Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025
Những bước đường tư tưởng của tôi
Phần I
Cụ Võ Liêm Sơn, tác giả thiên tiểu thuyết đầy ý tốt nhưng bi
quan Cô lâu mộng [19], đã xua tay rất đúng, “lạy cả nón” cái
xã hội cũ:
Ở phạm vi to lớn hơn nước Việt Nam thuộc địa, cả cái hệ thống
thế giới tư bản cụt đường tiến. Như một câu thơ cụ Võ Liêm Sơn đã nói, nó “tiến
hoá vòng quanh về vực tối”; chất độc của nó tiêm vào tâm hồn rất nhiều nhà văn;
họ thấy mọi sự đều não nuột. Từ năm 1859, nhà thi hào Pháp Baudelaire đã làm
bài thơ “Du lịch”, nói tâm trạng những kẻ đi để mà đi, thế giới dù nơi nào thì
cũng là “một khóm dừa ghê rợn trong một sa mạc chán chường” và kết thúc bằng
kêu gọi:
Một là từ những nhà văn cũ trước Cách mạng tháng Tám cải tạo
đi, theo tinh thần và lập trường của giai cấp công nhân. Việc thay da đổi óc
này không phải là dễ dàng và mau chóng. Chỉ một cái tập quán nông nghiệp lạc hậu,
là đi làm và đi họp không đúng giờ, mà hơn ba năm hoà bình rồi, ta vẫn chưa chữa
được. Huống chi việc thay đổi cả hệ thống tư tưởng, cách nhìn và lối cảm đã
thâm căn cố để từ lâu. Trong hoàn cảnh ở thành thị yên bình hiện nay, đã có cá
biệt những nhà văn cũ truy lĩnh trở lại những điều không đúng mà trong Kháng
chiến họ đã từ bỏ. Nhưng đại bộ phận vẫn kiên trì tiếp tục tự cải tạo mình, và
họ dần dần trở thành những nhà văn mới; mới hay cũ không ở tuổi tác, mà ở cái
tính cách quần chúng trong nhà văn, ở đảng tính của nhà văn. Theo tôi nghĩ, cái
khả năng diễn đạt thời đại chỉ nâng lên được trong nhà văn cùng với cái chất quần
chúng, cùng với Đảng tính được tăng cường. Thực tế văn học Liên Xô đã chứng
minh rằng những nhà văn cũ trước Cách mạng tháng Mười, bền chí đi với Đảng và
quần chúng, đã thành những nhà văn mới thật ưu tú. Ở nước ta, để cho các nhà
văn của thời đại hơn lên một mức nữa, cũng cần phải thêm một thời gian gắng
công, rèn luyện.
Sự lãnh đạo có một phần trách nhiệm trong bệnh sơ lược. Do
quan niệm hẹp hòi, phiến diện về nhiệm vụ của văn học, trong một giai đoạn khá
lâu của Kháng chiến, lãnh đạo đã để kéo dài việc minh hoạ chính sách, kéo dài
việc diễn ca; những việc này cố nhiên cũng có ích lợi trong một phạm vi nào đó,
nhưng thực chất không phải là món ăn tình cảm của quần chúng. Điển hình là việc
cho ra hai quyển Đóng góp và Chính phủ tạm vay, hai quyển này chứng
tỏ một cách cảm động thái độ phục vụ không điều kiện của hai nhà văn Nam Cao và
Tô Hoài, nhưng thật là hết sức sơ lược. Lãnh đạo cũng không uốn nắn sự phê bình
của thời đó, một sự phê bình gò bó, máy móc, không hiểu được đặc trưng của văn
nghệ, coi một thiên truyện ngắn bằng như một bài xã luận, bắt một tác phẩm nào
cũng phải có đủ các yếu tố chính trị, đủ công nông liên minh, đủ vai trò của Đảng,
đồng thời đủ vai trò của Mặt trận, lại đủ bảo vệ hoà bình thế giới, v.v… chất
lên trên lưng con ngựa tác phẩm nhiều thứ quá, đến nỗi nó cất bước không được nữa.
Những người phê bình lại thường non gan, không dám để cho những vai phản diện
phát biểu, sợ nó phản tuyên truyền, hoặc mới thấy tác giả nói ít nhiều khuyết
điểm của cán bộ hay của nông dân, đã vội lo là bôi nhọ… Những quan niệm hẹp hòi
trên đây gò bó các tác giả, làm cho họ ít dám phát huy sáng tạo, dễ khiến họ cầu
an, đi theo con đường vô sự nhất, không dám sai âm binh dậy, sợ không điều khiển
nổi thì rắc rối to.
Ta cần nắm chắc đường hướng văn nghệ công nông binh. Ta để ý
đến nhiều giòng, ta rộng mở với mọi rung cảm làm phong phú tâm hồn con người,
ta thấu hiểu những yêu đương, những mơ mộng nữa; ta không bạ nơi nào cũng chụp
cho thiên hạ một cái mũ “tiểu tư sản”, “lãng mạn” một cách không căn cứ. Nhưng
đồng thời ta luôn luôn nhớ thơ ta phải tìm mọi cách gần gũi công nông binh, diễn
tả công nông binh, trân trọng sáng tác của công nông binh, công bằng với những
cây bút xuất thân từ công nông binh. Vì xét cho cùng, văn học cách mạng tân kỳ
chính là ở nội dung quần chúng và hiện thực. Tôi không yêu cầu chiếu cố đến Hồ
Khải Đại, tôi đòi chỗ trong tuyển tập cho người bộ đội làm thơ đó. Một bài như
“Lớn lên” của Hồ Khải Đại nói được tâm ý của hàng vạn bộ đội:
Nhưng người “đảng viên cộng sản”, tù vượt ngục Sơn La, do
Hoàng Cầm dựng lên tháng 8/1957, thực chất không phải là đảng viên cộng sản, mà
chỉ là hiện thân tư tưởng của Hoàng Cầm: anh ta là “sứ giả của tự do vô hạn”,
anh ta “sẽ phá hết” các thứ “tù”: “tù Sơn La, tù Côn Lôn, Lao Bảo”, anh ta phá
đã đành, chứ tại sao bất cứ “phố hẹp”, bất cứ “dòng sông nước cạn” nào anh cũng
cho là tù, mà phá? Chúng ta chỉ phá “phố hẹp” khi nào có lợi cho giao thông,
phá “dòng sông nước cạn” khi nào vấn đề thuỷ lợi đòi hỏi, phá hay không là do từng
hoàn cảnh cụ thể, chứ chúng ta không hề phá để mà phá, cho sướng tay; người “cộng
sản” của Hoàng Cầm cũng không quên đả đụng tới “tim óc” theo kiểu nói của Nhân
văn:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Căn Nhà Trong Hồn Thế là thu đã tàn. Những chiếc lá cuối cùng cũng đã bị mưa gió cuốn đi đêm qua. Trận gió bất chợt đưa mưa về thật mạ...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét