Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Nhớ mãi về một bài thơ của cha tôi


Nhớ mãi về một bài thơ của cha tôi


         Ngày18/4/2012, nghe tin sư Giác Vinh qua đời tại Phú Lâm- TP.Tuy Hòa- Phú Yên và chuyển vào tịnh xá Ngọc Tòng Liên Sơn- TP. Nha Trang- Khánh Hòa, lúc đó từ TP. HCM tôi vội vã về Cam Ranh để viếng đám tang sư Vinh. Trước khi đi đến Tịnh xá Ngọc Tòng, tôi chợt nhớ lại một bức thư mà là một bài thơ của cha tôi đã viết gời cho người em ruột thịt Phan Xuân Thái - Sư Thích Giác Vinh khi nghe tin sư Vinh bệnh nặng đang nằm ở Tịnh xá Ngọc Rạng, Thạch Khê, Sông Cầu, Phú yên mà không đến thăm được, bức thư đề ngày 25/6/1960.
     Tôi lục tìm kiếm mãi trong tập thơ của cha tôi vẫn còn cất giữ kỹ làm kỷ niệm để kiếm tìm lại bức thư đó. Trong bức thư đó, đoạn đầu mấy câu thơ của bức thư đã nói lên tâm trạng thiết tha của cha tôi vào một ngày buổi chiều tháng 6/1960 khi nghe hay tin Sư Giác Vinh đau nặng tại Tịnh xá Ngọc Rạng xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên mà không đến viếng thăm được, trong dạ không khỏi ngậm ngùi, bồi hồi và xót xa, đớn đau tình ruột thịt: Chiều đã về khuất bóng tà dương. Được tin người của kẻ quê hương...Bận quá, nghe tin dạ xót xa
  Sư Giác Vinh, tháng 6 năm 1960 thì đau nặng, nhưng tháng 4/2012, không bệnh nặng mà đã qua đời do cơn đau tim đột ngột.
   Thế rồi, tôi cẩn thận đánh vi tính và phôto thành nhiều bản để phát trong dòng họ và con, cháu hơn trăm người đang tề tựu đông đủ tại Tịnh xá ngọc Tòng, Nha Trang. Sống cả đời vì đạo, bởi vì Sư Giác Vinh đi tu từ thuở nhỏ, nay chết cũng gắn bó với đạo Phật, thế nên Trưởng lão Giác Vinh được các đoàn tăng ni nhiều Tỉnh, Thành và Phật tử Tịnh xá Ngọc Tòng Liên Sơn đến viếng thăm và cầu nguyện. Đám tang sư Vinh được Giáo hội và các Tăng, Ni, Thầy trụ trì Tịnh xá Ngọc Tòng lo lắng chu toàn và hỏa thiêu xác ở nhà hỏa táng đèo Rù Rì Liên Sơn gần TP. Nha Trang.
      Con người, rốt cuộc không ai thoát khỏi trong cái vòng lẩn quẩn của tứ đại: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Mang xác thân tứ đại khốn to. Chẳng biết bệnh chi lo hay liệu”. Cái vòng kim cô ấy cứ trói buộc con người ta theo định mệnh, từ cái mốc đầu tiên lúc sinh ra đến điểm cuối của chu kỳ là sự chết. Không ai tránh khỏi: Từ vua chúa đến thứ dân, từ kẻ sang giàu đến người bần cùng, khốn khó. Có sinh ắt có tử. Sinh ra và hủy diệt là qui luật muôn đời của vạn vật.
   Hôm nay 14/4/2014, hồi tưởng lại bức thư năm nào của cha tôi như một lời gởi gấm, nhắn nhủ đàn con cháu mai sau ghi nhớ mãi tình huynh đệ giữa cha tôi Phan Hữu Tường và chú tôi Phan Xuân Thái như bức thư cha tôi viết: Bệnh tình ơi mi bận bịu chi. Trước khi kia đồng cốt nhục bì. Đồng huynh đệ gia đình hạnh phúc.Tất nhiên, khi chú tôi mất thì cha tôi cũng chẳng có bức thư nào gởi và cũng không đến viếng thăm gì được vì cha tôi đã qua đời vào ngày 28 tháng giêng năm 1988. Thế rồi cái cảnh: Nước mắt rơi, huynh nguyện chùi qua. Đây đời, đó đạo chẳng cách xakhông còn tồn tại trên đời này nữa.
       Một bức thơ của ông Thiện Chánh được tin Giác Vinh (Phan Xuân Thái) đau nặng tại Tịnh xá Ngọc Rạng , song đi thăm không được nên buồn ra bài thơ này - Thiện Chánh


Chiều đã về khuất bóng tà dương
Được tin này của kẻ quê hương
Vốn bản xứ người tin cay đắng
Thật thảm thay mầm non gặp nắng
Cảnh quạnh hiu Ngọc Rạng mình trò 
Mang xác thân tứ đại khốn to
Chẳng biết bệnh chi lo hay liệu
Bệnh tình ơi mi bận bịu chi
Trước khi kia đồng cốt nhục bì
Đồng huynh đệ gia đình hạnh phúc
Nước mắt rơi huynh nguyện chùi qua
Đây đời đó đạo chẳng cách xa
Mười phương chư Phật cầu sao thấu          
Nguyện giữ hạnh tu của Thích Ca
Bận quá nghe tin dạ xót xa
Vì chân nợ nước thân nam tử
Huynh biết lấy chi giữ cho tròn
Nguyện chúc cầu hai chữ keo sơn
Đời cùng đạo dầu tim cháy sáng                   
Để dắt dìu cho kẻ lạc đường
Ngày đội trời đêm lại gối sương
Chân không guốc trên đường nắng lửa
Tạm lều tranh nương dựa tấm thân
Biết bao nỗi khổ không cần đến
Xóa bỏ lợi danh đặng bước lên
Dắt kẻ từ bi thêm bác ái
Dắt người té hố lọt hầm gai
Hầm gai là kẻ quên trai giới
Giới luật là đường chớ bước sai
Nối gót chư tăng qua bể khổ
Đường về hạnh phúc thật ngày mai
Tu tâm dưỡng tánh làm dân Phật
Để uổng cho đời kẻ chê bai
Cuối thơ tạm bút xin ngừng bút
Dạ luống trông mong nhớ nhớ hoài.  
Qui Nhơn 25/6/1960
nhuần Năm Canh Tý 
   Thiện Chánh
Phan Hữu Tường


1 nhận xét:

  Chùm thơ của Lưu Lãng Khách 15 Tháng Hai, 2023 Ngoài kia xuân đang qua rồi sao!/ Thềm hoa hanh hao – trên trời cao/ Chim non ca vang n...