Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Lê Đình Kỵ - Ánh mặt trời cao quý

Lê Đình Kỵ - Ánh mặt trời cao quý
Giáo sư Lê Đình Kỵ giản dị đến xuềnh xoàng trong sinh hoạt, sâu sắc đến tinh tế trong văn chương và nối liền hai khoảng trời ấy là một tấm lòng nhân hậu, là ngọn lửa nóng của ý tưởng sống: "Ánh trăng đành là quý nhưng ánh mặt trời thì quý hơn" soi tỏ sự nghiệp của ông.
Gặp người thầy giản dị
Dạo ấy vào mùa đông năm 1968, khi chúng tôi mới đầu quân vào lớp Văn 1 khóa 13 (năm 1968 - 1972) thuộc Khoa Văn, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, đóng ở xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, được mấy tháng.
Lán trại sinh viên ở và giảng đường đều lợp tranh nứa, tường trát đất bùn trộn rơm. "Quần thể kiến trúc" này dựa lưng và chạy dọc theo sườn một dãy núi đất, trước mặt là một con ngòi nhỏ, nước rất trong; kế đến là thung lũng Đại Từ rộng lớn chạy tới những rặng núi xanh vây quanh cả 4 phía.
Buổi sáng, trên bờ con ngòi, chúng tôi thường thấy một ông già đeo kính trắng, trán rộng, ăn mặc xuềnh xoàng, đi trên chiếc xe đạp đã cũ, cả hai bánh xe đều không có chắn bùn. Ghi đông treo một túi đựng sách.
Thi thoảng trên ghi đông còn có một cái bị cói, không biết bên trong đựng gì. Trông là lạ. Anh em trong lớp hỏi nhau thì được các anh chị văn 3, văn 4 truyền lại là: Thầy Kỵ đấy, ông ấy giỏi lắm đấy, phải hai năm nữa mới được học thầy.
Bẵng đi nửa năm, hay hơn một năm gì đó, thầy trực tiếp giảng bài, chúng tôi được nghe giọng nói xứ Qung trầm trầm, chậm rãi và nhỏ như tâm sự với một khoảng không các nhân vật và sự kiện văn chưng ngay ở trước mặt. Dường như thầy nói với họ nhiều hơn là nói với sinh viên, cùng với bộ cánh giáo sư thời chiến tuềnh toàng.
Trong 4 năm học ở khoa Văn, chỉ thấy duy nhất một lần thầy "diện". Đó là lần toàn bộ giáo viên, sinh viên khoa Văn tổng hợp Hà Nội từ Mễ Trì vào hội trường Tỉnh ủy Hà Tây, ở đầu cầu thị xã Hà Đông, để nghe nhà thơ Việt Phưng nói chuyện, khoảng mùa đông năm 1970.
Thầy Kỵ mặc bộ comple cũ màu nâu nhạt, anh em chúng tôi ngồi hàng ghế dưới, thầy Kỵ ngồi ở hàng ghế thứ ba chăm chú lắng nghe và ghi chép... Nhưng dường như chúng tôi cảm thấy thầy đang khó khăn trong bộ comple cũ rất lạ với thầy. Nó đã chật và chủ nhân ít khi dùng tới. Thời buổi đó có bộ comple là sang lắm. Đó là lần duy nhất, sau đó cũng không bao giờ thấy thầy mặc lại bộ comple cũ ấy nữa.
Hình ảnh thầy theo mãi những năm tháng thăng trầm
Trong số sinh viên văn khoa khóa 13 tôi may mắn được làm việc với thầy hai lần. Hai lần ấy cũng là mốc quan trọng của đời sinh viên, đó là lúc viết khóa luận kết thúc năm thứ ba với đề tài: "Thơ Chế Lan Viên trước và sau cách mạng" và luận văn tốt nghiệp năm thứ tư với đề tài: "Những tìm tòi nghệ thuật của thi ca Việt Nam hiện đại".
Trước đó tôi không có liên hệ gì trực tiếp với thầy, một buổi tối mùa hè năm 1970 khi đó khoa Văn đã về Hà Nội và ở ký túc xá Mễ Trì. Thầy gặp một người phụ trách lớp Văn khóa 13 và nói nhận xét của thầy về khóa luận của tôi và thầy hỏi không biết tôi là ai.
Tối đó nhiều bạn bè cùng lớp của tôi đến báo tin có nhận xét tốt từ thầy Lê Đình Kỵ. Được nhận xét tốt của thầy là một may mắn lớn đối với sinh viên. Và một vài hôm sau tôi gặp thầy và nhận lại bản khóa luận. Tôi lật từng trang một để xem những đoạn chữa và lời phê của thầy.
Thời đó sinh viên chưa có đủ điều kiện đánh máy các tài liệu như luận văn hoặc khóa luận đều phi viết tay, dài hàng trăm trang. Thầy ghi bằng bút bi rất kỹ với một lối chữ nghiêng và rất nhỏ. Loại bút bi này thời đó được sinh viên gọi là bút "nguyên tử".
Từng trang được ghi rất kỹ những nhận xét của thầy, những dòng suy tưởng của thầy hòa nhập với những dòng viết của sinh viên.
Thời đó, thơ Chế Lan Viên rất nổi tiếng và được nhiều người yêu thích, có nhiều tác gi bình luận. Thầy Kỵ trong "Đường vào thơ" có hai bài về tập "Ánh sáng và phù sa" và tập "Hoa ngày thường chim báo bão".
Nhà thơ Chế Lan Viên khi còn sống trong một lần nói chuyện với sinh viên văn khoa ở Hội trường C, Mễ Trì hồi cuối hè năm 1971 có tỏ ý ngợi khen phong cách bình thơ của thầy Kỵ và cho rằng ông là một người bạn tri âm.
Bản khóa luận của tôi ảnh hưởng sâu nặng quan niệm và cách cảm thụ thi ca của thầy. Thầy tâm sự về ánh sáng và phù sa: "Ánh trăng đành là quý nhưng ánh mặt trời quý hơn".
Đề tài luận văn tốt nghiệp ra trường năm 1972 có tiêu đề: "Những tìm tòi nghệ thuật của thi ca Việt Nam hiện đại". Thầy Kỵ muốn ra đề tài này để cho một nhóm sinh viên khong một, hai, ba người cùng viết, thầy muốn thấy "tinh thần tập thể".
Có hai người đăng ký nhận đề tài. Sau đó một người khác vì lý do công việc đã không thể tiếp tục cùng tôi làm đề tài này được nữa. Tôi lo lắng, thầy bảo: "Thầy sẽ tập trung hướng dẫn".
Tôi xây dựng bản đề cưng luận án rất dài chừng 50 trang viết tay. Tôi trình lên thầy và thấp thỏm chờ đợi. Vài hôm sau tôi nhận lại bản đề cương. Thầy phê: "Đánh giá, phê bình thi ca cần cảm xúc nhưng không phải cảm xúc tùy hứng mà phải mực thước".
Thầy yêu cầu làm lại bản đề cưng. Nhờ sự hướng dẫn tích cực của thầy, luận án này đã được viết xong vào tháng 5/1972 dài chừng khong 100 trang viết tay và được tổ chức bo vệ tốt nghiệp vào khoảng tháng 8/1972.
Buổi tổ chức tốt nghiệp diễn ra tại một ngôi đình cổ của một làng nghèo ở giữa một cánh đồng bát ngát khoai lang, quanh năm đất trắng và gió bụi ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cách phố Thắng chừng mười cây số.
Trên danh nghĩa là giáo viên hướng dẫn thầy Kỵ chăm chú nghe và khi được mời phát biểu tôi thấy thầy chỉ mỉm cười, một nụ cười trầm ấm, yên lặng và mãn nguyện. Ông chỉ nói: "Tôi rất hài lòng về bản luận án này". Hình ảnh ấy cứ theo người học trò suốt những năm tháng thăng trầm sau đó.
"Đường vào thơ"
Trong lĩnh vực văn chương, thầy có nhiều công trình nghiên cứu với số lượng hàng nghìn trang. Nhưng giới sinh viên thời những năm 70 xem hai tác phẩm "Đường vào thơ" và "Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du" là hai bộ sách quý, là xuất sắc nhất trong sự nghiệp phê bình và nghiên cứu của thầy Kỵ trên tư cách là một nhà văn.
Tên gọi quyển "Đường vào thơ" theo thầy Kỵ một lần nói với tôi là lúc đầu thầy lấy tiêu đề: "Đường thơ". Nhưng khi gửi bản tho đến nhà xuất bn thì người biên tập bo sợ nhầm với "Đường thi" nên thêm một chữ "vào" thành "Đường vào thơ", một tác phẩm phê bình th độc đáo hiếm thấy ở cảm xúc tinh tế, ở nhận xét mang tính bác học, ở đa dạng trong phong cách thể hiện với nhiều thế hệ các nhà th khác nhau và cách vào đề của từng bài thật độc đáo.
(Khi vào viếng thầy hôm 26/10/2009, tôi hỏi gia đình về cuốn sách này thì rất tiếc được cho biết là đã đưa cho một nhà xuất bản và ở đó người ta đã làm mất bản thảo cuối cùng này).
Với tác phẩm "Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du". Thầy đã đưa ra một hướng nghiên cứu mới đối với các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam, bằng cách vận dụng hệ thống lý luận về phương pháp sáng tác để đánh giá toàn bộ tác phẩm với một phong cách tư duy uyên bác và trong nhiều đoạn văn của cuốn sách này cuốn hút người đọc bởi cảm xúc trong sáng và tinh tế như những tiếng gọi thiết tha phát ra từ thế giới nội tâm của không gian sống truyện Kiều; nhất là đoạn thầy viết về thi hứng của Nguyễn Du trước sự thôi thúc của thời gian: Đã! đã! đã!
Nguyễn Du kêu lên với chúng ta thời gian chạy như bóng câu ngoài cửa sổ... khiến bao nhiêu thế hệ người đọc xao xuyến bởi văn chưng truyện Kiều dưới ngòi bút bình luận của giáo sư Lê Đình Kỵ; và khiến cho cách hiểu về nhịp sống trong truyện Kiều, trong văn chưng cổ điển Việt Nam cũng mãnh liệt chẳng khác gì thời hiện đại.
Cái tâm của người thầy
Tôi có sự gắn bó với chiếc đạp cũ của thầy như là một kỷ niệm riêng, chiếc xe hai bánh không có chắn bùn đã nhìn thấy ở Đại Từ, Thái Nguyên trong bạt ngàn gió thổi hồi cuối năm 1968.
Cuối năm 1972, có lần tôi đến thăm thầy ở khu ký túc xá Mễ Trì. Xe điện ở ga Thanh Xuân không chạy vì mất điện, thầy Kỵ đã dùng chính chiếc xe đạp ấy lai tôi từ Thanh Xuân đến ngã tư Giám - Nguyễn Thái Học.
Cả ba dừng lại sát đường tàu điện gần gốc cây gạo rất to ở ngã tư Giám: Một thầy giáo già, một chiếc xe đạp cũ và một cậu sinh viên nghèo xác.
Thầy dừng đạp xe lẳng lặng rút cái ví ở đằng sau túi, lấy ra ba đồng đưa cho tôi và nói với một giọng trầm chẳng khác mấy giọng ông lên lớp: "Cầm lấy mà mua vé xe". Tôi luống cuống chẳng biết nói câu gì, cầm lấy ba đồng thầy cho, đi bộ ra bến xe Kim Mã mua vé về Sơn Tây (ba đồng thời đó mua được ba lần vé xe Hà Nội - Sơn Tây và có thể cánh sinh viên nghèo ăn được 15 lần phở "không người lái" rất phổ biến thời đó ở Hà Nội).
