Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

"Cánh buồm xa xưa" ("La Paloma") - Sebastian Yradier

"Cánh buồm xa xưa" ("La Paloma") 
Sebastian Yradier
Nhạc phẩm “Cánh buồm xa xưa” (“La Paloma”) của hai nhạc sĩ Sebastian de Iradier y Salaverri và Phạm Duy.
Nhạc sĩ Sebastian de Iradier y Salaverri (Salaberri) (1809 - 1865), còn được biết tới tên khác là Sebastian Yradier, là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Tây Ban Nha, đúng hơn là thuộc dân tộc Basque ở Tây Ban Nha. Ông là người sáng tác ra bài hát “La Paloma” lừng danh, được biết đến ở Việt Nam dưới tên “Cánh Buồm Xa Xưa” qua nhạc sĩ Phạm Duy.
Sebastián Iradier sinh ngày 20 tháng 1 năm 1809 ở Lanciego, một đô thị nhỏ thuộc tỉnh Álava. Việc xuất bản các nhạc phẩm của mình ở Paris khiến ông phải đổi tên của mình từ Sebastían Iradier sang Sebastían Yradier để dễ phổ cập các bài hát cho thính giả.
Ông nổi tiếng với những bài hát thuộc dòng nhạc Habaneras, đặc biệt là kiệt tác “La Paloma” được viết vào năm 1860 sau một chuyến du lịch đến Cuba của ông. Bài hát “La Paloma”sau đó trở nên cực kỳ thịnh hành ở cả Tây Ban Nha lẫn Châu Mỹ (nhất là Mexico, nơi nó trở thành nhân tố chính góp phần cho sự thành công vang dội của dòng nhạc Hanaberatại đó.
Nhạc sĩ Sebastian de Iradier y Salaverri.
Một bộ sưu tập gồm 25 bài hát thịnh hành nhất của Sebastián Iradier được phát hành tại Pháp cùng với lời Pháp, ví dụ như “Fleurs d’Espagne”.
Một tác phẩm khác của Iradier có thể kể đến là “El Arreglito”, một nhạc phẩm dòng Habanera được Georges Bizet sử dụng làm nguồn cảm hứng cho vở nhạc kịch “Carmen”. Bản thân Bizet, tưởng rằng bài hát đó là một bài dân ca, được các giai điệu của “El Arreglito” truyền cảm hứng và lại sáng tác ra một bản nhạc mang tên “Habanera”dùng trong vở nhạc kịch “Carmen”: giai điệu “L’amour est un oiseau rebelle” là một giai điệu khác lấy từ “El Arreglito”. Về sau ông biết được “El Arreglito” không phải là một bản dân ca và ông đã ghi chú lại nguồn gốc xác thực.
Nhà soạn nhạc Sebastián Iradier lặng lẽ qua đời vào ngày 6 tháng 12 năm 1865, hưởng dương 56 tuổi. Ông đã không sống đủ lâu để thấy kiệt tác “La Paloma” của mình trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới.
“Cánh Buồm Xa Xưa” (hay “Cánh Buồm Xưa”) là tên tiếng Việt (do NS Phạm Duy đặt tên) của tác phẩm “La Paloma”(tạm dịch: “Chim Bồ Câu”) - một bài hát nổi tiếng của Tây Ban Nha và của cả thế giới. Bài hát đã được phổ biến trên nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, nhiều dòng nhạc khác nhau trên toàn thế giới và đã được ghi âm hơn 140 năm trở lại đây. Theo truyền thuyết Tây Ban Nha, Iradier đã sáng tác nhạc phẩm này vào khoảng năm 1863, chỉ hai năm trước khi ông từ trần và không kịp nhìn thấy đứa con tinh thần của mình trở thành một trong những bài hát kinh điển của nhiều dân tộc.
Ảnh hưởng của dòng nhạc Hanabera của người dân Cuba đối với bài hát đã làm “Cánh Buồm Xa Xưa” có những đặc trưng và giai điệu rất riêng biệt. Không lâu sau khi ra đời, “Cánh Buồm Xa Xưa” trở nên rất thịnh hành ở Mexico và sau đó lan sang nhiều quốc gia khác. Ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Afghanistan, Mexico, Spain, Hawaii, Philippines, Germany, Rumani, Zanzibar và Goa bài hát trở thành một bài bán dân ca của khu vực đó. Nhiều năm trôi qua, mức độ phổ biến của “Cánh Buồm Xa Xưa” cũng trải qua nhiều thăng trầm nhưng nó chưa bao giờ bị quên lãng. Có thể nói “Cánh Buồm Xa Xưa” là một trong những bài hát đầu tiên được nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới và lôi cuốn nhiều ca nhạc sĩ thuộc các dòng nhạc khác nhau.
Tại Việt Nam, người đặt lời Việt cho ca khúc “La Paloma”dưới tựa đề “Cánh Buồm Xa Xưa” là nhạc sĩ Phạm Duy.
Chủ đề của bài “Cánh Buồm Xa Xưa” bắt nguồn từ cuộc xâm lược xứ Hy Lạp của vua Darius I nước Ba Tư vào năm 492 trước Công Nguyên, thời điểm mà chim bồ câu chưa được biết đến ở Châu Âu.
Lúc đó, hạm đội Ba Tư do đại tướng Mardonius chỉ huy đã gặp phải một trận bão ngoài khơi đỉnh Athos, nhiều thuyền chiến Ba Tư đã bị đắm trong trận bão này. Người Hy Lạp đã nhìn thấy nhiều chú chim bồ câu bay ra khỏi các xác tàu Ba Tư bị đắm và cho rằng những chú chim này mang về đất liền những thông điệp tình yêu cuối cùng của những thủy thủ đã bỏ mình giữa biển cả. Chủ đề về mối liên hệ cuối cùng của tình yêu vượt qua cả cái chết và sự chia ly đã được phản ánh trong bài “Cánh Buồm Xa Xưa” (tên tiếng Tây Ban Nha “La Paloma” có nghĩa là “Chim Bồ Câu”). Trong khi lời bài hát ở các phiên bản ngoại ngữ có thể không đúng so với nguyên bản, tinh thần đó của bài hát vẫn được bảo tồn sau nhiều lần thu âm, dù dưới dạng nào bài hát vẫn thể hiện được cái kịch tính, mâu thuẫn giữa sự chia ly với nỗi cô đơn, thậm chí cái chết và tình yêu.
Nhạc phẩm “La Paloma” (nguyên bản tiếng Tây Ban Nha)
1. Cuando salí de la Habana! Valgame Dios!
Nadie me ha visto salir Si no fuí yo.
Y una linda Guachinanga S’allá voy yo,
Que se vino tras de mi, Que sí señor.
Si a tu ventana llega Una Paloma,
Tratala con cariño, Que es mi persona.
Cuentale tus amores, Bien de mi vida,
Coronala de flores, Que es cosa mia.
Ay! chinita que sí!
Ay! que dame tu amor!
Ay! que vente conmigo,
Chinita, a donde vivo yo!
2. El dia nos casemos ¡Valgame Dios!
En la semana que hay ir Me hace reir
Desde la Iglesia juntitos, Que sí señor,
Nos hiremos à dormir, Allá voy yo.
3. Cuando el curita nos eche La bendicion
En la Iglesia Catedral Allá voy yo
Yo te daré la manita Con mucho amor
Y el cura dos hisopazos Que sí señor
4. Cuando haya pasado tiempo ¡Valgame Dios!
De que estemos casaditos Pues sí señor,
Lo menos tendremos siete Y que furor!
O quince guachinanguitos Allá voy yo

Nhạc phẩm “La Paloma Adieu” (“La Paloma”
bản tiếng Pháp do ca sĩ Mireille Mathieu trình bày)
Le soir ma mère nous chantait quand j’étais enfant
L’histoire d’un bateau perdu et d’un oiseau blanc
Un jour le bateau s’en va droit vers l’océan
Et seule, le cœur plein d’amour une fille attend
Le marin lui a dit: “n’oublie pas je t’aime”
L’hiver et le printemps elle attend quand même
Elle voit un oiseau blanc se poser près d’elle
Qui portait quelques mots au creux de son aile
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
Elle prend tout contre son cœur le bel oiseau blanc
Tout deux ils s’ont repartis droit vers l’océan
L’amour ne meurt jamais j’ai vue deux colombes
S’envoler vers la mer et que la nuit tombe
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!.

Ca sĩ Elvis Presley.
Nhạc phẩm “No More” (“La Paloma” - bản tiếng Anh [an adaptation version of Don Robertson và Hal Blair for the 1961 movie “Blue Hawaii”] do ca sĩ Elvis Presley trình bày)
No more do I see the starlight caress your hair
No more feel the tender kisses we used to share
I close my eyes and clearly my heart remembers
A thousand good-byes could never put out the embers
Darling I love you so and my heart forever
Will belong to the memory of the love that we knew before
Please come back to my arms, we belong together
Come to me let’s be sweethearts again and then let us part no more.
No more do I feel the touch of your hand on mine
No more see the lovelight making your dark eyes shine
Oh how I wish I never had caused you sorrow
But don’t ever say for us there is no tomorrow
Darling I love you so and my heart forever
Will belong to the memory of the love that we knew before
Please come back to my arms, we belong together
Come to me let’s be sweethearts again and then let us part no more.

Ca sĩ Dean Martin.
Nhạc phẩm “La Paloma” (bản tiếng Anh do ca sĩ Dean Martin trình bày)
When I left Havana nobody saw me go
But my little gaucho maid who loves me so
She came down the pathway following after me
That same little gaucho maid that I longed to see
If at your window you see a gentle dove
Treat it with care and welcome it there with love
It may be so I do not deny its glee
Crown it with flowers grant love its hours for me
Oh my darling be mine
Won’t you say that you love me
All my passions so tender oh please
surrender your love divine
Ah my darling be mine
Won’t you say that you love me
Oh my passions so tender oh please
surrender your love divine
Oh my darling be mine
Won’t you say that you love me
All my passions so tender oh please
surrender your love divine

Nhạc sĩ Phạm Duy

Nhạc phẩm “Cánh Buồm Xa Xưa” 
“La Paloma” - bản tiếng Việt của NS Phạm Duy
Vi vu đồi thông reo xao xác lá chiều nay thu về
Em ơi cánh buồm xa ngày xưa còn vương bao lời thề
Xa xa đàn chim uyên dang cánh biếc trời mây tung hoành
Sương lan lắng chìm trong hoàng hôn khi tâm tư ta gầy.
Thuyền ai đang lênh đênh vượt sóng biếc cho tan vơi cơn sầu
Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng xanh bạc đầu?
Biệt ly sao chua cay làm mắt ướt tóc xanh nay phai màu
Nhớ mãi, nhớ mãi môi em cười khi bến xa con tàu.
Yêu em qua chuỗi ngày thơ
Mà giờ lòng còn vương thương nhớ
Nhớ người xưa chiều nay mình ta bao ước mơ
Niềm riêng se sắt bên lòng.
Thu ơi gieo mấy lần tang
Mà lòng người tàn theo năm tháng?
Ý thu vương trách sao lòng người mau lãng quên
Chiều nay thu vẫn mơ màng.
Dưới đây mình có bài:
- La Paloma (Cánh buồm xa xưa), SEBASTIAN YRADIER
Cùng với 13 clips tổng hợp nhạc phẩm “Cánh Buồm Xa Xưa” (“La Paloma”) do các ca nhạc sĩ lừng danh trên thế giới trình diễn để các bạn tiệc việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn,
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
Nhạc sĩ Sebastian Yradier (1809 - 1865)
La Paloma (Cánh buồm xa xưa), SEBASTIAN YRADIER (trích)
Hoài Nam
Bắt đầu từ kỳ trước, chúng ta đã xuôi về phương Nam để thưởng thức những ca khúc nổi tiếng của các nhà soạn nhạc Ý, Tây Ban Nha và Mỹ La Tinh, mở đầu với hai bản Torna a Surriento (Trở về mái nhà xưa) và Serenata (Chiều tà) của Ý, kỳ này, chúng tôi giới thiệu một ca khúc nổi tiếng của Tây Ban Nha, đó là bản La Paloma, có tựa tiếng Việt là Cánh buồm xa xưa.
Tính cho tới nay, nếu Blue Danube (tựa tiếng Pháp: Le Beau Danube Bleu, tựa tiếng Việt: Dòng sông xanh) của Johannes Strauss được ghi nhận là bản hòa tấu phổ biến nhất thế giới, thì La Paloma chính là ca khúc được ưa chuộng nhất trên mặt địa cầu!
La Paloma được nhà soạn nhạc Sebastian Yradier (1809 - 1865) của Tây Ban Nha, người được xưng tụng là “ông vua habanera”, viết vào năm 1863 theo thể điệu habanera của Cuba.
Nói về Cuba, sau khi Đế quốc Tây Ban Nha xâm chiếm châu Mỹ, thì nền nghệ thuật Tây Ban Nha ở các thuộc địa lại phát triển mạnh mẽ và phong phú hơn là ở mẫu quốc, điển hình là ở Cuba, Mễ Tây Cơ, và Á Căn Đình.
Về âm nhạc nói riêng, từ giữa thế kỷ thứ 19, thủ phủ Havanna của Cuba đã được xem là trung tâm của cả châu Mỹ La Tinh, nơi phát xuất của nhiều thể điệu mới, trong đó có habanera.
Habanera là một điệu nhạc, điệu vũ được hình thành vào tiền bán thế kỷ thứ 19. Bản habanera xưa nhất được ghi nhận viết vào năm 1835. Tới thập niên 1870, thể điệu habanera đã phổ biến khắp châu Mỹ La Tinh, và ở cả Anh, Pháp. Riêng tại Tây Ban Nha, habanera đã được các thủy thủ du nhập về mẫu quốc, và rất được phổ biến, yêu chuộng.
Điều thú vị là tuy phát xuất từ Cuba, nhưng tại hòn đảo này, habanera lại được gọi là “contradanza”, hay đầy đủ hơn, là “Cuban contradanza”. “Contradanza” nguyên là chữ “contredanse” trong tiếng Pháp để gọi một điệu nhảy dân gian đặt căn bản trên những bước nhảy của người Phi Châu.
Còn “habanera” là tên mà người Tây Ban Nha đặt cho thể điệu “Cuban contradanza”. Chỉ sau khi habanera đã trở nên phổ biến trên trường quốc tế vào cuối thế kỷ thứ 19, người Cuba mới sử dụng chữ “habanera” cho đồng nhất.
Ngày nay, do thị hiếu của người nghe nhạc cũng như nhu cầu cầu của giới khiêu vũ, bản La Paloma đã được một số ban nhạc và ca sĩ trình bày theo thể điệu tango, trong khi trên thực tế, nửa thế kỷ sau khi Sebastian Yradier viết bản La Paloma, thể điệu tango mới ra đời. Sự liên quan và những điểm tương cận giữa habanera và tango, chúng tôi sẽ cập tới trong một dịp khác, còn trong bài này chỉ nói về habarena.
Với người yêu nhạc cổ điển và ưa chuộng bộ môn ca kịch opera, thì ca khúc điển hình nhất, nổi tiếng nhất viết theo thể điệu habarena phải là bản Habarena trong vở opera Carmen của nhà soạn nhạc kịch người Pháp Georges Bizet.
Georges Bizet (1838-1875).
Cho tới nay, Carmen vẫn được ghi nhận là một trong những vở opera được diễn đi diễn lại nhiều lần nhất.
Bản Habarena trong vở Carmen có tựa tiếng Pháp là “L’amour est un oiseau rebelle” (Tình yêu là một cánh chim nổi loạn), tuy nhiên với người sành nhạc, chỉ cần gọi ngắn gọn là “Habarena Carmen”, hoặc “Habarena” (viết hoa) cũng đủ hiểu đây là bản Habarena trong vở Carmen của Bizet (tương tự trường hợp bản Sérénade của Schubert và bản Serenata của Toselli).
Carmen là một vở opera nói về tình yêu, dục vọng và phản bội, với nhân vật chính là một chàng lính si tình và Carmen, một vũ nữ kiêm gái điếm gốc du mục (gypsy) có sức quyến rũ mê hồn. Habanera là khúc nhạc Carmen hát và vũ trong quán rượu.
Xét về cả tình tiết lẫn trang phục, Carmen là vở opera “sexy” nhất từ trước tới nay. Về sau, vở này đã được phóng tác thành truyện phim để đưa lên màn bạc cũng như màn ảnh truyền hình hàng chục lần. Trong số đó, cuốn phim Carmen của điện ảnh Tây Ban Nha thực thực hiện năm 2003, với nữ diễn viên Paz Vega trong vai Carmen, được xem là ăn khách nhất, và cũng gây tranh luận nhiều nhất. Ưu điểm của cuốn phim là dàn dựng và trang phục, khuyết điểm là truyện phim đi quá xa so với nguyên tác, và gây tranh luận vì có quá nhiều cảnh khỏa thân.
