Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Mùa thu vàng 2

Mùa thu vàng 2

CHƯƠNG 6
– Vĩnh biệt! Vĩnh biệt ngôi nhà đã cho ta niềm hạnh phúc lẫn đau khổ.
Hải Yến vừa leo qua cổng rào vừa lẩm bẩm. Ngày đến đây cô chỉ mang vỏn vẹn một túi xách với vài bộ quần áo. Bây giờ Hải Yến ra đi thế thôi, xấp vải mà cô muốn may cho bà ngoại bộ đồ cô cũng mang theo.
Ra đi Hải Yến chẳng lưu luyến gì, cô chỉ thương cho dì ba, lúc dì ba thức dậy chắc là dì sẽ hốt hoảng lắm.
Lúc tối dì ba đã bảo với Hải Yến:
– Con nên nhẫn nhịn mà ở đây ăn học đi. Ra đời khó sống lắm. Người đời gian dối, lọc lừa khó mà hiểu được lắm.
– Con cám ơn dì đã có lòng lo lắng cho con. Nhưng con tự biết lo cho mình mà.
– Con nói vậy dì càng thêm lo con đừng có nghĩ quẫn nghe.
– Không đâu. Con biết bảo vệ mình mà.
Con phải tạo dựng được tương lai. Con phải thực hiện ước mơ của mình.
– Dì nghe con nói dì cũng thấy thích.
Mình tự làm chủ mình, những thiết kế mẫu mã đẹp. Thời trang là điều mà ai cũng quan tâm cả.
– Cũng chính vì lý tưởng đó mà con phải bỏ bà ngoại lặn lội vào Sài Gòn để học nghề.
– Vì vậy mà con phải cố hết sức vượt qua để đi đến giai đoạn cuối, đạt kết quả như mong đợi.
– Con biết rồi mà.
Tuy nói thế nhưng Hải Yến vẫn âm ỉ trong lòng mình những suy nghĩ:
Không thể sống dựa dẫm vào người khác. Mình phải tự lực cánh sinh, phải vươn lên bằng sức mạnh của đôi tay mình mới được.
Hải Yến rón rén mở cửa sau rồi leo rào ra ngoài như một kẻ trốn chạy. Một mình cô lang thang trên phố khuya. Cô dự định sẽ đến trường học rồi sau đó thuê nhà trọ để ở. Cô sẽ cắt đứt mọi liên lạc với gia đình ông Trần Huỳnh. Cô muốn thoát khỏi kiếp đời của một cánh hoa chùm gửi.
Trời dần dần sáng. Mọi sinh hoạt trên đường phố đã bắt đầu nhộn nhịp. Cuộc sống sôi động của Sài Gòn là thế. Người ta phải vứt bỏ những ưu tư phiền muộn phía sau lưng để lao vào cuộc sống.
Nắng ban mai đã tràn ngập trên đường phố. Hải Yến đưa tay xem đồng hồ.
Cô kêu thầm:
– Chết rồi! Tới giờ học rồi.
Hải Yến nhìn đường phố mà mình đang đứng. Nơi này cách xa chỗ cô học lắm. Khi đi Hải Yến trả lại cho ông Trần Huỳnh chiếc xe đạp. Cô không muốn nhân vật gì của ông, kể cả chiếc vòng mà ông vừa tặng.
– Cô bé! Sao lạc loài ở đây hả?
Một chiếc xe gắn máy thắng gấp trước mặt cô. Cô nhìn lên gương mặt đáng ghét của Hoàng Tín hiện ra trước mắt cô:
– Là anh sao?
– Anh chứ ai? Sao chỉ một đêm mà cô bé xơ xác vậy?
Hải Yến lặng thinh. Giọt nước mắt mà cô cố đè nén bỗng chực tuôn trào.
Hoàng Tín quýnh quáng:
– Sao thế? Việc gì mà cô bé khóc hả?
Hải Yến vẫn lặng thinh. Hoàng Tín lo lắng hỏi:
– Có chuyện gì thế hả? Hôm qua về muộn bị rầy hả?
Hải Yến lắc đầu. Hoàng Tín tiếp tục tra vấn:
– Mất xe hả?
Hải Yến lắc đầu:
– Hay là bị giựt đồ?
– Anh đừng có hỏi nữa có được hay không?
Hải Yến thét lên. Hoàng Tín chẳng những không giận mả còn mừng rỡ:
– Chịu nói rồi hả?
– Bộ tôi câm hay sao mà không biết nói?
– Đâu có. Nhưng cô bé cứ im thin thít anh đâu có biết chuyện gì đâu để mà giúp đỡ.
– Anh có thể giúp tôi được sao?
Hoàng Tín gồng tay mình lên:
– Không có chuyện gì mà Hoàng Tín này không làm được cả.
– Vậy anh hãy giúp tôi một chuyện.
– Chẳng những một chuyện mà một trăm chuyện cũng được nữa.
– Tôi không yêu cầu anh nhiều như thế đâu.
– Đâu có gì. Nào! Cô bé nói đi! Chuyện gì nào?
– Anh biến khỏi mắt tôi ngay.
Hải Yến thét lên. Cô nghĩ Hoàng Tín sẽ tức giận bỏ đi. Nào ngờ anh ta vẫn tỉnh rụi:
– Không được.
– Tại sao?
– Anh chưa thể đi được khi chưa nghe cô bé nói vì sao mình lại lang thang ở đây mà còn khóc nữa chứ.
Hải Yến nói như van vỉ:
– Anh buông tha cho tôi đi. Có được hay không? Tôi van anh mà. Tôi rất cần sự bình yên. Anh đi đi!
Nhưng cô bé chưa nói:
– Anh đừng có mặt dày quá có được không?
Hải Yến hét lên cướp lời của Hoàng Tín.
Bây giờ thì Hoàng Tín đã không dằn được cơn nóng giận. Anh cũng hét lên:
– Nè! Cô bé đừng có quá đáng nghe! Tôi quan tâm cô vì sao mà một thân một mình lang thang ở đây? Tôi lo lắng cho thân gái một mình ở ngoài đường.
Cô có biết nếu cô mà gặp kẻ xấu thì hậu quả sẽ thế nào hay không?
Hải Yến cũng cảm thấy sự vô lý của mình. Cô dịu giọng:
– Xin lỗi anh. Tôi... tôi...
Hoàng Tín nói mát mẻ:
Cô muốn nói hay không thì tùy cô tôi không ép nghe.

– Có thật sự là anh quan tâm tôi không?

– Nếu không tôi mất thời gian để làm gì?

– Tôi sợ anh bị bệnh nghề nghiệp. Anh theo dõi tôi để phóng đại mọi chuyện mà lên báo chí.

Hoàng Tín cười to:

– Cô bé nghĩ rằng tôi xấu như thế sao?

Tôi là phóng viên, công việc là công việc còn tình cảm là tình cảm. Đâu có dính dáng gì đến nhau.

Anh có tình cảm với tôi hả?

Hoàng Tín gãi gãi đầu:

– Anh cũng không biết nữa.

– Anh lại tự mâu thuẫn với mình nữa rồi. Có hay không, anh lại cũng không biết nữa hay sao?

– Cứ cho là có đi.

– Có hay không chứ không thể là cứ cho được:

Hoàng Tín nhăn mặt:

– Thì có đó. Anh rất có tình cảm với cô bé đó. Cô bé nói đi.

– Có tình cảm mà sao mặt mày anh nhăn nhó quá vậy?

– Chứ cô bé muốn anh làm sao hả?

– Anh có thể cười cho vui một chút.

Hoàng Tín cười hì hì:

– Như vậy có vui không hả?

– Vui! Vui lắm!

Hải Yến vừa nói vừa nức nở khóc. Hoàng Tín dỗ dành:

– Có chuyện gì? Cô bé nói đi! Đừng có khóc giữa đường như thế. Người ta sẽ nghĩ rằng tôi ức hiếp cô bé đó.

Hải Yến cố gắng lắm mới có thể kể cho Hoàng Tín nghe câu chuyện vừa xảy ra.

Hoàng Tín lo lắng hỏi:

– Bây giờ cô bé tính thế nào?

– Tôi không biết nữa.

– Nhớ là cô bé làm việc thì làm chớ không được nghỉ học nghe.

– Không! Tôi phải đi học.Tôi không thể phụ lòng kỳ vọng của bà ngoại tôi được.

– Đúng đó. Quan niệm thế là tốt. Vậy cô bé tính thế nào?

– Tôi muốn tìm chỗ ở để đi học.

– Việc ấy cô bé không cần lo. Anh có thể giới thiệu với cơ bé một chổ ở rất đáng tin cậy.

– Cám ơn anh.

– Bây giờ cô bé lên xe đi. Anh chở cô bé đến trường. Trưa anh sẽ đến trường đón cô bé đến chỗ ở mới.

– Cám ơn anh.

– Đừng ơn nghĩa nữa. Lên xe đi! Kẻo trễ học đó.

– Không nghĩ ngợi gì thêm..Hải Yến làm theo lời của Hoàng Tín như một cái máy.

Đến cổng trường anh dùi vào tay cô một bịch nylon.

– Khẩu phần ăn sáng của anh đấy. Ăn đi! Của mẹ anh làm đó.

Hoàng Tín nói xong cho xe dọt thẳng. Hải Yến nhìn theo. Một chút gì đó vui vui trong lòng:

– Anh ta trông cũng thật dễ thương. Đâu có đáng ghét lắm!

Hải Yến hôm nay oai quá ta? Đi học mà cô bạn trai đưa đến trường nữa.

Hoàng Xuân nói như mai mỉa. Trúc Linh ra vẻ sành đời:

– Trông ảnh thật là quen. Hình như là phóng viên báo chí đó.

– Ối! Mấy cha phóng viên xạo thấy mồ.

– Chắc là định giỡn thôi.

– Trời ơi! Chân ướt chân ráo mới vào thành phố. Quậy thế nào mà lọt vô mắt phóng viên vậy ta.

– Chắc là...

– Đủ chưa.

Hải Yến thét lên:

– Các bạn nói đủ chưa?

Hoàng Xuân vênh mặt:

– Chúng mình chỉ bình luận thôi. Bạn làm gì phản kháng dữ vậy?

– Các bạn là những người may mắn có cha, có mẹ, có cuộc sống sung túc. Ăn uống quá thừa mứa nên không biết làm gì để tiêu hao. Suốt ngày chỉ biết lo chúi mũi vào chuyện của người khác mà sanh sự.

– Hải Yến! Bạn tưởng bạn là ai mà dám xúc phạm đến chúng tôi vậy hả?

– Tôi không là ai cả. Nếu các bạn muốn chúng tôi tôn trọng các bạn thì trước hết các bạn phải tôn trọng tôi.

– Ê! Bạn nói thế là sao hả?

Trúc Linh như chế dầu vào lửa chọc giận Hoàng Xuân:

– Có nghĩa là nó khinh mày, coi thường mày như mày coi thường nó. Vậy mà cũng không biết.

– Ý mày nói là...

Nó nói mày mập mà ngu như con lợn Hoàng Xuân tức giận quay sang.Hải Yến:

– Hải Yến! Có phải là con Trúc Linh nó nói là đúng không?

Hải Yến đang buồn bã. Cô không muốn đôi co với hai kẻ hiếu chiến này:

– Tùy bạn! Bạn nghĩ thế nào cũng được cả.

Trúc Linh la oai oái:

– Đó thấy không! Tao đâu nói có sai. Nó đang khinh dễ mày đó.

Hải Yến cảnh cáo Trúc Linh:

– Nè! bạn đừng có mà ngậm máu phun người nghe. Bạn đang có ý nghĩ gì vậy hả?

– Không nghĩ gì cả. Chỉ vì bộ mặt khinh người của mày quá dễ ghét nên tao cần vạch mặt mày ra cho Hoàng Xuân biết thôi.

Trúc Linh! Bạn thật là xấu xa. Bạn ghét tôi nên tìm cách chia rẽ tôi với các bạn trong lớp chứ gì.

Trúc Linh sần tới:

– Ê! Mày đã nói là tao xấu xa tức là mày đã xúc phạm đến nhân phẩm con người của tao. Tao là bạn của Hoàng Xuân, mày xúc phạm tao là xúc phạm nó.

Tôi không nghĩ như bạn nghĩ.

– Mày sợ rồi nên định biện minh hả?

– Hoàng Xuân! Mày tính sao hả?

– Xử nó chứ sao?

Hải Yến hùng hồn.

– Nè! Các bạn đừng có ỷ đông mà ăn hiếp yếu nghe. Tôi không nhịn đâu.

– Không nhịn thì làm gì bọn tao hả?

Giữa lúc tình hình đang căng thẳng thì có một giọng nói vang lên:

– Các em tại sao không vào lớp học mà tập trung cãi vã ở đây?

Vẫn là Trúc Linh ra vẻ thông thái:

– Chào hiệu trưởng. Chúng em chỉ cảnh cáo bạn này thôi.

Hoàng Xuân và Hải Yến nghe Trúc Linh chào cung kính cũng vội vã cúi chào:

– Dạ? Em chào hiệu trưởng!

Bà hiệu trưởng có gương mặt thật đẹp khoát tay:

– Được rồi.

Bà đưa tay chỉ Trúc Linh:

– Em nói đi! Bạn này có hành động thế nào mà em phải cảnh cáo.

– Dạ!...Dạ....

– Không nói được chứ gì?

– Dạ không phải.

– Vậy thì em nói đi.

Trúc Linh cố tìm một lý do để buộc tội Hải Yến mà không nghĩ ra. Không lẽ cô nói với mọi người là cô đang ghen tỵ với sắc đẹp của Hải Yến.

– Không nói được chứ gì. Vậy thì hãy vào học đi. Đừng gây sự nữa.

– Dạ! Chào hiệu trưởng.

Trúc Linh kéo tay Hoàng Xuân đi nhanh vào lớp Hải Yến vòng tay:

– Em cám ơn hiệu trưởng.

– Không có gì. Tôi chỉ muốn lập một trật tự ở cái trường học này thôi.

– Dạ! Xin phép hiệu trưởng cho em vào lớp.

– Ừ! Em vào đi!

Hải Yến vừa bước đi thì cô hiệu trưởng gọi lại:

– Em! Em gì ơi!

Hải Yến dừng lại:

– Cô hiệu trưởng gọi em phải!

– Cô hiệu trưởng còn gì chỉ dạy em hả?

– Không! Chỉ là tôi thấy em rất là quen.

– Thưa! Em không phải là người Sài Gòn.

– Em là người ở đâu?

– Dạ! Quê em ngoài Phan Thiết.

– Phan Thiết.

Cô hiệu trưởng cố nhớ trong đầu mình một người quen nào ở Phan Thiết. Cô chợt leo lên mừng rỡ:

– Hải Triều! Em là Hải Triều!

Rồi cô lắc đầu:

– Không! Nếu là Hải Triều thì em phải bằng với cô rồi.

– Thưa cô. Em là con gái của mẹ Hải Triều.

Cô hiệu trưởng nhìn Hải Yến:

– Sao? Em nói sao? Em là con gái của Hải Triều?

– Dạ! Em là Hải Yến!

– Vậy HảiTriều đâu? Đã mười mấy năm rồi chúng tôi không gặp nhau. Nếu biết em vào đây gặp cô, Hải Triều sẽ mừng lắm đó.

Hải Yến nghẹn ngào:

– Dạ! Mẹ em...

– Mẹ em thế nào?

– Mẹ em chết từ khi em còn rất nhỏ.

Tất cả những gì còn lại của em chỉ là hình ảnh mà thôi.

Cô hiệu trưởng sững sờ:

– Sao? Hải Triều chết thật rồi sao?

– Dạ!

– Tội nghiệp Hải Triều quá. Sống thì lận đận long đong, duyên tình trắc trở.

– Cô ơi! Cô biết mẹ em thật hả?

Chẳng những biết mà cô còn rất thân với mẹ em nữa.

– Vậy cô hãy nói cho em nghe đi. Mẹ em thế nào hả cô?

– Mẹ em là một người con gái rất đẹp rất tài hoa của trường Đại học Kinh tế.

Rất nhiều, rất nhiều bạn trai cùng trường ngõ ý muốn làm quen. Ba em cũng là một trong những người ấy.

– Cô biết ba em?

– Cô và mẹ em cùng học trường với ba em mà. Bộ em không biết gì về ba em sao?

Hải Yến lắc đầu:

– Không! Ngoại em không nói gì về ba cả. Cô! Cô ơi! Cô nói cho con nghe đi! Ba con là ai hả?

Cô hiệu trưởng ngập ngừng:

– Nếu ngoại em đã giấu thì cô có nên nói cho em nghe không?

Nước mắt Hải Yến tuôn trào:

– Tại sao mọi người đều giấu em. Ba em là người thế nào? Thân thế ra sao?

Tại sao em lại không biết được nguồn cội của mình chứ?

– Em bình tĩnh một chút đi Hải Yến.

– Không! Em không còn bình tĩnh được nữa. Cô ơi! Cô thương em, cô nói cho em nghe đi. Ba em là ai? Ở đâu? Cô nói đi cô.

– Cô nói cho em biết. Ba em là ai đi cô!

– Được rồi. Cô sẽ nói cho em nghe. Cô cháu mình lại băng ghế kia ngồi đi em.

– Dạ!

Giọng cô hiệu trưởng trầm ngâm:

– Hồi đó ba mẹ em không cùng lớp nhưng cùng trường. Họ yêu nhau và tình yêu đó đã buộc họ phải vượt qua vòng lễ giáo.

Khi mẹ em có thai em thì gia đình ba em bắt buộc ba em phải bỏ mẹ em mà đi cưới vợ. Hải Yến căm phẫn:

– Thật là tàn nhẫn mà. Sau đó thế nào hả cô?

Khi ba em cưới vợ mẹ em như người mất trí. Mẹ lang thang một mình trên các đường phố Sài Gòn mà đau khổ tột cùng.

Hải Yến khóc nức nở:

– Tội nghiệp mẹ em quá.

Lúc ấy cô khuyên mẹ nên về quê sinh nở. Đừng ở lại cái thành phố đau lòng này nữa. Ngày tiễn mẹ về quê, hai chị em đã ôm nhau mà khóc thật nhiều. Còn việc sau này thì em đã biết hết rồi.

– Nhưng cô vẫn chưa nói cho em biết ba em là ai?

– Em thật sự muốn biết sao?

– Ai mà không muốn biết rõ nguồn cội của mình hả cô?

Thôi được. Cô nói cho em biết. Ba em cũng là người trong thành phố này.

– Nhưng là ai hả cô?

– Là Trần Huỳnh. Giám đốc công ty thương mại Sài Gòn.

Hải Yến sững sờ:

– Là Trần Huỳnh. Chính là ông ta sao?

– Em biết ông ta sao?

– Em đã từng đối diện với ông ấy.

– Ông ta nhìn nhận em là con hả?

– Không! Ông ta chỉ nhận em là con nuôi thôi.

– Tại sao thế? Không nhận là không nhận. Tại sao lại là cơn nuôi.

Vì em đang sống trong gia đình của ông ta và vợ con ông.

– Có chuyện đó nữa hả?

Nhưng em đã định dọn ra ngoài ở.

– Tại sao vậy?

Hải Yến kể lại câu chuyện xảy ra đêm qua. Cô hiệu trưởng thở dài:

– Như thế cũng khó vậy em tính sao?

Một người bạn đã giới thiệu cho em một chỗ trọ. Em cẩn phải học thành tài.

Em không thể làm cho bà ngoại em thất vọng. Nếu có gì khó khăn em hãy nói với cô nghe.

– Dạ! Em cảm ơn cô.

– Thôi! Em vào học đi.

– Em không còn tâm trí nào mà học hành nữa. Cô cho em nghỉ buổi học này nghe.

– Thôi được. Cô sẽ vào xin phép cho em nghỉ hôm nay. Nhưng em nhớ sắp xếp xong phải đến trường học nghe.

– Dạ! Chào cô!

– Ừ! Em về đi.

Hải Yến rời khỏi trường học. Cô lại đi một mình lang thang trên đường phố.

Cô đau khổ với những điều vừa biết được.

– Ông ta là cha của mình hay sao? Ông ta định bù đắp cho mình để chuộc lại lỗi lầm ngày xưa hay sao? Tưởng như thế là có thể xóa đi tội ác của mình hay sao?

Càng nghĩ Hải Yến càng căm phẫn:

– Không! Mình không thể nào tha thứ cho ông ta được. Cái chết của mẹ. Sự cút côi của mình suốt mười tám năm qua. Ông ta lấy gì để mà bù đắp được đây?

Nhớ lại cảnh ông Trần Huỳnh yêu chìu vợ con và câu nói của Thúy Hồng nói với mình. Mình là một người không rõ nguồn gốc. Hải Yến càng chua xót.

– Ông Trần Huỳnh! Ông phải trả một cái giá rất đắt cho tội ác của mình.

Ông Trần Huỳnh hớt hải chạy đến trường tìm Hải Yến:

– Cô ơi? Cô làm ơn chô tôi hỏi thăm.

– Trần Huỳnh!

Trần Huỳnh ngơ ngác nhìn người đối diện:

– Thu Nguyệt!

– Đúng là anh rồi Trần Huỳnh.

– Thu Nguyệt! Sao em lại ở đây hả?

– Em là hiệu trưởng của trường này.

– Hiệu trưởng!

– Phải! Sau khi tốt nghiệp đi làm một thời gian em theo chí hướng của mẹ mở trường dạy cắt may này.

– Sao lúc đến đây làm thủ tục cho Hải Yến nhập học, anh không gặp em.

– Trợ lý của em làm thay em mọi việc.

– Em chỉ đứng điều hành công việc thôi.

– Vậy cũng phải.

– Anh đến đây tìm Hải Yến à?

– Bộ em biết Hải Yến là con của Hải Triều sao?

– Em cũng vừa mới biết cách đây mấy phút.

– Hải Yến đâu em?

– Đi rồi.

Ông Trần Huỳnh hốt hoảng:

– Đi rồi? Đi đâu hả?

Thu Nguyệt lắc đầu:

– Em cũng không biết nữa.

– Tại sao lại không biết?

– Hải Yến không nói là mình đi đâu cả.

– Sao em không giữ Hải Yến lại?

Hải Yến xin phép em nghỉ một ngày để sắp xếp chỗ ở. Ngày mai anh đến đi, Hải Yến sẽ trở lại trường học mà.

– Không biết Hải Yến có chịu tha thứ cho lỗi lầm mà ngày xưa anh gây ra cho mẹ con nó hay không?

– Em đã nói rõ cho Hải Yến biết sự thật rồi.

– Sao em đã nói cho nó biết anh là cha của nó hả?

Thu Nguyệt gật đầu:

– Phải. Chúng ta cũng cần cho nó biết nó sự thật đi dấu mãi cũng bất công cho nó.

– Cũng tốt. Nhưng anh chỉ sợ nó không tha thứ cho anh.

Cái đó tùy ở sự thành khẩn của anh với Hải Yến.Từ những khó khăn trước mắt là gia đình vợ con anh.

– Rất may mắn cho anh, vợ anh Thúy Lan là một người rất rộng lượng. Anh đã nói rõ sự thật cho.Thúy Lan biết. Cô ấy rất sẵn sàng đón Hải Yến về và xem như con ruột của mình. Như thế cũng tốt.

– Anh chỉ sợ Hải Yến sau khi biết rõ anh là cha của nó, nó sẽ không chịu tha thứ nhận nhìn anh.

– Em sẽ khuyên răn giải thích cho nó hiểu. Mong rằng cha con anh sẽ có ngày vui đoàn tụ.

– Anh thật là ray rứt khổ đau với cái chết của Hải Triều. Chính anh, anh đã giết cô ấy. Chính anh, anh là kẻ tội đồ không thể thứ tha.

Dù sao thì chuyện cũng đã xảy ra rồi. Anh có hối hận thì Hải Triều không sống lại được.

Ông Trần Huỳnh thở dài:

– Không biết Hải Yến đi đâu nữa? Liệu nó có làm chuyện gì nông nổi hay không?

– Hải Yến tuy còn nhỏ nhưng rất chín chắn. Em tin tưởng vào bản lĩnh của nó. Anh yên tâm đi.

Ngày mai, Hải Yến trở lại em nhớ giữ nó. Anh sẽ đến.

Nhất định là vậy rồi.

– Anh về nghe!

– Dạ! Anh về đi!

Ông Trần Huỳnh ra về với tâm trạng rối bời:

Liệu mình có thể giải quyết ổn thỏa, câu chuyện này không? Liệu Hải Yến có tha thứ cho mình, cô chịu để cho mình lo lắng cho nó hay không? Hay là Hải Yến sẽ oán hận ông vì chính ông dã gây ra cái chết thê lương của mẹ nó. Hải Yến! Hải Yến ơi! Hãy tha thứ cho ba?

Bà Thu Nguyệt đứng nhìn theo dáng thất thiểu của bạn. Lòng người, nhân tình thế thái đã đưa những người bạn của bạn đến nghịch cảnh trái ngang. Rất may cho bà, hạnh phúc đã mỉm cười với bà. Chỉ tội cho Hải Triều, người bạn gái dễ thương xinh đẹp nhưng quá bạc phận.

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Bạn trên trời có linh thiêng hãy giúp Hải Yến vượt qua nỗi đau để đi đến một tương lai tươi đẹp.

Hoàng Tín bực bội làu nhàu:

– Thật là bướng bỉnh mà. Đã bảo ở đây chờ mình mà vẫn bỏ đi. Biết tìm ở đâu cho ra bây giờ?

– Anh chờ Hải Yến hả?

Thấy hai cô bạn học của Hải Yến, Hoàng Tín mừng rỡ hỏi thầm:

– Hai em có biết Hải Yến đi đâu không?

Trúc Linh gần như đay nghiến:

Đi rồi. Không có học.

– Nhưng mà cô ấy đi đâu?

Hoàng Xuân mát mẻ:

– Anh mà không quản lý được thì tụi này làm sao mà biết chứ?

Tưởng thăm dò được tông tích của Hải Yến. Nào ngờ pặp phải hai cô ỏng a ỏng ảnh này. Hoàng Tín bực dọc:

Hai cô...không biết thì thôi.

Hoàng Xuân chọc ghẹo:

– Trời ơi! Anh đẹp trai mà sao quạu quọ quá vậy? Bởi vậy anh mới chọn Hải Yến cho phù hợp với anh. Người gì mà cứ như đá vậy.

– Tôi không muốn nghe hai cô nói xấu người vắng mặt đâu.

– Trời ơi! Vừa động một tí đã bênh rồi.

Hèn gì mà nàng ta không lên mặt. Bỏ cho leo cây như thế.

Hai cô nàng bỗng cười vang lên vì cho là câu nói của mình quá chí lý:

Hoàng Tín nhăn mặt:

– Vô duyên!

Không mắc cỡ Hoàng Xuân còn ngoái lại nói:

Vô duyên đối diện thấy thương liền nghe.

Hoàng Tín không còn tâm trí đâu mà trả lời mấy cô nàng đỏng đảnh này.

Anh nghĩ cách đi tìm Hải Yến.

Hoàng Tín suy luận:

Cô hàng thì thích rong chơi, ở biển thì đi rong ngoài. biển. Vào thành phố thì chắc chắn rằng sẽ đi rong trên đường mà thôi.

Nghĩ vậy, Hoàng Tín cho xe chạy rong trên đường. Hết đường này rồi hết đường khác. Thoáng nhìn những người qua lại bên đường Hoàng Tín mừng rỡ nhận ra vóc dáng quen thuộc:

– Hải Yến!

– Cô nàng quắc mắt lại nhìn:

– Cái gì mà Hải Yến hả?

Một gương mặt xa lạ. Không phải là Hải Yến.

– Xin lỗi. Tôi lầm.

Hoàng Tín cho xe chạy đi mà lòng buồn rười rượi:

– Hải Yến ơi! Hải Yến ơi! Em đừng như cánh chim bay về biển cả, bỏ mình anh bơ vơ trên đất liền làm chim lẻ bạn - Hải Yến!

– Hải Yến ơi! Bây giờ em ở nơi đâu?

Hoàng Tín cứ chạy, cứ chạy mãi trên đường phố. Anh đi tìm Hải Yến, tìm một cánh chim bay lạc loài giữa bầu trời.

Xe lướt qua các hàng cây bên đường, Hoàng Tín chợt linh cảm rằng Hải Yến đang ở quanh đây. Anh cho xe dừng lại.

Chú mục vào một cô gái đang ngồi gục đầu bên gốc cầy. Hoàng Tín cho xe dừng lại.

Cô gái ngồi ủ rũ mái tóc dài buông lơi, đôi vai run run... cô gái đang khóc.

– Hải Yến! Đúng là Hải Yến rồi.

Hoàng Tín reo lên:

– Hải Yến!

Cô gái ngẩng mặt lên. Gương mặt đầm đìa nước mắt:

– Hải Yến!

– Hoàng Tín!

Thật là bất ngờ, Hải Yến lao nhanh đến ôm chặt lấy anh. Hoàng Tín xúc động, anh cũng ôm chặt lấy cô:

– Hải Yến! Anh sợ sẽ không tìm được em.

– Hoàng Tín ơi! Em cũng sợ lắm, sợ mình phải bơ vơ giữa cuộc đời này.

– Đừng sợ. Anh sẽ bảo vệ em, bảo vệ một cánh chim bay đưa về tổ ấm:

Hải Yến vẫn còn run rẩy:

– Em sợ lắm. Em sợ mình sẽ phải như mẹ, phải gánh chịu sự khắc nghiệt của cuộc đời.

– Đừng bi quan thế em, hoàn cảnh không phải lúc nào cũng theo một lịch trình. Chúng ta phải biết vươn lên để hoàn thiện mình.

– Nhưng sức người yếu ớt quá làm sao mà chống chọi lại sức tàn phá của thiên tai?

Nhưng lịch sử bao đời đã chứng minh, con người vẫn tồn tại trước bão giông.

– Nhưng đau thương lắm anh ơi!

Anh sẽ biến đau thương thành nụ cười, thành mùa xuân rạng rỡ trên mắt em.

Hải Yến mỉm cười:

– Có thật không anh?

– Thật. Em nhìn vào anh đi. Anh có phải là đang nói dối hay không?

– Em không biết.

– Biết! Em phải biết phải biết Hải Yến Hoàng Tín khép chặt môi cô bằng một nụ hôn dài. Hải Yến đón nhận nụ hôn đầu đời bằng một nổi đau và một niềm vui vừa chợt đến.

Hải Yến! Em nghĩ sao về lời đề nghị của anh.

Hải Yến ngẩng đầu lên:

– Anh đề nghị gì? Cưới em hả?

Hoàng Tín ký nhẹ vào trán Hải Yến:

– Ngốc ạ! Em mà chịu để cho anh xỏ lỗ tai dắt đi sao?

– Anh xem em làm gì mà đòi xỏ lỗ tai em hả?

– Là Hải Yến! Là cô bé ngốc nghếch, là người yêu của anh.

– Thế sao anh lại đòi xỏ lỗ tai em?

– Em xem mình kìa. Đâu có xỏ lỗ tai.

Nếu anh cười em thì anh phải xỏ lỗ tai em mới đeo bông cưới được chứ:

– Em sợ đau lắm.

– Không sao. Bây giờ tiến bộ lắm. Em chỉ cần ra cửa hàng đứng im cho người ta bắn bụp, bụp":

Chỉ hai giây thôi là có bông đeo liền.

– Nguy hiểm quá vậy?

– Có gì đâu. Em không thấy một bây giờ phụ nữ và thanh niên người ta đeo một dãi bông trên tai đó sao?

Hải Yến rùng mình:

– Sợ quá!

– Bây giờ mình nói chuyện nghiêm túc nghe.

– Ủa? Bộ nãy giờ em nói chuyện không đàng hoàng sao?

– Không phải. Nhưng anh muốn nhắc lại lời đề nghị của anh.

– Anh đề nghị gì?

Chuyện đi thi tuyển MC đó.

– Em sợ mình không đủ khả năng.

– Anh rất tin tưởng ở em. Bây giờ anh sẽ huấn luyện cho em phần cơ bản.

Thấy Hải Yến lặng thinh. Hoàng Tín tiếp tục thuyết phục:

– Em nên tin tưởng ở tài năng của mình. Anh đồng ý việc em muốn thực hiện ước mơ của mình. Nhưng em cũng cần phát triển thêm. Em có thể làm một MC giỏi, em có thể giới thiệu với khách du lịch vùng đất quê mình. Em có thể giới thiệu những mẫu mã hàng do tự em thiết kế. Em có thể làm...

Hải Yến cắt ngang:

– Anh mà nói nữa em sẽ tưởng mình là một thiên tài đó.

– Thật sự là em có tài mà.

– Thôi được rồi em nghe lời anh nếu không thì anh sẽ cho em là không cầu tiến.

Hoàng Tín reo vang:

– Hoan hô em! Anh lập tức đi đăng ký cho em nghe.

– Tùy anh!

– Ừ! Anh còn một điều này nữa muốn hỏi?

Hải Yến nhăn nhó:

– Chuyện gì nữa? Đừng bắt em thi thêm cuộc thi nào nữa nghe.

– Không! Chỉ cần em trúng tuyển cuộc thi này là anh vui lắm rồi. Anh là phóng viên, còn em là một MC giỏi. Chúng ta mới xứng đôi xứng lứa làm sao.

– Đó là chuyện tưởng tượng mà thôi.

Còn anh, muốn hỏi em chuyện gì sao không hỏi đi mà cứ dài dòng mãi vậy.

– Em ở đây có thoải mái không?

Tuy ở đây một căn phòng chật hẹp nhưng em thấy không gian vô cùng rộng lớn. Còn ở nơi nhà cao cửa rộng mà gò bó, hẹp hòi.

Hoàng Tín biết Hải Yến nhắc đến nhà của ông Trần Huỳnh. Cho đến bây giờ Hải Yến vẫn chưa cho Hoàng Tín biết. Ông Trần Huỳnh là cha ruột của mình.

Thấy em thích nghi với hoàn cảnh hiện tại anh rất mừng.

– Anh không thấy ở ngoài quê em sống như thế nào sao? Em thích nằm dài trên bãi cát, thả cả tâm hồn mình với thiên nhiên không phải nhà cao, màn treo trướng rũ. Cuộc sống không cần phải phù phiếm xa hoa. Tất cả thật giản dị.

– Chính vì vậy mà anh mới yêu em. Em đã cuốn hút anh vào cái thế giới tự nhiên.

– Anh thật là một kẻ đáng ghét. Cứ trêu chọc em mãi.

– Anh muốn đến gần em, tiếp cận em nhưng lóng nga lóng ngóng không biết làm sao. Thành ra cứ chọc giận em mãi.

Từ những giận hờn bỗng nhiên trở thành nỗi nhớ. Anh đi rồi, em buồn bã lắm.

– Sao anh đi về mà không từ giã em một lời?

– Công việc ở Sài Gòn quá gấp. Anh phải cùng ba mẹ về ngay. Vã lại, lúc đó có muốn từ giã em, em cũng không thèm nghe.

– Chúng mình thật buồn cười anh há.

Vụng dại như trẻ con.

– Em không còn là trẻ con nữa. Em đã trường thành rồi Hải Yến ạ.

– Trưởng thành.

Hải Yến thở dài:

– Em trưởng thành rồi thì nỗi đau càng cao. Có ích gì đâu.

– Dù hoàn cảnh nào thì con người cũng phải trường thành. Rồi chúng ta cũng phải theo quy luật, cũng sẽ giá như cha mẹ chúng ta. Chúng ta sẽ ngồi mà nhìn con cháu vui sống với nhau:

– Anh cứ dùng từ chúng ta" mãi. Tưởng như là tất cả sẽ quá dễ dàng.

– Đâu có. Sao em cứ bi quan thế? Anh đã bảo là về phía gia đình anh không có vấn đề. Chỉ cần chờ em thành công là chúng ta sẽ làm đám cưới ngay.

– Con đường tình của em sẽ bằng phẳng thế sao?

– Rất bằng phẳng, không có chông gai nào cả. Biết hôn?

– Dạ biết mà.

Hải Yến kéo dài tiếng “biết” rồi né tránh nụ hôn của anh:

Hoàng Tín hụt hẫng:

– Sao thể hả? Chút nữa là anh té rồi.

– Kẻ tham lam phải bị trừng phạt.

– Khi yêu ai cũng tham cả.

– Em sẽ không là mục tiêu để anh lấn ép đâu.

– Anh không lấn ép em đâu. Anh chỉ yêu em thôi.

– Yêu em mà cứ hôn em hoài vậy?

– Thì đó là tình yêu mà.

– Tình yêu gì mà kỳ vậy?

– Sao lại kỳ? Em không nghe các nhà văn, các nhạc sĩ ca ngợi tình yêu sao?

– Em không nghe ai nói hết mà em chỉ nghe anh nói không hà?

– Đây dẫn chứng đàng hoàng đây. Nhạc sĩ Xuân Hồng viết bài ca "Mùa xuân bên cửa sổ, có đoạn hát.

...Ôi hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp. Mùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng. Cuộc đời còn có cả những nụ hôn".

– Thấy chưa!

Hoàng Tín vừa nói vừa đặt môi mình lên má Hải Yến. Không thể tránh né được, Hải Yến chấp nhận nụ hôn của anh, cô dẩu môi lên phụng phịu:

– Anh ăn hiếp em nữa.

– Vậy em ăn hiếp anh lại đi.

– Thôi đi! Khôn thấy mồ.

– Khôn như thế mới được em yêu chứ?

– Ai yêu anh hả?

– Thì em chứ ai?

– Em yêu anh hả?

– Không yêu anh, anh hôn nữa đó.

Hoàng Tín sấn tới, Hải Yến thụt lùi.

Hoàng Tín tấn công:

– Anh hỏi lần nữa, em có yêu anh không?

– Thì...thì có.

– Có. Trời ơi! Anh mừng quá.

Hoàng Tín vừa reo vừa bế bổng Hải Yến xoay mấy vòng.

– Té! Té em?

– Té anh đỡ mà.

Hoàng Tín, lại xoay. Cả hai cười vang lên. Tiếng cười rộn rã của hạnh phúc tình yêu.

CHƯƠNG 7 -

H

ải Yến!

Hải Yến ngước lên nhìn người đàn ông bên cạnh. Đôi mắt cô hằn lên ngọn lửa.

– Ông đến đây để làm gì?

– Hải Yến! Ba...

Hải Yến thét lên:

– Ông không phải là bà của tôi. Tôi không có ba.

– Hải Yến! Ba biết là con sẽ không bao giờ tha thứ cho ba. Nhưng con cho ba được giải bày.

– Không! Ông không cần phải giải thích gì cả. Bởi vì sự giải thích của ông cũng đâu có làm cho mẹ tôi sống lại. Sự giải thích của ông có thể nào trả lại cho tôi người mẹ, để cho tôi đừng côi cút hay không?

– Ba biết ba có lỗi với con.

Nếu ông có lỗi là có lỗi với mẹ của tôi. Giữa tôi và ông không có sự liên quan nào cả. Ông hãy về đi:

– Hải Yến! Dù muốn dù không con cũng là con của ba. Con hãy bỏ qua tất cả để trở về chung sống với gia đình ta.

– Gia đình ta!

Hải Yến cười trong mũi:

– Ông nói tiếng “Gia đình ta” sao mà nghe chua xót quá. Họ có xem tôi là người hay không? Trong mắt họ tôi chỉ là một đứa con hoang vô thừa nhận.

– Không! Mọi người đã hiểu ra sự thật.

– Ai cũng mong được đón con về.

– Đón tôi về. Sao mười tám năm trước ông không đón mẹ con tôi về? Lúc đó chỉ cần ông đưa bàn tay ra đỡ lấy mẹ tôi. Thì bây giờ tôi không những gọi ông bằng ba mà tôi sẽ gọi ông bằng thánh đó.

– Hải Yến! Không lẽ suốt đời ba không có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm cũ sao con?

– Có chứ.

– Có thật không con?

Ông Trần Huỳnh mừng rỡ hỏi:

– Thật chứ.

– Vậy con nói đi. Bất cứ điều gì ba cũng sẵn sàng làm để cho con được cớ tương lai với cuộc đời này.

Hải Yến cắn môi:

– Ông chết đi!

– Hả? Con nói gì?

– Ông chết đi! Chỉ có cái chết ông mới được gặp mẹ tôi ông mới có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm mà thôi.

– Con...

Ông Trần Huỳnh đưa tay chặn lồng ngực của mình.

– Ông thấy đó, con người của tôi là vậy.

Không mẹ, không cha, vô giáo dục nên ăn nói không lễ độ được. Ông về đi.

Về với vợ con ông đi. Tôi không có cha. Tôi không có cha. Hãy để tôi yên.

Hải Yến băng mình chạy ra khỏi phòng. Ông Trần Huỳnh khuỵu xuống bên bàn:

– Hải Triều ơi! Anh biết phải làm sao?

– Em có thấy mình hành động như thế là quá đáng lắm hay không hả Hải Yến?

Hải Yến ngồi thu mình trên chiếc băng trước cửa phòng cấp cứu. Trong lòng cô cũng dấy lên bao ân hận. Nhưng thật sự là cô không thể nào tha thứ cho ông ấy được. Cô không thể nào thừa nhận thâm tình mà không nghĩ đến sự đau khổ của mẹ này xưa.

Hoàng Tín vẫn tiếp tục nói:

– Nếu như anh không đến kịp thì em nói đi, hậu quả sẽ như thế nào hả?

Hải Yến bịt chặt tay mình lại:

– Đủ rồi! Anh đừng nói nữa.

– Em có biết người nằm trong phòng cấp cứu là ai không? Là ba của em đó.

Là ba của em. Em nghe rõ không?

– Em không bao giờ thừa nhận ông ấy là cha, ông ấy không phải là cha của em.

– Em không có cha. Em không có cha mà.

Hoàng Tín đặt tay lên vai Hải Yến:

– Hải Yến! Bình tĩnh lại đi em! Cha con là duyên kiếp bao đời mới có. Em đừng vì chút lỗi lầm của người xưa mà phụ bỏ một thâm tình.

– Không! Em không phụ ông ta. Mà chính ông ta đã phụ bỏ mẹ con em để chạy theo danh lợi sang giàu.

– Hãy có lòng vị tha đi Hải Yến:

Anh yêu em vì em là một cô gái hồn nhiên yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, em đã yêu được cả thiên nhiên thì tại sao em không yêu được cha của mình chứ?

– Có phải là trong mắt anh em tồi tệ lắm không?

– Anh không có ý như thế. Anh chỉ muốn khuyên em nên sống theo đạo lý của con người mà thôi.

– Đạo lý con người:

Nếu như ngày xưa ông ta nghĩa đến đạo lý con người thì ông ta đâu có bỏ rơi mẹ con em.

– Anh không ngờ em cố chấp như thế Hải Yến à.

– Anh thất vọng về em lắm phải không?

– Thật tình là anh quá thất vọng về em.

– Chưa muộn đâu anh. Anh vẫn còn đủ thời gian để quay lại với chính mình mà.

– Em nói cái gì mà lăng nhăng vậy Hải Yến?

– Chúng mình chia tay nhau đi!

Giọng Hải Yến ráo hoảnh:

– Em nói cái gì hả?

– Có cần em nhắc lại hay không hả?

– Chúng mình chia tay nhau đi!

– Hải Yến!

Hoàng Tín kêu lên.

– Em đừng có trẻ con như thế Hải Yến?

Chuyện tình yêu đâu phải là trò đùa mà muốn thích nhau là yêu, không thích nhau là chia tay được.

– Em không muốn gây cho anh sự thất vọng về sau này.

Bây giờ không phải là lúc chúng ta tranh cãi nhau. Mà điều quan trọng nhất, bây giờ là sự an nguy của ba em. Ông ấy vẫn còn trong phòng cấp cứu kìa.

– Nếu không vì bệnh tình của ông ta, em đâu có ngồi đây để nghe ông phiền trách.

Hoàng Tín mỉm cưới. Anh biết rằng ngoài miệng nói thế nhưng Hải Yến vẫn dành cho ba mình một tình thương. Cũng không thể trách Hải Yến được. Nếu thử đặt hoàn cảnh của Hải Yến, chưa chắc gì anh có bản lĩnh chịu đựng như Hải Yến nữa.

– Hải Yến! Ba con có sao không hả?

Bà Thúy Lan hớt hải chạy vào bệnh viện. Bà mếu máo hỏi Hải Yến:

– Chắc là không sao đâu.

– Ba con ở đâu?

– Vẫn còn trong phòng cấp cứu.

Bà Thúy Lan lo lắng:

– Không biết ông ấy có sao không nữa.

– Ai là thân nhân của ông Trần Huỳnh?

Bà Thúy Lan lao đến:

– Thưa bác sĩ! Tôi đây!

– Bà là gì của ông ấy?

– Tôi là vợ của ông ấy.

– Ông ấy bị suy tim rất nặng. Ông ấy cần được nghỉ ngơi và nhất là tránh sự xúc động.

– Thưa bác sĩ! Chồng tôi bây giờ như thế nào hả bác sĩ?

– Tạm thời ông ấy đã qua cơn nguy hiểm.

– Tôi có thể vào thăm chồng tôi được không bác sĩ?

– Được! Nhưng bệnh nhân còn trong giai đoạn hồi sức không thể tiếp xúc với nhiều người. Tạm thời chỉ cho một mình bà vào thôi.

– Cám ơn bác sĩ.

Bà quay sang Hải Yến:

– Hải Yến! Bây giờ ông ấy rất cần con.

– Con đừng bỏ ông ấy nghe.

Hải Yến nghe có một cái gì đó nghèn nghẹn lên cổ người đàn bà này là kẻ thù hay là tình thầm của cô đây?

Giọng bà Thúy Lan như van lơn:

– Hải Yến. Dì xin con! Con hãy ở lại. Con đừng về. Đừng bỏ ba con nghe.

Hải Yến không thể yên lặng được nữa.

– Cô nói cho bà Thúy Lan yên lòng:

– Dì yên tâm đi! Con sẽ ở lại đây mà.

Được một lời như cởi mở tấm lòng bà Thúy Lan bước vào trong chăm sóc cho chồng. Bà yêu chồng, bà không thể đứng nhìn ông khể đau mà yên dạ. Dù có phải hạ mình van xin Hải Yến bà cũng sẵn lòng.

Chỉ mong cho ông được vui. Ông vui vẻ, ông sống thanh thản. Đó là ước nguyện và là hạnh phúc của bà.

Nhìn ông chìm sâu trong cơn mê, lòng bà bùi ngùi xúc động. Bà gọi khẽ:

– Trần Huỳnh ơi! Hãy tỉnh dậy đi anh.

Vì lời yêu cầu của bà Thúy Lan nên Hải Yến vào phòng thăm ông Trần Huỳnh cho bà được yên lòng.

Thấy Hải Yến vào thăm ông Trần Huỳnh vui ngay:

– Hải Yến! Con chịu vào thăm ba rồi hả?

– Phải! Tôi vào thăm ông vì không phải vì tôi xúc động trước tình cảm của ông.

Bà Thúy Lan kêu lên:

– Hải Yến! Con đừng...

Dì hãy để cho con nói. Con rất cảm phục dì một người đàn bà yêu chồng đến mức trở thành ngu xuẩn.

Ông Trần Huỳnh ôm ngực kêu lên:

– Hải Yến!

– Không! Tôi đâu có nói gì xúc phạm đến ông. Mà tôi đang ngưỡng mộ ông.

Ông có một người vợ thật tuyệt vời:

Khi biết chồng mình có người tình và con dẫn cả con riêng về nhà. Bà không phản đối mà còn ủng hộ nữa. Bà quả thật là một con người vượt qua sự bình thường của con người.

– Dì không vĩ đại như con tưởng đâu.

– Chẳng qua là vì tình yêu thôi. Dì yêu chồng, muốn chồng được vui, được thanh thản sống mà thôi.

Dù dì có lợi dụng con đì nữa, con vẫn cảm phục dì mà.

Ông Trần Huỳnh bất bình lên tiếng:

– Hải Yến! Chuyện này hoàn toàn không dính líu gì đến dì Lan cả. Lỗi là ở ba, con có hờn trách gì thì cứ hờn trách ba thôi.

– Các người có biết là các người càng bênh vực nhau, càng tỏ ra yêu thương nhau thì lòng căm hận của tôi càng cao hay không?

Ông Trần Huỳnh và bà Thúy Lan nhìn nhau. Thì ra họ đã lầm. Cả hai nghĩ rằng:

họ sống hạnh phúc dù có thêm Hải Yến cũng không ảnh hưởng gì, họ không muốn Hải Yến phải áy náy khi về chung một mái nhà. Nào ngờ như thế càng làm cho tình cảm họ thêm xa cách.

Bà Thúy Lan nhỏ nhẹ:

– Hải Yến! Dì xin lỗi. Dù vô tình hay cố ý. Dì cũng đã làm khổ cho mẹ con.

Con hãy hiểu cho ba và dì không ai muốn mình sống mà phải đay dứt dằn vặt mãi với lương tâm mình!

– Các người sống trong nhung lụa giàu sang mỗi bước đi là lên xe xuống ngựa. Các người nói là day dứt, dằn vặt lương tâm. Các người chỉ nói thôi. Ai mà biết được là có hay không chứ.

– Hải Yến! Nếu không có tình cha con, con hãy vì chút tình người. Ba con đang bệnh, con muốn giết ông ấy hay sao hả?

Ngày xưa, có ai nghĩ đến mẹ con của tôi không? Có ai nghĩ đến sự lạc loài của tôi suốt mười mấy năm nay hay không.

Ông Trần Huỳnh và bà Thúy Lan lại im lặng. Bởi ông bà cũng không biết phải trả lời sao. Đúng là họ có lỗi với mẹ con Hải Yến. Họ chân thành muốn chuộc lại lỗi lầm mà.

– Hải Yến! Hãy cho ba con một cơ hội đi.

– Cho ông ấy một cơ hội. Rồi ai cho mẹ con tôi cơ hội đây. Vả lại, suốt mười mấy năm qua ông ấy sống đâu có tôi, ông ấy vẫn sống hạnh phúc với gia đình.

Bây giờ vẫn thế, không có tôi ông ấy vẫn sống bình thường thôi.

– Hải Yến!

Ông Trần Huỳnh run run giọng:

– Ba không có gì, để biện minh cho hành động của mình cả. Ba chỉ xin con...

– Không cần đâu. Ông không cần xin tôi mà tôi xin ông. Ông hãy để cho tôi được bình yên. Tôi muốn rảnh trí để học hành.

Tôi phải về với bà ngoại của tôi.

– Con đã nói thế thì ba cũng đành vậy chớ biết làm sao.

Ân oán giữa chúng ta hôm nay là chấm dứt. Ông không nợ gì tôi, tôi cũng không nợ gì ông. Giữa hai chúng ta cứ xem như là chưa gặp gỡ.

Bà Thúy Lan kêu lên:

– Hải Yến! Con tuyệt tình đến thế sao?

Mắt Hải Yến bỗng rưng rưng:

– Phàm đã là con người ai cũng cần có tình thương. Nhưng tất cả đã tuyệt tình với tôi từ khi tôi còn trong trứng. Tôi đâu có tình đâu mà nhận lấy hay dứt bỏ.

Ngừng một lúc cho cơn xúc động lắng xuống, Hải Yến nói tiếp:

– Xin lỗi, nếu như tôi có gì quá đáng thì xin tất cả hãy tha lỗi cho tôi. Tôi xin lỗi.

Hải Yến nói xong chạy vụt ra ngoài. Ông Trần Huỳnh ôm đầu trong tay:

– Tôi biết phải làm sao bây giờ để giải quyết ân oán của ngày xưa?

Bà Thúy Lan nhìn chồng thương cảm.

Bà đã làm tất cả vì chồng, kể cả việc van xin Hải Yến tha thứ cho ông. Bà muốn cùng ông sống thanh thản ở những ngày còn lại.

Nhưng lực bất tòng tâm. Bà cũng đành bất lực nhìn chồng đau khổ.

Ông Trần Huỳnh vẫn gục đầu trên tay.

Bà lay gọi ông:

– Trần Huỳnh! Trần Huỳnh!

– Ông vẫn bất động. Bà nâng mặt ông lên. Gương mặt ông tái xanh, hơi thở dồn dập. Bà Thúy Lan hoảng hất nhấn chuông cấp cứu.

Ông Trần Huỳnh chìm sâu vào cơn mê.

Bên tai ông vẳng nghe tiếng bước chân vội vàng của những người đem sự sống đến cho con người.

Đặt chân xuống mảnh đất Việt Nam, thành phố hiện ra trước mắt. Hải Triều tưởng chừng như mình chỉ vừa là một cô gái đôi mươi đầy nhiệt huyết.

Trong một thoáng bà chợt quên đi cái dĩ vãng đau thương đã đeo bám cuộc đời bà suốt mười mấy năm qua.

– Hải Triều! Em cười thật đẹp.

Hải Triều thẹn thùng như cô gái mới.

– Bộ bình thường em xấu lắm sao?

– Không! Em rất đẹp. Nhưng sự buồn bã, trầm lặng, ít nói của em đã làm cho nét đẹp của em trở nên hoang lạnh. Anh thích em cười hơn.

Hải Triều thở dài. Chút niềm vui mong manh đã biến vội. Cô lại trở về với tâm sự của mình.

Nhận ra sự thay đổi của Hải Triều, ông Nhật Quang vỗ về.

– Anh xin lỗi. Anh vô tình khơi lại nỗi buồn của em Hải Triều. Em hãy cố lên!

Bà Hải Triều lặng thinh. Bà lại trở về trạng thái cũ của tâm hồn. Đôi mắt bà lại dõi về xa. Ở đó một vùng trời biển bao la, một mẹ già, một đứa con thơ. Bà đã nhiều lần tìm cách liên lạc với mẹ nhưng vô ích. Địa chỉ mà bà gửi đã không có người nhận.

– Mẹ ơi! Con ơi!

Đêm đêm bà nức nở gọi. Ông Nhật Quang người đã cứu bà thoát chết trong đêm ấy đã đưa bả sang Úc. Một đất nước không phải là Việt Nam.

Đêm ấy, khi tỉnh lại thấy mình nằm trên khoang tàu trong chiếc mền ấm áp.

Bà hốt hoảng nhận ra áo quần trên người mình là của đàn ông. Nghĩ đến tình huống xấu, bà run rẩy cả người:

– Tôi... tôi sao thế này?

Giọng một người đàn ông vang lên:

– Cô! Cô tỉnh rồi hả?

Hải Triều mất cả bình tĩnh:

– Ông! Ông đã làm gì tôi hả?

Giọng cười của người đàn ông đó thật hiền:

– Cô yên tâm, không ai làm gì cô cả. Tôi bảo vệ cô mà.

– Nhưng tại sao tôi lại ở đây chứ?

– Tôi thấy cô đang chới với trên biển, khi tôi vớt cô được thì cô đã ngất rồi.

Tôi liền đem cô lên cấp cứu rồi để cô nằm nghỉ ở đây.

– Cám ơn anh. Anh đã làm ơn thì làm ơn cho trót. Anh đưa tôi trở lại bờ biển cũ đi. Tôi còn một mẹ già và một đứa con nhỏ nữa.

– Tàu đã ra khỏi hải phận Việt Nam rồi.

Hải Triều kinh hoảng:

– Anh đưa tôi đi đâu? Anh là ai?

Tôi là Nhật Quang. Tôi là một thương nhân đang định cư ở Úc. Cô cứ tạm thời qua bên ấy, tôi sẽ giúp cô làm thủ tục nhập cư.

– Không! Không! Tôi phải về Việt Nam.

– Tôi không thể bỏ mẹ và con tôi được.

Nhất định là cô sẽ quay về nhưng không phải là bây giờ.

– Không! Không!

Hải Triều hét lên:

– Tôi phải về với con với mẹ. Anh đã giúp tôi thì đừng bắt tôi phải xa con tôi mà.

– Tạm thời thì không thể được. Nhưng tôi hứa sẽ đưa cô trở về Việt Nam.

Chỉ một câu hứa mà suốt mười mấy năm rồi, ông Nhật Quang mới thực hiện được. Đã mười mấy năm bà sống trong đau thương với nỗi trầm tư u uất. Bà biếng ăn, biếng nói, biếng cười. Theo các bác sĩ chuyên gia, bà bị bệnh trầm cảm. Bà cần phải thay đổi môi trường sống. Bà phải tìm lại được người thân.

Trước tình thế bức thiết nhứ thế, ông Nhật Quang phải sắp xếp đưa bà trở về Việt Nam.

– Mình đi về đâu hả Triều?

Tiếng ông Nhật Quang vang lên cắt đứt dòng hồi tưởng của bà.

– Về Phan Thiết. Em cần đi tìm mẹ và con em.

– Nhưng họ đã không còn ở đó nữa.

– Nhưng đó là nơi duy nhất để lần ra dấu vết của mẹ và con em.

– Em có muốn ở lại Sài Gòn này ít hay không?

Bà Hải Triều có vẻ kinh hoảng:

– Không! Không! Em phải về ngay. Em không muốn ở lại Sài Gòn. Em muốn về Phan Thiết ngay.

Thấy bà kinh hoảng ông Nhật Quang lo sợ bà sẽ bệnh nặng thêm. Ông trấn an bà:

– Được! Được! Chúng ta về Phan Thiết ngay.

Dịch vụ của sân bay đưa hành lý của cả hai ông bà ra xe về Phan Thiết. Suốt chặng đường dài, Hải Triều vẫn lặng thinh, gương mặt vẫn hắn nét trầm tư u uất:

Đã quen với trường hợp này, ông Nhật Quang lặng thinh ngồi cạnh bà. Giây phút này dù ông có nói gì thì tình hình càng thêm xấu.

Bà Hải Triều lặng nhìn cảnh vật của quê hương hiện ra trước mắt. Tất cả dù có đổi thay nhưng Hải Triều vẫn nhận ra. Cô tức tốc về lại ngôi nhà cũ của mình. Trước mắt cô chỉ còn là một bãi cát hoang phế.

Bà Hải Triều lần hỏi thăm những người quanh làng chài.

– Bà Năm hả? Không biết.

– Câu trả lời của một dân làng làm Hải Triều thất vọng. Cô lại tiếp tục tìm những người quen năm xưa.

– Có người nhận ra Hải Triều nhưng họ hoàn toàn không biết bà Năm đã dọn đi đâu. Thất vọng quá, Hải Triều bật khóc:

– Hải Triều! Đừng nản lòng! Chúng ta có thể đăng tin để tìm mà.

Hải Triều lặng thinh, bà nghe nỗi cô đơn sâu thẳm trên đất mẹ. Bao hy vọng đã tan biến trong lòng. Nhớ mẹ, nhớ con da diết bà nức nở gọi:

– Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Con ơi! Con ở đâu?

– Mẹ đi tìm con đây?

Hình ảnh đứa con gái bụ bẫm hiện lên trong mắt bà. Chắc bây giờ nó đã lớn, đã là một thiếu nữ xinh đẹp. Không biết là cuộc đời của nó sẽ ra sao? Có được học hành tử tế hay phải lang thang, cơ nhỡ ngoài đường?

Nỗi đau làm tê cứng lòng bà. Định mệnh sao lại quá trớ trêu lúc nào cũng đưa bà vào nghịch cảnh. Bà phải làm sao? Làm gì đây để tìm lại người thân.

– Hải Triều! Anh đưa em về khách sạn nghỉ nghe! Chúng ta cờn rất nhiều thời gian để đi tìm mà. Em đừng quá bi thương mà tổn hại đến sức khỏe.

Bà Hải Triều lặng thinh để cho ông Nhật Quang tùy nghi sắp xếp. Bởi vì suốt mười mấy năm qua ông luôn sắp xếp sẵn cho bà rồi.

Bà vừa mang ơn ông cứu nạn vừa ghét bỏ ông đã tách rời tình thám của bà.

Nếu ông không cứu bà, không đưa bà đi, bà sẽ vĩnh viễn nằm trong lòng mẹ. Bà sẽ mãi được nằm trên quê hương bên cạnh những người thân yêu của mình.

Ông Nhật Quang đã quen với sự im lặng của bà. Ông lẳng lặng đưa bà về khách sạn:

– Thưa ông! Ông bà ở phòng loại nào à?

– Cho tôi hai phòng có máy điều hòa.

– Ông bà không phải là...

– Chúng tôi chỉ là bạn thôi.

– Vâng! Xin lỗi...

Đưa bà Hải Triều đến phòng, ông Nhật Quang vỗ về:

– Cố ngủ một giấc đi nhé. Anh ở phòng bên cạnh, lúc nào cần em cứ gọi.

Bà Hải Triều vẫn im lặng. Im lặng có nghĩa là bà đã bằng lòng theo sự sắp xếp của ông.

Bà mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Biển chiều đang dần dần tím ngắt. Bà thèm được nằm dài trên bãi cát như thưở còn thơ bé. Bà thèm nghe cái cảm giác vồ vập mỗi khi sóng vỗ cuốn lấy đôi chân.

Nước mắt bà chảy dài trên má:

– Quê hương ơi! Ta đã về đây sao không ai đón nhận? Ta thèm khát biết bao nhiêu hơi ấm một vọng tay. Mẹ! Mẹ của con! Chắc giờ này lưng mẹ đã còng với nỗi nhọc nhằn năm tháng? Tóc mẹ đã bạc thêm nhiều bởi nỗi nhớ con. Mắt mẹ chắc đã mờ bởi bao tháng năm mỏi mòn trong đợi. Mẹ! Mẹ ơi! Con đã về đây sao mẹ biệt bóng phương trời?

Nhớ về con, nỗi đau của bà càng mãnh liệt:

– Hải Yến! Con chim quý của bà của mẹ?

– Chắc rằng con sẽ oán hận mẹ? Tại sao mẹ sinh con ra lại bỏ con côi cút giữa cuộc đời?

– Con vừa lớn lên đã thiếu đi hơi ấm của tình mẫu tử. Tất cả đều tại mẹ, tại mẹ mà con phải hẩm hiu?

Dày vò mình mãi, bà Hải Triều bước nhẹ ra khỏi phòng. Cửa phòng ông Nhật Quang vẫn đóng. Bà nghĩ thầm:

– Cứ để cho ông ấy nghỉ ngơi. Bà đã làm phiền ông ấy suốt mười mấy năm rồi.

Bà đi lần về phía biển. Bãi cát năm xưa vẫn quen thuộc dưới chân bà. Nơi đây có một lần bà đã cùng người yêu nói chuyện tương lai. Và cũng chính nơi đầy mười mấy năm trước bà đã ra đi để tạo nên ngộ cảnh hôm nay.

Bà dõi mắt ra xa tìm mẹ, tìm con:

– Mẹ ơi! Con đã mỏi mòn rồi trong đau thương tuyệt vọng. Mẹ ở đâu? Mẹ hãy về với con đi mẹ.

Bà gọi mẹ rồi lại nhớ đến con:

– Chắc con gái yêu vẫn thường gọi mẹ? vẫn thèm được nằm trong vòng tay mẹ để mẹ ấp ủ, nâng niu.

Bà ngước mặt nhìn lên bầu trời:

– Ông trời ơi! Đừng mãi chia cách chúng tôi. Hãy cho tôi được gặp mẹ, gặp con. Tôi không còn sức lực để chịu đựng thêm bao đau khổ nữa:

Nước mắt bà tuôn như suối. Bà đi lần về phía biển với sự vô thức của con người:

– Hải Triều!

Tiếng ông Nhật Quang thét lên khiến bước chân bà dừng lại. Ông lao đến bên bà:

– Em làm gì thế Hải Triều? Tại sao em dại dột như thế hả?

Bà Hải Triều vẫn lặng thinh như mười mấy năm nay bà vẫn im lặng.

– Đừng như thế nữa Hải Triều. Em nói đi! Nói một điều gì đi Hải Triều!

Hải Triều nhìn ông. Mắt bà đẫm lệ. Tội nghiệp ông đã vì bà mà sống cô đơn suốt mười mấy năm. Ông chờ đơi bà, chờ vết thương lòng của bà lành lại.

Nhưng hoài công thôi! Vết thương ấy đau âm ỉ lỡ loét trong bà.

– Về thôi! Hải Triều!

Không muốn làm khổ mãi cho ông, bà quay lại gật đầu. Ông dìu bà đi. Trong họ thật là hạnh phúc như đôi vợ chồng đầm ấm.

Nhưng có ai ngờ, họ vẫn là hai con người đầy xa cách. Tâm hồn họ là những niềm đau. Hải Triều đau vì cuộc đời mình còn ông, ông đau vì tình yêu đơn phương thầm lặng.

Mỗi người một tâm tình, họ đưa nhau đi. Họ cố xoa dịu trong lòng nhau một nỗi sầu nhưng sầu cử mãi dâng cao.

Hải Yến dễ dàng vượt qua vòng thi sơ kết. Của cuộc tuyển chọn MC.

Hoàng Tín mừng rỡ reo to:

– Hải Yến! Em thật là tài mà. Anh đã bảo mà em không chịu tin. Em sẽ là một MC giỏi đó.

– Thôi đi ông tướng ơi! Chưa đỗ ông nghè mà đã đe hàng tổng rồi. Anh có biết khi vào vòng bán kết anh còn phải gặp bao nhiêu khó khăn hay không? Có biết bao nhiêu là nhân tài trong cuộc thi tuyển này anh biết hay không?

– Biết! Vì vậy mà anh sẽ theo sát để luyện tập cho em. Em sẽ vượt qua vòng bán kết để đến với vòng chung kết. Sau đó là chung kết xếp hạng.

– Anh nói nghe thật là dễ dàng. Tưởng như mọi việc đã ở trong tầm tay vậy.

– Thì mình cứ tin tưởng đi. Bất cứ việc gì cũng vậy. Có niềm tin là có tất cả mà.

Thấy Hoàng Tín hồ hởi, Hải Yến cũng vững lòng:

– Em sẽ cố gắng để không phụ lòng nhiệt thành của anh. Nhưng có điều này em muốn nhờ anh.

– Sao khách sáo vậy? Có việc gì em cứ nói đi.

Mắt Hải Yến rưng rưng:

– Em nhớ ngoại quá. Đã lâu lắm rồi em không được về thăm ngoại.

– Em đừng có nói là trong lúc này bảo anh đưa em về thăm ngoại nghe.

– Bây giờ thì không nhưng khi cuộc thi kết thúc thì.anh phải đưa em về đó nghe.

– Em nhớ ngoại, em nhớ biển lắm.

Được rồi. Nếu em thi đậu anh sẽ bao cho em một cỗ xe đưa em vế làng.

Cũng như là Trạng Nguyên vinh quy bái tổ vậy.

– Anh lại chế nhạo em rồi.

– Anh nói thật đó.

– Không bước vào thì thôi. Đã bước vào rồi mà không đạt được ý muốn cũng buồn lắm.

– Hải Yến! Em có vào thăm bác trai không?

Hải Yến đang vui bỗng chợt buồn. Cô lắc đầu:

– Không?

– Tại sao vậy? Sao em không vào thăm ba? Sao em không an ủi ba mình trong lúc đau yếu hả?

– Em...em hận ông ta.

– Anh đã giải thích cặn kẽ với em nhiều lần. Đừng vì chút hận oán trong lòng mà phụ bỏ những thâm tình.

– Em cũng biết thế nhưng mỗi lần nghĩ đến cái chết của mẹ em. Em không thể nào tha thứ cho ông ta được.

– Em làm như thế thì mẹ em có sống lại được không? Làm như thấ em đã mất, lại càng thêm mất.

– Dù biết thế nhưng sao lòng em vẫn không thể nào bao dung được:

– Em hãy thả lỏng đầu óc đứng căng cứng quá một câu chuyện. Em sẽ thấy thoải mái hơn.

– Anh cho em một thời gian suy nghĩ đi.

Cũng không thể ép em được. Nhưng anh muốn khuyên em một điều, không biết em có nghe không?

– Anh chưa nói thì em biết gì mà nghe.

Cơ hội không phải lúc nào cũng đến với con người:

Có những thử nếu mất đi thì cả một đời ta có cố công tìm cũng không được.

Hải Yến cảm thấy lời nói của Hòang Tín thật chí lý cô tự hỏi mình:

– Liệu hành động của mình như thế có đúng hay không? Dù sao ông ấy cũng là cha mình. Không dưỡng dục nhưng ơn sinh thành cũng sầu nặng như biển trời. Đã là con người ai cũng có cội nguồn, gốc rễ. Tại sao mình lại đi từ chối cội nguồn chứ?

Thấy Hải Yến lặng thinh, Hoàng Tín sợ cô giận mình vì những lời thật tình đó. Anh lân la rủ rê:

– Hải Yến! Chúng mình đi dạo một vòng thành phố rồi ăn kem nghe. Loại kem sầu riêng mà em thích đó.

Không muốn gây thêm nhiều xa cách với Hoàng Tín. Hải Yến gật đầu:

– Cũng được.

Hoàng Tín hí hửng:

– Vậy thì lên xe ngay.

– Nhưng nhớ là phải đưa em về sớm đó nghe.

– Tuân lệnh.

Hải Yến cười giòn tan như thể cô chưa từng buồn.

Phân vân mãi Hải Yến quyết định đến thầm ông Trần Huỳnh. Dù rằng, cô không cố ý nhìn nhận hay trở về sống với ông. Cô đến với anh chỉ với một lời xin lỗi.

Hải Yến hốt hoảng khi nhìn thấy căn phòng trống trơn. Cô run lên với ý nghĩ:

– Hay là ông ta đã chết!

Rồi cô gạt phăng ngay:

– Không! Không thể thế được. Nếu ông ta chết thì chính mình sẽ là tôi nhân thiên cổ.

Hải Yến lao nhanh đến một cô điều dưỡng hỏi:

– Cô ơi! Cô cho em hởi ông Trần Huỳnh nằm ở phòng này đó cô.

– Ông Trần Huỳnh hả?

– Dạ!

– Ông ấy xuất viện rồi!

Hải Yến thở phào nhẹ nhõm.

– Ông ta đã hết bệnh rồi hả cô?

– Bệnh thì không thể hết được nhưng bệnh của ông ta cũng không cần nằm viện lâu. Chỉ cần để bệnh nhân nghỉ ngơi tốt, tránh bị kích động mạnh là được.

– Cám ơn cô.

Hải Yến ra về mà lòng thật buồn, Hoàng Tín nói đúng. Cha con là do duyên phận, không phải muốn là được. Bỏ lỡ một cơ hội thì sau này muốn tìm một cơ hội cũng không thể.

Trường hợp của Hải Yến là thế khi cha cô khẩn khoản yêu cầu cô ở lại thì cô từ chối. Còn bây giờ cô muốn tìm cha thì không thể gặp được.

Hải Yến lại một mình lang thang trên đường với cỏi lòng buồn rười rượi.

Tìm người thân.

Hải Triều! Việt Kiều Úc. Tìm mẹ là bà Năm, con là Hải Yến. Trước quê Phan Thiết nay ở đâu. Con nhớ mẹ và con lắm. Được tin này liên lạc địa chỉ.

Hải Triều khách sạn Hoàng Gia. Thị xã Phan Thiết. Ai biết bà Năm ở đâu xin liên hệ địa chỉ trên, xin hậu tạ.

Dòng tin nhắn ấy cứ liên tục đăng trên các tuần báo trong mục tìm người thân. Và cũng phát trên sóng truyền hình lẫn truyền thanh của đài thành phố và các đài tỉnh.

Thế nhưng bà Hải Triều cứ chờ mãi mà không thấy tin tức gì về mẹ và con cả. Bà hoàn toàn thất vọng. Tinh thần của bà suy sụp hoàn toàn. Bà lại ít nói ít cười. Bệnh trầm cảm của bà lại nặng thêm bởi vì bà đã mất hết niềm tin và hy vọng.

Ông Nhật Quang lại an ủi bà:

– Có thể nào mẹ và con em ở một vùng sâu nào không có phương tiện thông tin không?

Bà Hải Triều lắc đầu tuyệt vọng:

Việt Nam đã là một đất nước phát triển về mọi mặt ở đâu cũng có mạnh thông tin, bào, đài cả. Chỉ sợ....

– Đừng có nói gở. Mẹ và con em sẽ không sao đâu.

– Nếu không sao thì tại sao không ở đây mà lại chuyển đi đâu đến mức không ai biết cả.

– Có thể vì một lý do riêng nào đó mà mẹ em không muốn ai biết tung tích của mình.

– Biết cứ lý do gì thì em cũng không tìm được mẹ và con em.

– Đừng nản chí. Anh tìm rồi em sẽ đoàn tụ với người thân thôi.

Nước mắt bà lại rơi. Mỗi lần nhìn bà khóc, lòng ông như tan nát. Đã mười mấy năm rồi ông chờ đợi bà. Ông chờ đợi một ngày bà nở một nụ cười chấp nhận lời cầu hôn của ông.

Ông đặt tay,lên đôi vai run run của bà:

– Hải Triều! Em đừng khóc nữa. Mỗi lẩn thấy em khóc anh không thể nào chịu nổi.

– Xin lỗi anh. Tâm tình của anh em hiểu. Nhưng em không muốn làm cho anh khổ thêm. Bởi vì anh sẽ không có hạnh phúc khi sống với em.

– Không! Chỉ cần được sống với em là anh hạnh phúc lắm rồi. Dù em lạnh lùng, dù em không yêu anh nhưng anh không thể sống thiếu em được Hải Triều à.

– Em không xứng, không xứng với anh đâu.

– Tình yêu là một sự hòa hợp giữa hai trái tim, hai con người không có thể nói là xứng hay không xứng.

Những cõi lòng em đã chết, đã giá lạnh mất rồi.

Ông Nhật Quang thở dài:

Có lẽ cuộc đời anh là thế, suốt một đời phải chịu cô đơn.

– Đừng vì em mà hoài phí cả cuộc đời.

– Anh có muốn như thế cũng không được. Đành chấp nhận thế mà thôi.

– Nhật Quang!

– Thôi! Em đừng băn khoăn lo nghĩ về anh nữa hãy sống vui, sống khỏe bấy nhiêu đó thôi anh cũng đã mãn nguyện lắm rồi.

– Nhật Quang! Anh thật là cao cả.

– Không! Anh không cao cả như em nghĩ đâu. Anh chỉ là chấp nhận một sự thật. Sự thật đó chính là mình không có tình yêu.

Bà Hải Triều cũng thật buồn. Bà cũng muốn đáp lại tâm tình ông. Nhưng con tim luôn có lý lẽ riêng của nó.

CHƯƠNG 8 -

H

oàng Tín hớt ha hớt hải tìm Hải Yến:

– Hải Yến! Hải Yến!

– Việc gì mà anh vội vã như thế hả?

– Em đọc đi!

Vừa nói Hoàng Tín vừa đưa cho Hải Triều đọc dòng tin nhắn trên báo.

Hải Yến hơi sững sờ trước dòng tin nhắn. Nhưng rồi cô lắc đầu:

– Không phải đâu. Chắc là trùng tên thôi. Mẹ em đã chết rồi mà.

– Anh thì nghĩ rằng đây chính là mẹ em đó. Mẹ em vẫn còn sống và đang đi tìm bà ngoại và em.

– Nhưng ngoại em nói mẹ em đã mất tích ngoài biển rồi mà.

– Đó! Chính vì sự mất tích đó mình mới có hy vọng. Em thử tưởng tượng xem khi mẹ em đang trôi dạt, bập bềnh trên mặt biển.

Một con tàu dừng lại cứu mẹ em và đưa ra hải ngoại. Việt Kiều úc mang tên Hải Triều đó chính là mẹ em.

– Nhưng sao mẹ còn sống mà suốt mười mấy năm nay không về tìm bà và em.

– Có thể là mẹ cô những khó khăn riêng.

Hải Yến xót xa:

Đâu có khó khăn nào mà không tìm con mình chứ. Có lẽ là mẹ em...

– Hải Yến! Em đừng có suy diễn lung tung nữa. Hãy đến với mẹ ngay.

– Nhưng tối nay chúng ta phải thi vòng bán kết rồi.

– Ừ hén! À anh quên mất. Em cần phải có thời gian để tập trung vào chuyện thi cử nữa. Cứ yên tâm mọi chuyện để anh lo.

– Anh muốn liên lạc với mẹ em để người vào Sài Gòn.

– Nhưng từ nhỏ em không biết mẹ và mẹ cũng không biết em làm sao mà nhìn nhận được.

– Tình mẫu tử nó là một sợi dây thiêng liêng màu nhiệm. Gặp mẹ ắt là em sẽ nhận ra thôi.

Hải Yến bâng khuâng mãi với chính mình:

– Mẹ còn sống. Không biết điều này làm cho cô vui hay buồn. Từ nhỏ cô cứ đinh ninh là mẹ đã chết. Cô tôn thờ hình ảnh mẹ. Nay mẹ vẫn còn sống, mẹ còn sống mà bỏ cô côi cút suốt mười mấy năm. Thì ra cha và mẹ đều thế cả, đều bất công phũ phàng với mình cả sao?

– Hải Yến! Em đang nghĩ gì vậy?

– Em nghĩ không biết mẹ có thương em không?

– Ngốc ạ! Đừng nghĩ vội viễn vông nữa.

Đương nhiên là mẹ rất thương em rồi. Hãy để cái đầu ốc phong phú của em tập trung vào chuyện thi cử đêm nay.

– Em hồi hộp quá:

– Bình tĩnh đi! Em hãy tập dợt lại phần thuyết trình của mình đi.

– Dạ!

Hải Yến bắt đầu nói như thể, cô đang đứng trước khán giả và ánh mắt chăm chú của ban giám khảo.

– Giọng Hải Yến nghe thật hùng hồn.

Cô đang đưa tất cả mọi người đến một vùng quê biển đầy tiềm năng. Non xanh non biếc, cảnh vật hữu tình. Những món ăn ngon đặc sản của vùng quê biển. Con người ở đây cũng thật nồng nhiệt. Ai cũng có thể là một hướng dẫn viên du lịch. Ai cũng có thể giới thiệu và đưa khách đi tham quan khắp vùng Mũi Né đẹp xinh:

– Hay! Hay quá!

Hoàng Tín vỗ tay:

– Rất tuyệt.

– Anh đừng có mà “mèo khen mèo dài đuôi” đó nghe.

– Thì đã sao. Em làm anh nhớ biển quá.

– Em rất mong được về quê thăm ngoại, thăm biển.

– Anh đã hứa là sẽ đưa bà và mẹ em vào thành phố mà. Chỉ cần cô bé đừng phụ lòng anh là được rồi.

– Em hứa là em sẽ thưởng công cho anh thật xứng đáng.

– Thật hả?

– Thật mà.

– Ôi! Anh sung sướng quá.

Hoàng Tín làm ra vẻ mơ màng. Anh đang tưởng tượng Hải Yến sẽ thưởng cho anh một nụ hôn thật đài.

– Đáng ghét.

– Em nói ai hả?

– Anh chứ ai?

Ghét nhiều thương nhiều mà.

– Không ai mà nói dai như anh cả.

– Thế mới được em thương chứ.

– Ai thêm thương anh.

– Không thương anh, anh hôn nữa đó.

– Đừng! Đừng!.... Em thương mà.

– Thưởng thì hôn anh đi.

– Ủa! Sao kỳ vậy?

– Thương cũng hôn mà không thương cũng hôn nữa:

– Anh khôn quá đi! Ăn hiếp em mãi.

– Đâu có đâu.

– Thôi! Đừng có đùa nữa. Để em chuẩn bị rồi anh đưa em đi kẻo trễ đó.

Hoàng Tín xem đồng hồ rồi cũng thúc giục:

– Nhanh lên đi em.

– Xong ngay thôi.

Họ cùng đưa nhau đi với bao niềm tin và hy vọng ở ngày mai.

Sau phần thi của mình, Hải Yến thở phào nhẹ nhỏm bước xuống sân khấu.

Lần lượt hai ba thì sinh khác cũng hoàn thành tốt.

Giọng của MC vọng vang:

Tiếp tục phần thi chúng tôi xin giới thiệu thí sinh Ngô Thủy Tiên quê quán tỉnh Bình Thuận số báo danh 139 sẽ thi thố tài năng của.

Hải Yến trú mắt nhìn. Đúng là Thủy Tiên rồi. Thủy Tiên cũng tham dự cuộc thi này sao? Hoàng Tín là phóng viên, anh theo dõi sát sao cuộc thí. Đương nhiên anh phải biết có Thủy Tiên tham dự. Sao anh không hề nói cho cô biết Thủy Tiên vào thành phố học chắc là sẽ liên lạc với Thủy Tiên. Sao từ đó đến nay cô không nghĩ đến chuyện đó cha Hải Yến bỗng nghi ngờ sự trung thực của Hoàng Tín. Cô phải là anh đã lừa dối cô không. Từ lúc yêu nhau đến giờ anh không hề gợi ý đưa cô về nhà. Bên trong có ẩn ý gì đây.

Giọng Thủy Tiên vẫn vang vang. Bình thường Thủy Tiên rất ít nói. Nhưng hôm nay giọng cô rất hùng hồn, phần thuyết trình thật thu hút.

– Hải Yến! Sao lại đứng đây một mình vậy?

Giọng Hải Yến có chút hờn trách:

– Chứ em biết đứng với ai bây giờ.

Hoàng Tín cười nhẹ:

– Giận anh phải không?

– Em làm gì có tư cách chứ?

– Anh muốn dành cho em một sự ngạc nhiên thôi.

– Điều gì?

– Thủy Tiên đó. Anh cũng động viên Thủy Tiên tham gia.

– Vậy thì có liên quan gì đến em hả?

– Đừng trẻ con nữa Hải Yến. Anh định một ngày nào sẽ đưa em về nhà. Thủy Tiên đang đi học và ở nhà anh.

– Ở nhà anh.

– Phải. Đâu có gì. Nhà anh không có ai. Ba mẹ anh rất thích Thủy Tiên.

– Và anh cũng thích.

Phải. Thủy Tiên cũng rất dễ thương.

– Xét về mọi mặt Thủy Tiên không thua kém ai. Chúc mừng anh.

– Em nói gì lạ vậy Hải Yến?

– Có gì lạ đâu. Anh và Thủy Tiên rất xứng đôi. Gia đình hai bên lại là chỗ thâm giao. Chắc là phải tương đồng thôi.

Hoàng Tín bẹo má Hải Yến:

– Em ghen hả?

– Em lấy tư cách gì mà ghen chứ.

– Người yêu của anh.

– Em không dám nghĩ.

– Bé con ạ. Sở dĩ mà anh chưa đưa em về gia đình anh là vì em còn nhỏ.

Chuyện trước mắt không phải là chuyện hôn nhân mà là tương lai và ước mơ của em.

Hải Yến bỗng nghe lòng mình buồn rười rượi:

– Anh có biết là Thủy Tiên rất thích anh không?

– Thích thì sao? Cũng vậy thôi. Anh biết mình yêu ai và đặt tương lai mình ở đâu mà.

– Nhưng còn gia đình anh? Liệu ba mẹ anh có so sánh như ông bà nội em ngày xưa không?

– Không! Ba mẹ anh không hề tham sang phụ khó. Ba mẹ anh luôn tôn trọng tình cảm và sự quyết định của anh.

– Em cảm thấy như...

– Đừng nói nữa. Ban giám khảo đang công bố kết quả cuộc thi kìa.

Hoàng Tín dắt tay Hải Yến chạy lại khán đài:

– Thí sinh Nguyễn Hải Yến số báo danh 123.

– Thí sinh Ngô Thủy Tiên số báo danh 139.

– Thí sinh...

Đáng lý ra khi được vào vòng chung kết Hải Yến phải rất vui. Nhưng sao cô nghe lòng mình man mác một nỗi buồn.

Bạn bè gặp nhau sao mà xa cách quá.

Nhưng Hải Yến vẫn đến bên bạn:

– Thủy Tiên khỏe không?

Thủy Tiên lạnh lùng:

– Vẫn bình thường.

– Không ngờ được gặp Thủy Tiên ở đây.

– Thất vọng lắm phải không?

– Sao Thủy Tiên nói vậy? Chúng ta là bạn bè với nhau từ nhỏ mà.

Nhưng người ta đã không tôn trọng tình bạn đó.

– Thủy Tiên! Mình vẫn như ngày nào mà. Tình cảm của chúng ta không bao giờ thay đổi cả.

– Nếu thế thì tại sao lúc nào Hải Yến cũng cạnh tranh với mình? Từ chuyện tình yêu đến ngay cả cuộc thi nhỏ nhoi này nữa.

– Hải Yến! Sao nhất thiết bạn phải tranh giành với mình vậy?

Hải Yến cố đè nén nỗi đau trong lòng mình. Thì ra là thế Thủy Tiên vì Hoàng Tín. Vì chút danh lợi mà sẵn sàng dứt bỏ cái tình bạn của cả hai.

Hải Yến phân trần:

– Thủy Tiên! Mình không hề tranh giành vì với Thủy Tiên cá. Đây là một sự công bình yêu ai! Dó là chuyện của Hòang Tín. Chọn ai! Đó là chuyện của ban giám khảo.

Hải Yến nói nghe hay lắm. Nhưng cũng có phần chí lý. Tất cả chúng ta không ai có quyền lựa chọn mà phải chờ người ta lựa chọn mình.

Thủy Tiên nói mà trong lòng đau như cắt. Thì ra hôm nay Hoàng Tín từ chối không đưa cô đi là vì Hải Yến. Anh nhờ một người bạn đến để đưa Thủy Tiên để anh tiện việc chăm lo cho Hải Yến.

Cô cắn môi:

– Hoàng Tín! Anh đã xem thường tôi quá rồi:

Tôi không cần thứ tình anh em mà anh dành cho tôi đâu.

Mãi suy nghĩ một mình, Thủy Tiên không hay Hải Yến đã đi đâu mất rồi.

Đến khi Hoàng Tín trở lại cô mới hay:

– Thủy Tiên! Hải Yến đâu rồi!

Thủy Tiên lạnh lùng:

– Không bíết.

– Sao thế? Lúc nãy Hải Yến đứng cạnh em mà.

– Bộ anh nghĩ Hải Yến là trẻ con sao mà bất em phải làm bà trẻ chứ:

Hoàng Tín ngạc nhiên khi nghe những lời hằn hộc của Thủy Tiên:

– Thủy Tiên! Em làm sao vậy?

– Có làm sao đâu. Nhưng em không muốn bị ngưới ta xem thường.

– Minh Quân đâu? Anh đã nhờ Minh Quân lo cho em mà.

– Em không phải là trẻ con mà phải có người dìu dắt. Em đi được tự biết về được.

Thủy Tiên nói xong quày quả bỏ đi.

Hoàng Tín nhìn theo với bao thắc mắc:

– Thủy Tiên hôm nay sao kỳ quặc thế?

– Còn Hải Yến nữa. Hôm nay cũng thật là, lạ làm sao. Con gái thật là khó hiểu? Chắc hôm nào mình phải làm một phóng sự nói về tính tình của các cô nàng mới lớn này mới được.

CHƯƠNG 9 -

T

hủy Tiên và Hải Yến rồi cũng vượt qua vòng chung kết để bước vào chung kết xếp hạng.

Hoàng Tin muốn tạo sự bất ngờ và tặng cho Hải Yến một món quà đặc biệt trong đêm đăng quang. Anh ra tận khách sạn Hoàng Gia ở thị xã Phan Thiết.

Nơi mà bà Hải Triều đang tạm nghỉ.

Một con ngựa sắt, một máy ảnh. Cũng như bao lần săn tin khác Hoàng Tín một mình dong ruỗi ra tận Phan Thiết. Anh xin quản lý được gặp bà Hải Triều.

– Anh chờ một chút. Chúng tôi đến lên phòng hỏi ý kiến của bà. Hình như từ lúc đến đây bà ta không hề tiếp xúc với ai cả.

– Được! Tôi sẽ chờ.

– À! Mà tôi phải nói như thế nào với bà về anh.

– Anh cứ bảo tôi là người biết được tin tức của Hải Yến con bà.

– Vậy hả? Tôi nghe nói bà ở đây là để chờ tin con gái và mẹ của bà đó.

Người quản lý nhấc máy lên phòng bà Hải Triều với tin nhắn ấy. Không biết bà nới gì ông ta chỉ gật đầu:

– Bà xuống ngay nhé.

Rồi ông quay sang bảo Hoàng Tín:

– Anh ngồi đi! Bà ta sẽ xuống ngay. Anh uống gì? Để chúng tôi phục vụ.

Hoàng Tín chưa biết gọi món giải khát gì thì người quản lý đã cười nói:

– Cứ cho tôi một ly cam vắt.

– Ai? Ai muốn gặp tôi?

Hoàng Tín ngước lên. Một người đàn bà xinh đẹp hiện ra trước mắt anh.

Chính Hoàng Tín cũng ngẩng người:

– Bác! Bác đúng là mẹ của Hải Yến rồi.

Bà Hải Triều bước đến bên Hoàng Tín hỏi:

– Dựa vào lý do nào mà cậu khẳng định như thế hả?

– Hải Yến giống hác như khuôn đúc vậy?

– Cậu! Cậu biết Hải Yến ở đâu hả?

– Dạ biết!

Bà Hải Triều hỏi dồn dập:

– Hải Yến ở đâu? Cậu hãy chỉ dùm tôi. Bao nhiêu tôi cũng xin hậu tạ.

– Không! Cháu đến đây không phải vì tiền.

– Vậy thì lý do gì mà cậu giúp mẹ con tôi.

– Vì hạnh phúc của Hải Yến.

– Vì hạnh phúc của Hải Yến.

– Phải.

– Vậy cậu là ai?

– Con là người yêu của Hải Yến.

– Người yêu của Hải Yến.

– Dạ!

– Con tôi đã lớn rồi sao? Trước mắt tôi vẫn còn hình ảnh của một con bé bụ bẫm, dễ thương. Cậu! Cậu đưa tôi đi gặp nó ngay nghe.

– Bác...sẽ được gặp Hải Yến, nhưng không phải bây giờ.

– Tại sao lại không phải bây giờ? Tôi đã chờ đợi ngày được gặp con tôi suốt mười mấy năm rồi. Cậu! Cậu đừng chia cách mẹ con tôi.

– Không phải thế bác đừng hiểu lầm. Nhưng trước khi gặp Hải Yến con muốn đưa bác đi gặp một người.

– Ai? Cậu muốn tôi gặp ai hả cậu?

– Bà Năm.

– Má của tôi.

– Phải. Con nghĩ bác cũng muốn gặp bà Năm.

– Tại sao má tôi và Hải Yến không cùng sống chung với nhau? Cậu! Cậu nói nhanh lên đi! Tôi hồi hộp quá!

– Hải Yến đi học Sài Gòn.

– Nó được đi học hả?

– Hải Yến đang học ở trường dạy cắt may thời trang ở Sài Gòn.

– Con tôi. Ôi con tôi đã trưởng thành rồi.

Bà Hải Triều ôm lấy lòng ngực của mình như cô đè nén niềm xúc động:

– Còn má tôi? Má tôi ở đâu hả cậu?

– Dạ! Bà Năm đang ở ngoài khu du lịch Mũi Né.

– Tại sao má tôi lại bỏ quê mà đi ra ngoài ấy chứ?

– Điều này thì con không biết. Bác có đi cùng cháu ra ngoài ấy không?

– Đi! Đi ngay đi cậu!

– Dạ!

Bà Hải Triều chợt nhớ đến ông Nhật Quang:

Bà cũng cần nhắn lại với ông để ông ở lại đây chờ tin tức của bà.

– Cậu! Cậu hãy chờ tôi một chút nghe.

– Dạ!

Bà Hải Triếu vội lên phòng lấy một ít đồ dùng cá nhân. Bà viết một mảnh giấy cho ông Nhật Trung.

“Anh Trung! Em vừa nhận được tin tức của mẹ và con em không thể chờ anh được em đi rồi sẽ nhắn lại cho anh biết tình hình. Nhớ chờ em ở đây.

Hải Triều”.

Bà Hải Triều xuống đất thúc giục Hoàng Tín:

– Mình đi đi cậu.

– Dạ!

– Nhưng chúng ta đi bằng gì?

– Chiếc xe của con kìa.

Hoàng Tín chỉ con ngựa sắt của mình.

Bà Hải Triều lo ngại:

– Có tiện không hả cậu?

Bác yên tâm. Con đã dùng nó để đi khắp đất nước của mình đó.

– Cậu làm nghề gì?

– Dạ! Phóng viên.

– Phóng viên:

– Dạ! Sao bác ngạc nhiên dữ vậy?

– Không! Không! Nghề phóng viên cũng tốt mà.

– Mời bác lên xe.

Nóng lòng muốn gặp mẹ, bà Hải Triều không ngần ngại gì. Bà vội lên xe cho Hoàng Tín chở đi.

Lên xe rồi bà Hải Triều mới thấy lo lắng. Tại sao bà lại vội tìm một người lạ như vậy? Lỡ như anh ta là kẻ xấu, anh ta lường gạt bà thì sao?

Nhìn kỹ Hoàng Tín với gương mặt hiền lành. Bà tạm trấn an mình:

– Chắc là không đâu. Bởi vì anh ta không có đòi hỏi tiền bạc gì cả. Còn bà, bà đâu có đem theo tiền bạc gì đâu. Cũng không sợ bị cướp.

Yên lòng với ý nghĩ đó, bà Hải Triều bám chặt lấy trên xe để cho Hoàng Tín vượt băng băng trên đường.

– Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng rồi cô cũng nhìn thấy đồi hồng đang nằm ngắm biển.

– Mẹ tôi đâu hả cậu?

– Tới rồi bác. Bác đừng gấp quá.

Xe dừng lại trước một căn nhà nhỏ. Hoàng Tín dừng lại:

– Tới nhà rồi.

– Má tôi. Má tôi ở một nơi xa lại nghèo thế sao? Trời ơi! Chắc má tôi vất vả lắm vậy mà mà tôi vẫn cố gắng nuôi con tôi ăn học. Má ơi! Con có lỗi với má nhiều lắm.

– Bác không định gặp bà Năm sao?

– Tôi sợ đột ngột quá mình không chịu nổi cái cảm xúc mạnh mẽ này.

– Vậy thì bác cứ đây. Con sẽ vào gặp bà Năm trước để bác được nhìn bà Năm rồi mới gặp sau.

– Cũng được.

– Bà Triều cũng muốn đứng ngoài xa để nhìn lại người mẹ thân thiết. Mười mấy năm xa cách không biết mẹ thế nào?

– Bà Năm ơi!

Hoàng Tín ới gọi. Tiếng bà Nâm vang lên yếu ớt:

– Ai? Ai gọi tôi vậy?

– Cháu đây bà! Bà không nhận ra cháu sao?

Bà Năm nheo mắt nhìn Hoàng Tín rồi cười vui:

– Ôi! Cái thằng phóng viên bà con với thằng Trọng Phúc chứ gì?

Bà ngoại thật là tài.

– Sao mới gọi bà Năm bây giờ thoáng một chút đã gọi bà ngoại rồi?

– Dạ! Tại con thích được làm cháu của bà ngoại mà.

– Thích cháu tui hả? Nè! Nói cho biết đừng chọc ghẹo nó. Hãy để nó học hành rồi về với tui nghe! Đừng có léng phéng làm khổ nó là tui không tha đầu nghe.

– Má!

Không thể chịu đựng được nữa, bà Hải Triều lao về phía mẹ:

– Má! Má ơi!

– Chưa nhìn được gương mặt.của người gọi nhưng bà Năm vẫn có thể nhận ra tiếng nói của con gái.

– Hải Triều. Là con phải không Hải Triều?

Bà Hải Triều ngước gương mặt đẫm nước mắt lên nhìn mẹ:

– Má! Con đây! Hải Triều của má đây.

– Hải Triều! Con còn sống hả Hải Triều?

– Má ơi! Con vẫn sống và tìm về với má đây.

– Con ơi! Đúng là con rồi. Hải Triều ơi!

– Tại sao con bỏ mà và Hải Yến mà đi suốt mười mấy năm vậy hả con?

Bà Hải Triều kể cho mẹ nghe đêm mình bị sóng cuốn và may mắn được ông Nhật Trung cứu thoát. Ông đã đưa bà sang Úc. Bà Năm gạt hước mắt nói:

– Tạ ơn trời đất đã cứu con.

– Má! Tại sao má lại rời Phan Thiết?

Để suốt mười mấy năm nay con không có cách nào liên lạc với mà.

Lúc đó, má sợ thằng Huỳnh nó bắt con Hải Yến nên nắm con Hải Yến ra ngoài đây sinh sống.

– Thảo nào mà không aí biết mà đi đâu hả?

– Năm rồi Hải Yến muốn học may. Ôi! Nó nói cái gì lung tung. Nào là muốn học may để sau này làm một thiết kế thời trang.

Nó sẽ về đây mở một siêu thị thời trang gì đó. Nó khéo tưởng tượng lắm con ơi.

– Con sẽ giúp nó thực hiện ước mơ của mình.

– Ôi! Mẹ con tụi bây muốn làm gì thì làm. Má già rồi.

Nhớ đến Koàng Tín bà Năm quay sang hỏi:

– Mà tại sao cháu lại gặp được Mẹ Hải Yến vậy?

– Con xem tin nhắn trên báo.

– Cũng may mắn là con gặp được. Hoàng Tín. Nếu không thì làm sao con được gặp má?

Hoàng Tín thưa:

– Con muốn rước bà ngoại và bác vào Sài gòn.

Bà Năm hỏi:

– Để làm gì? Bà nghĩ là chỉ cần nhắn Hải Yến về gặp mẹ nó là xong thôi.

– Dạ không! Hải Yến không thể về được.

– Tại sao?

– Hải Yến đang dự cuộc thi tuyển chọn MC. Cô ấy và Thủy Tiên đang bước vào vòng chung kết xếp hạng. Cô muốn dành cho côấy mợt sự bất ngờ nên ra đây rước bà và bác.

– Má! Má con mình cũng nên vào đấy để cổ vũ Hải Yến đi.

– Ừ! Thì đi! Nhưng nhà cửa không biết gởi cho ai nữa.

– Mình cứ đóng cửa đi mà. Mai mất về có mất gì con sẽ đền cho má.

– Ôi! Nhà có gì đáng giá đầu. Chỉ có cái bàn thờ của ba mầy và.

Bà Năm ngập ngừng. Bà Hải Triều cũng cười:

– Của con phải không?

Bà Năm nói trong nước mắt:

– Để má đẹp tấm hình của con. Ai đời còn sống sờ, sờ đó mà má cứ thờ cúng suốt Bà Hải Triều nhìn lên bàn thờ của ba.

Bà ngậm ngùi thắp một nén nhang:

– Ba ơi! Đứa con bất hiếu của ba đã trở về.

Câu chuyện “Người chết trở về” chắc sẽ là một đề tài nóng bỏng cho giới phóng viên. Nhất là khi Hải Yến đăng quang, được trùng phùng với mẹ.

– Dạ! Xin phép bà và bác cháu qua nhà Thủy Tiên rồi sẽ về thành phố liền.

– Cháu đi ban đêm hả?

– Nguy hiểm lắm!

Hoàng Tín cười hiền:

– Nghề phóng viên của cháu mà bác. Nơi nguy hiểm sẽ là nơi an toàn nhất Bà Năm lác đầu chào thua giới trẻ. Sáng mai mẹ con bác sẽ vào Sài Gòn – Dạ con xin phép đi trước.

"Bà Năm và bà Hải Triều nhìn theo Hoàng Tím rồi nói với nhau:

– Mong rằng cuộc đời Hải Yến sẽ không chịu nhiều sóng gió.

Hai mẹ con cùng nhau vui niềm vui trùng hoan. Tâm tình suốt một đêm với mẹ.

Bà Hải Triều cảm thấy mình thật vui. Có lẽ chứng bệnh trầm cảm của bà sẽ chóng khỏi thôi.

“...Trước mắt mọi người lại hiện lên một vùng biển xanh. Trên bãi biển tấp nập thuyền ghe và những chiếc thùng tròn. Những chú cá nục, mực tua giãy dụa trong lưới. Những người dân làng chài đua nhau ra biểu lựa cá”.

– Bà ngoại tôi mái tóc điểm một màu sương trắng. Đôi vai gầy run run trước gió. Trên vai bà chất đầy quang gánh nặng. Một bên là những chiếc lá lực vàng ươm. Còn một bên là đứa cháu ngoại cút côi của mình. Mồ hôi bà nhiều như nước biển. Đôi vai gầy của bà oằn nặng giữa nắng trời. Bà thì nhọc nhăn mà tôi vẫn cười tươi rao hàng.

– Mực đây! Khô mực đây! Mua vô! Mua vô!

– Tuôi thơ của tôi đã qua đi như thế. Tôi lớn lên trong vòng tay của bà.

Ngày đầu tiên tôi đi học bà dắt tay tôi từng bước băng qua ngọn đồi để đến trường. Bà là người mẹ hiền của tôi:

Bà đã dạy dỗ dắt dìu tôi từng bước trong cuộc đời. Bà đã hy sinh cho tôi tất cả để tạo cho tôi cuộc sống mà không quản nhọc nhằn. Tôi nguyện sẽ suốt đời khắc ghi và đền đáp công ơn của bà. Dù tôi có thành đạt, dù cuộc sống của tôi có thay đổi tôi cũng không thể nào quên được đôi quang gánh của bà:

Hình ảnh của bà đôi vai nặng oằn quang gánh sẽ mãi là hành trang trong suốt đời tôi. Đôi quang gánh của bà sẽ là niểm vui, là sức mạnh giúp tôi vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để sống tốt, sống đẹp hơn”.

Phần thuyết trình của Hải Yến đã chấm dứt mà cả hội trường vẫn còn im phăng phắt:

Đến khi nghe giọng của MC vang lên:

– Xin cảm ơn phần thuyết trình của thí sinh Nguyễn Hải Yến. Bây giờ để tiếp tục chương trình chúng tôi xin mời thí sinh...

Cả hội trường bỗng ào ạt tiếng vỗ tay cổ vũ. Đến mức MC không thể tiếp tục giới thiệu, cô quay xuống mỉm cười nhìn khán giả. Đợi cho làn sóng lắng dịu MC mới cất giọng:

Xin cảm ơh quý khán giả đã cổ vũ và ủng hộ cho thí sinh Nguyễn Hải Yến.

Bây giờ xin mời quý vị....

Bà Hải Triều bồn chồn:

– Má! Nó...là Hải Yến! Là con của con đó hả má?

– Ừ! Nó đó.

– Ôi nó lớn và xinh đẹp quá.

– Nó giống con hồi đó vô cùng.

– Mong rằng cuộc đời của nó sẽ không giống như con để người ta khỏi chê cười là mẹ nào con nấý – Hải Yến rất có bản lĩnh. Má tin rằng nó sẽ thành công, sẽ vững bước trên đường đời.

– Con cũng cầu mong như vậy.

Chợt nhớ một điều, Hải Triều hỏi mẹ:

– Má! Sao mà không cho con đến nhìn. Hải Yến mà phải đợi cho đến khi tàn cuộc thi hả má?

Bà Năm nhìn bà Hải Triều thông cảm:

– Má biết con nôn nóng muốn gặp con của mình. Nhưng con hãy bình tĩnh Dục tốc bất đạt" mà. Từ nhỏ Hải Yến đã đinh ninh là mình không có mẹ. Nay con xuất hiện đột ngột giữa lúc Hải Yến căng thẳng bước vào cuộc thi, con sẽ làm nó rất phần tâm. Như thế không tốt đâu con.

Bà Hải Triều hiểu được ý mẹ:

– Má thật là chí lí quả là rất chu đáo. Còn còn phải học hỏi nhiều ở má mới được.

– Đâu có gì. Chỉ là kinh nghiệm sống mà thôi.

– Con theo dõi đi. Đã đến giờ công bố kết quả rồi đó.

– Con hồi hộp quá. Không biết Hải Yến có đạt kết quả cao hay không?

Dù không đạt đi nữa nhưng lọt vô đây thì tốt lắm rồi.

Trên khán đài cô MC đã cất giọng:

– Xin mời ông Trần Duy Thanh Trưởng ban tổ chức cuộc thi lên công bố kết quả.

Ông Trần Duy Thanh bước lên khán đài trịnh trọng tuyên bố:

– Kính thưa quý vị! Sau bốn đợt thi tài các thí sinh đã trổ hết tài năng của mình để đến với vòng chung kết xếp hạng hôm nay. Tôi xin công bố kết quả cuộc thi hôm nay. Giải ba thuộc về Ngô Thủy Tiên số báo danh l39. Giải nhì thuộc về Nguyễn Tố Lan số báo danh 257, xin mời hai thí sinh bước lên sân khấu nhận giải thưởng:

Trái tim bà Hải Triều như muốn thoát khỏi lồng ngực:

– Má ơi! Vậy là Hải Yến đoạt giải nhất rồi má ơi.

– Má mừng quá!

– Xin mời thí sinh Nguyễn Hải Yến số báo danh 123 lên sân khấu để nhận giải nhất của cuộc thi.

Hải Yến bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả. Cô như đang dõi mắt tìm kiếm ai.

Bà Hải Triều lay vai mẹ:

– Má! Nó kiếm mình kìa má.

Bà Năm cười hiền:

– Nó có biết mình có mặt ở đây đâu mà kiếm chứ.

– Quái lạ! Sao Hoàng Tín hẹn với mình mà sao không thấy đến.

– Chắc nó bận chụp ảnh săn tin nên không kịp tiếp đón chúng ta chứ gì.

– Có lẽ yậy.

Hải Yến đưng trên sân khấu nhận lấy phần thưởng vinh dự cho sự nổ lực của mình. Nhưng sao cô không vui. Đôi mắt cô lặng lẽ, u buồn. Tiếng lòng cô thầm gọi:

– Hoàng Tín ơi! Đêm đăng quang này anh ở đâu sao không đến với em.

– Hải Yến! Chúc mừng con.

Mắt Hải Yến bỗng sáng lên.

– Bà!

Cô ôm chầm lấy bà, nước mắt trào tuôn. Cô sung sướng quá khi có bà bên cạnh.

Phóng viên mặc tình mà chụp ảnh. Thì ra người bà mà cô chọn làm đề tài để thi không phai là người bà trong ý tưởng mà chính là ngườí bà thật sự trong cuộc đời mình.

– Sao bà lại có mặt ở đây hả bà?

– Chuyện dài lắm. Con đưa bà xuống sân khấu đi rồi bà kể cho con nghe.

– Dạ!

Hải Yến cúi chào tất cả khán giả rồi nói:

– Hải Yến xin chân thành cám ơn sự ủng hộ của quý vị khán giả cùng tình cảm của ban giám kháo. Như đã trả lời ở phần ứng xử Hải Yến sẽ đem hết tài năng và sức lực của mình công hiến cho quê hương. Để Hải Yến được đền đáp ơn của bà và sự nhiệt tình ủng hộ của quý khán giá. Xin trân trọng kính chào quý vị. Từng tràng pháo tay lại nổ giòn. Hải Yến đưa bà đến một góc cửa hậu trường.

– Bà! Bà ngồi xuống đây đi bà.

– Ừ!

Bà Năm đưa tay ngoắc Hải Triều.

– Lại đây con.

Hải Triều ngạc nhiên hỏi bà:

– Bà ơi! Ai vậy bà?

Bà Năm nghẹn ngào:

– Hải Yến! Đây là mẹ của con, con lại nhìn mẹ đi con.

Hải Yến sửng sốt:

– Mẹ của con.

– Phải. Đây chính là mẹ của con đó.

– Mẹ con đã chết rồi mà bà ngoại.

– Hải Yến! Con bình tĩnh nghe bà nói.

Mẹ con đã thoát được tử thần trở về với bà cháu ta. Đó là hạnh phúc lớn lao nhất của con vì con đã có mẹ.

Rồi bà Năm kể lại cho Hải Yến nghe toàn bộ câu chuyện. Bà Hải Triều khóc nức nở:

– Hải Yến! Chỉ vì có biến cố chớ không phải mẹ bỏ con đâu Yến ơi!

– Thế tại sao suốt mưới mấy năm nay mẹ không tìm con và bà?

– Vì mẹ ở nước ngoài chưa có điều kiện về nước. Vả lại bà con đã thay đối chỗ ở nên mẹ không có cách nào liên lạc được. Hải Yến?

Con đừng giận mẹ nữa. Mẹ đã qtlá nhiều đau khổ rồi Con đừng giận mẹ Hải Yến ơi.

– Mẹ!

Bà Hải Triều ôm chầm lấy đứa con gái thân yêu của mình.

– Con! Con gái của mẹ.

Suốt mười mấy năm thương nhớ, bà đã chịu đựng bao nổi đau. Nay ông trời đã bù đắp cho bà, để bà được gặp lại người thân của mình. Ôi, bà hạnh phúc biết bao.

– Hải Triều!

Bà Hải Triều giật mình ngẩng đầu lên bởi tiếng gọi quen thuộc của một người đàn ông:

– Trần Huỳnh!

Ông Trần Huỳnh cũng xúc động không kém.

– Anh đây! Hải Triều? Anh rất mừng khi được gặp lại em và con.

Dĩ vãng ngày xưa bỗng bừng sống lại trong lòng bà. Bà nói trong uất nghẹn:

– Tất cả đã không còn gì để nói. Gần hai mươi năm tôi đã chịu quá nhiều đau khổ.

Xin anh đừng khuấy động thêm một mặt biển đã lắm phong ba.

– Anh biết tội lỗi của mình chất chồng như núi. Anh không dám xin em tha thứ. Anh chỉ xin em cho anh nhìn nhận đứa con của chúng mình.

– Tôi đâu có quyền gì mà bắt nó phải quên đi nguồn cội. Dù tôi hận anh đã gây bao sóng gió cho cuộc đời tôi. Nhưng tôi đâu thể phủ nhận tình thâm phụ tử được. Hải Yến! Con đến với cha con đi con:

Hãi Yến sau bao nhiêu hờn giận lòng cũng đã nguôi ngoai. Cô cũng muốn chuộc lại lỗi lầm của mình. Cô đến bên ông Trần Huỳnh.

– Ba! Con xin lỗi.

Ôm con gái trong lòng ông Trần Huỳnh rưng rưng nước mắt.

– Con gái của ba! Chính ba mới là người có lỗi. Con tha thứ cho ba là ba hạnh phúc lắm rồi.

– Ba yên tâm! Bây giờ con đã có mẹ. Con không còn côi cút nữa.

Ông Trần Huỳnh hỏi Hải Triều.

– Hải Triều! Em có dự định gì cho ngày mai không?

– Em sẽ xin định cư ở Việt Nam. Em sẽ cùng Hải Yến thực hiện ước mơ của mình.

– Sẽ xây một siêu thị trên vùng biển và Hải Yến sẽ có một cửa hiệu thời trang do mình tự thiết kế. Lúc đó nó tha hồ mà phát huy cái khiếu MC của nó với khách du lịch trong và ngoài nước.

– Anh ủng hộ em.

Bà Hải Triều reo lên:

– Anh Nhật Quang! Anh đến đây lúc nào?

– Nhận được điện thoại của em là anh đến đây ngay. Anh sẽ dốc hết tài lực và tài lực ra xây cho em một siêu thị để em quản lí... – Anh tốt với em quá!

– Không! Anh đang tốt với mình đó chứ:

– Có thể anh mới có cơ hội về Việt Nam mà thăm em thường xuyên.

– Cám ơn anh.

– Sao lại cám ơn? Chúng ta là người nhà cả mà.

Bà Hải Yến nói với con:

– Đây là bác Nhật Quang! Người đã cứu mẹ thoát chết đó con.

Hải Yến vòng tay:

– Cháu cám ơn bác.

– Cháu ngoan và xinh đẹp quá. Bác ước gì có một, đứa con gái dễ thương như cháu.

– Thì cháu cũng đã là con của bác rồi.

– Đó là do cháu nói đó nghe.

Một phóng viên bỗng chạy lại gọi Hải Yến:

– Hải Yến! Anh Hoàng Tín bị tai nạn rồi.

Hải Yến kinh hoàng:

– Hả? Anh nói sao?

Đêm qua ảnh gấp lút về thành phố nên bị tai nạn giao thông.

– Bây giờ anh ấy ở đâu?

– Bệnh viện chợ Rẫy. Nghe nói ảnh bị thương nặng lắm nên xe cấp cứu đã đưa ảnh về Sài Gòn.

– Sao anh không nói cho em biết sớm.

– Tôi cũng vừa biết tìn tức này thôi.

– Tôi phải đến với anh ấy ngay.

Hải Yến vụt ngay đi. Mọi người nhìn theo cô lòng đầy thương cảm.

Bà Hải Triều cũng thở than:

– Tội nghiệp cho Hải Yến. Niềm vui chưa trọn vẹn đã gặp phải đau sầu. Cầu mong cho Hòang Tín thoát khỏi cơn tai biến để nụ cười mãi nở trên môi Hải Yến.

CHƯƠNG 10 -

– Hoàng Tín! Tín ơi! Anh tỉnh dậy đi. Anh đừng làm em sợ mà.

Hải Yến lay gọi Hoàng Tín nhưng anh vẫn còn chìm trong cơn mê. Hải Yến tự trách mình:

– Mình đã trách lầm anh rồi. Hoàng Tín không phải là kẻ vô tình. Anh đã vì muốn tạo cho cô niềm vui mà không ngại vất vả, nguy hiểm. Anh đi tìm hạnh phúc cho cô. Nếu lỡ Hoàng Tín có việc gì cô sẽ ân hận suốt cả một đời.

Nhìn Hoàng Tín thân thể đầy các vết thương, Hải Yến nghe xót xa:

– Hoàng Tín ơi! Tỉnh dậy đi anh! Đêm vinh quang của em là lúc anh phải chịu nhiều đau đớn. Ông bà Hoàng Khanh cũng khóc sụt sùi.

– Con ơi! Tỉnh dậy đi con! Trời ơi! Gia đình mình đầu có túng thiếu gì. Bảo con ở nhà lo phụ ba mẹ con không chịu. Mê làm gì cái nghề phóng viên nguy hiểm vô cùng!

Thủy Tiên cũng có mặt ở đó. Lời cô như đay nghiến:

– Anh Tín đi là vì việc riêng của người ta. Anh đâu có đi săn tin đâu bác.

– Con nói sao?

– Thì anh ấy đi ra tận Phan Thiết để rước mẹ của Hải Yến vào thành phố. Vì sợ trễ giờ đăng quang của cô ấy nên anh mới mạo hiểm về đêm mới xảy ra tai nạn như thế.

Bà Mỹ Nhàn nhìn Hải Yến:

– Cô ấy là Hải Yến hả?

Hải Yến ngước mắt lên. Đã đến lúc cô phải đối diện với sự thật.

– Thưa bác! Cháu là Hải Yến.

Bà Mỹ Nhàn nhìn Hải Yến một lúc rồi thở dài:

– Bây giờ có nói gì đi nữa thì mọi chuyện cũng đã rồi. Chúng tôi chỉ mong cho con tôi tỉnh lại thôi. Mọi chuyện sẽ tính sau.

Hải Yến thầm cảm phục bà. Đó là tất cả tình thương của người mẹ. Bà sẵn sàng vì con mà bỏ qua mọi tì hiềm, ích kỉ cá nhân. Bà muốn đem tình thương của người mẹ xoa dịu vết thương đau, đem lại sự sống cho con mình.

Bà Mỹ Nhàn thút thút khóc:

– Tín ơi! Tỉnh lại đi con.

Hải Yến cũng nắm lấy tay anh.

– Tỉnh lại đi anh! Mọi người đang chờ anh dậy đây. Tỉnh lại đi anh!

Hai giọt nước mắt hòa chung nhau nhỏ vào thân thể anh như dòng nước Cam lồ tưới mát thân cây khô, hồi sinh lại sự sống. Hoàng Tín từ từ nhướng đơi mắt mình lên. Ánh sáng làm anh chói mắt.

Hải Yến mừng rỡ reo lên:

– Hoàng Tín? Anh tỉnh rồi.

Hoàng Tín đưa tay lên dịu mắt:

– Tôi...tôi đang ở đâu đây?

Bà Mỹ Nhàn khóc mếu máo:

– Lạy trời phù hộ cho con tôi.

– Mẹ! Con làm sao vậy? Hải Yến! Anh làm sao mà đầu anh đau quá vậy?

– Anh vừa mới hồi phục. Đừng xúc động quá không nên.

– Nhưng anh muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho anh:

– Anh bị tai nạn giao thông trên đường từ Phan Thiết vào Sài Gòn.

– Hèn gì mà đầu anh đau quá.

– Hoàng Tín! Con thấy trong người thế nào?

Hoàng Tín trả lời mẹ.

– Mẹ? Con không sao cả. Mẹ đừng có lo lắng quá.

– Con không sao là tốt rồi. Bác sĩ bảo con té bị chấn động thần kinh cần phải tỉnh dưỡng. Con nghỉ ngơi đi! Đừng lo nghỉ nhiều quá không nên có hại cho sức khỏe đó.

– Dạ! Con cám ơn mẹ đã lo lăng cho con, chắc là con bị thiếu ngủ được ngủ bù mấy hôm nay con đã tỉnh táo lại rất nhiều rồi.

Hoàng Tín quay sang hỏi Thủy Tiên và Hải Yến:

– Cuộc thi kết quả thế nào?

Hải Yến ngập ngừng chưa biết trở lời sao thì Thủy Tiên đã nói:

Đương nhiên là Hải Yến chiếm giải nhất rồi.

– Còn em, Thủy Tiên.

– Chỉ là giải ba thôi.

– Cũng tốt.

Đối với anh thì tốt chứ đất với em không tốt chút nào.

– Cuộc thi nào cũng thế. Có thành công thì có thất bại. Đâu có gì em phải buồn.

Nhưng...

Hiểu ý Thủy Tiên, Hoàng Tín nói:

– Khi yêu người ta sẵn sàng yêu cả sự thất bại của người yêu Thủy Tiên! Anh tin ràng em sẽ tìm được chân lí của tình yêu và cuộc sống.

– Cám ơn anh đã an ủi em. Em biết em sẽ mãi là người thất bại.

Thủy Tiên nói xong bỏ chạy ra ngoài Hoàng Tín gọi theo:

– Thủy Tiên!

Nhưng Thủy Tiên không quay lại, cô không muấn đối diện với sự thất bại của mình. Cô không muốn nhìn thấy niềm vui của kẻ chiến thắng.

Hải Yến ngăn không cho Hoàng Tín cử động.

– Anh đừng xúc động qúa không nên...

Rồi Thủy Tiên sẽ hiểu cho chúng ta thôi.

– Anh mong như vậy.

Như chợt nhớ ra điều quan trọng, Hoàng Tín hỏi:

– Còn em, mẹ và bà đã vào thành phố chưa?

– Dạ rồi! Em đã gặp mẹ và gặp luôn cả ba em nữa. Em đã làm theo lời anh.

Em đã làm cái điều mà mọi người mong đợi.

– Em thấy thế nào?

Hải Yến thở một hơi dài khoan khoái:

– Thật là bình thản. Thật là thoải mái. Khi người ta đã trút bỏ hết được những hận thù trong lòng mình thì ai cũng đáng yêu có phải không anh?

– Chúc mừng em đã ngộ ra chân lí.

Tất cả đều là do anh đã cảm hóa em. Anh mong người yêu mình sẽ sống thật vui, thật hồn nhiên bên hạnh phúc.

Thấy Hoàng Tín và Hải Yến tâm đầu ý hợp bà Mỹ Nhàn cũng xúc động. Bà nghĩ:

– Nếu nó đã không yêu Thủy Tiên thì ép uổng làm gì cho bẽ bàng duyên nợ.

Bi kịch của những cuộc hôn nhân không tình yêu là diễn ra quá nhiều rồi. Bà không thể tiếp diễn được.

Nghĩ thế bà nói với Hoàng Tín.

– Tín à! Lần này con may mắn được tai qua nạn khỏi. Thôi thì mình tính luôn cho con.

– Tính gì hả mẹ?

– Thì chuyện cưới vợ cho con đó.

– Mẹ! Hải Yến còn phải lo cho tương lai của mình! Chông con còn nhiều việc phải làm chưa thể tiến tới hôn nhân được đâu mẹ.

Bà Mỹ Nhàn có vẻ giận dỗi:

– Thôi thì con muốn làm gì thì làm. Không chịu cho nó cưới nó cũng không chịu. Bây giờ chịu cho nó cưới nó cũng không chịu. Thật là không hiểu được tuổi trẻ bây giờ chúng nghĩ gì nữa.

Bà nói xong bỏ ra ngoài cho thông thoáng bớt. Trong phòng chỉ còn lại Hải Yến và Hoàng Tín, anh khẽ lau những giọt lệ còn đọng trên khóe mắt ngươi yêu.

– Em lo cho anh lắm phải không?

Hải Yến nũng nịu:

– Anh còn khéo hỏi nữa. Nếu như anh có mệnh hệ nào em làm sao mà sống nổi.

– Anh làm sao mà có việc gì cho được?

Bởi vì như thế anh làm sao mà yêu em được.

– Anh này! Bệnh tình không lo mà chỉ lo nói nhảm thôi.

Bên em anh đã quên hết mọi đớn đau của thể xác rồi:

Anh chỉ thấy mình thật vui, thật khỏe.

– Thật không! Hay là anh chỉ nói cho em yên lòng.

– Anh nói thật à! Mà sau khi đoạt giải tuyển chọn MC em có đự định gì không?

– Em vẫn đi học nghề may.

– Đương nhiên.

– Em sẽ dành thêm thời gian để tham gia các cuộc tọa đàm để đúc kết thêm kinh nghiệm.

– Anh sẽ giới thiệu em vào hướng dẫn chương trình trò chơi truyền hình. Em chịu không?

– Em thích lắm đó.

Hải Yến nói như reo:

– Lần này chắc là bà nguại sẽ rất vui khi nhận được bộ đồ chính tay em may cho bà.

– Anh cảm thấy mình hình như hơi ghen tị với bà.

Hải Yến trố mắt nhìn anh:

– Sao lại ghen tị với bà hả?

– Vì em lúc nào cũng nghĩ đến bà mà không nghĩ đến anh. Em may cho bà sao không may cho anh hả?

– Anh còn, trẻ con hơn em nũa.

– Thôi được rồi. Em hứa sẽ may cho anh một bộ đồ tây thật đẹp. Anh nhớ là khi mặc nó đi săn tin không được nhìn ai khác mà cũng không cho ai nhìn mình cả.

– Anh hứa. Anh hứa. Không em cũng phải hứa với anh một điều.

– Điều gì hả?

– Em phải hứa là em phải làm cô dâu của anh trong ngày cưới đó nghe.

Hải Yến đỏ bừng hai má:

– Anh này kỳ qúa! Em biết gì đâu mà bảo em làm cô dâu chứ.

– Em không cần phải học, tự lúc đến đó em sẽ làm dâu, làm vợ, làm mẹ một cách bình thường.

– Em chỉ mới mười chín thôi mà. Làm sao em làm được những điều vĩ đại ấy.

Hoàng Tín véo mũi Hải Yến:

– Nhóc con:

Anh có nói là bây giờ đâu. Anh sẽ đợi em. Năm em hai mươi.

Cô dâu hai mươi tuổi đó.

– Em còn...

– Anh biết. Anh có nói chuyện này với giới kinh doanh. Ai cũng đều ủng hộ cả. Họ cho vùng biển quê em đúng là nơi có nhiều tiềm năng để khai thác kinh doanh.

– Như vậy ý tường của em không phải sai lầm...

– Không! Hoàn toàn thiết thực. Và anh tin rằng em sẽ thành công. Nhưng có điều em phải nhớ cho rằng con đường đi đến thành công phải bằng sự nỗ lực dữ dội và nhất là không được nản chí khi thất bại.

– Em sẽ nhớ mãi lời anh. Chịu chưa.

– Chịu. Miễn là em nhớ anh thôi bất cứ lãnh vực nào cũng được cả.

– Đó là chuyện của ngày mai. Còn bây giờ anh phải nghe theo mệnh lệnh của em.

– Em cứ ra lệnh. Anh sẽ tuân theo ngay.

Hải Yến lấy tay mình đè lên mi mắt của Hoàng Tín:

– Anh phải nghỉ ngay để lấy sức.

Hoàng Tín nhăn mặt:

– Anh đã ngủ nhiều lắm rồi mà.

Nhưng bây giờ phải ngủ tiếp vì anh đang là một bệnh nhân. Anh phải tuần thủ quy tắc của bệnh viện thôi.

– Nhưng...

– Anh có muốn em nhấn chuông gọi bác sĩ hay không?

Hoàng Tín đưa tay ngăn Hải Yến lại:

– Đừng! Đừng! Anh nghe mà.

– Vậy thì ngủ đi.

– Anh muốn nghe em hát.

– Lại vòi vĩnh nữa sao?

– Anh muốn nghe mà!

– Thôi được rồi. Anh nhắm mắt lại đi.

– Em sẽ hát cho anh ngủ. Anh hãy ngu đi.

Hoàng Tín nắm chặt bàn tay của Hải Yến từ từ chìm sâu vào giấc ngủ.

“Yêu nhau cho nhaụ nụ cười.

Thương nhau cho nhau một đời Mà đời đâu biết được.

Để tình kết đôi...”.

Hải Triều! Tạm biệt em. Giây phút chia tay để đưa ông. Nhật Quang về Úc, bà Hải Triều bỗng cảm thấy như mình vừa đánh mất một cái gì to lớn lắm.

Suốt mười mấy năm qua bà đã quen sống trong sự sắp xếp của ông. Bây giờ bà phải một mình đờn độc giừa thương trường, bà cảm thấy lơ sợ.

Hiểu được nỗi lo lắng của bà, ông dặn dò:

– Tất cả giấy phép xây dựng và kinh doanh và những đồ án thiết kế xây siêu thị anh đã hoàn tất. Em cứ thế mà điều hành.

– Anh không thể ở đây lâu quá được. Anh phải về bên ấy một thời gian.

Bà nhìn ông sâu lắng, thiết tha:

– Bao giờ anh trở lại?

Để trấn an bà, ông Nhật Quang cười tươi:

– Nhất định ngày khánh thành siêu thị anh sẽ về mà. Yên tâm đi. Đâu có gì để em lo lắng quá. Em là dân kinh tế chắng lẽ không quản nổi một siêu thị để kinh doanh hay sao?

– Tất nhiên là em sẽ làm được. Nhưng em đã quen sự có mặt của anh rồi.

Câu nói của bà đã làm cho ông Nhật Quang không thể kiềm chế tâm sự của mình. Ông thể lộ tầm tình:

– Anh cũng thế. Mười mấy năm anh đã quen với sự có mặt của em. Bây giờ thiếu em ắt cũng không phải là dễ chịu. Nhưng thôi mình cứ thế cho quen dần.

Nhưng em có thể mỗi ngày điện thoại cho anh mà.

– Vâng! Có lẽ chúng ta phải thế. Em không nên ích kỉ sống dựa dẫm mãi vào anh. Anh cũng không thể để anh thiệt thòi mãi. Anh phải có một khoảng trời của riêng mình.

– Hải Triều! Hôm nay em nói cái gì mà lung tung vậy. Cái gì mà khoảng trời riêng hả? Niềm vui của anh là được sống cho em mà.

Bà Hải Triều lặng người trước tấm chân tình của ông. Ông Nhật Quang cũng không muốn kéo dài phút giây bịn rịn. Ông nói với Hải Yến.

– Hải Yến! Con hãy thay bác chăm sóc và an ủi cho mẹ con. Tội nghiệp mẹ con. Bà ấy đã đau khổ nhiều rồi.

– Dạ cháu biết.

– Chừng nào cháu ra trường hả?

– Dạ! Cháu sắp tốt nghiệp rồi.

– Bác ơi? Trước lúc bác về bên ấy cháu muốn tặng bác một món quà.

– Quà gì vậy cháu?

– Đây! Bác xem một bộ veston thật đẹp.

– Nhưng cháu làm sao mà may cho bác được.

– Dạ! Cháu có số đo của bác.

– Lại càng ngạc nhiên hơn. Tại sao cháu lại có số đo của bác chứ?

– Dạ! Mẹ cho con.

Ông Nhật Quang nhìn bà Hải Triều cảm động:

– Thì ra em không vô tình như anh tưởng. Em quan tâm đến anh thế sao?

Bà Hải Triều cười, nụ cười thật đẹp.

– Mười mấy năm gần gũi với anh, ngay cả số đo cua anh mà em không biết nữa mới là lạ.

Ông Nhật Quang nhận lấy món quà của Hải Yến tặng mà bồi hồi xúc động:

– Cám ơn cháu.

– Không! Con phải cám ơn bác mới đúng. Không có bác thì con mất mẹ vĩnh viên rồi. Con xem bác như một người cha thứ hai của mình.

– Rõ là nói khéo. Nhất định hôn lễ của con bác sẽ về.

– Nhất định thế.

Ông Nhật Quang cùng Hải Yến ngoéo tay nhau. Xem họ thân thiết chẳng kém gì hai cha con thật sự.

Ông Nhật Quang lại dặn dò Hoàng Tín:

– Thời gian bác không có ở đây cháu hãy thay bác mà giúp mẹ con Hải Yến những việc khó khăn:

– Dạ! Cháu biết.

Ông Nhật Quang thở dài:

– Bác không thể nào yên tâm khi bỏ mặc ba con người thuộc ba thế hệ phải sống cô đơn như thế giữa cuộc đời.

– Cháu hiểu, cháu biết mình phải làm gì mà. Bác yên tâm đi.

– Có cháu bác cũng đỡ lo. Thôi đã đến giờ bác phải đi rồi. Mọi người về đi.

Tạm biệt.

Ông Nhật Quang kéo chiếc vali định bước vào sân bay. Bà Hải Triều nắm lấy tay ông:

– Nhật Quang! Bảo trọng!

Ông cũng siết chặt tay bà:

– Bảo trọng.

Cả hai rời tay nhau. Mỗi bước chân đi là thêm khoảg xa cách. Khoảng cách giữa hai người càng xa. Ông Nhật Quang ngoảnh lại vẫy tay chào trước khi bước vào phòng cách ly.

Bà Hải Triều cũng vẫy tay chào. Ông mất hút vào trong. Bà bỗng cảm thấy mình chơi vơi, lạc lõng giữa dòng đời. Đau thương đã biến bà thành lạnh lùng, bà không cảm nhận được tình cảm của mình khi ở bên ông. Bây giở khi ông đi rồi bà mới biết mình lầm. Trái tim bà không lạnh lẽo như bà thường nghĩ. Bà vẫn còn cảm nhận một tình yêu.

– Phị cơ đã lao thẳng len bẩu trời đưa người đi về một phương xa. Bà Hải Triều thẫn thờ quay bước.

Hải Yến nhìn mẹ lo âu:

– Mẹ? Mẹ không sao chứ?

– Không sao! Mẹ chỉ muốn yên tĩnh một mình thôi.

– Mẹ! Mẹ hãy dẹp bỏ những ưu tư phiền não trong lòng sống vui cùng ngoại, cùng con.

Bà Hải Triều thở dài:

– Mười mấy năm sống lưu vong mong được tìm về quê hương. Nhớ mẹ, thương con mong một ngày đoàn tụ. Vậy mà khi đã đạt được điều mình mơ ước thì lại thấy buồn. Nhất định bác ấy sẽ về thăm mẹ mà.

– Mẹ cũng mong như vậy.

– Bây giờ mẹ tính thế nào.

– Mẹ sẽ về ngoài với bà ngoại con xây dựng khu siêu thị. Cờn con, con phải ở Sài Gòn để học cho đến ngày thi tốt nghiệp.

Nhất định con sẽ có một siêu thị thời trang như ý muốn của mình.

– Con cám ơn mẹ.

Bà Hải Triều xua tay:

– Con phải cảm ơn bác Nhật Quang. Bác ấy đã chu toàn tất cả trước khi về Úc.

– Mẹ! Mẹ đừng quá lo nghĩ nữa, phần mình mang ơn, biết trả ơn biết làm những điều có ích chắc là người ban ơn sẽ rất vui mừng.

– Hải Yến! Con đã trưởng thành. Con đã có những suy nghĩ chín chắn rồi.

– Tất cả đều nhờ vào anh Hoàng Tín cả.

Khi xưa con chỉ là một cô bé ngổ ngáo, nghịch ngợm tới ngày thích tắm cát mà thôi.

– Vậy con có định nghe theo lời Hoàng Tín suốt một đời hay không!

– Con... con...

– Con chịu đi.

Hoàng Tín nói như giễu cợt Hải Yến. Hải Yến đấm vào vai anh túi bụi:

– Anh này kỳ quá.

– Kỳ quá! Nói đúng ý em phải không?

– Thì... thì...

– Thì sao?

– Thì cũng muốn như vậy.

Cả hai cười giòn tan như hai đứa trẻ. Bà Hải Triều chợt vui niềm vtủ của con gái.

Hải Yến! Anh có món quà này tặng em mừng ngày em tốt nghiệp nè.

Hải Yến hí hửng hỏi Hoàng Tín:

– Là qùa gì vậy?

– Bí mật hãy giở ra xem đi là biết ngay.

Hải Yến sợ Hoàng Tín sẽ gạt cho mình quê nên cũng không dám giở chiếc hộp ra xem.

– Là quà gì? Nếu anh không nói em cũng không giở ra xem đâu.

– Em yên tâm. Bảo đám không phải là con chuột nhắt như hôm nào đâu.

– Ý! Em không dám tin anh đâu. Đừng có hòng mà gạt em lần nữa.

– Em không tin anh hả?

Hải Yến dẫu môi:
– Không tin.
– Không tin anh thì anh thề nè. Anh thề rằng nếu anh mà gạt em thì mỗi lần đi săn tin anh sẽ bị....
Hải Yến chặn môi, Hoàng Tín:
– Suỵt! Đừng có thề! Em tin rồi.
– Nếu tin anh thì em mở la xem đi.
Hải Yến mở hộp ra xem nhưng trong lòng vẫn hoài nghi:
– Không gạt em hả?
– Không! Mở ra xem đi.
Hải Yến hồi hộp mở hộp ra xem. Cô ngơ ngác hỏi:
– Quà gì đâu?
– Trong đó đó. Em mở gói giấy ra đi.
Hải Yến cũng cố gắng nghe theo lời Hoàng Tín. Cô mở gói giấy ra. Bên trong là những tấm hình của một cô gái thật đẹp đang biểu diễn áo tắm trên bãi biển.
Hải Yến giận dỗi:
– Sao không tặng cho cô gái ấy mà lại đi tặng cho em hả?
Hoàng Tín mỉm cười:
– Em không nhận ra mình trong ảnh hay sao?
Hải Yến trố mắt:
– Cô gái ấy là em hả?
Hoàng Tín gật đầu. Hải Yến lắc đầu:
– Em đâu có chụp những tấm hình này.
– Em mau quên quá. Em còn nhớ lúc anh gặp em lần đầu tiên không? Em đang tắm cát ngoài bãi biển đó.
Hải Yến giãy nảy:
– Ai cho phép anh tự ý lục lọi đồ đạc trong phòng em chứ?
– Em đừng nóng. Anh không cố ý đâu.
– Không cố ý tại sao biết cái máy ảnh em cất ở đâu mà lấy chứ?
– Em nhớ đi. Hôm nọ đó...
– Hôm nọ là hôm nào?
Hôm em đòi anh đưa đi xem ca nhạc có ngôi sao ca nhạc Hồng Kông Phạm Văn Phương đó.
– Ảnh hường gì đến việc cái máy ảnh.
– Thì lúc ấy em để quên hai cái vé trong xắc tay. Em bảo anh lên lấy và em đã chỉ ở trong giỏ của em.
– Nhưng em đâu có cho anh lẩy lại cái máy ảnh chứ.
– Anh đâu có lấy cái máy ảnh.
– Thế tại sao anh có mấy tấm ảnh này?
– Anh chỉ lấy phim trong máy ảnh ra và đi rửa thấy nó thật đẹp nên không nỡ giấu.
Hải Yến nhìn mình trong ảnh mà đỏ mặt:
– Em chỉ mặc đồ tắm lúc ban đêm thôi. Còn đằng này anh lại đem lên thành ảnh. Thật là xấu hổ.
– Anh tặng em mấy tấm ảnh này là có ngụ ý riêng đó.
– Ý gì ngoài việc chế nhạo em chứ?
– Anh đã bảo là em đừng có suy diễn lung tung nữa:
Anh muốn em nhìn những tấm ảnh để em tạo một ý tưởng mới.
– Ý tưởng mới.
– Phải. Em phải thiết kế một mẫu áo tắm để kịp tlưng bày trong ngày khai trương siêu thị thời trang.
– Em đã chuẩn bị tất cả các mẫu mã mới và đang cho đặt may. Nhưng còn áo tắm thì có nên hay không hả anh?
– Sao lại không nên?
– Quê em là một vùng biển lại là khu du lịch. Đã kinh doanh thì kinh doanh cho tốt và đầy đủ Anh nghĩ các mặt hàng của em không thể thiếu mẫu thời trang áo tắm.
Hải Yến ngẫm nghĩ:
– Anh nói cũng có lý. Em sẽ..... – Không phải sẽ mà là làm ngay cho kịp thời gian.
– Cũng được. Anh về đi.
– Vẫn còn giận anh à?
– Không!
– Thế sao lại đuổi anh về?
– Anh không về làm sao em suy nghĩ được mà thiết kế hả?
– Anh có thể ngồi yên ở đây không làm phiền em.
– Không được. Chỉ còn thấy mặt anh là em mất ý tưởng ngay.
– Nghiêm trọng vậy sao?
– Đã bảo thế mà.
Hoàng Tín ỉu xìu:
– Vậy thì anh về.
– Ừ! Về đi.
Thấy Hải Yến thản nhiên, Hoàng Tín đành ra về:
– Anh về nghe.
– Ừ! Về đi.
Hải Yến đóng chặt cửa phòng mình lại rồi đem mấy tấm ảnh ra xem. Cô thấy ngượng ngùng với chính mình. Không ngờ chỉ mới hai năm thôi. Từ một cô bé ngây ngô, hồn nhiên thích trải mình với thiên nhiên. Cô lại biết e thẹn chính với thân thể của mình.
– Đúng! Hoàng Tín nói đúng. Đúng là cô thiếu sót trong công việc thiết kế mẫu mã nếu không có mẫu thời trang áo tắm.
Khách du lịch đi đến đây thưởng ngoạn chắc chắn rằng sẽ chú ý ngay đến các mẫu áo tắm thanh lịch.
Hải Yến lao ngay vào việc thiết kế.
Trước mắt, cô vẽ lên hình ảnh một cô gái mặc chiếc áo tắm thật đẹp. Cô gái đang thả mình bơi lượn trong dòng nước biển xanh trong.
Hải Yến phác họa ngay mẫu mã nhưng chiếc áo tắm xinh xắn.
Nổi bật giữa khu du lịch Mũi Né là một siêu thị có tầm cỡ quốc gia. Giám đốc điều hành không ai khác hơn chính là bà Hải Triều. Và trong siêu thị đó, Hải Yến có một cửa hàng trưng bày các mẫu quần áo thời trang. Đặc biệt nhất là những mẫu áo tắm đặc trưng của vùng biển.
Ngày khánh thành siêu thị thời trang ông Nhật Quang cũng bay từ Úc về tham dự.
Hải Yến vào vai một MC thành thạo.
Các phóng viên của các tuần báo cũng có mặt để đưa tin. Hoàng Tín cũng là một thành viên nổi bật của nhóm phóng viên.
– Kính thưa các vị lãnh đạo, kính thưa các nhà doanh nghiệp. Vùng biển quê tôi là một vùng biển nghèo nhưng đầy tiềm năng. Những người đân quê tôi nhiệt tình với lao động. Đêm vá lưới, ngày kéo chài, những chuyến thuyền ngày đêm tung những mẻ lưới đánh bắt thủy sản ngoài khơi. Cá mực đầy khoang mực thuyền. Nguồn thủy sản cứ ngày một sinh sôi vùng biển quê tôi còn chứa đựng cả một tiềm năng du lịch của khách và ngoài nước. Đế đáp ứng nhu cầu của khách du lịch chúng tôi mở một siêu thị bách hóa tổng hợp. Nhằm phục vụ tốt cho du khách trong và ngoài nước.
Chúng tôi sẽ cố gắng đem đến cho quý khách nhừng mặt hàng mới, đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý. Xin quý khách ủng hộ cho chúng tôi.
Nhiều tiếng vỗ tay nồng nhiệt vang lên. Hải Yến tiếp tục giới thiệu:
– Chúng tôi muốn giới thiệu đến với quý khách một nhà lãnh đạo tài năng của chúng tôi. Bà giám đốc Hải Triều và nhà tài trợ Nhật Quang. Xin kính mời hai nhà kinh doanh tài giỏi ra phát biểu và cắt băng.
Bà Hải,Triều và ông Nhật Quang cùng bước ra. Ông bà cúi chào quan khách rồi bước đến cầm chiếc kéo lên cắt băng khánh thành.
– Xin cám ơn bà Hải Triều và ông Nhật Quang. Xin mời quý vị tham gia siêu thị của chúng tôi. Sau đó thì xin mời các qúy quan khách cùng dự buổi tiệc nhẹ với chúng tôi.
Hải Yến dẫn chương trình xong vội chạy về gian hàng của mình.
– Cô giới thiệu các mẫu hàng mà chính cô đã thiết kế:
– Thời trang là nhu cầu của mọi giới, mọi tầng lớp trong xã hội. Ai cũng thích được làm đẹp cho mình bằng những mẫu quần áo thời trang. Chúng tôi luôn muốn được phục vụ quý khách thật tốt, xin mời quý khách đến tham quan gian hàng của chúng tôi.
Không biết vì lời giới thiệu duyên dáng của Hải Triều đã thu hút khách hàng.
Hay là chất liệu, mẫu mã của mặt hàng vừa tốt vừa đẹp giá cả lại rẻ. Nên gian hàng của HảiTriều nhanh chóng bán thật nhanh.
– Chúc mừng em Hải Yến.
Giọng Hoàng Tín reo vui:
– Cũng là do công của anh thôi. Anh xem mặt hàng áo tắm bán chạy nhất đó.
– Anh đã bảo mà ở vùng biển lại là khu du lịch thì bán áo tắm là ăn khách nhất. Vậy thời gian sắp tới em dịnh thế nào?
– Tiếp tục thiết kế ra nhiều mẫu mã thật mới, thật đẹp và thật là ấn tượng để thu hút khách hàng:
– Anh muốn đặt em thiết kế một bộ quần áo.
Hải Yến đùa:
– Rất hoan nghênh quý khách đến với chúng tôi. Anh muốn đặt quần áo kiểu nào Âu hay ta?
– Anh muốn đặt lễ phục đậm đà màu sắc dân tộc.
Hải Yến ngạc nhiên:
– Lễ phục hả? Anh đặt lễ phục để làm gì?
– Cưới em!
– Cưới em?
– Phải. Anh chính thức ngỏ lời cầu hôn với em.
Hoàng Tín bước tới cầm lấy micờrô trên tay Hải Yến dõng dạc tuyên bố:
– Tôi Lưu Hoàng Tín xin chính thức cầu hôn cô Nguyễn Hải Yến. Xin quý vị chúc phúc cho chúng tôi.
– Hoan nghênh. Hoan nghênh. Chúc hạnh phúc.
Hải Yến mỉm cười bước đến bên Hoàng Tín:
– Tôi...tôi...tôi cũng chấp nhận lời cầu hôn của anh Hoàng Tín. Tôi chấp nhận làm vợ của anh.
Nhiều tiếng vỗ tay lại vang lên:
– Hoan hô! Hoan hô tình yêu.
Ông Nhật Quang và bà Hải Triều nhìn nhau lắc đầu:
– Giới trẻ bây giờ thật táo bạo. Chúng cầu hôn nhau thật là ngộ nghĩnh, không như thời cảu chúng mình.
– Từ bây giờ anh sẽ không trách em nữa đâu.
– Em nói thế nghĩa là sao?
– Nếu anh cầu hôn em thì em sẽ chấp nhận ngay.
– Thật hả?
– Thật. Ôi, anh sung sướng vô cùng.
Ông Nhật Quang trịnh trọng tuyên bố:
– Tôi Lưu Nhật Quang xin cầu hôn cô Nguyễn Hải Triều. Hải Triều! Cô có chấp nhận lời cầu hôn của anh không?
– Có! Có? Em chấp nhận.
Lần này qúy quan khách vỗ tay càng dữ dội:
– Chúc mừng! Chúc mừng hạnh phúc.
– Hải Yến! Mẹ cũng chúc mừng con.
– Con sẽ thiết kế không những một mà đến hai bộ lễ phục để tặng mẹ.
– Cám ơn con. Hải Yến!
– Mẹ! Chúng ta là mẹ con mà. Hạnh phúc của mẹ cũng là hạnh phúc của con mà.
Bà Hải Triều xúc động ôm con gái vào lòng. Hạnh phúc đã đến với bà sau bao năm khổ đau sóng gió.
– Hải Yến! Đừng chạy nữa. Hải Yến.
Tiếng Hải Yến cười giòn tan trong nắng sớm.
– Anh đuổi theo em đi. Bắt em lại đừng cho em chạy nữa đi.
– Anh đuổi kịp em thì anh sẽ bắt em làm tù binh đó.
– Biển trời là nơi cá kình vùng vẫy. Anh làm sao mả bắt được em chứ?
– Để xem nào?
Hoàng Tín lao mình đến đang hai tay chụp lấy Hải Yến. Thật nhanh, Hải Yến nhoài người sang một bên lao nhanh xuống biển.
Cả hai,rượt đuổi nhau dưới biển:
Có lúc Hoàng Tín tướng chừng như đã bắt được cô, ôm cô trong tay. Nhưng Hải Yến uốn mình như con sông né tránh dễ dàng.
Tiếng cô cười càng giòn:
– Nào. Bắt em làm tù binh đi.
Hoàng Tín giận dỗi:
– Không bắt nữa.
– Anh bơi ngày vào bờ xoảy mình trên bãi cát. Hải Yến uốn lượn một mình mãi cũng chán. Cô bơi vào bờ đến gần anh:
– Không bơi nữa hả?
Hoàng Tín lặng thinh. Hải Yến càng đến gần anh hơn:
– Anh sao thế. Mệt rồi hả?
Bất thình lình Hoàng Tín vùng dậy, hai tay ôm chặt lấy Hải Yến:
– Bắt được em rồi.
Hải Yến giãy giụa trong vòng tay Hoàng Tín:
– Anh ăn hiếp em. Em không chịu đâu.
Nâng gương mặt người yêu, Hoàng Tín thì thầm:
– Hải Yến! Mong rằng suốt đời anh sẽ giử được mãi một cánh chim. Cánh chim của biển.
Áp mặt vào lòng ngực rắn chắc của Hoàng Tín, giọng Hải Yến mơ màng:
– Em sẽ là mãi một cánh chim. Cánh chim ấy mãi cùng anh vượt qua giông bão.
Nắng đã lên, vàng rực cả biển trời. Mùa giông bão đã đi qua. Hạnh Phúc đã đến với những con người biết sống, biết nhẫn nại hy sinh để vượt qua giông bão.

24/7/2015
Hoàng Thu Dung
Theo https://isach.info/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dấu chấm thang - Chùm thơ của Trần Hương Giang

Dấu chấm thang - Chùm thơ của Trần Hương Giang Biết thương cuộc sống ta bà/ Đổi thay, tôi lại thiết tha yêu đời/ Dù chỉ là phút giây thôi/...