Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Ký ức tuổi 20 - Suy nghĩ về một thế hệ

Ký ức tuổi 20 - Suy nghĩ về một thế hệ
Ai đó đã từng qua thị xã Quảng Trị và tới thăm di tích Thành Cổ sẽ thấy hình tượng cây thiên mênh vươn lên trời cao với biểu tượng Thiên - Địa - Nhân, Âm dương, Ngũ hành hòa quyện tại nơi đây với mái đình làng thân thương như nhắn nhủ vong linh của những con người vì Nước hiến thân khi tuổi đời còn rất trẻ sẽ sống mãi với tuổi mười tám, đôi mươi của mình. Với những người lính sinh viên chúng tôi, cây thiên mệnh đó giống như ngọn bút lông - tượng trưng cho ”kẻ sĩ Bắc Hà” - đang nhấn lên bầu trời xanh ngắt bản Anh hùng ca đầy bi tráng của Thành Cổ Quảng Trị. 81 ngày đêm - từ 28/ 6 đến 16 /9 /1972 – bám trụ giành giật một vạn bốn nghìn con người đã nằm lại nơi đây với mảnh đất đẫm máu và trộn đầy bom đan, nằm lại với dòng Thạch Hãn lúc lành hiền êm ả, khi dữ dội nước ngập mênh mang. Trong số những con người bất tử đó có Nguyễn Văn Thạc – sinh viên Toán Cơ 15  Đại học Tổng hợp, Lê Văn Huỳnh – sinh viên Cầu đường 13 Đại học Xây dựng và biết bao sinh viên các trường đại học khác...
Tôi, Thạc và Như Anh cùng là học sinh trường cấp 3 Yên Hòa B, Hà Nội. Tôi học khoá 1966 - 1969, trước Thạc 1 khóa và hơn Như Anh 2 khoá. Thạc và Như Anh là 2 trong những học sinh xuất sắc nhất của trường năm ấy nên ai cũng biết mặt biết tên. Năm học cuối cùng của lớp 10B chúng tôi (1968 - 1969) học tại thôn Hậu, xã Dịch Vọng. Lớp tôi và lớp 9B của Thạc học chung 1 lán sơ tán, lớp tôi học sáng, lớp Thạc học chiều. Biết nhau qua các hoạt động thanh niên và những buổi lao động làm hầm phòng không và đắp luỹ cho lán học. Cho đến nay đã hơn 36 năm trôi qua tôi vẫn hình dung cái lớp học sơ tán ấy, nằm dưới một lùm tre kề con đường làng lát gạch như báo ngôi làng khác của làng quê Bắc bộ, cạnh ngôi nhà tranh của một người nông dân có vợ mà cảnh đánh chửi nhau của vợ cả, vợ lẽ diễn ra như cơm bữa. Phía bên kia đường là rặng tre xanh dẫn ra cánh đống lúa, những căn hầm kèo phòng không của chúng tôi núp dưới rặng tre đó. Trường cấp 3 Yên Hòa B ngày ấy là trường gần Hà Nội nhất, bao gồm số học sinh trong nội thành sơ tán ở các vùng lân cận và học sinh ở Nghĩa Đô, Cổ Nhuế, Dịch Vọng... Lũ học sinh nội thành chúng tôi bao giờ cũng có vẻ “tự tin” và “sành điệu hơn” so với các bạn ở địa phương. Thạc là một trong số học sinh địa phương đó. Mặc dù là một người nổi tiếng ở trường nhưng ở Thạc bao giờ cũng toát ra vẻ rụt rè, khiêm nhường của một cậu học sinh ngoại thành. Năm 1968, Mỹ ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 rồi ngừng ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn Hội nghị Paris, lũ học sinh nội thành chúng tôi là sướng nhất vì được về Hà Nội không phải sơ tán nữa. Cứ hết giờ học chúng tôi ùa ra khỏi lớp, quá nửa lớp đi bộ ra Cầu Giấy để đi tầu điện về nội thành và bao giờ chúng tôi cũng gặp Thạc và mấy bạn cùng ở Cổ Nhuế nơi rặng bàng đầu xóm.

Ngược lại với vẻ rụt rè, khiêm nhường của Thạc, cô bé Như Anh năm ấy mới nhập trường nhưng đã rất tự tin khi đệm đàn ắc-coóc-đê-ông cho những buổi hội diễn của trường (ngày ấy cả trường chỉ có 3 người chơi được đàn ắc-coóc là Phú lớp 10A, Ngà lớp 10B của tôi và Như Anh). Năm 1970 trường cấp 3 Yên Hòa B thân yêu của chúng tôi giải thể, mặc dù tồn tại chỉ 4 năm thôi nhưng đã để lại cho chúng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và bạn bè, về lứa tuổi học trò vô tư trong sáng. Chính những kỷ niệm đó đã theo tôi suốt cả cuộc đời bên cạnh những ký ức về chiến tranh, về những đồng đội thân yêu trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Chỉ có khóa tôi và Thạc là học trọn vẹn 3 năm cấp 3 tại trường. Nghe nói đến năm lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ) Như Anh về học tại trường Phổ thông Công nghiệp Hoàn Kiếm. Thời gian, khoảng cách về nhiều biến cố trong cuộc đời đã làm sợi dây liên hệ giữa chúng tôi bị đứt quãng cho tới khi tôi được biết Như Anh đã đi học tại Liên Xô và sau đó định cư tại Đức.
... Một ngày cuối tháng 4/2005, trong không khí tưng bừng của 30 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tôi đọc bài “Chuyện đời” bi tráng của chàng trai giỏi văn nhất miền Bắc một thời đăng trên tờ An ninh thế giới, sững sờ khi ảnh xủa Thạc ngay ở trang nhất và lại là người đồng đội với tôi tại Quảng Trị đã hy sinh tại thôn Đầu Kênh (xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) - mảnh đất đã gắn liền với tôi trong suốt mùa hè đỏ lửa ấy. tôi cũng ngỡ rằng Thạc học giỏi như thế chắc chắn phải nằm trong số học sinh đi tu nghiệp ở nước ngoài giống Như Anh và giờ đây đã thành đạt và đang làm việc tại một chân trời nào đó. Thạc đã hy sinh ngày 30/7/1972- ngay ngày đầu tiên sau khi trung đoàn chúng tôi vượt sông Thạch Hãn đứng chân tại địa bàn Đông - Bắc thị xã Quảng Trị – cũng như bao anh em sinh viên khác tại mảnh đất đầy máu và nước mắt này...
Thạc vào Đại học Tổng hợp, khoa Toán Cơ năm 1970. Ngày 06/9/1971, cùng với hàng ngàn sinh viên của các trường Đại học khác, Thạc nhập ngũ và trở thành chiến sĩ thông tin 2 watt của tiểu đoàn 1, trung đoàn 101, sư đoàn 325 (D1 - E101- F325) chiến đấu tại Quảng Trị. Tôi nhập ngũ sau Thạc nhưng rồi lại được tăng cường về đại đội 3, cùng tiểu đoàn 1 với Thạc (C3 - D1 - E101) trung tuần tháng 8/1972 (sau khi Thạc đã hy sinh). Không ngờ sau 30 năm được tin nhau thì bạn đã xa rồi...
Những dòng nhật ký của Thạc để lại đã nói hộ chúng tôi nhiều lắm. Cám ơn bạn đã nói lên những buồn vui, ước vọng, những trăn trở kể cả những ấm ức trong cõi lòng... Chúng tôi là thế hệ sinh ra vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Có thể có những người như tôi và Như Anh, sinh ra trong vùng tự do khi cha mẹ chúng tôi đã từ bỏ tất cả sản nghiệp để theo cách mạng đi kháng chiến; còn Thạc và nhiều người khác có thể sinh ra trong vùng tạm chiếm nhưng tất cả thế hệ chúng tôi đều lớn lên trong cái nôi của CNXH, được hưởng thụ một nền giáo dục tốt đẹp trong bối cảnh xã hội tuy còn nghèo nhưng ý thức của mỗi con người trong đó đều đặt nghĩa vụ và trách nhiệm lên trên cái tôi của mình. Thế nhưng chúng tôi luôn luôn được coi là tầng lớp “tiểu tư sản”, “tiểu thị dân”... để phân biệt với những con người xuất thân từ những thành phần cơ bản khác hoặc có cha mẹ giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước. Điều đó thể hiện rất rõ khi khoa của chúng tôi là khoá cuối cùng không phải thi mà chỉ xét tuyển vào Đại học qua kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và lý lịch.
Khóa của Thạc sau khi tốt nghiệp cũng không phải thi quốc gia như bây giờ mà chỉ kiểm tra văn hoá sau khi được phân bổ về các trường theo tiêu chí của Ban tuyển sinh. Chính vì thế khoá của tôi có rất nhiều người học giỏi nhưng không trong diện đi nước ngoài mà học các trường Đại học trong nước như Hiệp lớp 10D là học sinh A1 nhưng được xếp vào Đại học Nông nghiệp (chỉ vì có bố là công chức lưu dụng). Thạc và rất nhiều người cũng nằm trong hoàn cảnh ấy.
Những định kiến ấy tưởng như không tồn tại trong môi trường quân đội khi mà cả nước bước vào những năm cuối cùng của cuộc chiến, khi mỗi gia đình đều là những gia đình quân nhân và thế hệ sinh viên chúng tôi tạm gác lại những ước mơ dang dở, rời giảng đường cầm súng cùng cả nước ra trận. Những năm đó, nhất là những năm sau Mậu Thân 1968, khi sự tàn khốc của chiến tranh đã bước vào đỉnh điểm, nhiều gia đình ở hậu phương đã mang trên đầu vành khăn tang bởi người thân của mình đã hy sinh… Thế nhưng khi chúng tôi đã mang trên mình bộ quân phục mầu xanh của người chiến sĩ quân đội nhân dân thì cái chất “tiểu tư sản”, “tiểu thị dân”, vẫn đeo bám theo chúng tôi mọi lúc mọi nơi. Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, những định kiến và cả những cái chết của đồng đội tưởng như làm chúng tôi ngã quỵ, nhưng không, chúng tôi biết đằng sau chúng tôi là Tổ quốc, là quê hương, là cha mẹ và những người thân thương nhất đang từng ngày khắc khoải chờ trông… và vượt lên trên tất cả là danh dự, lòng tự trọng, nghĩa vụ và ý thức trách nhiệm đối với xã hội của một thế hệ được giáo dục trong môi trường tốt đẹp của nhà trường và gia đình thời ấy. Chính những nhận thức ấy đã giúp chúng tôi có đủ bản lĩnh và ý chí chiến đấu kiên cường, trụ vững trong 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị, nơi được xem là túi bom, là chiến trường đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
… Với chúng tôi, những người lính – sinh viên thì Thành cổ Quảng Trị là một khúc dạo đầu bi tráng của Thiên anh hùng ca của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nghẹn ngào nhớ đến những người bạn đã nằm lại trên chiến trường Quảng Trị, không có quan tài, chỉ được bọc trong tấm tăng võng lạnh lẽo, chôn vội vàng dưới làn bom đạn. Nhớ đến những đồng đội đã ngã xuống không được toàn thây dưới những trận mưa bom, bão đạn của B52 và của đủ các loại pháo dàn, pháo bầy của địch… trong số họ không ít người là những SV của các trường Đại học. Dòng Thạch Hãn với biết bao địa danh đã trở thành bất tử: Thành cổ, Nham Biều, Tích Tường, Như Lệ, An Tiêm, Chợ Sãi, Cửa Việt… nó luôn chảy trong lòng chúng tôi như bao đời nay vẫn chảy nhưng ở đó có cái thiêng liêng hơn, cao quý hơn vượt lên tất cả để trở thành khúc tráng ca bất diệt:
Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ,
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ  bãi mãi ngàn năm…
Sau Thành cổ Quảng Trị, chúng tôi những người lính “tiểu tư sản” đó đã cùng trung đoàn 101 và các đơn vị bạn đập nát cuộc hành quân lấn chiếm cảng Cửa Việt của lữ đoàn 147 thuỷ quân lục chiến cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép của địch giữ vững vùng giải phóng. Từ dòng Thạch Hãn, chúng tôi ngược lên Trường Sơn đánh xuống Tây Thừa Thiên, qua Phú Lộc, cắt ngang đường 1 và đúng 13 giờ ngày 25/3/1975 từ đỉnh Phú Văn Lâu, lá cờ giải phóng của trung đoàn 101 - đứa con của mảnh đất cố đô - ngạo nghễ tung bay trên bầu trời Huế, chính thức báo tin thành phố được hoàn toàn giải phóng. Vượt đèo Hải Vân, chúng tôi tiến đánh bán đảo Sơn Trà, giải phóng Đà Nẵng; băng qua duyên hải miền Trung công phá phòng tuyến Phan Rang – Tháp Chàm, sân bay Thành Sơn; rồi một ngày cuối tháng 4/1975 tại Nước Trong – Long Thành, ta và địch giành giật nhau từng căn nhà, góc phố để mở đường vào Nhơn Trạch, tấn công căn cứ hải quân Cát Lái tiến về giải phóng Sài Gòn. Trong những giờ phút chiến thắng huy hoàng của dân tộc biết bao đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống, các Anh đã nằm lại từ Thành cổ Quảng Trị bên dòng Thạch Hãn cho tới cửa ngõ Sài Gòn.
… Sau hơn 30 năm, khi mái đầu đã điểm bạc, thế hệ chúng tôi đã trưởng thành và có mặt khắp nẻo đường của đất nước. Nhiều người đang giữ những trọng trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, có người thì trở thành những nhà khoa học, những doanh nhân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhưng không ít người còn vất vả trên con đường mưu sinh trong nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt. Cũng đã có người vượt qua được cái chết của chiến tranh ác liệt nhưng lại không qua được những cơn bạo bệnh của số phận. Cũng phải kể đến cả những người đã ngã ngựa trên con đường công danh sự nghiệp. Tuy vậy, chúng tôi còn may mắn nhiều lắm so với những người bạn mãi mãi nằm ở lại chiến trường. Họ đa giành phần chết để chúng tôi được sống ngày hôm nay. Cứ nghĩ đến điều này thôi, tự đáy lòng chúng tôi lại trào lên niềm đau xót khôn nguôi…
Giờ đây, trong trái tim chúng tôi – những người sinh viên – chiến sĩ khi ấy – vẫn nguyên vẹn những gương mặt rạng ngời của bạn bè, của đồng đội với nụ cười tươi rói của tuổi đôi mươi. Các bạn vẫn trẻ mãi trong ký ức của chúng tôi và luôn “sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu”.
Thềm nhà cú hoa…
(Dũng sụng băng)
6h sáng…Tôi bị lôi khỏi giường bởi tiếng gọi léo nhéo của bà chị Lin già. Của nợ thật, sáng chủ nhật mà cứ thích làm phiền ngưũi khỏc, cỏc bà này đúng là rỗi hơi.
- Vinh, dậy nhanh lên, đi siêu thị với chị.
- Giời ơi! Tôi gào lên, có ai dở hơi đi siêu thị lúc 6h giờ sáng không? Trời lạnh bỏ xừ. Chị hành em vừa thụi chứ!
- Dậy tập thể dục nhanh lên, chị gọi giờ này để 10 giờ đi là vừa. Đàn ông con trai gỡ mà lười thể dục quá thể. Dậy! - với một sức mạnh đẳng cấp đó được rèn luyện nhờ bao năm phải đánh thức thằng em, bà la sát cầm chăn kéo phăng khỏi giường.
 Oh my God, please help me!
Tôi cầm bàn chải đó phết sẵn kem đánh răng bà la sát đưa cho, sục thẳng vào miệng, làm cái động tác mà người ta gọi là đánh răng. Chưa kịp rửa mặt xong, cái giọng the thé lại đập vào tai tôi:
-Vinh, nhanh lên, đi chạy với chị!
-ễi! Tụi rờn rỉ, - sao tụi khổ thế này?
Chút gió lạnh đầu Xuân ở Hà Nội thật tuyệt, cảm giác như cái lạnh thấm vào người nhẹ như khói. Lin vừa chạy vừa luôn mồm kể chuyện ở lớp. Tôi chép miệng:
- Núi ớt thụi, chạy mà núi lắm thế khụng sợ mệt à?
- Thỡ chị sợ mày chỏn cũn gỡ. Mày mà đùng đùng quay lại thỡ ai chạy với chị?
Bà la sát cười toe toét. Đúng là đồ con gái,có người yêu một cái lầ hết sợ mỡnh già lại sợ mỡnh bộo. Cả tuần nay tụi phải mũ dậy sớm hơn bỡnh thường cả tiếng đồng hồ để phục vụ các nhu cầu quái đản của bà chị cũng quái đản không kém này. Ừ, chiều bọn con gái một tí mất gỡ.
Đường quanh hồ Gươm chưa đông xe cộ lắm. Chỉ có gió lạnh, có sóng nước xanh, có bầu trời mờ mờ như cũn chưa tỉnh ngủ hẳn, có người tập thể dục buổi sáng với những gương mặt…Lin đứng nhỡn cành liễu rủ xuống mặt hồ, xoa tay vào nhau cho đỡ lạnh, khe khẽ hát:”Em ơi, Hà Nội phố, ta cũn em mựi hoàng lan, ta cũn em mựi hoa sữa…”. Tự nhiờn nhớ đến nhóc. Nhóc cũng hay hát bài này. Bây giờ không biết nhóc đó dậy chưa? …
- Vinh, mua hoa nhé. Lin chỉ tay về phía xe hoa rực rỡ sắc màu đang tới gần. Tôi gật đầu, một ý tưởng thoáng qua, mỉm cười. Bà chị phẩy tay:
- Cười cái gỡ, lấy tiền đi, chị không mang.
Lin chia bú hao làm hai, dỳi vào tay tụi một nửa.
- Này, cầm lấy.
- Làm gỡ? Tụi ngỡ ngàng.
- Mang đến nhà con bé chứ làm gỡ, Lin trợn mắt,ụ hay, lỳc nóy tụi thấy cậu cười khi thấy xe hoa cũn gỡ. Khụng phải cũng muốn mang hoa đến cài ở cửa nhà người ta à?(Cười ranh mónh).
Tụi phỡ cười gừ đầu Lin rồi cầm hoa chạy đi, được ba bước quay lại hét thật to”Đôi khi chị cũng đáng yêu lắm đấy!”…
Linh cầm lược gỡ tung mái tóc vừa được tết cẩn thận 5 phút trước đó, ngắm lại mỡnh trong gương rồi tung tẩy khoác ba lô đi học.
Vừa ra đến cửa, cô nhăn mặt, quay vào nhà tỡm khăn. Gió mùa len lỏi qua khe cửa, cả không gian khoác một màu xám bàng bạc. Linh phóng xe đến vừa kịp giờ vào lớp. Anh lớp trưởng đứng trước cửa mỉm cười.
- Hi, nhúc gần muộn nhộ.
- Đâu mà, đúng phoóc giờ theo đồng hồ của em. Linh vênh mặt
- Ừ, được rồi, vào đi nhóc, chỗ đấy cũn trống đấy.
- Em cỏm ơn anh – Linh nhoẻn cười chạy vào lớp, bắt gặp một ánh nhỡn khỏc lạ từ lớp trưởng…
Vinh ngồi chăm chú làm test, thỉnh thoảng liếc sang cô nhóc có mái tóc dài bàn bên. Bao nhiêu lần như thế rồi nhỉ?Vinh không nhớ nữa. Lớp TOEFL này đó được hai tháng, chắc cũng ngần ấy thời gian Vinh thấy nhớ hỡnh ảnh một cụ bộ cú nụ cười thật rạng rỡ. Vinh hay mượn vở của cô những hôm đi thực tập ở công trường phải nghỉ học, thỉnh thoảng cố tỡnh cói nhau những chuyện bõng quơ để nhỡn cụ bộ chun mũi vào và vờnh mặt lờn một cách đáng yêu. Linh hay kể với Vinh những chuyện vụn vặt hàng ngày. Anh cảm thấy cô bé rất gần gũi, có lẽ vỡ Linh cú nhiều sở thích giống Lin, bà chị thõn thiết của Vinh. Linh thớch núi về Hà Nội, về những gỏnh hàng hoa trờn phố, về chiều hồ Tõy, về những gánh hàng rong vỉa hè, những con phố màu xanh, về nắng và gió và cả về trường Xây dựng thân yêu (Linh vẫn luôn tự hào là thành viên của trường ĐH Xây dựng duy nhất nằm trong lũng Hà Nội)…Hình ảnh Hà Nội hiện hữu trong mắt Vinh…từ đó…
- Vinh, đi mua nem chua rán đi.
- Không, chị tự đi mà mua – tôi trả lời, mắt không rời khỏi quyển truyện.
- Ngoan nào, đi đi rồi chị kể về con bé cho mà nghe. Cậu quên là tôi học cùng lớp nấu ăn với con bé à?
- Gỡ, chị kể đi, lát nữa em mua cho. Tôi sáng mắt lên, háo hức nhảy khỏi giường
- Hơ hơ, chị hết thèm rùi.
- Thôi mà, chị kể cho em đi. Nem chua chỉ là chuyện nhỏ thôi mà.
Lin gừ đầu tôi một cách trỡu mến:
-Được rồi, nhân nhượng đấy nhé. Con bé kể là dạo này hay thấycó một bó hồng tỉ muội cái ở cổng vào buổi sáng
- Thế bộ cú núi gỡ khụng?
- Cú, nú bảo khụng biết cú gó nào dở hơi làm cái trũ sến thế. Núi xong, Lin phỏ lờn cười truớc bộ mặt đang thộn ra của tôi.
- Chị đùa thôi mà.
Im lặng một cỏch khú hiểu trong giõy lỏt, Lin núi:
- Chị cảm thấy con bé có điều gỡ đó. Có lẽ là môt tổn thương về tinh thần. Chị cũng không rừ. Chị thấy khi nhắc đén chuyện yêu đương chị thấy nó có vẻ hơi buồn.
- Vậy à, tụi trầm ngõm. Nhỏ cú chuyện gỡ nhỉ? Hỡnh như tôi mới chỉ để ý đến nhóc những lúc bé vui và cười rất tươi, chưa bao giờ tôi nghe nhóc nhắc đến chuyện buồn cả. Có lẽ Lin nó đúng, tôi mới chỉ thích nhóc một cách hời hợt thôi, chưa phải là yêu đâu. Chẳng ai yêu mà không biết người mỡnh yờu buồn chuyện gỡ cả. Hay tụi chưa được cô bé thực sự tin tưởng. Chắc vậy…
2giờ sỏng…
Linh thu dọn sách vở nhét vào ba lô. Lọ hoa hồng trên bàn làm cô bé nhớ đến người bí ẩn vẫn mang hoa đến vào buổi sáng, hai ngày một lần, có lẽ người ta cũng phải căn để bó trước héo mới mang tiếp bó sau. “Một người tinh tế đấy chứ”, Linh mỉm cười. Cô bé ngồi yên lặng ngắm tấm hỡnh của mẹ, lướt qua bức tranh Tuấn vẽ tặng trước đây, và những cục tẩy xinh xinh mà thỉnh thoảng Vinh vẫn nhét vào hộp bút cho cô. Mẹ rời xa cô quá sớm. Tuấn xuất hiện rồi biến mất thật nhanh và vội vàng, như một cơn gió lạ lướt qua, không lâu nhưng đủ làm cây run rẩy. Cũn Vinh,” đối với Vinh thỡ mỡnh là gỡ nhỉ, cú phải một cụ em gỏi  khụng”? Linh tự hỏi. Vinh quan tõm Linh một cỏch dịu dàng cú chừng mực. Đôi khi cô bắt gặp ánh mắt kỳ lạ của Vinh, nhưng cũng chỉ thế thôi, Vinh chẳng thể hiện điều gỡ hết. Linh cũng sợ những thứ đến quá nhanh có thể mất quá nhanh, chỉ vừa chạm tay vào đó tan đi như khói. Như thế thà chỉ đứng nhỡn nhưng nó cứ ở mói đó cũn hơn…
Trong những bó hoa buổi sáng tôi bắt đầu kẹp thêm những mảnh giấy nhỏ trũ chuyện với nhúc. Nhúc kể những tõm sự ẩn sau nụ cười của mình một cách ngắn gọn và tin tưởng. Có lẽ,  với nhóc, cảm giác có một người bạn quen mà lạ mặt để trút bức xúc cũng hay. Nhóc kể nhiều hơn về mẹ nhóc, về mối tình đầu, về gia đình, những điều không cần bí mật nhưng khó để nói ra. Tôi biết, trong mắt nhóc, người mang hoa buổi sáng giống như một món quà đặc biệt mà nhóc không muốn để mất, anh chàng lớp trưởng TOEFL, là tôi, nhóc cũng không muốn mất. Em viết ”Giá như cậu và anh lớp trưởng là một nhỉ, tớ sẽ không phải nghĩ mình là một kẻ tham lam…”
Lớp học nấu ăn của Linh đó được hai tháng, tuần hai buổi, đủ để Linh cảm thấy yêu cái công việc cặm cụi nấu nướng hơn bao giờ hết- công việc mà không ai tin là một nữ sinh Xây dựng yêu đâu, và đủ để Linh tỡm thấy cho mỡnh một người bạn, người chị rất tâm lý, đó là Lin. Linh luụn cú cảm giỏc Lin rất quan tõm và hiểu rừ về cụ, tựa như giữa Linh và cô có sự gắn kết mơ hồ nào đó mà cô cũn chưa biết…Sinh nhật, Lin mời Linh đến nhà với hứa hẹn ngọt ngào: ”Chị sẽ giới thiệu em với thằng em trai của chị. Đẹp trai sáng láng lắm”. Linh gật đầu: “Em trai Lin à, sao mỡnh chưa bao giờ nghe kể nhỉ?”…
Sinh nhật Lin, Linh ngạc nhiờn vỡ cụ là khỏch mời duy nhất, Lin cười:
- Bố mẹ chị đi vắng rùi, bạn bè thỡ chị khụng mời vỡ cú năm nào chị tổ chức sinh nhật đâu. Chỉ buổi tối chúng nó mới kéo chị đi lăng quăng thôi.
Lin dẫn Linh vào phũng, hai chị em bỡnh luận về bỏnh trỏi một thụi một hồi rồi ngồi hỏt karaoke ầm ĩ. Gần trưa, Linh thắc mắc:
- Chị ơi, nấu cơm chứ? Chị cũn hứa, sẽ làm bỏnh đói em mà.
- Hỡ, bỏnh thỡ chị làm rồi, cũn bữa trưa thỡ để thằng em chị nấu. Nó là tay đầu bếp khá đấy.
- Hả?- Linh trợn mắt - Để anh ấy nấu một mình ỏ? Thụi, chị em mình xuống cựng nấu đi, ngại chết.
- Ôi dào, Lin kéo Linh lại – đó bảo kệ mà lại. Nó dở hơi lắm, chỉ quen nấu một mình thụi, đang nấu mà có ai chui vào là nó cáu đấy.
Trưa,
Nghe tiếng gọi dưới nhà, Lin và Linh đi xuống ăn cơm. Vừa xuống đến nơi, Linh ngỡ ngàng, người đang dọn cơm là Vinh.
- Sao anh lại ở đây.
- ễ hay, nhà anh anh khụng ở thỡ ở đâu? Vinh phỡ cười,
Linh đưa mắt nhỡn Lin, Lin nhanh nhảu núi:
- Đây là Vinh, em trai sinh đôi của chị, lớp trưởng lớp tiếng Anh của em, tết này là tốt nghiệp đấy.  Hôm nay sinh nhật bọn chị. Sinh đôi mà chẳng giống nhau mấy, nhỉ.
Linh bật cười. Ra là thế. Lâu nay Linh để ý thấy Lin rất giống ai đó mà không nhớ ra được. Đúng là trái đất trũn.
Chiều, xem phim xong, Vinh dẫn Linh đi dạo. Im lặng. Hồ Tây vắng, lạnh và mờ sương. Trong khoảnh khắc Linh thấy tim mỡnh đập mạnh khi Vinh khẽ nắm lấy tay cụ. Linh khẽ hỏi:
- Từ bao giờ …
- Từ trước khi có bó hoa đầu tiên đặt trước cửa nhà em, nhóc ạ!
Linh giật mỡnh nhỡn lờn, Vinh đang mỉm cười. Cô chợt hiểu. Cảm giác ấm áp đến kỳ lạ.
- Để em hát cho anh nghe một bài nhé…Thềm nhà có hoa anh để lại đêm qua, trong mơ em thấy anh ung dung trên đường về…Linh nhoẻn miệng cười
Xa xa, có tiếng tách tách của những chồi non đang tách vỏ hứa hẹn một mùa xuân mới. Mùa xuân!
Phố khụng tờn
(Dũng sụng băng)
Thứ bảy khụng em ra phố một mình
Nghe chỗ nào cũng là tưởng tượng
Phố ăn kem,
phố cầm tay,
phố đứng,
Phố cười đùa,
phố hờn dỗi.
Lê Xuân Tường
Theo http://cuusinhvien.nuce.edu.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệt 2 Tháng Chín, 2022 Theo chính sử Trung Hoa thì Lưu Tử Nghiệp, tự Pháp Sư, là co...