Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Ai Cập huyền bí 2

 Ai Cập huyền bí 2
Chương 7: Lễ điểm đạo huyền bí trong đền cổ Ai Cập
Câu trả lời mà tôi tìm kiếm để giải đáp sự bí hiểm của câu chuyện huyền thoại về cái chết của Osiris, tôi đã thấy được sau khi đi ngược dòng sông Nil để khảo cứu về ngôi đền nữ thần Hathor ở Denderad. Ngôi đền này rất lớn và được giữ gìn nguyên vẹn, nhờ nó bị hoàn toàn chôn vùi dưới lớp cát mịn và nóng của sa mạc suốt hơn một nghìn năm. Từ hướng Bắc, tôi trèo lên một cầu thang rất hẹp và đã mòn. Dọc đường thỉnh thoảng tôi ngừng lại để nhìn xem, dưới ánh đuốc cầm nơi tay, những cảnh tượng chạm trổ trên vách tường. Đó là một cảnh tượng một đám rước lễ quan trọng nhất của đền Denderad vào lúc đầu năm, chính vua Pharaon đích thân dẫn đầu cuộc diễn hành. Các vị tăng lữ, vị tăng lữ, tư tế của phái Huyền Môn, những người cầm cờ nối tiếp nhau đi trên vách tường cũng như họ đã từng diễn hành như thế hồi thuở sanh tiền, và đi từ dưới lên trên chính cái cầu thang này. Lên khỏi cầu thang, tôi đã ra khỏi bóng tối để ra chỗ đầy ánh nắng chói lòa và xuyên qua những tản đá khổng lồ của nóc đền, tôi đến trước một thánh điện nhỏ đứng cô lập một mình trong một góc của nốc bằng. Nóc đền được nâng đỡ bằng những cột trụ lớn co chạm hình nữ thần Hathor.
Tôi bước vào và nhận ra đó là một thánh điện mà xưa kia người ta dùng để hành lễ điểm đạo theo khoa Huyền Môn của Osiris cho đến thời đại các vị vua Ptolémée. Trên tường, những hình chạm nổi phô diễn đức Osiris nằm trên giường, chung quanh là những người trợ tá để giúp đỡ những việc vặt và những lò hương trầm. Những hàng chữ ám tự và tranh ảnh thuật lại lịch sử sự chết và sự phục sinh của Osiris, và những chữ khắc trên tường ghi lại những lời cầu nguyện từng giờ suốt một đêm mười hai giờ.
Tôi ngồi xuống đất, tức là nóc bằng của ngôi đền lớn, và bắt đầu thiền định về câu chuyện huyền thoại cổ xưa. Sau khi đã ngồi yên khá lâu trong cơn trầm tư mặc tưởng, tôi bắt đầu tìm ra manh mối sự thật mà trải qua nhiều thế kỷ, nó đã biến thành một câu chuyện huyền thoại ly kỳ: Osiris bị phân thây và sau đó được ráp lại từng mảnh.
Do đâu mà tôi có cái chìa khóa của bài toán đố bí hiểm này... Do một sự nhớ lại thình lình. Tôi nhớ lại lúc tôi ngồi trong Vương Cung bên trong Kim Tử Tháp lớn, khi mà từ trong bóng tối dầy đặc, hiện ra cái linh ảnh cho tôi thấy hai vị Đạo Trưởng Ai Cập đã cao niên, một trong hai vị này đã làm cho thể xác tôi mê thiếp đi và đưa linh hồn tôi vào một trạng thái ý thức rõ ràng. Trên thực tế, thể xác hôn mê của tôi lúc đó đã hoàn toàn vô tri giác, sự sống chỉ còn tồn tại là do một sự hô hấp vô ý thức, còn linh hồn thì đã thoát ra ngoài. Tôi chỉ là một người chết, mà linh hồn đã từ bỏ thể xác. Nhưng, khi kinh nghiệm ấy chấm dứt, tôi đã hồi sinh trở lại và trạng thái chết giả cũng không còn. Phải chăng đó quảù là một sự phục sinh hẳn hòi, một sự tái sinh trở lại đời sống phàm trần sau khi đã nhìn xem cõi giới bên kia... Phải chăng đó là một sự sống trong cõi vô hình...
Tôi đứng dậy nhìn xem một lần nữa những hình ảnh trên tường để xác định lại điều ấy. Osiris nằm duỗi thẳng thân mình, dường như đã chết, xem giống như một xác ướp và liệm vào hòm. Tuy nhiên, tất cả những chi tiết cho thấy sự chuẩn bị một nghi lễ dành cho người sống chứ không phải cho người chết: Thể xác hôn mê, những vị tăng lữ hành lễ, những bình lư hương để làm cho mê thiếp đi.
Những cuộc lễ điểm đạo này luôn luôn được cử hành vào lúc ban đêm. Người thí sinh được đặt trong trạng thái xuất thần trong một thời gian dài ngắn không chừng, trình độ điểm đạo càng cao thì cơn xuất thần của y càng dài và càng sâu hơn. Những vụ tăng lữ canh chừng y suốt những giờ ban đêm dành cho cuộc hành lễ này.
Đó là cảnh tượng thường diễn ra trong những cuộc lễ điểm đạo Huyền Môn từ những thời đại cổ xưa trong dĩ vãng. Nó có ý nghĩa gì... Sự Sát Hại Osiris tức là việc đặt người đạo đồ trong một trạng thái chết giả, nghĩa là trong sự kết hợp tâm linh với Osiris, người sáng lập ra tổ chức Huyền Môn này.
Lối kiến trúc các ngôi đền cổ đều theo một kế hoạch song đôi, mỗi ngôi đền đều có hai phần, một phần dành cho những hoạt động tôn giáo thông thường, một phần dành cho những cuộc lễ điểm đạo Huyền Môn. Phần sau này hoàn toàn được ngăn ra thành một chỗ riêng biệt trong đền.
Bằng phương pháp thôi miên, gồm có việc xử dụng những chất hương liệu rất mạnh, dùng hai bàn tay truyền nhân điện dọc theo thân mình, cùng với việc xử dụng một chiếc đủa thần, người thí sinh được đưa vào một trạng thái đồng thiếp làm cho y mê man bất tỉnh như người chết. Xác thân y tê liệt, nhưng linh hồn y vẫn tỉnh táo và nối liền với thể xác bằng một sợi dây từ điển vô hình mà chỉ vị chủ lễ điểm đạo có thần nhãn mới nhìn thấy được. Như vậy mặc dù mọi hoạt động thể xác đã ngưng, nhưng nguồn sinh lực vẫn tồn tại. Tất cả ý nghĩa và mục đích của cuộc điểm đạo này là để dạy cho người thí sinh biết rằng vốn không có sự chết. Người thí sinh được truyền thụ cái chân lý đó bằng một phương pháp rõ ràng và thật tế nhất, nghĩa là bằng cách làm cho y kinh nghiệm qua chính bản thân mình mọi diễn biến khách quan của sự chết, bằng cách dùng một phương pháp huyền bí để đưa y lọt vào cõi giới bên kia. Cơn đồng thiếp của y thâm sâu đến nỗi người ta đặt y trong một cái hòm đựng xác ướp có vẽ tranh ảnh và khắc chữ bên ngoài, nắp hòm được đóng chặt và khóa lại cẩn thận. Xét về bên ngoài, thì y là người đã chết!
Nhưng khi cơn đồng thiếp của y hết kỳ hạn, người ta mở nắp hòm ra, và bằng những phương tiện thích nghi, y được làm cho tỉnh dậy. Đó là ý nghĩa của lời huyền thoại tượng trưng nói rằng những mảnh xác bị tách rời của Osiris được ráp nối và làm cho ngài được hồi sinh. Sự phục sinh bí hiểm và hoang đường của Osiris không khác gì hơn là sự tỉnh dậy của người đệ tử Huyền Môn sau cuộc lễ Điểm Đạo.
Tòa thánh điện mà tôi đang quan sát, ngày xưa đã từng là nơi chứng kiến bao nhiêu những cuộc hạ sát và những cuộc phục sinh như đã diễn tả ở trên. Hồi thời đó, trong phòng có một cái giường và những vật liệu cần thiết cho cuộc điểm đạo. Khi người thí sinh đã trải qua trạng thái đồng thiếp và sắp sửa được đánh thức dậy, người ta chở y đến một nơi thoáng khí để cho những tia nắng đầu tiên của mặt trời mọc lúc bình minh rọi thẳng vào gương mặt còn mê man của y.
Trong những thời đại cổ xưa nhất, nhiề vị tăng lữ cao cấp nhất và tất cả những vị tư tế ở các đền thờ bên Ai Cập đều có sự hiểu biết thâm sâu về những điều huyền bí của các khoa thôi miên và từ điển, và có thể đặt những người thí sinh vào một cơn đồng thiếp thâm sâu đến nỗi dường như họ đã chết. Những vị tăng lữ thượng tọa còn có thể làm hơn thế nữa, hơn cả những nhà thôi miên hiện đại, vì những vị ấy biết phương pháp làm cho linh hồn người thí sinh vẫn thức tỉnh trong khi thể xác của y nằm trong cơn đồng thiếp, làm cho y thực hiện được những kinh nghiệm siêu phàm, mà y sẽ nhớ lại được sau khi y tỉnh dậy và trở về trạng thái bình thường.
Bằng cách đó, họ có thể đem người thí sinh sự hiểu biết về tính chất của linh hồn, và khi bắt buộc linh hồn y tạm thời rút lui ra khỏi thể xác, họ làm cho y nhận thức được sự hiện hữu củ cõi thế giới bên kia cửa Tử, mà những hình ảnh trên hòm được xác ướp có vẽ những biểu tượng đầy ý nghĩa. Bởi đó, người cổ Ai Cập khắc trên nắp những cổ quan tài bằng đá, hoặc vẽ bằng màu trên những hòm đựng xác ướp, hoặc tô điểm ngoài bìa những kinh sách tôn giáo của họ những hình chim dị kỳ, bay ra khỏi hoặc đứng trên cái xác ướp. Đó là một con chim có đầu người và tay người, thường được hình dung một tay cầm một cánh buồm, tượng trưng cho hơi thở, và tay kia cầm một hình thập tự cuốn tròn, tượng trưng cho sự sống. Những biểu tượng này dù khắc trên đá hay vẽ trên giấy, đều ngụ ý tượng trưng dạy cho ta biết rằng ngoài cõi phàm trần vật chất này còn có một cõi giới tâm linh. Trong quyển sách Tử Thư (sách của người chết) có chỗ đề cặp đến những người chết, nhưng thật ra đó là nói về những người chết giả, nằm mê trong cơn đồng thiếp, vô tri bất động như ngươi chết thật, và linh hồn đã đi qua một kẻ khác. Đoạn sách ấy đề cập đến cuộc điểm đạo. Cõi giới bên kia đi xuyên qua cõi trần một cách huyền diệu, và những vong linh ở cõi ấy có thể ở gần bên chúng ta. Một từ ngữ khoa học nói rằng trong thiên nhiên vốn không có gì mất đi đâu. Khi một người từ bỏ cõi trần, bỏ lại cái thể xác vô tri bất động, linh hồn y lại xuất hiện trên cõi vô hình, vô hình đối với mắt phàm chúng ta, nhưng hữu hình đối với những nhân vật tinh anh trên đó.

Tuy rằng phương pháp điểm đạo này có những đặc tính bề ngoài giống như khoa thôi miên hiện đại, nhưng nó vượt rất xa những phương pháp thôi miên, vì khoa này chỉ thức động đến chỗ tiềm thức, mà không thể làm cho đương sự có ý thức được sự sinh hoạt trên các cõi giới thâm sâu huyền diệu hơn.
Theo sự tin tưởng của quần chúng, thì Osiris là một nhân vật đã chịu pháp nạn và bị giết, rồi được phục sinh và chui lên khỏi mồ. Tên của ngài đã trở nên đồng nghĩa với sự hồi sinh, sự bất tử của ngài gây cho mọi người một niềm hy vọng trở nên bất tử y như người sau khi chết.
Hồi thời ấy, người ta đã tin tưởng ở sự bất diệt của linh hồn và ở đời sống bên kia nấm mồ. Người ta cũng tin rằng trong khi con người bước vào đời sống mới đo, những đấng thần minh xét đoán linh hồn và duyệt xét lại những hành động thiện ác của y trong quá khứ. Kẻ dữ sẽ bị trừng phạt thích dáng, người hiền sẽ được và cảnh thiên đàng hạnh phúc, và hợp nhứt với Osiris. Những điều đó khá thích hợp với quần chúng và đem đến cho những tâm hồn chất phác những viễn ảnh mà họ có thể quan niệm được dễ dàng. Người ta không nhồi sọ dân chúng với những triết lý thâm sâu hoặc những giải thích tế nhị về tâm lý. Tất cả những huyền thoại hoang đường và chuyện ngụ ngôn bình dân phải được hiểu như là những biểu tượng có hàm xúc một ý nghĩa hợp lý và chứa đựng một chân lý thâm sâu. Để duy trì cho giáo lý ấy luôn luôn tồn tại trong dân gian, giai cấp tăng lữ trong trong các đền thờ không những chỉ dùng nghi thức lễ bái thờ phượng, mà thỉnh thoảng còn tổ chức những buổi trình diễn kịch nghệ công cộng có tính cách tượng trưng dể trình bày cho dân chúng biết lịch sử của Osiris.
Những nghi thức lễ bái và trình diễn công cộng là để dành cho quần chúng vì nó thích hợp với phần đông, nhưng có còn một phần giáo lý thâm sâu hơn và pháp môn huyền bí thì để truyền thụ cho những người trí thức. Những người Ai Cập có học thức, có văn hóa và những người có giai cấp quý tộc cũng biết rõ điều ấy, nếu họ cảm thấy có khuynh hướng về con đường này thì họ tìm cách để xin được nhập môn.
Các ngôi đền gồm có những gian phòng kiến trúc đặc biệt và cô lập một nơi dành cho những cuộc lễ điểm đạo, mà chỉ có những vị tăng lữ ưu tú và chọn lọc mới có quyền hành lễ, những người này được gọi là Đạo Trưởng hay Thượng Tọa. Những cuộc lễ Điểm đạo này được cử hành trong vòng bí mật và ngoài phạm vi những nghi lễ hằng ngày để chiêm bái các vị thần. Người Ai Cập gọi những cuộc lễ đặc biệt này là những lễ Điểm Đạo Huyền Môn.
Những vị đạo đồ (đệ tử Huyền Môn đã được điểm đạo, Initié) đã từng nói đến tính cách khác thường của những cuộc điểm đạo, không giống như những nghi lễ thông thường. Thí dụ, một vi đạo đồ đã tuyên bố rằng" nhờ những lễ điểm đạo mà người ta biết rằng sự chết không phải là một điều dở mà là một điều hay cho người thế gian". Chính vì vị đạo đồ ấy đã trở nên một xác chết và đã thu hoạch được những điều lợi ích rất lớn sau cái kinh nghiệm đó. Những bài văn viết bằng chữ ám tự nói về người ấy như là" được hồi sinh", và y có thể thêm vào tên họ của y dòng chữ này: "Người đã tái sinh hai lần". Trên vài ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra câu này, nó diễn tả trình độ tâm linh của người chết.
Những vị môn đồ chọn lọc đã học được những điều bí mật gì trong những cuộc điểm đạo ấy... Điều nay tùy nơi trình độ mà họ đã vượt qua, nhưng đại khái người ta có thể đúc kết những kinh nghiệm của họ thành hai loại kết quả chính, tiêu biểu những gì họ đã được tiết lộ cho biết.
Ở những trình độ sơ khai, các thí sinh được hiểu biết về Tiểu Ngã, tức linh hồn con người mà khoa ám tự hình dung bằng một "Người chim" nhỏ, do đó họ đã giải đáp được điều bí mật về sự chết. Họ biết rằng người ta chỉ thoát ra một trạng thái sinh hoạt này để bước vào một trạng thái sinh hoạt khác, và sự chết chỉ là của thể xác hình hài chứ không tiêu diệt được linh hồn, tức Chân Ngã. Họ cũng biết rằng không những linh hồn còn tồn tại sau khi cái thể xác đã mất còn tiến hóa lên những cõi giới thanh cao hơn.
Ở những trình độ điểm đạo cao hơn, người thí sinh được biết về Đại Ngã, họ được giao cảm trực tiếp với đấng tạo hóa, nà tiếp ngay với đấng thiêng liêng. Họ nhận được sự giải thích đúng đắn về sự đọa lạc của con người, ngày nay đã xuống quá thấp từ cái trạng thái tâm linh nguyên thủy. Ho đượcï cho biết về huyền sử của châu Atlantide, có liên hệ chặt chẽ với sự suy vong của nó. Kế đó được đưa lần lần lên những cõi thanh cao huyền diệu hơn, cho đến khi họ đạt tới cái ý thức tâm linh cao cả mà con người đã từng có từ thời kỳ nguyên thủy. Như thế trong khi họ tiếp tục con đường hành hương trong thời gian họ thu thập được những kho tàng tân linh quý báu của cõi vô cùng.
Khi tôi thực lại những cảm tưởng du hành của tôi đến điểm này, có lẽ tôi không ra ngoài đề nếu tôi ghi chép nơi đây vài lời diễn tả những sinh hoạt khác trong các đạo viện Huyền Môn thời cổ, do lời tường thuật của một người đã từng sống vào một thời kỳ cổ điển và đã từng họ điểm đạo, ít nhất là ở vào những cấp bậc đầu tiên. Vì y có lời thề nguyền là sẽ không tiết lộ từng chi tiết rõ ràng những gì y đã kinh nghiệm trong cuộc điểm đạo, y chỉ có đưa ra những lời giải thích đại cương và những sự ngụ ý mơ hồ. Tuy thế, lời tường thuật này cũng là một văn kiện đầy đủ nhất mà chúng ta được biết của một vị đạo đồ để lại. Vị ấy là Apuleé, được điểm đạo ở cấp bậc đầu tiên của phái Huyền Môn Isis. Tác giả một cuốn sách tự thuật nhan đề Lucius. Trong quyển sách này, tác giả tự thuật lại cuộc đời của mình khi ông ta gõ cửa đền với tấm lòng nhiệt thành cầu Đạo.
Từ lâu đời, khoa Huyền Môn Ai Cập vẫn được giử kín và được khép chặt đối với người ngoại quốc. Chỉ trong một thời kỳ về sau này mới có một số ít những người đó được thu nhận và được điểm đạo. Họ luôn luôn tôn trọng lời cam kết giữ gìn bí mật. Những luật lệ nhập môn đều rất chặt chẽ và nghiêm khắc.
Trong danh sách ấy, Apulée viết:
"Với mỗi ngày trôi qua, sự ước muốn được điểm đạo của tôi càng gia tăng. Tôi tim đến nhiều vị Đạo Trưởng và khẩn cầu người ít nhất hãy bằng lòng điểm đạo cho tôi. Nhưng vị Đạo Trưởng, có tiếng là người rất cương nghị và áp dụng rất chặt chẽ những luật lệ nghiêm khắc của Đạo, bác bỏ lời thỉnh cầu của tôi với những lời lẽ êm ái dịu dàng, cũng như bậc cha mẹ gạt bỏ những ước vọng điên rồ của con cái hãy còn quá non dại. Người trấn an tâm hồn tôi bằng cách đưa cho tôi bằng điều hy vọng là hãy sở cậy nơi một niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Ngươi nói rằng ngày giờ điểm được chỉ định cho mỗi người do mật lệnh của vị Nữ Thần, và ngươi Đạo Trưởng đứng ra làm chủ lễ trong dịp ấy cũng phải do Thiên Ý chọn lựa.
"Vị Đạo Trưởng bảo tôi hãy chờ mật lệnh ấy cũng như mọi người với một tấm lòng kiên nhẫn sùng kính, và khuyên tôi nên gạt bỏ lòng nhiệt thành quá đáng cùng mọi người băn khoăn bồn chồn. Trong khi tôi cố tránh hai điều ấy, tôi cũng phải luôn luôn túc trực sẵn sàng để đáp ứng kịp thời khi có lệnh gọi, va đừng tỏ ra xôn xao nóng nảy khi tôi không được lưu ý đến.
"Đó là bởi vì cửa vào địa ngục và quyền ban sự sống đều ở trong tay Nữ Thần, và chính cuộc lễ điểm đạo được coi như sự chết tình nguyện của người thí sinh, có khi nguy hiểm đến tính mạng của y. Bởi đó, Nữ Thần thích chọn những người mà cuộc đời đã sắp tàn, và sắp sửa bước vào cõi Tử, đối với những người ấy, những điều huyền bí nhiệm mầu của Nữ Thần có thể được tiết lộ cho họ một cách an toàn. Do định mệnh thiêng liêng, Nữ Thần bảo đảm cho những người ấy một sự phục sinh mới mẻ, người đặt họ vào chỗ khởi điểm của một giai đoạn sinh hoạt mới. Bởi vậy, trường hợp của con cũng thế, con phải đợi đến khi có lệnh gọi của Thiêng Liêng.
"Ân huệ tốt lành của vị Nữ Thần đã không bỏ rơi tôi sau khi ngài đã bắt tôi phải chịu sự dày vò đay nghiến của một sự chờ đợi lâu dài. Nhưng trong ban đêm tăm tối, những mật lệnh rõ ràng của Nữ Thần đã báo cho tôi biết rằng ngày mong ước của tôi đã đến, và ngài chấp nhận những lời khẩn cầu nồng nhiệt của tôi.
"Bằng những lời an ủi khả ái, Nữ Thần đem đến cho tâm hồn tôi một niềm phúc lạc rất lớn, đến nỗi tôi bỏ ngủ thức dậy trước lúc bình minh và hối hả đi đến tịnh thất của vị Đạo Trưởng. Tôi vừa đến nơi thì vị Đạo Trưởng cũng đã vừa bước ra khỏi phòng, tôi bèn nghiêng mình kính cẩn chào Người. Tôi nhất định yêu cầu Người làm lễ điểm đạo cho tôi với một giọng khẩn thiết hơn trước, như là một điều mà bây giờ tôi có quyền đòi hỏi. Nhưng khi vừa thấy tôi thì người đã lên tiếng trước: "À, hữu phước thay cho con, Lucius, Nữ Thần cao cả đã chiếu cố đến con để ban cho con cái ân huệ thiêng liêng đó! Ngày mà con mong đợi từ lâu, nay đã đến, do lệnh dạy thiêng liêng của Nữ Thần đáng tôn kính, ta sẽ làm lễ điểm đạo cho con được bước vào cửa đạo diệu huyền. "
"Khi đó, vị Đạo trưởng cao niên đạo mạo đặt bàn tay mặt của người trong lòng bàn tay tôi và dắt tôi đến trước cửa Thánh Điện. Sau khi đã long trọng làm lễ khai môn và lễ dâng hương hoa buổi sáng, người mới lấy từ những chỗ bí mật của đền thờ vài quyển sách bút tự viết bằng một thứ chữ lạ kỳ.
"Kế đó, Người bước đến trước Thánh Điện và trong lúc mặt trời còn chưa ló dạng, Người dắt tôi đến quỳ dưới chân Nữ Thần. Sau khi đã tiết lộ cho tôi vài đều bí mật, những điều này quá thiêng liêng để có thể nói ra bằng lời, Người mới dặn tôi, trước mặt tất cả mọi người đến chứng kiến cuộc lễ hôm đó, hãy giữ gìn trai giới trong suốt mười ngày liên tiếp, không ăn thịt loài vật và không uống rượu.
"Tôi tuân theo những lời răn đó một cách chặt chẻ. Sau cùng, đã đến hành lễ điểm đạo, tức ngày tôi hiến dâng cuộc đời tôi cho Nữ Thần. Mặt trời đã ngả về tây, đêm tối đã sắp đến trong khi ấy từ bốn phương xuất hiện rất đông đảo những vị đạo đồ thánh thiện của quá khứ đứng vây chung quanh tôi, mỗi vị đều ban cho tôi những quà tặng theo nghi lễ cổ truyền. Kế đó, sau khi những vị chưa được điểm đạo đã được mời đi ra ngoài, tôi được cho mặt áo mới và vị Đạo trưởng cầm tay tôi để dắt tôi đến giữa thánh điện.
"Qúy vị độc giả hiếu kỳ có lẽ nóng lòng muốn biết những gì đã xảy ra vào lúc đó. Tôi chắc hẳn là muốn tường thuật lại cho quý vị nghe nếu tôi được phép nói, và nếu quý vị cũng được phép nghe. Nhưng lưỡi tôi sẽ tê cứng và tai quý vị cũng sẽ điếc như bị đầu độc nếu tôi vi phạm lời thề để làm thỏa mản sự tò mò của quý vị. Tuy nhiên chắc hẳn quý vị cũng bị thúc đẩy bởi một lòng mong ước thanh cao, nên tôi không để cho quý vị phải đợi chờ lâu hơn nữa. Vậy quý vị hãy nghe và tin tưởng, vì điều tôi nói đây là sự thật. Tôi đã bước đến gần kề địa hạt của Tử Thần, tôi đã đặt chân lên ngưỡng cửa của Âm Ty, tôi đã vượt qua mọi cảnh giới, và rồi tôi đã trở lại cõi trần. Tôi đã nhìn thấy mặt trời chói rạng huy hoàng, giữa lúc đêm tối. Tôi đã đến gần các đấng Thần Minh ở cõi trên cũng như hạ giới, và tôi đã đến chiêm bái các ngài tận mặt. Qúy vị hãy coi chừng: Tôi đã nói ra những điều mà, mặc dầu đã được nghe, quý vị không bao giờ nên biết. "
Một năm sau, Lucius đã được điểm đạo ở cấp bậc Huyền Môn Osiris, cao hơn cấp bậc Isis. Trong số ít những người ngoại quốc khác đã được điểm đạo theo khoa Huyền Môn Ai Cập, có Platon, Pythagore, Thales, Lycurgue, Solon, Jamblique, Plutarque và Hérodote.
Trong những tác phẩm của Hérotote, ông đã nhắc đến điều ấy với một sự dè dặt tối đa. Ông đã diễn tả từng chi tiết những buổi trình diễn văn nghệ tượng trưng và những cuộc lễ bái công cộng, nhưng ông từ chối không chịu tiết lộ những điều bí mật bên trong. Ông ấy nói như sau: "Đối với những điều huyền bí đó, mà tôi đã được biết đầy đủ, tôi có lời cam kết phải giữ một sự im lặng hoàn toàn. "
Sử gia Plutarque đã viết rằng:
"Khi ta nghe nói đến huyền thoại của người Ai Cập về các đấng Thần Minh, những chuyến du hành, sự phân thây, và những chuyện huyền hoặc hoang đường khác nữa, ta chớ nên tưởng rằng tất cả những chuyện ấy đều có thật. Mỗi dân tộc đều có những biểu tượng, khi thì mờ ám, khi thì dễ hiểu, để trình bày những điều chân lý bất hủ. Chính bằng cách đó mà ta nên đọc hoặc nghe những chuyện đó với lòng sùng kính và với một tinh thần triết lý. "
Plutarque nói về mục đích điểm đạo ở cấp đẳng Huyền Môn Isis như sau:
"Bằng phương tiện điểm đạo, người thí sinh có thể được chuẩn bị đến mức tối đa để đạt tới sự thông cảm với đấng Tối Cao. Bởi lẽ đó, đền thờ đấng Thiêng Liêng được gọi là Iseion, ám chỉ sự hiểu biết đấng Vô Cùng, bất sinh bất diệt, sự hiểu biết đó có thể đạt được bằng cách điểm đạo nếu người thí sinh đã được chuẩn bị sẵn sàng."
Đó là quan điểm của triết gia Hy lạp Plutarque. Ta hãy nghe nhà hiền triết xứ Syrie tên là Jamblique nói về khoa Huyền Môn Ai Cập mà ông là một vị đạo đồ, như sau:
"Cái tinh hoa và toàn vẹn của mọi đều thiện đều có sẵn nơi các đấng Thần Minh, cái quyền lực đầu tiên và cổ xưa của các ngài cũng là đều sở hữu của các vị tăng lữ ở các đền thờ. Một sự hiểu biết các đấng Thần Minh sẽ phản ảnh lại nơi con người chúng ta, và giúp cho ta tự biết mình. Cái phần Thiêng Liêng nhất của con người, trước tiên được hợp nhất với Thần Minh, về sau lại bị chướng ngại bởi một sự trói buộc của mọi điều dục vọng trần gian và sự kiềm tỏa của định mệnh. Bởi vậy, cần phải xét xem bằng cách nào con người có thể được giải tỏa khỏi những trái buộc ấy. Chỉ có sự hiểu biết về Thượng Đế mới phá tan những sợi dây kiềm tỏa đó. Đó là mục đích của Huyền Môn Ai Cập, làm cho con người nâng cao linh hồn mình để hòa hợp với Thượng Đế".
Một vị đạo đồ khác là Proclus nói rằng:
"Trong một cuộc điểm đạo ở mọi cấp đẳng Huyền Môn, các dấng Thần Minh cho thấy nhiều khía cạnh của các ngài. Đôi khi người thí sinh thấy xuất hiện trước mặt y một vầng sáng không hình thể nhất định toát ra từ các ngài, xem dường thể một vầng hào quang. Có khi vầng hào quang đó khoác lấy hình người, có khi khoác lấy một hình thể khác. Một vài hình thể đó không phải là Thần Minh, và làm cho ta sợ hãi. "
Triết gia Platoncũng đả từng được điểm đạo, nói rằng:
"Do hậu quả của lễ điểm đạo thiêng liêng, chúng ta chiêm ngưỡng những linh ảnh giản dị xuất hiện trong một vầng sáng tinh anh, và nhờ được thanh lọc để trở nên tinh khiết, chúng ta được giải thoát được cái xác thân trọng trược, mà từ trước chúng ta vẫn bị dính liền với nó như con sò dính trong cái vỏ. " Như vậy ông muốn nói rằng mục đích tối hậu của sự điểm đạo Huyền Môn là đưa con ngươi trở về với những nguyên tắc tâm linh mà nhân loại đã mất đi từ lúc nguyên thủy.
Một vị đạo đồ khác nữa là Moise, người Do Thái lai Ai Cập. Sách Tân Ước nói rằng "Moise đã từng giáo dục trong tất cả nền minh triết của Ai Cập. "Ý nghĩa của câu này là nền minh triết thâm sâu nhất của xứ Ai Cập đã được tiết lộ cho Moise, điều đó không khác gì hơn là sự hiểu biết mà Moise được truyền dạy bởi giáo lý Huyền Môn Ai Cập.
Sách Tân Ước còn nói rằng: "Moise phủ kín mặt bằng một tấm màng che". Tính chất tấm màng che như thế nào, thì đoạn sau này trong sách ấy đã cho ta thấy ý nghĩa của nó:
"Cho đến ngày nay, tấm màng che ấy vẫn phủ kín lên việc đọc sách Cựu Ước" (2è épitre aux Corinthiens). Như vậy, đó không phải là tấm che bằng vải, mà là một tấm màng che kín ý nghĩa của những chữ trong sách, che lấp sự hiểu biết. Bởi đó, tấm màng che mặt của Moise thật ra lời thệ nguyện giữ im lặng và giữ bí mật mà ngài đã cam kết trong cuộc lễ điểm đạo.
Moise đã thu thập được sự minh triết của ngài tại đạo viện thuộc ngôi đền tại thành phố On, mà người Hy Lạp gọi là Héliopolis khi họ chinh pphục xứ Ai Cập, một thành phố đã biệt tích ở cách vài dặm phía Bắc Cairo. Héliopolis và Memphis, một thành phố khác nữa cũng đã biệt tích ngày xưangười ta có thể nhìn thấy từ trên đỉnh Kim Tử Tháp, đều coi Kim Tử Tháp lớn như một nơi thánh điện tối cao để hành lễ điểm đạo Huyền Môn. Thành Héliopolis và ngôi đền lớn của nó ngày nay không còn nữa, những bức tường gạch kiên cố bao bọc chung quanh thành phố và những cột trụ đền đến ngày nay đã bị chôn vùi dưới đống các sâu bốn thước. Chỉ còn cây thạch tiễn (obélisque) bằng đá đỏ ở trước cổng thành là còn đứng vững. Moise đã từng nhìn thấy cây thạch tiễn này vì ông đã đi ngang qua đó nhiều lần. Đó là cây thạch tiễn cổ xưa nhất còn đứng vững ở Ai Cập. Trong số những vị học giả mộ đạo thời cổ đã từng bước chân đến cổng đền này để tìm ánh sánh minh triết, có triết gia Platon và sử gia Herodote. Những vị này cũng đã thấy cây thạch tiễn đến ngày nay vẫn còn trơ gan cùng tế nguyệt, đứng tro trọi một mình giữa cảnh đồng ruộng bao la. Dưới chân cây thạch tiễn, những nông phu đang cà sâu cuốc bẩm, và hàng ngày dắt trâu ra đồng. Còn một cây thạch tiễn khác nữa mà vua Thoutmès III dựng lên trước đền thờ Thái Dương ở Héliopolis và ngày nay đang nhô lên cao vút bên bờ sông Tamise ở Luân Đôn. Được biết dưới cái tên là Mũi Kim của Cléopâtre, nó nhắc nhở cho dân chúng thủ đô Anh quốc náo nhiệt phồn hoa ngày nay nhớ lại cả một thế giới đã biệt tích cùng với một nền văn minh lộng lẫy huy hoàng của một thời đại cổ xưa nay không còn nữa.
Cây thạch tiễn có vẽ như một tên quân canh đúng gác cổng đền, còn những hàng chữ ám tự khắc trên bốn mặt của nó thuật lại lịch sử của ngôi đền. Nhưng nó không phải chỉ là một mũi tên khổng lồ bằng đa được dựng lên để khắc chữ trên đó, nó còn là một biểu tượng thiêng liêng, và mũi nhọn của mỗi cây thạch tiễn đều lấy hình dáng một Kim Tử Tháp nhỏ.
Heliopolis ngày xưa là một trung tâm rất lớn về các nghành học thuật cổ điển và đạo lý, nó gồm có đến 13, 000 học viên và có một dân số rất đông đảo. Nó có một thư viện nổi tiếng, thư viện này về sau góp phần xây dựng thư viện Alexanrie, danh tiếng nhất của thời đại cổ.
Lúc thiếu thời, Moise đã tiến bộ rất mau chóng, tỏ ra có một học vấn uyên thâm và một đức hạnh gương mẫu đến nỗi ông vượt qua một cách danh dự tất cả những cấp bậc điểm đạo, và đạt tới cấp đẳng cao tột ít người có, là cấp đẳng chân sư. Từ đó, ông đã có thể trở nên một vị đâo trưởng. Chính tại đạo viện mà ông được thụ huấn trước kia, dính liền với ngôi đền lớn tại Heliopolis, thành phố của mặt trời, mà ông nhận lãnh chức vị đó. Ông đứng làm chủ lễ điểm đạo cho những thí sinh khác theo nghi lễ Huyền Môn Osiris, là lễ nghi thuộc về cấp đẳng cao nhất.
Hồi thời đó, ông có tên là Osarsiph, một tên chữ Ai Cập, vì ông vốn la người Ai Cập lai Do Thái. Đến khúc quanh của đời ông, khi ông nhận sứ mạng mà định mệnh giao phó, ông ghi dấu cơ hội này bằng cách đối lấy một tên người Do Thái. Những người Ai Cập trí thức đều tin rằng tên họ của mỗi người vốn có năng lực thần bí. Vì đó, mà tên Osarsiph đã trở thành Moise.
Vị vua Pharaon trị vì lúc đương thời, vốn là một hôn quân vô đạo và hung ác, ngược đãi người Do Thái một cách bất nhân độc ác đến nỗi làm cho Moise phải động lòng vì chính ông cũng có dòng máu Do Thái trong huyết quản. Sử chép rằng ông đã giải phóng những bộ lạc Do Thái ra khỏi tình trạng nô lệ, giam cầm, ông đã hướng dẫn họ rời khỏi vùng thung lũng Gochen và noi theo lịch sử ngày xưa vẫn nối liền Châu Phi và Châu Á, con đương mà chính hoàng đế Nã Phá Luân đã cỡi ngựa đi qua và suýt chết chìm khi ông gần đến thành Suez.
Người ta có thể tìm thấy vài mẩu chuyện về sau của Moise trong Kinh Thánh, nhưng những chuyện này lại bị pha lẫn một cách đáng tiếc với những truyền thuyết và huyền thoại mơ hồ.
Năm quyển đầu tiên của bộ sách Cựu Ước, được góp nhặt lại dưới nhan đề Pentateuque là do Moise soạn ra. Những quyển sách ấy chứa đựng một nền minh triết thâm sâu mà Moise muốn truyền lại cho dân tộc Do Thái, nhưng về sau lại có lẫn lộn những yếu tố lịch sử liên quan đến sự sáng tạo thế giới và những chủng tộc đầu tiên của nhân loại.
Thật ra thì Moise, với tư cách một chân sư, từng biết rõ và sử dụng lối văn tự huyền bí của các vị đạo đồ nghĩa là dùng chữ ám tự với một ý nghĩa tâm linh ẩn dấu. Ông soạn bộ sách Pentatueque bằng chữ ám tự Ai Cập mà chỉ có những bậc tăng lữ đã điểm đạo mới có thể hiểu. Nhưng khi người Do Thái tới định cư tại Palestine, trải qua nhiều thế kỷ, sự hiểu biết về khoa ám tự càng ngày càng giảm sút. Lần lần, giới tăng lữ đã không còn đọc được thứ chữ ấy nữa, và có thể đoán mò một cách khó khăn. Điều này không co gì lạ, nếu người ta nhờ rằng chính ở tại Ai Cập, vào thế kỷ thứ tư sau Thiên Chúa giáng sinh, phép diễn đạt khoa khoa ám tư đã hoàn toàn mất hẳn. Độ một nghìn năm sau cuộc di cư của dân Do Thái, khi những bậc cao niên lão thành củ dân tộc ấy góp nhặt một bộ sách mà ngày nay ta gọi là Cựu Ước, thì họ gặp phải một khó khăn rất lớn khi đem dịch những quyển sách của Moise ra chữ Do Thái. Đó là vì Moise đã viết sách ấy bằng thứ chữ riêng của các vị chân sư, còn những bậc trưởng lão Do Thái, dầu có học thức uyên thâm, cũng chưa phải là những vị chân sư đó.
Bởi đó, thường có những chỗ dịch sai nghĩa, những ý nghĩa tượng trưng thì lại bị hiểu lầm như những sự việc có thật, những sự mô tả bằng ám tự được coi mô tả những việc đã xảy ra, những câu ý nghĩa bóng bẫy bị hiểu lệch lạc thành ra những chỗ dịch sai lầm. Một thí dụ là "Sá ngày tạo thiên lập địa" đối với Moise có nghĩa làsáu chu kỳ thời gian dài đăng đẳng, được gọi là một cách tượng trưng là sáu ngày vì những lý do mà chỉ các vị đạo đồ biết được mà thôi. Nhưng câu ấy được dịch lại sát nghĩa từng chữ, vì các nhà phiên dịch tưởng rằng đó là sáu ngày hai mươi bốn giờ!
Hậu quả là những quyển đầu tiên của bộ Kinh Thánh chứa đựng nhiều sự việc dị kỳ đối với thế hệ hiện tại vì khoa học tiến bộ càng ngày càng kiểm thảo chặt chẽ những bản dịch cổ tự đó từng điểm một.
Nhưng bộ sách Kinh Thánh sẽ trở nên vô cùng phong phú khi người ta đọc nó với sự hiểu biết những chìa khóa bí mật được truyền dạy cho những vị đạo đồ trong các đền cổ bên Ai Cập.
Như vậy, Moise phải được coi như một trong những nhân vật đáng kể nhất đã ngộ đạo trong cơn xuất thần huyền bí của những cuộc điểm đạo Huyền Môn.
Chương 8: Khoa Huyền môn thời cổ
Những vị đạo đồ trong khoa Huyền Môn thời cổ phải long trọng thề nguyền không bao giờ tiết lộ những gì xảy ra bên trong thánh điện thâm nghiêm huyền bí. Ta nên nhớ raằng dù sao lễ điểm đạo chỉ được cử hành mỗi năm cho một số ít môn đồ. Sự hiểu biết giáo lý mật truyền không bao giờ được ban bố cho nhiều người cùng một lúc. Bởi lẽ đó không một nhà văn thời cổ nào đã đưa ra một tường trình đầy đủ và mạch lạc về những gì được gọi là giáo lý Huyền Môn, vì các vị môn đồ giữ đúng lời cam kết một cách chặt chẽ. Tuy thế, người ta đã khám phá ra vài lời ngụ ý ngắn ngủi, những lời bình luận của những tác giả cổ điển, những câu bóng bẩy và những chữ khắc trên đá, có thể hé mở cho ta thấy vài điều về những sinh hoạt huyền bí của thời cổ xưa. Khao Huyền Môn thời cổ nêu ra một mục đích cao cả, hay nói đúng hơn là nêu ra một phối hợp các mục đích tôn giáo, luận lý và triết lý.
Mỗi người đều được phép gõ cửa các đền thờ làm lễ điểm đạo, nhưng y được nhận hay không lại là việc khác. Người ta vẫn nhớ đến những lời của Pythagore khi ông từ chối không nhận những thí sinh không đủ tư cách xin nhập môn vào đạo viện Krotona: "Mọi thứ gỗ không phải đều dùng được cho công trình của thần Mercure. "
Cấp bậc điểm đạo đầu tiên, với mục đích chứng minh sự tồn tại của linh hồn, đem cho người thí sinh một kinh nghiệm rùng rợn khủng khiếp trước khi y được thoát lên một cõi giới thanh cao huyền diệu hơn.
Trong vài cuộc điểm đạo sơ cấp, chứ không phải cho tất cả, có khi người ta dùng những phương tiện máy móc để làm cho người thí sinh tưởng rằng y rơi xuống một vực thẳm nguy hiểm hoặc bị nhận chìm giữa dòng nước xoáy, hoặc bị thú dữ phân thay, để thử thách lòng can đảm của y. Nhưng có điều đáng sợ hơn nữa là tyrong một cấp đẳng cao hơn, y thấy xuất hiện những vật hình thù ghê rợn khủng khiếp, những loài yêu ma quỷ quái cõi âm ty, trong một lúc mà năng khiếu thần nhãn được tạm thời phục hồi cho y.
"Linh hồn bị dày vò, loạn động trong lúc chết, cũng như trong cuộc điểm đạo Huyền Môn, giai đoạn đầu chỉ gồm có mhững lầm lạc và bối rối, những cố gắn phất phơ vô định và tối tăm u ám. Kế đó, đến ngưỡng cửa sự chết và lễ điểm đạo, tất cả đều là kinh sợ, khủng khiếp, rùng rợn. Nhưng, một khi giai đoạn đó đã vượt qua, thì đây là tràn đầy một ánh sáng thiêng liêng, huyền diệu... Người đạo đồ đã chịu phép mầu từ nay sẽ trở nên toàn thiện, giải thoát và đắc thắng, y đã bước và cõi giới thần tiên bất tử. "
Đoạn trên đây do Stobée trích lục trong một áng văn cổ xưa, nó xác nhận kinh nghiệm của tất cả các vị đạo đồ khác. Những bản văn viết tay trên lá chỉ thảo (Papyrus) thời cổ mô tả người thí sinh được đưa đến giai đoạn đó do sự hướng dẫn của thần Anubis đưa y, chuỉ tể khoa Huyền Môn, chính Anubis đưa y vượt qua cõi vô hình để cho y nhìn thấy những loài yêu quái hình thù ghê rợn.
Những chân lý được truyền dạy trong các đạo viện Huyền Môn là do sự tiết lộ thiên cơ mà các đấng Thánh nhân dành cho nhân loại từ hồi phát sinh những nền văn minh cổ xưa nhất, và nay giáo lý Huyền Môn cần được giữ gìn nguyên vẹn để duy tri sự tinh khiết của nó. Như thế, người ta hiểu tại sao khoa Huyền Môn được ẩn dấu cẩn mật và giữ gìn chặt chẽ ngoài tầm tay của kẻ thế nhân phàm tục.
Ta không nên lầm lộn giấc ngủ thông thường với trạng thái xuất thần của người thí sinh trong lễ điểm đạo. Đó là một cơn đồng thiếp, một trạng thái hôn mê, xuất hồn, trong khi đó y vẫn tỉnh táo ở một cõi giới khác.

Người ta lại càng lầm lạc hơn nữa nếu họ lẫn lộn một kinh nghiệm siêu linh như thế với giấc ngủ thôi miên. Trong trường hợp sau này, nhà thôi miên đặt người chủ thể của y vào trong một trạng thái lạ lùng mà y không biết được rõ ràng, còn vị Đạo Trưởng Huyền Môn có một tầm hiểu biết truyền thống về các hiện tượng huyền bí, do đó người có thể sử dụng quyền năng của mình một cách hoàn toàn ý thức và làm chủ được tình hình. Nhà thôi miên đưa tâm trí và ý thức của người chủ thể lên một mức độ nào đó mà chính y không tham dự vào sự thay đồi này, trái lại vị Đạo Trưởng Huyền Môn trông nom và kiểm soát mọi sự thay đổi ý thức về loại đó, bởi vì Người có khả năng nhìn thấy sự biến đổi đó. Sau rốt, nhà thôi miên chỉ có thể làm cho người chủ thể soi sáng một vài vấn đề liên hệ đến cõi giới phàm trần và sự sống vật chất phàm tục hoặc thực hiện những việc bất thương bằng các thể xác vật chất. Vị Đạo Trưởng có khả năng hành động một cách thâm sâu hơn, người ta có thể đưa tuần tự linh hồn người thí sinh trải qua một kinh nghiệm thuộc về cõi giới tâm linh. Điều này, không một nhà thôi miên nào có thể là được.
Tôi đã quan sát tất cả mọi hiện tượng thôi miên được thực hiện ở các xứ Đông Phương và Tây Phương. Tuy rằng vài loại hiện tượng đó hiển nhiên là rất lạ lùng, nhưng những hiện tượng siêu linh. Những hiện tượng đó có một ý nghĩa về khoa học, nhưng không có giá trị tâm linh sâu sắc hơn. Lẽ tất nhiên các hiện tượng đó kéo chúng ta thoát ra khỏi sự u ám nặng nề của duy vật chủ nghĩa, vì nó chứng tỏ rằng trong con người có những sức mạnh bí ẩn của tiềm thức, nhưng chúng không thể đưa chúng ta lên cao để khám phá một cách có ý thức sự hiện hữu của linh hồn vốn là một thực thể sống động, bất tử và độc lập.
Nhờ kinh nghiệm của tôi trong Kim Tử Tháp và ý nghĩa rõ ràng của những hình chạm trổ trên vách các đền thờ, tôi có thể hình dung được cuộc lễ điểm đạo Huyền Môn Osiris, là nghi lễ thâm diệu và huyền bí nhất. Cuộc hành lễ này không gì khác hơn là một sự phối hợp giữa những mãnh lực thôi miên, phù phép và tâm linh nhằm giải thoát tâm hồn người thí sinh khỏi sự trói buộc của cái thể xác nặng nề trong vài giờ, có khi trong vài ngày, để cho y có thể nhớ, trong suốt cuộc đời còn lại của y, cái kỷ niệm của một kinh nghiệm độc đáo ghi dấu một ngày quyết định trong đời y, và để cho y xử thế một cách thích đáng. Sự tồn tại của linh hồn sau khi chết, mà phần đông nhìn nhận như một tín ngưỡng tôn giào, người đạo đồ từ nay có thể đem giảng dạy với một đức tin đã được tăng cường bởi bằng chứng cụ thể do kinh nghiệm bản thân.
Điều mà người đạo đồ kinh nghiệm được, chỉ có những người nào bước vào con đường ấy mới có thể nhận thức được tầm quan trọng của nó. Thậm chì ở thời kỳ hiện đại, có vài người vô tình đã trải qua một phần của kinh nghiệm đó một cách bất ngờ. Tôi biết một trường hợp của một viện sĩ quan không quân Anh, được chụp thuốc mê để chịu một cuộc giải phẫ trong thời chiến. Kết quả thật lạ lùng: Mọi cảm giác đau đớn của xác thân đã biến mất nhưng bệnh nhân không ngủ mê. Y cảm thấy nhẹ bổng như được nâng lên trên không ở phía bàn mổ và y nhìn xem cuộc giải phẩu thể xác y một cách điềm nhiên dường như nhìn cái xác của người khác. Kể từ khi đó, tâm tính y thay đổi một cách lạ thường. Trước đó y vẫn có óc duy vật, nhưng nay y tuyên bố tin tưởng ở sự hiện hữu của linh hồn, cuộc đời y đã có một niềm hy vọng và chuyển hướng về một con đường khác hẳn
Còn những vị Đạo Trưởng Huyền Môn đó là ai, mà có quyền năng gây nơi con người một sự biến đổi huyền diệu như thế...
Những vị trưởng thượng đáng kính giữ gìn kho tàng minh triết thâm sâu đó, lẽ tất nhiên là chỉ có rất ít. Có một thời gian, tất cả những vị tăng lữ và vài vị tư tế cao cấp ở các đền thờ cổ Ai Cập đều là những Sư Trưởng hay Đạo Trưởng. Sự hiểu biết của họ được giữ gìn hoàn toàn bí mật, do đó mà những thời kỳ cổ điển, chính cái tên Ai Cập cũng được hiểu đồng nghĩa với chữ huyền bí.
Trong những gian phòng Ai Cập của bảo tàng viện Louvre, ngôi mộ của Ptah Mer, đại tư tế thành Memphis, mang tấm bia đá có khắc dòng chữ sau đây: "Ngài thấu triệt mọi điều huyền bí của mỗi đền thờ, không có gì là ẩn dấu đối với Ngài. Ngài bao trùm tất cả những gì Ngài đã thấy bằng một tấm màn bí mật. "
Tại sao những vị Đạo Trưởng lại có một sự dè dặt vô cùng chặt chẽ như thế... Đó là vì những lý do mà chỉ có các ngài mới có thể biết được. Dù sao các ngài hẳn là thấy cần phải loại những kẻ hoài nghi và bỡn cợt ra ngoài những kinh nghiệm thần bí dẫy đầy nguy hiểm cho tính mạng của người thí sinh. Người ta không ném những viên ngọc cho loài muôn lợn. Ngoài ra, rất có thể là có nhiều người, vì không đủ chuẩn bị sẵn sàng cho một kinh nghiệm như thế, sẽ bị điên khùng hoặc bị thiệt mạng sau cuộc thử thách. Bởi đó, lễ điểm đạo luôn luôn chỉ là cái đặc ân dành cho một số ít người xứng đáng. Nhiều người đã gõ cửa các đền Huyền Môn nhưng vô ích. Những người khác, bị đặt dưới hàng loạt thử thách sơ đẳng mỗi lúc càn g khó khăn hơn, không có đủ sự can đảm cần thiết để tiến xa hơn nữa, hoặc cảm thấy lòng ước muốn điểm đạo nguội bớt dần. Như vậy bằng cách đưa ra những cuộc thử thách chọn lọc nghiêm khắc, người ta làm cho những đạo viện Huyền Môn thời cổ trở thành những cơ quan độc đáo. Những điều bí ẩn dấu đằng sau những cánh cửa khóa chặt của Thánh Điện thâm nghiêm, không bao giờ được truyền dạy cho những vị đạo đồ, trừ phi với sự long trọng thề nguyền rằng họ sẽ không bao giờ tiết lộ ra ngoài. Vị môn đồ được điểm đạo bước ra khỏi đền kể như suốt đời y sẽ thuộc về một hội kín, trung thành với những mục đích cao cả và với một tầm kiến thức sâu xa thâm trầm, từ nay y sẽ lẫn lộn trong quần chúng để làm việc giúp đời. Diodore de Sicile, sau khi thăm viếng xứ Ai Cập trở về, có viết rằng: "Người ta nói rằng những người tham dự những cuộc điểm đạo Huyền Môn trở nên đạo đức hơn, và tốt lành hơn về tất cả mọi phương diện. "
Thật ra những đạo viện Huyền Môn không phải chỉ thịnh hành ở Ai Cập. Những nền văn minh cổ đều có tìm thấy khoa Huyền Môn trong cái di sản cho họ từ một thời quá khứ xa xăm, do sự tiết lộ của các đấng Thần Minh dành cho nhân loại từ thời buổi sơ khai. Hầu hết các dân tộc, trước Thiên Chúa kỷ nguyên, đều có những truyền thống và tổ chức Huyền Môn của họ, như dân tộc La Mã, Celtes, Hy Lạp, đảo Crète, Syrie, Ấn Độ, Ba Tư, Mayas, thổ dân da đỏ bên Mỹ Châu, và những dân tộc khác nữa cũng có những đền thờ và nghi lễ dành cho những hoạt động tâm linh đưa đến trình độ điểm đạo. Aristote không do dự mà tuyên bố rằng sự thịng vượng của xứ Hy Lạp sở dĩ có là nhờ đạo viện Huyền Môn Eleusis. Socrete cũng nói rằng: "Những môn đồ phái Huyền Môn tự tạo cho mình những triển vọng rất tốt đẹp vào giờ chết. " Trong số người xưa đã nhìn nhận hoặc ngụ ý rằng họ đã từng đưo85c điểm đạo Huyền Môn, có nhà hùng biện Aristide, Ménippe de Babylone, kịch gia Sophocle, thi hào Eschyle, luật gia Solon, Cicéron, Héraclite d'Ephèse, Pindare và Pythagore.
Ngày nay tại Nhật Bổn, trong những cấp đẳng tối cao của kỷ luật Nhu đạo, mà chỉ có một số rất ít môn đệ được thu nhận bởi vì những cấp đẳng ấy gồm có một phần bí giáo không thích hợp với phần đông, người thí sinh phải theo một khóa huấn luyện tâm linh huyền bí. Y phải trải qua một cuộc lễ điểm đạo theo đó y phải bị thầy y siết cổ trong giây phút, sau đó y được đặt nằm bất tỉnh trên giường, và xét về bề ngoài thì dường như y đã chết. Trong trạng thái đó, linh hồn y đã rời khỏi xác thân và học hỏi một vài kinh nghiệm trong cõi vô hình. Đến khi dứt kỳ hạn, thần y mới phục sinh cho y bằng một phương pháp bí mật gọi là Kwappo, một danh từ Nhật bản khó dịch. Người môn đệ đã trải qua giai đoạn huyền diệu đó mới trở nên một đạo đồ.
Khoa Tam Điểm (Franc - Maconnerie) ngày nay vẫn còn giữ gìn một dấu vết của khoa Huyền Môn thời cổ, mà nguồn là ở Ai Cập. Người hội viên Tam Điểm nêu ra trường hợp của Pythagore như một thí dụ điểm đạo của thời xưa. Phải chăng ho nhớ rằng Pythagore đã từng được điểm đạo bên Ai Cập... Những người đặt ra các cấp bậc của khoa Tam Điểm đã áp dụng vài biểu tượng đầy ý nghĩa của khoa Huyền Môn Ai Cập.
Về sau, sự sa đọa vật chất của con đã làm cho các vị Đạo Trưởng chân chính của thời xưa lần lần biệt tích hoặc rút ra ngoài vòng thế tục, thay chân các ngài là những kẻ phàm phu mê muội, làm hoen ố và hạ thấp khoa Huyền Môn cao cả. Những kẻ bất chính, có tham vọng đạt được những phép thần thông của khoa bàng môn tả đạo, sau cùng đã chiếm ưu thế để dành quyền kiểm soát các đạo viện Huyền Môn ở Ai Cập và những nơi khác. Những gì từ lúc nguyên thủy vốn là thiêng liêng, chỉ dành cho những người chọn lọc nhằm mục đích duy trì ngọn lửa thiêng tinh khiết của sự sống tâm linh cho được trường cửu trong nhân loại, đã lọt vào tay những kẻ tà tâm, buôn thần bán thánh. Đó là những sự kiện lịch sử, làm cho cái kho tàng tâm linh quý báu của nhân loại thời cổ xưa đã trở nên suy tàn.
Nhưng nếu khoa Huyền Môn của những vị Đạo Trưởng thời xưa đã mất theo các ngài, thì cái nền minh triết của các ngài đã từng ban cho những người thế gian từ thuở sinh tiền vẫn còn được chứng minh bởi danh sách bất tử của những vị đạo đồ đã từng dấn thân trên đường tầm Đạo.
Những kinh sách bút tự viết trên lá chỉ thảo và những hàng chữ khắc trên vách đá của các đền thờ cổ đã chứng minh rằng người cổ Ai Cập tôn sùng lễ điểm đạo Huyền Môn Osiris một cách nồng nhiệt như thế nào, và chứng tỏ cái uy tín đối với quần chúng của những người đã từng được phép bước vào cái thánh điện uy nghiêm hoặc các hang động ẩn dấu để được làm phép điểm đạo thiêng liêng. Có một cấp bậc điểm đạo tối cao siêu đẳng mà linh hồn con người, khi đã đạt tới trình độ đó, không những chỉ được tạm thời giải thoát khỏi cái thể xác vật chất để chứng minh sự tồn tại của linh hồn, mà còn được đưa lên những cõi giới thanh cao nhất, đến tận cõi ngự tri của Thượng Đế. Kinh nghiệm huyền diệu đó giúp cho cái tinh thần hữu hạn của con người được tiếp xúc với tinh thần vô biên của đấng Tạo Hóa vô cùng. Trong một thời gian ngắn, y được cảm thông trong im lặng và một cách thần diệu với đấng Sáng Tạo ra muôn loài; sự tiếp xúc ngắn ngủi, cái giây phúc cảm thông huyền diệu đó cũng đủ làm cho y thay đổi thái độ đối với cuộc đời. Y đã chia sẽ một phần cái ân huệ thiêng liêng nhất mà con người có thể nhận được. Y đã khám phá cái ánh sáng huyền diệu thiêng liêng, nó là cái tinh hoa rốt ráo vi diệu của bản thể, mà cái thể vía tồn tại sau khi chết chỉ là cái kớp vỏ vô hình vô ảnh bên ngoài. Y đã thực sự hồi sinh trở lại, theo ý nghĩa cao cả nhất của danh từ này. Người nào được sự điểm đạo tối cao đó sẽ trở nên một vị đắc đạo hoàn toàn. Những ám văn bằng chữ ám tự đề cập đến vị ấy như một người có thể ân huệ của Thần Minh trong khi còn sống, và sau khi chết sẽ vĩnh viễn nhập cõi Thiêng đàng.
Trạng thái xuất thần kèm theo với cuộc điểm đạo đó, tuy bề ngoài giống như những cơn đồng thiếp bằng phép thôi miên trong những cuộc điểm đạo sơ cấp, nhưng nếu xét về bề trong thì hoàn toàn khác hẳn. Không một quyền năng thôi miên nào có thể gây nên trạng thái đó, không một phù phép nào có thể gợi ra được nó. Chỉ có những bậc Đạo Trưởng tối cao, đã hổn hợp ý chí tâm linh với các đấng Thần Minh, mới có cái thần lực siêu đẳng phi phàm để làm cho người thí sinh ý thức được bản chất thiêng liêng của mình. Đó là sự tiết lộ cao quý nhất và huyền diwệu nhất dành cho những vị đạo đồ của thời cổ Ai Cập. Đó cũng là sự tiết lộ bí mật mà người thời nay có thể ước vọng có được bằng những phương pháp khác.
Bài học kinh nghiệm của sự điểm đạo là một bài học thu ngắn của sự kinh nghiệm tâm linh được dành cho số phận của mỗi người trong sự tiến hóa tuần tự của nhân loại. Chỉ có một sự khác biệt là cuộc điểm đạo, ví như một sự vun trồng gượng ép, được thực hiện một cách giả tạo bằng cách xuất thần, còn kinh nghiệm kia sẽ đến một cách tự nhiên do sự phát triển tâm linh và khai mở những quyền năng quyền bí.
Như vậy, kinh nghiệm đó tái lập trong linh hồn người sự diễn biến toàn thể cuộc tiến hóa của nhân loại, nó là cái số phận đương nhiên của tất cả mọi người.
Nó căn cứ trên nguyên tắc này: Cái thể chất phàm tục của con người có thể tạm thời bị tê liệt trong một cơn đồng thiếp mê man, và cái thể chất tâm linh của y, thường vẫn tiềm tàng ẩn dấu, có thể được đánh thức bằng những phương pháp huyền diệu mà chỉ có thể những vị Đạo Trưởng đắc pháp thần thông mới biết được mà thôi. Người thí sinh được đặt vào cơn đồng thiếp như thế bề ngoài xem dường như đã chết thật. Theo ngôn ngữ tượng trưng của Huyền Môn, người ta nói y xuống mồ, hay được chôn dưới mồ. Sau khi nguồn sinh lực thể chất của y bị tạm thời gián đoạn, sức mạnh của dục tình và những dục vọng cá nhân của y tạm thời lắng dịu, người thí sinh đã thực sự chết hẳn đối với những sự vật trần gian, trong khi đó tâm thức y, linh hồn y tạm thời tách ra khỏi thể xác. Chỉ có trạng thái đó mới giúp con người tiếp xúc được với cõi giới tâm linh ảnh của các đấng Thần Minh và thiên thần, say xưa niền phúc lạc trong không gian vô tận, thực hiện được chân ngã thầm kín của mình và sau cùng, cảm thông với Thượng Đế.
Một người như thế mới có thể nói một cách thật tình là y đã chết rồi sống lại, y đã được chôn dưới mồ một cách tượng trưng và phục sinh trở lại một cách nhiệm mầu, y đã khám phá ra một ý niệm mới về sự chết và tiếp nhận nơi mình một sức sống thiêng liêng hơn. Y còn mang trong mình dấu vết của vị Đạo Trưởng đã ban phép mầu cho y, và từ đó về sau, một sợi dây vô cùng bền chặt và thâm sâu đã nói liền với hai người. Từ đó, giáo lý về sự bất tử của linh hồn không phải chỉ là một sự tin tưởng suông mà thôi, nó còn là một việc đã được thử thách và hoàn toàn chứng minh cho người đạo đồ. Khi y thức tỉnh trong ánh sáng bình minh, y có thể thật sự nói rằng y đã trở lại thế gian, hoàn toàn biến đổi và được hồi sinh về mặt tâm linh. Y đã vượt qua cõi âm ty và cõi Trời, và biết được những điều bí mật ấy không để lộ ra ngoài, từ nay y sẽ đặt nền tảng cho cuộc đời và phép xử thế của y trên căn bản sự hiện hữu thật sự của hai cõi ấy. Từ nay y sẽ sống giữa cả đồng loại của y với một niền tin chắc chắn tuyệy đối về sự bất tử của linh hồn.
Tuy y vẫn giữ cái bí mật của nguồn gốc của sự tin tưởng chắc chắn đó, y cũng không làm sao chuyển giao, dẫu rằng một cách vô ý thức, cho người chung quanh ít nhiều đức tin của y. Y làm phấn khởi những niềm hy vọng và xác nhận sự tin tưởng của họ qua cái hiện tượng thần giao cách cảm bí mật nó luôn luôn tác động giữa mọi người. Y không còn tin ở sự chết, mà chỉ tin ở sự sống, sự sống trường tồn và luôn luôn ý thức của chân ngã. Y tin tưởng những gì mà vị Đạo Trưởng đã tiết lộ cho y những điều huyền bí: Linh hồn có thật, và đối với y, nó là một tia sáng thiêng liêng, một điểm linh quang của Thượng Đế. Câu chuyện Osiris có ngụ một ý nghĩa cá nhân. Khi con người thấy mình được phục sinh trở lại, y cũng thấy Osiris hiện diện như cái chân ngã bất diệt của mình.
Đó là chân giáo lý của quyển thánh kinh cổ xưa nhất của Ai Cập, quyển Tử Thư (sách của người chết), tuy rằng dưới hình thức mà người ta chỉ biết được hiện nay, quyển sách bằng lá chỉ thảo đó đề cập đến người chết thật lẫn người chết giả, tức là người được điểm đạo, do đó mà người đọc thường hay bị lầm lộn ít nhiều. Từ lúc sơ khởi, trước khi bị sữa chữa, soạn đi soạn lại nhiều lần, quyển sách ấy chỉ nói về giáo lý Huyền Môn; điều này được làm sáng tỏa một phần do đoạn trích lục sau đây: "Đây là quyển sách Huyền Môn vô cùng quý báu. Mắt kẻ phàm tục không được xem sách này; đó là một điều xúc phạm khôn lường. Sách này phãi được cất kỹ. Nó gọi là: Quyển kinh của vị Đạo Trưởng trong ngôi đền bí mật. "
Bởi đó, trong quyển Tử Thư, người chết (đúng ra là người đạo đồ) nhiều lần để tên Osiris đứng trước tên của mình. Trong những bản chính đầu tiên của quyển kinh ấy, người đạo đồ nói: "Tôi là Osiris, tôi đã xuất như Ngài, tôi sống như các đấng Thần Minh. " Câu ấy nói lên một cách hùng hồn sự diễn đạt cái chết của Osiris như là sự chết giả của người đạo đồ trong cơn xuất thần.
Bây giờ chúng ta có thể hiểu cái tầm quan trọng thật sự của những tôn giáo cổ, bằng cách nhận thức rằng những nhân vật chính của những tôn giáo ấy là biểu tượng linh hồn của con người và những cuộc phiêu lưu của những nhân vật ấy diễn tả những kinh nghiệm của linh hồn trên đường phản bổn hườn nguyên để trở về chốn cũ của nó là cõi Thiên Đường cực lạc.
is trở nên hình ảnh của yếu tố thiêng liêng trong con người, câu chuyện Osiris là câu chuyện tượng trưng của yếu tố đó, sự giáng hạ của nó xuống những cõi vật chất và sự trở về của nó để thăng lên cõi ý thức tâm linh.

Huyền thoại của Osiris bi phân thay thành mười bốn hay bốn mươi hai mảnh là tượng trưng sự phân rẽ tâm linh của con người, làm cho sự điều hòa cổ xưa của y nay đã bị gãy đổ. Lý trí của y đã bị tách rời khỏi tình cảm của y, cũng như sự tách rời giữa thể xác với tinh thần, sự lầm lẫn và những dục vọng trái ngược nhau trì kéo y về những đường hướng ngược chiều. Cũng y như thế, câu chuyện Isis thu nhặt, ráp những mảnh thi hài của Osiris và làm cho y sống dậy, tượng trưng cho sự phục hồi, sự tái lập trạng thái điều hòa trong con người đang có sự xung đột bên trong nội tâm, bằng cuộc điểm đạo lúc đương thời và bằng sự tiến hóa trong tương lai. Sự điều ghòa đó được tái lập bởi sự thỏa hiệp giữa tinh thần và thể xác cùng làm việc chung với nhau, và bởi chiều hướng song đôi của lý trí và tình cảm kể từ lúc ấy. Đó là sự phục hư6ng của trạng thái hợp nhất nguyên thủy.
Giáo điều cao siêu nhất của người cổ Ai Cập, căn bản lý thuyết của những cấp bậc điểm đạo tối cao, dạy rằng linh hồn con người phải trở về với đấng Thiêng Liêng là nguồn gốc sơ khởi của nó, sự trở về đó được gọi là: Trở thành Osiris. Con người dẫu khi còn ở thế gian, được coi như có cái tiềm năng để trở thành một Osiris. Trong quyển Tử Thư, quyển sách bí truyền về lễ điểm đạo, có nói rằng linh hồn người thí sinh, một khi đã giải thoát, có bổn phận che chở cho y trong những chuyến hành trình lâu dài và nguy hiểm ở dưới cõi âm ty, không những bằng cách sử dụng bùa phép, mà còn bằng cách mạnh dạng tuyên bố: "Ta là Osiris. "
Quyển sách ấy cũng nói: "Hỡi linh hồn mù quáng! Hãy nắm lấy ngọn đuốc sáng của Huyền Môn và trong đêm tối của thế gian, người sẽ khám phá ra cái chân ngã bất diệt. Hãy noi theo sự hướng dẫn Thiêng Liêng của nó, nó sẽ là vị Thần hộ mạng của ngươi, vì nó nắm giữ cái chìa khóa sự sinh tồn trong dĩ vãng và tương lai của ngươi. "
Như thế, cuộc điểm đạo là sự đạt tới một viễn ảnh mới của cuộc đời, cái viễn ảnh tâm linh mà nhân loại đã đánh mất trong thời dĩ vãng xa xăm, khi nó rơi từ "Thiên Đàng" xuống cõi vật chất. Khoa Huyền Môn giúp ta thực hiện sự phản bổn hoàn nguyên từ bên trong, và đưa ta đi tuần tự từ bước một đến sự giác ngộ hoàn toàn. Khoa Huyền Môn hé mở cho ta thấy trước hết những cõi giới huyền bí ngoài giới hạn cõi vật chất hồng trần, và sau đó, tiết lộ cho ta điều huyền diệu rốt ráo, và tính chất thiêng liêng của con người. Khoa ấy làm cho người thí sinh phải nhìn thấy những cảnh giới địa ngục âm ty để thử thách tâm trí và lòng kiên quyết của y cũng như y có dịp học hỏi. Kế đó khoa Huyền Môn cho y thấy những cảnh giới Thiên Đàng để khuyến khích và ban ân huệ cho y. Nếu khoa ấy phải dùng đến phương tiện đồng thiếp, điều đó không có nghĩa là không còn có phương pháp nào khác. Đó chỉ là một đườnglối áp dụng, nhưng cõi tâm linh có thể đạt tới bằng cách noi theo những đườnglối khác, và không cần phải áp dụng phương pháp xuất thần.
Một vị đạo đồ La Mã có nói: "Nơi nào có chúng ta, thì sự chết không có, chỗ nào có sự chết thì chúng ta không có. Đó là cái ân huệ tối thượng, và quý báu nhất của thiên nhiên, vì sự chết giải thoát con người khỏi mọi sự ưu phiền. "
Như vậy, thái độ của chúng ta đối với sự chết hàm xúc một ý nghĩa về thái độ của ta đối với sự chết, và bởi đó cũng làm thay đổi quan niệm của ta đối với sự sống. Khoa chứng minh rằng vấn đề sinh tử chẳng qua chỉ là hai mặt phải và trái của một đồng tiền.
Những cuộc sưu tầm, khảo cứu khoa học, tâm lý và tâm linh đang làm thay đổi quan niệm của thế giới Tây Phương về các vấn đề mà từ trước người ta vẫn cho là điều hoang đường vô lý. Những cuộc nghiên cứu này làm tiêu tan những thành kiến bất công của người thời nay đối với những lý thuyết của cổ nhân, và làm phát triển những quan niệm mới trong thời gian gần đây. Chúng ta bắt đầu biết phân biệt cái lý trí lành mạnh ẩn đằng sau cái hình thức vô lý bên ngoài, và nhận thấy rằng sự hiểu biết của cổ nhân về những quyền năng và tính chất của linh hồn vượt khỏi sự hiểu biết của chúng ta rất xa. Sự xuất hiện của những sức mạnh vô hình đã làm lung lay nền tảng của duy vật chủ nghĩa. Những nhà bác học và những triết gia ưu tú thời nay đã đứng về phía chủ nghĩa duy tâm, và nhìn nhận rằng sự sống của nhân loại có một căn bản siêu linh, thần bí. Những gì mà họ cảm nghĩ ngày hôm nay, thì ngày mai đa số quần chúng cũng nghĩ như vậy. Chúng tatừ lúc đầu vẫn là những kẻ hoài nghi hoàn toàn, và có lẽ chúng ta có quyền hoài nghi như vậy, nhưng rốt cuộc, chúng ta sẽ trở nên những kẻ hoàn toàn tin tưởng. Tôi quả uyết chắc chắn như vậy, và tôi tiên đoán điều đó một cách tích cực. Từ cái không khí hoài nghi lạnh lùng của thế giới hiện đại, chúng ta sẽ khoác lấy một đức tin linh hồn. Bức thông điệp đầu tiên của khoa Huyền Môn là "Không có sự chết. " Tuy thông điệp ấy vẫn luôn luôn được nhìn nhận qua kinh nghiệm bản thân một số ít người mà thôi, nó nhằm mục đích lan tràn đến những nơi tận cùng của thế giới.
Ý niệm về sự phục sinh không nhất thiết nó nghĩa là chúng ta sẽ chui lên khỏi mồ vào một ngày giờ nào đó trong tương lai. Tự lầm lộn mình với cái vỏ bằng xác thịt bên ngoài, không phải là một điều trí óc ta chấp nhận được. Danh từ phục sinh vẫn bị thường diễn đạt sai lầm theo ý nghĩa vật chất, ở Âu Châu thời Trung Cổ và cả trong giới những người Ai Cập chưa nhập môn. Điều này làm cho ta phải cố gắng tìm lại những định luật cai quản sự cấu tạo phần thể chất và cơ năng huyền bí của con người. Những phần tử ưu tú của thời đại cổ xưa, những vị đạo đồ của phái Huyền Môn, đã biết rõ những định luật này. Nhưng, tuy rằng miệng họ vẫn khóa chặt và những chân lý ấy vẫn bị chôn vùi trong những hang động tối tăm của các đền thời cổ, ngày nay chúng ta không bị trói buộc bởi một cam kết long trọng nào để phải giữ gìn bí mật.
Đó là tổ chức Huyền Môn, một cơ quan huy hoàng cao cả nhất trong tất cả những tổ chức tinh thần của thời đại cổ ngày xưa nay đã biệt tích. Vì đã có những thời kỳ mà cũng như tất cả những xứ khác của thời xưa, xứ Ai Cập đã bị suy tàn, đúng như lời tiên tri của đấng Giáo chủ Hermes:
"Ôi Ai Cập! Hỡi Ai Cập! Xứ ngày xưa đã từng là nơi thánh địa thiêng liêng, sẽ có lúc mà sự hiện diện của Thần Minh sẽ không còn nữa. Nền tôn giáo cũ của ngươi chỉ còn là những huyền thoại và những chữ khắc trên đá, nó nhắc nhở đến sự tôn sùng của ngươi ngày nay đã mất. Một ngày kia sẽ đến, than ôi! Khi mà những chữ ám tự thiêng liêng sẽ chỉ còn là những thần tượng không hồn. Thế gian sẽ lầm tưởng những hình biểu tượng của minh triết là những vị thần, và sẽ lên án xứ Ai Cập đã thờ phượng những loài ma quái ở cõi Âm Ty!"
Đã có một thời kỳ, sự cai quản các đạo viện Huyền Môn lọt vào tay của những kẻ lưu manh bất hảo, những kẻ ích kỷ hại nhân, đã từng lạm dụng ảnh hưởng của tổ chức Huyền môn, một tổ chức có uy thế đến nỗi các vị vua Pharaon hách dịch ngày xưa cũng phải kiêng nể, để mưu đồ lợi lộc riêng cho mình. Có nhiều người ttrong hàng tăng lữ đã lạm dụng và truyền bá những loại phù phép, châm ngôn kinh dị, những tà thuật hắc ám, những cuộc tế lễ tà thần, chính những vị đại tư tế các đền thờ, được coi như những sứ giả của Thần Minh giữa nhân loại, cũng chỉ còn là những loài quỷ sống mang lốt người, họ thường kêu gọi những loài âm binh ác quỷ ghê gớm nhất dưới cõi âm ty để dùng vào những mục đích bất chính, tà vạy. Trong các đền thờ, khoa pháp môn phù thủy đã thay thế sự sinh hoạt tâm linh. Giữa những cảnh hắc ám, suy vong, hỗn độn như thế, khoa Huyền Môn đã bị mất tính cách chân thực và nguồn cảm ứng thiêng liêng. Những người môn đệ xứng đáng đã trở nên rất khó tìm, với thời gian qua, họ lại càng trở nên hiếm có. Đã có một thời mà những vị Đạo Trưởng tôn nghiêm đã biến mất, không còn để lại di tích, thậm chí cũng không có chuẩn bị đủ một số người thừa kế có uy tín để nối nghiệp các ngài. Thay vì các Đạo Trưởng thần thông quảng đại, đạo hạnh tinh thâm, người ta chỉ thấy có những kẻ không xứng đáng. Một số ít những phần tử ưu tú còn sót lai, không thể thực hiện được lý tưởng của mình, giữa một tình trạng suy đồi như thế, đành phải chịu cái số phần đau thương. Biết rằng đã đến lúc suy tàn, họ âm thầm xếp lại những bộ kinh sách Huyền Môn, rời bỏ những hang động thâm u và những ngôi thánh điện cổ kính, đưa mắt nhìn chốn đạo viện mến yêu một lần cuối cùng với tấm lòng luyến tiếc, và lặng lẽ cất bước ra đi.

Như thế, những cánh cửa nặng nề của các đạo viện Huyền Môn Ai Cập đã khép lại một lần cuối cùng. Từ đó trở đi, những vị thí sinh lòng đầy hy vọng không bao giờ còn bước lên chiếc cầu thang bí mật đưa đến thánh điện linh thiêng, không bao giờ họ còn bước xuống hầm điểm đạo thâm u của các đền thờ cổ. Tuy nhiên, lịch sử của nhân loại luôn luôn theo định luật chu kỳ, những gì đã từng xảy ra, sẽ tái diễn trở lại. Một lần nữa, con người đã trải qua một thời kỳ hỗn loạn và hắc ám, trong khi đó y lại cảm thấy một sự boăn khoăn bất mãn do nhu cầu tự nhiên của bản tính con người là muốn lập lại sự giao tiếp với các cõi giới tâm linh huyền diệu huy hoàng. Bởi vậy, tôi hy vọng rằng những điều kiện sẽ có thể được tạo nên, những hoàn cảnh thuận tiện sẽ đến và những nhân vật đủ thẩm quyền và khả năng sẽ xuất hiện, để nhờ đó, một lần nữa trên địa cầu, sẽ được tái lập lại tổ chức Huyền Môn, dưới những hình thức hoàn toàn mới mẻ tân kỳ, để cho được phù hợp, thích ứng với thời đại tân tiến hoàn toàn khác hẳn với thời đại cổ xưa.
Chương 9: Ngôi đền Denderad
Trước khi rời khỏi thánh điện trên nóc bằng của ngôi đền Denderad, tôi nhìn xem một vòng Hoàng Đạo (Zodiaque) rất đẹp khắc trên trần. Tôi biết rằng đó chỉ là một phó bổn đã được sao lục lại, vì bổn chánh đã bị tháo gỡ và đem về Ba Lê cách đây trên một thế kỷ. Nhưng phó bổn được sao lại một cách hoàn toàn đúng đắn.
Cái vòng tròn đó chứa đầy những hình ảnh các loài thú, hình người và các vị thần, được sắp chung trong một bầu tròn và ở chung quanh là mười hai cung Hoàng Đạo. Tô điểm thêm cho cái biểu tượng này, có hình mười hai vị thần và nữ thần khác nhau, kẻ đứng, người quì, sắp chung quanh hình bầu tròn, hai tay đưa lên, lòng bàn tay duỗi thẳng nối tiếp nhau thành một vòng tròn.
Như thế, toàn thể vũ trụ lưng chuyển không ngừng được hình dung nơi đây một cách chính xác, tuy rằng dưới hình thức tượng trưng. Đó chính là sự trình bày những bầu thế giới luân chuyển theo một nhịp độ bất di dịch trên một nền trời. Những người biết suy nghĩ, dẫu rằng là người có óc hoài nghi nhất, không khỏi cảm thấy thán phục cái trí óc thông minh tuyệt vời đã làm kiểu mẫu cho cái vũ trụ đó.
Hiểu một cách đúng đắn, thì vòng Hoàng Đạo của đền Denderad hình như mô tả hình trời ở vào một thời kỳ nhất định nào đó trong quá khứ. Vậy đó là thời kỳ nào... Đó là một vấn đề khác. Chúng tôi không thể nêu ra đây những sự giải thích thiên văn trừu tượng và phức tạp. Chỉ biết rằng vị trí các tinh tú ở vào thời đó không trùng hợp với thiên tượng mà người ta quan sát vào thời nay. Xuân Phân Điểm (équinoxe du printemps) không chiếm cùng một vị trí như hiện nay, theo đó mặt trời đang đi vào một chòm sao khác hẳn.
Sự biến chuyển lớn lao đó diễn ra bằng cách nào... Do bởi sự xoay vần của trái đất, mà cái trục liên tục nhắm vào những vì sao Nắc Đẩu khác nhau. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời của chúng ta luân chuyển chung quanh một ngôi định tinh riêng của nó. Sự luân chuyển tế vi, khó nhận thấy, của Đường Phân Điểm (équinoxe) trải qua một thời gian dài và chậm chạp, cũng thay đổi những vị trí mọc và lặn của vài bầu tinh tú đối với chòm sao. Khi đã đo lường sự vận chuyển trung bình của những bầu tinh tú đó, người ta biết có bao nhiêu ngàn năm đã trôi qua kể từ khi chúng nằm ở vị trí đầu tiên. Khoảng cách biệt đó gọi là Tuế Sai (précession des équinoxes). Đó là điểm giao tiếp của đường xích đạo và đường Hoàng Đạo, là chỗ đánh dấu xuân phân điểm, di chuyển một cách chậm chạp trên bầu trời theo cái tuế sai đó.
Nói cách khác, đều đó có nghĩa là những tinh tú di chuyển ngược chiều với mười hai cung Hoàng Đạo, va mỗi năm chỉ vượt qua một phần tối thiểu của không gian. Sự luân chuyển vĩ đại đó của các tinh cầu trên nền trời, thứ vũ trụ kế mà nền trời là cái mặt đồng hồ, trên đó người ta có thể đọc cả hai chiều và ghi nhận những cuộc vận hành của các tinh cầu trong nhiều ngàn năm.
Khi xem xét một bản đồ thiên văn cũ, một nhà thiên văn học có thể xác định bản đồ đó được thiết lập vào thời kỳ nào. Việc nghiên cứu cái dĩ vãng xa xăm đôi khi có thể giúp cho ta tìm ra những sự kiện vô cùng quan trọng. Khi các nhà tháp tùng theo Napoléon sang Ai Cập phát hiện ra vòng Hoàng Đạo tai đền Denderad, họ lấy làm vô cùng phấn khởi, và tưởng rằng họ đã tìm được cái chìa khóa để tri nguyên ra khoảng thời gian của nền văn minh cổ Ai Cập, vì họ thấy trong vòng Hoàng Đạo đó, xuân phân điểm cách xa vị trí của nó bây giờ. Nhưng mãi về sau, khi người ta nhận thấy rằng ngôi đền này chỉ mới dựng lên vào thời kỳ đế quốc Hy Lạp La Mã và vòng Hoàng Đạo Ai Cập này đã phối hợp một Hoàng Đạo Hy Lạp, vấn đề này mới bị dẹp bỏ và từ đó người ta không theo vấn đề đó nữa.
Một ý kiến cho rằng vòng Hoàng Đạo này chỉ là của Hy Lạp, nhưng đó là một ý kiến sai lầm. Phải chăng nói như thế là kết luận người Ai Cập không có vòng Hoàng Đạo của họ... Nếu vậy thì giới tăng lữ Ai Cập đã từng khảo cứu khoa chiêm tinh và khoa thiên văn trong bao nhiêu ngàn năm, trước khi người Hy Lạp đặt chân lên xứ Ai Cập, mà lại không có vòng Hoàng Đạo chăng... Giới tăng lữ Ai Cập đã từng tôn trọng khoa chiêm tinh đến nỗi họ đã xáp nhập khoa này vào tôn giáo của họ, làm cho họ có thể thực hành khoa chiêm tinh mà lại không có một vòng Hoàng Đạo... Ngoài ra những vị tăng lữ Ai Cập cũng rất tinh thông về khoa thiên văn.
Thật vậy, người Ai Cập đã sao lục một phần vòng Hoàng Đạo của họ theo bản chính đã có từ trước tại đền Denderad, ngôi đền này đã được xây đi dựng lại nhiều lần. Một tài liệu thiên văn như thế hẳn là phải được sao lục làm nhiều phó bổn để bảo đảm cho nó được tồn tại muôn đời. Những tài liệu văn khố cổ xưa cũng được bảo trì bằng cách đó, nhưng lại bị rơi trong quên lãng và rốt cục đã biến mất theo những nhân viên bảo trì văn khố, tức là những vị tăng lữ thời cổ Ai Cập.
Những nhà khảo cổ đã phát hiện tại xứ Mésopotamie những viên gạch cổ xưa, trên đó các nhà thiên văn xứ ấy đã ghi nhận rằng mùa xuân bắt đầu khi mặt trời đi vào chòm sao Kim Ngưu. Vì lẽ rằng trong kỷ nguyên Thiên Chúa, ngày đó được ghi nhận là ngày Mặt Trời đi vào chòm sao Bạch Dương, tức là ngày 21 tháng 3 dương lịch, người ta nhận thấy tằng một sự thay đổi lớn lao như thế đưa nền văn minh xứ Chaldée thụt lùi về một thời kỳ dĩ vãng xa xăm nhất, đúng như chính người Chaldée đã tuyên bố. Cũng như thế, cứ xét vị trí của đường điểm phân trong vòng Hoàng Đạo của đền Denderad, thì nó đánh dấu một thời kỳ thái cổ hàng bao nhiêu thế kỷ. Nhờ đó, người ta truy nguyên ra nền văn minh cổ nhất của Ai Cập ở vào thời kỳ nào. Cái vị trí đó chỉ rằng từ đó đến nay, có trên ba "đại niên" rưỡi đã trôi qua trên vũ trụ kế, tức là mặt trời đã xoay vòng chung quanh ngôi định tinh của nó trên ba lần rưỡi.
Sự kiểm điểm chính xác những thống kê thiên văn xác định rằng sự xê dịch trung bình củu tuế sai là 50. 2 giây mỗi năm, do đó người ta có thể tính tron g dĩ vãng để đi đến điểm quy định bở vị trí của Hoàng Đạo đền Denderad. Ví vòng lớn của Hoàng Đạo chia làm 360 độ, nên khoảng tuế sai 25, 800 năm lập thành một chu kỳ "đại niên. " Như thế, mỗi chu kỳ trọn vẹn của mặt trời trải qua không dưới 25, 800 năm, tính ra thì ít nhất là 90, 000 năm đã trôi qua kể từ cái ngày được ghi nhận trên Hoàng Đạo đền Denderad.
Chín mươi ngàn năm! Phải chăng đó là một điều khó tin... Những vị tăng lữ thông thiên văn Ai Cập không chấp nhận điều đó. Sử gia Hy Lạp Hérodote thuật lại lời các tăng lữ đã nói với ông rằng dân tộc Ai Cập tự cho là dân tộc cổ xưa nhất thế giới, và họ cất giữ trong các đạo viện và các đền thờ cổ những văn khố tài liệu xưa đến 12, 000 năm trước khi ông đến viếng xứ này. Người ta biết Hérodote đã thu thập các tài liệu lịch sử một cách thận trọng tỉ mỉ là dường nào, và ông thực sự xứng đáng gọi là "Người cha của lịch sử. " Các vị tăng lữ đó còn nói với ông rằng "Mặt trời đã từng mọc lên hai lần ở tai chỗ mà ngày nay nó lặn, và trái ngược lại. " Lời khẳng định lạ lùng này ngụ ý rằng hai miền cực địa của trái đất đã hoàn toàn đảo lộn những vị trí đầu tiên của chúng, điều này ám chỉ rằng trên địa cầu đã từng có những cuộc biến thiên vĩ đại đã làm thay đổi cục diện các vùng lục địa và đại dương. Những cuộc sưu tầm địa chất học đã xác nhận điều đó, nhưng còn những thời kỳ xảy ra những cơn biến thiên đó thì thụt lùi về một cái dĩ vãng xa xăm tịt mù.
Một hậu quả khác là khí hậu ở các vùng địa cực ngày xưa không phải lạnh lẽo mà đó là khí hậu của miền nhiệt đới. Trạng thái đó của quả địa cầu chỉ có thể gây ra bởi những sự biến chuyển vĩ đại trong không gian, và điều này đã chúng thực lời nói của các vị tăng lữ Ai Cập.
Những vị tăng lữ ấy không hề biết gì về khoa địa chất học hiện đại, họ chỉ có những tài liệu cổ khắc trên mặt đá của những cây thực tiễn, trên những tấm bia đá, những mâm đồng, hoặc viết trên lá cây chỉ thảo. Ngoài ra còn có những giáo điều và lịch sử bí truyền chỉ được tiết lộ trong khoa Huyền Môn, hoặc được truyền khẩu cho môn đồ trong các đạo viện trải qua bằng bao nhiêu thế kỷ.

Bằng cách nào giới tăng lữ, tuy không biết gì về địa chất học, lại biết được những sự biến thiên và dời đổi cuộc diện trên địa cầu, nếu không phải là nhờ những tài liệu cổ của họ... Sự hiểu biết đó càng xác nhận sự kiện rằng họ đã nắm giữ được những tài liệu đó, và cũng giải thích sự hiện hữu của những vòng Hoàng Đạo chính cống mà bổn Hoàng Đạo của đền Denderad chỉ ghi chép lại một phần.
Do những sự việc kể trên, một khoảng thời gian 90, 000 năm không còn là chuyện mơ hồ khó tin. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là nền văn minh Ai Cập. Có thể rằng dân tộc và nền văn minh Ai Cập đã từng có trên một vùng lục địa khác và chỉ di cư sang Châu Phi trong một thời kỳ về sau này.
Lịch sử Ai Cập bắt đầu ở triều đại thứ nhất, nhưng ta phải nhớ rằng xứ ấy đã từng có người ở từ lâu trước thời kỳ của tài liệu cổ xưa nhất còn tồn tại đến bây giờ. Lịch sử của dân tộc Ai Cập cổ xưa và những tên tuổi của những vị vua chúa của họ là những điều mà các nhà Ai Cập học không hề biết. Lịch sử Ai Cập thời thái cổ dính liền với lịch sử (đã mất) của châu Atlantide. Các vị tăng lữ Ai Cập cũng là những nhà thiên văn, đã thừa hưởng vòng Hoảng Đạo của họ từ châu Atlantide. Đó là lý do vì sao vòng Hoàng Đạo của đền Denderad có thể cho thấy dấu vết của những cuộc vận hành tinh tú khổng lồ trải qua những giòng thời gian dài vô tận so với những vòng Hoàng Đạo của kỷ nguyên lịch sử.
Sự khám phá mỗi di tích mới của nền văn minh cổ xưa đó làm cho chúng ta phải thốt ra những tiếng kêu ngạc nhiên. Trong khi mà, Theov những quan niệm của chúng ta về sự "Tiến bộ" chúng ta tưởng rằng càng đi thụt lùi về dĩ vãng, thì chỉ có giống người càng thô kệch và dã man hơn, nhưng trái lại có khi ta lại thấy có những dân tộc văn minh, tiến hóa và rất tôn sùng tín ngưỡng tôn giáo. Dẫu cho ở vào một vài thời kỳ tiền sử xa xăm, cũng có những dân tộc dã man và những dân tộc văn minh sống đồng thời với nhau trên địa cầu. Khoa học, tuy đã phát họa cho ta thấy một thời quá khứ của địa cầu nó thách thức tầm hiểu biết thiển cận của chúng ta, nhưng vẫn chưa có đủ dữ kiện để trình bày đầy đủ những chi tiết về những thời kỳ đó. Nhưng khoa học vẫn tiến bộ không ngừng, và sẽ có thể làm được điều đó. Vậy chúng ta chớ nên phủ nhận một cách vội vàng những truyền thống cổ Ai Cập về con số 90, 000 ngàn năm, và cũng đừng nên vội chấp nhận con số năm hay sáu ngàn năm lịch sử của nhân loại như người ta vẫn thường nhìn nhận. Tuổi của quả địa cầu luôn luôn đính chánh sự tin tưởng này của những người có một quan niệm quá nghèo nàn về tổ tiên của chúng ta, sự hiểu biết về quá trình của vũ trụ sẽ có thể đem đến cho họ, tuy không phải là một cách dễ dàng, những tầm nhãn quang bao quát và rộng lớn hơn nữa. Trong những khoảng không gian bao la vô tận, phải chăng còn có những nghĩa địa của càn khôn, ở nơi đó có những tinh cầu chết và những bầu tinh tú tắt nguội, đã từng có một thời phát triển trong những nền văn minh rực rỡ huy hoàng ngày nay đã mất...
Tôi bước xuống cầu thang và trở ra cửa ngoài đã quan sát phía bên trong ngôi đền lớn mà lúc đầu tôi đã đi qua nhanh để tìm nơi thánh điện Huyền Môn mà tôi muốn xem trước hết. Trong gian phòng rộng, hai mươi bốn cây cột lớn mang trên chớp vuông gương mặt chạm trỗ nhưng đã bị sứt mẻ của nữ thần Hathor, những mặt cột đền có khắc đầy những hàng chữ ám tự. Thật đáng buồn mà thấy rằng ngôi đền thờ nữ thần Hathor, vị nữ thần Ai Cập tượng trưng Sắc Đẹp và Ái Tình, đã thoát khỏi sự tàn phá của thời gian để rồi lại bị tàn phá nhiều hơn do bàn tay phủ phàng của con người. Hầu hết pho tượng của nữ thần đều bị chặt, đẽo bằng búa rều, do sự phẫn nộ của những người cuồng tín, những gương mặt bị sứt mẻ chỉ còn thấy những vành lỗ tai dài và những mái tóc dầy cộm. Dền Denderad là một trong những ngôi đền đồ sộ to lớn nhất của Ai Cập, và trong số những đền mà người ta còn tế lễ thờ phượng khi hoàng đế La Mã Théodose, vào năm 379 sau Thiên Chúa kỷ nguyên, ban hành một chỉ dụ ngăn cấm nền tôn giáo cổ đã suy tàn và làm cho nó chết hẳn.
Viên sứ giả của hoàng đế là Cynegius đã thio hành lệnh cấm ấy một cách vô cùng gắt gao. Ông tuyên bố đóng cửa tất cả các đền thờ và các đạo viện, ngăn cấm mọi cuộc hành lễ điểm đạo và những nghi lễ cổ truyền. Lúc đó những đám dân cuồng tínd0ột nhập đền Denderad, đuổi các tăng lữ và xâm phạm vào những nơi thánh điện thiêng liêng. Họ phá hũy các pho tượng nữ thần Hathor, cướp bốc những đồ vàng ngọc, chặt đẽo gương mặt xinh đẹp và chạm trổ tinh vi của nữ thần, ở bất cứ nơi nào họ đi đến.
Ở những nơi khác, sự tàn phá còn khóc liệt hơn nữa, vì người ta phá hủy các tường rào, triệt hạ những cột đền và đập tan từng mảnh những pho tượng khổng lồ, người ta tiêu diệt công trình của bao nhiêu ngàn năm. Đó là những biến thiên của nền tôn giáo mà những tín đồ lúc đầu đã chịu đựng những sự ngược đãi bắt bớ, chịu pháp nạn rồi tử vì Đạo, và cuối cùng lại dành một sự ngược đãi tương tự cho kẻ khác. Họ cho rằng bổn phận họ phải phá hủy công trình của tiền nhân, để tạo nên một công trình khác thích hợp với họ.
Lúc bước vào đền, tôi nghĩ đến các vì vua của triều đại Ptolémeé, những vì vua kiêu hãnh đã từng đến ngôi đền này trên những cổ xe thếp vàng óng ánh, trước một đám quần chúng im lặng và tôn kính. Thời đó, đã có bao nhiêu là đám rước lễ long trọng, náo nhiệt tưng bừng, diễn ra trên sân đền rộng lớn, mà ngày nay sân đền lại vắng tanh không một bóng người!
Nhìn di tích của chánh điện mà lòng tôi còn thấy buồn man mác, huống chi là những hang động âm u ở dưới hầm mà tôi đang bước đến... Những gian phòng tối đen dưới hầm này được xây bên trongnhững bức tường nền dầy kinh khủng. Vách tường cũng được tô điểm bằng những hình ảnh chạm trổ rất công phu, mô tả những cuộc lễ điểm đạo thiêng liêng ngày xưa đã từng diễn ra ở dưới hầm này.
Rời những hầm tối đen giống như những nhà mồ, tôi trở lại chỗ cửa chính. Cổng đền ngày xưa được khép bằng những cánh cửa bằng đồng rất kiên cố thếp vàng sáng chói lộng lẫy. Tôi bước ra ngoài và đi quanh một vòng chung quanh đền.
Thật khó mà tin rằng khio vua Ả Rập Abbas Pacha phát hiện ra ngôi đền này giữa thế kỷ 19, phần lớn đã bị chôn vùi dưới một đồi cát và sỏi vụn. Nó được phơi bày ra ánh sáng trở lại nhờ bởi những nhát cuốc xẻng của những phụ thợ đến làm công việc đồi cát này. Có bao nhiêu người đã đi qua vùng này ngày xưa, mà không hề biết đến cái kho tàng thiêng liêng của dĩ vãng mà họ đang dày xéo dưới gót chân của họ.
Tôi ngừng lại một lúc để nhìn lên mặt ngoài tường cái hình nổi chạn trổ chân dung nữ hoàng Cléopâtre. Vị nữ hoàng Ai Cập này lúc đương thời đã ra lệnh tu bổ bức tường chung quanh đền, hồi đó đã bắt đầu sụp lở. Để ghi tạ công đức, người ta đã tạc tượng nữ hoàng ở trên tường để làm kỷ niệm. Hoàng tử Césarion cũng được khắc tượng ở một bên nữ hoàng, giống người cha một cách lạ thường. Nữ hoàng Cléopatre, con gái của vua Ptolémée, cũng là người cuối cùng trong tất cả các nữ hoàng Ai Cập. Khi hoàng đế Jules César cầm quân vượt biển Địa Trung Hải đi chinh phục xứ Ai Cập, thì nữ hoàng Cléoâatre đã trở nên tìng nhân của vua ngay từ khi César vừa đổ bộ lên đất liền. Chính do sự trung gian của Cesar mà nữ hoàng đã hướng xứ Ai Cập đến việc liên kết với một hải đảo xa xôi, mà địng mệnh đã đặt để rằng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Ai Cập trên 18 thế kỷ về sau! Và những quân sĩ La Mã cũng đã đem vào Anh Quốc tôn giáoSérapis, cùng với bao nhiêu di sản tinh thần khácnguồn gốc Ai Cập. Một sự liên lạc, tuy gián tiếp, đã bắt đầu có giữa hai nước kể từ khi đó.
Trên bức tường chạm trổ, nữ hoàng Cléopatre đội cái thứ mão tròn như cái dĩa có sừng, giống như mão của nữ thần Hathor, để bộ mái tóc dài thắt bín. Gương mặt đầy đặn và xinh đẹp, tướng mạo uy nghi của một bậc vương giả quren truyền lịnh và sai phái kẻ dưới, cương quyết thực hiện mọi kế hoạch đến cùng, bằng mọi phương tiện. Chính do ành hưởng của nữ hoàng mà Jules César đã nuôi cái mộng dùng thành Alexandrie làm kinh đô của đế quốc La Mã và trung tâm của thế giới. Khi Cléopâtre qua đời, thì nền độc lập của Ai Cập cũng không còn nữa.
Tôi hồi tưởng lại rằng Cléopâtre cũng là một giai nhân tuyệt sắc củu thế giới cổ xưa, và là một trong những người đàn bà đã từng đóng vai trò quyết định của lịch sử. Có ai ngờ rằng vận mệnh của một bậc vĩ nhân, vận mệnh của cả một đế quốc rộng lớn, có đôi khi lại treo lơ lửng dưới cái nụ cười quyền rũ hiện ra trên đôi môi xinh đẹp của một giai nhân...
Phần trên những vách tường đá của ngôi đền đều có khắc hàng chữ ám tự (hiéroglyphes). Truyền thuyết cho rằng loại chữ ám tự của thời cổ Ai Cập là do vị thánh sư Thoth tức Tehuti, phát minh ra. Điều này cũng có một sự thật về lịch sử. Vì chính một vị siêu nhân, một đấng Chân Sư daqnh hiệu là Thoth, đã đem thứ chữ này, như một sự tiết lộ của thánh thần, cho những con cháu của dân Atlante di cư sang vùng đất mới trên bờ sông Nil, trước khi những luồng sóng cuối cùng đã nhận chìm châu Atlantide xuống đáy biển. Vị chân sư Thoth cũng là tác giả của quyển Tử Thư (Sách của người chết).
Người Ai Cập mô tả chữ ám tự của họ là thứ ngôn ngữ của Thần Minh. Đó là bởi vì không những họ tin rằng loại chữ này được Thần Minh ban cho họ, mà cũng vì nghĩa ẩn dấu của nó được giữ kín đối với quần chúng và chỉ tiết lộ cho những vị môn đồ Huyền Môn đã được điểm đạo. Những nhà Ai Cập hiện đại chỉ có thể hiểu được ý nghĩa thông thường của chữ ám tự theo sự hiểu biết của người bình dân, điều đó đã là một thành quả vẻ quang rồi. Còn cái ý nghĩa ẩn dấu, bí truyền thì họ tịt mù chẳng biết gì cả. Đó là bởi vì muốn thấu triệt loại chữ ám tự, ngôn ngữ của Thần Minh, người ta phải cần dùng đến một thứ đạo nhỡn, để hiểu biết nó trên khía cạnh tâm linh, chứ nếu không, thì không thể nào hiểu tận cùng đến chỗ sâu xa huyền diệu của nó. Điều này cũng tương tự như trường hợp của người thí sinh muốn thấu hiểu những pháp môn bí truyền được tiết lộ cho y trong các cuộc lễ điểm đạo của phái Huyền Môn Ai Cập.
Nhờ công trình của các nhà Ai Cập học, và nột phần cũng do bàn tay của định mệnh, những kho tàng tâm linh quý báu thể hiện nơi những hàng chữ ám tự khắc trên tường đá trong các đền thờ hoặc viết trong những pho sách cổ bằng lá cây chỉ thảo, mới được phiên dịch ra và lưu truyèn lại cho hậu thế.
Vai trò của định mệnh trong sự khám phá này thật là la lùng. Nếu Napoléon không đem binh viễn chinh sang Ai Cập, thì loại ngôn ngữ huyền bí khắc trên tường và viết trên giấy chỉ thảo ngày nay có lẽ vẫn còn câm lặng không hề có người đọc. Chính Napoléon vẫn từng là người của định mệnh đến một mức độ phi thường. Ông ta không hề tiếp xúc với một quốc gia nào, một cá nhân nào, hay một nhân vật nào mà không ảnh hưởng sâu rộng đến vận mạng của họ. Ông là khí cụ của định mệnh, hay là của thần Némésis.
Cuộc viễn chinh của Napoléon sang Ai Cập đã dọn đường cho sự tìm tòi khảo cứu về cách sinh hoạt và tư tưởng xứ Ai Cập thời cổ. Khi xứ Ai Cập bị đặt dưới quyền đô hộ của Hy Lạp, loại ngôn ngữ cổ xưa này bị suy sụp. Lẽ tự nhiên là chính quyền toan tính phổ biến ngôn ngữ và nền giáo dục Hy Lạp trong những giai cấp có học thức. Những quan chức quan trọng trong chính quyền đều dành cho những người Ai Cập giữ chức giỏi chữ Hy Lạp. Nhà cầm quyền Ai Cập đóng cửa các đạo viện cổ ở Héliopolis, là nơi đào tạo rất đông những tăng lữ thời xưa và nơi truyền bá sự học hỏi ngôn ngữ Ai Cập. Trừ ra một số ít tăng lữ vẫn duy trì việc dùng tiếng Ai Cập trong vòng bí mật, chữ Hy Lạp đã thật sự trở nên một thứ quốc ngữ Ai Cập.
Đến cuối thế kỷ thứ 3 của Thiên Chúa kỷ nguyên, trong xứ Ai Cập người ta không còn tìm thấy một người nào có thể giải thích ý nghĩa thông thường bình dân của chữ ám tự cổ nữa, đừng nói chi đến việc sử dụng thứ chữ ấy. Mười lăm thế kỷ đã trôi qua. Việc dùng chữ ám tự dường như đã hoàn toàn biến mất ở Ai Cập, thì độtnhiên xuất hiện trước hải cảng Alexandrie, do một cơn bã tắp vào bến, và vượt qua sự canh tuần của hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của đô đốc Nelson, chiếc thuyền chở Napoleon và định mệnh của người.
Không bao lâu, quân đội viễn chinh Pháp được chuyển đến sứ Ai Cập. Người ta đào đất ở nhiều nơi để xây móng đắp nền làm những công sự phòng thủ. Một trong những địa điển lần đầu tiên được lựa chọn do bởi tầm quan trọng chiến lược của nó là vùng châu thổ sông Nil, kế cận hải cảng Rosette. Một viên sĩ quan trẻ tuổi, trung úy pháo binh Boussard, đã phát hiện một điều vô cùng quan trọng như một sự tình cờ đưa đến cái chìa khóa để truy ra ý nghĩa của các ám tự Ai Cập. Trong khia đào đất đắp nền xây pháo đài St Juluen, những quân sĩ của ông ta thình lình đào được một khối đá đen đã bể. Trung úy Boussard liền hiểu ngay rằng tảng đá này có một tầm quan trọng rất lớn vì nó có khắc chữ, đó là một sắc lệnh của giới tăng lữ thành Memphis ban bằng sắc danh dự cho vuaPtolémeé thứ 5. Bản chính bằng chữ Hy Lạp khắc trên 54 giòng, kèm theo hai bản dịch ra chữ ám tự và cổ tự.
Viên đá này được gởi về Châu Âu, tại đây các nhà bác học mới ra công nghiên cứu cho đến khi họ có thể thiết lập toàn bộ chữ cái ám tự Ai Cập tương đương với những cái Hy Lạp. Cái chìa khóa này từ đó đã giúp cho các nhà khảo cổ và Ai Cập học đọc được những bản chữ ám tự khắc trên tường và trong các sách chỉ thảo đã từng là những điều bí hiểm trong bao nhiêu thế kỷ.
Chương 10: Bí mật của những kỳ quan Karnak
Sau cùng, chúng tôi đã đến xứ Ai Cập cổ kính, thâm nghiêm, và hấp dẫn mà con sông Nil, những đền đài, đồng ruộng, làng mạc và nền trời xanh đậm cùng nhau phối hợp để tạo nê một cảm giác quyến rủvà sống động. Đó là xứ Ai Cập của những thời đại mà các vị vua Pharaon sang cả quyền uy còn đang trở về, mà hết cả ngày này sang ngày kia, những sân đền còn vang dội âm hưởng tiếng thánh ca của các vị tăng lữ.
Tôi đến Louqsor, cách thủ đô Cairo 450 dặm sau khi đi ngược dòng sông Nil. Đến đây, người ta trở về dĩ vãng và sống với dĩ vãng một cách dể dàng khộng cần một cố gắng nào cả, cảnh vật chung quanh đem đến cho ta một lọat những hình ảnh cổ xưa. Chỉ có miền nam Ai Cập, mà các nhà địa lý học gọi là miền thượng du Ai Cập, còn giử được cái phong vị đó trước mắt nhưng du khách thời nay. Cố đô danh tiếng của nó, thành phố cổ điển Thèbes, mà thi hào Homère gọi là "Thành phố một trăm cửa, " ngày nay đã biệt tích, nhưng nó còn để lại cho chúng ta tại Karnak, một trong những trung tâm tôn giáo của giới tăng lữ Ai Cập.
Ngày nay, Karnak là viên ngọc quý của vùng này. Những đền đài cổ, điêu tàn nhưng vẫn còn hùng vĩ của nó nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Một trong những ngôi đền này mà ngôi đền to lớn nhất mà người ta có thể tìm thấy ở Ai Cập, dó là đền thờ Amen Ra. Thời xưa, tất cả những ngôi đền khác ở Ai Cập đều phụ thuộc vào ngôi đền này. Thế là tôi đã đi hành hương tại Karnak và chiêm ngưỡng những đền thờ hoang tàn sụp đổ dưới ánh mặt trời nắng gắt cũng như dưới ánh trăng khuya êm dịu.
Karnak ở kếcận một khu rừng xanh biếc, cách ba dặm ở phía bắc Louqsor. Người ta đến đây bằêng con đường đầy bụi bặm, đi xuyên qua một cánh đồng lớn dưới một nền trời xanh lợt. Dọc đường có một ngôi mộ của một vị vua Ả Rập, nóc bầu tròn sơn trắng, sau cùng nhô lên trước mắt tôi hai cây cột trụ cao vut của cổng đền. Cổng đền xem rất hùng vĩ ngoạn mục, đặc biệt hấp dẩn sự chú ý của du khách. Trên chót người ta nhìn thấy tượng vua Ptolémée xây dưng lên ngôi đền này, đang cúng dâng lể vật cho các vị thần thành Thèbes.
Bước vào cổng, tôi đã ở trong ngôi đền thần Khonsou, vị thần đầu chim ưng, mà ngôn ngữ bình dân gọi là con của Amen. Trên tường có chạm hình nổi diển tả một đám rước lể du thuyền tấp nập trên sông, dưới thuyền chở tượng thần Amen Ra đi ngược dòng sông Nil đến tận Louqsor. Tôi bước vào ngôi đền sụp đổ, tại đây ngày xưa người ta giữ chiếc linh thuyền rước tượng thần Konsou. Tất cả những đồ vật dùng để rước lể được cất giữ tại đây có ý nghĩa rất nhiều đối với quần chúng, những tăng lữ tham quyền cố vị và nhất là đối với các vị vua chúa. Trái lại, nó không phải là quan trọng đối với một số ít đạo đồ, những vị này chỉ coi các nghi lể cúng tế như những nghi thức tượng trưng, chứ không có một giá trị tâm linh thật sự.
Kế đó, tôi phát hiện một lọat những hình nôi rất lý thú chạm trổ trên tường phía đông của một gian phòng bên trong, tiếp cận với chánh điện. Điều làm cho tôi chú ý trước nhất là pho tượng một nhân vật đã từng quen thuộc với tôi trong một đêm suy tư giữa bãi sa mạc, thần tượng Sphinx! Tôi liền hiểu ngay đó là một điều quan trọng và người ta có thể quan sát khắp đền trong nhiều ngày giữa những tường, vách và cột trụ đámà không tìm thấy có thần tượng này.
Hình nôi đầu tiên là hình vua Ramsès thứ 4, đang đứng trước mặt nữ thần Ament và dâng nữ thần một pho tượng nhỏ. Kế đó là một hình nổi trên tường có chạm hình hai nhân vật. Phía trước là một hình thiếu nhi, không ai khác hơn là Horus, con của Orisis. Trên đầu Horus có hình biểu tượng mặt trời và con rắn, tay trái để lên hai đầu gối, còn tay mặt đưa lên, ngó tay trỏ chỉ môi, ngụ ý giữ im lặng. Còn nhân vật kia, phía sau Horus, là thần tượng Sphinx.

Nữ thần Ament đưa bàn tay về phía Ramsès, tay cầm một thập tự giá có quai hình vòng tròn ở một đầu, còn đầu kia điểm vào giữa mắt của vua Ramsès. Bức hình đó có ý nghĩa gì...
Một nhà Ai Cập học có chắc sẽ đưa ra một sự giải thích hòan tòan hợp lý và khá đúng theo quan điểm của y. Y sẽ nói rằng nhà vua đang hiến dâng lể vật cho nữ thần, thế thôi. Y không còn nói gì hơn. Những cảnh tượng chạm trổ trên vách như thế thường diển tả những mẩu chuyện vặt hoặc nhắt lại điển tích những chiến công rực rỡ của một triều vua nào đó. Nhưng ở đây lại là môt việc khác. Trước hết người ta nhận ra đó là việc thực hành một nghi lể tối thiên liêng, nhất là bức hình được chạm gần bên chánh điện trung ương là chổ thâm nghiêm nhất của ngôi đền này.
Cũng như lọai ám chữ Ai Cập được dùng để diển tả một ý nghĩa bí truyền mà chỉ có những người tăng lữ đã điểm đạo được biết mà thôi, thì đây cũng vậy, gương mặt các và thần đối với những vị đạo đồ thời cổ có hàm xúc một ý nghĩa thâm sâu hơn là đối với quần chúng. Như vậy, ý nghĩa huyền diệu của các bức hình này chỉ có thể hiểu được bởi những người nào đã từng thấu triệt giáo lý Huyền Môn.
Điểm cốt yếu trên bức hình nổi, là cử chỉ hành động của nữ thần Ament. Cái thập tự giá có quai hình vòng trònmà nữ thần điểm vào giữa hai mắt của vua Ramsès, các tăng lữ điểm đạo gọi là cái chìa khóa của Huyền Môn, nó tượng trưng cho việc điểm đạo để thu nhận vào tổ chức Huyền Môn thật sự vậy. Một nhà Ai Câp học sẽ cho rằng nó chỉ tượng trưng cho việc mở cửa, từ lâu vẫn khép chặt, để bước vào tổ chức thiên liêng này. Dưới hình thức kỷ hà, nó tượng trưng linh hồn bất diệt của người đạo đồ đã được giải thóat ra khỏi cái thể xác vật chất "Bị đóng chặt trên thập tự giá. " Cái vòng tròn, không dầu không đuôi, tượng trưng tính chất bất diệt của linh hồn tương đương với các đấng Thần Minh, còn cái thập tự giá tượng trưng cho trạng thái xuất thần của người đạo đồ, do đó có sự chết và bị "đóng chặt vào thập tự giá" của y. Trong vài đền thờ cổ, người ta đặt y nằm trên cái giường gổ hình thậo tự giá.
Điểm giữa hai chân màychỉ vị trí của tùng quả tuyến, tức bộ hạch óc mà những động tác phức tạp vẫn chưa được khoa học hoàn toàn biết rõ. Trong những cấp bật điểm đạo đầu tiên, vị Đạo Trưởng dùng phép làm kích động bộ hạch ấy một phần nào, để giúp cho người thí sinh tạm thời mở rộng thần nhãn và nhận thấy những ma quái hiện hình hoặc những nhân vật tâm linh xuất hiện ở gần bên y. Phương pháp sử dụng vào việc này một phần do mãnh lực từ điển, một phần tùy thuộc vào một vài chất hương liệu rất mạnh.
Bởi đó, khi nữ thần Ament cầm cái thập tự giá điểm vào giữa hai mắt của vua Pharaon, cử chỉ đó ngụ ý rằng nhà vua đã được điểm đạo theo tổ chức Huyền Môn, và nhà vua sẽ tạm thời mở thần nhìn trong một thời gian. Nhưng nhà vua bị cấm nhặt không được tiết lộ cho ai biết những gì nhà vua được thấy và những cảm xúc trong cuộc lễ điểm đạo. Điều này được diễn tả bởi nhân vật đầu tiên trong bức hình nổi, thiếu nhi Horus, tức là vị thần Hormakhou, mà ngón tay đưa lên môi khép chặt ngụ ý phải tuyệt đối giữ im lặng và bí mật. Những hình ảnh tương tự cũng được phô bày gần bên các thánh điện và những gian phòng điểm đạo trong tất cả các ngôi đền thờ cổ, luôn luôn với ngón tay trỏ đưa lên môi. Một hiệu lệnh ngầm có ý tượng trưng: Hãy giữ im lặng về những gì liên hệ đến những gì bí mật thiêng liêng. Còn nhà vua cầm pho tượng nhỏ với một cử chỉ hiến dân có nghĩa là người sẵn sàng hy sinh lời nói của mình và luôn luôn giữ im lặng.
Phía sau thần Hormakhou còn có hình chạm một nhân vật thứ hai thần tượng Sphinx. Đó là ngụ ý gì...
Cũng như vị đạo đồ trong cơn xuất thần đã mất khả năng dùng lời nói trong thời gian điểm đạo, thần tượng Sphinx vẫn luôn luôn im lặng và không hề thốt ra một tiếng nào. Thần tượng Sphinx luôn luôn biết giữ gìn bí mật. Vậy đó là những bí mật gì...
Đó là những điều huyền bí trong cuộc điển đạo.
Thần tượng Sphinx canh gác ngôi đền điểm đạo hùng vĩ nhất của thế giới cổ: Ngọn Kim Tự Tháp. Những người đi hành lể ở Kim Tự Tháp thời xưa đều đến từ bờ sông Nil, trước khi đến nơi họ phải đi ngang qua trước thần tượng Sphinx. Trong cái im lặng của nó, thần tượng Sphinx tượng trưng cho sự im lặng và sự bí mật của cuộc điểm đạo.
Như thế vua Pharaon đã được mới tham dự một nghi lể huyền bí lớn nhất có thể được ban cho con người.
Ba bức hình khác hoàn thành một loạt những cảnh tượng làm lể điểm đạo, mà ngày nay du khách có thể xen tự do, nhưng ngày xưa chỉ dành cho một số ít người biệt đại. Trên những bức hình đó, người ta thấy những cảnh tượng tiếp theo sau khi nhà vua đã bước qua cửa Huyền Môn.
Trong bức hình thứ hai, nhà vua đứng giữa hai vị thần, Horus trưởng thành và Thoth. Mổi vị thần này cầm một cái bình rót lên trên đầu vua Ramses, không phải rót nước, mà rót một giòng những thập tự giá có quai tròn tràn ngập đầu và rớt xuống chung quanh vua.
Thoth là vị thần minh triết và bí giáo. Trong hính này, ngài ban cho vua sự hiểu biết bí truyền về những sức mạnh thần bí và minh triết tâm linh, là những điều quý báu đã từng làm cho Ai Cập nổi tiếng như cồn vào thời đại cổ. Ngài cũng là vị thần Nguyệt Tinh. Bởi đó, tất cả các nghi lể tôn giáo và phù phép có tầm quan trọng bí mật, nhất là những cuộc lể điểm đạo Huyền Môn, đều diển ra ban đêm vào những lúc trăng non và trăng rằm, là những giai đoạn mặt trăng có ảnh hưởng lớn nhất.
Hours khi trưởng thành, là thần thái dương. Vai trò của thần Horus trong hình này chỉ rằng, mặc dầu khởi sự vào lúc ban đêm, lể điểm đạo kết thúc vào lúc ban ngày vào giờ bình minh. Khi những tia nắng đầu tiên của mặt trời sớm mai rọi thẳng vào đỉnh đầu người thí sinh thì vị đạo Trưởng niệm thần chú để y tỉnh dậy.
Trong bức hình thứ ba, vua Ramses trở nên vị đạo đồ đầy minh triết, được hai vị thần khác nắm lấy tay vua để chúc mừng, vừa đưa lên trước mặt vua những thập tự giá có quai, ngụ ý rằng từ nay nhà vua trở nên bạn hữu đồng môn với các đấng thần minh do bởi cuộc điểm đạo vừa trải qua. Trong cảnh cuối cùng, nhà vua dâng một pho tượng nhỏ cho thần Ament - Ra. Đó là pho tượng một vị thần ngồi, có một lông chim cắm trên đầu, tức là thần chân lý, nghĩa là với một sự hiến dâng trọng vẹn, người sẽ hướng mọi tư tưởng và hành vi theo những định luật tâm linh nó cai quản đời sống con người, như đã được tiết lộ cho nhà vua trong cuộc lể điểm đạo.
Như vậy, những bức hình chạm trổ này đã cho tôi thấy đời sống tâm linh của một vị Pharaon có đạo đức, và phát hiện cho tôi biết vài điều về những nghi thức lể trong khoa Huyền Môn Ai Cập.
Tôi bước qua cánh cửa ở đầu gian phòng lớn của chánh điện, và đứng trước một bàn thờ nhỏ, ở hai bên có hình tượng vua Pharaon đang chiêm bái và cây linh kỳ của nữ thần Hathor. Ở phía dưới, một lổ hỏng lớn của một nền đá bị sụp lở tối đen ngòm, tôi lấy đèn bấm soi xuống thì thấy chổ sụp lở đó đưa xuống một đường hầm dưới đất. Đó là cái động xây dưới hầm của đền thờ Karnak, có nhiều ngăng cách và hành lang dài. Ở bề mặt cánh cửa lớn, tôi nhận thấy có hai lổ hỏng khác cũng là chổ nền đá bị sụp lở và đưa xuống những đường hầm nhỏ hẹp đầy bụi bặm chưa từng có vết chân người bước đến.
Tôi bèn thám hiểm những con đường hẹp này thì thấy một đường đi xuyên qua động dưới hầm đến chổ thờ thần Khonsou. Đường dưới hầm bao phủ một lớp bụi dầy đặc đến nổi người ta phải nhìn nhận rằng bụi đã đóng ở đây nhiều thế kỷ, tôi cố tìm thấy dấu vết xem có người đã đến đây chăng. Nhưng ngoài những dấu bàn chân, hẳn từ người Ả Rập gác đền thờ Khonsou ở gần bên, tôi không thấy gì nữa, chỉ thấy có những đường cong ngòng nghoèo rất nhiều và xem rất có mỹ thuật được vẽ ra từ hai cái lổ đen bởi một vài con rắn nhỏ.
Những đường hầm đen tối kia và cái động đá bí mật kia có ý nghĩa gì...
Tôi đang tự hỏi như thế, thì cái động thâm u dưới hầm, giống như cái nhà mồ, dường như xuất hiện trước mắt tôi. Tôi nhớ lại cuộc hành lể cổ truyền tái diển sự chết và sự hồi sinh của Osiris, và cuộc lể mà tôi đã thấy khắc trên vách đá của thánh điện nhỏ trên nóc bằng của đền thờ Denderah, chính cuộc lể mà tôi đã nhìn thấy trong linh ảnh và tôi đã sống qua kinh nghiệm bản thân một đêm trong Kim Tự Tháp, chính cuộc lể mà Osiris đã truyền lại từ châu Atlantide cho những vị Đạo Trưởng và tăng lữ của thời cổ Ai Cập.
Tại sao người ta lại làm lể điểm đạo Huyền Môn ở những nơi đen tối và âm u như những chốn này...
Có ba lý do để giải thích câu hỏi đó. Để giữ gìn tuyệt đối bí mật và an toàn cho việc ban phép mầu vừa có tính cách riêng tư lại vừa nguy hiểm. Để làm cho người thí sinh bước vào trạng thái xuất thần một cách dể dàng hơn, bằng cách không cho y nhìn thấy vật gì ở chung quanh và như vậy, để cho y dễ tập trung sự chú ý vào nội tâm. Sau cùng, để có được một hình thức biểu tượng hoàn hảo mà cổ nhân vẫn thích dùng, pohải chăng các vị Đạo Trưởng nhận thấy người thí sinnh vẫn còn ở trong trạng thái vô minh u tối về phương diện tâm linh, vào lúc sắp bắt đầu cuộc lễ điểm đạo... Và sự thức tĩnh của y sẽ dược thực hioện bằng cách mở mắt chào đón những tia sáng mặt trời ở một chỗ khác, nơi đó y sẽ được chở đến sau khi điển đạo, khi đó y đạt được sự giác ngộ tâm linh. Sau một cuộc điểm đạo kéo dài một cách chậm chạp, bắt đầu lúc ban đêm và kết thúc vào buổi trời rực sáng, người đạo đồ đã vượt qua từ sự vô minh hắc ám (đêm tối) đến sự soi sáng tâm linh (ánh sáng).
Cuộc hành lễ điểm đạo Huyền Môn được thực hiện những động đá dưới hầm, hoặc trong những gian phòng đặc biệt bên cạnh thánh điện thâm nghiêm, hoặc trong những thánh điện nhỏ trên nóc bằng của ngôi đền, chứ không bao giờ của một nơi nào khác. Tất cả những nơi này đều bị triệt để cấm nhặt đối với dân chúng, họ không hề dám lại gần, vì những kẻ nào vi phạm sẽ bị những sự trừng phạt rất nặng nề, khủng khiếp. Những vi Đạo Trưởng nhận lấy việc điểm đạo cho một thí sinh, tức là đảm đương một trách nhiệm nặng nề, vì vấn đề sống chết của vị thí sinh nằm trong tay các ngài. Người thí sinh có thể bị thiệt mạng nếu có kẻ nào vô phúc thình lình xuất hiện, làm gián đoạn cuộc lễ điểm đạo thiêng liêng.
Như vậy có khác nào trong khi một người bị bịnh nặng đang chịu một cuộc giải phẩu hiểm nghèo, mà để cho người ngoài cuộc bỗng nhiên đột nhập vào phòng mổ... Nói cho cùng, thì lễ điểm đạo phải chăng không khác gì một cuộc giải phẫu tách rời linh hồn ra khỏi thể xác... Đó là lý do vì sao tất cả những phòng điểm đạo đều được giữ gìn, canh phòng cẩn mật và đặt ngoài vòng xâm nhập của người đời. Những phòng gần bên thánh điện của một ngôi đền lớn, người ta chỉ có thể đi đến sau khi đã vượt qua một đường hẹp tối om, ánh sáng mỗi lúc càng mờ dần từ phía cửa vào, để rồi hoàn toàn biến mất khi người ta đến ngưỡng cửa thánh điện. Khi người thí sinh đã hoàn toàn mê thiếp đi trong cơn xuất thần, thì thể xác y được đặt trong bóng tối âm u của gian phòng, cho đến khi cuộc điểm đạo chấm dứt, người ta mới mang y ra bên ngoài ánh sáng. Còn ở những phòng điểm đạo trong động đá dưới hầm, người ta cũng hành lễ một cách tương tự, tất cả mọi thứ áng sáng đều tắt hẳn trong cơn đồng thiếp, và động đá trở thành cái nhà mồ, nói theo cả hai ý nghĩa tượng trưng và thật sự.
Tôi chui xuống động đá dưới hầm do một lỗ hỏng trên nền đá và thám hiểm một gian phòng tối âm u, tại đây ngày xưa các vị tăng lữ đã cử hành những nghi lễ huyền bí nhất của họ. Xong rồi tôi chui lên khỏi hầm với một cảm giác thoải mái dễ chịu giữa ánh sáng mặt trời êm ấm và không khí trong lành.
Tôi đi qua những cổng vĩ đại của đền thờ Amen Ra, kéo dài cuộc hành hương của tôi giữa những di tích của một thời đại huy hoàng ngày nay đã mất.
Những cổng đền này có lẽ vừa kích thước với những người khổng lồ hơn là với những người trần gian nhỏ bé như chúng ta. Sở thích của người Ai Cập về những kích thước đại quy mô đôi khi đưa đến kết quả là gây một cảm giác rợn người, cũng như trường hợp Kim Tử Tháp lớn gần thủ đô Cairo và những bức tường rào với những cổng đền mà tôi đang đứng núp dưới bóng mát trong lúc này. Bề dày của những vách tường này đến 15 thước, dẫu cho những thành quách củng không bao giờ cần đến một bề dầy như vậy. Hẳn là người ta ngụ ý rằng thế giới phàm tục bên ngoài phải được ngăn cách để khỏi làm hoen ố vòng thánh thiêng liêng của ngôi đền mà người cổ Ai Cập gọi một cách hãnh diện là "Ngai vàng của thế giới. "Than ôi! Ngai vàng ngày nay đã điêu tàng trong cô quạnh. Khi tôi bước vào sân đền rộng lớn, tôi thấy có một đống gạch ngối còn sót lại của những tòa kiến trúc đồ sộ đã sụp đỗ, chỉ còn vài cây cột trụ đứng trơ vơ giữa cảnh đổ nát hoang tàn. Tôi chậm rãi tiến bước, chân tôi dẫm lên nền đất gồ ghề mộc đầy cỏ dại, nay đã dành lấy chổ của thềm đá hoa đẹp lộng lẫy ngày xưa xây trên một diện tích rộng lớn, chiều dài có đến trên một trăm thước.
Qua khỏi sân đền hình vuông dài, tôi đã đến một cổng cao có chạm đầy những hình nổi sơn màu, và mở ra giữa những tàn tích của một cái cổng khác mà hai cột trụ đá hai bên đã sụp đổ chỉ còn trơ lại một đống đá ngổn ngang dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Ngày nay, cổng đền này cao không dưới ba chục thước. Bảy bậc đá tam cấp cũng đã biệt tích mà những nhà kiến trúc thời xưa xây ở ngoài cổng đền, như những hình thức biểu tượng ám chỉ sử tuần tự tiến hóa của con người từ cõi hạ giới phàm trần lên đến cõi giới cao siêu nhất mà y có thể đạt tới bằng sự phát triển tâm linh. Cũng như nhiều dân tộc khác của những nền văn minh cổ, người cổ Ai Cập diển đạt ý nghĩa huyền bí của số hệ theo quy mô trật tự của sự cấu tạo vũ trụ càn khôn.
Họ quan niệm rằng ngày thứ bảy hay cõi thứ bảy đem đến sự nghỉ ngơi, sự bằng an tuyệt vời cho con người cũng như cho muôn loài vạn vật trên thế gian. Tôi đã nhận thấy sự hiện diện của con số bảy trong tất cả các đền thờ ở khắp nơi tại sứ này, và dãy hành lang lớn trong Kim Tự Tháp cũng có sự biểu lộ của con số bảy một cách rõ ràng và lạ lùng.
Bởi đó, thật là một điều tự nhiên mà thấy bảy bậc tam cấp, ngày nay đã sụp đổ, được dựng lên ngoài cổng vào tòa kiến trúc cao lớn và hùng vĩ nhất của Karnak, tòa đại sảnh đường của đền thờ Amen Ra.
Tôi bước vào. Một viễn cảnh phi thường, mười sáu hàng cột trụ đá khổng lồ chen chúc nhau xuất hiện trước mắt tôi. Ánh nắng mặt trời rọi xuống cảnh tượng đó, tạo thành một hình ảnh độc đáo mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Mổi cột trong số 130 cây cột trụ đứng, phát ra một cái bóng dài trên nền đá đã loang lỗ nhiều nơi. Những cột trụ đá trắng dựng lên chơm chởm như một đạo binh khổng lồ, bề chu vi của mổi cột có đến mười thước tây! Thật là kinh khủng, một kỷ thuật kiến trúc đại quy mô không tiền khoáng hậu, vĩ đại vô cùng! Một rừng cây khổng lồ bằng đá trên một diện tích 100 thước bề rộng, thật là một điều rất là Ai Cập!
Tòa đại sảnh dường này phần lớn được xây cất vào hồi triều đại vua Seti, chính vị vua Pharaon này cũng đã xây dựng nên ngôi đền Abydos là nơi tôi đã hưởng một sự yên tĩnh lạ thường. Nhưng ở đây thì cái ấn tượng hùng trán, oai vệ ngự trị khắp cả, nó khêu gợi các hình ảnh của một thời đại đã tàn, mà người ta đã từng thực hiện một công trình vĩ đại như thế. Vua Seti đã không sống được lâu để hoàn thành công trình sáng tạo khổng lồ này. Chính vua Ramsès đại đế đã tiếp tục công trình ấy, ông dùng những khối đá của vùng đồi Aswan dể tạc thành những cây cột trụ to lớn của sãnh đường. Bằng lối kiến trúc đại quy mô đó, cổ nhân đã dụng ý khai phóng tâm hồn cho con người thấy những viễn ảnh rộng lớn, làm cho con người thoát ly ra khỏi cái vòng bẩn chật nhỏ nhen của những tham vọng thường tình, gây nguồn cảm hứng cho y có những hoài bảo to tác và chí nguyện cao cả, giúp cho y mở rộng tầm nhãn quan và nung nấu chí khí để làm những việc vĩ đại phi thường. Nói tóm lại, người ta muốn được giống như vị minh quân Ramsès, xây dựng lên những ngôi đền to lớn vĩ đại, rồi thiết lập chung quanh đó những thành thị kiểu mẫu, nơi đó người ta có thể sống trong ánh sáng của những hoài bảo thanh cao và những lý tưởng siêu việt.
Trời đã sắp sửa về chiều. Tôi còn dừng bước ở nán lại, trong khi mặt trời sắp sửa lặn tỏa ra khắp vùng những ánh hào quang rực rỡ đủ màu. Cuộc hành hương của tôi đã kết thúc. Toàn thể cảnh vật gồn những đền miếu sụp đổ hoang tàn, những cánh đồng và bãi sa mạc chung quanh nhuộm bao nhiêu sắc màu dồi dào phong phú của bóng hoàng hôn của vùngnhiệt đới, đã đem đến cho tôi một niềm phúc lạc thâm trầm say xưa, lâng lâng thoát tục.
Cái thú vị thần tiên ở chốn này thật thấm thía đậm đà, nó thấm nhuần vào người chúng ta giống như sương mù bao phủ trên sông, một cách từ từ mà ta không hề hay biết, cho đến khi ta nhận thấy rằng nó đã hiện diện khắp chung quanh ta. Nếu người ta không có một linh hồn tinh vi, tế nhị, thì người ta còn thấy gì hơn trong những ngôi đền sụp đổ này, ngoài những đống gạch đá, cát sỏi và bụi bậm... À, phải chứ! Trng sự chiêm ngưỡng như nơi cổ tích hùng vĩ này, chúng ta hãy biết tìm thấy những ấn tượng khác nữa, để khi trở về ta sẽ thấy rung động đến tận tâm hồn, trong lòng tràn ngập một niềm sùng kính thiêng liêng, ý thúc được cái vẻ đẹp huy hoàng và sự tranh trọng tôn nghiêm nó vẫn còn phản phất và tồn tại mãi với thời gian.
Bầu không khí vắng vẻ hoang vu của Karnak đã đem đến cho tôi một điều ích lợi rất lớn. Tôi đã có thể đắm mình trong sự im lặng thần tiênm của nó để hưởng thụ được nhiều lạc thú tâm linh luôn luôn đổi mới.
Thời đại hiện kim không giúp cho chúng ta hưởng cái thú ngồi cô đơn một mình, thế hệ cơ giới ngày nay không còn để cho ta thưởng thức cái vui trong im lặng. Tuy nhiên, tôi tưởng rằng mỗi ngày ta cần phải có một sự ẩn dật tạm thời, dành ít nhiều thì giờ cho một sự trầm tư vắng lặng. Chính bằng cách đó mà người ta hồi phục lại sự bình an của cõi lòng, và nguồn cảm hứng tốt lành sẽ trở về với một tâm hồn chán nản. Đời sống của chúng ta hiện nay giống như một cái nồi súp de sôi sục và rú lên từng chập, con người chỉ biết lăn xả vào đó. Mỗi ngày, người ta càng mất đi sự gần gũi thân mật với chính mình, và lại càng gần gũi thân mật nhiều hơn với cái nồi súp de!
Sự suy tu trầm lặng hàng ngày đem đến những kết quả dối dào của sự sinh hoạt tâm linh. Do đó người ta có được sự cương nghị trong những giờ phút quyết định, sự can đảm dám sống một cuộc đời độc lập không tùy thuộc vào dư luận của một số đông người, và sự Ởn định tinh thần giữa tất cả những cơn loạn động ồn ào của cuộc đời thế tục.
Đời sống hiện đại có cái tác động tệ hại nhất là nó làm nhục đi cái khả năng suy tưởng thâm trầm. Trong sự náo động ồ ạt của một thành phố lớn, có ai đã dừng chân để nhớ lại rằng đời sống nội tâm của mình đang đi đến chỗ tê liệt... Họ chỉ biết rằng họ đang vội vàng gấp rút, thế thôi. Nhưng luật tự nhiên không hề gấp rút vội vàng. Nó đã phải cần đến bao nhiêu triệu năm để cấu tạo nên cái nhân vật vừa yếu đuối vừa loạn động như con người thời nay. Và rất có thể rằng nó sẽ đợi chờ đến một thời kỳ mà con người biết sống một cuộc đời bình dị hơm, yên tịnh và trầm lặng hơn, để cho y thoát ra khỏi tình trạng đọa lạc và đau khổ mà y tự chuốc lấy cho mình. Chừng đó, con người mới có thể nhìn vào cái nguồn cội thâm sâu của mọi tư tưởng thiêng liêng, nó đã bị vùi lấp đi trong sự náo động cuồng loạn mà y và những kẻ đồng loại đã từng lao đầu vào trong cuộc sống hàng ngày.
Những cuộc thăm viến của tôi vào giờ ban đêm tại Karnak là những chuyến đi thích thú nhất, nhất là vào đên trăng rằm. Màn đêm Ai Cập bao phủ những ngôi đền cổ với một ánh trăng huyền ảo, nó hé lộ cho ta thấy những khí cạnh thú vị, và che khuất phần còn lại trong một bóng tối thích hợp với những ngôi đền miếu thâm nghiêm này.
Trong những chuyến hành hương về đêm, tôi đã dùng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, mà tất cả đều làm cho tôi thích thú. Tôi đã đi thuyền bườm ngược giòng sông Nil xuôi theo cơn gió thổi mạnh, hoặc cởi lạc đà, hoặc dùng xe ngựa đi theo con đường mòn cũ kỹ, với ít nhiều tiện nghi. Nhưng trong đêm trăng rằm như đêm nay, tôi thấy không gì thích thú hơn là đi bộ, và tôi đã vượt qua quãng đường hai hay ba dặm bằng chân như các vị tăng lữ thời xưa, dầu trong những ngày lễ long trọng rực rỡ của sứ cổ Ai Cập. Một ánh trăng bạc rọi xuống lớp vụi trắng dày đặc bao phủ con đường mòn mà tôi đi qua. Thỉnh thoản, những con dơi lớn vỗ cánh trên không và kêu to rồi bay mất dạng. Ngoài ra không còn tiếng động nào nữa, một cái im lặng thâm trầm xâm nhập chiếm lấy cả vùng chung quanh cho đến khi tôi bước chân đến làng Karnak. Trên con đường làng, thỉnh thoảng tôi gặp một vài người đi lưa thưa, tay xách một ngọn đèn lồøng nhỏ ánh sáng lập lòe, những ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ chiếu ra ngoài những cửa sổ hai bên đường. Thỉnh thoảng tiếng chân người làm cho vài con chó cất tiếng sủa vang.
Đế đầu đường, tôi thấy nhô lên trước mặt tôi cái cổng đền màu bạc của vua Ptolémeé, giống như một tháp canh khổng lồ gìn giữ mặt ngoài của ngôi đền lớn mà nóc nhọn vương lên trên nền trời xanh thẩm.
Vì là ban đêm, nên cổng đền đã bị ngăn lại bằng một bức rào. Tôi đánh thức người gác cổng đang ngủ trong một cái chòi tranh gần bên, ngọn đèn bấm sáng trưng của tôi làm cho y nheo cặp mắt đỏ ngầu đang ngái ngủ. Sau khi đã mở cổng cho tôi bước vào, tôi đưa cho y một món tiền thù lao để đền bù việc làm y thức giấc nửa đêm, và y đã cho tôi đi lại tự do. Tôi bước qua sân đền và ngồi trong vài phút giữa đống tảng đá ngỗn ngang của một cái cổng thứ nhì đã sụp đổ, cổng này ngày xưa đứng ở chỗ cuối sân trước khi đưa vào phòng đại sảnh đường. Tôi suy tư một lúc về sự cao cả huy hoàng xưa kia của đền thờ Amen Ra ngày nay đã suy tàn. Một lúc sau tôi đã đứng giữa cột trụ hùng vĩ và những cảng tượng loang lỗ điêu tàn của tòa đại sảnh đường. Ánh trăng khuya soi xuống các cột trụ, tỏa xuống nền đất những bóng đen dầy, làm cho những hàng chữ ám tự khắc trên cột ẩn hiện chập chờn khi mờ khi tỏ. Tôi tắt ngọn đèn bấm để thưởng thức cái đẹp của đêm trăng, nó làm cho toàn thể ngôi đền đượm nét ảo huyền như cảnh mộng. Trước mặt tôi là cây trụ thạch (obélisque) của nữ hoàng Hatchepsou, vương mình lên cao giống như một cây kim khổng lồ bằng bạc.
Tôi vừa từ từ bước trong bóng tối mờ đến những nơi thánh điện ở phía sau những dãy cột trụ khổng lồ của đại sảnh đường, thì tôi có cảm giác mơ màng dường như có sự hiện diện nào ở bên tôi... Tuy nhiên, ít nhất là mười lăm thế kỷ đã trôi qua mà những người sùng tính không còn đặt chân đến những nơi đền miếu hoang tàn này nữa. Những tượng thần bằng đá bị sứt mẻ cũng đã chịu đựng trong sự im lặng cô đơn đó đã từng bấy nhiêu lâu, tôi cũng biết rằng xứ Ai Cập ngày nay không có một người nào còn sự tin tưởng và truyền bá nền tôn giáo cổ. Vậy tại sao tôi cảm thấy có sự hiện diện của người sống chung quanh tôi, trong ngôi đền đã chịu sức tàn phá của thời gian và đắm chìm trong sự im lặng của nhà mồ... Tôi rọi đèn khắp nơi, soi khắp các cột trụ cùng vách tường, những đống gạch đá sụp đổ ngổn ngang mà những thền đá sứt mẻ, cũng không thấy có dấu vết của một bóng người.
Tôi lại rảo bước tiến tới, một mình cô quạnh trong đêm khuya, tôi vẫn không sao thoát khỏi cái cảm giác ám ảnh đó. Ban đêm luôn luôn đem đến những sự sợ hãi rùng rợn của nó, luôn luôn làm tăng thêm sự sợ sệt của ta dẫu cho lúc đầu đó chỉ là những sự e ngại nhỏ nhặt. Tôi đã từng chấp nhận và mến yêu những đêm ấm áp và yên tĩnh của xứ Ai Cập, mà cái thú vị thần tiên đã thâm nhập vào người tôi. Nhưng đêm nay thì lại khác hẳn: Những ngôi đền sụp đổ tàn tạ này dưới ánh trăng huyền ảo có những nét hầu như rùng rợn. Tôi ý thức được một cảm giác bức rức khó chịu dưới ảnh hưởng của giờ đêm khuya khoắt và của nơi chốn này. Tại sao...
Tôi đi lần theo con đường lót đá cũ đưa đến những ngôi kiến trúc điêu tàn ở về hướng bắc, và đến cái miếu nhỏ thờ thần Ptah. Tôi đi qua cái sân hẹp có nhiều cột và một cửa khác, tôi đã bước vào thánh điện. Một ánh trăng rọi vào một trong những bức tượng kỳ lạ nhất của Karnak, đó là pho tượng nữ thần Sekhmet, với thân thể một nữ nhân, đầu sư tử. Truyện thần thoại Ai Cập gán cho nữ thần này cái vai trò trừng phạt và tiêu diệt nhân loại.
Tôi ngồi xuống một bậc thềm đá, và nhìn xem ánh trăng soi xuống những bức tường đổ nát. Từ xa xa, vọng lại một tiếng kêu rùng rợn của một con chó rừng săn mồi. Tại đây trong trạng thái thụ cảm, tôi lại cảm thấy trong lòng tôi có cái ấn tượng về một sự hiện diện vô hình, pha lẫn sư sợ sệt hoang mang.
Phải chăng những vong hồn của các vị tăng lữ thời xưa, của những đám đông tín đồ tôn sùng hãy còn lởn vởn ở chung quanh những nơi đền miếu cổ xưa này... Hay họ vẫn còn khấn vái cầu nguyện thần Ptah, tay cầm một linh trượng tượng trưng cho quyền lực và sự Ổn định... Phải chăng vong hồn các vị tăng lữ và vua chúa thời xưa nay vẫn còn phảng phất trong những tòa đền đài cổ của họ, những hình bóng sống động, tuy không còn thể chất...
Tôi tình cờ nhớ lại câu chuyện la lùng mà tôi được nghe thuật lại do một người bạn, mộ viên chức người Anh tùng sự với chánh phủ Ai Cập tại Cairo. Người bạn tôi đã gặp một thanh niên giòng quý tộc ở Anh Quốc đến Ai Cập trong vài tuần để đi du ngoạn và xem thắng cảnh. Đó là một thanh niên vô tư lự, chỉ biết ưa thích sự sa hoa vật chất. Từ Louqsor, y đến Karnak vào một buổi trưa và chụp một bức ảnh tòa sảnh đường của đền thờ Amen Ra. Khi tấm hình được rửa xong, y lấy làm ngạc nhiên mà nhìn thấy trong đó có hình một vị đại tư tế Ai Cập, đứng dựa lưng vào một cột trụ đá, hai tay khoanh trên ngực. Y cảm thấy rúng động trong tâm hồn đến nổi tâm tính y hoàn toàn thay đổi. Kể từ đó, người thanh niên này chăm chì khảo cứu học hỏi về các hiện tượng thần bí và các vấn đề tâm linh.
Tôi vẫn ngồi yên trên thềm đá, không còn muốn đứng dậy. Lúc ấy tôi đã đắm chìm trong một cơn suy tư triền miên không dứt, giữa những hình tượng câm lặng của các vị thần.
Nửa giờ trôi qua như thế, kế đó tôi bước vào trạng thái mơ màng. Một tấm màng dường như rơi xuống che phủ tầm nhãn quang của tôi, tất cả sự chú ý của tôi đều tập trung vào một điểm ở khoảng giữa hai chân mày, sau d0ó một luồng ánh sáng kỳ diệu phi thường, không hề thấy ở trần gian, bao phủ lấy tôi. Trong ánh sáng đó, tôi thấy một người đàn ông màu da sậm, vai rộng và cao, đứng gần một bên tôi. Khi tôi ngẩng mặt lên để nhìn người ấy thì y cũng day mặt lại và ngó ngay tôi.
Tôi rung rẩy dưới cơn xúc động, khi tôi nhận ra y. Vì người ấy không phải ai xa lạ, mà... chính là tôi!
Người ấy có một khuôn mặt giống như của tôi bây giờ, nhưng y mặc y phục của xứ Ai Cập thời cổ. Đó không phải là bậc vương giả hay một người dân bình thường, mà là một tăng lữ với một cấp bậc nào đó, mà tôi nhận ra ngay do cái mão và chiếc áo của y.
Luồng ánh sáng lan rộng một cách mau chóng chung quanh y và lan ra tận phía sau, cho đến khi nó bao trùm một cảnh tượng diễn ra bên một bàn thờ: Nhân vật trong linh ảnh của tôi bắt đầu cử động và từ từ tiến đến chỗ bàn thờ. Khi y đến nơi bèn chấp tay cầu nguyện thì thầm...
Khi y bước đi, tôi cũng bước đi với y; khi y cầu nguyện, tôi cũng cầu nguyện với y, không phải như một người ngoài cuộc đi kèm theo một bên y, mà cũng như chính tôi là người ấy. Một linh ảnh mâu thuẫn: Trong đó tôi vừa là khán giả lại vừa là diễn viên. Tôi nhận thấy người ấy đang đau sót đến tận đáy lòng, vì tình trạng xứ sở của y, y động mối thương tâm ví nhìn thấy xứ cổ Ai Cập đang lâm vào cảnh suy tàn.
Trên hết mọi sự, y đang đau khổ mà nhìn thấy nền tôn giáo thiêng liêng của y đang lọt vào bàn tay nhơ bẩn của những kẻ bất lương tàn bạo. Trong cuộc cầu nguyện, y luôn luôn khẩn cầu các vị Thánh Thần hãy ra tay cứu vớt nền chân lý cho dân tộc của y. Nhưng sau cùng, Cơn buồn thảm của y vẫn không vơi, vì y không nhận được một lời ứng đáp nào và hiểu rằng sự suy tàn của Ai Cập là một điều không thể cứu vãn. Y bèn lui ra trong cơn thất vọng, và nét mặt ưu tư, lòng buồn rười rượi. Ánh sáng ấy trở lại, vị tăng lữ đã biến mất cùng với cái bàn thờ. Tôi vẫn ngồi trơ một mình, trần lặng suy tư gần bên đền thờ Ptah, một lần nữa. Lúc ấy tôi cũng đang nét mặt ưu tư và lòng buồn rười rượi...
Phải chăng đó chỉ là một giấc mơ, do các khung cảnh đặc biệt chung quanh tôi lúc ấy gây nên...
Phải chăng đó là sự cuồng loạn của một khối óc suy tư...
Phải chăng đó là sự thoát thai của một ý nghĩ tìm tàng gây nên bởi lòng tha thiết cuả tôi đối với dĩ vãng...
Phải chăng đó là do nhãn quang thần bí khiến cho tôinhìn thấy vong hồn của một vị tăng lữ thât sự đã xuất hiện ở ngay chổ...
Hay phải chăng đó là cái ký ức xa xôi về một tiền kiếp cuả tôi khi xưa ở Ai Cập...
Đối với tôi, thì vì tôi nhận biết biết rõ sự cảm xúc của tôi đã căng thẳng đến mức độ nào trongkhi và sau khi tôi có cái linh ảnh đó, nên tôi chỉ có thể có một câu trả lời. Người khôn ngoan không bao giờ kết luận vội vàng, vì sự thật là một cái gì quá mỏng manh mà ta khó nắm chắc. Cổ nhân đã từng nói rằng sự thật nằm ở tận đáy của một cái giếng vô cùng sâu thẩm. Dẫu rằng thế nào, tôi nhìn nhận rằng tôi phải trả lời là đúng cho câu hỏi cuối cùng.
Nhà bác học Einstein đã bỏ cái quan niệm bảo thủ vẫn có từ trước về vấn đề thời gian. Ông đã chứng minh bằng toán pháp rằng người nào có thể quan niệm sự vật theo hệ thống bốn chiều đo sẽ nhìn dĩ vãng và hiện tại với một tầm hiểu biết khác hẳn với quan niệm thông thường của người đời. Điều đó có thể giúp cho ta hiểu rằng thiên nhiên vẫn giữ một ký ức toàn vẹn về dĩ vãng, nghĩa là tất cả sự diễn biến trong vũ trụ trong hàng bao nhiêu thế kỷ đã qua đều vẫn còn tồn tại trong ký ức thiên nhiên. Do đó tôi mới hiểu bằng cách nào, trong những cơn thiền định thâm sâu, người ta có thể giao cảm một cách bí mật và tự nhiên với cái ký ức đó.
Chương 11: Tôi gặp một vị Chân Sư
Cách vài dặm phía tây bờ sông Nil ở Louqsor, một dãy đồi màu nâu sậm tách khỏi nền trời, ngăn cách vùng thung lũng phì nhiêu với vùng sa mạc Lybie. Dãy đồi này che khuất một truông núi khô khan dưới ánh nắng như thiêu đốt của mặt trời, không một ngọn cỏ mọc, toàn là đá tảng và cát nóng, không một sinh vật nào sống tại đó chỉ trừ loài rắn rết và bồ cạp. Đó là vùng nghĩa địa chôn xác chết của thành Thèbes thuở xưa, ngày nay đã biệt tích. Nhiều xác ướp hãy còn nguyên vẹn đã được bốc ra khỏi những hầm hố tối tăm trưng bày trước mắt công chúng tại những viện bảo tàng lớn ở Âu Mỹ.
Tôi đang sưu tầm khảo cứu về nhiều vấn đề trong những ngôi lăng tẩm và những ngôi đền lộ thiên ở cách thung lũng này chừng vài dặm, và trong những dấu vết còn xót lại của thành Thèbes cổ xưa vừa mới được đào xới lên khỏi mặt đất ở ven miền sa mạc phía Tây. Để thực hiện chuyến đi thám hiểm đó từ Louqsor, không có phương tiện di chuyển nào tốt hơn là một con lừa, vì giống lừa có một bước đi vững chắc, biết tìm đường vạch lối đi xuyên qua những tảng đá lởm chởm, tránh những đá sỏi bén nhọn và những bờ vực thẳm.
Đó là những cuộc du hành lý thú, do đó tôi có dịp thỏa mãn sự khao khát hiểu biết, tìm tòi những tài liệu cổ về những pháp môn bí truyền và những hoài bảo tâm linh của thành Thébes cổ xưa nay đã bị chôn vùi dưới mặt đất. Tôi cũng đã ghi nhận những dấu vết huyền linh còn xót lại trong bầu không khí của vài ngôi mộ cổ, hãy còn chưa xóa mờ cái ảnh hưởng của sự suy tàn và kiệt quệ tâm linh đã làm cho giòng dõi của một dân tộc kiêu hùng và cao cả của thời xưa rơi vào bàn tay ô uế của những kẻ thực hành khoa Bàng môn tả đạo.
Trong chuyến du hành thám hiểm đó, tôi đã gặp một bậc dị nhân và có dịp đàm đạo với ngài. Trước hết, tôi đã do dự không muốn tường thuật lại câu chuyện giữa chúng tôi, bởi vì tôi không thể kiểm chứng bằng những cuộc sưu tầm riêng những điều mà ngài đã tuyên bố, và bởi vì những điều ấy có thể làm cho cài thế hệ hoài nghi của chúng ta ngạc nhiên, hoặc đem bậc dị nhân ấy làm một đề tài diễu cợt, và tất nhiên là có cả tôi vì tôi đã cho rằng những chuyện hoang đường như thế có thể đem tường thuật lại cho quý độc giả. Tuy nhiên, tôi đã cân nhắc đắn đo hơn thiệt, và tôi thấy cần phải thuật lại. Hơn nữa, đó là ý muốn của bậc dị nhân ấy, ngài muốn tôi công bố điều mà hình như ngài cho là quan trọng cho thế hệ hiện đại.
Tôi đã sưu tầm trong những ngôi mộ cổ trên thung lũng từ sáng sớm đến quá trưa. Để trở về nhà mau hơn, tôi noi theo con đường tắt vượt qua các ngọn đồi và tránh con đường vòng quanh xa lắc dưới đồi. Lên đến đỉnh đồi, tôi bước xuống đất để cho con lừa nghỉ mệt một lúc vì nó đã thở hổn hển. Thừa dịp đó, tôi ngắm cảnh hùng vĩ ngoạn mục ở xa xa, dài ra đến tận chân trời. Đỉnh ngọn đồi này cao hơn cả các ngọn đồi khác, và ngự tri khắp vùng đồng bằng ở chung quanh. Màu cát vàng của sa mạc tương phản rõ rệt với nền xanh tươi của đồng ruộng đã được tưới nước. Một sự yên tĩnh lạ thường bao trùm khắp cả, và thấm nhuần vào người tôi với một cảm hứng tâm linh dồi dào. Người ta có thể cảm thông với thiên nhiên một cách tuyệt diệu không đâu hơn chỗ này. Bốn bề hoàn toàn im lặng, tôi cảm thấy rằng hình như tôi đã cắt đứt mọi sợi dây liên lạc với thế giới bên ngoài.
Tôi vừa quay lại, và đi vài bước thì chính lúc đó, tôi nhìn thấy người lạ mặt. Người ngồi xếp bằng hai chân tréo, trên một tảng đá mà người đã cẩn thận trải lên đó một mảnh vải lót. Đầu bịt khăn trắng, hai bên mép tai để lộ mái tóc huyền có điểm bạc. Người ngồi yên bất động, và dường như đắm chìm trong sự chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên diễn ra dưới tận chân đồi. Tác người hơi nhỏ, với đôi bàn chân nhỏ, người mặc một chiếc áo xám đen rộng, dưới cằm có một chòm râu ngắn. Người có vẻ trạc độ tứ tuần. Tôi không kịp nhìn thấy mắt người trước khi người day mặt về phía tôi. Khi tầm nhãn quang của người phóng về cặp mắt tôi, tôi cảm thấy một cách khó tả rằng tôi đang đứng trước một người phi thường. Sự gặp gỡ này chắc chắn sẽ in sâu mãi vào ký ức tôi.
Trên gương mặt đặc biệt ấy, trước hết đôi mắt đã làm cho tôi bị lôi cuốn một cách lạ lùng. Đó là một đôi mắt lớn, hình bầu dục cân đối hoàn toàn, đẹp và trong sáng. Tròng trắng tinh anh tương phản rõ rệt với tròng đen như huyền làm cho đôi mắt có một nét thâm trầm thoát tục.

Chúng tôi im lặng nhìn nhau suốt hai phút đồng hồ. Cái phong độ Oai nghi và trang trọng trên nét mặt của người này làm cho tôi cảm thấy rằng tôi nên giữ lễ mà không nên mở lời trước. Tiếc thay, tôi không thể nhớ những gì người đã nói trước tiên, vì trí óc của tôi hình như bị bao phủ trong một lớp sương mờ trước khi người bắt đầu cất tiếng. Một bộ phận nào bí mật thình lình hoạt động trong người tôi, khiến cho tôi nhìn thấy một linh ảnh đặc biệt. Tôi thấy quay tít trước mắt một cái luân xa chiếu ánh sáng rạng ngời, những sự trói buộc của thể xác hình như tách rời khỏi nơi tôi và tôi đã rơi vào một trạng thái tâm thức siêu việt, phi phàm.
Khi cái linh ảnh đó chấm dứt, thì người lạ mặt đang nói chuyện với tôi. Tôi định tĩnh tinh thần, thì mới hiểu rằng lúc ấy tôi vẫn đang đứng đó, trên đỉnh ngọn đồi cao nhất vùng Thèbes và một cảnh tượng hoang vắng cô liêu đang diễn ra trước mắt và ở chung quanh tôi.
Tôi bèn cất tiếng chào dị nhân bằng một tiếng thổ ngữ Ả Rập. Người đáp lại bằng tiếng Anh với một giọng rất đúng. Nếu lúc ấy tôi nhắm mắt lại, có lẽ tôi đã tưởng đó là của một người Anh tốt nghiệp đại học Oxford hay Cambridge, chớ không phải là một người phương Dông mặc áo rộng. Trước khi tôi định nói câu gì để vào đề, thì như bị thúc đẩy bởi một sức mạnh bên trong, tôi cất tiếng nói:
- Thưa ngài, tôi chắc ngài đã biết rằng tôi vừa trải qua một kinh nghiệm khác thường khi tôi vùa đứng đây, ở bên cạnh ngài.
Và tôi bèn diễn tả cái linh ảnh lạ lùng khi nảy. Dị nhân nhìn tôi một cách mơ màng, rồi hơi nghiêng đầu rồi nói một cách thản nhiên:
- Phải tôi hiểu.
Tôi rất thụ cảm đối với những ảnh hưởng huyền linh, tôi nói tiếp, vì điều ấy đến với tôi trong khi tôi được tiếp xúc với ngài, nên nó làm cho tôi tin rằng ngài có những huyền năng lạ lùng.
Đôi mắt của dị nhân lại nhìn tôi một cách chăm chú. Sau một lúc ngài nói:
- Chính tôi đã có ý gây cho ông cái kinh nghiệm đó. Tôi muốn rằng nó đem cho ông một thông điệp không lời. Thật đúng như vậy.
- Ngài muốn nói chi...
- Tôi muốn cho ông nhận ra cái pháp vị của tôi trước đã.
Thật đúng như tôi nghĩ. Tôi đã nhận thấy nơi dị nhân tất cả những ấn chứng rõ rệt về cái quả vị cao cả của một đạo gia siêu thoát. Dầu cho tôi có cái kinh nghiệm lạ lùng vừa rồi, tôi chỉ nhìn vào đôi mắt của người, cũng đủ cho cái cảm tưởng của tôi được xác nhận bằng trực giác.
Đôi mắt huy hoàng cao cả ấy bắt buộc người ta phải chú ý và khâm phục. Đôi mắt lớn, sáng ngời phóng những tia điện lực mạnh mẽ oai hùng, và khi người nhìn tôi, thì đôi mắt ấy đứng yên một chỗ rất lâu. Khi tôi nói chuyện với người, tôi cảm thấy đôi mắt ấy vừa có cái quyền năng soi thấu mọi sự đều có mảnh lực thôi miên. Đôi mắt ấy thấu suốt và ngự trị linh hồn tôi. Dôi mắt ấy vạch trần những điều bí ẩn trong tâm hồn tôi và làm cho tôi trở nên thụ động trước mảnh lực của chúng. Tôi nói:
- Thật là một diễm phúc bất ngờ cho tôi, người duy nhất mà tôi được gặp ở nơi thanh vắng này lại là một đấng cao cả ở quả vị của ngài.
- Thật vậy sao... Dị nhân đáp. Riêng tôi, tôi không ngạc nhiên. Thời giờ đã điểm cho cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay, giữa ông và tôi. Không phải là do sự tình cờ mà ông vừa nói chuyện với tôi. Tôi nói cho ông biết, một quyền năng cao cả hơn sự ngẫu nhiên tình cờ, trước hết đã ra lệnh, và sau đó sắp đặt cuộc gặp gỡ của chúng ta.
Tôi lắng nghe, mà trong lòng hồi hộp trông chờ những gì sẽ đến. Những tư tưởng xẹt đảo xáo trộn. Tôi đã phải làm một cố gắng để tự trấn tĩnh và nắm vững tình hình. Tâm hồn tôi lúc ấy thấm nhuần một sự tôn kính tự nhiên đối với một người co mộtù trình độ tâm linh cao cả như thế.
Dị nhân mới nói cho tôi biết bằng cách nào định mệnh con người khiến cho người nọ gặp gỡ người kia trên bước đường đời dưới sự thúc đẩy của những mãnh lực vô hình, bằng cách nào những sự trùng hợp ngẫu nhiên bề ngoài thật ra là kết quả sự diễn biến của một sợi dây nhân duyên nối liền nhiều khoen đã kết hợp nhau từ trước và có tác dụng gây nên vài hậu quả. Người còn nói với tôi nhiều điều khác nữa, và thản nhiên đề cập đến mình, người tự giới thiệu một cách khách quan và không chút tự hào rằng người là một vị chân sư. Người nói:
- Đó là danh từ mà tôi thích dùng hơn mọi danh từ khác, nó thích hợp với người xưa, kể cả người cổ Ai Cập, nó cũng thích hợp với tôi. Ngày xưa, một chân sư được mọi người biết và quả vị của người được thế gian nhìn nhận. Ngày nay, người ta không biết đến nữa, và sự hiện diện của người là một đề tài gây nên những sự châm biếm mỉa mai. Nhưng bánh xe tiến hóa vẫn quay luôn, thế kỷ này phải nhìn nhận rằng luật tiến hóa tâm linh vẫn hoạt động không ngừng, và không khỏi tạo nên những người có thể hoạt động tự do trong thể chất tâm linh tuy họ vẫn mang thể xác phàm.
Tôi cảm thấy dị nhân nói có lý. Đúng vậy, đó là một trong những bậc siêu nhân mà truyền thống Đông phương vẫn thường nói đến, một trong những vị chân sư đã từng tham dự trong đại đoàn Chưởng giáo và biết rõ những điều huyền diệu của cõi giới tâm linh mà người trần gian không hề được biết.
Thay vì để cho bị phiền nhiễu bởi thế gian ô trược, các ngài âm thầm hoạt động trong vòng im lặng và bí mật. Khi nào thấy cần tiếp xúc với người đời, các ngài thường dùng các đại tử làm trung gian, những vị này đôi khi cũng phải chịu đựng những sự chỉ trích cùng tiếng thị phi của kẻ phàm phu tục tử.
Vị Chân sư này cho biết rằng người ta có thể trao đổi tư tưởng với những vị Chân sư khác tùy theo ý muốn và dầu ở cách xa bao nhiêu trong không gian. Người nói thêm rằng một vị Chân sư có thể tạm thời xử dụng thể xác của một người khác, thường là thể xác của một vị đệ tử, bằng một phương pháp gọi là nhập xác, nghĩa là linh hồn vị Chân sư nhập vào thể xác của đệ tử, vị này sẵn sàng hiến dâng thể xác mình một cách thụ động.
Chân sư nói với tôi với một nụ cười nhỏ nhẹ:
- Tôi đến đợi ông ở đây. Ông là văn sĩ, mà tôi thì có một thông điệp để nhắn nhủ với người đời. Ông sẽ ghi chép thông điệp ấy do tôi nói cho ông viết, vì đó là việc quan trọng. Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay chỉ là phần đầu thôi đấy, ông Paul Brunton.
Tôi thụt lùi vì ngạc nhiên. Làm sao ngài biết được tên tôi... Thật đúng là các Chân sư có quyền năng đọc được tư tưởng người khác dầu rằng ở cách rất xa. Tôi mạo muội hỏi ngài:
- Tôi có thể được biết quý danh của ngài chăng...
Chân sư im lặng một lúc và nhìn phong cảnh ở đằng xa. Tôi nhìn gương mặt cao quý của ngài và đợi câu trả lời. Sau cùng ngài nói:
- Được, chỉ để ông biết riêng mà thôi, chứ không phải để ông viết sách. Tôi không muốn tiết lộ tên thật của tôi. Ông hãy gọi tôi là Ramak Hotep. Đó là một tên Ai Cập thời cổ và tôi ngờ rằng các nhà Ai Cập học hiện đại có thể hiểu rõ ý nghĩa của nó. Theo tôi nó nghĩa là Bằng An. Xứ Ai Cập không phải là quê hương của tôi. Hiện nay, quê hương của tôi là toàn thể thế giới. Tôi đã từng châu du khắp cả năm châu bốn bể. Tôi chỉ có thể xác của người phương Đông, còn về tinh thần thì tôi không tùy thuộc mộ xứ nào nhất định. Tâm hồn tôi chỉ thuộc về bằng an.
Ngài nói khá mau với một giọng hùng hồn mạnh mẽ, nhưng rõ ràng là ngài hoàn toàn tự chủ lấy những xúc cảm của mình. Trong khoảng trên một tiếng đồng hồ, chúng tôi nói chuyện về các vấn đề tâm linh, ngồi trên đỉnh đồi dưới ánh nắng mặt trời nóng gay gắt, nhưng tôi không thấy khó chịu vì chân sư và câu chuyện của ngài chiếm cả tâm hồn tôi. Ngài nói những vấn đề liên quan đến thế giới bên ngoài và những vấn đề khác chỉ có liên hệ đến một mình tôi. Ngài đưa cho tôi những chỉ thị rõ ràng, và dạy tôi những pháp môn đặc biệt về sự tu luyện cá nhân của tôi để đạt tới một trình độ tâm linh và giác ngộ cao hơn trình độ của tôi hoện giờ. Ngài nói một cách thành thật, vả thậm chi cũng nghiên khắc vhỉ trích những sự lầm lạc cá nhân đã gây một vài chướng ngại trên bước đường tu luyện của tôi. Sau cùng, ngài hẹn gặp lại tôi vào ngày hôm sau, gần một nơi thánh điện bên bờ sông Nil, trong đền thờ Louqsor.
Kế đó, vẫn không rời khỏi chỗ ngồi trên tảng đá, ngài từ biệt tôi và lấy làm hối tiếc rằng ngài không thể kéo dài cuộc đàm luận với tôi vì ngài đang rất bận rộn và có nhiều việc phải làm trong lúc ấy.
Tôi lấy làm tiếc mà phải đứng dậy ra về và tạm biệt chân sư, vì cuộc đàm đạo với ngài vô cùng thú vị và hấp dẫn, nó có phong vị gây nguồn cảm hứng và nâng cao tâm hồn.
Đường đi xuống chân đồi rất dốc và trơn trợt, tôi phải đi bộ xuyên qua những tảng đá lớn, một tay tôi cầm dây cương dắt con lừa. Xuống đồng bằng, tôi liền cỡi lên lưng lừa và quay lại một lần cuối để nhìn lên đỉnh đồi hùng vĩ.
Chân sư Ramak Hotep vẫn chưa đứng dậy ra về mà vẫn ngồi yên trên đỉnh đồi hoang vắng. Ngài có thể làm gì ở đó, tuy "Rất bận rộn, " nhưng vẫn ngồi yên như pho tượng... Ngài sẽ còn ngồi ở đó chăng, khi màng đêm rơi xuống bao phủ lấy trọn dãy đồi Lybie...
Chương 12: Thông điệp của Chân Sư
Như đã hẹn, cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa chúng tôi diễn ra giữa những cảnh hoang tàn của đền Louqsor. Tôi ngồi trên một tảng đá dài có khắc đầy chữ ám tự bên cạnh chân sư, ngài cũng ngồi xếp bằng hai chân và nhìn tôi.
Quyển sổ tay của tôi đã mở sẳn, tôi cầm bút ngồi đợi, sẵn sàng ghi chép thông điệp của chân sư bằng tốc ký. Chân sư Ramak Hotep không phí thời giờ với những lời khách sáo rườm rà, ngài vào đề một cách đột ngột:
- "Những người khai quật các mồ mả của xứ cổ Ai Cập để giải tỏa những sức mạnh nguy hiểm cho thế gian. Những nhà khảo cổ cũng như những kẻ đào mồ để cướp của, đã vô tình khai quật mồ mả của những kẻ ngày xưa thực hành khoa tả đạo bàng môn. Trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử Ai Cập, những người thuộc thành phần trí thức và tăng lữ đã sa đọa rất nhiều, người ta thực hành công khai những tà thuật ma giáo và pháp môn phù thủy. Khi ánh sáng chân lý, đầu tiên được phổ biến trong nền tôn giáo chân chính cổ Ai Cập, bắt đầu lưu mờ, và những tà thuyết dị đoan, duy vật càng ngày càng lộng hành, người ta thấy xuất hiện việc tẩm xác ướp với tất cả nghi lễ phiền phức kèm theo đó. Tuy nhiên, đàng sau những tà giáo là bày ra sự thực hành việc tẩm xác người với những mục đích ám muội, đen tối và tà vạy, còn có một chi phái chủ trương việc ướp xác để duy trì một sự liên lạc lâu bền với cõi hồng trần.
"Lúc khởi thủy thì khoa ướp xác chỉ áp dụng cho những vị thánh vương cùng hoàng kim thời đại, của thời kỳ tiền sử Ai Cập và cho những vị Đạo Trưởng đã tiến hóa cao về phương diện tâm linh, là những sứ giả chân chính của Thượng Đế, để cho thể xác đã thấm nhuần thần lực thiêng liêng của các ngài vẫn còn tồn tại lâu bền và làm cái trung gian ban rải thần lực cho thế gian.
"Từ đó mới nảy sinh ra sự thờ phượng tổ tiên, những thi hài được tẩm chất thơm chỉ là để theo một nghi lễ chánh thức nhằm mục đích để cho con cháu biết mặt những tổ tiên đã qua đời. Thật ra đó là cách bắt chước sai lạc cách thực hành khoa ướp xác thời cổ Ai Cập để giữ gìn những di tích thánh thiện của các vị Thánh vương và tăng lữ chân tu. Vì trong thời gian tàn tạ suy vong trở về sau, khi xứ này mất đi nguồn ánh sáng tâm linh chân chính, và người ta dùng tà thuật để kêu gọi những sức mạnh hắc ám của cõi âm ty, những người trí thức trong giới tăng lữ và giai cấp cầm quyền chỉ định rằng người ta phải ướp xác của họ sau khi chết. Người ta thực hành việc ướp xác này, hoặc vì mục đích dùng tà thuật hắc ám, hoặc vì sợ mất linh hồn trong cõi địa ngục mà họ sẽ bước vào sau khi chết, hoặc chỉ biết làm theo tập tục của phần đông. Trong hầu hết mọi trường hợp, trước khi chết mỗi người đều lo sắp đặt mọi việc và đã chuẩn bị sẵn ngôi mộ của mình từ khi còn sống. Khi đã sắp đặt xong thì đương sự hoặc một vị tăng lữ rành về khoa pháp môn mới kêu gọi một âm binh hay quỷthần, có khi là một vị thần tốt lành nhưng thường thì là thần hung ác, để bảo vệ trông nom cái xác ướp của y và làm thần canh gác giữ mồ.
"Để bảo vệ những xác ướp đó, lúc đầu những ngôi mộ được che dấu mộ cách kỹ lưỡng và sau đó người ta tuyên bố với công chúng rằng người nào động chạm đến các mồ mả sẽ bị các thần linh trừng phạt một cách nặng nề kinh khủng. Dân chúng tin theo lời cảnh cáo đó và những mồ mả được tôn trọng suốt một thời gian rất lâu. Nhưng vì các tăng lữ và giới cầm quyền càng ngày càng sa đọa nhiều hơn gấp đôi lần nên dân chúng dần dần không còn tin tưởng nữa. Từ đó việc khai quật mồ mả diễn ra một cách công khai để cướp klấy vàng ngọc châu báu được chôn theo những xác ướp của những nhân vật quyền quý thời xưa.
"Trong trường hợp xác ướp là của một người có ít nhiều hiểu biết về khoa pháp môn hoặc đặt dưới sự trông nom của các nhà phù thủy, thì những vị thần linh được kêu gọi để giữ gìn mồ mả và trừng phạt những kẻ đào mồ. Những phù phép bí mật đó thường vô cùng nguy hiểm nhưng rất hiệu nghiệm. Những mảnh lực thần bí của nó vẫn có trong những ngôi mộ khép chặt và có thể tiếp tục tồn tại ở trong suốt nhiều ngàn năm. Bởi vậy những nhà khảo cổ vô tình khai quật những mồ mả đó sẽ chuốt lấy những điều tai họa hiểm nghèo.
"Nhưng nếu cơ nguy đó chỉ hăm dọa sự an toàn tính mạng của các nhà khảo cổ và gia đình họ mà thôi, thì điều mà tôi muốn nói đây không có quan trọng lắm. Trái lại, vấn đề này có liên hệ đến sự an toàn của toàn thể thế giới.
"Đó là vì trong số những ngôi mộ của các nhân vật quyền quý và tăng lữ mà người ta khai quật lên, có những mồ mả được đặt dưới sự giữ gìn và bảo vệ nói trên. Từ trong các ngôi mộ đó, hằng hà sa số những âm binh ác quỷ bị giam hãm trong ấy từ lâu, bèn kéo ra tràn đầy khắp nơi ở cõi hạ giới. Mỗi xác ướp được bốc ra và chở vào những viện bảo tàng bên âu Mỹ có mang theo các vị thần linh cùng với cái ảnh hưởng khốc hại của nó. Điều đó chỉ có thể đem đến cho thế giới những hậu quả tai hại, hậu quả với những tính chất khác nhau, thậm chí có thể gây một ảnh hưởng phá hoại đối với các vận mệnh các quốc gia. Những người Tây phương vì không có phương pháp tự vệ chống lại nên đành chịu bất lực trước những kẻ vô hình đó.
"Khi thế giới chúng ta hiểu rằng có nhiều thần linh hung ác bị nhốt trong những ngôi mộ cổ, thì chừng đó có thể là quá trễ. Vì lúc đó tất cả các mồ mả đều đã bị khai quật và những hung thần ác quỷthoát ra khỏi mồ. Chúng có thể gây nhiều điều tác hại cho thế gian, và ngoài ra chúng ta còn gây nên những vụ phản bội trên lĩnh vực quốc tế. Sự mù quáng của con người đối với những luật thiên nhiên không vì thế mà không đem lại sự đau khổ cho những kẻ vi phạm. Không biết gì về những mảnh lực khốc hại của khoa pháp môn phù thủy, không phải là một lý do để tránh cho thế kỷ này tránh khỏi cái hậu quả trừng phhạt dành vho những kẻ đột nhập vào những chốn thâm nghiêm, một hành động tòmò không cần thiết chút nào cho họ.
"Những hung thần ác quỷđó, được tạo nên bằng phương pháp phù thủy, đã được giải tỏa trong thế kỷ hiện tại một số khá đông để gây nên sự khủng hoảng cho thế giới. Chúng hành động từ cõi giới vô hình, nhưng cũng rất gần với cõi hạ giới để ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trực tiếp của người trần gian. Chúng tôi là những người chăm lo săn sóc cho sự tiến hóa tâm linh của nhân loại, có thể triệt hạ những mảnh lực hắc ám đó trên địa hạt của chúng, nhưng luật thiên nhiên không cho phép chúng tôi tiêu diệt chúng, cũng như chúng tôi không thể trừ khử những người trong nhân loại mà chúng tôi biết là tối nguy hiểm cho kẻ khác. Quyền năng của chuýng tôi chỉ giới hạn trong việc che chở những người hoặc những cơ quan tốt lành dưới sự bảo vệ đặc biệt của họ.
"Những vật gì mà người ta lấy ra từ trong các ngôi mộ cổ cùng với những xác ướp, vàng ngọc, bùa chú, y phục... đều có thấm nhuần cái ảnh hưởng thần bí của ngôi mộ. Nếu ảnh hưởng đó không phải do người ta đã dùng phù phép trấn ếm quỷthần thì việc khai quật mồ mả không có hậu quả gì, còn nếu ngôi mộ có thần linh giữ gìn thì việc đào mồ cướp của sẽ gây nên tai họa hiểm nghèo. Những nhà khảo cổ và Ai Cập học trái lại, thường không biết rõ điều đó và không biết phân biệt những ngôi mộ nào là có phù phép trấn ếm và ngôi mộ nào là không, nên họ khai quật luôn cả thứ nọ cũng như thứ kia. Dầu người ta có biết hay không, tôi cũng đưa ra cho thế giới cái thông điệp này là "Chớ nên động chạm đến các ngôi mộ cổ mà người ta không hiểu tính chất hiển linh huyền bí của nó. " Người đời phải dừng tay lại không nên khai quật mồ mả, cho đến khi nào họ có được sự hiểu biết đầy đủ để nhận định những hậu quả khốc hại của điều mà họ định làm.
"Phần nhiều các vị vua chúa Ai Cập đều có ít nhiều quyền pháp thần thông, với những ý đồ tốt hoặc xấu, vì họ được các vị tăng lữ pháp sư truyền dạy cho họ.

"Lúc đầu, người ta chỉ dùng một những phép thuật thần thông để tự vệ hoặc để trừ gian và bênh vực kẻ yếu, nhưng khi xứ Ai Cập đã mất đi những lý tưởng cao thượng của nó, thì người ta bắt đầu lạm dụng những pháp thuật này. Chẳng hạn nhà phù thủy dùng tà thuật để ám hại kẻ thù ở cách xa, hoặc chế nhự, khuất phục người khác để thực hiện những tham vọng cá nhân của mình, hoặc để giúp cho thân chủ của y. Người ta đã dùng những pháp thuật thần thông đó để sai khiến âm binh canh gác và giữ mồ.
"Việc khai quật những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có thể đặt kẻ vi phạm dưới những ảnh hưởng khốc hại của những mảnh lực huyền bí vô hình. Dẫu cho đó là ngôi mộ của một vị hiền minh và có pháp thuật thần thông cao cường, thì thế gian cũng có thể bị ảnh hưởng lây và chịu sự trừng phạt đau khổ vì đã làm động mồ mả của một linh hồn tiến hóa. Tuy nhiên, những đồ bảo vật bị lấy trộm ở ngôi mộ đó sẽ không gây hậu quả tai hại, mà trái lại có một ảnh hưởng tốt lành. Nhưng nếu người sở hữu bảo vật ấy có một tâm địa bất hảo, thì họ sẽ không thừa hưởng được một ân huệ tốt lành nào cả, mà ân huệ này dành cho những người hiền lành và có tâm địa thanh cao. Đó là do ảnh hưởng tâm linh trường cửu lâu bền của một vị vua đạo đức có một tâm hồn cao quý hồi thuở sinh tiền. Vua Toutankhamon là một trường hợp tiêu biểu cho những vị vua đó. Người có một sự hiểu biết thâm sâu về khoa huyền môn và một tâm hồn đạo đức. Sự khai quật ngôi mộ của vị vua này đã gây tai họa cho những người đào mồ và bằng một cách khó hiểu, cho cả thế giới bên ngoài. Trong những năm tới đây, thế giới còn phải đau khổ nhiều và phải chịu hậu quả của những sự xúc phạm mồ mả của những bậc tiền nhân thời cổ Ai Cập. Tuy nhiên, những sự khó khăn về vật chất sẽ đưa đến một sự lợi ích về tinh thần.
"Bởi đó, tôi lập lại, những người muốn tìm kho tàng ẩn dấu, hoặc do một sự thúc đẩy của tò mò quá đáng hơn là một tinh thần khảo cứu khoa học thật sự, mà muốn thám hiểm vào tận những nơi cổ kính phù phép trấn ếm linh thiêng, sẽ không tránh khỏi tai họa hiểm nghèo. Ở bên Tây Tạng là nơi có những ngôi mộ ẩn dấu của những vị Lạt Ma thời xưa, người ta hiểu tại sao dân chúng không chịu để cho người ngoại chủng đột nhập vào xứ của họ. Nhưng ngày nào mà người ta được phép đến gần đế viếng thăm hay để chiêm ngưỡng những ngôi mộ đó, thì những kẻ nào làm kinh động đến mồ mả sẽ mắc phải những tai họa khôn lường.
"Hồi thời thượng cổ, trung tâm chánh yếu của khoa pháp môn phù thủy vẫn là Ai Cập. Xứ ấy vượt hẳn cả Ấn Độ về chánh đạo lẫn bàng môn, nghĩa là những pháp môn chân chánh giúp đời hay những tà thuật hại người. Ngày nay những sức mạnh thần bí đã được phát động trong quá khứ, hãy còn ảnh hưởng đến dân tộc và xứ sở Ai Cập, và hậu quả có khi lành khi dữ. Hậu quả đó có thể là những bệnh tật, chẳng hạn như bệnh ung nhọt lở loét, một hậu quả của những mảnh lực phù phép tà vạy luôn luôn hành động trong xứ và ảnh hưởng đến những người dân Ai Cập thời bấy giờ.
"Vậy ông hãy ghi chép và truyền bá những lời cảnh cáo này. Bây giờ ông đã hiểu lý do của sự gặp gỡ của chúng ta. Dẫu cho chúng ta có bị sự chống đối, khinh bị do sự dốt nát vô minh của người đời, ta cũng làm xong bổn phận của mình, bổn phận của tôi, và nếu ông muốn, cả bổn phận của ông. Định luật thiên nhiên vốn không tha thứ sự vô minh, dốt nát, nhưng trong vấn đề này, thậm chí đến cái lý lẽ đó người ta cũng không được viện ra để tự bào chữa cho mình. "
Thông điệp của chân sư Ramak Hotep đã chấm dứt. Tôi đã ghi chép lại đúng nguyên văn và trình bày nơi quyển sách này.
Chân sư còn gặp tôi nhiều lần khác, kế đó tôi tiếp tục cuộc hành trình xa hơn về phía Nam. Trong mỗi lần gặp gỡ như thế, Chân sư đều có cho tôi biết thêm những tài liệu liên quan đến cái cơ quan huyền bí mà ngài có dự phần. Một ngày nọ, tôi có dịp đề cập đến vài kinh nghiệm của tôi ở Ấn Độ mà tôi có dịp nghe một đạo sĩ trẻ nói rằng thầy y đã có hơn bốn trăm tuổi. Chân sư Ramak Hotep trịnh trọng đưa ra một lời quả quyết lạ lùng và khó tin: Vài vị Chân sư đã từng sống từ thời cổ Ai Cập cho đến nay!
Tôi vẫn không quên những tiếng kêu ngạc nhiên mà tôi đã thốt ra khi tôi nghe ngài nói như vậy. Dị nhân quả quyết rằng thể xác của vị Chân sư nói trên nằm yên trong trạng thái xuất thần ở tận dưới đáy các ngôi mộ chưa được khám phá, và khoa khảo cổ của thế gian không bao giờ phát hiện được. Ngài giải thích cho tôi nghe rằng:
- "Những ngôi mộ của đấng Chân sư cao cả được giữ gìn vô cùng bí mật đến nỗi những kẻ đào mồ không bao giờ tìm thấy được. Đó không phải là mồ mả của những người chết mà là của người sống. Những mồ mả đó không chứa đựng những xác ướp, mà chứa đựng thể xác của các vị Chân sư nằm trong một trạng thái đặc biệt mà danh từ xuất thần cũng chỉ diễn tả một cách gần đúng mà thôi. Ông đã nhận thấy rằng bên Ấn Độ các nhà thuật sĩ fakir tự để cho người ta chôn sống trong một thời gian, trong khi đó thể xác của họ nằm trong trạng thái hôn mê, xuất thần.
"Sự hoạt động của bộ máy hô hấp đã hoàn toàn ngưng hẳn trong khi đem chôn sống. Trạng thái của các vị Chân sư Ai Cập cũng giống như vậy một phần nào, nhưng bản lĩnh của các ngài còn cao xa hơn nhiều, vì các ngài vẫn giữ cho thể xác còn sống trong khi xuất thần, và kéo dài đến nhiều ngàn năm.
"Hơn nữa, giữa các ngài và những nhà thuật sĩ Ấn Độ có một sự khác biệt rất lớn. Những nhà thuật sĩ đó rơi vào một trạng thái hoàn toàn vô ý thức trong khi bị chôn sống, họ không nhớ gì cả cho đến khi thức tỉnh. Trái lại những vị Chân sư Ai Cập vẫn hoàn toàn có ý thức khi ngồi trong ngôi mộ, thể xác của các ngài nằn trong cơn mê thiếp nhưng tinh thần thì vẫn tự do hoạt động. Ở Ấn Độ, ông đã đến viếng "Người tu sĩ suốt đời không nói" ở gần Madras. Lần đầu tiên, ông thấy y trong cơn đại định xuất thần, thân mình không cử động, xem dường như một xác chết. Nhưng trong khi đótinh thần y vẫn tỉnh táo vì khi ông đến lần thứ hai, không những y biết rõ những gì xảy ra trong lần viếng thăm đầu tiên, mà còn phản đối việc ông đã định chụp ảnh y. Trong cơn xuất thần, người tu sĩ ấy vẫn hoạt động trên lĩnh vực tâm linh và ngay trên cả địa hạt hồng trần bằng cách sử dụng một thể tinh anh như chất dĩ thái.
Các vị Chân sư Ai Cập được đem chôn sống cũng ở trong một tình trạng tương tự, thể xác của các ngài nằm trong một trạng thái đại định còn thâm sân hơn nhiều. Trong khi đó, tinh thần các ngài vẫn tự do di chuyển, ngao du các cõi, và tư tưởng, cảm nghĩ một cách hoàn toàn ý thức. Các ngài có cái đặc quyền đi lại và hoạt dộng trong cả hai cõi giới, cõi giới vật chất và cõi giới tâm linh.

"Thể xác của ngài được ẩn dấu trong các ngôi mộ bất khả xâm phạm, trongkhi chờ đợi linh hồn các ngài trở về. Thật vậy một ngày kia, linh hồn các ngài sẽ trở về nhập vào thể xác nằm yên bất động, và sẽ xuất hiện trở lại ở cõi thế gian. Phương pháp làm cho các ngài hồi sinh trở lại phải được thực hiện bởi những người có đầy đủ bản lĩnh và thấu triệt những pháp môn cần thiết. Một trong những phương pháp đó là đọc những câu chân ngôn bí mật. Có điều lạ là thể xác các ngài chỉ ướp ở bề ngoài cho có lệ mà thôi, sau khi đã được bọc vải trắng và đặt trong hòm đựng xác ướp. Tuy nhiên, những thể xác đó khác hẳn với những xác ướp khác ở chỗ còn nguyên vẹn và quả tim chưa lấy ra. Tất cả những bộ phận trong ngũ tạng còn y nguyên, chỉ từ cái bao tử đã xẹp xuống, vì các ngài không còn ăn uống gì kể từ lúc xuất thần đại định. Một điểm khác nữa là các vị Chân sư đều có bao phủ gương mặt và toàn thân với một lớp sáp khi cơn đại định bắt đầu.
"Những ngôi mộ của các ngài được giữ kín, che dấu cẩn mật và chỉ có rất ít. Đó là vì những đấng chân sư ở cấp đẳng rất cao mới có thể bước vào trạng thái đó và không phải vị chân sư nào cũng chịu làm như vậy. Trạng thái xuất thần đại định của các ngài khác hẳn với trạng thái của những người đồng tử (medium) và những người chịu phép thôi miên. Thật ra có những trình độ đại định thâm sâu đến nổi những nhà khảo cứu hiện đại không thể thăm dò đến chỗ rốt ráo cùng tận. Những kết quả mà họ thâu thập được hãy còn rất nông cạn, so với trạng thái xuất thần đại định thâm sâu độc đáo của những vị Chân sư Ai Cập trong khi chôn sống. Những vị Chân sư này trong khi yên nghĩ dưới mồ, thật ra vẫn luôn luôn hoạt động ráo riết không ngừng.
"Một vị Chân Sư đã bị chôn sống từ năm 260 trước Thiên Chúa kỷ nguyên, một vị khác được hạ nguyệt từ trên 3, 000 năm trước thiên Chúa kỷ nguyên, một vị khác nữa từ trên 10, 000 năm nay! Tất cả những vị này đều vẫn hoạt động rất tích cực và trong vòng bí mật cho sự hạnh phúc và tiến hóa tâm linh của nhân loại. Các ngài vẫn biết rõ những việc gì xảy ra trên thế giới, tuy rằngthể xác các ngài vẫn nằm yên dưới mồ. Đó là những người Toàn Thiện. Thể xác của các ngài đã trở nên bất khả xâm phạm, không một loài côn trùng sâu bọ nào có thể động đến, do bởi những nguồn thần lực mạnh kinh khủng toát ra từ toàn thân của các ngài.
Ngoài ra các ngài còn luôn luôn tiếp xúc bằng thần giao cách cảm với những vi Chân sư khác đang sống hiện nay, chính những vị này cũng có một phần thể xác sinh hoạt như người thường. Những kho tàng tâm linh quý báu do các vị Chân sư Ai Cập gìn giữ từ thời cổ xưa sẽ được lưu truyền lại cho hậu thế, khi nào có một vị Chân sư của thời buổi hiện đại biết phép hành lễ để kêu gọi những vị tiền bối thức tĩnh và hồi sinh trở lại, khi ngày giờ đã điểm.

Paul Brunton
Nguyên tác: A Search in Secret Egypt
Nguyễn Hữu Kiệt dịch
Theo http://vanhoc.xitrum.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Không chỉ con đò mà còn là tiếng gọi

Không chỉ con đò mà còn là tiếng gọi… Nói đến làng quê Việt Nam là chúng ta nhắc đến những dòng sông, bến nước, con đò đã gắn bó từ xa xưa...