Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Đi thực tập ở Huế

HÀNH TRÌNH ĐẾN CỐ ĐÔ HUẾ

Journey to Hue

Hồi ký: Từ một chuyến đi thực tập sư phạm 
Tháng 11/2010
         Học tập để nâng cao tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc quan trọng, cần thiết và suốt đời  đối với người CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Bởi vậy Sở GD&ĐT Khánh Hòa đã liên kết với trường ĐH Huế mở lớp ĐHQL bằng 2 khóa 1  2008-2010,  lớp học gồm 50 học viên là CBQL các trường MN,TH, THCS, THPT, dạy nghề, TTGDTX thuộc tỉnh Khánh Hòa được chia theo địa bàn như sau: Vạn Ninh (3), Ninh Hòa (5), Nha Trang(18),  Diên Khánh  (4), Cam Lâm (5), Cam Ranh (5), Khánh Vĩnh (3), Khánh Sơn(1), trực thuộc Sở (6); chia theo ngành học, cấp học khi đi TTSP như sau:  MN ( 4 ), tiểu học ( 2 ), THCS (12), THPT (13), GDTX ( 2 ), Dân tộc nội trú ( 3 ), Bồi dưỡng ( 2 ), PGD ( 7 ), Sở GD ( 2 ).  Lớp CBQL giáo dục Khánh Hòa được khai giảng tại TT GDTX tỉnh vào ngày  05/1/2009.  Qua khóa học 3 năm, CBQL đã học, kiểm tra giữa môn và thi hết phân môn của 30 môn học. Rất may, tất cả đều “ Qua cầu” .      Đến tháng 11/2010 đoàn CBQL đi thực tế thực tập sư phạm tại Huế. Và thực tập sư phạm là một nội dung không thể thiếu được  đối với sinh viên tốt nghiệp, bởi vì đây là nội dung thực tế gắn liền với lý thuyết đã học ở nhà trường.
Ngày 22/10/2010  trường ĐHSP Huế thông báo lịch trình sinh viên lớp đại học cấp bằng 2 ngành QLGD đi học tập học phần thực tế chuyên môn . Sau đó  Sở GD&ĐT Khánh Hòa có Quyết định số 752/QĐ-SGDĐT ngày 28/10/2010  cử đoàn CBQL gồm 47 người đi TTSP tại Huế từ ngày 31/10/2010 đến hết ngày 07/11/2010.
Ngày 26/10/2010: Anh em tập trung tại TT GDTX tỉnh Khánh Hòa để nghe anh Nguyễn Văn Thông, chuyên viên phụ trách công tác tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT khánh Hòa thông báo lịch trình và thống nhất  kế hoạch TTSP tại Huế. Đoàn chia làm 2 nhóm, nhóm chúng tôi gồm 20/47 người, trừ anh Đỗ Văn Diễn và cô Diệu Hiếu không thể đi được. Anh Diễn thì bận nhận bàn giao công tác Hiệu trưởng mới ở trường bán công Lê Lợi Diên Khánh, còn cô Diệu Hiếu thì sắp sinh.
        Hành trình đến cố đô Huế nếu tính theo đường Quốc lộ 1 thì Nha Trang – Huế 627 km.
       Một chuyến đi đã đến hồi khởi đầu.
17h ngày 31/10/2010:  Xe buýt không chạy đi Nha Trang được vì đường hư ở Đồng Bà Thìn- Cam Thành Bắc. Anh Ngô Bá Thoan- Tài xế xe con chở mấy anh em chúng tôi: Phước, Mai ( Khánh Sơn) và Trưởng, Thâm ( Cam Ranh ) cùng đi đến Nha Trang lúc 18h30. Cả nhóm ăn tối ở quán Bình Minh đường Hoàng Văn Thụ rồi về nghỉ ở Khách sạn Hoàng Gia đường Thái Nguyên gần ga tàu hỏa, ở phòng số 216 giá cũng rẻ, cùng uống cafe ở nhà sách Phương Nam với Thủy ( GDTX) nữa lúc 20h.
22h:  Ngủ một giấc không ngon lành vì lắm muỗi, chuột chạy và anh chàng Phước ho nhiều.
4h15 sáng ngày 01/11/2010: Anh em cùng thức dậy, vệ sinh sáng, trả phòng,  đi uống cafe cùng đoàn đi tàu hỏa 31 người đã có vé mua sẵn ( 16 anh chị  em đi phương tiện khác ). Cả 31 người  chờ tàu hỏa ở ga Nha Trang từ 5h38 phút  ngày 01/11/2010,  nhưng mãi đến 9h  thì nhà ga báo lại tàu SE 4 Sài Gòn  đi Hà Nội  bị kẹt ở ga Cà Ná không thể ra Nha Trang được vì trời mưa to và hỏng cả đường tàu chạy. Bí quá, anh em trong đoàn đành phải  trả vé tàu khứ hồi đi về 814.000 đồng và nhận tiền lại từ phòng vé  nhà ga, tìm phương tiện khác để mà đi.
      Đến 9h30  thì an hem trong đoàn mới hợp đồng được ôtô 6,5 triệu đồng ( xe chỉ đi được 20 người, mỗi người đóng góp 325.000 đồng, còn 11 anh em khác thì lại đi phương tiện khác nữa. Thật khổ ) để đi cho kịp đến Huế. Xe hợp đồng 79H 7611 bắt đầu rời bến ở sân ga, chạy vòng qua đường Yersin phải chờ đón vài bạn nữa, trời vẫn mưa to. Xe chạy qua đường Trần Phú, rồi đường Trần Phú B, đường Phạm Văn Đồng để qua Lương Sơn đèo Rù Rì.
     13h30:  Xe tới thành phố Tuy Hòa- Phú Yên. Xe chạy qua những cánh  đồng bát ngát mênh mông nước ơi là nước và hơi nước trong làn không khí mờ mờ nhìn qua khung xe đang chạy.
    14h55:  Tới Xuân Cảnh, ở đây có nhiều bảng hiệu treo dọc theo QL 1 khá dài toàn là chữ ” cá ngựa sống”, “ ghẹ” ...
   15h10: Xe chạy tới Sông Cầu, dừa là dừa, một màu xanh bát ngát của cây dừa cao vút. Trời vẫn mưa to hột. Vì trời mưa to xe không thể nào chạy đường mới qua cầu được đành phải chạy đường cũ đèo Cù Mông để đi. Đường đèo vòng quanh như con rắn lượn, nhiều đoạn đường khá nguy hiểm, tài xế phải chạy chậm. Trời mưa vẫn to hơn.
    15h30: Xe đến đầu tỉnh Bình Định, trời đổ mưa như trút.
    17h10: Đến Phù Mỹ Bình Định, xe chạy trong màn sương mù của trời đang mưa không ngớt.
    18h35: Ăn cơm tại Quảng Ngãi
    19h: Tiếp tục lên đường đi Thừa Thiên- Huế
      Xe chạy trong những cơn mưa liên tục không ngớt. Anh em đánh một giấc tới sáng trong trạng thái mệt mỏi vì đường  xa cả hơn 600 km đến Huế.  Cả đoàn đến khách sạn Kinh Đô ở số 1 đường Nguyễn Thái Học tỉnh Thừa Thiên Huế đúng vào lúc 1h sáng ngày 02/11/2010.  Thế là hơn 16 giờ đồng hồ đi từ Nha Trang đã đến Huế. Cả làng còn yên giấc ngủ. Thật là một chuyến đi “ bầm dập” nhiều khó khăn, vất vả vì ngoài kế hoạch phải đi ô tô thay tàu hỏa; nhưng cuối cùng vẫn đến được Huế. Bây giờ là 1h sáng ngày 02/11/2010, cả thành phố còn đang yên giấc trong cơn mưa vẫn đang rả rích ngoài trời. Hai người ở một phòng, đoàn mình lấy 8 phòng. Tôi và Thâm ở phòng 301. Khách sạn đầy đủ tiện nghi: Tivi, tủ lạnh, nước nóng lạnh, giường nệm, chăn tơm tất , các thứ nước giải khát nữa.... Chúng tôi tiếp tục ngủ nghỉ đến 6h sáng lúc nào không hay biết, vì hôm qua chờ tàu mệt mỏi ở sân ga và đường đi đến Huế xa; vả lại hợp đồng xe không được tốt lắm.
     Lần  này đến Huế tôi vẫn còn mường tượng bài thơ Huế năm nào đã đến 19/2/1998, bài “ Cảm xúc” còn văng vẳng bên tai trong một chuyến đi với  đoàn BCH  CĐGD tỉnh Khánh Hòa : “ Sớm mai - Con chim hót rất hay – Mà lòng ta cảm thấy mê say - Huế thương – Ngàn đời còn đấy – Thương Huế- Chạnh lòng du khách qua đây”.
    Vệ sinh cá nhân xong, tôi và Thâm đi ăn và uống cafe sáng. Trời hôm nay vẫn còn mưa lai rai.
Ngày đầu tiên : 02/11/2010 :
+ 8h30 : Họp đoàn tại khách sạn Kinh Đô, cùng dự họp có thầy Phan Minh Tiến, cô Trương Thanh Thuý và thầy Nguyễn Bá Phu . Cô Thuý phổ biến mục đích yêu cầu, chương trình và nội dung đợt thực tế sư  phạm tại Huế từ ngày 02/11 đến 05/11/2010.
+ 9h30 : Cả đoàn đến Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ở số 22 Lê Lợi thành phố Huế xinh đẹp cổ kính để nghe lãnh đạo Sở báo cáo về những chủ trương và biện pháp lớn trong công tác thi đua dạy tốt học tốt và công tác bồi dưỡng CB,GV. Ông Nguyễn Ngọc Sơn– Phó giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế , Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc , ông Phạm văn Hùng và Hoàng Đức Bình , phó giám đốc sở đi công tác không tiếp đoàn được . Tiếp đoàn còn có ông Đặng Phước Mỹ – Trưởng phòng TCCB, ông Lê Viết Nguyện- Quyền trưởng phòng giáo dục trung học .
     Ông Mỹ tâm sự về nghề nghiệp nhà giáo- Trước đây làm Hiệu trưởng trường Phan Đăng Lưu, bạn bè với cô Lý – Trưởng phòng tiểu học Sở GD&ĐT Khánh Hòa. Ông Nguyện chào mừng đoàn TTSP Khánh Hòa đến thăm sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế.
     Ông Sơn – Phó giám đốc cũng là bạn bè với thầy Phan Đức Nguyên-Trưởng phòng khảo thí –KĐCLGD Sở GD&ĐT Khánh Hòa. Thay mặt lãnh đạo Sở ông Sơn  báo cáo về tình hình giáo dục–đào tạo Huế. Anh Phước- Trưởng đoàn TTSP giới thiệu số lượng và thành phần của đoàn TTSP và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến chuẩn bị tốt cho bài thu hoạch đợi đi thực tế. Anh Sơn phát biểu cảm tưởng rất vinh dự được tiếp đoàn CBQL giáo dục Khánh Hòa đến thăm và làm việc với sở, cảm động hơn nữa là đoàn ra đi trong hoàn cảnh thời tiết không thuận lợi mấy- Trời mưa lũ nhiều ở miền Trung. Thay mặt lãnh đạo Sở ông chúc mừng đoàn đến thăm Huế. Về qui mô của GD&ĐT ThừaThiên Huế : Toàn ngành có 586 trường học từ MN đến THPT, trong đó 225 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 38,39% trường đạt chuẩn. Hai huyện miền núi rất khó khăn, huyện Quảng Điền vùng trũng, các xã Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà còn khó khăn. Trong 586 trường thì MN: 190. MG:3, TH: 229,THCS: 115, THPT: 40 ; PTCS : 9 và C2+3 : 3 trường Trường THPT các huyện đều có từ 2 đến 4 trường . Toàn ngành có 296.000 học sinh , trong đó NT: 107.000; MG: 35.800; TH: 98.500;THCS: 79.900 và THPT: 45.500 học sinh . Qui mô tương đối ổn định, số học sinh có giảm. Đội ngũ GV có 19.500 người , trong đó MN: 4.400; TH: 6.400;THCS: 5.600 và THPT: 3.000 GV. Về CBQL có 578 hiệu trưởng và 584 phó Hiệu trưởng . CBQL được đào tạo bài bản . Sở tạo điều kiện để CBQL đi học nâng cao trình độ. Điểm mạnh : 100% CBQL đều kinh qua quản lý Nhà nước về giáo dục , đội ngũ GV MN,TH,THCS và THPT đào tạo có chất lượng. CBQL TH,THCS,THPT có trình độ trung cấp chính trị, 10% CBQL học cao cấp chính trị. Trình độ tin học của GV và CBQL được đảm bảo. Sở có đề án nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ , sẽ khảo sát trình độ ngoại ngữ GV- CBQL thời gian gần đây.Về trình độ trên chuẩn: THPT : cao học dưới 10%, THCS : 98 %, TH: 90% .
    Về CSVC còn nhiều khó khăn: xuống cấp, lạc hậu – Cải tạo CSVC hiệu quả không cao, bàn ghế HS : Mỗi HS 1 bộ bàn ghế . Phòng bộ môn còn khó khăn. Trường xây mới , thiết bị đáp ứng được yêu cầu .Đến năm 2015 học 2 buổi/ngày. Có 8.300 bộ máy ví tính/12.700 bộ được kết nối Internet. Trường chuẩn Quốc gia các trường đều phải xây dựng, thuyết minh tiêu chuẩn chưa đạt với lý do chủ quan hay khách quan, đó là chất lượng. Sở quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho HS cũng như cho GV việc giáo dục năng khiếu , hoạt động văn thể mỹ được đẩy mạnh. Kiểm định chất lượng vấn đề quan trọng là phải có minh chứng , tất nhiên không lấy tiêu chí này để đánh giá thi đua các trường. Vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng phải hết sức cụ thể từng tiêu chỉ trong chỉ đạo cơ Sở .Thực hiện 3 công khai và 4 kiểm tra trong ngành cũng được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. Các cuộc thi của ngành như tập san của ngành ra mắt 4 số / năm và 2 tập san chuyên ngành, mục đích là làm cho xã hội hiểu hơn về giáo dục. “ Sở chú trọng đến việc suy nghĩ định hướng các hướng về giáo dục trong thời kỳ hội nhập với trách nhiệm những người đào tạo ra sản phẩm cho xã hội – Phong thái của học sinh là tự tin, nhanh nhẹn và sáng tạo , đó là sản phẩm của giáo dục . Cần giữ gìn bản sắc dân tộc với tiếp thu văn hóa tinh hoa thời kỳ hội nhập “ , đó là quan điểm của Sở GD&ĐT TT Huế mà ông Sơn đã phát biểu . Trong hội trường phòng họp ấm cúng còn có biển trích câu của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt “ .
    Cuối cùng ông Nguyện cho biết những cái mới trong quản lý chỉ đạo THPT : 1/ Tập trung chỉ đạo sâu về chuyên môn, cụ thể là đổi mới phương pháp giảng dạy ( học sinh suy nghĩ, thảo luận, làm việc nhiều hơn  GV phải đổi mới, cụ thể là giờ dạy thành công, thực sự đổi mới, đạt mục tiêu, sử dụng nguyên tắc tích hợp trong bài dạy, học sinh tích cực, không khí giờ học sôi nỗi, thân thiện. Bắt tay chỉ việc hiệu quả thấp, do đó phải chỉ đạo sâu ), sinh hoạt tổ chuyên môn các bộ môn.2/ Chỉ đạo tốt nghiệp và thi tốt nghiệp lớp 12 ở 8 môn. Quan điểm dạy tới đâu, ôn thi tới đó . Chú trọng đối tượng HS yếu ôn tập phải thể hiện ngắn gọn, rõ , chắc . Sở qui định rõ, cụ thể nhiệm vụ của Hiệu trưởng, của tổ chuyên môn, GV và HS để kiểm tra đánh giá dễ dàng. 3/ Lực lượng HS thi tiếng Anh trên Internet. 4/ Ngày 14/11/2010 Sở tiến hành khảo sát tiếng Anh  GV ở góc độ nói, nghe theo tiêu chuẩn Quốc tế. 5/ Hội thảo lực lượng GVCN , vì công tác này quan trọng. Kinh nghiệm hoạt động phải cụ thể, ngắn gọn. Gợi ý ( tránh chung chung) để dễ dàng chỉ đạo đánh giá. Tóm lại, Sở chỉ đạo hết sức sâu sát và cụ thể cho các cơ sở trường học .
11h30 :  Đoàn tặng quà lưu niệm cho Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế. Tiếp theo ông Sơn giới thiệu tóm tắt các trường mà đoàn sẽ đến thăm trong đợt TTSP.
11h55:  Đoàn đi taxi về khách sạn Kinh Đô ăm cơm, xem tivi và nghỉ trưa. Ngoài trời vẫn mưa như thường. Thời tiết lạnh.
    Thời sự VTV1:  Miền trung bao gồm Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà nẵng đang mưa to, ngập lụt lớn.
    Thật là một chuyến đi hoàn toàn trong mưa, đi đâu cũng mưa, lúc nào cũng không hết  mưa.
 Chiều 02/11/2010 :
14h : Đến trường Mầm Non Hoa Mai trên đường Đống Đa để nghe nhà trường báo cáo kinh nghiệm xây dựng trường chuẩn Quốc gia và công tác XHH giáo dục. Bà Nguyễn Thị Thủy– Hiệu trưởng nhà trường cho biết đây là một trường chất lượng cao của ngành học MN, con chim đầu đàn các hội thi của tỉnh và thành phố, có nhiều thành tích trong dạy học, giáo dục và nuôi dưỡng các cháu. Trường có 22 lớp, trong đó 15 lớp MG, 7 nhóm nhà trẻ, với 931 cháu. Tổng số CB,GV,NV là 98 người, 50%  là hợp đồng, 70% trên chuẩn đào tạo, 100% GV có trình độ đạt chuẩn, 70% GV sử dụng CNTT trong giảng dạy. Nhà trường đã phát huy được vai trò mạnh lưới CBCC, tổ khối trưởng, tạo sự đoàn kết nội bộ tốt. BGH đoàn kết , gắn bó, trách nhiệm và nhiệt tình với công việc theo phương châm 3 cùng :” Cùng ăn, cùng ở, cùng làm “. GV lao động 9,10 giờ /ngày. CBQL cũng khổ sở lắm. Nhà trường chú trọng đến chất lượng của GV và của các cháu. Trẻ hóa đội ngũ là vấn đề khó khăn trong việc nâng cao chất lượng, do vậy BGH rất coi trọng việc qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Tăng cường chăm lo thực hiện các chế độ chính sách cho GV,NV. PHHS quan tâm , Hội quan tâm đến hoạt động của nhà trường( trang bị tivi, xây dựng hội trường, động viên về vật chất và tinh thần đội ngũ CB,GV,NV trong các dịp lễ, tết …). Kết thúc nội dung chương trình làm việc với trường MN Hoa Mai tại hội trường, cô Yến Oanh- GV của nhà trường đã tặng cho đoàn một bài hát thật hay, bài “ Âm vang ngày hội “.
  Cả đoàn đi tham quan CSVC nhà trường, công tác XHH giáo dục của Hoa Mai khá tốt. Điều cần quan tâm chú ý là một bức ảnh thật to ở ngay chân cầu thang lên  tầng 2 của khu nhà hành chánh dành cho CB,GV,NV nhà trường thật đẹp.    
     Chiều nay trời mới chịu tạnh mưa, không khí ở Huế hơi lạnh, nhiều người mặc áo len.
     18h:  Ăn cơm chiều rồi đi dạo phố cùng anh em trong đoàn. Chợt nhớ lại câu thơ  “ Hạnh phúc ơi mãi bên ta nhé-  Để mỗi tinh mơ ta khẽ một nụ cười ”.
    20h: Hai anh em ( Trưởng và Thâm ) cuốc xích lô vào thành nội đến đường  Xuân 68  để uống trà cung đình, thưởng thức mè xửng mạch nha xứ Huế rồi uống rượu Minh Mạng miễn phí nhưng phải bù ăn 3 ly chè. Dạo xong đi xích lô về lại khách sạn Kinh Đô đánh một giấc tới sáng.
Ngày thứ hai : 03/11/2010 :
+ 6h30: Hai anh em  thức dậy, trời lấm tấm mưa. Xem tivi Khánh Hòa đang sạc lỡ đường Cù Hin Bãi dài, giao thông vận tải Khánh Hòa đang xử lý giải quyết. Các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam đang ngập lụt.
      Qua cửa sổ khách sạn bên kia đường là New Star Hotel 3 sao, bên dưới đường những hàng rong, nhiều người đang gồng gánh gánh hàng, xe thồ, xích lô… đời sống người dân còn nhiều khổ cực, vất vả với cuộc sống thường ngày. Giá cả ở Huế thì có lẽ “ mềm” hơn Nha Trang.
+ 8h : Đến trường THCS Nguyễn Tri Phương ở số 24 Nguyễn Tri Phương Huế để nghe để BGH nhà trường báo cáo kinh nghiệm liên kết giáo dục đào tạo với các tổ chức trong nước, quốc tế và công tác XHH giáo dục của nhà trường . Ông Nguyễn Hữu Bi – Thạc sỹ toán học, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương, ông Trần Đức Hào và bà Tạ Thị Thuý Anh phó  Hiệu trưởng nhà trường cùng tiếp doàn. Ông Nguyễn Hữu Bi – Hiệu trưởng báo cáo khái  quát về tình hình nhà trường : Sứ mạng, tầm nhìn và hệ thống giá trị của nhà trường. Trường THCS Nguyễn Tri Phương được thành lập từ tháng 9/1940 với diện tích 5.076 m2. Hiện nay là trường trọng điểm chất lượng cao khối THCS của tỉnh , nhiều học sinh trở thành CB cao cấp của Đảng, Nhà nước ; hoặc trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học ưu tú, trường dạy 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, trường ký kết hợp tác với trường Nữ Trung học Raffles và học viện Raffles-Singapore từ năm 2005. Số học sinh giỏi hằng năm trên 60%, học sinh yếu dưới 0,5%. Nhiều năm trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, huân chương lao động hạng 3 năm 1999, Bộ GD&ĐT khen về thành tích 10 năm 1990-2000 , 3 CB,GV được phong tặng nhà giáo ưu tú. Trường có 32 lớp 1.292 học sinh, 85 CB, GV, NV trong đó có 68 GV có trình độ đại học 10 thạc sỹ và 1 nghiên cứu sinh. UBND Tỉnh cho lập dự án xây dựng trường mới tại khu đô thị mới An Văn Dương với diện tích 36.436 m2 , tổng kinh phí 184 tỷ đồng. Công tác XHH giáo dục ở đây làm rất tốt từ những nguồn như  CMHS; các cơ quan đoàn thể; các trường ĐH,CĐ; hội khuyến học tỉnh; các nhà hảo tâm; cựu GV và HS của nhà trường.
Chiều 3/11/2010 :
+ 13h30 : Cô Thúy phổ biến và thống nhất kế hoạch đi một số trường.
+ 14h : Đến trường THPT Nguyễn Huệ số 41 Đinh Tiên Hoàng để nghe BGH nhà trường báo cáo về tổ chức phong trào thi đua 2 tốt, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức quản lý CSVC phục vụ dạy học và giáo dục. Bà Hoàng Thị Kiều Dung– Thạc sỹ Hóa học , Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, Ông Trần Văn Cường và  Bà Hoàng Thị Tư Hậu phó Hiệu trưởng cùng tiếp doàn. Cô Kiều Dung báo cáo trường THPT Nguyễn Huệ tiền thân là trường Nữ trung học thành nội Huế, trường được thành lập 15/9/1964. Hiện nay nhà trường có 43 lớp với 2.200 học sinh, 95 CB,GV,NV. Học sinh tốt nghiệp hằng năm từ 95 đến 99%, xếp nhất hoặc nhì tỉnh , 50-60% học sinh dỗ vào CĐ, ĐH ( có thủ khoa, hoặc á khoa hằng năm), trường có 25 Thạc sỹ, khuôn viên trường, cổng trường đẹp, có tượng nguyễn Huệ, thi đua của nhà trường có nề nếp, bài bản. Mấy năm qua nhà trường đã đón nhận huân chương lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đoàn trường 13 năm là lá cờ đầu khối trường học của tỉnh, CĐGD VN tặng bằng khen, nhiều năm trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
16h30: Đi taxi về lại khách sạn. Trời không mưa nhưng hơi lạnh.
Ngày thứ ba : 04/11/2010 :
+ 7h: Ăn sáng và uống caf với nhóm bạn cùng lớp. Đối diện cổng khách sạnh Kinh Đô là tòa nhà cao tầng Romance Hotel  5 sao.
7h30: cả đoàn lên xe đến trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, TP Huế. Trường cách trung tâm TP Huế khoảng 30km về hướng nam.
+ 8h10 : Đến trường THPT An Lương Đông cách Huế 27 km, cách Đà Nẵng 80 km, nằm ven Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Lộc An, huyện Phú Lộc, đối diện là ngọn núi Truồi hùng vĩ cao gần 1.000m như một bình phong uy nghi;  phía sau trường là làng mạc và đồng xanh bốn bề lộng gió  để nghe BGH nhà trường báo cáo về tổ chức hoạt động NGLL và công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Tên trường An Lương Đông ra đời từ năm 1930 với  cái tên đầy đủ là Ecole Primaire Complementaire de An Luong Dong. Đoàn chúng tôi vào hội trường của nhà trường với dòng chữ trên băng ron ở bảng “ Chào mừng đoàn CBQL tỉnh Khánh Hòa đến thăm trường “. Tiếp đoàn có Ông Quang ( HT ), ông Danh ( phó HT ) và các thầy cô lãnh đạo nhà trường. Ông Đỗ Thiện Quang cho biết năm học 2009-2010 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 99,36%, đậu CĐ:  40,3%, ĐH: 38,04%, nâng tổng số tỷ lệ vào CĐ, ĐH là 78,35%. Hiện nay có 34 lớp, 1.507 học sinh, đội ngũ CB, GV, NV 87 người , trong đó có 7 thạc sỹ ( đang học 7 thạc sỹ ), phấn đấu nâng tỷ lệ thạc sỹ 10-15% trong thời gian gần nhất, trường có 9 tổ chuyên môn. Sau đó ông Danh báo cáo về tình hình hoạt động NGLL và công tác hướng nghiệp của nhà trường thời gian qua. Có thể nói trường THPT An Lương Đông gắn với vùng đất văn vật, địa linh nhân kiệt có di tích núi Truồi và câu :” Gái Truồi sánh với trai Dinh - Như Phú Văn Lâu sánh với Ngự Bình xứng chưa “ hoặc như câu ca dao“ Xứ Truồi ngọt mít thơm dâu- Anh đi làm rễ ở lâu không về “
10h20: Xe dừng lại ở tiệm Thanh Hưng đường Phan Chu Trinh để anh em mua bánh, kẹo, mè xửng…
11h30: Xe chạy đến trường Quốc học Huế. Hai bên ven đường  đi vào phía trong trường là các Pano to tướng ghi danh sách học sinh đỗ vào các kỳ thi Olympic Quốc tế và Quốc gia.
12h:  Ăm cơm và nghỉ ngơi ở khách sạn. Trời Huế vẫn mưa lay bay.
15h:  Cả đoàn tập trung đi đến trường ĐHSP Huế, lên thăm khoa tâm lý-giáo dục. Thầy Trần Văn Hiếu, phó khoa  và Cô Trương Thanh Thúy tiếp đoàn ( Thầy Phan Minh Tiến , Trưởng khgoa đi công tác ). Phòng của khoa thì  không đủ cho 47 mạng người của lớp TTSP Khánh Hòa ngồi, nên có người ngồi , người đứng , có anh em ở trong phòng của khoa, có anh em ngồi ở ngoài cửa. Nhưng không quan trọng mấy vì thầy cô đối xử tình cảm, tình nghĩa với anh em bằng cả tấm lòng của những người làm công tác sư phạm.
        Đoàn TTSP Khánh Hòa tặng cho khoa tâm lý giáo dục bức tranh lưu niệm.
16h30: Cả đoàn về khách sạn. Ngoài trời vẫn mưa không dứt.
18h : Bắt đầu đêm giao lưu liên hoan thân mật với các thầy cô khoa tâm lý giáo dục của ĐHSP Huế . Đến dự với anh em trong đoàn có thầy Phan Minh Tiến – TS – Trưởng khoa, thầy Trần Văn Hiếu  – TS – Phó trưởng khoa, thầy Hoàng Công Tràm, cô Trương Thanh Thuý, cô Thiều Thị Hường. Rất tiếc thầy Nguyễn Bá Phu bận dạy không tới tham dự được buổi liên hoan thân mật. Ngoài việc ăn uống vui vẻ còn có hát karaoke nữa , thầy  Hiếu hát nhiều nhất. Đêm hội ngộ với tình cảm thật vui, ấm áp tình nghĩa thầy trò gắn bó với nhau hơn 2 năm trời ớ đất Nha Trang- Khánh Hòa của các thầy, các cô ĐHSP Huế – khoa tâm lý giáo dục.
      Bên ngoài trời đang mưa khá to. Cả đoàn anh em hơi men ngà ngà say ngủ một giấc ngon lành đến tận sáng.
Ngày thứ tư : 05/11/2010 :
+ 7h30 :  Đoàn cùng cô Trương Thanh Thúy đến trường TH Lê Lợi ở số 01 Nguyễn Tri Phương thành phố Huế để nghe BGH nhà trường báo cáo về phong trào XHH giáo dục. Trời đang mưa nặng hạt . Bà Lê Thị Thảo- Nhà giáo ưu tú , Hiệu trưởng trường TH Lê Lợi  và  Bà Nguyễn Thị Tố Hoa phó Hiệu trưởng tiếp doàn. Bà Lê Thị Thảo- Hiệu trưởng nhà trường báo cáo trường thành lập từ năm 1902 ( cách nay 108 năm) có tên là trường Chaigneau với 5 lớp cấp tiểu học. Hiện nay phương châm giáo dục của nhà trường là giáo dục toàn diện. Trường có 20 lớp 830 học sinh, học 2 buổi/ngày, 10 lớp học tiếng Anh , 10 lớp học tiếng Pháp  từ lớp 1 đến lớp 5. CB,GV,NV 40 người, GV 33 người, tỷ lệ 1,5GV/lớp, trong đó đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 95% . Chi bộ nhà trường có 16 đảng viên. Trường tổ chức nhiều hội thảo, hội thi , hội nghị SKKN … Đây cũng là một trường chất lượng cao của tỉnh. Năm 2003 nhà trường vinh dự đón Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến thăm, trường nhận huân chương lao động hạng 3 năm 2006, 15 năm liên tục đạt tập thể lao động tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và cờ thi đua.
+ 9h30 : Cả đoàn gồm 45 anh chị em và thầy Nguyễn Bá Phu cùng đến trung tâm GDTX tỉnh TT-Huế ( gần trường TH Lê Lợi ) để nghe BGĐ trung tâm báo cáo về kinh nghiệm đa dạng hóa ngành nghề đào tạo và liên kết giáo dục đào tạo. Ông Hoàng Văn Định –ĐHSP Toán , phó giám đốc trung tâm GDTX tỉnh , ông Trần Thế Nhân- Giám đốc bận đi công tác không tiếp doàn được. Trung tâm được thành lập từ năm 1993, hiện nay có 37 lớp với 2.699 học viên, trong đó ĐH 26 lớp 2.007 , CĐ 1 lớp 138 , trung cấp 10 lớp với 697 học viên đang theo học, tốt nghiệp hằng năm 75% , sau khi tốt nghiệp học viên dễ dàng tìm được việc làm , nhiều học viên hiện nay là giám đốc một số công ty trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đội ngũ 19 người , trong đó nhân viên 6 ( 1 tài xế xe )  Trung tâm liên kết với các trường đại học xây dựng Hà Nội, đại học Vinh, trường ĐHSP Đà Nẵng, đại học Bách Khoa Đà Nẵng, TT đào tạo từ xa Đà nẵng, CĐ Thương mại Đà nẵng, CĐ Kinh tế Đà nẵng và ĐH Nha Trang- Khánh Hòa. Phương thức đào tạo là vừa học, vừa làm, nâng chuẩn và từ xa.
         Đợt thực tế sư phạm đã đến hồi kết thúc, chúng tôi  học tập được  nhiều điều bổ ích từ một chuyến đi và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý:
1/ Không phải tự phụ, mà phải nói thật GD&ĐT TT Huế vượt hẳn xa GD&ĐT Khánh Hòa bởi vì  họ chỉ đạo rất sâu sát và cụ thể cho cơ sở, điều đó giúp cho các trường dễ dàng thực hiện và Sở cũng dễ kiểm tra đánh giá. Điều cảm nhận của chúng tôi là đến đâu từ Sở GD&ĐT , trường ĐHSP Huế, khoa tâm lý– giáo dục đến các trường MN, TH, THCS , THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên chúng tôi đều được các thầy cô tiếp đón nồng hậu và đầy thân tình ( có băng ron biểu ngữ, nước uống, bánh ngọt, trái cây để tiếp đoàn và trao đổi thân tình, cởi mở );  
2/  GD&ĐT TT Huế có bề dạy lịch sử về giáo dục ( TH Lê Lợi 108 năm, THCS Nguyễn Tri Phương 70 năm,THPT An Lương Đông 50 năm,… kể từ ngày thành lập ), có truyền thống và giữ gìn  bản sắc văn hóa dân tộc , vì vậy giáo dục có nề nếp và kỷ cương trong dạy và học. Công tác XHH giáo dục có nhiều khởi sắc và tiến bộ vượt hẵn ( TH Lê Lợi  PHHS đóng góp xây dựng phòng học, lát gạch hoa sân trường ). Hiệu trưởng đã đi Sinhgapore , Pháp (  TH Lê Lợi ); 
3/  Giáo dục có phạm vi Quốc tế ( trường THCS Nguyễn Tri Phương …), trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ cao 38,39% ( 225/586 trường ),  đội ngũ CB,GV có trình độ trên chuẩn cao, nhiều trường THPT đội ngũ CBQL và GV có trính độ thạc sỹ nhiều 22,9% ( trường THPT Nguyễn Huệ có 25 thạc sỹ/109 CB,GV ); 
4/ Hệ thống tủ kính để bằng khen, cờ thi đua , bảo vệ có băng đai đeo ở cổ tay, thời khóa biểu trong bảng kính ( TH Lê Lợi );
5/ Hầu hết các trường đều có tiểu sử tóm tắt danh nhân mang tên trường, các trường đều có Website. Quang cảnh trường đẹp, thoáng mát, môi trường xanh-sạch- đẹp,  trang trí các biểu bảng khoa học, xứng với tên gọi trường ra trường, lớp ra lớp;
6/ Các hoạt động ngoài việc dạy và học như hội thi, tập san phong phú , đa dạng, các trang thiết bị cho dạy và học đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học ( có trường phòng học có máy điều hòa không khí ), phòng truyền thống nhà trường trình bày khoa học, đẹp đẽ phản ảnh được hoạt động và thành tích của nhà trường.
         Xét cho cùng, mọi vấn đề cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường , giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục và đào tạo thành những người công dân tốt cho xã hội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước.                
        2h chiều hôm ấy. Thế là kết thúc chuyến đi thực tập sư phạm tại Huế, cả mấy ngày không một giọt nắng và chúng tôi phải lên đường “. Về nước “ trong tâm trạng bùi ngùi nhớ thương Huế, nhớ các nơi mình đã đi qua với tình cảm chân thành ấm áp tình người, nhớ các thầy cô trường ĐHSP Huế : Thầy Tiến, thầy Hiếu, thầy Phu, cô Thúy, cô Hường … Mong một ngày nào đó sẽ có dịp trở lại Huế thương, Huế mộng, Huế mơ để gặp lại người xưa, cảnh cũ thì hay biết mấy. Một chuyến đi giúp chúng tôi “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn “ đúng vậy, giúp chúng tôi bổ sung lý thuyết đã học, góp phần cho công tác quản lý trường học của mình ngày một tốt hơn. 
       Chúng tôi đi taxi ra bến xe phía Nam để lên xe Thuận Thảo chất lượng cao 78K 6848 rời Huế lúc 15h ngày 05/11/2010 bên tai còn văng vẳng câu ca dao từ thuở nào “ Học trò trong Quảng ra thi – Thấy cô gái Huế chân đi không đành “. Còn anh em chúng tôi thì biết rõ ở Khánh Hòa.
      Đến 16h15 xe qua đường hầm đèo Hải Vân. 16h37 xe qua khỏi đường hầm. Trời vẫn mưa đều đều. 17h thì xe đến bến xe TP Đà Nẵng, bến xe khá rộng. 18h đến Quảng Nam. Dọc đường mưa suốt. 19h đến Tam Kỳ- Quảng Nam. Mưa gió bão bùng. 19h30 xe đến Chu Lai--Quảng Nam ăn cơm tối. Trời vẫn còn mưa. 24h thì đến Bình Định.
Ngày 6/11/2010: 3h sáng đến Vạn Giã- Vạn Ninh. 3h50: Xe chạy lên đèo Rù Rì Nha Trang. Đến ngã ba Thành- Diên Khánh 4h sáng. Đến 4h50 thì xe đã đến Ba Ngòi- Cam Ranh, xuống xe tại nhà sách Cam Ranh để đi về nhà gần hơn.
       Thế là đã đến hồi kết thúc một chuyến đi đến cố đô Huế trong mùa thực tập sư phạm dành cho lớp CBQL giáo dục ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Khánh Hòa khóa I  2008-2010 từ ngày 31/10 đến 7/11/2010.                                                                                                                                            Triều Châu        
                                                                          Phan Châu Trưởng
                                                                            Tháng 11/2010
Hồi ký

  Hành trình

  đến 

  Cố đô Huế
  Journey to Hue

Triều Châu
Phan Châu Trưởng
Học viên lớp CBQL
GD&ĐT Khánh Hòa
Tháng 11/2010























1 nhận xét:

  Chùm thơ của Lưu Lãng Khách 15 Tháng Hai, 2023 Ngoài kia xuân đang qua rồi sao!/ Thềm hoa hanh hao – trên trời cao/ Chim non ca vang n...