Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Đào Duy Anh
Ông Đào Duy Anh là một nhà học giả toàn quốc đều biết vì ông
đã có công soạn nhiều bộ tự điển và nhiều bộ sử có giá trị Thuở nhỏ ông ở Thanh
hoá, lớn lên ông theo gia đình vào Huế học. Xuất thân làm thầy giáo
và tham gia Cách mạng trong phong trào Tân Việt, hồi 1930, sau đó ông quay ra
viết sách và xuất bản sách. Trong kháng chiến, ông lui về Thanh hoá, sống giữa
một ngọn đồi hẻo lánh ở gần Sim, và tiếp tục viết sách. Năm 1952, ông bị triệu
đi Việt Bắc, nhưng lên tới nơi, ông không chịu nổi khí hậu, bị kiệt dần sức khoẻ,
nên đến cuối năm 1953 phải thuê người "thồ" bằng xe đạp đưa ông trở về
Thanh hoá. ít lâu sau ông dạy sử ở trường Dự bị Đại học. Về hà nội, ông được bổ
dạy ở Đại học Văn Khoạ Ông là người điền đạm, trong các buổi họp ông
ít phát biểu ý kiến và mỗi khi cuộc thảo luận trở nên gay gắt thì ông hay lẩn
tránh. Tuy vậy gần đây ông cũng đứng hẳn về phe đối lập, viết nhiều bài
trong Nhân Văn và Giai Phẩm lên án chính sách của
Đảng. Dù sao, ông vẫn là nhà viết sách khảo cứu hơn là nhà viết báo, nên ông vẫn
ưa phân tách tỷ mỷ những sai lầm, hơn là công kích để đả phá. Chúng tôi trích mấy
đoạn văn sau đây của ông để giới thiệu lối tranh luận khách quan và từ
tốn của một nhà sử học, thật là khác hẳn với lối văn "bút chiến"
của cụ Phan Khôi hay là của ông Sĩ Ngọc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mưa
Mưa Phong vận kỳ oan ngã tự cư (1) (Nguyễn Du) (1) Ta tự coi mình như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Em, An...

-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét