Đốm lửa, cơn gió và khóe nhìn
của Nguyễn Xuân Hoàng

Mỗi con người sinh ra với một nhân sinh quan khác nhau, tiêu
cực, tích cực, yếm thế hay nhập thế. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi
việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc,
giữ cách nhìn bi quan. Nguyễn Xuân Hoàng thường trang trải những nhận xét về cuộc
đời, con người và vũ trụ trong phần lớn những ghi chép, tùy bút hay tác phẩm của
anh. Có lẽ anh mượn tiếng nói của nhân vật "Ông B." để phản ánh phần
nào những bực bội, áp lực đời sống dấy lên đập vào anh.
Tôi đang có những ngày tháng không vui. Những ngày tháng mà bỗng
dưng giữa đám bạn bè ai cũng nhìn tôi như một con quái vật mang hình dáng người.
Một con quái vật trở mặt, thoắt một cái từ mặt người thành mặt thú, thoắt một
cái từ cái dáng vẻ lương hảo thành tay lưu manh xảo quyệt, thoắt một cái từ sự
thanh tao trở nên thô lỗ cục cằn... Con quái vật có đủ mọi thứ bề ngoài của một
con người bình thường, nhưng khi nó há miệng ra cho người ta thấy những chiếc
răng nanh nhọn hoắc đầy máu me của mình. Con quái vật có những ngón tay cầm bút
nhưng khi nhìn kỹ đó chỉ là móng vuốt của một thứ Dracula đang bấu vào cổ người.
Tôi vốn không tin có Dracula trong đời sống này. Chẳng qua đó chỉ là sản phẩm của
trí tưởng tượng. Thật ra bây giờ tôi mới biết tôi đã có một ý nghĩ sai. Thế giới
chúng ta quả thật có ma quỷ, có hồ ly, có Dracula. Dracula sống trà trộn giữa
chúng ta.
Chúng nói cười đi đứng sinh hoạt như chúng ta. Chúng luôn luôn than van thiếu thốn nghèo túng mặc dù chúng không hề túng thiếu. Chúng thích vơ vét, bốc hốt, thích dí mũi vào đời sống người khác may ra moi móc chút đời tư để kể lại bằng giọng hả hê. Chúng giống như con dòi ngúc ngoắc từ một đống phân. Chúng đóng vai một tên có chút kiến thức nhưng là một thứ kiến thức ăn đong cóp nhặt từ những trang báo, những cuốn sách chưa kịp tiêu. Những con quỷ Dracula không thể sống nếu không hút máu của người khác. Nhưng nó sẽ không hút được máu ai nếu trước hết nó không làm cho người khác tin nó là một con người tử tế. Người ta cứ tưởng nó mềm như một miếng bông gòn, nhưng thực ra nó là một cục chì, đất sét. Nó là một con vật thông minh chứa đầy nọc độc.(Trích "Ở quán cà phê Starbucks" - NXH)
Chúng nói cười đi đứng sinh hoạt như chúng ta. Chúng luôn luôn than van thiếu thốn nghèo túng mặc dù chúng không hề túng thiếu. Chúng thích vơ vét, bốc hốt, thích dí mũi vào đời sống người khác may ra moi móc chút đời tư để kể lại bằng giọng hả hê. Chúng giống như con dòi ngúc ngoắc từ một đống phân. Chúng đóng vai một tên có chút kiến thức nhưng là một thứ kiến thức ăn đong cóp nhặt từ những trang báo, những cuốn sách chưa kịp tiêu. Những con quỷ Dracula không thể sống nếu không hút máu của người khác. Nhưng nó sẽ không hút được máu ai nếu trước hết nó không làm cho người khác tin nó là một con người tử tế. Người ta cứ tưởng nó mềm như một miếng bông gòn, nhưng thực ra nó là một cục chì, đất sét. Nó là một con vật thông minh chứa đầy nọc độc.(Trích "Ở quán cà phê Starbucks" - NXH)
Tôi thuộc một thế hệ của người đọc sau 1975 nên ít có cơ hội
đọc các tác phẩm của anh được in trước đó. Mới được đọc anh gần đây (phần lớn
những bài được dán lên trang mạng Da Màu), nên góc nhìn khuyết đi một nửa. Tôi
có dịp đi sâu vào thế giới văn chương và tuỳ bút đằm thắm hương vị triết học của
anh. Thấp thoáng đâu đó trong những tác phẩm, không cốt chuyện, những băn
khoăn, kể lể, trăn trở dưới dạng tự sự nhân vật không đặt tên. Đó có phải là những
mảnh triết lý sống tiềm ẩn trong con người anh không?
Tuổi trẻ của y đâu? Cái tuổi trẻ rồ dại đã cột chặt động cơ
phản lực vào đời sống y, cái tuổi trẻ như con ngựa bất kham lồng lộn hất y tung
lên ngã xuống. Y là chiếc chong chóng xoay mãi xoay mãi không ngừng. Điều buồn
thảm là y không hề thấy chóng mặt. Y tỉnh táo trong sự quay cuồng và mệt mỏi
trong sự bất động.... Y tham lam nhưng lòng tràn đầy bao dung... Phải.
Chính ở đỉnh chóp đỉnh của đời sống đó y đụng phải cái tận cùng của đáy huyệt,
cùng lúc với vinh quang y khám phá nỗi nhục nhằn. Ánh sáng ấy chói chang quá
làm y mù lòa... Ta khác nào con bò già ngồi gậm nhấm nhai lại ngọn cỏ quá khứ,
những ngọn cỏ vốn đã úa héo và nghiền nát. Trên đầu ta là bóng tối của trời đất
và trong ta chỉ là vết tích của một thời đã qua. Y tưởng nước mắt có thể chảy
giàn giụa trên mặt mũi y. Dưng không, như thế thôi. Nhưng chẳng có gì hết. Những
giọt nước mắt ấy cũng không còn nữa trong đời y. Phải có cái gì để khêu gợi y
trở lại thời trẻ tuổi. Tế bào trên đời sống y đã chết cứng dày cộm để có thể có
được một cảm giác. Y đã quá già để nhớ lại tuổi thanh xuân... Ta đã quá bạc
nhược để làm anh hùng thêm một lần nữa. Y là một thứ hoa lục bình đang trôi
lênh đênh dưới gậm cầu quên lãng.(Trích Quá khứ một lần nữa - NXH).
Hay,

Trong cái nhân sinh quan tích cực thời trai trẻ, anh đã bước
xuống đời, nhập thế, phả hết năng lực mình vào đời sống, lồng lộn như con ngựa
bất kham, đi làm, đi dạy. Gót ngựa hồng chùng lại, mắt bị miếng che giáo dục, đạo
đức bắt con ngựa phải đi thẳng một đường. Cương đã kìm, nhịp phải lỏng, anh lững
thững qua các triền xanh đời sống như một gã lãng tử nhàn du. Đôi khi, tôi trộm
nghĩ, đằng sau những trầm lắng khuôn phép của một nhà mô phạm ấy, thế nào anh
chẳng có những lúc sôi nổi, lãng mạn, day dứt, bão tố trùng trùng? Tuy nhiên có
lẽ các vai trò làm thầy, làm chồng, làm cha, làm chủ bút đã kềm gót phóng của một
con ngựa rừng dại lại để nó chỉ còn gõ được những vết móng nhẹ nhàng thư thái
trên mây.
Trò chơi văn chương đưa anh vào một sân chơi mới với nhiều bè
bạn và những cuộc hành trình bất tận của ngòi viết. Làm chủ bút một tờ tạp chí
văn học là tờ "Văn" cho anh cơ hội đọc nhiều hơn bao giờ hết. Khi nói
chuyện với anh, tôi hay hỏi những kỷ niệm anh có với những bạn bè thời anh còn
điều hành "Văn". Có thể tàng thức anh nắm giữ một kho tàng vô tận về
những huyền thoại, kỷ niệm, những mẩu chuyện vui buồn của các văn nghệ sĩ trong
các thập niên trước và sau 75 nhưng với một cá tính khiêm tốn, điềm đạm, chừng
mực, anh ít tiết lộ điều gì.

"Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những
ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại"
HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC HẢI NGOẠI:
THÀNH TỰU VÀ TIỀM NĂNG
27 tháng 1, 2007
Từ trái sang: Hoàng Đình Bình, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Thanh Thủy,
Hoàng Ngọc Tuấn, Đặng Thơ Thơ và Nguyễn Thị Thanh Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét