Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

Ngày Tết ở vùng quê nghèo

Ngày Tết ở vùng quê nghèo
Thường ngày vẫn hay lang thang trên các trang mạng, trang tin của các nhà zâm chủ Việt để bình luận về thế thái nhân tình, tôi cũng đâm ra nhiễm những nỗi lo về cuộc sống đầy khó khăn, chật vật của người dân đất Việt hiện nay. Nào là Thủ tướng Việt phải thừa nhận nguy cơ tài khóa sẽ sụp đổ, nào là TPP ra đi thì Việt Nam sẽ ngắc ngoải, nào là chính phủ đang đói đến độ phải tìm cách lột vàng, cướp tiền của dân, nào là dân nước Việt khắp nơi nghèo, đói đến mức sống lay lắt qua ngày, nào là cần bỏ đốt phảo hoa ngày Tết để dành tiền cứu dân nghèo…Rồi phong trào từ thiện chưa bao giờ rộn ràng đến thế, xã hội cần những nhà hoạt động xã hội dân sự để cứu dân nghèo, cứu người gặp nạn hơn bao giờ hết, nào là nhà nhà, người người làm từ thiện…
Ấy nhưng những ngày rời chốn đô thành về miền quê Yên Thành nổi tiếng nghèo của Nghệ An, quanh năm xin hỗ trợ từ Nhà nước ăn Tết với gia đình, tôi chứng kiến sự thật “bàng hoàng” khác hẳn với những gì mình vẫn nghe từ các nhà “đấu tranh dân chủ”: xe ô tô – thứ tiêu dùng xa xỉ với giá trên trời vì thuế cũng như để “nuôi” nó chẳng khác nào nuôi con nghiện trong nhà của dân Hà Nội thì chiếm lĩnh hầu hết các con đường nhỏ, các con đường làng của vùng quê Yên Thành đến khủng khiếp. Dễ hiểu vì sao ở đây mật độ các cửa hàng rửa xe ô tô, chăm sóc xế hộp dày đặc trên các con đường tỉnh lộ. Có thể phần lớn đây là “thành quả” của con cháu dân Yên Thành đi tứ xứ đổ về, nhưng rõ ràng là cuộc sống ở đây thật “phồn vinh” quá xa lạ với miền quê lúa, sống nhờ ruộng đồng, rừng rú.
Cuộc sống tinh thần của các cụ và các gia đình ở đây mới thật đáng bàn. Đủ các mô hình vui chơi cộng đồng, như cây cảnh, hội hè, và nhất là phong trào thể thao như bóng chuyền bóng đá, cả…đánh bài rầm rộ chắc chắn khiến dân Hà Nội lác mắt.
Chưa hết đâu, cấm pháo ở đâu chứ hình như không có ở vùng đất này thì phải. Được biết, mỗi băng pháo có giá vài trăm ngàn ở Lào, nhưng về đây vì bị cấm đoán nên có giá bạc triệu (theo dân tình rỉ tai là 1,4 triệu/1 băng), chưa kể pháo hoa đốt ngập các con làng, các ngôi nhà ở vùng quê nghèo này. Hình như nhà nào cũng phải thủ ít nhất 1 băng pháo và kèm vô số loại pháo nhỏ, pháo hoa để đì đùng đêm giao thừa thì phải!?! Nghe nói chính quyền ở xứ này bó tay với dân xứ Nghệ dù yêu cách mạng, yêu Đảng nhưng đếch thích tuân theo pháp luật về an toàn pháo nổ tí nào???
Chia sẻ với bình luận của fb Doan Quang Minh về hình ảnh của gia đình nông dân với nhà xây khang trang, ô tô con láng bóng sau khi về quê ăn Tết khiến dân Hà Nội phát thèm, khiến tôi phải kể về những điều mắt thấy, tai nghe ở miền quê nổi tiếng nghèo này
Xem lại, đã có vô khối những chuyên gia từ thiện, chuyên gia đi phượt từng bình phẩm về bức ảnh dân nghèo, đứa trẻ quần áo hoang sơ giữa trời đông lạnh giá vùng Tây Bắc của các nhà từ thiện, các nhà zâm chủ, cho đó là “thứ văn hóa” đặc trưng của một số dân tộc không chịu “phát triển” trong khi thực tế tiền của họ kiếm được khiến dân Kinh phát thèm, mới thấy, giữa hình ảnh trên mạng Internet với cuộc sống hiện thực, cần phải trải nghiệm mới thấu hiểu được.
Tất nhiên viết những dòng này, tôi không phủ nhận rằng, cuộc sống người dân đa phần đã sung túc và càng không phải vì thế mà tôi phản đối từ thiện giúp người nghèo, người khó khăn, nhưng tôi muốn truyền tải thông điệp rằng, mọi thứ trên mạng Internet do giới zâm chủ truyền đạt, chúng ta có đọc phải thì cũng cần “kiểm tra”, đừng để họ mượn những trường hợp cá biệt để hù dọa “niềm tin, lạc quan” của chúng ta, để vu khống, bôi nhọ chính quyền. Việc phản ánh thông tin qua lăng kính xuyên tạc, bóp méo, rồi đến ngày tự họ sẽ thẩm du và tự sướng với nhau, chẳng dân nào tin họ nữa thì chính họ mới là những kẻ đáng thương, cần sự “từ thiện” của xã hội.
 Loa Phường
Theo http://www.loaphuong.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI – Những tìm tòi và thử nghiệm

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI Những tìm tòi và thử nghiệm Đặt vấn đề thơ trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn nhắc đến đội ngũ n...