Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Ðặng Thế Phong

Ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Ðặng Thế Phong 
Cái tên Ðặng Thế Phong có lẽ sẽ không xa lạ gì đối với người biết thưởng thức nhạc. Dù chỉ có sáng tác vỏn vẹn có ba nhạc phẩm “Con thuyền không bến, Ðêm thu và Giọt mưa thu” nhưng nhạc sĩ Ðặng Thế Phong đã có một chỗ đứng trang trọng trong vườn hoa âm nhạc tiền chiến nói riêng và trong nền âm nhạc VN nói chung. 
Xuất thân từ một gia đình nghèo, Ðặng Thế Phong đã sinh sống bằng nghề vẽ tranh cho báo Học Sinh trong thời gian theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương và có lúc dạy nhạc ở kinh đô xứ Chùa Tháp. 
Ðịnh mệnh đã run rủi người họa sĩ trẻ này bước vào con đường sáng tác nhạc những thu khúc để đời khi tiếng sét ái 
tình đã cột chặt con tim ông với một thiếu nữ buôn bán ở chợ Sắt, tỉnh Nam Ðịnh. Một mối tình tuyệt đẹp và thủy chung khó tìm thấy ở thời đại đầy lừa dối nàỵ Phải chăng tình yêu cao thượng và thủy chung đó chính là chất xúc tác tạo cảm hứng cho người nhạc sĩ sáng tác những bản nhạc để gửi gấm lòng mình qua giòng nhạc trữ tình 

Trong một đêm cắm thuyền trên dòng sông Thương ở Bắc Giang, cùng với vài người bạn, sau khi đọc bức thư của người yêu nhờ bạn mình trao cho ông, Ðặng Thế Phong bỗng trở nên buồn bã trước tin cô Tuyết nhuốm bịnh chỉ vì nhớ thương ông. Nhạc phẩm “Con thuyền không bến” được sáng tác trong đêm đó trên dòng sông Thương vào mùa thu năm 1940 với tất cả thương nhớ cuồn trong hồn nhạc và lời tựa như thơ: 
Ðêm nay thu sang cùng heo mây
Ðêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Trong cây hơi thu cùng heo mây
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng
Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông thương,
nào ai biết nông sâu? 

Lênh đênh giữa dòng sông Thương mà tâm tư người nhạc sĩ chỉ hướng về nơi xa xăm, ngẫm thân phận mình như một chiếc thuyền cô độc trong đêm thâu mơ được xuôi dòng trở về bến Tuyết êm đềm những thương yêu chân thật 
Nhớ khi chiều sương,
cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương,
thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha,
thuyền ơi đừng chờ mong
Ánh trăng mờ chiếu,
một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
thuyền mơ bến nơi đâụ 

Hai hôm sau, Ðặng thế Phong vội vã trở về Nam Ðịnh thăm người yêụ Sự có mặt của ÐTP đã giúp cho bịnh tình của Tuyết thuyên giảm rất nhanh. Rồi đêm sau cặp tình nhân dắt nhau đi dạo dưới ánh trăng thụ ÐTP đã thì thầm hát cho Tuyết nghe bản nhạc này rồi nói với Tuyết rằng: “Làm được một bài nhạc nhờ em, nay về được hát cho em là người đầu tiên nghe, thế là anh sung sướng lắm rồi !”. Người nhạc sĩ đã phải lấy khăn tay nhẹ nhàng lau hai giòng lệ lăn trên gò má nàng vì xúc động. Nàng cũng đã đáp lại lòng cho người tình tri kỷ: “Là một người đàn bà tầm thường như em mà đã làm cho anh có được một bài hát thì với em đó là một vinh dự , một hạnh phúc thật cao sang, không phải ai ở trên đời cũng có được ! Tình anh trao cho em thật trọn vẹn, thật bất diệt, chắc chắn không bao giờ hình ảnh anh bị phai mờ trong tim trong óc em được, bây giờ và mãi mãi”. 
Ngoài ra trong đêm trình diễn tại rạp hát Olympia ở hà Nội ÐTP cũng đã hát bằng tất cả tâm hồn để gửi riêng cho người yêu đang ngồi hàng đầu nghe mình hát. 

Nhạc phẩm con thuyền không bến buồn ra riết nhớ người tình bao nhiêu thì ngược lại bài hát ‘Giọt mưa thu” lại bi ai thê lương bấy nhiêụ Bi ai như cuộc đời của người nghệ sĩ nghe từng giọt mưa thu tí tách rơi trên mái mà tưởng như những giọt nước mắt khóc ai than hờ! Thê lương như tâm trạng tuyệt vọng của một người bệnh sợ bóng dáng tử thần vì trái tim trần thế của mình vẫn còn khao khát nhịp đập nhớ thương người tình chung thủỵ 
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
Như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
Mưa buồn chi
Cho cõi lòng lâm ly
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
Chân buông mau
Dương thế bao la sầu 

Sáng tác trong tâm trạng não nề buồn nhớ thương người tình da diết, nhạc sĩ ÐTP thoạt tiên đặt đã tên cho bản nhạc này là “Vạn cổ sầu” để ghi lại khối sầu vạn cổ của đời mình. 
Những giọt mưa thu thánh thót rơi trên mái nào khác chi những hạt mưa ngâu khóc thương cuộc tình Ngưu Lang Chức Nữ Phong-Tuyết ngắn tựa tiếng khóc khi vào đờị 

Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh  Mây ngỏ trời xanh
Chắc gì vui
Mưa còn rơi
Bao kiếp sầu ta nguôi
Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Ðến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu 

Vào ngày cuối năm 1941, biết mình không thoát khỏi thần chết, nhạc sĩ ÐTP đã trở về Nam Ðịnh để được chết tại quê nhà Người yêu của ông đã đến chăm sóc cho ÐTP cho đến khi nhắm mắt lià đờị Trên giường bệnh, trước phút lâm chung, người bạn Bùi Công Kỳ đã ôm đàn hát cho ông nghe một lần cuối nhạc phẩm Giọt mưa Thụ Nào ai ngờ được dòng nhạc do chính mình sáng tác lại chính là giai điệu buồn nhẹ nhàng dìu Ðặng Thế Phong vào giấc ngủ ngàn thụ.
Vì sao bắc đẩu Ðặng Thế Phong của làng âm nhạc VN sớm vụt tắt trên bầu trời nghệ thuật VN vào lứa tuổi 24 để lại trong lòng người biết bao xúc động, vô vàn tiếc nuối nhớ thương. Ðặng Thế Phong vĩnh viễn ra đi mang theo mình hình bóng chung thủy của người tình trong vành khăn tang trắng tiễn đưa người nhạc sĩ , người yêu và người chồng trong mộng chưa hề cưới về nơi an nghỉ cuối cùng. 
Anh đị ở lại hồn tan nát
Màu áo khăn sô phủ kín đời 

Những thu khúc Ðặng Thế Phong như còn vang vọng đâu đây dư âm cuộc tình cao thượng thủy chung ngàn đời bất tử trong bầu trời âm nhạc VN. 
Giọt mưa thu - Thanh Thúy 
Đêm thu - Xuân Sơn 
Con thuyền không bến - Lan Ngọc 
Nam Dao
Theo http://www.kysucongnghe.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...