Nhạc sĩ Trương Quang Lộc và
những khúc tình ca lãng mạn
CA KHÚC SẮC MÀU CON GÁI
Nụ cười vui vẻ, hồn nhiên. Giọng nói ngọt ngào, sang sảng, đậm chất Nam Bộ, tướng đi mạnh mẽ, hùng tráng... và ở Trương Quang Lộc người ta thấy một điều gì đó bình dị, chơn chất, hiền lành, dễ mến. Đặc biệt là dòng nhạc anh luôn luôn chảy với những giai điệu trẻ trung, sôi nổi nhưng không kém phần mượt mà, sâu lắng. Anh là một trong những sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn trước năm 1975 đã từng "xuống đường" đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước.
Trương Quang Lộc sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh. Sau khi tốt nghiệp tú tài, anh về Sài Gòn học Đại học Văn khoa, ban Triết học Đông Phương, được nửa chừng thì đất nước giải phóng. Thời đi học, anh là một học sinh, sinh viên chuyên cần học tập, trong đó có bộ môn âm nhạc mà anh yêu thích. Lộc biết đàn guitar khá sớm, biết hát những ca khúc đấu tranh của Tôn Thất Lập, Trần Long Ần, Trương Quốc Khánh...một cách nhuần nhuyễn nên thường xuyên tham gia các phong trào văn nghệ ở trường.
Sau năm 1975, Trương Quang Lộc sinh hoạt trong Ban văn nghệ của Đại học Văn khoa (tiền thân của Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Thành đoàn Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) cùng với các nhạc sỹ Từ Huy, Trần Lợi, Nguyễn Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Hiên, Huy Liêm ... và bắt đầu mày mò sáng tác. Ca khúc Mưa trên đồng lúa xanh được anh sáng tác trong thời gian này nhưng chưa đặc sắc nên chưa gây được tiếng vang và cũng chưa để lại trong lòng người nghe một điều gì xúc cảm.
Khi trường Văn Khoa bắt đầu hoạt động trở lại, Trương Quang Lộc tiếp tục theo học nhưng lần này anh không học ban Triết học mà học ngôn ngữ văn. Và vì bận việc học hành nên anh không tham gia trong ban văn nghệ của trường nữa. Lúc này, ban văn nghệ của Trường Đại học Văn khoa đã chuyển đổi thành CLB sáng tác trẻ thành đoàn. Và trong một lần tình cờ gặp nhạc sỹ Trần Lợi ở Nhà văn hóa Thanh Niên, Trần Lợi khuyên Lộc nên trở lại tham gia CLB sáng tác trẻ thành đoàn. Lộc nói "Khoảng năm 1981-1982, tôi gặp lại nhạc sỹ Trần Lợi (lúc này đã khá nổi tiếng). Trần Lợi nói tôi có năng khiếu sáng tác, nên tham gia CLB sáng tác để trau dồi kỹ năng, kiến thức sáng tác. Và thế là từ đó tôi có tên trong CLB sáng tác trẻ Thành đoàn..."
Ca khúc thứ hai nhưng được Lộc xem như ca khúc đầu tay vì ca khúc này được Đài phát thanh TP HCM chọn thu âm và phát sóng. Đó lá ca khúc Con đường mở về phía biểndo ca sỹ Thy Nga, một ca sỹ nổi tiếng thời bấy giờ thể hiện. Đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời sáng tác của nhạc sỹ Trương Quang Lộc. Từ đó, anh say mê sáng tác, nhưng tất cả đều trong âm thầm, lặng lẽ...
Để rồi, năm nào anh cũng đều đặn cho ra đời và đem trình làng những ca khúc mới của mình. Trong đó có những ca khúc trữ tình, lãng mạn được giới trẻ ưa chuộng như Tình mênh mang (ca sỹ Đan Trường thể hiện), Chim sáo xa rồi (Quang Linh), Sắc màu con gái(Cẩm Ly), Đưa em về (Thanh Lan, Phương Thanh), Thơ ấu (Lam Trương)... Những ca khúc này đã được đưa vào Top ten Làn sóng xanh của đài FM.
Nhạc của Lộc có giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm nhưng sở trường chính của anh lại là những giai điệu trẻ trung, sôi nổi. Nhiều ca khúc anh viết có tiết tấu nhanh, vui nhộn. Ca từ anh dùng là lời lẽ trong sáng, dễ nghe, dễ hiểu: Thác Trị An, Mây mùa thu, Mùa thu đến...
Dòng nhạc trẻ anh thể hiện hàm chứa sâu đậm tình cảm, tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước. Ở đó, người nghe dễ dàng cảm nhận được có những dòng sông lặng lẽ, hiền hòa, êm đềm chảy qua đời mình, có những màu xanh mát dịu của trời mây, màu xanh yêu thương của cỏ cây hoa lá ươm mầm cho tình yêu đôi lứa... tất cả đều được Trương Quang Lộc thể hiện bằng những nét nhạc dịu dàng, uyển chuyển qua các ca khúc: Quê hương và chim sáo, Phố xưa, Mùa hạ, Mẹ, Biển...
* Nguyên nhân nào đưa anh đến với âm nhạc?
- Thuở nhỏ tôi không nghĩ mình lớn lên sẽ trở thành nhạc sỹ. Ước mơ của tôi là trở thành kỹ sư nông nghiệp để rồi lên cao nguyên lập nghiệp bằng những đồn điền cà phê, trà...hay những nông trường trồng cải bắp, cải bông, khoai tây, cà rốt...Không ngờ sự đời nhiều khi trái khoáy. Bây giờ cũng nông trường, công trường...nhưng tất cả đều nằm trên nốt nhạc mà thôi.
* Được biết số lượng ca khúc sáng tác của anh từ đó đến nay cũng khá nhiều. anh có thể cho độc giả biết những ca khúc sáng tác gần đây và mới nhất?
- Tôi viết nhiều thể loại tình ca, âm hưởng dân ca, nhạc trẻ, nhạc thiếu nhi... đã được nhiều ca sỹ nổi tiếng trong nước trình bày. Những ca khúc tôi viết gần đây nhất gồm: Yêu rất nhiều nhưng vẫn sợ, Tình hay mong manh con thuyền giấy, Đẹp những phút giây bên người, Anh đã có em trong đời, Một lần yêu...
*Nội dung những ca khúc ấy nói gì? Ví dụ như Tình hay mong manh con thuyền giấy. Nghe có vẻ khó hiểu?
- Tình hay mong manh con thuyền giấy nói về một cô gái mới lớn cảm nhận tình yêu là một cái gì đó mong manh rất dễ vỡ. Có điều, bài hát này hiện vẫn còn trong ngăn kéo chưa công bố. Bài mới nhất của tôi là bài Tôi ở Sài Gòn viết theo yêu cầu của Hội Am nhạc TP HCM (Tôi là Hội viên Hội Âm nhạc TP HCM).
* Bài này ra sao?
- Bài này có nội dung nói về những kỷ niệm mà tôi từng một thời và hiện nay vẫn gắn bó với TP HCM "Sài Gòn đẹp phố muôn màu, Sài Gòn chợ xuân vui sao, mến khách em tôi ngọt lời chào. Đường vua Lê Thánh Tông hàng me xanh bóng cây. Và nơi đây lũ chúng tôi hay đùa vui...".
* Là người gốc ở Tây Ninh nên anh muốn ...?
- Vâng, đây là ca khúc tôi viết về nơi không phải "chôn rau cắt rốn" của tôi nhưng tôi vô cùng thương mến. Tôi có quá nhiều kỉ niệm với Sài Gòn. Hết hai phần ba số tuổi hiện nay của tôi là sống, làm việc, học tập ở Sài Gòn, làm sao tôi không thương mến vùng đất này được. Vì vậy tôi viết Tôi ở Sài Gòn để dâng tặng những con đường, góc phố, hàng cây... ở đây mà thường ngày tôi vẫn qua lại.
* Anh cho biết cảm tưởng của anh sau khi hoàn thành một ca khúc hay một đoạn nhạc nào đó?
- Thật hạnh phúc, thật vui sướng không bút mực nào tả xiết khi mình hoàn thành xong một ca khúc, hát thử cho anh em bạn bè cùng nghe và được mọi người khen ngợi.
* Có lúc nào anh cảm thấy khó khăn trong sáng tác không?
- Đến với âm nhạc, tôi đã trải qua nhiều thử thách. Chặng đường âm nhạc tôi đi qua khá dài so với các nhạc sỹ khác, hầu như phải đi đường vòng chứ không đi được đường thẳng như người ta. Nhiều khi tôi cảm thấy chán chường, mệt mỏi... muốn nghỉ ngơi không cầm viết, không nhìn vào nốt nhạc. Nhưng rồi tình yêu của âm nhạc đối với tôi quá mãnh liệt nên tôi lại ngồi vào bàn cầm viết, cầm cây đàn nghêu ngao, lại ký âm, xướng âm... và khuôn nhạc, những dòng kẻ lại bắt đầu hiện lên những nốt đo, rê, mi, fa, sol...
*Gắn bó với âm nhạc trên 30 năm, điều gì đã khiến anh say mê như vậy?
- Đã gần 40 năm tối đến với âm nhạc. Nó như có một sức hút lạ lùng với tôi. Vất vả, mệt mỏi với âm nhạc cũng nhiều, nhưng ngược lại âm nhạc đã cho tôi nhiều điều bổ ích hơn thế. Từ tình cảm quý mến của bạn bè thân thiết đến tình cảm ái mộ của khán thính giả và nhất là sự lôi cuốn không biên giới của thế giới âm thanh, của giai điệu, cung bậc ... đã làm cho tôi như đi đến với vùng trời bình yên, say đắm nhất... không làm sao thoát được.
Trương Như Bá - Báo Phụ Nữ Ấp Bắc
http://nonglamsuc.vnweblogs.com/
Nụ cười vui vẻ, hồn nhiên. Giọng nói ngọt ngào, sang sảng, đậm chất Nam Bộ, tướng đi mạnh mẽ, hùng tráng... và ở Trương Quang Lộc người ta thấy một điều gì đó bình dị, chơn chất, hiền lành, dễ mến. Đặc biệt là dòng nhạc anh luôn luôn chảy với những giai điệu trẻ trung, sôi nổi nhưng không kém phần mượt mà, sâu lắng. Anh là một trong những sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn trước năm 1975 đã từng "xuống đường" đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước.
Trương Quang Lộc sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh. Sau khi tốt nghiệp tú tài, anh về Sài Gòn học Đại học Văn khoa, ban Triết học Đông Phương, được nửa chừng thì đất nước giải phóng. Thời đi học, anh là một học sinh, sinh viên chuyên cần học tập, trong đó có bộ môn âm nhạc mà anh yêu thích. Lộc biết đàn guitar khá sớm, biết hát những ca khúc đấu tranh của Tôn Thất Lập, Trần Long Ần, Trương Quốc Khánh...một cách nhuần nhuyễn nên thường xuyên tham gia các phong trào văn nghệ ở trường.
Sau năm 1975, Trương Quang Lộc sinh hoạt trong Ban văn nghệ của Đại học Văn khoa (tiền thân của Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Thành đoàn Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) cùng với các nhạc sỹ Từ Huy, Trần Lợi, Nguyễn Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Hiên, Huy Liêm ... và bắt đầu mày mò sáng tác. Ca khúc Mưa trên đồng lúa xanh được anh sáng tác trong thời gian này nhưng chưa đặc sắc nên chưa gây được tiếng vang và cũng chưa để lại trong lòng người nghe một điều gì xúc cảm.
Khi trường Văn Khoa bắt đầu hoạt động trở lại, Trương Quang Lộc tiếp tục theo học nhưng lần này anh không học ban Triết học mà học ngôn ngữ văn. Và vì bận việc học hành nên anh không tham gia trong ban văn nghệ của trường nữa. Lúc này, ban văn nghệ của Trường Đại học Văn khoa đã chuyển đổi thành CLB sáng tác trẻ thành đoàn. Và trong một lần tình cờ gặp nhạc sỹ Trần Lợi ở Nhà văn hóa Thanh Niên, Trần Lợi khuyên Lộc nên trở lại tham gia CLB sáng tác trẻ thành đoàn. Lộc nói "Khoảng năm 1981-1982, tôi gặp lại nhạc sỹ Trần Lợi (lúc này đã khá nổi tiếng). Trần Lợi nói tôi có năng khiếu sáng tác, nên tham gia CLB sáng tác để trau dồi kỹ năng, kiến thức sáng tác. Và thế là từ đó tôi có tên trong CLB sáng tác trẻ Thành đoàn..."
Ca khúc thứ hai nhưng được Lộc xem như ca khúc đầu tay vì ca khúc này được Đài phát thanh TP HCM chọn thu âm và phát sóng. Đó lá ca khúc Con đường mở về phía biểndo ca sỹ Thy Nga, một ca sỹ nổi tiếng thời bấy giờ thể hiện. Đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời sáng tác của nhạc sỹ Trương Quang Lộc. Từ đó, anh say mê sáng tác, nhưng tất cả đều trong âm thầm, lặng lẽ...
Để rồi, năm nào anh cũng đều đặn cho ra đời và đem trình làng những ca khúc mới của mình. Trong đó có những ca khúc trữ tình, lãng mạn được giới trẻ ưa chuộng như Tình mênh mang (ca sỹ Đan Trường thể hiện), Chim sáo xa rồi (Quang Linh), Sắc màu con gái(Cẩm Ly), Đưa em về (Thanh Lan, Phương Thanh), Thơ ấu (Lam Trương)... Những ca khúc này đã được đưa vào Top ten Làn sóng xanh của đài FM.
Nhạc của Lộc có giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm nhưng sở trường chính của anh lại là những giai điệu trẻ trung, sôi nổi. Nhiều ca khúc anh viết có tiết tấu nhanh, vui nhộn. Ca từ anh dùng là lời lẽ trong sáng, dễ nghe, dễ hiểu: Thác Trị An, Mây mùa thu, Mùa thu đến...
Dòng nhạc trẻ anh thể hiện hàm chứa sâu đậm tình cảm, tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước. Ở đó, người nghe dễ dàng cảm nhận được có những dòng sông lặng lẽ, hiền hòa, êm đềm chảy qua đời mình, có những màu xanh mát dịu của trời mây, màu xanh yêu thương của cỏ cây hoa lá ươm mầm cho tình yêu đôi lứa... tất cả đều được Trương Quang Lộc thể hiện bằng những nét nhạc dịu dàng, uyển chuyển qua các ca khúc: Quê hương và chim sáo, Phố xưa, Mùa hạ, Mẹ, Biển...
* Nguyên nhân nào đưa anh đến với âm nhạc?
- Thuở nhỏ tôi không nghĩ mình lớn lên sẽ trở thành nhạc sỹ. Ước mơ của tôi là trở thành kỹ sư nông nghiệp để rồi lên cao nguyên lập nghiệp bằng những đồn điền cà phê, trà...hay những nông trường trồng cải bắp, cải bông, khoai tây, cà rốt...Không ngờ sự đời nhiều khi trái khoáy. Bây giờ cũng nông trường, công trường...nhưng tất cả đều nằm trên nốt nhạc mà thôi.
* Được biết số lượng ca khúc sáng tác của anh từ đó đến nay cũng khá nhiều. anh có thể cho độc giả biết những ca khúc sáng tác gần đây và mới nhất?
- Tôi viết nhiều thể loại tình ca, âm hưởng dân ca, nhạc trẻ, nhạc thiếu nhi... đã được nhiều ca sỹ nổi tiếng trong nước trình bày. Những ca khúc tôi viết gần đây nhất gồm: Yêu rất nhiều nhưng vẫn sợ, Tình hay mong manh con thuyền giấy, Đẹp những phút giây bên người, Anh đã có em trong đời, Một lần yêu...
*Nội dung những ca khúc ấy nói gì? Ví dụ như Tình hay mong manh con thuyền giấy. Nghe có vẻ khó hiểu?
- Tình hay mong manh con thuyền giấy nói về một cô gái mới lớn cảm nhận tình yêu là một cái gì đó mong manh rất dễ vỡ. Có điều, bài hát này hiện vẫn còn trong ngăn kéo chưa công bố. Bài mới nhất của tôi là bài Tôi ở Sài Gòn viết theo yêu cầu của Hội Am nhạc TP HCM (Tôi là Hội viên Hội Âm nhạc TP HCM).
* Bài này ra sao?
- Bài này có nội dung nói về những kỷ niệm mà tôi từng một thời và hiện nay vẫn gắn bó với TP HCM "Sài Gòn đẹp phố muôn màu, Sài Gòn chợ xuân vui sao, mến khách em tôi ngọt lời chào. Đường vua Lê Thánh Tông hàng me xanh bóng cây. Và nơi đây lũ chúng tôi hay đùa vui...".
* Là người gốc ở Tây Ninh nên anh muốn ...?
- Vâng, đây là ca khúc tôi viết về nơi không phải "chôn rau cắt rốn" của tôi nhưng tôi vô cùng thương mến. Tôi có quá nhiều kỉ niệm với Sài Gòn. Hết hai phần ba số tuổi hiện nay của tôi là sống, làm việc, học tập ở Sài Gòn, làm sao tôi không thương mến vùng đất này được. Vì vậy tôi viết Tôi ở Sài Gòn để dâng tặng những con đường, góc phố, hàng cây... ở đây mà thường ngày tôi vẫn qua lại.
* Anh cho biết cảm tưởng của anh sau khi hoàn thành một ca khúc hay một đoạn nhạc nào đó?
- Thật hạnh phúc, thật vui sướng không bút mực nào tả xiết khi mình hoàn thành xong một ca khúc, hát thử cho anh em bạn bè cùng nghe và được mọi người khen ngợi.
* Có lúc nào anh cảm thấy khó khăn trong sáng tác không?
- Đến với âm nhạc, tôi đã trải qua nhiều thử thách. Chặng đường âm nhạc tôi đi qua khá dài so với các nhạc sỹ khác, hầu như phải đi đường vòng chứ không đi được đường thẳng như người ta. Nhiều khi tôi cảm thấy chán chường, mệt mỏi... muốn nghỉ ngơi không cầm viết, không nhìn vào nốt nhạc. Nhưng rồi tình yêu của âm nhạc đối với tôi quá mãnh liệt nên tôi lại ngồi vào bàn cầm viết, cầm cây đàn nghêu ngao, lại ký âm, xướng âm... và khuôn nhạc, những dòng kẻ lại bắt đầu hiện lên những nốt đo, rê, mi, fa, sol...
*Gắn bó với âm nhạc trên 30 năm, điều gì đã khiến anh say mê như vậy?
- Đã gần 40 năm tối đến với âm nhạc. Nó như có một sức hút lạ lùng với tôi. Vất vả, mệt mỏi với âm nhạc cũng nhiều, nhưng ngược lại âm nhạc đã cho tôi nhiều điều bổ ích hơn thế. Từ tình cảm quý mến của bạn bè thân thiết đến tình cảm ái mộ của khán thính giả và nhất là sự lôi cuốn không biên giới của thế giới âm thanh, của giai điệu, cung bậc ... đã làm cho tôi như đi đến với vùng trời bình yên, say đắm nhất... không làm sao thoát được.
Trương Như Bá - Báo Phụ Nữ Ấp Bắc
http://nonglamsuc.vnweblogs.com/
NHÀ THƠ TRƯƠNG CÔNG THUỐT
BƠI XUỒNG VÀO HỒN THƠ CỦA TRƯƠNG CÔNG THUỐT, AN GIANG
Tuổi ở hàng ngũ tuần. Người xã Long Điền, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Vốn nằm giữa hai dòng sông Tiền sông Hậu. Hiện chủ yếu làm nghề mua rẻ bán mắc nhu cầu việc làm nơi người lao động cho phía sử dụng nhằm ăn tiền cò với dăm nhân viên trai gái bên trong cũng có vài người là dân cầm bút . Trụ sở quầy kinh doanh giới thiệu việc làm này nằm gần bắc An Hòa,phía thành phố Long Xuyên .Kề bên nhiều sạp thịt heo và cá tươi suốt ngày tanh tanh mùi trung cổ .Ấy vậy hoặc nhiều khi do vậy mà mùa mưa năm 2009 chưa xa,thông qua NXB Phương Đông,Trương Công Thuốt ấn hành tiếp tục thi phẩm thứ 6 của mình.Có nhan đề Sau Mùa Trăng Lẻ.Gồm 33 bài thơ. Gói gọn trong 69 trang in.
Xúc cảm u buồn ,yêu thương là mảng chủ đạo của tập thơ.Dễ thấy nó xao động dâng trào ,tuôn chảy ra từ chính đôi mắt con tim của Trương Công Thuốt.Không hề từ những gì bên ngoài anh nhằm đạt được hay đạt tới cái gì đó cũng ở bên ngoài anh.Hay nói cách khác,hoa trái tâm tình trong khu vườn thi phẩm Sau mùa trăng lẻ của Trương Công Thuốt có hương vị tự nó. Mọc lên cùng xòe tàn rũ lá dâng hương hết sức chân thành bình dị từ những gò, bãi xúc cảm được cày xới trực tiếp tự nhiên bởi những gì được lọc qua nơi đôi mắt riêng của chính Trương Công Thuốt. Từ cảnh ngộ của bản thân:
Ta đi cưới vợ cho ta
Tiệc xong sau trước căn nhà rộng thinh
Ngoài vườn thưa vắng tiếng chim
Trong sân hoa lý buồn nghiêng sắc vàng
Thà ta chấp nhận phủ phàng
Còn hơn cô độc như đàn đứt dây
(Tự Bạch-Trang 5)
Cho đến khung cảnh du xuân riêng lẻ nằm giữa một góc đất trời thuộc về vùng Bảy Núi quê nhà:
Một mình trở lại Cô Tô
Ngắm Tigôn trên giàn leo mỏng manh
Gió liu ríu lạnh
Chạm buồn vách núi những chiều không.
(Chuyện đầu năm-Trang 6)
Hay chốn duyên hải miền Tây Nam bộ thân thương với bao thực thể nhân sinh đồng tộc đang đeo bám vào biển như trẻ con ôm rút vào bầu sữa mẹ để mong được no đầy qua ngày giữa bao quy luật nghiệt ngã của cuộc đời:
Lặng lẽ ra khơi
Ẩn hiện tiếng trẻ thơ,nụ cười cong mắt vợ
Lom khom bóng gậy
Lẫn theo vệt sóng những con tàu
Đêm hươ mắt tìm trăng sao
Choáng phía trời xa mờ thẳm
Dây thắt bụng,tựa lưng ngồi đối ẩm
Nghe gió bơi khát nhớ tiếng gà trưa
Biển vô hồn,chợt nắng chợt mưa
Nắng vênh be
Mưa oằn cột lưới
Ngẩm ách trâu cày tháng giêng
(Biển gọi-Trang 12)
Hoặc một cô gái phương Bắc xa xôi khổ nhọc khốn nghèo gặp được trên đường du lãm:
Em ở Tây Thiên
Mỏ Quạ đậm sương mù
Cho gửi câu xề
Dăm lời hịc hạc kẻ miền xuôi
Ta mang ngậm ngùi ra đi
Nắng đổ phố vây đời ngờ ngợ
Nhớ em gánh xu xa về trả nợ
Tiếng rao khan kẹt giữa cổng trời mây
Tôi trở về sông nước miền Tây
Phù sa không thể vượt độ cao ngàn mét
Chẳng vô tình xin em đừng trách
Ngõ yêu thương chật chội chuyện đời thường
(Giã từ Tam Đảo- Trang 14)
Tuy nhiên, khuấy dầm bơi sâu vào tập thơ Sau mùa trăng lẻ nói trên ,càng thấy không chỉ có hoa trái u buồn và yêu thương.Mà còn có nhiều luống cỏ nở đầy sự tỉnh thức đắng cay mang khá đậm cảm hứng vừa tiếc nuối vừa phê phán chui lên từ những vạt đất cày hiền lành mộc mạc ,thậm chí là từng ngây thơ khờ khạo một thời:
Sáng nay ta thức dậy giật mình
Giếng đời cạn ,bến sông tình kiệt nước
Cỏ xấu hổ lớn lên từ đất
Bởi thiền sư kia biết rõ chuyện đàn bà!
( Giấc mơ lạ gửi người quen-Trang 28)
Ta như con đò về đậu bến sông
Khách cũ sang bờ đi biền biệt
Đời muôn mặt làm gì biết được
Em còn mấy chuyến đò đưa
( Lầm lạc -Trang 37)
Không có trọng tài biên căng cờ
Lỗi việt vị trên sân ai phát hiện
Kỷ nguyên mới nâng tầm nghệ thuật
Chèn người
Những trọng tài già mỏi gối mù màu
Ngao ngán trái bóng vòng vèo trên sân cỏ
Trăm ngàn mắt ngó
Triệu người dõi theo.
Trận cuối cùng của những siêu sao
Thường được chia nhau bàn thắng
Tiền thưởng và huân chương lấp lánh
Trong tay ,trên ngực kẻ vô hồn
Thôi nhé,xin đừng chơi tiếp trò bắt chước
Pla-ti-ni cởi áo mặc cho con mình!
(Bóng đá-Trang 45)
Chẳng những vậy,trong khu vườn thi ca này của Trương Công Thuốt còn có những dòng sông hoài niệm về những ngày không còn nữa trong đời thực hiện tiền .Nó lây lan lấp lánh lặng lẽ qua lòng người đọc nhiều dòng chảy bùi ngùi ray rức:
Liều thuốc nào trả ta về tuổi thơ
Theo chân chị xuống đồng cấy mạ
Thích ốc nướng thơm mùi rơm rạ
Cởi truồng ,vò đất tắm mương trâu
(Nơi ta về -Trang 32)
Vì đây, quả thực,chính là sự phản kháng chung của não trạng làng quê ruộng đồng êm đềm tự tại xưa cũ trước những gì đang vây bọc ngày đêm đến độ mắc stress khá nặng:
Ta tạm ở nơi ồn ào xe chợ
Trông bán buồn vui
Hỗn hợp những thang âm bực bội
Quấy rầy giấc ngủ nhớ em
Liều thuốc nào có thể qua đêm
Sau một giấc vượt bao ghềnh thác
Chốn đa đoan ngàn năm chẳng khác
Chim lồng treo lửng lơ
(Nơi ta về)
Ngoài ra, trong mạch tình cảm nói trên, còn có những cung bậc hoài niệm mang tính vĩ mô ,pha lẫn ít nhiều cảm hứng khá đặc biệt về lịch sử chưa xa của vùng Nam bộ nói chung, tỉnh An Giang của Trương Công Thuốt nói riêng:
Lúc còn thơ ta ra bờ sông Hậu
Nhìn một phía mù thẳm
Một phía con cò xám ,lẻ
Mỏi cánh về đầu ngọn cà dăm...
Ta về -một góc Phương Nam
Lúa trĩu ,hoa trái trong vườn chín ngọt
Mùa đại yến bổng dưng ta chợt
Nhớ con cò xám ,lẻ
Ngày xưa đậu ngọn cà dăm!
( Một góc Phương Nam-Trang 62).
Đặc biệt ,vì cũng lại lọc qua đôi mắt tâm hồn đầy yêu thương nhân ái ,lấy mẫu số con người làm giá trị tối cao của mọi đo đếm cộng trừ về lịch sử nói chung:
Ngần ấy,người Khơ-me dạy người kinh ăn mắm
Thụt tre làm trúm
Bắt rắn bằng tay
Cất tha la dọc những đường làn
Người kinh dạy người Khơ-me
mặc quần hai ống ,ở nhà sàn
Đi dưới gió cọp beo
Kết hôn với người họ xa
Bái tổ trước khi tung quyền...
Đêm kể chuyện mẹ Âu Cơ dắt năm mươi con
lên rừng
Xuống biển Công chúa Huyền Trân lấy chồng Đồ Bàn
Nghĩa tào khang đầy chín sông
Nghĩa tào khang trên vùng đất cỏ năn
Vùng đất đỉa ken như bánh lọt
Xuồng chèo cong mái
Cá trèn lội đứt đuôi
(Tình đất tình người-Trang 67)
Người đọc sẽ cảm hiểu về tính nhân bản của những cung bậc hoài niệm mang tính vĩ mô nói trên hơn khi biết thêm rằng vùng đất Trương Công Thuốt từng được sinh ra và lớn lên vốn là tâm điểm giao tranh để kết hợp và kết hợp để giao tranh khá ác liệt của nhiều cộng đồng bộ tộc khác nhau trong quá khứ chưa xa.Những thực thể này đã ,đang và sẽ còn góp phần làm nên sắc thái thống nhất trong đa diện về huyết thống cũng như về văn hóa của người dân huyện Chợ Mới hiện nay nói riêng và tỉnh An Giang nói chung .Là một nhà thơ nhạy cảm ,tràn đầy tình nhân ái hướng tha,được mọc lên từ chính ruột rà xương máu của quê nhà ,Trương Công Thuốt không thể không sở hữu những ký ức lịch sử này từ nhiều lớp tiền nhân đã và đang lặng lẽ âm thầm truyền lại qua bao vạt ruộng bờ ao,lùm cây,bụi lúa,điệu hát ,câu hò như một phần cốt lõi tâm linh hiện hữu ở nơi mình .
Về mặt nghệ thuật thơ ca trong ấn phẩm Sau mùa trăng lẻ .Ngay bài thơ đầu,bài Tự Bạch ,dễ nhận ra Trương Công Thuốt từng có hai câu kết đậm đầy chất văn xuôi bắt vần:
Thà ta chấp nhận phủ phàng
Còn hơn cô độc như đàn không dây.
(Tự Bạch-Trang 5)
Tại bài Cảm giác ,nằm ở trang 25,tình trạng cũng tương tự:
Trần gian lắm kẻ oái oăm
Lọc lừa phù phép cõi âm thiên đàng
Thiên đàng nghi kị thánh thần
Thánh thần khóc ngắm niết bàn ...hư vô
Đạo đời cây cỏ nhấp nhô
Trụ trì cư sĩ bia mồ như nhau
Dòng người thực giả khác nhau
Ngẩn lòn cửa Phật lạy chào hơn thua...
Bởi nó không chuyển tải được điều gì lớn hơn,rộng hơn ,sâu hơn,gây được khoái cảm thẩm mỹ như thế nào đó tới người đọc ngoài những gì người ta có thể nhận trực tiếp và tức thì từ tổng nghĩa đen của những con chữ đang nằm xếp hàng liền nhau ở bên trên.Vì rằng ,trong nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng ,dù được sáng tác theo quan niệm nào,dựa trên nền tảng triết học nào về vũ trụ nhân sinh,thì ngôn ngữ của nó phải có khả năng căng kéo ,căng đầy đến độ bùng nổ thành nhiều chiều ,nhiều lớp thông điệp vừa trùm phủ vừa vượt thoát ra khỏi chính bản thân nó vốn chỉ còn như một dấu hiệu hữu hình cần phải chết lập tức ngay khung cửa sau cùng của quy trình tiếp nhận diễn ra nơi trí não người đọc.
Tuy vậy,ngoài trường hợp riêng rẽ này ra,trong phạm vi ấn phẩm Sau mùa trăng lẻ ,nhìn chung ,Trương Công Thuốt vẫn là một nhà thơ khá cứng tay ,khá thuần thục trong sáng tạo theo bút pháp siêu văn bản , "ý tại ngôn ngoại", "vẽ mây nẩy trăng":
Chiều nay lúa xóa đồng hoang
Tìm đâu một nắm xương tàn mong manh
Nửa đời sống với chiến tranh
Nửa đời còn lại mẹ dành khóc con
(Lòng mẹ-Trang 57)
Chẳng những vậy,còn kết hợp ,đan xen với bút pháp hàm ngôn,tạo ra những dòng thơ khá no đầy thi tính, lai tạp được ít nhiều kiểu loại tư duy thẩm mỹ mảnh vỡ trong cấu trúc gai góc ngột ngạt chất suy tư trăn trở nơi thông điệp đa chiều cạnh của thi ca hiện đại:
Chiếc lá vàng bổng dưng rơi vào căn phòng riêng
Em giật mình khép hờ đôi mắt
Từng giọt đan đong đầy chiếc lá
Chiếc lá giữ tiếng thằn lằn tặc lưỡi khô trên vách
Thắt thỏm đợi tiếng chân xa
Ba trăm sau mươi lăm ngày vẽ mắt em có đuôi
Vẽ màu chì chệch choạc lên bờ môi
Mang đi từng sợi tóc đen...
Điều này làm cho bài thơ nào của anh cũng có âm bản ở nhiều mức độ khác nhau dù câu chữ nơi phần dương bản đôi khi hiện diện ít nhiều "hịc hạc", cũng ở nhiều mức độ khác nhau:
Gặp em mắc nợ chốn này
Hóa thân để trả những ngày ngêu ngao
Núi Sam triền thấp dồ cao
Quán bia ,bàn nhậu lao xao nói cười...
Buồn tình trở lại thăm em
Chợt tin người đã sang miền rong chơi
( Mất nhau-Trang 20)
Cộng đi trừ lại,trong tập thơ này,về mặt nghệ thuật,có thể nói rằng Trương Công Thuốt vẫn còn chìm lắng trong tư duy thi pháp truyền thống với nhiều hình ảnh ,ý tứ đôi khi đã trở nên quá cũ kỹ cùng người đọc hiện nay,dù có thể gọi là hay ở một thời đoạn xa xôi trong quá khứ:
Mẹ bơi thuyền qua bến Văn Lâu
Sóng mặc cả máu xương thành Quảng Trị
Nấm mồ dại không họ tên đồng chí
Giờ phôi pha lẫn khuất biết đâu tìm
(Nỗi lòng mẹ Âu cơ-Trang 59) Vì những cách tân ,so với chính Trương Công Thuốt trước đó ,vẫn chưa được định hình rõ nét dù đang phát lộ ít nhiều năng lực bức phá,tiến triển về hướng phù hợp với tâm tình ,suy tư của người Đồng bằng sông Cửu Long đương đại hơn.Theo đó ,vẫn còn đồng ruộng ,sông nước ,câu vọng cổ cánh cò chấp chới ngân nga êm ái trong lòng nhưng phố thị,công xưởng,nhà máy,chốn đông người tụ hội ,những khu nhà ở biệt lập cao tầng ,mạng internet thu nhận,tiếp biến hàng ngày hàng giờ nhiều giá trị căn bản khác nhau trong cuộc sống toàn cầu đã và đang liên tục căng xé ,gấp gãy ,gấp chồng theo hướng lập thể hóa nhiều lý tưởng vốn phẳng lặng, tròn trịa ,đơn chiều ,đơn cực trong mô thức thẩm mỹ nghệ thuật ngày nào của người Đồng bằng xa xăm xưa cũ...
Song ,dù thế nào,qua tập thơ này, Trương Công Thuốt vẫn rất đích đáng khi được gọi là nhà thơ thế sự lẫn thế cuộc của đất An Giang nói riêng ,vùng Tây Nam bộ nói chung .Đã thực sự sống giữa những buồn vui trăn trở đang trên đà vận hành trở dạ của cộng đồng mình.Tuy có đề tặng người này người kia,thậm chí là tự bạch ,nhưng đó không phải là những bài thơ thuộc kiểu loại viết hóa đơn thù tạc cá nhân thuần túy,không có điểm chung nào giữa bao cuộc sống riêng của nhiều người xung quanh khác.Có lẽ đây là điểm nổi bật mà người đọc dễ nhận ra .Và ,tất nhiên,bài viết này cũng chỉ tương xứng với những gì Trương Công Thuốt đã có vào thời điểm ra đời tập thơ Sau mùa trăng lẻ,như hành động tổng kết một chặng sáng tạo nghệ thuật thơ ca của mình .Nghĩa là đã trên dưới hai năm về trước. Còn hiện tại thì chưa biết đã và đang ra sao. Nhưng dù ra sao,vẫn luôn mong thơ Trương Công Thuốt tiếp tục mọc ra từ tận thẳm cung của hồn mình.Vì chính trong ấy mới có chất liệu chân thật của một kiểu loại nghệ thuật có khả năng cộng cảm với những buồn vui trăn trở của cộng đồng nhân sinh mà mình đang là phần tử gắn bó bất khả giải trừ bên trong trừ khi đến ngày nào đó phải lặng lẽ theo bóng tà dương khuất hẳn cuối chân trời.
TRẦN MINH TẠO
Sa Đéc-Đồng Tháp ,mùa cuối năm 2010.
BƠI XUỒNG VÀO HỒN THƠ CỦA TRƯƠNG CÔNG THUỐT, AN GIANG
Tuổi ở hàng ngũ tuần. Người xã Long Điền, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Vốn nằm giữa hai dòng sông Tiền sông Hậu. Hiện chủ yếu làm nghề mua rẻ bán mắc nhu cầu việc làm nơi người lao động cho phía sử dụng nhằm ăn tiền cò với dăm nhân viên trai gái bên trong cũng có vài người là dân cầm bút . Trụ sở quầy kinh doanh giới thiệu việc làm này nằm gần bắc An Hòa,phía thành phố Long Xuyên .Kề bên nhiều sạp thịt heo và cá tươi suốt ngày tanh tanh mùi trung cổ .Ấy vậy hoặc nhiều khi do vậy mà mùa mưa năm 2009 chưa xa,thông qua NXB Phương Đông,Trương Công Thuốt ấn hành tiếp tục thi phẩm thứ 6 của mình.Có nhan đề Sau Mùa Trăng Lẻ.Gồm 33 bài thơ. Gói gọn trong 69 trang in.
Xúc cảm u buồn ,yêu thương là mảng chủ đạo của tập thơ.Dễ thấy nó xao động dâng trào ,tuôn chảy ra từ chính đôi mắt con tim của Trương Công Thuốt.Không hề từ những gì bên ngoài anh nhằm đạt được hay đạt tới cái gì đó cũng ở bên ngoài anh.Hay nói cách khác,hoa trái tâm tình trong khu vườn thi phẩm Sau mùa trăng lẻ của Trương Công Thuốt có hương vị tự nó. Mọc lên cùng xòe tàn rũ lá dâng hương hết sức chân thành bình dị từ những gò, bãi xúc cảm được cày xới trực tiếp tự nhiên bởi những gì được lọc qua nơi đôi mắt riêng của chính Trương Công Thuốt. Từ cảnh ngộ của bản thân:
Ta đi cưới vợ cho ta
Tiệc xong sau trước căn nhà rộng thinh
Ngoài vườn thưa vắng tiếng chim
Trong sân hoa lý buồn nghiêng sắc vàng
Thà ta chấp nhận phủ phàng
Còn hơn cô độc như đàn đứt dây
(Tự Bạch-Trang 5)
Cho đến khung cảnh du xuân riêng lẻ nằm giữa một góc đất trời thuộc về vùng Bảy Núi quê nhà:
Một mình trở lại Cô Tô
Ngắm Tigôn trên giàn leo mỏng manh
Gió liu ríu lạnh
Chạm buồn vách núi những chiều không.
(Chuyện đầu năm-Trang 6)
Hay chốn duyên hải miền Tây Nam bộ thân thương với bao thực thể nhân sinh đồng tộc đang đeo bám vào biển như trẻ con ôm rút vào bầu sữa mẹ để mong được no đầy qua ngày giữa bao quy luật nghiệt ngã của cuộc đời:
Lặng lẽ ra khơi
Ẩn hiện tiếng trẻ thơ,nụ cười cong mắt vợ
Lom khom bóng gậy
Lẫn theo vệt sóng những con tàu
Đêm hươ mắt tìm trăng sao
Choáng phía trời xa mờ thẳm
Dây thắt bụng,tựa lưng ngồi đối ẩm
Nghe gió bơi khát nhớ tiếng gà trưa
Biển vô hồn,chợt nắng chợt mưa
Nắng vênh be
Mưa oằn cột lưới
Ngẩm ách trâu cày tháng giêng
(Biển gọi-Trang 12)
Hoặc một cô gái phương Bắc xa xôi khổ nhọc khốn nghèo gặp được trên đường du lãm:
Em ở Tây Thiên
Mỏ Quạ đậm sương mù
Cho gửi câu xề
Dăm lời hịc hạc kẻ miền xuôi
Ta mang ngậm ngùi ra đi
Nắng đổ phố vây đời ngờ ngợ
Nhớ em gánh xu xa về trả nợ
Tiếng rao khan kẹt giữa cổng trời mây
Tôi trở về sông nước miền Tây
Phù sa không thể vượt độ cao ngàn mét
Chẳng vô tình xin em đừng trách
Ngõ yêu thương chật chội chuyện đời thường
(Giã từ Tam Đảo- Trang 14)
Tuy nhiên, khuấy dầm bơi sâu vào tập thơ Sau mùa trăng lẻ nói trên ,càng thấy không chỉ có hoa trái u buồn và yêu thương.Mà còn có nhiều luống cỏ nở đầy sự tỉnh thức đắng cay mang khá đậm cảm hứng vừa tiếc nuối vừa phê phán chui lên từ những vạt đất cày hiền lành mộc mạc ,thậm chí là từng ngây thơ khờ khạo một thời:
Sáng nay ta thức dậy giật mình
Giếng đời cạn ,bến sông tình kiệt nước
Cỏ xấu hổ lớn lên từ đất
Bởi thiền sư kia biết rõ chuyện đàn bà!
( Giấc mơ lạ gửi người quen-Trang 28)
Ta như con đò về đậu bến sông
Khách cũ sang bờ đi biền biệt
Đời muôn mặt làm gì biết được
Em còn mấy chuyến đò đưa
( Lầm lạc -Trang 37)
Không có trọng tài biên căng cờ
Lỗi việt vị trên sân ai phát hiện
Kỷ nguyên mới nâng tầm nghệ thuật
Chèn người
Những trọng tài già mỏi gối mù màu
Ngao ngán trái bóng vòng vèo trên sân cỏ
Trăm ngàn mắt ngó
Triệu người dõi theo.
Trận cuối cùng của những siêu sao
Thường được chia nhau bàn thắng
Tiền thưởng và huân chương lấp lánh
Trong tay ,trên ngực kẻ vô hồn
Thôi nhé,xin đừng chơi tiếp trò bắt chước
Pla-ti-ni cởi áo mặc cho con mình!
(Bóng đá-Trang 45)
Chẳng những vậy,trong khu vườn thi ca này của Trương Công Thuốt còn có những dòng sông hoài niệm về những ngày không còn nữa trong đời thực hiện tiền .Nó lây lan lấp lánh lặng lẽ qua lòng người đọc nhiều dòng chảy bùi ngùi ray rức:
Liều thuốc nào trả ta về tuổi thơ
Theo chân chị xuống đồng cấy mạ
Thích ốc nướng thơm mùi rơm rạ
Cởi truồng ,vò đất tắm mương trâu
(Nơi ta về -Trang 32)
Vì đây, quả thực,chính là sự phản kháng chung của não trạng làng quê ruộng đồng êm đềm tự tại xưa cũ trước những gì đang vây bọc ngày đêm đến độ mắc stress khá nặng:
Ta tạm ở nơi ồn ào xe chợ
Trông bán buồn vui
Hỗn hợp những thang âm bực bội
Quấy rầy giấc ngủ nhớ em
Liều thuốc nào có thể qua đêm
Sau một giấc vượt bao ghềnh thác
Chốn đa đoan ngàn năm chẳng khác
Chim lồng treo lửng lơ
(Nơi ta về)
Ngoài ra, trong mạch tình cảm nói trên, còn có những cung bậc hoài niệm mang tính vĩ mô ,pha lẫn ít nhiều cảm hứng khá đặc biệt về lịch sử chưa xa của vùng Nam bộ nói chung, tỉnh An Giang của Trương Công Thuốt nói riêng:
Lúc còn thơ ta ra bờ sông Hậu
Nhìn một phía mù thẳm
Một phía con cò xám ,lẻ
Mỏi cánh về đầu ngọn cà dăm...
Ta về -một góc Phương Nam
Lúa trĩu ,hoa trái trong vườn chín ngọt
Mùa đại yến bổng dưng ta chợt
Nhớ con cò xám ,lẻ
Ngày xưa đậu ngọn cà dăm!
( Một góc Phương Nam-Trang 62).
Đặc biệt ,vì cũng lại lọc qua đôi mắt tâm hồn đầy yêu thương nhân ái ,lấy mẫu số con người làm giá trị tối cao của mọi đo đếm cộng trừ về lịch sử nói chung:
Ngần ấy,người Khơ-me dạy người kinh ăn mắm
Thụt tre làm trúm
Bắt rắn bằng tay
Cất tha la dọc những đường làn
Người kinh dạy người Khơ-me
mặc quần hai ống ,ở nhà sàn
Đi dưới gió cọp beo
Kết hôn với người họ xa
Bái tổ trước khi tung quyền...
Đêm kể chuyện mẹ Âu Cơ dắt năm mươi con
lên rừng
Xuống biển Công chúa Huyền Trân lấy chồng Đồ Bàn
Nghĩa tào khang đầy chín sông
Nghĩa tào khang trên vùng đất cỏ năn
Vùng đất đỉa ken như bánh lọt
Xuồng chèo cong mái
Cá trèn lội đứt đuôi
(Tình đất tình người-Trang 67)
Người đọc sẽ cảm hiểu về tính nhân bản của những cung bậc hoài niệm mang tính vĩ mô nói trên hơn khi biết thêm rằng vùng đất Trương Công Thuốt từng được sinh ra và lớn lên vốn là tâm điểm giao tranh để kết hợp và kết hợp để giao tranh khá ác liệt của nhiều cộng đồng bộ tộc khác nhau trong quá khứ chưa xa.Những thực thể này đã ,đang và sẽ còn góp phần làm nên sắc thái thống nhất trong đa diện về huyết thống cũng như về văn hóa của người dân huyện Chợ Mới hiện nay nói riêng và tỉnh An Giang nói chung .Là một nhà thơ nhạy cảm ,tràn đầy tình nhân ái hướng tha,được mọc lên từ chính ruột rà xương máu của quê nhà ,Trương Công Thuốt không thể không sở hữu những ký ức lịch sử này từ nhiều lớp tiền nhân đã và đang lặng lẽ âm thầm truyền lại qua bao vạt ruộng bờ ao,lùm cây,bụi lúa,điệu hát ,câu hò như một phần cốt lõi tâm linh hiện hữu ở nơi mình .
Về mặt nghệ thuật thơ ca trong ấn phẩm Sau mùa trăng lẻ .Ngay bài thơ đầu,bài Tự Bạch ,dễ nhận ra Trương Công Thuốt từng có hai câu kết đậm đầy chất văn xuôi bắt vần:
Thà ta chấp nhận phủ phàng
Còn hơn cô độc như đàn không dây.
(Tự Bạch-Trang 5)
Tại bài Cảm giác ,nằm ở trang 25,tình trạng cũng tương tự:
Trần gian lắm kẻ oái oăm
Lọc lừa phù phép cõi âm thiên đàng
Thiên đàng nghi kị thánh thần
Thánh thần khóc ngắm niết bàn ...hư vô
Đạo đời cây cỏ nhấp nhô
Trụ trì cư sĩ bia mồ như nhau
Dòng người thực giả khác nhau
Ngẩn lòn cửa Phật lạy chào hơn thua...
Bởi nó không chuyển tải được điều gì lớn hơn,rộng hơn ,sâu hơn,gây được khoái cảm thẩm mỹ như thế nào đó tới người đọc ngoài những gì người ta có thể nhận trực tiếp và tức thì từ tổng nghĩa đen của những con chữ đang nằm xếp hàng liền nhau ở bên trên.Vì rằng ,trong nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng ,dù được sáng tác theo quan niệm nào,dựa trên nền tảng triết học nào về vũ trụ nhân sinh,thì ngôn ngữ của nó phải có khả năng căng kéo ,căng đầy đến độ bùng nổ thành nhiều chiều ,nhiều lớp thông điệp vừa trùm phủ vừa vượt thoát ra khỏi chính bản thân nó vốn chỉ còn như một dấu hiệu hữu hình cần phải chết lập tức ngay khung cửa sau cùng của quy trình tiếp nhận diễn ra nơi trí não người đọc.
Tuy vậy,ngoài trường hợp riêng rẽ này ra,trong phạm vi ấn phẩm Sau mùa trăng lẻ ,nhìn chung ,Trương Công Thuốt vẫn là một nhà thơ khá cứng tay ,khá thuần thục trong sáng tạo theo bút pháp siêu văn bản , "ý tại ngôn ngoại", "vẽ mây nẩy trăng":
Chiều nay lúa xóa đồng hoang
Tìm đâu một nắm xương tàn mong manh
Nửa đời sống với chiến tranh
Nửa đời còn lại mẹ dành khóc con
(Lòng mẹ-Trang 57)
Chẳng những vậy,còn kết hợp ,đan xen với bút pháp hàm ngôn,tạo ra những dòng thơ khá no đầy thi tính, lai tạp được ít nhiều kiểu loại tư duy thẩm mỹ mảnh vỡ trong cấu trúc gai góc ngột ngạt chất suy tư trăn trở nơi thông điệp đa chiều cạnh của thi ca hiện đại:
Chiếc lá vàng bổng dưng rơi vào căn phòng riêng
Em giật mình khép hờ đôi mắt
Từng giọt đan đong đầy chiếc lá
Chiếc lá giữ tiếng thằn lằn tặc lưỡi khô trên vách
Thắt thỏm đợi tiếng chân xa
Ba trăm sau mươi lăm ngày vẽ mắt em có đuôi
Vẽ màu chì chệch choạc lên bờ môi
Mang đi từng sợi tóc đen...
Điều này làm cho bài thơ nào của anh cũng có âm bản ở nhiều mức độ khác nhau dù câu chữ nơi phần dương bản đôi khi hiện diện ít nhiều "hịc hạc", cũng ở nhiều mức độ khác nhau:
Gặp em mắc nợ chốn này
Hóa thân để trả những ngày ngêu ngao
Núi Sam triền thấp dồ cao
Quán bia ,bàn nhậu lao xao nói cười...
Buồn tình trở lại thăm em
Chợt tin người đã sang miền rong chơi
( Mất nhau-Trang 20)
Cộng đi trừ lại,trong tập thơ này,về mặt nghệ thuật,có thể nói rằng Trương Công Thuốt vẫn còn chìm lắng trong tư duy thi pháp truyền thống với nhiều hình ảnh ,ý tứ đôi khi đã trở nên quá cũ kỹ cùng người đọc hiện nay,dù có thể gọi là hay ở một thời đoạn xa xôi trong quá khứ:
Mẹ bơi thuyền qua bến Văn Lâu
Sóng mặc cả máu xương thành Quảng Trị
Nấm mồ dại không họ tên đồng chí
Giờ phôi pha lẫn khuất biết đâu tìm
(Nỗi lòng mẹ Âu cơ-Trang 59) Vì những cách tân ,so với chính Trương Công Thuốt trước đó ,vẫn chưa được định hình rõ nét dù đang phát lộ ít nhiều năng lực bức phá,tiến triển về hướng phù hợp với tâm tình ,suy tư của người Đồng bằng sông Cửu Long đương đại hơn.Theo đó ,vẫn còn đồng ruộng ,sông nước ,câu vọng cổ cánh cò chấp chới ngân nga êm ái trong lòng nhưng phố thị,công xưởng,nhà máy,chốn đông người tụ hội ,những khu nhà ở biệt lập cao tầng ,mạng internet thu nhận,tiếp biến hàng ngày hàng giờ nhiều giá trị căn bản khác nhau trong cuộc sống toàn cầu đã và đang liên tục căng xé ,gấp gãy ,gấp chồng theo hướng lập thể hóa nhiều lý tưởng vốn phẳng lặng, tròn trịa ,đơn chiều ,đơn cực trong mô thức thẩm mỹ nghệ thuật ngày nào của người Đồng bằng xa xăm xưa cũ...
Song ,dù thế nào,qua tập thơ này, Trương Công Thuốt vẫn rất đích đáng khi được gọi là nhà thơ thế sự lẫn thế cuộc của đất An Giang nói riêng ,vùng Tây Nam bộ nói chung .Đã thực sự sống giữa những buồn vui trăn trở đang trên đà vận hành trở dạ của cộng đồng mình.Tuy có đề tặng người này người kia,thậm chí là tự bạch ,nhưng đó không phải là những bài thơ thuộc kiểu loại viết hóa đơn thù tạc cá nhân thuần túy,không có điểm chung nào giữa bao cuộc sống riêng của nhiều người xung quanh khác.Có lẽ đây là điểm nổi bật mà người đọc dễ nhận ra .Và ,tất nhiên,bài viết này cũng chỉ tương xứng với những gì Trương Công Thuốt đã có vào thời điểm ra đời tập thơ Sau mùa trăng lẻ,như hành động tổng kết một chặng sáng tạo nghệ thuật thơ ca của mình .Nghĩa là đã trên dưới hai năm về trước. Còn hiện tại thì chưa biết đã và đang ra sao. Nhưng dù ra sao,vẫn luôn mong thơ Trương Công Thuốt tiếp tục mọc ra từ tận thẳm cung của hồn mình.Vì chính trong ấy mới có chất liệu chân thật của một kiểu loại nghệ thuật có khả năng cộng cảm với những buồn vui trăn trở của cộng đồng nhân sinh mà mình đang là phần tử gắn bó bất khả giải trừ bên trong trừ khi đến ngày nào đó phải lặng lẽ theo bóng tà dương khuất hẳn cuối chân trời.
TRẦN MINH TẠO
Sa Đéc-Đồng Tháp ,mùa cuối năm 2010.
Trương Ngọc Ánh - Sự hy sinh
được bù đắp
Bộ phim Áo lụa Hà Đông vừa được Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch Việt Nam chọn dự
tranh giải Oscar 2008. Vậy là sau hàng loạt những giải thưởng giành được từ các
liên hoan phim quốc tế Pusan, Fukuoka, Áo lụa Hà Đông một lần nữa vượt biên giới
sang tận xứ người - lần này là kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood.
Thành công của bộ phim ngoài tài năng của đạo diễn Lưu Huỳnh còn phải kể đến sự góp phần của nữ diễn viên chính Trương Ngọc Ánh. Nếu có dịp chứng kiến một Trương Ngọc Ánh lộng lẫy, kiêu sa ngoài đời lẫn trên sân khấu mới thấy sự hy sinh vì nghệ thuật của Ánh đáng phục khi cô vào vai Dần trong Áo lụa Hà Đông.
Chấp nhận làm xấu ngoại hình, dầm mưa dãi nắng cùng thời tiết khắc nghiệt của miền Trung hàng tháng trời, ngâm mình trong nước biển để thực hiện những cảnh cào hến, đãi hến; leo núi đá bằng chân không cả ngày trời chỉ cho một cảnh quay vài phút.
Dần của Trương Ngọc Ánh thuyết phục người xem không chỉ bằng thân phận éo le mà còn bằng cả diễn xuất của diễn viên, khiến người xem có thể dễ dàng chấp nhận mà bỏ qua cho việc ngoại hình quá Tây của cô hoàn toàn không toát lên được vẻ quê mùa của một thôn nữ ở đợ chân lấm tay bùn như Dần.
Nhiều trường đoạn sự nhập vai của Trương Ngọc Ánh cũng nhận được sự đồng cảm của đông đảo người xem, khán giả ứa nước mắt trước cảnh Dần thất thểu chạy vào sân trường lật từng mảnh chiếu tìm xác con, rồi gào lên thảm thiết trước thi thể của cô con gái vô tội. Có thể nói Dần là một bước ngoặt trong sự nghiệp diễn xuất của người đẹp chân dài này.
Sau Dần, Trương Ngọc Ánh còn hóa thân vào một thân phận nữ cũng bi kịch không kém: Kiều trong Sài Gòn nhật thực, tiếc là phim quá nhiều sạn nên dù rất cố gắng Kiều của Trương Ngọc Ánh hoàn toàn trôi tuột trong trí nhớ người xem.
Hiện Trương Ngọc Ánh đang vất vả cho những cảnh quay trong bộ phim nhựa chiếu Tết 2008: Phát tài, vai diễn mới nhất của cô cũng là một phụ nữ lam lũ, hành nghề bán ve chai.
Trái với hình ảnh quê mùa trên màn ảnh, ngoài đời Trương Ngọc Ánh được xem là điển hình cho tuýp người phụ nữ thế kỷ 21: tự tin, năng động, thành đạt trong cả sự nghiệp lẫn tình cảm riêng tư. Hiện Trương Ngọc Ánh là người đứng đầu Công ty Ánh Việt, một công ty đang có tiếng trong làng hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện nay.
Theo Người lao động
Thành công của bộ phim ngoài tài năng của đạo diễn Lưu Huỳnh còn phải kể đến sự góp phần của nữ diễn viên chính Trương Ngọc Ánh. Nếu có dịp chứng kiến một Trương Ngọc Ánh lộng lẫy, kiêu sa ngoài đời lẫn trên sân khấu mới thấy sự hy sinh vì nghệ thuật của Ánh đáng phục khi cô vào vai Dần trong Áo lụa Hà Đông.
Chấp nhận làm xấu ngoại hình, dầm mưa dãi nắng cùng thời tiết khắc nghiệt của miền Trung hàng tháng trời, ngâm mình trong nước biển để thực hiện những cảnh cào hến, đãi hến; leo núi đá bằng chân không cả ngày trời chỉ cho một cảnh quay vài phút.
Dần của Trương Ngọc Ánh thuyết phục người xem không chỉ bằng thân phận éo le mà còn bằng cả diễn xuất của diễn viên, khiến người xem có thể dễ dàng chấp nhận mà bỏ qua cho việc ngoại hình quá Tây của cô hoàn toàn không toát lên được vẻ quê mùa của một thôn nữ ở đợ chân lấm tay bùn như Dần.
Nhiều trường đoạn sự nhập vai của Trương Ngọc Ánh cũng nhận được sự đồng cảm của đông đảo người xem, khán giả ứa nước mắt trước cảnh Dần thất thểu chạy vào sân trường lật từng mảnh chiếu tìm xác con, rồi gào lên thảm thiết trước thi thể của cô con gái vô tội. Có thể nói Dần là một bước ngoặt trong sự nghiệp diễn xuất của người đẹp chân dài này.
Sau Dần, Trương Ngọc Ánh còn hóa thân vào một thân phận nữ cũng bi kịch không kém: Kiều trong Sài Gòn nhật thực, tiếc là phim quá nhiều sạn nên dù rất cố gắng Kiều của Trương Ngọc Ánh hoàn toàn trôi tuột trong trí nhớ người xem.
Hiện Trương Ngọc Ánh đang vất vả cho những cảnh quay trong bộ phim nhựa chiếu Tết 2008: Phát tài, vai diễn mới nhất của cô cũng là một phụ nữ lam lũ, hành nghề bán ve chai.
Trái với hình ảnh quê mùa trên màn ảnh, ngoài đời Trương Ngọc Ánh được xem là điển hình cho tuýp người phụ nữ thế kỷ 21: tự tin, năng động, thành đạt trong cả sự nghiệp lẫn tình cảm riêng tư. Hiện Trương Ngọc Ánh là người đứng đầu Công ty Ánh Việt, một công ty đang có tiếng trong làng hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện nay.
Theo Người lao động
Á hậu Trương Thị May: Đàn
ông thì phải quân tử và trượng phu
Tại DFS 8 diễn ra mới đây, một siêu mẫu đã có sự sáng tạo "vượt ra khỏi kịch
bản", đó là lăn tròn trên sàn catwalk một cách điệu nghệ. Sự sáng tạo của
cô đã nhận được những tràng vỗ tay cuồng nhiệt. Không ai khác, đó là siêu mẫu
có làn da nâu đang được chú ý hiện nay: Trương Thị May.
Trương Thị May bước chân vào làng thời trang sau khi đoạt hai ngôi Á hậu 1 - một tại cuộc thi Hoa hậu qua ảnh do báo Phụ nữ tổ chức và một tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007. May không lộng lẫy nhưng với nước da ngăm ngăm, vẻ đẹp hiền hậu nhưng cá tính, và đặc biệt là sự "biến báo" khá sinh động của nét mặt, cách diễn khiến cô có những bức ảnh rất khác nhau, cô nhanh chóng trở thành sự lựa chọn cho các trang bìa tạp chí thích xu hướng mới.
Vào nghề không bao lâu, nhưng Trương Thị May đã có những bước tiến đáng kể khi cô xác định người mẫu là nghề nghiệp của mình và nỗ lực hết mình, hiện May đã đứng trong hàng ngũ 10 người mẫu sáng giá nhất của TP. HCM.
- May không thể tham gia cuộc thi Miss Earth vì sự cố bong gân, tâm trạng của May khi đột nhiên không thể thực hiện được một kế hoạch quan trọng vì lý do khách quan?
- Không thể nói hết tâm trạng buồn rầu và thất vọng của May lúc đó. Mẹ của May đã phải chuẩn bị rất nhiều thứ cho May từ trang phục, đồ trang sức và chương trình biểu diễn năng khiếu đặc sắc. Riêng May phải chuẩn bị rất kỹ cho các kiến thức về môi trường cho kỳ thi "Hoa hậu Trái đất" lần này. May đã mang một tâm trạng rất hăng hái và nhiều hy vọng. Rồi cuối cùng cũng không qua hai chữ "nhân duyên".
May bị té bong gân tại quê nhà: Thoại Sơn - An Giang. Lúc đầu May đã khóc rất nhiều. Nhưng sau đó thì May rất vui khi cùng mẹ đến Philippines với tư cách khách danh dự theo lời mời của BTC cuộc thi Hoa hậu Trái đất. May đã mặc áo dài Việt Nam trong buổi gặp gỡ và giao lưu với các người đẹp vào đêm chung kết của cuộc thi này.
- May vừa vào vai chính trong phim "Đường đua" của đạo diễn Nguyễn Trọng Hải. Nghe nói vai diễn cô gái nhà nghèo?
- Thật ra, May từng đi thử nhiều phim lắm và hầu hết các phim đạo diễn đều hài lòng mời May vào vai chính nhưng cuối cùng May là người bỏ cuộc vì May không thể nhập vào các "cảnh nóng" trong phim, sư phụ và mẹ May cũng không thích May đóng những "cảnh nóng" hay với y phục quá hở như bikini chẳng hạn. Thật ra, làm nghệ thuật thì không nên khắt khe như thế nhưng May đã quen với nếp nghĩ đó rồi.
Phim "Đường đua" của đạo diễn Nguyễn Trọng Hải thì cũng chỉ với một lần thử diễn xuất vai chính. Đó là vai một cô gái nhà nghèo Chantha người Khơ-me với nhiều hoàn cảnh éo le. Đạo diễn Trọng Hải đồng ý mời May đóng phim này vì có quá nhiều yếu tố phù hợp: May cũng là người Khơ-me có thể múa hát theo truyền thống và nếu đóng làm con gái nhà nghèo thì May cũng nhập vai dễ dàng. Vì May cũng xuất thân từ con nhà nghèo mà thôi!
- May phải vượt qua những khó khăn gì khi tham gia bộ phim này?
- May đã mất cả tháng trời lẫn lộn với nắng mưa ở An Giang và Campuchia, tất cả show diễn của May đều cắt hết. May phải học tất cả từ đầu với một vai diễn nhiều thể hiện nội tâm. Mẹ của May thì lúc đó vừa mổ xong, sức khỏe của mẹ rất yếu nhưng vẫn theo May từng ngày. Nói chung cái gì cũng khó nhưng May cố gắng rất nhiều. Sắp tới đạo diễn Trọng Hải sẽ đem bộ phim đi dự thi trước khi công chiếu. May hy vọng không phụ lòng mong đợi của nhiều người.
- Điện ảnh có phải là điểm dừng chân mới của May trong hoạt động nghệ thuật?
- May không thể nói điều gì vì May tin vào nhân duyên. Tuy nhiên điện ảnh có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Nó cho May cơ hội học hỏi nhiều hơn sàn catwalk.
- Hình như May rất ít bạn trong giới người mẫu. Vậy May có nhiều bạn không?
- May không có nhiều bạn. Do bản tính May từ nhỏ cũng chỉ loanh quanh trong nhà. Bây giờ là người mẫu thì công việc chiếm hết thời gian. May quý mến tất cả bạn bè trong giới người mẫu và nghệ sĩ nhưng không chơi thân. Mẹ May là "bạn thân" nhất. Nếu có ai khác nữa thì May thân với quý sư cô ở chùa. Sư cô dạy dỗ May rất nhiều và cũng dễ dàng thông cảm mọi thứ với May.
- Theo May, điều gì quan trọng nhất trong tình bạn?
- Quan trọng nhất là chân thật. Trong tình bạn đồng nghiệp thì vui với cái thành công của người và sẵn sàng chia sẻ người bạn không may. Tuyệt đối không ganh tị hay nói xấu. Sư phụ dạy May như thế. Thực hiện hơi khó nhưng làm được thì hạnh phúc vô cùng.
- Nghề người mẫu mang lại cho May điều gì và lấy đi của May điều gì?
- May nghĩ điều này vô cùng lắm nói không hết được. Cuộc sống luôn mới mẻ và cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi sự cống hiến nên lấy của May quá nhiều thời gian. May còn rất ít thời gian cho gia đình. Ai cũng tưởng người mẫu là mặc quần áo đẹp và "diễn" thôi. Thật ra, người mẫu nào cũng phải lao động nghệ thuật cả. Nhiều khi chịu đựng suốt ngày dưới nắng mưa.
- Đối với May, người đàn ông lý tưởng là người như thế nào?
- Nhân hậu, rộng lượng, hiểu biết. Nếu ăn chay trường như May nữa thì tuyệt hơn.
- May quý nhất đức tính nào ở một người đàn ông?
- Đàn ông thì phải quân tử và trượng phu.
- May thường làm gì khi không bận rộn với công việc?
- May thích đi chùa và làm từ thiện. Đó là những lúc May cảm thấy thoải mái và an vui nhất. - Còn những sinh hoạt bình thường của một cô gái trẻ?
- Lướt web và thời khóa biểu tụng kinh lạy Phật thì đều lắm.
- Có việc gì mà bạn muốn làm nhưng không làm được?
- Mở một cơ sở kinh doanh độc lập để có thể làm từ thiện thật nhiều nhưng thời gian công việc và đôi khi hoàn cảnh hiện tại không cho phép May thực hiện ước mơ.
- Nếu có thể quay ngược thời gian, việc May muốn làm lại nhất là việc gì?
- Nếu được làm lại từ đầu May sẽ dành tất cả thời gian cho việc học. Bây giờ trở thành người mẫu chuyên nghiệp rồi May ít thời gian quá, muốn học thêm cái gì cũng khó, đôi khi lại tự hỏi mình "nghề này có lâu bền với May không?".
- Người có ảnh hưởng nhất tới May là ai?
- Mẹ ảnh hưởng lớn nhất. Mẹ là tất cả.
- Dự định lớn nhất trong tương lai của May là gì?
- Một cơ sở kinh doanh độc lập khi May không làm người mẫu nữa.
- Tại sao May lại có nick là "today and tomorrow" (hôm nay và ngày mai)?
- "Hôm nay là kết quả cho ngày mai. Hãy cố gắng sống thật tốt".
Theo Thể Thao & Văn Hóa
Trương Thị May bước chân vào làng thời trang sau khi đoạt hai ngôi Á hậu 1 - một tại cuộc thi Hoa hậu qua ảnh do báo Phụ nữ tổ chức và một tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007. May không lộng lẫy nhưng với nước da ngăm ngăm, vẻ đẹp hiền hậu nhưng cá tính, và đặc biệt là sự "biến báo" khá sinh động của nét mặt, cách diễn khiến cô có những bức ảnh rất khác nhau, cô nhanh chóng trở thành sự lựa chọn cho các trang bìa tạp chí thích xu hướng mới.
Vào nghề không bao lâu, nhưng Trương Thị May đã có những bước tiến đáng kể khi cô xác định người mẫu là nghề nghiệp của mình và nỗ lực hết mình, hiện May đã đứng trong hàng ngũ 10 người mẫu sáng giá nhất của TP. HCM.
