Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Bình thơ Hòa Đàm: "Hoàng hôn trong mắt em"

Bình thơ Hòa Đàm: "Hoàng hôn trong mắt em"
Hoàng hôn trong mắt em
Hoàng hôn xa quá thật  rồi
Cho em đứng đó bồi hồi nhớ thương
Đường đời, ôi! lắm vấn vương...
Tim em thổn thức tình tương tư sầu
Hoàng hôn giờ ở nơi đâu?
Thơ em nghẹn khóc chở sầu trong mưa
Sương buồn rơi nhẹ lưa thưa
Môi em giá lạnh, tình chưa vẹn tình.
Đêm nay hoang vắng một mình
Hoàng hôn xa quá gởi tình với mây
Gió hờn hoài vọng đâu đây...
Chàng ơi có thấy trăng gầy nhớ thương.
Hòa Đàm
12/19/2012
Hòa Đàm là con gái của một vị giáo sư người miền Nam đã từng phục vụ trong quân đội cũng như chính quyền của hai thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà. Ông có nhiều công lao cống hiến trong ngành giáo dục đào tạo cuả chính quyền ông Diệm và ông Thiệu. Ông là một vị tồng thanh tra liêm khiết chống tham nhũng cuả quân đoàn 2. Ông đã có một thời làm cho tướng Toàn bạn nối khố cuả ông Thiệu phải điên tiết đau đầu vì đã bắt bớ quá nhiều tay chân thủ hạ cuả mình. Sau khi đọc cuốn hồi ký "Đời tôi" cuả ông. Tôi trầm ngâm suy nghĩ và coi ông như biểu tượng về nhân cách chân lý, lẽ sống làm người.
Hoà Đàm thấy tôi có tình cảm giao hảo với Ba cô trên làng văn chương, học thuật, chính trị, thời cuộc v. v...Nên Hoà Đàm đã chủ động làm quen với tôi trên mạng và hay hỏi tôi về thơ phú. Về khả năng cuả Hoà Đàm tôi thấy cô viết văn rất hay, nhưng thơ phú mới chỉ là bước đường trau dồi, học hỏi về nghệ thuật, xảo thuật, kỹ năng làm thơ....
Qua một thời gian... Hôm nay, bỗng nhiên tôi được đọc một bài thơ tình cuả cô viết theo thể lục bát vẻn vẹn chỉ có 6 câu chia làm 3 khổ ngắn. Tôi giật mình! Đây là một bài thơ tình cuả một người viết trẻ thuộc phái nữ mới bước vào làng thơ mà hay tuyệt vời. Tôi xin nói là miễn chê cả về thủ pháp nghệ thuật cũng như nội dung ý nghiã cuả bài thơ.
Tôi tự hỏi cơn gió nào đã đưa đẩy cô gái này đến ngưỡng cửa của dòng thơ siêu thực? Phải chăng tâm hồn cô đã xuống bến để bơi lội ngụp lặn trôi ra đại dương mênh mông cuả biển thơ? Chắc trước mắt cô còn rất nhiều trắc trở, ghềnh thác gian truân cần phải vượt qua. Nếu cô có tâm hồn nhiệt huyết yêu thơ, niềm say mê và tiềm tàng một khả năng thiên phú mà chính cô cũng chưa tự biết là mình đã có sẵn ẩn chưá lẩn quất đâu đó trong tâm hồn nghệ sĩ. Tôi hy vọng cô có nhiều nghị lực và quyết tâm như trong mình cô đã mang dòng máu của một người cha tôn kính.
Trước hết ta cần tìm hiểu qua sơ qua đôi về dòng thơ "Siêu Thực "
Trào lưu thơ ca xuất hiện vào khoảng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Pháp do Brơtông (A. Breton) và Xupô (P. Soupault) đề xướng với sự tham dự của Aragông (L. Aragon) và Êlua (P. Éluard). Quan điểm và thi pháp của họ chống lại sự sùng bái các trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn thế kỉ 19, đưa ra một phương pháp sáng tác mà họ gọi là "lối viết tự động" (écriture automatique), tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo "trạng thái của những người bị thôi miên"... nói tóm lại, là theo chủ quan của người nghệ sĩ thoát ly mọi liên hệ với thực tại xã hội, với hiện thực đời sống hàng ngày và những vấn đề tâm lý, đạo lý của xã hội.
Dòng thơ này đã có thời ảnh hưởng rất sâu với các thi sĩ đàn anh thời tiền chiến như Hàn Mạc Từ như bài  "Ở Đây Thôn Vĩ Giạ" mà tôi cũng cảm tác ra thành bài:" Bàng Bạc Hoàng Hôn"
Bàng Bạc Hoàng Hôn
hoạ thơ Hàn Mạc Tử: Ở Đây Thôn Vĩ Giạ
Ai chịu về thăm thôn Vĩ Giạ
Bởi mùi hoa cúc vẫn chưa lên
Quanh co ngõ trúc hàng dâm bụt
Bát ngát màu xanh bướm dạo điền
Sông thương uốn khúc dưới trời mây
Chim chóc buồn ca gió lắt lay
Hỡi chàng thi sĩ sầu thơ mộng
Thui thủi chờ trăng mãi tới nay...
Nhung nhớ kìa ai khách ở xa
Mà người thục nữ vội trông ra
Hắt hiu lều cỏ hồn cô quạnh
Nhất niệm thành tâm Phật Cự Đà...
Hay bài "Hãy Đón Hồn Anh " của Hàn Mạc Tử cũng được tôi cảm tác thành "Phiêu Diêu Hồn Lạc"
Hồn trinh dưới túp lều tranh
Trõng tre kẽo kẹt vén mành theo mây
Khép mền ủ kín thân gày
Hồn nhìn ngơ ngác đắng cay phũ phàng
Hồn theo lớp sóng triều dâng
Lênh đênh bồng đảo thiên đàng ghé thăm
Thái Chân Ngọc Nữ thì thầm
Khách trần theo ánh trăng rằm tới đây
Khổ đau nhưng vẫn cuồng say
Ôm đàn thánh thót vơi đầy nỉ non
Từng đêm thổn thức nguồn cơn
Long lanh giọt lệ nỗi buồn thiên thu
Mộng hồn gửi bến giang đầu
Áo em trắng quá nhịp cầu tơ duyên
Đây thôn Vĩ Dạ ưu phiền
Trúc xinh che mặt chữ điền kià ai?
Hàng cau nắng dãi u hoài
Phiêu diêu hồn lạc chơi vơi nưả vời
Hẹn nhau góc bể chân trời
Mảnh hồn u uất về nơi bến nào...?
Kể đến một người thứ hai cũng ảnh hưởng bởi dòng thơ siêu thực là ông Ngô Xuân Diệu trong bài Tương Tư Chiều và tôi cũng cảm tác thành:"Thiên Đình Đóng Cửa Sớm"
Hoàng hôn lạnh trời vưà chớp mắt
Anh nhớ em da diết nỗi niềm
Thiu thiu trong đống chăn mềm
Mây bông xôm xốp vương thềm ánh giăng
Gió lướt mướt nhẹ nhàng bóng tối
Ánh sáng mờ nhạt lối vườn xanh
Màn đêm u uẩn trên cành
Đàn chim về tổ sương thành khói tan
Không gian cũng chưá chan giọt lệ
Tiếng chuông chuà câu kệ lời kinh
Nâu sồng thấp thoáng bóng hình
Giận hờn chi nỗi chúng mình chia ly
Anh vẫn thế chai lỳ năm tháng
Chiều thu bay bảng lảng xa xôi
Ái ân thuyền đã ra khơi
Phong ba bão táp tả tơi chân trời...
Nhớ đôi mắt nụ cười đắm đuối
Mái tóc dài sợi rối đường tơ
Bóng hồn ảo não bơ vơ
Lá vàng đôi ngả bến bờ nào đây
Bữa nay lạnh đắng cay ủ rũ
Thiên đình buồn đóng cưả rồi sao?
Đằng vân vào mộng chiêm bao
Hằng Nga lả lướt má đào đương xuân...
Tất cả những hiện tượng xung quanh ta như hoàng hôn, mây, gió, nước, lửa, hoa cỏ, cây lá v. v... được người thi sĩ mộng mơ trong một trạng thái vô thức nửa vời vượt ra ngoài tầm kiểm soát cuả lý trí hiện sinh nhưng hợp với quy luật cuả tâm thức vô hình ta gọi là siêu thực.
Xuân Diệu viết:" Bữa nay mặt trời đi ngủ sớm..." Mặt trời mà cũng biết đi ngủ sớm, sao mà giống như một con người vậy. Siêu thực là ở chỗ ấy, lấy mặt trời để chỉ một người đàn ông, lấy mặt trăng để chỉ cô thiếu nữ, lấy bông hoa để chỉ khuân mặt thiếu nữ. Như Hoà Đàm lấy hoàng hôn làm hình ảnh cuả một người tình xa xăm...
Các cụ nhà ta xưa nay có lối tả chân, tả người rất cụ thể ví dụ như Nguyễn Du tả Từ Hải
"...Vai năm tấc rộng lưng mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào..."
Nhưng Cụ cũng hay dùng những hình ảnh siêu thực:
"...Dưới cầu nước chảy trong veo
Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha...."

Trong thơ văn Việt Nam lối viết tượng trưng, siêu thực rất nhiều chứ bây giờ ta còn hỏi nhau siêu thực là gì? Còn tìm hiểu về văn học Pháp nữa?
Cũng có tài liệu giải thích siêu thực là sự định hướng đến một hiện thực cao hơn hiện thực tầm thường “siêu thực phản kháng lại sự trì trệ của xã hội” hoặc “Siêu thực - nỗi sợ hãi của con người xuất phát từ tiềm thức”. Nó “là khuynh hướng bắt nguồn từ Chủ nghĩa tượng trưng và Phân tâm học (Prơt) đặt phi lý tính lên trên lý tính. Theo chủ trương, khuynh hướng này nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội. Thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên không bị gò bó bởi lý trí, logich, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo… Sáng tác của những thi sĩ siêu thực ghi chép lại tất cả những trạng thái, tâm lý luôn chuyển biến trong tiềm thức (dạng ký ức), không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.
Thực ra trường phái siêu thực tổ tiên ta người Việt Nam cũng đã sáng tác rất nhiều trong các tác phẩm văn học như Bích Câu Kỳ Ngộ, Truyện Bà Âu Cơ đẻ ra cái bọc có trăm trứng nở ra trăm người con, hay ca dao truyền khẩu: 
"Mai bạc lạnh quen nhiều tháng trước
Cúc vàng thơm đổi mấy phen hoa..."
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hay như: 
Con Cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi! Ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông xáo với măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
Đến như con cò cũng muốn chết trong sạch, chứ kkông muốn chết nhục nhã nhuốc nhơ. Cha ông ta đã mượn con  cò để nói lên tiết tháo đức hạnh cuả người quân tử.
Người ta thường nói: Con mắt là cửa sổ của tâm hồn. Người ngay thẳng, hay kẻ gian nịnh xúc xiểm, bọn tiểu nhân ranh ma dù quỷ quyệt đến đâu cũng không dấu được đôi mắt cuả hắn.
Trong dân gian có câu: Mắt thì ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.  Còn theo tôi: Những loại đàn ông mà mặt nhầy mỡ như mặt lợn thường thuờng nhân cách rất kém cỏi, lưu manh xảo trá. Điển hình như mặt Mao Trạch Đông, hay mặt Kim Chính Nhật v. v... loại người này sống rất vật chất tâm hồn và tinh thần kém cỏi, tham ăn tục uống ích kỷ tham sống sợ chết. Đặc biệt y rất dâm dục trụy lạc và có tính hay hại người, ném đá dấu tay, thích dùng thuốc độc để ám toán người khác. Nói như vậy không nhất thiết ai mặt phệ, phì nộn đều đểu cáng sở khanh cả, xấu tính cả, đều là những như anh chàng Mã Giám Sinh.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Hoàng hôn trong mắt em, trong mắt Hoà Đàm hay trong mắt các cô kiều nữ khác cũng được tôi lưu ý quan tâm. Tôi thường dùng hình ảnh đôi mắt nai cũng là siêu thực đấy trong thơ.
"Ô kià đôi mắt nai
Để lòng tôi u hoài
Trái tim thường thổn thức
Trên cõi đời trần ai...
Một lần thôi... lần thôi...
Giờ tay trắng mất rồi...
Thôi tình đừng hờn dỗi
Con thuyền đời ra khơi...
"Tuyết rơi, lòng thầm nhớ..."
Thương vầng trăng cổ độ
Long lanh cuối chân trời...
Ngất ngây cùng mây gió...
Xoè bàn tay em đếm
Năm tháng dài phôi phai
Hờn ghen chia đôi ngả
Sương rơi dưới tượng đài...
Đôi mắt huyền nhung nhớ
Nôn nao lòng thiếu phụ
Mê man tình hoan ca
Trái tinh cầu chan chưá...
Hồn chợt nhớ thương ai
Giọt lăn dài trên má
Những vầng sao băng giá
Cõi trần gian bi ai..."
Hay như tôi đã tả về cô Linda:
Linda có đôi mắt nai
Làm tôi ngây ngất bồi hồi nhớ cô
Tình tôi như sóng nước trào
Bao đêm trằn trọc bên bờ tương tư
Trập trùng sông nước bao la....
Hoà Đàm lấy buổi hoàng hôn là đối tượng để miêu tả như một con người, như một ảo ảnh là từ tình yêu, quá khứ, hoài vọng xa xăm và nằm ở trong mắt cô là một điều thực với tâm trạng yêu thương, trái tim run rẩy, nhớ nhung rất thực... Nghiã là đi từ siêu thực đến thực tại, từ ảo ảnh hoài niệm đến nhũng tri giác trực quan về buổi chiều hoàng hôn đã làm cô buồn.
"Hoàng hôn xa quá thật  rồi
Cho em đứng đó bồi hồi nhớ thương"
Hoàng hôn của hôm nay, cuả ngày hôm qua và cả những hoàng hôn cuả quá khứ xa xăm không còn nữa... Như người tình quân đã vĩnh viễn đi xa.
Nếu ta lấy cái đồng hồ mà làm thước đo thời gian thì buổi chiều hoàng hôn là khoảng lúc 7 giờ tối, hoàng hôn của yêu thương cuả mộng cảnh thần tiên tự nhiên dịch chuyển dần xa để cho em đứng đó bồi hồi nhớ thương... Thật là cảm động xót xa vô cùng, ai mà cầm được nước mắt nữa hở giời?
"Đường đời, ôi! lắm vấn vương...
Tim em thổn thức tình tương tư sầu"
Vì sao hoàng hôn bỏ đi, cũng như người tình quân thuở nào ra đi bịn rịn nước mắt lưng tròng hay không gì cả, một lời từ biệt cũng không? Chàng ra đi mãi mãi không hề ngoái đầu quay lại, biệt dấu chân chim, sủi màu tăm cá....
Một đoạn trường tân thanh bao nhiêu biến động bể dâu, làm sao mà nói hết được đây hỡi người ơi! Anh ra đi để lại người yêu bé nỏ, vai gày mảnh mai thổn thức, tương tư bên bờ sông trong nỗi chờ đợi u hoài... Ngày lại ngày, tháng lại tháng chỉ thấy cánh buồm nâu ẩn hiện thấp thoáng trong làn sương mờ ảo xa xa...
"Hoàng hôn giờ ở nơi đâu?
Thơ em nghẹn khóc chở sầu trong mưa"
Hoàng hôn của người con gái và hoàng hôn của người con trai chắc hẳn là không cùng nhau một thời khắc vì quả tinh cầu này nó tròn. Bây giờ em buồn và lúc nào đó bên anh cũng có hoàng hôn và khi hoàng hôn đến anh có nhớ em không?
Cô gái không xác định được thời khắc cuả người con trai, cô buồn lắm nghẹn ngào chở những giọt sầu trong mưa. Cô không chỉ khóc bằng giọt nước mắt dàn duạ trên má mà nước mắt lặn vào trong để nức nở ra những vần thơ cay đắng chua chát xót xa...
"Sương buồn rơi nhẹ lưa thưa
Môi em giá lạnh, tình chưa vẹn tình."
Cô vẫn còn đứng đó một mình trên bờ sông hay bên một chân cầu thì hoàng hôn đã qua lâu rồi, chỉ còn là những giọt sương lã chã lưa thưa rơi trên đầu cô. Bờ môi cô giá lạnh tê tái nuối tiếc cho một cuộc tình dang dở lỡ làng...
"Đêm nay hoang vắng một mình
Hoàng hôn xa quá gởi tình với mây
Gió hờn hoài vọng đâu đây...
Chàng ơi có thấy trăng gầy nhớ thương."
Bốn câu câu kết này là những câu thơ tuyệt bích. Đêm nay hoang vắng một mình, cô đứng đó trong một nỗi cô liêu, thê lương vô cùng. Còn hoàng hôn cuả chàng thì xa quá em làm sao mà biết được, chỉ biết nhắn nhủ cùng mây. Giống như tâm trạng cuả thi sĩ Lu Hà trong bài "Rừng Bạch Dương"
"...Nay nàng quá xa xôi
Mây trời lạc tới nơi
Hỏi về phương xa đó
Sao chẳng nói lên lời…"
Gió hờn hoài vọng đâu đây...Một khi mà bóng hoàng hôn lùi dần xa theo quy luật cuả không gian và thời gian. Cô không còn biết làm cách nào để níu kéo hoàng hôn ở lại bên cô, chỉ còn biết gửi tình theo những đám mây để chạy đuổi theo bóng hoàng hôn cũng như theo bóng người tình quân. Nhưng còn gió nữa, gió vẫn còn hờn giận vì một hoài vọng xa xăm mà còn chần chừ lưỡng lự để đưa những đám mây kia bay dần xa. Thơ thật là giàu trí tưởng tượng siêu thực vô cùng.
Chàng ơi có thấy trăng gày nhớ thương? Một câu hỏi mang tính hoài nghi, em đã yêu anh chan chứa sầu mộng khổ đau như vậy đấy. Còn giờ này hay khi hoàng hôn bên anh đến, anh chàng tình quân nào đó có linh cảm thấy không, có thấy mảnh trăng gày tượng trưng cho hình ảnh người con gái ở một chân trời xa xôi...
Một bài thơ hay. Hoà Đàm hay gửi thơ cho tôi đọc, nhưng lần này tôi đã thật sự giật mình và viết luôn bài bình này.
Xin chúc mừng Hoà Đàm!.
19.12.2012 
Lu Hà
Theo http://tienglongthonthuc.blogspot.com/


1 nhận xét:

  Bên thềm quê cũ – Tản văn Nguyễn Hữu Trung 30 Tháng Bảy, 2023 Cuối cùng tôi đã được đặt chân đến đây, an toàn và ấm áp. Ngạc nhiên với...