Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Mùa thu vàng 1

Mùa thu vàng 1

CHƯƠNG 1
Biển thở phập phồng. Những con sống bạc đầu cuộn lên bởi gió đêm vẫn xô tới, nhào lộn trên bãi cát. Ánh trăng chan hòa tỏa sáng bóng láng những hạt cát trắng như pha lê.
Hải Yến say sưa đắp từng nắm cát lên tấm thân trắng muốt, nõn nà của mình.
Thú vui lớn nhất của cô là được một mình tắm cát dưới ánh trăng.
– Tách! Một tiếng động, một ánh chớp lóe lên.
Hải Yến tung người dậy ngơ ngác nhìn quanh. Cô quên rằng trên người cô bây giờ chỉ có hai mảnh vải nhỏ.
Những ánh chớp cứ lóe lên liên tục. Hải Yến cuống cuồng chạy đến nơi phát ra ánh sáng.
– Anh kia!
Hải Yến một tay chống vào hông, một tay giật máy ảnh trên tay “kẻ gian”.
Bất ngờ kẻ gian ấy không phòng bị, anh ta mất thế té nhủi vào người Hải Yến la oai oái:
– Anh làm gì vậy? Định giở trò sàm ư? “Kẻ gian” vừa định thần lại vừa thanh minh.
– Đâu có!
– Còn định chối nữa hả?
– Tôi không cố ý. Tại cô kéo tôi mà.
– Bây giờ anh vừa định ăn cướp rồi la làng luôn sao?
Kẻ gian tỏ vẻ bất mãn:
– Sự việc có gì đâu. Sao cô lại gán cho tôi những tội danh khó nghe quá vậy?
– Tôi nói cho anh biết tôi sẽ nhờ cơ quan chức năng nghiêm trị anh.
– Tôi tội gì chứ?
– Tội gì à? Anh đừng giả giọng nai tơ nữa.
– Thật tình là tôi chẳng biết mình mắc phải sai lầm gì khiến cô phải dùng đến luật pháp cáo buộc tôi như thế?
– Được. Dù cố ý hay vô tình cũng được.
Tôi sẽ nhân danh pháp luật tuyên bố tội trạng của anh.
– Được. Cô nói đi! Tôi nghe!
Hải Yến dõng dạc:
– Tội thứ nhất không được sự cho phép của tôi sao anh lại chụp ảnh lén như vậy?
– Tại vì tôi thấy cô đẹp quá. Nếu còn đền thì xin phép cô mới chụp thì bức ảnh ấy sẽ kém phần tự nhiên mất.
– Câu nịnh nọt đó không thể được cái tội danh là vi phạm bản quyền của anh.
"Kẻ gian gật đầu:
– Cũng được. Tôi nhận tội.
– Tốt. Có thành ý. Hình phạt là xin lỗi tôi.
– Được! Tôi xin lỗi cô. Được chưa?
– Tạm được. Hình phạt bổ sung.
Kẻ gian tròn mày:
– Còn có hình phạt bổ sung nữa sao.
– Có chứ.
– Cô cứ đọc bản án luôn đi.
– Tước đoạt phương tiện gây án.
– Nghĩa là...
Lấy máy ảnh của anh.
Kẻ gian gãi gãi tai:
– Cũng được. Coi như giải hạn. Đi đai một tháng lương.
– Còn tội danh thứ hai?
– Hả? Còn tội thứ hai nữa hả?
– Đương nhiên là còn.
Kẻ gian không nhận nhịn được nữa. Anh ta bực bội:
– Nè! Cô đừng có quá đáng nghe. Đừng thấy tơi có thiện ý rồi vu khống nghe.
– Tôi không vu khống ai cả. Anh sai phạm thì phải nhận tội thôi.
“Kẻ gian” kiên nhẫn:
– Được! Cô cứ kể tội đi.
– Tội thứ hai của anh là...
– Là gì? Cô cứ nói đi! Đừng kéo dài thời gian nữa.
– Tội thứ hai...là...là...
Hải Yến bật khóc tức tưởi khiến kẻ gian" ngơ ngác:
– Cô nói đi! Có ai ăn hiếp cô đâu mà cô khóc hả?
Hải Yến vẫn tức tưởi:
– Có nè! Anh đã ăn hiếp tôi.
Kẻ gian đưa hai tay lên trời tỏ vẻ bất lực:
– Trời ơi! Nếu nói đến kẻ bị ăn hiếp là tôi mới đúng. Chỉ có cô ăn hiếp tôi, chớ tôi có làm gì cô đâu.

– Còn chối nữa hả? Mới làm đây giờ chối nữa hả?

Hải Yến bật khóc ngon lành khiến kẻ gian bối rối. Anh ta vỗ nhè nhẹ trên vai cô:

– Thôi nín đi! Có gì thì cô cứ nói. Tôi sợ nước mắt đàn bà lắm.

Hải Yến nhìn xuống bàn tay Kẻ gian trên vai mình:

– Đó? Ăn hiếp nữa.

Kẻ gian nhìn bàn tay mình đang để trên đôi vai trần của cô. Anh nhìn cái thân thể mát mẻ của cô gái. Nhớ lại cú va chạm vừa rồi, anh ta bật cười, một giọng cưới đáng ghét.

Hải Yến đang khóc nhưng khi nghe giọng cười của Kẻ gian cũng tỏ ra bực bội:

– Anh cười cái gì?

– Tôi biết lỗi của mình rồi.

– Biết lỗi rồi cười thể là xong sao?

– Cô cứ cho hình phạt chính thức lẫn bổ sung. Tôi sẽ thi hành ngay.

– Tôi biết phạt anh như thế nào? Bây giờ, chẳng lẽ...

Dưới ánh trăng "Kẻ gian nhận ra đôi má Hải Yến đỏ hồng.

– Cô nói đi. Hình phạt nào tôi...cũng chấp nhận cả.

Trước thành ý của Kẻ gian, Hải Yến càng thêm bối rối:

– Biết phạt anh thế nào? Chẳng lẽ...

– Chẳng lẽ thế nào? Cô cứ nói đi.

Hải Yến ngượng nghịu:

– Anh ôm tôi, chẳng lẽ bây giờ tôi phạt anh đứng yên cho tôi ôm lại.

Kẻ gian cười to:

– Cũng được! Có sao đâu. Tôi chấp nhận hình phạt ngay.

Hải Yến lườm mắt:

– Tham lam quá!

– Đây không phải là tội danh thứ ba chứ?

– Tôi đang chất vấn anh hay là anh đang chất vấn tôi vậy?

– Cái kẻ mà Hải Yến gọi là Kẻ gian đưa hai tay lên trời:

– Bó tay!

– Anh nói thế là sao?

– Có nghĩa là tôi không làm sao mà hiểu cô cho được.

– Ai cần anh hiểu.

– Bây giờ thì không cần.

Kẻ gian mừng rỡ:

– Như vậy là cô bằng lòng tha thứ cho tôi, trả lại máy ánh cho tôi.

– Ai nói với anh vậy?

– Thì cô vừa bảo là không cần nữa.

– Không cần bây giờ chứ đâu phải là xóa án cho anh.

– Vậy thì bao giờ tôi mới được thi hành án hả?

– Chừng nào thích hợp.

Kẻ gian chắp tay:

– Cô ơi! Tôi van cô. Cô tước đoạt máy ảnh của tôi, tôi làm sao mà làm việc được.

– Anh làm gì mà phải có máy ảnh hả?

– Tôi đang phóng viên của báo thời trang và cuộc sống. À! Mà tôi còn là một cộng tác viên của Đài truyền hình nữa đó.

Hải Yến đi vòng quanh Kẻ gian" với đôi mắt sắc như dao.

– Cô làm gì vậy?

– Xem anh là đồ thiệt hay là đồ dởm:

Kẻ gian phật lòng giận dỗi:

– Cô xem thường nhân cách của tôi thế sao?

Hải Yến vẫn ngổ ngáo:

– Anh bỏ qua cho. Thời buổi này ma ma phật phật khó mà tin người ta được.

– Thật là...

– Cô sợ gì mà không nói luôn đi.

– Nói thì nói. Sợ gì. Nhất là một con người gian xảo như anh.

– Tôi gian xáo hả?

– Chứ còn gì nữa?

– Xin lỗi cô. Nếu tôi là kẻ gian thì tôi đã không đứng đây để xin lỗi cô.

Hải Yến vênh mặt:

– Anh sẽ làm gì nào?

Khóa tay cô lại. Nhét khăn vào miệng cô. Sàm sỡ với cô xong giật máy ảnh bỏ đi.

Cơn tức giận dâng lên làm nghẹn cổ Hải Yến:

– Anh dám!

– Sao lại không? Tôi có thể làm việc đó xong bay về Sài Gòn ngay. Cô biết tôi là ai mà đi trình bảo hả?

Nghe “Kẻ gian” nói Hải Yến tưởng tượng như mình đang bị “kẻ gian bắt nạt” cô la lên:

– Cứu tôi! Cứu tôi!

Một cái gì đó mềm mại, thơm tho bay vào miệng cô. Cùng lúc cô nghe cánh tay mình bị khóa chặt đau điếng, Cô có cảm giác như đôi môi kẻ gian đang áp chặt vào môi cô.

Bây giờ, Hải Yến mới biết là bãi biến đã vắng lặng. Mãi đôi co với Kẻ gian cô đã quên mất thời gian không hay trời đã quá khuya rồi.

Hải Yến nghĩ:

Nếu bị làm nhục, cô sẽ cắn lưỡi chết ngay.

Đôi môi của Kẻ gian lướt nhẹ trên má cô. Không thể chịu đứng thêm, Hải Yến thực hiện ngay ý định của mình.

– Nhưng trời ạ? Thật lả quái ác. Hai hàm răng cứng cỏi đều như hạt bắp của cô không thể chạm được chiếc lưỡi mềm vì miếng khăn mềm mại kia.

Kẻ gian" cười ngạo nghễ:

– Cô thấy không? Tôi có nói ngoa không nào? Tôi có thể làm nhiều điều bất lịch sự với cô mà cô không thể kháng cự.

Đôi mắt Hải Yến nhìn anh như tóe lửa. Kẻ gian" lại vuốt má cô:

– Cô nên nhớ là từ nay có ra bãi biển tắm cát nên kín đáo" một chút nếu không muốn làm mục tiêu cho mấy con quỷ râu xanh đó.

Nói xong hắn ta bỏ đi, không thèm lấy lại cái máy ảnh. Hải Yến cô nhìn hắn ta trừng trừng cả kêu cứu. Đến lúc hắn ta đi xa, Hải Yến mới hoàn hồn đưa tay gỡ chiếc khăn trong miệng mình ra. Cơn uất ức dâng cao trong lòng cô. Cô nói trong nước mắt:

– Dám ăn hiếp ta hả? Nhớ dừng để cho ta gặp mặt người nữa đó.

– Hải Yến! Hải Yến!

Tiếng nói vang lên xao động cả biển đêm. Hải Yến kinh hoàng:

– Chết rồi! Lần này thì chết thật rồi.

Trọng Phúc đang đi tìm mình không thể để anh ta thấy mình trong tư thế này được.

– Hải Yến? Hải Yến!

Tiếng gọi cô mỗi lúc mỗi gần khiến cô càng quýnh quáng:

– Chết rồi! Chết chắc rồi! Làm sao bây giờ?

– Hải Yến nhìn quanh xem có chỗ nào núp hay không? Nhưng giữa bãi cát trắng mênh mông làm gì có chỗ mà ẩn núp.

Mắt Hải Yến chợt sáng lên. Một cái hố nhỏ chắc khi nãy cái Kẻ gian kia đã táo tợn để ẩn núp mà lén chụp hình cô.

Hải Yến nhảy tọt xuống hố hai tay bới cát che lấp mình lại. Để chắc chắn cô dùng chiếc khăn trắng che đầu mình lại. Đêm trăng như đồng lõa với cô ẩn núp vào trong đám mây. Trời tối sầm lại:

– Hải Yến! Hải Yến! Em đang ở đâu vậy?

Trọng Phúc đi ngang qua mà không phát hiện chỗ Hải Yến ẩn núp. Hải Yến mừng thầm:

– Hú hồn hú vía.

– Đợi cho tiếng anh xa hơn. Hải Yến mới tung người dậy chạy đến nói cô giấu chiếc áo choàng mặc vào chạy về nhà.

Định băng vào hàng dương cô chợt nhớ ra một điều.

– Chết rồi! Chiếc máy ảnh.

Hải Yến vội chạy lại chỗ cũ:

Thật là may. Cái máy ảnh chết tiệt vẫn còn đó.

– Quỷ tha mà bắt mày đi.

Hải Yến nói với cái máy ảnh như là đang nói với chủ nhân nó vậy.

Nhưng cô không còn thời gian để mắng thêm, cô cầm cái máy ảnh trên tay chạy băng qua hàng dương để về nhà.

– Hải Yến! Hải Yến!

Tiếng gọi của Trọng Phúc vang lên. Hải Yến mừng thầm vì anh ta đã quay trở lại. Cô đỡ khỏi phải bị day dứt lương tâm là bỏ mặc người đi tìm mình.

Hải Yến mở, cổng rào len lén vào nhà.

– Cô đinh ninh một điều:

– Bà ngoại sẽ không phát hiện được đâu.

Hải Yến không làm sao mà xóa đi cái cảm giác nhột nhạt trên đôi má mình.

Cô thầm tức:

– Cái Kẻ gian kia! Đừng để cho Hải Yến này gặp mặt nhé. Nếu mà ta gặp lại mi ta sẽ... ta sẽ...

Hải Yến tìm đủ mọi cách nhưng không biết cách gì để trừng trị hắn ta.

– Ừ! Không biết mình sẽ làm gì hắn nhỉ? Tố cáo hắn thì tố cáo chuyện gì?

Chẳng lẽ la làng lên cho mọi người biết là hắn ta đã hôn mình.

Hải Yến trút tất cả những bực bội vào vòi nước. Cô cử phun vào người mình liên tục. Cô muốn xóa hết những dấu vết mà cái Kẻ gian kia đã để lại trên người cô.

– Hải Yến! Hải Yến?

Tiếng Trọng Phúc gọi ơi ới phía trước khiến cho Hải Yến càng thêm bực bội:

– Cái anh Trọng Phúc này thật là quá đáng. Có lẽ anh ta muốn tố cáo mình với bà ngoại mà. Bà ngoại mà biết đêm nào Hải Yến cũng trốn bà đi tắm cát thì chết chắc.

Hải Yến ơi! Hải Yến!

– Không thể để anh ta réo gọi ầm ĩ mãi. Hải Yến đành vội vàng mặc quần áo vào rồi ra ngoài.

– Hải Yến ơi! Hải Yến!

– Lè!

Hải Yến xuất hiện đột ngột lè lưỡi nguýt Trọng Phúc. Trọng Phúc không mấy để ý đến thái độ của cô. Anh mừng rỡ:

– Hải Yến! Em về rồi hả?

Chẳng những không xúc động trước sự quan tâm của Trọng Phúc. Hải Yến còn bực bội:

– Đi đâu mà về? Nhiều chuyện quá.

– Không phải là anh nhiều chuyện, anh chỉ lo lắng cho em thôi.

– Em đâu có gì để cho anh lo lắng chứ?

– Em là con gái mà đêm nào cũng ra bãi biển tắm cát cả. Em không sợ nhưng mà anh sợ.

– Anh theo dõi em hả?

– Không phải theo dõi mà anh chỉ lo lắng cho em thôi.

– Lo cho em. Nếu lo cho em thì anh đâu có kêu la ầm ĩ như thế. Anh không sợ bà ngoại em biết hay sao?

Trọng Phúc phì cười:

– Điều đó thì em khỏi lo.

– Tại sao lại không lo?

– Anh đã đưa bà ngoại sang chơi bên nhà anh từ tối rồi.

Đến lượt Hải Yến hoảng hốt:

– Bà ngoại em không có ở nhà sao?

– Ừ! Bởi vậy anh mới dám kêu lớn mà không ngần ngại.

– Bà ngoại em chừng nào mới về hả?

Thấy Hải Yến lo lắng, Trọng Phúc chọc ghẹo:

– Có lẽ sáng mai bà mới về.

– Hả? Sáng mai mới về à?

– Ừ!

Nhưng nhà anh có chuyện gì mà rước bà em sang chơi vậy.

– Nhà anh có khách.

– Có khách à?

– Phải?

– Là ai vậy?

– Có mấy người bà con trong thành phố ra chơi.

– Vậy liên quan gì đến ngoại em chứ?

Trọng Phúc có vẻ giận:

– Em nói thế mà không nghĩ là mình đã quá vô tình hay sao? Nhà anh và nhà em là láng giềng thân thích. Ba mẹ anh quý bà ngoại em như cha mẹ, xem anh như con cháu. Chẳng lẽ khi có niềm vui, có người thân thăm viếng thì không mời bà sang chia sẻ được hay sao?

Hải Yến biết mình lỡ lời, cô nói nhỏ:

– Em xin lỗi, em không cố ý.

– Anh đi tìm em chủ yếu là muốn mời em cùng chơi với bà thôi.

– Mời em nữa hả?

Hải Yến chỉ vào mình. Trọng Phúc gật đầu:

– Ừ! Mời em nữa.

– Nhưng bây giờ trời đã khuya rồi.

Trọng Phúc đưa tay xem đồng hồ:

– Chỉ mới chín giờ thôi. Còn sớm mà.

– Nhưng...

Tùy em. Nhưng có lẽ Thủy Tiên đang nôn nao vì em chưa đến đó.

– Thủy Tiên.

Chuông điện thoại reo cắt lời Hải Yến.

– Cô vội chạy đến nhấc máy:

– Alô!

Bên kia giọng Thủy Tiên hờn dỗi:

– Sao giờ này không chịu sang hả?

Hải Yến ngập ngừng:

– Đang chuẩn bị nè!

Thủy Tiên thúc giục:

Vậy thì nhanh lên đi.

– Có việc gì mà gấp rút vậy?

Xuất hiện rồi. Xuất hiện rồi.

Hải Yến nhăn mặt:

– Thủy Tiên! Bạn bình tĩnh nói cho có đầu có đuôi lại đi. Cái gì mà xuất hiện rồi, xuất hiện rồi:

Thủy Tiên cười nhỏ trong máy:

– Thì người đó đó... xuất hiện rồi.

Hải Yến reo vang:

– Hả? Thủy Tiên nói sao? Bạch Mã Hoàng Tử xuất hiện rồi hả? Ở đâu vậy?

– Thì cứ sang đây đi rồi mặc tình mà chiêm ngưỡng.

– Được! Mình sang liền.

Hải Yến vội vã gác máy rồi vì chạy sang nhà Thủy Tiên. Cô quên cả Trọng Phúc đang đứng nhìn cô lắc đầu:

– Hết thuốc chữa.

– Thủy Tiên ơi! Thủy Tiên!

Hải Yến gọi ơi ới ngoài cổng. Bà Năm ngồi trong nhà gọi ra:

– Hải Yến! Đến rồi thì vào nhà đi.

– Con gái con đứa gì mà không có ý tứ gì hết.

Nghe tiếng bà, Hải Yến bẽn lẽn bước vào:

– Con chào bà!

– Chỉ chào bà thôi sao?

Cô quay sang ba mẹ Thủy Tiên:

– Con chào hai bác.

– Còn ai trong nhà nữa không thấy sao?

Hải Yến lại quay sang hai người khách lạ:

– Cháu chào hai...

– Cô lại ngập ngừng không biết gọi thế nào? Bà Năm đỡ lời:

– Thì cứ gọi là bác như hai bác đây:

– Dạ! Chào hai bác.

Hai người khách lạ cười cởi mở:

– Chào cháu.

Bà Thủy Cúc giới thiệu:

– Đây là bạn của bác. Hai bác từ trong thành phố ra đây thăm bác đó.

– Dạ! Cháu có nghe anh Trọng Phúc và Thủy Tiên nói lại.

– Cháu dễ thương quá!

Người đàn bà trẻ xinh đẹp buột miệng khen. Hải Yến thèn thẹn:

– Dạ cám ơn bác!

Bà Năm nghe khách khen cháu mình cũng hớn hở:

– Nó là cháu ngoại của bác đó.

– Dạ! Cháu nó đang sống với bác à?

Bà cháu tôi sống ở đây với hàng xóm láng giềng.

– Còn ba mẹ của cháu cũng ở đây hả bác?

Bà Năm thở dài:

– Cuộc đời của Hải Yến là một bi kịch.

– Bà!

Hải Yến kêu lên. Cô không muốn bà đem chuyện riêng của mình nói với người lạ. Người đàn bà đỡ lời:

– Không sao! Cháu cứ xem chúng tôi như người nhà vậy?

– Dù sao đem chuyện thầm kín của mình nói cho người vừa mới quen biết cũng là điều khó nói. Mỹ Nhàn! Em đừng có ép nữa.

Người đàn ông lên tiếng. Bà Mỹ Nhàn cười gượng nói với chồng:

– Tại tính em hay tò mò, muốn tìm hiểu hoàn cảnh của mỗi người vậy mà.

– Có những chuyện không nên đi sâu quá em à!

– Anh Khanh!

Bà Mỹ Nhàn có vẻ giận dỗi:

– Bộ trong mắt anh em là kẻ lắm chuyện nhiều lời hay sao?

– Mỹ Nhàn! Nếu còn nói thêm nữa, chúng ta sẽ là nhân vật chính của hôm nay đó.

Ông Trọng Bảo cười hề hà xen vào tiếp cầu nói của vợ:

Anh Khanh à. Xem ra cánh đàn ông của chúng ta là phải chịu lùi bước đó.

Ông Khanh cũng cười:

– Đó là bí quyết của chúng ta mà.

Lùi một bước để tiến một dặm.

– Bà Thủy Cúc đặt tay lên vai bà Mỹ Mỹ Nhàn à? Xem ra chúng ta không cô thể kháng cự được mà phải làm mục tiêu cho họ tấn công thôi.

Ông Trọng Tín gãi đầu:

Anh đâu có ý đó.

Bà Năm và Hải Yến nhìn nhau bởi vì họ ở đây chỉ để chứng kiến sự tranh cãi của bốn người.

Bà Thủy Cúc tế nhị nhận ra sự mất lịch sự của mình:

– Xin lỗi bác Năm. Chúng cháu vô ý. Bà Năm cười:

– Đâu có gì. Các cháu cứ tranh luận đi cho không khí càng thêm vui.

Hải Yến thắc mắc hỏi bà Thủy Cúc:

– Bác ơi! Thúy Tiên đâu hả bác?

Bà Thủy Cúc nghe.Hải Yến hỏi mới chợt nhớ:

– Ừ! Bác vừa bảo nó dẫn khách ra ngoài sau hàng dương hóng gió. Nó có dặn là khi nào cháu đến cử ra đó, nó chờ. Nãy giờ, cứ lo tranh luận mà bác quên mất.

– Cháu đi đi...

– Nhưng...

Hải Yến hơi ngại ngùng vì một lẽ trời đã quá khuya. Vừa lúc ấy Trọng Phúc bước vào:

– Để anh đi với em ra ngoài ấy.

– Không có lý do nào mà từ chối được, Hải Yến đành cúi chào:

– Cháu chào bà! Chào các bác!

– Ngoan quá! Cháu đi đi!

Bà Mỹ Nhàn đặc biệt có cảm tình với Hải Yến. Bà cứ nhìn theo cô lưu luyến.

Hải Yến cùng Trọng Phúc đi ra hàng dương, không mấy khó khăn khi tìm ra Thủy Tiên và vị khách quý. Hai người đang ngồi bên gốc dương nói cười có vẻ tâm đắc lắm.

Trọng Phúc oang oang:

– Hai người thật là quá đáng nghe. Bộ ra ngoài đây nói chuyện riêng bắt chúng tôi phải đi ra đây tìm.

Thủy Tiên không những không mắc cỡ trước lời lẽ của Trọng Phúc còn phản công trở lại:

– Trời ơi “Chúng tôi”. Từ “Chúng tôi” nghe sao mà tình tứ quá.

Hải Yên nghe Thủy Tiên châm chọc quên cả giữ ý khi có người lạ. Cô đấm vào vai bạn túi bụi:

– Quỷ tha ma bắt bạn nghe! Cứ cố tình nói những điều khó nghe như thế.

– Có gì đâu mà khó nghe. Thật ra là vậy mà.

Cái tiếng nói khá quen của anh chàng bên cạnh Thủy Tiên làm Hải Yến giật mình. Cô nhìn anh trân trối:

– Anh chính là kẻ gian.

Thủy Tiên trố mắt:

– Cái gì mà là kẻ gian? Hải Yến. Bạn nói cái gì kỳ lạ vậy?

– Thì anh ta chính là Kẻ gian mà.

– Thì ra cô là Hải Yến. Cuối cùng rồi cũng được biết tên nhau. Hải Yến có nghĩ là trái đất rất tròn sao.

– Bộ hai người có quen nhau hả?

– Thì cái người mà anh nhờ em điều tra để thu lại cái máy ảnh dùm anh là cô ta đó.

– Hy hữu thế sao?

Hải Yến sừng sộ:

– Anh định vũ khống cho tôi là kẻ cướp máy ảnh của anh hả? Xin anh đính chính lại cho. Tôi chỉ tịch thu tang vật gây án của anh thôi. Thủy Tiên càng nghe càng thắc mắc:

– Hai người nói gì tôi không hiểu gì cả Hải Yến giận lây cả Thủy Tiên.

– Bạn cần gì phải hiểu. Bạn chỉ cần nghiêng mình về phía Bạch mã Hoàng tử của bạn là xong. Cần gì phải nghĩ đến con bạn khốn đốn này.

– Hải Yến! Yến nói gì vậy? Thật ra chuyện ân oán giữa hai người là thế nào?

Anh Hoàng Tín vừa mới trong thành phố ra đây chơi mà.

– Thì vừa mới ra đây là đã gây án rồi.

Hoàng Tín bực bội:

– Sao cô cứ mãi dùng cái từ gây án nghe khó chịu quá.

– Anh cũng cảm thấy nhột nhạt về hành động của mình nữa sao?

Thấy hai ngưói càng cãi càng gay go, Trọng Phúc xen vào:

– Hoàng Tín. Thật ra giữa hai người đã xảy ra chuyện gì hả?

– Thì... thì...

Hải Yến gay gắt:

– Đã dám làm mà không dám nhận sao?

Đưa cái nhì bất mãn về phía Hải Yến, Hoàng Tín nói:

– Một lần nữa tôi mong cô đừng phát ngôn bừa bãi, đừng vội đánh giá con người ta một cách hồ đồ như thế.

– Anh...

Trọng Phúc căn ngăn:

– Hải Yến! Dù sao em cũng phải để cho Hoàng Tín nói chứ.

– Nhưng anh ta cớ dám nói đâu.

– Tôi không có gì để chối cãi cả. Tôi chỉ ngại cho cô thôi.

– Tôi có gì mà phải ngại. Nếu có ngại là anh ngại cho hành động lén lút của mình. Anh không phải là chính nhân quân tử.

– Hải Yến!

Trọng Phúc kêu lên với nét mặt giận dữ:

– Nếu không nể Hoàng Tín thì em cũng phải nể mặt anh và ba mẹ anh chứ.

– Em cô làm gì mà anh lại quy cho em cái tội bất kính đó chứ!

– Hoàng Tín là khách của gia đình anh.. Nếu Hoàng Tín có lỗi với em, anh có thể thay mặt Hoàng Tín xin lỗi em mà.

– Anh có thể chuộc lỗi được không.

– Anh có thể xóa đi vết tích trên thân thể em được không?

– Hả?

Thủy Tiên và Trọng Phúc cùng kêu lên. Hoành Tín nhìn ánh mắt của cả hai nhìn mình mà thêm bối rối:

– Hải Yến! Cô nói năng cái gì mà lung tung vậy?

– Lung tung! Long tung cái gì? Anh đã dám cả gan chụp ảnh lên của tôi. Còn bức hiếp tôi nữa.

– Tôi bức hiếp cô cái gì hả?

– Anh dám...

Thu hết can đảm trong người ra, Hải Yến nói:

– Chẳng những thế, anh còn dám hôn tôi nữa.

Nói xong, Hải Yến khóc nức nở rồi vụt chạy đi. Thủy Tiên nhìn anh, cái nhìn thật sắc lạnh. Hoàng Tín phân trần:

– Thủy Tiên, em hiểu lầm anh rồi.

Giọng nói của Thủy Tiên càng khô lạnh:

– Em có hiểu gì về anh đâu mà lầm với không chứ?

Không cần nghe Hoàng Tín phân trần, Thủy Tiên cũng vụt chạy theo Hải Yến.

Hoàng Tín kêu lên:

– Thủy Tiên? Thủy Tiên!

Trọng Phúc nhìn Hoàng Tín lắc đầu:

– Không cần gọi đâu.

Hoàng Tín có vẻ khổ sở:

– Trọng Phúc! Mọi người đã hiểu lầm tôi rồi.

– Bây giờ còn lại hai chúng ta hai người con trai với nhau. Chuyện gì xảy ra, anh nói đi.

Hoàng Tín kể lại cho. Trọng Phúc nghe cầu chuyện xảy ra ở bãi biển. Anh phân bua:

– Tôi thấy cô nàng đang tắm cát dưới trăng. Một bức tranh thiên nhiên thật là tuyệt mỹ. Tôi muốn tôn vinh lưu giữ lại nét đẹp đó nên mới chụp ảnh của cô ta thôi.

– Tại sao anh không hỏi ý kiến của Hải Yến rồi mới chụp.

– Như vậy thì nó không còn tính tự nhiên nữa.

– Tạm chấp nhận được. Còn việc Hải Yến nói anh hôn cô ta. Có không?

– Thì có nhưng...

Đôi mày Trọng Phúc chau lại. Lòng anh bỗng dấy lên nỗi hờn ghen tức giận.

Anh xem Hải Yến như một pho tượng của thần vệ nữ. Anh chỉ đứng ở xa mà chiêm ngưỡng chớ không dám sờ vào. Anh sợ đôi tay phàm phu tục tử của mình sẽ làm dấy bẩn sự tinh khiết của tượng thần.

Hoàng Tín ở đâu đến? Bỗng dưng xâm phạm đến cái gì đó như thiêng liêng, như quý giá của anh. Anh không giận làm sao được.

Hoàng Tín lo lắng vì cái nhìn của Trọng Phúc:

– Trọng Phúc! Anh đừng hiểu lầm tôi.

– Anh có gì để giải thích chứ?

– Tôi hôn cô ta không phải vì dục vọng đâu.

– Vậy thì vì điều gì?

– Tôi chỉ muốn cảnh cáo cô ta thôi.

– Cảnh cáo?

Hoàng Tín gật đầu:

– Phải.

– Anh có thể giải thích rõ hơn được không?

– Anh nghĩ xem cô ta là con gái. Nửa đêm một mình phơi thân ngoài bãi cát.

Thử hỏi có phải làm mục tiêu cho kẻ xấu hay không?

Trọng Phúc gật đầu:

– Cũng phải.

Không phải riêng Hoàng Tín, mà đã nhiều lần anh nhắc nhở Hải Yến nhưng không làm sao được. Anh không thể ngăn cản được sự đam mê cát của cô. Cái vắng biển này tuy là khu du lịch, trật tự, trị an được bảo đảm. Nhưng dù sao cũng phải đề phòng kẻ xấu.

– Tôi cũng nhiều lần nhắc nhở nhưng không làm sao ngăn cản được sự đam mê được tắm cát của Hải Yến được.

– Tôi không có ý xấu nhưng tôi cũng chân thành nhận lỗi:

Lần đầu đến chơi, tôi đã gây ấn tượng không tốt với mọi người.

– Tôi thì không sao. Tôi hiểu anh. Nhưng em gái tôi và Hải Yến thì anh liệu mà giải thích.

Hoàng Tín gãi tai:

– Chắc rất khó cho tôi. Hai cô nàng rất khó mà giải thích.

– Vậy thì anh phải dùng cái đầu của “Gia Cát Lượng” để giải quyết đi.

– Anh ủng hộ tôi nghe.

– Không nỡ bỏ bạn bè khi lỡ bước đâu.

– Cám ơn anh. Anh là người bạn tốt.

– Không cần tán dương tôi như thế đâu. Bây giờ chúng ta về đi.

– Cũng đành thế thôi.

Cả hai cùng bước quay trở lại nhà. Cả hai mang hai tâm sự hai ý nghĩ. Trọng Phúc lo lắng cho tâm tình của mình. Anh sợ tình cảm của mình sẽ như miếng bọt biển trào trên bãi cát. Còn Hoàng Tín, anh đang băn khoăn không biết giải thích làm sao để hai cô gái này đừng hiểu lầm anh. Anh không muốn chuyến du lịch:

“Khám phá biển xanh” của anh trở thành nơi day dứt mãi trong đời mình.

Phải tìm cách để giải tỏa nỗi phiền phức này trước khi về thành phố.

Cát như nặng - thêm trên mỗi bước chân anh.

Thủy Tiên cử luôn tìm cách lánh mặt anh. Những lúc ngồi vào mâm cơm, Thủy Tiên cử ăn xong rồi đi vào phòng. Chiều nay, bỗng dưng Thủy Tiên ra ngoài hàng dương ngồi một mình.

Trọng Phúc đi làm vẫn chưa về. Đây là cơ hội hiếm có để anh giải bày với Thủy Tiên.

– Thủy Tiên!

Thủy Tiên vẫn không ngẩng mặt lên khi nghe tiếng anh. Cô vẫn đưa tay vẽ trên cát những đường ngoằn ngoèo vô nghĩa.

– Anh cớ thể ngồi xuống một chút được không Thủy Tiên?

– Tùy anh!

– Thủy Tiên! Anh muốn em nghe anh nói.

– Anh không cần phải nói. Anh Trọng Phúc đã nói cho em nghe hết rồi.

– Em có tin anh không?

– Tin hay không tin anh thì có ý nghĩa gì chứ?

– Ít nhất cũng làm anh đỡ xốn xang, khó chịu.

– Anh không cần phải thế.

– Một...ngày nào đó khi em bị người ta hiểu lầm em sẽ biết cảm giác đó thế nào.

– Còn bây giờ anh muốn em giúp anh một chuyện.

– Chuyện gì?

– Anh muốn em giúp anh gặp Hải Yến.

– Em có giới thiệu anh quen với Hải Yến đâu mà bây giờ phải làm nhiệm vụ của người môi giới.

– Không! Em đừng nghĩ vậy. Anh chỉ nhờ em giúp thôi.

– Anh gặp Hải Yến ở đâu thì tìm đến đó.

– Anh không muốn ra bãi biển nữa.

– Tại sao?

– Anh sợ sẽ bị hiểu lầm thêm.

– Vậy thì đừng gặp nữa.

– Không được. Anh phải nói rõ ràng về chuyện này.

– Tùy anh. Nhưng em cũng đâu có thể giúp anh điều gì?

– Em có thể cho anh biết lịch trình của Hải Yến không?

– Anh muốn em bán đứng bạn bè sao?

– Không phải. Anh đâu có ỷ xấu gì với Hải Yến đầu mà em sợ.

– Thôi được. Em nói cho anh biết cũng không sao. Buổi tối Hải Yến thường ra bãi biển.

– Anh biết.

– Buổi sáng, Hải Yến thường hay tắm biển. Còn buổi chiều thì hay trượt cát trên đồi hồng.

– Cô ta rảnh rồi thế sao?

– Học hết phổ thông không thi Đại học thì làm gì chứ?

– Tại sao Hải Yến lại không thi Đại học?

– Hải Yến không thi vào Đại học cũng tiếc lắm. Nhưng do hoàn cảnh kinh tế của bà Năm không mấy tốt. Nên Hải Yến đành cắt việc học ờ nhà phụ giúp bà.

Nghe nói Hải Yến đang xin việc làm.

Cũng tội nghiệp cho Hải Yến quá. Thủy Tiên bỗng thấy giận làm sao. Câu nói ấy không dành cho anh nói đâu.

Cô nói lẫy:

– Đã biết rồi thì sao không đi tìm Hải yến đi. Ngồi đây làm gì?

– Nói chuyện với em.

– Em thì có chuyện gì để nói chứ?

– Có chứ.

– Chuyện gì đâu?

– Chuyện học hành thi cử của em đó. Em nghĩ là mình có thể đậu trường Đại học Ngoại thương được hay không?

– Anh đi mà hỏi phòng đào tạo đó. Xem họ có cho em vào học hay không?

Chớ còn em làm sao em biết được.

– Anh xin lỗi. Anh chỉ muốn hỏi là em có tự tin hay không thôi.

Tự tin thì em rất tự tin. Nhưng vẫn còn sợ cái câu học tài thi phận nữa.

– Nhất định em sẽ đậu Đại học vào Sài Gòn anh sẽ không để cho em bỡ ngỡ.

Cám ơn anh. Tự khắc em biết lo cho mình mà.

– Sao em cứ mãi chối từ anh? Em còn giận anh sao?

– Em có tư cách gì mà giận anh chứ?

Thủy Tiên, em đừng nói vậy. Dù đây là lần đầu chúng ta gặp nhau nhưng hai gia đình mình đã có tình thâm giao tri kỷ.

Chúng ta phải giữ mối quan hệ ấy thật bền vững và lâu dài.

– Tình bạn của cha mẹ mình ngày xưa đâu có nhất thiết bắt buộc chúng ta phải như thế đâu. Mình có quyền không thân thiết mà.

Nhưng anh không muốn thế. Anh muốn cùng em và anh Trọng Phúc thắt chặt tình cảm.

– Tuỳ anh.

– Anh rất sợ sự lãnh đạm của em đó Thủy Tiên.

Thủy Tiên bỗng tức giận:

– Vậy anh muốn gì? Muốn em phải quỳ lụy van xin tình cảm của anh sao?

Em không làm được. Em không làm được.

Thủy Tiên vùng bỏ chạy. Hoàng Tín kêu:

– Thủy Tiên! Thủy Tiên!

Thủy Tiên như không nghe tiếng gọi của anh. Cô băng mình chạy qua hàng dương khuất trong bóng đêm.

Hoàng Tín khẽ lắc đầu:

– Thật không làm sao mà hiểu được con gái.

CHƯƠNG 2 -

B

ình minh lên rực rỡ cả một dải đất hình vòng cung bao quanh vùng biển, lặng sóng. Những tia nắng vàng rực, lung linh trên mặt biển. Bãi cát trắng bỗng hóa vàng bởi tia nắng phản chiếu.

Hải Yến bơi những sải dài trong làn nước biển trong xanh. Cô như cởi mở cả tâm hồn mình giữa cảnh trời nước bao la xanh thẳm. Vùng vẫy như con cá kình trên biển cả, Hải Yến xoay ngang rồi xoay dọc, bơi ngửa rồi bơi nghiêng. Cô không hay có một đôi mắt vẫn luôn theo dõi cô.

Anh ta cứ giữ một khoảng cách nhất định trong phạm vi bất cứ lúc nào cũng tiếp Hải Yến đang bơi thoải mái giữa vùng biển. Bỗng cô cảm thấy chân mình hình như cứng lại, đôi chân không thể uốn lượn, vẫy vùng nữa. Cảm giác đó mỗi lúc một tăng. Đôi chân cô cứng hẳn. Lý trí cho cô biết nguy hiểm đang cận kề.

– Chuột rút rồi. Làm sao đây?

Hải Yến đưa mắt nhìn quanh. Mặt biển thật vắng. Mỗi lần Hải Yến tắm sáng thường hay chọn nơi vắng vẻ để mặc tình vùng vẫy. Hôm nay lại là điều bất lợi cho bản năng sinh tồn khiến Hải Yến đưa cao tay lên kêu cứu.

– Cứu tôi với! Cứu tôi với.

Hoàng Tín nghe tiếng kêu của cô vang lên. Anh hơi cau mày lại:

– Cô nàng này đang định giở trò gì đây!

Hải Yến đang chới với trong làn nước, sóng nhấp nhô ụp lên ụp xuống thân thể nhỏ bé của cô. Linh cảm cho Hoàng Tín biết là Hải Yến đang nguy hiểm thật sự. Anh vội vã bơi nước rút đến gần Hải Yến. Giữa lúc cô sắp chìm xuống đây nước thì đôi bàn tay rắn chắc của anh đã ôm trọn lấy cô.

Hải Yến đã ngất trong tay Hoàng Tín. Anh cắp lấy cô bơi vào bờ. Đặt Hải Yến nằm trên bãi cát, Hoàng Tín rối rít gọi:

– Hải Yến! Hải Yến! Tỉnh lại đi!

Hải Yến vẫn nằm yên bất động. Hoàng Tín dùng vài động tác sơ cấp cứu cho cô.

Hải Yến vẫn không tỉnh. Hoàng Tín nghĩ:

– Chỉ còn một cách thôi.

Hoàng Tín không ngại, anh cúi xuống dùng miệng hút mũi cô cho thông thoáng.

Hải Yến sặc mấy cái ròi ọc nước ra, thở nhẹ.

Hoàng Tín mừng rỡ:

– Tỉnh rồi!

Hải Yến vừa mở mắt ra trông thấy Hoàng Tín đang trong tư thế cấp cứu cho cô. Hải Yến tung chân đạp Hoàng Tín lăn dài trên bãi cát. Cô la oai oái:

– Sàm sỡ. Sàm sỡ.

Hoàng Tín lồm cồm ngồi dậy. Anh bực bội:

– Cô kia! Cô nói gì vậy hả?

– Anh sàm sỡ với tôi chứ gì nữa.

– Đúng là làm ơn mắc oán mà.

– Sự thật rõ ràng như thế anh còn định chối cãi nữa sao?

– Sự thật là thế nào? Cô nói đi!

Anh vừa ngồi trên người tôi, còn sàm sờ hơn tôi nữa.

– Cô thật là kẻ hồ đồ. Cô đang lấy oán mà trả ơn tôi đó sao?

– Anh làm ơn cho tôi hả?

– Cô cứ nghĩ lại xem. Nếu không có tôi cứu thì giờ này cô đã chìm sâu dưới đáy biển, đã làm mồi cho cá mập rồi.

Hải Yến ngơ ngác:

– Anh cứu tôi hả?

– Cô nghĩ là ai chứ?

Hải Yến từ từ nhớ lại lúc cô bị chuột rút. Cô nghĩ là mình sẽ chết nhưng bây giờ cô nằm đây, thì có nghĩa là anh đã cứu cô thật. Thay vì nói lời cám ơn, Hải Yến giẫy nẩy:

– Nhưng dù có cứu tôi anh cũng không nên sàm sỡ với tôi như thế.

– Tôi sàm sỡ với cô bao giờ?

– Thì vừa mới đó.

– Cô đúng là một con người không hiểu lý lẽ.

– Anh nói tôi là kẻ ngu đần chứ gì?

– Tùy cô?

Hoàng Tín bỏ đi. Anh không muốn đứng đây để gánh lấy thêm nhiều tội danh khác.

– Thật là uổng bao tâm huyết mà.

Hoàng Tín định phân trần, cởi mở để giải tỏa bao hiểu lầm cùng cô. Nào ngờ trớ trêu thay lại tạo thêm bao hiểu lầm, oan trái.

Hải Yến thấy Hoàng Tín bỏ đi lòng thêm tức giận. Cô giậm chân:

– Người chi mà đáng ghét.

Hoàng Tín muốn gạt bỏ cầu chuyện xảy ra với Hải Yến sáng nay nhưng không thể nào thực hiện được. Anh cứ đứng ngắm mình trong gương rồi lẩm bẩm:

– Đẹp trai, lịch lãm như thế này mà lại là Kẻ gian kiêm Sàm sỡ" sao:

– Anh làm gì mà cứ ngắm mình trong gương rồi lẩ bẩm mãi vậy? Hay là anh định đi dự cuộc thi nam thanh lịch hả?

Trọng Phúc châm biếm sau lưng anh. Hoàng Tín quay lại mỉm cười:

– Tôi không phải ngắm mình để dự thi đâu.

– Vậy thì làm gì hả?

– Đánh giá mình.

– Tự đánh giá mình.

Hoàng Tín gật đầu:

– Phải.

– Để làm gì?

Hoàng Tín không trả lời mà hỏi lại Trọng Phúc:

– Anh xem tôi có giống như là một Kẻ gian kiêm sàm sỡ" không?

Trọng Phúc đùa:

– Anh xoay một vòng cho tôi xem nào:

Hoàng Tín cũng pha trò. Anh xoay một vòng quá diệu ghê:

– Có giống không?

– Nếu anh gắn thêm một hàm râu kẻm nữa thì y hệt.

– Còn không gắn?

– Không thì chỉ hơi giống mà thôi.

– Hơi giống có nghĩa là không phải?

– Có lẽ vậy.

– Trọng Phúc nè? Tôi hỏi thật anh một điều nghe.

– Anh cứ hỏi.

– Anh đã yêu chưa?

– Rồi.

– Như vậy chắc là anh rất có kinh nghiệm về con gái chứ?

Trọng phúc lắc đầu:

– Không!

– Thế anh bảo là mình đã yêu rồi.

Mình yêu đơn phương thôi.

– Cô ấy là ai?

– Gần trong tay mà xa vạn dặm.

– Khó hiểu quá!

– Tốt nhất là anh đừng nên tìm hiểu.

Trọng Phúc nói xong bỏ đi ngay. Hoàng Tín lắc đầu:

– Lại thêm một người khó hiểu nữa?

Nhưng Hoàng Tín không có thời gian để nghĩ thêm về Trọng Phúc. Ý tưởng muốn đi lên đồi hồng" để gặp Hải Yến cứ thôi thúc anh.

– Anh cứ tự mâu thuẫn mãi với chính mình.

– Đi! Không đi!

– Cứ mặc xác cô ta đi. Không cần phải quan tâm, giải thích nữa.

– Nhưng...

Trông anh lại có sự giằng co:

– Không lẽ cứ để cho cô ta hiểu lầm mình mãi. Phải thanh mình giái thích căn kẽ trước khi vế thành phố. Nhưng liệu sự việc có như ý muốn. Hay là lại thêm nhiều phiền phức nữa.

Không muốn đi nhưng bước chân của Hoàng Tín lại rời khỏi nhà anh em Trọng Phúc. Bước chân anh cứ đi, đi mãi về phía Đồi hồng". Nơi ấy anh biết Hải Yến sẽ đến trong buổi chiều này. Anh tự bảo với mình:

– Cứ đi đi! Mọi việc sẽ tùy nghi mà xử lý. Mình là Nam nhi đại trượng phu làm quái gì phải sợ một con nhóc như thế.

Đồi hồng như một đóa hoa hồng nằm trong khu rừng cây. Chân đồi như cánh hơa, ngọn đồi như nụ hoa to nhiều cánh rất đẹp. Hải Yến đang ở trên ngọn đồi trượt cát phải công nhận phong cách trượt cát của cô thật đẹp mắt.

Không khác gì một diễn viên trượt băng cả.

– Hay quá! Tuyệt đẹp.

Hoàng Tín vừa vỗ tay cổ vũ vừa reo lên.

Hải Yến đưa đôi mắt khó chịu nhìn anh:

– Tại sao anh cứ mãi đeo bám tôi hoài vậy hả?

– Nơi đay đâu phải chỉ để dành cho cô thôi. Cô đâu có đăng ký bản quyền đâu.

Đương nhiên. Nhưng nơi đây cũng không phải dành cho anh.

Hoàng Tín ngơ ngác nhìn quanh:

– Đâu? Bảng cấm đâu? Sao tôi không thấy hả?

Anh đừng có giả vờ, điên điên dại dại nữa. Tôi chán ngấy cái trò của anh rồi.

Anh cút ngay khỏi nơi đây ngay.

Tôi đang chờ cô đó. Hãy dùng hết bản lĩnh sẵn cô của mình mà làm cho tôi biến mất khỏi chỗ này ngay đi.

– Bộ anh cho tôi là phù thủy hay sao mà bảo dùng phép thuật hả?

– Phù thủy!

Hoàng Tín nhìn xoay quanh Hải Yến:

– Hay ý tưởng hay!

– Hay cái gì?

Thì chuyện làm phù thủy đó. Hợp với cô đó. Hải Yến sừng sộ:

– Anh dừng có quá đáng nghe.

– Tôi cứ nói thế thì sao nào.

– Lần thứ nhất tôi cảnh cáo anh nếu anh muốn tôi xem anh là một con người lịch sự. Anh không muốn người ta mệnh danh là một “Kẻ gian” một tên sàm sỡ thì anh cút ngay nơi đây đi.

– Không ai có thể ra lệnh cho tôi cả.

– Tôi cứ đứng đây xem ai có thể làm gì được tôi nào?

– Anh...

Hoàng Tín giật mình suy nghĩ:

– Mình đến đây là để giải hòa với cô ấy mà. Sao lại kiếm chuyện gây sự với cô ấy chứ?

Hoàng Tín dịu giọng:

– Bộ Hải Yến thấy anh đáng ghét lắm hả?

– Trời ơi!

Hải Yến đột ngột la lên. Hoàng Tín quýnh quáng:

– Hả? Con gì cắn chân em hả? Có sao không? Để anh coi cho.

Hải Yến một tay đẩy Hoàng Tín ra, một tay bụm miệng cười:

– Em cười gì vậy?

– Tôi cười cho cái miệng lưỡi trơn tru của anh. Tôi phục anh thật.

– Phục anh điều gì hả?

Đóng kịch hay, diễn viên giỏi. Vừa đóng vai ác xong, nhập vai hiền cũng dễ thương.

Hoàng Tín có vẻ phật ý:

– Tôi có thiện chí làm hòa với cô nhưng cô vẫn cố tình gây sự với tôi mãi.

Đã thế, cô đừng trách tôi nghe.

– Anh hăm dọa tôi hả?

Không phải hăm dọa mà là tôi sẽ hành động thật sự đó.

– Anh định làm gì tôi hả?

– Không biết trước. Thích làm gì tôi sẽ làm điều đó.

– Hải Yến nhớ lại là anh ta đã hai lần hôn mình rồi. Bây giờ nếu anh ta đòi hôn nữa thì cô sẽ làm sao đây?

Hải Yến thầm trách mình:

– Mình lại ở trong hoàn cảnh bất lợi nữa rồi. Sao lần nào gặp hắn ta không là sáng sớm cũng là ban đêm? Mình thật là xúi quẫy.

Thấy Hoàng Tín cứ từ từ tiến tới, Hải Yến lo sợ thụt lùi:

– Anh định làm gì tôi hả?

– Làm gì thì cô đã biết rồi.

Hải Yến ôm kín mặt mình lại:

– Không được đến gần tôi.

– Tôi cứ đến thì sao nào?

– Đừng! Đừng!....

Hải Yến cứ ôm mặt thụt lùi cô không hay mình đã bước đến sát mé đồi. Mãi lo đùa giỡn Hoàng Tín cũng không hay nguy hiểm đang kề cân bên cô. Đến lúc anh phát hiện ra thì chân của Hải Yến đã trượt xuống đồi:

Coi chừng nguy hiểm đó.

– Á!

Hải Yến té xuống đồi. Không còn cách nào khác Hoàng Tín lao theo ôm chặt lấy Hải Yến. Cả hai quyện chặt lấy nhau lăn tròn xuống chân đồi.

Hoàng Tín cố hết sửc mình để giữ chặt Hải Yến lại. Nhưng không phải dễ dàng gì. Cả hai cũng phải lăn mấy chục vòng xuống chân đồi. Đến khi dừng lại thì thật là khó coi. Hoàng Tín nằm hẳn trên người Hải Yến, môi anh chạm vào môi cô.

Hải Yến tuy thân thể đau điếng nhưng cũng nhận ra cuộc diện. Cô cố dùng hai tay mình xô anh ra.

– Á!

Tiếng thét của Thủy Tiên vang lên. Cô lắp bắp:

– Hai người làm gì vậy? Trời ơi. Dễ sợ quá!

Thủy Tiên bỏ chạy vào trong bóng đêm. Hoàng Tín vội vàng ngồi dậy. Anh đỡ Hải Yến lên:

– Hải Yến có sao không?

Hải Yến ôm mặt khóc:

Lần này thì anh hại chết tôi rồi.

– Trời ơi! Tôi biết làm nói làm sao để giải.

– Hải Yến! Xin lỗi.

Hải Yến giảy nảy:

– Xin lỗi. Xin lỗi là xong sao? Xin lỗi là có thể, giải oan, trả lại sự trong sạch cho tôi được sao?

– Tôi sẽ giải thích cho Thủy Tiên hiểu:

Đây là điều xảy ra ngoài ý muốn mà.

– Giải thích! Giải thích cái gì? Sự việc như vậy làm sao mà giải thích được.

Hải Yến khóc tấm tức:

– Nỗi oan của tôi có, trời mới thấu. Có phải là vì tôi chưa chịu trả cái máy ảnh cho anh nên anh tìm đủ mọi cách để trả thù tôi phải không?

Hoàng Tín đánh ôn tồn năn nỉ nhưng nghe Hải Yến nói thế bỗng bực bội:

– Bộ con người của tôi tiểu nhân, tồi tệ như thế sao?

Tùy anh hiểu như thế nào cũng được.

– Nếu trong lòng cô đã nghĩ như thế thì tôi không còn gì để nói cả. Chào cô!

– Anh!....

Hải Yến chưa kịp nói gì thì Hoàng Tín đã khuất sau hàng cây, Hải Yến chỉ còn biết ôm nỗi tức giận vào lòng. Cô trở về nhà mà lòng băn khoăn với bao chuyện đã xảy ra:

– Hải Yến!

Bà Năm gọi Hải Yến khi thấy cô cứ tha thẩn ngoài sân mà không chịu vào nhà.

– Dạ! Ngoại kêu con.

– Tối rồi sao không chịu vào nhà mà cứ thơ thẩn ở ngoài hoài vậy?

– Dạ! Con hóng mát một chút.

Giọng bà Năm ca cẩm:

– Con gái gì mà lớn rồi không lo may vá thêu thùa. Tối ngày cứ tắm cát, tắm biển, rồi trượt cát... Thiệt là đủ trò, không ra làm sao cả.

– Thì con đang xin việc làm mà.

– Ngoại đâu có ép con phải làm việc nuôi ngoại. Nhưng ngoại không thể con suốt ngày lang thang không ra tích sự gì cả.

– Ngoại! Ngoại không biết đâu. Con đang nghiên cửu một công trình trên cát.

– Cát mà có công trình nữa hả?

– Có chứ ngoại. Con đã nhìn thấy những hạt cát lung linh trong nắng. Tấm thảm cát thật huyền bí, thật sinh động lúc nào cũng hiện ra trước mắt con.

Bà Năm ngơ ngác nhìn cháu:

– Hải Yến! Con có sao không vậy? Con nói cái gì mà nghe như điên điên, khùng khùng vậy?

– Ngoại! Sao ngoại lại không tin con?

Đây là cả một ý tưởng thật bay thật đẹp.

Còn sẽ dùng cát để tạo nèn những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao.

– Xưa nay ngoạí chỉ nghe người ta vẽ tranh bằng màu, bằng mực chớ đâu ai vẽ tranh bằng cát đâu.

– Con sẽ chứng minh cho ngoại thấy điều con nói.

– Không phải là ngoại không tin con.

Nhưng những chuyện đó còn xa lắm. Con hãy sống thực tế một chút đi.

– Ý ngoại muốn con sẽ làm gì?

– Con phải học để tạo cho mình một cái nghề vững chắc vừa nuôi sống của mình, vừa gầy dựng tương lai.

– Con cũng có ý nghĩ như ngoại vậy?

– Vậy con muốn học nghề gì hả? Ngoại sẽ cố hết sức mình để con hoàn thành tâm nguyện.

Hải Yến có vẻ suy tư:

– Con muốn học khóa thời trang.

Bà Năm chau mày:

– Thời trang hả?

– Dạ!

– Nghành đó có phù hợp với một vùng biển như chúng ta không?

– Ngoại ơi! Vùng biển của chúng ta không còn là nơi hẻo lánh nữa. Khu Mũi Né bây giờ đã là khu du lịch nổi tiếng.

Du khách trong và ngoài nước đều đến đây để tham quan du lịch. Con muốn mở một shop thời trang để phục vụ người bản xứ và du khách.

– Ý của con rất hay. Vậy bao giờ con mới thực hiện hả?

– Con muốn thực hiện ngay bay giờ nhưng con còn ngại.

– Con ngại gì hả?

Nếu con đi học, con phải vào tận Sài Gòn để học. Như vậy con phải bỏ ngoại sống ở đây một mình. Con không nỡ.

Bà Năm cười hề hà:

– Con xem bà ngoại già này phế thải rồi hay sao? Bà còn khỏe mà. Bà còn đủ sức để lo cho cháu của bà mà.

Hải Yến tựa đầu vào bà:

– Con biết là ngoại rất thương con, hy sinh cho con rất nhiều. Nếu không có ngoại che chở, nuôi nấng, không biết cuộc đời của con sẽ ra sao?

– Nếu không có con thì bây giờ ngoại cũng không biết mình sẽ ra sao nữa?

Chắc là ngoại sẽ cô đơn lắm. Con cũng biết người già mà, ai cũng sợ cô đơn cả.

– Như vậy là con cũng có ý nghĩa lớn đối với ngoại chớ không phải là gánh nặng phải không?

Bà Năm cốc nhẹ vào đầu Hải Yến:

– Con chó con này. Ngoại có bao giờ xem con là gánh nặng đâu.

Hải Yến rúc đầu vào lòng bà:

– Ngoại! Ngoại thật là vĩ đại trong lòng con.

Ngoại không quản gì khó khăn gian khổ. Ngoại chỉ mong con sống vui vẻ, hạnh phúc thôi.

– Con tâm nguyện với lòng là sẽ cố hết sức sống đẹp đẽ cho ngoại được vui, được sống khỏe quãng đời còn lại của mình.

– Ngoại không mong con sẽ báo đáp cho ngoại. Tương lai của con là điều ngoại quan tâm nhất. Lỡ như ngoại có mất đi, ngoại cũng yên tâm.

Mặt Hải Yến cay cay:

– Ngoại! Ngoại sẽ không sao. Ngoại sẽ sống lâu trăm tuổi với con mà.

– Đời người ai không một lần chết hả con?

– Ngoại! Ngoại đừng có nhắc đến chuyện sanh ly tử biệt nữa. Con sợ lắm.

Bà Năm lặng thinh không nói. Bà thật sự sợ lắm- chuyện biệt ly. Hải Yến là nạn nhân của trò đời dâu bể. Cha mất, mẹ bỏ đi biền biệt. Nếu không có bà, Hải Yến không biết sẽ trôi dạt về đâu.

Hải Yến chỉ ôm chặt bà mà không nói. Cô cũng như bà, cô sợ lắm khi phải nhắc lại chuyện thương tâm của cuộc đời mình. Cô chỉ muốn được suốt đời sống bên bà, chăm sóc bà trong lúc tuổi già bóng xế.

– Bà ơi! Bà sẽ mãi mãi sống cùng con mà.

Bà Năm vuốt đầu Hải Yến. Đứa cháu gái tội nghiệp của bà.

– Ừ! Bà sẽ sống mãi để còn thấy con được thành nhân chi mỹ, lập gia thất nũa chứ.

– Bà!

Hải Yến nũng nịu:

– Cháu bà xấu xí thế này thì ai mà thèm chứ?

– Ai bảo cháu bà xấu hả?

– Chỉ có bà là khen cháu đẹp thôi.

– Ừ! Thì hoa nhà ai thơm nhà nấy mà.

Của mình dù có xấu xí cũng trở thành đẹp nữa.

Hải Yến mỉm cười khi nghe bà nói. Cô tạm thời quên đi nỗi bực dọc trong lòng mình. Cô đang sống trong vòng tay của bà, tận hướng sự ấm êm, hạnh phúc mà bà đang ban cho.

Đợi cho bà ngoại ngủ say Hải Yến lại trốn ra bãi cát. Những sự việc xảy la cùng những lời khuyên răn của bà Hải Yến cũng hiểu được. Nhưng cái thú đam mê với cát đã vượt qua. Cô không thể tự kềm chế nổi khát khao của mình.

– Chỉ một lần này thôi, một lần thôi cô sẽ không bao giờ ra bãi biển nữa.

Hải Yến tự nhủ với mình như thế:

– Cát! ôi từng hạt cát êm ái mịn màng làm sao:

Hải Yến hết nằm rồi lại ngồi.

Chán chê cô lại lăn tròn trên cát. Cô muốn cho từng hạt cát thấm sâu vào da thịt của mình.

Một ý tưởng bỗng lóe lên trong đầu óc phong phú của cô:

– Sao mình không thử xây một lâu đài mà cả bốn mặt đều trắng như pha lê vậy. Thật là tuyệt vời.

Nghĩ là làm, Hải Yến bắt đầu xây dựng công trình của mình. Cô xây móng rồi đắp cát cho từng chi tiết trên tác phẩm của mình. Mày mò mãi rồi cũng hoàn thành Hải Yến sung sướng ngắm nhìn thành quá của mình.

– Đẹp! Thật tuyệt đẹp. Chỉ thua đền Ăngco một chút thôi.

Mỉm cười hài lòng cho sự thành công như đứa trẻ.

Sóng ì ạch vỗ từ lòng biển đánh mạnh vào bãi cát Hải Yến ngơ ngác nhìn quanh:

– Ủa! Lâu đài của mình đâu rồi?

Hải Yến ngơ ngác nhìn quanh để tìm thủ phạm. Biển đêm vắng lặng, bại cát thưa thớt người. Đâu có ai đến gần Hải Yến để phá hủy cái công trình của cô chứ. Một đợt sóng nữa ập đến liếm đôi chân trần của Hải Yến. Hải Yến giận dỗi:

– Thì ra là thủ phạm chính là mi, là những con sóng đáng ghét này.

Hải Yến giậm chần như đe dọa con sóng:

– Con sóng đáng ghét kia! Tại sao ngươi dám hủy hoại cả công trình của ta chứ? Tại sao mi không ở mãi tịt ngoài xa mịt mù ngoài khơi? Đâu có ai mới anh biểu mà vào đây phá hoại hả?

Con sóng vẫn lầm lì, ì ách vỗ. Như để trêu ghẹo thêm Hải Yến, con sóng còn tưng lên cao cuốn cô té nhào trên bãi cát.

Vừa lồm cồm ngồi dậy, Hải Yến bỗng nghe có tiếng cười khúc khích sau lưng cô.

Cô quắc mắt nhìn:

– Thì ra là anh hả?

– Thì tôi chứ ai?

Hoàng Tín thản nhiên trả lời:

– Ai cho anh đến đây?

Tự tội đến. Đây là khu du lịch mà.

Nhưng riêng chỗ này thì không được đến.

– Ở đây đâu có bảng cấm.

– Nhưng tôi cấm, riêng tôi cấm mình anh.

Nếu thế thì tôi đành chịu.

– Như vậy anh còn đợi gì mà chưa chịu biến đi.

– Tôi sẽ đi nhưng ít nhất cô cũng phải đưa ra bằng chứng là chính cô có quyền cấm du khách đến vùng biển này.

– Anh...

Hải Yến thật sự đuối lý, bởi vì chính cô cũng biết, cô đâu có quyền hạn gì ngăn cấm chứ. Nhưng không lẽ lại để chịu thua hắn ta một cách dễ dàng như thế sao? Hải Yến phản công nhanh:

Anh đúng là một thằng đàn ông tồi.

Lần này thì đòn đánh ra có tác dụng ngay. Dưới ánh trăng Hải Yến nhận rạ nét xanh tái trên gương mặt Hoàng Tín.

– Cô nói sao?

– Tôi nói anh rất là tồi, anh không nghe rõ hả?

– Tôi làm gì mà cô nói thế hả?

– Không làm gì à. Tôi hỏi anh:

Anh làm gì mà cứ đeo bám riết theo tôi vậy hả? Muốn gì? Dòm ngó cái gì của tôi hả?

Lần này thì Hoàng Tín cứng miệng. Anh ú ớ:

– Cô này! Nói cái gì lạ vậy?

– Không lạ thì đâu có nói.

– Cô có cái gì mà tôi theo dòm ngó chứ?

– Cái đó tùy anh biết. Tôi đang hỏi anh mà.

– Tôi đâu có xấu như cô tưởng.

– Cái đó thì tôi không biết ở đời có mấy ai mà thấy mặt đã biết lòng nhau đâu.

– Đành rằng thế! Nhưng cô đâu nhất thiết phải đánh giá tôi tồi tệ như thế.

– Nếu anh không có ý xấu thì anh nói đi anh đeo bám tôi để làm gì?

– Tôi... tôi...

Hoàng Tín bỗng bối rối vô cùng:

Anh tự hỏi mình:

– Mà mình theo đuổi cô ta để làm gì chứ? Tại sao mình cứ bị cô ta hút lấy như một thỏi kim loại không cưỡng nổi sức hút của cục nam châm?

Sao? Anh nói đi chứ?

Hải Yến vẫn tiếp tục tấn công không buông tha cho anh:

– Tôi... tôi...

– Không nói được hả?

– Không phải là không nói được nhưng...

– Nhưng sao hả?

– Có mục đích gì đâu mà nói.

– Không có mục đích vậy thì cứ đeo bám tôi làm gì?

– Tôi... tôi...

Trong lúc bối rối Hoàng Tín bỗng nghĩ ra một điều thật hay. Tuy là nó có hơi quá đáng nhưng ít nhất cũng gỡ rối được cho anh trong lúc này.

– Tâm địa xấu xa làm sao mà dám nói.

Câu nói của Hâi Yến như dấu chấm thêm vào lửa, Hoàng Tín không ngần ngại:

Được rồi cô bé Vỏ quýt dày thì cớ móng tay nhọn Đừng có vênh vang nói qúa nhé.

– Tôi sợ quái gì cái móng tay nhọn của anh chứ, kẻ xấu xa.

– Cô đừng tưởng là lúc nào mình cũng hơn thiên hạ một cái đầu đâu nhé. Cô có biết tôi không nói là vì tôi lịch sự thội.

Hải Yến trề môi:

– Người như anh mà cũng biết lịch sự nữa sao?

– Biết chớ:

Chính vì thế nên tôi mới ngần ngại không nói ra cái điều mà tôi nghĩ.

– Anh cứ nói cho tôi nghe xem cái lịch sự tối thiểu của anh nào.

Tôi sợ nghe xong cô sẽ tức đến ói máu đó.

Hải Yến nhướng mày:

– Có tác dụng mạnh đến thế sao?

– Có chứ. Bởi vì tôi chỉ xem cô là một trờ đùa tiêu khiển của tôi thôi.

– Hả? Anh nói sao?

– Cô thứ nghĩ xem. Tôi từ thành phố ra đây nghỉ mát. Nhưng trò chơi không lành mạnh thì dứt khoát là tôi không tham gia. May sao, cô xuất hiện như một mục tiêu cho tôi. Vừa giải trí vui lại không tốn tiền nữa. Thử hỏi ai lại không thích chứ? Cám ơn mấy cái hôn của cô nghe.

Hoàng Tín nói xong vội vã bỏ đi. Anh không đủ can đảm để đứng lâu hơn.

Thật sự anh không muốn xúc phạm Hải Yến.

Nhưng tất cả cũng tại cô đã đưa anh vào tà thế chẳng đặng đừng.

Anh nói nhỏ:

– Hải Yến! Xin lỗi nghe!

Hải Yến đứng chết trân không thể nói gì hơn. Anh ta đang dùng cô để làm một trò đùa sao?

– Đồ xấu xa! Đồ đê tiện! Anh đừng để tôi gặp lại anh nghe.

Mặc cho Hải Yến kêu gào. Hoàng Tín vẫn băng mình chạy trên bãi cát. Anh bỗng nghe hối hận dâng trào.

– Mình có phải là một thằng con trai không? Tại sao lại đối xử với một cô gái như thế? Liệu Hải Yến có vì quá tức giận mà liều lĩnh hay không?

Trong đầu Hoàng Tín vẽ lên những hình ảnh đầy nguy hiểm. Quá tức giận không kềm chế nổi mình Hải Yến lao mình xuống biển bơi để giải tỏa. Bơi mãi bơi mãi ra ngoài xa. Cô đã vượt qua khỏi vùng cấm cờ, nguy hiểm:

Bỗng dưng cô bị chuột rút, bệnh cũ tái phát. Hải Yến chới với giữa những đợt sóng biển cao hơn mái nhà. Từng cơn sóng ập đến cuốn lấy cô, nhận chìm cô xuống lòng biển.

– Hải Yến!

Không suy nghĩ gì thêm Hoàng Tín quay trở lại gọi Hải Yến. Nhưng cô đã không còn ở đó nữa. Hoàng Tín càng thêm hốt hoảng. Anh bắt tay làm loa gọi to:

– Hải Yến! Hải Yến!

Tất cả vẫn im lặng, ngoại trừ tiếng sóng biển vẫn vỗ ì ập vào bờ cát.

– Hải Yến! Hải Yến!

Vẫn im lặng, Hoàng Tín chạy quanh bờ biển tìm Hải Yến.

– Mới đây Hải Yến không thể chạy xa được. Đung rồi! Hải Yến đang bơi ra biển rồi.

Khẳng định ý nghĩa của mình là đúng. Hoàng Tín không ngần ngại cởi quần áo vứt trên bãi biển. Anh lao xuống biển bơi ra xa miệng vẫn kêu vang:

– Hải Yến! Hải Yến!

Từ dưới cát Hải Yến loi ngoi trỗi dậy. Nghe tiếng Hoàng Tín kêu, tuy rằng cô rất tức giận. Nhưng cô không muốn gặp anh nữa. Cô lại dùng chiêu cũ, thụp xuống hố cát, dùng cát che lấp mình lại.

Hoàng Tín đã bơi ra xa, mất hút trong lòng biển đêm. Hải Yến nguýt dài:

– Cho đáng kiếp. Cứ tìm đi. Cứ ra giữa đại dương mà tìm để đùa giỡn đi.

Chân Hải Yến bỗng vướng phải vật gì mềm mại dưới cát. Cô cúi xuống nhặt lên:

– Thì ra đây là quần áo của hắn. Được rồi. Đùa giỡn hả? Để tôi giỡn với anh nghe!

Hải Yến thản nhiên mang quần áo của Hoàng Tín treo trên cây rồi đi về nhà.

– Cứ ở đó mà giỡn với nhộng đi nghe. Tui về à.

Hải Yến như vui hẳn lên vì mình sắp làm cho Hoàng Tín điêu đứng. Anh sẽ làm sao mà đi về nhà cho biết.

CHƯƠNG 3 -

H

oàng Tín cứ bơi bơi mãi mà vẫn không tìm thấy Hải Yến. Mỏi mệt anh bắt buộc phải quay vào bờ.

Anh nhìn quanh quẩn tìm kiếm trên bãi cát:

– Ủa đâu rồi! Mình để ở đây mà.

– Không lẽ sóng cuốn?

Hoàng Tín chạy quanh tìm kiếm nhưng vẫn không có đâu vết. Anh quýnh quáng:

– Không có quần áo làm sao mà về nhà đây?

– Hoàng Tín! Hoàng Tín!

Giữa lúc Hoàng Tín đang vò đầu tóc, không biết tính làm sao cho vẹn với điều nan giải này. Tiếng gọi của Trọng Phúc như một cái phao cho anh vớ lấy khi sắp chết đuối.

Anh đưa tay làm loa:

– Tôi đây! Trọng Phúc:

Trọng Phúc theo tiếng của Hoàng Tín lần đến. Trông thấy Hoàng Tín chỉ còn độc một chiếc quần thể thao đang bị gió biển thổi run lẩy bẩy. Không gượng được cười Trọng Phúc cười to:

– Cười cái gì?

Hoàng Tín gay gắt hỏi:

– Anh bị trấn lột hả?

– Đâu có ở đây trị an tốt mà.

– Vậy bộ muốn biểu diễn hả?

– Biểu diễn cái gì? Tôi đang khốn đốn đây.

Hoàng Tín kể lại cho Trọng Phúc nghe chuyện anh chọc giận Hải Yến. Rồi chuyện anh cởi bỏ áo quần để lôi ra biển tìm Hải Yến. Sự việc ra sao thì anh biết rồi đó.

Trọng Phúc bật cười to, khiến Hoàng Tín càng thêm bực bội:

– Đáng tức cười như thế sao?

– Tôi đâu có cười anh.

– Vậy thì anh cười ai ở đây hả?

Tôi cười Hải Yến. Chiêu đó mà cô ấy cũng nghĩ ra được.

Hoàng Tín nhìn anh ngơ ngác:

– Anh nói cái gì mà tôi không hiểu.

– Cái gì đâu mà không hiểu. Chính Hải Yến là tác giả của tác phẩm mà anh đang diễn đó.

– Sao anh biết?

– Bởi vì khi đi ngang qua hàng dương tôi thấy có một hình nộm treo trên cây dương.

– Hình nộm ấy thì có liên quan gì đến chuyện của tôi chứ?

– Bởi vậy anh thông minh quá mà lại tối tăm chuyện nhỏ xíu.

– Ý anh nói sao?

– Thì cái hình nộm đó.

– Hình nộm đó sao? Anh nói đi! Cứ làm ra vẻ bí mật hoài làm tôi sốt ruột.

– Anh đừng có nóng. Để tôi nói cho anh nghe. Tôi thấy cái hình nộm đó cái quần tây thì màu xám, cái sơ mi thì màu trắng.

– Quần áo của tôi!

Hoàng Tín kêu lên:

– Của anh hả?

– Chắc rồi!

– Anh chưa thấy sao biết được đó là của anh.

– Thì quần tây xám, áo sơ mi trắng là của tôi.

– Chắc chắn là vậy hả?

Hoàng Tín có vẻ bất bình:

– Anh nhìn xem cả bãi biển này có ai không có quần áo như tôi không?

– Vậy thì không?

– Anh hãy mau đưa tôi đến đó đi.

Đừng có mà chần chừ nữa. Tôi sắp chết cóng rồi đó.

Thấy Hoàng Tín lun rẩy Trọng Phúc cũng không nỡ làm khó dễ thêm cho anh.

– Đi với tôi.

Hai người đi về phía hàng dương. Hoàng Tín giận dữ khí thấy quần áo mình treo trên cây như hình nộm. Đã thế cổ áo anh còn bị cột chặt lại, y như anh đang bị xử treo cổ vậy.

Hoàng Tín rít lên:

– Thật là quá đáng mà.

– Hải Yến trẻ con lắm.

– Trẻ con gì? Cô ấy là quỷ sứ thì có.

– Sao anh ác mồm, ác miệng thế. Chuyện nhỏ nhặt thế có gì đâu mà anh rũa xả cô ấy dữ vậy?

Hoảng Tín nhìn Trọng Phúc trân trân:

– Anh làm gì mà bênh vực cho cô ta dữ vậy?

– Không phải bênh vực mà tôi chỉ nói đúng lý lẽ thôi.

– Chắc là anh và cô ta có tình ý gì với nhau phải không?

Hoàng Tín nói với giọng ghen hờn.

Trụng Phúc phản công:

– Anh lịch sự một chút đi. Có hay không là chuyện riêng tư của tôi. Đâu có liên quan gì đến anh.

Hoàng Tín đã mặc quần áo vào. Anh bình tĩnh hơn:

– Xin lỗi anh. Tôi không cố ý. Có lẽ vì tôi giận quá nến mất không.

– Anh giận cái gì chứ? Lỗi là do anh mà.

– Anh nói thế là sao hả?

– Nếu anh đừng trêu chọe cô ấy thì cô ấy đâu có trả đũa như vậy.

– Tôi không cố ý.

– Dù cố ý hay vô tình thì chuyện đã xảy ra rồi.

Trọng Phúc vỗ vai Hoàng Tín:

– Hãy quên hết đi!

– Không quên thì làm gì được cô ta nào?

Như chợt nhớ ra Hoàng Tín hỏi:

– À! Mà tại sao anh biết tôi như vầy mà đến giải vây hả?

– Tôi đâu có biết. Tôi đi tìm anh là do cha mẹ anh nhờ.

– Chuyện gì vậy anh?

– Ở thành phố có chuyện gấp. Sáng mai anh phải về đó.

Hoàng Tín giật mình:

– Chuyện gì vậy? Theo kế hoạch chúng tôi còn ở đây một tuần nữa mà.

– Điều đó thì tôi không biết. Tôi chi có nhiệm vụ là tìm anh thông báo dùm.

Còn về hay không là chuyện của anh.

Cám ơn anh. Nhất định phải vê rồi.

– Nhưng...

Hoàng Tín không dám nói lên ý nghĩ của mình. Anh muốn gặp Hải Yến lần cuối trước khi về thành phố. Nhưng chắc là không thể được rồi...Đành phải để sự hiểu lầm ấy cho Hải Yến mang. Anh phải về, về thôi.

– Tạm biệt! Tạm biệt bãi cát trắng đã cho anh nhiều kỷ niệm. Cô gái ngổ ngáo, tinh nghịch đã làm tâm tư anh day dứt mãi. Tạm biệt sóng biển rì rầm bao lời tâm sự. Tạm biệt hàng dương! Tạm biệt đồi hồng! Tạm biệt một vùng biển thân yêu.

Hoàng Tín vừa bước đi, vừa thủ thỉ chuyện của lòng mình.

– Hải Yến cứ thơ thẩn trên bãi cát, rồi lên đồi hồng, yên tĩnh. Cô rất yên tĩnh với những trò chơi của mình.

Không ai quấy nhiễu, không ai gây phiền muộn, tức tối cho cô. Đáng lẽ là Hải Yến rất vui nhưng sao cô bỗng thấy trống vắng buồn tẻ vô cùng. Cô cảm thầý như mình thiếu vắng, mất mát một cái gì đó to lớn lắm.

– Cô cứ nhìn về phía nhà Thủy Tiên mà không dám sang. Từ hôm xảy ta chuyện hiểu lầm ở đồi hồng. Thủy Tiên cứ tránh mặt, không cho cô có cơ hội giải thích.

Còn Trọng Phúc, mấy hôm nay anh cũng vắng bặt.

Hải Yến bỗng thấy cô đơn trên quê hương của mình. Những trò chơi mà cô thặt say mê bây giờ trở nên nhạt nhẽo, vô vị.

– Mình làm sao vậy?

– Hải Yến tự hỏi mình. Cô có làm sao đâu? Cuộc sống của cô vẫn thế, vẫn sống êm đếm tiên vùng biển yêu thương bên bà..ngoại. Dù có rầy la nhưng bà cũng không cám đoán cô chơi các trò chơi quái lạ của mình.

– Tại sao mình lại buồn?

Câu hỏi cứ làm cô băn khoăn day dứt.

Hình như cô thấy mình thiếu vắng một cái gì không rõ rệt:

– Là điều gì chứ?

Tiếng cười, giọng nói có vẻ như thiết tha, như ngạo man của Hoàng Tín vang lên trong cô:

– Là hắn ư?

Hải Yến vỗ trán đánh thức mình.

– Không! Không thể được. Hắn ta là người không tốt. Mình không thể nghĩ đến hắn được.

Nhớ đến chiếc máy ảnh, Hải Yến quyết định:

Phải đem trả cho hắn ta. Không nên giữ mãi cái vật đáng ghét ấy làm gì.

Nghĩ thế, Hải Yến vội về nhà lấy máy ảnh đến nhà Trọng Phúc để trả cho Hoàng Tín.

Sự vắng lặng làm cho Hải Yến lo sợ:

– Ủa! Mọi người đi đâu hết cả rồi.

Hải Yến cất tiếng gọi:

– Thủy Tiên ơi! Thủy Tiên!

– Không có ai trả lời. Hải Yến chạy vội ra sáu gọi:

– Thủy Tiên! Thủy Tiên!

– Hải Yến hả cháu?

Tiếng bà Thủy Cúc hỏi:

– Dạ!

– Cháu đợi một chút. Bác ra liền.

– Dạ!

Vài phút sau, bà Thủy Cúc bước ra hỏi:

– Cháu tìm Thủy Tiên hả?

– Dạ!

– Bộ nó không nói gì với cháu sao?

Hải Yến hơi ngơ ngác:

– Dạ không! Thủy Tiên có gì sao bác?

Nó đi vào thành phố rồi.

– Thủy Tiên đi thành phố để làm gì hả bác?

– Thì nhập học. Bộ nó không nói với cháu nó nhận giấy báo trúng tuyển hay sao?

Hải Yến lắc đầu buồn bã:

– Dạ không!

Bà Thủy Cúc lo ngại:

– Hai đứa đã xảy ra chuyện gì sao.

Hải Yến lắc đầu:

– Dạ không!

– Không cô chuyện gì thật hả?

– Dạ không có.

– Cháu không giấu bác điều gì chứ?

– Cháu đâu dám.

– Lạ thật. Cháu với nó là bạn thân mà chuyện hệ trọng như thế nó không nói với cháu sao?

Hải Yến buồn bã:

– Nếu Thủy Tiên nói với cháu thì Thủy Tiên đi cháu đã đến tiễn bạn rồi.

– Vậy thì lạ thật, không có chuyện gì tại sao nó lại lặng lẽ đi như vậy kìa.

Hải Yến lặng thinh muốn hỏi thăm Hoàng Tín nhưng không dám. Cô đành thăm dò:

– Còn anh Trọng Phúc đâu hả bác?

– Trọng Phúc nó cũng cùng bác trai đi vào thành phố mấy bữa nay. Một mặt vào thăm bạn cũ, một mặt sắp xếp chỗ ăn học cho Thủy Tiên.

Hải Yến bỗng nghe lòng mình dâng lên một nỗi buồn man mác. Như vậy là Hoàng Tín đã đi rồi. Cô không có cơ hội trả lại cho anh cái máy ảnh và để gặp mặt lần cuối.

– Hải Yến! Cháu làm sao vậy?

Hải Yến giật mình:

– Dạ đâu có.

– Cháu đừng buồn. Đợi Trọng Phúc về bác sẽ cho cháu biết địa chỉ và số điện thoại của nó để cháu liên lạc.

– Dạ?

Bác cũng đang mang cha con nó đây.

Đi ba bốn ngày rồi mà sao vẫn chưa thấy về.

– Thưa bác! Cháu về.

– Ừ! Cháu về. Nhớ rảnh rồi thì qua đây chới với bác. Không có Thủy Tiên ở nhà bác buồn lắm.

– Dạ! Rảnh rỗi cháu sẽ sang.

Hải Yến tạm biệt bà Thủy Cúc ra về với nỗi buồn. Thế là hết. Cơ hội cuối cùng cũng không thể đến được. Tất cả đã đi hết rồi. Những niềm vui đã vuột khỏi tầm tay, những tháng ngày hồn nhiên đã đi qua.

Hải Yến đã thật sự đánh mất chính mình rồi.

Hải Yến lang thang một mình giữa hàng dương:

Cô nhìn thân cây hôm nào cô đã treo cổ Hoàng Tín.

– Làm như thế có quá quắt lắm không? Mình là con gái mà sao lại hành động như thế? Hoàng Tín chắc là đânh giá mình tệ lắm.

Hải Yến lại thơ thẩn ra ngoài bãi biển. Sóng biễn ập liếm vào chân cô.

Thường ngày cô đã tung tung tăng nhảy sóng. Hôm nay mọi chuyện đối vôi cô bỗng trở thành vô nghĩa anh đẹp của thiên nhiên không còn thu hút, cuốn lấy tâm hồn cô như hôm nào. Trong cô là một sự trống vắng buồn tênh.

Buổi chiều trên biển sao hôm nay ư nhạt quá? Những tia nắng chiều không còn như những sợi tơ vàng rực. Nó bỗng trở thành một màu tím buồn, hoang dại làm sao.

Bây giờ Hải Yến mới thầm thía các câu hát mà cô thường hay cười tác giả.

“Anh không là chiều mà nhuộm em đến tìm”.

Hải Yến đã nghe tím cả tâm hồn vì một người vừa quen biết. Ôi cái tuổi mười tám người ta bảo là hồn nhiên nhiếu mơ lắm mộng:

Sao cô lại mang nhiều u uất sầu tư sao lại thế? Có phải vì:

Người đâu gặp gỡ làm chi?

Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Bâng khuâng với nỗi niềm sâu kín trong lòng, Hải Yến bước đi mặc cho buổi chiều nhuộm tím cả tâm hồn.

– Hải Yến!

– Dạ! Bà báo con điều gì hả bà?

Hải Yến vòng tay ôm ngang lưng bà.

– Bà đã liên lạc được với một người bà con trong thành phố. Họ hứa giúp đỡ cho con việc ăn ở để học may. Con nghĩ sao?

– Con rất thích nhưng...

– Con ngần ngại điều gì hả?

– Con không đành lòng bỏ ngoại đơn một mình. Con muốn ở lại đây một việc làm để gần gũi với ngoại.

Bà Năm lắc đầu:

– Không được đâu con. Đi làm long nhong thì suốt đời không có cái nghề.

Con phải am hiểu về thời trang con mới có tiền kinh doanh và phát triển nghề nghiệp được.

Con ước mơ được mở một siêu thị cao cấp ở cái vùng biển này. Trong đó ngành thời trang là chủ lực. Cái vùng biển này sẽ sáng hẳn lên siêu thị của con sẽ trung tâm mua sắm hàng lưu niệm cho khách du lịch.

Hải Yến say sưa nói. Bà Năm thở dài:

– Phải chi...

Biết bà muốn nói gì, Hải Yến lắc đầu:

– Bà ơi! Đã là chuyện buồn thì con xin bà đừng có nhắc nữa.

Bà Năm xoa đầu Hải Yến:

Tội nghiệp cho cháu ngoại của bà quá. Con đã phải chịu sống cảnh cút côi không hưởng được sự nương chiều, yêu thương của cha mẹ.

Hải Yến ngả đầu vào lòng bà:

– Nhưng con có bà, bà đã cho con tất cả như thế là quá đầy đủ rồi. Con còn hạnh phúc hơn bao trẻ em cơ nhỡ, lang thang ngoài đường mà.

– Con muốn an ủi bà nên con nói thế, chứ lòng bà thật là buồn. Bà chỉ có một đứa con gái, vậy mà cách biệt đã mười mấy năm rồi. Thử hỏi bà làm sao mà không đau lòng xót xa cho được.

Mỗi lần nhắc đến mẹ là bà lại khóc Hải Yến chưa làm mẹ, cô đâu có biết được tình thương của người mẹ. Cô chỉ thương bà mà thôi. Cô thương bà sống cô đơn một mình thui thủi nuôi cháu. Mất con thì không hắn nhưng bao năm trời cách biệt.

Không tin tức. Chắc hẳn bà rất đau khổ. Hải Yến không có ấn tượng gì về mẹ.

Bà ra đi lúc cô chỉ mới vừa ba tuổi. Hải Yến không trách mẹ, chắc là mẹ cũng có nỗi khổ riêng mới nên bỏ cô.

– Hải Yến! Con nghĩ...sao?

– Điều gì bà ngoại.

– Thì chuyện con vào thành phố học nghề đó. Đi đi...con. Bà vẫn khỏe mà.

Vả lại ở đây còn có gia đình của Trọng Phúc.

Bà cũng không cô đơn lắm đâu.

Nhắc đến Trọng Phúc, Hải Yến chợt buồn không hiểu nỗi buồn ấy bắt nguồn từ đâu? Hải Yến thấy mình thật là vô lý! không lại giận lây đến Trọng Phúc anh cô đã gây ra sự hiểu lầm với Thủy Tiên mà. Cô nhớ đến lời nói vui vẻ của Thủy Tiên mà buồn bã:

Bạch Mã Hoàng Tử. Thủy Tiên cùng Hoàng Tín nữa. Cô không thể chen vào làm mất đi tình bạn.

Những lời nói của Hoàng Tín vang lên trong đầu cô:

– Chỉ dùng cô để đùa giỡn, giải trí cho chuyến đu lịch này thôi.

Một ý nghĩ phản kháng, mãnh liệt dậy trong đầu cô:

– Có thể vì tình cảm nhất thời mà ủy hủy hoại tương lai của mình. Cứ xem chuyện xảy ra chỉ là cơn gió thoảng. Cơn mang nặng múi muối mặn của biển.

Nó làm mặn đắng cả tâm hồn và cảm của cô.

Bà Năm thấy Hải Yến yên lặng. Bà thúc giục:

– Nghe lời bà đi con.

– Dạ!

– Bà đã chuẩn bị tất cả cho con. Con cứ ra xe đò vào thành phố đến đúng địa chỉ bà ghi. Con sẽ được học hành đến nơi đến chốn.

– Họ là ai vậy ngoại?

Bà con của ngoại. Con đừng có thắc mắc nữa. Cứ theo lời ngoại dặn là được.

– Dạ! Ngoại định chừng nạo cho con đi hả ngoại?

– Sáng mái.

Hải Yến trố mắt:

– Sáng mai. Sao gấp vậy ngoại?

– Thời gian đâu có chờ đợi còn người ta đâu con. Càng kéo dài thì càng cản trở cho sự tiến bộ của mình thôi con à:

– Dạ. Con xin nghe lời ngoại.

– Con đi ngủ sớm đi để ngày mai lên đường:

Con không cần chuẩn bị thêm gì.

Chỉ lấy ít quần áo thôi. Tiền bạc bà đã gói sẵn trong giỏ. Con cứ tiện tặn mà xài.

Hết ngoại sẽ gửi thêm.

– Ngoại! Ngoại đã lớn tuổi rồi cũng cần phải phòng thần.

Ngoại đã tính sẵn tất cả rồi, con yên tâm mà lo cho mình đi. Nhớ lời ngoại dặn nghe tới địa chỉ đó, đưa lá thư của ngoại.

– Con nhớ mình, ăn ở nhà của người ta cử chỉ lời nói cách ăn ở nhất phải thận trọng. Không phải như ở nhà mình nghe.

– Dạ! Con biết.

– Con đi ngủ sớm đi để mai còn đi sớm nữa.

– Dạ! Ngoại cũng đi ngủ sớm đi.

– Ừ!

Hải Yến cứ trăn trở mãi với chính mình:

– Mình không nên đi hay không?

Giữa đi và không đi cứ làm cô day dứt. Nếu cô không đi, không lo cho tương lai của mình thì...sau này làm sao mà lo lắng cho ngoại đươc. Ngoại phải được sung sướng lúc tuổi già.

Quyết tâm ấy làm vững lòng Hải Yến. Cô cố dỗ cho mình giấc ngủ. Mong rằng giấc ngủ sẽ đem...lại cho cô một sự yên bình.

Ngoại! Nhớ giữ gìn sức khỏe nghe!

Con đi, rồi con sẽ về thăm ngoại. Hải Yến mếu máo nói. Bà Năm trấn an cháu:

Con yên tâm mà lo chuyện học hành của con đi. Đừng lo cho ngoại.

– Tạm biệt ngoại.

Hải Yến vầy tay từ giã tất cả. Bãi cát trắng vẫn nằm yên mặc cho con sóng vỗ về Hàng dương vẫn lung linh trong làn sương mỏng dưới nắng mai. Đồi hồng vẫn rực rỡ một màu hồng tươi.

– Tạm biệt tất cả. Tạm biệt.

Chuyến hành trình xuyên qua các vùng đất với những địa danh quen thuộc.

Đi ngang qua Phan Thiết nhìn lầu ông Hoàng nằm chơ vơ trên bãi cát. Hải Yến ngậm ngùi nhớ thi nhân Hàn Mặc Tử. Một con người tài hoa mà bạc mệnh làm sao cho thân phận bạc của Mai Đình. Cả cuộc đời cô Mặc Tử xuôi ngược mang vầng bán. Để rồi cuối cùng phải đau tiễn biệt một người mà cô yêu sùng bái.

Hải Yến bỗng bâng khuâng cho số phận của mình:

– Không biết mai này số phận của mình sẽ ra sao? Đường tình có vô duyên bạc phước như Mai Đình hay không. Lần đầu tiên xa nhà, xa vùng đất mũi thần yêu. Hải Yến một mình đi vào thành phố xa lạ. Hải Yến chỉ mang theo một ít đồ đùng cá nhân, vài bộ quần áo vậy số tiền bà ngoại gói ghém cho cô.

Vật mà cơ giấu kín là chiếc máy. Ánh của Hoàng Tín. Từ lúc tước đoạt của anh đến bây giờ, cô vẫn gói kỹ, không dám đụng chạm đến. Lần này mang theo, cô hy vọng vào thành phố gặp anh để trả lại.

– Biển người mênh mông không biết có gặp được anh hay không?

Suy nghĩ vẩn vơ, Hải Yến ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

– Tới rồi! Tới rồi!

Hải Yến giật mình bởi tiếng la của anh phụ xế. Cô choàng dậy, Sài Gòn hiện ra trước mắt cô. Những tòa nhà cao ngất san sát, kiến trúc thật tình vi. Người và xe chen chúc, đông nghịt tiên đường phố...

Hải Yến cứ nhìn mãi mà không chán.

– Ủa! Túi xách của tôi đâu rồi?

Hải Yến hết hoảng la lên:

– Đây! Của cô đây!

Người đàn bà ngồi cạnh cô đặt cái túi vào lòng cô. Hải Yến mừng rỡ:

– Cám ơn dì!

– Thấy cô ngủ ngon nên tôi giữ dùm.

Ở thành phố này có lắm người tốt bụng nhưng cũng có rất nhiều kẻ gian. Cô cẩn thận nghe!

– Dạ! Cám ơn dì đã nhắc nhở.

– Cô ở ngoài đó vào thành phố hả?

– Dạ! Con vào đây để học nghề.

– Học nghề gì?

– Dạ! Con muốn học may.

– Học may à?

– Dạ!

– Cũng tốt nhưng cô đã có chỗ học chưa?

– Dạ! Bà ngoại con bảo là ca vào thành phố sẽ có người bà con hướng dẫn.

– À! Vậy cũng tốt:

Xe sắp vào bến rồi đó.

– Dạ!

Cô tranh thủ đến nhà bà con ngay.

Đừng có nấn ná trên đường nghe. Nguy hiểm lắm đó.

– Dạ cám ơn dì!

Chia tay người đàn bà tốt bụng. Hải Yến xuống xe.

– Về đâu cô ơi!

Hải Yến đưa địa chỉ cho anh tài xế xe ôm:

Chú làm ơn đưa tôi đến địa chỉ này. Anh tài xế nhìn những bóng chữ trên giấy rơi gật đầu:

– Được! Cô lên xe đi.

Hải Yến ngần ngại:

– Bao nhiêu tiền xe hả chú?

Cũng hơi xa. Hai chục ngàn thôi.

– Dạ!

Chiếc xe chạy lạng lách, luồn lỏi giữa dòng người khiến Hải Yến sợ hãi. Cô bám chặt vào yên xe.

– Tới rồi cô.

Xe dừng lại trước cánh cổng kiên cố màu xanh. Hải Yến nhìn địa chỉ trên cánh cổng rồi nhìn vào tờ giấy củ kỷ của mình:

Cô gật đầu trả tiền xe:

– Cám ơn chú!

– Cám ơn cô?

Hải Yến tần ngần mãi trước cổng. Cô không dám gọi, cũng không biết phải làm gì để vào nhà:

– Cô tìm ai?

Hải Yến nhìn người đàn bà vừa bước xuống xe rồi lễ phép hỏi:

– Thưa dì! Có phải đây là nhà của ông Trần Huỳnh không?

– Người đàn bà nhìn Hải Yến từ đầu đến chán như muốn đánh giá cô là ai?

– Đến đây với mục đích gì?

– Đúng! Đây là nhà của ông Trần Huỳnh.

Hải Yến mừng quýnh quáng:

– Đúng rồi hả dì? Cám ơn dì.

– Cô tìm ông ta có chuyện gì?

– Dạ.... dạ....

Hai Yến nhìn lại người đàn bà trước mặt rồi hỏi lại:

– Mà dì là ai vậy?

Người đàn bà mỉm cười:

– Tôi là vợ ông ấy.

– Hải Yến vừa mừng vừa lo:

– Dì là bà Trần Huỳnh hả?

– Sao? Cô không tin à?

– Dạ không có.

– Vậy thì có chuyện gì, cô có thể nói với tôi được hay không?

Hải Yến vẫn ngần ngại:

– Dạ....dạ....

– Sao? Khó nói lắm sao?

– Dạ không phải. Có điều là cháu không biết nói sao thôi.

Bà Trần Huỳnh cố vẻ tự ái:

– Vậy thì thôi. Nếu còn gì riêng tư khó nói, cô có thể chờ gặp ông nhà tôi.

Hải Yến nghe bà Trần Huỳnh nói thì thêm quýnh quáng:

– Dạ! Không phải! Xin dì đừng hiểu lầm. Bởi lẽ con không có quen với ông Trần Huỳnh.

– Cô càng nói càng vô lý, cô không quen với ông ấy thì kiếm ông ấy làm gì?

– Con thì không quen nhưng bà ngoại con thì có quen với ông ấy.

– Bà ngoại cô là ai?

Dạ là bà Năm.

Bà Trần Huỳnh khẽ nhíu mày:

– Bà Năm nào? Sao tôi không biết vậy?

Hải Yến càng thêm bối rối:

– Dạ! Bà của con chỉ dặn vào nói với ông Trần Huỳnh con là cháu ngoại của bà thì ông ấy sẽ biết ngay.

– Bà Năm này ở đâu? Tôi không thể nghe ông ấy nhắc đến.

– Con cũng không biết nói sao nữa dì ơi!

Bà Trần Huỳnh nhìn Hải Yến rồi nói:

– Cô nói như vậy thật tình tôi không biết tính sao cả?

– Dì nội thế là sao hả dì?

Hiện tại ông ấy không có ở nhà. Mà tôi thì đâu có quen biết gì cô. Tôi không dám tự tiện cho cô vào, lỡ như cô là kẻ gian thì tôi biết làm sao.

Lời nói của bà Trần Huỳnh như một ca nước sôi tạt vào lòng tự trọng của cô:

– Dì yên tâm! Con không vào nhà đâu.

– Con có thể đứng ngoài cổng đợi ông ấy mà.

Như thế cũng không tốt lắm. Bởi vì không biết đến lúc nào ông ấy mới về nhà.

– Bác ấy làm gì mà dì không biết giờ qui định hả dì?

Bà Trần Huỳnh nhìn Hải Yến có vẻ bực bội nhưng bà vẫn trả lời:

– Thì làm ăn, giao tế, tiệc tùng không làm sao mà ấn định được giờ về nhà.

Hải Yến nói thầm:

– Gay go rồi. Trời sắp tối không gặp được ông ấy biết làm sao bây giờ.

– Cô tính thế nào?

– Con cũng không biết tính sao cả. Con không có ai quen biết ở thành phố này. Con phải chờ bác ấy thôi.

– Tùy cô. Tôi còn phải vào nhà nữa.

– Dạ! Dì cứ vào.

– Cô vẫn nhất quyết ở đây chờ sao?

– Con không còn cách nào khác hơn để lựa chọn cả.

– Tuỳ cô!

Nét lạnh lùng của bà Trần Huỳnh làm cho Hải Yến thêm lo lắng:

– Phải ăn nhờ ở đậu với một con người khó chịu như thế chắc không dễ gì.

Hải Yến chợt nghe cơn đói cồn cào trong bụng. Sáng giờ cô chưa ăn gì ngoài cái món cốm chùi, đặc sản của vùng biển quê cô Hải Yến mỉm cười rồi lại lấy cốm ra lật lại điệp khúc cũ. May cho cô chai nước bà ngoại cẩn thận đem cho cô vẩn còn.

Hải Yến ăn uống xong, cô nghe cơn mệt mỏi của cơ thể ập đến. Suốt ngày nay cô bị gò bó trên chiếc xe đó. Chỉ mong mau đến nơi để nghỉ ngơi. Nào ngờ...

– Thật là xúi quẩy.

Hải Yến nhìn quanh. Cô chọn bờ tường để ngồi nghỉ mà ngắm đường phố về đêm. Vài ánh mắt tò mò nhìn cô. Hải yến cười với chính mình:

– Không sao. Ngồi thế này cũng tốt rồi ở ngoài bên kia, cô còn nằm ngủ trên cát nữa. Có sao đâu.

Cứ ngồi cứ nghĩ và cứ chờ đợi. Hải Yến lại ngủ thiếp đi bởi cuộc hành trình đã làm cho cô quá mệt mỏi.

CHƯƠNG 4 -

Ô

ng Trần Huỳnh bước xuống xe định cho tài xế đi tìm đón một khách hàng của ông về nhà trọ. Ông chau mày khi thấy Hải Yến đang ngồi tựa tường ngủ ngon lành.

– Lại thêm một phần tử nữa. Chắc là lại giận cha mẹ, bỏ nhà đi lang thang, bụi đời nữa rồi.

Định bấm chuông gọi cổng để vào nhà:

Nhưng có một cái gì đó thôi thúc ông. Ông không thể xem cô bé này là một câu chuyện bình thường trong thành phố được.

Ông Trần Huỳnh chợt sửng người khi thấy Hải Yến. Một cái gì đó rất quen thuộc hiện lên trong ông. Một gương mặt thân quen, một mái tóe dài óng ả.

– Hải Triều!

Ông khẽ kêu lên. Nhưng rồi ông lại lắc đầu:

Đã gần hai mươi năm rồi. Hải Triều của ông không thể là một cô bé được.

Chắc là người giống người thôi.

Ông quay đi:

– Cứ mặc cô ta. Nếu không muốn đấy thêm phiền phức vào người.

Ông Trần Huỳnh định bước đến nhấn chuông gọi cổng. Chân ông bỗng vấp phải một vật cản làm ông suýt té. Ông nhìn dưới chân mình. Thì ra trong lúc ông vừa định bước đi thì vô tình Hải Yến duỗi chân ra.

Sự va chạm đó làm cho Hải Yến thức giấc. Cô dụi mắt nhìn người đàn ông trước mặt. Nét khó chịu của ông làm cô biết mình vừa làm một chuyện có lỗi.

– Xin lỗi bác. Cháu thường hay thế.

Khi ngủ cứ dãy dụa lung tung.

Tiếng nói của Hải Yến như lời của người xưa từ nghìn trùng vọng đến. Ông cứ đứng nhìn Hải Yến mà sững sờ:

– Bác ơi! Con xin lỗi bác nghe.

Hải Yến phải nói đến lần thứ hai, ông Trần Huỳnh mới sực tỉnh:

– Không sao đâu cháu.

– Dạ! Cám ơn bác.

– Cháu làm sao mà ngủ gật ở đây vậy?

– Nhà cháu ở đâu sao lại không về?

– Dạ! Cháu từ nhà đến đây mà. Chưa tìm được người quen làm sao mà về được.

– Cháu tìm ai ở đây?

– Dạ cháu tìm ông Trần Huỳnh ở trong nhà này.

– Cháu tìm ta à?

Ông Trần Huỳnh nhìn Hải Yến đầy ngạc nhiên. Trong khi Hải Yến mừng như bắt được vàng.

– Ông là Trần Huỳnh thật sao?

– Còn có Trần Huỳnh giả nữa sao?

– Nếu bác là Trần Huỳnh thì may mắn cho cháu quá. Cháu sợ nếu không tìm được bác thì phải ngồi đây không biết đến bao giờ?

– Cháu là ai? Tìm ta cô việc gì?

– Dạ! Bà ngoại cháu bảo cháu đến tìm bác.

– Nhưng bà ngoại cháu là ai? Cháu phải nói rõ ràng một chút.

– Dạ! Bà ngoại cháu bảo là cử nói với bác cháu là cháu ngoại của bà Năm Phan Thiết là bác biết liền.

– Bà Năm Phan Thiết.

Nhưng sợ ông Trần Huỳnh không nhớ ra bà ngoại, Hải Yến vội vã nói:

– Bà ngoại cháu bảo chỉ cần nhắc đến tên mẹ của cháu là bác nhớ ra ngay.

– Mẹ cháu là ai?

– Dạ! Mẹ cháu là Hải Triều. Còn cháu là Hải Yến.

– Hải Triều! Hải Yến!

Ông Trần Huỳnh bàng hoàng gọi:

– Bác! Bác có quen mẹ cháu phải không?

Ông Trần Huỳnh cố nén xúc động trong lòng:

– Hải Yến! Là con đây sao?

– Dạ! Con chính là Hải Yến, là con của mẹ Hải Triều.

– Năm nay con bao nhiêu tuổi hả?

– Mười tám. Đúng rồi.

Bác nói đúng là sao vậy bác.

Ông Trần Huỳnh cố trấn tỉnh:

– Thì đúng con là con của Hải Triều.

– Dạ! Đúng con là con của mẹ Hải Triều.

– Còn mẹ con đâu hả con?

Giọng Hải Yến gần như muốn khóc:

– Dạ! Con không biết.

Ông Trần Huỳnh gần như hoảng loạn:

– Tại sao con lại không biết hả?

– Dạ! Lúc con hai tuổi mẹ con đã bỏ con cho ngoại rồi ra đi biệt tích luôn.

– Biệt tích?

– Dạ!

– Mười mấy năm nay mẹ con không tìm con sao?

– Dạ không! Nhưng nếu có tìm cũng khó mà gặp.

– Tại sao vậy?

– Ngoại con bảo là vì ngoại con dời chỗ ở nên mẹ con có tìm cũng đâu có gặp.

– Trời ơi! Hải Triều! Em đi đâu mà nỡ bỏ con côi cút thế này?

– Bác! Bác nói gì lạ vậy?

Hải Yến kinh ngạc hỏi:

– Đâu có gì? Bác chỉ thắc mắc là bây giờ không biết mẹ con ở đâu?

Điều đó không ai biết cả.

– Hải Yến! Ngoại con có dặn gì thêm không?

– Dạ! Ngoại con có gởi cho bác lá thư nè!

– Đưa đây bác xem.

Dưới ánh đên đường, ông Trần Huỳnh cố đọc những dòng chữ nguệch ngọạc trên trang giấy:

- Hải Yến muốn học nghề may. Cậu hãy giúp đỡ thay tôi lo cho nó.

Bà Năm Phan Thiết. Bức thư chỉ vỏn vẹn có mấy dòng chữ nhưng đối với ông Trần Huỳnh như một mệnh lệnh. Mà nếu như không có lệnh của bà, ông cũng phải hết lòng chăm lo cho Hải Yến bởi vì...

Ông Trần Huỳnh lặng nhìn Hải Yến. Một Hải Triều của năm nào sừng sững hiện ra trước mắt ông. Ông bật gọi:

– Hải Triều!

– Bác lầm rồi. Con là Hải Yến mà Hải Triều là mẹ của con.

Ông Trần Huỳnh vẫn còn bàng hoàng:

– Hải Yến! Con là con gái của...

Ông Trần Huỳnh im lặng không nó tiếp lời của mình. Hải Yến liến thoáng:

– Con là con gái của mẹ con phải không bác?

Ông Trần Huỳnh gật đầu:

– Phải.

– Bộ ngày xưa bác quen thân với mẹ con lắm hả?

– Phải.

– Hai người thân nhau nhiều lắm không?

– Nhiều lắm.

– Vậy chắc là bác có quen với ba cháu hả?

Ông Trần Huỳnh bối rối:

– Không! Không!

– Ủa! Sao lạ vậy? Bác quen với mẹ cháu sao không quen với ba cháu hả?

– Ừ! Ừ... thì...

– Thì sao hả bác?

– Thì không có quen chớ biết nói sao.

– Bộ cháu không biết gì về ba cháu hả?

– Dạ không! Bà ngoại con chỉ nói với con là mẹ con mất tích lúc con mới có hai tuổi. Còn ba thì bà không hề nhắc đến.

– Con có hỏi nhưng bà con bảo là bà cũng không biết.

Hải Yến chợt buồn:

– Có lẽ con là con hoang đó bác.

Ông Trần Huỳnh xoa đầu Hải Yến:

– Đâu có ai là con hoang đâu cháu. Ai cũng đều có cha mẹ cả.

– Duy chỉ có mình con hả bác?

– Tại sao mẹ con lại mất tích vậy? Con có nghe ngoại kể không?

– Dạ có! Ngoại con nói hồi đó mẹ con vì buồn nên bay đi ra bờ biển lúc ban đêm. Bỗng có một đêm mẹ con ra đi rồi không có trở về.

– Như vậy là chưa hẳn không có hy vọng.

Rồi ông Trần Huỳnh chuyển sang chuyện khác:

– Con vô đây lúc nào?

– Dạ hồi chiều.

– Hồi chiều giờ con vẫn ngồi đây sao.

– Dạ!

– Bộ trong nhà không có ai phát hiện hả?

– Dạ có.

– Là ai vậy?

– Là... là vợ của bác đó.

– Vợ của bác.

– Dạ!

– Sao cháu biết?

– Thì bác ấy bảo vậy?

– Sao cháu không vào nhà?

– Dạ cháu có xin nhưng bác ấy không cho vì sợ cháu là kẻ gian.

Ông Trần Huỳnh nói với giọng bất bình:

– Trong mắt bà ấy ai cũng là kẻ gian cả. Thôi mình vào nhà đi con.

– Dạ!

Hải Yến vừa bước theo ông Trần Huỳnh vào nhà vừa suy nghĩ:

– Cái “kẻ gian” ấy làm sao mà tìm được để trả tại cái máy ảnh đây. Nhưng thôi vạn sự tùy duyên mà.

Dù không thích cái đứa cháu mà ông Trần Huỳnh giới thiệu là bà con, bà Thúy Lan vẫn phải để cho Hải Yến ở trọ đi học. Bà chì chiết:

– Không biết là ông còn bao nhiêu đứa cháu như thế này nữa.

Lời đầu tiên dành cho cô đã thế. Cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Hải Yến bâng khuâng tự hỏi:

– Tại sao bà lại bắt buộc mình đến ở chỗ này? Mình có thể ở trọ để đi học mà.

Dù ông Trần Huỳnh tỏ ra rất quan tâm nhưng bữa cơm tối vẫn diễn ra thật tẻ nhạt.

– Chị này là ai vậy mẹ?

Đứa con gái xấp xỉ tuổi với Hải Yến hỏi mà Thúy Lan. Bà khẽ nhếch môi:

– Hỏi ba con đó.

Ông Trần Huỳnh nhìn bà, một cái nhìn không hài lòng. Ông nói với con gái:

– Thúy Hồng! Đây là chị Hải Yến chị bà con của con, – Bà con thế nào hả ba?

Ông Trần Huỳnh hơi ngập ngừng:

– Thì là bà con trong họ mà.

Thúy Hồng nhìn Hải Yến soi mói:

– Chị ấy đến nhà mình để làm gì hả ba?

– Ừ! Hải Yến sẽ ở nhà chúng ta một thời gian.

– Ở nhà chúng ta hả?

– Phải.

Nhưng nhà ta đã có người làm rồi mà.

– Hải Yến không phải đến nhà ta để làm việc.

– Vậy đến để làm gì?

Đứa con trai khẽ chau mày nhìn chị:

– Lắm chuyện!

– Em biết gì mà xen vào hả?

– Sao lại không? Đây là chuyện của ba, ba tự biết sắp xếp, cần gì đến chị mà cứ lo hạch hỏi?

– Trong nhà mình thì mình phải biết chứ?

Hải Yến nghe một cái gì đó nghèn nghẹn dâng lên cổ. Chén cơm trên tay cô bỗng nặng trĩu như một chén đá. Cô cố đè nén cơn uất hờn trong lòng cố nuốt chén cơm cho hết rồi đứng dậy.

– Sao ăn ít thế Hải Yến?

– Dạ! Cháu no rồi!

– Vậy cháu cứ vào phòng nghỉ ngơi đi.

Cháu ở tạm trong đó rồi bác sẽ sắp xếp cho.

– Cháu ở như thế cũng được.

– Để cháu chung phòng với chị bếp như thế bất tiện lắm. Để bác sắp xếp lại.

– Cám ơn bác.

– Cháu đi nghỉ đi.

– Dạ để cháu phụ dọn dẹp.

– Cũng được. Nhưng để hôm khác rồi tính. Còn hôm nay đường xa cháu đã quá mệt mỏi. Nghỉ ngơi sớm đi.

– Dạ!

Hải Yến xúc động trước tấm chân tình mà ông Trần Huỳnh dành cho cô. Một chút gì đó thật ấm áp mà lần đầu cô cảm nhận. Âu đó cũng là niềm an ủi cho cô nơi xứ lạ quê người.

Mệt mỏi Hải Yến thiếp đi trong giấc mơ. Cô thấy mình đang nằm trên bãi cát thân quen. Lòng biển đang hiếm bàn chân trấn xinh xắn. Bỗng gió... gió ồ ạt thổi đến xoáy tung bờ cát. Hàng dương như ngã mình trước sức gió. Và sóng, sóng như những luồng nước mạnh cao tận nóc nhà.

Cát xoáy tung lên phủ ngập cả người Hải Yến. Cô vùng dậy chạy về nhà.

Sức gió nặng nghả nghiêng đẩy Hải Yến té chúi nhúi. Cô cố chạy nhưng gió cứ đánh bật cô trở lại.

Hải Yến hốt hoảng la lên:

– Ngoại ơi! Cứu con! Ngoại ơi!

– Hải Yến! Hải Yến!

Cô một bàn tay lay đang lay gọi cô. Hải Yến vẫn còn hốt hoảng:

Cô ôm chặt bàn tay trên người:

– Ngoại ơi! Con sợ quá!

– Tôi đây. Dì ba đây! Không phải bà ngoại đâu.

Hải Yến bàng hoàng:

– Là dì ba! Không phải ngoại hả?

– Ừ! Con nằm mơ hả?

– Dạ!

– Con thấy gì mà mơ dữ vậy?

– Con thấy bão biển.

– Bão biển.

Dì ba thở dài nhắc lại câu nói của Hải yến.

– Dì ba cũng bị bão biển ám ảnh nữa sao?

– Cũng chính vì bão biển mà dì phải lưu lạc vào đây.

– Dì ba cũng ở vùng biển sao?

Quê của dì ở Bình Định. Cuộc sống hạnh phúc, yên ả của gia đình dì chỉ vì bão biển mà bị hủy diệt chỉ một đêm.

Giọng dì ba như xa xôi:

– Con trai dì, đứa con trai độc nhất cùng người chồng thân yêu đã vĩnh viễn nằm trong lòng biển cả. Để lại cho dì những đau khổ triền miên.

– Dì ba! Tội nghiệp dì quá!

– Không sao. Dì chịu đựng. Còn con? Tại sao một mình vào đầy hả?

– Bà ngoại con gởi gắm con cho bác Huỳnh để vào đây học may.

– Học may à?

– Dạ phải.

– Sao con không chọn nghành nghề nào khác mà lại chọn nghề may? Vừa vất vả vừa không kiếm được nhiều tiền.

– Tại con thích. Con muốn có một cửa hàng thời trang tại vùng biển quê mình. Vừa mang lại cái mới cái đẹp cho người dân bản xứ. Vừa có thể kinh doanh phục vụ khách du lịch.

– Ý tưởng của con thật hay. Vậy con định học ở đâu?

Bác Huỳnh sẽ giới thiệu và sắp xếp cho con đi học.

– Ông Huỳnh là gì của con?

– Con không biết. Nhưng bà ngoại của con đã gửi gắm thì ắt là chỗ đáng tin cậy.

– Dì cũng mong như thế. Con ở với bà ngoại hả?

– Dạ!

– Còn cha mẹ của con.

Hải Yến lắc đầu:

– Không có.

– Tại sao lại không?

Cha thì con không nghe ngoại nhắc đến, cón mẹ thì ngoại con nói là mẹ con bỏ đi rồi mất tích sau một đêm bão biển. Lại cũng bão biển. Lại có đứa trẻ phải chịu cút côi vì bão biển.

– Con cũng đã nhiều lần chứng kiến sự hủy diệt của bão biển. Tài sản, con người đều bị bão biển cuốn trôi. Dì ơi!Nếu biển dữ dội như thế tại sao người lại vì nó như lòng biển hả dì?

Biển có dũ đội nhưng lại rất dúi êm. Lòng biện bao la, muôn trùng nên người ta mới đem tấm lòng của mẹ mà sánh với biển cả.

– Như vậy nếu có nằm giữa lòng biển thì người ta có thể tưởng tượng như mình đang nằm trong lòng mẹ há.

– Có thể nghĩ như vậy?

Dì ba nói để trần an Hải Yến. Bà cảm thấy thương thương đứa con gái nhỏ tội nghiệp. Bà vỗ về.

– Ngủ đi con gái. Mai còn công việc nữa.

– Dạ!

Hải Yến rúc đầu vào lòng dì ba cố dỗ cho mình giấc ngủ. Cô nghe trong hơi ấm của dì thoang thoảng mùi thơm của ngoại và mùi mằn mặn của biển.

Hải Yến ngủ một giấc ngủ yên bình không mộng mị.

Trường dạy cắt may thời trang. Hải Yến đã đổi bao khổ nhục để đến với địa chì này. Cô cố quên đi thân phận của mình bây giờ, một cánh hoa chùm gửi.

Ông Trần Huỳnh đã lo toan tất cả. Hải Yến bước vào trường thực hiện ước mơ của mình.

Ông Trần Huỳnh thật chu đáo ông tặng cho Hải Yến chiếc xe đạp để tiện đi lại Hải Yến vừa mừng vừa.

– Mình đâu có biết chạy xe đạp. Dân vùng biển mà chỉ biết đi thuyến đi thúng mà thôi. Nhưng...

Một ý nghĩ thoáng lên trong đầu Hải Yến:

– Liều thôi! Rồi cũng chạy được mà.

Hải Yến đem xe ra sân. Cô cố bắt chước cho thật giống những người chạy xe đạp trên đướng phố. Chuênh choang!

– Chuênh choang! Cộ té nhũi xuống sân đau điếng. Cô hít hà:

– Đau quá! Đau quá!

– Không nản lòng Hải Yến lại lên xe tập tiếp. Một lần té, hai lần té, ba lần té.

Cuối cùng rồi Hải Yến cũng chạy được. Cô vui mừng hát vang một bài hát của thiếu nhi:

Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi. Cùng tung tăng chúng ta ra vườn chơi." Vừa chạy vừa hát, Hải Yến tưởng tượng như đây là bãi cát quen thuộc của mình.

Ông Trần Huỳnh đứng bên cửa sổ nhìn ra sân. Trong lòng ông dậy lên bao đau xót. Trước mắt ông hình ảnh của Hải Triều như hiện ra trước mắt.

Ông gục đầu vào khung cửa sổ thổn thức:

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Em ở đâu? Sao nở bỏ con mình bơ vơ thế hả?

Hải Yến luống cuống chạy xe trên đường. Tuy cô chạy rất vữa nhưng giữa dòng người đông đúc thế này cô cũng thấy mình run rẩy:

– Ê! Bạ mới biết chạy xe hả?

Một chiếc xe gắn máy trở ba thanh niên vút qua để lại lời giễu cợt khiến Hải Yến chới với. Cô chận tay trên ngực:

– Hú hồn!

Chiều nay, sau khi tan học Hải Yến định sẽ đến một siêu thí gần nhất để mua một ít đồ đùng và vải để cắt may. Gửi xe vào bãi xọng, Hải Yến bước vào siêu thị.

Cô cố đửng dưng với tất cả những choáng ngợp của siêu thị. Cô cố làm ra vẻ mình sành điệu để che lấp cái chân quê của mình. Vốn dĩ thông minh cô nhìn quanh những người cùng vào siêu thị. Cô cũng làm như họ lấy một chiếc xe đẩy bình thản đi đến từng quầy hàng mua đồ dùng cho mình.

Cái gì Hải Yến cũng muốn mua nhưng nhớ lời ngoại dặn phải tiện tặn. Cô dừng tay mình lại. Hải Yến chỉ mua những đồ đùng thật cần thiết. Cuối cùng là cô mua keo, vải cả chỉ nữa. Cô muốn dùng hết những kién thức mà cô vừa thu thập được để tự may một bộ quẩn áo thời trang.

Ra đến quầy thu tiền, mặc cho cô thu ngân tính tiền, cô luyến tiếc nhìn vào trong siêu thị:

– Nhất định mình sẽ đến nữa.

– Hai triệu năm trăm tám chục ngàn em ơi.

Hải Yến vẫn tỉnh bơ nhìn vào siêu thị.

– Cô thu ngần phải nhắc lại:

– Tiền tính xong rồi em ơi!

Hải Yến giật mình quay lại:

– Bao nhiêu hả chị?

– Cô thu ngân nhắc lại số tiền vừa rồi.

Hải Yến trố mắt:

– Sao nhiều dữ vậy? Có lộn không hả chị?

– Lộn sao được. Em xem, em mua toàn là hàng ngoại nhập. Riêng cặp rượu Hennessy cũng là bạc triệu rồi.

– Hả? Em mua rượu để làm gì?

Cô thu ngân nhìn Hải Yến trân trân để đánh giá đối tượng trước mắt mình.

Một cô gái thông minh lém lỉnh. Đâu giống kẻ bệnh tâm thần.

– Em không sao chứ!

Hải Yến lắc đầu:

– Đầu có gì?

– Đây là số hàng em mua mà.

Hải Yến nhìn những mặt hàng đã được chết lên bàn. Chỉ còn xấp vải và nguyên liệu may là của cô còn tất cả thì...

Hải Yến lẩm bẩm:

– Không phải... không phải...

– Những thứ này không phải của em à?

– Dạ không phải.

Cô thu ngân nghiêm sắc mặt:

Chúng tôi không có thời gian để đùa giỡn nhé.

– Không! Em không có ý đó.

Bây giờ một là em thanh toán tiền cho chúng tôi rồi lấy hết số hàng này đi:

– Em mua nó để làm gi?

– Nếu không, em phải tự đem trả lại số hàng này vào nội qui định.

Hải Yến nhìn những mặt hàng rồi nhìn cái siêu thị mênh mông:

– Biết chỗ nào mà trả lại đây?

– Cô lại nhìn đồng hồ:

– Chết rồi! Đã đến giờ phải về nhà rồi. Làm sao bây giờ?

– Cô thu ngân thúc giục:

– Em giải quyết nhanh lên. Chúng tôi không có thời gian đâu.

Hải Yến gần như muốn khóc:

– Chị ơi! Em phải về nhà ngay. Nếu không thì rắc rối lắm đó.

– Nếu em không thực hiện điều chúng tôi yêu cầu thì bắt buộc chúng tôi phải gọi bảo vệ đến xữ lý thôi.

Giữa lúc Hải Yến đang dở khóc dở cười thì quầy thu ngân bên kia cũng có cãi vã:

– Cái này không phải của tôi.

Hải Yến nhìn những mặt hàng trên bàn bên cạnh rồi leo lên:

– Những thứ đó là của tôi.

– Cô chạy sang quầy bên cạnh:

– Cái này là của tôi đó, tính tiền cho tôi đi.

Hai cô thu ngân nhìn nhau. Người khách hàng bên cạnh cũng đang nhìn Hải Yến. Anh ta tỏ vẻ mừng rỡ:

– Hải Yến!

Nghe có người gọi tên mình, Hải Yến ngước mặt nhìn lên. Nhận ra người đòi tiền, cô cũng vừa định reo lên thì gương mặt đáng ghét kia với nụ cười thám hiểm đã làm cô nổi cáu:

– Oan gia ngõ hẹp mà.

– Hải Yến nói gì vậy? Tại sao Hải Yến lại có mặt trong Sài Gòn vậy?

– Tôi phải hỏi anh trước mới đúng.

– Tại sao anh lại lấy hàng của tôi hả?

Xe hàng này của Hải Yến hả?

– Chứ ai?

– Còn xe hàng bên kia?

– Tôi không biết.

– Như vậy là Hải Yến lấy hàng của tôi chớ tôi đâu có lấy của Hải Yến.

– Nè! Nè! Anh đừng có hồ đồ nghe. Tôi lấy hàng của anh hồi nào hả?

– Hải Yến lấy xe đẩy ra quầy trước tôi, tức là Hải Yến đã lấy nhầm trước của tôi rồi.

– Anh...

Hải Yến không nói thêm được bởi vì Hoàng Tín đã nói đúng. Cô thật là xớn xác mà.

– Bây giờ hai anh chị tính sao để chúng tôi giải quyết?

– Cô tính tiền hết hai xe hàng cho tôi.

Hải Yến cự nự.

– Nè! Anh đừng có làm ẩu nghe!

Hoàng Tín kề tai Hải Yến nói nhỏ:

– Đây là siêu thị chớ đâu phải bãi biển đâu mà đòi...

Thấy Hoàng Tín sấn tới, Hải Yến thụt lùi:

– Nè! Anh đừng có làm ẩu nghe.

Hải Yến nhắc lại cầu nói cảnh cáo của mình. Hoàng Tín vẫn tỉnh bơ:

– Tôi có làm gì đâu nào? Tôi chỉ tính tiền thay cô thôi nhiều người ao ước thế mà không được đó.

Hải Yến trề môi:

– Vậy thì anh đi kiếm những người ấy mà tính tiền. Còn tôi thì tôi không thích.

Hải Yến nói xong, lại quầy thu ngân trả tiền lấy hàng rồi rời khỏi siêu thị.

Hoàng Tín quýnh quáng:

– Nè! Hải Yến! Cô chưa cho tôi biết là cô đang ở đâu mà.

Hải Yến lẫn khuất trong đòng người đi mua sắm. Hơàng Tín ngơ ngác tìm kiếm:

– Mới đó mà mất dạng rồi. Cô bé này thật là quá quắt mà.

Hoàng Tín chợt nghe tiếc nuối:

– Biết tìm cơ bé ở đâu bây giờ? Hải Yến! Hải Yến. Em như một loài chim cứ bay, bay mãi khỏi cuộc đời anh. Làm sao anh tìm được em, cô bé của anh?

Mục tiêu xuất hiện trước mắt Hoàng Tín. Một cô bé ngổ ngáo với hai cái bím tóc lủng lẳng đang đạp xe vừa hát nho nhỏ.

"Quay đều! Quay đều! Thương hoài những vòng xe. Quay đều! Quay đều!

Thương hoài những vòng xe”.

Hoàng Tín định cho xe lao tới nhưng anh kịp nghĩ lại:

Không thể được, cô bé này rất quá quắt. Nếu mình ngang nhiên đi theo cô bé sẽ không dễ dàng về nhà cho mình phát hiện. Phải theo sau cô ấy mới được:

Hí hửng với ý nghĩ của mình, Hoàng Tín nói nhỏ:

Lần này thì cô bé không thể thoát được đâu. Hoàng Tín cứ giữ một khoáng cách nhất định Hải Yến không hay biết gì. Cô cứ đạp xe đi, lòng thanh thản vì mình đã cắt đứt được cái đuôi. “Quay đều! Quay đều! Quay đếu... Quay đều.

Thương hoài những vòng xe.”.

Ca hát một lúc cũng chán, Hải Yến chuyển sang ý nghĩ riêng của mình:

– Nhất định mình sẽ may cho bà ngoại một bộ đồ. Chắc là bà sẽ vui lắm!

Hải Yến hình dung ra từng số đo của bà. Cô mường tượng ra hình dáng quen thuộc với gương mặt cùng nụ cười hiền hậu của bà. Hải Yến cố học tất cả những gì mà thầy cô truyền dạy. Cô mong mình sẽ sớm về với ngoại, tìm lại hơi ấm quen thuộc của bà.

Mãi suy nghĩ, cô không hay đến nhà. Tiếc nuối với khoảng thời gian tự do bên ngoài. Hải Yến ngao ngán khi nghĩ mình phải đối diện với gương mặt bực bội của bà Thúy Lan.

Hải Yến định nhấn chuông gọi cửa. Cô bỗng nghe có tiếng cười giễu cợt sau lưng mình:

– Trái đất có tròn không cô bé?

Hải Yến trố mắt lên:

– Oan gia ngõ hẹp mà.

– Sao? Cô bé không muốn gặp tôi sao?

Hải Yến tức giận hỏi:

– Anh theo dõi tôi hả?

– Nói gì nghiêm trọng vậy? Tôi đâu có phải là trinh sát đâu mà theo dõi cô.

– Vậy tại sao anh theo tôi?

– Muốn biết Hải Yến đang ở đâu vậy mà.

– Liên quan gì đến anh hả?

– Có chứ. Tôi cần biết cô đang ở đâu?

– Để làm gì?

Hoàng Tín ngập ngừng:

– Thì để...

– Làm gì hả?

– Đòi nợ cô chứ gì.

Hoàng Tín buột miệnng nói:

– Anh định nói đến chiếc máy ánh hả?

Đã lỡ nói Hoàng Tín cũng nói bừa:

– Ừ! Chiếc máy ảnh đó.

– Bộ anh tường muốn lắy là có thể lấy được sao?

Hoàng Tin ỉu xìu:

– Không lấy thì không lấy tôi biết vì sao mà cô nhất quyết ráng chịu trả máy ảnh cho tôi rồi.

– Hải Yến giương mắt nhìn Hoàng. Anh biết vì sao hả?

– Biết chứ?

Hải Yến chờ nghe câu trả lời của Hoàng Tín. Bởi vì chính cô, cô cũng không biết lý do vì sao mà cô vẫn giữ chiếc máy ảnh đáng ghét kia.

– Biết thì nói đi.

Hoàng Tín cố làm ra vẻ trịnh trọng:

– Vì cô muốn giữ mãi nó bên mình để mãi nhớ tới tôi đó.

– Anh...

Hải Yến tức giận kêu lên. Hoàng Tín vẫn tỉnh rụi trước nét mặt giận dữ của cô:

– Sao? Tôi nói đúng rồi phải không?

– Đúng... Đúng cái con khỉ.

Hải Yến định gọi cổng nhưng Hoàng Tín đã cản lại:

– Nè! Bộ cô thích bấm chuông lắm hả?

– Không bấm chuông thì làm sao mà vào nhà.

– Nhưng tôi chưa có nói hết câu chuyện mà.

Hải Yến trề môi:

– Câu chuyện của anh chắc ly kỳ hấp dẫn hơn câu chuyện của một ngàn lẻ một đêm nữa? Nhưng xin lỗi, tôi không có thờ gian để mà đứng nghe đâu. Xin chào!

Hoàng Tín nắm tay Hải Yến:

– Khoan! Khoan!

Hải Yến vung tay:

– Anh làm cái gì kỳ vậy?

– Xin lỗi! Xin lỗi! Cô ráng thêm chút nữa. Tôi sẽ nói rất là ngắn gọi.

– Nói đi!

– Tôi muốn giới thiệu đề cứ cô vào cuộc thi tuyển chọn MC.

– Hả?

Hải Yến nhìn Hoàng Tín như thể anh ta là người ngoài hành tinh vậy:

– Tôi mà thi tuyển chọn MC hả?

Hoàng Tín gật đầu:

– Đúng vậy!

Hải Yến nghiêm sắc mặt:

– Anh định đùa với tôi đó hả?

– Nghiêm chỉnh. Không đùa tí nào.

– Ăn nói như tôi thì làm sao mà thi với tuyển chứ?

Ngược lại tôi thấy cô rất cô năng khiếu.

Thấy Hải Yến chịu im lặng, Hoàng Tín tiếp tục thuyết phục:

– Hả! Yến nên đăng kí dự thi đi. Hải Yến rất có tài lý luận. Tôi tin rằng Hải Yến sẽ thành công.

– Theo anh thì tôi phải đi thi hay sao?

– Rất có lợi cho Hải Yến.

– Lợi gì nào?

– Vừa là một nhà thiết kế thời trang, vừa là một MC. Hải Yến sẽ có đủ khả năng thuyết phục giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

– Anh nói nghe hay quá!

– Vậy là Hải Yến bằng lòng rồi hả?

Hoàng Tín reo vui:

– Ai nói với anh là tôi chịu nghe lời anh hả?

– Thì Hải Yến mới nói ư?

– Tôi chỉ nói là mọi chuyện mà thôi. Được! Tôi sẽ suy nghĩ lại.

– Đây là địa chỉ của tôi và cả số điện thoại. Tôi chờ Hải Yến nghe.

– Được! Được rồi. Bây giờ tôi vào nhà được chứ!

Dù không muốn thì cũng phải đành thôi.

Hải Yến nguýt dài rồi đưa tay bấm chuông. Dì ba vội vã la mở cổng. Hoàng Tín lưu luyến nhìn theo. Anh vẩy tay:

– Tạm biệt.

Hải Yến theo dì ba vào nhà mà chẳng thèm đưa tay vẫy chào lại.

Con nói chuyện với ai vậy Hải Yến!

Dì ba hỏi:

– Dạ! Một người quen.

– Quen thế nào? Con mới vào đây mà quen ai hả?

– Dạ lả con quen khi còn ở ngoài đó.

– Vậy hả? Con làm sao mà ở ngoài ấy mà quen với người trong đây?

– Chuyện dài lắm dì. Để rồi từ từ con sẽ kể cho dì nghe.

– Ừ! Con nhớ phải thận trọng đó.

Người không hiểu rõ thì mình không thể tin được.

– Dạ! Con biết.

– Thôi! Vào dẹp đồ rồi ra ăn cơm, ông bà chủ đang đợi.

Nghe đến mấy tiếng "ông bà chủ. Hải Yến bỗng thấy vừa ngao ngán vì lo sợ.

– Thế nào rồi cô cũng bị bà ấy "mát mẻ" cho một trận về cái tật đi rong của nhủi.

– Con xin lỗi, con về muộn đến muộn người phải chờ cơm.

Thúy Hồng đưa đôi mắt khó chịu nhìn Hải Yến. Nhưng vì có mặt ông Trần Huỳnh nên cô không dám chì chiết.

Bà Thúy Lan gắt gỏng:

– Không ăn cơm đi. Còn chờ gì nữa hả?

Ông Trần Huỳnh nhắc nhở:

– Hải Yến! Lần sau nhớ đừng về muộn nữa nhé.

– Dạ! Con xin lỗi.

– Ăn cơm xong, con lên phòng bác có chuyện muốn nói với con.

Hải Yến hồi hộp:

– Dạ! Chuyện gì vậy bác?

– Ăn cơm đi.

Ông Trần Huỳnh không trả lời của Hải Yến mà nói như ra lệnh.

Không riêng gì Hải Yến mà ngay cả bà Thúy Lan cũng không dám trái lời.

Mọi người ăn cơm với một không khí khá nặng nề. Thời gian ở đây Hải Yến nhận thấy uy tín của ông Trần. Huỳnh đối với gia đình rất lớn. Chanh chua như bà Thúy Lan mà cũng không dám phản đối việc Hải Yến đến ở nhờ. Mà phải thế thôi, cả một tập đoàn ở công ty ông, ông còn lãnh đạo được, huớng hồ gì chỉ mấy thành viên trong nhà.

Ăn cơm xong, ông Trần Huỳnh đứng dậy. Dì ba bưng ly nước đến:

– Cậu chủ, uống giải khát đi. Tôi mới pha chế một loại giải khát có tính giải nhiệt, uống tốt lắm.

– Cám ơn dì.

Hải Yến thầm công nhận tính khéo léo của dì ba. Cô tự nhủ với lòng là phải học theo đức tính của dì.

Ông Trần Huỳnh dùng xong ly nước rồi đứng lên. Hải Yến nhìn ông suy nghĩ:

– Chắc là bác ấy có tầm sự?

Ông Trần Huỳnh rời khỏi không khí của gia đình trở về phòng làm việc. Ông muốn sống, riêng cái thế giới của mình. Dì biết như thế là có lỗi với gia đình, nhưng biết làm aao mà ngăn được cơn sóng của bão lòng. Trận bão đã đi qua mà hậu quả của nó đi mãi không khắc phục được.

Dấu ấn này mãi mãi là một vết thương đau ầm ỉ trong tâm hồn cô.

Hải Triều! Hải Triều ơi!

Từ trong sâu thẳm của tầm hồn ông bật lên tiếng gọi. Hình ảnh Hải Triều hiện lên trước mắt ông. Một Hải Triều duyên dáng trong tà áo dài trắng mượt.

Cô đang hát, hát thật hay, thật cuồng nhiệt trong đêm diễn đân của trường Đại học klnh tế. Họ yêu nhau từ những cuộc giao lưu với các khóa học. Một tình yêu đã vượt qua ranh giới đưa tầm hồn cả hai bay bóng trong thế giới của tình yêu.

– Hải Triều! Đừng chạy nữa.

Hải Triều cười vang. Tiếng cười của cô âm vang như tiếng sóng biển:

– Anh đuổi theo em đi.

– Coi chừng té đó Hải Triều.

– Cát êm lắm, có té cũng không có sao đâu.

Hải Triều, người con gái của biển đã làm cho tâm tư của anh xao động. Trần Huỳnh đã bất chấp sự phản đối của gia đình để giữ tình yêu của mlnh:

Anh nhất quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân mà gia đình đã áp đặt cho anh:

Thúy Lan!

Người con gái mà anh không có tình yêu:

– Hải Triều đang chạy chợt đứng lại.

Hơi thỡ hổn hển, gương mặt xanh tái.

Trần Huỳnh lo lắng hỏi:

– Hải Triều! Em làm sao vậy?

Hải Triều đưa tay chặn lên lồng ngực:

– Em... em...

Em làm sao hả?

– Em có thai rồi.

– Hả! Em có thai!

Hải Triều gật đầu:

– Anh không vui sao?

– Vui! Anh vui lắm. Nhưng...

– Nhưng sao hả anh?

– Chuyện này đột ngột quá khiến anh bàng hoàng không kịp chấp nhận.

– Hải Triều nói như hờn trách?

– Sao lại đột ngột hả anh?.Chúng ta yêu nhau tình yêu như một nụ hoa đời đã đơm bông kết trái. Đó đã là quy luật tự nhiên ngàn đời rồi mà. Hay là anh...

Trần Huỳnh chặn môi Hải Triều:

Đừng suy diễn lung tung nữa. Anh chỉ lo là chuyện này chúng ta chưa báo với gia đình. Anh sợ mẹ em sẽ buồn mà thôi.

Hải Triều trầm ngàm:

– Mẹ em chắc là sẽ buồn lắm. Người đã đặt hết niềm tin vào em. Vậy mà em đã làm cho người thất vọng.

– Nhưng chúng ta sẽ bù đắp bằng một lễ cưới và cho bà một đứa cháu thật xinh xắn, dễ thương. Anh nghĩ chắc là bà sẽ vui lắm.

– Mong rằng thế.

Hải Triều bỗng nhìn anh đầy ngại:

– Nhưng còn gia đình anh?

Dù trong lòng lất lo lắng nhưng Trần Huỳnh vẫn trấn an Hải Triều:

Anh tin rằng gia đình anh sẽ không có vấn đề gì đâu. Ba mẹ anh chỉ có một mình anh là con. Nay có cháu ông bà sẽ vui mừng thậm chí còn thưởng cho em nữa Hải Triều nép đầu vào ngực anh:

– Em sợ lắm Huỳnh ơi.

– Em đừng lo. Bằng mọi giá anh sẽ bảo vệ tình yêu và con của chúng ta.

– Em tin tưởng vào anh. Trần Huỳnh ơi! Nếu có gì xảy ra chắc là em chết mất.

Trần Huỳnh chặn môi Hải Triều bằng một nụ hôn:

– Đừng nói gở thế. Không có một trở lực nào ngăn cách được tình yêu chúng ta.

Hải Triều tựa đầu vào vai Trần Huỳnh như muốn nhờ anh che chở cho sinh mạng bé nhỏ đang hình thành trong cô. Sóng biển bỗng ào ạt dâng cao, cuốn đôi chân trần của Hải Triều. Hải Triều sợ cuộc đời mình sẽ như con nước bỗng lớn, bỗng ròng. Không vững chắc.

Bàn tay cô sờ vào bụng mình.

– Con ơi! Con của mẹ rồi sẽ ra sao đây? Mẹ lo sợ quá.

CHƯƠNG 5 -

– Không! Không thể được. Ba không thể chấp nhận lời yêu cầu của con. Ba không thể hủy hôn ước hôn với Thúy Lan được. Ba không thể vì con mà hủy hoại danh tiếng và uy tín của gia đình mình được.

Ông Trần Trung giận dữ thét lên.

Trần Huỳnh van vỉ:

– Ba! Ba ơi! Nhưng Hải Triều đã có thai rồi. Ba hãy tội nghiệp cho con của con ba ơi.

– Tội nghiệp rồi sao? Không tội nghiệp rồi sao chuyện này con không thể trách ba được. Con đã biết trước được cuộc hôn nhân này mà con vẫn quan hệ với Hải Triều:

Chuyện này con hoàn toàn chịu trách nhiệm.

– Vì con có trách nhiệm nên con phải cưới Hải Triều.

– Không được. Trách nhiệm của con là phải cưới Thúy Lan phải làm tròn, trách nhiệm với gia đình. Con phải đền đáp chữ hiếu cho ba mẹ. Con phải giúp ba mẹ giữ vững sự nghiệp của gia đình mình.

– Hải Triều cũng tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Hải Triều sẽ cùng con làm việc phát triển công ty của mình.

– Con không hiểu gì đâu Trần Huỳnh à? Gia đình mình mang ơn gia đình của Thúy Lan nhiều lắm. Ba không thể đã không trả ơn mà còn ba tính làm cho anh chị bên ấy mất mặt với xã hội được.

– Nhưng cơn phải làm sao để chu toàn mọi việc hả ba?

– Tùy con. Con có thể làm bất cứ điều gì ngoài chuyện cưới Hải Triều.

– Còn còn của con? Biết tính sao cho vẹn bây giờ?

– Con có thể bảo cô ấy hủy cái thai để khỏi gây oan nghiệt về sau.

Trần Huỳnh kinh hãi nhìn cha:

– Ba! Ba có thể bảo con làm một việc tàn nhẫn như thế sao ba? Nó là con của con, là cháu nội của ba mà. Gia đình ta rất hiếm hoi mà ba.

– Dù sao này dòng họ của chúng ta tuyệt tự về việc làm tàn nhẫn của ba. Ba vẫn làm thế.

– Ba! Con xin ba hãy suy nghĩ lại.

Ông Trần Trung dứt khoát:

– Không cần suy nghĩ. Con phải cưới Thúy Lan thôi.

– Ba!

Cưới Thúy Lan cho con xong ba mẹ có chết cũng cam lòng. Con đừng nói nữa.

Ông Trần Trung bỏ đi. Trần Huỳnh kêu lên:

– Ba! Ba ơi! Ba thương con đi ba.

Ông Trần Trung làm ra vẻ lạnh lùng nhưng thật ra trọng lòng ông cũng rất đau xót:

Hiểu cho ba đi Trần Huỳnh.

Trần Huỳnh đau khổ ôm đầu:

– Hải Triều ơi! Không lẽ nào ta phải mất nhau sao? Không! Không! Anh không chịu khuất phục để mất em đâu. Anh phải tranh đấu, phải tranh đấu để giữ tình yêu của chúng ta. Nhưng anh phải làm gì để vượt qua hòan cảnh trớ trêu này. Trần Huỳnh! Tội nghiệp cho con của tôi quá.

Nghe tiếng mẹ, Trần Huỳnh ngẩng đầu lên. Tội nghiệp mẹ. Mẹ xanh xao quá:

– Mẹ! Mẹ đang bệnh sao không nằm nghỉ, xuống đây để làm gì?

Bà Huỳnh Liên thở dài:

– Bệnh của mẹ nó cũng giống như tầm bệnh vậy. Hết đó rồi bệnh đó, bao giờ cho khỏi?

– Mẹ! Mẹ đừng nói vậy. Chỉ cần mẹ nghỉ ngơi, tịnh dưỡng là sẽ khỏe ngay.

– Mẹ làm sao mà nghỉ ngơi được, khi con đang gặp hoàn cảnh này.

– Mẹ! Con xin lỗi. Vì con mà mẹ phải bận lòng lo nghĩ.

Bà Huỳnh Liên lại thở dài:

– Mẹ cũng không biết làm sao để giúp cho con. Mẹ giận mẹ thật là bất tài, có chồng mà không gánh nổi giang sơn nhà chồng.

– Mẹ! Mẹ đừng nói vậy. Mẹ nuôi con lớn khôn mà con không báo đáp gì được cả.

– Trần Huỳnh! Bắt con phải làm một việc trái với đạo nghĩa như thế mẹ cũng rất đau khổ.

– Mẹ ơi! Tại sao con lại phải cưới Thúy Lan hả mẹ?

– Ngày xưa khi ba mẹ cưới nhau làm ăn cứ thất bại mãi. Giữa lúc ba mẹ không còn con đường nào để vượt qua thì ba mẹ Thúy Lan đã ra sức gánh vác.

Ba mẹ nhận sự giúp đỡ của ba mẹ Thúy Lan mới gầy dựng lại sự nghiệp. Vì vậy hai bên đã hứa kết thông gia. Tất cả đã công bố với giới kinh doanh chờ ngày đảm cưới. Nếu con từ hôn thì hai bác bên ấy sẽ mất mặt lắm.Con thông cảm cho nỗi khổ của ba má.

– Nhưng làm sao con có thể bỏ mặc Hải Triều trong lúc này được.

– Chỉ trách là số phận của cô ấy không tốt thôi.

– Mẹ ơi! Nếu con làm như thế, con sẽ phải ân hận, ray rứt đến suốt cuộc đời.

– Có nhiều lúc người ta phải cắn răng làm điều ngoài ý muốn. Con có trách nhiệm lớn lao với gia đình con phải vì ba mẹ mà sống.

Trần Huỳnh ôm đầu khổ sở:

– Trời ơi! Hai bên hiếu tình tôi biết phải làm sao đây?

– Chúng ta sẽ bù đắp lại nỗi mất mát của Hải Triều.

– Mẹ ơi! Nếu như người ta mất tiền mất của thì còn có thể bù đắp được. Còn con đã làm mất đi cả cuộc đời của Hải Triều, con lấy gì để bù đắp đây?

– Đời người con gái thật là đau khổ, trong hoàn cảnh nào cũng gánh chịu mọi thiệt thòi.

– Mẹ ơi! Con không còn mặt mũi nào để gặp Hải Triều. Thôi thì cứ để cho cô ấy hiểu lầm con. Con sẽ nghe lời ba mẹ, con sẽ cưới Thúy Lan.

– Con suy nghĩ thông suốt như thế thì rất tốt. Con nghỉ ngơi đi mọi việc cứ để nó chảy theo dòng đời.

– Dạ! Mẹ cứ nghỉ ngơi đừng lo lắng gì cho con mà sanh thêm bệnh.

Bà Huỳnh Liên vỗ nhè nhẹ trên vai con:

– Cố nghe con! Đứng lên! Dù hoàn cảnh nào cũng phải đứng dậy nghe con.

– Dạ! Mẹ yên tâm! Con tự biết lo cho mình.

Trần Huỳnh dưa mẹ về phòng. Anh cũng về phòng mình:

Vùi mình trên chiếc giường thân quen. Trần Huỳnh nuốt vào lòng những dòng lệ mặn đắng:

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Anh đã phụ em rồi.

Sóng biển cứ cuồn cuộn dâng cao, nước từ từ đã ngập đến vai Hải Triều.

Cô nhìn lên lần cuối mặt biển xanh bao la đang khoe mình giữa bầu trời tím thẩm.

– Vĩnh biệt! Vĩnh biệt tất cả.

Hải Triều lẩm bẩm một mình rồi định buông mình xuống lòng biển.

– Hai Triều! Hải Triều ơi! Đừng bỏ má con ơi. Trở lại đi con. Hải Triều ơi!

Đừng bỏ má.

Tiếng người mẹ nức nở gọi con giữa buổi hoàng hôn tím buốt vang lên. Hải Triều đừng lại. Cô đã nghe tiếng mẹ tha thiết gọi con như tiếng chim mẹ gọi con về tổ ấm.

– Mẹ ơi! Con còn mặt mũi nào mà nhìn mẹ. Con còn gì đâu mà sống với cuộc đời hả mẹ? Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ.

Hải Triều một lần nữa định buông người xuống biển. Tiếng mẹ lại tha thiết vọng vang:

– Hải Triều! Hải Triều ơi! Con đừng bỏ má! Con chết rồi má biết sống với ai đây? Nếu con nhất quyết liều mình thì mà cũng chết theo con cho trọn tình, trọn nghĩa.

Bà Năm lao mình xuống biển đến gần Hải Triều. Hải Triều như quên tất cả nỗi đau khổ riêng tư của mình.

– Má? Má không thể nào chết được má ơi!

Hải Triều bơi nhanh vễ phía bà Năm. Hai mẹ con ôm nhau nghẹn ngào nức nở.

– Má!

– Con! Con đừng bỏ má trong tuổi già cô quạnh Hải Triều ơi.

Hải Triều ôm chặt lấy mẹ:

– Má ơi! Người ta đã bỏ con rồi. Con làm sao mà sống nổi má ơi.

– Hải Triều! Hãy can đảm đối diện với sự thật mà sống đi con.

– Nhưng...

– Xấu tốt gì con cũng là con của má. Má không trách con đâu. Con hãy ở đây mà sống với má.

– Má ơi? Gái không chồng mà lại chửa hoang. Mọi người sẽ nhìn con như thế nào hả má?

– Tất cá rồi cũng sẽ đi qua theo thời gian. Con yên tâm mà ở đây sống với má chờ ngày sinh nở.

– Má! Má không ép con hủy thai sao?

– Tại sao lại thế? Nó là con của con là cháu ngoại của má. Sao má lại có thể giết cháu của mình chứ?

– Má ơi! Má thật là cao cả.

Đó là tình thương thiêng liêng của mỗi con người thôi. Đầu có gì là dữ dội đâu. Ai cũng thế mà.

Hải Triều có vẻ căm phẫn:

– Vậy mà có người định giết nó má ơi!

– Đó là những kẻ vì danh lợi mà quên tình nghĩa. Con nhắc đế họ làm gì?

– Bởi vì họ chính là ruột thịt của giọt máu đang nằm trong bụng của con.

– Con nói sao? Trần Huỳnh ép con phá thai hả?

Hải Triều lắc đầu:

– Con không gặp anh ấy.

– Vậy thì ai ép con phá thai? Ai có đủ tư cách ép buộc con chứ?

– Là ba của anh ấy.

– Hả? Ba của Trần Huỳnh.

– Dạ! Ông ấy đến gặp con và bắt con phải chia tay với anh ấy để ông ta cưới vợ cho định mình. Tàn nhẫn hơn ông ta còn bắt con phải hủy bỏ giọt máu này để tránh phiền phức về sau.

Bà Năm bất bình:

– Thật là tàn nhẫn. Tại sao họ lại thiếu tình người như thế?

– Vì người mà Trần Huỳnh sắp cưới là một cô gái con nhà giàu rất giàu má ạ.

– Giàu thì sao chứ? Giàu thì có thể quên đi câu nhân nghĩa được sao?

– Má ơi! Con khổ quá! Mẹ hãy để cho con được chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát cho con được thôi má ơi.

– Hai tiếng giải thoát đó không đúng nghĩa đâu con. Nếu con chết thì con cũng chính là kẻ sát nhân đã giết chết con mình.

– Má! Con phải làm sao bây giờ?

– Con phải sống, phải vươn lên mà sống.

– Má ơi! Con đau khổ quá.

– Còn có má đây. Con hãy vì má mà sống dù sống rất đau thương.

– Má con mình về nhà đi con.

– Má ơi! Lòng má bao la quá cao lớn tựa như biển trời.

– Lòng mẹ mà con. Sau này con làm mẹ, con sẽ biết cho nỗi đau của mà ngày này.

Hải Triều ôm chặt mẹ vào lòng. Ước gì cô được như ngày còn bé thơ. Được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vuất ve.

Được mẹ dắt dìu từng bước, để cô không phải vấp ngã trên bước đường đời.

Hải Triều cong người lên cô chịu đựng cơn đau như oặn thắt ruột gan.

Từng cơn, từng cơn đứt quãng rồi lại liên tục nối tiếp nhau khiến cô tưởng như mình sắp ngã qụy.

– Cố lên! Cô lên con! Đàn bà lúc vượt cạn ai cũng thế mà.

Bà Năm động viên con, Hải Triều thều thào:

– Má ơi! Đau quá! Con chết mất.

– Sao lại nói chết? Phải có gắng sống vì con chứ.

– Nhưng con đau quá.

– Thì tất nhiên con phải đau thật nhiều để trở dạ mà. Đừng căng thẳng quá.

Hít thật sâu vào để lấy hơi rồi thở nhẹ ra, con sẽ thấy dể chịu hơn.

Hải Triều cố gắng làm theo lời mẹ dạy. Bà Năm đã đở đẻ cho nhiều sản phụ.

Bà đã có nhiếu kinh nghiệm để truyền thụ lại cho các sản phụ khi sanh con:

Đã đến lúc chờ đứa, bé chào đời bà Năm nói như ra lệnh:

– Bây giờ lấy hơi vào thật sâu để sức rặn ra. Con nhớ là chỉ thực hiện một lần thi. Nếu không đâu đứa bé sẽ mếu mó sau này ảnh hưởng đến não bộ đứa bé đó.

Hải Triều nhất nhất làm theo lời mẹ dạy. Cô phải cho đứa bé được chào đời.

Nó là con của cô mà.

– Cố lên nè!

– Dạ!

– Cố lên một tí nữa... một tí nữa... một tí nữa... Thôi! Xong rồi.

Tiếng khóc oa oa của đứa trẻ cất lên khiến Hải Triều quên đi bao mệt nhọc.

– Con của con, là trai hay gái vậy mẹ.

– Con gái.

– Con gái à?

– Phải. Rất dễ thương và giống con lắm Hải Triều à.

– Giống con. Sao lại giống con hả mẹ?

– Thì con của con, nếu không giống con thì giống ai bây giờ.

Thực hiện xong các thao tác cuối cùng của một bà đẻ. Bà Nam nhìn đứa bé trong tay mình.

– Mạt bé gái hơi gầy mang mắt lém lỉnh, tinh nghịch pha lẫn một chỉ buồn cười nhưng cứng cỏi.

Bà Năm ấp đứa bé vào lòng:

– Ôi! Cháu yêu của bà. Cháu yêu của bà.

Hải Triều gượng ngồi đậy:

– À! Má đưa cháu cho con.

Bà Năm ngăn cán:

Đàn bà mới sinh phải nằm nghỉ ngơi không được ngồi dậy sau này sẽ rất đau lưng đó:

Bà Năm đặt đứa bé vào lòng Hải Triều Hải Triều ôm con trong lòng mà nghẹn nghào.

– Đàn...bà mới sinh không được xúc động quá sẽ ánh hưởng đến tính tình sau này.

Không muốn mẹ lo lắng cho mình nhiều quá Hải Triều hỏi mẹ:

– Má! Mình đặt tên cho cháu là gì hả má?

– Hải Yến! Má đặt cho nó là Hải Yến, một loài chim quý cửa biển, là cháu yêu của bà.

– Hải Yến! Một loài chim quý của biển. Không như con chỉ là một con nước biển mà thôi.

– Hải Triều! Con đừng buồn nữa. Từ bây giờ ba người chúng ta sẽ sống hạnh phúc trong một mái nhà.

– Má! Má lại phải vất vả về cháu rồi.

– Không sao. Miễn chúng ta vui là được rồi. Má thật hạnh phúc khi có Hải Yến. Từ nay má đã là bà ngoại rồi.

Hải Triều rơi nước mắt khi nghe mẹ nói. Mẹ thật là cao cả, mẹ cả hy sinh cả tuổi thanh xuân để nuôi con lớn. Mẹ đã phải vất vả, tảo tần để cho cô ăn học.

Ngày cô thành danh với bằng tốt nghiệp trên tay. Cô không đem vinh quang về cho mẹ mà lại mang lại tủi nhục cho bà. Mẹ không hề trách cô lấy một lời mà còn ân cần chăm sóc, an ủi cô. Thà là bà mắng nhiếc có thậm tệ, cô còn đỡ day dứt hơn.

– Má! Con xin lỗi.

Bà Năm vừa nựng cháu vừa cười hễ hà:

– Lỗi cái gì? Má còn cám ơn con đã cho mà một đứa cháu ngoại dễ thương như thế này.

Hải Triều biết bà nói như thế là để an ủi cô. Nhưng thôi cứ cho là cá nhà cô đang hạnh phúc đi. Như thế còn đỡ khổ hơn là cứ âu sầu, day dứt với dĩ vãng của mình.

Tự an ủi mình mà sống, Hải Triều tự như với mình như thế. Cô sẽ quên tất cả, quên cuộc tình cùng với dĩ vãng đau thương để sống vui cùng mẹ.

Hải Yến chợt khóc oa oa. Hải Yến vỗ về con:

– Nín nín đi con.

– Chắc là nó khát sữa rồi. Con cho nó bú đi con?

– Cho nó bú hả má?

– Ừ! Cho nó bú đi con.

Hải Triều vạch bầu vú mình ra cho con bú. Đôi môi trẻ thơ nghiêng về vú mẹ.

Dòng sữa đầu tiên, dòng sữa ngọt ngào chảy ra từ vú mẹ. Lần đầu tiên Hải Triều biết được tình mẹ thương con vô bờ bến.

– Cô thương mẹ mình vô cùng. Cô tự nguyện mình sẽ đứng lên sau vấp ngã để đến đáp công ơn trời bể của mẹ.

Bài hát đầu tiên Hải Triều hát ru con.

Khúc hát ru người mẹ.

Đôi làn môi con nghiêng về vú mẹ. Như cây lúc nhỏ nghiêng về phù sa”.

Như hương hoa thơm nghiêng vế ngọn gió. Đôi làn môi con ngậm đầu vú mẹ. Như bông hoa huệ ngậm tia nắng trời. Như bông hoa huệ ngậm tia nắng trời.

Sữa mẹ trắng trong con ơi hãy uống. Sữa mẹ trắng trong con ơi hỡi hãy uống. Rồi mai khôn lớn, con ơi hãy nghĩ, hãy nghĩ...những điều trắng trong”.

Tiếng hát ru con cùng hình ảnh đơn độc của Hải Triều cứ theo mãi trong suốt cuộc đời của Trần Huỳnh. Ông thiết tha gọi tên bà trong nỗi nhớ:

– Hải Triều! Hải Triều!

Hải Triều cứ xa dần, xa dần mãi. Đôi mắt ông bỗng tuôn ra những dòng lệ tiếc thương. Ông đã đến tận nơi bà cháu Hải Yến ở. Và ông đã được nghe bà Năm kể lại sự mất tích của Hải Triều...

Hải Yến càng lớn thì nỗi đau khổ của Hải Triều càng tăng. Lúc nào cô cũng thẩn thờ như người mất trí.

Bà Năm lo lắng bảo con:

Hay là con cứ vào Sài Gòn xin việc làm đi cứ để Hải Yến cho mẹ.

– Không! Không! Má ơi! Con sợ lắm! Con sợ cái Sài Gòn hoa lệ cùng những con người giả dối lọc lừa. Con sẽ ở đây suốt đời với mẹ.

Nhưng thấy con buồn bã quá má không chịu nổi. Con không thể nào quên được dĩ vãng đau thương của mình. Sự hiện diện của Hải Yến luôn là nỗi đau, là sự hối tiếc của đời con.

Đừng cố chấp như vậy con. Hãy quên đi, quên tất cả những sống với má, với Hải Yến.

– Lúc nào con cũng muốn như thế. Nhưng má ơi! Chẳng dễ dàng chút nào cả.

Hải Yến chập chững đi về phía mẹ. Đôi chân nhỏ bé loạng choạng rồi té ngã.

Cô bé khóc òa lên.

– Mẹ! Mẹ!

Bà Năm đỡ lấy cháu ngoại xuýt xoa:

– Ối cha cha ơi! Cục vàng của ngoại. Đau lắm không con? Tội nghiệp cháu ngoại của tôi quá.

Hải Yến càng khóc to hơn. Bà Năm dỗ dành:

– Ui da! Đau lắm hả con? Đau chỗ nào nè? Để bà thơm lên cho bớt đâu nghe!

Hải Yến giơ bàn chân bé xíu của mình cho bà hôn. Bà Năm hôn lấy, hôn để cái da thịt thơm tho của cháu ngoại.

– Hết đau chưa nào?

Hải Yến nhoẻn miệng cười để lộ hai đồng xu nho nhỏ, dễ thương.

– Nào! Cháu cưng của bà! Ngoan quá! Đi ngủ cùng bà nghe.

Hải Yến bá lấy cổ bà bập bẹ gọi:

– Bà! Bà!

Bà Năm bồng Hải Yến vào buồng dặn dò Hải Triều:

– Hải Triều! Con cũng lo đi ngủ sớm đi.

Dạo này con ốm và xanh xao lắm đó.

– Dạ! Má đừng lo cho con.

Hải Triều cảm động biết bao trước tấm lòng của mẹ. Bà vì muốn cho Hải Triều nghỉ ngơi đã dành hết phần chăm sóc Hải Yến.

Bà còn phải vất vả tảo tần làm việc ngoài bãi biển để có tiền mua sữa và thức ăn cho mẹ con cô.

Nhiều lần Hải Triều ra bãi biển giúp mẹ nhưng bà Năm nhất định khăng khăng bảo:

– Con phải về chăm sóc cho Hải Yến.

– Nó ngủ rồi mà.

Dù nó ngủ con cũng phải canh giữ. Về đi con. Nếu Hải Yến có việc gì má không có sống nổi đâu.

Hải Triều lầm lũi ra về mà nước mắt rưng rưng:

– Má ơi!

Không muốn mẹ phải bận tâm thêm về mình, Hải Triều lên giường cố dỗ cho mình giấc ngủ.

Càng muốn ngủ Hải Triều càng khó ngủ.

Hình ảnh Trần Huỳnh cùng vợ rạng rỡ trong ngày cưới làm xót xa lòng cô.

Gió biển bỗng ồ ạt thổi vào làm rung rinh vách. Hải Triều chợt thèm ra biển.

Cô muốn một mình ngồi trên bãi cát nhìn biển đêm mịt mùng. Cô thèm được để những ngọn gió đêm thổi tung mái tóc. Cô thèm được khóc một mình mà không cần lo sợ, giấu diếm.

Hải Triều ngóng dậy. Mẹ và Hải Yến đã ngủ say. Cô rón rén đi nhè nhẹ ra khỏi nhà, lần về phía bãi biển.

Biển vẫn một màu đen thẳm không gian vẫn mịt mùng màu của bóng đêm.

Con sóng vẫn rầm rì lăn trên bờ cát. Tất cả vẫn bình thường chỉ riêng Hải Triều là không còn bình thường nữa. Cuộc đời cô đã bị cơn bão lớn nhận chìm tất cả.

Sau cơn bão cô chỉ còn lại một cõi lòng hoang sơ, vắng lặng.

Chỉ có bóng đêm và nước mắt sống cùng cô. Hải Triều bưng mặt khóc. Cô khóc thật to, thật lớn để át tiếng sóng biển. Lòng cô nức nở gọi:

– Trần Huỳnh ơi! Sao nỡ bỏ mẹ con em?

Những kỷ niệm xưa như hiện về trong mắt. Hình ảnh Trần Huỳnh chập chờn giữa biển đêm Hải Yến mừng rỡ gọi to:

– Trần Huỳnh! Trần Huỳnh!

Hải Triều lao nhanh xuống biển:

Biển cuốn hút cô vào lòng, ôm gọn cả thể xác lẫn tâm hồn của người con gái bạc mệnh.

Bà Năm nói trong tiếng nấc:

– Sáng ra khi phát hiện Hải Triều không có ở nhà, tôi chạy ra bãi biển tìm kiếm thì chỉ còn thấy đôi dép của Hải Triều trên cát.

– Sao bác biết Hải Triều đã tự vẫn dưới biển?

– Dấu chân của nó. Tôi không làm sao mà sai lệch cái dấu chân của con tôi cả.

– Hải Triều chết thật sao bác?

– Nếu nó còn sống, thế nào rồi nó cũng về. Nó không thể bỏ con nó và mẹ nó được.

– Tôi biết tính con tôi mà.

– Thế là hết, Trần Huỳnh trở về thành phố với cõi lòng tan nát. Hối hận. Tự dày vò với chính mình, Trần Huỳnh tự giam hãm mình vào phòng, lao vào làm việc để vơi bớt nổi đau thương.

– Cộp! Cộp!

Tiếng gõ cửa bên ngoài cắt đi dòng hồi tưởng của ông Trần Huỳnh. Ông gỡ cặp kính xuống lau sạch dòng lệ rồi lại đeo vào.

Ông xoay nắm chốt:

– Vào đi!

Hải Yến rụt rè bước vào:

– Thưa bác! Bác gọi con có việc gì không?

Ngồi đó đi con.

Tiếng gọi con của ông Trần Huỳnh nghe ngọt ngào làm sao.

– Dạ.

– Con thấy thế nào?

– Dạ! Rất thoải mái ạ.

– Còn việc học?

– Dạ! Vẫn tiến triển tốt ạ.

– Con có thiếu thốn gì không?

– Dạ không!

– Con cô khó khăn gì cứ nói với bác?

– Dạ không! Con có số tiền của ngoại con cho. Và bác vẫn lo cho con tất cả.

Con đâu có thiếu cái gì đâu.

– Bác sợ mình sơ suất không đáp ứng hết được nhu cầu đời sống của con.

– Từ nhỏ con đã quen cái nếp sống đơn sơ, giản dị với ngoại rồi. Con không đòi hỏi gì quá đáng đâu.

– Bà ngoại thương con lắm hả?

Mặt Hải Yến như sáng lên:

– Con cảm nhận tình thương của ngoại thật tuyệt vời ánh mắt yêu thương, vòng tay nồng ấm, cử chỉ âu yếm... tất cả, tất cả thật tuyệt vời. Con có nhớ mẹ con không?

Hải Yến lắc đầu:

– Con không biết mẹ. Con chỉ thấy hình ảnh của người mà thôi.

– Con có thương mẹ con không?

– Thương lắm chứ. Dù không biết mẹ nhưng con luôn dành cho mẹ một tình yêu thương thật lớn.

– Còn cha con?

Hải Yến lại lắc đầu:

– Con cũng không biết cha.

– Vậy con có thương cha không?

Hải Yến lắc đầu. Cái lắc đầu làm đau lòng ông Trần Huỳnh:

– Con nghe người ta nói cha con đã bỏ mẹ con khi con còn trong bụng mẹ.

Con cảm thấy oán hận ông hơn là yêu thương.

– Biết đâu cha con có nỗi khổ riêng thì sao:

– Đâu có nỗi khổ nào khiến người ta phải phụ tình hả bác?

– Con còn nhỏ, con không hiểu hết được tình đời đâu.

– Tuy con không hiểu nhiều về sự đời.

Nhưng yêu thương và oán hận của lòng con, con hiểu rất rõ.

Ông Trần Huỳnh lặng thinh không thể một sớm một chiều mà Hải Yến thương ông, thông cảm cho ông, chịu nhìn nhận ông.

Thời gian gần gũi này ông hy vọng Hải Yến sẽ hiểu mà tha thứ cho ông.

– Bác ơi!

– Con muốn hỏi gì?

– Con muốn biết về mẹ cháu.

– Điều gì?

– Mẹ con có đẹp không?

– Đẹp lắm! Đẹp như con bây giờ.

– Bộ con đẹp lắm hả bác?

– Đẹp! Con là một người con gái rất đẹp.

Bác sẽ bảo vệ con, không cho ai làm tổn hại con cả:

– Con cám ơn bác.

– Hải Yến! Con có chịu làm con của bác không?

– Con của bác.

– Thì là con nuôi thôi. Con nghĩ thế nào?

– Dạ! Cám ơn bác.

– Sao lại bác? Phải gọi bằng ba chứ?

– Dạ ba.

– Ba muốn tặng cho con một vật kỷ niệm:

Một vòng cẩm ngọc thạch ba vừa đặt đem về.

– Con không dám nhận đâu.

– Có gì đâu. Đây là món quà của ba cho con mà.

– Dạ! Cám ơn ba.

– Để ba đeo cho con nghe!

– Dạ!

Ông Trần Huỳnh nắm bàn tay của Hải Yến đeo chiếc vòng vào:

– Thật đẹp. Thật đẹp phải không?

– Dạ! Đẹp lắm!

– Hai người làm gì vậy?

Tiếng bà Thúy Lan thét lên khiến ông Trần Huỳnh và Hải Yến buông tay ra.

Giọng bà Thúy Lan kinh hoảng:

– Trời ơi! Trước mắt tôi đang xảy ra chuyện gì đây?

Ông Trần Huỳnh kêu lên:

– Thúy Lan! Em đừng hiểu lầm.

Tôi không muốn nghe anh nói gì cả.

– Không muốn nghe gì cả.

Bà Thúy Lan vừa thét vừa chạy ra khỏi phòng. Ông Trần Huỳnh đuổi theo:

– Thúy Lan! Thúy Lan!

Hải Yến bàng hoàng:

– Chuyện gì vừa xảy ra với mình như thế?

Hải Yến không thể nào chịu đựng được cái không khí ngột ngạt này.

Bà Thúy Lan thì lặng im không nói gì. Còn Thúy Hồng thì cứ bỉu môi nói với mẹ:

– Con nói với mẹ đâu có sai. Mình nuôi cái ngữ ấy trong nhà chẳng khác nào nuôi ong tay áó sớm muộn gì thì nó cũng phá nát cái hạnh phúc của gia đình mình cho mẹ coi.

– Nhưng ba của con, ông ấy đã nhất định như thế. Mẹ biết làm sao bây giờ?

– Con không hiểu là ba con u mê như thế nào mà lại đem một con người không rõ nguồn gốc vào nhà mình như thế?

Không thể nhịn nhục được trước những lời xúc phạm quá đáng của Thúy Hồng. Hải Yến phản kháng:

– Xin Thúy Hồng đừng xúc phạm tôi như thế? Tôi có mẹ, có bà tôi có nguồn cội.

Thúy Hồng bỉu môi:

– Có mẹ, có bà, có nguồn, có cội sao không về mẹ bà, nguồn cội? Bám víu gia đình tôi để làm gì hả?

– Thúy Hồng!

Tiếng ông Trần Huỳnh giận dữ thét lên:

– Con không được hỗn láo, nói leo vào chuyện người lớn như thế?

– Nhưng ba ơi! Nó đang làm con hồ ly tinh quyến rũ ba đó.

– Thúy Hồng! Con nói cái gì vậy hả?

– Con lo sợ gia đình mình sẽ tan nát vì nó ba à.

– Thúy Hồng! Con bình tĩnh lại đi. Con nói như thế là con xúc phạm ba. Con đã đánh giá nhân phẩm của ba thật tồi tệ. Con làm ba xấu hổ quá.

– Ba! Con xin lỗi ba:

Nhưng ba hãy hiểu cho con. Ba có thấy mẹ không? Mới có một đêm mà mẹ con hốc hác, tiều tụy như thế kìa. Ba có thương mẹ con của con hay không?

– Đương nhiên ba rất thương mẹ con của con rồi. Ba lúc nào cũng ra sức bảo vệ hạnh phúc gia đình mình cả mà.

– Con tin ba là một người đàn ông mẫu mực. Ba là một người chồng một người cha gương mẫu. Chúng con rất sung sướng rất tự hào được làm con của ba mẹ. Để bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình, con xin ba, ba hãy đuổi Hải Yến ra khỏi nhà mình đi ba.

– Không được.

– Tại sao lại không được hả ba?

– Tại vì...

– Vì sao hả ba?

– Ba đã nhận Hải Yến là con nuôi rồi. Từ nay về sau Hải Yến sẽ là thành viên trong gia đình chúng ta. Con phải xem Hải Yến như chị ruột của mình.

– Không!

Thúy Hồng thét lên:

– Không! Con không thể có tình chị em với một người cướp ba của con, cướp chồng của mẹ con.

– Bốp!

Một tát tay giáng xuống mặt Thúy Hồng. Ông Trần Huỳnh đã trút cơn giận dữ vào bàn tay mình tát vào mặt con gái:

Bất ngờ khiến không ai kịp phản kháng.

Thúy Hồng ôm mặt khóc:

– Ba! Ba đánh con sao?

Bà Thúy Lan cũng ôm chặt con gái mà khóc:

– Trần Huỳnh! Anh đánh con sao?

Giọt nước mắt của vợ, của con làm ông Trần Huỳnh dịu đi cơn giận dữ trong lòng.

Giọng ông đầy hối hận:

– Thúy Lan! Anh xin lỗi. Anh không dằn được cơn nóng giận trong lòng mình.

Rồi ông vổ về Thúy Hồng:

– Thúy Hồng! Con có sao không.

Thúy Hồng ngẩng mặt lên nhìn cha:

– Ba! Vì nó mà ba đánh con sao ba?

– Không! Không phải thế Thúy Hồng ơi! Con hiểu lầm rồi!

– Từ nhỏ đến giờ ba chưa hề đánh con.

Dù con lỗi lầm gì ba chỉ rầy la nhẹ nhàng. Nay vì nó mà ba đánh con. Tức là ba đã xem trọng nó hơn con. Như vậy con còn ở lại gia đình này để làm gì?

Bà Thúy Lan hốt hoảng:

– Thúy Hồng! Con định làm gì?

– Mẹ! Con xin lỗi mẹ. Con phải đi, con không thể sống trong gia đình này nữa. Ba con đã không còn thương yêu con nữa.

Hải Yến hét lên:

– Đủ rồi! Tôi xin các người đừng nói nữa. Nếu cần phải ra đi thì người ra đi phải là là tôi chứ không là ai trong gia đình này cả.

Thúy Hồng khích bác:

– Kể ra chị cũng là kẻ biết điều. Chị có thể ra ngoài tự ăn, tự học và tự sống.

Chị hãy để cho gia đình tôi yên. Chị đừng xen vào làm kẻ phá hoại nữa.

– Mọi người yên tâm. Tôi tuy nghèo nhưng tôi vẫn còn lòng tự trọng. Tôi sẽ đi nhưng trước khi đi tôi muốn nói với các người một điều.

Lời nói của chị bây giờ không có một chút giá trị nào cả.

– Tôi biết. Nhưng tôi không có ý nghĩ là thanh minh hay nói tốt cho tôi. Tôi chỉ day dứt cho bác thôi. Bác là một người cha tốt nhưng lại có một đứa con hồ đồ. Ai lại đi vu khống cha mình như thế?

Thúy Hồng đuối lý trước lời lẽ của Hải Yến. Cô tỏ ra giận dữ:

– Cút ngay! Cút khỏi nhà tôi ngay.

Không cần phải đuổi, tôi cũng sẽ đi.

Hải Yến định chạy đi. Nhưng ông Trần Huỳnh la thiệt lớn:

– Đứng lại! Không ai được bước ra khỏi gia đình này cả. Hải Yến con phải ở lại. Bác không thể để con đi khi con chưa học xong.

Bác đã hứa với bà ngoại con rồi. Bác không thể thất tín được.
– Ba!
Ông Trần Huỳnh nghiêm sắc mặt:
– Ở trong gia đình này ai là chủ chứ?
– Con hay ba?
Thúy Hồng cắn môi bật khóc:
– Ba! Ba đã thay đổi rồi:
Người hờn trách ba câu ấy không phải là con.
– Vậy thì là ai? Ai mới có thể trách hờn ba được hả?
– Có những chuyện của người lớn con không cần quan tâm. Chuyện của con bây giờ là cố gắng học hành.
– Không! Con không thể học được. Con không thể học được.
Trần Huy ở trong phòng nghe tiếng cãi vã cũng xuống chứng kiến. Tuy nhỏ những câu nói rất chững chạc:
– Thúy Hồng! Chị làm gì vậy? Gia đình ta ít anh em. Việc ba nhận chị Hải Yến là con nuôi cũng tốt thôi. Có gì đâu mà chị phản kháng mạnh như thế?
– Em cũng bị u mê rồi.
– Em không phải u mê. Em chỉ là không ích kỷ như chị thôi.
– Em...
Trần Huy chạy đến bên cha:
– Ba! Con ủng hộ ba!
– Cám ơn con.
Rồi cậu chạy đến bên Hải Yến:
– Chị. Em cũng ủng hộ chị luôn.
– Chị cám ơn em.
Chân tình của Trần Huy đã xoa dịu đi phần nào nơi đau khổ của Hải Yến.
Ông Trần Huỳnh nói như ra lệnh:
Tất cả phải sống ôn hòa với nhau, không ai được làm rối tung lên cả. Thúy Lan! Em lên phòng anh có việc muốn nói với em.
Bà Thúy Lan lặng lẽ cúi đầu. Xưa nay bà luôn phục tùng chồng. Đó là điều khiến ông Trần Huỳnh phải yêu thương và trân trọng bà:
– Dì ba đâu?
– Dạ có tôi.
Dì ba bước đến gần ông Trần Huỳnh:
– Ông chủ cần dặn tôi điều gì?
– Dì thay tôi khuyên giải Hải Yến.
– Dạ!
– Cám ơn dì!
– Dạ! Đó là bổn phận của tôi mà.
Dặn dò xong ông Trần Huỳnh bước lên lầu về phòng.
Thúy Hồng nguýt Hải Yến một cái rồi cũng về phòng. Trần Huy lè lưỡi ghẹo chị:
– Xấu quá! Xấu quá!
Thúy Hồng không thèm đôi co với em trai. Trần Huy nắm tay Hải Yến:
– Chị Hải Yến! Chị ở đây đừng đi nghe.
Có chị chỉ dạy em học rất tốt. Kỳ này em đã được làm học sinh tiên tiến rồi đó.
– Chúc mừng em.
– Đó là công của chị mà.
– Thôi! Em về phòng học bài đi. Chị đi nghỉ đây.
– Dạ!
Tất cả lại trở về cái không khí im lặng.
Sau phút cứng cỏi đối đầu với tình huống, Hải Yến bật khóc:
– Ngoại ơi!
Trong giây phút này cô chỉ còn biết kêu ngoại mà thôi. Chỉ có ngoại mới yêu thương cô bằng một tình thương thật sự. Còn ở đây, tất cả đối với cô chỉ là nước lã người dưng thôi. Làm sao mà bắt họ thương yêu mình được.
– Ngoại ơi! Con sẽ về với ngoại.
Đó là tất cả cầu chuyện mà mười mấy năm nay anh đã giấu em. Hải Yến là con của Hải Triều. Anh đã phụ bỏ mẹ con của Hải Triều để cưới em. Anh có tội với mẹ con của Hải Triều rất lớn. Sau khi cưới em, ba mẹ anh lại gặp tai nạn qua đời. Anh càng cho đó là quả báo. Nay Hải Triều đã chết, anh có bổn phận phải bao bọc và lo lắng cho tương lai của Hải Yến.
Bà Thúy Lan nhìn chồng thông cảm:
– Chuyện lớn như vậy tại sao anh lại giấu em?
– Anh không muốn làm em buồn.
– So với nỗi buồn của em, nỗi buồn của Hải Triều càng lớn lao hơn. Chúng ta không thể để cho Hải Triều chết mà không yên dạ.
– Anh cám ơn em Thúy Lan.
– Sao lại cám ơn em?
Anh ngỡ là sau khi biết rõ câu chuyện em sẽ giãy giụa khóc than như nhưng người đàn bà thường tình khác. Anh sẽ rất khó xử. Nào ngờ...
– Em đến sau Hải Triều mà. Vả lại vì em mà cô ấy phải chết tức tưởi. Em cũng có một phần trách nhiệm.
– Lỗi không phải ở em. Chuyện này hoàn toàn là do anh cả.
– Sao anh không nói cho Hải Yến biết chuyện này.
Nhất thời anh sợ Hải Yến không thể chấp nhận được. Anh muốn gần gũi nó lâu ngày để tạo thêm tình cảm. Nào ngờ, hôm nay lại xảy ra cớ sự.
– Em xin lỗi. Nếu em biết được chuyện này sớm hơn thì sẽ không như thế đâu.
Cũng không thể trách em được. Mọi chuyện anh gây ra hãy để anh tự giải quyết.
– Còn chuyện này nữa.
– Chuyện gì hả anh?
– Em đừng vội nói cho con biết chuyện này. Anh không muốn làm ảnh hưởng đến việc học hành của chúng nó.
– Em sợ chúng ta càng giấu diếm càng gây nhiều hiểu lầm hơn.
Hãy để một thời gian nữa đi em.
– Tùy anh. Em tôn trọng sự quyết định của anh.
– Anh thật có phước lớn mới cưới được một người vợ như em.
– Chớ không phải anh nhất quyết từ chối để em vì anh mà phải dẹp bỏ lòng tự ái để được làm vợ anh.
– Xin lỗi em. Anh có nỗi khổ riêng thôi chớ anh đâu cô chê em gì đâu.
– Anh ngủ đi! Đừng lo nghĩ nữa. Mọi chuyện đâu cũng vào đấy cả.
– Em cũng ngủ đi.
– Anh yên tâm, em không trách hờn gì anh cả. Đó là chuyện tình cảm riêng tư của anh. Em không ghen hờn gì. Hải Triều đã chết. Chắc anh không còn lòng dạ nào mà để ý người nào khác đâu.
Trần Huỳnh cười, nụ cười thật vui sau mười mấy năm trầm tư, u uất. Ngày mai chắc chắn rằng hạnh phúc gia đình ông sẽ đẹp tươi hơn.

24/7/2015
Hoàng Thu Dung
Theo https://isach.info/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dấu chấm thang - Chùm thơ của Trần Hương Giang

Dấu chấm thang - Chùm thơ của Trần Hương Giang Biết thương cuộc sống ta bà/ Đổi thay, tôi lại thiết tha yêu đời/ Dù chỉ là phút giây thôi/...