Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Lấy tấm lòng tử tế ở với đời, với người

Lấy tấm lòng tử tế ở với đời, với người
Khánh Ly và ca khúc Trầm Tử Thiêng
Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam (nhưng trên giấy tờ ghi là 1940). Lớn lên ở miền Nam, Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên mười ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1949. Sau đó ông lên Sài Gòn tiếp tục học và tham gia hoạt động âm nhạc ở các học đường và các đoàn thể trẻ.
Năm 1958 Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư Phạm và bắt đầu dạy học. Cũng năm đó ông bắt đầu viết nhạc, trong đó có bản "Bài Hương Ca Vô Tận" được sáng tác trong thời kỳ đầu nổi tiếng qua giọng hát cao vút của Thái Thanh.
Các sáng tác của Trầm Tử Thiêng khá đa dạng, gồm nhiều loại nhạc, từ âm hưởng dân cacho đến tình ca. Một số ca khúc nổi tiếng của ông trước 1975 như: Kinh khổ, Chợt nghĩ về hai nơi, Mười năm yêu em, Bài tình ca mùa đông, Mây hạ... Trầm Tử Thiêng đến Hoa Kỳ năm 1985 và định cư tại Little Saigon, tiểu bang California. Ông hợp tác với Mây Productions, Hollywood Night và trung tâm Asia và đã cùng Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: Bước chân Việt Nam, Việt Nam niềm nhớ, Một ngày Việt Nam, Tình đầu thời áo trắng, Cám ơn anh... và những tình khúc như: Cơn mưa hạ, Đêm, Đã qua thời mong chờ… Một bài hát khác của ông là Đêm nhớ về Sài Gòn viết năm 1987 cũng được nhiều người biết đến.
Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Trầm Tử Thiêng mất tại bệnh viện Anaheim West Medical Center. Trong chương trình Paris By Nighttưởng niệm ông do trung tâm nhạc Thúy Nga tổ chức, Khánh Ly đã hát lại ca khúc "Mây hạ" cùng tiếng hát của ông được ghi âm trước đó. 
Sưu tầm và tổng hợp
Theo http://binanguyen.blogspot.com/
Lấy tấm lòng tử tế ở với đời, với người 
Con người, bất cứ người nào, trong lúc khốn cùng, như người ngồi trong một canh bạc, bản chất thật nhất được phơi bày, rõ hơn bao giờ. Ngày hôm qua cũng gần hai mươi năm về trước, tôi đã thường ngồi, cùng ông Trầm Tử Thiêng. Chữ ngồi ở đây có nghĩa là…. cùng ngồi. Không phải là ngồi xuống như thông thường. Ông là một người tư cách. Ðó là nhận xét của tôi về tác giả Kinh khổ, Ðêm nhớ về Sài Gòn. Vì sao tôi dám khẳng định như thế. Vì dù ngày xưa hay ngày nay, chưa bao giờ ông giàu có, chưa bao giờ ông xem tiền bạc trọng hơn tác phẩm. Một lời nói không phải về một người vắng mặt, không hề có. Một phê bình ác ý về một người khác. Không hề có. Than thở về tiền bạc khó khăn, về những người sản xuất lấy nhạc của ông mà không hề biết đến tác giả là ai. Không hề có! Sàm sở, bất nhã với anh em, bạn bè. Lại càng không hề có. Có đôi lúc ông tỏ ra khó khăn với chúng tôi, như muốn nói với chúng tôi rằng: “Này, tao lớn rồi, tụi bay đừng có giỡn mặt. Tụi bay cũng không còn nhỏ nữa đâu!”. Tụi tôi đứa nào cũng ngán ông. Trong canh bạc đời, tôi đã được cùng ông… cùng ngồi. Kẹt lại Sài Gòn, đời sống làm nhiều người thay đổi. Với ông Trầm Tử Thiêng, không hề có. Nếu có chăng, chỉ là tử tế hơn, trân trọng hơn, nghiêm túc hơn mà thôi. Con người ông trong canh bạc đời cho tôi thấy rõ tư cách ông. Tôi thích nhạc ông và kính trọng ông. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trịnh Công Sơn là hai nhạc sĩ tôi được quen biết. Tôi không hề… hối tiếc. 
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng không giàu. May ra đủ sống, nhưng ông giàu tình người. Từ chuyện một chiếc cầu đã gãy, qua Kinh khổ, Mộng sầu, Tưởng niệm, Mười năm yêu em đến Ðêm nhớ về Sài Gòn... Tôi đã thấy điều đó. Nhạc ông viết thật nhân bản, đầy tình nghĩa. Dù qua bao nhiêu điêu linh hoạn nạn, ông vẫn mong còn có một ngày được ở với“Vòng tay tình yêu người và người”. Dù tình người có tiêu hao qua bao loạn ly ông vẫn chờ một ngày mai thật lạ: “Thù hằn anh em bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà”. Mơ ước không thành, ông đành ra đi, ôm theo một khối tình quê. Ông tự ví mình như một cậu bé mồ côi:“Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi. Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn. Ðể đêm đêm nhớ về Sài Gòn...” 
Nghe nhạc Trầm Tử Thiêng, tôi thấy ông cũng là một… “gã si tình” nhưng chung tình. Và là một gã tình si quân tử. Như ông đã là một gã tình si quân tử ở ngoài đời. Dù đôi chân chậm quá, trong tình yêu, ông vẫn “Xin em cùng ta hát để nhớ hoài” (Mười năm yêu em). 14 năm. Tôi mới tìm lại được những lời hát đẹp như thế. Ðẹp. Tràn ngập tình yêu. Tình người. Tình Việt Nam. Ðầy sự tử tế. Sự tử tế vốn chỉ tìm thấy ở những người tử tế thực sự. Tôi may mắn được làm học trò của những người lúc nào cũng dạy tôi làm những điều tử tế. Lấy tấm lòng tử tế ở với đời, với người.  
Khánh Ly, Mùa đông 1988 
Tình cuối tình đầu
Mộng sầu 
Hối tiếc
Tình khúc sau cùng
Bài tình ca mùa đông
Một thời để nhớ
Tưởng không còn nhìn thấy nhau


Mây hạ

Đêm nhớ về Sài Gòn
 Lời vỗ về cho ngày sầu muộn

 Tưởng niệm

Mười năm yêu em
 Sưu tầm và tổng hợp
Theo http://binanguyen.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Phồn Sinh – Bản trường ca về bản thể sự sống 16 Tháng Mười, 2022 Theo tôi biết, tác giả trường ca Phồn Sinh đã được Tổ chức kỉ lục gia...