- May không thể tham gia cuộc thi Miss Earth vì sự cố bong gân, tâm trạng của May khi đột nhiên không thể thực hiện được một kế hoạch quan trọng vì lý do khách quan?
- Không thể nói hết tâm trạng buồn rầu và thất vọng của May lúc đó. Mẹ của May đã phải chuẩn bị rất nhiều thứ cho May từ trang phục, đồ trang sức và chương trình biểu diễn năng khiếu đặc sắc. Riêng May phải chuẩn bị rất kỹ cho các kiến thức về môi trường cho kỳ thi "Hoa hậu Trái đất" lần này. May đã mang một tâm trạng rất hăng hái và nhiều hy vọng. Rồi cuối cùng cũng không qua hai chữ "nhân duyên".
May bị té bong gân tại quê nhà: Thoại Sơn - An Giang. Lúc đầu May đã khóc rất nhiều. Nhưng sau đó thì May rất vui khi cùng mẹ đến Philippines với tư cách khách danh dự theo lời mời của BTC cuộc thi Hoa hậu Trái đất. May đã mặc áo dài Việt Nam trong buổi gặp gỡ và giao lưu với các người đẹp vào đêm chung kết của cuộc thi này.
- May vừa vào vai chính trong phim "Đường đua" của đạo diễn Nguyễn Trọng Hải. Nghe nói vai diễn cô gái nhà nghèo?
- Thật ra, May từng đi thử nhiều phim lắm và hầu hết các phim đạo diễn đều hài lòng mời May vào vai chính nhưng cuối cùng May là người bỏ cuộc vì May không thể nhập vào các "cảnh nóng" trong phim, sư phụ và mẹ May cũng không thích May đóng những "cảnh nóng" hay với y phục quá hở như bikini chẳng hạn. Thật ra, làm nghệ thuật thì không nên khắt khe như thế nhưng May đã quen với nếp nghĩ đó rồi.
Phim "Đường đua" của đạo diễn Nguyễn Trọng Hải thì cũng chỉ với một lần thử diễn xuất vai chính. Đó là vai một cô gái nhà nghèo Chantha người Khơ-me với nhiều hoàn cảnh éo le. Đạo diễn Trọng Hải đồng ý mời May đóng phim này vì có quá nhiều yếu tố phù hợp: May cũng là người Khơ-me có thể múa hát theo truyền thống và nếu đóng làm con gái nhà nghèo thì May cũng nhập vai dễ dàng. Vì May cũng xuất thân từ con nhà nghèo mà thôi!
- May phải vượt qua những khó khăn gì khi tham gia bộ phim này?
- May đã mất cả tháng trời lẫn lộn với nắng mưa ở An Giang và Campuchia, tất cả show diễn của May đều cắt hết. May phải học tất cả từ đầu với một vai diễn nhiều thể hiện nội tâm. Mẹ của May thì lúc đó vừa mổ xong, sức khỏe của mẹ rất yếu nhưng vẫn theo May từng ngày. Nói chung cái gì cũng khó nhưng May cố gắng rất nhiều. Sắp tới đạo diễn Trọng Hải sẽ đem bộ phim đi dự thi trước khi công chiếu. May hy vọng không phụ lòng mong đợi của nhiều người.
- Điện ảnh có phải là điểm dừng chân mới của May trong hoạt động nghệ thuật?
- May không thể nói điều gì vì May tin vào nhân duyên. Tuy nhiên điện ảnh có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Nó cho May cơ hội học hỏi nhiều hơn sàn catwalk.
- Hình như May rất ít bạn trong giới người mẫu. Vậy May có nhiều bạn không?
- May không có nhiều bạn. Do bản tính May từ nhỏ cũng chỉ loanh quanh trong nhà. Bây giờ là người mẫu thì công việc chiếm hết thời gian. May quý mến tất cả bạn bè trong giới người mẫu và nghệ sĩ nhưng không chơi thân. Mẹ May là "bạn thân" nhất. Nếu có ai khác nữa thì May thân với quý sư cô ở chùa. Sư cô dạy dỗ May rất nhiều và cũng dễ dàng thông cảm mọi thứ với May.
- Theo May, điều gì quan trọng nhất trong tình bạn?
- Quan trọng nhất là chân thật. Trong tình bạn đồng nghiệp thì vui với cái thành công của người và sẵn sàng chia sẻ người bạn không may. Tuyệt đối không ganh tị hay nói xấu. Sư phụ dạy May như thế. Thực hiện hơi khó nhưng làm được thì hạnh phúc vô cùng.
- Nghề người mẫu mang lại cho May điều gì và lấy đi của May điều gì?
- May nghĩ điều này vô cùng lắm nói không hết được. Cuộc sống luôn mới mẻ và cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi sự cống hiến nên lấy của May quá nhiều thời gian. May còn rất ít thời gian cho gia đình. Ai cũng tưởng người mẫu là mặc quần áo đẹp và "diễn" thôi. Thật ra, người mẫu nào cũng phải lao động nghệ thuật cả. Nhiều khi chịu đựng suốt ngày dưới nắng mưa.
- Đối với May, người đàn ông lý tưởng là người như thế nào?
- Nhân hậu, rộng lượng, hiểu biết. Nếu ăn chay trường như May nữa thì tuyệt hơn.
- May quý nhất đức tính nào ở một người đàn ông?
- Đàn ông thì phải quân tử và trượng phu.
- May thường làm gì khi không bận rộn với công việc?
- May thích đi chùa và làm từ thiện. Đó là những lúc May cảm thấy thoải mái và an vui nhất. - Còn những sinh hoạt bình thường của một cô gái trẻ?
- Lướt web và thời khóa biểu tụng kinh lạy Phật thì đều lắm.
- Có việc gì mà bạn muốn làm nhưng không làm được?
- Mở một cơ sở kinh doanh độc lập để có thể làm từ thiện thật nhiều nhưng thời gian công việc và đôi khi hoàn cảnh hiện tại không cho phép May thực hiện ước mơ.
- Nếu có thể quay ngược thời gian, việc May muốn làm lại nhất là việc gì?
- Nếu được làm lại từ đầu May sẽ dành tất cả thời gian cho việc học. Bây giờ trở thành người mẫu chuyên nghiệp rồi May ít thời gian quá, muốn học thêm cái gì cũng khó, đôi khi lại tự hỏi mình "nghề này có lâu bền với May không?".
- Người có ảnh hưởng nhất tới May là ai?
- Mẹ ảnh hưởng lớn nhất. Mẹ là tất cả.
- Dự định lớn nhất trong tương lai của May là gì?
- Một cơ sở kinh doanh độc lập khi May không làm người mẫu nữa.
- Tại sao May lại có nick là "today and tomorrow" (hôm nay và ngày mai)?
- "Hôm nay là kết quả cho ngày mai. Hãy cố gắng sống thật tốt".
Theo Thể Thao & Văn Hóa
Trương Quang Được - Thơ
Anh Trương Quang Được gửi tặng tập thơ. Tôi như người vô duyên biết, mà không nhận được. Lại phải đợi có người “mai mối” mới lại có trong tay- Ngẫm vẫn còn...
Ngỡ xưa nay, anh Được là cấp trên. Một cấp trên cao ngất. Yêu anh mà cứ ngại gần. Nhìn anh qua ảnh, qua chữ lại nghĩ mình cứ ở bên. Tạm nghĩ, bằng lòng vậy.
Cầm tập thơ anh trên tay. Không thích cái tên gọi “Theo cánh chim trời”. Nghĩ về sức học của anh thấy tên tập thơ không phải. Muốn nghĩ anh thích bình dị lại cũng không phải. Giở đến bài thơ cuối: Một kiểu chữ Hán chân phương, lại là 4 câu thơ có 20 chữ- Thơ như không thơ, ý đến thì viết. Viết như có từ ngàn năm rồi. Viết như mới hôm qua. Chợt nghĩ chợt viết lại như là tổng kết, đúc rút. Lại một dãy con số 07.07.07.07.07. Ngược dòng mà đoán: năm 2007. Tháng 7. Ngày 7. Giờ 7. Phút 7. Có thể thế!
Tiếc. Mà có thể là một gợi ý anh Được ơi, một tập thơ chữ Hán chăng?
Xin bạn đọc làm quen với anh Trương Quang Được với tư cách một người thơ qua lựa chọn của tôi, chứ không phải là Phó chủ tịch QH Trương Quang Được ngày nào.
Anh Trương Quang Được gửi tặng tập thơ. Tôi như người vô duyên biết, mà không nhận được. Lại phải đợi có người “mai mối” mới lại có trong tay- Ngẫm vẫn còn...
Ngỡ xưa nay, anh Được là cấp trên. Một cấp trên cao ngất. Yêu anh mà cứ ngại gần. Nhìn anh qua ảnh, qua chữ lại nghĩ mình cứ ở bên. Tạm nghĩ, bằng lòng vậy.
Cầm tập thơ anh trên tay. Không thích cái tên gọi “Theo cánh chim trời”. Nghĩ về sức học của anh thấy tên tập thơ không phải. Muốn nghĩ anh thích bình dị lại cũng không phải. Giở đến bài thơ cuối: Một kiểu chữ Hán chân phương, lại là 4 câu thơ có 20 chữ- Thơ như không thơ, ý đến thì viết. Viết như có từ ngàn năm rồi. Viết như mới hôm qua. Chợt nghĩ chợt viết lại như là tổng kết, đúc rút. Lại một dãy con số 07.07.07.07.07. Ngược dòng mà đoán: năm 2007. Tháng 7. Ngày 7. Giờ 7. Phút 7. Có thể thế!
Tiếc. Mà có thể là một gợi ý anh Được ơi, một tập thơ chữ Hán chăng?
Xin bạn đọc làm quen với anh Trương Quang Được với tư cách một người thơ qua lựa chọn của tôi, chứ không phải là Phó chủ tịch QH Trương Quang Được ngày nào.
Hồ Anh Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét