Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022
Dục tính trong tiểu thuyết của Kundera
Kể từ khi học thuyết Freud xuất hiện, đời sống xã hội
nói chung và văn học nói riêng đã có một cái nhìn mới về tính dục. Tuy nhiên,
các nhà văn không chỉ là người phản ánh những vấn đề trong đời sống với hai mặt
song hành: ý thức và vô thức, lý trí và bản năng, vật chất và tinh thần...mà họ
còn mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn khi khai phá phần ẩn kín thẳm sâu nhất
trong con người. Văn học hiện đại đặt ra vấn đề tính dục như một nhu cầu tồn tại
của nhân loại. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở vấn đề đó thì nhiều tác phẩm văn chương
nào có khác gì một loại phim sex. Không như các nhà tiểu thuyết lãng mạn xem
tình dục là đỉnh cao của cảm xúc yêu đương và nâng lên thành tính thẩm mỹ; các
nhà văn hiện thực viết về dục tính nhằm bóc trần con người thực với bản năng vốn
có; song các nhà văn lớn như Kafka, Hemingway, Coetzee... phương thức sáng tác của
họ bao giờ cũng dựa trên tính đa nghĩa của văn bản nghệ thuật và trò chơi ngôn
ngữ. Điều này tạo nên chủ nghĩa hiện thực chiều sâu. Trong số các nhà tiểu
thuyết nổi tiếng hiện nay có thể nói Kundera đã khai thác thành công vấn đề
tính dục nhằm biểu đạt những vấn đề lớn như các vấn đề xã hội, chính trị hay
văn chương... Qua một vấn đề muôn thủa nhất của loài người ông đã chỉ rõ sự
sụp đổ các giá trị, sự suy thoái không thể cứu vãn của con người, sự
thao túng của nhà nước toàn trị,...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nhà Nguyễn ứng phó với thiên tai, dịch bệnh như thế nào
Nhà Nguyễn ứng phó với thiên tai, dịch bệnh như thế nào? Trong suốt 20 năm trị vì, vua Gia Long từng nhiều lần ban Chiếu lệnh miễn, giảm thu...

-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét