Họa sĩ Trương Hán Minh: Nhiều
bức vẽ
Cuộc triển lãm cá nhân lần
thứ 18 của họa sĩ Trương Hán Minh diễn ra tại Hội Mỹ thuật TPHCM (từ ngày 12/2
- 22/2/2009) vừa qua, được coi như “khai mào” mùa triển lãm đầu xuân Kỷ Sửu.
Tranh Trương Hán Minh được xếp vào tác phẩm danh họa thế giới người Hoa. Bút
pháp tranh thủy mặc và thư pháp của ông hấp dẫn khách thưởng ngoạn về cái Đẹp tưởng
như rất cổ điển nhưng thật hiện đại, gần gũi…
Tâm sự một chặng đường nghệ thuật đã qua, họa sĩ Trương Hán Minh tự nhận mình là người lao động miệt mài, nhọc nhằn khi có lúc tay vừa cầm búa (làm công nhân), vừa cầm cọ (làm họa sĩ) để mưu sinh, nuôi dạy con cái nên người… Bức tranh Về muộn, phản ánh phần nào hoàn cảnh khó khăn của ông trong giai đoạn đầu còn gian khổ. Về sau, cuộc sống tương đối ổn định, ông là người tham gia khá nhiều hoạt động của đoàn thể, hội, ngành; bán tranh hỗ trợ quỹ từ thiện xã hội và quỹ khuyến học… Dù bận “trăm thứ bà rằn”, ông vẫn sáng tác tranh một cách bền bỉ, đều đặn. Đầu năm trò chuyện về nghề nghiệp, họa sĩ Trương Hán Minh bày tỏ quan niệm sáng tác tranh thủy mặc khá thú vị.
- Tranh thủy mặc vốn quý cái nhã, cái đơn giản, tính hàm súc và cả tính khí thế. Ý nghĩa của tư tưởng triết học là tính khí thế khi họa sĩ bộc bạch trong tranh những suy nghĩ, quan điểm sống hay quan điểm nghệ thuật của mình. Tranh thủy mặc truyền thống hay thủy mặc hiện đại đều hàm chứa những đặc trưng ấy. Tất nhiên, nghệ thuật phải tương thích với thời đại, nếu nghệ sĩ chỉ biết tuân thủ đi theo dấu chân của người xưa thì tác phẩm của anh ta sẽ trở nên nhàm chán đối với người thưởng ngoạn. Trong lịch sử mỹ thuật cho thấy nghệ thuật vẽ tranh phải biết thay đổi cho phù hợp với thời đại. Đôi khi sáng tác nghệ thuật còn đi trước thời đại; nghĩa là, người nghệ sĩ đã dám “đụt khuôn khổ”, sáng tạo, mở ra cái mới cho thế giới nghệ thuật…
- Tôi vẽ tranh xuất phát từ hiện thực, từ thực tại cuộc sống và đối tượng là những con vật gần gũi trong cuộc sống của con người. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đầm Sen xưa (nay là khu Công viên Văn hóa Đầm Sen). Ngay từ thời thơ ấu hình ảnh chim, cá, chuồn chuồn, bướm, hoa sen, tre, trúc… của khung cảnh đồng quê Đầm Sen giữa thành phố mệnh danh “Hòn ngọc Viễn Đông” luôn là đối tượng vẽ hàng ngày của tôi. Lớn lên học vẽ với thầy Lương Thiếu Hằng ở Nghệ uyển Đông Phương (Chợ Lớn), tôi bắt đầu thấu hiểu nhiều điều về tranh thủy mặc của trường phái Lĩnh Nam. Về đặc điểm nghệ thuật của trường phái Lĩnh Nam có thể giải thích như thế này.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, một số họa sĩ Trung Quốc sang Nhật du học đã tiếp thụ nghệ thuật hội họa Tây Phương. Khi về nước, họ vận dụng những kiến thức từ bộ môn Lập thể học, Ánh sáng học vào tranh thủy mặc truyền thống, quốc họa Trung Hoa. Sự cách tân của họ đã cho ra đời trường phái tranh thủy mặc Lĩnh Nam mà sư tổ là họa sĩ Triệu Thiếu Ngang. Từ đó về sau, trường phái Lĩnh Nam đã theo bước chân lưu lạc của các họa sĩ thủy mặc cách tân truyền đi khắp thế giới. Ở Sài Gòn, họa sĩ Lương Thiếu Hằng từ Hồng Công sang lập nghiệp đã mở Nghệ uyển Đông Phương nhằm mục đích quảng bá dòng tranh thủy mặc cách tân. Trong lớp môn sinh thọ giáo những năm 60 ngày ấy có tôi cùng các họa sĩ Lý Tùng Niên, Mạc Ai Hoằng, Triệu Vĩ Hùng, Quan Khao Tinh, Sa Mạn Vinh, Lâm Bác Trì, Ông Chân Như…
Có thể nói rằng, cũng từ đấy, với tính cách tân của trường phái Lĩnh Nam đã giúp tôi có cơ sở để sau này vận dụng đưa khá nhiều phong cảnh thiên nhiên Việt Nam vào tranh như Sapa, Mường Khương, thác Bản Giốc, vịnh Hạ Long, hồ Gươm, chùa Thiên Mụ, phố cổ Hội An, ao Bà Om - Trà Vinh, cảnh đẹp Hà Tiên, phong cảnh đường Trường Sơn, Rừng Sác - Cần Giờ… Điều đáng nói ở đây, từ xu thế phát triển của dòng tranh thủy mặc tại Việt Nam đã tạo được sự ngạc nhiên, thú vị cho một số họa sĩ Trung Quốc khi họ sang giao lưu văn hóa tại Hội Mỹ thuật TPHCM vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Thêm nữa, khi được mời sang Trung Quốc giao lưu, tôi có dịp giới thiệu về sự phát triển của tranh thủy mặc tại TPHCM với giáo viên, sinh viên trường Đại học Sư phạm ở Quế Lâm, Quảng Tây. Họ cũng quan tâm về xu hướng nghệ thuật này ở Việt Nam… Theo nhận xét riêng, tôi cho rằng, dù muốn hay không, dòng tranh thủy mặc thuộc trường phái cách tân quốc họa Trung Hoa khi đem “bứng trồng” tại đất Chợ Lớn - Sài Gòn đã phát triển tốt và đơm hoa, kết trái ngọt.
- Tôi từng vẽ mỹ nhân cổ điển nhưng không thích vẽ nude. Cái đó tùy quan niệm sáng tác của mỗi họa sĩ. Còn vấn đề cảm hứng vẽ theo thơ, không phải là điều mới. Người xưa đã nói “thi trung hữu họa” là bàn về ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ. Nhà văn cảm xúc, phân tích những hình ảnh ấy từ một câu thơ. Riêng tôi, sự phân tích hình ảnh này lại gây cảm hứng tái tạo, sáng tạo khi mình hình dung từ những câu thơ. Ví dụ bài thơ Đường, Phong kiều dạ bạc của Trương Kế chẳng hạn:
Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Dịch thơ:
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
(Theo bản dịch thơ của Tản Đà)
Bài thơ đã gợi cảm xúc cho tôi vẽ một bức tranh tổng thể nhưng đồng thời cũng gợi cảm xúc cho tôi vẽ được bốn khung cảnh qua bốn câu thơ. Hình ảnh trong từng mảng không gian chuyển dịch theo nhịp thời gian khá hay, khá tinh tế. Thế nhưng, tôi phải thú nhận rằng điều khó khăn nhất là thế giới của màu sắc chưa thể chuyển tải được thế giới của âm thanh. Âm thanh ở đây là “tiếng chuông chùa nửa khuya”… Rất khó! (Nghệ thuật tổng hợp đương đại có thể chuyển tải được âm thanh đó nhờ kỹ thuật thu âm. Nhưng phải nhớ rằng nghệ thuật đó không phải là tranh thủy mặc).
- Đành rằng hiểu tranh thủy mặc không đơn giản, nhưng tôi quan niệm nghệ thuật tranh thủy mặc như một vườn hoa cần phải mở rộng cửa cho nhiều người thưởng ngoạn. Câu chuyện thưởng ngoạn ví như nghệ thuật trà đạo. Trà ngon khi mới nếm qua rất đắng. Nhưng sau đó, người ta sẽ cảm thấy cái hậu của nó rất ngọt, sảng khoái. Người xem tranh sẽ cảm nhận tính chất “hậu ngọt của tranh” như “hậu ngọt của trà” khi tìm hiểu tranh, thưởng thức tranh. Hơn nữa, tôi vẫn quan niệm nghệ thuật phải đến với quần chúng, đến với nhu cầu đa dạng của con người trong xã hội. Tôi nhận ra điều này khi khách mua bức tranh Tùng hạc là vì muốn bộc lộ tấm lòng hiếu thảo mừng cha mẹ tuổi cao. Tranh hoa mẫu đơn Quốc sắc thiên hương được mua với ý nghĩa làm ấm cúng, làm sang trọng không gian phòng khách. Cây Trúc bộc lộ chí khí bất khuất, mạnh mẽ, vững vàng (hư tâm, chiết khúc) và xét về mặt nào đó ngày nay, người ta vẫn quan niệm trúc rất cần cho môi trường sống của con người. Mảng tranh phong cảnh sơn thủy Sapa, Hạ Long mờ ảo sương mù… lại được khách văn chương ưa chuộng…
- Tất nhiên có rất nhiều nguyên nhân, nhất là về môi trường đào tạo. Hiện nay, các trường Đại học Mỹ thuật cũng chưa chính thức giảng dạy bộ môn này; trường Mỹ thuật ở Huế có mời chúng tôi tham gia giảng dạy một số tiết cho sinh viên sắp ra trường. Nhưng với thời gian học quá ít, chỉ xem như vừa đủ nhập môn. Khó lòng khơi dậy lòng yêu thích tranh thủy mặc thực sự ở giới họa sĩ trẻ. So với những trường dạy mỹ thuật ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, bộ môn nghệ thuật này được nghiên cứu thấu đáo và đào tạo bài bản hơn.
- Mỗi người có một số kinh nghiệm riêng. Với tôi, nhiều bức vẽ đã được “ngộ” ra từ cuộc sống. Cảm hứng sáng tác của tôi vẫn thường bắt nguồn từ hoàn cảnh xung quanh mình, qua tiếp xúc nhiều điều trong những chuyến đi thực tế (đôi khi chỉ từ những hình khối hang động, từ những phiến đá, khối đá đầy vân vi bí ẩn như dấu vết thời tiền sử cũng gợi sức thu hút lạ lùng đối với người vẽ)… Một điều đáng nêu: tôi luyện bút pháp vẽ tranh thủy mặc như luyện kiếm pháp hàng ngày. Trong mỗi cây cọ ngắn, dài, mỗi một đường nét điều chứa đựng sức hấp dẫn riêng của nó - một làn nước, một giọt mực hay cả khoảng trống “bút không tới nhưng ý đã tới”… Đôi khi cảm hứng đã được “ngộ” trong lúc tập thái cực quyền, được lưu giữ trong ký ức, bỗng trào dưng qua nét cọ của tôi. Cảm hứng cũng chợt đến khi tôi xem sách hoặc đọc thơ, suy ngẫm, đối chiếu những quan niệm sáng tác của các bậc thầy vẽ thủy mặc như Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng, Lương Thiếu Hằng, Đới Ngoạn Quân… Có thể nói, cảm hứng sáng tác đến với tôi qua nhiều cửa ngõ của tâm hồn…
Tâm sự một chặng đường nghệ thuật đã qua, họa sĩ Trương Hán Minh tự nhận mình là người lao động miệt mài, nhọc nhằn khi có lúc tay vừa cầm búa (làm công nhân), vừa cầm cọ (làm họa sĩ) để mưu sinh, nuôi dạy con cái nên người… Bức tranh Về muộn, phản ánh phần nào hoàn cảnh khó khăn của ông trong giai đoạn đầu còn gian khổ. Về sau, cuộc sống tương đối ổn định, ông là người tham gia khá nhiều hoạt động của đoàn thể, hội, ngành; bán tranh hỗ trợ quỹ từ thiện xã hội và quỹ khuyến học… Dù bận “trăm thứ bà rằn”, ông vẫn sáng tác tranh một cách bền bỉ, đều đặn. Đầu năm trò chuyện về nghề nghiệp, họa sĩ Trương Hán Minh bày tỏ quan niệm sáng tác tranh thủy mặc khá thú vị.
- Tranh thủy mặc vốn quý cái nhã, cái đơn giản, tính hàm súc và cả tính khí thế. Ý nghĩa của tư tưởng triết học là tính khí thế khi họa sĩ bộc bạch trong tranh những suy nghĩ, quan điểm sống hay quan điểm nghệ thuật của mình. Tranh thủy mặc truyền thống hay thủy mặc hiện đại đều hàm chứa những đặc trưng ấy. Tất nhiên, nghệ thuật phải tương thích với thời đại, nếu nghệ sĩ chỉ biết tuân thủ đi theo dấu chân của người xưa thì tác phẩm của anh ta sẽ trở nên nhàm chán đối với người thưởng ngoạn. Trong lịch sử mỹ thuật cho thấy nghệ thuật vẽ tranh phải biết thay đổi cho phù hợp với thời đại. Đôi khi sáng tác nghệ thuật còn đi trước thời đại; nghĩa là, người nghệ sĩ đã dám “đụt khuôn khổ”, sáng tạo, mở ra cái mới cho thế giới nghệ thuật…
- Tôi vẽ tranh xuất phát từ hiện thực, từ thực tại cuộc sống và đối tượng là những con vật gần gũi trong cuộc sống của con người. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đầm Sen xưa (nay là khu Công viên Văn hóa Đầm Sen). Ngay từ thời thơ ấu hình ảnh chim, cá, chuồn chuồn, bướm, hoa sen, tre, trúc… của khung cảnh đồng quê Đầm Sen giữa thành phố mệnh danh “Hòn ngọc Viễn Đông” luôn là đối tượng vẽ hàng ngày của tôi. Lớn lên học vẽ với thầy Lương Thiếu Hằng ở Nghệ uyển Đông Phương (Chợ Lớn), tôi bắt đầu thấu hiểu nhiều điều về tranh thủy mặc của trường phái Lĩnh Nam. Về đặc điểm nghệ thuật của trường phái Lĩnh Nam có thể giải thích như thế này.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, một số họa sĩ Trung Quốc sang Nhật du học đã tiếp thụ nghệ thuật hội họa Tây Phương. Khi về nước, họ vận dụng những kiến thức từ bộ môn Lập thể học, Ánh sáng học vào tranh thủy mặc truyền thống, quốc họa Trung Hoa. Sự cách tân của họ đã cho ra đời trường phái tranh thủy mặc Lĩnh Nam mà sư tổ là họa sĩ Triệu Thiếu Ngang. Từ đó về sau, trường phái Lĩnh Nam đã theo bước chân lưu lạc của các họa sĩ thủy mặc cách tân truyền đi khắp thế giới. Ở Sài Gòn, họa sĩ Lương Thiếu Hằng từ Hồng Công sang lập nghiệp đã mở Nghệ uyển Đông Phương nhằm mục đích quảng bá dòng tranh thủy mặc cách tân. Trong lớp môn sinh thọ giáo những năm 60 ngày ấy có tôi cùng các họa sĩ Lý Tùng Niên, Mạc Ai Hoằng, Triệu Vĩ Hùng, Quan Khao Tinh, Sa Mạn Vinh, Lâm Bác Trì, Ông Chân Như…
Có thể nói rằng, cũng từ đấy, với tính cách tân của trường phái Lĩnh Nam đã giúp tôi có cơ sở để sau này vận dụng đưa khá nhiều phong cảnh thiên nhiên Việt Nam vào tranh như Sapa, Mường Khương, thác Bản Giốc, vịnh Hạ Long, hồ Gươm, chùa Thiên Mụ, phố cổ Hội An, ao Bà Om - Trà Vinh, cảnh đẹp Hà Tiên, phong cảnh đường Trường Sơn, Rừng Sác - Cần Giờ… Điều đáng nói ở đây, từ xu thế phát triển của dòng tranh thủy mặc tại Việt Nam đã tạo được sự ngạc nhiên, thú vị cho một số họa sĩ Trung Quốc khi họ sang giao lưu văn hóa tại Hội Mỹ thuật TPHCM vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Thêm nữa, khi được mời sang Trung Quốc giao lưu, tôi có dịp giới thiệu về sự phát triển của tranh thủy mặc tại TPHCM với giáo viên, sinh viên trường Đại học Sư phạm ở Quế Lâm, Quảng Tây. Họ cũng quan tâm về xu hướng nghệ thuật này ở Việt Nam… Theo nhận xét riêng, tôi cho rằng, dù muốn hay không, dòng tranh thủy mặc thuộc trường phái cách tân quốc họa Trung Hoa khi đem “bứng trồng” tại đất Chợ Lớn - Sài Gòn đã phát triển tốt và đơm hoa, kết trái ngọt.
- Tôi từng vẽ mỹ nhân cổ điển nhưng không thích vẽ nude. Cái đó tùy quan niệm sáng tác của mỗi họa sĩ. Còn vấn đề cảm hứng vẽ theo thơ, không phải là điều mới. Người xưa đã nói “thi trung hữu họa” là bàn về ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ. Nhà văn cảm xúc, phân tích những hình ảnh ấy từ một câu thơ. Riêng tôi, sự phân tích hình ảnh này lại gây cảm hứng tái tạo, sáng tạo khi mình hình dung từ những câu thơ. Ví dụ bài thơ Đường, Phong kiều dạ bạc của Trương Kế chẳng hạn:
Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Dịch thơ:
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
(Theo bản dịch thơ của Tản Đà)
Bài thơ đã gợi cảm xúc cho tôi vẽ một bức tranh tổng thể nhưng đồng thời cũng gợi cảm xúc cho tôi vẽ được bốn khung cảnh qua bốn câu thơ. Hình ảnh trong từng mảng không gian chuyển dịch theo nhịp thời gian khá hay, khá tinh tế. Thế nhưng, tôi phải thú nhận rằng điều khó khăn nhất là thế giới của màu sắc chưa thể chuyển tải được thế giới của âm thanh. Âm thanh ở đây là “tiếng chuông chùa nửa khuya”… Rất khó! (Nghệ thuật tổng hợp đương đại có thể chuyển tải được âm thanh đó nhờ kỹ thuật thu âm. Nhưng phải nhớ rằng nghệ thuật đó không phải là tranh thủy mặc).
- Đành rằng hiểu tranh thủy mặc không đơn giản, nhưng tôi quan niệm nghệ thuật tranh thủy mặc như một vườn hoa cần phải mở rộng cửa cho nhiều người thưởng ngoạn. Câu chuyện thưởng ngoạn ví như nghệ thuật trà đạo. Trà ngon khi mới nếm qua rất đắng. Nhưng sau đó, người ta sẽ cảm thấy cái hậu của nó rất ngọt, sảng khoái. Người xem tranh sẽ cảm nhận tính chất “hậu ngọt của tranh” như “hậu ngọt của trà” khi tìm hiểu tranh, thưởng thức tranh. Hơn nữa, tôi vẫn quan niệm nghệ thuật phải đến với quần chúng, đến với nhu cầu đa dạng của con người trong xã hội. Tôi nhận ra điều này khi khách mua bức tranh Tùng hạc là vì muốn bộc lộ tấm lòng hiếu thảo mừng cha mẹ tuổi cao. Tranh hoa mẫu đơn Quốc sắc thiên hương được mua với ý nghĩa làm ấm cúng, làm sang trọng không gian phòng khách. Cây Trúc bộc lộ chí khí bất khuất, mạnh mẽ, vững vàng (hư tâm, chiết khúc) và xét về mặt nào đó ngày nay, người ta vẫn quan niệm trúc rất cần cho môi trường sống của con người. Mảng tranh phong cảnh sơn thủy Sapa, Hạ Long mờ ảo sương mù… lại được khách văn chương ưa chuộng…
- Tất nhiên có rất nhiều nguyên nhân, nhất là về môi trường đào tạo. Hiện nay, các trường Đại học Mỹ thuật cũng chưa chính thức giảng dạy bộ môn này; trường Mỹ thuật ở Huế có mời chúng tôi tham gia giảng dạy một số tiết cho sinh viên sắp ra trường. Nhưng với thời gian học quá ít, chỉ xem như vừa đủ nhập môn. Khó lòng khơi dậy lòng yêu thích tranh thủy mặc thực sự ở giới họa sĩ trẻ. So với những trường dạy mỹ thuật ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, bộ môn nghệ thuật này được nghiên cứu thấu đáo và đào tạo bài bản hơn.
- Mỗi người có một số kinh nghiệm riêng. Với tôi, nhiều bức vẽ đã được “ngộ” ra từ cuộc sống. Cảm hứng sáng tác của tôi vẫn thường bắt nguồn từ hoàn cảnh xung quanh mình, qua tiếp xúc nhiều điều trong những chuyến đi thực tế (đôi khi chỉ từ những hình khối hang động, từ những phiến đá, khối đá đầy vân vi bí ẩn như dấu vết thời tiền sử cũng gợi sức thu hút lạ lùng đối với người vẽ)… Một điều đáng nêu: tôi luyện bút pháp vẽ tranh thủy mặc như luyện kiếm pháp hàng ngày. Trong mỗi cây cọ ngắn, dài, mỗi một đường nét điều chứa đựng sức hấp dẫn riêng của nó - một làn nước, một giọt mực hay cả khoảng trống “bút không tới nhưng ý đã tới”… Đôi khi cảm hứng đã được “ngộ” trong lúc tập thái cực quyền, được lưu giữ trong ký ức, bỗng trào dưng qua nét cọ của tôi. Cảm hứng cũng chợt đến khi tôi xem sách hoặc đọc thơ, suy ngẫm, đối chiếu những quan niệm sáng tác của các bậc thầy vẽ thủy mặc như Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng, Lương Thiếu Hằng, Đới Ngoạn Quân… Có thể nói, cảm hứng sáng tác đến với tôi qua nhiều cửa ngõ của tâm hồn…
Nguồn: http://honvietquochoc.com.vn/
Võ
sư Trương văn Bảo - Võ đường Trần Hưng Đạo
Võ sư Trương Văn Bảo
Thiếu Lâm Phật Gia Quyền
Đà Lạt - Việt Nam
Kinh thế hữu tài giai bách luyện.
Độc thư vô tự bất thiên kim.
Thập tải luân giao cầu Cổ Kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái Mai Hoa.
Chu Thần Cao Bá Quát (1809 - 1855)
I.NHẤT CHI MAI
Võ thuật không chỉ là quyền cước, không chỉ là những trận đấu thắng thua trên thảm đấu, trên võ đài, không chỉ là những tấm huy chương hai mặt trái phải; mà võ thuật còn có cả những phương trời viễn mộng, những khung trời đầy ắp thơ túi với rượu bầu, những nét thảo văn hóa, nghệ thuật vị nhân sinh.
Sách Thiền viết: Đại sư Mãn Giác (1052 - 1096), là một Thiền sư Việt Nam đời thứ 8 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tinh. Đại sư là bậc lĩnh tụ pháp môn một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu rất mực kính trọng và nể phục, dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh sư trụ trì. Cuối tháng 11 năm 1096, sư gọi chúng đọc bài kệ, sau được lưu truyền dưới tên “Cáo tật thị chúng”:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Thiền sư Mãn Giác)
Xuân đi trăm hoa rụng.
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi.
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết.
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Dịch thơ: Hòa thượng Thích Thanh Từ)
II.LÃO MAI QUYỀN
Hoa mai nở báo hiệu xuân về. Võ thuật cổ truyền mênh mang nhiều hình ảnh hoa mai. Nhất chi mai - một cành mai. “Lão mai độc thọ nhất chi vinh”. Đó là câu thiệu mở đầu của bài Lão mai quyền, một trong những bài quyền quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, là bài bản võ thuật truyền thống của nhà Tây Sơn rất nổi tiếng: Thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc trản.
Võ phái Kỳ Sơn Võ, đơn vị Quảng Nam giới thiệu bài Lão mai quyền và đã được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ hai năm 1994 bình chọn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Lời thiệu: Lão mai quyền
Lão mai độc thọ nhất chi vinh.
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.
Tấn nhất đoản, thối hồi lão khởi.
Phi nhất thác, hoàn thối thanh đình.
Tàng nha hổ, dương oai thiết trảo.
Triển giác long tất lực lôi oanh.
Lão hồi, thối toạ, liên ba biến.
Hồ điệp song phi, lão bạng sanh.
Nguyệt quật, song câu, lôi điển chấn.
Vân tôn tam tảo, hổ, xà, thành.
Dịch thơ lời thiệu:
Mai già một cội xinh sao.
Lại thêm một nhánh nhìn vào càng xinh.
Nhẹ nhàng tiến bước đôi chân.
Hoành thân trở bộ người lâng lâng hành.
Tấn lên trở bộ gạt nhanh.
Lui về thủ bộ như hình hầu vương.
Bay lên đá thẳng một đường.
Nhảy lui ví tựa chuồn chuồn đáp nhanh.
Hổ vờn giơ vuốt nhe răng.
Rồng kia đôi gạc chớp giăng chống liền.
Lão hầu thối bộ biến liền.
Ba lần công địch tiến lên lại hồi.
Cùng bay bướm nọ lượn đôi.
Dộp già trợ sức đồng thời cứu sanh.
Trăng non đôi móc càng kinh.
Xoay chiều như tựa chớp giăng chận liền.
Mây cao ba nhóm bay lên.
Hổ xà hợp sức mới mong công thành.
Người dịch: Lão võ sư Phạm Đình Trọng - Đà Lạt, Lâm Đồng (1926 – 2008)
Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III – 1995)
Lời thiệu: Lão mai quyền
Lão mai độc thọ nhất chi vinh.
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.
Đản nhất cấp tạ hồi lão khởi.
Phi nhất phát tiền thối thanh đình.
Thanh long chuyển dực toàn vân hổ.
Phù điệp song phi lão ấn sanh.
Hoạt quật song câu lôi thiết tỏa.
Vương tôn tam tảo hổ xà thành.
(Sa Môn Võ Đạo - Đà Lạt - Lâm Đồng)
III.MAI HOA QUYỀN
Cây mai gắn bó với vườn ruộng quê hương, rễ ăn sâu vào lòng đất, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, thi gan cùng tuế nguyệt, với gió bão, mưa giông. Mai sống bền bỉ theo năm tháng, trút những chiếc lá cuối đông và đâm chồi nẩy lộc cho mùa xuân. Sức sống mãnh liệt, âm thầm chịu đựng của mai trước tàn đông ấy để rồi: “Đêm qua sân trước một cành mai” là như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà Võ thuật cổ truyền chọn Mai hoa quyền làm biểu tượng chuẩn mực cho phẩm đức nhẫn nại và hy sinh cao cả, cho sức sống bền bỉ dẻo dai, cho sự tao nhã không dung tục của đấng trượng phu, cho khí tiết bất diệt của người quân tử.
Nhiều môn phái, võ phái, võ đường Võ thuật cổ truyền có truyền dạy bài Mai hoa quyền, Mai hoa tiên, Mai hoa kiếm, Mai hoa đao… Lời thiệu, cách diễn tuy khác nhau nhưng hình bóng hoa mai là một. Bài Mai hoa quyền được nhiều người biết đến, đã có viết thành sách (Mai hoa quyền - Hồng Lĩnh biên soạn - NXB Tổng hợp Tiền Giang 1989) có nguồn gốc từ Môn phái Thiếu Lâm Nội Quyền Tây Sơn Nhạn. Tây Sơn Nhạn là võ hiệu lớn, uy vũ một thời do cố võ sư Bùi Văn Hóa hay còn gọi là Thầy Chín Hóa (1894 -1958) sáng lập. Tây Sơn Nhạn là sự kết hợp hai dòng võ Thiếu Lâm và Võ Đang, phối triển tính cương mãnh của võ công Phật gia, âm nhu của Đạo gia, Thiếu Lâm nội quyền công hãm mạnh mẽ, phòng thủ chặt chẽ, biến hóa khôn lường.
Lời thiệu:MAI HOA QUYỀN
Tướng quân bái tổ.
Song cung bảo nguyệt. Lưỡng thủ tàng quyền.
Tiên cô giải tỏa. Nhị long nhập động.
Song chỉ cầm long. Lưỡng hổ tấn sơn.
Thần cung xạ Hứa Điền. Mãnh hổ ly sơn.
Tấn kỳ lân bộ. Đồng tử bổng ngân bình.
Hầu mai tiến sư. Thần sơn trảm mộc.
Lão tiều quá sơn. Ma vương trá tẩu.
Linh ngư vượt thủy. Đồng tử bái Quan Âm.
Giao long ngộ vũ. Quy y ngã Phật.
Thiết chùy song lạc. Hoành bộ như bình.
Lưỡng túc tấn song mi. Âm dương tương khắc.
Tả hữu phụ tử đồng triều. Bình sa lạc nhạn.
Sư tử giao đầu. Hồi mã song chùy.
Lão mai độc thọ. Kim kê độc lập.
Tam xích kiếm trảm thanh xà. Thối thủ tấn công.
Cao thảm mã quyền. Nhị long thủ châu.
Hổ giáng long thăng. Bạch câu quá kích.
Thiềm thừ quá hải. Tả hữu tàng quyền.
Thần đồng phá thiên môn. Song long xuất hải.
Thiết bảng đả hồng hài.
Bái tổ sư lập như tiền.
(Thiếu Lâm Nội quyền Tây Sơn Nhạn)
IV.NGŨ LỘ MAI HOA QUYỀN
Các tài liệu nghiên cứu, tham khảo võ thuật viết về một kỳ nhân võ thuật Thiếu Lâm, Minh Tông đại sư, trong lúc đang luyện bài Mê tông La hán trước sân chùa, bỗng thấy những cánh hoa mai rơi rụng giữa cơn gió tàn đông, quyện hòa cùng tuyết phủ. Đại sư nhập thần vào cảnh sắc thiên nhiên, chân vẫn theo bộ vị mà tay uốn lượn mềm mại như những cánh mai rơi biến thành những chiêu thức kỳ ảo. Đại sư đã sáng tạo Ngũ lộ Mai hoa quyền trong cảnh trời giá lạnh. Ngũ lộ Mai hoa quyền diễn trên đồ hình như năm cánh hoa mai, trên năm đường tiến thoái. Có môn tập luyện trên Mai hoa thung để rèn tấn pháp, bộ pháp, phối hợp thủ cước, tấn công, phòng ngự, hóa giải trên các cọc Mai hoa thung một cách chuẩn mực, công phu. Một truyền thuyết võ lâm về cuộc đời của anh hùng thiếu niên Phương Thế Ngọc, đệ tử chùa Thiếu Lâm, từ lúc sinh ra đã được mẹ tắm trong rượu thảo dược, vì vậy lớn lên trở thành người “mình đồng da sắt”. Phương Thế Ngọc thông minh, giỏi võ, lúc nhỏ nghịch phá nhưng thượng võ vô song. Một lần bị Lôi Lão Hổ thách đấu, sau khi lập “sinh tử trạng”, Phương Thế Ngọc đã lỡ tay đánh chết Lôi Lão Hổ trong một trận huyết đấu trên trận đồ Mai hoa thung. Mai hoa thung trận là một kỹ pháp giao đấu trên các cọc tròn có đường kính từ 20-30 cm và cao từ 2-3 m, là sáng kiến của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam trong bài quyền nổi tiếng Ngũ lộ Mai hoa quyền.
Lời thiệu: Mai Hoa quyền.
Lập bộ bái tổ.
Tiên kiến Mai Hoa.
Cô nhạn tọa oa.
Tiểu tử thóat ngoa.
Đại bàng triển dực.
Phi yến xuyên lâm.
Mai Hoa lạc diệp.
Bạch xà quyển thụ.
Mãnh hổ trấn môn.
Dạ xoa thám hải.
Lão tiều quá ải.
Nhất phiến Mai Hoa.
Hạc lập cô tùng.
Song long xuất hải.
Kim báo đảo quyền.
Thuận phong tảo diệp.
Mai Hoa trùng điệp.
Lập bộ hoàn nguyên.
(Thiếu Lâm Phật Gia Quyền - Đà Lạt - Việt Nam)
V.TÌM TRANG KIẾM KHÁCH
Tam thập niên lai tầm kiếm khách.
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi.
Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu.
Trực chỉ như kim cánh bất nghi.
(Thiền sư Linh Vân)
Ba mươi năm tìm trang kiếm khách.
Bao phen lá rụng lại đâm chồi.
Từ ngày thấy được hoa đào nở.
Thẳng đến hôm nay sạch hết nghi.
(Người dịch: Phước Đức - Thơ Thiền Đường Tống)
Đà Lạt, Tân Mão 2011
Võ sư Trương Văn BảoThiếu Lâm Phật Gia Quyền
Đà Lạt - Việt Nam
Kinh thế hữu tài giai bách luyện.
Độc thư vô tự bất thiên kim.
Thập tải luân giao cầu Cổ Kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái Mai Hoa.
Chu Thần Cao Bá Quát (1809 - 1855)
I.NHẤT CHI MAI
Võ thuật không chỉ là quyền cước, không chỉ là những trận đấu thắng thua trên thảm đấu, trên võ đài, không chỉ là những tấm huy chương hai mặt trái phải; mà võ thuật còn có cả những phương trời viễn mộng, những khung trời đầy ắp thơ túi với rượu bầu, những nét thảo văn hóa, nghệ thuật vị nhân sinh.
Sách Thiền viết: Đại sư Mãn Giác (1052 - 1096), là một Thiền sư Việt Nam đời thứ 8 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tinh. Đại sư là bậc lĩnh tụ pháp môn một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu rất mực kính trọng và nể phục, dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh sư trụ trì. Cuối tháng 11 năm 1096, sư gọi chúng đọc bài kệ, sau được lưu truyền dưới tên “Cáo tật thị chúng”:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Thiền sư Mãn Giác)
Xuân đi trăm hoa rụng.
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi.
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết.
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Dịch thơ: Hòa thượng Thích Thanh Từ)
II.LÃO MAI QUYỀN
Hoa mai nở báo hiệu xuân về. Võ thuật cổ truyền mênh mang nhiều hình ảnh hoa mai. Nhất chi mai - một cành mai. “Lão mai độc thọ nhất chi vinh”. Đó là câu thiệu mở đầu của bài Lão mai quyền, một trong những bài quyền quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, là bài bản võ thuật truyền thống của nhà Tây Sơn rất nổi tiếng: Thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc trản.
Võ phái Kỳ Sơn Võ, đơn vị Quảng Nam giới thiệu bài Lão mai quyền và đã được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc lần thứ hai năm 1994 bình chọn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Lời thiệu: Lão mai quyền
Lão mai độc thọ nhất chi vinh.
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.
Tấn nhất đoản, thối hồi lão khởi.
Phi nhất thác, hoàn thối thanh đình.
Tàng nha hổ, dương oai thiết trảo.
Triển giác long tất lực lôi oanh.
Lão hồi, thối toạ, liên ba biến.
Hồ điệp song phi, lão bạng sanh.
Nguyệt quật, song câu, lôi điển chấn.
Vân tôn tam tảo, hổ, xà, thành.
Dịch thơ lời thiệu:
Mai già một cội xinh sao.
Lại thêm một nhánh nhìn vào càng xinh.
Nhẹ nhàng tiến bước đôi chân.
Hoành thân trở bộ người lâng lâng hành.
Tấn lên trở bộ gạt nhanh.
Lui về thủ bộ như hình hầu vương.
Bay lên đá thẳng một đường.
Nhảy lui ví tựa chuồn chuồn đáp nhanh.
Hổ vờn giơ vuốt nhe răng.
Rồng kia đôi gạc chớp giăng chống liền.
Lão hầu thối bộ biến liền.
Ba lần công địch tiến lên lại hồi.
Cùng bay bướm nọ lượn đôi.
Dộp già trợ sức đồng thời cứu sanh.
Trăng non đôi móc càng kinh.
Xoay chiều như tựa chớp giăng chận liền.
Mây cao ba nhóm bay lên.
Hổ xà hợp sức mới mong công thành.
Người dịch: Lão võ sư Phạm Đình Trọng - Đà Lạt, Lâm Đồng (1926 – 2008)
Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III – 1995)
Lời thiệu: Lão mai quyền
Lão mai độc thọ nhất chi vinh.
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.
Đản nhất cấp tạ hồi lão khởi.
Phi nhất phát tiền thối thanh đình.
Thanh long chuyển dực toàn vân hổ.
Phù điệp song phi lão ấn sanh.
Hoạt quật song câu lôi thiết tỏa.
Vương tôn tam tảo hổ xà thành.
(Sa Môn Võ Đạo - Đà Lạt - Lâm Đồng)
III.MAI HOA QUYỀN
Cây mai gắn bó với vườn ruộng quê hương, rễ ăn sâu vào lòng đất, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, thi gan cùng tuế nguyệt, với gió bão, mưa giông. Mai sống bền bỉ theo năm tháng, trút những chiếc lá cuối đông và đâm chồi nẩy lộc cho mùa xuân. Sức sống mãnh liệt, âm thầm chịu đựng của mai trước tàn đông ấy để rồi: “Đêm qua sân trước một cành mai” là như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà Võ thuật cổ truyền chọn Mai hoa quyền làm biểu tượng chuẩn mực cho phẩm đức nhẫn nại và hy sinh cao cả, cho sức sống bền bỉ dẻo dai, cho sự tao nhã không dung tục của đấng trượng phu, cho khí tiết bất diệt của người quân tử.
Nhiều môn phái, võ phái, võ đường Võ thuật cổ truyền có truyền dạy bài Mai hoa quyền, Mai hoa tiên, Mai hoa kiếm, Mai hoa đao… Lời thiệu, cách diễn tuy khác nhau nhưng hình bóng hoa mai là một. Bài Mai hoa quyền được nhiều người biết đến, đã có viết thành sách (Mai hoa quyền - Hồng Lĩnh biên soạn - NXB Tổng hợp Tiền Giang 1989) có nguồn gốc từ Môn phái Thiếu Lâm Nội Quyền Tây Sơn Nhạn. Tây Sơn Nhạn là võ hiệu lớn, uy vũ một thời do cố võ sư Bùi Văn Hóa hay còn gọi là Thầy Chín Hóa (1894 -1958) sáng lập. Tây Sơn Nhạn là sự kết hợp hai dòng võ Thiếu Lâm và Võ Đang, phối triển tính cương mãnh của võ công Phật gia, âm nhu của Đạo gia, Thiếu Lâm nội quyền công hãm mạnh mẽ, phòng thủ chặt chẽ, biến hóa khôn lường.
Lời thiệu:MAI HOA QUYỀN
Tướng quân bái tổ.
Song cung bảo nguyệt. Lưỡng thủ tàng quyền.
Tiên cô giải tỏa. Nhị long nhập động.
Song chỉ cầm long. Lưỡng hổ tấn sơn.
Thần cung xạ Hứa Điền. Mãnh hổ ly sơn.
Tấn kỳ lân bộ. Đồng tử bổng ngân bình.
Hầu mai tiến sư. Thần sơn trảm mộc.
Lão tiều quá sơn. Ma vương trá tẩu.
Linh ngư vượt thủy. Đồng tử bái Quan Âm.
Giao long ngộ vũ. Quy y ngã Phật.
Thiết chùy song lạc. Hoành bộ như bình.
Lưỡng túc tấn song mi. Âm dương tương khắc.
Tả hữu phụ tử đồng triều. Bình sa lạc nhạn.
Sư tử giao đầu. Hồi mã song chùy.
Lão mai độc thọ. Kim kê độc lập.
Tam xích kiếm trảm thanh xà. Thối thủ tấn công.
Cao thảm mã quyền. Nhị long thủ châu.
Hổ giáng long thăng. Bạch câu quá kích.
Thiềm thừ quá hải. Tả hữu tàng quyền.
Thần đồng phá thiên môn. Song long xuất hải.
Thiết bảng đả hồng hài.
Bái tổ sư lập như tiền.
(Thiếu Lâm Nội quyền Tây Sơn Nhạn)
IV.NGŨ LỘ MAI HOA QUYỀN
Các tài liệu nghiên cứu, tham khảo võ thuật viết về một kỳ nhân võ thuật Thiếu Lâm, Minh Tông đại sư, trong lúc đang luyện bài Mê tông La hán trước sân chùa, bỗng thấy những cánh hoa mai rơi rụng giữa cơn gió tàn đông, quyện hòa cùng tuyết phủ. Đại sư nhập thần vào cảnh sắc thiên nhiên, chân vẫn theo bộ vị mà tay uốn lượn mềm mại như những cánh mai rơi biến thành những chiêu thức kỳ ảo. Đại sư đã sáng tạo Ngũ lộ Mai hoa quyền trong cảnh trời giá lạnh. Ngũ lộ Mai hoa quyền diễn trên đồ hình như năm cánh hoa mai, trên năm đường tiến thoái. Có môn tập luyện trên Mai hoa thung để rèn tấn pháp, bộ pháp, phối hợp thủ cước, tấn công, phòng ngự, hóa giải trên các cọc Mai hoa thung một cách chuẩn mực, công phu. Một truyền thuyết võ lâm về cuộc đời của anh hùng thiếu niên Phương Thế Ngọc, đệ tử chùa Thiếu Lâm, từ lúc sinh ra đã được mẹ tắm trong rượu thảo dược, vì vậy lớn lên trở thành người “mình đồng da sắt”. Phương Thế Ngọc thông minh, giỏi võ, lúc nhỏ nghịch phá nhưng thượng võ vô song. Một lần bị Lôi Lão Hổ thách đấu, sau khi lập “sinh tử trạng”, Phương Thế Ngọc đã lỡ tay đánh chết Lôi Lão Hổ trong một trận huyết đấu trên trận đồ Mai hoa thung. Mai hoa thung trận là một kỹ pháp giao đấu trên các cọc tròn có đường kính từ 20-30 cm và cao từ 2-3 m, là sáng kiến của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam trong bài quyền nổi tiếng Ngũ lộ Mai hoa quyền.
Lời thiệu: Mai Hoa quyền.
Lập bộ bái tổ.
Tiên kiến Mai Hoa.
Cô nhạn tọa oa.
Tiểu tử thóat ngoa.
Đại bàng triển dực.
Phi yến xuyên lâm.
Mai Hoa lạc diệp.
Bạch xà quyển thụ.
Mãnh hổ trấn môn.
Dạ xoa thám hải.
Lão tiều quá ải.
Nhất phiến Mai Hoa.
Hạc lập cô tùng.
Song long xuất hải.
Kim báo đảo quyền.
Thuận phong tảo diệp.
Mai Hoa trùng điệp.
Lập bộ hoàn nguyên.
(Thiếu Lâm Phật Gia Quyền - Đà Lạt - Việt Nam)
V.TÌM TRANG KIẾM KHÁCH
Tam thập niên lai tầm kiếm khách.
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi.
Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu.
Trực chỉ như kim cánh bất nghi.
(Thiền sư Linh Vân)
Ba mươi năm tìm trang kiếm khách.
Bao phen lá rụng lại đâm chồi.
Từ ngày thấy được hoa đào nở.
Thẳng đến hôm nay sạch hết nghi.
(Người dịch: Phước Đức - Thơ Thiền Đường Tống)
Đà Lạt, Tân Mão 2011
Võ đường Trần Hưng Đạo Đà Lạt - Việt Nam
Cung tên là binh khí thập bát ban đứng hàng thứ nhất. Sách Thập bát ban võ nghệ ứng sự ghi: Đệ nhất cung tiễn, đệ nhị nổ, đệ tam thương, đệ tứ đao, đệ ngũ kiếm...
Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa,
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng…
(Chinh phụ ngâm)
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay,
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể…
(Nguyễn Công Trứ - Chí làm trai)
Cung tên là loại vũ khí tầm xa lâu đời và hiệu quả, khởi từ công cụ săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng, nương rẫy, bảo vệ cộng đồng trong những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, thị tộc; sau trở thành vũ khí chiến đấu tự tồn và đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Con người phát minh ra cung tên từ thời đồ đá và sử dụng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ thứ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng đạn. Cấu tạo cung tên rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và mũi tên. Ban đầu, cánh cung và mũi tên được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ..., dây cung được bện bằng da, gân thú, dây leo...
Thời xưa việc cung tên là trọng, biểu thị chí nam nhi. Sách Điển cố văn học viết: “Tang bồng” vốn là cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”. “Tang” là dâu, “hồ” là cung, “tang hồ” là cung bằng gỗ cây dâu. “Bồng” là “cỏ bồng”, “thỉ” là “tên”, “bồng thỉ” là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sanh hoàng tử, quan coi việc lấy cây cung bằng gỗ dâu và 6 mũi tên bằng cỏ bồng, bắn ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc rồi bắn lên trời một mũi, bắn xuống đất một mũi, ngụ ý nói rằng: người con trai lớn lên có chí khí ở bốn phương, tung hoành ngang dọc trong Trời Đất.
Cung ngắn xuất hiện từ thời cổ đại, cùng với lao và nỏ, là vũ khí tầm xa chính được sử dụng trong săn bắn và trên chiến trường. Tầm bắn cung ngắn chỉ đạt khoảng 30 mét và dùng mũi tên ngắn, tiện lợi trong việc mang theo bên mình.
Cung dài, còn gọi là cung lớn, cung chiến hay trường cung, xuất hiện vào thời Trung cổ, có thể đưa tầm bắn của mũi tên mang đầu bọc thép đạt tới 90 mét. Ở Châu Âu, cung thường làm bằng một thanh gỗ duy nhất và có bề rộng chừng một sải tay, tức là gần bằng chiều cao của người bắn cung. Các loại cung Châu Á lại thường có 3 đoạn cong. Ở Nhật Bản, cung chiến thường làm bằng tre và gỗ kết hợp lại, dài hơn chiều cao người sử dụng. Ở Mông Cổ, cung làm bằng gỗ, sừng, gân, da. Đầu mũi tên có nhiều hình dáng khác nhau, thường được bịt thép, có thể có ngạnh và tẩm thuốc độc.
Có 3 loại tên khác nhau để săn bắn: Loại tên thường dùng để bắn chim, loại tên có lưỡi dùng để săn thú, loại tên có tẩm thuốc độc dùng để bắn thú dữ như cọp, gấu, voi, tê giác. Trong khi tại Châu Âu, một hiệp sĩ coi việc sử dụng cung tên khi lâm trận là không xứng với tư cách của mình, thì ở Châu Á nhiều võ sĩ, tướng lĩnh lại là các cung thủ cừ khôi.
Người xưa phải cất công lên tận núi cao để chọn được những lõi cây chắc nhưng có độ nhún thật dẻo, thật bền để làm thân cung, tìm những sợi dây rừng phải thật bền, thật dẻo để làm dây. Mũi tên được vuốt trau chuốt tỉ mỉ bằng tre già nhọn hoắc đủ sức xuyên qua tấm ván mỏng và nếu tẩm thêm thuốc độc gia truyền ở đầu tên thì khả năng sát thương rất cao.
Chiến tranh thời cổ đại, trung đại, cận đại, trước khi vũ khí hiện đại xuất hiện thì cung tên là vũ khí cá nhân tầm xa chủ lực thường dùng. Muốn dùng cung tên hiệu quả phải trải qua luyện tập khá lâu mới có thể điều khiển mũi tên đến nơi mong muốn được. Ngày nay các bộ tộc ít người trên thế giới vẫn còn dùng cung tên làm phương tiện săn bắn mưu sinh và bảo vệ cộng đồng.
Một số thế võ cổ truyền tượng hình cung tên: Tiền cung hậu tiễn; Nhứt tiễn xuyên hầu; Hồi mã giương cung; Thần cung xạ tiễn; Vương Tiễn khai cung; Thần cung xạ Hứa Điền …
Các trường võ bị của nhiều nước hiện đại ngày nay trên thế giới vẫn lấy cung tên làm tiêu chí; ngày tốt nghiệp, sinh viên sĩ quan thủ khoa dùng cung tên bắn đi bốn hướng biểu thị chí tang bồng.
Cung tên là binh khí thập bát ban đứng hàng thứ nhất. Sách Thập bát ban võ nghệ ứng sự ghi: Đệ nhất cung tiễn, đệ nhị nổ, đệ tam thương, đệ tứ đao, đệ ngũ kiếm...
Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa,
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng…
(Chinh phụ ngâm)
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay,
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể…
(Nguyễn Công Trứ - Chí làm trai)
Cung tên là loại vũ khí tầm xa lâu đời và hiệu quả, khởi từ công cụ săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng, nương rẫy, bảo vệ cộng đồng trong những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, thị tộc; sau trở thành vũ khí chiến đấu tự tồn và đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Con người phát minh ra cung tên từ thời đồ đá và sử dụng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ thứ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng đạn. Cấu tạo cung tên rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và mũi tên. Ban đầu, cánh cung và mũi tên được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ..., dây cung được bện bằng da, gân thú, dây leo...
Thời xưa việc cung tên là trọng, biểu thị chí nam nhi. Sách Điển cố văn học viết: “Tang bồng” vốn là cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”. “Tang” là dâu, “hồ” là cung, “tang hồ” là cung bằng gỗ cây dâu. “Bồng” là “cỏ bồng”, “thỉ” là “tên”, “bồng thỉ” là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sanh hoàng tử, quan coi việc lấy cây cung bằng gỗ dâu và 6 mũi tên bằng cỏ bồng, bắn ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc rồi bắn lên trời một mũi, bắn xuống đất một mũi, ngụ ý nói rằng: người con trai lớn lên có chí khí ở bốn phương, tung hoành ngang dọc trong Trời Đất.
Cung ngắn xuất hiện từ thời cổ đại, cùng với lao và nỏ, là vũ khí tầm xa chính được sử dụng trong săn bắn và trên chiến trường. Tầm bắn cung ngắn chỉ đạt khoảng 30 mét và dùng mũi tên ngắn, tiện lợi trong việc mang theo bên mình.
Cung dài, còn gọi là cung lớn, cung chiến hay trường cung, xuất hiện vào thời Trung cổ, có thể đưa tầm bắn của mũi tên mang đầu bọc thép đạt tới 90 mét. Ở Châu Âu, cung thường làm bằng một thanh gỗ duy nhất và có bề rộng chừng một sải tay, tức là gần bằng chiều cao của người bắn cung. Các loại cung Châu Á lại thường có 3 đoạn cong. Ở Nhật Bản, cung chiến thường làm bằng tre và gỗ kết hợp lại, dài hơn chiều cao người sử dụng. Ở Mông Cổ, cung làm bằng gỗ, sừng, gân, da. Đầu mũi tên có nhiều hình dáng khác nhau, thường được bịt thép, có thể có ngạnh và tẩm thuốc độc.
Có 3 loại tên khác nhau để săn bắn: Loại tên thường dùng để bắn chim, loại tên có lưỡi dùng để săn thú, loại tên có tẩm thuốc độc dùng để bắn thú dữ như cọp, gấu, voi, tê giác. Trong khi tại Châu Âu, một hiệp sĩ coi việc sử dụng cung tên khi lâm trận là không xứng với tư cách của mình, thì ở Châu Á nhiều võ sĩ, tướng lĩnh lại là các cung thủ cừ khôi.
Người xưa phải cất công lên tận núi cao để chọn được những lõi cây chắc nhưng có độ nhún thật dẻo, thật bền để làm thân cung, tìm những sợi dây rừng phải thật bền, thật dẻo để làm dây. Mũi tên được vuốt trau chuốt tỉ mỉ bằng tre già nhọn hoắc đủ sức xuyên qua tấm ván mỏng và nếu tẩm thêm thuốc độc gia truyền ở đầu tên thì khả năng sát thương rất cao.
Chiến tranh thời cổ đại, trung đại, cận đại, trước khi vũ khí hiện đại xuất hiện thì cung tên là vũ khí cá nhân tầm xa chủ lực thường dùng. Muốn dùng cung tên hiệu quả phải trải qua luyện tập khá lâu mới có thể điều khiển mũi tên đến nơi mong muốn được. Ngày nay các bộ tộc ít người trên thế giới vẫn còn dùng cung tên làm phương tiện săn bắn mưu sinh và bảo vệ cộng đồng.
Một số thế võ cổ truyền tượng hình cung tên: Tiền cung hậu tiễn; Nhứt tiễn xuyên hầu; Hồi mã giương cung; Thần cung xạ tiễn; Vương Tiễn khai cung; Thần cung xạ Hứa Điền …
Các trường võ bị của nhiều nước hiện đại ngày nay trên thế giới vẫn lấy cung tên làm tiêu chí; ngày tốt nghiệp, sinh viên sĩ quan thủ khoa dùng cung tên bắn đi bốn hướng biểu thị chí tang bồng.
Trương Thanh Đăng
(1895–1985),
Biệt danh là Sa Long Cương,
quê ở Phan Thiết, Bình Thuận, là người đã sáng lập võ đường Sa Long Cương năm
1964 tại Sài Gòn, về sau trở thành hệ phái Võ cổ truyền Việt Nam Bình Định - Sa
Long Cương. Ông cùng Vũ Bá Oai người thành lập Hàn Bái Đường và Quách Văn Kế sư
tổ võ phái Lam Sơn Võ Đạo được giới võ lâm miền Nam trước 1975 gọi là "tam
nguyệt" trên bầu trời võ thuật Việt Nam.
Trương thanh Ðăng sinh năm 1895 trong một gia đình có truyền thống võ thuật ở Phan Thiết, Bình Thuận. Từ thuở nhỏ đã ham thích, say mê tập luyện võ thuật. Ngoại tổ của Ông vốn là Thầy dạy võ cho các môn sinh Cử Nhân Võ dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 14 tuổi (1909) Ông xin phép cha mẹ đi về miền đất võ Tây Sơn, Bình Định để tìm học những tinh hoa võ thuật của dân tộc. Về đến Bình Ðịnh, Trương thanh Ðăng đã tìm đến thụ giáo với những võ sư danh tiếng trong vùng. Trước hết, ông thụ giáo ông Hai Cụt ở làng Cẩm Thượng, rồi sau may mắn gặp được ông cử nhân võ Trương Trạch ở quận Phù Mỹ. Học được một thời gian, lại gặp ông Đinh Cát và nhờ ông hết lòng dạy bảo. Sau, ông tìm đến hai làng Anh Vinh, An Thái và ở lại thụ giáo với một số võ sư tại đây một thời gian.
Vào thời gian nầy đất nước đang ở trong giai đoạn Pháp thuộc, tất cả các sinh hoạt võ thuật đều bị cấm đoán, kiểm soát chặt chẽ và triệt để. Cho nên việc tập luyện rất là khổ nhọc, thiếu thốn phương tiện, lại phải học lén lút. Ông thày thường dạy học trò về ban đêm có khi kín đáo tập trong nhà, có khi phải ra ngoài rừng mà luyện võ. Ngoài thời gian được các bậc võ sư bậc thầy hướng dẩn, ông còn tìm đến trao đổi và nghiên cứu thêm với một số bạn hữu trong vùng như: Ðoàn Phong, Hai Cửu, Mười Ðậu, Năm Tường . . . . .
Qua hơn 15 năm miệt mài công phu khổ luyện tại miền đất võ Tây Sơn, địa linh nhân kiệt. Cùng với ước nguyện chân thành đối với di sản của tiền nhân bao đời và nhiệt tình học hỏi, kế thừa di sản võ thuật quý báu. Trương Thanh Ðăng đã nhanh chóng hấp thụ và thấm nhuần một cách xuất sắc nền tảng tinh thần của Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Trong thời gian nầy, không hạn chế hiểu biết của mình trong khuôn khổ võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Bình Ðịnh. Ông cũng đã dành nhiều thời giờ học hỏi thêm với Võ sư Vĩnh Phúc, là một nhân vật nổi tiếng giỏi võ Thiếu Lâm vào thời đó.
Khi trở về quê nhà tại Phan Thiết, Trương Thanh Đăng trở về Phan Thiết và đã được thọ giáo ông thày Tàu người Phước Kiến, cũng là môn sinh của Thiếu Lâm Tự. Tuy nhiên, những điều ông giảng dạy thì Trương Thanh Đăng cũng đã từng học nên cuối cùng, ông chỉ thụ giáo được ở vị võ sư này môn ném ám khí mà thôi. Sau cùng, Trương Thanh Đăng được thọ giáo thêm một ông Tàu người Hẹ, học được một bài Tứ Môn Chương và bài Nhuyễn tiên (dây xích sắt) gọi là Cửu Liên Huàn.
Từ năm 1925, Ông Trương Thanh Ðăng bắt đầu thu nhận học trò. Ông vừa truyền dạy công phu sở học, vừa nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo một chương trình huấn luyện và thực hành đầy đủ từ sơ cấp đến cao cấp, làm nền tảng cho một hệ phái từng bước được hình thành và xây dựng sau nầy, trong đó đặc biệt nổi bật là bộ pháp "Bát Bộ Chân Quyền" rất đặc sắc và riêng biệt độc đáo của hệ phái.
Năm 1930 Ông chuyển vào Saigon với mong muốn phát triển và phổ biến rộng rãi những gì ông đã dày công tìm hiểu, khổ luyện và thực chứng những hay đẹp của tiền nhân bao đời. Tại Saigon, tuy khả năng và hiểu biết sâu sắc, nhưng ông vẫn chỉ mở lớp dạy tại nhà riêng và đào tạo một số công chức cao cấp.
Năm 1964 Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam được lập lại, Trương Thanh Ðăng bước vào độ tuổi thất tuần (70 tuổi), mới chính thức giới thiệu võ đường của ông tại Saigon với tên gọi là "Võ đường Bình Ðịnh Sa Long Cương" chuyên truyền dạy Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Thiếu Lâm Tự Trung Quốc.
Sa Long Cương là biệt hiệu của Sư trưởng Trương Thanh Ðăng từ khi còn trẻ, có ý nghĩa là: "Rồng nằm đồi cát". Những đồi cát mênh mông trãi dài theo bờ biển là hình ảnh tượng trưng đặc biệt cho tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận), sinh ra và lớn lên tại mãnh đất nhỏ bé nầy, luôn ghi nhớ mình là con Rồng cháu Tiên, ông mong mõi kế thừa và gìn giử những di sản cao quý của dân tộc cho con cháu mai sau.
Nội dung sinh hoạt của Võ đường được quy định rất nghiêm nhặt với tinh thần: "Tiên học lể hậu học võ ". Người môn sinh của võ đường luôn được nhắc nhở: học võ nhưng phải biết lấy lể làm đầu trong mọi việc, hòa nhã, khiêm tốn trong mọi cư xử ở đời chứ đừng bao giờ ỷ sức, cậy tài, ngông cuồng, hống hách. Trương Thanh Ðăng nghiêm cấm các môn sinh không được thách đấu và nhận lời thách đấu của bất cứ ai và trong bất cứ trường hợp nào.
Nhờ tâm huyết, sự chân thành và bản lãnh đích thực từ công phu khổ luyện của vị Sư Trưởng, chỉ trong một thời gian ngắn Võ đường Bình Ðịnh Sa long Cương đã có một chổ đứng vững chắc trong làng võ thuật Việt Nam.
Ngày 17 tháng 9 năm 1985 (tức ngày mùng 3 tháng 8 năm Ất Sữu) Trương Thanh Ðăng qua đời, sau 21 năm hoạt động chính thức của môn phái Bình Ðịnh Sa long Cương, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi của ông đã để lại bao thương tiếc cho gia đình, môn sinh và thân hữu trong làng võ thuật Việt Nam.
Trưởng Nam của Sư Trưởng là Sư phó Trương Bá Ðương cùng với Võ sư trưởng Lê Văn Vân, tiếp nối công việc điều hành và phát triển môn phái. Hiện nay, hệ phái Bình Ðịnh Sa Long Cương đã được phát triển tại nhiều nơi với các chi nhánh ở trong và ngoài nước như: Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hòa... và tại các nước Pháp, Mỹ, Canada và Italia. . .
N.N
nguồn salongcuong.net
Trương thanh Ðăng sinh năm 1895 trong một gia đình có truyền thống võ thuật ở Phan Thiết, Bình Thuận. Từ thuở nhỏ đã ham thích, say mê tập luyện võ thuật. Ngoại tổ của Ông vốn là Thầy dạy võ cho các môn sinh Cử Nhân Võ dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 14 tuổi (1909) Ông xin phép cha mẹ đi về miền đất võ Tây Sơn, Bình Định để tìm học những tinh hoa võ thuật của dân tộc. Về đến Bình Ðịnh, Trương thanh Ðăng đã tìm đến thụ giáo với những võ sư danh tiếng trong vùng. Trước hết, ông thụ giáo ông Hai Cụt ở làng Cẩm Thượng, rồi sau may mắn gặp được ông cử nhân võ Trương Trạch ở quận Phù Mỹ. Học được một thời gian, lại gặp ông Đinh Cát và nhờ ông hết lòng dạy bảo. Sau, ông tìm đến hai làng Anh Vinh, An Thái và ở lại thụ giáo với một số võ sư tại đây một thời gian.
Vào thời gian nầy đất nước đang ở trong giai đoạn Pháp thuộc, tất cả các sinh hoạt võ thuật đều bị cấm đoán, kiểm soát chặt chẽ và triệt để. Cho nên việc tập luyện rất là khổ nhọc, thiếu thốn phương tiện, lại phải học lén lút. Ông thày thường dạy học trò về ban đêm có khi kín đáo tập trong nhà, có khi phải ra ngoài rừng mà luyện võ. Ngoài thời gian được các bậc võ sư bậc thầy hướng dẩn, ông còn tìm đến trao đổi và nghiên cứu thêm với một số bạn hữu trong vùng như: Ðoàn Phong, Hai Cửu, Mười Ðậu, Năm Tường . . . . .
Qua hơn 15 năm miệt mài công phu khổ luyện tại miền đất võ Tây Sơn, địa linh nhân kiệt. Cùng với ước nguyện chân thành đối với di sản của tiền nhân bao đời và nhiệt tình học hỏi, kế thừa di sản võ thuật quý báu. Trương Thanh Ðăng đã nhanh chóng hấp thụ và thấm nhuần một cách xuất sắc nền tảng tinh thần của Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Trong thời gian nầy, không hạn chế hiểu biết của mình trong khuôn khổ võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Bình Ðịnh. Ông cũng đã dành nhiều thời giờ học hỏi thêm với Võ sư Vĩnh Phúc, là một nhân vật nổi tiếng giỏi võ Thiếu Lâm vào thời đó.
Khi trở về quê nhà tại Phan Thiết, Trương Thanh Đăng trở về Phan Thiết và đã được thọ giáo ông thày Tàu người Phước Kiến, cũng là môn sinh của Thiếu Lâm Tự. Tuy nhiên, những điều ông giảng dạy thì Trương Thanh Đăng cũng đã từng học nên cuối cùng, ông chỉ thụ giáo được ở vị võ sư này môn ném ám khí mà thôi. Sau cùng, Trương Thanh Đăng được thọ giáo thêm một ông Tàu người Hẹ, học được một bài Tứ Môn Chương và bài Nhuyễn tiên (dây xích sắt) gọi là Cửu Liên Huàn.
Từ năm 1925, Ông Trương Thanh Ðăng bắt đầu thu nhận học trò. Ông vừa truyền dạy công phu sở học, vừa nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo một chương trình huấn luyện và thực hành đầy đủ từ sơ cấp đến cao cấp, làm nền tảng cho một hệ phái từng bước được hình thành và xây dựng sau nầy, trong đó đặc biệt nổi bật là bộ pháp "Bát Bộ Chân Quyền" rất đặc sắc và riêng biệt độc đáo của hệ phái.
Năm 1930 Ông chuyển vào Saigon với mong muốn phát triển và phổ biến rộng rãi những gì ông đã dày công tìm hiểu, khổ luyện và thực chứng những hay đẹp của tiền nhân bao đời. Tại Saigon, tuy khả năng và hiểu biết sâu sắc, nhưng ông vẫn chỉ mở lớp dạy tại nhà riêng và đào tạo một số công chức cao cấp.
Năm 1964 Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam được lập lại, Trương Thanh Ðăng bước vào độ tuổi thất tuần (70 tuổi), mới chính thức giới thiệu võ đường của ông tại Saigon với tên gọi là "Võ đường Bình Ðịnh Sa Long Cương" chuyên truyền dạy Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Thiếu Lâm Tự Trung Quốc.
Sa Long Cương là biệt hiệu của Sư trưởng Trương Thanh Ðăng từ khi còn trẻ, có ý nghĩa là: "Rồng nằm đồi cát". Những đồi cát mênh mông trãi dài theo bờ biển là hình ảnh tượng trưng đặc biệt cho tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận), sinh ra và lớn lên tại mãnh đất nhỏ bé nầy, luôn ghi nhớ mình là con Rồng cháu Tiên, ông mong mõi kế thừa và gìn giử những di sản cao quý của dân tộc cho con cháu mai sau.
Nội dung sinh hoạt của Võ đường được quy định rất nghiêm nhặt với tinh thần: "Tiên học lể hậu học võ ". Người môn sinh của võ đường luôn được nhắc nhở: học võ nhưng phải biết lấy lể làm đầu trong mọi việc, hòa nhã, khiêm tốn trong mọi cư xử ở đời chứ đừng bao giờ ỷ sức, cậy tài, ngông cuồng, hống hách. Trương Thanh Ðăng nghiêm cấm các môn sinh không được thách đấu và nhận lời thách đấu của bất cứ ai và trong bất cứ trường hợp nào.
Nhờ tâm huyết, sự chân thành và bản lãnh đích thực từ công phu khổ luyện của vị Sư Trưởng, chỉ trong một thời gian ngắn Võ đường Bình Ðịnh Sa long Cương đã có một chổ đứng vững chắc trong làng võ thuật Việt Nam.
Ngày 17 tháng 9 năm 1985 (tức ngày mùng 3 tháng 8 năm Ất Sữu) Trương Thanh Ðăng qua đời, sau 21 năm hoạt động chính thức của môn phái Bình Ðịnh Sa long Cương, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi của ông đã để lại bao thương tiếc cho gia đình, môn sinh và thân hữu trong làng võ thuật Việt Nam.
Trưởng Nam của Sư Trưởng là Sư phó Trương Bá Ðương cùng với Võ sư trưởng Lê Văn Vân, tiếp nối công việc điều hành và phát triển môn phái. Hiện nay, hệ phái Bình Ðịnh Sa Long Cương đã được phát triển tại nhiều nơi với các chi nhánh ở trong và ngoài nước như: Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hòa... và tại các nước Pháp, Mỹ, Canada và Italia. . .
N.N
nguồn salongcuong.net
PHẠM HỒNG THÁI: Tinh thần
thượng võ vô song
Tác giả: Bài viết Võ sư Trương
Văn Bảo Võ đường Trần Hưng Đạo – Đà Lạt ( võ cổ truyền) -Câu lạc bộ Thiếu Lâm
Phật Gia Quyền và Võ đường Trần Hưng Đạo - Đà Lạt.
UVBCH. Phó trưởng ban kỹ thuật- Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
Nắng quái vàng một buổi chiều buồn hiu quạnh phủ xuống Hoàng Hoa Cương, nơi an giấc ngàn thu của 72 anh hùng liệt sĩ trên đất Quảng Châu, Trung Quốc. Trong đó có ngôi mộ một người Việt Nam thượng võ vô song bỏ mình vì nước: Liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
Hoàng Hoa Cương là đài tử sĩ danh dự gói ghém giấc ngủ miên trường của 72 liệt sĩ tiên phong Trung Hoa đã vị quốc vong thân, họ là những người trẻ tuổi nhiệt huyết hy sinh những giọt máu anh hùng bất khuất của đời mình cho cuộc đại cách mạng Trung Quốc vào 5 giờ chiều ngày 27 rháng 4 năm 1911, nhằm ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi. Hoàng Hoa Cương bây giờ là Công viên Hoàng Hoa Cương nằm trên con đường chính của thành phố Quảng Châu có tên là Tiên Liệt Lộ (Sen Lu), một trong Quảng Châu Bát Cảnh của Trung Quốc. Đến nay tại Hoàng Hoa Cuơng có 86 ngôi mộ. Diện tích Hoàng Hoa Cương là 130.000m2, một cổng tam quan hùng tráng được khắc bốn chữ “Hạo Khí Trường Tồn” do bác sĩ Tôn Dật Tiên đề tựa.
Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích, tự Phạm Đài, hiệu Nho Tư, sinh năm Ất Mùi 1895 (có tài liệu ghi là Bính Thân 1896) tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và mất năm Giáp Tý 1924, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Hồng Thái là tên ghép hai chữ trong một câu thơ cổ:
Yên nam tráng sĩ Ngô Môn hào
Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao
Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.
(Kết Miệt Tử – Lý Bạch)
Yên Ngô tráng sĩ rất anh hào
Trong cá, trong đàn dấu bảo đao
Quyết trả ơn vua vong mạng sống
Thái sơn gieo nhẹ tựa hồng mao.
(Gã đan vớ - Nguyễn Minh dịch thơ)
Phạm Hồng Thái là nhà cách mạng hoạt động trong phong trào Đông Du, ngày 19 tháng 6 năm 1924 sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, ông giả dạng ký giả vào khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện, Quảng Châu ném bom để ám sát toàn quyền Đông Dương Henri Merlin. Việc bất thành, bị cảnh vệ và mật thám thực dân truy sát, ông đã thoát đến dòng sông Châu Giang và gieo mình tự vẫn, tránh không để rơi vào tay giặc khi mới chỉ 29 tuổi đời.
Cảm xúc trước nghĩa cử anh hùng của Phạm Hồng Thái, Thị trưởng Quảng Châu lúc bấy giờ là Hồ Hán Dân của Chính phủ Quốc dân đảng đem thi thể Phạm Hồng Thái về an táng tại Nhị Vong Cương. Bia mộ quay về hướng Tây Nam là hướng của tổ quốc Việt Nam. Năm 1958, ngôi mộ được di chuyển về vị trí hiện tại và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Châu trùng tu. Tấm bia phía trên là hàng chữ tiếng Việt “Mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, sinh năm 14.5.1985, hy sinh ngày 19.6.1924” và hàng chữ dọc phía dưới tiếng Hán ghi là “Việt Nam Phạm Hồng Thái liệt sĩ chi mộ”
Dòng sông Châu Giang chảy ngang qua thành phố Quảng Châu. Sa Diện, “Sa Mian” là tô giới Anh dưới triều đình nhà Thanh. Sa Diện thật ra là một hòn đảo nhỏ trên dòng Châu Giang. Tuy không thành công nhưng thành nhân. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái làm chấn động dư luận thế giới và làm bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần cách mạng của các quốc gia bị xâm lược, làm tấm gương soi cho hậu thế về tinh thần dân tộc tuổi trẻ Việt Nam.
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha hương.
Trời Nam, nghìn dặm thẳm;
Mây nước một màu sương;
Chí chưa thành, danh chưa đạt;
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc;
Trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi:
Trời đất mang mang;
Ai là tri kỷ?
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! hồ trường!
Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy siết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan!
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chảy cát vương!
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt...
Có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say?
Chí ta, ta biết;
Lòng ta, ta hay;
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
(Hồ trường – Nguyễn Bá Trác 1881 – 1945)
Đốt hương trầm lần mở từng trang sử Việt, thấy máu, mồ hôi, nước mắt của không biết bao nhiêu anh hùng, liệt nữ hòa quyện viết nên một giang sơn gấm vóc hôm nay và cũng thấp thoáng bóng hình của những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, đang tâm làm tay sai nô lệ cho giặc, bán nước cầu vinh.
Đà Lạt, tháng 2 năm 2011
TVB
UVBCH. Phó trưởng ban kỹ thuật- Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
Nắng quái vàng một buổi chiều buồn hiu quạnh phủ xuống Hoàng Hoa Cương, nơi an giấc ngàn thu của 72 anh hùng liệt sĩ trên đất Quảng Châu, Trung Quốc. Trong đó có ngôi mộ một người Việt Nam thượng võ vô song bỏ mình vì nước: Liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
Hoàng Hoa Cương là đài tử sĩ danh dự gói ghém giấc ngủ miên trường của 72 liệt sĩ tiên phong Trung Hoa đã vị quốc vong thân, họ là những người trẻ tuổi nhiệt huyết hy sinh những giọt máu anh hùng bất khuất của đời mình cho cuộc đại cách mạng Trung Quốc vào 5 giờ chiều ngày 27 rháng 4 năm 1911, nhằm ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi. Hoàng Hoa Cương bây giờ là Công viên Hoàng Hoa Cương nằm trên con đường chính của thành phố Quảng Châu có tên là Tiên Liệt Lộ (Sen Lu), một trong Quảng Châu Bát Cảnh của Trung Quốc. Đến nay tại Hoàng Hoa Cuơng có 86 ngôi mộ. Diện tích Hoàng Hoa Cương là 130.000m2, một cổng tam quan hùng tráng được khắc bốn chữ “Hạo Khí Trường Tồn” do bác sĩ Tôn Dật Tiên đề tựa.
Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích, tự Phạm Đài, hiệu Nho Tư, sinh năm Ất Mùi 1895 (có tài liệu ghi là Bính Thân 1896) tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và mất năm Giáp Tý 1924, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Hồng Thái là tên ghép hai chữ trong một câu thơ cổ:
Yên nam tráng sĩ Ngô Môn hào
Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao
Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.
(Kết Miệt Tử – Lý Bạch)
Yên Ngô tráng sĩ rất anh hào
Trong cá, trong đàn dấu bảo đao
Quyết trả ơn vua vong mạng sống
Thái sơn gieo nhẹ tựa hồng mao.
(Gã đan vớ - Nguyễn Minh dịch thơ)
Phạm Hồng Thái là nhà cách mạng hoạt động trong phong trào Đông Du, ngày 19 tháng 6 năm 1924 sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, ông giả dạng ký giả vào khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện, Quảng Châu ném bom để ám sát toàn quyền Đông Dương Henri Merlin. Việc bất thành, bị cảnh vệ và mật thám thực dân truy sát, ông đã thoát đến dòng sông Châu Giang và gieo mình tự vẫn, tránh không để rơi vào tay giặc khi mới chỉ 29 tuổi đời.
Cảm xúc trước nghĩa cử anh hùng của Phạm Hồng Thái, Thị trưởng Quảng Châu lúc bấy giờ là Hồ Hán Dân của Chính phủ Quốc dân đảng đem thi thể Phạm Hồng Thái về an táng tại Nhị Vong Cương. Bia mộ quay về hướng Tây Nam là hướng của tổ quốc Việt Nam. Năm 1958, ngôi mộ được di chuyển về vị trí hiện tại và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Châu trùng tu. Tấm bia phía trên là hàng chữ tiếng Việt “Mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, sinh năm 14.5.1985, hy sinh ngày 19.6.1924” và hàng chữ dọc phía dưới tiếng Hán ghi là “Việt Nam Phạm Hồng Thái liệt sĩ chi mộ”
Dòng sông Châu Giang chảy ngang qua thành phố Quảng Châu. Sa Diện, “Sa Mian” là tô giới Anh dưới triều đình nhà Thanh. Sa Diện thật ra là một hòn đảo nhỏ trên dòng Châu Giang. Tuy không thành công nhưng thành nhân. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái làm chấn động dư luận thế giới và làm bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần cách mạng của các quốc gia bị xâm lược, làm tấm gương soi cho hậu thế về tinh thần dân tộc tuổi trẻ Việt Nam.
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha hương.
Trời Nam, nghìn dặm thẳm;
Mây nước một màu sương;
Chí chưa thành, danh chưa đạt;
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc;
Trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi:
Trời đất mang mang;
Ai là tri kỷ?
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! hồ trường!
Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy siết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan!
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chảy cát vương!
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt...
Có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say?
Chí ta, ta biết;
Lòng ta, ta hay;
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
(Hồ trường – Nguyễn Bá Trác 1881 – 1945)
Đốt hương trầm lần mở từng trang sử Việt, thấy máu, mồ hôi, nước mắt của không biết bao nhiêu anh hùng, liệt nữ hòa quyện viết nên một giang sơn gấm vóc hôm nay và cũng thấp thoáng bóng hình của những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, đang tâm làm tay sai nô lệ cho giặc, bán nước cầu vinh.
Đà Lạt, tháng 2 năm 2011
TVB
Trương Thị Hằng Nga - Giáo viên tiếng Anh
Trường tiểu học Hải Dương, Hải Lăng, Quảng Trị
Tác giả Trương Thị Hằng Nga sinh ngày 8/4/1974
Quê quán: Gio Việt - Gio Linh - Quảng Trị.
Nghề nghiệp: Giáo viên tiếng Anh
Hiện công tác tại:Trường tiểu học Hải Dương - Hải Lăng – Quảng Trị
Điện thoại: 0915051974
Email: agn.moon@yahoo.com.vn
Tâm sự về thơ:
“Tôi gắn bó với thơ và đam mê thơ thật tình cờ sau biến cố cuộc đời tôi. Tôi đã tìm đến thơ và thơ đã đồng hành với tôi như người bạn không thể thiếu nhau được mặc dầu tôi bị hạn chế rất nhiều vì không có chuyên môn và hiểu biết ít về văn học nhưng cảm xúc thì luôn dạt dào”
"CHÙM THƠ TRƯƠNG THỊ HẰNG NGA
GIAO THỜI
Dường như mùa đông sót lại
Trong nhà thiếu phụ đêm nay
Cái lạnh thấu da thấm thịt
Chợt làm khoé mắt cay cay.
Dường như vạn vật ngủ say
Chỉ mình chị hai thổn thức
Chờ chi một đêm nguyệt thực
Để mà lẻ bóng vầng trăng.
Còn đọng lại chút giá băng
Tận nơi con tim nóng hổi
Ngọn gió ngoài kia réo thổi
Gọi mùa xuân mới vừa sang.
MỘT PHÚT THĂNG HOA
Tim em đang đập mạnh
Họng em tựa cháy khô
Lồng ngực như muốn nổ
Lòng dào dạt sóng xô.
Nửa đời vẫn ngây ngô
Chưa một lần như thế
Mắt em rưng rưng lệ
Một hạnh phúc ngọt ngào.
Như núi lửa phun trào
Như sóng thần dâng cao
Như mọc thêm đôi cánh
Em muốn bay tận sao.
DƯỜNG NHƯ
Dường như có cơn gió lạ
Thổi về xóm nhỏ chiều nay
Dường như có ngọn cỏ may
Đung đưa đung đưa trong gió.
Dường như con đường đất đỏ
Như mới được tô thêm son
Dường như lộc nảy chồi non
Bướm ong chờn vờn kiếm mật.
Dường như tất cả rất thật
Chỉ mình em kẻ mộng du
Dường như em muốn sống bù
Tháng năm mỏi mòn khắc khoải.
TTHN
KHÔNG ANH
Không anh gió cũng dỗi hờn
Nhìn đâu cũng thấy một vườn tương tư.
Không anh trời đất lắc lư
Cứ như vũ trụ chao từ câu kinh.
Không anh căn phòng lặng thinh
Đất trời cáu tính giật mình giăng mây.
Bởi yêu làm dạ rứt ray
Vì say mới gặp một ngày bão giông.
Bây chừ em hết ngó trông
Không mong. Không ngóng. Không hòng duyên tơ.
Tối ngày mê mẩn làm thơ
Cứ coi như nợ giấc mơ thiên đàng.
Không anh khuyết cả trăng rằm
Đến con chim vẹt ngậm tăm chẳng rằng.
Mặt trời ủ rũ ngủ đông
Ngôi sao le lói tầng không lu mờ.
Không anh lỗi hẹn vần thơ
Câu từ như nhện giăng tơ thẫn thờ.
Không anh mây chợt lững lờ
Mưa như chàng ngốc ngu ngơ trước đời.
Trái ngang, gian dối người ơi
Thuyền duyên lỡ chuyến đò xuôi mất rồi .
Đành gạt nước mắt mà thôi
Chòng chành con sóng lướt trôi kiếp người.
Không anh, dùng dằng cuộc chơi
Chẳng vui mà vẫn nụ cười méo môi.
Không anh, chỉ mình em thôi
Tội cho một kiếp... mồ côi tình sầu.
ĐÊM ĐÔNG
Đêm đông
Lạnh
Cầm cập run
Ngoài kia gió bấc,
mưa phùn rơi rơi.
Lần tìm hơi ấm
người ơi!
Lòng nghe mặn chát,
tả tơi lệ nhòa.
Tuột rồi.
Choàng mớ chăn hoa
Ủ cùng
đắp đối
cho qua tháng ngày.
Xa rồi.
Đâu hỡi vòng tay?
Xa rồi.
Đâu nữa nồng say
rượu tình!
Bây giờ
cô lẻ một mình
Cầm lòng sao đặng
khi bình minh lên?
NẾU MỘT MAI...
Một mai em bước theo chồng
Bỏ anh ở lại trống không ngỡ ngàng
Giả từ em phải sang ngang
Mình anh đơn lẻ nhỡ nhàng tình xưa.
Em về nước mắt như mưa
Khóc cho tình lỡ người xưa đợi chờ
Nhớ chàng em gởi vào thơ
Theo chồng em để giấc mơ lỡ làng.
Từ mai ngày mới sang trang
Em về bên ấy làm nàng dâu ngoan
Mười hai bến nước đa đoan
Bên người em có còn xoan tuổi đời?
Theo http://lucbat.com/
Tác giả Trương Thị Hằng Nga sinh ngày 8/4/1974
Quê quán: Gio Việt - Gio Linh - Quảng Trị.
Nghề nghiệp: Giáo viên tiếng Anh
Hiện công tác tại:Trường tiểu học Hải Dương - Hải Lăng – Quảng Trị
Điện thoại: 0915051974
Email: agn.moon@yahoo.com.vn
Tâm sự về thơ:
“Tôi gắn bó với thơ và đam mê thơ thật tình cờ sau biến cố cuộc đời tôi. Tôi đã tìm đến thơ và thơ đã đồng hành với tôi như người bạn không thể thiếu nhau được mặc dầu tôi bị hạn chế rất nhiều vì không có chuyên môn và hiểu biết ít về văn học nhưng cảm xúc thì luôn dạt dào”
"CHÙM THƠ TRƯƠNG THỊ HẰNG NGA
GIAO THỜI
Dường như mùa đông sót lại
Trong nhà thiếu phụ đêm nay
Cái lạnh thấu da thấm thịt
Chợt làm khoé mắt cay cay.
Dường như vạn vật ngủ say
Chỉ mình chị hai thổn thức
Chờ chi một đêm nguyệt thực
Để mà lẻ bóng vầng trăng.
Còn đọng lại chút giá băng
Tận nơi con tim nóng hổi
Ngọn gió ngoài kia réo thổi
Gọi mùa xuân mới vừa sang.
MỘT PHÚT THĂNG HOA
Tim em đang đập mạnh
Họng em tựa cháy khô
Lồng ngực như muốn nổ
Lòng dào dạt sóng xô.
Nửa đời vẫn ngây ngô
Chưa một lần như thế
Mắt em rưng rưng lệ
Một hạnh phúc ngọt ngào.
Như núi lửa phun trào
Như sóng thần dâng cao
Như mọc thêm đôi cánh
Em muốn bay tận sao.
DƯỜNG NHƯ
Dường như có cơn gió lạ
Thổi về xóm nhỏ chiều nay
Dường như có ngọn cỏ may
Đung đưa đung đưa trong gió.
Dường như con đường đất đỏ
Như mới được tô thêm son
Dường như lộc nảy chồi non
Bướm ong chờn vờn kiếm mật.
Dường như tất cả rất thật
Chỉ mình em kẻ mộng du
Dường như em muốn sống bù
Tháng năm mỏi mòn khắc khoải.
TTHN
KHÔNG ANH
Không anh gió cũng dỗi hờn
Nhìn đâu cũng thấy một vườn tương tư.
Không anh trời đất lắc lư
Cứ như vũ trụ chao từ câu kinh.
Không anh căn phòng lặng thinh
Đất trời cáu tính giật mình giăng mây.
Bởi yêu làm dạ rứt ray
Vì say mới gặp một ngày bão giông.
Bây chừ em hết ngó trông
Không mong. Không ngóng. Không hòng duyên tơ.
Tối ngày mê mẩn làm thơ
Cứ coi như nợ giấc mơ thiên đàng.
Không anh khuyết cả trăng rằm
Đến con chim vẹt ngậm tăm chẳng rằng.
Mặt trời ủ rũ ngủ đông
Ngôi sao le lói tầng không lu mờ.
Không anh lỗi hẹn vần thơ
Câu từ như nhện giăng tơ thẫn thờ.
Không anh mây chợt lững lờ
Mưa như chàng ngốc ngu ngơ trước đời.
Trái ngang, gian dối người ơi
Thuyền duyên lỡ chuyến đò xuôi mất rồi .
Đành gạt nước mắt mà thôi
Chòng chành con sóng lướt trôi kiếp người.
Không anh, dùng dằng cuộc chơi
Chẳng vui mà vẫn nụ cười méo môi.
Không anh, chỉ mình em thôi
Tội cho một kiếp... mồ côi tình sầu.
ĐÊM ĐÔNG
Đêm đông
Lạnh
Cầm cập run
Ngoài kia gió bấc,
mưa phùn rơi rơi.
Lần tìm hơi ấm
người ơi!
Lòng nghe mặn chát,
tả tơi lệ nhòa.
Tuột rồi.
Choàng mớ chăn hoa
Ủ cùng
đắp đối
cho qua tháng ngày.
Xa rồi.
Đâu hỡi vòng tay?
Xa rồi.
Đâu nữa nồng say
rượu tình!
Bây giờ
cô lẻ một mình
Cầm lòng sao đặng
khi bình minh lên?
NẾU MỘT MAI...
Một mai em bước theo chồng
Bỏ anh ở lại trống không ngỡ ngàng
Giả từ em phải sang ngang
Mình anh đơn lẻ nhỡ nhàng tình xưa.
Em về nước mắt như mưa
Khóc cho tình lỡ người xưa đợi chờ
Nhớ chàng em gởi vào thơ
Theo chồng em để giấc mơ lỡ làng.
Từ mai ngày mới sang trang
Em về bên ấy làm nàng dâu ngoan
Mười hai bến nước đa đoan
Bên người em có còn xoan tuổi đời?
Theo http://lucbat.com/
Cô giáo Trương Thị Quỳnh Như
giáo viên Trường Bổ túc văn hoá tỉnh Đồng Nai
Cô giáo Trương Thị Quỳnh Như: Gần gũi với học sinh là một cách giúp các em cố gắng Tham gia Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2009 – 2010 và đạt giải Nhì môn Địa Lí, thế nhưng khi được hỏi về thành tích này, cô giáo Trương Thị Quỳnh Như (giáo viên Trường Bổ túc văn hoá tỉnh Đồng Nai ) khiêm tốn cho rằng, thành tích đó không phải chỉ của riêng mình mà là sự động viên cố gắng của đồng nghiệp. Đối với học sinh Trường Bổ túc văn hoá tỉnh, cô giáo Như Quỳnh luôn thân thiện như một người chị, người mẹ gần gũi và quan tâm chia sẻ với các em học sinh cả trong học tập và cuộc sống.
Công tác ở Trường Bổ túc văn hoá tỉnh từ năm 2003, cô giáo Trương Thị Quỳnh Như đã xem đây như là mái ấm cho sự nghiệp của mình. Trong công việc chuyên môn, cô Quỳnh Như bày tỏ: “Do còn nhiều học sinh có lượng kiến thức còn yếu, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn trở lại những kiến thức cơ bản ban đầu để giải thích cho học sinh hiểu. Từ đó mới tạo được niềm hứng thú trong quá trình học tập”. Có một điều đặc biệt, với cô giáo Trương Thị Quỳnh Như, ngoài chuyên môn ra, điều cô thường xuyên để tâm đến đó là những hoàn cảnh đặc biệt của những học sinh mà hàng ngày cô đang trực tiếp dạy giỗ. Có lẽ đó cũng là sự đồng cảm và chia sẻ của một người giáo viên vừa trẻ tuổi nhưng cũng đã cảm nhận được sự khó khăn của bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh ở mái trường này.
Cô Quỳnh Như tâm sự: “Học sinh ở trường này trình độ không được đồng đều, thế nên việc dạy học của người giáo viên ở đây cũng cần phải có sự linh hoạt. Điều làm tôi quan tâm hơn hết đó là có rất nhiều học sinh của trường gặp hoàn cảnh khó khăn. Có nhiều em vừa học vừa phải đi làm. Những em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi cả cha lẫn mẹ, thế nhưng các em vẫn cố gắng để duy trì việc học. Khi phải chứng kiến những hoàn cảnh đó, bản thân tôi thực sự xúc động và muốn được phần nào chia sẻ với các em, để các em có thêm nghị lực trong cuộc sống. Chính vì vậy trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn đề cao sự gần gũi của người giáo viên đối với học sinh. Làm được điều này có hiệu quả thì sẽ giúp các em nâng cao được khả năng học tập tốt hơn”.
Bên cạnh việc tự mình thường xuyên thu thập hình ảnh, tài liệu, phim và những số liệu mới nhất về môn Địa Lí, cô Như còn cho biết: “Mặc dù không phải là một ngôi trường phổ thông như các trường khác, thế nhưng Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến của các giáo viên trong trường để cải thiện điều kiện dạy và học. Đặc biệt là việc đưa công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy. Nhà trường đã có phòng máy, các thiết bị cần thiết cho việc đổi mới công tác dạy và học”.
Cùng trao đổi về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Việt Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường đã tạo mọi điều kiện để những giáo viên trẻ như cô giáo Như thể hiện kiến thức và khản năng phấn đấu của mình. Trong nhiều năm học qua, Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức dạy và rút kinh nghiệm cho các giáo viên để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đánh giá giáo viên thì chúng tôi nhìn nhận một cách toàn diện. Cô Như là một giáo viên trẻ, ngoài những thành tích về chuyên môn, thì cô còn rất xông xáo trong công tác chủ nhiệm lớp và đã đạt được hiệu quả rất tốt trong công tác này. Nhà trường sẻ cố gắng để bồi dưỡng những giáo viên như cô Như thành một giáo viên giỏi.
Cô giáo Trương Thị Quỳnh Như: Gần gũi với học sinh là một cách giúp các em cố gắng Tham gia Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2009 – 2010 và đạt giải Nhì môn Địa Lí, thế nhưng khi được hỏi về thành tích này, cô giáo Trương Thị Quỳnh Như (giáo viên Trường Bổ túc văn hoá tỉnh Đồng Nai ) khiêm tốn cho rằng, thành tích đó không phải chỉ của riêng mình mà là sự động viên cố gắng của đồng nghiệp. Đối với học sinh Trường Bổ túc văn hoá tỉnh, cô giáo Như Quỳnh luôn thân thiện như một người chị, người mẹ gần gũi và quan tâm chia sẻ với các em học sinh cả trong học tập và cuộc sống.
Công tác ở Trường Bổ túc văn hoá tỉnh từ năm 2003, cô giáo Trương Thị Quỳnh Như đã xem đây như là mái ấm cho sự nghiệp của mình. Trong công việc chuyên môn, cô Quỳnh Như bày tỏ: “Do còn nhiều học sinh có lượng kiến thức còn yếu, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn trở lại những kiến thức cơ bản ban đầu để giải thích cho học sinh hiểu. Từ đó mới tạo được niềm hứng thú trong quá trình học tập”. Có một điều đặc biệt, với cô giáo Trương Thị Quỳnh Như, ngoài chuyên môn ra, điều cô thường xuyên để tâm đến đó là những hoàn cảnh đặc biệt của những học sinh mà hàng ngày cô đang trực tiếp dạy giỗ. Có lẽ đó cũng là sự đồng cảm và chia sẻ của một người giáo viên vừa trẻ tuổi nhưng cũng đã cảm nhận được sự khó khăn của bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh ở mái trường này.
Cô Quỳnh Như tâm sự: “Học sinh ở trường này trình độ không được đồng đều, thế nên việc dạy học của người giáo viên ở đây cũng cần phải có sự linh hoạt. Điều làm tôi quan tâm hơn hết đó là có rất nhiều học sinh của trường gặp hoàn cảnh khó khăn. Có nhiều em vừa học vừa phải đi làm. Những em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi cả cha lẫn mẹ, thế nhưng các em vẫn cố gắng để duy trì việc học. Khi phải chứng kiến những hoàn cảnh đó, bản thân tôi thực sự xúc động và muốn được phần nào chia sẻ với các em, để các em có thêm nghị lực trong cuộc sống. Chính vì vậy trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn đề cao sự gần gũi của người giáo viên đối với học sinh. Làm được điều này có hiệu quả thì sẽ giúp các em nâng cao được khả năng học tập tốt hơn”.
Bên cạnh việc tự mình thường xuyên thu thập hình ảnh, tài liệu, phim và những số liệu mới nhất về môn Địa Lí, cô Như còn cho biết: “Mặc dù không phải là một ngôi trường phổ thông như các trường khác, thế nhưng Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến của các giáo viên trong trường để cải thiện điều kiện dạy và học. Đặc biệt là việc đưa công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy. Nhà trường đã có phòng máy, các thiết bị cần thiết cho việc đổi mới công tác dạy và học”.
Cùng trao đổi về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Việt Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường đã tạo mọi điều kiện để những giáo viên trẻ như cô giáo Như thể hiện kiến thức và khản năng phấn đấu của mình. Trong nhiều năm học qua, Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức dạy và rút kinh nghiệm cho các giáo viên để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đánh giá giáo viên thì chúng tôi nhìn nhận một cách toàn diện. Cô Như là một giáo viên trẻ, ngoài những thành tích về chuyên môn, thì cô còn rất xông xáo trong công tác chủ nhiệm lớp và đã đạt được hiệu quả rất tốt trong công tác này. Nhà trường sẻ cố gắng để bồi dưỡng những giáo viên như cô Như thành một giáo viên giỏi.
Tại lễ trao giải cho giáo
viên dạy giỏi tỉnh tháng 3-2010
Diệu Linh
Theo http://www.dongnai.gov.vn/
Theo http://www.dongnai.gov.vn/
Trương Ánh Loan, xinh đẹp và
tài năng
Nổi tiếng với những vai đào
võ, Trương Ánh Loan đẹp lộng lẫy dưới ánh đèn sân khấu. Bước vào nghề từ đoàn
tuồng cổ Bầu Thắng, rồi trải qua những sân khấu Mai Lan Phương - Ngọc Chiếu,
Thanh Tao, Hữu Tâm, Minh Hùng – Như Ngọc. Đều là những đoàn hát nghiêng về thể
tuồng màu sắc, hương xa nổi tiếng, mà nữ diễn viên chính phải có nét đẹp sắc sảo,
vũ đạo công phu.
Hai yếu tố này thì Trương Ánh Loan có thừa. Cô đẹp từ gương mặt đến hình thể và múa rất giỏi. Trương Ánh Loan lên sân khấu là toả ngay sức gợi cảm cuốn hút người xem. Bởi vậy, khi Trương Ánh Loan về đoàn cải lương Thủ Đô năm 1961 thì cô đã là một hiện tượng sân khấu với nhiều vai diễn hấp dẫn khán giả bằng giọng ca, điệu múa. Trương Ánh Loan là một trong những nghệ sĩ trụ cột đưa đoàn cải lương Thủ Đô đi lên (với Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Như Ngọc là những bận diễn ăn ý). Và sân khấu đoàn Thủ Đô cũng là nơi đưa tên tuổi Trương Ánh Loan vào vùng hào quang rực sáng, với HCV giải Thanh Tâm năm 1963. Ngoài vẽ đẹp và vũ đạo ngoạn mục, Trương Ánh Loan còn có đặc điểm thu hút khán giả bằng những lớp diễn buồn sâu lắng. Chính làng hơi chất chứa nhiều rung cảm của cô đã đưa nhân vật sân khấu vào lòng người xem, gây ấn tượng khó quên trong từng vai diễn.
Sau năm 1975, Trương Ánh Loan hát ở đoàn Hoa Anh Đào, Tình cảm riêng tư của Trương Ánh Loan cũng có nhiều biến đổi như các nhân vật của cô trong tuồng hát, nhưng không tình yêu nào cuốn hút cô hơn ánh đèn sân khấu và tiếng nhạc lời ca. Gắn bó với sự nghiệp cầm ca đến năm 1979, nghệ sĩ Trương Ánh Loan đã mất trên hành trình cùng đoàn hát ở Châu Đốc, để lại nỗi tiếc thương cho bao khán giả với bao hình tượng sấn khấu đậm nét trong lòng người xem.
Ngoài nghệ thuật biểu diễn, Trương Ánh Loan còn góp công đào tạo những tài năng kế thừa như NS Vũ Linh, một diễn viên xuất sắc. Tiếc rằng chúng tôi không tìm được một tấm hình đẹp nào của người nữ nghệ sĩ khả ái này để giới thiệu đến các bạn.
Hai yếu tố này thì Trương Ánh Loan có thừa. Cô đẹp từ gương mặt đến hình thể và múa rất giỏi. Trương Ánh Loan lên sân khấu là toả ngay sức gợi cảm cuốn hút người xem. Bởi vậy, khi Trương Ánh Loan về đoàn cải lương Thủ Đô năm 1961 thì cô đã là một hiện tượng sân khấu với nhiều vai diễn hấp dẫn khán giả bằng giọng ca, điệu múa. Trương Ánh Loan là một trong những nghệ sĩ trụ cột đưa đoàn cải lương Thủ Đô đi lên (với Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Như Ngọc là những bận diễn ăn ý). Và sân khấu đoàn Thủ Đô cũng là nơi đưa tên tuổi Trương Ánh Loan vào vùng hào quang rực sáng, với HCV giải Thanh Tâm năm 1963. Ngoài vẽ đẹp và vũ đạo ngoạn mục, Trương Ánh Loan còn có đặc điểm thu hút khán giả bằng những lớp diễn buồn sâu lắng. Chính làng hơi chất chứa nhiều rung cảm của cô đã đưa nhân vật sân khấu vào lòng người xem, gây ấn tượng khó quên trong từng vai diễn.
Sau năm 1975, Trương Ánh Loan hát ở đoàn Hoa Anh Đào, Tình cảm riêng tư của Trương Ánh Loan cũng có nhiều biến đổi như các nhân vật của cô trong tuồng hát, nhưng không tình yêu nào cuốn hút cô hơn ánh đèn sân khấu và tiếng nhạc lời ca. Gắn bó với sự nghiệp cầm ca đến năm 1979, nghệ sĩ Trương Ánh Loan đã mất trên hành trình cùng đoàn hát ở Châu Đốc, để lại nỗi tiếc thương cho bao khán giả với bao hình tượng sấn khấu đậm nét trong lòng người xem.
Ngoài nghệ thuật biểu diễn, Trương Ánh Loan còn góp công đào tạo những tài năng kế thừa như NS Vũ Linh, một diễn viên xuất sắc. Tiếc rằng chúng tôi không tìm được một tấm hình đẹp nào của người nữ nghệ sĩ khả ái này để giới thiệu đến các bạn.
Cải lương Việt Nam sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét