Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Những đàn ông và những đàn bà 2

Những đàn ông
và những đàn bà 2

Chương 6
-Vậy thì anh khuyên em đi. Em đang cần người khuyên, đang cần người để được mắng mỏ đây. nào bắt đầu đi anh…
Người đàn ông bỗng nổi giận:
-Khuyên em cái gì bây giờ. Khuyên em trở lại dậy học chăng? Em đã từng nói với anh: không có cái nghề nào nhạt nhẽo hơn. Những đứa trẻ với em như những món nợ. Không phải là em đã từng nói như vậy sao. Em còn nói, cả đời không có lẽ cứ phải chờ đến 20-11 để mà tính những món quà của học trò. Em cũng đã từng ngồi nhấc trên tay từng món quà của những đứa trẻ, để cân nhắc xem đứa nào đáng thương hơn đứa nàoqua những món quà đó. Đang làm công nhân, em la lên: không, tôi không thể hầu hạ ain hết. Vậy em tưởng rằng tất cả những người công nhân là những người hầu hạ sao. Bao nhiêu người mong co một công việc mà làm cũng không có. Vậy em chê ỏng. Chê eo. Em tưởng là em cái gì chớ. Đang sống có chồng, có nhà, có vườn, có con, có đủ thứ mà những người bình thường mong có thì em gào lên: sao các người bỏ tù tôi. Em hỏi tôi vì sao biết nhiều chuyện về em ư? Tôi còn biết nhieu hơn em tưởng đó. ngày em bỏ quê về thành phố để trốn nợ, em không chỉ nợ tôi một chiếc xe đạp, em còn nợ chồng em những nỗi vất vả, nợ các con emm những bữa thiếu ăn và những giọt nước mắt thiếu mẹ. Em bỏ về thành phố những tưởng sống được với người tình, nhưng rồi chính người tình lừa bán nhà đi, trả cho số tiền không đúng với cái lẻ. Em biểu ai cũng yêu em. Đúng, họ yêu em, còn em thì không yêu họ, em chỉ yêu mình em thôi. Cậu nhóc nào, em tưởng em bịa ra chuyện đó để em muốn nói với anh là em không giống những người đàn bà khác chớ gì, em không nhỏ nhen, ích kỷ chớ gì. Còn tôi, em tưởng tôi là của ngày xưa sao. Tôi đâu có còn là cái sọt rácđể em chút cả đống tâm sự, cả đống ghen ghét, cả đống chán chường nữa.
-E hiểu, em hiểu, anh đi đi – người đàn bà – nhưng trước khi anh đi cho em nói điều này để anh hiểu em hơn. Anh nói rằng em có chồng, có con, có nhà cửa đàng hoàng phải không? Đúng, với những người đàn bà bình thường thế là đủ, nhưng thế nào là đủ? Em có cần cái sự đủ ấy đâu? Em khác. Em cần tình thì anh ấy đi kiếm tiền. Kiếm tiền bằng mọi cách. Bắt em sinh một lúc hai đứa con, rồi mặc xác em để đi kiếm tiền. Như vậy là khổ hay sướng. Bắt em gò lưng kiếm từng xu trên từng điếu thuốc, trói em vào với cái bàn cuốn thuốc. Nên em phải đi tìm tình. Nhưng cái thằng chó đểu đó nó có tình gì đâu. Có chuyện này anh chưa biết. em đã từng có thai với hắn. Lúc em báo tin cho hắn biết, hắn trố mắt nhìn em. Hoảng hốt. Hắn kêu em đi nạo thai mà không giám đi với em. Hắn để em một mình đau đớn trên bàn bệnh viện. Hắn đâu có biết em phải cắn răng để không thốt lên lời nguyền rủa hắn vào lúc đó. không sài được tiền của chồng, lại chẳng có tình ở người kia, làm sao em sống được ở đó nữa, thì em phải đi. Đúng không có thằng nhóc nào yêu em cả, nhưng không lẽ em không có quyền mong ước sao. Em mong có một người trong như pha lê là tình bạn của em, được không? Em mong có một người như thế, để tình yêu trong em nó cứ đẹp, để em sống. Nhưng em không tránh được thực tế. Em phải lấy chồng. Nhưng liệu có được người chồng mình mình mong có hay không? Đúng, cái anh thợ ống nước này đẹp trai đấy, khoẻ mạnh đấy, có tiền một chút đấy, bây giờ nó nói thương yêu em đấy, nhưng rồi vài năm nữa, liệu anh ta có đuổi em ra khỏi nhà không? Vì anh ta cần thời gian trên giường với em nhiều hơn tất cả. Ngày mai em có thể gọi anh ta về. Nhưng em không đảm bảo ngày mốt anh ta không đuổi em đivì quá chán em. Thôi thì, em đuổi anh ta đi trước…
 
người đàn ông rùng mình vì thấy chuyện của người đàn bà nó trần trụi đến vậy. Anh ta không biết rằng nên thương hay giận cô ta nữa. Anh ta không thể nhận ra đâu là thực, đâu là giả trong câu chuyện mà cô vừa nói.
 
Người đàn bà bỗng cũng rùng mình vì không hiểu tại sao mình lại có thể nói ra được những điều như thế. Bóc ruốt bóc gan, giống như đang trần truồng giữa một cánh đồng cỏ mênh mông, bốn bề trống hoác.
 
Im lặng khá lâu, người đàn bà mới tiếp, giọng hiền lành:
-Nói nhưng không phải vậy đâu. Em đang muốn đổi đời đây. em đã nhờ người quen xin cho em trở lại dậy học. Nghĩ cho cùng, chăc chỉ sống với lũ trẻ ngây thơ, mình mới có thể trong sáng lại chăng.
 
Người đàn ông thở dài. Người đàn bà tiếp:
-Em sẽ đến một nơi nào đó không ai biết đến quá khứ của em.
Giọng cô ta bỗng rưng rưng:
-Không nhất định em không bỏ cuộc. Nhất định em còn mạnh, em có thể làm lại. Biết đâu dưới đáy hố sâu kia lại có ngách hầm dẫn em đi sang đường khác, để trên con đường đó em lại tìm thấy chính mình.
 
NGƯỜI ĐÀN ONG NGHĨ
Nếu NGƯỜI bảo chỉ xin một nửa bờ vai để tựa nhẹ, thì ta mong ở NGƯỜI không nhiều, một chút thôi, một chút thôi với những nụ hôn đam mê, để chứng minh rằng ta đang sống, đang sống cùng với NGƯỜI ham sống. Sống cho ta với những cái do ta sinh ra từ trong tâm thức.
Người ta cũng có quyền được quên. Cái quyền được quên cũng ngang bằng ới quyền được yêu vậy. Nhưng để quên thườn gkhó hơn quyền được yêu. Bao nhiêu năm rồi ta cho phép ta quên nhiều cái, nhưng có những cái buộc ta quênthì không sao quyên được. Chẳng hạn như đêm trăng lạnh giá năm nào. Chảng hạn như cái hôn vụng về ngày đầu. Chẳng hạn như nỗi buồn, cô đơn khi chỉ còn một mình vô vọng…
 
Có phải đâu chỉ đàn bà mới biết khóc. Có phải đâu chỉ đàn bà mới không biết đâu là bến bờ cho mình đậu lại.
Có phải đâu chỉ đàn bà mới nhận ra sự hèn hạ, sự dối lừa.
Cho xin người một chút đam mê, người ơi.
Ta thực sự tìm được ở người cái chút đam mê tưởng đã lãng quên mà ở đó giống như thực, giống như mơ, giớng như của hôm qua một thời tưởng có, và ta bỗng sợ một ngày nào đó chỉ là một chút mơ hồ. Như sợi tơ giăng mỏng mảnh giữa khoảng không vô tận.
 
10.
Cách một tuần sau, người đàn ông lại tìm đến trại tạm giam. Lần này ông có vẻ thích thú muốn gặp lại người đàn bà ở trong tù. Câu chuyện dở dang bữa trước khiến ông muốn được biết thêm.
 
Trước khi đi ông có gặp người bạn vong niên. Người bạn nghe ông nhắc đến người đàn bà trong tù thì ngạc nhiên:
-Thiệt sao? Anh vô thăm cổ. Lần trước tôi nhờ…
-Lần này cậu không nhờ mà tôi vô có phải không? Tôi thích… có sao không. Tôi không ngờ cậu là một người như vậy. Tôi chưa biết câu chuyện rồi sẽ đi đến đâu, nhưng tôi có cảm giác cậu liên quan đến chuyện cổ phải vaò tù…
-Không, không đời nào. Tôi mon gcho cổ hạnh phúc, mong có cổ suốt đời, nhưng cổ đã phản bội tôi. Cổ không nghe lời tôi. Cổ bỏ tôi cổ đi, chớ tôi đâu có…
-Thôi, cậu khỏi thanh minh. Ngày hôm nay, tôi nhất định biết hết sự thực. Ngày xưa cái thời tôi còn đi học, tôi đã từng chứng kiến một ông thầy dám viết một tờ cam đoan từ bỏ gia đình để được thăng tiến. Cậu có biết vì sao? Gia đình ông thầy đó là địa chủ, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Tôi khinh. Ai cũng có gia đình. Từ chối gia đình, từ chối cha mẹ chỉ vì để có cấp, có chức, hỏi con người đó còn vì ai trong xã hội nữa. Tôi đã nghe được một nửa câu chuyện, nửa sau kia may ra tôi sẽ không bị thất vọng vì cậu. Thôi tôi đi.
 
Trong sân trại tạm giam, khung cảnh vẫn như vậy, một chiếc bàn mộc đặt dưới gốc cây bàng. Vẫn tiếng cánh cửa phòng giam mở ra, tiếng sắt va đập vào bê tông rầm rầm. Người cảnh vệ vẫn ngồi cách hai người một đoạn. Hai người đã bót bỡ ngỡ. Người đàn bà đã có thể mỉm cười với người đàn ông và cũng khá tự nhiên khi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt ông.
- Có phải ảnh lại nhờ ông đến thăm?
 
Người đàn bà hỏi và đợi câu trả lời. Người đàn ông đáp:
- Không phải. Tôi đến vì muốn nghe cho hết câu chuyện của cô.
Ong nhìn thẳng vào mặt cô, khuyến khích. Có lẽ trong trại tạm giam cuộc sống không đến nỗi nào, nên không thấy cô ta thay đổi bao nhiêu. Trên gương mặt đã bới hoảng loạn. Ong bỗng nhớ đến gương mặt lúng túng của anh bạn vong niên khi ông báo tin ông sẽ đi thăm người đàn bà trong tù thêm một lần nữa. Nhất là khi biết chuyện người đàn bà đã kể khá nhiều chuyện cho ông nghe. Anh ta tìm cách hỏi xem ông đã xem ông đã nghe được gì. Ong không nói, nhưng dù không nói thì anh ta cũng phải biết rằng ông đã thu lượm khá nhiều chuyện. Ong cũng muốn báo để người đàn bà biết rằng, người đã từng nhờ ông vào thăm cô, cho đến hôm nay vẫn không thể thăm cô được. Anh ta đang dấu diếm khá nhiều điều, và cũng rất ngại, khi nhắc đến cô. Có một điều ông cảm nhận, đó là hình như cậu ta vẫn còn luyến tiếc một cái gì đó ở người đàn bà này. ông nhắc người đàn bà:
-Chuyện sau đó ra sao? Cô kể tiếp đi…
-Ong muốn nghe nữa sao. Chuyện buồn lắm nghe làm chi, thưa ông?
-Nhưng tôi lại muốn nghe. Biết đâu khi kể ra rồi, cô sẽ bớt buồn, bớt oán giận đi.
-Có thể.
 
Người đàn bà ngồi im lặng thêm một lát như để sắp xếp những câu chuyện trong đầu, rồi mới chậm rãi kể:
-Sau hai cái tát hôm đó đã khiến tôi quyết định tất cả. Tôi coi như đời tôi đã hết. Tôi làm thủ tục giao con cho người đàn bà báo tin chồng, để hợp thức cho con tôi ra đi tìm cha nó ở phương xa lắc nào đó. biết là mạo hiểm, nhưng không thể nào khác được. Nó ở lại với tôi, không chỉ khổ hôm nay, mà còn khổ ngày mai. Nếu gặp được cha nó, nó sẽ có cuộc sống có thể khá hơn. Đàn bà có sự hung hăng khi bảo vệ con, nhưng tạo bản lĩnh cho con thì cũng khó phải không thưa ông? Nhưng khi giao con đi rồi, tôi tưởng như mất hết thảy. Con mình chứ đâu phải manh áo, tấm quần mà dễ thay. Nó còn là một phần xác thịt của mình nữa. Anh ta biết chuyện đó càng như căm giận tôi hơn. Anh không còn là người đàn ông đạo mạo hôm nào nữa. Anh hay về nhà hơn. Nhưng lần nào về cũng say, xỉn. Mỗi lần về là ảnh hay đay nghiến tôi. Anh gào, ảnh thét, ảnh nguyền rủa tôi bất cứ giờ nào. Đầu hôm, nửa đêm, chập tối. Hình như cái mặt tôi nó gợi cho ảnh sự căm giận nên cứ gặp mặt là ảnh la hét, nguyền rủa. Từ bữa bị hai cái tát, t6rút kinh nghiệm không đôi chối với anh nữa. Mặc ảnh nói sao thì nói, nói đé6n lúc mệt quá thì ngủ, hoạc giã rượu rồi bỏ nhà đi….
 
Ít lâu sau, ảnh không để tôi ở căn nhà giữa đồng nữa. Nó là thế này. có lúc tôi buồn nản quá, không chịu nổi. Tôi đã bỏ trốn đi Sài Gòn. Khi tôi đi rồi, hình như cũng làm cho anh hối hận. Anh đi tìm tôi, ảnh khóc tội nghiệp lắm. Tôi đâi có chịu về. Anh kéo má tôi cùng các bà chị xuống sài gòn, thuyết phục tôi. Ong tính coi, đàn ông sợ nước mắt một thì đàn bà còn sợ nước mắt gấp mấy lần. Nói cho đúng là không phải sợ, mà bị mủi lòng. Anh khóc thấy thuơng lắm kìa. Tôi lại theo ảnh về. Anh bán ngôi nhà giữa đồng đi, mua căn nhà khác cách trung tâm thị xã tới hơn chục cây số. Theo như ảnh nói thì ảnh không muốn tôi phải sống lẻ loi, cô đơn giữa đồng hoang như trước nữa. Ơ chỗ mới này không hoang vắng như ngôi nhà trước , nhưng cũng không đông đúc như ngoài phố xá.
 
Bữa đón được tôi về, ảnh làm tiệc to lắm. Có cả heo quay, bánh hỏi. Anh mời hết mọi người trong gia đình tôi những người hàng xóm mới, nhưng vẫn không có người trong cơ quan ảnh. Tôi nghĩ rằng anh vẫn dấu mọi người. Nhưng ông biết đấy, con người chớ đâu phải cái kim đâu mà giấu. Sau ngày trở về ít lâu, tôi đói ảnh phải đưa tôi đến trình diện với cơ quan ảnh. Anh từ chối, cho rằng chưa phải lúc. Kêu tôi ráng chờ cơ quan bố trí công việc cho ảnh xong, ảnh sẽ mang tôi ra công bố trước mọi người. Tôi đành chịu chớ biết sao bây giờ. Vả alị, sau khi ở Sài Gòn về, tôi muốn đời mình êm ả hơn. Thấy cách anh đối xử, tôi nghĩ có lẽ mình sẽ được sống êm ả. Nhưng hỡi ơi, chỉ một tháng sau chuyện lại đâu vào đó. Lại những đêm dằn vặt cho đến sáng với những lời như róc thị, róc da. Tôi cắn răng chịu đựng nữa.
 
Bên cạnh nhà tôi có người đi bôn bán đường dài sang Campuchia. Lâu lâu  chị mới về nhà một lần. Một lần về như thế, thấy ảnh vắng nhà chị sang nhà tôi chơi. Chị biểu tôi:
-Lâu lâu, tôi mới về nhà. Mà về lần nào cũng nghe ông hành hạ cô. Làm sao cô chịu đựng hoài vậy. Mình tôi thấy cô có làm gì đâu. Tối ngày ở nhà mà ổng cứ ghen hoài. Ghen chị với người ở xa lắc xa lơ ấy chớ, tội nghiệp…
 
Chị ấy đã gãi trúng chỗ đau của tôi. Tôi khóc ròng, khóc hoài không dứt. Khóc không nói được ra lời. Cuối cùng tôi hỏi:
-Chị ơi, chị có cách chi giúp em thoát khỏi cuộc sống này không? Em ngán lắm rồi. Nhiều lúc em chỉ muốn chết…
Ngu gì mà chết. Còn thiếu gì cách sống. Cô kiếm việc cô làm, tự mình lo cho mình, khỏi cậy nhờ, khỏi phụ thuộc ổng nữa xem ổng làm gì mình.
-Không được chị ơi. Lần trước em đã bỏ đi, đã kiếm được việc làm dưới Sài Gòn rồi. Lúc ban đầu đón em về ảnh còn nói nhẹ nhàng, còn chăm sóc em. Sau rồi khi  chửi em ảnh đã biểu: lần sau đi thì đi cho khỏi, còn héo hánh về đây anh cắt nhượng luôn.
-Trời đất người đâu ác miệng quá trời vậy. Thì cô cứ thử đi khỏi coi, xem ổng làm gì được cô…
 
Nói vậy chớ có giám làm vậy không…
-Cắt nhượng chắc là không giám rồi, nhưng khổ hơn là cái chắc. Như thế này đã là khổ chưa hả chị?
Bỗng chị ấy hỏi em:
-Tôi hỏi thiệt, cô có muốn thoát khỏi cuộc sống này không?
-Dạ muốn, muốn từ lâu rồi chị. Nhưng em không có cách nào hết hà.
-Tôi có cách. Đi với tôi sang Campuchia buôn bán…
Tôi lại bật khóc. Lấy gì mà buôn bán bây giờ. Xưa hàng ngày ảnh chỉ đưa đủ tiền đi chợ. Nay, ảnh không cho cả đi chợ nữa. Mọi thứ do ảnh mua bán hết. Ngay cả đồ của phụ nữ ảnh cũng mua sắm cho tôi luôn. Anh không để thiếu những thứ cần dùng cho bữa ăn và cho tôi. Nhưng tiền thì không có. Thậm chí mấy năm ở với ảnh tôi quên luôn cả khái niệm sài tiền nữa kìa.
 
Những đồ nữ trang ngày trước tôi có ảnh cất đâu tôi không tìm thấy. Đồ nữ trang ảnh mua cho tôi ảnh bán sạch. Thiếu gì thì biểu ảnh, ảnh mua về… những con heo tôi nuôi đến kỳ bán, ảnh kêu người. Tiền nuôi heo ảnh gởi vào quỹ tiết kiệm mang tên ảnh. Đến cả những con gà cũng không được bán. Muốn thịt ăn mấy con cũng được nhưng bán thì không. Tôi đã kể tất cả những chuyện ấy cho chị hàng xóm nghevà xin chị thư thư cho vài ngày sẽ trả lời chị sau. Đúng ra thì tôi còn lưỡng lự. Lần trước vì quá giận nên có thể bỏ đi được. Nay chịu đựng đã quen rồi, anh rủa xả mấy thì cũng bấy nhiêu lời nghe cũng đã thành quen. Vã lại, với tôi thì thế, nhưng với gia đình tôi ảnh cũng khá chu đáo không để mẹ tôi và các chị gái phật lòng. Nay bỏ đi tôi có cảm giác hình như mình đang phụ ảnh.
 
Nhưng đêm ấy, tức là ngay trong ngày chị hàng xóm sang thăm tôi ấy xẩy ra cái chuyện mà tôi nhớ đến lúc chết. chỉ có chết mới có thể quên được chuyện đó thôi.
 
Chập tối ảnh đã về. Nhìn ảnh dựng cái xe là biết ảnh xỉn rồi, nhưng không đến nỗi như mọi ngày. Buớc chân vô nhà, ảnh nhìn tôi lom lom như nhìn một con vật quái lạ nào đó, như muốn lột trần tôi ra. Không như mọi ngày, ảnh không nói không rằng. Thực tình thà như mọi ngày ảnh mắng chửi có khi còn dễ chịu hơn. Nhưng hôm nay ảnh câm lặng. Không khí xung quanh như cô đặc lại, ngợp thở. Căn nhà như muốn phình ra.
 
Rồi cũng không một lời ảnh bốc tôi lên như bốc một bao rác, ném vật lên giường. Hai mắt ảnh vằn đỏ. Hai bàn tay anh như hai bàn cào, móc quần, móc áo, xé dần từng thứ trên người tôi. Rồi cũng hai bàn tay ấy, anh ta sục sạo vò xé cơ thể tôi. Miệng anh ấy gầm gừ như con thú.
Người phụ nữ rất quen chịu đựng, nhiều khi chịu đựng đến nhẫn nhục. Nhưng nếu bị xúc phạm đến mức thì họ cũng phải biết tự vệ, giống như con thú cùng đường vậy. Và hôm đó tôi đã tự vệ. Ban đầu tôi gào lên thảm thiết, mong có ai đó chạy đến mà giải thoát cho tôi. Nhưng trời đang mưa tầm tã. Những tiếng sấm rền còn lớn hơn những tiếng gào thét của tôi. Tôi dồn hết sức lực vào đôi tay, đôi chân, vào tất cả những nơicòn có thể gồng lên mà gắng gượng được. Có vậy tôi mới biết mình còn mạnh, mới biết rằng bấy lâu nay tự mình xem thường mình, tữ mình bó mình vào cuộc sống tù túng, cam chịu. Cuối cùng bằng toàn bộ sức lực của mình, tôi co dò phóng mạnh, đạp văng anh ra, vùng dậy, đạp tung cánh cửa, chạy ra ngoài. Trời mưa quá lớn, mưa trắng xoá trời đất, mưa như đổ nước. Tôi cứ để thân xác trần trụi với vài manh vải quần áo rách tơi tả như thế mà chạy trong mưa. Nước mưa, nước mắt đầm đìa trên mặt. Hai mắt thì cay xè. Cả con người tôi sũng ướt. Không giám chạy trên đường vì còn nghĩ đến việc anh sẽ đuổi theo mà bắt về, tôi cứ lần theo bờ ruộng hướng tới thị xã mà chạy. Đường bờ ruộng chỗ cao, chỗ thấp, tôi vấp té không biết bao nhiêu lần. Cứ té xuống, sình lầy nhuộm đầy mình, lên bờ mưa lại rửa trôi sạch. Cuối cùng, tôi cũng lần về được đến cửa nhà mẹ tôi. Đập cổng một hồi, mới có người ra mở. Chị hai tôi thấy tôi như thế đã thét lên kinh hoàng. Tiếng thét của chi hai tôi làm cả nhà đổ xô ra, xúm alị vực tôi vào nhà. Kiệt sức, tôi ngất xỉu. Tỉnh dậy tôi đã thấy ảnh ngồi ngay cạnh giường tôi. Tôi kinh hoảng, xỉu đi lần nữa. Tỉnh dậy lần sau, tôi lại nhìn thấy anh, khuôn mặt ảnh như mặt quỷ, như mọc sừng, như có răng nanh, như đầy lông lá, tôi hét lên một lần nữa, miệng lảm nhảm kêu tên anh ta mà nguyền rủa, nguyền rủa đún gnhư những người đàn bà ngoa ngoắt nhất trên đời này thường nguyền rủa. Ba ngày sau tôi mới tỉnh hẳn. Thì ra không hề có ảnh ở bên. Nghe nói, ảnh có đến tìm tôi, nhưng mẹ và các chị tôi nhất định không cho ảnh lại gần tôi. Chắc là khi mê sảng đã nói khá nhiều điều. Tôi quyết định sang Campuchia. Đúng là trên đời này còn có những người tốt. Bà chị người hàng xóm chuẩn bị cho mấy chuyến đi của tôi kha chu đáo. Vượt biên mà ông. Vậy mà, phải mất mười ngày mới qua được cửa khẩu. Má em cho em được hai chỉ vàng làm vốn. May mà có bà chị hàng xóm tính toán dùm, nếu không sẽ không còn cón lấy một đồng xu cắc bạc mà sống. Sợ nhất là những ngày sống ở Soài Riêng. Luc 1đó Campuchia mới tạm yên, nhưng những người thù ghét người Việt vẫn còn. Lâu lại có một vụ giết người, khiến tôi hoang mang. Trốn trong nhà chị hàng xóm quen, tôi không giám bước ra ngoài lấy một bước. Chắc ông không thể nghĩ rằng sang đó không phải ví mục đích kiếm sống, mà chỉ mong có thời cơ chốn sang Thái Lan, rồi tìm đường đi nữa, để có thể qua Mỹ tìm chồng. Trong tay tôi có tấm giấy ghi địa chỉ của chồng.
 
Không ngờ thời cơ đến quá nhanh. Có một toán người tập hợp lại mua tàu ra hải phận quốc tế. Con tầu xuất phát từ cảng cô công. Nhưng thực không may, con tàu vừa xuất phát thì có lệnh khám tàu. Súng nổ râm ran. Con tầu bị vây chặt. Tôi liều mình phóng xuống một chiếc ghe. Nhưng, chiếc ghe đậu quá xa, tôi rớt xuống biển. Tôi được vớt lên một chiếc ghe của bộ đội Việt Nam. người ta làm hô hấp nhân tạo cứu tôi sống lại vẫn đưa tôi về trại tập trung. Ơ đó tôi khai có một mình đi buôn, lên tàu bán hàng chớ không phải chốn vượt biên như những người khác. Thấy tôi có một mình, không có cái gì trên người và không một ai thân thích, họ thả tôi ra. Trời đất ơi, thà họ đừng thả tôi, trong trại còn có cơm ăn, đằng này, ra rồi, hai bàn tay trắng, rồi sẽ sống ra sao. Khổ lắm ông ơi.
Lại hết giờ thăm nuôi. Anh cảnh vệ lại đưa người đàn bà vào phòng giam. Người đàn ông ra về, lòng nặng trĩu buồn.
           
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Nhưng Không có sự đam mê của người thì sao?
Ta sẽ đam mê một mình. Ta cứ mê ta. Một mình thôi, để chẳn gl phiền ai, và cũng chẳng ai làm phiền mình. Có vậy thì ta mới sống. Hãy cứ tin ở ta cái đã.
03-1-2001
 
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Nghe chuyện người ta đã khóc. Khóc vì một nỗi bất hạnh. Người đàn bà cô đơn, yêu cho đế chết một người không bản lĩnh.
Giống như ta, đã một thời như thế. Người đàn ông ấy chỉ dám yêu mình không dám làm gì, chẳng dám vượt qua một chút trở ngại của cuộc đời. Họ sống hạnh phúc bên vợ và yêu hạnh phúc một người đàn bà khác. Họ lãng mạn và yếu hèn. Người đàn ông ấy hiền lành và không sứng đáng với một nửa trái tim ta.
Bất chợt từ cõi lòng ta một nỗi chán chường đến kinh khủng, ta muốn từ bỏ hết thảy mọi người. Đừng ai yêu ta. Lũ đàn ông rồi sẽ phản bội. Ta thích một mình.
Vậy mà từ trong tận cùng của trái tim, ta cứ nhớ mãi chàng. Có những đêm về sáng, thao thức với đêm rất dài, hoặc những đêm trăng rằm lộng lẫy lòng bồn chồn nhớ những đêm trăng xưa.
 
Ta đã đơn độc, lặn lội tìm cho mình một cuộc sống với chút đam mê và làm việc thật nhiều để dễ lãng quên.
 
Ta yêu một mình như thế suốt bao năm trời. Bao năm dài trong mộng ảo. Yêu để tồn tại. Yêu để thấy mình bé nhỏ mãi và yêu để đừng bao giờ già nua trong những gì ta tạo ra cho ta.
Đàn ông chỉ là cái bóng mờ. Họ nắm tay quay vòng tròn, những khuôn mặt lúc rõ lúc nhoè, khi đẹp khi xấu, lúc đứng đắn, lúc cợt nhả. Ai cũng đáng khinh. Đàn ông có hai mặt: một rất anh hùng, một rất hèn hạ, không loại trừ ai. Làm sao tìm được cho mình một chỗ dựa.
            Ta vì thế đã can đảm sống đời, không hèn mọn. Ta đã vì thế một mình học cách sống bản lĩnh hơn cả nam nhi. Có lúc ôm mặt khóc vì trong cuộc sống gặp nhiều trắc trở. Bạn bè nhỏ nhen hẹp hòi, anh chị trong dòng họ không htương yêu. Đứng trước đầu sóng ngọn gió, như một cọng cỏ yếu mền mong manh.
 
Ta có một mẹ già xiêu xiêu ngả bóng, ta có đàn con dại chưa nên người và ta có một trái tim đơn độc.
Ta có một mẹ già ruột thịt không nhìn, điều này đã làm ta tan nát trái tim ta. Nếu ta hay cười là ta đang che dấu một trái tim đang khóc. Một mình ta với hai bàn tay yếu đuối thì chỉ đủ làm nên một cuộc sống nghèo nên giấc mơ một đời người mãi mãi không thực hiện nổi. Nếu có lần nào đó ta bỗng dưng không còn  nồng nàn nữa thì người đừng oán hận. Ta chỉ là giấc mơ thôi, ta sống như giấc mộng và ta chết bất cứ lúc nào, kể cả lúc mình đang sống.
 
Khi các con ta lớn lên ta không còn gì cho mình ta sẽ biến đi.
Cuộc đời phù du này, ta không có chút gì ngoài một trái tim nhậy cảm.
Chàng đã rất yếu hèn thì ta không còn ai để nương thân. Ta sẽ phiêu bạt một đời, ta sẽ sống lặng lẽ và chết trong lặng lẽ.
 
Ngoài trời trăng rất sáng, những đêm trăng sáng rất nao lòng. Nếu chàng từ nơi xa xôi đọc đấy những dòng chữ này có lẽ chàng cũng nhớ ta. Nhưng có được gì đâu ngoài những lời thăm  hỏi và ta nhớ như in giọng chàng qua phone buồn buồn làm ta khóc.
Thôi chàng đừng nói nữa. Chàng nói yêu ta một lần là giết ta cả một đời về sau. Vĩnh biệt người xưa.
 
Quanh nhà ta là đồng ruộng, ánh trăng lướt thướt, huyền hoặc, mơ hồ. Ta ngồi một mình bên thềm, đêm lạnh, gió buốt, ruộng đồng mờ ảo hơi sương. Kỷ niệm cũng trở nên mơ hồ, nửa dịu ngọt, nửa đắng cay.
Thôi vĩnh biệt chút tình xưa.
03-1-2001
 
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Lại khuya rồi.
Ta nhớ có người khuyên ta đừng có thức khuya quá. Thức thế hại sức khoẻ và có thể chết sớm. Nghe cũng có lý đấy. Nhưng không muốn đi nghỉ chút nào. Ta cứ muốn thức để trò chuyện với chính ta.
 
Ta không thể nằm được khi một ngày đã trôi qua vô vị.
Bữa đó cũng sáng trăng. Và ngay lúc này cũng đã sáng trăng. Trăng mọc muộn và sáng muộn. Có ai đâu còn thức đến giờ này để mà ngắm trăng.hoạ có điên.nên ta cũng xếp ta vào loại điên điên. Nhưng nếu đời không có những thằng điên như ta thì sẽ ra sao.
 
Ta thương thằng bạn của ta quá. Nó sống như thế mà cuối đời chỉ để cho người đến khóc và thương. Trằn mình ra mà sống để cuối cùng chẳng được cái gì. Đến cả những bài thơ nó viết cũng phải chờ chết mới lên khuân in bằng tiền của gia đình đóng góp in xong tặng không dám tặng, cho chẳng dám cho, bán chẳng ai mua… chán thực. Cái kiếp phù du, vật vờ, mệt mỏi làm vậy.
Ta thì saonhỉ?
 
Nàng nằm cạnh hắn và trở về thiên nhiên, không cần che đậy. Hai nàng vươn cao khỏi đầu, mái tóc xoã xuống bên gối. Khuôn ngực nàng dềnh lên thoe mỗi nhịp thở. Dấu vết khuân ngực tròn, căng của thời con gái còn nguyên đó. hai bầu vú đầy săn chắc. Hăn ấp môi vào đấy, nơi đầu lưỡi tan ra một cảm giác êm dịu, và có lửa đốt bùng lên thèm khát trong hắn.
 
Ngày đầu, chẳng có sự chuẩn bị gì. Nàng đến trong một đêm mưa. Sau chiếc xe đạp lỉnh kỉnh những tíu xách, và cậu con trai mới vài tuổi. Hắn ngạc nhiên. Nàng bảo nàng không thể sống với chồng được nữa, nàng phải ra đi và nàng muốn sống có hắn. Mà hắn thì không nhà, không cửa, không chốn dung thân. Trong khi đo, nàng đang có chồng,một người chồng thế nào thì hắn không hỏi, chỉ biết nàng đang bất hạnh cần hắn. Hắn cũng chỉ mới nghe nàng đang sống với nột thằng đàn ông vô dụng. Ngoài việc ở cơ quan, chỉ còn biết rủ bạn bè vào những cuộc nhậu cóc ổi. Trong bữa ăn hằng ngày, đứa con riêng của cô giống như người thừa.Có nghĩa là chỉ cần biết nàng đang bất hạnh, đang cần sự chở che. Hắn đưa nàng về ở cái nhà mà khi đang tìm việc hắn đã ở, lam lũ với việc làm cỏ rau muống để đổi lấy hai bửa ăn. Hắn không cho bà chủ nhà biết chuyện của nàng, chỉ gọi là để nhờ nàng ớ đó. lẽ ra không thể sớm như vậy. Mới gặp nhau chừng vài tháng. Cũng đã đôi lần đưa nhau đến những nơi vắng vẻ và hôn nhau những cái hôn của hai kẻ ngoại tình. Nhưng để có tương lai ra sao, chưa ai nói với ai. Vậy mà, bỗng nhiên nàng ùa tới và tin tưởng ở hắn, xem hắn như một con đường thoát, xem hắn như cứu cánh đời nàng. Lại có thêm một bộ ván của nhà bà chủ, để không, đã lâu không có ai nằm. Đã thế, bà chủ òn ném cho một chiếc mùng rách như tổ đĩa. Đứa con được xếp vào nằm giữa mùng để phòng muỗi chích, còn hắn và nàng nằm nép vào nhau, ở một góc nhỏ bên kia. Hắn ghé vào tai nàng:
-    Đêm nay, mình làm vợ chồng nghe.
 
Một tiếng dạ như gió thoảng. Tiếng dạ ấy nghẹn lại, bị chìm đi trong cái hôn dài tưởng như không thể dứt. Đã có một lần hai người hôn nhau như thế trong rừng cao su. Nhưng cái hôn ấy không như cái hôn này, nó thôi thúc, nó khao khát, mong muốn hơn nhiều. Đời người ta mà có những cái hôn lúc nào cũng thế thì tình yêu nào có bao giờ phai. Nàng nép vào người hắn. Nhịp đập của hai con tim đang tìm nhau như rối loạn. Bàn tay nàng, lúc nhẹ nhàng, lúc gấp gáp, hối thúc. Bàn tay nàng như có phép mầu, miết xuống, miết xuống, từng nhịp, kéo hắn vào chốn đam mê. Cơ thể hắn oằn lên. Đôi tay mềm của nàng niếu kéo. Hắn tìm thấy ngực nàng. Bàn tay hắn áp đầy một bầu vú, với đầu vú đã cương lên. Hắn ấp mặt vào ấy. Hắn hôn vào ấy khiến nàg uốn cong người lên, miệgn bật ra những tiếng rên khe khẽ. Bàn tay hắn vuốt xuống, vuốt xuống để tìm đến phần cơ thể nàng đón chờ. Bàn tay nhẹ nhàng, bàn tay mơn man, những ngón tay lập thành từng nhịp, từng nhịp gọi mời. Nàng đang chờ hắn. Tất cả như phồng lên, như mở ra, chờ đợi sự lấp đầy. Ngực nàng căng cứng. Đôi chân nàng mở ra, nồng nàn. Những tiếng rên khẽ. Vòng tay quấn chặt. Nửa phần cơ thể nàng dâng lên. Hắn vào nàng lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ, dồn dập, náo nức…
 
Dẫu sao hắn cũng còn tính người. Hắn không muốn nàng bị xúc phạm. Hắn muốn đó là một cuộc ái ân trọn vẹn. Và nó đã diễn ra đúng như thế. Nàng tự nguyện đón nhận. Hắn đặt vào nàng rất nhẹ nhàng cho nàng đủ cảm nhận, sau đó khi nàng đam mê hắn mới đam mê cùng nàng. Cho đến khi một phấn cơ thể hắn tan vào người nàng và nàng như bùng nở, đón trọn vẹn tất cả những gì mà hắn ào ạt tuôn trào.
 
Thế đấy, sao cái gì lần đầu cũng nồng say. Gía như cả một đời đôi lứa cứ nồng say như thế thì tội biết mấy. Làm gì có đàn bà lãnh cảm và đàn ông tham lam.
 
Không như thế được, vì đời không chỉ có chuyện ấy, mà còn có cả những chuyện káhc nữa. Chuyện ấy chỉ diễn ra trong vài chục phút của một ngày, thậm chí ài chục phút của vài ngày. Cón vaìo chục giờ của một ngày, vài trăm giờ của một tháng, con người phải lo toan bao nhiêu chuyện, mà toàn là những chuyện không hề gắn với đam mê tình ái. Và người ta chọn vài chục giờ, vài trăm giờ kia mà quên đi vài chục phút xác thịt trao nhau. Thận chí xác thịt trao nhau sau này chỉ là việc phải làm để chứng minh họ là đàn ông và đàn bà sống gần nhau mà thôi. Hì hục như đánh vật. Suốt cuộc không có lấy một cái hôn. Suốt cuộc chỉ có những tiếng thở mà không tìm ra được một tiếng rên. Đầy đủ hết nhưng không còn biết đến cái hôn lá gì. Cái hôn là phần lí trí của con người. Còn phần kia muốn đạt đến độ nồng nàn, thì phải say mê. Khi không say mê thì đàn ông sợ phải lên giường, đàn bà thì câm lặng trong cuộc giao hoan.
 
Hắn đã có một đêm say mê và một lần dũng cảm để dang tay đón người làm hắn mê say. Chờng nàng săn đuổi, nhưng cuối cùng chỉ đòi lại cái nhẫn hồi cưới. Còn nàng bây giờ thường bảo: khi tôi đến với ảnh, ảnh nghèo và khổ lắm. Đi làm còn mặc quần vá mông kìa. Hắn phải mang ơn nàng vì hình như nàng mới lá người cứu vớt hắn… và bây giờ hắn thành kẻ hèn nhátmỗi khi đêm xuống, không dám ngủ sớm, không dám lại gần, vì rất sợ phải nói dối… Thực
Chương 7
 
tệ.
*
Ta kể chuyện ấy cho ai nghe nhỉ. Đêm ấy trăng sáng. Nhìn trăng ta bỗng nhớ ai. Ta nhấc phone. Nhưng không có người ta cần gặp.
-    Anh có thích em không?
-    Gần em, anh có thích không?
Thích, nhất định là thích rồi. nhưng người có nhớ ta đã nói gì không?
-    Không chỉ một lần nghe em.
Hôm nay thích tất cả. Nhưng đừng để vài chục giờ của một ngày, vài trăm giờ của một tháng cho những đam mê káhc mà ta cùng đam mê. Chỉ khác, đam mê này thì ra hình hài của riêng ta, còn đang mê kia tạc dàng hình của người. Trong hình hài ta hôm nay có người, trong dáng hình người liệu có ta không? Nếu có, thì đó, chúng ta có đam mê chung, giống như vài chục phút tràn ngập vào nhau.
03-01-2001
 
11.
Một hôm, khi ông chồng đi vắng thì có một người bạn của ông chồng đến thăm. Cũng giống như ông chồng, anh bạn này cũng là một tay làm ăn khét tiếng ở xứ này. nhưng công việc của ông không phải đi lại nhiều mà làm ngay tại nhà. Ngày xưa khi xe đạp còn là một phương tiện thịnh hành, ông ta mở một tiệm chuyên môn hàn khung xe bằng ống nước, ráp cho khách hàng toàn những phụ kiện đắt tiền. Đùng là cái thời bỏ công làm lãi. Ong chủ lúc bấy giờ không khác gì thợ. Cũng áo quần lấm lem dầu nhớt. Bàn tay cũng cộm lên những chai cùng chai. Ngày ấy, ông thuộc từng cỡ chìa khoá và thuộc luôn cả quá trình lắp ráp những chiếc xe đạp. Sau này, khi những nhà máy xe đạp mọc lên, rồi xe đạp các loại của nước Ngoài tràn ngập vào Việt Nam, nghề ráp xe của ông lỗi thời, ông chuyển sang làm đại lý cho các nhà máy và các hãng buôn xe đạp từ Bắc vào Nam. Phải nói là ông nhạy bén. Xe mi – ni, xe tay ngang, xe tay cuộc, xe Trung Quốc, xe năm tầng líp, khách hàng cần loại náo ông đáp ứng đủ loại đó. Ông ta cũng là người làm tiếp thị nhanh nhất xứ này. Ao thun có hình ông, có tên tiệm ông. Ông cho quảng cáo trên truyền hình. Ông tài trợ cho cuộc thi leo núi, cho các cuộc đua xe đạp, mặc dù ông chẳng biết gì về những môn thể thao đó. Không nhiều, cứ người ta tài trợ mười, ông góp phần vào đó chừng mấy phần trăm. Truyền hình cũng phải cho chạy tên tiệm ông cả tháng trời, mỗi khi có thông báo có môn thi và những người tài trợ. Rồi xe đạp lạc hậu, kinh tế thị trường phát triển mạnh, ông là người đầu tiên ở xứ này mở sa-lon mô tô. Cũng đủ mọi hãng từ Honda, đến Suzuki, rồi xe Đại Hàn, xe Đài Bắc, xe Trung Quốc… Hễ thò ra loại xe nào là ông làm đại lý xe đó, gần như độc quyền. Nên chẳng mấy chốc ông thành một ông chủ lớn. Ban đầu chỉ mượn đầu heo nấu cháo, sau tích được vốn rồi ông mua đứt bán đoạn và thành ông chủ…
 
Mà đã là ông chủ rồi thì sướng lắm. Chỉ mệt có cái miệng. Lâu lâu cái đầu phải tính toán một chút. Còn mọi chuyện đã có người làm. Lên hàng, nhập hàng, bán hàng, ráp xe… tất cả đã có những khâu hoạt động đúng dây chuyền. Còn ông chủ dạo qua, dạo lại. Kiểm tra chỗ này, nhắc nhở chổ kia, sau đó mặc những người thợ, ông đi uống cà phê hoặc đi kiếm những ông chủ khác bày cuộc nhậu, bày cuộc chơi.
 
Dạo qua dạo lại mãi quanh những tiệm, cũng vẫn chân, vậy là ông bchủ bắt đầu những chuyến đi dạo khác, cho ra dáng một ông chủ . Thồi may, đúng lúc cái môn thể thao te-nít hình thành. Giới thượng lưu trong tỉnh bắt đầu có sân chơi. Cây vợt vài triệu, hộp banh vài trăm ngàn. Những công thức tàng tàng nếu không có người bao chắc chẳng giám ra sân.
 
Chiều đến trên những chiếc xe láng o, những vận động viên môn chơi quý tộc bưo97n về những sân tê-nít. Đàn ông thì áo thun trắng, quần soọc trắng, đàn bà cũng áo thun trắng, nhưng váy trắng ngắn. Cuộc chơi có khi kéo dài từ chiều đến nửa đêm. Cũng có những người đến sân te-nít vì lo cho sức khoẻ, vì ham thích môn chơi, nhưng cũng không thiếu những người ra sân chỉ để nô dỡn, để phô khoe thân thể và đặc biệt là thể hiện sự chịu chơi của những người có tiền rủng rỉnh trong túi vào cuối cuộc chơi, bên những bàn giải khát mà một chai, mỗi lon tính bằng lúa gạo nghe cũng xót ruột.
 
Làm gì có nhiều thời gian để mô tả những trận thư hùng trên sânbanh. Cũng chẳng có nhiều thời gian để kể chuyênông chủ sa-lon xe mô tô làm sao có thể trở thành một trong những cây vợt sáng giá của xứ này ở tuổi hơn bốn mươi một chút.
 
Hãy quay về chuyện ông ta đến thăm nàng hàng xóm xinh đẹp kia. Trước hết là phải có cái cớ. Cớ là ở ông chồng. Hai người học chung một trường một lớp. Thân nhau như anh em. Một món ăn sáng cũng chia nhau. Một cục gơm cắt đôi mỗi đứa một nửa. Ngày giải phóng, một thằng nép kín trong nhà lo có người đến bắt, mặc dù không biết họ bắt vì cái gì. Còn thằng kia chạy ra đường, cầm cờ chạy nhông nhông. Thằng nép trong nhà sau này vất vả trong đường làm ăn. Nhất là khi thực hiện chính sách cải tạo, hiệu buôn nhà anh ta buộc phải vào hợp tác xã. Còn thằng chạy ra đường, có chút học vấn trở thành thanh niên tích cực, cờ đến tay liền liền, công danh cũng đến liền liền. Có một dạo thằng nép trong nhà mặc cảmko dám tìm đến bạn. Nhưng từ khi ăn nên làm ra, bỗng nhiên anh ta có nhu cầu kiếm gặp bạn cũ. Có lúc anh ta còn tưởng tượng hai người giống như Lưu Bình, Dương Lễ xưa nữa kìa. Chỉ khác là không có chuyện mang vợ đi nuôi bạn, không có lưng cơm nguội với quả cà thâm. Nhưng nhất định ự thân nhau thì không thể kém. Vả lại cách đây chừng mấy chục năm người ta còn xem ai là người của Nha Nước, ai là dân, để xét mà trọng vọng. Chớ còn bây giờ người Nhà Nứơc, hay là dân miễn giàu là có sang trọng. Theo ông nghĩ là như vậy. Vậy nên ông chủ sa-lon xe mô tôtìm đến thăm ông cán bộ thương mại, vào đúng lúc ông này đang trong chuyến dịch vụ xa nhà. Nghe giới thiệu là bạn chồng, bà chủ nhà bứơc ra đon đả chào.
 
Nàng xuất hiện trong một bộ đồ mặc trong nhà khá mỏng. Lớp đồ lót sẫm màu nửa ẩn nửa hiện, khiến thân hình nàng càng thêm hấp dẫn. Ong chủ sa-lon sững người nhìn nàng. Ông ta bỗng có sự so sánh. Thì ra ngày ấy thằng bạn mình nó chạy ra đường mà lại may. May nhất là hắn đã gặp người đàn bà đẹp đến tuyệt vời này. còn ông khi còn làm ông thợ ráp xe đạp, ông không quyền chọn. Thấy cô thợ sơn hay hay, ông sáp lại. Chỉ vài tháng sau đám cưới được tổ chức. Thế là ông có được một bà vợ cùng tuổi, suốt ngày siêng năng vơi công việc ở sa-lon, tính tiền nhanh hơn cả máy tính, nhưng lại chậm chạp trong chuyện gối chăn. Hay nói cho thực chính xác là chẳng mấy khi chờ đợi được những lúc đêm về.khi chiếc ti vi bắt đầu hát thì cô trong bắt đầu ngủ. Giấc ngủ say nồng nếu có đại bác nổ bên ta chắc cũng không nhúc nhích. Cũng tội nghiệp vất vả nguyên ngày, lúc nào cũng có vẻ thiếu ngủ. Thì ra ngày ấy, nhút nhát một chút thôi mà thua bạn đủ đường. Nếu làm ăn thất bát, chắc ông chưa dám tìm đến bạn đâu. Nay đã káh giả chút ít, thấy thua bạn không bao xa, ông mới tìm đến bạn. Nhưng đến rồi mới thấy mình thua thêm một lần nữa.
 
Nàng bước ra và mời ông chủ sa-lon ngồi xuống chiếc ghế nệm. Sau khi nói đôi lời giới thiệu về thân thế mình, hai người bắt đầu lựa chuyện. Ông chủ sa-lon không ngờ nàng cũng đang làm một phép so sánh nhỏ. Thì ra họ cũng khéo lựa bạn mà chơi. Ông chủ sa-lon không thua gì chồng nàngở thân hình nở nang khoẻ mạnh. Gương mặt rất đàn ông với những đường nét rõ ràng trên cặp mắt to sáng, trên miệng rộng và trên sống mũi thẳng. Nhất là ở cặp mắt với cái nhìn bạo dạn, móc mói khiêu khích khiến cho nàng, nếu là con gái chắc sẽ bị hút vào cái nhìn đó để rồi có thể xin chết vì nó.
 
Câu chuyện của hai người bỗng trở nên tự nhiên xung quanh chuyện làm ăn. Những người có tiền nói chuyện với nhau dễ thực. Nguyên chuyện thu nhập cũng đã có thể kéo dài cả giờ, nàng thay mặt chồng mời ông chủ sa-lon ở lại dùng bữa cơm chiều. Ong chù sa-lon khách sáo từ chối, hen để khi nào có chồng nàng ở nhà sẽ dùng bữa với cả hai vợ chồng như thế có tình lý hơn.
 
Ong chủ sa-lon ra về. Nhưng ông không thể nào dứt ra khỏi tâm trí hình ảnh của nàng. Cái đẹp của người thiếu phụ kia khiến ông ta cứ tương tư hoài. Mấy ngày sau lấy cớ tìm bạn, và ông ta lại tới. Và những lần sau thời gian ở lại thêm lâu hơn. Bây giờ chuyện tiền bạc, buôn bán cũng bớt dần đi và thay vàon đó là những chuyện về những thú vui. Ong chủ sa-lon dần dần hiểu ý tứ của nàng. Thì ra nàng đang bứt rứt khó chịu vì giống như đang bị cấm cung. Nàng khen chông hết lời, nhưng trong câu chuyện vẫn cứ lộ ra ý nàng rằng co01 chồng mà cũng như không có chồng. Giương ấm nệm êm mà làm gì. Trong chuyện cứ phảng phất sự ấm ức, chẳng bao giờ vợ chồng được sống với nhau trong một khu danh lam thắng cảnh nào đó.. hễ cứ mỗi lần ngỏ ý với chồng là anh ta át đi: công việc quá trời ra đó, có ai làm dùm đâu mà đòi đi chơi. Nếu nàng có nói quá lên một chút thì chồng nàng giận rồi bỏ đi. Có một hôm nàng thốt lên trước mặt ông sa-lon: chẳng hiểu nàng có chồng hay không nữa. Chỉ riêng chuyện gần nửa đêm  nàng mới đi ngủ, không một miếng vải che, và bàn tay từ vuốt thân thể mình là nàng chưa kể với cùng ông. Nhưng nàng cũng không biết rằng ông sa-lon mô tô ngồi nghe nàng nói, nhưng tiếng cứ lọt đi đâu. Người ta khi trên cơ thể cái này còn hoạt động mạnh thì những cái khác kém đi sự tinh nhậy. Khi hai mắt ông suốt cuộc nói chuyện cứ ngắm nhìn nàng thì hai tai bớt thính, cái miệng bớt nói. Với ông trước mặt là hiện thân của cái đẹp, đẹp đến hớp hồn thì những chuyện bà đang tâm sự kia nó trụi ra ngoài tai hết. Một hôm ông rủ nàng đi chơi te-nít. Không gì tốt hơn chơi te-nít, ông đã biểu nàng như vậy. Nó làm cơ thể khoẻ ra này, nó làm bớt đi sự xơ cứng trong cơ thể này, nó rèn luyện sự tinh nhạy này, nó chống được sự béo phì khi tuổi lớn dần này… Nàng nghe mà phát mê. Ngày hôm sau, ông mang đến cho nàng một bộ đồ của vận động viên thứ thiệt. Váy trắng ngắn, áo thun trắng, cây vợt vào loại xịn nhất và một hộp banh da cũng vào loại đắt tiền, tất cả đều nhập của nước ngoài không Italia cũng cũa France.
 
Khi nàng chạy xe cùng ông ra đến sân tập thì được đón tiếp bằng những tiếng trầm trồ xuýt xoa khen ngợi không dấu diếm. Nành thì mỉm cười khiêm tốn nhưng cũng không dấu vẻ tự hào, còn ông sa-lon mô tô thì nhìn mọi người như muốn nói: thấy chưa, tôi là như vậy đấy…
 
Không ngờ nàng có năng khiếu trong môn chơi này. chỉ trong một thời gian ngắn, những đòn vụt trái của nàng khiến nhiều người giật mình. Ep phêđủ để trong sân, banh xoáy, khiến đối phương đụng vợt là bung ra ngoài. Những đòn vụt phải cũng không kém, trái banh đủ mạnh để chạm mí cuối sân, khiến đối phương chạy cuồng giò.
 
Ông sa-lon tự cho mình cái quyền đánh cặp với nàng trong những trận đôi nam nữ. Nhìn hai người trên sân, ai không biết cứ ngỡ họ là vợ chồn. Một đôi xứng đáng một đôi. Ông thì nhanh nhẹn, chắc khỏe, nàng thì thanh thoát dẻo dai. Người lên, người xuống nhịp nhàng. Có những người không muốn ra sân, mà muốn ngồi ngoài để xem cắp đánh đôi đẹp đẽ kia phô diễn. Hay nói cho đúng hơn là xem nàng phô diễn những đường nét trên cơ thể không phải người đàn bà nào ở lứa tuổi đó cũng có được.
 
Chuyện không bắt đầu từ những trận đành te-nít, mà bắt đầu từ một lần té ngã của nàng. Trái banh treo lơ lững. Nàng với tay, vung vợt. Chân nàng nhón lên, bất ngờ ngay lúc đó ông, ông sa-lon cũng lao tới tính đỡ trái banh dùm nàng. Chân nàng vấp phải chân ông, khiến nàng té sõng xoài. Ông ném vợt, chạy tới đỡ nàng dậy. Nếu chỉ đỡ nàng dậy thôi, thì đâu có chuyện gì. Mà khổ nỗi, ngay lúc đó mùi da thịt đàn bà làm ông ngây ngất. Chưa bao giờ như thế. Ơ nhà ngoài mùi dầu nhớt, ông còn biết thêm mùi mỹ phẩm của vợ. Sáng ra là bà ấy trang điểm. Son, phấn và nước hoa, mùi gì cũng nặng hơn bình thường. Đã có một lần ông góp ý thì bà biểu: ông thì biết gì về sở thích của đàn bà. Thế là từ đó đến nay, ông không góp ý gì thêm nữa. Mùi da thịt đàn bà hình như chưa bao giờ ông biết đến, nên nó mới làm cho ông ngỡ ngàng.
 
Ông đưa nàng lại ghế ngồi xoắn xuýt lo sức dầu nóng cho nàng. Bàn tay ông tiếp xúc với da thịt nàng, khiến ông mỗi lúc một luống cuống. Hình như nàng cũng nhận ra điều đó nhưng bình tĩnh nhìn ông, bình tĩnh tiếp nhận sự chăm sóc của ông và tự kiểm tra cảm giác của mình. Chưa bao giờ nàng được chăm sóc như thế. Ngày xưa hồi mới cưới, chồng nàng cũng chăm sóc nàng đấy chứ, nhưng hồi đó còn trẻ mọi cái còn vụng về.bây giờ thì không. Chỉ có mình tự chăm sóc mình. Chiều ấy, ông sa-lon xe mô tô nhận lời ở lại ăn bửa cơm trả ơn ở nhà nàng. Mâm cơm chỉ có hai người. Người làm có mâm riêng ở nhà dưới. Trên nhà kháchchỉ có nàng chăm bửa ăn cho ông, và ông gắp thức ăn bỏ vào chén bà.
 
Hôm ấy ông không hề có ý định về nhà. Nàng cũng không có ý định muốn chia tay ông sớm. Sau bửa ăn là những món tráng miện. Sau những món tráng miệng là những câu chuyện không đầu không cuối. Trong cả hai người hình như đây mới là lần đầu nói chuyện vu vơ kiểu như thế.
 
Cũng tội cho nàng.
Ngày xưa nàng cũng đã có một thời yêu. Anh chàng nhà quê dạo đ1o lúc nào cũng tất bật, thật thà và trong sạch. Con nhà quê, nhưng cũng có chút học hành. Thuở học trò, những mối tình thường đượm mầu lý thuyết, phảng phất chút cải lương. Người con gái con nhà giầu thương anh trai con nhà nghèo. Gia đình can trở, hai người chia tay trong nước mắt đầm đìa. Nhưng cuộc chia tay của nàng không nước mắt mà nó tỉnh táo, rất tỉnh táo, mặc dù nàng mới tuổi mười átm. Một câu nói xúc phạm của người trong gia đình người con trai, thế là nàng không gặp anh ta nữa. Nhưng chia tay là phải. Nếu thành vợ thành chồng chắc nàng không thể chịu đựng nổi cái cảnh chồng cầy vợ cấy. Nhưng sau này khi đã đến tuổi trưởng thành, cô nghĩ: tại sao ngày ấy anh ấy không phấn đấu thêm. Giá như anh không chịu chia tay, cứ tìm đến, cứ năn nỉ, biuết đâucó khi nàng mủi lòng sao? Mỗi lần nghĩ thế, nàng lại lắc đầu: hay là hồi đó anh ấy không yêu như là mình tưởng. Mối tình đầu cứ phảng phất trong những ngày tháng tiếp theo của đời nàng. Kể cả bây giờ, nàng đã có cuộc sống riêng, ấm êm.
Ông sa-lon mô tô chợt hỏi nàng:
-    không lẽ em cứ sống buồn tẻ thế này sao?
-    Dạ, cứ vậy.
-    Từ hồi nào đến giờ?
-    Dạ …
Ông ta chợt cười buồn?
-    Em có thấy người ta chơi cây kiểng không? Cây kiểng người ta trồng vô chậu kiểng. Tán lá có đẹp đến mấy cũng không thể rộng hơn cái vành chậu kiểng và nếu cái lá nào cố tình vươn ra khỏi chậu kiểng, người ta cũng dùng kéo mà hớt nó đi…
-    Anh nói vậy nghĩa al2 làm sao?
-    Chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng em cứ ngẫm xem. Cây kiểng chỉ là cây kiểng, chỉ làm cho đẹp mắt người ta. Xét về mặt giá trị thực thụ, chẳng qua chỉ phí tiền…
-    Anh không chơi cây kiểng?
-    Có chớ, nhưng không đam mê. Anh sẽ bán nó tức thì nếu cảm thấy có giá và khi cảm thấy chán nó …
-    Anh đánh sợ thực. Anh có thể về được rồi đó. cảm ơn anh đã chăm sóc tôi… như chăm sóc cây kiểng.
  
Ông sa-lon mô tô ngạc nhiên khi thấy trên gương mặt đẹp kia lại bỗng nhiên nghiêm khắc, bỗng như giận hờn. Như thế nàng càng có vẻ đẹp hơn. Ông đưa tay liều nắm lấy tay nàng:
-    không chính em mới là người được người ta chăm sóc như cây kiểng. Em không thấy rằng, người ta cứ làm đẹp cho em, nhưng rồi lại để quên như người quên những cái cây ngoài trời, trong góc nhà hay sao. Mỗi lần ra sân te- nít, em có thấy sảng khoái không. Bầu trời mới là nơi để em tung bay…
  
Người có tiền cái gì người ta cũng thi vị hoá được.
  
Nàng không giật mạnh ra như những người phụ nữ khác khi bất chợt có người tỏ tình bằng cách nắm lấy bàn tay, mà nhẹ nhàng kéo tay mình lại, mỉm cười thực duyên dáng:
-    Bữa trước chồng tôi về, tôi có kể về anh cho ảnh nghe. Anh còn nhớ anh lắm đó. Anh ấy kể rằng, ngày xưa, anh và ảnh cũng khá thân, và ảnh bảo giờ cũng thua anh trong mọi trò chơi. Mà không thua bằng sức và bằng trí, mà bằng những trò láu cá của anh. Không biết có đúng thế không? Nhưng hôm nay, gặp anh, có lẽ tôi hiểu chồng tôi hình như đúng khi nhận xét về anh. Để tôi kể anh nghe về người yêu đầu của tôi nghe. Anh cũng ở gần đây thôi. Có thể anh cũng biết đấy. ảnh cũng dân quêvà bây giờ nhất định là không giầu như tôi và anh. Trong lúc chúng ta đi đánh te-nít thì có thể anh ấy đng khơi nước vô ruộng, hoặc đang đứng trên cái máy suốt lúa. Ngay trong lúc này khi đêm đang về khuya, khi chúng ta đang ngồi bên nhau như thế này, có khi anh ấy còn đang hun muỗi cho trâu. Bữa ảnh có đến đây thăm ôi nè. Anh ấy cười tươi lắm. Anh biểu tôi: được, được, thế này được lắm. Ngày xưa mà cô lấy tôi, chắc bây giờ đang lui cui nấu cám heo. Anh ấy tặng tôi một bao đậu phộng vỏ, rồi ra về. Nhưng ra đến cửa ảnh còn quay lại nhờ tôi gọi dùm một cú điện thoại. Tôi biểu anh cứ đến máy mà gọi, ảnh lắc đầu: ảnh không biết dùng điện thoại. Tôi cười nhạo anh: đến giờ mà vẫn có người không biết dùng điện thoại, ảnh gãi đầu cười xoà. Hỏi số điện thoại, ảnh biểu, gọi cho số máy của chồng tôi. Tôi trố mắt ngạc nhiên. Anh biểu, thì cứ gọi đi đừng lo. Tôi gọi. Chẳng biết hai người nói với nhau cái gì mà thấy ảnh cười ha hả giống như đang cười sảng khoái ngoài cánh đồng ruộng mênh môngấy. Chỉ nghe được câu chuyện cuối cùng, ảnh nói với chồng tôi thế này: “Nè cha nội. Có vợ đẹp thế này mà cha nội gan để ở nhà một mình buồn thúi ruột sao? Tôi mà có tiền, tôi dụ vợ cha nội mất tiêu đó nghe. Con gà, con chim còn muốn có đôi vậy mà cha nội để vợ sống lui cui một mình vầy là không được. Thôi đi cha. Công việc gì mà công việc. Làm giầu cho đã mất vợ có ngày đó. tôi có mang cho cha nội một bao đậu phộng đó. vể bóc vỏ, rang lên, đổ nước mắm vô, ăn cơm ở nhà một tuần xem vợ cha nội có vui không? Thử coi cho biết. cổ không cười mỉm chi tối ngày mang cái đầu tôi ra mà chặt. Ông sao đâu. Tôi ngủ mà không có vợ nằm cạnh là chịu không nổi. Mà vợ tôi tóc nó khét nắng, mình mẩy nó mùi sình lầy không hà. Tối đến có khi còn rúc đầu vào chồng heo, lên giường vẫn còn mùi phân heo đó. Nhưng không có những cái mùi đó là không được với tôi. Nói thiệt, không ngủ được cha nội ơi. Vậy mà ông có một người đàn bà lúc nào cũng cứ thơm phức thế này mà bỏ đi tối ngày sao được?…”
Nàng kể say sưa, càng kể thì ông sa-lon mô tô càng sượng. Ông đứng dậy gật chào ra về. Những ngày sau trên sân te-nít không thấy ông sa-lon đánh cặp chung với nàng nữa. Nàng cặp đánh với một ông già đã về hưu, tóc bạc trắng, nhưng còn rất phong độ.
 
ĐỨA TRẺ MƠ
Con thấy trên ngọn cây sao ở sân trường ấy, lúc sáng trăng, thấy người ta mặc áo trắng bay qua, bay lại. Con la quá trời. Nhưng mà đã ngủ hết rồi, không ai mở cửa cho con. Cây sao ấy cả trăm năm tuổi rồi, có phải cái gì cây sao cũng biết không? Nhưng sao người ta về đấy đông thế. Không xuống đất mà cứ bay lượn trên không vậy. Hay là người ta không có nhà về. Hay người ta còn nỗi oan gì đó chưa nói ra được, đang tìm người để giãi bày? Hình như có cả bà nội mình trong đó…
 
12.
Cái vía của ông nặng quá khiến tôi kiếm đường tìm ông không được. Thảo nào khi còn ở dương thế tôi không thể sống với ông. Nhưng cho đến hôm con nó bán nhà, bán đất ông về quậy phá nó thì không thể không về để chứng kiến sự tráo trở của ông. Tôi đã chứng kiến tất cả. Từ lúc ông bước chân vào nơi con nó đang ở, trong tay là một cây gậy tầm vông. Thằng con từ hồi nào đến giờ nó đâu có biết ông. Mới bốn tuổi, ông đã bỏ nó và tôi. Nên khi gặp ông, nó ngỡ ngàng. Nhưng nó có mời ông vô nhà mà. Mà không phải nhà của nó. Đó chỉ là một căn phòng dành cho người độc thân. Ông chắc biết vợ nó chết rồi. hai đức con học thành người đã đi làm nơi khác. Chính vì thế mà nó mới bán nhà đi, lấy tiền cho con nó làm vốn. Nghĩa cử ấy của nó, ông phải thương nó mới phải chớ. Nó không dành lại cho nó cái gì ngoài thân xác của tôi và ông cho nó. Còn tất cả, nó dành cho con. Nếu ông được một chút như nó thôi, thì nó đâu có phải sống cảnh không cha ngần ấy năm trời. Và nếu được một chút như nó, hẳn bửa gặp lại lần đầu ông nhất định sẽ được nó gọi bằng cha, chớ nó se không: “Thưa ông, có chuyện chi ông kiếm tôi”. Ông không cảm tah61y đau xót khi nó nói với ông mấy lời đó sao. Ông mới phải nói:
-    Vậy ra anh không biết tôi?
-    Dạ thưa không.
-    Đúng là đồ bất hiếu. Tôi là cha anh…
-    Ông là cha tôi. Từ nhỏ đến lớn tôi sống với mẹ. Tôi có thấy ai là cha tôi đâu. Cha dượng cũng không có nữa kìa.
-    Thì hôm nay tôi về để nói cho anh biết, tôi là cha anh nè. Người đứng tên trong giấy khai sinh là cha anh đó. và người đó đang đứng trứơc mặt anh nè.
Con nó đã trố mắt nhìn ông. Đúng là trong đời nó, chưa bao giờ biết nó có một người cha. Lâu lâu, nó có hỏi tôi, nhưng tôi tránh né không nói. Chỉ có một lần, trong lúc mẹ con ngồi với nhau, nó có hỏi tôi như thế này:
-    con có nhớ lơ mơ, ngày xưa có người đánh má dữ lắm, người đó là ai vậy?
   Tôi chối:
-    Làm gì có.
-    Có mà… gì chớ chuyện người ta đánh má ncon nhớ không quên được. Hồi đó con bé xíu hà. Con thấy người ta trói má vào chân giường, nắm tóc má mà đánh kìa. Bửa đó con khóc dữ lắm phải không má?
   Tôi đâu có dám nói với nó người đó là ông. Tôi không muốn nó hình dung ra cha nó là một người hung dữ. Nhưng khi nó hỏi cha nó là ai, thì tôi đành chối quanh không cho nó biết. bây giờ ông xuất hiện trước mặt nónhận nó là con xưng cha, làm sao nó không ngạc nhiên cho được. Gần năm chục năm rồi, ông không káhc xưa bao nhiêu. Già đi chút ít, nhưng vẫn vạm vỡ, khoẻ mạnh. Nhưng gương mặt ông thì ác quá. Người ta mặt vuông chữ điền thì phúc hậu cương trực, còn ông, lại có thêm hai con mắt ti hí, cái miệng heo, khi nói không hở kẽ răng. Tôi nhớ, ngày xưa, khi còn yêu tôi, cái miệng ấy đã từng không biết bao nhiêu lần nhay nhay cắn vào má tôi, cắn vào môi tôi, cắn vào lỗ tai tôi. Người ta thì hôn mà ông thì cắn. Ông biểu, cắn nó mới đã. Sau này khi ông phụ bạc tôi, nguyền rủa tôi, đay nghiến tôi, tôi nghĩ rằng ông không hôn mà cắn bởi ông là con thú. Hôm nay ông về với con, về để nhận con, việc ấy đáng lẽ thiêng liêng lắm chớ, vậy mà lại thành bi kịch. Câu trước nhận con, câu sau đã nhận của rồi:
-    Tôi về đây trước hết để báo cho anh biết tôi là cha anh. Sau nữa, tôi đề nghị anh trả tôi một phần thừa kế căn nhà và đất mà anh đã bán đi.
-    Trời đất ơi, cái gì mà kỳ vậy. Từ hồi nào đến giờ, tôi có biết anh là ai mà bây giờ ông đòi quyền thừa kế. Cũng từ hồi nào đến giờ, tôi sống với má tôi, vợ tôi, những đứa con tôi có thấy ai chăm sóc cho gia đình tôi đâu mà khi không ông đòi quyền thừa kế.
-    Vậy thì bây giờ anh phải biết.
 
Trên đời này tôi không thấy ai trơ trẽn như ông. Ngày xưa toà xử ông phải nuôi con, ông không bỏ một đồng xu. Mẹ con tôi lang thang nay sống nơi này, mai sống nơi khác ông không để mắt tới. Căn nhà mà ông mua hồi đó để ở chung, sau ly dị, ông bán hết mang của về cho vợ bé, không chia cho tôi một đồng. bây giờ ông biểu ông có thừa kế căn nhà của con. Sao lại có thể như thế được. Sau khi ly hôn, ông còn biết mẹ con chúng tôi phải ăn ở ra sao không? Làm sao ông biết. sáu năm trời là sáu nơi ở. Dọn nơi ở như dọn ổ mèo. Lúc sang nhất là được ăn gạo sấy vô bọc của Mỹ. Lúc khổ nhất là lúc người ta nhường cho miếng ăn của heo, trong đó có vài hạt gạo nấu thành cháo, nhưng chủ yếu là cám, là rau đã úa vàng, già khằng. Còn thằng con, nó ráng đi học và cứ hè đến là phải đi làm mướn lấy tiền mau tập vở. Thân nó là thân con ở, hơn kẻ ăn mày chút ít. Vậy mà trong câu chuyện với con, ông nói cứ như chuyện có thực trên đời này vậy:
-    Ngày má anh mua đất, mua nhà là tôi đi mua chứ ai. Khi làm nhà lên ở, thì cũng tôi chu cấp tiền bạc. Má con anh ở ngần ấy năm trời tôi đâu có đòi hỏi gì đâu. Vậy mà nay, anh bán nhà, bán đất, anh không hỏi tôi một tiếng…
 
Lúc đó, người ta bu lại coi cha con ông xử lý việc nhà, ông quay ra nói với mọi người:
-    Các ông, các bà nghĩ coi, như vậy có đúng không. Dẫu sao tôi cũng là cha ruột, mà con tôi đối xử với tôi như vậy đấy. tôi bây giờ sồng độc thân có một mình hà. Con cái không lo được cho tôi thì thôi, cũng chia cho tôi một chút gì để tôi sống chớ…
 
Ông cứ nói làm như mọi người không biết gì hết vậy. Người ta dư biết con ông từ xưa đến nay chỉ có mẹ. Từ xưa đến nay không có cha. Từ xưa đến nay, chỉo có mẹ con vun xới mảnh vườn ngôi nhà. Làm gì có người nào đến nhận cha, nhận con đâu. có điều người ta không muốn nói, không thèm nói. Con nó lớn tuổi rồi đó.n từ nhỏ đến giờ, nó có biết cãi lộn với ai đâu, nên nó làm sao có thể cãi lộn với ông được. Nó đành dúi vào tay ông năm triệu để ông về cho êm chuyện. Nhận tiền rồi mà ông đâu có để yên. Ông còn đưa đơn thưa lên toà án. Sao ông thích ra toà vậy. Hất mẹ lại đến con, ông đều mang chúng tôi ra toà là sao. Ông bây giờ phải sống một mình đâu có liên quan gì đến mẹ con tôi. Chín bà vợ của ông đâu hết rồi, sao không ai cưu mang ông. Vì cơn cớ gì mà ông hút, chích thiếu tiền mà phải đi trộm cắp để người ta bắt bớ giam cầm. Những chuyện như teh61 tôi biết hết. Người trên dương thế không biết còn bị ông lừa, nhưng ông làm sao lừa được người cõi âm. Một khi người cõi âm còn mang hận xuống dưới này. Tôi đâu có buông tha ông. Tôi theo chân ông từng bước. Thực tình cũng có lúc tôi còn thương ông, đã có lúc tôi dắt thằng con đã theo tôi xuống dứơi này đi tìm ông. Nhưng vì cái vía của ông nó nặng, nên không thể lại gần. Cũng có khi thấy ông, bao nhiêu roi đòn ngày xưa lại xiết vào bộ xương khô của tôi, khiến tôi không làm sao chỉ ông mà bảo con ông là cha nó. Nó không thể có người cha ác đức như vậy được. Nó sẽ nhận ra tất cả những người đàn bà đã sống với ông. Nó sẽ thấy ông lừa từng người một như thế nào. Nó cũng sẽ thấy mấy đứa em
Chương 8
 
cùng cha khác mẹ bị ông từ chối không cho mang họ mình, và bỏ chúng sống lay lắt giống như nó đã từng sống lay lắt cho đến chết vậy.
 
trả lời:
-    Năm 1953
Toà hỏi:
-    Mua của ai?
Ông trả lời:
-    Thưa toà, lâu rồi tôi không nhớ.
Toà hỏi:
-    Vậy ông có nhớ mua căn nhà ấy bao nhiêu tiền không?
Ông trả lời:
-    Dạ, không nhớ.
 
Ông không nhớ thì tôi nhắc cho ông nhớ: ông bố cáo trên báo chí ly dị tôi năm 1952, lúc đứa lớn mới bốn tuổi, lúc đứa nhỏ chưa đầy năm. Sáu năm sau tôi lần hồi về quê sinh sống. Ba năm sau, tôi sang miếng đất của ông chủ cạnh nhà bà chị gái tôi. Ong còn sống đó ông đến thử hỏi coi có phải vậy không. Nhà khi xây cất, tôi có làm giấy tờ xin phép đàng hoàng. Suốt chín năm trời trôi qua, ông không có một lời thăm hỏi, làm sao ông biết được chuyện đất đai nhà cửa. Vậy mà ông cứ đệ đơn ra toà kiện con. Sao ông lại ngang ngựơc được như thế chớ.
 
Khi toà chưa xử thành án, ông còn đến quấy nhiễu con lần nữa. Lần đầu tiên tôi thấy con nó to tiếng.:
-    Dạ, ông đúng là ba tôi. Làm con không nhận cha ruột thì không được, nhưng ba thử nghĩ xem ba đã cho tôi cái gì. Ba đã làm gì cho tôi thành người. Ba trắng tay là chuyện của ba. Tôi bây giờ cũng trắng tay, nhưng bao nhiêu tài sản tôi đã cho con tôi hết, tức là cho những đứa cháu nội của ba đó. ba có gan thì ba đi đòi chúng nó. Còn tôi, không có gì hết, không có gì hết. Ba rõ chưa?
Tưởng rằng ông không nghĩ đến con thì cũng nghĩ đến cháu, ai dè ông lu loa lên:
-    Bớ người ta, lại mà coi con đánh cha này, bớ người ta…
 
Ông có biết con nó phải chui bờ rào lén đến nhà người quen ngủ qua đêm trong một trại nuôi cút mà không dám về phòng ở không. Nó đánh ông hay ông đánh nó, khi trong tay ông là cây gậy tầm vông, và ông phang côm cốp vào tường, vào cột nhà. Trên đời này có ai ăn vạ giỏi hơn ông nữa không?
Ông đã đưa đơn kiện tôi ra toà đòi ly hôn.
 
Ông đã đưa đơn kiện con ra tòa đòi chia của.
Hôm nay tôi làm đơn kiện ông trước Diêm vương, đòi công lý. Ở trên ấy ông cứ tác yêu tác quái đi, xuống dưới này sẽ có người xử ông trả lại sự công bằng cho mẹ con tôi. Ông rõ chớ.
 
NGƯỜI ĐÀN BÀ MƠ
Đêm qua em mơ mà em khóc quá trời. Thức dậy mà em còn nức nở.
-          Em mơ thấy gì?
-          Thấy anh với con nhỏ nào ấy. Em bắt quả tang.
-          Nhỏ nào, hình dáng ra sao?
-          Con nhỏ ấy nhỏ xíu. Em lôi hai người ra mà em khóc. Thức dậy còn nức nở đó.
 
NGƯỜI ĐÀN ÔNG MƠ
Bỗng nhiên nàng thấy chán tất cả. Nàng chỉ muốn chết thôi. Thực đấy. trước đây nàng còn đam mê. Chớ bây giờ thì hết. Chẳng còn thiết tha gì cả.
-          Mình xa nhau đi. Anh biểu em mà hết đam mê là anh sẽ không đến với em nữa. Em bây giờ chẳng còn ham muon gì nữa. Nên xa nhau đi. Vẫn còn kịp mà. Sợ rồi khăng khít quá, mình mắc tội. Anh đừng giận em nhé.
-          Em đừng buồn anh. Anh sẽ chờ, nếu em còn cần anh, em gọi anh, được không?
-          Sẽ không bao giờ em gọi anh đâu. thôi đừng hôn em nữa. Như thế đủ rồi. anh hôn em, em không chịu nổi. Chúng mình lại mắc tội nữa đấy. anh cứ về, lúc nào thực nhớ em thì đến, chúng mình không được phép hôn nhau nữa. Như thế tốt hơn.
Hắn ra về.
Quay lại thấy nàng đã biến vào bóng tối.
Thực hay mơ.
 
13.
Ngay sau khi đến trại giam lần thứ hai người đàn ông kiếm ngay người bạn vong niên, người đã nhờ ông đến thăm người nữ phạm nhân đó. ông đưa anh ta đến một quán cà phê vắng vẻ. Ông kể lại mọi chuyện cho anh ta nghe. Thấy anh ta gục đầu vẻ tội nghiệp. Nhưng ông không thể không đay nghiến anh ta mấy câu:
-          Tôi thực không ngờ cậu lại là một con người như vậy. Quá đang, thực quá đáng. Cậu cò biết là cậu đã giết cô ta rồi không?
-          Không, không phải như vậy.
Nhìn gương mặt thiểu não của anh ta, người đàn ông không chịu nổi, thèm táng vào mặt anh ta một cái bạt tai, xem thử anh ta có bừng tỉnh không. Đến giờ nàymà anh ta còn chối bỏ những việc mình làm. Ông trừng mắt nhìn anh ta, nhưng anh ta không thấy, miệng vẫn nói như nói với ai, với người nào đó không biết chuyện gì đã xảy ra:

-          Cô ấy bỏ tôi mà đi, chớ tôi đâu có nhẫn tâm mà đuổi cô ta đi.trời đêm đó đúng là mưa tầm tã. Thấy cô ấy chạy ra ngoài, tôi cũng lao theo. Nhưng cô ấy chạy nhanh lắm và chạy đường nào mà tôi không còn tìm thấy nữa. Tôi lao xe đi trong mưa. Những giọt như những viên sỏi ném vào mặt tôi, rát rạt. Tôi về nhà cổ, nhưng quả thục tôi không dám gọi cửa. Bỗng nhiên hôm đó tôi trở nên hèn nhát.
-          Hôm đó mới hèn nhát sao - Người đàn ông ngắt ngang lời anh ta – Cậu hèn nhát từ lâu rồi. người ta dám làm dám chịu mới là người đàn ông. Cậu cưỡng đoạt người trong lúc người ta đang lúng túng trứơc cuộc sống lạ hoắc. Rồi cậu biến thân xác người ta thành của sở hửu riêng. Người đàn bà người ta rất tôn trọng thân phận.  Nhưng cậu biến thân phận người ta thành một thứ như vật dụng, một thứ công cụ. Vậy mà cậu biểu cậu yêu người ta. Cậu biểu người ta là vở cậu. Vợ con kiểu gì thế, hả?Như vậy mà cậu hành hạ người ta ngần ấy năm trời, người ta vẫn chịu đựng. Cậu tươngnhư thế là cậu tốtlắm hả.
-          Nhưng có ai cho tôi biết là cổ đi đâu đâu. tôi biết cô ấy đi đâu, tôi cũng kiếm cô ta cho bằng được. Sau đêm ấy tôi ân hận vô cùng. Tôi muốn chuốc lỗi, nhưng không ai cho tôi chuốc lỗi. Mọi người hè nhau che dấu tô. Sao lại phải như thế.
-          Thì người nhìn rõ bộ mặt cậu rồi. người ta không còn tin ở cậu nữa, chớ sao.
-          Nhưng anh có biết sau đó thì sao không…
-          Thôi đi, cậu đừng biện minh cho việc làm của cậu nữa. Tôi biết những chuyện sau đó rồi. Rằng  cậu thấy người ta ngồi sau xe một thằng đàn ông, cậu phóng xe rượt đuổi theo nhưng không  kịp. Rằng sau đó cậu nhờ người theo dõi cô ta, tìm cách bắt cô ta về. Phải không? Có một lần cậu chạm mặt cô ta, cậu lớn tiếng nạt nộ, tính bắt cô ta về chớ gì. Nhưng cậu đã bị anh bộ đội kia dậy cho một bài học bằng cách quát vào mặt cậu mấy câu. Sau đó thì đu6ỉ đi phải không? Cậu biết cả hai cùng ở Campuchia về, cậu bảo bên quân pháp rằng anh bộ đội kia đào ngũ, rồi bảo rằng cô ta hoạt động cho CIA. Người ta không tincậu sao được. Với cái lý lịch có mấy anh rể là sỹ quan chế độ cũ. Bản thân có chồng chốn đi nước ngoài, và quả thực mới từ Campuchia về, thì những điều cậu báo là hợp lý quá rồi còn gì nữa. Hậu quả là như vậy dấy. Nhưng may sao anh bộ đội người ta xác minh sớm, anh ta được nghỉ phép về thăm quê, nên không ai bắt anh ta. Trong khi cậu không dám đi thăm nuôi người ta thì anh bộ đội kia dành hế những ngày phép của minh để lo cho cổ trong những ngày sống bên xứ người. Như thế mới là đàn ông chứ. Đâu có phải gần người ta mà mình bị xấu đi đâu. trong khi đó, cậu phải nhờ tôi đi thăm. Thế đấy. Còn cổ thì bị giam cho đến bây giờ. Như thế chắc cậu hả lòng, hả dạ lắm có phải không? Cậu điên. Cậu điên thực rồi. sao cậu lại có thể làm một việc hồ đồ như thếd. Năm năm, đủ thời gian để cậu hàn gắn gia đình với người vợ trứơc thì cậu cũng nên buông tha cho người ta, để người ta sống với chớ. Lúc này cậu còn liên quan gì tới cô ta đâu. giả sử cậu có bắt được cổ về, cậu có dám công bố trước mọi người cổ là vợ cậu không? Không chớ gì? Sao cậu còn hành hạ người ta đến nông nỗi này. cậu còn tiếc cái gì nữa chớ. Hay cậu còn thù người ta chỉ vì đã dám trốn khỏi cuộc sống ngục tù mà cậu tạo ra cho người ta.
-          Sao anh biết hết mọi chuyện vậy, hay cổ kể cho anh?
-          Cổ làm sao biết những gì cậu làm mà kể. Tôi đang tìm cáchchứng minh dùm cho cổ. Để cổ nhanh chóng được trả tự do, nên tôi biết mọi chuyện.
Anh ta cúi đầu. Lát sau mới tiếp:
-          Cô ấy là người đàn bà mà tôi gặp. Biết chịu đựng. Khi chưa yêu thì kín đáo. Khi đã yêu thì nồng nàn. Cổ lại biết lo việc. Kiếm được người đàn bà buông tay này, bắt tay kia như cổ, khó lắm. Hồi đó tôi cứ bị thắng chồng trứơc của cổ ám ảnh. Tôi luôn nghĩ rằng: cổ sống với tôi là tạm bợ, là dựa vào tôi, chờ thời cơ là trốn đi với chồng. Việc gì cổ làm tôi cũng cho rằng cổ đang chuẩn bị sẵn để đi. Nhất là khi cổ giao đứa con cho người bảo lãnh đưa nó đi Mỹ với cha nó…
Người đàn ông muốn nói với anh ta đôi lời chua chát nữa. Nhưng ông biết có nói cũng bằng thừa. Nhiều người cứ cho rằng người đàn bà nhỏ nhen, ích kỷ, nhưng ngẫm cho cùng, đàn bà cũng như đàn ông, người đã íck kỷ, nhỏ nhen thì cũng như nhau cả thôi. Ông hỏi anh ta:
-          Bây giờ cậu tính sao. May mà cổ không bị kết án về tội làm gián điệp như cậu tố cáo, nhưng cũng bị kết án vì tội vượt biên trái phép. Một năm tù giam. Trời đất, cậu có biết thế nào là ngồi tù chưa. Chưa hả, thì vô ngồi cho biết. cậu đã hại người ta đến mức như vậy. Nếu cậu không tố cáo, thì cổ cũng như bao nhiêu Việt kiều hồi hương khác thôi, ai người ta tính đến việc cổ trốn ra nước ngoài. Cậu nên đến thăm cổ một lần cho có tình, có nghĩa.
-          Không, tôi không thể đến thăm được.
-          Sao vậy? Không lẽ đấn bây giờ cậu vẫn không hiểu là cậu đã hại cổ so?
-          Dạ biết. nhưng anh hiểu cho tôi.
-          Cậu biểu tôi hiểu cậu thì phải hiểu ra sao đây?
-          Thế là đủ, bao nhiêu oán hờn của tôi, như thế là vừa đủ.
-          Trời đất ơi. Sao trong trời đất này còn tồn tại một lối suy nghĩ về sự công bằng kiểu ác độc thế này chớ.
 
