Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Bâng khuâng tơ trời 1

Bâng khuâng tơ trời 1

Chương 1
Cu tí chào đời giữa khi thời tiết triển mùa giá ở Đàlạt, thời tiết này lại quá đẹp, quá ấm cúng nhưng với Sàigòn, khi giao mùa, Sàigòn khó chịu như một bà cô giá khó tính. Tôi sổ mũi hắt hơi liên miên. Nửa đêm trở mình trằn trọc với cái bụng nặng nề cao vượt mặt. Cu tí quay đạp liên miên. Anh chàng đang làm nũng mẹ, chắc thế. Tôi xoa xoa lớp da bụng căng dỗ dàng cu Tí ngủ yên kẻo mẹ mệt. Mẹ đang cảm giữa thời tiết khó tính này. Chóng ngoan nhé: Nhưng, cu Tí lại quẫy đạp. Tôi bắt đầu đau bụng, không ngủ được. Nhìn sang Du-Du ngủ thật ngon. Tôi rón rén vén mùng ra uống nước. Cơn đau bụng lại đến. Tôi đi bách bộ trong phòng mà không gay tiếng động nhỏ. Tôi lại xoa bụng vỗ về “Cu Tí” Ngủ đi- Ngủ đi, đừng làm nũng mẹ thế, mẹ đang đau bụng.
Cu Tí ngủ yên khi cơn đau bụng của tôi hạ dần. Tôi chui vào mùng nằm vừa thiu thiu lại chợt đau bụng. Rồi từng cơn, từng cơn ngắn, mà cu Tí thì cứ đạp liên miên. Nước mắt tôi đã bắt đầu ứa ra. Tôi lại ngồi dậy thật khó nhọc bởi sự nặng nề của cái bụng. Du choàng mở mắt lúc nghe tôi xuýt xoa hơi lớn. Du hỏi.
- Sao thế em?
Tôi lắc đầu. Du kéo tay tôi:
- Ngủ đi chứ sao lại ngồi đó.
- Em đau bụng.
Tôi nói. Du ngáp:
- Đau bụng hở? Uống thuốc, anh lấy nhé.
Tôi nhăn nhó:
- Không, em đau bụng ít thôi. Nhưng em sợ quá.
- Sợ gì?
- Em đi sanh.
Du chợt nhổm dậy, dịu mắt:
- Em đau bụng đẻ hở? Sắp sanh chưa?
- Chắc thế. Em không biết được. Du xoa lên bụng tôi.
Cậu bé đang gồng mình đạp mẹ, Du reo lên:
- Nó đạp đấy em ạ. Còn đau bụng không?
- Hết rồi.
- Vậy nằm xuống ngủ đi.
- Ui da! Ui da!
Tôi lại kêu, Du luống cuống:
- Chết, sao thế cưng?
- Em lại đau bụng, đưa em đi sanh mau lên.
Du nhảy phóc xuống giường bật đèn sáng choang. Mồ hôi tôi bắt đầu vã ra, ướt hết cái áo choàng ngủ. Du dục tôi:
- Em sanh chưa? Đi nhanh lên.
Tôi ngồi ôm bụng nhăn nhó. Du mặc vội bộ đồ, cầm cái này, quăng cái kia.
- Lấy dùm em cái áo.
Tôi nói. Du vào lục trong tủ tìm được cho tôi chiếc áo, tôi định mặc vào thì lại là cái áo cũ nhỏ xíu. Áo của những ngày chưa mang bầu. Tôi vứt chiếc áo xuống giường ôm bụng:
- Trời ơi, đau bụng quá. Lấy áo khác cho em, em không mặc áo này đâu. Du đã cuống hơn. Chàng gắt nhỏ:
- Áo nào mặc chẳng được em. Đi sanh chớ bộ đi dạo phố đâu mà cần áo đẹp.
Tôi nhăn nhó:
- Áo này làm sao em mặc vừa? Nhìn xem!
Du cầm chiếc áo, chàng phì cười.
Tôi kêu:
- Trời ơi là trời, em đau bụng muốn chết.
Du kéo tôi đứng lên, chàng dỗ:
- Chịu khó tí đi.Em tìm áo lấy chứ anh có biết áo nào của bà bầu đâu mà tìm-Chờ anh ra đánh răng rửa mặt anh đưa em đi sanh.
Tôi giậm chân dọa Du:
- Anh điệu quá em sanh ở nhà bây giờ đó.
- Anh đỡ cho em?
Du tưởng thật, hỏi. Tôi chỉ Du:
- Anh đỡ.
- Trời đi, trời!
- Cái gì mà kêu trời?
- Thôi, nhanh lên anh đưa em đi nhà thương.
Tôi bảo:
- Anh đánh răng rửa mặt đi đã.
Du lắc đầu:
- Kệ, anh đưa em vào nhà bảo sanh trước đã chứ chần chờ mà em sanh ở nhà là chết anh.
Tôi cười gượng
- Em hết đau bụng rồi.
- Thật không?
- Thật.
- Vậy, chờ anh nhé.
Tôi gật đầu. Du vừa ra ngoài được năm phút, tôi đã xuýt xoa:
- Anh ơi! Em đau bụng quá. Chắc em sanh rồi đó.
Du quăn cả bàn chải đánh răng, cả khăn lau mặt-Chàng chạy vào không nói năng thêm, choàng cho tôi chiếc áo khoác lạnh ra ngoài. Và, cứ thế Du dìu tôi ra cửa.
Buổi sáng chưa hết giờ giới nghiêm nên không có một chiếc xe-Tôi đi bộ theo Du dọc lề đường.Nhà thương gần đó. Du đã chọn chỗ sanh cho Tôi trước đó mấy tháng-Du bảo để tiện việc đêm hôm tôi đi sanh cho gần.
Vào đến nhà thương, tôi giảm dần cơn đau bụng. Du đưa tôi vào phòng khám. Cô y tá ngái ngủ nhìn tôi bằng con mắt lười biếng.
- Bà đi sanh?
- Vâng.
- Đau bụng lâu chưa?
- Mới đây thôi.
- Bà sanh hem thứ mấy vậy?
- Dạ, thứ nhất.
- Con so hả?
- Vâng.
Cô y tá choàng vội chiếc áo trắng lên người rồi bảo tôi:
- Mời bà lên bàn nằm cho tôi khám.
Tôi leo lên bàn nằm chợt thấy lo lo, tôi hỏi:
- Tôi sanh ngay hở cô?
Cô y tá cười, cơn ngái ngủ chắc cũng tan theo nụ cười ấy:
- Mới đau bụng chút xíu vậy mà sanh gì. Ít nhất cũng chín mười giờ sáng.
Tôi nhìn lên đồng hồ treo tường:
- Mới có năm giờ sáng tôi trợn mắt.
- Đau lâu dữ vậy sao?
Cô y tá khám cho tôi xong, gật đầu:
- Có người sanh con so đau một hai ngày ấy chứ.
- Bà vào phòng nằm nhé.
- Chừng nào thì tôi sanh?
- Trong ngày hôm nay thôi.
Tôi bước xuống khỏi bàn khám. Cô y tá lấy lý lịch tôi và hỏi:
- Bà có gọi bác sĩ không?
Cô y tá kể một lô tên bác sĩ. Tôi bảo:
- Để tôi ra hỏi nhà tôi.
- Vâng.
Tôi mở cửa phòng sanh lách mình ra. Du đang ngồi hút thuốc vội nhổm dậy:
- Em sanh chưa?
Tôi bảo:
- Rồi.
Du nhìn xuống bụng tôi, hai đứa phì cười.
- Sao vậy? Bao giờ thì sanh?
Du hỏi. Tôi ngồi xuống cạnh Du trên băng ghế đợi:
- Trong ngày hôm nay, nhưng chưa biết giờ nào.
- Em còn đau bụng không?
- Đau từng cơn nhỏ.
Và, tôi nói với Du về chuyện sanh có bác sĩ đỡ. Du cười:
- Nhưng, bác sĩ đỡ tốn tiền nhiều lắm.
Du nhăn mặt:
- Thôi, đừng hà tiện đi cộ Bác sĩ đỡ cho chắc ăn.
Rồi Du nói tên một bác sĩ quen mà tôi đã thấy trong danh sách ở nhà thương này. Chúng tôi đồng ý sẽ chọn mời bà bác sĩ đó đỡ đẻ cho tôi.
Cô y tá đưa tôi vào phòng nằm. Du hỏi cô:
- Nhà tôi sắp sanh chưa cô?
Cô cười, nhìn Du chế diễu:
- Bà nhà nhanh nhất cũng phải trưa nay mới sanh, thưa ông.
Rồi cô dặn tôi:
- Bà sắp sửa quần áo, tã lót và khăn cho em bé. Chừng nào đau bụng nhiều bà bấm chuông cho chúng tôi đến đưa đi sanh.
Tôi gật đầu và chợt nhớ là mình không đem theo quần áo. Tôi bảo Du:
- Anh chạy về nhà xách cái sắc quần áo cho em đi. Trong đó có đầy đủ quần áo đi sanh của em và của “Cu Tí” rồi đấy.
Du cười, chàng vuốt má tôi:
- Nói em còn lâu mới sanh.
Du ngẩn mặt:
- Kỳ nhỉ?
- Kỳ gì anh?
- Sao em lâu sanh vậy?
Tôi bảo:
- Em không biết nữa. Cô y tá dặn em là chừng nào đau dồn dập, đau thôi thúc mới sanh được. Bây giờ mới đau từng cơn.
- Anh điên đầu.
Du nói, để sắc quần áo vào tủ. Du ngồi xuống cạnh tôi:
- Em ăn bánh nhé!
Tôi lắc đầu. Du mở gói bánh ra dỗ tôi:
- Chịu khó ăn đi một lát có sức mà sanh, chóng ngoan đi cưng.
Tôi cầm chiếc bánh ăn khó nhọc. Nước mắt muốn ứa ra vì đau bụng. Nghĩ đến mẹ, tôi bảo Du:
- Gọi mẹ cho em đi anh. Nói mẹ em sắp sanh.
Du buồn buồn:
- Mẹ đau làm sao đến được hở em?
- Trời ơi, không có mẹ bên cạnh, làm sao em sanh đây.
Tôi kêu, Du hỏi:
- Có y tá, có bác sĩ chứ. Mẹ đến thì mẹ cũng phải ngồi ngoài cửa như anh vậy nè, có vào được phòng sanh đâu. Tôi lắc lắc mái tóc đưa trả Du phần bánh ăn dở.
- Ăn hết đi.
- Thôi.
- Ăn như vậy thì làm sao có sức.
- Em no.
Tôi nói như gắt. Du bỏ miếng bánh dở vào bao. Tôi nhắm mắt khi cơn đau vừa đến. Du xoa nhè nhẹ lên bụng tôi, tôi nằm im lặng.
Tiếng khóc oe oe bỗng bật lên-Từ ngoài cửa người ta đem vào người sản phụ nằm trên cáng-Bên cạnh giường tôi. Theo sau một bà cụ đang đẩy một chiếc nôi. Tiếng khóc oe oe ở đó. Tôi nhỏm dậy. Du nhìn tôi cười, chàng cũng nhỏm dậy theo tôi. Trong chiếc nôi xinh, đứa bé đỏ hoe giãy giụa ngó ngoáy. Bà cụ nhìn chúng tôi cười hiền lành:
- Con trai đó.
Tôi cười:
- Cháu mấy ký thế cụ?
- Ba ký tám lận đó cô.
Du nói:
- Chà, bự con ghê há.
Bà cụ cười:
- Con dạ mà. Đứa đầu nó sanh có hai ký tám à.
Du hỏi:
- Con gái cụ đó hả?
Bà cụ gật đầu. Cậu bé trong nôi lai. cất tiếng oe oẹ Người đàn bà được đặt xuống giường. Mái tóc hết mồ hôi.
- Mẹ, cho con xem cháu một chút.
Bà cụ đẩy chiếc nôi sát cạnh giường đỡ đầu con gái dậy.
- Nó giống chị nó y hệt.
Người đàn bà cười sung sướng và thoải mái. Bà cụ bảo con:
- Thôi, nằm yên và ngủ đi. Thằng nhỏ để mẹ trông cho-Thằng chó này mới sanh đã đòi ăn rồi-Khóc to quá sức.
Người đàn bà hình như đã quá quen thuộc với cảnh này. Bà ta quay mặt vào tường nhắm mắt ngủ thật bình yên.
Tôi nhìn Du và chợt nghĩ đến mẹ tôi. Mẹ vẫn bảo:
- Chừng nào đi sanh nói Du nó đến gọi mẹ nhé. Chỉ khi có mẹ bên cạnh con mới yên lòng giao con cho mẹ để nhắm mắt ngủ ngon được thôi. Ngày xưa mẹ cũng thế. Trước ngày tôi đau bụng một tuần, tôi về nhà và thấy mẹ Ốm, khuôn mặt xanh xao, người gay đét. Tôi lo lắng bảo mẹ:
- Mẹ đau vậy rồi con đi sanh ai nuôi con?
Mẹ cười, buồn buồn:
- Đến ngày mày sanh thì mẹ hết đau rồi, chớ ốm hoài có mà chết.
Vậy đó, hôm nay tôi vào nhà thương rồi mà mẹ vẫn đau, vẫn ốm. Hôm nay tôi di sanh không có mẹ, mà chỉ có Dụ Du là đàn ông, và tôi chỉ mới là một người đàn bà quá nhỏ chưa có một tí kinh nghiệm nào. Du cũng mờ mịt như tôi. Khổ làm sao! Rồi ai biết săn sóc cho đứa bé bây giờ.
Bà cụ ngồi cạnh nôi cháu, nhìn tôi và Du hỏi:
- Cô sắp sanh chưa?
Tôi lắc đầu:
- Cháu không biết.
- Sanh con so hả.
- Dạ.
- Con so sanh lâu lắm. Đau bụng bao lâu rồi?
- Dạ đau lúc gần sáng.
Bà cụ cười:
- Phải đến trưa mới sanh à. Con nhỏ tôi đau chừng tiếng đã sanh rồi.
- Nhanh quá nhỉ?
Tôi nói. Bà cụ sửa tã cho cháu:
- Hồi nó sanh con so đau cả hai ngày đêm lận đó.
- Dữ vậy.
Du kêu lên. Chàng nhìn tôi, đôi mắt thoáng lo âu. Tôi cùng mang niềm lo âu đó. Cơn đau bụng lại quặn lên, tôi bảo Du kéo tôi ngồi dậy:
- Cho em đi lại một chút. Đau quá chừng.
Du ấn tôi nằm xuống:
- Nằm yên đi em-Đi lại làm sao được.
Tôi om bụng rên:
- Trời ơi, đau chết mất.
Bà cụ bảo Du:
- Đỡ cô ấy ngồi dậy đi lại một chút cho khoẻ. Không sao đâu cậu.
Du dìu tôi đứng lên, tôi muốn khuỵu xuống vì đau. Tôi bảo Du:
- Đau quá. Cho em ra phòng sanh. Du bấm chuông gọi y tá.
- Nhà tôi đau dữ quá.
Cô y tá dìu tôi đi. Cô bảo:
- Để tôi khám xem bà sắp sanh chưa?
Du dặn:
- Cô nhớ mời giùm bác sĩ nhé.
- Dạ.
Tôi lại đước nằm lên bàn sanh cho y tá khám. Cơn đau bụng cũng lại dịu dần.
- Bà chưa sanh đâu. Còn lâu lắm. Tôi nhăn mặt, mệt gần đứt hơi thế này mà còn chịu đựng thêm nữa chắc tôi chết quá. Cô y tá đưa tôi trở về phòng. Tôi nằm lả người xuống nệm, cực quá! Sanh cực quá chừng. Và cứ như thế. Cơn đau mỗi giờ mỗi tăng, tôi vật vã nửa ngày trời, khóc song cả mắt-Mệt không thở nổi cho đến khi bác sĩ đến và cho đến lúc quằn quại trên bàn sanh. Tiếng dao kéo lỉnh kỉnh, tôi gào, tôi hét, tôi gọi mẹ, tôi nghiến răng mà cơn đau vẫn hành tôi. Tôi khan cả cổ. Tôi tưởng như tôi sắt chết và tôi lại gào mẹ: mẹ Ơi, mẹ Ơi! Con chết rồi. Bác sĩ nắn nhẹ bụng tôi. Bà dỗ:
- Nín ngay, nín ngay, sắp có em bé rồi mà còn gọi mẹ. Chịu khó một chút đi, sắp sanh rồi.
Tôi thở phì phò-Đầu tôi ướt mồ hôi-Lưng tôi ướt mồ hôi. Tôi rướn người lên, gào mẹ-Hai cô y tá giữ hai chân tôi. Và, tôi lại thở. Mắt tôi nhắm nghiền lại cho đến lúc tôi gần kiết sức. Cơn đau làm tê bại cả người tôi thì tôi chợt nhẹ nhõm-Người tôi lâng lâng, mắt tôi nẫn nhắm, loáng thoáng tiếng bác sĩ:
- Con trai.
Tôi lịm người vì mệt-Mọi người bỏ tôi nằm đó và xúm vào đứa bé. Nửa phút sau tôi nghe tiếng khóc oe oẹ Tôi run lên nhưng vẫn chưa ý thức được cảm giác. Thèm ngủ lạ lùng. Tôi lại nhắm mắt, một lát sau đó tôi lại mở bừng mắt ra-Người ta đang khiêng tôi về phòng. Theo sau tôi lố nhố những người thân và Du, đang đẩy chiếc nôi xinh bên cạnh. Tôi nghe nghẹn ở cổ, tức tưởi sau đó.
Vừa được nằm xuống giường, Du đã ngồi sà xuống bên tôi:
- Con trai em ạ.
Tôi mệt mỏi nắm chặt bàn tay Du, nghẹn ngào:
- Em mừng quá.
Mấy bà chị bảo Du:
- Thôi để yên cho nó ngủ.
Tôi nhoài người dậy:
- Cho em nhìn cu Tí một chút.
Du nâng đầu tôi lên, thật nhẹ. Tôi đã nhìn thấy cu Tí. Cậu bé nhắm tít mắt, hai má đỏ hồng nằm gọn lỏn trong chiếc nôi.
Du bảo:
- Ba ký ba đó em.
Tôi cười, mắt rưng rưng vì cảm động. Tôi nói trong nước mắt:
- Lớn ghê! Hèn chi cậu bé đạp em gần chết.
Du cười vuốt ve những sợi tóc bết vào nhau vì mồ hôi của tôi. Bà chị Dup ha cho tôi một ly sữa nhỏ.
Bà bảo Du:
- Đỡ cho nó xuống, xong cô ngủ đi một chút cho khoẻ, chị trông cháu cho.
Tôi uống hết ly sửa trong tay Du rồi thiếp dần trong niềm sung sướng pha lẫn mệt mỏi.
Cả ngày cu Tí không đái dầm-buổi trưa cậu bé khóc ré lên đòi ăn sữa. Tôi going ngồi dậy vuốt má cu Tí dỗ dành. Hai má cậu bé nóng hôi hổi. Tôi xoa tay lên trán, trán cũng nóng như thế. Và, khắp mình mẩy cũng đều nóng như nhau. Cơn lo chưa kịp đến với tôi thì bà chị vào. Tôi hỏi chị:
- Sao cháu nóng quá hả chị?
Bà chị rờ trán cu Tí, hoảng hốt:
- Ờ! Sao nóng quá nhỉ?
Cu Tí hắt hơi liền-Chắc nó cảm, tôi nói:
Chị bấm chuông kêu y tá đến. Cu Tí vẫn khoẻ. Tôi nắm hai bàn tay bé tí của cậu bé dỗ dành-Cậu bé he hé đôi mắt vụng dại nhìn tôi. Tôi cười cười-Chả biết cậu bé đã nhận thức được sự vật chung quanh hay chưa, nhưng cậu bé vội nhắm tít mắt lại. Cái miệng xinh xinh lại bào lên. Tôi sờ trán cậu bé-Cơn nóng gia tăng. Một chút lo âu vừa thoáng đến, kịp khi y tá vào phòng.
Tôi hỏi cô:
- Sao cháu nóng quá thế này cô?
- Từ sáng đến giờ em bé đi đái chưa?
Cô ta hỏi. Tôi lắc đầu:
- Chưa:
Cô y tá trợn mắt lên:
- Trời đất ơi! Sao bà không nói với bác sĩ hồi sáng.
Tôi nói:
- Tại tôi không biết.
- Bà thay tã cho em bé mà không biết à.
- Tôi cứ tưởng trẻ con mới sanh ra chưa biết đi đái.
Cô y tá nhăn mặt, cố dấu nụ cười:
- Suốt ngày không đi đái em bé nóng là phải.
- Giờ sao cổ Có bác sĩ không?
Tôi la lắng hỏi.
- Bác sĩ đâu có giờ này.
Bà chị nhăn nhó:
- Cô mời giùm bác sĩ đến hộ chứ. Cháu nó mới sanh một ngày mà đã nóng như thế rồi làm sao.
Cô y tá bảo:
- Bà gọi Téléphone cho bác sĩ của bà đi. Để tôi đem em bé sang phòng lạnh.
Tôi nằm vật xuống giường, cơn lo lúc này mới thực sự ập đến. Đầu óc tôi choáng váng, hai mắt nhức nhối. Tôi muống khóc rồi. Nhớ đến mẹ và lại càng muốn khóc thêm. Giá có mẹ thì mình đâu đến nỗi lo lắng thế. Mẹ sanh gần mười đứa con-Mẹ nuôi đẻ mấy đứa con bà chị mình. Vậy mà… thôi, tôi chả dám nghĩ tiếp. Du vào, thấy tôi xanh xao. Du hốt hoảng:
- Em làm sao thế? Con đâu?
Tôi mệt mỏi:
- Con nóng quá. Từ sáng đến giờ nó không đái anh ạ.
- Thế con đâu?
Du nắm chặt bàn tay tôi, run run.
- Ở bên phòng lạnh. Anh mời bác sĩ đỡ đẻ cho em đi. Mời bà ấy đến gấp.
Du chạy hối hả. Tôi nằm nghe buồn phiền và lo sợ đến không buồn ăn uống.
Du trở vào sau đó nửa tiếng, với chị. Đầu óc tôi quay cuồng, tôi không hỏi han gì cả-Cổ nghẹn lại. Du ngồi xuống bên tôi:
- Em sao thế, Châu?
Tôi lắc đầu.
- Sao nóng vậy?
Tôi hỏi Du:
- Cu Tí sao anh? Bác sĩ đến chưa?
- Rồi, bác sĩ cho uống thuốc và chích.
Tôi kêu lên:
- Trời ơi! Nó bé tí vậy mà chích. Đau chịu gì nổi?
- Biến làm sao! Cả một ngày trời không đái anh chàng sốt là phải.
- Em sợ quá! Em ngu ghê vậy, giá hồi sáng không thấy cu Tí đái em gọi bác sĩ ngay thì đâu đến nỗi. Mình mới có con đầu lòng chả biết gì cả. Phải mẹ đừng đau mẹ đến nuôi em, em đỡ lo biết chừng nào.
Du vỗ lên tay tôi:
- Thôi em, bác sĩ bảo một chút nữa cu Tí lại đái trôi mền, trôi gối đi ngay ấy mà.
Tôi gượng giữ nụ cười cho Du vui nhưng nụ cười như mếu.
Cu Tí đã hạ cơn nóng và đái dầm liên miên. Mỗi lần nghe anh chàng oe oe Du lại reo lên:
- Con đái em ạ.
Và, Du lăng xăng thay tã cho cậu bé-Tôi cười. Bây giờ tôi chả còn mong gì ngoài cái mong cho cu Tí khỏe mạnh và đái dầm hoài hoài-Con càng đái dầm mẹ càng vui thích-Con đái dầm mẹ quý mến bãi nước đái của con như vàng. Mới có một ngày trời mà lòng tôi thay đổi hẳn. Tôi đã có bổn phận và trách nhiệm để gánh vác rồi. Du cũng đã có bổn phận và trách nhiệm rồi-Và, niềm vui muôn đời của chúng tôi là chú bé. Đúng như điều mơ ước của Dụ Tôi đã sanh con trai-Và, con tôi thật đẹp-Thật dễ thương. Con tôi tròn trĩnh hồng hào. Tôi yêu con tôi quá sức! Tôi phải giữ gìn bảo vệ nó. Tôi đã đau đớn đến tột cùng cao độ của cơn đau để cho cu Tí chào đời-Nên, tôi phải giữ gìn con tôi-Bằng hết sức, bằng cả tâm hồn, bằng cả trí óc tôi. Con trai tôi đã chào đời cho tôi quên hết cực khổ đớn đau, cho tôi làm mẹ-Bây giờ tôi đã làm mẹ rồi. Nhưng, tôi vẫn còn quá non dại của những ngày đầu nuôi con. Cu Tí đau là tại tôi không biết chăm sóc. Tôi hối hận quá tôi lo lắng quá đi thôi.
Nửa đêm cu Tí đòi ăn khóc ré. Tôi gọi Du dậy xem hộ cu Tí có đái dầm không? Du chợt kêu lên hốt hoảng:
- Con lại nóng quá em ạ.
Đầu óc tôi lùng bùng. Tôi đau mất. Mới có một ngày con chào đời mà mẹ đã lao đao đến thế này! Thương con tôi quá! Tôi lại đau, lại ốm nữa. Khổ cho tôi quá. Không có một kinh nghiệm nào cho tôi áp dụng lúc này được. Tôi bảo Du:
- Đỡ em dậy một chút đi.
Du đỡ tôi lên. Tất cả gắng going tôi đều dồn vào đôi chân cùng sự tỉnh táo của đầu óc. Tôi đứng bật dậy, mặc kệ cho đau nhức, mặc kệ cho choáng váng. Tôi muốn ôm chầm lấy con tôi. Nhưng, hai tay tôi run quá. Hai chân muốn khuỵu xuống, tôi vuốt má cu Tí. Cảm giác lo sợ trong tôi lúc này mới “cảm” được niềm lo âu của người mẹ. Tôi cuống cuồng, tôi thảng thốt.
Du sốt ruột bỏ ra hành lang đứng. Tôi mềm người vịn hai tay vào thành nôi cu Tí. Đôi má cu Tí đỏ hồng và cơn nóng mỗi chút mỗi gia tăng-Giờ này làm gì có bác sĩ? Tôi nói thầm. Cu Tí khóc ré từng cơn ngắn…
Tôi gọi Du không thành tiếng, cổ tôi nghẹn cứng. Tôi sắp chế, có lẽ thế.
Bà cụ bên cạnh thức giấc trong tiếng khóc của con tôi. Cụ hỏi:
- Em bé sao thế cô?
- Cháu nóng cụ ạ.
- Hồi chiều đi tiểu được rồi mà.
- Dạ, nhưng giờ cháu lại nóng quá.
- Cho uống chút nước.
Tôi lại gọi Du ơi! Dụ Tiếng gọi không còn sức đã bay ra ngoài. Bà cụ nhanh nhẹn đứng lên:
- Dạ cảm ơn cụ.
Du trở vào, đôi mắt mệt mỏi. Hai vai Du so lại vì sương đêm. Tôi nói:
- Anh cho em xin ly nước và cái muỗng.
- Cho con uống hả?
- Dạ.
Tôi đổ từng giọt nước nhỏ tên đôi môi hồng của cu Tí-Cậu bé vẫn không ngừng khóc. Du vỗ về con.
Tôi bảo Du:
- Gọi y tá đi anh.
Du bấm chuông. Tiếng chuông kéo dài trong cơn lo sợ của tôi-Một phút sau đó y tá đến:
- Bà cần gì?
- Cháu lại nóng và khóc quá cô ạ.
Cô y tá xoa trán cu Tí rồi lặng lẻ cặp thủy. Tôi theo dõi bàn tay cô, lòng bồn chồn.
- Em nóng đến ba mươi chín độ tám.
Tôi kêu:
- Làm sao hả cô?
- Bà để tôi đem em bé về phòng cho uống thuốc.
Tôi khóc:
- Du, anh đi theo trong con hộ em. Em sắp chết vì lo sợ quá đây này.
Du dìu cho tôi nằm xuống giường. Chàng nhăn nhó la tôi:
- Đừng nói nhảm. Em phải cố giữ gìn sức khoẻ để lo cho con chứ.
- Trời ơi! Đầu em đang căng ra. Mắt em mờ đi, người em nhũn như sợi bún. Em không còn hơi sức nữa. Anh qua với con đi.
Du bước ra khỏi cửa. Tiếng khóc của cu Tí vẫn vang dội trong đầu tôi. Tôi lại thúc thít khóc. Nước mắt chả chừng nào cổ tôi nghẹn thêm chừng đó. Tôi ho từng cơn. Bà cụ nhìn tôi chép miệng:
- Tội nghiệp. Sanh con so mà không có người lớn bên cạnh.
Tôi nức nở:
- Mẹ cháu bịnh chứ không thì cũng đến nuôi cháu.
- Cụ bệnh sao cô?
- Cháu không hiểu.
- Tội nghiệp.
Tôi mủi lòng ấm ức khóc. Bà cụ khuyên:
- Nè, mới sanh mà khóc, hoài vậy không tốt đâu, nín đi cháu, giữ gìn sức khỏe để lo cho con nữa chứ.
Du vào, lặng lẽ. Tôi chồm dậy:
- Sao anh?
- Con nằm trong phòng lạnh.
- Nó hết nóng chưa?
- Có lẽ bout, bác sĩ không cho anh vào.
Tôi kêu lên buồn bã:
- Tại sao con mình mới sanh ra đã ốm đau thế nhỉ?
Chả có đứa bé nào mới sanh ra một ngày đã bệnh hoạn thế.
Du ngồi xuống giường cạnh tôi. Vầng trán nhăn lại già nuạ Anh hết vẻ trẻ trung vô trách nhiệm như những ngày chưa có con rồi. Anh thấm thái lòng cha mẹ rồi phải không? Tôi lại khóc! Du nắm bàn tay tôi xoa nhè nhẹ:
- Nín đi em. Con sắp khỏi rồi mà khóc gì. Chán ghê. Anh đàn ông vụng về đủ thứ thế này.
- Em cũng vụng về nữa.
Tôi bảo Du:
- Tại em mà con đau. Em chẳng biết gì hết Du ạ. Em ân hận quá.
- Ngủ đi em:
Du dỗ tôi. Chàng châm thuốc hút. Tôi nhắm nghiền đôi mắt lại mà vẫn không tài nào ngủ được. Tiếng khóc của cu Tí cứ dội trong tôi. Tôi mở mắt nhìn Du.
- Anh từ này đừng khen con đẹp nữa nhé.
- Ừ!
- Hồi sáng mấy chị tới thăm mắng anh đó.
- Sao?
- Bảo anh không biết kiêng cử. Con đẹp không được khen chê gì hết.
Du dụi tàn thuốc:
- Con mình đẹp thì mình khen chứ sao em?
- Nhưng các cụ kiêng.
- Thì thôi, từ nay anh không khen con nữa.
- Em cũng thế!
- Vậy ngủ đi.
- Anh cũng ngủ đi.
- Anh ngồi đay thỉnh thoảng chạy qua thăm con. Em ngủ đi kẻo ốm bây giờ.
Tôi nói nhỏ:
- Em sợ chết quá Du ạ.
- Anh cũng thế! Chết rồi chẳng ai nuôi con tội nghiệp nó.
Chương 2
Vân đến thăm tôi. Vừa thấy cu Tí nó đã reo lên:
- Đẹp trai quá! Giống hệt mẹ chả giống bố tí nào. Du cười, mắng đùa Vân:
- Chị em cô chỉ giỏi nịnh nhau là không ai bằng.
Vân cười cười:
- Chứ sao, anh đừng có tham lam. Bộ anh thấy cu Tí đẹp trai rồi anh dành giống anh đó hả. Còn lâu, em thấy giống chị Châu y hệt.
Du hỏi:
- A! Cô này khôn ghê  Cô khen con tôi đẹp trai giống hệt chị cô mà cô với chị cô cũng giống nhau nữa. Thành ra cô cố tình khoe cô đẹp… trai giống cu Tí đó phải không?
Vân đỏ mặt, nó bảo tôi:
- Ông Du này em ghét quá. Đừng cho cu Tí giống ông ấy chị Châu ạ.
Rồi nó ghé sát mặt cu Tí-Hôn lên má thằng bé:
- Mai mốt lớn lên gái theo hàng tá.
Du nhìn con hãnh diện ra mặt. Chàng bảo Vân:
- Chứ sao! Con tôi vừa đẹp trai vừa thông minh giống… bố.
Vân lòm Dụ Nó gọi tôi:
- Nè bà Châu, bà ăn cái gì mà sanh con đẹp dữ vậy.
Tôi nhăn mặt:
- Thôi, cho tôi xin đi. Làm ơn khen nó ít thôi.
Mới đau một trận đó.
Vân bĩu môi:
- Làm tàng dữ. Con đẹp người ta khen cũng không cho nữa sao.
- Ờ! Tao kiêng cữ. Con đẹp bao nhiêu phải kiêng cữ bấy nhiêu.
Vân nhảy choi choi:
- Eo ơi! Bà này mới có một đứa con mà đã cổ hủ quá trời vậy. Con mình đẹp thì mình khen chớ bộ. Mai mốt em sanh con đẹp em cho khen tự do, em khoe con khắt nơi.
Du hỏi:
- Thế nhỡ con xấu thì sao?
- Thì dấu ở trong nhà.
- Cô này toàn tính chuyện không.
- Chớ sao.
- Khôn thế chả ai dám cưới.
- Bộ em cần đó hả.
- Ờ!
- Cái gì ờ!
Du cười:
- Không.
Vân nói:
- Vậy mà chị Châu mê được anh kể cũng lạ.
Tôi cười với Vân:
- Tao ghét ông ấy lắm, còn lâu mới mê.
Vân nheo mắt:
- Bụng chị xẹp rồi. Bầy giờ tha hồ ăn diện và cua “kép” nhé.
Từ câu nói đùa của Vân tôi chợt nghĩ đến Đạt. Hình như đã lâu lắm rồi tôi chưa hề nghĩ đến người đàn ông đó. Kể từ ngày ông ta ra đi. Chín tháng mải lo cho những ngày con chào đời. Chín tháng lặn ngụp với hạnh phúc và hy vọng. Không còn ước mơ, không còn xôn xao và mong đợi nữa.Chỉ có tôi, căn nhà, Du và cu Tí quay đạp trong bụng. Và, cho đến hôm nay cu Tí vừa tròn tháng với những ngày lo sợ khi con nằm nhà thương.Với những cơn nóng sốt của con. Người tôi mệt nhoài. Lòng tôi mềm đi vì lo lắng rồi. Tôi chẳng còn nghĩ nổi đến ai ngoài cu Tí nữa.
Bây giờ Đạt lại đến trong tôi-bởi một câu nói đùa của Vân. Tôi lại nghĩ đến Đạt-Một thoáng xôn xao buồn trong ánh mắt tôi. Tự dưng tôi nhớ Đạt.
Vân về. Tôi dặn Vân:
- Tuần tới tao đem cu Tí về khoe mẹ.
Vân xịu mặt. Đôi mắt nó thoáng buồn:
- Mẹ nhắc chị hoài. Biết chị sanh mà mẹ đau nên mẹ khóc mãi.
Tôi cay cay đôi mắt vì nhớ mẹ, thương mẹ. Tôi bảo Vân:
- Chịu khó săn sóc mẹ giùm tao Vân nghe, phải sống xa mẹ những ngày mẹ đau ốm tao cũng khổ lắm. Ước gì đừng có chồng để được về nhà ngủ với mẹ thì sướng biết mấy.
Vân dấu đôi mắt lo âu bằng nụ cười:
- Ở nhà với mẹ hoài thì làm gì có cu Tí đẹp trai thế này.
Tôi mỉm cười nhìn sang cu Tí ngoan hiền bé bỏng đang quớ quạng bàn tay xinh nghịch ngợm một mình. Lòng tôi dấy lên một tình cảm mới mẻ nhưng mãnh liệt vô cùng.
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Cu Tí đúng ba tháng biết lẫy, đúng bảy tháng biết trườn quanh giường-Cu Tí trốn bò. Vân bảo trốn bò càng tốt-Trẻ con bò lê bò la dưới đất trông mất vệ sinh.
Tôi cười bảo:
- Con tao biết bò vẫn bò trên giường. Còn lâu mới xuống đất.
Vân cãi:
- Chị chưa đủ kinh nghiệm nuôi con nhé. Các cụ bảo trẻ con phải cho lê la dưới đất mới mau cứng cáp-mới chín tháng biết lò dò chạy chơi được.
- Thế sao mầy bảo mất vệ sinh?
- Mất vệ sinh là chuyện khác-Còn việc cho con bò chơi dưới đất vẫn phải cho.
- Thôi, xin cộ Cô giữ cháu chả mấy chốc cháu có một bụng giun.
- Chị làm như em ở dơ lắm vậy.
- Biết đâu đó.
Vân cười cười:
- Mỗi tuần đem cu Tí về em giữ cho một ngày. Em sẽ tập cho nó đủ thứ hết.
Tôi lườm Vân:
- Cháu mới bảy tháng thôi đấy Vân nhé.
Vân nhún vai:
- Con em bảy tháng đã biết ăn phở, ăn bún riêu, ăn bánh cuốn và uống rượu nho, nghe nhạc rồi.
Tôi gật đầu:
- Thôi, mày chờ chừng nào có con hãy nói. Con tao thì đừng hòng đụng vào. Tao bẻ gẫy răng hết lấy chồng. Vân ngoe nguẩy nói “em thèm vào”, bỏ về. Du nhằn tôi:
- Mấy cô mấy cậu bên nhà mỗi lần nựng cu Tí anh đau cả ruột.
Tôi giả vờ hỏi Du:
- Sao thế anh? Chúng nó cưng con mình mà.
Du bảo:
- Ừ! Cưng nhưng mỗi đứa mi một cái, mỗi đứa đòi bế một tí thằng bé cũng đủ mệt.
Tôi cười, mắng Du:
- Anh ích kỷ quá chừng.
Du không nói nhưng khó chịu. Lần nào cũng thế-Du khó chịu mỗi lần tôi đem cu Tí về. Ông bà ngoại chỉ được nhìn phớt qua cháu một thoáng thôi-Cu Tí bị các cậu dành nhau, cãi nhau bế bồng không ngớt tay. Tôi cũng đành thất nghiệp đứng nhìn con bị giành giựt hết cô nầy một tí đến cậu kia mốt tí, không dám phản đối sợ chúng nó xỉ vả:
- Bà này từ ngày lấy chồng đến giờ thay đổi trông thấy, lại lây ông Du rồi.
Hoặc:
- Chị nghe lời ông Du to nhỏ về nhà đối xử với em út chả… hết mình tí nào.
- Ông Du càng ngày càng “đầu độc” chị đến thế à? Tôi đành im lặng. Mỗi lần cu Tí về nhà Du cứ phải kè kè một bên con. Vân bé đi đâu Du theo đó. Vân thường dụ tôi:
- Hôm nào chị giả vờ cãi nhau với ông Dụ Giận ông ây vài ngày đem cu Tí về đây ở cho vui.
Tôi bảo:
- Ừ! Tao cũng đang chờ dịp.
Vân lại năn nỉ:
- Cho em bế cu Tí đi khoe bạn em một chút thôi.
Tôi nói:
- Không được. Mày lôi nó đến nhà bạn,ông Du la tao.
- Chị rủ ông ấy đi chơi, để cu Tí ở nhà cho em giữ ông ấy đâu biết.
- Ông ấy không chịu đâu.
- Chị rủ mà.
- Để cu Tí ở đây ông ấy xót ruột đâu có yên tâm. Vân xịu mặt. Nó lẩm bẩm rủa Du cù lần, ích kỷ và v.v…
Tôi cười. Thương đám em đứt ruột, thương Du đứt ruột và thương con trai tôi đứt ruột-Lòng tôi đầy tình thương, tim tôi tràn tình cảm, tôi yêu, tôi thương, tôi hạnh phúc, tôi bao dung, tôi nồng nàn, tôi mê làm mẹ Tôi không buồn giận dỗi Du mỗi khi cằn nhằn tôi quá chiều các em. Du bảo:
- Chúng nó nói gì em cũng nghe. Chúng nó xúi gì em cũng chịu cả.
- Em thương chúng nó.
Tôi nói. Du cáu:
- Em không thương anh à?
- Em yêu anh.
- Anh và các em, ai hơn trong em.
- Cả anh, cả chúng nó đều tuyệt vời trong em.
Du kêu lên chán nản. Tôi kệ Du! Đàn ông gì khó tính kinh khủng. Từ ngày cu Tí chào đời Du đâm ra ích kỷ khó khăn thế đó chứ. Du đề phòng đám em tôi như đề phòng… kẻ trộm. Chàng cứ sợ chúng nó đến bất ngờ giành giựt cu Tí khiến thằng bé mệt-Du làm như một mình Du có con, một mình du có quyền với thằng bé không bằng-Vân hay chọc tức Du. Du đang bế cu Tí, nó đi ngang bẹo má cậu bé một cái và dọa cho cu Tí khóc thét lên. Mặt Du hầm hầm, vừa dỗ con vừa lườm Vân. Tôi đứng ngẩn ngơ nhìn Du cáu-Nhìn Vân cười khoái chí mà không biết bênh ai, bỏ ai. Đành cười trừ dỗ con cho yên chuyện.
Cu tí lớn thật nhanh-Con lên được bảy ký từ lúc con chào đời đến lúc con tám tháng thì mẹ sút bảy ký từ lúc đau bụng quằn quại trên bàn sanh cho đến khi con oe oe chào đời. Mẹ nuôi con thức đêm vất vả. Giấc ngủ phập phồng-Nửa đêm trằn trọc lo cho con đói bụng, đái dầm, thay tã cho con, đắp mền, đuổi muỗi cho con. Con mọc hai cái răng con nóng bốn mươi độ. Mẹ thức trắng ba đêm ngồi nhìn con mê man trong nhà thương-Khi con khỏi, con quờ quạng đôi tay thơm mùi sửa ôm cổ mẹ đòi ăn. Trời ơi! Lòng tôi vui như ngày hội-Đôi chân tôi mềm nhũn vì sung sướng đến run ray toàn thân.
Bây giờ mới thấy thấm thía những ngày dài trách nhiệm và bổn phận-Thấm thía hàng vạn nỗi lo âu trong cuộc sống-Mình hết tuổi ôm búp bê rồi. Bây giờ là ôm con-Nghĩ đến con. Tôi chín mùi lo sợ. Du cũng chín mùi lo sợ-Người tôi gày gộc đi. Hai mắt Du sâu xuống. Đôi vai Du nặng nề. Du miệt mài làm việc, quên ngày, quên đêm, quên bạn bè, quên đàn đúm. Chàng bảo tôi:
- Anh phải kiếm thật nhiều tiền để lo cho con có một cuộc sống thật đầy đủ và sung sướng. Để lo cho em khoẻ mạnh.
Tôi bảo Du:
- Anh hãy nghĩ đến sức khỏe của anh trước thì mới lo nổi cho em và cho con hoàn toàn hơn.
Cu Tí đã bập bẹ gọi ba, bạ Du dạy con gọi bằng bố:
- Bố nhé! Con gọi bố đi.
Cu Tí toét miệng cười, sờ lên mặt Du nghịch ngợm:
- Ba, Ba.
Tôi nói:
- Cu Tí chỉ biết gọi ba, không biết gọi bố.
Du cười:
- Mai mốt anh dạy lại lo gì.
Cu Tí chín tháng mới biết vịn thành giường lần đi. Vân bế cu tí, cho cậu bé đứng thử một mình, cậu bé ré khóc.
Du nhăn mặt:
- Cô Vân này chỉ giỏi phá cháu. Vân thản nhiên như không nghe lời Dụ Nó hỏi tôi:
- Sao chị bảo con chị chính tháng biết lò dò chạy chơi mà bây giờ chín tháng hơn chưa biết đứng.
Tôi nói:
- Tại cháu mới ốm dậy.
Vân tát khẽ lên má Cu Tí:
- Chín tháng mới mọc hai cái răng. Tại giữ con quá mới vậy đó.
Tôi bảo Vân:
- Mày không nghe các cụ bảo trẻ con càng mọc răng chậm, cha mẹ làm ăn mới chóng giàu đó sao?
Vân nhìn Du cười cười.
- Nè, anh Du, nhờ cu Tí anh chóng giàu, mua xe hơi cho em đi ké với nhé.
Du nheo mắt:
- Yên chí, nhưng với điều kiện cô đừng phá con tôi cơ. Mỗi lần co bế cu Tí đi khoe bạn là tim tôi đau nhói. Làm việc hết nổi thi làm sao mà giàu.
Vân bĩu môi:
- Làm tàng. Em bế cu Tí có phép của chị Châu chứ bộ.
- Chị Châu cô hơn tôi à?
- Chứ sao! Anh không phải mang nặng đẻ đau, anh không có quyền bằng chị.
Du cười:
- Anh không mang nặng, anh không đẻ nhưng anh cũng… đau y như chị Châu vậy.
Tôi nhìn Du:
- Anh xạo vừa vừa thôi nghe. Nhìn em rên vì đau bụng anh cười toe trêu em hoài.
Du cãi:
- Lúc em vào phòng sanh em la đến nỗi tim anh muốn nhảy ra ngoài.
Cu Tí thấy Vân xách ví chực về, cậu bé đeo theo, Vân cười:
- Cho em bế cu Tí đi đêm nhà bạn em một lát chị Châu nghe.
Du cau mặt. Tôi nháy Vân:
- Thôi đi, ông Du đang khó chịu kìa.
- Kệ Ông ấy, bơ đi.
- Mày làm như cu Tí là con riêng của tao ấy.
Vân hôn cu Tí:
- Thôi, ở nhà dì về-Ông bố cu Tí cái mặt khó thương quá chừng.
Tôi đưa Vân ra cửa-Nó bảo Du:
- Anh Du này, mai mốt em thuê người tới bắt cóc cu Tí cho anh biết mặt.
Du nói:
- Thách cô đấy.
- Ừ! Chờ xem!
- Vân ác thế làm sao có chồng hở Vân?
Du trêu. Vân bĩu môi:
- Em không thèm lấy chồng. Lấy chồng khổ thấy mồ-Như bà Châu-Người gầy khô như con mắm!
Du nhìn tôi, ánh mắt chàng thật buồn-Vân về rồi Du bảo tôi:
- Em chịu khó uống thuốc bổ hàng ngày cho khỏe em nhé. Có dịp, anh đưa em và con đi Đà Lạt dưỡng sức. Tôi ngồi xuống cạnh Du, ôm vai chàng nói nhỏ:
- Chả cần phải đi Đà Lạt. Em ở cạnh anh và con không buồn phiền, không lo nghĩ, anh khỏe mạnh, con ăn chơi mau lớn là em lên cân liền.
Du hôn tôi, thật nhẹ lên môi. Tôi hôn trở lại Du, nhẹ nhàng lên má. Chúng tôi nhìn nhau cười rộn ràng.
Từ ngày có cu Tí chúng tôi ít cãi nhau-rất ít, hoặc chỉ một vài lần, rồi thôi. Du khéo nhịn và tôi cũng bắt đầu đầm tính-Không hay giận hờn và buồn bực như những ngày trước nữa. Nhờ cu Tí, tôi tìm lại được những ngày hạnh phúc tưởng đã qua đi-Nhớ cu Tí, Du chăm chỉ ở nhà, giúp tôi những việc nho nhỏ cho tôi đỡ mệt, trêu cu Tí toét miệng cười cho tôi vui.
Cứ như thế, chúng tôi sống bên nhau, chăm chú cho cục cưng khoẻ mạnh hồng hào. Cứ như thế tôi vùi đầu vào bổn phận và công việc. Tôi quên đi, đôi lúc tôi quên cả Dụ Tôi chỉ biết có cu Tí-Du thường cằn nhằn tôi:
- Em không công bằng chút nào-Từ ngày có con, em “quên” anh.
Tôi cười:
- Em thương con là em yêu anh, còn muốn gì nữa.
Du nói:
- Nếu yêu anh thì em phải yêu em nữa. Nhìn xem, mới có một con mà người gầy đét.
Tôi bảo:
- Em mất sức vì sanh cu Tí khó khăn lại thêm anh chàng đau ốm từ ngày lọt lòng mẹ. Từng đó chuyện làm sao em mập cho nổi chứ.
- Uống thuốc là mập liền.
Tôi so vai, le lưỡi:
- Nhưng… em sợ.
Du nhăn mặt:
- Em lười như hủi-Lười thế người gầy đét cũng phải.
Tôi cười bảo Du:
- Gầy đẹp anh. Vân nó bảo “mốt” bây giờ cô nào cũng gầy đét.
Du bĩu môi:
- Bây giờ em theo “mốt” chứ không theo chồng nữa nhỉ?
Tôi ôm cổ Du, mắng đùa:
- Anh có con rồi mà còn hư ghê, ghen… đủ thứ hết. Con Vân nó cười anh đấy.
Du cau có:
- Anh khổ vì đám em của em, gì em cũng nghe, còn anh nói em giả vờ không hiểu.
Tôi cười:
- Thảo nào con Vân nó cứ xúi em giận anh về nhà ở cũng phải. Anh ghét chúng nó nên chúng nó đâu có ưa anh. Anh làm “mất cảm tình” của chúng nó là anh thiệt, chúng nó phá anh bằng thích.
Du yếu ớt:
- Anh đâu có ghét chúng nó. Chỉ tại chúng nó hay đùa quá đáng khiến anh bực.
Tôi nheo mắt trêu:
- Từ nay em bế cu Tí về nhà một mình, anh đừng theo em thì đỡ bực mình.
Du kêu ầm lên:
- Trời ơi! Không có tôi để chúng nó “hành” thằng bé mệt đừ ấy à? Có mặt tôi mà thằng bé còn khổ sở vì các dì, các cậu dành giựt. Đó là nể tình tôi lắm đấy.
Tôi phì cười-Du làm như không có Du là mấy đứa em tôi “ăn thịt” cu Tí không bằng. Tại Du khó tính, ích kỷ cau có thế nên các em tôi mới chọc tức Du, cho Du thở ngắn thở dài, cho Du vất vả kè kè một bên cục cưng. Vân thường bĩu môi mỗi lần Du khó chịu với nó:
- Anh làm như mỗi mình anh có con không bằng. Em chả thèm rớ tới thì đừng trách em không thương cháu.
Du cười tỉnh bơ bảo Vân:
- Cô thương cháu thì cám ơn, nhưng xin cô đừng đem cháu đi nắng gió để khoe bạn bè, tội nghiệp cháu còn bé.
- Con đẹp người ta mới đem khoe chớ, xấu thì còn lâu em mới năn nỉ.
Vân cáu. Du thản nhiên:
- Ờ! Con tôi đứa nào cũng đẹp như nhau cả nên tôi phải giữ trước.
Vân quay đi, ngún nguẩy. Nó thề với tôi:
- Từ nay có mặt ông Du em không thèm mi mi cu Tí.
Tôi cười, nói theo Vân:
- Ừ! Ông ấy càng ngày càng khó tính như bà cô già đôi lúc tao phát bực.
Vân lại xúi:
- Chị cãi nhau với ông ấy đi về đây ở một tuần.
Tôi lại hứa! Chẳng biết lần thứ mấy mươi tôi hứa với nó đem cu Tí về nhà rồi. Nhiều khi cũng tìm cách cãi nhau với Du-Giả bộ vùng vằng giận Du thế nhưng Du vừa khéo nhịn lại vừa khéo dỗ, tôi không giận lâu được. Mà, cãi nhau khổ lắm, giận nhau lại càng khổ hơn-Cả tôi, cả Du, cả cu Tí bé bỏng ngoan hiền-Giận nhau đến mấy lúc nhìn con cười toe toét, tập nói bi bô là bao nhiêu giận hờn bay biến, là bao nhiêu cãi vã trôi theo, hai ánh mắt cùng nhìn vào con, hai tâm hồn cùng dồn vào con. Tôi nâng niu cu Tí như nâng niu một báu vật. Du yêu con hơn yêu vợ, yêu người thân. Tôi sợ đủ thứ sợ vu vơ, sợ từ hạt bụi vô hình bám vào thân thể thơm mùi sữa của con tôi. Tôi chăm con bằng cả đầu óc, cả tâm hồn. Tôi chăm con từ sáng sớm cho đến chiều tối, từ giấc ngủ ban đêm cho đến giấc ngủ ban ngày. Mẹ lôi thôi cho con gọn gàng. Mẹ đầu tóc biếng chải, móng tay lười giũa cho con thơm tho mát mẻ. Mẹ Ốm đâu bệnh hoạn cho con khoẻ mạnh hồng hào-Mẹ sút ký cho con lên ký-Tôi chăm chút cho một đứa con bằng người khác chăm mười đứa. Mấy bà cô, bà thím vẫn “mắng” chúng tôi.
- Cho nó xuống đất lê la càng mau biết đi, bế ẵm chăm chút hoài vậy con mềm èo cho coi.
Tôi dạ dạ, vâng vâng cho các cô, các thím, các bác vui lòng, song, vẫn không đủ can đảm thả con xuống đất. Tôi sợ từng hạt cát làm xấu xí bàn chân con tôi, sợ bụi bặm bám lên làn da hồng mơn mởn của con tôi. Ôi! Suốt ngày tôi mang niềm lo sợ như thế đó. Hai trận ốm của cu Tí đã khiến tôi mệt nhoài như thế đó. Trước kia tôi không nghĩ được sẽ có một ngày tôi biến đổi như hôm nay.
Cu Tí mười tháng vẫn chưa biết đứng một mình. Tay vẫn phải vịn thành giường dò bước. Cu Tí nhõng nhẽo hơn một chút từ ngày cu Tí nứt hai cái răng. Tôi ghi trong nhật ký: Chín tháng rưỡi con mọc hai cái răng cửa, kho con cười, hai cái răng non khoe ra thật xinh. Con nằm nhà thương mười ngày vì nóng sốt-Vì hai cái răng làm nũng không thèm ra-Mẹ lo cuống, lo cuồng. Mẹ khổ sở héo hắt. Mẹ lê la trong nhà thương nuôi con. Những người mẹ chung quanh không ai trẻ như mẹ-Họ cười mẹ con nít-Con nít nuôi con chả biết gì-Mọc hai cái răng mà mẹ lo đến chảy cả máu mắt. Mẹ thức trắng ba đêm trông cho con vào nước biển. Mẹ làm quen những bà mẹ nuôi con đau ốm trong ấy để rút tỉa thêm kinh nghiệm về chăm chút cho hoàn hảo hơn. Đó là tất cả những điều mà trước ngày con ra chào đời mẹ không nghĩ đến, mẹ không hiểu được, mẹ chả ngờ…
Một tuần sau cu Tí mọc thêm một cái răng trên. Khi cu Tí cười, thêm một cái răng non khoe ra. Du trêu con.
- Con hết “thơ ngây” rồi con ạ.
Tôi cười, mi lên vầng trán cao của cu Tí, dạy con gọi tiếng mẹ đầu tiên, cu Tí nhìn miệng tôi bắt chước, bập bẹ mãi không thành câu. Du cười bảo:
- Thôi, con gọi Ba Ba vậy.
Cu Tí nhoẻn miệng cười. Nó xà đến bên Du gọi Ba, Ba rành rọt. Du nheo mắt với tôi:
- Thấy chưa! Lúc nào cu Tí cũng thương anh hơn thương em.
Tôi bảo Du:
- Ừ! Từ nay, anh ở nhà nuôi con đi, em đi làm nuôi anh vậy.
- Ai thèm mướn em.
Du nói. Tôi vên mặt:
- Em trẻ trung thế này thiếu gì người mướn.
- Mướn về mất công người ta lo thuốc cho em à? Sao anh mắc cỡ giùm em quá.
Du nhắc đến cái gầy của tôi dai dẳng một cách khó chịu. Lúc nào cũng “xỉ vả” tôi không biết giữ gìn sức khoẻ, không chịu ăn uống đầy đủ. Du làm như tôi thiếu ăn không bằng. Tôi lười chăm tôi như hủi, nhưng tôi siêng chăm con tôi quá nhiều. Tôi lười chăm cả Du nên những buổi sáng đi làm, Du dậy một mình lỉnh kỉnh sửa soạn, tôi nằm lười biếng bên cạnh con. Thương Du quá chừng mà vẫn không dậy nổi. Buổi trưa, buổi chiều cũng thế. Tôi ít thì giờ chăm chút Du, tội nghiệp cho Du ghệ Sợ tôi mệt, Du cũng không nỡ đánh thức tôi dậy. Sợ tôi mệt, Du rón rén, nhẹ nhàng không gây tiếng động cho tôi ngủ ngon giấc. Tôi quên hôn Du mỗi buổi sáng sớm, mỗi buổi tối, buổi chiều. Nhưng Du thì không bao giờ quên nhắc tôi uống thuốc, quên cằn nhằn tôi gầy yếu xác xợ Du bảo tôi:
- Nhìn em anh ghét quá đi mất.
Tôi hỏi:
- Gì ghét? Em sanh cu Tí ngoan ngoãn đẹp đẽ cho anh, còn muốn gì nữa.
- Muốn em mập ú mập ù cho anh.
- Tham lắm!
Tôi mắng Dụ Du nhăn mặt:
- Em cố tình theo “mốt” để chọc tức anh đấy hả?
- Biết làm sao cho mập bây giờ?
- Chịu khó uống thuốc bổ, ăn cơm thật nhiều.
- Anh làm như em cố tình nhịn đói không bằng.
- Chứ không à, em nghe lời cô Vân theo “mốt”. Cố tình nhịn đói cho gầy người đi. Mốt đau chẳng thấy, anh chỉ thấy trong nhà có bộ xương sườn đi qua đi lại trông thật chướng mắt.
Tôi kêu:
- Anh lại đổ bậy rồi. Sao anh ác cảm với con Vân thế? Bộ em con nít hay sao mà em nghe lời nó, hả?
Du thản nhiên quay ra hút thuốc. Khi thấy tôi sắp giận Du thường có cử chỉ thản nhiên đó-Một thản nhiên thật đáng ghét. Tôi vùng vằng gây thành những tiếng động khó chịu. Du ra trêu cu Tí cho cu Tí ré khóc, rồi lại cười toe. Nhìn nụ cười ngây ngô khờ dại của con, tôi cười theo, những tức tối cũng bay theo mất.
Ba bảo Du xin nghĩ thường niên đưa tôi lên Đà Lạt thăm cô Trâm-Cô ruột tôi-Nằm nhà thương vì mổ ruột dự Nhân tiên cho tôi nghỉ ngơi, thay đôi không khí-Dạo này tôi xanh mét như người hết máu. Tôi nhõng nhẽo:
- Ba mẹ đi nữa cho con đi theo. Cả nhà lên đó dưỡng sức.
Ba lắc đầu:
- Ba già rồi, mệt mỏi chẳng muốn đi đâu, me đau nằm một chỗ, đi làm sao được. Hai vợ chồng lên đó thăm cô, đem theo cu Tí về đây các dì, các cậu trông cho.
Tụi con nít reo lên:
- Em giữ cu Tí sạch sẽ nhất-Để em trông giùm.
- Tối em ngủ với cu Tí, em thích ngủ lắm.
Vân nháy tôi:
- Hai ông bà cứ đi hưởng tuần trăng mật luôn đi. Hôm về cu Tí sẽ lớn như thổi cho mà coi. Em chăm thì nhất. Tôi cười thầm nhìn mặt Du nhăn nhó khổ sở. Trước mặt Ba, Du “nhịn” một cách khó khăn. Vân được thế, nói ngon lành:
- Em mà giữ cu Tí một tuần là nó biết chạy lon ton, biết gọi cô, chú ba, mẹ loạn xá ngầu. Thôi, sửa soạn mai đem cu Tí lại đây ngay đi. Tối em ru nó ngủ chọ Không ngủ ăn ngon liền.
Tôi cấu Vân:
- Thôi, phá vừa chứ. Mày không thấy mặt ông Du cái bị đó sao?
Vân cười, nheo mắt:
- Phá ông ấy “đau khổ” cho bõ ghét. Có mỗi đứa con mà làm tàng dữ.
Tôi cười, nhìn tụi em, nhìn Du-Vẫn chẳng biết bênh ai, bỏ ai.
Du không xin được phép thường niên như mọi năm.
Điều đó khiến tôi Du buồn, và cả tôi cũng buồn nữa. Du bảo tôi:
- Em đi Đà Lạt một mình nhé, lên đó ở nhà cô một tuần hay nửa tháng gì cũng được. Bao giờ hồng hào khoẻ mạnh hãy về.
Tôi phụng phịu:
- Thôi, em chả đi đâu. Không có anh buồn chết.
- Đâu có được, em gầy như bộ xương khô, xấu xí quá. Coi chừng anh… lấy vợ bé à.
Du đùa. Tôi bĩu môi:
- Em cầu, chỉ cần nghe anh… vớ vỉn với nhỏ nào một tí ti thôi, em bế con về ở với Ba mẹ cho anh tự do liền.
- Thật nhé!
Tôi gật đầu.
- Thật chứ.
- Em hứa đi.
- Hứa đó.
- Hứa khơi khơi vậy sao?
Tôi cấu Du:
- Anh muốn em phải làm gì nữa?
- Chưa gì mặt đã như cái bị, ai mà dám.
Tôi lườm Du, ngúng nguẩy. Du cười hiền lành, chàng ôm tôi.
- Anh già rồi, bây giờ chỉ biết có vợ đẹp con ngoan thôi.
- Ai mà tin anh nổi.
- Thật đó.
- Xạo.
- Muốn anh thề không?
- Muốn.
Du tát lên má tôi:
- Anh không thề-Đàn ông đàng hoàng không bao giờ thề cả.
- Vậy làm sao em tin anh?
- Anh hứa thôi.
- Hứa đi.
Du Hôn lên môi tôi:
- Anh chỉ yêu em, chỉ thương một mình em và con.
Tôi hôn lại Du, cười cảm động:
- Em cũng chỉ yêu, chỉ thương một mình anh và con.
- Em bằng lòng lên Đà Lạt thăm cô một mình nhé.
Tôi chớp đôi mắt:
- Có cu Tí đi chung với em không?
- Con nhỏ xíu đi gì được.
- Thôi…
- Sao nữa?
- Một mình em đi buồn chết người.
Du cười, chàng dỗ tôi:
- Chịu khó lên thăm cô họ ba mẹ đi em. Với lại dạo này em vừa gầy vừa xanh mét. Lên đó thay đổi không khí một thời gian cho khỏe. Anh tiếc không được nghỉ đưa em đi. Chớ không, chúng mình lại được sống thêm một tuần trăng mật mới…
Tôi cười, nghĩ đến những ngày mới lấy nhau tuyệt vời hạnh phúc, lòng tôi rộn ràng, tim tôi nao nức, má tôi du hồng, môi Du tình tứ, mắt Du đa tình. Tôi ôm cổ Du, hôn chàng say đắm, Du hôn trả tôi, thêm chất ngất đam mệ Tôi ngả người xuống giường, nghẹn thở. Du thì thầm lên má tôi:
- Mình có thêm một đứa con nữa nhé em.
Tôi ngồi nhỏm dậy. Mới có một đứa con tôi đã lao đao khổ sở vì lo lắng-Đầu óc tôi đã mịt mờ, thân thể tôi gầy gộc rồi-Thêm một đứa con nữa chắc tôi chết sớm. Các em nhăn nhó thế diễu tôi.
- Gì mà mắn con đến thế. Mỗi năm mốt đứa chẳng mấy chốc chị thành bà cu.
Mẹ cũng khuyên tôi:
- Hai năm sanh một đứa cho khỏe con ạ. Mày gầy yếu quá sanh năm một không lo nổi đâu.
Vân thì dặn tôi:
- Mốt bây giờ người ta chỉ sanh một đứa con thôi. Sanh sồn sồn mỗi năm một cu Tí là quê lắm đó nghe bà. Bạn bè cũng dặn:
- Đợi cu Tí bốn tuổi hãy sanh thêm một đứa nữa. Mày sanh liền liền, tối tăm mặt mũi, già xấu đi thế nào ông Du cũng sanh tật có vợ bé.
Tôi vuốt lại mái tóc, phì cười với những dặn dò ân cần của đám em và bạn bè. Du ngạc nhiên kéo tay tôi:
- Gì cười vậy?
- Em sợ sanh thấy mồ.
Du nói:
- Nhưng anh thích có nhiều con.
- Nhiều con tụi nó cười mình.
Du ngẩn người:
- Sao lại cười?
- Nó chê mình nhà quê-mốt bây giờ chỉ có một đứa con để dắt đi dạo phố khoe con thôi.
Du thở ra:
- Lại mốt cô Vân phải không?
Tôi nhăn mặt:
- Cái gì anh cũng đổ cho cô Vân. Cả bạn bè em cũng nói thế nữa chứ bộ.
Du ngồi nhổm dậy. Tôi áp má vào tay Du:
- Giận em đấy à?
- Bàn tiếp chuyện đi Đà Lạt.
Du nói. Tôi cười:
- Anh tiếp tục đi.

- Anh muốn em lên Đà Lạt ít nhất là một tuần. Và khi về em phải mập lên năm ký cho anh. Má em phải hồng hơn đánh phấn, môi em phải tươi hơn thoa son.
Tôi nheo mắt hỏi Du:
- Anh ra lệnh cho em đấy à?
- Ừ.
- Nhỡ em ở Đà Lạt về em lại sút thêm mấy ký vì buồn, mắt quầng vì nhớ anh không ngủ được, má môi tái ngắt vì lạnh, vì nhớ con thì anh nghĩ sao?
- Vô lý.
Du gắt. Tôi nói:
- Có lý lắm chứ. Em chỉ vui, chỉ khoẻ mạnh khi được ở gần anh và được chăm sóc con mà thôi.
- Thế em không thích đi Đà Lạt à?
Du hỏi tôi cười:
- Ừ!
- Sao ngày xưa em vẫn thường ao ước lên đó nghĩ mát.
- Bây giờ cũng vẫn vậy.
- Tại sao có dịp em không đi?
- Tại không có anh và con em buồn.
Du cười, chàng bảo tôi:
- Châm cho anh một điếu thuốc.
Tôi châm cho Dụ Du nói đùa:
- Anh cho phép em kiếm một ông bồ để đi chơi cho vui. Chịu không?
Tôi trêu Du:
- Thật nhé.
- Thật.
- Cấm ghen.
- Anh cho phép mà.
Tôi đứng dậy:
- Vậy thì em chịu gấp. Bao giờ cho em đi.
- Hết nhớ chồng, nhớ con rồi à!
Du hỏi tôi lắc đầu:
- Hết rồi. Lên Đà Lạt chơi với bồ tuyệt hơn.
- Này, đừng có nham nhỡ.
Du gắt, tôi tỉnh bơ.
- Anh chẳng rút lại lời hứa được đâu.
- Anh hứa gì?
- Hứa cho em đi chơi với bồ đó.
- Nói bậy bạ.
Tôi nheo mắt:
- Em sửa soạn quần áo nhé. Mai em đi.
Du cau mặt:
- Tối nay mình về ba, mẹ tính lại đã.
Tôi cười cười:
- Anh tính em vẫn đi. Thèm Đà Lạt lắm rồi.
Du kéo tay tôi đau điếng. Tôi hét lên, vang nhà. Du mắng.
- Khẽ cho con ngủ.
Tôi nhìn vào nôi. Cu Tí đã dậy, đôi mắt tròn xoe đen như hai hạt nhãn. Tôi chạy bổ đến dơ tay bế cu Tí lên-Cậu bé nhoẻn miệng cười. Tôi hôn lên má cu Tí. Mùi sữa và mùi con lồng vào mũi tôi quen thuộc và thân thích lạ lùng
Chương 3
Không để cho Du kịp nói. Tôi dành nói trước với ba:
- Anh Du không được nghỉ phép, ba ạ, con đi Đà Lạt một mình.
Ba nhíu mày nhìn tôi:
- Có nên không?
- Anh Du bảo thế đó ạ.
Du chen vào:
- Châu gầy và xanh quá. Con muốn Châu lên Đà Lạt thăm cô, tiện thể nghỉ ngơi ít ngày cho khoẻ. Ba gật gù:
- Thế Du không nghỉ được ngày nào hết à?
- Thưa không, năm nay họ cúp phép thường niên.
- Phiền nhỉ?
Ba nói, và ông gọi Vân. Vân chạy ùa vào. Ba hỏi: - Vân có muốn đi Đà Lạt với chị Châu không?
Vân reo lên thích thú lẫn ngạc nhiên:
- Dạ, muốn lắm ba ạ.
Rồi nó nhìn Du dò hỏi:
- Có Du đi không chị Châu?
Tôi lắc đầu. Vân hét lên, nó ôm cứng cổ tôi:
- Như thế lại còn tuyệt hơn nữa. Anh Du ở nhà chăm con là phải lắm. Thả cho chị Châu làm con gái một thời gian.
Ba nghiêm mặt, mắng Vân:
- Mày, nhảm nhí vừa chứ. Hai đứa lên đó ở nhà cô, nghe lời cô tuyệt đối nhé. Không được dắt díu nhau đi chơi tối ngày, tao sẽ viết thơ lên dặn cô trông chừng hai đứa cẩn thận. Vân rủ chị đi chơi nhiều về ba đập đó.
Vân chùn vai, le lưỡi, nó nhìn Du nháy mắt:
- Anh Du nghe mát lòng mát dạ nhỉ?
Du cố làm ra vẻ nghiêm trang trước mặt ba, nhưng tôi đoán Du ấm ức lắm. Có con Vân đi chung Du lại lo tôi đàn đúm với nó, quen tùm lum. Tôi cười, nắm nhẹ bàn tay Du vỗ về:
- Yên trí, em ở nhà cô chỉ ăn và ngủ, ngủ rồi ăn thôi. Một tuần em về sẽ mập tròn cho anh thích.
Vân nhí nhảnh:
- Ba nói anh Du đến trường xin phép cho con nghỉ học một tuần ba nghe.
Ba gật gù:
- Tôi đã nghĩ đến chuyện đó, khỏi cần cô thắc mắc. Rồi ba dặn tôi với Vân đủ điều, đủ thứ. Du ngồi nghe chắc cũng hài lòng và yên tâm. Ba còn kèm theo một bức thư cho cô Trâm, giữ tôi với Vân như giữ mốt đứa trẻ. Trên đường về, tôi bảo Du:
- Đi Đà Lạt nghỉ mát theo chương trình của ba thà em ở nhà còn thích hơn.
Du nhăn:
- Đừng có trẻ con, em mà có cô Vân đi theo đố khỏi không đi chơi suốt ngày.
Tôi cười nhỏ:
- Anh nói cho em đi nghỉ mát, đi dưỡng sức, vậy mà lo cho em đi chơi là sao. Nghỉ mát dưỡng sức gì kỳ cục vậy.
Du nói:
- Em lên đó mục đích chính là thâm cô Trâm.
- Em có quên điều đó đâu.
Du im lặng. Khó mà hiểu nổi Du đang nghĩ gì trong đầu.
Vân sửa soạn cho chuyến đi Đà Lạt thất ồn ào. Nào quần, nào áo, nào giấy phép, ví xách, khăn quàng, cứ loạn cả lên. Tôi điên đầu vì nó. Cứ thỉnh thoảng Vân lại cằn nhằn tôi.
- Trời ơi! Lên Đà Lạt mà chị đem bộ đồ nhà quê này đó hả? Măng tô đâu? Không có măng tô làm sao đi dạo?
Tôi bảo Vân:
- Tao hết thời rồi. Có chồng, có con còn diện với ai nữa mà theo mốt.
Vân nhăn nhó:
- Chị nói vậy đâu có được. Ngàn năm một thuở ông Du mới lãnh nhiệm vụ Ở nhà trông con cho chị đi bay bướm mà lè phè thế phí cả lòng tốt của anh Du đi. Tôi đành chiều Vân. Buổi tối bắt Du đưa đến nhà Hương mượn cái áo choàng lạnh. Hương đi Đà Lạt liên miên nên áo choàng của nó cứ thay đổi liền liền, đủ màu, đủ kiểu. Khi tôi nói ý định của tôi cho Hương nghe, nó lôi xệch tôi vào tủ áo:
- Tha hồ cho mày chọn. Áo tao hợp thời trang nhất Sàigòn.
Tôi cười. Mượn Hương cái măng tô màu vàng úa. Tôi hỏi Hương:
- Quà Đà Lạt mày thích gì tao mua cho.
- Hoa hồng nhung thật đỏ.
- Về Sàigòn liệu có héo không?
- Khéo giữ thì không héo.
Tôi nhăn mặt.
- Sợ tao giữ không nổi phí công. Thôi, để về đến Sàigòn tao ra Nguyễn Huệ mua tặng mày một chục cho chắc ăn.
Hương bĩu môi:
- Tao thèm vào mua ở Nguyễn Huệ. Mày chịu khó đem được từ Đà Lạt về cho tao mới quý chứ. Hồng Nguyễn Huệ tuần nào anh chàng Huấn chả vác tới. Cắm được một ngày là héo quăn.
Tôi cười, nheo mắt:
- Ê! Huấn nào vậy.
Hương nhí nhảnh:
- Bồ tao.
- Chừng nào đám cưới?
- Còn lâu. Đã hỏi đâu mà cưới.
- Hắn làm “nghề ngỗng” gì?
- Dược sĩ, sắp ra trường.
Tôi nhún vai:
- Nghề chết đói.
- Nghề… lính như ông Du có chết đói không?
- Sức mấy. Ông Du lính văn nghệ, lính… văn chương, còn lâu mới chết đói.
Hương cười, nó ôm vai tôi xuống cầu thang:
- Dạo này ông bà hạnh phúc quá, quên hết cả bạn bè.
Tôi vỗ lên vai Hương:
- Tao bận rộn con cái nên chả đến đứa nào được, nhưng bạn bè vẫn nhớ chứ quên sao được mà quên.
Hương ghé sát vai tôi, nói nho nhỏ, tinh quái:
- Lên Đà Lạt có gặp “ông bạn già” nói tao gởi lời thăm nhé!
Tôi ngẩn người! Tôi đã quên kỷ niệm rồi! Tôi đã quên Đà Lạt rồi-sao Hương còn nhắc làm gì thế. Tôi ngẩn người! Lòng tôi thất hoang mang. Kỷ niệm thức tỉnh. Sau một giấc ngủ dài. Kỷ niệm lại thức tỉnh, lại thôi thúc. Tôi nhắm mắt. Kỷ niệm vẫn thức tỉnh. Hương đẩy tôi ngồi xuống ghế, bên cạnh Dụ Du buông tờ báo, hỏi tôi:
- Xong chưa em?
Tôi gật đầu. Hương cười lớn với Du:
- Anh coi chừng Châu. Nó ghê lắm đó.
Du cười:
- Sao ghê, Hương?
- Anh dám để nó đi Đà Lạt một mình, không sợ con trai Đà Lạt “bắt cóc” sao? Gái một con trông mòn con mắt thế kia.Nguy hiểm lắm.
Tôi lườm Hương.
- Tính phá hoại gia cang nhà tôi hay sao thế bạn?
Hương tỉnh bơ:
- Mày nổi tiếng đa tình lãng mà, tao phải nói ông Du đề phòng chứ sao.
- Ông Du đề nghị cho tao đi Đà Lạt một mình chứ bộ.
- Vì thế tao mới “cảnh giác” ông ấy.
Du cười, hỏi Hương:
- Hương thấy Châu sao? Gái một con nhìn… đui con mắt thì có. Gầy nhom thấy phát sợ.
Hương nhìn tôi:
- Ờ! Châu gầy thật. Nhưng, mốt bây giờ gầy càng đẹp.
Tôi nheo mắt trêu Du:
- Đó, anh thấy chưa em nói mốt bây giờ gầy đẹp. Vậy mà anh cứ ray rà em.
Du nhún vai:
- Tôi hết chịu nổi mốt của các cô.
Hương nói:
- Nhưng Châu nó gầy quá. Lại xanh mét. Anh bắt nó uống thuốc bổ xem.
Du kêu:
- Mốt bây giờ người ta lén chồng vứt thuốc bổ xuống gầm giường cơ.
Hương cười giòn. Tôi nhăn Du:
- Anh nói hàm hồ ghê!
- Chứ không sao? Anh lượm được thuốc bổ của em vứt dưới gầm giường hoài.
- Em làm rớt chứ bộ.
- Thôi cô đừng xạo.
Tôi ngồi im. Du nói:
- Về chưa?
- Về.
Tôi đáp. Du kéo tôi đứng lên. Hương đưa chúng tôi ra cửa chờ khi Du loay hoay mở khóa xe, tôi cằn nhằn Hương:
- Mày hay nói bậy bạ Ông Du nghi ngờ là chết tao.
Hương cười:
- Gì bậy bạ. Mày lên Đà Lạt không gặp “ông bạn già” cho tao chết đi.
- Tao có biết chỗ ở của ông ta đâu mà gặp?
- Đà Lạt như lỗ mũi, trước sau gì cũng gặp. Mày tin đi.
Tôi nhìn bâng quơ qua đường. Kỷ niệm vẫn quay cuồng trong đầu tôi. Tôi lắc đầu.Quên đi! Quên đi! Đốt đi.Mình có con.Có Du.Có bạn bè ở thành phố này. Mình mất Đạt ở thành phố khác.
- Mục đích của tao đâu phải như thế?
Tôi nói. Hương cười cười:
- Dĩ nhiên, nhưng từ trong thâm tâm của mày, có một động lực đang hối thúc và nôn nóng.
- Mày hiểu lầm tao rồi.
- Cứ cho là như thế đi.
Tôi lặng thinh. Du dục tôi:
- Mấy bà này thì thầm mấy tiếng nữa mới xong đây. Con khóc ở nhà đó.
Tôi nói Hương.
- Thôi tao về.
- Chúc mày vui.
- Cám ơn nhiều.
Tôi ngồi đằng sau xe Du, choàng tay ôm eo chàng. Buổi tối gió thổi lạnh cóng hai chân trần của tôi, tôi xuýt xoa. Áp má lên lưng Du, mùi đàn ông nồng nàn quen thuộc đem theo cho tôi một cảm giác ngất ngây êm ấm. Tôi nghiện mùi Du, tôi nghiện hơi thuốc lá Du hút. Tôi nghiện đi chơi về khuya nghe gió thổi se da, tê hai ống chân mặc đầm, ôm Du thật chặt, áp má lên lưng Du tìm mùi mồ hôi nồng ấm. Tôi nghiện hơi Du như đàn ông nghiện cà phê thuốc lá, như đàn bà nghiện đánh bài, như trẻ con nghiện hơi mẹ. Cu Tí vắng tôi, ban đêm thường trằn trọc cáu kỉnh. Tôi thiếu Du ban đêm thường thức giấc sợ ma Nghe tiếng động lúc nửa khuya đôi mắt võ vàng. Sáng ra mặt tôi xanh mét, đã gầy lại gầy hơn. Tôi sợ thuốc bổ, sợ ăn no chả phải vì theo “mốt” gầy như Vân nói-Như Du thường la tôi. Thế nhưng thuốc bổ cứ như mốt ám ảnh khổ sở. Cơm nhìn không muốn ăn, tôi muốn ăn quà vặt như con Vân sợ ăn cơm nhiều mập ù, bữa ăn nhịn, xế chiều mua trái xoài, trái ổi về nhai, hay gọi hàng bún riêu vào ăn ngấu nghiến. Tôi vẫn thèm là con gái để tự do bỏ bữa cơm trưa ngủ vùi đến bữa cơm chiều rồi thức chong đèn tán dóc với chị em đến gần sáng. Tôi vẫn thèm là con gái nên tôi chưa thấy bữa cơm đúng giờ là ngon. Giấc ngủ đúng giờ là khoẻ. Chai thuốc bổ uống đều, uống hết là mập. Du nhăn nhó la tôi trẻ con, bạn bè kêu than tôi con nít bày đặt lấy chồng giờ lại bày đặt có con. Con nít nuôi con vất vả trăm chiều-Người càng ngày càng tàn tạ vì lo lắng. Sau hai trận ốm của cu Tí, tôi bây giờ như con chim bị tên, lúc nào cũng sợ hãi con đau lại. Lúc nào cũng phập phồng-Cu Tí hơi sổ mũi, lòng tôi đã xốn xang, tim tôi đã nhảy nhót như muốn vuột khỏi lồng ngực. Như thế thì mập sao nổi mà mập chứ. Thỉnh thoảng soi gương tôi cũng phải giật mình vì thấy mình quá ốm.
Du rủ tôi vào tiệm nước. Tôi cười bảo Du:
- Làm cứ như mình là tình nhân không bằng.
Du nói:
- Thôi đi ăn phở. Anh đói bụng cồn cào.
Tôi hỏi:
- Không cho em vào quán nước nữa à?
- Không.
- Sao vậy?
- Ăn xong mới đi uống.
- Em không ăn, em uống.
- Anh không uống, anh ăn.
Tôi giận dỗi:
- Anh chẳng chiều em gì cả.
Du cũng giận dỗi:
- Em có chiều anh không?
- Anh phải galăng chứ.
Du nhún vai:
- Anh già rồi. Với lại khi đã là vợ chồng thì em phải galăng với anh mới đúng.
Tôi trợn mắt:
- Sao kỳ vậy?
- Tại em là vợ-vợ luôn luôn phải chiều theo những ý thích của chồng. Chồng muốn là… trời muốn.
Tôi kêu lên:
- Anh chỉ giỏi lý luận để bắt nạt em không thôi. Em chiều anh đó. Mai đi hôm nay chiều anh một lần.
Khi hai đứa đã ngồi trong tiệm phở. Tự động, Du gọi hai tô không hỏi ý tôi. Tôi hỏi Du:
- Em có ăn đâu mà anh gọi?
- Có ăn.
Du nói. Tôi nhăn mặt.
- Sao anh biết?
- Tại em muốn chiều anh em phải ăn.
Tôi lặng thinh. Tưởng tôi giận, Du nói vuốt.
- Ăn phở xong anh cho em đi ăn kem. Anh chiều lại em nhé.
Tôi cười:
- Thôi, ăn phở no em hết muốn uống nước, chỉ muốn về thật nhanh với con.
- Mới đi mốt tí anh đã nhớ thằng cu Tí điên người. Tôi nhìn Du, và Du cũng nhìn tôi-tôi cười thật hiền hòa.
Ba đã đánh điện tín trước cho cô Trâm biết ngày giờ đến Đà Lạt của chúng tôi nên khi vừa bước xuống phi trường Liên Khương tôi đã nhìn thấy bóng dáng lù khù của chị Lãng-Chị là người làm lâu năm của cô Trâm nên cô xem như người nhà vậy. Nghe cô Trâm kể thì hồi con gái chị đã có một đời chồng, cưới nhau được vài năm chị sinh được một đứa con gái, chẳng may gặp năm đó bệnh dịch lan tràn con chị chết, chồng chị đi lính cũng biệt tích luôn-Người thì đồn anh ta chết mất xác, người thì to nhỏ rằng anh Lãnh đã bỏ chị đi lấy vợ khác. Từ đó chị thành người ngẩn ngẩn ngơ. Cô Trâm thương tình mới gọi chị đến trông coi nhà cửa và chăm sóc vườn hoa của cô, cô không có con, mà chú thì ở xa cô luôn luôn, nên có chị Lãng, cô đỡ buồn phiền.
Từ ở một nơi nhiệt độ nóng bức khó chịu, vừa bước chân xuống thành phố lạnh lùng này Vân xuýt xoa cho tay vào túi áo măng tô kêu lên luôn mồm:
- Lạnh tê người chị Châu ạ-Ở đây một tuần chắc em mập ù quá.
Tôi cười:
- Vốn dĩ mày đã mập rồi, giờ mập thêm thành cái lu, con trai Sàigòn chết ngất hết.
Vân cười khúc khích. Tôi lôi Vân ra cửa. Vân nhìn bâng quơ ra thành phố, tôi chỉ Vân chị Lãnh kìa. Vân lắc đầu:
- Em không nhớ nổi chị ấy.
Chị Lãng vẫn chưa nhìn ra chúng tôi. Chị nhìn ngơ ngác từng người. Vân chạy nhanh đến bên chị gọi:
- Chị Lãng.
Chị Lãnh giật nẩy người nhìn Vân vừa khi tôi cũng vừa lướt tới. Chị reo lên vui mừng:
- A! Cô Châu, mợ Hoàng sai tôi đi đón hai cô từ sớm.
Tôi cười. Hoàng là tên chồng cô Trâm, chị Lãng vẫn gọi cô là mợ Hoàng vì chị làm cho gia đình chú Hoàng từ trước khi hai người lấy nhau. Chị xách giùm tôi cái xách nhỏ trong tay.
Tôi hỏi thăm chị:
- Cô khoẻ không? Còn nằm nhà thương không?
Chị Lãng nói:
- Mợ Hoàng về nhà được một tuần rồi. Mợ mạnh nhưng vẫn xanh lắm.
- Thế chú Hoàng có về không?
- Cậu mới ra đơn vị chiều hôm qua.
Vân nói:
- Giá mình đi sớm hơn một ngày thì gặp chú Hoàng rồi lâu quá em quên mặt chú.
Tôi nắm tay Vân theo chị Lãng ra xe. Chúng tôi đi Tắc xi về nhà. Trên đường về, chị Lãng khen Vân chóng lớn. Chị bảo:
- Giá không thấy cô Châu chắc tôi chả nhận ra cô Vân.
Hồi còn ở Sàigòn cô Vân còn tí xíu, giờ đã thành thiếu nữ. Vân cười ròn:
- Em cũng không nhận ra chị nữa.
- Hồi nhỏ tôi bế cô hoài. Mợ Hoàng yêu cô lắm, lúc nhỏ cô tròn như hột mít. Dễ thương như búp bê vậy. Vân chớp nhẹ mí mắt làm điệu. Tôi ngồi trong xe nhìn ra hai bên đường. Đà Lạt giao mùa đẹp như một bài thơ trữ tình đằm thắm. Các cô gái Đà Lạt má au hồng, môi tươi thắm, nụ cười tình tứ, đôi mắt ướt át. Tôi “mê” Đà Lạt mất rồi! Tôi về Sàigòn xúi Du… dọn nhà lên Đà Lạt ở cho con gái tương lai của tôi mai sau má cũng au hồng, môi cũng ướt màu hoa đào như thế. Tôi xúi Du bỏ thành phố bụi bặm ồn ào, quanh năm một mùa nóng điên người, thành phố khó tính như một bà cô già đã khiến con trai tôi vừa mới sinh ra đã sổ mũi, hắt hơi, đã nóng đến ba mươi chín độ tám. Tôi ghét thành phố cằn cỗi ấy quá. Cu Tí mà được sống ở đây chắc cu tí sẽ mập tròn, hồng hào rắn chắc-Đêm cu Tí ngủ giấc thật ngon mà không cần phải có gió quạt máy độc địa.
Tôi hít một hơi dài thở mạnh, khoan khoái. Và dễ chịu kỳ lạ. Vân nhìn tôi nheo mắt, tôi cười với nó, hồn nhiên.
Cô Trâm đi lai được quanh phòng. Chúng tôi bước vào, cô đang ngồi đọc sách ở sa lon. Tôi chào to:
- Cô ạ.
Vân cũng chào to:
- Cô ạ.
Cô buông quyển sách nhìn chúng tôi, ánh mắt rạng rỡ:
- Các chấu đến rồi đấy à?
- Thưa cô vâng.
- Đi đường có mệt không các cháu?
Vân lí lắc:
- Ngồi trên máy bay thì mệt lắm cô ạ. Nhưng về đến thành phố con hết mệt liền.
Cô Trâm cười, cô gọi chị Lãnh cất hành lý cho chúng tôi và dọn phòng cho tôi nghĩ. Tôi ngồi xuống bên cạnh cô hỏi nhỏ:
- Cô khỏe chưa hở cô?
- Khoẻ rồi cháu ạ.
- Cô xanh quá.
- Tại cô mổ mất máu nhiều nên xanh. Cô đang dưỡng bệnh đây.
Tôi hỏi:
- Con nghe chị Lãng nói chú mới đi chiều hôm quạ Con với Vân than tiếc quá. Đi sớm một ngày chắc chúng con gặp chú.
Cô cười. Hai nếp nhăn ghi đậm trên đuôi mắt. Cô Trâm đã già đi nhiều so với trí tưởng tượng của tôi-Cô già đi cô có nhiều nét giống ba hơn hồi cô còn trẻ. Bỗng dưng tôi thương cô lạ! Nhìn cô giống ba tôi yêu cô quá sức.
Cô hỏi thăm ba mẹ tôi, tôi nói:
- Mẹ đau hoài à cô  Ba chẳng đi đâu được.
Cô gật gù:
- Cô đã nhận được thư của ba viết cách đây mấy hôm.
Thế nào, Châu lấy chồng rồi mà sao gầy thế cháu. Con mấy tháng rồi hả?
- Thưa cô, cháu gần mười tháng ạ.
Tôi trả lời cô Trâm, cô nói:
- Sao không cho con theo. Khí hậu Đà Lạt mùa này tốt lắm, trẻ con lên đây đứa nào cũng khoẻ mạnh, hồng hào tôi cười nhẹ:
- Anh Du không cho đi, cô ạ. Anh ấy bảo cháu còn bé quá.
Vân nói với cô Trâm, “tố” Du:
- Ông Du giữ con còn hơn là mẹ chồng giữ nàng dâu nữa ấy cô Mỗi lần chị Châu cho cu Tí về nhà chơi là ông ấy đi kè kè theo tụi cháu. Sợ tụi cháu làm đau con ông ấy.
Cô Trâm cười vui. Cô bảo:
- Mới một đứa thì cưng, yêu thế đó. Mai mốt hàng đàn, hàng đống mới bực mình cơ thế, Châu đả có bầu nữa chưa cháu.
Tôi đỏ mặt, lắc đầu. Vân nhí nhảnh đùa tôi:
- Trời ơi! Chị Châu mà có bầu nữa chắc thành bộ xương khô.
Rồi nó hỏi cô Trâm:
- Cô thấy chị Châu gái một con nhìn… đui con mắt không hả cô?
Người xanh mét thấy phát sợ.
Cô Trâm gật đầu. Cô nhìn tôi:
- Phải đấy, Châu xanh quá. Mới có một đứa con mà đã gầy ốm như thế rồi, khổ lắm cháu. Chịu khó giữ gìn sức khoẻ để lo cho những đứa về sau nữa, cháu phung phí sức khoẻ thế mai mốt về già cực lắm. Bệnh hoạn hoài.
Tôi dạ ngoan. Vân che tay ngáp. Cô Trâm bảo:
- Hai chị em đi nghỉ một chút cho khoẻ. Tắm rửa, chiều cô bảo chị Lãng đưa xuống phố chơi.
Tôi bảo cô:
- Chiều con đánh điện tín cho Du biết con đã đến Đà Lạt. Vân cũng nói:
- Con thì đánh điện tín cho ba Cô Trâm gật đầu hiền hòa. Cô đứng dậy, một cách mệt mỏi. Tôi dìu cô vào rồi cùng Vân lên phòng.
Chị Lãng thật chu đáo-Chị làm giường, thay khăn bàn, và cắm cho chúng tôi một lọ mimosa thật đẹp. Vân như mê đi vì hoa. Nó bảo:
- Ước gì em có phép biến vườn hoa nào đẹp nhất ở thành phố này đem về nhà mình ở Sàigòn. Tha hồ mà ngắm Châu hở?
Tôi vén nhẹ tấm màn cửa sang một bên. Buổi trưa có nắng, lên rung rinh nhảy nhót trên hàng cây buồn bên kia đường. Căn phòng chúng tôi ở nhìn xuống vườn hoa bát ngát. Mùi thơm phả lên mũi tôi ngọt ngào thích thú kỳ lạ. Phía dưới là một con dốc nhỏ dẫn xuống phố. Vân rủ tôi đi lang thang từ nhà cô mình đi xuống con dốc này. Qua hàng cây kia, mình sẽ đón xe lam đi lên phố thật dễ dàng. Vân nói y như nó đã quen thuộc với Đà Lạt không bằng. Tôi hỏi Vân:
- Sao mày rành đường quá vậy?
Vân nói:
- Từ phi trường về nhà cô, em đã để ý từng tí một. Có ghi nhận đường sá như thế mới không có lạc đường chứ.
Tôi cười:
- Chưa gì đã tính chuyện đi chơi. Mày không nghe ba cảnh cáo à.
Vân nheo mắt:
- Cô Trâm hiền ghê Châu há! Nhìn cô em thương ghê vậy! Lúc cười cô giống ba quá.
Tôi gật đầu “ừ” tôi cũng đã nghĩ như thế. Cô hiền lành thế tại sao cô không có con nhỉ? Cô sống thui thủi ở ngôi biệt thự này một mình với chị Lãng, chắc hẳn cô buồn lắm.
Đời cô bình lặng quá. Và, tôi thương cô quá. Tình thương này tôi đã cảm thấy được lúc vừa bước chân vào nhà cô và gặp cô ngồi đọc sách một mình lạnh lẽo trong phòng. Hình ảnh này thật là cô đơn và tội nghiệp. Hình ảnh này khiến tôi chạnh nhớ đến những ngày tôi chưa có con và Du lang thang bạn bè bỏ tôi cô đơn như thế. Tôi ứa nước mắt thương cộ Tôi hứa thầm với lòng tôi một tuần ở đây tôi sẽ săn sóc cô thật nhiều và gần gũi cô cho cô vui. Tôi không đi đâu cả. Tôi ở mãi bên cô thế.
Ngủ một giấc dậy đã gần sau giờ chiều. Vân rủ tôi đi phố. Hai chị em mặc quần áo xong tôi xuống nhà gặp cộ Cô ngồi yên lặng ở salon. Thấy chúng tôi quần áo chỉnh tề, cô cười:
- Các cháu xuống phố đấy hả?
Tôi nói:
- Thưa cô, vâng.
Rồi khép đùi ngồi xuống cạnh cộ Cô bảo tôi.
- Con bé này càng ngày càng nhỏ xíu. Ra đường đâu ai biết Châu đã có con.
Tôi ngượng ngập xoa tay lên thành ghế Vân lý lắc:
- Con cũng nói thế đó cô Anh Du cho chị Châu đi một mình ông ây cũng lo ngày ngày.
- Có vợ đẹp không lo không được.
Cô nói. Vân cười giòn.
- Cô bảo chị Lãng đưa hai đứa xuống phố nhé?
Vân nheo mắt nháy tôi.
- Thôi cô. Con với chị Châu đi một mình cũng được.
- Không biết đường đi lạc đấy.
- Con biết đường mà. Lúc ngồi trên xe từ phi trường về đây con đã để ý.
Cô mắng đùa Vân.
- Ghê nhỉ? Nè, ba viết thư dặn cô trông chừng hai chị em đấy nhé. Đi chơi nhiều ba biết được thì chết.
Vân chun mũi.
- Con đi với chị Châu chứ có đi với ai đâu mà cô lo. Ở đây con chưa có bạn.
- Thôi, đi thì đi nhanh lên kẻo tối.
- Vâng ạ.
Vân nắm tay tôi đứng lên. Chúng tôi chào cô chen nhau ra cửa cô dặn với.
- Nhớ lạc đường thì thuê xe chở về nhé.
- Thưa cô, vâng.
Ra khỏi cổng. Vân thở phào, nó đi tung tăng như trẻ con xuống dốc. Tôi đi theo Vân chậm rải, nghĩ đến Du và cu Tí-vẫn chưa “cảm” được nổi nỗi nhớ, nhưng tôi thoáng buồn. Khung cảnh nảy khiến tôi thoáng buồn. Hai bên đường thật vắng người. Xuống khỏi con dốc nhỏ Vân chờ tôi đi tới. Nó bảo:
- Cô Trâm giống ba ghê, Châu nhỉ?
- Ừ!
- Cô cẩn thận như ba và dễ dãi cũng như ba.
- Ừ!
Vân nhìn tôi:
- Cái gì mà đờ đẫn thế. Nhớ ông Du hở?
Tôi lắc đầu:
- Chưa nhớ.
- Sao chị ngẫn ngơ vậy.
Tôi chỉ lên một ngọn đồi nhỏ, cách đường một khoảng xa.
Ở đó có một ngôi biệt thự thật đẹp-Tôi ngửi mùi hoa hồng bay theo gió thoảng vào mũi tôi-Mùi hồng tỉ muội-Loại hồng này nhỏ mà thơm nồng nàn-Vân rủ tôi.
- Lên đó chơi đi.
Tôi nói:
- Nhà người ta mà lên đó làm gì?
- Kệ chứ? Mình lên ngắm cảnh chứ có vào nhà đâu mà sợ.
Tôi ngần ngừ. Vân kéo bừa tôi theo nó. Tôi đi chậm chạp. Vân chạy thoăn thoắt. Càng đến gần mùi hoa hồng càng thôi thúc tôi. Càng đến gần, gió càng thổi lộng. Lưng chừng ngọn đồi là cổng ra vào của ngôi biệt thự. Hai bên hàng rào trồng cúc, thược dược, đại đóa. Cổng vào lót toàn sỏi trắng. Giữa sân có hai cây anh đào tươi lá. Tôi không nhìn sâu được vào bên trong. Chúng tôi đi men theo hàng rào. Ngôi biệt thự thu mình ở tận cùng cây cối và hoa lá. Lạnh lùng nhưng đầy vẻ quyến rũ. Âm thầm nhưng kiêu ngạo. Vân thò tay qua hàng rào bẻ hoa. Tôi mắng Vân. Nó tỉnh bơ bảo tôi:
- Em có bẻ hết vườn hoa này chưa chắc chủ nhân đã thấy. Ngôi vườn rộng quá che hết cả biệt thự. Chủ nhân nhà này chắc phải là một lão già cô độc cáu kỉnh.
Tôi cười bảo Vân:
- Mày nhận xét gì lạ vậy? Nhỡ chủ nhân lại là một chàng thanh niên anh tuấn thì sao.
Vân nhún vai. Nó nói:
- Em với chị đứng đây gọi bẩy ngày chắc cũng chẳng có ma nào nghe thấy để ra mở cửa tiếp mình.
Tôi cười:
- Chỉ có cách leo rào vô là nhanh nhất.
Vân rủ:
- Leo không? Em khoái lọt được vào tận bên trong vườn, chắc còn nhiều thứ hấp dẫn hơn.
Tôi lắc đầu:
- Thôi đi khỉ, tao sợ chủ nhân cáu kỉnh của ngôi biệt thự bí mật này xua chó ra cắn mình lắm.
Vân nhăn mặt:
- Chị nhát như thỏ đế.
Tôi đi lần lên cao hơn. Hai bên là rừng thông bát ngát kỳ ảo. Tôi ngồi bệt xuống một gốc cây thông thấp, nhìn xuống lưng chừng ngọn đồi. Ngôi biệt thự vẫn thu mình trong vườn cây rậm ngạo nghễ. Bỗng dưng tôi nao nao thương nhớ một hình bóng nào đó, thật xa vời mong manh trong ký ức tôi.
Tôi ngồi như thế, không lâu lắm mà tựa hồ như tôi đã buồn ngủ-Như tôi đang ngái ngủ vậy-Gió thông kêu vi vu như một lời ca gợi tình-Như một mời mọc âu yếm. Tôi quên cả thời gian-Tôi quên luôn hiện tại. Tôi chỉ còn là quá khứ bé bỏng thơ ngây-Tôi trở về quá khứ làm con gái đa tình lãng mạn mơ được ngủ ngon giữa rừng thông để rồi hoàng tử hiện ngang hiện đến-Hôn tôi trong giấc ngủ chập chờn, tôi sẽ yêu hoàng tử đắm say. Tôi sẽ vít đầu Hoàng Tử xuống để tìm lại nụ hôn chưa kịp thấm. Để môi mềm đi trong tình đấu có gió thông chứng kiến—Tôi trở về làm con gái lén lút hẹn hò với người yêu mỗi sáng gọi nhau trên đồi thông, ban đêm nằm gối đầu lên cỏ ướt nghe tình yêu thêm mặn nồng, hay tình tự bên nhau cho cỏ cây hoa lá chung vui.
- Chị Châu:
Vân gọi tôi, tiếng gọi vang rừng thông vắng. Tôi tỉnh choàng cơn mơ làm con gái.
- Trời ơi! Chị ngồi đây mà người ta gọi hoài không lên tiếng.
Vân trách tôi. Khuôn mặt nó đỏ hồng-Hơi Đà Lạt đấy-Gió Đà Lạt đấy-Mới chưa nửa ngày Vân đã thấm, làn da mơn mởn hồng đào của con gái Đà Lạt rồi.
- Gì mà ngồi ngẩn ngơ như vừa gặp được người trong mộng vậy?
Vân giậm chân la tôi. Tôi cười cười:
- Ngồi đây chơi. Tao vừa gặp người trong mộng thật đấy.
- Ai thế?
Vân nhìn quanh. Tôi nói:
- Làm sao biết được ai. Người trong giấc mộng mà.
- Chị vừa ngủ sao?
- Ừ!
- Ngồi thế này mà ngủ.
- Ừ!
- Chị có điên không?
- Tao mê chứ không điên.
Vân đứng dậy, phủi quần:
- Thôi, tỉnh đi, tỉnh đi còn xuống phố nữa chứ.
Tôi nắm tay Vân lấy đà đu người dậy. Hai chị em lửng thửng trở xuống đồi. Ngang ngôi biệt thự tôi dừng lại, và bắt chước Vân tôi nhón tay hái trộm một bông hoa hồng nhung đỏ thấm. Vân nói với tôi.
- Hồi nãy em nhìn thấy có người mở cổng vườn.
Tôi cười:
- Một hoàng tử hay một lão già cau có?
Vân nhún vai:
- Một chiếc xe trắng toát từ ngôi nhà âm u kia “bay” ra. Em không nhìn kịp xem người hay ma nữa.
Tôi le lưỡi?
- Cái gì bay ra như một chiếc xe ma.
- Trong biệt thự này hả.
- Ừ!
- Thật không?
- Thật chứ, em gọi chị vì thế.
Tôi cười cười:
- Chủ nhân nhà này chắc phải là một chàng tuổi trẻ mê tốc độ. Thôi, tao chán cảnh đó lắm. Để dành cho mày, tao già rồi.
Vân chun mũi. Nó la tôi:
- Chị này vớ vẩn ghê Có chồng rồi mà toàn nghĩ chuyện… nham nhở không à.
Tôi kéo tay Vân đi như chạy xuống dốc. Trên tay tôi, đôi giầy gót cao vô dụng. Thừa thãi làm sao. Tôi muốn quăng xuống núi và đi chân trần lên phố.Cho mọi người nhìn tôi ngơ ngác và cho tôi ngớ ngẩn giữa thành phố lạ lùng này.
Chương 4
 Vừa về đến cổng tôi thấy chị Lãng tất tả chạy ra, chị không trông thấy chúng tôi. Vân gọi:
- Chị Lãng, chị Lãng:
Chị Lãng đứng khựng lại.Tôi đến bên hỏi chị:
- Chị đi đâu mà vội vàng vậy. Chị Lãng thở phào khi thấy chúng tôi. Chị nói:
- Mợ Hoàng bảo tôi đi tìm hai cô. Đã gần tám giờ tối rồi.
Tôi cười, nắm bàn tay gân guốc của chị đi trở về nhà.
- Tám giờ tối thì đã sao.Ở Sàigòn chúng tôi mới bắt đầu đi chơi vào lúc tám giờ tối.
Chị Lãng cau mặt:
- Mợ Hoàng tám giờ tối đã sửa soạn đi ngủ đấy cô ạ.
Tôi gật đầu.
- Thế à!
Vân hỏi:
- Cô có mắng chúng tôi không?
- Không!
- Nhà dùng cơm chưa chị?
- Mọi ngày thì ăn rồi, nhưng hôm nay chờ hai cô nên ăn muộn.
Tôi nhỏ nhẹ:
- Xin lỗi chị Lãng nhé. Tại mới đến nên chúng tôi ham chơi quá.
Chị Lãng cười hiền lành. Nhìn sang Vân, tay ôm một túi mận tay xách một túi đào. Chị nói:
- Cô mua chi mà nhiều vậy cô Vân?
Vân nheo mắt:
- Mua ăn đấy. Tối nay vô phòng tôi ăn nhé.
Chị Lãng lắc đầu:
- Trời ơi! Tôi sợ chua muốn chết.
- Ở đây trái cây ngon ghê chị Lãng há.
- Ờ! Mai mốt tôi đưa cô vô trại tha hồ ăn.
- Trại nào chị?
- Trại cây của mợ Hoàng đó.
Vân reo lên:
- Thích nhỉ? Cô tôi có trại trái cây nữa hả? Gần không?
Chị Lãng cười tủm tỉm:
- Gần đây thôi.
- Có nhiều thứ cây không?
- Nhiều lắm, tha hồ cho cô ôm.
- Mai chị đưa tôi vào trại nha.
Vân đề nghị. Tôi cau mặt.
- Đừng khùng, Vân. Hôm nào về Sàigòn mình xin cô vào trại hái một ít đem về làm quà.
Vân sịu mặt:
- Ờ! Thôi cũng được.

Vân đi nhanh vào nhà, trước tôi. Không thấy cô Trâm ngồi ở salon, Vân chạy vào phòng cô, tôi cũng chạy theo. Cô Trâm đang ngồi trong ghế dựa, quay mặt ra vườn hoa. Tôi lại sát bên cô, gọi nhỏ:
- Thưa cô.
Cô Trâm không quay lại. Cô hỏi tôi:
- Các cháu đã về đấy à?
- Thưa cô, Vâng.
- Sao đi lâu thế. Cô cứ sợ hai đứa lạc, thế có gặp chị Lãng không?
- Dạ, có ạ. Chúng con về đến cổng thì vừa lúc chị Lãng đi ra.
- Lên phòng thay quần áo rồi xuống ăn cơm kẻo đói.
- Vâng.
Vân ôm túi đào chạy lên phòng. Tôi lên theo. Bỗng dưng thấy trống trãi kỳ lạ. Tôi mở tung cửa sổ. Đừng đây tôi có thể nhìn xuyên qua con dốc nhỏ để thấy mập mờ ngôi biệt thự lúc nãy.Ngôi biệt thự bị bao bọc bởi vườn cây rộng thênh thang. Tôi nhìn thấy ánh đèn hắt qua, mờ ảo kỳ diệu. Vân thay quần áo xong ra đứng bên cạnh tôi. Nó cũng nhìn thấy hình bóng mờ ảo của ngôi nhà ấy nhờ vị trí cao. Ngôi nhà nằm giữa lưng chừng đồi, ánh sáng hắt ra màu vàng úa giữa đêm tối, lẻ loi và kỳ diệu vô cùng. Bỗng dưng tôi thấy thích ngôi nhà đó.Như một quyến rũ ngầm, tôi gần gũi với ngôi nhà đó một cách nhanh chóng-không hiểu do đâu.
- Mời hai cô xuống dùng cơm.
Chị Lãng gọi chúng tôi ở giữa phòng. Tôi quàng vai Vân theo chị Lãng xuống phòng ăn. Cô Trâm đã ngồi sẵn ở một chiếc ghế đôi rộng vành. Chiếc ghế mới thoạt nhìn tôi tưởng như là một chiếc giường nệm ấm cúng giữa thời tiết tuyệt diệu này. Cô mặc áo choàng tím, tóc cô cắt ngắn, ép sát vào chiếc gáy trắng, chân mang dép đen quai nhung gót thấp cô đúng như một “mệnh phụ sầu mộng”, tôi chợt thấy thích thú với cái tên vừa đặt-Không còn cái tên nào khác hợp hơn để gọi cô cả.
Tôi ngồi vào bàn, Vân ngồi cạnh tôi, đối diện với cô Trâm. Chị Lãng cũng ăn chung với chúng tôi. Cô chỉ ăn súp nhẹ. Chúng tôi ăn cơm, vội và ngon. Lần đầu tiên từ ngày sanh cu Tí tôi ăn cơm thấy ngon miệng. Vân cũng thế, nó nói:
- Ở đây ăn ngon, ngủ kỹ chắc em lên cân quá, chị Châu ạ.
Tôi cười:
- Mày mà lên cân nữa chắc không ai dám lấy
Vân hỏi cô Trâm:
- Cháu có mập không hở cô?
Cô cười dịu dàng:
- Vừa người, con gái phải thế mới đẹp. Châu thì gầy quá.
Vân nói:
- Vậy mà ở Sàigòn cháu được xếp vào hạng mập ú rồi đó cô Ở đây một tuần về mập thêm nữa cháu lo quá.
Cô bảo:
- Con gái Đà Lạt cô nào cũng mập hết. Vân đi phố không để ý sao.
- Có ạ.
- Thấy các cô má hồng như thoa phấn không?
- Dạ thấy.
- Mà Vân đã bắt đầu hồng rồi đấy.
Vân cười giòn tan:
- Cô bắt chị Châu ăn nhiều, ngủ nhiều vào để hôm về Sàigòn chị lên thêm ký nữa cô ạ. Trước khi đi anh Du còn dặn chị Châu ở Đà Lạt về không lên ký, má không hồng như thoa phấn, môi không thắm như thoa son là anh ấy bỏ đi lấy vợ bé đấy.
Cô Trâm phì cười, chị Lãng cũng cười. Tôi ngượng ngùng cúi mặt xuống bàn. Cô Trâm gọi tôi:
- Này, Châu, em Vân nói phải đấy. Từ nay mỗi bữa cơm cô bắt cháu ăn nhiều gấp đôi, mỗi buổi tối đi ngủ thật sớm cho môi, má hồng hào kẻo Du nó bỏ. Đàn ông họ ma chán lắm cháu ạ. Mới có một đứa con mà người ngợm đã thế kia. Mai mốt con đàn, con đống thì làm sao chứ.
Tôi nói với cô nhỏ nhẹ:
- Sống ở đây không cần ăn nhiều, cháu cũng thấy khoẻ rồi. Chắc chắn cháu sẽ lên ký, cô khỏi lo.
Chị Lãng chen vào, hỏi tôi:
- Chú ấy cưng cô quá nhỉ? Chịu ở nhà giữ con cho vợ đi nghỉ mát.
Tôi cười:
- Anh ấy cũng định đi chứ, tại không được nghỉ phép.
- Thế thằng cu ở nhà bú sữa ngoài à?
Cô Trâm hỏi. Tôi dạ nhẹ:
- Vâng ạ, cháu không có sữa.
- Ừ! Gầy quá thế kia thì sữa đâu cho con bú.
Vân bảo:
- Chị ấy với anh Du chăm cục cưng như chăm ông Hoàng Tử ấy cô ạ. Kỹ thật kỹ vậy đó.
Cô Trâm cười:
- Con đầu lòng mà ai chẳng cưng.
Vân nhăn mặt:
- Nhưng anh Du cưng quá con phát tức. Anh ấy cứ sợ tụi con phá cục cưng nên tụi con đem thằng cu Tí đi đâu anh ấy cũng đi theo kè kè.
- Tại chúng mày phá con nó, nó mời sợ chứ.
- Đâu có phá cô Con cưng nó mà.
Vân cãi. Tôi nói:
- Tại mày cứ đem cu Tí đi đến nhà bạn khoe, anh ấy sợ nắng gió nó bị đau chứ sao.
Cô Trâm cười vui vẻ-Ánh mắt cô long lanh trong sáng hơn thường ngày, tôi bỗng khám phá ra vẻ đẹp của cộ Một vẻ đẹp âm thầm, kiểu cách.Cô đúng là mệnh phụ sầu mộng.
Với khung cảnh này, với ngôi nhà thiếu tiếng cười tiếng nói ồn ào này, cô sống như một chiếc bóng cô đơn, nên, cô sầu mộng là phải. Nên, cô âm thầm kiểu cách là phải.
Bữa cơm tàn trong tiếng cười không dứt của cô Trâm. Tôi đi theo cô sang phòng khách uống nước. Cô mở bánh ngọt cho chúng tôi ăn. Vân hỏi cô:
- Chú Hoàng đi hoài như thế cô có buồn không hở cô?
Cô Trâm chớp nhẹ đôi mắt, cô nói nhẹ như hơi gió:
- Ồ “cô quen rồi” cô không còn cảm được cái buồn nữa.
Tôi thẫn thờ nghe câu nói của cô-Có phải cô đang than thở đó không? Có phải là tiếng nói của tôi ngày nào đó không? Tôi buồn quá. Không dưng tôi buồn quá. Thương cô đau xót cả người. Ước gì tôi đem được niềm vui đến cho cô nhỉ?
- Sao cô không về Sàigòn ở cho tụi con đến chơi với cô hoài hở cô?
Vân hỏi ngây ngô Cô cười nhẹ:
- Cô ở Sàigòn không nổi. Các cháu thấy, cô đau ốm hoài, ở Sàigòn đông và ồn quá.
Tôi nói:
- Vâng, thưa cô-Cháu cũng thấy Sàigòn không hợp với cô bằng Đà Lạt. Ở đây mát mẻ và yên tỉnh, tốt cho cô hơn.
Vân chun đôi vai trong áo choàng ngắn:
- Nhưng buồn quá, em chịu không nổi.
- Cô già rồi, sống thế này cô dễ chịu hơn.
- Giá chưa chồng, con xin ba mẹ lên đây ở với cô.
Vân xí dài khi nghe tôi nói. Nó bĩu môi:
- Chị mà xa nổi anh Du một ngày cho em… xỉu luôn. Anh ấy chỉ đi trực mỗi đêm thôi mà chị đã rên lên rên xuống.
Tôi cãi Vân:
- Ơ! Ta bảo chưa lấy chồng chứ bộ.
- Chưa lấy chồng nhưng vẫn có anh Du.
- Có ăn thua gì đâu.
- Anh ấy bám chị, ngày nào cũng đến nhà, chị trốn anh Du sao nổi.
Cô Trâm giảng hòa:
- Các cháu còn trẻ phải như thế chứ. Sống như cô đâu có được.
- Anh Du cưng chị Châu quá chị ấy hư ghê cô ạ.
- Đừng nói nhảm nghe Vân.
Tôi nạt Vân. Vân so vai, le lưỡi trêu tôi, mặt tôi nặng ra vì giận.
Cô Trâm đi ngủ sớm. Tôi đưa cô vào phòng. Cô còn yếu vì vừa mổ xong, bác sĩ không cho cô thức khuya. Cô dặn tôi:
- Ngủ sớm cho khoẻ, cháu nhé.
Tôi khép cửa sổ cho cô, dạ nhỏ.
- Chúc cô ngủ ngon.
Cô Trâm cười hiền hòa. Tôi bước nhẹ ra khỏi phòng, cơn buồn ngủ trùm kín bước chân tôi, tôi đi như chạy lên phòng với Vân. Tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra đường-Ánh đèn vàng úa hắt ra từ ngôi biệt thự trên đồi vẫn còn làm tôi quyến luyến. Van nằm ăn mận trong mền, nó vừa xuýt xoa vừa khen ngon khiến tôi chảy cả nước miếng. Tôi bảo Vân:
- Thẩy cho tao một trái mận, Vân.
Vân rủ:
- Lên đây nằm ăn mới thú. Ngồi đó lạnh thấy mồ.
Tôi cười nhẹ:
- Tao ngồi đây thấy gần ngôi biệt thự ghê Nghe cả tiếng gió thổi lá thông nữa.
- Chị làm thơ đó hả?
- Ừ!
- Có gởi về cho anh Du đọc không?
- Có chứ, nếu thơ hay.
- Có nhắc đến chàng tuổi trẻ mê tốc độ trong ngôi nhà bí mật đó không?
Tôi bỏ cửa sổ lên giường nằm với Vân:
- Giờ này cu Tí đã ngủ chưa, Vân nhỉ?
Vân nhìn lên đồng hồ, nó cười:
- Ngủ rồi anh Du chắc cũng ngủ rồi.
Tôi lắc đầu:
- Anh Du ngủ trễ lắm. Sớm nhất cũng mười hai giờ đêm.
Vân hỏi:
- Làm gì mà anh ấy thức khuya thế?
- Xem sách, đọc báo, viết bài.
- Cu Tí có khóc nhè ông Du không nhỉ?
- Chắc có, nhưng nhà có người làm và bà chị trông dùm chắc anh chàng không khóc đâu.
Vân im lặng. Tôi nằm nghiêng, úp mặt xuống gối. Mùi băng phiến xa lạ ập vào mũi tôi khó chịu. Tôi nghe thiếu vắng tiếng cười và không khí ấm cúng ở nhà. Tôi bảo Vân:
- Nhớ cu Tí quá Vân a...
Không nghe Vân trả lời. Tôi quay nhìn Vân, con bé đã ngủ từ lúc nào. Túi mận đã vơi đi một nửa. Tôi ngồi bật dậy. Cái lạnh thấm vào da giá buốt. Chui ra khỏi mền, tôi cất túi mận lên bàn, bật ngọn đèn ngủ. Màu xanh dịu cả căn phòng. Tôi lại leo lên nằm cạnh Vân-Không còn thấy buồn ngủ nữa. Tôi trăn trở trong chăn dầy, nghe hai vai tê buốt. Tôi nằm sát vào Vân, hơi nóng từ người nó vẫn không làm tôi ấm nổi. Tôi nhớ hơi Dụ Tôi hư quá! Mới xa chồng có một đêm mà đã trằn trọc, thao thức thế này-Mà đã nhớ nhung thế này đây. Úp mặt xuống gối, tôi thèm đước ôm Du, tôi thèm đước hít hà hơi Du ghê gớm. Tôi thèm được hôn Dụ Trước khi đi ngủ. Chúng tôi vẫn thường hôn nhau. Buổi sáng đi làm, Du đều hôn tôi. Tôi quen thuộc quá rồi, bây giờ thiếu quá! Buồn quá!
Kéo chăn lên tận cổ, tôi cố nhắm mắt để ngủ nhưng đầu óc tôi vẫn thức chong-Cái lạnh làm tôi cần Du hơn, thèm dụi đầu vào ngực Du ngủ thật bình yên. Trời ơi! Tôi hư quá! Vân nói đúng tôi hư quá! Có phải tại Du mà tôi hư không nhỉ. Mới xa chồng có một đêm mà đã thèm, đã nhớ rồi-Tôi quen hơi bén tiếng Du rồi, thiếu Du tôi ngủ không đước. Vắng Du tôi buồn quay quắt làm sao. Giờ này Du làm gì hở Dù Giờ này con trai của tôi chắc đã ngủ? Nhớ con quá chừng là nhớ! Nhớ Du quá chừng là nhớ. Điệu này chắc mai tôi xin cô về Sàigòn mất thôi. Ở đây ban đêm lạnh lòng, lạnh thịt da quá đi mất.
Tôi lại tung mền ngồi dậy-Khoác vội chiếc áo choàng lên người, tôi ngồi co ro ngó Vân ngủ-Giấc ngủ quá dễ dàng của nó khiến tôi phát thèm. Tôi cứ ngồi như thế thật lâu. Vân chợt thức giấc, nó mở tròn xoe cặp mắt nhìn tôi:
- Sao không ngủ đi bà?
Tôi so vai:
- Lạnh quá, không ngủ được.
- Nằm xích lại em, đắp mền vào.
- Nằm ôm lưng mày rồi mà vẫn không ngủ được.
- Sao vậy?
- Nhớ cu Tí quá.
Vân la tôi:
- Nhớ ông Du thì có. Ở nhà cu Tí có ngủ chung với bà đâu mà bà nhớ nó.
Tôi cười cười, rủ Vân:
- Dậy nói chuyện chơi đi Vân. Thức một mình tao buồn quá.
Vân che tay lên miệng ngáp dài lười biếng:
- Em buồn ngủ muốn chết.
- Mày có nhìn thấy tủ thuốc cô Trâm để đâu không?
- Hình như ở góc cầu thang thì phải, hỏi làm gì thế?
- Kiếm thuốc ngủ uống.
Vân nhăn nhăn:
- Khuya rồi lục đục cô la chết.
Tôi dỗ Vân:
- Chịu khó chút mà. Xuống kiếm thuốc với tao đi.
Vân dẫy lên:
- Phiền quá. Mấy bà có chồng, có con đi đâu là gây rắc rối đó. Như em phải khoẻ không?
Tôi sịu mặt, nói dỗi:
- Ờ! Mày không đi với tao thì thôi. Tao ngồi như thế này suốt đêm.
- Mai em “méc” cô Trâm cho chị biết.
- Gì mách?
- Ờ “chị nhớ chồng không chịu ngủ-Hư lắm”
Tôi cười:
- Biết đâu cô Trâm cũng nhớ chồng không ngủ được như tao nhỉ.
- Cô quen rồi, đâu có hư như chị ấy.
- Mai mốt có chồng mày còn hư hơn tao nữa cơ.
- Còn lâu.
- Thật đấy. Hồi con gái tao có hư thế này đâu.
Vân gượng dậy. Thật khó khăn tôi mới kéo được nó ra khỏi tấm chăn dầy. Vân dục tôi:
- Đi nhanh lên em chỉ chỗ để tủ thuốc cho.
Tôi nhảy gọn xuống giường. Ban đêm, chiếc áo choàng trên người tôi không đủ ấm. Vậy mà Vân vẫn mong manh áo ngủ đi bên cạnh tôi, không kêu lạnh gì cả.
Xuống đến cầu thang, Vân bật đèn. Ánh đèn chiếu sáng cả gian phòng khách rộng. Tôi tìm một viên thuốc ngủ trong tủ thuốc—Thật may, tôi còn được hai viên. Dốc hết lên bàn tay, tôi kéo Vân trở lên phòng. Vân bảo tôi:
- Uống một viên thôi nghe bà. Bầ uống hết vào dám ngủ luôn mấy ngày mới dậy lắm ạ.
Tôi cười nhẹ:
- Yên trí, tao uống một viên, còn một viên để dành tối mai uống.
Vân nói:
- Sáng mai em lên phố mua luôn cho chị một hộp để dành uống mỗi đêm, khỏi mất công em theo chị đi tìm thuốc, lạnh lắm.
Vào đến phòng Vân nhảy tút lên giường trùm chăn kín đầu. Tôi uống viên thuốc với một ly nước nhỏ-Kéo ghế ra cửa sổ ngồi. Tôi mở nhẹ cánh cửa.
Vân la chói chang:
- Đóng cửa lại chị Châu. Mở cửa sổ ma chui vào bây giờ.
Tôi đóng ập cánh cửa sổ-Lạnh ở gáy-Nổi gai ở tay. Tôi leo lên nằm bên cạnh Vân, con bé co ro trong chăn.
- Chị không sợ à?
- Hơi hơi!
- Em sợ muốn chết.
Tôi than:
- Ở đây buồn thấy mồ Vân nhỉ? Sàigòn giờ này xe cộ còn chạy ào ào.
- Em chán Đà Lạt rồi, Châu ạ.
- Tao cũng thế. Mai xin cô về nhé.
Vân lắc đầu:
- Cô la chết. Mới đến đã đòi về rồi.
- Ừ nhỉ, cô ở đây buồn tao thương cô ghê!
- Em cũng thương cộ Sống như thế này thà… chết sướng hơn.
Tôi nói với Vân:
- Cô đẹp như bà Hoàng sầu mộng!
- Cô có nụ cười giống ba ghê!
- Tao thương cô.
- Ừ!
- Mai mình làm gì Vân?
- Đi chơi.
- Lên trên đồi thông có ngôi biệt thự nhé.
- Ừ!
- Tao tìm cách vào vườn xem sao.
- Ừ!
- Đứng ở cửa sổ nhà mình nhìn thấy ngôi nhà ấy Vân nhỉ.
- Ừ.
Tôi nhìn Vân, mắt nó nhắm tít lại, tôi khều má nó.
- Ngủ đấy à.
- Ừ.
- Con khỉ, cái gì cũng ừ là sao?
- Em buồn ngủ.
Vân ngáp. Tôi nằm úp má ra ngoài:
- Thôi, ngủ đi vậy.
Vân thở nhẹ nhàng. Tôi nằm chờ cơn buồn ngủ đến. Vẫn nhớ Du-Vẫn nhớ mùi mồ hôi đằm thắm quen thuộc của Du Ối! Tôi nghiện hơi chàng mất rồi!
Vân đã có bạn mới, cô cháu gái tên Hằng của chú Hoàng từ Nha Trang đã trở về. Bây giờ tôi mới biết, Hằng ở chung với cô Trâm đã nửa năm naỵ Chú bảo để cô Trâm đỡ buồn khi chú vắng nhà. Hôm chúng tôi đến thì Hằng vừa về thăm gia đình tuần trước. Hằng mồ côi cha mẹ, ờ với hai bác ờ Nha Trang. Chú Hoàng thấy Hằng ngoan ngoãn nên gọi Hằng về ở, cho Hằng đi học-Chú xem Hằng như con vì Hằng là cháu ruột của chú. Theo lời cô Trâm nói thì Hằng hơn Vân một tuổi và nhỏ hơn tôi hai tuổi. Hằng gọi tôi bằng chị. Gọi Vân bằng cô Hai cô mới gặp nhau buổi sáng, buổi chiều Vân đã bỏ rơi tôi để đi lên trại cây của cô Trâm với Hằng.
Còn lại một mình ở nhà tôi đâm buồn. Cô Trâm hỏi tôi:
- Sao cháu không đi chơi với hai em?
Tôi bảo:
- Lúc Vân đi cháu mãi ngủ nên Vân nó không gọi cháu dậy.
- Con bé đến là hư.
Cô Trâm trách. Tôi cười nhẹ.
- Tại hồi sáng Vân rủ, cháu nói không đi đó cô.
Tôi ngồi xem sách bên cô được một lát thì chị Lãng vào nói:
- Mợ Hoàng có khách xa ạ.
Tôi xin phép cô về phòng. Cô bảo tôi:
- Con nên đi dạo một chút cho thoải mái, Châu ạ.
Tôi nói:
- Thưa cô, vâng.
Thế nhưng tôi chả biết đi đâu. Trở về phòng, thay bộ đồ ngắn mặc áo thung trắng với quần Jean xanh, tôi khoác vội bên ngoài cái măng tô màu lá úa của Hương cho mượn. Tôi cầm quyển sách bước nhẹ ra cổng. Chị Lãng hỏi tôi.
- Cô đi đâu đó.
Tôi dặn chị:
- Cô có khách. Một lát chị nói với cô giùm, tôi đi lên phố một chút, nhé.
Chị Lãng cười.
- Cô đi một mình thôi sao?
- Vân nó đi với Hằng lên trại rồi.
- Cô nhớ về sớm nhé!
Chị Lãng dặn tôi, tôi gật đầu cho chị yên lòng. Thật tình, tôi vẫn chưa định được mình sẽ đi đến đâu. Ở Đà Lạt thiếu bạn bè, thiếu tình yêu là thiếu cả ý nghĩa tình tứ của Đà Lạt Hương đã nói với tôi như thế khi nghe tôi báo tin đi Đà Lạt-Bây giờ toi mới cảm thấy Hương nói đúng. Đà Lạt đẹp đến mấy, tình tứ nên thơ đến mấy khi tôi một mình tôi vẫn cảm thấy cô đơn-Nhớ chồng, nhớ con, nhớ ồn ào ờ Sàigòn kỳ lạ.
Xuống khỏi con dốc nhỏ. Ngôi biệt thự hôm qua vẫn còn khiến tôi muốn tìm đến. Tôi đi chậm lên ngọn đồi, ngôi biệt thư gần gụi theo từng bước chân tôi, tôi thèm trở lại gốc thông chiều qua ngồi dựa đầu ngủ, mơ chuyện thần tiên Công Chúa gặp Hoàng Tử. Hai người say mê nhau. Công chúa trốn lầu vàng cung son đi dạo đồi thông với người yêu. Hoàng Tử đánh lạc hướng đám tùy tùng để cùng Công chúa tình tự cho từng gốc cây thông nghe cho từng cơn gió hiểu. Tôi mơ trở thành Công chúa đa tình lãng mạn đó.
Như chiều qua, hình như là một thói quen, tôi nhón tay qua hàng rào ngôi biệt thử hái trộm một đóa hồng. Lần này đóa hồng khó khăn không chịu gãy làm tôi vất vả một chút. Có tiếng động ở cuối vườn, có lẽ thế, tôi giựt mạnh đóa hoa, một chiếc gai nhọn đâm nhói vào tay tôi, đóa hoa lìa cành-Bàn tay tôi rướm máu xót xa, tôi cài đóa hoa lên áo, xuýt xoa chỗ tay đau, lúc ngẩng lên, tôi lạnh người vì cánh cổng của ngôi biệt thự đã mở và mắt tôi hoa lên chân tay tôi luống cuống, tim tôi nhảy nhót không đều, đối diện với tôi, bóng dáng cao lớn của người đàn ông chao nghiêng, và bất ngờ, khi tôi chưa định thần được, tôi nghe một tiếng gọi tên tôi thảng thốt lẫn vui sướng-Toàn thân tôi thu gọn trong vòng tay của người đàn ông. Tôi kêu thầm:
- Trời ơi! Đạt!
- Ồ! Như một giấc mơ!
Đạt kêu lên và buông nhẹ tôi ra. Tôi bàng hoàng lẫn ngượng ngập vì cử chỉ bồng bột thái quá vừa rồi của tôi lẫn của Đạt. Tôi nóng trong hơi thở.
- Bất ngờ quá phải không ông?
Đạt nắm chặt bàn tay tôi.
- Cuối cùng tôi vẫn gặp được Châu. Em hiện đến như một bóng ma buồn, Châu ạ.
Tôi cúi nhìn bàn tay mình nằm ngoan trong bàn tay Đạt mà không biết mình đang buồn hay vui, đang mừng hay đang sợ. Tôi thở dài, thật nhẹ. Đạt tưởng tôi khó chịu, vội buông tay tôi ra:
- Ồ! Xin lỗi Châu. Tại tôi mừng quá!
Tôi ngước nhìn Đạt, cười hiền lành, giơ bàn tay rướm máu cho Đạt xem. Đạt hốt hoảng hỏi tôi sao vậy. Tôi chỉ đóa hoa hồng bị nát trên áo tôi vì Đạt ôm lúc nãy.
- Tại nó đó.
- Châu hái ở đâu thế?
- Hái trộm trong vườn nhà ông.
Đạt hỏi tôi:
- Châu có đau lắm không?
Tôi lắc đầu:
- Một chút thôi, nhưng giờ khỏi rồi.
Đạt khoác vai tôi vào cổng:
- Vào đây, Châu sẽ thấy nhiều ngạc nhiên thích thú.
Tôi đi theo đà tay của Đạt, bé nhỏ và ngoan như con mèo bị thương.
Qua hết khu vườn, đến một hồ nước trồng toàn sen, bên cạnh hồ sen có ghế dựa, ghế nằm, có xích đu, có ngựa gỗ, có bàn ăn, căn uống nước. Rẽ sang tay mặt, ngôi nhà nằm khoanh tròn, ấm cúng… và thần tiên. Tôi vẫn bình thản đi bên Đạt đưa tôi đi vòng ra sau, ngôi vườn nhỏ với những cành tỉ muội đủ màu đẹp mắt. Trên cao là những cây anh đào chưa khoe nụ bao bọc thành một vòng tròn mái hiên. Ở đó có một bộ salon màu đỏ thẫm, và có cả xích đu, ghế dài, ghế dựa-Ghế đá. Ở đó buổi tối ngồi uống nước, ngắm trăng lên soi sáng những đóa tỉ muội xinh xắn, ru hồn người vào cõi mộng tuyệt vời. Tôi ngửi thấy mùi hoa hồng tôi say mê Tôi ngửi thấy mùi hoa, tim tôi rộn! Tôi chùn bước chân kỳ lạ Đạt dìu tôi ngồi xuống salon.
- Châu thấy sao?
- Thật đẹp.
- Những đóa hoa Châu thích!
- Vâng!
- Tự tay tôi chăm sóc hàng ngày đó.
- Ông giỏi quá.
- Tôi làm trong niềm vui và nỗi thích thú.
Tôi nhìn Đạt chợt hỏi:
- Bây giờ ông còn uống coca không?
- Tôi vẫn uống.
- Ông có niềm vui rồi à?
Đạt lắc đầu:
- Một thói quen không bỏ được nữa. Châu ạ!
- Tôi muốn có một thói quen như thế mà không có.
- Tại sao?
- Tại tôi thích thay đổi.
Đạt mỉm cười:
- Châu còn trẻ quá, thích thay đổi là phải.
- Bao giờ thì tôi chín chắn và giữ được mãi mãi một thói quen như ông hở ông Đạt?
Đạt nhíu đôi lông mày, thoáng buồn:
- Bao giờ cô hết làm trẻ con, cô sẽ thành người lớn. Tôi phản đối cao giọng:
- Tôi có chồng rồi, đâu còn là trẻ con nữa mà ông nói thế?
- Cô tưởng có chồng là thành người lớn được sao?
Tôi gật đầu.
- Vâng!
- Cô vẫn còn trẻ con vì thế.
- Tại sao?
Đạt mỉm cười:
- Tại cô… trẻ con chứ sao.
Tôi lắc mái tóc, nhăn mặt:
- Ông trêu tôi nhé.
- Gọi tôi bằng anh đi Châu.
Đạt nói, thật bất ngờ. Tôi tròn mắt nhìn Đạt, ngớ ngẩn lạ. Đạt châm thuốc hút, thản nhiên nhìn tôi:
- Gọi tôi bằng anh nhé. Tôi không đáng tuổi anh của cô à?
Như người ngủ mơ, tôi gật đầu. Đạt để nhẹ bàn tay Đạt lên bàn tay tôi:
- Châu vẫn chẳng thay đổi gì cả.
- Ông cũng chẳng thay đổi gì cả.
Tôi nói. Đạt trừng mắt:
- Anh chứ!
- Ừ! Anh cũng chẳng thay đổi gì cả.
Rồi tôi che tay lên miệng, cười chun đôi vai.
- Ngượng ghê ông Đạt à.
- Ngượng gì?
- Ông muốn hết là “ông bạn già” của tôi rồi sao?
Đạt ngạc nhiên nhìn tôi:
- Ồ, tôi vẫn muốn đó chứ:
- Thế sao ông bắt tôi gọi ông bằng anh?
Đạt phì cười:
- Gọi bằng anh rồi không làm bạn già được nữa sao?
Tôi lắc đầu, tinh nghịch:
- Không, gọi bằng anh thì phải làm “ông bạn trẻ”.
Đạt thoáng bối rối. Tôi lại giở trò tinh nghịch, tinh quái ra rồi.
Đạt hỏi tôi:
- Châu thấy tôi già lắm, nhỉ?
Tôi nheo mắt:
- Ông trẻ ghê vậy đó.
Đạt trêu tôi:
- Trẻ mà lại gọi ông.
- Ờ! Thì anh.
- Anh thôi nhé, không có “thì anh” nghe có vẻ ép buộc quá.
Tôi bật cười rộn ràng. Vòng tay ra sau gáy, tôi dựa người lên ghế ngắm Đạt. Đạt còn trẻ lắm, thật sự là như vậy.
Chương 5

Với cuộc sống sung túc và khí hậu này, Đạt còn trẻ mãi, trẻ mãi cho đến lúc tôi già. Đạt vẫn còn trẻ không chừng. Đàn ông ba mươi mấy tuổi mới bộc lộ được hết vẻ đẹp chững chạc và hiểu biết của mình. Đàn bà ba mươi mấy tuổi đã thấy tâm hồn cằn cỗi vì chật vật. Như cô Trâm tôi-Cô không phải chăm con, không phải sanh đẻ, vậy mà cô vẫn khô cằn như cành cây mục. Cô chỉ mới ngoài ba mươi, có thể hoặc thua Đạt mội vài tuổi hoặc hơn Đạt một vài tuổi không chừng vậy mà so sánh hai người, tôi tưởng như là hai thế hệ khác nhau. Đạt chan hòa nhựa sống. Cô Trâm âm thầm chôn mình trong bốn bức tường.
Đạt tủm tỉm cười, nhìn tôi không chớp mắt. Tôi hỏi Đạt:
- Tôi thay đổi nhiều lắm hả?
Đạt lắc đầu:
- Không, nhưng hơi gầy.
- Tôi sanh rồi, nuôi con vất vả nên gầy thế đó. Đôi lông mày Đạt thoáng nhíu lại, nhưng, chỉ một thoáng sau đó Đạt thản nhiên được ngay.
- Con trai chứ.
- Vâng!
- Mừng cháu!
- Chỉ mừng thôi sao?
Đạt ngơ ngác. Tôi cười hồn nhiên.
- Ông không hỏi thăm gì về con trai tôi cả à?
Đạt phì cười:
- Tôi đang định hỏi đây. Cháu mấy tháng rồi?
- Mười tháng.
- Ồ nhanh nhỉ?
Và, Đạt chợt ngồi thẳng dậy, nhìn tôi chăm chú. Đạt hỏi:
- Cô là người hay là ma thế hở Châu?
Tôi cũng ngồi nhổm dậy-Buổi chiều đã tắt hẳn từ bao giờ. Nơi chúng tôi ngồi, đèn đã bật sáng-Màu xanh mát dịu cả ngôi vườn xinh xắn. Tôi bảo Đạt:
- Cho Châu về.
- Cô không trả lời câu hỏi của tôi à?
- Không.
- Tại sao thế?
- Để ông muốn hiểu sao thì hiểu.
Đạt đứng dậy theo tôi, bước chân buồn, chúng tôi đi bên nhau, ánh sáng trong nhà hắt ra không đủ soi sáng cho bước chân tôi nhìn rõ lối đi. Ngôi vườn mênh mông tôi đi hoài không tới cổng. Bên cạnh tôi, Đạt hút thuốc lập loè. Tôi nắm tay Đạt cho khỏi vấp lên sỏi.
- Ngày mai tôi đến thăm bé Dũng.
- Tôi sẽ đón cô từ sáng đến tối ở cánh cổng này. Tôi cười. Đạt chợt choàng tay lên vai tôi. Hơi nóng từ bàn tay Đạt khiến tôi rùng mình, nhưng tôi không gỡ ra. Qua khỏi cánh cổng. Đạt bảo tôi:
- Đi dạo với tôi một vòng, Châu nhé.
Tôi nhìn lên đồi thông. Ánh trăng bắt đầu le lói ở cuối trời, không sáng lắm nhưng cũng đủ để tôi thấy mắt Đạt tình tứ trong mắt tôi, tôi gật đầu:
- Lên đồi thông kia.
Tôi chỉ. Đạt chậm rải đi bên tôi:
- Châu biết đồi thông này nữa à?
- Chiều qua tôi đã ngủ một giấc tuyệt vời trên ấy.
Đạt bóp mạnh vai tôi, đau điếng, chàng nói:
- Cô quả thật là ma chứ không phải người. Nhưng tôi yêu con ma trong cô quá.Tôi quên không nổi mất rồi!
Tôi chao người đi một thoáng trong câu nói bất ngờ ấy của Đạt. Lòng tôi mềm nhũn, bước chân tôi lao xao, người tôi như dựa hẳn trên cánh tay rắn chắc của Đạt:
- Chiều qua cô lên đấy làm gì?
- Để nghe thông ru ngủ tôi.
- Hình như chiều qua tôi cũng thấy cô Cô đẹp tuyệt vời như nàng “công chúa ngủ trong rừng” ấy.
- Tôi mơ thấy tôi trở về quá khứ con gái. Và, trong giấc mơ tôi đã gặp được hoàng tử.
- Và, hoàng tử đã hôn trộm công chúa trong giấc ngủ ngoan hiền. Tôi nhìn Đạt, buồn buồn.
- Hoàng tử và công chúa yêu nhau lúc ấy. Nhưng rồi hai người không lấy được nhau.
- Vì sao thế hở Châu.
- Vì công chúa trở về thực tại và giấc mơ tan theo tiếng gọi của cô em gái. Công chúa thoái xác để trở thành một người đàn bà đã có chồng như tôi.
Đạt dụi tắt thuốc hút nửa chừng. Đôi mắt Đạt dài thêm cho một thoáng ngẩn ngơ:
- Như thế thì buồn quá, Châu nhỉ.
Tôi nói nhỏ, êm đềm:
- Nhưng mà đẹp lắm, anh có nghĩ thế không?
Đạt bật cười, tiếng cười tan trong gió thông mát rượi. Chàng vuốt tay lên má tôi:
- Cám ơn Châu đã gọi anh bằng anh.
- Cám ơn anh đã xưng anh với Châu.
Đạt chợt nhấc bổng người tôi lên, xoay tròn một vòng rồi để tôi xuống, chàng cười:
- Em đáng yêu vô cùng, Châu ạ.
Chúng tôi đã lên đến đồi thông. Gió lồng lồng thổi se da thịt tôi-Tôi kéo cao cổ áo choàng và chỉ cho Đạt thấy gốc thông tôi đã ngủ chiều quạ Chúng tôi cùng ngồi xuống đó, Đạt hút thuốc. Tôi kể cho Đạt nghe chiều qua tôi đã đi dạo lên đây vì tình cờ, vì thấy ngôi biệt thự có vẻ thân mật với tôi và dẫn dụ bước chân tôi tìm đến. Tôi kể cho Đạt nghe lời Vân kể lúc đó thấy xe Đạt phóng xuống đồi-Nhanh như một chiếc xe mạ Nhưng tôi không kể mục đích nào tôi từ Sàigòn lên Đà Lạt. Tôi chờ Đạt hỏi tôi câu ấy nhưng mãi Đạt vẫn im lặng. Tôi quay nhìn Đạt. Vẫn điếu thuốc lập loè trên môi, đôi mắt Đạt nhìn suốt qua hàng thông thẳng tắp. Tôi gọi:
- Anh không thích nghe Châu nói nữa phải không?
Đạt gật đầu:
- Nói đi, anh vẫn nghe.
- Thế sao anh không hỏi gì Châu cả.
- Hỏi gì?
- Hỏi em lên Đà Lạt với ai? Em đến với mục đích gì? Bao giờ em về lại Sàigòn? Và, chồng con em đâu?
Đạt nhắm đôi mắt, chàng lắc đầu:
- Anh không hỏi những điều đó đâu.
- Tại sao?
- Anh muốn Châu chưa bị tiếng gọi của cô em gái để tỉnh giấc mơ làm công chúa ngủ trong rừng—Châu vẫn còn trong mơ.
- Cho Châu về.
Tôi đứng vụt dậy. Đạt cười.
- Công chúa dỗi tôi đấy à?
- Không, tối rồi.
- Đà Lạt giờ này là khuya thật.
Đạt nói, và đứng dậy theo tôi. Chúng tôi bước chậm rãi xuống đồi. Đạt nói:
- Anh lái xe đưa Châu về nhé!
Tôi lắc đầu:
- Nhà Châu ở đầu con dốc nhỏ đó, đi bộ cho thoải mái.
Đạt kêu lên:
- Châu ở đó sao?
- Vâng.
Đạt im lặng. Đi hế con dốc. Ánh đèn trong nhà đã soi rõ được hình bóng chúng tôi. Tôi dừng lại:
- Anh về nhé! Cho Châu gởi lời thăm bé Dũng.
- Anh chờ Châu sáng mai.
- Đừng chờ, Châu không đến đâu.
- Không đến cũng chờ. Lần này có thêm bé Dũng chờ nữa.
Tôi cười:
- Anh khôn lắm. Đem bé Dũng ra làm áp lực nhé.
Đạt nheo mắt:
- Anh chỉ có tài khôn vặt thôi.
Tôi quay ngoắt đi. Đạt cười hơi to, tôi đi nhanh vào cổng. Cổng khóa, tôi bấm chuông gọi chị Lãng. Vân từ trong nhà chạy ra. Thấy tôi nó hét lên:
- Bà đi đâu mà đi dữ vậy bà?
Cả nhà “lên ruột” vì lo cho bà đó.
Tôi bảo Vân nhỏ cái miệng. Vân hỏi:
- Chị có gặp chị Lãng không?
- Không.
- Gặp Hằng không?
- Không!
- Chị đi đâu vậy?
- Đi chơi chứ đi đâu.
- Chị làm gì có bạn mà đi chơi khuya thế.
Tôi nhăn mặt:
- Mày ồn quá. Cô Trâm đâu?
- Cô về phòng rồi.
- Cô có gì lạ không?
- Cô sợ chị bị bắt cóc.
Tôi cười:
- Nhảm! Làm như tao là con nít ấy. Vân nhìn theo tôi đi vào nhà, lẫm bẩm:
- Mới đêm qua nằm rên nhớ chồng, nhớ con, hôm nay đã đi chơi vung trời.
Tôi giả vờ không nghe, đi thẳng vào phòng cô Trâm. Cô nằm trên giường, mái tóc xổ tung đổ xuống mặt nệm buồn như dòng suối nhỏ. Tôi ngồi xuống bên cổ, cô xoay người, thấy tôi, cô nhỏ nhẹ:
- Châu đi đâu mà về khuya thế?
Tôi nói với cô:
- Cháu gặp một người bạn cũ ở Sàigòn hai năm trước. Người ta mời về nhà chơi, mãi nói chuyện cháu quên cả trời tối.
- Thế à! Cháu ăn cơm chưa?
- Thưa chưa ạ.
- Cô bảo chị Lảng đi tìm cháu, chị ấy về chưa?
- Da,ï chưa.
- Lần sau có đến nhà bạn chơi thì nói cho cô biết nhé, đê cô khỏi lo.
Tôi lí nhí xin lỗi cộ Cô cười, vuốt ve bàn tay tôi.
- Cháu cứ đi chơi cho thoải mái, lên đây là để đi chơi đây đó chứ, tiếc là cô không được khoẻ để đưa các cháu đi chơi cô sợ các cháu buồn.
Tôi nhìn cô, mà thấy thương cô chảy cả nước mắt. Tôi hỏi nhỏ:
- Cô mệt lắm không cô?
Cô lắc đầu nhè nhẹ, tôi nắm chặt bàn tay cô:
- Cô xanh quá.
- Mới mổ xong ai chả xanh, cháu.
Cô nói. Tôi nhỏ nhẹ.
- Cô chịu khó ăn nhiều cho lại sức, cô nhé.
Cô cười:
- Cô khoẻ nhiều rồi đó. Mỗi ngày đều có bác sĩ tới khám cho cô:
- Ăn cơm. Chị Châu ơi! Đói bụng quá rồi!
Tiếng Vân thánh thoát ở ngoài. Cô Trâm bảo tôi:
- Cháu ra ngoài ăn cơm với các em nhé! Cô ăn rồi. Tôi đứng dậy, khép cửa phòng cho cô và nghe một chút ân hận len nhẹ vào lòng:
Tôi hỏi Vân.
- Chị Lãng về chưa?
Vân nói:
- Rồi bà, thay đồ lẹ xuống ăn cơm, đói bụng quá.
Tôi chạy vội lên phòng, gặp Hằng đang đi trở xuống, Hằng cười với tôi:
- Em đi tìm chị cùng phố không thấy. Chị về hồi nào vậy?
Tôi cười lại với Hằng:
- Về lúc Hằng đi. Làm phiền Hằng quá, đừng buồn nghe.
- Buồn gì đâu chị.
Hằng chạy tí tách xuống phòng ăn. Tôi trở lên, thay quần áo thật nhanh, tôi mặc áo ngủ, khoác thêm áo choàng trở xuống. Mọi người đã ngồi vào bàn. Tôi nói to.
- Xin lỗi quý vị, hôm nay vì tôi mà quý vị phải ăn cơm trễ, đừng phiền nghe.
Chị Lãng hỏi:
- Cô nói đi dạo một chút mà sao giờ này mới về?
Tôi cười:
- Tại gặp bạn bất ngờ nên đi chơi luôn!
Vân hỏi:
- Bạn nào vậy, chị Châu?
- Bạn là được rồi, còn phải khai tên cho mày nữa sao.
Vân cười tủm tỉm:
- Đáng nghi lắm à nghe.
Tôi nhột nhạt trong nụ cười của Vân và ân hận với mọi người.
Tôi ngó Vân:
- Lại nói nhảm nữa.
- Gì mà nói nhảm, chị đi chơi lén một mình là đáng nghi lắm chứ sao.
Tôi la:
- Mày bỏ tao đi chơi cả ngày hôm nay, tao phải đi một mình chứ.
Vân cãi:
- Tại hồi sáng em rủ chị không đi chứ đâu phải em bỏ chị?
Tôi bắt sang chuyện khác để không phải cãi vã với Vân.
- Đi chơi vui không?
- Vui.
- Mai đi nữa hả?
- Không?
- Sao vậy?
- Em mệt rồi. Mai Hằng rủ em đi chơi thác.
Tôi hỏi Hằng:
- Hằng không rủ chị với à?
Hằng cười:
- Vân bảo chị không đi đâu, nên em không dám rủ.
Tôi nheo mắt trêu Vân:
- Mày mới là đáng nghi nhé! Sao biết tao không đi mà chặn trước vậy.
Vân đỏ mặt, không nói. Tôi ăn bát cơm thứ nhất thấy ngon miệng, đến bát thứ hai đã thấy nọ Lại lười ăn rồi. Tôi đứng dậy trước mọi người. Hằng bảo tôi:
- Có dâu tươi đó chị Châu. Chút nữa em lấy cho chị xơi thử.
Tôi gật đầu đi bộ ra vườn. Buổi tối ở Đà Lạt thật vắng lạnh, ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên hồ nước. Tôi nghĩ miên man. Nhớ Du và nhớ con, tôi lại muốn trở về Sài Gòn. Nghĩ đến Đạt tôi lại còn muốn về Sàigòn hơn. Tôi ở lại đây chỉ để bắt đầu cho những liên hệ khó dứt nữa. Tôi ở đây biết đâu không sa chân vào tội lỗi. Gần Đạt, tôi khó cưỡng nổi lòng tôi. Gần Đạt tôi tưởng như những ngày con gái. Gần Đạt, tôi sợ tôi có tội với chồng, với con. Bây giờ tôi đã có con rồi, tôi còn cần phải giữ gìn hơn. Bây giờ tôi tìm được hạnh phúc tôi phải giữ. Du tin tôi và thương tôi mới để tôi đi một mình. Du chịu ở nhà chăm con cho tôi đi nghĩ mát. Thế là Du quá tốt. Tôi phải giữ lòng tôi.
Vân và Hằng đã ăn cơm xong và ra tìm tôi. Chúng nó cắn hạt dẻ ủ trong túi măng tô, trên tay mỗi đứa đều có một trái dâu chín mọng. Hằng ngồi xuống bên cạnh tôi, xuýt xoa:
- Trời lạnh quá, chị ngồi nay làm gì?
Tôi cầm trái dâu trên tay Hằng. Trái dâu còn ướt hơi giá, mát lạnh cả bàn tay tôi.
- Chị ăn thử xem dâu vườn nhà có ngon không?
Tôi cắn nhẹ trái dâu giữa hai hàm răng, nước dâu ứa ra có một mùi vị thơm tho lạ lùng, tôi ăn hết trái dâu trong nỗi thèm thuồng nuối tiếc. Hằng mót túi măng tô dúi vào tay tôi một nắm hạt dẻ. Tôi cười:
- Thiếu một ly cà- fê.
Hằng nói:
- Có cà- fê, chị uống để em gọi chị Lãng pha nhé.
Vân dẫy lên, nó la tôi:
- Chị mà uống cà- fê đêm nay chị thức suốt sáng là em mất ngủ.
Hằng rủ:
- Thì qua ngủ với mình.
Vân nhìn tôi như chờ đợi tôi băng lòng. Tôi nghĩ đến lúc phải ngủ một mình trong căn phòng lạnh lẽo, buồn và sợ đến chừng nào. Tôi vội nói to:
- Ơ! Không được, Vân qua bên Hằng ngủ là chị chết à.
Hằng nhìn tôi lạ lùng:
- Sao kỳ vậy chị Châu?
Vân nháy mắt:
- Ngủ một mình bà ấy nhớ chồng không có người nghe than.
Tôi đỏ mặt, mắng Vân:
- Đừng nói bậy, chị sợ… ma.
- Có chồng rồi mà sợ ma.
Hằng nói. Tôi cười:
- Ừ! Có chồng vẫn sợ ma như thường.
Vân so vai. Nó gật đầu:
- Em cũng thế, ma ai chả sợ.
Hằng cười:
- Hằng có sợ đâu. Đêm nào Hằng cũng ngủ một mình.
Tôi bảo Hằng:
- Đêm nay Hằng qua phòng chị ngủ luôn cho vui.
Vân nói theo:
- Đúng rồi, đêm nay “dọn nhà” sang phòng mình đi.
- Có được không?
Hằng hỏi ngây ngộ Tôi gật đầu.
- Có Hằng vui lắm.
- Em sợ cô Trâm mắng.
- Co có biết đâu mà mắng.
Hằng gật đầu bằng lòng.
Vân ăn hết hạt dẻ, buồn mồm nó than lạnh:
- Ngồi đây tê tái quá, hơi nước dưới hồ bốc lên làm mờ mặt em, lanh hai vai em.
Tôi bảo Vân:
- Này, đừng có diễn trò khỉ, có muốn vào nhà ăn đâu thì cứ vào đi, làm gì than dữ thế.
Vân cười khì khì, nó nhìn tôi:
- Chị lúc nào cũng hiểu hơn hết.
Tôi nói:
Có ở xa mày hàng ngàn cây số tao vẫn tưởng tượng ra khuôn mặt lấu cá của mày.
Vân hỏi tôi:
- Thế bây giờ chị đang ở xa anh Du hàng trăm cây số chị có tưởng tượng nổi khuôn mặt anh Du lúc này không? Tôi nhìn lên mặt hồ, buổi tối không trăng, mặt hồ im lìm phẳng lặng. Tôi trả lời Vân:
- Bậy giờ ông Du đang nằm nhăn nhỏ rên nhớ tao.
- Rên với anh cu Tí hở?
- Ừ!
- Tưởng tượng lúc anh Du dỗ con, coi buồn cười quá nhỉ?
- Mày phải tưởng tượng lúc anh cu Tí đái dầm và đi đùn ra quần, anh Du phải thay cho con mới buồn cười hơn chứ.
Vân cười:
- Anh ấy lại vứt con cho người làm hay nhờ bà chị ấy chứ.
Tôi cãi:
- Chắc là ông Du sẽ làm lấy hết. Ông ấy cưng cu Tí quá trời, sức mấy mà để cho người làm trông.
- Lấy được ông chồng biết chiều vợ thương con như ông Du kể cũng hạnh phúc chán.
Lần đầu tiên tôi nghe Vân nói được một câu đàng hoàng. Tôi nhìn Vân chăm chú. Nó đang nghiêng đầu bên vai Hằng, mái tóc dài hờ hững ngang vai. Nhìn nghiêng Vân có vẻ người lớn, và có vể chững chạc hơn nhìn thẳng. Tôi quên mất rằng năm nay Vân đã gần mười chín tuổi, cái tuổi nồng thắm tình tứ nhất của con gái. Vân đã nẩy nở trọn vẹn như một bông hồng trong vườn. Tôi không biết Vân đã “thấy” được tình yêu chưa? Bằng tuổi nó, tôi đã biết đủ mùi, những nụ hôn, những ánh mắt, những đón đưa, hẹn hò, làm mờ mịt thời giờ của tôi, làm điên đảo đầu óc tôi. Bằng tuổi nó tôi đã nói dối ba mẹ đủ điều, ba mẹ đứng cửa trước, tôi trốn cửa sau đi với người yêu.
Vậy mà từ bao lâu nay, tôi không “nhìn” Vân để thấy nó đã lớn. Tôi không hỏi Vân để biết nó có người yêu hay chưa? Tôi đã quá vô tình và tự tin, chủ quan nghĩ rằng Vân còn bé.
Vân bảo tôi:
- Thôi, đi vào chị Châu. Ngồi đây lạnh chị cảm lại mất công em đánh điện tín cho anh Du “rước” chị về Sàigòn.
Tôi nói:
- Còn lâu tao mới cảm, tao “mết” khí hậu Đà Lạt quá trời. Nói vậy, song tôi vẫn đi theo Vân và Hằng vào nhà. Chị Lãng đã sửa soạn đi ngủ. Hằng bật đèn cho chúng tôi lên lầu. Nó dặn chị Lãng tắt đèn khi thấy cả ba đứa lên khỏi cầu thang.
Đi bên cạnh tôi. Vân hỏi:
- Hôm nay chị có cần uống thuốc ngủ nữa không?
Tôi gật đầu:
- Cần chứ-Viên thuốc hôm qua tao vẫn giữ.
Vân nói:
- Lạ nhỉ, ban ngày chị tỉnh bơ, cứ đêm mới thấy chị nhớ chồng, nhớ con không ngủ được là tại sao?
- Là tại vì quen hơi nhau rồi.
- Chị quen hơi anh Du chứ anh Du có “thèm” quen hơi chị đâu.
- Sao mày biết ông Du không quen hơi tao.
- Tại em thấy anh ấy thỉnh thoảng đi trực hay đi công tác cả tuần tỉnh bơ, không sụt ký chút nào.
Tôi cười nhỏ:
- Ờ! Đàn ông bạc bẽo ở điểm đó.
Vân leo lên giường nằm trùm mền, tôi tìm quần áo sửa soạn đi tắm. Những tia nước nóng chảy trên người tôi xoa dịu sự mỏi mệt của một ngày dài, tâm hồn tôi sảng khoái kỳ lạ. Tôi nhìn tôi trong tấm gương lớn, để thử tìm một nét thay đổi nào đó nhưng tôi vẫn hoài công. Nắng Đà Lạt vẫn chưa làm môi tôi thắm, mận, dâu Đà Lạt vẫn chưa làm tôi lên ký, tôi vẫn gầy nhom. Nhớ đến Du, tôi cười với tôi một mình.
Lúc tôi trở ra thì Hằng đã mang chăn gối đến. Nó với Vân nắm xít xoa một góc giường to nhỏ thì thầm. Tôi nhìn lên khoảng trống bên cạnh của chiếc giường còn quá rộng - Đối với tôi. Thịt da tôi bỗng lạnh băng tê buốt… 
3/4/1973
Dung Saigon
Nguồn: Vietlove
Theo https://vnthuquan.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...