Paz Vega trong vai Carmen.
Tại Đại hội Điện ảnh Quốc tế Birmingham năm 2004, cuốn phim đã đoạt giải do khán giả bình chọn (People’s Favorite Film). Ngoài ra, trong cuốn phim Carmen này còn có ca khúc “24 Nụ hồng” (24 Rosas) do nữ danh ca Diana Navarro trình bày.
Nguyên nhân khiến chúng tôi đề cập một cách khá chi tiết tới bản Habanera trong vở Carmen của Georges Bizet là vì giai điệu của bản này chính là giai điệu trong một sáng tác của “ông vua habanera” Sebastian Yradier, có tựa đề El Arreglito.
Vì phần lớn sáng tác của Yradier chỉ được mọi người quan tâm thưởng thức sau khi ông đã qua đời, và có khi cũng chẳng biết tác giả là ai, thành thử lúc đầu Bizet cứ ngỡ bản El Arreglito là một bài hát dân gian theo thể điệu habanera, bèn soạn lại phần nhạc cho hoàn chỉnh, phong phú hơn và đặt lời hát khác để sử dụng trong vở Carmen.
Năm 1875, tức là 10 năm sau khi Sebastian Yradier hóa người thiên cổ, Georges Bizet cho trình diễn ra mắt vở Carmen tại Paris, để rồi tới cuối năm đó đột ngột qua đời vào tuổi 36. Cũng may, trước khi chết, Bizet đã kịp khám phá ra tác giả của bản El Arreglito chính là Sebastian Yradier, và đã tự tay ghi chú chi tiết này trên tác phẩm của mình.
Tới đây nói về Sebastian Yradier, ông ra chào đời ngày 20 tháng 1 năm 1809 tại thị trấn Lanciego, tỉnh Alava, thuộc vùng Basque, một vùng nằm sát biên giới Pháp, từng đứng lên chống lại nhà cầm quyền Tây Ban Nha để đòi tự trị.
Vì Sebastian Iradier chỉ nổi tiếng sau khi đã qua đời, cho nên người ta cũng chẳng được biết nhiều về thân thế của ông. Chỉ biết tên họ đầy đủ của ông là Sebastian de Iradier y Salaverri. Về sau, nhà xuất bản các sáng tác của ông ở Paris đã thuyết phục ông sửa đổi và rút ngắn thành Sebastian Yradier cho dễ đọc, dễ nhớ.
Sebastian Yradier tới Cuba năm 1861, và sống ở đó một thời gian ngắn, nhưng cũng đủ dài cho một mối tình câm nín giữa ông và một cô giúp việc người địa phương (gaucho). Hai năm sau khi trở về mẫu quốc (1863), Yradier vẫn không quên được, nên đã gửi gấm tâm sự qua bản La Paloma.
“La Paloma” tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con chim bồ câu (“dove” trong tiếng Anh, “colombe” trong tiếng Pháp).
Phiên khúc thứ nhất trong nguyên tác tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi tạm dịch:
“Khi tôi giã biệt Havanna, không một ai thấy tôi ra đi, nhưng người hầu gái yêu tôi đã lần gót trên con đường phía sau. Và đó cũng là người con gái tôi muốn nhìn thấy lần cuối cùng”.
Rồi tới điệp khúc:
“Nàng ơi, nếu có con bồ câu nào tới đậu trên thành cửa sổ, xin hãy nâng niu chào đón nó với yêu thương. Hãy cột những nhánh hoa vào chân nó để tưởng nhớ tới tình tôi”.
Với những người không am tường thi ca cổ điển Tây phương, ra vẻ lời hát trong phiên khúc và điệp phúc không có một sự nối kết, hay viết thẳng ra là chẳng ăn nhập gì với nhau!
Muốn hiểu và thấy được sự liên kết, cũng như tính chất bi thương lãng mạn trong điệp khúc, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của tựa đề bài hát: La Paloma - Chim Bồ Câu.
Hiện nay trên trường quốc tế, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá ô-liu (olive) tượng trưng cho hòa bình. Việc này khởi đầu cùng với sự phát triển của Thiên chúa giáo sau Công Nguyên, nguồn gốc lấy từ tích Đại Hồng Thủy trong bộ Cựu Ước của Kinh Thánh: sau 40 ngày đêm mặt đất bị chìm dưới nước, khi nước bắt đầu rút đi, từ trên chiếc tàu của mình, ông No-ê (Noah) đã nhiều lần thả chim bay đi quan sát tình hình. Trong khi tất cả những con chim khác bay đi luôn thì chim bồ quay trở về, miệng ngậm một cành ô-liu, báo hiệu an lành đã trở lại trên mặt đất.
Nhưng trong văn học cổ điển Tây phương, chim bồ câu trắng (không ngậm cành ô-liu) là tượng trưng cho tính cách bất tử của tình yêu trong vĩnh biệt, bắt nguồn từ truyện tích sau đây:
Năm 492 trước Công nguyên, thời mà ở Âu châu chưa ai biết tới chim bồ câu, vua Ba-tư Darius đệ Nhất chuẩn bị chinh phục Hy-lạp, sai tướng Mardonius đem hạm đội đi tiên phong. Tới bờ biển Hy-lạp, dưới chân núi Athos, thì bị bão lớn, hầu hết chiến thuyền bị va vào đá ngầm và bị đắm.
Từ trên bờ, quân Hy-lạp quan sát thấy trong lúc các chiến thuyền bị chìm, từng đoàn chim bồ câu trắng bay thoát ra. Đó là những con chim bồ câu mà mỗi thủy thủ Ba-tư luôn đem theo bên mình, để trong trường hợp bị vùi thây dưới lòng biển cả, chim sẽ bay về quê nhà, đậu trên thành cửa sổ, báo cho gia đình biết người thân yêu của họ sẽ không bao giờ trở lại.
Vì thế, trong điệp khúc của bản La Paloma, Yradier mới viết:
“Nàng ơi, nếu có con bồ câu nào tới đậu trên thành cửa sổ, xin hãy nâng niu chào đón nó với yêu thương. Hãy cột những nhánh hoa vào chân nó để tưởng nhớ tới tình tôi”.
Yradier viết La Paloma vào năm 1863. Qua năm sau, một nhà xuất bản nhạc ở Pháp đã phát hành tuyển tập 25 ca khúc của ông mang tựa đề “Fleurs d’Espagne” (Những bông hoa của xứ Tây Ban Nha), trong đó có bản La Paloma.
Một năm sau (1865), Yradier qua đời, không kịp nhìn thấy đứa con tinh thần của mình trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất thế giới - nổi tiếng một cách mau chóng tới mức đã được xem là một hiện tượng ca nhạc chưa từng có!
Trước hết là tại Tây Ban Nha, rồi tới Mễ Tây Cơ, nơi mà cả Hoàng đế Maximiliano đệ Nhất lẫn quân cách mạng cộng hòa đều ưa chuộng. Khi vị hoàng đế gốc Áo của nền Đệ nhị Đế chế Mễ Tây Cơ bị hành quyết vào 19 tháng 6 năm 1867, ban quân nhạc của phe cộng hòa đã trổi bản La Paloma. Có giai thoại kể lại rằng đây chính là yêu cầu số hai của Hoàng đế Maximiliano trong giờ phút cuối (yêu cầu số một là xin đội hành quyết đừng bắn vào mặt ông, để bà mẹ của ông bớt đau lòng khi nhận xác con trai).
Nhưng cho dù đây là yêu cầu của chính vị hoàng đế… yêu nhạc, từ đó về sau, Hải quân Đế quốc Áo có luật bất thành văn là không bao giờ được đàn, hát bản La Paloma trên các chiến hạm, bởi vì Hoàng đế Maximiliano xuất thân từ Hoàng tộc Habsburg (dòng tộc lớn nhất đế quốc Áo), và đã có một sự nghiệp lẫy lừng trong Hải quân Áo trước khi trở thành Hoàng đế Mễ Tây Cơ…
La Paloma được dịch lời hát hoặc đặt lời hát mới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong số những bản dịch, La Paloma lời tiếng Anh do nam danh ca Mỹ Dean Martin thu đĩa, không chỉ được xem là sát nghĩa nhất, mà phần nhạc đệm còn trung thành với thể điệu habanera trong nguyên tác của Yradier.
When I left Havana nobody saw me go
But my little gaucho maid who loves me so
She came down the pathway following after me
That same little gaucho maid that I longed to see
If at your window you see a gentle dove
Treat it with care and welcome it there with love
It may be so I do not deny its glee
Crown it with flowers grant love its hours for me
Oh my darling be mine
Won’t you say that you love me
All my passions so tender oh please
surrender your love divine
Ah my darling be mine
Won’t you say that you love me
Oh my passions so tender oh please
surrender your love divine
Oh my darling be mine
Won’t you say that you love me
All my passions so tender oh please
surrender your love divine
Tuy nhiên, đa số những phiên bản ngoại ngữ đều có lời hát khác với nguyên bản. Nhưng dù khác lời, tinh thần của những phiên bản ấy đều đề cập tới tình yêu, chia ly, cô đơn, và cái chết.
Chẳng hạn phiên bản tiếng Pháp với tựa đề La Paloma Adieu mà chúng tôi cho rằng có nội dung bi thảm và lời hát bi lụy nhất.
Le soir ma mère nous chantait quand j’étais enfant
L’histoire d’un bateau perdu et d’un oiseau blanc
Un jour le bateau s’en va droit vers l’océan
Et seule, le cœur plein d’amour une fille attend
Le marin lui a dit: “n’oublie pas je t’aime”
L’hiver et le printemps elle attend quand même
Elle voit un oiseau blanc se poser près d’elle
Qui portait quelques mots au creux de son aile
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
Elle prend tout contre son cœur le bel oiseau blanc
Tout deux ils s’ont repartis droit vers l’océan
L’amour ne meurt jamais j’ai vue deux colombes
S’envoler vers la mer et que la nuit tombe
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
La paloma adieu, adieu c’est toi que j’aime
Ma vie s’en va mais n’aie pas trop de peine
Oh mon amour adieu!
Nhưng âm nhạc vốn đã không có biên giới, và trong trường hợp của bản La Paloma, thể điệu habanera phối hợp với giai điệu độc đáo, đã có sức thu hút ngay tự nét nhạc của nó. Ngoài dạng ca khúc trữ tình, La Paloma còn được trình diễn dưới nhiều hình thức khác, như opera, nhạc jazz, nhạc rock, nhạc quân hành, v.v…
Năm 1899, tại Paris, La Paloma do ban quân nhạc Vệ binh Cộng hòa Paris (Garde Républicaine de Paris) hòa tấu đã được thu vào đĩa nhựa, được ghi nhận là một trong những đĩa nhạc đầu tiên trên thế giới (sau bản Waves of Danube - Sóng nước biếc, cũng do ban quân nhạc này thu đĩa trước đó 3 năm).
Giai điệu của La Paloma phổ biến tới mức đã trở thành những ca khúc “bán dân gian’ (quasi-folk song), không chỉ ở Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ mà còn ở rất nhiều địa phương xa xôi và xa lạ, như Đức, Lỗ Mã Ni (Romania), A-phú-hãn, Zanzibar ở Phi châu, Goa ở Ấn Độ, Phi Luật Tân ở Đông Nam Á, v.v…
[Muốn tìm hiểu thêm về lai lịch, tính cách phổ biến cũng như những giai thoại, huyền thoại về bản La Paloma, quý độc giả có thể xem cuốn video tựa đề “La Paloma: The History and Mystery of the World’s Most Popular Song”. Qua đó, chúng ta sẽ thấy trong khi tại Zanzibar, La Paloma được ban nhạc chơi vào cuối tiệc đám cuới thì tại Lỗ Ma Ni, nhạc khúc này lại được sử dụng vào cuối đám tang; còn tại Mễ Tây Cơ, La Paloma là nhạc thiều của phản kháng, của cách mạng; tại Đức, La Paloma là bản vãn ca của các thủy thủ xa nhà…]
Riêng tại thiên đường hạ giới Hạ Uy Di, La Paloma đã được xem là bản nhạc nằm lòng của các tay đàn hạ uy cầm. Đến nỗi người ta cũng không thể khẳng định nhờ tiếng hạ uy cầm dìu dặt mà La Paloma thêm nổi tiếng, hay nhờ giai điệu thu hút của La Paloma mà có thêm nhiều người thích đàn hạ uy cầm. Theo nhận xét của cá nhân chúng tôi thì cả hai điều này đều có phần đúng.
Năm 1961, giai điệu của La Paloma, tiếng đàn hạ-uy cầm, và lòng ái mộ Elvis Presley đã lên tới một đỉnh cao mới với ca khúc No More trong cuốn phim Blue Hawaii.
So với bản La Paloma lời Anh do Dean Martin hát trước đó 15 năm, bản No More đã thay đổi toàn bộ lời hát trong các phiên khúc, và trong điệp khúc cũng chẳng hề nhắc tới hình ảnh con chim bồ câu đậu trên thành cửa sổ trong nguyên tác.
Nhưng cũng chính lời hát trữ tình và dễ hiểu ấy, qua giọng hát trầm ấm của Elvis Presley, đã khiến La Paloma càng thêm phổ biến.
Bước sang thế kỷ thứ 21, vào ngày 9 tháng 5 năm 2004, một ban hợp xướng vĩ đại nhất thế giới, gồm 88.600 người, hợp ca bản La Paloma tại thành phố Hamburg, Đức Quốc, và đã được ghi vào sách kỷ lục thế giới Guinness Book of World Records.
Riêng tại Việt Nam, trước năm 1975, La Paloma đã được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cánh buồm xa xưa. Lời hát trong ca khúc này hoàn toàn khác với nguyên tác La Paloma của Yradier. Nhưng với cảm quan và trình độ nhạc ngữ của mình, Phạm Duy vẫn thể hiện được tinh thần chung của ca khúc nguyên thủy, đó là chia ly và hoài niệm - có khác chăng là bâng khuâng man mác hơn là thảm sầu bi lụy:
Vi vu đồi thông reo xao xác lá chiều nay thu về
Em ơi cánh buồm xa ngày xưa còn vương bao lời thề
Xa xa đàn chim ưng dang cánh biếc trời mây tung hoành
Sương lam lắng chìm trong hoàng hôn khi tâm tư tan tành.
Thuyền ai đang lênh đênh vượt sóng biếc cho tan vơi cơn sầu
Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng xanh bạc đầu?
Biệt ly sao chua cay làm mắt ướt tóc xanh nay phai màu
Nhớ mãi, nhớ mãi môi em cười khi bến xa con tàu.
Yêu em qua chuỗi ngày thơ
Mà giờ lòng còn vương thương nhớ
Nhớ người xưa chiều nay mình ta bao ước mơ
Niềm riêng se sắt bên lòng.
Thu ơi gieo mấy lần tang
Mà lòng người tàn theo năm tháng?
Ý thu vương trách sao lòng người mau lãng quên
Chiều nay thu vẫn mơ màng.
Mặc dù không có phương tiện thống kê, chúng tôi tin rằng nếu không tính các ca khúc ngoại quốc được đặt lời Việt trong thời kỳ “nhạc trẻ” sau này, để chỉ kể nhạc cổ điển, bán cổ điển, thì Cánh buồm xa xưa là ca khúc được ưa chuộng nhất, và phổ biến nhất.
(Hoài Nam)
Cánh Buồm Xa Xưa - Ca sĩ Dalena
Cánh Buồm Xa Xưa - Ca sĩ Lệ Thu
La Paloma - Ca sĩ Julio Iglesias 
Nana Mouskouri (nguyên bản tiếng Tây Ban Nha)
La Paloma - Nhạc sĩ André Rieu trình diễn ở Mexico
La Paloma - Ca sĩ Mireille Mathieu (bản tiếng Đức)
La Paloma - Ca sĩ Nana Mouskouri 
Mireille Mathieu (bản tiếng Pháp)
La Paloma po Polsku
La Paloma - Ca sĩ Shin Yeon Ah
La Paloma - Ca sĩ BZN in concert
La Paloma - Ca sĩ Paloma San Basilio
La Paloma - Ca sĩ Dean Martin
La Paloma (No More) - Ca sĩ Elvis Presley
La Paloma - Sub Việt ngữ
Trần Lê Túy Phượng
Theo https://dotchuoinon.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Phụ nữ và Nobel Văn chương 23 Tháng Ba, 2023 Ngoài cảm giác “đột nhập” vào một “câu lạc bộ đàn ông” và sức nặng cộng đồng đi kèm với v...