Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "Khu Du lịch Đại Nam " Suy ngẫm từ Khu Du lịch Đại Nam

Đại gia Bình Định: Huỳnh Uy Dũng với "Khu Du lịch Đại Nam "
 Suy ngẫm từ Khu Du lịch Đại Nam
      Đại gia Bình Định: HUỲNH UY DŨNG,  vốn trước đây có tên là HUỲNH PHI DŨNG,một người mà "Trong làm ăn kinh tế, luôn là người đi tắt và đón đầu",... "giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam",... “Mỗi ngày, ăn chưa tới… 50.000 đồng, một tháng ăn chay 4 ngày", ... "là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước" (click vô đây, hoặc đây, để coi đầy đủ)).Người đã xây dựng Khu Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến để làm "Nơi lưu giữ hồn dân tộc" (click vô đây để coi đầy đủ)
      Nhưng cũng có người cho rằng đó là "văn hóa thấp kém", với nội dung như sau:
         Với một số người thì đồng tiền không thể khỏa lấp được cái vốn văn hóa yếu kém của bản thân và thế là họ trở thành trọc phú. Và thật buồn cho xã hội chúng ta là những trọc phú này lại mang vốn văn hóa thấp kém của họ ra phô diễn ở những công trình văn hóa công cộng.
Khu du lịch Đại Nam
         Tôi biết Khu Du lịch Đại Nam từ khi vẫn còn đang là công trường cách đây 5 năm, lúc đó công trình này còn được mang cái tên vô cùng đại ngôn: “Đại Nam Quốc Tự”.
        Tôi cũng đã được vào nơi thờ cúng ở gian điện chính và thực sự không còn có thể hiểu nổi đây là cái chốn gì.
        Ông chủ Khu du lịch (có biệt danh là Dũng “lò vôi”, một người có thời kỳ được coi là người tài về làm kinh tế), đã cho đặt ở điện thờ một bên là dòng họ Huỳnh nhà ông ta, một bên là các bậc Thần, Phật, Thánh và cả những người như Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh…, còn một bên nữa thì ông ta cho thờ bách gia trăm họ…
        Nhưng gần đây khi tôi tới thì cái tên Đại Nam Quốc Tự đã được đổi đi, việc thờ cúng cũng đã được thay đổi tí chút.
        Kinh hoàng nhất tại khu này là những loại thơ phú, câu đối cực kỳ nhảm nhí, thiếu văn hóa, mà nói một cách sòng phẳng thì đây là một công trình văn hóa lố bịch, kệch cỡm nhất Việt Nam. Phải công nhận đây là một khu công viên văn hóa được đầu tư khối lượng tiền khổng lồ, quy mô hoành tráng và cũng tạo ra một nơi thu hút được khách đến tham quan giải trí. Nhưng đã là một công trình văn hóa thì mọi thứ ở trong đấy đều phải được thể hiện là có văn hóa. Có như vậy ý nghĩa giáo dục, khai sáng, giải trí mới được phát huy. Việc đưa những câu thơ phú “ba lăng nhăng” chứng tỏ ông chủ của công trình này có một “phông” văn hóa rất hạn chế. Nếu như việc treo, in những câu đối, thơ phú đó trong nhà ông ta thì muốn làm gì thì làm, nhưng đây lại là công trình văn hóa phục vụ cho mục đích công cộng thì những tiêu chí tối thiểu về văn hóa cũng phải được đáp ứng. Việc lựa chọn chữ nghĩa treo ở những công trình này phải rất cẩn thận và phù hợp với mục đích của từng công trình. Còn không thể có một cái thứ công trình mà người ta cậy có tiền rồi muốn tô vẽ lên đó như thế nào thì tô vẽ, thậm chí muốn nhào nặn cả lịch sử theo ý của họ.
        Thiết nghĩ, các cơ quan có trách nhiệm quản lý văn hóa ở địa phương cần phải có sự kiểm tra, giám sát và đặt ra những tiêu chí văn hóa của một công trình công cộng, chứ không thể để cậy có tiền thích làm gì thì làm.
        Thời gian gần đây, do nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ và có một tầng lớp người rất giàu, cực giàu. Trong những người này, không ít người từng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và họ làm giàu bằng trí thông minh bẩm sinh, bằng sự gan dạ (có chí làm quan, có gan làm giàu), và bằng cả sự may mắn nữa. Nhưng đồng tiền không thể khỏa lấp được cái vốn văn hóa yếu kém của bản thân và thế là họ trở thành trọc phú. Và thật buồn cho xã hội chúng ta là những trọc phú này lại mang vốn văn hóa thấp kém của họ ra phô diễn ở những công trình văn hóa công cộng. Rõ ràng để những công trình văn hóa mà phản văn hóa như ở Đại Nam là lỗi và trách nhiệm của cơ quan quản lý văn hóa tỉnh.
Bảo Sơn

KTS Nguyễn Hữu Thái: Hiện nay ở nước ta đang có hiện tượng “du lịch hóa” di sản, nhưng tại Khu Du lịch Đại Nam họ đã làm điều ngược lại: Người ta đang “tâm linh hóa” một khu du lịch! Ở nước ngoài, một khu du lịch tương tự được xếp vào chủng loại “công viên chủ đề” (theme park), kiểu như Walt Disney World (Mỹ) không có ai dám đặt một công trình tôn giáo vào đó. Cho nên việc đặt một ngôi đền vào nơi đây là điều đáng phê phán!
GS-TS Ngô Văn Lệ: Đọc những bài thơ văn ở Đại Nam không biết tác giả đang viết nội dung gì. Nói chung là rất lung tung, nhiều học thuyết, định nghĩa cũng không chính xác nhưng không hiểu sao vẫn được xuất bản. Cả cách bài trí thờ tự cũng lung tung không theo một chuẩn mực hay tôn giáo hay một logic nào cả.
 Chị Nguyễn Minh Huệ, Viện Văn học Việt Nam: Việc ông Huỳnh Uy Dũng xây dựng một khu du lịch để người dân có thêm nơi vui chơi, giải trí là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu ông ta làm các bài thơ văn như bài báo đã trích dẫn mà đem trưng bày thì rất nguy hiểm vì những kiến thức sai lệch có thể lưu lại rất nhanh trong tâm trí người đọc qua thơ văn.
     Chị Phạm Thị Xuân, Ninh Thuận: Chưa đi Đại Nam nhưng tôi cũng đã được nghe nhiều người nói về khu du lịch này nên có dịp tôi cũng muốn đến một lần cho biết, nghe đâu là lớn nhất Việt Nam thì phải. Nhưng đọc bài báo mới thấy khu du lịch này lung tung quá. Thật thất vọng, không ngờ một khu du lịch được quảng bá rầm rộ với rất nhiều công trình to lớn đạt kỷ lục Việt Nam và Đông Nam Á, tưởng đâu là niềm tự hào của Việt Nam hóa ra lại là một mớ hỗn độn.
Thiên Thanh – Mai Phương
Ghi chép: Bửu Châu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lê Lựu - Người quê và nhà ngoại giao văn hóa

Lê Lựu - Người quê và nhà ngoại giao văn hóa Lê Lựu là nhà văn quân đội có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài bộ đội, đề tài chiến đấu...