Bằng cử chỉ ấy của thầy, tôi đã tin rằng đồng tiền rất nhiều khi không phải là tiền, nó là cái tâm của người chủ của nó. Tôi vừa cảm động, vừa buồn vì thân phận của bản thân, nhưng lúc đó tôi không thể chối từ trước tấm lòng nhân hậu ấy, và tôi cũng hiểu chẳng có gì đền đáp được.
Ngọn lửa của ý tưởng sống
Cuộc sống đã xô đẩy tôi đến một lĩnh vực công việc khác, không gắn bó gì trực tiếp với văn chương. Không phải bị chi phối bởi cái lý thuyết: "Lập thân tối hạ thị văn chương".
Trên đường đời xa xăm đã 40 năm, nhiều lúc trong cuộc sống, đứng giữa những thách thức to lớn về nhân cách làm người, cuộc đấu tranh khốc liệt giữa cái thiện và cái ác...
Những bài học từ văn chưng, từ khoa Văn Đại học tổng hợp Hà Nội mà trong đó sâu đậm là nhân cách Lê Đình Kỵ, một con người nhân hậu, kiên trì, lặng lẽ, một con người tài hoa nhưng ẩn dấu trong một dáng vẻ bình thường đã luôn ở bên cạnh tôi trong thử thách, kể cả trong việc giải quyết công việc cụ thể trong ngành pháp luật.
Cả một trời mơ ước văn chương, gạt tất cả sang một bên để học lại từ đầu, làm lại từ đầu trong lĩnh vực công tác mang đầy tính nguyên tắc và chính xác.
Tôi cảm thấy nợ thầy nhiều quá. Năm 2008, trở lại thăm thầy từ buổi chia tay ở ngã tư Giám, 40 năm về trước. Nhà thầy ở E8, đường Ba Vì, cư xá Bắc Hải, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy ốm triền miên.
Bây giờ không còn chiếc xe đạp cũ ngày xưa nữa. Thầy ngồi trên một chiếc xe đẩy trong một căn gác xép nghèo. Thầy vẫn nhìn tôi với đôi mắt đôn hậu và đượm một vẻ buồn xa xăm.
Nghe tin thầy qua đời, tôi vội thu xếp công việc ở c quan từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh lễ viếng, tại nhà tang lễ 25 Lê Quý Đôn chiều ngày 26/10/2009.
Chiếc quan tài to nằm ở trên bục cao. Kín. Không nhìn thấy gì được nữa. Trên tường treo bức ảnh lớn nửa người hình thầy với chiếc áo comple sang trọng màu tối mà khi thầy còn sống tôi chưa một lần nhìn thấy thầy mặc bao giờ.
Chỉ riêng đôi mắt trầm buồn như có hồn người tỏa xuống. Trời mùa này ở phương Nam rất nắng nôi. Phòng tang lễ thì gió rất nhiều. Hương thắp khói không bay lên cao mà lan tỏa xung quanh như tâm trạng của thầy còn bịn rịn trước khi bước vào một cuộc hành trình xa vô tận.
Giáo sư Lê Đình Kỵ giản dị đến xuềnh xoàng trong sinh hoạt, sâu sắc đến tinh tế trong văn chương và nối liền hai khoảng trời ấy là một tấm lòng nhân hậu, là ngọn lửa nóng của ý tưởng sống: "Ánh trăng đành là quý nhưng ánh mặt trời thì quý hơn" soi tỏ sự nghiệp của ông.
KHUẤT BÌNH NGUYÊN
Nguồn: nhavantphcm
Theo http://www.bichkhe.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hai tác giả của TPHCM nhận giải Tác giả trẻ năm 2022 28 Tháng Hai, 2023 Trong 3 tác giả nhận giải thưởng Tác giả trẻ năm 2022 của Hội ...