Nhật ký bệnh viện
Tản
mạn bệnh viện
Triều Châu
Tháng 9/2012
Suy tư chiều bệnh
viện
28/09/2012:
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”
Nay phải nói lại:
”Nhất nhật hopital, thiên thu tại
ngoại”
Một ngày sao mà dài thế!. Thật là ”Ngày
dài, đêm thâu“
Không gian, thời gian cứ trôi nhanh,
còn mình ta thì cứ suy tư theo dòng đời, nghĩ suy về cuộc đời ”vô hậu” này như
ngôn ngữ người Huế thường nói.
Thôi thì trong không gian thời gian vô
tận ấy, ta cứ rong chơi như một kẻ hát rong với tâm hồn trong sáng, một tinh
thần bình tỉnh, vô tư, vui với cuộc đời ”khốn nạn” này.
Đêm đã khuya ngoài kia côn trùng đang
rã rích, lặng lẽ một bầu không gian của đêm đen như đêm ba mươi tháng chạp chờ
đón giao thừa.
Rồi thời gian sẽ qua đi, sẽ đem lại
những gì tốt đẹp nhất trong ước mơ thành hiện thực, bởi vì cả đời ta luôn gieo
những mầm xanh tươi tốt, luôn gieo những hạt giống tốt, gieo “nhân tốt“. Kết
quả rồi sẽ không đến nỗi tồi tệ, đó là một điều chắc chắn.
Hãy hy vọng một ngày mai sẽ sáng tươi,
tốt đẹp. Thế thôi.
@ Không ai chung thủy và đủ can đảm để cùng
ta theo xuống mồ.
28/09/2012
Tản mạn nơi
bệnh viện
8h30
ngày 01/10/2012:
Có nhiều người đi vô và không ít người
đi ra. Đi vô rồi đi ra để thăm hỏi lẫn nhau. Một nụ cười, một ánh mắt, một lời
chào thăm hỏi ân cần quý giá biết chừng nào. Ở đây chẳng cần địa vị danh vọng,
tiền tài mà cần cấp một tấm lòng.
Sống phải yêu thương mọi người và tập
yêu thương mọi người, bởi vì chỉ có tình nghĩa, lòng yêu thương nhân hậu mới bù
đắp cho những cơn đau bệnh tật.
Có vào thăm và ở chốn này (bệnh viện)
mới thấy rõ giá trị của sức khỏe.
Sinh, lão, bệnh, tử là tứ khổ của đời
người ai cũng phải trải qua. Đó cũng là một quy luật của tạo hóa, của tự
nhiên. Từ bậc vua chúa đến thường dân đều phải trải nghiệm trên ”Con đường tơ
lụa” đó trong tứ khổ của đời người.
Sống ở trên đời lắm khi có những hạng
người “Khốn nạn” vô cùng. Trong đời sống cũng có nhiều người tốt bụng và cũng
không ít kẻ bụng dạ “thối tha“, họ luôn suy nghĩ và hành động theo khuynh hướng
của kẻ “giết người” không gươm dao, họ luôn gieo những điều xấu cho đời, mà
gieo “nhân ác” thì làm sao gặt được điều tốt, thành quả tốt. ”Ác lai, ác báo”
là điều hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được.
Thôi
thì ta cứ nhắm mắt xuôi tay buông theo dòng đời để ”Mặc kệ” họ,
tâm hồn ta luôn thanh thản, bình an.
Ở nơi này hay chuyển nơi nọ cũng là một điều bình thường. Biết đâu sự “chuyển dạ” sẽ làm ta lớn
khôn và trưởng thành hơn về mọi mặt. Khi ấy ta phải thầm cám ơn hoặc thốt lên
lời cảm tạ ai đó đã đưa đẩy ta sang một bến bờ của niềm hoan lạc và hạnh phúc,
mà nếu không có sự “chuyển” đó sẽ không thành hiện thực.
Trong
tôi vẫn mang một hoài bão về “chuyện ấy”.
Hai
trạng thái “đi” và “ở”, tôi sẽ chọn đi vì đi là trạng thái tích cực, dẹp loạn
những phiền muộn. “Đi” là trạng thái động mà theo quy luật “động” là sự tồn
tại.
Mọi
sự vật, hiện tượng tồn tại vì luôn ở trạng thái động.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết
không?... Để gió cuốn đi…” TCS.
Trên
đường đi tôi thầm nghĩ mà mừng vô hạn, bởi vì có nhiều “Quới nhơn” hộ mệnh.
Một ngày bệnh viện
Người
đi thăm người
Ta
lại thăm ta
Thế
sự tình đời là lạ
Thôi thì ta vẫn là ta
Sống
giữa trần gian, trần gian
Đời
người bạc bẽo lắm a!
Ha… ha…!
Giữa
dòng đời
Lòng
ta thanh thản cỏ hoa
Mặc
sự đời
Đổi
trắng thay đen
Không
gì lạ
Ta
hóa kiếp
Bay
vèo hư không!
Bỏ
lại trần gian
Bao
điều phiền muộn
Lòng
không hối tiếc buồn phiền.
Chờ đợi
10
h ngày 01/10/2012:
Có
nhiều sự chờ đợi, đôi khi giống nhau mà có khi hoàn toàn trái ngược nhau. Sự
chờ đợi của những người thân trước phòng hồi sức ở bệnh viện, họ mong chờ sự
trả lại bình yên cho sức khỏe, nhưng có khi không được toại nguyện. Đi vô phòng
hồi sức là sự sống thoi thóp, mà đôi khi đi ra đã phải trở về với cát bụi nghìn
trùng. Sự đi vô và đi ra là hai sự khác biệt lớn đó vậy. Ai mà không trông mong
và nguyện cầu cho sự đi ra tốt hơn khi đi vô phòng hồi sức. Nhưng nhiều khi
không được như ý muốn. Thế rồi người thân ngồi đợi chờ trong một tâm trạng hồi
hộp, lo âu cho số phận người thân, nếu không may.
Trên
đời này cũng có những sự chờ đợi nhiều khi giống nhau như đợi chờ người yêu tới,
một tâm lý phấn khởi, sung sướng và hạnh phúc. Tâm lý đợi chờ thư hồi âm của
một người bạn tri kỷ. Chờ đợi nơi sân ga, nơi phi trường đón người thân yêu
Việt kiều về nước, một tâm lý phấn chấn hồ hởi, mang bao điều hy vọng.
Hai
trạng thái của sự chờ đợi là thế: Đợi chờ nơi phòng hồi sức bệnh viện và chờ
đợi nơi phi trường đón người thân Việt kiều về nước.
Sinh
và tử
10
h ngày 01/10/2012:
Mỗi
ngày có nhiều người được sinh ra, và cũng có không ít người từ giã cõi trần
gian này. Sinh ra và tử biệt cũng là lẽ thường tình. Nó là quy luật muôn đời.
Ai sinh ra mà không đi vào cõi chết. Có đến tất phải có đi, còn và mất.
Sinh
và tử là hai mặt đối lập trong một thể thống nhất ở con người. Đời người cũng
có giới hạn. Người ta thường chúc nhau “Trăm
tuổi bạc đầu râu”. Ai đặc biệt thì vượt qua ngưỡng cửa 100, nếu không thì
tùy vào sức khỏe từng người cụ thể, có người chưa tới đôi mươi đã xin nói lời
từ biệt cõi đời.
Sinh
và tử nằm trong tứ khổ của đời người.
Một
người sinh ra thì cũng đến hồi phải hủy diệt. Trong sự hủy diệt ấy chắc sẽ có
mầm mống cho sự sinh ra tiếp theo. Con người cũng theo vòng luân hồi như thế.
Thế
nên phải quan niệm thế nào cho đúng với ý nghĩa của tử sinh và chuyện sinh tử
cũng là “Chuyện thường ngày ở Huyện” chẳng sao, đừng bận tâm chi lắm lắm.
Tử
sinh, sinh và tử là chu kỳ của sự vận động, là quy luật của tự nhiên, của đất
trời.
May
mắn thay! Ai sinh ra mà không hề bị hủy diệt?!!?.
Hãy nhìn mặt nhau
9
h ngày 02/10/2012:
Con
người là một động vật cấp cao. Ai cũng biết động vật cấp cao ấy có đầu mình, tứ
chi và có cả lông vũ nữa.
Có
người da vàng, da trắng, da đen, da đỏ.
Trên
nét mặt mỗi người, tiết diện không đồ sộ lắm như một bức tranh thủy mặc, không
to lớn hơn đồ vật gì, nhưng không ai giống ai. Thật là một điều kỳ lạ.
Tạo
hóa đã ban phát cho con người để phân biệt người này với người nọ.
Có
người thì gương mặt dễ coi, dễ thương, đẹp gái đẹp trai. Nhưng có người thì
không dám nhìn mặt nhau.
Sự
đẹp đẽ của một gương mặt và sự xấu xí ở một người hoàn toàn trái ngược nhau.
Ta
cám ơn Thượng đế, cha mẹ đã sinh thành những người hiền hậu, dễ thương, sang
trọng, quý phái.
Bất
hạnh thay, những người chẳng ra mặt người tồn tại trên trái đất. Nét mặt là
hình thức, quan trọng hơn là tâm hồn.
Ai
đó có một dáng dấp đẹp, sang trọng cộng với một tâm hồn nhân hậu, hồn nhiên vô
tư, một tấm lòng tốt thì quý hóa biết dường nào. Ngược lại, cũng có những người đẹp đẽ
mà tâm hồn bẩn thỉu vô cùng.
Sự đẹp đẽ và xấu xí là hai trạng thái khác biệt.
Có những người xấu xí bề ngoài, nhưng tấm lòng họ luôn
chứa chất một bồ dao găm thì cũng chẳng cần đá động làm gì. Ở đời cũng không ít
người tuy bề ngoài, dáng dấp không đẹp, nhưng ở họ có một tấm lòng tốt, luôn
sống bao dung, độ lượng và thương người thì chúng ta càng trân trọng, yêu quý
họ biết bao.
Cho dù như thế nào đi nữa, chúng ta hãy nhìn vào mặt
người, nhìn vào mặt nhau để nói lời sau cuối: Hãy tập tành yêu thương mọi
người, vì mọi người cần được thương yêu như chính chúng ta vậy.
Đau khổ và khoái lạc
10
h ngày 02/10/2012:
Đau
khổ và khoái lạc là hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau. Sự đau khổ của
người này, lắm khi là niềm hạnh phúc, sự khoái lạc của kẻ khác.
Trong
đau khổ có khi là mầm mống của sự khoái lạc, và ngược lại.
Người
ta đau khổ vì một căn bệnh hiểm nghèo, đau khổ bởi sự ruồng bỏ của người thân,
của gia đình, của người yêu…
Đau
khổ hoài cũng trở thành sự nhàm chán, mất hết cảm giác, có khi chẳng còn biết
khổ đau là gì. Nhưng sau sự đau khổ chắc sẽ chuyển đến bến bờ của hạnh phúc,
của khoái lạc. Như trời đất hết mưa sẽ nắng, hết ngày sang đêm, hết xuân rồi
hạ...
Sự
đau khổ lắm khi chứa đựng mầm hạnh phúc, khoái lạc.
Một
bữa ăn ngon, một đêm ngủ ngon, một công việc thành công tốt đẹp, một ước vọng
hiện thực là niềm hạnh phúc, khoái lạc. Nhưng sự khoái lạc được lặp đi lặp lại
nhiều lần đôi khi cũng trở thành vô nghĩa, có khi không còn giá trị, ý vị nữa.
Bữa
ăn của những bậc đế vương chắc gì là khoái lạc cho họ, thậm chí đôi khi còn
thua kém một bữa đánh chén ngon lành của một anh lao động cực nhọc trong thức ăn rất chi là đạm bạc
nhưng đã đến hồi đói, bụng đã cồn cào cần cấp một thứ gì đó cho vào bụng cho đỡ cơn đói khát. Liên tưởng về điều này, chúng ta hãy nhớ lại chuyện Trạng Quỳnh cho nhà vua ăn món ăn cao lương mỹ vị dặc biệt "đá hầm".
Đỉnh
cao của khoái lạc biết đâu cũng là khởi đầu của sự đau khổ.
Chi
cho bằng theo ngôn ngữ của cụ Nguyễn Công Trứ thời xưa:
“Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn"
Và
nói như lời của Nhạc sĩ Trần Tiến “Cứ
bằng lòng đi em“ vậy.
Hãy
chấp nhận hai trạng thái khoái lạc và đau khổ một cách bình thường… Và tưởng
chừng không có việc gì xảy ra trong đời sống quanh mình.
Thực và hư
8h ngày 03/10/2012:
Thực và hư là hai mặt đối lập nhưng bổ sung cho nhau. Hiện thực sẽ được phản
ảnh trong tiềm thức, trong giấc mơ. Nhưng sự mơ mộng có thể sẽ không thành hiện
thực.
Người đứng soi gương sẽ nhận ảnh ảo trong gương. Ảnh ảo
đó đã phản ảnh những gì có trước gương một cách hoàn toàn.
Tôi tin con người mất đi không mất mà sẽ tồn tại một dạng
khác ở nơi này hoặc nơi nọ, tôi muốn nói đến phần linh hồn. Thực ra linh hồn
không phải là một dạng vật chất cụ thể. Linh hồn và thân xác tồn tại ở một con
người.
Khi con người bị hủy diệt ra tro bụi, trở về với tứ đại
thì linh hồn có điều kiện rời khỏi thân xác để chuyển sang một trạng thái khác.
Ở đây đừng hiểu rằng linh hồn là một dạng vật chất nào đó mà linh hồn cũng
giống như không khí để chúng ta thở mà nó bàng bạc khắp mọi nơi trong vũ trụ,
và tất nhiên ta không thể nhìn thấy được. Nó tồn tại trong không gian và thời
gian.
Trong giấc mơ có khi cũng trở thành hiện thực nhưng hiếm
khi, trừ những trường hợp đặc biệt.
Thực và hư, hư và thực đan xen nhau.
Sự phản ảnh không đúng sự thật trở thành đời hư ảo.
Đời người lắm điều lừa dối nhau, phản ảnh sai sự thật. Họ
tráo trở gian dối đủ điều, và như thế những vấn đề đều trở thành hư ảo.
Thôi thi hãy đừng lừa dối nhau làm gì trong kiếp phù du này cho thêm tội lỗi, mà phạm tội nói dối, một trong năm điều răn trong kinh nhà Phật?!.. Ranh giới thực và hư ngày càng xa cách muôn trùng.
Chúng ta đang tập tành cho thế hệ chúng ta nói dối mà ta
không hề hay biết!. Có nhiều người nói như thế mà không làm được như thế
thì nó cũng đồng nghĩa với sự láo khoét, lừa dối.
Người ta lừa dối nhau khắp mọi nơi trên mặt đất:
Những chuyện quỵt nợ, chạy huê hụi, những vụ lừa đảo cả tình lẫn tiền, những doanh
nghiệp, công ty sạt nghiệp vì luôn chạy theo thành tích ảo, luôn bơm phồng những
điều trong hư ảo mà thực ra vốn liếng thì trống rỗng, nếu có đi nữa cũng chỉ là vốn vay nợ ở ngân
hàng… Tất cả phải chăng được dựng xây trên nền tảng đời hư ảo.
Sống trên đời sống người ta lừa dối nhau nhiều lắm,
có chăng xã hội đã dạy dỗ cho họ ngay từ tấm bé, ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường và trong hoàn cảnh xã hội.
Lừa dối nhau làm gì cho đời thêm đau
khổ.
Nhưng sự thật, sự dối gian ngày thêm chồng chất và lan
tỏa khắp mọi nơi. Cái thiện và cái ác xô đẩy lẫn nhau, chen lấn lẫn nhau và đôi khi cái ác còn chiếm
ưu thế hơn nhiều.
Mỗi ngày nhan nhãn trên các báo chí toàn là những chuyện
giựt gân, chuyện ác đức giết người cướp của, băng nhóm này băng nhóm nọ… mà ít
khi đề cập đến những câu chuyện về luân thường đạo lý, đạo đức làm người.
Một xã hội hiện thực là như thế. Phải chăng một xã hội đã đến hồi băng hoại, suy đồi?!.
Ta thường nói con cái hư hỏng, sản phẩm này không chất
lượng, thứ nọ không tốt,thứ kia tồi kém chất lượng; có nghĩa là nói đến những chuyện không thực. Mà không
thực cũng đồng nghĩa với hư đốn, hư hỏng, không chất lượng.
Một người thợ thủ công tồi chỉ làm hư một sản phẩm, nhưng nền giáo
dục tồi sẽ giết chết nhiều thế hệ. Suy cho cùng, mọi sự hư đốn của xã hội đều
phát xuất từ giáo dục mà ra. Chúng ta phải quyết tâm ’’Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục’’.
Chúng ta vẫn còn hy vọng và đợi chờ, hay chỉ ăn bánh vẽ
vì đời hư ảo.
Chúng ta hy vọng trong những giấc mơ đời hư ảo sẽ thành
hiện thực.
Chúng ta đang mơ những giấc mơ dài…
# Cái quý giá nhất của con người là sức
khỏe và thời gian.
9h ngày 03/10/2012
Nhiều và ít có tính tương đối.
Có khi ít ở nơi này lại là nhiều ở nơi kia hoặc ngược
lại. Một vài sợi tóc trong ly nước chắc chắn sẽ nhiều hơn mớ tóc trên đầu.
Sự ít và nhiều là hai khái niệm khác ngược nhau. Cái ít
lắm khi có giá trị hơn cái nhiều. Ít và nhiều chỉ số lượng cân đo đong đếm.
Nhiều
và ít bổ sung cho nhau. Không có ít sẽ không có nhiều. Có nhiều thì trong đó đã
tồn tại khái niệm ít.
Một rừng cây sẽ bao gồm nhiều cây, không có nhiều cây sẽ
không có rừng. Cây trong rừng thì có cây này cây nọ; cây cong cây thẳng ;
cây đẹp cây xấu ; cây quý, cây tạp… Nhưng trong khu rừng có nhiều cây cong
và một vài cây ngay thẳng, thì coi chừng sẽ có ngày bị thợ rừng để ý đốn đi cây thẳng là
điều chắc, vì một điều dễ hiểu nó làm chướng mắc cho nhiều cây cong, và không
phù hợp với khu rừng có nhiều cây không thẳng, chưa nói rằng lập dị vì có
cây thẳng.
Cây cong và cây thẳng có sự đố kỵ nhau. Ít cây thẳng
trong rừng sẽ có giá trị riêng của nó.
Ít và nhiều cũng là điều hết sức phiền phức ở đời, bởi vì
biết đâu là nhiều, biết đâu là ít .
Luân chuyển và chuyển luân
Một khái niệm tối nghĩa
7
h ngày 04/10/2012:
Thành
thị, nông thôn và miền núi, riêng tôi thuộc típ 2. Rất may chưa thuộc loại típ
3.
Xu
hướng lâu nay ai cũng thích thị thành. Họ tìm đủ mọi cách để họ về cho được
thành phố, “chạy chọt“ “money“ để được về phố phường đông vui. Còn tôi thì
bị “đẩy“ từ phố phường ra nông thôn, hình như để “đày đọa” gì đó. Cớ sao lại
“đọa đày“ tôi đến thế!?.
Mấy
mươi năm công tác trong ngành chưa đủ lắm ru!. Nay cũng gần kề xế bóng, thành
tích ghi lên bảng vàng chưa đủ lắm sao? Mà đành phải lang thang nơi phố chợ
miền quê!. Cần nói, chả phải thử thách nhau làm gì. Hình như có một ý đồ đen
tối gì đây trong luân chuyển, chuyển luân cán bộ.
Nông
thôn sẽ khác thành thị là một điều chắc chắn; từ lối sống, cách sống đến sinh
hoạt hằng ngày, từ nhân cách con người nữa.
Nói
về ước muốn thì trong tôi vẫn thích miền quê hơn vì ở đó không khí trong lành
và người dân tốt bụng, họ có tấm lòng tốt hơn.
Thành
thị và nông thôn có những điều khác biệt nhau mới gọi là nông thôn và thành
thị.
Thật
những ai ”khốn nạn” đẩy đưa tôi từ chốn thị thành đến nông thôn?. Họ chỉ dựa
vào ngôn ngữ của “lá bùa” luân chuyển
để làm điều “xằng bậy”. Chắc họ “vênh váo“ khi thực hiện được việc đó.
Luân
chuyển và chuyển luân là một khái niệm vô cùng tối nghĩa. Tối nghĩa bởi vì không hiểu được gì!. Chuyện đời có nhiều khi chua
cay và thâm độc. Người nào làm điều ác, chắc chắn sẽ gặp lại điều ác. Đó là một
quy luật tự nhiên.
Cho
dù nông thôn hay thành thị thì thân ta vẫn sống một đời sống thanh bạch, không
vướng bụi trần, sống hồn nhiên vô tư, yêu đời.
Đi
“ra” thành thị và đi “về“ nông thôn. Tôi sẽ và đang chuẩn bị tư thế cho hành
trình đi “về” nông thôn. Ngược lại nhiều người đang chọn chữ đi ra để đổi đời.
Còn tôi sẽ đổi đời khi bị khái niệm đi về chặn đường, nghênh đón.
Xét
cho cùng đi về và đi ra cũng vui thôi, không có gì lạ. Ra hoài cũng mệt nếu
không có về; “ra” và “về” hổ tương bổ sung cho nhau, không có về sẽ không có
ra; có ở dưới thấp mới thấy rõ giá trị trên cao.
Lâu
nay trong lịch sử đất nước, người ta chuộng từ đi “vô“ như vô nam, ra bắc.
Trong cuộc nam tiến đánh đuổi giặc ngoại xâm tiêu diệt cả dân tộc Chiêm Thành,
cuộc di cư từ bắc vô nam năm 1954… Mà đi vô cũng đồng nghĩa với đi về (nông
thôn). Thường tình không ai từ nam ra bắc sinh sống mà ngược lại. Đó là một xu
hướng tiến bộ, hợp với qui luật.
Thôi
thì, đời ta đi “về“ hay đi “ra” cũng được, nhưng tùy ta lựa chọn quyết định.
Nghèo và giàu
9
h ngày 04/10/2012:
Nghèo
nàn là một cái tội. Tôi thầm nghĩ định nghĩa ấy chắc đúng. Nghèo nàn làm người ta
thiếu thốn mọi điều. Nhưng chắc gì giàu sang là hoàn toàn sung sướng, diễm phúc
lắm đâu!?. Giàu sang do lao động cực nhọc chắc chắn sẽ bền lâu, nhưng sang giàu
từ của cải phù du dễ bị tan biến, thậm chí có khi tan tành nữa.
Giàu
sang và nghèo hèn là hai thái cực của đời người.
Sang
giàu và cực khổ âu cũng là số phận định mệnh an bài lắm sao!
Có
nghèo nàn mới thấy giá trị của sang giàu, và ngược lại.
Sống
trong đời sống, cần phải có một ý chí, nghị lực vươn lên, luôn ấp ủ một mục
tiêu lý tưởng về nghề nghiệp để mong ngày trở thành hiện thực. Sống phải có ước
mơ, hoài bão và cố gắng để đạt đến bến bờ của sự thành công bằng sức lực lao
động, sáng tạo của chính mình, tạo tiền đề CSVC vững chắc không những cho hiện
tại mà còn đọng lại cho con cháu ta thế hệ của mai sau.
Nghèo
nàn thường thì người ta xem nhẹ, coi thường. Nhưng chắc gì giàu sang mà được
người đời coi trọng, nếu không có nhân cách một con người. Có nhân cách mà khổ
nghèo người đời vẫn quý trọng, tin yêu.
Nhiều
người lắm của, nhiều tiền không biết làm gì, chi tiêu đâu cho hết, thậm chí
vung tiền qua cửa sổ, làm những điều tầm phào, xằng bậy vô ích. Lại cũng lắm
người giàu có ”sợ đời sau” nên tức tốc làm điều từ thiện để mong mỏi sự cứu
cánh cho mai hậu.
Xét
cho cùng, sự giàu sang và nghèo nàn đều mang tính tương đối.
Giàu
sang thì chắc sung sướng lắm, vì “Có
tiền mua tiên cũng được“, có khi mua cả bằng cấp, địa vị danh vọng và cả
người đẹp nữa…
Nghèo
nàn lại là một cái tội, muốn no bụng cũng khó khăn lắm, chứ đòi hỏi gì đâu,
huống hồ một bữa cao lâu sang trọng. Thật khổ đủ điều vì không có đồng xu dính
túi.
Làm
gì cũng phải có tiền, tiền để mua sắm ti vi, tủ lạnh, máy giặt, sắm sữa những
vật dụng cần thiết trong gia đình, phải có tiền để mua xe đi lại, có tiền
để đóng học phí con ăn học… và cũng phải có tiền để được vào bệnh viện khám chữa
bệnh v.v...
Mọi
thứ đều bị chi phối bởi đồng tiền!
“Hôi tanh chẳng thú vị gì
Mà sao cũng lắm kẻ vì người yêu” (Vịnh đồng tiền).
Thầm
nghĩ đồng tiền chẳng qua là phương tiện trong giao dịch, trong giao tiếp, trong
trao đổi mua bán, nhưng mãnh lực của đồng tiền sao mà ghê gớm thế!.
Trong
đời sống người ta chém giết nhau cũng vì tiền. Có người bán rẽ cả lương tâm
cũng vì tiền để đổi lấy miếng cơm manh áo.
Ôi
thôi! Sao mà đồng tiền có sức mạnh to tát đến thế.
Bên
ngoài song cửa sổ bệnh viện, nắng đã lên và một ngày mới bắt đầu, ta mơ tưởng
đến một chân trời mới lạ.
Tiểu đường và huyết áp
Sáng
04/10/2012:
Tiểu đường đôi khi cũng sướng, vì không dịp “tiểu nhà”, đỡ góp phần cho sự không ô nhiễm sân nhà.
Tôi nằm trên giường bệnh nơi bệnh viện mà nghe ai đó gọi một lon côca côla mà bụng tôi cứ cồn cào, nước dãi ứa ra, thèm thuồng mà không dám đụng tới, đành phải nén lại cơn khát vọng. Bởi vì nghĩ lại nó là kẻ thù số một của chính thân mình. Nghĩ vậy, sự ham muốn thèm thuồng tụt hẳn.
Có hai thứ cần thiết, chưa nói là chất cơ bản của cơ thể con người: Mặn và ngọt.
Bệnh tật phải nói lời good-bye với ngọt và mặn. Huyết áp thì bác sĩ khuyên ăn nhạt. Tiểu đường thì phải kiêng cử chất có ngọt vì sợ nồng độ đường trong máu tăng lên. Thật là khổ bụng, khổ tâm.
Cuộc đời thì đủ thứ: Chua, cay, mặn, ngọt. Nay tôi thường xuyên với những món chua, cay (mà thú thật từ lâu tôi không thích lắm), còn hai thứ kia xin nói lời từ giã.
Trong tứ khổ sinh lão bệnh tử của đời người thì nay tôi ở típ 3 của tứ khổ. Bệnh tiểu đường, thận và cả huyết áp nữa bám víu lấy đời tôi.
Song với quyết tâm và nỗ lực, tôi cũng sẽ vượt qua bệnh tật không sao. Tôi đặt nhiều kỳ vọng nơi tôi bởi nghị lực và ý chí.
Tiểu đường đôi khi cũng sướng, vì không dịp “tiểu nhà”, đỡ góp phần cho sự không ô nhiễm sân nhà.
Tôi nằm trên giường bệnh nơi bệnh viện mà nghe ai đó gọi một lon côca côla mà bụng tôi cứ cồn cào, nước dãi ứa ra, thèm thuồng mà không dám đụng tới, đành phải nén lại cơn khát vọng. Bởi vì nghĩ lại nó là kẻ thù số một của chính thân mình. Nghĩ vậy, sự ham muốn thèm thuồng tụt hẳn.
Có hai thứ cần thiết, chưa nói là chất cơ bản của cơ thể con người: Mặn và ngọt.
Bệnh tật phải nói lời good-bye với ngọt và mặn. Huyết áp thì bác sĩ khuyên ăn nhạt. Tiểu đường thì phải kiêng cử chất có ngọt vì sợ nồng độ đường trong máu tăng lên. Thật là khổ bụng, khổ tâm.
Cuộc đời thì đủ thứ: Chua, cay, mặn, ngọt. Nay tôi thường xuyên với những món chua, cay (mà thú thật từ lâu tôi không thích lắm), còn hai thứ kia xin nói lời từ giã.
Trong tứ khổ sinh lão bệnh tử của đời người thì nay tôi ở típ 3 của tứ khổ. Bệnh tiểu đường, thận và cả huyết áp nữa bám víu lấy đời tôi.
Song với quyết tâm và nỗ lực, tôi cũng sẽ vượt qua bệnh tật không sao. Tôi đặt nhiều kỳ vọng nơi tôi bởi nghị lực và ý chí.
Chứng kiến
Sáng
04/10/2012:
Con ở trong cửa sổ (bệnh viện)
Mẹ bên ngoài khung cửa
Hai mẹ con nhìn nhau
Mà dòng lệ ứa!
Hãy nói với nhau
Sáng
05/10/2012:
Hãy
nói với nhau bằng những lời lẽ yêu thương ngọt ngào.
Hãy
biến hận thù thành không thù hận.
Hãy
biến những đau thương trở thành không thương đau.
“Hãy biến cuộc đời này thành những tối tân hôn”.
Người
ta có thể nói với nhau đủ điều: Chua, cay, mặn, ngọt. Người ta đến với nhau
tưởng chừng những điều thực mà có khi lại là điều dối trá.
Cuộc
đời đã răn dạy chúng ta những điều dối trá ngay còn trên ghế nhà trường. Sự dối
trá và gian manh trong xã hội ngày một tăng lên không ngừng. Xét cho cùng lắm
khi cũng nhờ sự giáo dục của nền giáo dục và xã hội.
Người
giàu và người nghèo, sự thật và gian dối đan xen nhau. Hằng ngày biết bao điều
dối trá diễn ra như một vở tuồng trên sân khấu: Sự “quỵt” nợ, sự lừa đảo ở nơi
này, chốn nọ; sự đổ vỡ của một công ty, một doanh nghiệp vì “láo” vốn liếng,
chuyện giết người cướp của; sự lừa dối trong tình yêu, tình bạn, tình đồng bào
đồng chí anh em đang bày ra nhan nhãn khắp mọi nơi. Đạo đức xã hội băng hoại,
chưa nói một xã hội như thế đầy bất công, tội lỗi.
Những
con người như vậy họ chỉ sống được và tồn tại trong xã hội nhờ phần ”con” mà
bản chất của chữ ”người” đã bị mai một biến mất. Khi đó họ trở thành một con
vật không hơn không kém. Nhưng chắc họ vẫn chưa bao giờ hổ thẹn với lương tâm
mà đằng khác còn “khua râu, múa mỏ”
nữa.
Thôi
thì “mặc kệ” bay, những hạng người tồi tệ ấy đang tồn tại trong xã hội. Suy
cho cùng, hạng người đó ngày càng chiếm đầy trong xã hội đương đại này.
Người
ta phải ăn ở, sống với nhau sao cho có tình có nghĩa trên nền tảng đạo đức,
luân lý của một dân tộc vốn 4000 năm văn hiến; có như thế mới đảm bảo sự vững
bền, lâu dài và trường tồn của một đất nước, một dân tộc.
Sống
mà không có “hậu” thì mong chi ở đời sau kiếp sau!. Sống mà bạc tình, bạc
nghĩa bạc như vôi, chỉ nghĩ đến chuyện tầm phào đâu đó ”chặt đầu, lột da“ cho thỏa thích thì còn gì để nói.
Trên
đời này cái quý giá nhất là con người, cho nên sống sao những năm tháng của
tuổi thanh xuân để khỏi phải ân hận về sau, khỏi phải ngậm ngùi nơi chín suối.
Phải sống sao để người đời đừng nguyền rũa.
Một
xã hội tốt đẹp sẽ có nhiều người tốt bụng, nhưng hàng vạn người “thối tha“ thì xã hội ấy sẽ tàn tạ,
băng hoại.
Tìm
đâu ra chữ công bằng xã hội, mà đã là xã hội thì làm sao nói chữ công bằng
được; cũng giống như bàn tay có ngón dài, ngón ngắn không bao giờ bằng nhau cả
mà tạo hóa đã ban cho, đã có dụng ý. Sự đi tìm công bằng trong xã hội là một
điều không tưởng, một điều nói suông, sống trong mộng tưởng. Phải chăng đây là
một sự lừa bịp, một sự dối lừa, cho ăn bánh vẽ không hơn không kém.
Sự
lừa dối từ trên xuống, từ dưới lên, lừa dối ngay cả chiều ngang, chiều dọc; sự
lừa dối đang ngày một xảy ra bàng bạc khắp mọi nơi mọi chốn. Chắc có lẽ những
người lừa dối nhau họ đã vi phạm một trong năm điều giới cấm của luật Phật,
nhưng cớ sao họ vẫn ung dung, tự tại không được trừng phạt; có thể họ chỉ hổ
thẹn với lương tâm là cùng.
Xin đừng lừa dối gian làm gì!?
Mỗi
ngày khi mặt trời ló lên và khi nắng tắt đi thì sự dối gian lại qua đi, nhưng
rồi sự gian dối khác lại tiếp diễn.
Một
thời người ta đã truyền thông trên báo trên đài rằng: ”Địch chết như rạ, bên ta hoàn toàn vô sự”. Đó phải chăng là sự lừa
dối. Làm gì có chuyện đó xảy ra, trong khi bên ta không hề gì mà bên địch chết
chóc nhiều vô cùng. Bên họ chết đầy rẩy thì bên ta cũng không kém gì, mà lại
nói là hoàn toàn vô sự. Khó tin lắm vì đó là điều phi lý, ngay cả trẻ con nó
cũng hiểu được điều đó.
Một
thời như thế đã qua đi và mãi tồn tại, nó đã dạy dỗ cho chúng ta sự lừa dối
nhau.
Những
áp phích quảng cáo là lời nói suông thẳng như ruột ngựa. Nói như thế, viết như
thế mà không làm được như thế, toàn là hô khẩu hiệu suông cho vui thôi. Một tuyến
đường bảng hiệu to tướng ”Xanh Sạch Đẹp”, nhưng toàn là “Cức chó“ với hố rác.
“Quyết tâm xây dựng khu phố văn hóa” thì
đầy xì ke ma túy, những gia đình chồng đánh vợ, vợ ghen chồng, con cái không
học hành hư hỏng, mất dạy.
Người ta cố tình lừa dối nhau. Chúng ta phải chịu đựng sự lừa dối từng giờ, từng phút; từ
ngày này sang ngày khác, từ năm này qua năm kia. Chịu đựng hết cả cuộc đời.
Phải
nói lời yêu thương và tập tành sự yêu thương mọi người.
Hãy
xóa bỏ mọi hận thù để lòng ta thanh thản, yên vui.
Họp với hành
10h30
ngày 05/10/2012:
10
h30 ngày 05/10/2012 tôi đang
nằm viện để điều trị, bệnh chưa khỏi hẳn, bác sĩ chưa cho ra viện, sức khỏe còn
yếu, cơ thể còn mệt mỏi vì chỉ số đường huyết còn cao, thận và bệnh huyết áp
tạm ổn. Thế rồi kế toán trường THCS Trần Phú điện thoại và mang đến giấy tờ một
thư mời họp gấp chiều nay. Giấy mời số 753a/ GM-PGD-ĐT ghi ngày 3/10/2012 do
trưởng phòng giáo dục ký với nội dung trao đổi công tác: Về chủ trương
luân chuyển cán bộ của ngành, về tình hình hoạt động của trường THCS Trần Phú
từ đầu năm đến nay.
Một
giấy mời họp “Khốn nạn”.
Một
giấy mời ngớ ngẩn, vô liêm sỉ. Bởi vì:
1 Các ngài đã ra Quyết định luân
chuyển rồi, có hiệu lực từ 01/10/2012
cơ. Hôm 19/9/2012 đã vội vã gọi điện thoại biểu chuẩn bị bàn giao và nhận
Quyết định cuối tháng 9 mà. Thì lại nay mới có giấy mời họp để bàn, để nói
chuyện chủ trương luân chuyển,
chuyển luân. Thật là một chủ trương đi sau hành động. Một chủ trương mà có quy
trình lại ngược ngạo, ngược đời như thế cũng được đành. “Cầm đèn chạy trước ô tô“ là vậy.
2 Người ta nằm viện mà dám cả gan mời
họp vì không có cái quyền phép ấy.Quyền ấy thuộc về bác sĩ. Bệnh nhân muốn đi
đâu về đâu tùy thuộc vào bác sĩ. Người bệnh phải có nhiệm vụ tuân thủ những qui
định của bệnh viện, nếu không họ sẽ phê bình.
Nếu thế thì làm sao nói họp với hành.
3 Đang nằm viện mà người ta đòi hỏi
nắm rõ tình hình hoạt động của nhà trường, cũng là điều phi lý nữa.
Một
sự hành xử kém cỏi, phi đạo đức của con người vô lương tâm, trách nhiệm
như thế.

Sống
chung với lũ “Mọi rợ“, lũ "Ch…” cũng cực. Nó chả biết gì lương tri,
là lẽ phải. Ai đời đối xử như thế. Thôi thì “Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau” theo kiểu “Tình già“ của nhà
thơ Phan Khôi.
Người
quân tử không bao giờ làm điều ấy, phải chăng chỉ có những ”thằng” đê tiện, hẹp hòi bẩn thỉu mới xử sự như vậy.
Thôi
thì ”Mặc kệ” chúng bay, ta vẫn là
ta.
Ta
cứ nằm viện trong tư thế ung dung, tự tại. Coi như không có việc gì xảy ra.
Và
tất nhiên không đá động, bận tâm gì đến hành và họp vào lúc 15h30 ngày 05/10/2012.
Mặc
kệ chúng bay cứ họp. Ta thì “đánh”
một giấc ngon lành đến xế, chiều tối nơi bệnh viện.
Và
trong giấc mơ màng ấy, thấy mình không họp hành là điều đúng đắn, được hoan
nghênh và có lý.
Lại chuyện bàn giao
Thi
sĩ Bùi Giáng hay Bàng Dúi là một.
Hai
tâm hồn vĩ đại gặp nhau tại đường Phạm Ngọc Thạch - Sài Gòn: Thi sĩ Bùi Giáng và
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Nay
lại nói chuyện “Bàn giao“ hoặc “Bào
giang“, “Giao bàn“ thì cũng một.
Đang
nằm điều trị tại bệnh viện mà “Giao bàn”
một cách tự nhiên, mặc dù chưa “Bàn giao”.
Ai
đó đã niêm phong phòng làm việc?. Thật là một trò của lũ trẻ con không hơn
không kém; dám “cả gan” niêm phong phòng của tớ, mà không dám hỏi ý kiến của
chủ nhân, khác nào chuyện của nhà mình, mà “Thằng nào” đó tự động đến ”Niêm phong”
cửa thì ”coi chừng”, trừ trường hợp vay nợ ngân hàng không có khả năng chi trả,
nhưng phải có lệnh của tòa án chứ.
Một
hành động ngang ngược, ngu xuẩn, bất chấp nguyên tắc, một hành vi của những kẻ
vô liêm sĩ, tiểu nhân. Một việc làm có ý đồ đen tối hay trong sáng?.
“Giao bàn“ một cách tự nhiên như một cuộc đảo chánh cướp chính quyền ư!
Nhớ
thi sĩ Bùi Giáng ở hai câu tuyệt vời mà nay không còn tồn tại trên trái đất
nữa:
“Trời khuya khoắt phiêu du trăng bỡ ngỡ
Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng”
Bùi
Giáng hay Giáng Bùi.
“Bàn giao” hay “Giao bàn” một cách giản đơn vậy!.
Bàn
giao quyền lực hay giao bàn lực quyền?.
Riêng
tôi chẳng quan trọng gì.
“Thôi kệ” sự đời múa rối như Trịnh Công Sơn đã thường nói.
Trả lờiXóaeva airlines
mua vé máy bay đi mỹ
văn phòng korean air tại việt nam
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch