dân, nhiều bậc cha mẹ, nhiều
thanh niên tinh thần lành mạnh, sáng suốt, tự cường, tự lập, biết lãnh trách
nhiệm, lễ độ, vui sống, hoà hảo với nhau, trọng người cũng như trọng mình. Tôi
cho như vậy mới là văn minh – có những bom khinh khí 5 triệu tấn thuốc nổ, lên
được cung trăng, chưa hẳn đã là văn minh – mà khoa học, kỹ thuật chỉ khi nào
giúp ta đào tạo được hạng người như vậy thì mới là được khéo sử dụng.
Guillan đã thăm Trung Hoa ba lần: năm 1937, năm 1955 và năm
1971. Lần sau cùng ông thấy bộ mặt của Thượng Hải thay đổi hẳn: Thành phố sáu
triệu dân đó, có nhiều xe buýt tối tân chạy suốt ngày đêm, và rất nhiều xe đạp,
nhưng không có xe hơi, trừ ít xe taxi; không có cả quảng cáo, gần như không có
quán nhậu. “Cái sốt vì tiền không có ở đây” như năm 1937. “Cũng biến luôn cái sốt
về tình dục”, khác hẳn Hương Cảng.
… Brieux trong cuốn La Chine du Nationalisme au
Communisme (…1953) bảo hiện nay các nước nhược tiểu không thể theo một đường
ở giữa (voie moyenne) nghĩa là hoặc phải theo chế độ cộng sản, hoặc phải theo
chế độ phương Tây thì mới phát triển được. Xét hiện tình đệ tam thế giới thì lời
đó có phần đúng. Nhưng nếu chúng ta có thể hoàn toàn thoát ly được ảnh hưởng của
hai khối kia thì không có lý gì ta không thể tiến theo một đường lối riêng,
không giống họ. (…)
Tinh thần dân chủ của phương Đông chúng ta đời Xuân Thu đã rất
cao: “ý dân là ý trời”. Ngày nay chính sách tiến bộ nhất là lệ trưng cầu dân ý,
mà chúng ta chỉ mới thấy thực hiện một cách đứng đắn ở Pháp dưới thời De Gaule,
còn ở Mỹ thì tuy nêu cao là chính quyền của dân, do dân, vì dân, mà sự thực là
của tư bản, do tư bản, vì tư bản. Nước ta đã cóp hiến pháp của họ: kẻ nào không
phải là triệu phú ức phú hoặc không được bọn tài phiệt ủng hộ thì làm sao có đủ
tiền ra ứng cử dân biểu, và khi bọn đó trúng cử rồi làm sao khỏi thành gia nô,
hoặc tên buôn lậu? Phải sửa đổi lại hiến pháp sao cho chỉ người nào đã có thành
tích giúp dân mới đại diện cho dân. Tổ chức làng xã của mình trước thời Pháp
thuộc, cần phải nghiên cứu lại và có lẽ còn có thể áp dụng trong thời đại này.
Tôi nói mười năm thì sẽ được thế giới ngưỡng mộ. Trong mười
năm đó chỉ mới gây được nền tảng cho xã hội mới thôi. Muốn thành một nếp sống
thì cần vài thế hệ. Cứ xét từ nếp sống cũ của các cụ thời xưa, tới nếp sống mới
của thanh niên ngày nay, cũng mất trên nửa thế kỷ, vậy con đường mới, tiến mau
lắm cũng phải ba mươi năm. Làm sao cho các chính quyền nối tiếp nhau trong thời
gian đó vẫn giữ một đường hướng, mà tránh được cái tệ độc tài. Đó là điểm cần
lưu tâm tới nhất.
Nếu kể từ khi quân đội Nhật vượt biên giới Hoa nam, tiến đánh
Lạng Sơn cuối năm 1940 thì tới nay dân tộc ta bị nạn chiến tranh trên một phần
ba thế kỉ rồi. Không dân tộc nào trên thế giới bị cái hoạ vừa lớn vừa dài như vậy.
Trên ba chục năm đó, gần như năm nào vào những ngày cuối năm như lúc này tôi
cũng ôn lại những biến cố lớn trong năm, ước ao một tương lai sáng sủa hơn cho
năm sau, và rút một số kinh nghiệm do chiến tranh đem lại, đa số thật chua
chát. Những kinh nghiệm lặt vặt về mọi phương diện (chính trị, kinh tế, xã hội,
đạo đức, văn nghệ…) đó cũng hơi nhiều và tôi cũng đã lác đác trình bày trong
nhiều bài báo và một số tác phẩm của tôi trong khoảng mười lăm năm gần đây. Hôm
nay tôi chỉ xin thưa với các bạn về ba kinh nghiệm đáng gọi là khích lệ.
Điểm thứ nhì tôi muốn gợi cho các bạn suy nghĩ là sự hi
sinh vô biên của các ông già bà cả thời này.
Vậy chúng ta không nên ngạc nhiên rằng Sài Gòn hiện nay có những
“bụi đời”, thanh niên xì ke, nhiều trộm cướp, đĩ điếm, nhiều buổi “nhạc sở
thú”… Trái lại tôi rất phấn khởi mà cũng rất cảm động khi thấy những ông lão
sáu bảy chục tuổi lưng khòm, mắt mờ, lụm cụm làm mọi công việc từ dạy học đến
việc bán gạo, bán khoai, lượm đồ phế thải trong các đóng rác mà chỉ lại gần
thôi tôi cũng đã nhức đầu, buồn nôn, như vậy để tiếp tế cho con cháu ngoài mặt
trận, để giúp đỡ cho công dân goá bụa, để nuôi con cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ,
có khi cho chúng tiền phi xì ke nữa. Lại có những cụ lọm khọm xách giỏ thức ăn
chầu chực ngày này qua ngày khác để thăm con cháu trong khám.
Khi tôi viết bài này ai cũng biết rằng chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng tôi không ngờ lại chấm dứt mau như vậy. Như có một linh cảm mơ hồ tự tiềm thức gì chăng, sao mà lời khuyên thanh niên hợp với thời mới thế (ghi thêm 1977).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tết – Đọc thơ trào phúng của Tú Xương Lẽ thường xưa nay, cứ mỗi lần Tết Nguyên đán đến, với người Việt là một không khí rộn ràng đầy tính ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét