Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Đà Lạt - Những bước chân lãng tử

Đà Lạt - Những bước chân lãng tử
Tôi bắt đầu cuộc hành trình của mình trên chiếc open bus của Thành Bưởi. Xuất phát khi nhịp sống của Sài Gòn bắt đầu một ngày mới. Kế hoạch độc hành đưa ra trước đó một tuần; giữa tuần thì có cuộc hẹn tham gia của nhỏ em con người dưng. Ừh, thôi thì chung ý tưởng, hủy chuyến độc hành này, thử một lần đi với nhóm xem sao. Ấy thế mà đến ngày cuối cùng nhận được tin nhắn (sau nhiều cuộc gọi nhỡ mình không nghe máy): “Thằng bạn em có việc phải về quê gấp nên đi không được”. Thế là quay lại với kế hoạch ban đầu. Thời gian còn lại 1 ngày: book phòng, book xe máy (để lên đó còn vi vu), book xe bus. Cận quá, kế hoạch đi tối phá sản, thôi thì dời sang ngày mai vậy. Vậy là đặt chuyến xe 5h xuất bến. Khách sạn thì cũng sợ bởi trúng vào dịp nghĩ lễ của bà con. Loay hoay biệt thự 14 : hết phòng; biết thự số 4 : hết phòng …. Hết phòng…. Hết phòng…… Tính vác cái thân lên xin ngủ ké nhà chùa rồi. Lang thang trên raovatdalat thấy KS Quang Chiến, giá ưu đãi cho thành viên 120000/phòng/đêm. Nhất máy, alo,…. ok mình đặt một phòng 3 ngày nhé. Ok. Vậy là xong, về chuẩn bị đồ đạt xuất phát.
Đà Lạt, nơi tôi đã trãi qua một tuổi thơ đầy kỷ niệm, chuyến đi này, với tôi như tìm lại những khoảnh khắc đã in đậm trong đầu óc non nớt của thằng bé ngày xưa, cách đây đã 25 năm. Đà Lạt với những người du lịch là Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, Hồ Than Thở, Thác Cam Ly, Thác Prenn, Dinh Bảo Đại….; với tôi là những cung đường rợp bóng thông reo, là những khoảng trời với những mái nhà chen chúc nhau không theo một trật tự nào; dưới con mắt của thằng bé ngày xưa đó là những gì tuyệt vời nhất. Lịch trình của dự kiến của chuyến độc hành này vì thế cũng khác đi:
Hồ Chí Minh – Đà Lạt
Ngày 1: Cung đường Đà Lạt – Tà Nung – Nam Ban –Đức Trọng - Prenn – Đà Lạt : Ghé thăm Thác Voi, Thác Gougha, Hồ Tuyền Lâm, Thiện Viện Trúc Lâm. Đêm Hồ Xuân Hương.
Ngày 2: Chinh phục LangBian => nhìn thành phố Đà Lạt dưới chân mình; Suối Vàng . Đêm phố phường Đà Lạt.
Ngày 3: Ga Đà Lạt, Cao Đẳng Yensin , Trại Mát, khu trồng rau và hoa của Đà Lạt. Cuộc sống và thành phố Đà Lạt thường ngày.
Đà Lạt – Hồ Chí Minh.
Đà Lạt đón tôi vào một buổi trưa tháng 4. Cái nắng của Đà Lạt không chói chan, cháy da như Sài Gòn. Giữa cái nắng, tôi vẫn cảm nhận được không khí lành lạnh đang se vào da thịt mình.
Xe trung chuyển của Thành Bưởi đưa tôi về tới khách sạn. Nhận phòng, tắm rữa, nghỉ ngơi. 15h, lục đục xuống tiếp tân “Nhà mình có cho thuê xe máy phải không cô?”. “Ừ, chỉ còn chiếc đó” cô chủ khách sạn chỉ tay về con wave đang trong sảnh “70 ngàn/ngày, cứ tính theo ngày thôi”. Lấy chìa khóa, vù ra khu Hòa Bình, trước mắt phải kiếm bản đồ cái đã. Dừng sạp báo hàng ngày bên đường bên hông khu Hòa Bình. “Mình có bản đồ Đà Lạt không em?”. “ Mười ngàn anh!”. Cầm bản đồ, ý nghĩ nhanh chóng xuất hiện trong đầu : lên trễ nên không theo đúng lịch trình đã dự kiến được; phải đôn một phần ngày thứ 3 lên thôi. Vậy là bắt đầu khám phá Đà Lạt. Điểm đầu tiên tôi chọn đó là Ga Đà Lạt và Trường Cao Đẳng Đà Lạt. Sở dĩ quyết định hai điểm nhanh chóng đến vậy là do nó gắn liền với tuổi thơ của tôi. Con đường đến trường khi tôi còn học lớp 1, ngày nào cũng vậy ngày hai lần qua lại con đường này từ Ga về đến Nha Địa Dư (kế bên trường Cao Đẳng). Với bước chân nhỏ bé ngày xưa con đường sao xa vời vợi đi hoài mới tới. Thế nhưng hôm nay khoản cách ấy như một bàn tay, vèo đến thế là hết con đường đi học ngày xưa.
Ga Đà Lạt đang xây dựng thêm gì đó, máy ủi đất xới tung lên một vùng đất đỏ, chả có gì đẹp đẽ để lưu lại trong máy hình. Tôi vòng ra phía sau ga, tìm lại con đường đi học dọc theo đường ray ngày xưa. Nó vẫn thế, hơn 25 năm rồi vẫn thế!

Dừng lại ngay con dốc lên ga, đưa tầm nhìn về phía trường cao đẳng như 25 năm trước tôi đã từng làm như thế, mơ ước lớn lên sẽ làm việc gì đó thật cao siêu như cái tháp chuông đấy. Cái tháp chuông như một kho bí mật siêu nhiên đối với tôi. Mỗi lần đứng dưới chân tháp chuông, nhìn lên đỉnh tháp “ôi sao mà nó cao vời vợi thế!”. Nhiều lần hai anh em tôi rình leo lên tháp chuông đều bị bác bảo vệ phát hiện và đánh đòn. Ngày xưa, anh tôi kể, trên cái tháp chuông ấy có bộ xương người trắng toát cứ nhảy múa liên tục. Tôi muốn được nhìn thấy bộ xương người ấy biết chừng nào. Vậy mà cái ước muốn ấy vẫn không thực hiện được khi tôi rời khỏi nơi đây. Hôm nay, đứng nhìn lại cái tháp chuông ấy, lòng bổng thấy miên man một tuổi thơ êm đềm. Tôi mỉm cười với chính tôi 25 năm về trước.

Đến trường cao đẳng, dắt xe qua cổng gác, gởi xe ở bãi giữ xe 2000đ, tôi bắt đầu lang thang trong sân trường tìm thu vào ống kính mình những nét đẹp của ngôi trường có lối kiến trúc độc đáo này. Những hàng cột cong đều có một không hai với loại gạch đã bao năm rồi vẫn giữ một màu tươi roi rói. Càng ngắm, càng thấy ngưỡng mộ cho những người kiến trúc sư đã dựng lên cho Đà Lạt một công trình tuyệt diệu. Ấy thế nên ngôi trường này luôn là điểm đến của các cặp uyên ương tìm cho mình những khung ảnh lãng mạn cho lễ cưới. Lúc tôi đến cũng có một nhóm chụp ảnh cưới loay hoay với các kiểu pose, stylist.
Tôi bước vào giữa hàng cột to lớn ấy, cảm nhận tuổi thơ mình tràn về với những trò chơi năm mười, tạt lon, đuổi bắt. Những tiếng la hét ngày xưa vọng lại bên tai nghe thân thương đến kỳ lạ.
Rồi tôi lại chạy ra khoảng sân trống phía trước, lăn tăn như thằng bé 6-7 tuổi ngày nào; đứng ngước lên nhìn cái tháp chuông huyền bí ấy! Thu lại trong ống kính mình hình tượng đã in sâu vào trong giấc mơ bé nhỏ của tôi, của một thằng bé chưa bao giờ đi khỏi tầm nhìn của tháp chuông ấy. Lúc nhỏ tôi thấy tháp chuông thật cao lớn đến nhường nào; vì không khi nào tôi không thể nhìn thấy nó. Kể cả khi tôi theo mẹ đi ra chợ xa tít mù khơi, tôi vẫn thấy cái tháp chuông đứng sừng sững vươn mình lên khoảng trời xanh trong vắt của tôi.
Bây giờ, khi đã bôn ba khắp nơi, cái tháp chuông ấy bổng dưng bé lại, nhưng nó vẫn là hình tượng của tuổi thơ mà tôi sẽ và mãi gìn giữ nó. Tôi rời khỏi nơi đây khi những tia nắng cuối ngày hắt qua những tán thông sơn lên trên vách trường một màu đỏ rực. Màu đỏ của tường gạch cùng với màu nắng cho tôi giây phút cuối đắm mình với tuổi thơ thật đẹp.
Rời trường cao đẳng, thả xe chậm chậm xuống những con dốc quanh co đặt trưng của Đà Lạt. Quen với lối sống nhanh của Sài Gòn, cứ lên xe là chạy một mạch đến nơi cần đến để tránh nắng, tránh bụi và tránh kẹt xe. Những lúc như thế này mới thật thú vị. Chậm rãi, khoan thai, để ga xe nhỏ, chầm chậm chạy qua những cung đường nhấp nhô lên xuống, hít thở không khí trong lành của Đà Lạt. Thật tuyệt! Rất nhiều lần tôi cứ nhẩn nhơ như thế qua những con đường ở đây. Chọt nhận ra hình như chỉ có mình tôi có cái sở thích này! Nhìn xung quanh, ai cũng phóng xe đi nhanh, vù vù vượt qua mặt tôi. Chợt thầm nghĩ “ Sao họ lại có thể như thế được nhỉ? Sao lại có thể sống vội vã ở giữa thiên nhiên thanh bình thế nhỉ?”. Là thế, tôi thường cười một mình với những suy nghĩ vẫn vơ như vậy. Hình như họ không thích cuộc sống thanh bình ở đây, muốn mang cái vẻ hối hả của Sài Gòn (thứ mà tôi đã phát chán đến tận cổ) về đây thì phải. Thật thất vọng!
Ráng chiều tạo cho mặt Hồ Xuân Hương một màu vàng bàng bạc khác lạ. Tôi đưa máy lên thu vào một kỷ niệm của chuyến độc hành này.

Ngày xưa, được ra chơi ở Hồ Xuân Hương là một mong ước của thằng bé tôi. Lúc bé, chúng tôi hình như không có khái niệm cuối tuần hay du lịch. Chúng tôi chỉ biết đi học, về và lẩn quẩn ở nhũng con đường trong khu mình ở. Với tôi, để đi ra tới Hồ Xuân Hương là một con đường dài lắm và chứa rất nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy mà chúng tôi chỉ có thể ra đây nếu có người lớn dẫn đi. Mà người lớn thì lúc nào cũng bận với với công việc của họ nên chả quan tâm gì đến cái ước muốn ấy của chúng tôi. Vì thế mà nó vẫn mãi là ước muốn của thằng bé như tôi.
Tôi nhớ, những lần được má tôi chở ra chợ, đi ngang Hồ Xuân Hương là một trong những điều tự hào của tôi với chúng bạn trong xóm. Rồi tôi sẽ kể cho chúng nghe Hồ Xuân Hương đẹp và to lớn như thế nào. Chúng tôi lại tranh nhau ai là người được đi ra Hồ Xuân Hương nhiều nhất. Thật đúng là trẻ con nhỉ! Có một bí mật mà ngay xưa chả bao giờ tôi dám nói ra. Đó là mỗi khi đi ra chợ, tôi nhìn thấy nhà hàng thủy ta long lanh, đèn sáng rực đẹp lạ lung. Tôi ước muốn được vô đó ăn. Chắc hẳn đồ ăn trong đó phải ngon lắm vì cái nhà đẹp thế cơ mà. Đúng là suy nghĩ của con nít! Tôi bật cười, không ngờ tôi lại có thể nhớ đến từng chi tiết như vậy, sau hơn 25 năm bỏ quên ký ức trong một xó xỉnh nào đấy!.
Vòng một vòng Hồ Xuân Hương chậm rãi thưởng thức cái se lạnh bên hồ khi màn đêm buông xuống. Tôi vòng qua khu Hòa Bình. Cái lạnh của Đà Lạt đã thấm vào người rồi. Chạy xuống đường 3/2 ghé vào quán bên đường, hai tay xoa vào nhau che dấu cái lanh làm mình run lên cầm cập.
“Cho em một tô mì quảng chị ơi”
“Giò hay nạc em?”
“Giò nạc ạ?”
“Chị hết giò nạc rồi em ăn giò này nhé, ngon lắm”
Ôi cái giọng của người phụ nữ Đà Lạt sao mà ngọt đến thế, chả biết như thế nào nhưng rõ rang lúc đó tôi thấy nó ngon thật! “Vâng ạ”.
Giữa trời lạnh thế này, nhấm nháp vài ngụm trà gừng nóng (thứ tôi rất thích khi về Đà Lạt), ăn bát mì nóng hổi với những trái ớt xanh cay xè. Đúng hương vị mì quảng. Thật thú vị.
“Tính tiền chị ơi”, “22 ngàn em”. Không đắt so với những tô phở tôi ăn hàng ngày ở Sài Gòn. Tôi quyết định về khách sạn nghỉ ngơi sớm, chuẩn bị cho hành trình ngày hôm sau.

Trên đường trở về khách sạn tôi chợt nhận ra chiếc xe máy cứ kêu lọc cọc trong đầu xe. Định bụng mai sẽ hỏi đổi xe khác. “Khách sạn mình mở cửa sớm không cô?” “Mai con tính đi sớm à? 5h30 được chưa con?”, “Ôi, như vậy là quá sớm với con rồi cô ạ!”. Tôi chào cô chủ khách sạn trước khi đánh một giấc ngon lành. Thích cái tính cách xởi lởi của người Đà Lạt!
Sáng dậy sớm hỏi xin đổi xe. Xe nhà hết rồi, để cô bảo thằng C. hỏi chỗ khác thử xem. Sau một cuộc điện thoại. “Xe thì còn nhưng giá là 150000/ngày anh ạ”. “Gì thế?”, “Tại hôm nay ngày lễ nên họ tăng giá!”. Thật chán với cách làm ăn chụp giật này quá đi mất! Sau một hồi đi đi lại lại, tôi quyết định tiếp tục sử dụng xe của chủ KS. Thứ nhất : tiết kiêm được 50000/ngày; Thứ 2: Ghét cái kiểu kinh doanh ép người quá đáng của bọn kia. Thế là vi vu một ngày mới!
Công việc đầu tiên là bữa ăn sáng. Chui vô con đường Ánh Sáng bé tẹo bằng đá viên với những hàng quán của các O Huế nép bên bờ Hồ Xuân Hương, ngay bùng binh qua cầu đi vào chơ Đà Lạt. Một tô bún bò giò 22000đ với đĩa rau sống xắt nhỏ. Món rau đặt trưng cho Đà Lạt mà tôi rất thích. Bỏ vào tô, quyện với bún và ăn, ngon tuyệt. Lúc nào tôi cung làm sạch một dĩa rau to tướng. Hướng theo đường đi Cam Ly, tôi bắt đầu hành trình mới không quên ghé đổ xăng, mua hai chai nước: 5000/chai + 2 ổ bánh mình xíu mại dọc đường: 7000/ổ. Hành trang cho bữa trưa chỉ có thế!.
Đường về Tà Nung mới nên lượng xe cộ đi lại cũng không nhiều. Lâu lâu mới có một hai chiếc cùng chiều đổ những cung đèo uốn lượn.

Tôi nhởn nhơ thả xe chạy chậm tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng; quan sát mọi việc xung quanh; ghi nhận lại những nét đẹp trên cung đường mình đi qua. Có những lúc bắt gặp cây thông đứng bơ vơ một góc của của con đường, tô thêm cho cảnh vật một sự lãng mạn, buôn mán mác; đặt biệt là đối với những kẻ độc hành như tôi.
Hay những lúc luồn mình chạy trong rừng thông mát rượi; đến nỗi tôi phải bậc cảm xúc thành lời. Dừng xe thu lại trong ống kính của mình vẻ mơ mộng ấy.
Và ngồi xuống dưới những tán thông xanh, chiêm nghiệm về cuộc sống, đưa mắt chơi trò đuổi bắt với những vệt nắng nhảy nhót trên những cành thông dăm ba năm tuổi. Với những kẻ thích lang thang như tôi, thì quả đây là những giây phút thích thú nhất.
Chặng đường cứ len theo triền núi, với những rặng thông vẫy chào vi vu khúc nhạc của miền Tây Nguyên đón chào kẻ lữ hành trên những bánh xe quay tròn khám phá. Để rồi tôi không thể nào không dừng lại để thu vào tầm mắt mình sự hùng vĩ của núi rừng, thấp thoáng xa xa giữa núi rừng trùng điệp là những mái nhà của bà con. Lòng cảm thấy sảng khoái, những trăn trở lo toan của cuộc sống nơi thị thành, tạm thời nhường chỗ cho cảm giác thảnh thơi, an bình.
Vốn là đường nội tỉnh, nên được trải nhựa hoàn toàn. Rõ ràng với những người ưa phiêu lưu mạo hiểm thì chả có gì gọi là thử thách ngoài những khúc đường đèo quanh co uốn lượn. Tuy nhiên hãy chiêm nghiệm một cảm xúc khác khi thả lỏng tinh thần theo những vòng bánh xe chậm chậm, xuyên qua những hàng thông vi vu khúc nhạc rừng trong cái không khí lành lạnh của miền cao nguyên này. Ấy cũng là một điều tuyệt vời cho những bước chân lãng tử.
Thác Voi, địa danh nghe nhắc đến là con thác con hoang sơ chưa bị bàn tay con người can thiệp thô bạo vào, vì thế trong chuyến độc hành này, nhất định phải ghé qua. Cứ tưởng con thác sẽ nằn sâu thẳm đâu trong rừng và ít nhất phải có tấm bảng chỉ lối rẽ vào. Vì thế tôi cứ chăm chăm tìm kiếm bảng chi đường đến thác Voi dọc hai bên. Thế nhưng không hề có bảng chỉ dẫn nào cả, xuyên qua thị trấn Nam Ban, cảm giác mình đi quá mất bắt đầu len lỏi trong tôi. Thế nhưng, tôi luôn cho rằng với thác nước được truyền tụng như thế thì ắt hẳn nhải có bảng chỉ đường, nên cứ bụng bảo dạ đi tiếp đi mà không cần phải hỏi thăm. Đến khi gặp cây cầu ghi rõ rang cầu Thác Voi chắc mẻm là xung quanh đây thế nào cũng có bảng chi đường. Ấy vậy mà đi hết gần 3km vẫn chả thấy tăm hơi cải bảng đó đâu. Kiểu này phải hỏi thăm là chắc.
 ).
J“ Cháu có biết đường vào thác Voi ở đâu không” – gặp một đứa trẻ bên đường. Nó ngơ ngác, ấp úng. Ặc ặc, cả người dân mà cũng không biết thì….; “Cháu không biết àh?”; Vẫn không thèm nói, nó gật đầu. “OK, cảm ơn cháu”. Vừa đi tôi vừa hoang mang, không lẽ mình đi quá xa đến nỗi người dân xung quanh cũng không biết??? Hay là nó sợ mình bắt cóc nhỉ? Uh! Mà nhớ mình đi đường này, để ít thở khí trời nên đâu có đeo khẩu trang và mang kính??? Không lẽ mặt mình dễ sợ đến thế??? (Do cái xe không có kinh chiếu hậu, chứ nếu có tôi đã nghía xem mình có dễ sợ không rồi
Vừa đi vừa suy nghĩ lại, tại cái cầu Thác Voi, có một ngã rẽ phải, chác chắn là đi vào đường đó rồi. Nhưng lại băng khoăn : vậy sao không có biển chỉ đường???. “Chị ơi cho em hỏi thăm đường đi Thác Voi ạ”; lại tiếp tục hỏi. “Qua rồi, Thác Voi ở trên kia lận”; “Phải đi đến cầu Thác Voi rẽ trái không ạh?”- tôi nhanh nhảu – “Ừ, đến cầu thác voi là đến rồi”. A lê hấp, quay ngược xe lại không quên cám ơn chị chỉ đường. Ak, cái khu du lịch Thác Voi nằm các đường khoảng 500m; nên không thèm để bảng dọc đường. Xơ xác, khô không khốc – đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về khu du lịch này.
Dựng xe, đang loay hoay tìm người trông xe; “ Cứ dựng đó, khóa cổ lại thôi”; “Không có người giữ xe hả cô?” – một đoàn 04 bạn trẻ đến sau tôi mấy phút nhanh nhảu. Thế là tôi tự hiểu, khóa cổ xe; khoác ba lô trên vai bắt đầu khám phá!
Đi ngang qua bàn bán vé, chả thấy ai. Ngó trước, ngó sau cũng không thấy ai. Đi qua luôn, thầm nghĩ: chỗ này lạ đời thật, không giữ xe, không bán vé!!! Đường xuống thác chông chênh qua những mỏm đá. Mặc dù những chỗ khó đi người ta cũng tạo ra những điểm đặt chân cho du khách, tuy nhiên vẫn tạo cảm giác cho người leo xuống: chông chênh, trơn trượt.

Tôi là người đầu tiên của ngày bước chân xuống thác, những tảng đán nằm in dưới những tán cây mát rượi. Gỡ bỏ balo, thưởng thức cảm giác một mình giữa không gian vắng lặng với tiếng thét gào của dòng thác. Mùa khô nên thác ít nước, tuy nhiên vẫn không mất đi vẻ hùng vĩ của dòng nước thiên nhiên. Chỉ tiếc một điều, ngọn thác bị những tảng đá phía trước che khuất mất tầm nhìn của chân thác, nên vẻ đẹp không được trọn vẹn. Nhưng chính điều đó lại làm cho tiếng gầm vọng của dòng nước xuống vực sâu thêm âm hưởng, mà nếu bạn có chút tưởng tượng đến tên thác có thể ví von như tiếng thét của đàn voi giữa núi rừng bạc ngàn.
Nằm thả hồn bồng bềnh trên tảng đá, nghe tiếng vọng vủa thác, tiếng róc rách cảu nhưng khe nước dưới chân thác, tiếng xào xạc của lá cây, tiếng ríu rít của một vài loài chim rừng. Lâu lâu có cơn gió thổi qua, đưa bụi nước quét lên da mặt, mát rượi. Thi vị. Mênh mang. Nếu như không có những đoàn du khách đi sau đến, tôi có thể nằm như thế mà đánh một giấc no say.


Tôi chỉ được tận hưởng không gian ấy cho riêng mình khoảng hơn 10’; rồi khách du lịch lần lượt kéo đến; đầu tiên là nhóm bốn bạn trẻ theo sau tôi (không biết sao giờ mới xuống???), tiếp đến là những vị khách Tây, Úc… xì xồ tiếng Ăng-lê với những tour guide Việt, mà tôi đoan chắc là nghiệp dư! Không khí thanh bình bị phá vỡ bởi những tiếng động của con người (Đó chính là lý do tôi ghét đi tới những nơi đông người). Cảm giác mình được hòa với thiên nhiên, bay bổng với núi rừng bổng chốc tan biến. Tôi lôi hai ổ bánh mì ra giải quyết nhanh gọn bữa trưa rồi ale hấp rút!
Trên đường quay lên đỉnh thác, tôi bị những bước chân cũ dẫn sai đường đến khe đá hẹp. Ngắm nghía một hồi, thấy mình có thể lèn vô phía sau được. Máu nỗi lên, tôi lách mình qua khe đá. Con đường dẫn tôi đến một hang tối dưới chân thác.
Nếu ai có đi thác Voi, thì điểm đến này là nơi tôi thành thực đề nghị các bác một lần leo xuống. Cảm giá đứng giữa những vách đá, ngước nhìn lên bầu trời trong vắt qua những khe đá nhỏ là một cảm nhận đặt biệt. Tất nhiên không thể so sánh với những dãy núi đá thật sự, nhưng một mình lang thang dưới chân thác, hơi nước bay vào lành lạnh, cộng với bốn bề là vách đã, ác hẳn không cần phải miêu tả cũng đủ cảm nhận được khoảnh khắc ấy đáng nhớ đến chừng nào.
Ngước nhìn lên bầu trời, xuyên qua những rễ cây nỗi trên vách đá, tôi cảm thấy mình như anh chàng trong bộ phim 127 hours – một bộ phim mà tôi rất thích. Thích cái vẻ ngông cuồng, ương ngạnh. Thích những đoạn độc hành phiêu lưu mạo hiểm. Thích những giây phút đối diện với sinh tử. Thích nỗ lực không ngừng của một con người mang trong mình một dòng máu phiêu lưu. Giờ đây, đứng nơi này, từng khoảnh khắc, cảnh quay của bộ phim ấy ùa về, càng làm cho tôi thêm vững bước trên những chặn đường độc bước tiếp theo.
Dòng nước đổ xuống tung bọt trắng xóa, phả những hơi nước mát lạnh vào trong động. Chỉ cần đứng gần nơi khe động là tôi đã ước mèm vì bụi nước. Bởi thế tôi không thể ghi lại được khung cảnh bên ngoài ngay dưới chân thác. Tôi đứng trong động, nhìn bầu trời qua khe sáng bé nhỏ ấy. Chỉ trong khoảng thời gian nhỏ, bầu trời chuyển màu từ xanh trong sang phủ một lớp mây trắng bồng bềnh, rồi mây lại trôi đi để lại bầu trời trong vắt. Chợt nghĩ đến cuộc sống, vạn vật đổi thay, con người không thể lường trước được. Hạnh phúc hôm nay rồi lại khổ đau một khi nào đó. Bởi vậy, trên mỗi cung đường tôi đặt chân qua, là sự cảm nhận trãi nghiệm từng giây, từng phút.
Tôi đưa máy ghi lại vẻ đẹp của vách đá trong lòng động; những mảng rêu xanh rời rạc chấm lên cho vách đá kia những điểm sống kì diệu. Tôi rời khỏi động lên trên đỉnh thác với một tâm trạng thảnh thơi, nhẹ nhàng. Đây chính chính những giây phút tôi tìm kiếm cho những chuyến độc hành của mình. Bỏ lại sau lưng những ưu phiền, mệt mỏi; những bước chân phiêu lãng cho tôi những khoảnh khắc thật sự quý giá. Không biết tự bào giờ, độc hành đã trở thành một phần trong con người tôi.

Bước lên đến đỉnh thác, ngay cái bàn bán vé giờ đã xuất hiện một cô ngồi với xấp vé trên tay. “Hồi sáng con chưa mua vé phải không?” “Vâng ạ” “Giờ mua nhé” “Bao nhiêu cô” “5000đ”. Thiệt chả có người nào như tôi, mua vé để đi ra sớm có mình tôi nên cô ấy còn nhớ! “Sao đi có một mình vậy con?”. Tôi cười trừ, làm sao mà giải thích được chứ!
Ngay bên khu du lịch thác Voi là một ngôi chùa khá lớn. Tuy nhiên tỉnh lặng, không ồn ào tiếng nói của khách thập phương. Bước qua cổng làm bằng gỗ xiêu vẹo, tôi bước chân theo từng bậc tam cấp lên viếng chùa. Tiếng chuông vang lên đón bước chân người lữ khách vào trong chính điện. Sự vắng lặng khiến tôi cảm nhận được sự linh thiên nơi chốn thiền môn. Thắp nén hương cho phật tổ, phật bà nghìn tay, nghìn mắt…, xin phép được viếng cảnh và chụp hình chùa.

Tiếng đọc kinh của ni cô nơi cửa phật, cùng với tiếng chuông ngân vang khiến tôi cảm thấy mình hoàn thảnh thơi chi lạ. Không biết như thế nào, nhưng đúng những lúc mệt mỏi nhất tôi thường tìm đến với những tiếng chuông nơi cửa phật để chìm vào sự mênh mang thanh thản này. Ngồi ở bậc tam cấp của chùa, lắng lòng mình theo từng tiếng chuông ngân, cảm nhận mọi hỉ nộ ái ố của cuộc đời chỉ là phù du như đúng lời phật dạy.
Tiếng chuông tiếp tục nhỏ dần đưa tiễn người lữ khách dần xa chốn thiền môn, tiếp tục cuộc hành trình phiêu lãng.
Chiếc xe máy tiếp tục đưa tôi qua những cung đường thuộc huyện Lâm Hà – Đức Trọng. Cảnh vật xung quanh xác xơ, cây cỏ khát nước ủ rủ mệt mỏi trong cái nắng gay gắt tháng tư. Chính vì thế mà tôi cũng không dừng lại để chụp hình nữa, những bụi dã quỳ, hàng chuối, rẫy cà phê hàng thông yếu ớt vèo vèo trôi qua theo những bánh xe lăn tròn đều đặn.
Đoạn đường đến thác Gougha, chỉ khiến tôi dừng lại bên đường khi gặp mảng hoa trắng nhỏ li ti vui mắt.

Chợt nhớ, cô em con người dưng có bảo,” em không đi được nhưng anh lên Đà Lạt thì nhớ chụp hoa … (tôi quên mất tên cô bé gọi)”. “Anh chả biết nó đâu” (chắc vì thế mà tôi quên luôn tên); “Hoa đó mọc ở Đà Lạt nhiều lắm, hoa mọc bên đường, cánh trắng, nhụy vàng”. Vì thế khi bắt gặp đám hoa nhỏ li ti này tôi đinh ninh đó là loài hoa cô bé nói. Thay ống kính, kéo một tấm cận cảnh đặt tả loài hoa dại không nhớ tên này. Rồi tiếp tục lên đường đến điểm đến kế tiếp.
Thác Gougha, tôi quyết định đến vì đã từng sống ở đây, từng đi qua cung đường này nhiều lần, từng nhìn thấy tấm bảng nhắc tên thác bên đường, nhưng chưa bao giờ tôi đặt chân đến. Theo chỉ dẫn tôi vào khu du lịch thác Gougha, nhưng giờ đây cả một khoảng đất khu du kịch dường như đã bỏ hoang, không bàn tay chăm sóc. Những khóm trúc dáng đẹp bị bỏ quên vàng úa, xác xơ. Thất vọng, đó là cảm xúc của tôi khi đến với điểm này. Con thác hung vĩ ngày nào được mọi người ca tụng giờ chỉ còn vài dòng nước yếu đuối, còn đâu cái vẻ đẹp hùng vĩ mà tôi mong sẽ được tận mắt chứng kiến. Nhà máy thủy điện Đại Ninh đã lấy đi mất dòng nước nuôi dưỡng tâm hồn của thác nước. Giờ đây, nó cũng vất vưởng, lê lết sống qua ngày như cảnh vật xung quanh đây. Đưa máy ảnh tôi lia một tấm để kỉ niệm cho một nét buồn của chuyến độc hành này, rồi rời khỏi nơi đây nhanh như khi đến. Chỉ khác một điều: khi đến là sự háo hức khám phá; ra đi là một nỗi thất vọng tràn trề.
Mang theo nỗi buồn man mác về cảnh vật thiên nhiên đã bị hủy hoại bởi những công trình của con người, những vòng xe đều đặn đưa tôi theo quốc lộ 20 tiến về Đà Lạt theo lịch trình đã định khi nắng chiều bắt đầu xuyên qua những bụi cây một góc 45 độ.

Tôi đến Thiền Viện Trúc Lâm khi trời đã ngã bóng chiều. Gởi xe miễn phí. Anh chàng giữ xe luôn miệng nhắc nhở, “5h ra lấy xe nhé”. Nhìn đồng hồ mới 4h thiếu, còn những hơn một tiếng đồng hồ nữa để vào đây. Chừng đó cũng đã đủ rồi. Tôi thích địa danh này vì địa thế của nó, đứng trên tiền sãnh của thiền viện, đưa mắt nhìn xuống thung lũng bên dưới, với hồ Tuyền Lâm lách mình theo những khe núi. Thật tuyệt. Tôi còn nhớ cảm giác như in lần đầu tiên ghé đến nơi đây với đoàn du lịch của ông anh. Ngày ấy, khoảng đất phía trước Thiền Viện vẫn còn trống trải, view nhìn xuống hồ rất đẹp. Tuy nhiên, lần trở lại này tôi hơi thất vọng vì đã mất cái view đấy. Trước sân bây giờ là những vườn hoa, hàng cây, lối đi nhân tạo. Và áp đảo khuôn viên được thiết kế đẹp đẽ này là hàng trăm ngàn khách du lịch nối đuôi, chen chúc nhau. Tôi vốn không thích chốn đông người, lại càng không thích hơn. Bỏ lại cảnh chùa với hàng trăm ngàn khách thập phương quần áo sặc sỡ, tôi bước theo từng bậc tam cấp xuống mặt hồ Tuyền Lâm phía dưới.
Vì đã vào chiều tối, khách lần lượt đi lên nên tôi cũng có thể tìm cho mình một góc view của hồ mà không vướn chân du khách. Mặt hồ phẳng lặng trãi dài đến tận chân những dãy núi phía xa xa, nhưng chiếc xuồng máy nằm im ắng ngay ngắn bên bờ, tạo cho người lữ khách một cảm giác bình yên chi lạ.
Tôi thích ở đây một điều, mọi người vẫn tôn trọng chốn thiên liêng nơi cửa phật. Bên ngoài khuôn viên Thiền Viện, bạn có thể bắt gặp những dãy hàng lưu niệm. Tuy nhiên, khi bước qua cánh cổng có ghi chú “ nơi không tụ tập buôn bán”, thì tuyệt nhiên là một khoảng đất sạch sẽ, không vướn bụi trần gian. Khá khen cho những người làm dịch vụ du lịch ở đây. Chính vì thế mà tôi vẫn có thể tìm cho mình những khoảnh lặng giữa dòng người viếng cảnh chùa. Không biết mọi người thế nào, nhưng với tôi, đi dọc con đường dưới tán những cây thông như thế này thì thật dễ chịu.
Không náo nức xô bồ, không đua chen danh lợi, chỉ còn ta với thiên nhiên, với hàng thông non rì rào trong gió chiều se lạnh. Chậm rãi bưới đi dưới những lá thông kim mềm mại, để nhìn thấy hồ Tuyền Lâm ẩn nấp sau những thân thông chưa đủ tuổi trưởng thành, bỏ ngoài tai những thanh âm chật chội của một địa danh du lịch nỗi tiếng đang chứa cả hàng trăm ngàn thập khách tứ phương. Chỉ những khoảnh khắc ngắn ấy thôi cũng khiến tôi không phải hối tiếc khi chọn nơi đây là một điểm đến trong hành trình của mình.
Nỗi tiếng nơi đây, không chỉ là Hồ Tuyền Lâm mà phải nói đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm. Đã đến đây thì không thể không viếng chùa. Tuy nhiên với dòng người tấp nập, tôi chỉ lặng lẽ thắp nén nhang cho đức Phật, rồi nhanh chóng đi ra mà không ghi lại một bức hình nào về ngôi chùa nỗi tiếng này. Bởi với tôi, nếu đưa máy lên chụp tôi không thể lấy được cái hồn thiêng liêng của Thiền Viện lúc này với quá đông người vào ra không ngớt.
Tôi lấy xe, rời khỏi điểm cuối của cuộc hành trình trong ngày theo dự kiến với 3 điều tâm đắt nơi đây ngoài cảnh vật thiên nhiên vốn có của nó, đó là một khu du lịch không vé vào cửa, không phí gởi xe, và không bán hàng rong như những nơi khác. Âu đó cũng là lý do tạo cho nơi đây, giữa hàng ngàn du khách, vẫn giữ được cho mình nét thanh tịnh của phật đồ.

Rời Thiền Viện Trúc Lâm, tôi quyết định không theo đường cũ ra đèo Prenn, mà tiếp tục thẳng tiến theo con đường khác (tôi cũng chả rõ đi đâu, mãi sau khi hoàn tất đi vê, tôi mới biết đoạn đường này dẫn đến dinh I, ra thác Camly…). Đang nhởn nhơ trên đường thì bắt gặp một ngã rẽ; theo cảm nhận về địa lý của tôi cho biết thì có khả năng ngã rẽ này sẽ dẫn đến phía sau hồ Tuyền Lâm. Với cái máu khám phá, tôi bẻ tay lái xe đi vào đoạn đường ấy. Và quả là không hối tiếc, tôi đã có một khoảng thời gian chạng vạng men theo cung đường nếu có thể nói là cung đường đẹp nhất ở Đà Lạt mà tôi đã đi qua. Những khúc cua uốn lượn, đưa tay lái người khách độc hành tiến vào vùng nước non hữu tình dưới cái sắc lạnh ban chiều đang dần buông xuống. Con đường xẻ núi, để lộ nhưng mảng đất đỏ bazan đặt trưng của vùng đất tây nguyên này. Cái thứ đất mà cả một tuổi thơ tôi đã quá đỗi thân quen. Mùa mưa, đât quyện vào dép hay bất cứ vật gì tiếp xúc với nói, chỉ dăm phút đi bộ thì đôi dép đã được đất bệnh thành đôi dày với đế cao ngất ngưỡng.

Thế rồi cảnh vật hút hồn hiện ra trước mắt, khiến cho người lữ khách phải chồn chân đứng lại để chiêm ngưỡng một cảnh quan mê đắm lòng người. Mặt hồ phẳng lặng giữa sương chiều uốn mình theo những khe núi lẫn sâu hút hút. Những ngọn đồi, nhành thông, ôm dòng nước biên biết vào lòng như những đôi tình nhân quấn lấy nhau đắm say, mê muội.


Cảnh vật khiến cho người khách phương xa chạnh lòng, những bước chân độc hành càng thêm lẻ loi cô độc. Giữa trời nưới, thiên nhiên bao la hùng vĩ, chợt thấy mình nhỏ bé lẻ loi. Một cảm giác cô đơn, lạnh lẽo xâm chiếm lấy tâm hồn người lữ khách. Thế nhưng, đã chọn cho mình những bước chân độc hành phiêu lãng, thì đã chuẩn bị cho mình những cảm xúc đơn côi. Bởi thế, những cảm giác ấy vẫn không thể làm chùng bước chân kể phiêu lãng trên những cung đường khám phá. Bánh xe vẫ lăn đều tiếp tục cung đường mới. Bóng chiều dần trôi đi, đường thăm thẳm, nhìn phía trước chỉ thấy đường đưa mình vào núi sâu, càng đi, càng dấn thân vào những cánh rừng già.

Vừa đi, tôi vừa tự hỏi “Đoạn đường này đi về đâu? Sao được xây dựng khá đẹp thế này”. Chiều vẫn tiếp tục trôi nhanh, phía trước vẫn là rừng cây, chốc chốc lại thấy những tiếng xe máy đi ngược chiều hối hả. Hình như họ tranh thủ về trước khi mà đêm buông xuống. Một cảm giác lo sợ mơ hồ len vào trong tim. Chỉ sợ rằng mãi đắm say với núi non hung vĩ, mà người lữ khách có thể quên đi thời gian và không gian, quên luông cả tình huống thực tại là bình xăng của chú xế đã trãi qua một ngày đường trường phiêu bạc.
Dừng xe lại, hỏi thăm một cậu bé trên đường “ Đường này dẫn về đâu em?” “Dạ đây là đường cụt anh, chạy vô nữa là hết đường rồi”. Nhìn lại báo xăng, rồi nhìn con đường trước mặt. Một quyết định nhanh chóng đưa ra: Tiếp tục. Cảm ơn cậu bé, rồi nhấn ga tiến về phía trước bỏ ánh mắt ngơ ngác của cậu bé ở lại thắc mắc: Đã biết đường cụt rồi, sao vẫn cứ đi. Cậu bé có biết đâu, máu dân phượt nó thế, bỏ lỡ một khoảnh khắc trên đường đi ư? Không đâu nhé. Lớn lên, cậu có phiêu bạc rồi sẽ hiểu thôi mà.
Cảm xúc phiêu, phiêu và phiêu những khi đứng lại, nhìn mặt hồ phẳng lặng như tấm gương pha lê qua những ngọn thông xanh vi vút; hay những ngọn đồi nhấp nhô dưới chân mình. Ấy chẳng phải là cái sướng nhất của nhưng kẻ lang bạt đi tìm nhưng điều vô định như tôi sao.


Câu hỏi mang theo về cung đường này, được tôi tìm hiểu. Thì ra đây là cung đường dẫn vào khu resort cao cấp của Đà Lạt đang trong quá trình xây dựng. Vậy cho nên… Tôi bỏ lỡ cảm xúc của mình, khi chạm vào nỗi đau của rừng khi bị cắt xét từng vết một. Những đoạn đường đất đỏ tươi hiện ra như một vết cắt đang rỉ máu của rừng xanh.

Mang trong lòng những cảm xúc đối lập, chen chúc nhau. Vừa khoan khoái trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa xót thương cho những cánh rừng đang dần bị xâm lấn. Trong gió ánh sáng chập choạng tối, trong tiếng rì rào của những cơn gió thổi qua từng khúc ngoặc, trong tiếng sáo vi vu khúc nhạc chiều của những ngọn thông xanh, trong mớ cảm xúc đan xen hỗn độn; lữ khách quay đầu xe, tiến về thành phố, tạm biệt cung đường vừa mới khám phá với những khoảnh khắc phiêu bồng, lãng đãng khó quên của một buổi chiều cao nguyên lành lạnh.

Tôi về tới thành phố Đà Lạt khi những ngọn đèn đem bắt đầu được chiếu sáng. Bụng đói cồn cào, cả ngày chỉ có 2 ổ bánh mì, vì vậy việc đầu tiên phải lo cho cái bao tử, đảo xe bùng binh đầu chợ, những hàng quán xén bắt đầu lục đục mở hàng. Dựng xe bên một gánh bún khi chủ hàng còn loay hoay, kê bàn , bao bếp. Mùi nước lèo bay lên sực nức mũi (hay tại do mình đói???). ” Cho em tô bún riêu chị ơi”. Vẫn cái giọng Huế ngọt ngào “Giò không em?”. Hình như ở Đà Lạt này, người Huế sinh sống lại chủ yếu hay sao ấy! “Có ạ, cho em tô riêu giò”. Tôi là người mở hàng cho gánh bún này, hi vọng tôi nay chị chủ gánh hàng mua may bán đắt. Vẫn kiểu rau xắt nhỏ đặt trưng cùng với tô bún thơm ngậy mang ra. Đói. Tôi ngồi ăn ngấu nghiến một thoáng đã sạch tô. “Tính tiền ạ”. “Mười lăm ngàn em”. Cái giá quá ok cho một tô bún riêu giò. Phóng xe máy qua đường ánh sáng gồ ghề đá, về khách sạn gội rữa cát bụi của một ngày rong ruổi. Dòng nước ấm khôi phụ lại cho tôi thêm sinh lực, chạy xuống lấy xe. “Đi nữa hả con?” giọng cô chủ khách sạn niềm nở. “ Vâng, con lòng vòng thành phố một tí”. Vác tripod, máy ảnh cùng con chiến mã thuê vù ra Hồ Xuân Hương.
Thành phố về đêm trở lạnh, chạy xe nhè nhẹ men theo hồ một vòng để cảm nhận sự khác biệt của nơi này giữa ngày và đêm. Có quá nhiều du khách vào thời điểm này, rộn rang những chiếc xe đạp đôi, cùng tiếng đùa giỡn của các bạn trẻ. Những góc tỉnh lặng thì các cặp tình nhân đang ngồi bên nhau tình tự khiến tôi cứ mãi băn khoăn. Một mình đi vào chỉ sợ làm người ra khó chịu. Thế nên tôi cứ chần chừ, nữa muốn vào bãi cỏ, nữa lại không. Cuối cùng, làm mặt dày như không quan tâm xung quanh, phóng xe lên đường đi bộ, vác ba lô, tripod máy ảnh để tác nghiệp. Hành động của tôi cũng khiến một vài đôi tò mò, nhưng chỉ được vài phút, họ lại quay lại với đề tài thú vị của hai kẻ yêu nhau, hơn là để ý đến một kể rỗi hơi lang thang một mình này. Cũng nhờ vậy mà tôi không còn lo lắng để thả hồn mình vào những ngọn đèn lung linh dưới làn nước Hồ Xuân Hương lạnh buốt.


Ngắm Thủy Tạ soi mình giữa lòng hồ, một màu xanh lam nhẹ, khiến nó trở nên lạnh hơn giữa tiết trời Đà Lạt, như một mảng tinh thể được chạm khắc lấp lánh nỗi bậc, mặc cho xung quanh đèn đường hàng quán đua nhau ganh tị. Lại tiếp tục vác tripod, dọc theo vỉa hè dành cho người đi bộ, tôi lang thang tìm nhữn góc nhìn khác về đêm của Đà Lạt, lâu lâu, bắt gặp những chiếc xe máy dựng bên lề sát lòng hồ của những tay câu cá, một thú vui tao nhã của dân xứ Cao Nguyên này. Đi gần hồ, hơi ngước ban đên bốc lên lạnh càng thêm lạnh, đặt biệt là một mình như tôi, cố tìm một chút ấm áp của đêm lạnh qua ánh sáng vàng của tháp anten bưu điện và hàng đèn cao áp chiếu sáng dọc bờ hồ. Chính những mảng màu ấm này mà đêm Đà Lạt dường như đỡ rét hơn với những bước chân cô độc.


Vòng quanh Hồ, xong đưa con xế leo những con dốc thoai thoải không ánh đèn đường, vài đoạn hắt ra ánh sáng từ những ngôi nhà dọc hai bên đủ cho người lữ khác tôi nhận biết được cảnh vật xung quanh. Lên cao hơn và xa hơn, thu lại toàn cảnh Hồ Xuân Hương trong đêm lạnh, như một dãi lụa vắt ngang giữa lòng thành phố.


Sương bắt đầu rơi, cảnh vật nhòe đi vì lạnh. Những ngọn đèn phố lấp lánh sau những tán thông đen ngòm, như những ánh đom đóm lập lòe của một câu chuyện cổ chú bé hiếu học ngày xua má thường kể cho tôi nghe.

Tiếng thông reo giữa đêm tối tĩnh mịch làm cho lòng người thêm cô đơn trong giá lạnh. Những ánh sáng vàng nhợt của đèn đường không đủ sưởi ấm cho cả một không gian rộng lớn. Những bước chân phiêu lãng, rong ruổi trên những triền dốc thoai thoải của thành phố. Lạnh. Cô đơn. Tê tái. Những cảm xúc mà trong cuộc độc hành nào cũng có, như một gia vị thêm vào cho những bước đi thêm màu sắc và mùi vị; mà nếu mất đi thì chắc hẳn những chuyến phiêu lưu độc bước không còn hấp dẫn người lữ khách đơn côi. Đêm Đà Lạt đón một bóng người đơn độc, chậm chậm xuyên qua phố thị, bóng nghiêng nghiên, xiêu xiêu qua những tia sáng vàng nhợt của những ngọn đèn cao áp. Người khách ấy ngước mặt lên : đêm nay là một đêm không trăng.
Một ngày đi mệt nhọc nên tô bún riêu hồi chiều chả thấm vào đâu, bụng lại bắt đầu cồn cào. Chợt nhớ lúc sáng đi ngang qua khu Hòa Bình, có quán lẩu một người; cái tên quán nghe ngồ ngộ, hứa với bụng sẽ ghé qua xem thử lẩu một người là như thế nào. Đây là dịp để ghé rồi đây. Quyết định. Đảo xe trở về khu Hòa Bình, cái lạnh tê cả tay. Thứ 7. Khu Hòa Bình tổ chức phố đi bộ, mà khổ nổi cái quán lẩu lại nằm trong khu phố đó. Vòng xe hai đầu đề bị chắn không vô được, đành phải gởi xe. “3000 đồng, nhưng chỉ gởi đến 10h thôi đấy”. Nhìn đồng hồ, còn hơn 30’ nữa: đủ để mình ăn. Ok. Gởi xe. Bước vội qua khu phố đông người để vào quán. Mình không có thời gian để tản bộ xung quanh.Quán thiết kế khá ấm cúng, bàn ghế sạch sẽ sang trọng. Ắt hẳn với không gian này thì ăn sẽ ngon lắm đây. Lúc tôi bước vô, trong quán cũng có vài bàn đã có người. Chả bàn nào đi một mình như tôi cả. Kệ. Chọn một bàn có thể nhìn ra cửa., đặt những thứ lỉnh kỉnh của mình ở phía đối diện. “Anh dùng gì ạ?” – memu được đưa ra. Thích. Vì một em gái gọi mình bằng anh, bởi thường ngày những em gái trẻ đẹp kiêu kỳ thường tôn mình lên chức chú lận. Mặc dù mình vẫn còn trẻ chán với các em. Hình như con gái bao giờ cũng thế cả
Lướt qua thực đơn, cũng nhiều món ra phết, lẫu, nướng…. ; chọn cho mình món lẩu nấm gà. Như vẫn chưa tin là có lẩu dành cho 1 người, mình lém lỉnh với em gái “Đúng là lẩu một người phải không em?”. “Dạ, một người”. Ôi, cái giọng con gái Đà Lạt!!!. “Anh uống gì thêm không ạ?”. “Rượu nóng là sao em?”- thấy trong menu có. “Dạ, là rượu được hâm nóng lên ạ”. “Thế có bán ly không?”. “Dạ không, rượu bán theo bình ạ?”. “ Một bình nhiều không em?”. “Dạ khoảng một xị ạ”. “Thôi, thôi… anh mà uống hết một xị thì anh thì chết mất – trời lạnh tính kiếm gì uống cho ấm”. “Vậy anh dùng trà gừng nhé”. “Ừ cũng được, cho anh cốc trà gừng nóng ấy”.
Ngồi một lát, nồi lẩu được phục vụ, nho nhỏ trông vui và đẹp mắt:

Với giá 39000 đồng cho một nồi lẩu như thế này thì thật tuyệt. Tôi hoàn toàn đề nghị các bạn, nếu đi một mình như tôi hay đi hai mình thì đây là quán nên đến để thưởng thức. Sở dĩ tôi không đề nghị cho một nhóm bạn, bởi không gian thiết kế ở đây phù hợp cho một hoặc hai người. Ăn uống trong sự im lặng lịch sự chứ không xô bồ như những quán lẩu Sài Gòn. Tôi lại ghé tiếp ở đây thêm một lần nữa vào đêm cuối chào Đà Lạt, nhưng với một cảm giác không thích thú như lúc này. Bởi ngày hôm ấy có một vài nhóm bạn kéo nhau vào quán, ăn uống, nói năng ầm ỉ, mất đi cái nét đặt trưng của quán mà tôi thích: sự im lặng, nhẹ nhàng và ấm cúng. Bởi thế mà món ăn cũng mất đi phần nào hương vị. Đến lúc ấy tôi mới tâm đắt với câu nói của vị giáo sư nào đó khi nới về nghệ thuật ẩm thực. Ăn không phải chỉ dùng miệng, vị giác; mà là sự kết hợp của các giác quan khác: nghe, ngửi, nhìn, nếm…. Các bạn trẻ ấy chỉ dùng có một thứ là miệng để ăn mà thôi, không thưởng thức hết được cái thú ẩm thực. Buồn cho tôi, cho quán và cho cả các bạn đang cười nói ồn ào kia.
47000 đồng cho một nồi lẩu (mà sức của tôi vẫn phải chừa lại nữa dĩa mì tươi) và ly trà gừng nóng. Khá ok cho một quán nằm trong phố du lịch của Đà Lạt. Chào tạm biệt quán với thiện cảm dành cho nơi này lên đến điểm 8, tôi quay lại với phố phường Đà Lạt. Được bổ sung năng lượng, cái lạnh hồi nãy biến mất, tôi tiếp tục đảo một vòng qua phố thị, cảm nhận tiếp tục cái lạnh, cô đơn, lãng tử của kẻ lữ hành phiêu bạc. Góc phố thị rực rỡ ánh đèn trong một không gian giá buốt.

Vẫn những vòng bánh xe lăn tròn, chậm đều trong đêm tối, phố phường Đà Lạt dần thưa người. Sương bắt đầu dày hơn. Đà Lạt trở nên vắng lặng; cảm giác cô đơn ùa về gặm nhấm từng bước chân. Phố thị bắt đầu vào giấc ngủ, kéo chiếc chăn sương đắp hờ qua từng nóc phố. Tôi chậm chậm bẻ tay lái về khách sạn, với một cảm xúc miên mang khó tả.

Ngày thứ 3 của tôi gắn liền với LangBian. Sáng dậy sớm, vòng qua khu Hòa Bình, ghé bánh mì Liên Hoa làm 02 ổ thập cẩm (10000/ổ) và hai chai nước nhỏ. Lương thực chuẩn bị cho buổi trưa của ngày lèo núi. Xong xuôi, tìm chỗ dằn bụng. Nhớ mấy phượt gia nhà ta đã từng đề nghị quán bún bò Công trên đường Phù Đổng Thiên Vương, vặn tay ga tìm tên quán. Vì mùa du lịch nên quán đông quá, các tour đều đưa khách tới đây. Với kinh nghiệm rút ra trong những lần lang thang: những quán như thế này sẽ ồn ào, không vệ sinh lắm (giấy ăn và xương xẩu sẽ quăn lung tung trên sàn), phụ vụ sẽ chậm trễ và không coi thực khách ra cái thá gì cả; nên tôi quyết định sẽ ghé vào một quán khác trên đường ra huyện Lạc Dương để chinh phục LangBian. Đảo xe lại đường Nguyễn Văn Cừ, thẳng tiến theo hướng Lạc Dương; tôi tìm thấy một quá bún bình dân bên đường. Tấp vô. Tô bún bò giò + những tách trà nóng trong buổi sáng se lạnh : 17000đ. Khá ổn ( Ở Sài Gòn, tìm tô bún giò 17000đ bây giờ coi bộ hiếm!). Đường đến LangBian cực dễ kiếm, có lẽ vì LangBian đã trở thành điểm đến của khách du lịch nỗi tiếng. Bánh xe lăn đều, tôi khoan khoái đưa mắt nhìn cảnh vật hai bên trôi qua chậm chậm, những thửa rau sạch bắt đầu trở mình ngái ngủ khi ánh mặt trời kéo lên đánh thức:
Rồi thì LangBian cũng hiện ra trước mắt. Gởi chiếc xế bên ngoài cổng 3000đ/xe. Chuẩn bị cho cuộc hành trình chinh phục đỉnh LangBian. Mặt trời đã lên cao, chiếu những tia nắng gay gắt xuống khoảng đắt trống của khu du lịch này. Lúc bấy giờ tôi mới chợt giật mình: mình chưa trang bị bất cứ cái gì để leo núi. Mũ không, giày cũng không. Giay thì có đôi giày đi chơi trong chân cũng được rồi ( mãi khi bước những bước chân chinh phục tôi mới biết đó là sai lầm), nhưng mũ thì phải có. Ghé vô quầy hàng lưu niệm, một chiếc mũ giả da cao bồi có vành rộng 50.000đ. Đúng là cắt cổ. Nhìn mặt trời, rồi nhìn ngọn núi trước mặt, tôi bấm bụng móc ra 50.000đ, miệng cười méo xệch mặc dù vẫn nghe tiếng nói ngọt ngào của cô gái miền sơn cước. Vé vào cổng 5000đ. Bên trong dịch vụ xe jeep cho thuê lên đỉnh vui chơi diễn ra tấp nập, ồn ào. Khẽ cười cho những khách du lịch tham quan thuê xe jeep, xốc lại ba lô, bỏ các dịch vụ của khu du lịch, tôi quyết chinh phục LangBian bằng những bước chân lãng tử. Một mình. Cảnh đẹp dưới chân núi tiếp thêm sinh lực cho những bước chân kẻ lang thang, rong rủi.
Thanh bình và nhẹ nhàng. Những gam màu ấm áp của vùng đất bazan màu mỡ.làm nổi bật hình ảnh hai mẹ con chú ngựa thơ thẩn bên đồi. Cảnh vật khiến cho kẻ độc hành không thể không dừng bước để tìm cho mình một khung hình đẹp. Thời gian thì còn đầy, cả ngày, nên thưởng thức cảnh đẹp là một việc không thể bỏ qua trong những bước chân độc hành lãng tử.
Tránh xa con đường nhựa với tiếng gầm rú của những chiếc xe jeep đưa khách lên xuống. Tôi bắt đầu len lỏi qua những tán thông xanh mát rượi khoan khoái đi vào rừng.

Rừng thông xanh bạt ngàn chào đón người lữ khách bằng một hình ảnh lẻ loi cô độc, như báo hiệu cho chặn đường tiếp theo. Nhưng những cảm xúc lâng lâng hiện tại khi đứng giữa núi rừng bao la hùng vĩ, với bầu trời xanh trong vắt, với cái nắng dịu dàng của một buổi sáng miền cao nguyên, khiến kẻ độc hành quên đi thực tại, thả hồn mình bay bổng , phiêu linh. Với tâm trạng náo nức, kẻ phiêu lãng không cần để ý nhiều đến những gì đang đợi mình phía trước, dấn những bước chân mạnh mẽ, dứt khoát tiến vào rừng thông xanh đang kéo những bảng hợp ca hùng dũng bắt đầu một ngày phiêu lưu đáng nhớ.

Dưới những tán thông xanh ngắt lọc bớt cái gắt của những tia sáng, tôi bước đi khoan thai, nhẹ nhàng. Cảm giác se lạnh với những cơn gió rì rào khúc nhạc đón chân người lãng tử. Quả thật, không có gì thú vị hơn khi tự do lang thang giữa núi rừng bạc ngàn như thế này. Thanh bình và nhẹ tênh. Tôi thả hồn mình lơ lững, nhảy múa, đu đưa trên những nhành thông, đùa giỡn với những tia nắng tinh nghich len lỏi chiếu xuống. Đã quá mệt mỏi với cuộc sống mưa sinh, của những đắng cay, thèm biết bao cảm giác tự nhiên tự tại này! Vì thế mà người lữ khách dường như quên hết những lo lắng thường nhật, thả lòng miên man, để những bước chân tự do hoạt động. Không gò bó và một khuôn phép nào cả, những bước chân nhẹ nhàng cảm nhận sự mềm mại của chiếc thảm dưới chân được đan bởi những chiếc lá của rừng xanh. Những bước chân sâu dần và xa dần và xa dần khỏi âm thanh của cuộc sống: tiếng gầm thét của những chuyến xe lên xuống, tiếng cười nói ồn ào của du khách thập phương. Chỉ còn lại với tâm hồn người lữ khách đơn côi một núi rừng bạc ngàn, những điệu nhạc du dương: tiếng gió, tiếng lá cây, tiếng ríu rít của những loài chim lạ.
Lãng tử, và cô đơn đó là những gì mà cuộc hành trình này mang đến như vốn nó được thiết kế ra như thế; và đây là những giây phút thật sự của cuộc hành trình. Và rồi, vẫn như cuộc đời thật, con đường đi không lúc nào cứ trải rộng bằng phẳng và dễ dàng, luôn có những thử thách chờ đón ở đâu đấy trên những chặn đường đi. Những sườn núi nghiêng những góc lớn hơn 45 độ bắt đầu hiện ra thách thức người lữ khách. Muốn tiếp tục cuộc hành trình, tôi phải băng qua những triền dốc lên xuống như thế.
Và chính lúc này tôi mới chợt nhận ra dôi dày trong chân không phù hợp tí nào cho việc leo núi. Đế nhựa cứng đã mòn, cộng với rừng được trải một lớp thảm lá thông khô, trên độ dốc ấy cứ bắt đầu trơn tuồn tuột. Nếu như phía dưới không có những gốc cây, thì cứ ngồi xuống mà cho trợt patin xuống thì thú vị lắm. Nhưng rõ ràng điều đó là không được. Thêm vào đó chiếc balo nằm trên lưng làm tăng thêm trọng lượng khiến cả người lúc nào cũng chúi về phía trước mỗi khi xuống dốc và bật ngửa ra sau khi leo lên dốc. Đánh vật với thử thách! Cố tìm cho ra những mỏm đá nhỏ để làm điểm tựa cho đôi chân và đôi tay. Tôi phải tháo ba lô cho nó chạy tự do để giảm trọng lượng trên cơ thể. Cùng lúc đó, phải dỡ đủ kiểu lăn lê bò trường được huấn luyện từ thời học quân sự để chinh phục những bước đi. Chính vì thế mà tôi chỉ chụp lại những kỷ niệm này khi đã tìm được chỗ đứng vững chắc cho đôi chân, và hiển nhiên đó là điểm thấp nhất khi vừa xuống dốc để lại tiếp tục chinh phục con dốc phía sườn núi bên kia.
Vật lộn với những sườn đồi, mồ hôi bắt đầu nhễ nhại. Chiếc áo khoác bị tháo ra. Những lúc hiếm hoi dừng lại như thế này, chợt để ý tới hiện tại: hình như mình đã đi xa quá so với đường dẫn lên đỉnh núi. Vật chỉ đường duy nhất trong người bây giờ là chiếc điện thoại với gmap. Vẫn có sóng 3G. Ôi tốt quá! Ngồi bệt xuống, nhấm chút nước cho đỡ cơn mệt, chờ anh em nhà google load dữ liệu xuống máy. Đây rồi, cái chấm nhỏ xíu nằm giữa một mảng thông xanh là mình, tìm langbian, mình đã đi chệt ngang hơi bị nhiều so với đỉnh. Điều chỉnh lại hướng đi. Chợt nghĩ, tiếp tục thế này mạo hiểm quá, không biết phía trước còn những gì đang chờ đợi. Lại một thân một mình giữa đồi núi bao la. Không mang đủ các dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho một cuộc đi núi. Ngẫm lại thấy mình bốc đồng quá. Đi không có kế hoạch, không trang bị. Muốn là đi mà không biết mình sẽ đi đâu, điều gì ở phía trước. Có lẽ cái máu phiêu lãng nằm trong con người tôi là một điều gì đó thật hay nhưng cũng thật ngốc. Có lẽ, nên hạn chế lại những cảm xúc bất chợt, bớt đi sự bốc đồng mà nhiều lúc cần lắm trong cuộc đời này. Tôi quyết định hướng những bước chân của mình về con đường dẫn lên điểm du lịch đã được trải nhựa. Lắng nghe tiếng vọng của những chuyến xe jeep để định hướng, nhìn lại bản đồ gmap một lần nữa. Xốc ba lo lên vai, tiếp tục vượt lên sườn núi trước mặt. Đoạn đường lại tiếp tục khiến cho tôi phải dùng cả hai tay, hai chân và cái đầu của mình để đi. Những gốc thông, những mỏm đá trở thành những người bạn cho tôi điểm tựa vượt qua các thử thách này. Có những lúc phải bám xuống sườn núi, lấy tay tém hết các lá thông qua một bên, để lộ lớp đất phía dưới cho những bước chân làm điểm tựa bước đi. Hành trình chính vì thế như kéo dài ra. Tiếng động cơ của những chiếc xe jeep mỗi lúc một rõ dần. Ngước nhìn lên, phía trên kia, chỗ những hàng thông ấy, có lẽ là nơi giáp ranh với con đường nhựa của những tiếng động cơ.
Chỉ một chút nữa thôi, một chút nữa…. Tôi đã phải động viên mình như thế. Ngốc đầu lên khỏi sườn núi. Chạm mặt với đương nhựa. Tôi nhảy phóc lên, phủi những chiếc lá thông khô ghim vào quần áo. Một vài chiếc xe lên xuống, những ánh mắt nhìn ra không hiểu thằng tôi làm gì giữa núi rừng như thế này. Hít một hơi thật sâu – bây giờ thì tôi lại có thể thưởng thức không khí trong lành của núi rằng một cách sảng khoái. Men theo con đường nhựa, tôi thả bước thong dong trên mặt đất bằng phẳng. Tìm cho mình một chỗ nghỉ chân.
Vứt ba lô sang bên, làm một ngụm nước, ngả người xuống tán thông xanh mát rượi, cho mình một khoảnh khắc nghỉ nghơi hưởng thụ sau một đoạn đường vất vả đã đi qua. Dẫu biết rằng mục tiêu vẫn còn ở phía trước! Trong tiếng gió vi vu, tiếng hàng thông xanh rì rào, tôi lim dim, lim dim hòa quyện với núi rừng đang thủ thỉ câu chuyện tình của chàng Lang và nàng Bian.
Với một đoạn đường khá mệt khiến cho bước chân tôi chùn xuống, và tinh thần bắt đầu rơi xuống mặt đất chứ không còn lơ lững trên những cành cây nữa. Quyết định tiếp tục chặn đường còn lại bằng con đường trãi nhựa của những chuyến xe jeep. Bước từng bước trên con đường nhựa quả thật chẳng có thú vị gì cả khi mình muốn tìm những cảm giác phiêu lưu của núi rừng. Bởi thế nên khi gặp những dấu hiệu tracking của một nhóm nào trước đó để lại, cái máu nó lại nỗi lên. Với những dấu đi đường, cảm giác như mình có thêm bạn đồng hành trên chặng đường, mọi cảm giác lo âu dường như tan biến, tạm biệt con đường nhựa nhạt nhẽo, xốc lại ba lô, power up – như khẩu hiệu của nhóm trecking để lại. Tôi lại bắt đầu những bước chân xuyên qua những triền dốc thông với người bạn đồng hành là những vết tích vẫn còn để lại.
Những mũi tên chỉ về phía trước như khuyến khích kẽ lữ hành dấn những bước chân mạnh mẽ. Những kỹ năng thời còn làm công tác đoàn, những trò chơi lớn, đi tìm mật mã ùa về theo những bước chân đi. Ngày ấy, những trò chơi chỉ đơn thuần mang tính giải trí. Khi lớn lên, vào những lúc như thế này mới cảm ơn biết bao nhiêu những kỹ năng được rèn luyện từ thuở ấy. Những vết sơn trên tán đá, thân cây tiếp thêm cho tôi sự tự tin trong cuộc chinh phục của mình dẫu vẫn phải vượt qua những triền dốc trơn trợt. Những sợi dây nilon mỏng manh không thể níu vào cũng trở thành những điểm tựa cho từng bước chân đi.
Những dấu hiệu ấy cho thấy rằng: tôi cô đơn nhưng không hề đơn độc, đoạn đường này đã ghi dấu những bước chân của những kẻ phiêu bạc như tôi. Cảm giác như họ vẫn còn đâu đó phía trước, vì thế những bước chân càng thêm dứt khoát. Sự tự tin đã trở lại. Tâm hồn lại bắt đầu phiêu bồng cũng cỏ cây, hoa lá. Giữa khoảng thời gian mênh mông đơn độc ấy, thi thoảng những mầm sống nhỏ nhoi của núi rừng đem lại cho người lữ hành những cảm xúc khó nói thành lời.
Không bạn bè, người thân xung quanh. Chồi sim rừng vẫn vươn mình sống cùng với những mầm thông non mơn mởn, nở những cánh hoa tim tím. Ở đâu cũng thế, sự đấu tranh sinh tồn và sinh sôi nảy nở là một quy luật tất yếu. Những lúc chán nản, mệt mỏi với cuộc sống, trên những cuộc hành trình như thế này, những hình ảnh này khiến cho tôi như tỉnh dậy, thêm tin vào cuộc sống. Xin cảm ơn những mầm sống nhỏ nhoi của núi rừng như nhắc nhỏ cho người lữ khách về một mặt khác của cuộc sống. Chính những khoảnh khắc ấy đã kéo con đường gần trở lại. Và khi ngước mặt lên là tháp anten, tôi biết rằng mình đã thành công. Tấm hình này tôi chụp lại như một lời cảm ơn đến các bác trong nhóm IMP5 đã để lại cho tôi những người bạn đồng hành thân thiết, chắc rằng các thành viên của IMP5 cũng là những anh em nhà phượt như tôi.


Tâm trạng háo hức khi đến đích bị dội một gáo nước lạnh buốt khi tôi đặt chân lên đây. Bởi đơn giản, nơi này là đỉnh khai thác du lịch, đường nhựa xe chạy đến nơi, hàng quán, thợ chụp ảnh, du khách ồn ào. Cảnh vật đã bị nhân tạo hóa, và rõ rang đây không phải là điểm đến trong hành trình tôi đã vạch ra. Tuy nhiên, đã đi đến nơi, nên dừng chân lại nghỉ ngơi, tiếp thêm năng lượng cho chặn đường mới là điều tôi tự an ủi mình khi lang thang cùng với các du khách nơi này. Phải công nhận một điều (mãi sau khi lên đến đỉnh cao nhất tôi mới biết), tại đỉnh này là nơi có view đẹp nhất khi nhìn xuống dưới chân núi. Cảnh vật mờ ảo, bởi một lớp sương khói mờ mờ, tôi thay ống kính kéo những tấm hình từ trên đỉnh cao 1916m này. Những ngôi nhà trở nên bé xíu nằm dưới chân tôi. Không biết tự khi nào cảm giác đứng trên cao nhìn xuống cuộc sống phía dưới khiến tôi rất thích thú. Những ngôi nhà to lớn giờ trở nên bé xíu, cuộc sống bổng chốc nhỏ nhoi đến không ngờ. Ấy thế mà khi đi đâu tôi cũng muốn được leo lên thật cao, để cuộc sống phải nằm dưới chân mình. Tôi đã mong leo lên tháp truyền hình ở Thượng Hải, hay tôi nhất quyết phải lên tận ngọn tháp Effiel khi lần đầu tiên đến Paris cũng vì thế. Và giờ đây, cảm giác ấy lại đang ở trong tôi.
Đứng giữa trời đất bao la, nhìn cuộc sống dưới chân mình nhỏ nhoi chi lạ. Thế nhưng khi nhìn xung quanh mình vẫn chưa phải là nơi cao nhất, vẫn còn kia ngọn núi xa xa vươn cao hơn mình thách thức. Quyết định chinh phục tiếp đỉnh núi cao nhất ấy được đưa ra không một chút đắn đo. Hai ổ bánh mì và hơn chai nước vẫn còn trong ba lô. Dự định là bữa trưa trên đỉnh, thế nhưng kế hoạch này phá sản vì mất thời gian để đến đây. Bụng thì vẫn không đói lắm, nhưng hơi mệt với chặn đường đã qua. Nguồn thực phẩm dự trữ trong ba lô phải để dành cho cái đỉnh cao nhất kia, nơi mà chắc chắn không có bất cứ dịch vụ ăn uống nào. Nhẩm tính, mình cần phải bổ sung thêm năng lượng. Lượn qua khu bán đồ ăn, những xiên thịt nướng bay mùi thơm phứt. 15000đ cho một xiên Đà Điểu nướng gồm 03 cục thịt nhỏ xiu xíu và 03 miếng ớt Đà Lạt. Hic. Mắc. Làm 02 xâu thịt nướng 30000đ thêm một cây kem 5000đ giải quyết tạm thời cái bao tử. Xong, đảo một vòng quanh đỉnh, phải nói view nhìn ở đây khá đẹp khi con suối vàng chảy uốn lượn dưới chân núi.
Lựa một vị trí có thể thu vào ống kính nét đẹp lãng mạn ấy. Suối vàng mờ mờ sau lớp không khí dày đặt. Tiết trời hôm nay khiến tôi không có được những bức hình trong veo được. Dạo chân lên những bậc thang nhỏ, bước vào quán nước của khu du lịch. Bảng giá cho thuê xe jeep xuống chân núi là 240000đ/chuyến. Một mình thì không thể bỏ chừng ấy tiền ra được. Mà tôi thì cũng chỉ xem để tham khảo thôi. “Đây vẫn chưa là đỉnh cao nhất phải không em?” Vẫn không chắc chắn tôi hỏi lại chú em làm nhân viên trong quá. “Đúng anh ạ, đỉnh cao nhất đằng kia”, chú vừa nói vừa chỉ tay về phía cái chop cao cao đang nhìn tôi cười ngạo nghễ. “Có đường lên trên đó không em?” “Dạ có anh, anh xuống dưới kia một tí là có đường chỉ lên, nhưng xe không đi được” – Chắc chú em này tưởng mình đi xe jeep lên đây! “Vậy là cứ đi theo đường này xuống hả em?” “Dạ, đúng rồi anh” “Cám ơn em, à, cho anh lon bò húc”. 15000đ cho lon bò cụng, cũng okie đó chứ! Uống xong lon nước tăng lực, thấy mình tự tin đến lạ, xốc lại ba lô, nhìn lại đỉnh núi này một lần nữa. Những dãi khói của bà con làm vườn bay lên phía dưới kia cho mình một cảm giác bang khuâng. Nhớ cái mùi nồng nồng rơm rạ, cỏ khô khi bắt đầu làm đất cho vụ mùa mới.
Thả những bước chân tự do, phóng khoáng theo con đường rợp bóng thông tôi đi tìm cho mình điểm xuất phát tiếp theo như lời chú em phục vụ chỉ. Hai xâu thịt nướng, một que kem và lon bò cụng cộng với không khí trong lành mát rượi bóng thông reo khiến tôi thật sự khôi phục hoàn toàn năng lực. Cái mệt mỏi của chặn đường ban sáng bay đâu mất, để lại những bước chân thong thả của kẻ lãng tử phiêu linh trong gió rừng. Nhẹ tênh những bước chân.
Dọc đường một vài nhóm bạn trẻ cũng đang đi lên, thấy tôi nhao nhao hỏi “ Đến đỉnh còn xa không anh?” “Gần tới rồi, một chút nữa thôi” Tiếng reo mừng vang lên giòn tan trong trẻo giữa núi rừng bạc ngàn. Chợt thấy cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa.
Theo http://www.phuot.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Cảm nhận thơ Nguyễn Hồng Linh 11 Tháng Mười, 2022 Kể từ thi hào Nguyễn Du thắp ngọn đuốc lục bát soi sáng linh hồn thi ca Việt đầy chấ...