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
            Ta nhớ thời còn trẻ. Ta đã từng lang tahng trên con đường dát đầy ánh trắng với bạn tình. Trăng ngày đó sao đẹp thế. Non ơ như đời ta non tơ. Bàn tay chàng sao ấm áp thế. Khuôn ngực chành sao khoẻ khoắn thế và bờ vai chàng thực vững chắc. Ta đã để nguyên bàn tay ta trong tay chàng. Ta đã áp ngực ta vào ngực chàng và ta đã ngả mái đầu vào vai chàng, tin cậy, phó thác… Đàn bà là như vậy sao? Ngày ấy, hình như trong ta không còn một chút nghi kỵ nào. Không gơn một chút.
            Nhưng sau những đêm trăng dát bạc ấy ta không còn là ta nữa. Một nửa đời ta là của chàng. Ta say đắm trong những ngày tràn trề hạnh phúc. Nhưng rồi, ta bỗng mất eh61t. đến bây giờ ta cũng không biết vì sao mà ta alị mất. Ô hay, không lẽ người ta dễ quên thế hay sao? Bỗng nhiên, chàng xa lánh ta. Xa laxnh1 chẳng có lý do gì chính đáng.
Ta đành đi lấy chồng. Người đàn bà nào chẳng có một lần lấy chồng. Thì lấy cho xong. Nhưng ta lại sai lầm. Một sai lầm làm mất đời con gái của ta. Chia tay. Chớ còn biết làm sao được. Lần chia tay này đau đớn hơn lần chia tay trước, thua thiệt hơn lần chia tay trước. Nhưng điều đáng buồn hơn cả là ta mất lòng tin. Ta không tin ta và nhất là không tin đàn ông. Thấy đàn ông là ta tránh xa. Cũng nhiều người muốn gần ta. Cũng có người rủ rê ta. Nhưng hình như ai cũng đang dối ta.
Mới đây nhất có một anh chàng tuổi cách ta quá xa, nhưng ràng tự kéo tuổi mình lên cho kịp ta. Đưa ta đi trong một khoảng rừng thưa. Ta đã phải khuyên anh chàng, đừng vội vã chiếm đoạt ta. Như thế có thể làm anh chàng mất hết tất cả. Anh chàng biểu ta: nếu được ta thì mất hết cũng cam chịu. Oi chao lại thêm một lời nói dối vội vàng. Ta đâu có thể để cho chàng chiếm đoạt ta. Ta lo cho danh dự của ta nữa chớ. Đàn ông mà, khi c6àn có thể nói hết lời, không một gram giữ lại. Nhưng khi được thứ mình cần rồi, họ vừa giống như lá chuối hơ lửa, lại vừa giống bóng đêm đen kịt. Mềm èo và có chút trương lai gì cho ta. Au là ta cứ một mình…
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Nếu có phải đánh đổi đời mình cho một hạnh ph1uc đến tột cùng cũng đáng. Nhưng thực chẳng thể có. Sau những giây phút hạnh phúcng ta còn phải sống, người ta còn phải đối chọi với biết bao nhiêu chuyện trên đời này. Nghiệm cho đến cùng, người ta chỉ chết đi thì mọi chuyện mới trở nên tốt đẹp. Lúc đó là hếtmọi giận hờn, hết mọi tính toán lo toan.
Bạn ta chẳng đã sống lúc cuối đời hết mình đó thôi.
Làm thơ hết mình.
Yêu hết mình.
Giận cũng hết mình.
Để đến lúc chất biết bao nhiêu người thương xót.
Trong những giọt nước mắt thật thà vẫn thấy những giọt nước mắt hình như không mặn, nhưng vẫn là nước mắt.
Trong những tiếng khóc thật tàh cũng cónhững tiếng khóc ráng cho thê thảm. Nhưng cũng là tiếng khóc. Nỗi buồn có biết mấy kiểu, nhưng thế nào cũng là những nổi buôn.
Rõ ràng người chết chẳng thể biết ai thực ai giả, chỉ người thực người giả bên xác người là tự biết mình thôi.
 
14.
nói thì nói vậy, sau khi ông sa-lon mô tô về nàng rất buồn. Chắc chồng nàng không thể biết và sẽ mãi mãi không biết cái giây phút kinh khủng nhất đã diễn ra trong đời nàng. Khoảng cách giữa nhục dục và trong sáng chỉ cách nhau một khỏng cách thực mong manh. Từ lúc ông sa-lon luồn tay đỡ nàng ngaòi sân te-nít, đến khi ông dùng dầu nóng xoa lên vết đau, lúc ông đưa nàng về nhà, là một khóng cách dài vô tận. Cái khỏang cách thời gian thì dài vô tận mà khoảng cách giữa hai xác thịt lại cận kề. Khi ông ra về rồi, nàng tưởng như đó là thời gian đủ đưa nàng vào địa ngục, ở đó vấy vá những thèm khát. Nếu ngay trong những giây phút đó, khi ánh mắt nàng rực lên, hai gò má như hơ lửa và cả cơ thể nàng vồng lên thèm khát, gái như ông sa-lon mô tô biết nắm lấy tay nàng sớm hơn, không biết sự thể rồi sẽ ra sao, liệu nàng có đủ can đảm gỡ nhẹ bàn tay ông ta ra không? Khi ông ta về, nàng nhớ chồng khủng khiếp. Nàng thèm có chồng bên cạnh, được chồn âu yếm vuốt ve và được chồngđưa mình vào cõi hoan lạc. Nàng bỗng nhớ đến bao đậu phộng vỏ mà người tình thuở còn con gái mang cho. Sao nàng lại giao cho người làm lột vỏ? Để nàng làm, để nàng được mân mê những hạt đậu tròn, để nàng sẽ rang lên, đổ nước mắm vô, để cùng chồng thử bửa cơm đạm bạc mà có nhau xem nó ra sao.
Nàng kh1oc. Những giọt nước mắt không phải dành cho sự cô đơn mà là những giọt nước tiếc nuối và cam chịu. Nàng  cảm ơn ông sa-lon mô tô đã bầy ra một cuộc chơi để thử thách lòng can đảm của nàng, nhưng nàng cũng giận ông ta vì đã gieo cho nàng những suy nghĩ vẩn đục. May àm con quỷ trong nàng nó không hối thúc, nó chỉ cục cựa, nên nàng  thoát được cơn hiểm nghèo.
Nàng  lên lầu, về phòng, toan cởi hết quần áo để lên giường ngủ. Nhưng nghĩ sao nàng  tìm lại bộ đồ ngủ kín đáo xưa ra mặc. Nàng  nằm xuống, gối đầu lên chiếc gối nhỏ, ôm vào lòng chiếc gối ôm. Hai tay ôm chặt và hai chân cũng quặp chặt. Nàng cần những cái để bảo vệ, sợ tự mình khó giữ mình.
 
15.
người đàn ông không khuyên gì thêm. Người đàn bà sau một đêm xô bồ ngủ thiếp như một đứa trẻ con. Trên mặt đã thấp thoáng những nếp nhăn, ở đuôi mắt, ở trên trán. Thế mà dám nói mình còn mạnh. Người đàn ông lặng lẽ ngắm người đàn bà. Trong anh ta không gợn bất cứ một sự thèm muốn nào. Những nếp nhăn trên gương mặt kia giống như những đường gian khổ mà cô ta đã trải qua. Con đường này là do cô chọn, cô tự nguyện bước chân vào. Cô vùng vẫy sống, cũng chỉ mong có lúc nào đó có người yêu mình thực sự, không đòi hỏi gì và cũng không buộc cô phải phí bỏ tình cảm của mình. Chắc cả đời cô còn phải đi tìm nữa. Cô biểu cô còn mạnh mà. Trời đất ơi! Làm gì còn mạnh nữa. Tuổi mười bảy trôi qua nhanh quá. Tuổi mười chín hết những vô tư. Tuổi bây giờ nếu không khéo sẽ là những cuộc hơi vét cuộc đời. Nhưng không thể khuyên được, thôi đành để cô cứ sống bằng những kỷ niệm buồn, những mơ tưởng và những cuộc tìm kiếm hoài hoài. Nhưng có thể như cô nói: Biết đâu trong tận cùng của hanh hầm, lại có một ngách nào đó đưa cô thoát ra khỏi cuộc sống hiện thời.
 
16.
-          Thưa ni cô, không lẽ chuyện đó mà cô lên chùa sao?
-          Có thể, mà cũng không thể.
-          Tôi không hiểu.
-          Đừng bắt tôi giải thích. Buồn lắm. Mà bây giờ đi tu rồi, tôi không muốn mình trở lại những nỗi buồn. Hai người đàn ông đi qua đời tôi, tôi thấy họ cũng chẳng khác gì nhau. Nếu tìm người thừ ba, lại gặp đúng như thế, thì tốt nhất đừng kiếm nữa.
-          Không lẽ sau đó…
-          Có, có chớ. Nhưng khi gặp người ta rồi tôi lại nhớ đến những người kia. Ngọt ngào khi ân ái. Tại sao họ không nghĩ đến chuyện cưới tôi, tôi biết. không, không phải họ có người khác thay thế tôi đâu. cái họ không muốn là vì cái khác kìa. Sự hoàn mỹ của người đàn bà. Người thứ nhất chê tôi không có cuộc sống cơ bản. Ngày bán vài đồng bạc nước làm sao sống. Anh ta bỏ đi. Tôi ráng kiếm cách sống cho khá hơn thì người thứ hai đòi ở tôi sự trong trắng. Thành ra cái gì tôi cũng không có. Đành chấp nhận trắng tay. Tốt nhất là núp bóng cửa chùa, tìm tĩnh lặng cho đời mình thoát tục. Mà sao lại nói chuyện này trong chùa. Mô phật. Thiện tai, thiện tai, con đã làm ô uế cửa chùa rồi. nam mô anh di đà phật…
 
17.
-          Còn người ở lò gạch?
-          Cô ta về ở lại với người chồn cũ.
-          Về lại?
-          Thì sao?
-          Ơ làm sao ta?
-          Thì vẫn ở. Họ tránh tất cả những gì có thể dẫn đến sự bất đồng. chẳng hạn như vợ làm ăn mà vay nợ thì vợ trả, không cần chồng phải lo toan. Chồng bị khiển trách ở cơ quan vì không làm tròn trách nhiệm đấy là chuyện của chồng, vợ khọi hỏi đến. Làm nhà, vợ muốn tận dụng diện tích mặt đất, chồng thích không gian trên cao, thì làm thành hai nhà, một lên hai tầng lầu, một làm nhà trệt. Sau đó ai ở nhà nấy. Họ biểu còn vì con cái nữa. Ay là hồi đó, còn bây giờ, trai lớn đã lấy vợ, gái lớn đã gả chồng. Chẳng còn sợi dây nào níu kéo nữa, thì họ còn rảnh rang hơn. Không ai quấy rầy ai. Chỉ bửa cơm là ăn chung. Ngủ vẫn cứ riêng ra. Vả lại tuổi ấy rồi đâu còn có nhu cầu ngủ chung. Thế mà an phận, thế mà lại hay. Có ai hỏi về chuyện vì sao ly hôn rồi mà còn ở được với nhau. Ông chồng thì nói: Để người ta biết mình có vợ. Còn bà vợ thì bảo: nếp tẻ (ý nói có con trai, con gái rồi) có rồi, ở cho qua ngày đoạn tháng. Linh tinh, lộn xộn, biết rồi cuộc sống khác có tốt hơn.
 
18.
-          Còn một người nữa?
-          Ai vậy cà?
-          Cái cô ngiệp vụ ngân hàng ấy?
-          Em chê chuyện đó nhạt nhẽo, em còn hỏi đến cô ta làm gì?
-          Nhưng anh đã kể rồi mà.. cũng phải có đoạn kết chớ?
-          Chẳng có đoạn kết nào cả. Giống như chuyện gặp ngang đường vậy.
-          Nhưng sao lại là chuyện ngang đường.
-          Vì nó đúng như em nói. Chuyện nhạt phèo.
-          Vô nghĩa.
-          Vô nghĩa là vô vị. Trong đời cũng có những chuyện như thế chớ. Số phận an bài cho con người ta, có lúc chẳng thành gì cả, mà cứ phải nhắc đến. Em có bao giờ có những chuyện như thế không? Anh kể cho em nghe chuyện này. có một anh chàng nghịch lắm. Càng lớn càng nghịch. Bữa đó anh ta theo đuổi một cô gái. Cũng là chuyện giỡn chơi thôi. Cô gái đang chạy có lẽ thấy anh ta đã đến sát bên, hoảng quá quay lại. Đúng vào lúc anh ta đang dơ tay về phía trước như thể chuẩn bị bắt lấy cô ta. Ai dè, cô ta quay lại đột ngột, hai tay anh chàng ấy ấp ngay vào ngực cô gái. Cô gái hai má đỏ rần. Còn anh chàng thì ngượng muốn chui xuống đất. Có gì đâu, chỉ là chuyện vô tình mà anh chàng còn nhớ đến bây giờ. Mà hễ cứ nhớ đến là anh coi như mình đã có lỗi cới cô bạn của mình. Chuyện vô duyên, phải không em. Mắc gì phải nhớ, mắc gì mà cứ buộc tộ mình hoài vậy.
Nói vậy nhưng không phải vậy đâu em. Cái người đàn ông đó đến tận hôm nay vẫn còn nghĩ về sự nhạt nhẽo năm xưa. Em có tin là có những chuyện nhạt nhẽo nhưng cứ bắt người ta phải nghĩ hoài không? Mở đầu câu chuyện này là hai người ghép lại sống và bán cà phê bình dân kai mà. Sao một nhân vei6n ngân hàng lại phải đi bán cà phê với một người đàn ông nghèo như vậy? Đừng ngạc nhiên. Anh tưởng tượng ra chuyện như thế đó. bởi anh nghĩ rằng, thế giới vài tỉ người, mới chỉ có vài ba ông bác học giỏi, vài ba ông làm chính trị giỏi mà thế giới đã loạn cả lên. Chiến tranh liên miên hết góc trái đất này đến góc trái đất khác. Thực kinh khủng. Những nhà bác học giỏi, những nhà chính trị giỏi làm cho mọi người xung quanh sướng lênít nổi tiếng hơn những người kia. Phải không nào. Nên cái anh chàng chui ra trời lạnh, mang áo khoắc cho cô nhân viên ngân hàng để rồi chính mình bị lạnh băng, phải vội đi lấy vợ thôi. Còn cái cô nhân viên ngân hàng kai, chắc là có tiền, thì phải chia cho anh nghèo mà cùng sống. Có khi bán cà phê chỉ để che mắt thiên hạ. Nói tóm lại, anh chẳng biết gì về họ cả.
-          Thế sao anh kể?
-          Thì trong mớ chuyện sâu sắc, sao chẳng có một chuyện vô duyên.
 
19.
Sau khi nói chuyện với anh bạn vong niên gần một tháng saung đàn ông mới đến trại giam thăm nhưng đàn bà ở trong tù. Cảnh vật chưa có gì kịp thay đổi. Ong vẫn được cán bộ quản giáo xếp cho một chỗ riêng dành để nói chuyện với người đàn bà. Chỉ thế thôi, người đàn bà cũng biết ông ta có cái thế như thế nào trong xã hội. Bữa mang cô ta ra xét xử, ông có tới tham dự phiên toà. Bản cáo trạng không dái và lời tuyên phạt cũng không lấy gì làm gây cấn lắm. Cô cũng không thể hiện rõ sắc thái tình cảm khi nhận bản án. Chỉ hơi cuối đầu và ánh mắt thì lạnh hơn chút ít. Nhưng khi bắt gặp cặp mắt khuey61n khích của người đàn ông, cô ta có vẻ như yên tâm hơn. Có mấy người thân trong gia đình cô đến tham dự. Họ được phép nói chuyện với cô trong chốc lát trước khi những cán bộ quản giáo đưa cô ra xe. Không thấy cô khóc như những phạm nhân khác. Trong thời gian tạm giam, nhờ ông can thiệp, người nhà cô cũng đã có đôi lần tìm cô. Vì trong thời gian đang điều tra, người nhà không được gặp, nhưng cũng được chuyển cho cô đôi ba thứ được phép sử dụng trong trại giam. Có lẽ đây là lần đầu những người thân của cô được gặp cô. Thấy họ cười, tuy không mặn mà, nhưng cũng đủ khuyến khích cô chấp nhận bản án. Cũng thấy cô nhìn vóng ra xa, như đang mong đợi ai đó. Có lẽ chỉ người đàn ông biết cô đang có ý tìm ai. Tất nhiên, trong phút cay đắng của cuộc đời, có thể oán hận, nhưng một ngày cũng nên ngãi, biết đâu lúc đó có người còn đến. Một chút quan tâm, có thể giúp người ta thoát khỏi những suy nghĩ chua chát trong đầu. Bửa đó, ông cũng lại gần cô. Cũng nói với cô vài lời, như người bạn, nhưng cũng đủ thông tin để cô hiểu rằng cái gì quên được thì cứ quên đi.
Hôm nay vẫn cái bàn mộc kê dưới tán cây bàn. Bữa trước đến, còn là mùa khô. Cây bàn rụng lá nhiều. Nay có đôi ba cây mưa. Những búp bàng non đã trổ, những chiếc lá còn lại sau mùa khô đã mướt xanh. Người đàn bà không phải giam trong phòng nữa mà đã được ra ngoài để làm việc như những phạm nhân khác được làm. Khi nghe tin có người đến thăm, cô mừng ra mặt. Gặp ông, đã có được nụ cười.
-          Ông… Cám ơn ông đã đến. Không phải anh ta nhờ ông đến đấy chớ?
Ông cũng cười:
-          Đâu cứ phải cậu ta nhờ tôi mới tới.
Ông không muốn nói với cô một điều: có thể ông sẽ chẳng phải cần thiết đến thăm cô, vì chỉ cần một lần thăm giúp thôi cũng đã đủ lắm rồi. Nhưng ông cứ có cảm giác mình mắc lỗi nếu không đến thăm cô lần nữa. Ông càng giận người bạn vong niên thì ông lại càng thương cô. Lúc này mà có một người đàn ông đến với cô, chắc cô đỡ tủi thân nhiều lắm, nhất là người đàn ông đã từng chung chăn gối với cô.
-          Đúng là cậu ta không nhờ tôi, mà tôi muốn đến thăm cô. Mọi thứ gởi cho cô, giám thị đang kiểm tra cũng là do tôi chuyển. Cô vui lòng nhận. Rồi sau nữa…
-          Rồi sau cái gì.
-          Cái bữa cô được ra khỏi trại giam bên Campuchia…
-          Ông vẫn còn muốn nghe nữa sao. Chuyện buồn như thế nghe chi cho mệt, ông?
-          Nghe chớ. Tôi rất muốn biết sau đó thì ra sao. Cô làm sao có thể sống được ở bển mà không có ai thân thích.
-          Thật ra, cũng chẳng còn chuyện gì nữa mà kể. Tôi nhịn đói hết một ngày. Tôi đâu có biết đi ăn xin như người ta. Cũng chẳn biết trộm cắp bao giờ. Có  một nghề cũng giúp tôi thoát khổ, đó là nghề bán thân. Nhưng muốn bán đâu có dễ. Nghề nào cũng phải có kẻ dẫn mối, mà tôi thì một thân một mình. Đã có lúc tôi chợt nghĩ đến việc đó, nhưng tôi lại tỡm lợm chính tôi, khi tưởng tượng ra cảnh mình chịu nhục trước những người đàn ông lạ.
Nhưng ông có tin đời có những chuyện ngẫu nhiên đến khó tin không? Đúng vào lúc vào lúc tôi lã đi vì đói thì tôi gặp anh bộ đội đã từng hô hấp nhân tạo cho tôi ở cảng Cô Công. Cũng chỉ vì đã từng hô hấp nhân tạo cho tôi mà ảnh nhận ra tôi, khi tôi xém xỉu ở một góc chợ Olympích. Anh ngạc nhiên sốc tôi dậy:
-          Cô làm sao thế này?
Thật khổ tâm phải trả lời anh một câu hỏi:
-          Tôi đói.
Anh kéo tay tôi vào một cái quán ven đường, mua cho tôi một dĩa cơm. Tôi ăn ngay không khách sáo. Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là đói và hạnh phúc như thế nào khi có được một bữa no. Sau đó tôi đã kể hết mọi chuyện cho anh ấy nghe và cũng kể luôn vì sao tôi được thả ra từ trại tập trung. Chờ cho tôi hết chuyện anh mới hỏi:
-          Bây giờ cô tính sao?
Tôi lắc đầu.
Anh lại hỏi:
-          Bây giờ cô định về đâu?
Tôi cũng chỉ biết có lắc đầu.
-          Hay tôi tìm cách đưa cô trở lại Việt Nam.
Tôi hoảng hốt la lên:
-          Không, tôi không thể trở về Việt Nam được.
Tôi biết, anh bộ đội ấy đang lúng túng. Khi không gặp một kẻ không quen biết như tôi, lại trong hoàn cảnh khó xử như vậy. Tôi đọc thấy sự lúng túng trong mắt anh. Tôi nói:
-          Không sao đâu. cám ơn anh đã giúp đỡ. Anh có việc thì cứ đi đi, mặc tôi, thế nào rồi tôi cũng có cách mà.
-          Làm sao tôi có thể đi được. – Anh nói – thà tôi không gặp cô. Bây giờ thế này, tôi sẽ đưa cô đến nhà một người quen của tôi. Cô có thể ở đó vài ngày cho lại sức. Sau đó sẽ tính tiếp.
Đó là gia đình một người thầy giáo người Việt dạy tiếng Pháp trong một trường tư. Như anh nói thì họ là đồng hương. Gia đình ông sang đây sống từ hồi ông còn là một đứa nhỏ. Căn nhà không lớn, nhưng có mấy phòng cách biệt. Nhà ông không đông người. Ngoài hai ông bà, có thêm một cậu con trai gần bằng tuổi tôi và hai cô con gái lớn, chắc cũng chỉ hơn tôi một hai tuổi. Tôi dể dàng thân thiện với gia đình ông giáo vì có lời giới thiệu của anh bộ đội. Trong lúc khó khăn có người cưu mang thực chẳng mong gì hơn. Đã thế ông giáo còn biểu: cô cứ ở đây, từ từ kiếm việc làm.
 
May sao tôi còn nhớ mang máng địa chỉ mà chị hàng xóm đưa tôi qua Campuchia. Sau bao nhiêu ngày, vừa phụ giúp việc nhà ông giáo để kiếm bữa ăn hằng ngày, tôi cũng nhớ ra được địa chỉ đó và nhờ anh bộ đội kiếm dùm.
 
Anh bộ đội ấy hằng ngày đến thăm tôi. Khi không anh lại phải chịu gánh một cái gánh nặng về một người không quen biết. mà anh gánh một cách vô tư. Mỗi ngày, một câu động viên. Xin nói thêm, anh luôn động viên tôi trở về Việt Nam. Anh nói với tôi, dẫu sao thì đó cũng là quê hương mình. Còn chuyện người đàn ông làm chồng kia, cứ thẳng thắn mà đối mặt. Ơ được thì phải có điều kiện, không ở được thì thôi. Mắc mớ gì mà phải lưu lạc giang hồ vậy cho khổ. Nhưng tôi một hai kiên quyết không về. Cuối cùng anh cũng giúp tôi tìm được chị hàng xóm. Chị hàng xóm, anh bộ đội và gia đình ông giáo giúp tôi mở một quán ăn. Thế là tôi sống. Cũng không ngờ cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn nơi đất khách quê người.
Anh bộ đội ấy quay lại với tôi thường xuyên hơn. Trong ánh mắt của ảnh tôi đọc được một cái gì đó. nhưng tôi sợ, rất sợ. Có bao nhiêu sự thật về cuộc đời tôi, tôi đã nói hết ảnh nghe . tôi
Chương 9
 
cũng nói với ảnh đừng tiến xa hơn trong tình cảm của mình. Khi nghe tôi nói, ảnh buồn ra mặt. Nhưng rồi ảnh cũng biểu: ảnh sẽ mãi là người bạn tốt của tôi. Thế thôi không hơn.
Một hôm tôi thấy chị hàng xóm chạy đến hớt hơ, hớt hải báo tin: đứa con mà tôi giao người bảo lãnh đưa sang Mỹ cho chồng tôi đã không đi được. Người bảo lãnh kêu tôi về nhận lại con. Chị hàng xóm tính nhận dùm tôi, nhưng không được. Người ta chỉ giao lại cho tôi mà không giao cho ai khác. Tôi quyết định trở về để đón con sang bên Campuchia ở với tôi. Anh bộ đội xin nghỉ phép để đưa tôi về. Không ngờ về đến đây chưa được mấy ngày tôi đã bị bắt. Mấy ngày đầu bị giam, tôi không hiểu vì sao mình lại bị bắt. Cán bộ điều tra cứ hỏi đi hỏi lại tôi là người của tổ chức nào, làm việc cho ai, có liên hệ gì với chồng ở nước ngoài không? Có gì tôi nói vậy, nhưng phải mất khá lâu, không ai tin tôi. Nhưng rồi con người tôi sao thì nó là vậy… Họ kết án ra sao thì ông biết rồi đó. đành chịu chớ làm sao bây giờ.
Người đàn ông thấy đắng miệng. Ong muốn nói toạc ra hết thảy, nhưng biết nói như thế nào. Tôi thì cứ để cho cô ấy bình tâm. Không nên gây thêm hận thù trong cô, để trong cô còn chút sáng long lanh, một chút lòng tin váo cuộc sống ngày mai.
 
NGƯỜI  ĐÀN BÀ VIẾT
 
Thời còn là học trò, những ước nơ, những sôi nổi nửa vời… Người bạn trai thời tuổi trẻ, trong đêm chia tay đã vừa đàn vừa hát, bả nhạc gì khiến lòng ta bồn chồn, nôn nao. Khuân mặt chàng sao buồn đến vậy. Bạn bè nhiều đứa lao xao. Tàn một đêm vui, sáng ra chàng lên đường nhập ngũ. Hết cuộc chiến chàng nằm lại đâu đó nơi chiến trường. Vĩnh biệt chàng của một thời tuổi trẻ, vĩnh biệt người yêu đầu mà ta chưa kịp ngỏ lời nào.
Tình yêu mãi mãi là giấc mơ. Tình yêu luôn ở mội góc nào xa lắc, xa mãi trên thiên đường. Đối mặt với cuộc đời tầm thường thì bỗng nhiên tình yêu trở thành hèn mọn.
Cuộc đời có khi là dòng sông. Cuộc đời ta là sông dài không bến đỗ. Phải, không đỗ ở bất cứ bến nào. Bến nào cũng tầm thường hèn mọn, bến nào cũng rẻ rúng tham lam.
Ta thà làm một dòng sông chở đầy trăng trong đêm ly biệt, đau đớn lẫn ngọt ngào. Thà là như vậy mà hay.
Người nói, nếu ta không còn đam mê riêng mình thì người sẽ bỏ ta. Phải người nói thế rất đúng, hãy bỏ ta đi trước khi ta bỏ tất cả mọi người. Và tất nhiên nỗi buồn này, sẽ không giống những nỗi buồn xưa. Mỗi lần buồn là buồn một nỗi riêng. Mỗi lần khóc là khóc một nỗi khác. Rất khác nhau, nhưng đừng phũ phàng, đừng phản bội, đừng tráo trở, đừng ích kỷ, đừng nhỏ nhen.
Ta nói điều này với ai nhỉ. Với anh, với bạn, với người đã chia tay với ta, hay với chính ta.
03/1/2001
 
   20.
Hồi ấy hai đứa còn nhỏ lắm, mười hai, mười ba gì đó, và chúng ở gần nhau. Hai ngôi nhà ở hai miếng đất, chen giữa một hàng rào râm bụt. Hàng rào trồng đã lâu lắm rồi, ken dầy, và cao nagng cổ ngươì lớn. Hai nhà muốn nói chuyện với nhau cũng được, nhưng chỉ người lớn là có thể đứng hai bên nhìn mặt nhaumà nói được thôi. Gần nhà xa ngõ. Nhà nọ muốn sang nhà kia chơi thì phải mở cổng, người nhà này rẽ trái, nhà người kia quẹo phải mơío chiu vào cổng nhà nhau được. Nhưng hàng xóm, lân bang lâu nay cũng tốt. Có chuyện gì lớn nhỏ cũng gọi nau ra bên hàng rào mà nói, có khi nói cũng cả tiếng đồng hồ. Có tô canh ngon, có đĩa bánh xèo nhà làm cũng đưa qua hàng rào mà biếu nhau.
 
Riêng hai đứa trẻ, chúng móc một cái lổ dưới chân hàng rào. Mỗi ngày một ít. Người lớn cứ ngỡ đó là một lỗ chó chui. Mà mấy con chó cũng chui qua cái lỗ đó thực. Hai đứa thường chui sang chơi với nhau qua cái lỗ đó. Cho nó gần. Chỉ cần người lớn hai nhà có việc đi vắng là chúng tót sang kiếm nhau. Rất nhanh.
 
Nhà thằng con trai ở sát cây cầu sắt bắc qua một con suối nhỏ. Cái cầu này không phải bắc để cho người đi, mà bắc để đặt lên đó một đường ống nước bằng vòng tay người ôm. Đó là ống nước của nhà máy, lấy nước từ sông thành phố. Sau người ta cứ leo lên ống mà đi. Nhà máy nước mới nới thêm một tầng nữa, gác ván lên cho người qua lại. Vì thế mà cây cầu rất nhỏ, chỉ dắt vừa một chiếc xe đạp. Con suối cũng nhỏ, nhưng lại rất sâu. Bờ bên này là bờ bồi, nên nhà thằng nhỏ có rẻo đất trồng rau và chỉ trồng được các loại rau vào mùa đông. Thằng bé mười hai tuổi mà bé quắt. Nó còi. Nó còi cũng phải thôi. Cứ sáng tinh mơ là nó đã phải xuống gánh nước tưới rau với mẹ. Mẹ nó gánh bao nhiêu gánh nước thì nó cũng gánh bấy nhiêu gánh. Mẹ nó có bão nó ngưng, nó cũng không ngưng khi thấy mẹ nó còn đang tưới những lúông rau. Mà đôi thùng nước xem ra còn to hơn người nó. Ai cũng bảo, nó gánh nước quá nhiều nên không lớn lên được. Xong việc, trời vừa sáng. nó gặm vộicủ lang luộcrồi cắp sách tới trường. Chỉ học có buổi sáng. chiều về, đủ mọi thứ việc đến tay nó. Cuốc đấy, nấu cơm, nấu cám, băm rau heo, cho heo ăn… Phải thực khuya nó mới được ngồi vào bàn để học. Nhiều hôm, nó vừa học, vừa ngủ gục.
 
Còn con bé, nó không có được diễm phúc như thằng bé. Nó từ dưới quê lên. Nó gọi ông chủ nhà bên ấy là bác. Nghe kể dưới quê nhà nó nghèo lắm, nên phải gởi nó lên cho ông bác nuôi dùm. Nhưng đâu có phải để nuôi nấng gì, làm con ở thì đúng hơn. Mọi việc nhà đều đến tay nó. Am em, nấu cơm, quét dọn sân nàh, cũng bầy heo, bầy gà. Tất bật suốt nagỳ, không có thời giờ ngơi nghỉ. Nó không được đi học như thằng bé nhà bên. Nó thèm học lắm nhưng ông nhà bên ấy bảo: nuôi cơm mày còn chưa xong, làm sao cho mày đi học được. Nó cao hơn thằng bé bên kia tới nửa cái đầu, ốm nhách và tóc lúc nào cũng rối bù.
Hai đứa là tác giả của cái lỗ dưới chân hàng rào bông bụt. Lúc con nhỏ đến ở nhà bác kế bên là thằng nhỏ đã để ý. Con nhỏ người ngợm chẳng ra ôn ra tướng gì mà ru em ngọt như mái lùi. Nghe nó ru, mà chính thằng bé cũng muốn ngáp ngủ. Nhất là khi đêm nó học khuya. Tiếng ru của con bé bên ấy cứ lôi thằng bé vào giấc ngủ chập chờn:
 
Au ơ…
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.
Au ơ…
Lần đầu tiên hai đứa nói chuyện với nahu là hôm thằng bé thấy con bé ngồi khóc tấm tức ở chân rào bên kia. Hôm đó thằng bé học khuya như mọi bữa. Tiếng khóc nhỏ, nhưng trong khuya, nghe trõ ồn nột. Nó lách cửa đứng bên này hàng rào và hỏi chõ sang rất khẽ:
-          Này... mày làm sao thế. Bị đòn hả?
-          Không… tao chỉ bị bác tao phạt… - Con bé trả lời. Rõ ràng nó đang cố nén tiếng khóc nên tiếng nó nghèn nghẹt.
-          Mà sao mày bị phạt chớ?
Thằng bé gặng hỏi:
-          Lúc chiều tao thấy có dĩa thịt heo trong sóng chén. Thèm quá, tao có ăn vụng một miếng. Thằng lớn của bác tao thấy, về nó mét… chiều nay, bác tao không cho tao ăn cơm… Bây giờ tao đói quá…
 
Thằng bé cũng thấy bụng mình chợt réo lên. Nó cũng đã từng bị đói. Ay là những bữa tươi rau chậm, về không kịp ăn, đi học với cái bụng rỗng, đến trưa về, đói hoa cả mắt. Gì chớ đói thì sợ thực. Nó chạy vội về nhà, xuống bếp. May sao trong nồi còn cơm nguội. Còn có một ít mắm. Nó trút tất cả vào một cái tô và chạy tới chân hàng rào. Nó gọi:
-          Này, mày đâu rồi. Tao có tô cơm cho mày này. lại đây…
Nó cố kiễng chân với tay qua hàng rào, nhưng không sao chuyển được tô cơm sang bên kia. Con bé bên kia ngửi thấy mùi cơm, mùi ma9m1, hước miếng ứa ra, nhưng với mãi cũng không làm sao đón được tô cơm . nó cúi xuống, hai tay nó thục vào mà moi,mà móc. Hàng rào lủng ra một lỗ. Thằng bé đưa được tô cơm sang. Tiếng con bé chợt la lên. Thằng bé hỏi:
-          Mày sao thế?
-          Cây nó thọc vào tay tao. Có lẽ chảy máu mày ơi.
Nhưng nó cũng chụp được tô cơm. Bên này hàng rào, thằng bé cũng nghe con  bé vừa ăn vừa hổn hển thở. Nó nhắc:
-          Mày ăn từ từ thôi. Mắc nghen chết đó.
Cái lỗ hàng rào có từ hôm đó. cái lỗ bắt đầu chỉ lọt được tô cơm nguội. Sau nó lờn dần, lớn dần lên. Khi thì thằng bé dấu củ lang chuền sang cho con bé. Khi thì con bé ăn theo em bé được cái kẹo cũng lùa sang cho thằng bé. Mỗi ngày cái lỗ mỗi lớn hơn. Hai con chó của hai nhà thấy cái lỗ cũng góp phần moi thêm, rồi chui sang kiếm nhau nô dỡn. Sau này hễ người lớn hai nhà đivắng là hai đứa lại chui qua cái lỗ, chơi với nhau. Hoặc đứa này sang đứa kia, hoặc đứa kia sang nhà đứa này. hai nhà sống với nhau lâu không xích mích gì, nên có thêm cái lỗ dưới chân hàng rào cũng không mấy ai để ý đến. Nếu có ai thấy cũng chặc lưỡi: lỗ chó chui ấy mà.
 
Kể như thế là hai đứa nhỏ đã quen nhau từ lâu lắm rồi. Cái gì cũng có hoàn cảnh của nó. Thằng bé thì đông em bé, nhưng phải thay tía mà nó lo mọi chuyện trong nhà. Nó thường không được đi đâu ngoài giờ đi học. Còn con bé lại càng không được đi đâu, bởi suốt ngày phải chăm mấy đứa con ông bác. Chúng nó thành bạn nhau là chuyện hiển nhiên. Tranh thủ từng phút một trong ngày, hễ rảnh rỗi một chút là chúng chui lỗ rào qua tìm nhau. Đôi khi chúng cũng bị người lớn bắt gặp. Mấy đứa em không có chuyện thì cũng được bỏ qua. Nhưng nếu có chuyện gì thì thế nào con bé cũng bị mấy roi vào đít. Thì thằng bé thế nào cũng bị phạt ăn cơm sau mọi người trong nhà. Nhà em đông, ăn sau là một cực hình, nhiều khi chỉ còn có mấy hột cơm nguội. Thức em đã bị lũ em tranh nhau ăn hết rồi. tuy nhiên, những cuộc bị bắt gặp ít lắm. Và những cuộc bị bắt gặp mà bị roi, bị phạt cũng không nhiều. Ơ những vùng nửa quê, nửa tỉnh, không như thành phố nhà này liền nhà kia nhưng đèn nhà ai, người ấy rạng, và cũng không giống thôn quê, nhà này có thể sang nhà kia bất cứ giờ nào khi có công việc. Ơ đây, quen không xích mích, nhưng nhà ai lo nhà nấy, chỉ sang nhà nhau khi có lời mời. Nên chuyện hai đứa tìm nhau nó có vẻ giống giống như nhà quê, nên nhiều lúc người lớn cũng tha thứ cho chúng.
 
Trở lại chuyện hai đứa trẻ vào năm chúng mới mười hai tuổi.
 
Một hôm giấc cũng khuya lắm rồi. Thằng bé đang học bài thì bỗng nghe tiếng gãi gãi cánh cửa. Thoạt đầu, ngỡ nhốt con chó bên ngoài, nó gãi cửa đòi vào. Nhưng nghe một lúc, nó nhận ra không phải tiếng chân chó cào, mà rõ ràng là do người cào thành từng nhịp, từng nhịp một. Con bé! Nhưng nó kêu gì vào lúc này chớ. Thằng bé khẽ rời bàn học, mở cửa sau. Mẹ nó hỏi:
-          Giờ này đi đâu, con?
-          Dạ con đi tiểu…
Con bé nghe tiếng mẹ thằng bé hỏi, vội chui tọt qua cái lỗ hàng rào, và ngồi chờ thằng bé ở đó. chờ thằng bé lại gần nó hỏi:
-          Mày có dám ra ngoài cây rơm không?
-          Giờ này ra làm gì chớ?
-          Tao có chuyện này hay lắm, tao muốn kể cho mày nghe.
-          Mày ra trứơc đi. Để má tao ngủ cái đã…
-          Lâu thế…
-          Không lâu đâu. má tao sắp ngủ rồi. mới giật mình lúc tao mở cửa đó.
Con bé từ ngày về ở với ông bác, chưa bao giờ được ngủ nhà trên. Ong bác dọn cho nó một góc dưới bếp, kê vào đó cho nó một miếng ván cho nó ngủ hằng đêm. Nó ngủ ở đấy có cái lợi là, khi bác trai, bác gái dậy lúc nào, động chân động tay là con bé thức dậy phụ việc, không cần phải đánh thức. Cũng phải kể thêm ở vùng nửa quê, nửa tỉnh này có những người vứa làm nghề nông vừa buôn bán nhỏ. Nhà ông bác của con bé cũng có một cây rơm như bao nhà nông khác. Thường thì rơm được thu về sau vụ lúa, đánh thành cây để dành cho bò ăn những lúc thiếu cỏ. Nhưng những lúc thiếu việc làm có thể trải ra làm nấm rơm, cũng kiếm được ít tiền vào lúc giáp hạt.
Một lúc lâu sau thằng bé mới ra. Trời sáng trăng suông. Se se lạnh. Sương xuống đã làm ẩm cái áo mỏng của con bé. Hai đứa ngồi xuống chân cây rơm.
Đợi cho thằng bé ngồu yên chỗ, con bé mới iểu:
-          Hôm nay tao trốn đi coi ti vi ngoài đầu xóm đó.
-          Chết, mày không sợ bác mày biết hả? Trốn sao được?
-          Nhà bác tao thường ngủ sớm lắm. Tao đi, không ai biết đâu.
-           Mày liều quá.
-          Không sao mà. Mà bác tao có biết thì tao cũng đến bị trận đòn thôi chớ gì. Bị đòn mãi rồi tao hết ngán luôn. Mông tao lóng rày nó dầy lên rồi, không sợ…
-          Nhưng mày đi có một chút, có chuyện gì hay mà kêu tao?
-          Hay thực mà mày. Tao thấy… tao thấy người ta hôn nhau… thích lắm.
-           Hôn thì có gì mà thích. Thì cũng giống một tao thường hôn thằng út nhà tao thôi. Tao thích mấy cái phim uýnh lộn ì xèo hơn. Những cú đá song phi, khinh công bay ào ào, vậy mới đã…
-          Không, không phải như má mày hôn thằng út đâu. hai người lớn họ hôn nhau kài…
-          Thế thì thích cái gì chớ.
-          Thích thật đó. Mày không tin hả. Không thích sao người ta cứ nhắm mắt lại. Không tin để tao hôn thử mày coi.
-          Thôi. Ghêthấy mồ. Tao không thích đâu.
-          Thì cứ thử xem.
 
Đúng là thằng bé không thích một tí nào. Nói đến truyền hình, nó chỉ thấy thích mấy cái phim chưởng. Chíu chíu, xèo xèo, hứ hự… thích hơn. Nó đang tưởng tượng như vậy thì bỗng con bé ôm lấy đầu nó ghì lại và hôn vào má nó rồi vào miệng nó. Thằng bé hoảng quá. Nó giật mạnh ra và chạy tông vào nhà. Hai con chó của hai nhà giật mình, chồm lên sủa ông ổng. Thằng bé tót vô nhà. Con bé cuống quá cũng chạy vào theo. Cả hai nhà nghe chó sủa dồn dập giật mình tỉnh giấc, bật đèn sáng lên và đổ cả ra sân. Con bé thoát vào được trong bếp. Còn thằng bé không chạy vào được đến nhà đã bị tía bó túm được ngay bên rào. Ong quát lớn:
-          Giờ này mày còn đi đâu hả? Mày tính đi ăn cắp ăn trộm của ai vào giờ này hả.
 
Tía thằng nhỏ nổi tiếng là ác đòn. Ông không đụng đến thì thôi, đã đụng đến thì cái roi bằng ngọn trúc không từ chỗ nào là không vụt tới. Thằng bé lập tức hứng chịu trận đòn, với ngọn trúc vun vút quất xuống. Nó nghiến răng ráng không khóc. Nhưng rồi đến lúc không còn chịu đựng được nữa nó phải rên lên:
-          Đau quá tía ơi. Tía tha cho con. Con thấy mùi mít chín, con tính ra vặt vô, sợ người ta lấy mất. Không ngờ con chó hoảng, nó sủa… Tía đừng đánh nữa, con đau lắm…
May sao, đúng là có mùi mít chín thực. nhờ thế mà nó được tha.
Thằng bé ôm cái mông lằn những vết roi chui vào giường ngủ. Bỗng nhiên nó thấy ghét con bé quá. Vì nó mà bị đòn. Vì nó mà… Lại còn hôn với chả hít. Mà miệng nó lại không đánh răng nữa chứ. Thấy ghét…
Thằng bé không biết, bên kia con bé cũng khóc. Nó cắn răng lại mà không dám khóc lớn. Mỗi ngọn roi vụt xuống là bên này con bé cũng giật nẩy người lên, tưởng như ngọn roi cũng đang quất xuống nó.
 Cả tuần sau, hai đứa không gặp nhau. Con bé thì sợ, còn thằng bé thì giận. Mỗi lần nghĩ đến chuyện đêm ấy, nó lại tức đến nghẹn thở.
Nhưng trẻ con giận nhau chẳng được bao lâu. Một hôm hai đứa tình cờ gặp nhau ở cái lỗ thủng hàng rào. Con bé nói với sang:
-          Mày… mày đừng giận tao nữa nghe. Tao năn nỉ mày mà…
-          …
-          Mày ghét tao, tao biết chơi với ai bây giờ.
-          …
-          Mày đi học còn có bạn… tao suốt ngày ở nhà, tao biết chơi với ai?
Con bé khóc ròng. Thằng bé cũng thấy mủi lòng. Nó chọc quê con nhỏ:
-          Thì mày đi trốn xem người ta hôn nhau trên ti vi ấy…
Con bé khóc lớn hơn. Thằng bé xử hoà:
-          Mày đưa cái đầu mày qua đây cho tao cú một cái tao tha cho…
 
Nó tưởng nói giỡn vậy thôi. Ai dè, con nhỏ rúc cái đầu qua lổ hàng rào. Thằng bé cười, làm sao mà cú lên đầu nó được. Nó nắm lấy mấy sợi tóc bù xù của con bé, giật nhẹ mấy cái, làm con bé nhột, cười khúc khích trong lúc nước mắt vẫn chảy dài. Từ hôm đó, hai đứa lại chui qua cái lổ hàng rào sang chơi với nahu khi người lớn hai nhà đi vắng.
 
Hai năm nửa trôi qua. Hai năm có những cánh mai vàng rụng xuống và hai mùa xuân trôi qua. Hai đứa trẻ bấy giờ đã khác xưa. Thằng bé bắt đầu nhổ giò cao lên. Tay nó lao động nhiều nên đã cuộn lên những đường gân, đã trtổ những bắp thịt. Gương mặt nó đã tròn lại, với cái c8àm nở, hai má đã phính ra có kèm một cái lúm đồng tiền. Hai con mắt nó sáng, thông minh và lộ vẻ quyết đóan.
 
Còn con bé, nó chỉ còn cao hơn thằng bé một chút. Nó vẫn không làm việc gì khác là bế em cho nhà ông bác. Nhưng tóc nó bây giờ không còn rối xù lên nữa. Khuôn mặt nó đã gọn lại, hình trái xoan. Hai mắt nó đã long lanh, cái mũi nhỏ xinh xắn. Cái miệng tuy ít cười nhưng rất tươi.
 
Dạo này chúng đã có thể đứng nói chuyện với nhau qua hàng rào, nhưng thú vui của hai đứa vẫn là chui qua cái lỗ hổng dưới chân hàng rào sang với nhau. Người lơ61n riết rồi cũng biết vì sao lại có cái lỗ hổng đó, nhưng cũng không làm gì mấy nhỏ, có khi lại còn thích thú nghĩ đến chuyện xa hơn một chút. Tía má thằng nhỏ quý cái nếtcon nhỏ chịu khó, ham làm, khéo tay và khéo cả cái miệng nữa. Còn nhà bên kia thì thương thằng nhỏ ở cái nết học hành chăm chỉ, cũng chăm chỉ phụ giúp việc nhà. Nhưng vốn là vùng nửa quê nửa tỉnh, nên cái tuổi mười bốn với cái tuổi mười hai cũng không khác nhau lắm. Cả hai đứa vẫn nguyên dạng là hai đứa trẻ con không hơn. Thằng bé vẫn cứ tồng ngồng tuông mình xuống sông trong những khi đi tắm. Còn con bé khi có việc vẫn xăn cái quần lên tới bẹn, để lộ ra cặp giò trắng nõn nà, nhưng vẫn lấm tấm vết muỗi trích. Nó vẫn phải ngủ dưới bếp trước cái mùng rách tứ tung, cột níu bằng những sợi dây đủ loại vẫn không ngăn được lũ muỗi tinh khôn thèm máu người. Thằng nhỏ đã vỡ giọng, tiếng nó khàn khàn, ngồ ngộ. Còn con nhỏ, dưới ngực áo đã nhô cao. Bản thân nó cũng thấy là lạ khi ở đó vồng lên một khối u trằng, mịn và gợi cảm.
 
Chúng không còn chơi những trò chơi của trẻ con nữa. Mỗi khi hai đứa gặp nhau, con nhỏ cứ bắt thằng bé phải kể chuyện. Thằng bé đọc khá nhiều. Mấy chuyện như Thuỷ Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa nó thuộc từng chương. Cuốn Ruồi Trâu, Con Đường Khốn Khổ… nó cũng thuộc vanh vách. Thằng nhỏ không chỉ mê đọc, mà còn mê kể chuyện nữa. Những lúc thằng bé kể chuyện, con nhỏ luôn chân luôn tay với công việc nhưng không bỏ sót câu nào. Có cả những lúc khóc, hoặc cười theo câu chuyện mà thằng nhỏ kể.
 
Cây rơm vẫn là nơi chúng thường ngồi với nhau khi rảnh rỗi. Với hai đứa trẻ như vậy, người lớn cũng đã bắt đầu tỏ ra dễ dãi mỗi khi chúng gặp nhau. Cây rơm nhà bác con bé bao giờ cũng được chất cao. Thằng nhỏ sang, rút ruột cây rơm làm thành một cái ổ sâu vào giữa cây. Đó là nơi có thể che nằng và cũng có thể làm chỗ nằm chơi khi trời có chút ít gió lạnh. Cứ chiều đến khi thằng nhỏ cuốc đất trồng rau là con bé bế em ra ngồi bên cây rơm, cạnh cái ổ mà thằng bé tạo thành, chờ thằng nhỏ ngừng tay kể chuyện. Những câu chuyện thằng nhỏ kể, nó nghe hoài không biết chán.
 
Một hôm thằng nhỏ lại bị đòn.
Cái roi trúc của tía nó lâu nay bị bỏ quên, nay lại có dịp quất vào mình nó tới tấp.
Chuyện là thế này. thằng bé cũng có một lớp bạn cùng học cùng trừ¬người. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Câu thành ngữ này bao giờ cũng đúng. Hôm đó, nhà trường có việc chúng nó được nghĩ một buổi học, không biết mắc cái chứng gì mà chúng nó tụ tập lại nhà thằng bé khá đông. Có đến gần chục đứa.
 
Đối diện với nhà thằng bé, phía bên kia cầu là trại của một người nông dân. Nhà ấy đã hình thành một trang trại đã từ lâu. Một khu vườn mênh mông, lút mắt. Trong vườn là những thứ trái cây mà lũ trẻ nhìn thấy thèm nhễu nước miếng. Những trái ổi xá lỵ trái nào trái nấy bằng vốc tay, chín vàng ươm. Những trái táo sai lúc lỉu, xệ cành. Mùa chôm chôm, một vùng đỏ tươi vì trái chín… Giữa vườn lá một ngôi nhà tường rộng rinh rang. Bà chủ bên ấy là một người ngoa ngoắt và tham lam. Trái cây nhà bà như thế đấy nhưng có mất đi vài trái, vài cành là bà biết liền. Khi bà biết là bà rức lác điếc tai xóm làng.
 
Bửa đó không biết ai đã vào vườn bà thoắng vơi đi trái của một cây cam đang chín vàng. Mà cũng không hiểu sao bửa nay bà phát hiện muộn vậy. Mãi tận qua trưa người ta mới thấy bà lo chõi trời, nhứt óc:
-          Trời đất ơi, quân chết băm, chết vằm nào mà ác đức quá vầy nè. Mày ăn thì mày cũng biếtt chừa đường mà ăn chớ. Tao đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra mà bay ăn, bay dọng trên đầu trên cổ thế này. Bay có nghĩ bay ăn mắc họng, bay chếtt trợn tròn con mắt bay không? Tao nói bay hay cái quân đầu trộm đuôi cướp bọn bay ăn ở ác nhân, ác đức sao cũng có đứ trâu dẫm lòi gan, bò đạp lòi phổi, ra đường không xe cán què cũng đụng lộn mà chết, bay hiểu chưa…
 
Nghe bà chửi đúng như hát bội. Giọng bà lúc bổng lúc trầm, lúc da diết, ra giọng tiếc thương. Lúc thì chiết, lúc ong óng, lúc lặng đi, lúc lại ồ ạt, làm như ai đólàm cho bà chết đến nơi, làm khuynh gia bại sản của bà đến nơi. Nhà giầu có khác, cách ăn, cách chửi cũng hơn người.
 
Đám bạn thằng bé tụ tập ngay bên mí vườn rau nhà nó. Bọn chúng ra chiều thíhc thú khi nghe bà bên kia chửi rủa. Một bọn hè nhau, nhái lại những câu bà chửi, giống như đang học bài hát mới. Chúng xúi nhau chọc cho bà chửi cho hết hơi mới thôi. Thế là mỗi khi bà sắp ngưng là lại có thằng chõ sang:
-          Dì ơi, chúng có lấy hết nguyên cây cam không dì?
 
Bên kia nghe hỏi bà chủ vườn lại tru lên:
-          Tổ cha chúng chớ, không biết chùng là cái thứ gì mà ác nhân thế chớ. Sao trời không làm chúng đui con mắt, lặc lìa cánh tay chúng đi…
 
Một lát lại có thằng:
-          Dì ơi, con mà như dì ớ hả, con chửi cho xóc nóc nhà chúng lên…
-          Trời đất, tao chửi cho ông bà, tổ tiên chúng nó dội mồ lên mà dạy bảo chúng nó ấy chớ.
 
Suốt một buổi trưa, bên này bọn trẻ, bên kia bà chủ vườn, bên xướng bên họa, làm náo loạn cả một khúc suối, một góc xóm. Lúc đầu tiếng bà chủ vứơn còn lảnh lót. Sau cứ khô dần, khàn dần. Lũ trẻ hình như vẫn không muốn tha. Cứ bà ngưng là chúng ghẹo. Ban đầu bà đứng chạng nang, khuỳng tay ra mà chửi, sau rồibà ngồi xệp xuống, nói không ra hơi chúng mới chấm dứt.
 
Thằng bé nhập bọn và say sưa không kém gì lũ bạn. Nó quên hết mọi công chuyện trong nhà để được cười với lũ trẻ. Không nổi lửa trong bếp, không băm rau nấu cám heo, quên luôn cả đón em ở nhà trẻ về. Khi cuộc chọc ghẹo ngưng, nó mới cuống lên. Chạy ra nhà trẻ, chỉ còn có một mình em nó với cô bảo mẫu. Về đến nhà tay năm, tay mười, nhưng không sao kịp công việc. Đầu tiên là bà má ở chợ về. Vốn là người hiền lành, bà chỉ rầy nó đôi câu rồi bắt tay vào phụ công việc với nó. Nhưng đến lúc tía nó từ ngoài tiệm cơ khí về thì mọi chuyện nháo nhào lên. Đầu tiên là ông quát nạt, hạch hỏi. Sau thì nỗi bực dọc làm ông phát bẳn, hút cây roi lâu ngày cất trên mái nhà xúông. Ong kêu nó lên, bắt nằm xấp trên giường. Ong hét lên:
-          Mày làm cái gì suốt sáng đến giờ hả? Tại sao đến giờ chưa có cơm ăn. Mày có biết tao làm việc suốt sáng đến giờ không? Mày biết tao phải đổ bao công sức vì những đứa báo co, báo đời như mày không hả…
 
Mỗi một câu nói là một roi. Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu roi. Vốn đã quen với những trận đòn, thằng bé cắn răng chịu đựng. Nhưng càng chịu đựng càng chọc tức tía nó. Cuối cùng ông đạp cửa chỉ ra ngoài:
-          Cút, mày cút ngay cho tao. Tao không còn muốn nhìn thấy mặt mày nữa…
Thấy căng thẳng má thằng bé bước vào can. Ong la lên:
-          Bà im cái miệng bà đi. Bà còn tính bênh vực nó hả. Bà muốn nó trở thành thằng mất dạy hay sao… Mặc nó, cút xéo đi đâu thì đi cho khuất mắt tôi.
 
Chiều ấy, thằng bé nén đau chạy ra sân bóng, chạy nhảy suốt bổi chiều với trái banh cao su cùng lũ bạn. Nhưng khi đêm về, nó không còn chỗ nào khác là cái ổ nơi cây rơm. Nó len lén về, không muốn để ai thấy và, rúc sâuvào trong đó. bây giờ nó mới thấy sợ, mới thấy cô đơn. Càng nghĩ càng thấy tủi thân, nó khóc. Có ai trên đời này khổ hơn nó không. Đầu thai vào đâu không vào, vào ngay cái nhà nghèo không ra nghèo, giàu không ra giàu. Đã thế lại một bầy em. Miếng ngon phải nhường chúng hết. Nhà hôm nào có thịt ăn, má nó gắp cho miếng nào, biết miếng ấy, không được gắp thêm. Trong khi đó lũ em như tằm ăn dỗi, khua đũa một hồi là đĩa
Chương 10
 
thĩt sạch láng. Má đi chợ về, quà chia cho em hết, nó là con đầu, lớn rồi, qua cáp làm chi. Mà nó đâu có biết rằng trong lúc các em nó cạp miếng bánh ngon lành, thì nó them nhểu nước miếng và mong mình bé lại một chút để được nhận quà. Tía nó làm việc ngoài tiệm cơ khí tư nhân. Thợ giỏi, lương có cao hơn người khác chút ít, nhưng cũng chỉ đủ trang trại thùng gạo, ít đồ mới cho đám con. Tất cả nhìn vào cái bàn bán bánh ướt của má nó ngoài chợ. Những gì cần cho một gia đình như một xe đạp, cái radio, mùng mền, chiếu gối, giường tủ trong nhà là nhìn vào bầy heo và rẻo rau cặp suối. Nếu xét như thế thì công sức nó cho gia đình cũng nhiều lắm chớ. Cuốc đất, nhiều khi chỉ có một mình nó. Tười rau, có hai mẹ con. Nuôi heo thì một mình nó bằm rau, nấu cám, vậy mà sao tía nó kêu nó là thằng báo cô, báo đời. Khi tía nó xung lên thì trận đón nào ra trận đòn ấy. Những lằn roi có khi hai ba ngày còn vết. Nó không chỉ thấy tủi thân mà còn thấy mình bị hàm oan. Nên nó càng khóc dữ. Khóc không ra tiếng, nước mắt cứ tuôn dài vuốt không kịp. Nó khóc cho đến khi lả đi vì mệt. Nó thiếp đi. Trong giấc ngủ mà vẫn nghe tiếng roi ngọn vun vút, lâu lâu lại giật mình khóc nữa.
 
Khi đang chập chờn như vậy, nó bỗng thấy người nó ấm ran lên. Giật mình, tỉnh giấc, nó muốn reo lên. Con bé nàh bên đang ngồi cnạh nó. Con bé xoay người nó lại, lật lưng quần nó, lấy dầu nóng xoa lên những lằn roi. Nó biểu:
-          Mày kéo hẵn cái quần mày xuống coi. Để tao sức dầu cho. Cục nào cục nấy sưng vù lên hết thế này. Đau lắm phải không?
Thằng bé vừa kéo quần xuống vừa rên rỉ:
-          Đau, đau lắm.
-          Lúc mày bị đánh, tao khóc đấy!
-          Làm sao mày khóc? Tao bị đòn mà?
-          Thế mày tưởng tao chưa bị đòn sao. Đòn của bác tao có khi còn đau hơn đòn tía mày nữa kìa. Nên tao biết mày đau lắm. Lúc ấy tao sợ mày chết quá hà…
Bàn tay con nhỏ xoa nhẹ lên mông thằng bé, làm cho những vết đau dịu đi chút ít. Con nhỏ tiếp:
-          Tao phải lấy trộm chai dầu nóng của bác tao đó. Bác ấy để ở đầu nằm, phải chờ bác ấy ngủ say, tao mới trộm được, nên hơi lâu.
-          Khuya lắm rồi, phải không mày.
-          Ưa, khuya lắm rồi.
-          Từ sáng đến giờ tao chưa có cái gì vào bụng. Đói quá hà.
-          Chết quên. Tah61y mày đau quá, tao lo sức dầu không hà. Tao có mang cho mày mấy củ lang đây. tao nấu vội, nấu lén ấy mà, không biết đã chín chưa. Tao sợ bác tao bắt găp biểu tao ăn vụng, đánh chết…
-          Không sao đâu, khoia lang sống ăn còn được mà…
Thằng bé cạp miếng khoai nhai ngon lành. Mùi khoai lang lúc đó sao hấp dẫn đến thế. Đúng là khoai nấu vội không kịp chín. Nhưng không sao, lúc đ1oi mầm đá còn ngon kia mà. Thoáng chốc, nó đã ăn hết mấy củ khoai lang. Nó hỏi:
-          Mà sao mày biết tao ở đây mà ra kiếm?
-          Thì mày có còn chỗ nào nữa đâu. tao để ý suốt buổi tối, thấy má mày than ngắn thở dài về mày. Bà còn năn nỉ tía mày cho mày nữa, nên tao biết mày chưa về nhà, nên tao ra đây tìm mày.
-          Thôi, được rồi, mày về đi. Bác mày biết ra đây lại đánh mày, tao không đỡ được đâu.
-          Không – con bé lắc đầu – mày kể chuyện gì cho tao nghe rồi tao mới về.
-          Vậy mày thích chuyện gì?
-          Chuyện gì có cái cô ắc, ắc gì đó…
-          Acxinhia, trong Sông Đông Em Đềm chứ gì. Mà sao mày thích chuyện ấy thế.
-          Thích lắm, sao cô ấy yêu cái ông Gi, Gi gì đó đến thế…
-          Gơrigori… mày đọc chữ còn không thạo mà cứ thích mấy cía chuyện ấy không hà…
-          Tao thích lắm. Nay mai lớn lên nhất định tao cũng sẽ như cái cô Acxinhia đó. yêu như thế mới thích…
-          Mày biết yêu là quái gì mà bày đặt nói chuyện yêu…
-          Thì mày kể cho tao biết đó thôi… Bưã trước, tao lại lén đi coi ti vi ngoài đầu xóm. Có cía phim gì đó tao thích mê, xém quên là mình đang coi cọp nữa. Có cái cô Lôlô, Đét Đét gì đí… tao khóc thương họ muốn chết luôn.
-          Otenlô và Detsdemona trong phim Otenlo…
-          Mày giỏi thực đấy, cái gì cũng biết. còn tao, tao chẳng biết cái gì cả. Nhưng chuyện thì tao biết đấy. tao thương họ dễ sợ luôn… Tao tah61y họ hôn nhau nữa mày ơi.
 
Thằng bé bỗng thấy hoảng. Nó chợt nhớ chuyện cách đây hai năm. Vẫn thấy còn hỏang. Nó ngồi xích xa hơn con nhỏ một chút. Nhưng con nhỏ không thích thế. Nó xích lại cho gần thằng bé hơn. Ở tuổi này hình như con gái mau lớn hơn con trai. Nhưng thằng nhỏ bỗng thấy là lạ. Trăng cuối tuần đã mọc. Vành trăng già, khuyết hết một góc, toả ánh sáng vàng vọt khắp mặt đất. Anh trăng cũng đủ để cho thằng nhỏ nhìn rõ hơn con bé. Ơ kìa, con bé hôm nay lạ quá. Có phải bấy lâu nay chơi với nhau nhưng ít nhìn mắt nhau nên hôm nay thằng bé thấy lạ. Cái miệng nó sao bây giờ tưoi thế. Không giống như hồi xưa cứ chu ra coi rất ngộ. Mái tóc nó bây giờ cũng suôn sẻ, mượt và lại có cái mùi gì là lạ nữa. Hình như nó gội đầu bằng bồ kết. Thằng bé thường nấu nước gội đầu cho má nó nên có biết. còn mắt nữa kìa. Khi nói chuyện về phim, hai mắt nó cứ sáng lên, tươi rói. Ngực nó cũng lạ nữa, ngày xưa có thấy gì đâu, bây giờ nó nhô lên… Ô lạ thực.
 
Con bé bỗng ngã đâu vào vai thằng bé. Thằng bé ngồi im không cục cựa. Chắc là nó thức khuya, buồn ngủ, thì cho nó tựa vai, nghỉ một chút có sao. Nhưng con bé bỗng ngước mặt lên áp mặt mình vào mặt thằng bé, thì thào:
-          Thế, người ta làm thế đó.
Rồi đôi môi nó áp vào môi thằng bé một lúc thực lâu. Thằng bé ngẩn người. Thực tình thì nó không hiểu gì hết, nhất là không hiểu người ta làm thế để làm gì. Nhưng nó không dám cựa. Môi conbé vẫn áp chặt môi thằng bé, chặt hơn. Lần này sao cũng khác lần trứơc, có cái gì rất lạ, cả cái mũi cũng rất lạ mà thằng bé không nghĩ ra…
Trăng đã xuống thấp, ánh trăng nhạt nhoà.
 
*
Đời thằng bé thay đổi rất đột ngột. Một hôm sau bữa cơm chiều, tía thằng bé kêu nó lên và biểu:
-          Thôi nghe. Mày học thế là đủ rồi. nhà này con đông… Mày nghỉ học ra tiệm cơ khí làm với tao, phụ giúp kiếm tiền nuôi em. Mày học nữa, tao nuôi không nổi. Nghe chưa.
-          Mắc mớ gì mày khóc. Học thế đủ rồi. học nhiều chữ mà làm gì. Không có chữ cũng kiếm ra tiền, rõ chưa. Mày còn học đến như vậy, tao nè, có được bao nhiêu chữ đâumà tao cũng nuôi cả cái nhà này. nghỉ, nhất định nghỉ…
Thằng bé không nói lấy một lời.
Đêm ấy nó chui qua cái lỗ hàng rào sang bếp nhà ông hàng xóm gọi con bé. Nó bây giờ chui qua cái lỗ hàng rào thực khó khăn. Những nhành cây bông bụt cáo lên mặt nó, rát rạt. Nó cào váo cánh cửa bếp. Một lúc thực lâu con nhỏ mới thức giấc và hai đứa lại đưa nhau ra chân cây rơm. Chúng không ngồi xuống như mọi khi vì hình như thằng bé có cái gì đó khá vội vàng. Nó nói với con bé:
-          Tao không ở nhà được nữa rồi. Tao phải trốn đi thôi…
-          Chết cha, sao mày phải trốn, mà trốn đi đâu?
-          Tía tao không cho tao đi học nữa. Mà tao thì đang còn muốn đi học. Tao mà ở nhà, nhất định tía tao, bắt tao ra tiệm. Tao ra thành phố. Ngoài đó má tao có người bà con. Tao ra ở đậu để đi học…
-          Mày có nói cho má mày biết không?
-          Làm sao nói. Nói má tao cản thì sao?
-          Nhưng rồi mày làm sao học. Còn phải có tiền mới học được chớ…
-          Thế mày không thấy tao hằng ngày làm gì sao. Tao vừa làm vừa học. Ngoài thành phố thế nào cũng có người thuê tao mà.
-          Thế bây giờ mày có tiền đi xe không?
-          Làm gì có. Tao đi bộ. Vừa đi vừa chạy, chiều nay thế nào tao cũng tới nơi được mà. Mày đừng lo. Tao lên trên ấy ở, đi học, nếu có việc làm tao về kêu mày lên đi làm với tao cho vui.
-          Khoan, mày chờ tao chút.
Con bé lắp sắp chạy về. Lát sau nó lại chạy ra, dúi vào tay thằng bé một cái gói nhỏ
-          Tao cho mày. Mấy năm nay, năm nào tao cũng có tiền lì xì tết. Tao chẳng sài gì. Mày cầm lấy. Có khi đủ tiền xe đó. Mày đi bộ, tía mày đuổi theo, chắc mày chết đòn quá hà.
Nước mắt ở đâu ấp lên đầy mí mắt thằng bé. Nó cầm lấy cái gói mỏng tang, sụt sịt nói:
-          Mày cũng thế. Ơ nhà nhớ giữ sức khoẻ, đừng làm bác mày giận, bác mày đánh mày, tội nghiệp…
Con bé không còn biết nói gí thêm. Ngực nó nghẹn tức. Nước mắt nó cũng chảy vòng quanh.
Đột nhiên nó ôm choàng lấy thằng bé. Hôn lên mắt, lên má và lên môi nó. Thằng bé cũng quàng tay ra ôm lấy vai con bé. Trên môi nó mặn chát vị nước mắt, không biết là của nó hay của con nhỏ nữa… hai lần trước nó thử, còn lần này nó hôn thiệt và thằng bé  tự nhiên cũng muốn hôn con bé một cái hôn dài giã biệt. Nhưng dẫu sao nó cũng còn vụng về. Nó buông tay, lau vội nước mắt chạy đi.
*
-          Rồi sao nữa?
-          Sao là sao?
-          Hai đứa trẻ rồi chúng có gặp nhau không?
-          Làm sao biết được? Em có thích chúng nó gặp nhau không?
-          Thích. Nhưng không nên. Còn anh?
-          Cũng thích, nhưng …
-          Này anh.
-          Sao em?
-          Bây giờ mà mình là hai đứa trẻ thì truyện há?
-          Sao thế?
-          Trong sáng đến vô cùng…
 
ĐOẠN KẾT
 
Bây giờ thì ông chỉ có một mình. Ong không kiếm bà mà bà cũng chẳng kiếm ông kể từ hôm ấy. Trong chiếc hộp con xinh xắn, ông chỉ có tấm giấy ghi mấy con số điện thoại của bà, và nhưng dòng chữ bà viết, có đoạn dành cho ông, có đoạn dành cho bà, và có đoạn chẳng dành cho ai. Trong những trang viết ấy còn có bài thơ của ai đó nữa:
                        Có hay không cái thoáng vô tình kia
                        Vô tình gọi nhau, vô tình hò hẹn
                        Lạnh 1những nỗi buồn hay sương lạnh
                        Vô tình, cuồng nhiệt những nụ hôn
                            
 
                        Ta bỏ ta, ta đi lang thang
                        Ta cuống cuồng tìm ta sợ mất
                        Vô tình ơi, cái vô tình ta gặp
                        Trả lại ta trong say đắm vô tình.
             Hình như bà thích giống như hai đứa trẻ kia. Bỗng nhiên gặp, bỗng nhiên quen, bỗng nhiên thân và rồi chia tay không ngày gặp lại để nụ hôn chỉ đến thế không hơn.
 
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
            Anh
Lúc này, đêm đã rất khuya. Ngoài sân trăng sángvà lạnh lẽo làm sao, cứ lâu lâu em lại có một đêm không sao ngủ được. Và em nhớ anh.
Tình yêu đến rất muộn, rất tình cờ và mơ màng. Anh và em ở hai đầu nỗi nhớ, gần gũi và cách xa. Chẳng thể nào với tới mà cũng ch8ảng thể nào rời xa. Muốn đến với anh mà không thể đến. Nếu cứ thế này mình sẽ ra sao?
Có những mùa trăng quê. Trăng luôn luôn đồng loã với những mối tình đẹp và thơ mộng. Cũng chính vì thế mà đã từ lâu em vẫn thường ngồi lặng hàng giờ ngoài hiên vắng, nao lòng chỉ vì một đêm trăng quê.
Từng có những mùa xuân, nắng vàng ngọt ngào, vàng đẫm những chiếc lá xanh và lảnh lót, vang vang tiếng hót ríu rít của loài chim hoang dã. Giấc ngủ muộn biến em thành công chúa ngủ trong rừng. Em trở giấc, là nắng cũng vừa nhảy nhót váo tận trong mùng, xuyên qua khe cửa, đậu lại trên bàn viết lung linh, ngây thơ.
 
Từng có những chiều thu, gió lồng lộng thổi, mặt ao buồn lay phay, những canhnhững diều giấy lượn lờ ngoài ruộng xa. Tuổi thơ hồn nhiên như cánh cò cõng nắng xoải mãi về chân trời xa. Em một mình một cõi, rưng rưng buồn, nhớ ngày xưa còn bé, cùng bạn bè rong chơi, cùng bạn bè đùa đẫy hết một chiều thu. Nắng thu vàng đượm trên vai áo, lấp lánh những giọt mồ hôi, và sáng bừng những ánh mắt cười, những cặp môi cười.
 
Nhớ lại lúc em mới mười lăm tuổi. Tuổi sắp thành thiếu nữ, đọc sách nhiều, mơ nhưng chàng trai cưỡi ngựa hồng đến từ bên kia bờ sông vắng. Chiều nào cũng vậy cứ ngồi mã mà mong chờ cho đến khi ráng chiều thắp đỏ mặt sông mới chịu quay về. Rồi một ngày kia, hình như chàng xuất hiện thực. Chàng không phi ngựa mà chàng lội như ocn cá kình, lướt trên mặt sông. Thuở ấy sống như mộng, giữa mộng và thực không ranh giới, bởi vì chiều nào cũng dòng sông ấy và chàng cũng vậy. Cả hai cùng bơi lội chung một dòng sông mà chẳng ai nói với ai điều gì, cho đến một hôm chàng không đến nữa, chàng bỗng biết đi trong lòng sông nước chảy cuồn cuộn. Dòng sông hoá thành dòng sông ly biệt, khi chàng chỉ kịp chia tay bằng một câu rất ngắn rất buồn: “Chào em ngày mai anh sẽ đi rất xa, và không trở lại”. Em thấy hình như bàn tay run rẩy trong bàn tay chàng. Và hình như đôi mắt chàng có một sợi khói mơ hồ. Chàng đã ra đi thật, một năm trời với những buổi chiều tàn phai, không lần nào chàng trở lại. Cô bé mười lăm tuổi lúc ấy đã biết buồn vu vơ.
 
Mười tám tuổi trong trẻo như nắng ban mai. Em hoá thân thành một dòng sông dài của thời mười tám, dòng sông khao khát những tình cảm nồng nàn. Lại gặp một người thực nhưng lại là người của một thế giới mộng mơ. Người thường viết cho em những bức thư tình bằng bútt đỏ. Bàn tay mất một ngón cái, chàng luôn viết bằng tay trái, nét chữ nghiêng trữ tình. Mà chàng chỉ dám viết thư tình. Những lá thư tình ướp thơm và say đắm. Nhưng chàng lại dối em. Thư viết thì thực như không thể thực hơn. Nhưng, bên chàng đã có người chung chăn gối. Khi em biết ra thì chnàg đã không còn ở quanh đây nữa, chàng ra đi không từ giã. Em ôm gốc cao su già khóc nức nở, không giận chàng giả dối, mà giận chàng không chịu đến sớm hơn. Chàng gọi em là cô - bé - cái - gì - cũng -  biết. nhưng có một cái cần biết thì chẳng biết gì cả. Chàng nâng niu em như một bông hoa cánh mỏng. Vậy mà chàng đã thả vào tuổi trẻ của em một nỗi đau  buồn. Em ôm trái tim trong trắng trong lòng, trái tim chưa kịp rung rinh, chưa kịp san sẻ vẫn mỗi ngày đến lớp, học rất giỏi, nhộn nhịp như một chú chim sáo, nhảy nhót, líu lo…
 
Ngày ấy, trứơc sâm trừơng có một cây me tơ, đng mùa sai quả. Trưa nào đến lớp, trong học bàn em cũng chất đầy những trái me chua. Có kẻ nào đó vào rất sớm hái trộm me tặng em. Ngày nào bọn con gái cũng chia nhau những quả me thú vị đến geh6 răng. Cho đến khi me trên cây không còn, dù chỉ là một quả non. Nhưng người trộm me cũng đã ra đi, ra đi vĩnh viễn,trên cõi đời này có kiếm tìm, cũng chỉ còn là chút kỷ vật mà thôi. Thời chiến tranh người ta chết dễ dnàg làm sao.
 
Khi lớn dần lên, em sống đời bằng một chút ngốc nghếch của tuổi trẻ, sống như thể để thấy đời dường như bớt nhọc nhằn.
 
Bây giờ có lúc em thèm kêu lên: hãy trả em về với trong trẻo ngày xưa. Cuộc đời ơi đừng quá trần tục, cho em mơ một chút đến thiên đường, ở đó có ngọt ngào tình yr6u, có trong trắng, hồn nhiên, khóc vĩnh biệt tuổi thơ của mình, tuổi trẻ của mình.
 
Rồi sau đó, có những mùa mưa, vườn nàh em cỏ mọc um tùm, hoang dại, cỏ vào đến tận thềm. Mùa mưa đêm dài vô tận, rả rích tơi bời trên mái lá. Chiếc máng xối dột nước đổ vào những chiếc thau nhỏ, giọt vắn, giọt dài. Gió  thốc vào từ mành mành cửa sổ, trống vắng lạnh lẻo, tuổi thân. Em đã một mình bắc thang trèo lên che chỗ dột, chèn lại tấm lá bị gío thổi bật ra. Bụi chuối sau hè gió tạt vào phành phạch. Nỗi buồn, nỗi cô đơn cuộn tròn như giấc chiêm bao đau đớn. Em nhớ ngày xưa có người đã ra đi cũng vào một ngày mưa tầm tã. Từ đó, em có những mùa đông mặt đất lạnh lẽo, bầu trời lạnh lẽo. Những đêm trăng màu đông mới dài làm sao. Chiếc giường rộng quá, thênh tahng quá. Giường em lúc nào cũng có hai chiếc gối. Một để nằm còn một chỉ để cho bớt cô đơn. Mở cửa sổ, nhìn ra mảng sông mênh mông. Trăng sáng quá, ánh trăng xanh lướt thướt, bóng cây trong trăng đổ dài, quạnh quẽ liêu xiêu. Nhớ ray rứt mùa trăng tuổi thơ.
 
Anh ơi
Trên đâu mình, đã có đến hai mầu tóc ,mà trái tim gõ nhịp đập của tuổi đôi mươi, tìnhyêu đến thầm lặng ngọt ngào, tình yêu mơ hồ tựa như giấc chiêm bao. Tình yêu lẻn vào trái tim nhẹ nhàng như gió lọt qua ô cửa.
 
Giờ này anh còn thức không? Muốn phone cho anh lại không dám. Một tiếng chuông khuya, sợ làm kinh động trần gain, sợ trái tim anh lỗi nhịp, sợ đánh thức một giấc mơ tuyệt vời.
 
Em muốn giữ một chút kỷ niệm này mãi mãi dù cho cuộc đời có thể bất ngờ páh hỏng những giấc mơ. Mái tóc anh như sương khói. Giọng nói anh như gió thoảng, hơi thở anh như men rượu và trái tim anh vanh nhịp những lời ca. em có thể ngủ quên trong như thế của nah. Có anh, em bỗng thấy mình rất nhỏ, như thuở còn thơ, hay vòi vĩnh. Bỗng thấy gánh nặng oằn trên vai mình như nhẹ đi, như có người đưa vai gánh hộ và có lúc bỗng tự nhiên bật khóc vì em biết anh cũng chỉ là hư vô. Rồi anh cũng giống như người cùng lội dòng sông của tuổi mười lăm, người viết thư tình bằng tay trái nét chữ nghiêng nghiêng hay như người hái trộm me chua, sẽ biến mất như người ta từng biến mất. Nên em tự dỗ dành mình: hãy nín đi, đường còn dài, hãy can đảm như bấy lâu can đảm ấy mà.
 
Có lúc một mình, bỗng dưng em muốn khóc và thế là em khóc thật. Khóc thật hồn nhiên mùi mẫn. Khóc bằng thích cho đến khi bất ngờ nhận ra mình đã nín lặng và đang lắng nghe tiếng khóc của chính mình. Tiếng khóc mới trẻ con làm sao, đến cả tiếng nức nở cũng thấy ngon lành.
 
Đêm đã rất khuya. Mong em ngủ được nửa đêm còn lại, để sáng mai tiếp tục trên vai oằn một cuộc đời và bước vững bằng những bước chân cô đơn, xiêu vẹo đến tận cuối nẻo đường xa. Nhưng những chuyện anh kể đêm ấy cứ ám ảnh em hoài.
 
Chuyện kể trong một đêm dài quá và chắp vá bằng rất nhiều chuyện cay đắng trần tục đến khủng khiếp, những thân phận khố khổ, nhọc nhằn, những mảnh đời lẻ loi tốt xấu lẫn lộn. Em đọc và buồn muốn chết đi cho rồi.
 
Đã lâu rồi, em cố gắng sống rất hồn nhiên, rất lạc quan. Em thèm một buổi sáng chủ nhật ngủ muộn, trở giấc bằng tiấng chim hót vangtrên ngọn dừa cao, mà nơi đó nắng đã nhuộm thắm những chiếc lá xanh và ngoài ruộng xa những chú cò trắng đã từ bao giờ đứng quanh bờ ruộng nhỏ, làm sáng cả một quãng đồng.
 
Những buổi sáng như thế êm ả, ngọt ngào như một ký ức xa xưa. Em muốn sống như thế cho đến hết cuộc đời này. em mặc mọi thứ để sống với cái riêng mình, và đã từ lâu em lạc lõng một cách hạnh phúc.
 
Đã lâu lắm em không có ngày chủ nhật. Em mơ hồ nhận ra sống giữa cõi đời này mang vào mình những vay, những trả, mà lẽ ra đó không phải là cõi của em. Em sống hư hư, thực thực giữa đời. Có lúc em ngán ngẫm và em muốn biến đi. Yêu và ghét tầm thường vậy sao. Em trải rộng lòng mình ra khắp chốn, yêu tha thiết con suối trong vắt mát rượi, yêu chiếc xuồng nhỏ neo mãi dưới bến sông quen, yêu những đứa nhởn nhơ chạy chơi trứơc mặt, yêu những chiếc rễ gừa rất già, vững vàng cắm sâu vào lòng suối lạnh, để toả bóng mát xanh cho những con cá vỗ nước óc ách. Yêu những nơi em đến trên quê hươngngập nắng này. yêu những bàu tràm, bàu le te cô tịch của rừng già nơi  có những con mễn, con mang lạc bước chạy quẫng giữa mênh mông hoang vắng. Yêu cây cám cụt đọt cháy xém và lỗ chỗ vết đạn chiến tranh, yêu cả con đường mònrất nhỏ giữa rừng im ắng. Em yêu những buổi trưa vắng lặng. Yêu những vườn điều làm chỗ trú chân, yêu những chú bò vàng nhởn nhơ gặm cỏ và yêu vô cùng những người dân đen đúa đôn hậu mộc mạccủa xứ này. em yêu những đêm trăng rừng huyền hoặc, trăng lên cao và rực sáng giữa cô liêu. Trời bạt ngàn sương trắng, rừng bạt ngàn cây xanh. Nơi đó luôn luôn có những chuyện còn nóng hổi của hôm qua, của ngày xưa, của vĩnh hằng những tên người, tên đất. Còn nhiều nơi em chưa đến, trong ước ao, em muốn được đến khắp nơi, được yêu nhiều hơn nữa. Yêu để thấy đời còn tươi quá, xinh đẹp quá, con người sẽ trở nên đáng yêu hơn đáng ghét.
 
Không ai hiểu em, tất cả đều tưởng em lúc nào cũng vui nhộng, pha trò. Em biến cuộc đời em, thành một cuộc vui: đùa với cháu. Dỡn với con, trồng câ quanh nhà, nhưng những thứ đó chỉ là nhất thời, nó không là đam mê, không là tận cùng của khao khát. Nhớ những ngày mới ra trường, cơn bệnh trầm kha tưởng sẽ làm mất đi chính mình. Nhưng chiếc lá, chiếc lá cuối cùng không còn rụng nữa, nỗi tuyệt vọng thành niềm hy vọng để hôm nay tồn tại. Càng sống lâu, càng thấy khó thực hiện những điểu mong ước. Em mơ mình có một đôi cánh, và bay mãi lên cao, bay mãi lên cao…
 
Viển vông quá phải không anh.
Ngày mai em có thể chắng còn gặp anh nữa. Ngày mai có thể anh, có thể em sẽ là người của thiên cổ (Cũng sắp rồi còn gì). Ngày mai, có thể sẽ ngưng lại tất cả chấm dứt vòng quay trái đất… Thì em cũng cảm ơn anh đã trả cho em một chút tuổi trẻ. Cũng như anh đã từng cảm ơn em cho anh biết lại một thời nồng nàn.
Chỉ nên thế thôi, cho ngày mai còn có mơ ước.
Dẫu có muộn mằn
Đừng hôn em nữa, đủ rồi.
*
Lá thư trên đây được đưa đến khi người ta phải đục cánh cổng hẹp trước cái phòng nhỏ như cái hộp diêm quẹt ra để có đường đi cho tám anh đạo tỳ khiêng chiếc hòm ra xe thổ mộ. Đi phía trước có hai ông tuổi chừng ngoài ba mươi, hay sắp bốn mươi gì đó đội nón rơm và chống gậy. Bên cạnh có một người đàn bà chít khăn tang dài và hai người đàn bà khác chít khăn tang ngắn hơn một chút, nhưng ai cũng mặc áo xô. Có mấy đứa trẻ chít khăn tang vàng. Anh nah6n viên bưu điện ngơ ngác như mình mắc lỗi:
-          Ông ấy chết rồi ư?
-          Thấy rồi còn hỏi.
Có ai đó nhấm nhẳn.
-          Còn lá thư này?
-          Thư gì?
-          Thư viết cho ổng. Thư nặng lắm, chắc viết dài…
-          Thì đốt đi, về dưới ấy ổng nhận.
Một ngọn lửa. Lá thư cháy cùng với những giấy tiền vàng mã trước mộ ông. 
13/9/2006
Nguyễn Đức Thiện
Theo https://vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tác phẩm mới, cái nhìn riêng của Huỳnh Như Phương

Tác phẩm mới, cái nhìn riêng của Huỳnh Như Phương Có một “gia tài” gồm nhiều tác phẩm (giáo trình, chuyên khảo, bài báo khoa học, tản văn…...