Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Trịnh Công Sơn và tiếng động trong âm nhạc

Trịnh Công Sơn và tiếng động trong âm nhạc
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lí giải những ca từ nặng nề trong ca khúc Cát bụi: “Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi là tiếng búa gõ đinh đóng nắp quan tài. Vết mực nào xóa bỏ không hay đơn giản là vết mực xóa tên những người đã chết. Có những ngày ngồi yên và thấy cuộc sống như dừng lại. Cảm giác giống như mình đã nằm trong quan tài và lắng nghe những âm thanh cắt đứt mối liên hệ của mình với cuộc đời”.
Trong số các nhạc sỹ Việt Nam, có lẽ Trịnh Công Sơn là nhạc sỹ sáng tác nhiều bài hát về cái chết, diễn tả cái chết (tuyển tập Ca khúc Da Vàng) và dự báo cái chết của chính mình (Cát bụi, Như một lời chia tay…) nhất.
Nhiều người say mê nhạc của ông đến mức không nghe bất cứ nhạc của ai ngoài nhạc Trịnh. Rất nhiều tình khúc Trịnh Công Sơn tràn đầy linh cảm xót xa, mất mát trong từng câu chữ và nốt nhạc: Tình yêu như trái phá con tim mù lòa... (Tình Sầu) hay Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ (Tình xa). Nhưng có lẽ nỗi buồn của nhạc Trịnh không bi lụy như “nhạc Vàng” nên mặc dù xuất hiện cùng thời trước năm 1970, giới nghiền nhạc hai miền Nam – Bắc vẫn gọi riêng nhạc của ông là nhạc Trịnh.
Trịnh Công Sơn và tiếng động trong âm nhạcKhông cần quá nhạy cảm cũng dễ nhận ra nhạc Trịnh buồn. Nỗi buồn trầm tư, trong trẻo và cả sự khiêm nhường, nhẫn nhịn của người Huế mặc dù trong tác phẩm của ông chưa bao giờ nhắc đến một chữ liên quan đến Huế. Đó là những tiếng chuông chùa, là những cơn mưa dai dẳng, là đường Phượng bay... rải rác khắp các ca khúc của ông.
Nhạc Trịnh như men rượu khiến người ta ngất ngây, ủ ê và thả hồn về những hoài niệm cũ. Men nhạc Trịnh chảy tràn những quán cà phê Sài Gòn xưa và nay, những không gian đặc quánh khói thuốc lá, cũ kĩ, mộc mạc và những vị khác thi nhân, lãng mạn và cả… chán đời. Vậy, ông Trịnh buồn gì, chán gì mà nhạc của ông nghe buồn và mất mát vậy?
Ông Trịnh nói: “Tôi yêu rất nhiều và chưa có cuộc tình nào trọn vẹn”. Vậy là đủ để cho hàng trăm ca khúc ra đời từ những bóng hồng lướt qua đời ông. Người yêu ông thì có cả ngàn nhưng ông vẫn cô đơn. Ca sĩ Hồng Nhung, cô Bống bé nhỏ trong ca khúc của ông nói: “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hồn nhiên như đứa trẻ, hồ hởi với cuộc đời trong từng giây từng phút hạnh phúc thoáng qua”. Có lẽ vì như đứa trẻ nên ông cũng rất dễ bị tổn thương, suy sụp, những lúc ấy ông lại quay về với âm nhạc.
Ông luôn nói về Cõi tạm và về một ngày nào đó ông sẽ “lên núi nằm xuống”, “ví dụ bây giờ tôi phải đi chia ly cùng đời sống này”… chẳng lẽ ông không yêu cuộc sống, cuộc sống mà ông nói “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui,… vì đất nước cần một trái tim”.
Nhạc sỹ họ Trịnh là người dùng âm nhạc để đấu tranh cho hòa bình, đi giữa hai làn đạn để viết lên những: "Một buổi sáng mùa Xuân, ngực đứa bé tan tành... bờ môi dường thầm hỏi có thiên đường hay không", hay "Một ngày mùa đông hai bên là rừng, một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm. Người chết hai lần thịt da nát tan"..., nên những bất an về thân phận, về chiến tranh vẫn ám ảnh và tác động lên tâm lý tình cảm và các sáng tác của ông. Đến những tình khúc của ông sau này vẫn đầy bất an và ông luôn hình dung về cái chết của chính mình từ hồi còn trẻ.
Dù những ca khúc của Trịnh Công Sơn hát lên thấy xót xa đến thế nào, ta vẫn thấy anh nhân hậu, thanh thản trongi từng khoảnh khắc cuộc đời. “Người chết nối linh thiêng vào đời và nụ cười nối trên môi”… Đó là giao cảm tâm linh hay chấp nhận những dự cảm và quy luật cuộc đời?
Nếu để viết những cảm xúc về ông Trịnh hay nhạc của ông có lẽ viết cả trăm trang giấy cũng vừa. Điều này thì nhiều người, nhiều bậc tiền bối đã làm và làm hay hơn mình nhiều.
Mình chỉ viết vài trăm chữ về người nhạc sĩ mình thích từ bé.
Thời sinh viên mỗi lần đến ngày 1-4 là ra quán anh Giang guitar ở HP nghe và cùng hát nhạc Trịnh. Lạ một điều là những thành phần tham gia chơi nhạc và khán giả quá nửa là dân chơi nhạc rock.
Mặc dù khác nhau về mặt cường độ âm thanh nhưng tại VN, 70% dân nghe Rock cũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn.
Có lẽ Trịnh và Rock đều dành cho những kẻ cô đơn và có tâm tưởng hơi u ám tí tẹo. Nhiều trường hợp rơi vào tình trạng Thú đau thương thì nhạc Trịnh và không gian Trịnh quả là tri âm.
 Theo nguonsang.com

Cát Bụi - Khánh Ly


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

XXXXTrường đời 2

Trường đời 2 XVII- Buổi chiều hôm ấy, mãi quá ba giờ, Khánh Ngọc mới ra chỗ làm. Nàng đi thẳng ngay đến mỏm núi Sám Coọc mà nàng biết chắc...